BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_______________________
HÁN THANH LIÊM
YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HÓA CHĂM
- QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_______________________
HÁN THANH LIÊM
YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HÓA CHĂM
- QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới
Mã số : 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm Quá trình định hình và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ BÍCH LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hán Thanh Liêm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Thông qua luận văn, tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến:
- TS. Hà Bích Liên – người đã tận tình hướng dẫn về mặt khoa học cho luận văn của tôi
đồng thời cũng là người động viên tôi rất nhiều về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
- TS. Phú Văn Hẳn – người đã giúp đỡ tận tình và chu đáo trong việc cung cấp tài liệu và
động viên tôi thực hiện luận văn này.
- Quý Thầy cô Phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại học đã nhiệt tình hướng dẫn tôi cách
trình bày luận văn và hoàn thành hồ sơ bảo vệ.
- Ban giám hiệu, quý Thầy cô Trường THPT An Phước (Ninh Thuận) đã tạo điều kiện
thuận lợi về mặt công tác để tôi có thể nhanh chóng hoàn thành luận văn của mình.
- Gia đình và bạn bè, những người đã khuyến khích, hỗ trợ cho tôi trong thời gian làm luận
văn.
MỤC LỤC
3TLỜI CAM ĐOAN3T ...................................................................................................................... 1
3TLỜI CẢM ƠN3T ............................................................................................................................ 2
3TMỤC LỤC3T ................................................................................................................................. 1
3TMỞ ĐẦU3T ................................................................................................................................... 1
3T1. Lí do chọn đề tài:3T ............................................................................................................... 1
3T2. Lịch sử vấn đề:3T ................................................................................................................... 1
3T . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:3T ..................................................................................... 4
3T4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3T ............................................................................ 4
3T5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:3T ........................................................................ 5
3T6. Bố cục:3T ............................................................................................................................... 5
3TCHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT LÀNH CỦA NHỮNG TỘC NGƯỜI3T .............................................. 6
3T1.1.Nguồn gốc tộc người3T ........................................................................................................ 6
3T1.2. Từ những người Nam Đảo đến người Chăm3T.................................................................... 9
3T1.3. Người Chăm và Melayu ở khu vực Đông Nam Á trong lịch sử3T ......................................16
3TCHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHAMPA VÀ THẾ GIỚI MELAYU TRONG LỊCH SỬ3T
..................................................................................................................................................32
3T2.1. Bang giao lịch sử trong quan hệ văn hóa giữa Melayu và Chăm3T ...................................32
3T2.2. Quan hệ giữa Chăm với Java và thế giới Mã Lai trong lịch sử qua đường biển3T ..............33
3T2.3. Quan hệ qua hôn nhân3T ...................................................................................................39
3T2.4. Quan hệ qua ngoại giao3T .................................................................................................39
3T2.5. Quan hệ buôn bán3T .........................................................................................................40
3T2.6. Quan hệ qua tôn giáo3T .....................................................................................................43
3T2.7. Quan hệ quốc tế về hợp tác phát triển giữa Malaysia và Chăm3T .......................................44
3T2.8. Quan hệ huyết thống giữa Malaysia và Chăm3T ...............................................................45
3TCHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HOÁ CHĂM3T ....49
3T .1. Yếu tố Melayu trong văn hóa tộc người - quan hệ đồng tộc.3T...........................................49
3T .2. Yếu tố Melayu trong văn học Chăm3T ..............................................................................54
3T .3. Yếu tố Melayu trong ngôn ngữ Chăm3T ............................................................................58
3T .4. Yếu tố Melayu trong tôn giáo Chăm3T ..............................................................................61
3T .5. Yếu tố Melayu trong lễ hội Chăm3T .................................................................................66
3T .6. Yếu tố địa danh Melayu trong văn hóa Chăm3T .................................................................81
3T .7. Yếu tố trang phục và lễ nghi Melayu trong văn hóa Chăm3T ............................................84
3T .8. Yếu tố âm nhạc Melayu trong âm nhạc Chăm3T ................................................................89
3TKẾT LUẬN3T ..............................................................................................................................92
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T .........................................................................................................95
3TPHỤ LỤC3T ............................................................................................................................... 102
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ở nước ta, gần đây đã có một số công trình khoa học và một số luận văn, luận án có đề tài
nghiên cứu người Melayu trong lĩnh vực văn hóa ngôn ngữ, văn học, dân tộc học,… và có những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu làm rõ các yếu tố Melayu trong văn hoá Chăm-quá
trình định hình và phát triển là lĩnh vực chưa được nhiều người quan tâm .
Điều này thực sự cần thiết cho việc hiểu thêm bản sắc Melayu trong nhiều dân tộc ở khu vực
Đông Nam Á, góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Chăm của Việt Nam trong tiến trình phát triển, làm rõ
thêm những tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa người Chăm và người Melayu trong lịch sử Đông
Nam Á.
Đề tài luận văn còn cung cấp tư liệu văn hóa Melayu trong lịch sử phát triển dân tộc Chăm, làm
phong phú thêm lý luận văn hóa học, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu lịch sử - văn
hóa, thiết thực đáp ứng về hội nhập khu vực, hợp tác kinh tế - văn hóa, phát triển du lịch, tăng cường
hiểu biết về người Chăm và người Melayu ở Đông Nam Á. Ngoài ra, đề tài đáp ứng yêu cầu bức thiết
về nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử văn hóa Chăm và Đông Nam Á hiện nay.
Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát
triển” thực sự có ý nghĩa đối với người thực hiện luận văn. Điều đó không chỉ giúp cho sự hiểu biết
sâu hơn, rộng hơn về văn hóa Melayu, mà thông qua đó sẽ hiểu sâu sắc hơn văn hóa – lịch sử dân tộc
Chăm, thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam - ở khía cạnh mở, chia xẻ và hội nhập từ
quá khứ đến hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề:
Ở Malaysia, từ khi nước này hoàn toàn độc lập (1957), các chương trình nghiên cứu Melayu
được đẩy mạnh hơn. Ở nước ta, ngoài Từ điển Inđônêxia - Việt do Phạm Đức Dương chủ biên, phải kể
đến một số sách dịch sang tiếng Việt như “Truyện ngắn Malaysia hiện đại”, “Truyện cổ các nước Đông
Nam Á”, một số báo cáo khoa học một số nước ở Đông Nam Á do Viện Thông tin KHXH giới thiệu,
công trình “Tiếng Melayu” cùng với "Các ngôn ngữ phương đông" do Mai Ngọc Chừ chủ biên, hay các
bài viết của Phú Văn Hẳn, Đoàn Văn Phúc, Trần Thúy Anh, Sakaya (Văn Món)… đều đã góp phần tìm
hiểu văn hóa Melayu.
Vấn đề nghiên cứu liên quan đến Melayu đã được quan tâm từ lâu ở nước ta. Trước năm 1975,
“Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” của Bình Nguyên Lộc xuất bản vào năm 1971, dày 892
trang, trình bày nhiều vấn đề thuộc về quan hệ giữa các dân tộc Việt Nam với thế giới Mã -Lai. Sau
năm 1975, khi nghiên cứu văn hoá các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là khi nghiên cứu văn
hoá các dân tộc thuộc nhóm Malayo - Polyneisa ở Việt Nam, văn hóa Melayu đều được các tác giả đề
cập đến ở mặt này hay mặt khác.
Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, việc tìm hiểu kinh tế, chính trị, x hội... các nước Đông Nam
Á càng được đẩy mạnh, từ đó việc nghiên cứu văn hóa Melayu ngày càng được chú ý hơn. Vào thập
niên cuối của thế kỷ XX cùng với quyển sách “Malaysia trên đường phát triển” [Hà Nội, 1993, của
Phạm Đức Thành], công trình giới thiệu về văn học [của Đức Ninh, 1992], truyện cổ [Ngô Văn Doanh,
1995], nghệ thuật sân khấu truyền thống [Phạm Thị Vinh, 1997]… của Malaysia, “Tìm hiểu lịch sử –
văn hóa Đông Nam Á hải đảo” [của Viện NC Đông Nam Á, năm 1994]; Viện NC Đông Nam Á có
“Liên bang Malaysia: lịch sử, văn hóa và những vấn đề hiện đại” [NXB. KHXH, 1998] gồm các bài
viết về văn hóa Malaysia. “Các dân tộc ở Đông Nam Á” của Nguyễn Duy Thiệu [NXB. Văn hóa dân
tộc, 1997] và “Tộc người ở Châu Á” [Viện TTKHXH, 1997] chủ yếu giới thiệu các tộc người ở
Malaysia.
Đầu thế kỷ XXI này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, như “Bối cảnh và chính sách
ngôn ngữ ở Malaysia”, [của Nguyễn Thị Vân 2001, ĐHQG Hà Nội]. Mai Ngọc Chừ với “Cộng đồng
Melayu – những vấn đề ngôn ngữ” [2002, ĐHQG Hà Nội]. Lê Thị Thanh Hương với Truyện sử
Melayu [2002: NXB. KHXH, H Nội]. Phan Thị Hồng Xuân với “Người Malay và mối quan hệ tộc
người ở Liên bang Malaysia” [2002, Luận văn thạc sĩ, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh]. Phú Văn Hẳn “Cơ
cấu ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm và tiếng Melayu’ [2003, LATS, Bộ GDĐT]. Võ Thị Thu Nguyệt,
với Sự tiến triển trong chính sách dân tộc của Malaysia (từ 1957 đến 2000), [2002, Luận văn ngành
Đông Phương học, ĐHQG Hà Nội]. Trần Thúy Anh, Những đặc trưng ngôn ngữ trong Pantun Melayu,
[2008, LATS ngôn ngữ học, ĐHQG Hà Nội]. Phan Thị Hồng Xuân 2007: Cộng đồng nhập cư và mối
quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia, [2007, LATS KHLS, Đại học KHXH và Nhân Văn TP. Hồ
Chí Minh]
Liên quan đến Champa, phải kế đến những tác phẩm từ cuối thế kỷ XIX khi vấn đề về Champa
trở thành đối tượng nghiên cứu thực sự của các nhà khoa học, những học giả người Pháp là những
người đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực này. Có thể kể đến những nhà nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh
vực khác nhau. Abel Bergaine, E. Aymonier, L. Finot nghiên cứu về văn bia; E. M Durand nghiên cứu
về dân tộc học; về khảo cổ học có J. Y. Claeys và về nghệ thuật có H. Parmertier, và sau ông là Ph.
Stern, Jean Boisselier… Trong lĩnh vực lịch sử, năm 1991 G. Maspero xuất bản cuốn Vương quốc cổ
Champa. Đây là tác phẩm duy nhất viết về lịch sử Champa từ đầu cho đến năm 1471. G. Maspero viết
về lịch sử Champa theo vương triều, trong đó ông có đề cập đến những xung đột quân sự giữa Champa
với các nước xung quanh như là một biểu hiện về tính hiếu chiến của người Chàm, mà ông giải thích là
do hạn chế về điều kiện tự nhiên, và phần nào từ chính tính cách của tộc Mã Lai- Đa Đảo. Có thể nói
đây là một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư liệu, đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử Champa.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Champa cũng không còn xa lạ. Trong mươi
năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết… có giá trị ra đời, kèm theo đó là những
tên tuổi đã trở thành quen thuộc, có thể kể như Lương Ninh, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ
Phương, Lê Đình Phụng, Hà Bích Liên…
Có thể nói, GS. Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa
Champa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ông mang tính cổ điển và trên cơ sở phát hiện của ông,
trong đó có việc giải mã nội dung của các văn bia cổ Champa, các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên
cứu, làm rõ hơn về lịch sử và nền văn hóa – nghệ thuật của vương quốc cổ này. Gần đây nhất, với tác
phẩm Vương quốc cổ Champa (2006), GS. Lương Ninh đã tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới cho giới
nghiên cứu hiện tại về Champa. GS. Lương Ninh đã có nhiều công trình, bài viết có giá trị Hinđu giáo
và nghệ thuật tiếu tượng Hinđu ở Đông Nam Á (1994), Lịch sử vương quốc cổ Champa (2004), Vương
quốc cổ Champa (2006)…Trong những công trình vừa kể trên, chú trọng đến việc trình bày về sự hình
thành, phát triển của vương quốc Champa qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Và đặc biệt GS. Lương
Ninh cùng tác giả trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á đã trình bày một lịch sử Đông Nam Á, một hình
thức lịch sử Đông Nam Á, trong đó các sự kiện lịch sử chủ yếu của tất cả các quốc gia, các vùng, được
giới thiệu “cắt lát” theo thời gian để thấy liên hệ ngang của nó trong khung “lát thời gian” khoảng vài
thế kỷ ở các thời kỳ xa xưa và vài thập kỷ ở thời gian gần đây, mong tìm thấy những nét chung, nội
dung đánh dấu mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong lát thời gian đó, cùng những mối liên quan,
tương đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử vùng, lịch sử khu vực.
Người hướng dẫn luận văn này của tôi, Tiến Sĩ Hà Bích Liên cũng là một nhà nghiên cứu
chuyên sâu về lịch sử và văn hóa của Vương quốc cổ Champa. Bà đã có những công trình, bài viết có
giá trị đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nền văn hóa độc đáo của vương quốc này. Trong luận án
Tiến Sĩ của mình, khi trình bày về “Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong khu
vực”, bà đã bàn đến một số khía cạnh trong mối giữa Champa với thế giới Melayu vùng Java và Hải
đảo trên cơ sở quan hệ đồng tộc, buôn bán, hôn nhân, tôn giáo…..
Tình hình nghiên cứu văn hóa Melayu và Chăm ở nước ta, như trình bày trên, đến nay đã có
bước phát triển mới. Cộng đồng Melayu được nghiên cứu nhiều hơn cả là về ngôn ngữ, còn Champa
được nghiên cứu hầu hết ở nhiều lĩnh vực, nhưng một công trình nào nghiên cứu yếu tố Melayu trong
văn hoá Chăm là một việc làm rất cần thiết, mà luận văn này muốn bắt đầu một cách khiêm tốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ văn hóa giữa người Melayu và
người Chăm trong quá trình hình thành và phát triển. Nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử và giao lưu văn
hóa. Từ đó, khắc họa nên một bức tranh về văn hóa Chăm, trong đó, hằn rõ những mảng màu văn hóa
của văn hóa Melayu.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu tìm ra các yếu tố Melayu trong văn hoá Chăm Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, để làm rõ đặc trưng văn hóa Melayu trong lịch sử dân tộc Chăm, người
nghiên cứu còn mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu đến các cộng đồng người Melayu ở nơi
khác, và nghiên cứu so sánh với các cộng đồng thuộc ngữ hệ Mã lai - Đa đảo ở Việt Nam.
- Nguồn tư liệu: Ngoài các tài liệu lý luận sử học và văn hóa học như là kim chỉ nam cho việc
nghiên cứu, chỉ ra về phương pháp tiếp cận, tài liệu nghiên cứu thực hiện luận văn gồm việc tập hợp,
hệ thống, phân tích các tài liệu đã công bố để tìm ra hệ thống văn hóa Melayu trong lịch sử dân tộc
Chăm được nhìn nhận thuộc các khía cạnh khác nhau, người thực hiện còn bổ sung các tư liệu thực tế
của chính mình và khai thác tối đa các tài liệu văn bản dân tộc Chăm và văn bản lưu truyền trong dân
tộc Chăm.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những đóng góp mà luận văn này mong muốn sẽ mang lại cho việc giảng dạy lịch sử, lịch sử
văn hoá Đông Nam Á. Cụ thể là:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu văn hóa Melayu và văn hoá Chăm là vấn đề được đẩy mạnh trong
thời gian gần đây và cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Luận văn này sẽ làm rõ đặc trưng văn hoá Melayu
hiện diện trong lịch sử phát triển văn hoá Chăm, góp thêm những hiểu biết khẳng định giá trị văn hóa
Melayu trong lịch sử văn hoá Chăm, làm rõ quá trình giao lưu văn hoá Chăm - Melayu.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp hiểu thêm văn hóa Chăm trong mối
quan hệ giao lưu văn hoá với bên ngoài chủ yếu là văn hoá Melayu nói riêng, hiểu rõ hơn văn hóa
Melayu trong lịch sử văn hoá Chăm, góp phần nâng cao thêm hiểu biết phục vụ các yêu cầu về tăng
cường hợp tác văn hóa – kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia, góp phần xây dựng phát triển cộng đồng
ASEAN về mặt văn hóa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận :Người nghiên cứu hướng việc thực hiện luận văn trên cơ sở sử học, xem văn
hóa như một hệ thống được hình thành trong phát triển lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử – logic, phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu
trúc, phương pháp so sánh văn hóa, phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điều tra, phân tích và sử dụng
công nghệ thông tin sẽ được sử dụng. Tuy nhiên cơ sở lý luận về lịch sử và văn hóa là nội dung sẽ được
chú trọng để nghiên cứu thực hiện đề tài.
6. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1: Vùng đất lành của những tộc người
Chương 2: Mối quan hệ giữa Champa và thế giới Melayu trong lịch sử
Chương 3: Đặc trưng của các yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm
CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT LÀNH CỦA NHỮNG TỘC NGƯỜI
1.1.Nguồn gốc tộc người
Người Chăm xuất hiện trong lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau như Cam, Chàm, Chiêm,
Hời… Ngoài ra họ còn được biết đến các tên gọi khác do các phiên âm của các học giả nước ngoài
như: Học giả Pháp gọi là tộc Cam, Tchames, Chams; người Anh lại dùng từ Cham để chỉ tộc người
Chăm. Nhưng theo dữ liệu của khảo cổ học ghi trên các bi kí ghi bằng chữ Phạn (Sanskrit) thì “chỉ thấy
dùng danh xưng” Urang Cam (người Champa) để chỉ những tộc người sống ở vương quốc Champa”
[59, tr. 37]
Vậy người Chăm có nguồn gốc từ đâu? Họ là người bản địa hay là dân di cư từ hải đảo vào? Có
nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã đề cập về nguồn gốc của dân tộc
Chăm ở Việt Nam, tiêu biểu như:
Theo như thuyết nhân chủng và bộ Việt sử thì người Chiêm xưa vốn là dòng dõi người Mã Lai
(tộc Mã Lai- Đa đảo- người viết) theo con sông Cửu Long Giang mà tiến vô chiếm dãy núi Hoành sơn,
hỗn hợp với các thổ dân thời ấy là giống người Khmer, người Thái có lẫn cả người Phi-Châu và Ấn Độ
nữa. [38, tr. 9]
Dân Nam đảo khi chưa lập quốc thì ở rải rác khắp xứ Trung kỳ, chọn theo bờ biển và họ tụ họp
nhau thành từng xóm nhỏ, xóm lớn thì gọi là Bộ Lạc, hễ xóm nào có sản vật gì thì hay lấy tên sản vật
ấy mà đặt tên như: Xóm Cau, Xóm Dừa…sau rồi mới chia ra thành từng châu, từng quận, có nhiều chỗ
sau người Việt Nam ta chiếm được cũng theo điểm cũ mà đặt tên xứ như: Tỉnh Quảng Nam, người
Chăm gọi là Amaravati, Bình Định Vijayya, Thành Lồi ở Huế: Kiu S’ou, Nhật Nam, Janan, Khánh
Hòa: Kauthara, Phan Rang – Phan Thiết: Paduranga…Mỗi Bộ Lạc có người tù trưởng làm đầu, cai trị
và thu thuế, quyền hành như Vua chúa vậy. [38, tr. 9]
Người Chăm được xếp vào nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynésien cùng với các tộc người Churu,
Raglai, Giarai, Êđê. Như vậy, cư dân Chăm có nguồn gốc từ thế giới Đa đảo mà giống người chiếm đa
số và ưu thế là người Indonesien. Những cuộc khai quật các di tích lịch sử vùi sâu trong lòng đất từ
thời Pháp thuộc chứng tỏ được rằng văn minh Indonesien được truyền bá rộng rãi từ Vân Nam đến
Sumatra. Người Dyak ở đảo Bornéo giống người Êđê, người Giarai ở Việt Nam là bằng chứng hùng
hồn về sự rộng rãi của lĩnh vực sinh hoạt.
Bernard Groslier nhận định “những người Chiêm đầu tiên của nước Lâm Ấp đều chắc sinh ra từ
những người Indonesien, những kẻ đã sáng tạo ra văn hóa Đông Sơn”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng tộc người Chăm có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc di chuyển vào. Nhưng giả thuyết này xem ra
không đứng vững lắm. [58, tr. 74]
Trong các công trình nghiên cứu về dân tộc học từ xưa đến nay, còn tồn tại những ý kiến khác
nhau về nguồn gốc người Chăm cũng như các tộc người trong ngữ hệ Mã Lai-Đa Đảo ở Việt Nam:
Hoặc là người di cư từ thế giới đảo Đông Nam Á đến, hoặc là người di cư từ các quần đảo nam Trung
Quốc xuống vùng đất liền Đông Dương rồi từ đó di cư ra hải đảo Đông Nam Á. [6, tr. 9 ] Một số nhà
khoa học Xô Viết cũ cho rằng người dân Nam Đảo có nguồn gốc từ dân Bách Việt và họ xuống phía
nam bằng hai con đường, đường thứ nhất qua Philippine, Indonesia tới tận châu Đại Dương, một bộ
phận trở lại lục địa vào Malacca và Việt Nam. Có thể người Chăm và một số cư dân Nam Đảo là sự
hòa huyết giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Hoàng Tâm Xuyên có viết: “…Nhưng do những nguyên nhân
sâu xa của lịch sử và truyền thống văn hóa , trong cư dân Đông Nam Á còn có khá đông người gốc Ấn
Độ”[63, tr. 27]
Sau khi các nhà khảo cổ học tìm thấy những di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh đầu thế kỷ XX với niên
đại từ 4000 năm đến 2000 năm trước công nguyên, các nhà khoa học giả thiết rằng chủ nhân của văn
hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm. Những tác giả trong công trình văn hóa Chăm đã dành
một chương nói về văn hóa Sa Huỳnh và gọi đó là văn hóa tiền Champa
Một số học giả Liên Xô cũ cho rằng cội nguồn của các tộc người này là ở vùng ven biển Nam
Trung Hoa, giữa sông Thanh Giang và sông Dương Tử. Đây là vùng phân bố của các bộ lạc Bách Việt
cổ xưa, trong đó có tổ tiên của người Nam Đảo. Họ xuống phía nam bằng 2 con đường, đường thứ nhất
qua Philippin, Indonesia tới tận châu Đại Dương…. “Nhưng W. G. Solhiem II lại cho rằng chính tổ tiên
của người Chăm đã mang ngôn ngữ Nam Đảo từ biển vào đất liền và để lại trong phức hệ văn hóa Sa
Huỳnh ở duyên hải Trung Bộ Việt Nam” [59, tr. 38-39]. Qua lời lý giải của Solhiem II thì văn hóa
Chăm có mối liện hệ mất thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh. Đây cũng là ý kiến được nhiều tác giả đồng
tình và cho rằng “Ở đây tổ tiên người Chăm chung sống với cư dân Sa Huỳnh cổ, vốn cũng là cùng
nguồn gốc tộc người với họ, góp phần vào văn hóa Sa Huỳnh hậu kỳ, làm gạch nối cho văn hóa Sa
Huỳnh – Tiền Champa và cùng với tiến trình lịch sử, quá trình tộc người ở họ liên tục diễn ra cho đến
gần đây” [59, tr. 43-44]
Bên cạnh các ý kiến của các nhà nghiên cứu thì những thành tựu của khảo cổ học từ năm 1909
cũng có những đóng góp rất lơn, góp phần làm sáng tỏ vế nền văn hóa Champa. Qua các di tích có niên
đại sớm – tiền Sa Huỳnh phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các di chỉ niên đại muộn phân bố ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định cư dân Sa Huỳnh là cư dân bản địa. Trong các di chỉ phân
bố ở các tỉnh có di chỉ Hậu Xá (Hội An) niên đại thế kỉ I, rất gần với thời điểm Khu Liên lập nước Lâm
Ấp đã khẳng định được mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hóa Sa Huỳnh. Dựa vào thành tựu của
khảo cổ học các nhà nghiên cứu Việt Nam đã khẳng định cư dân Chăm có nguồn gốc bản địa. Trong
luận án Tiến Sĩ tác giả Phan Văn Dốp đã khẳng định: “Người Chăm là thành phần cư dân bản địa ở
Việt Nam, có một lịch sử phát triển từ 4000 năm cho đến nay” [12]
Ngoài những lý giải khoa học về nguồn gốc của tộc người này thì trong truyền thuyết của dân
tộc Chăm cũng có câu chuyện truyền thuyết nói về nguồn gốc tổ tiên của họ là câu chuyện nói về hai
bộ lạc Cau (Kramuka vams’a) và bộ lạc Dừa (Narikela vams’a) hai bộ lạc này làm chủ hai miền vương
quốc Chapa: Theo truyền thuyết thì bộ lạc Cau làm chủ miền đất phương Nam (vùng đất Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), bộ lạc Dừa làm chủ miền đất phương Bắc (vùng
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) và bộ lạc Dừa ở phía Bắc đồng thời là dân tộc thuộc
huyện Tượng Lâm ở thế kỷ thứ II và chính tổ tiên họ lập nên quốc gia Lâm Ấp. Trong quá trình phát
triển của dân tộc Chăm luôn gắn với cuộc đấu tranh để giành quyền cai trị vương quốc giữa hai bộ lạc.
Qua phân tích về nguồn gốc và quá trình phát triển của tộc người Chăm cho thấy họ là một dân tộc đã
hình thành từ rất sớm và gắn liền với sự ra đời của vương quốc cổ Champa. Do vậy, cư dân Chăm sinh
sống tại Ninh Thuận, Bình Thuận là những cư dân gốc bản địa “… khu vực đồng bằng ven biển Trung
Bộ Việt Nam là địa bàn cư trú chính của người Chăm và tổ tiên của họ”. [59, tr. 48-49]
Từ những năm đầu thế kỷ XX, G. Maspero trong công trình Vương quốc Chàm đã có những
nhận xét về nguồn gốc người Chăm như sau: “Có lẽ nguồn gốc người Chàm là người Malayo-
Polinésien….Vì thế cho nên nhận dạng người Chàm do những du khách đầu tiên Trung Hoa miêu tả là:
da đen, mắt sâu, mũi hếch, tóc quăn…”[1, tr. 59]. Tuy nhiên, nhận xét trên chưa thật chuẩn xác. Trần
Quốc Vượng có viết: “Văn hóa Chăm vẫn còn đây, sống động ở Ninh Thuận…những dòng họ Ôn, Ma,
Trà, Chế…với những con người da đồng hun, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, những huyền tích, những lễ
hội Kate ”. [1, tr. 60]
Theo các thư tịch cổ Trung Hoa, các nhà khoa học hiện nay đều cho rằng Vương quốc Lâm Ấp
được hình thành năm 192. Trải qua quá trình lịch sử, với các tên gọi Lâm Ấp, Hồn Vương, Chiêm
Thành, nhà nước Champa đã trải qua rất nhiều thăng trầm, ảnh hưởng lớn đến diễn trình lịch sử văn
hóa Chăm.
Mặc dù có nhiều luận giải khác nhau về người Chăm từ đâu di cư đến vùng bờ biển Trung bộ
Việt Nam ngày nay, nhưng rõ ràng, về mặt khoa học, hầu hết các học giả đều dễ dàng thống nhất với
quan điểm cho rằng, không hề có một tộc người tên Chăm ngay từ đầu, từ những nhóm cư dân Nam
Đảo cư trú ở vùng Malayo- Polynesia, rải rác lênh đênh trên biển và dạt vào định cư ở vùng biển miền
trung khoảng từ thiên niên kỷ I trước CN. “Đất lành chim đậu”, nhiều lớp cư dân Nam Đảo khác nhau
đã đến và định cư, cộng hưởng với văn hóa Môn và vào đầu công nguyên, một nhóm Nam Đảo ở vùng
Tượng Lâm, Nhật Nam đã lập nhà nước tự chủ đầu tiên, đối kháng lại với văn hóa Hán. Thư tịch cổ
Trung Hoa gọi là Lâm Ấp, văn bia Chăm sau này, vào thế kỷ VII ( Bia Mỹ Sơn III) cho thấy nhóm
Nam Đảo này tự gọi tên nước là Champa, và tên tộc Chăm được gọi theo tên nước. Yếu tố Melayu đã
có ngay chính trong văn hóa của tộc người Chăm.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngoài nhóm Chăm miền Trung Việt Nam, đã xuất hiện têm
nhóm Chăm Nam Bộ. Người Chăm Nam Bộ cũng đều là con cháu của cư dân Champa cổ có nguồn gốc
từ các tỉnh miền Trung Việt Nam ngày nay. Khác với người Chăm ở miền Trung theo Ấn Độ giáo hay
còn gọi là đạo Bàlamôn, người Chăm Nam Bộ theo tín ngưỡng Islam còn gọi là đạo Hồi. Tiếng nói của
họ thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian. Ngày nay bộ phận người Chăm Islam Nam Bộ phân bố
ở một số vùng như:
Châu Đốc (An Giang) định cư dọc theo hai bờ sông Hậu
Đồng Nai, Tây Ninh
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung quanh khu vực quận 8, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận
Phú Nhuận…
Người Chăm Nam Bộ hiện nay là con cháu của cư dân Champa cổ có nguồn gốc từ các tỉnh
miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận). Do nguyên nhân lịch sử, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX họ lần
lượt rời bỏ quê hương sang Chân Lạp (Campuchia), Xiêm La (Thái Lan), Malacca (Malaysia) sinh
sống. Tại những quốc gia này người Chăm được tiếp xúc với người Melayu Islam gốc Indonesia vốn
trước đây đã có quan hệ khá mật thiết với họ. Thêm vào việc có cùng nguồn gốc nhân chủng và cùng
ngữ hệ Malayo – Polynesian với cộng đồng Hồi giáo này tạo ra mối quan hệ khăng khít về tôn giáo, xã
hội và huyết thống. Chính vì thế, khi xem xét vấn đề tín ngưỡng và tập quán của cộng đồng Chăm
Islam tại Nam Bộ, chúng ta không thể chỉ xem trên bình diện lịch sử, quá trình phát triển mà còn phải
đặt cộng đồng ấy trong bối cảnh tín ngưỡng chung của Islam giáo. [28, tr. 41-49]
1.2. Từ những người Nam Đảo đến người Chăm
Khoảng nửa đầu và giữa thiên niên kỷ thứ II TCN [37, tr. 408], người Nam Đảo di cư vào bán
đảo Trung Ấn là khu vực của người Nam Á và ở đây xảy ra hỗn chủng giữa hai loại người này. Về văn
hóa, diễn ra sự hòa hợp giữa văn hóa rìu tứ giác và rìu có vai, về tiếng nói có ảnh hưởng và vay mượn
nhau.
Ngay khi sự hỗn hợp giữa Nam Á và Nam Đảo chưa diễn ra thì một bộ phận người Nam Đảo cổ
đã tiến vào bán đảo Mã Lai (là nơi lúc đó chỉ có người nguyên thủy ở trình độ đồ đá cũ cư trú). Ở đây,
con thuyền có cầu thăng bằng thật sự đi biển. Bộ phận người Nam Đảo ở lại duyên hải Việt Nam đã có
sự hòa hợp về ngôn ngữ và văn hóa với cư dân Môn-Khme và họ chính là các dân tộc nói ngôn ngữ
Nam Đảo ở Việt Nam…[22]
Giả thuyết này của Heine Ghendée được nhiều người tán thành. Nhưng cũng có người tỏ ra nghi
ngờ, nhất là việc gắn cho mỗi loại cư dân một hình thức công cụ như người Nam Á là rìu có vai, còn
người Nam Đảo là rìu tứ giác. Nhưng phải nói rằng chỉ tới khi Trêbốcxarốp công bố bài “Lớp cư dân
đầu tiên và cổ tộc sử” [61, tr.125-127]. Trêbốcxarốp đưa ra giả thuyết mới của mình về người Nam
Đảo như sau: Về công cụ sản xuất, cư dân Nam Đảo dùng cả rìu tứ giác và rìu có vai hoặc bôn có nấc
mà sau này người ta phát hiện thấy ở cả Inđônesia. Họ trồng các loại cây có củ, nhất là khoai sọ, rồi sau
mới trồng lúa. Họ nuôi gia súc như chó, lợn, trâu và đánh cá trên sông, hồ và biển.
Người Nam Đảo từ rất sớm đã biết chế thuyền bằng gỗ có nhiều mái chèo để đánh cá và vận
chuyển. Ngoài ra, họ còn dùng tre nứa một cách phổ biến để tạo ra vật dụng. Người Nam Đảo ở trong
những ngôi nhà sàn hình chữ nhật, người đến tuổi trưởng thành đều cà răng. Về nhân chủng, yếu tố
Môngôlôit ở người Nam Á khá đậm, mà yếu tố nhân chủng đó lại có nguồn gốc ở Đông Nam Trung
Quốc. Cuối cùng, một đặc điểm nổi bật của người Nam Đảo, mà đặc điểm ấy sau này giúp họ vượt biển
đi tìm đất mới, đó là tài đi biển trên các con thuyền do họ tự tạo ra.
Về con đường di cư, Trêbốcxarốp đưa ra hai giả thuyết: - Thứ nhất, người Nam Đảo có thể đi
theo con đường từ lục địa Đông Nam Trung Quốc ra đảo Đài Loan (mà con cháu của họ ngày nay là
người Cao Sơn). Từ đây họ chia ra làm hai hướng, một hướng đi về phía Bắc qua Riukiu đến Nam
Nhật Bản để tạo ra các bộ lạc Hayatô và Kumacơ sau này. Một hướng, mà là hướng chính, đi về phía
Nam qua Philippin, Inđônesia và sau cùng đ._.ổ bộ lên lục địa ở bán đảo Malacca, Trung bộ Việt Nam để
hình thành nên người Mã Lai và người Chàm ngày nay. Giả thuyết thứ hai là người Nam Đảo từ Đông
Nam Trung Quốc đi dọc biển Đông Việt Nam tới Nam Đông Dương rồi từ đó vượt ra Indonesia bằng
đường biển. [37, tr. 409]
Về khả năng các giả thuyết trên, tác giả cho rằng nếu căn cứ vào tính chất cổ của ngôn ngữ
Đông Indonesia sang ngôn ngữ Mêlanêdiêng, thì có ưu thế hơn cho việc chứng minh con đường di cư
qua Đài Loan vào Philippin. Nhưng ngược lại nếu căn cứ vào mối quan hệ gần gũi giữa các dân tộc
Nam Đảo và Nam Á về văn hóa và ngôn ngữ thì lại có lợi cho khả năng di cư theo hướng ven lục địa
Đông Nam Á.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta các nhà khoa học có xu hướng đi tìm nguồn gốc bản địa của cư
dân nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam. Theo hướng nghiên cứu trên, có hai quan điểm chính sau đây:
Văn hóa Sa Huỳnh phân bố dọc vùng duyên hải Trung bộ đến cực Nam Trung bộ và Đông bắc
Tây Nguyên là một tuyến văn hóa bản địa; vào khoảng cuối thiên niên kỷ II TCN đến đầu thiên niên kỷ
I TCN có một bộ phận cư dân ở vùng Đông nam Trung Quốc di dân xuống Việt Nam và đã kết hợp với
cư dân Sa Huỳnh để hình thành nên Chàm cổ, còn một bộ phận khác của cư dân Sa Huỳnh bị đẩy vào
vùng rừng núi, hình thành nên những nhóm người nói ngôn ngữ Nam Đảo, như người Raglai, người
Churu, người Êđê người Giarai. [44, tr. 37]
Từ Sa Huỳnh lên Chàm cổ là sự phát triển liên tục, hay Chàm cổ là hệ quả tất yếu của sự phát
triển tuyến văn hóa Sa Huỳnh; trong sự phát triển đó, có tuyến đồng bằng hình thành nên người Chàm
cổ, có tuyến ở vùng núi, hình thành nên người Raglai, Churu, Êđê, Giarai.
Như vậy, rất có thể các dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam từ xa xưa của lịch sử là
những cộng đồng cư dân thống nhất, nhưng do quá trình di cư sống ở những vùng địa lý ít nhiều cách
biệt nhau, lại chịu sự tác động không đồng đều các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa của người Nam Á (Môn -
Khme), nên đã hình thành các tộc người khác nhau. Và nếu các tộc người nào ở gần nhau, ít cách biệt
nhau, sự ảnh hưởng yếu tố bên ngoài cũng tương tụ nhau, thì giữa họ có nhiều nét tương đồng về ngôn
ngữ và văn hóa hơn so với các tộc người khác.
Một bộ phận của những người Nam Đảo đã thiên di đến vùng biển miền trung Việt Nam ngày
nay. Họ trở thành người Chăm với tư cách là cư dân của vương quốc cổ Champa. Nhưng họ không
phải là những người đầu tiên có mặt ở vùng đất này.
Nhà nghiên cứu người Áo R. Heiner Gelder (1932) đã đưa giả thiết về quê hương ban đầu của
người Nam Đảo ở vùng đất phía Nam Trung Hoa rồi sau đó họ mới thiên di xuống vùng Đông Nam Á
hải đảo. Sau R. Heiner Geldern và vẫn theo quan điểm này của ông là Colani (1938), H. Otley Beyer
(1948)…Gần đây hơn là Bellwood Perter (1992), Anthony Reid (1995). Trong khoảng thiên niên kỷ
thứ III tr CN, dân Nam Đảo đã tập trung xung quanh các đảo Philippin và Indonesia ngày nay. Họ tiếp
tục đời sông sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và đặc biệt là đóng thuyền đi biển. Cũng bắt đầu từ đó,
họ thực hiện những chuyến đi ngang dọc trên biển, in dấu ấn của mình vào lịch sử nhân loại như một
tộc người giỏi đi biển và sinh sống gắn bó với biển khơi.
Đưa ra một giả thiết khác về quê hương ban đầu của người Nam Đảo học giả người Mỹ Soheim
II cho rằng dân Nam Đảo (hay Nusantao, theo cách gọi của ông) xuất phát từ đảo Mindanao (Philippin)
theo gió mùa vào biển Đông (Miền Trung và Nam Việt Nam ngày nay), rồi mới đến miền Nam Trung
Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Một bộ phận còn đi về phía Nam lục địa Châu Á, tới tận bờ biển Đông
Phi. Họ định cư lại ở một nơi, một nhóm dân cư, mở ra sự trao đổi sản phẩm và giao lưu văn hóa rộng
lớn [40, tr. 18].
Nhìn chung thì các học giả nếu vẫn còn phân vân về quê hương ban đầu của người Nam Đảo thì
lại dễ dàng thừa nhận khả năng thiên di trên biển và vai trò tiên phong mở ra những con đường đi trên
biển của họ. Chính người Chàm về sau đã biết lợi dụng thế mạnh này của tộc người trong việc giao lưu
với thế giới bên ngoài.
Từ khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II – đầu thiên niên kỷ thứ I – TCN, nhóm Nam Đảo phía Đông
(Indonesia) tung hoành trên biển Thái Bình Dương, đến Tonga, Samoa, Hawai và Newzealand. Cùng
thời gian đó, nhóm Nam Đảo phía Tây đã thực hiện được những chuyến đi đáng kinh ngạc. Họ tới vùng
biển miền Trung Việt Nam ngày nay, để sau này tạo nên nhóm Austronesia- Chàm, tới Borneo, Java,
Sumatra, Sulawesi. Một bộ phận cũng từ đây thiên di tới tận Madagaxca, nơi đã có “những người bản
địa Java hóa giống họ”, định cư và dần dần tạo nên một nền văn hóa Malayopolynesian phía Tây phát
triển độc lập. Có lẽ đây chính là nhóm Nam Đảo mà biên niên sử Bồ Đào Nha thế kỷ XVII lưu ý đến
[40, tr. 19]
Như vậy, một thế giới Nam Đảo rộng lớn đã được mở ra. Trong thế giới đó, vùng biển miền
Trung Việt Nam ngày nay là một điểm quan trọng.
Khảo cổ học đã chứng minh được sự có mặt của người Nam Đảo ở bờ biển Việt Nam từ cuối
thiên niên kỷ thứ II tr CN. Tuy nhiên, những đợt thiên di đáng kể của họ đến vùng biển này nằm trong
khoảng thời gian từ 500 năm tr CN cho đến đầu công nguyên và tập trung rõ nhất là ở Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi). Cùng trong khoảng thời gian này, dấu vết của những vùng quần cư của họ còn rải ra đến
tận Quảng Bình, và lan vào đến ven biển thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Một nhánh còn đến tận An
Giang, Kiên Giang, sau này đọng lại ở Óc Eo, là cư dân của “nước Chí Tôn” –NaravaraNagara mà có
lẽ cũng chính là một bộ phận chủ chốt của cư dân vương quốc cổ Phù Nam vào những thế kỷ đầu công
nguyên.
Dân Nam Đảo vốn là những người đi biển cừ khôi, thiên di nhiều và có thói quen sống phiêu
diêu trên biển. Điều đó nói lên nhiều ý nghĩa, song không có nghĩa là họ không có thói quen cư trú trên
đất liền. Những bãi mộ vò vò ở Bình Châu, Long Thạnh, Quảng Ngãi mà khảo cổ học phát hiện ra
không thể là việc diễn ra một ngày, một tháng. Những dấu vết cư trú còn nằm rải rác bên bờ biển Việt
Nam, và gần nhất năm 1993, người ta còn phát hiện ra thêm một di chỉ cư trú gần Sa Huỳnh [40, tr.
20].
Rõ ràng người Nam Đảo đã đến bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là từ trên dưới 1000 năm tr
CN, ăn đời ở kiếp nơi đây, và chắc đã diễn ra một quá trình cộng cư đơn giản, hòa mình với những
nhóm cư dân bản địa sống thưa thớt nhưng đã có mặt từ trước khi người Nam Đảo và sự cộng cư này là
điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của những nền văn hóa sau đó ở ven biển miền Trung Việt
Nam ngày nay.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nền văn hóa đặc trưng, gọi
chung là văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại phổ biến cũng vào khoảng 500 năm TCN – nằm trong khoảng
không gian và thời gian mà người Nam Đảo thiên di đến vùng biển miền Trung Việt Nam. Sau văn hóa
Sa Huỳnh và cũng chính trên địa bàn này xuất hiện nền văn hóa của tộc người Chăm gắn liền với lịch
sử hơn 10 thế kỷ tồn tại của vương quốc cổ này.
Tài liệu chính sử Trung Quốc cho thấy [40, tr. 20], người Chăm lập quốc sớm nhất là vào thế kỷ
thứ II. Như vậy Sa Huỳnh cách Chăm cả gần nửa thiên niên kỷ nhưng trong khoảng thời gian đó liệu
vùng văn hóa Sa Huỳnh có sự tồn tại tự nhiên của một bộ phận cư dân nào khác?
Vùng biển miền Trung xưa của Việt Nam sớm hội tụ được những điều kiện cho khả năng tập
trung dân cư mà trước hết phải kể đến biển như là một yếu tố đầu tiên. Hơn nữa, đây cũng là nơi có
những dòng sông lớn đổ ra biển và tạo nên những đồng bằng nhỏ; sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông
Trà ở Quảng Ngãi, sông côn ở Bình Định, sông Ba ở Phú Yên. Ở di chỉ Trảng Sỏi Sứ (nằm bên bờ Bắc
của dòng chảy cổ có tên gọi hiện nay là Rọc Gốm thuộc Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng), thuộc tầng
văn hóa thứ hai, độ sâu là 0,20 m- 0,80- 0,90m, tìm thấy khá tập trung nhiều hiện vật gốm thô và hơi
thô, mà “…rất khó phân biệt rạch ròi giữa hai loại gốm thô Sa Huỳnh và gốm thô Champa” để chỉ
những hiện vật này. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, có lẽ Trảng Sỏi Sứ không phải là một di chỉ
sản xuất gốm mà có thể chỉ là một làng – bến ven sông, một vùng cư trú. Gần đây hơn, tháng 9 năm
1996, một nhóm các nhà khoa học tiến hành đào thám sát kinh đô Champa cổ - Đồng Dương. Qua phân
tích những hiện vật tìm thấy, họ đã đưa ra những giả thiết đáng tin cậy về sự tồn tại liên tục của một
vùng cư trú từ những thế kỷ trước công nguyên cho đến tận thế kỷ XVIII [40, tr. 21]. Ở một di chỉ
thuộc vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh, di chỉ Xóm Ốc trên đảo Lý Sơn, tính chất cư trú lâu dài
và liên tục từ tiền Sa Huỳnh đến Champa được thể hiện ở sự có mặt một tầng văn hóa dày 1,5m và
không có lớp ngăn cách. Lớp trên cùng chứa gốm Sa Huỳnh muộn – Champa sớm mà rõ ràng nhất là
các mảnh gốm muộn có độ nung cứng dạng bát sành, xương gốm mịn và sáng màu. Mặc dù vấn đề còn
nhiều nghi vấn, nhưng dẫu sao những hiện vật gốm tìm thấy ở một số di chỉ thuộc vùng văn hóa Sa
Huỳnh – Champa cũng hé mở ít nhiều những bằng chứng cho thấy, sự tiếp nối trong đời sống dân cư ở
ven những dòng sông thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Chăm có sự trùng lặp về mặt
không gian và nối tiếp về mặt thời gian với văn hóa Sa Huỳnh. Dân Sa Huỳnh cổ có thể trở thành dân
của vương quốc cổ Champa là một giả thiết vẫn được đặt ra.
Cũng trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh, truyền thuyết Chăm nói đến hai bộ lạc Cau và Dừa. Bi
kí Chăm thế kỷ XI đề cập lại đến vấn đề này: Kramukavamsa (bộ lạc Cau) và Narikelavamsa (bộ lạc
Dừa). Vấn đề thời gian và không gian tồn tại của hai bộ lạc này còn phải bàn cãi nhiều nhưng chắc đây
là hai bộ lạc có thật bởi vì nó được phản ảnh lại cả trong truyền thuyết và bi kí. Từ hai bộ lạc này, hình
thành hai tiểu quốc Nam Chăm và Bắc Chăm. J. Boisselier (1963) tỏ ra nghi ngờ khi ông phản đối ý
kiến của G. Maspero gắn các vị vua của vương triều Panduranga (thế kỷ VIII) vào thị tộc Cau. Ông
nhấn mạnh đến vấn đề tên tiếng Phạn của hai thị tộc chỉ xuất hiện trong bi kí muộn, vào thế kỷ XI..
Truyền thuyết về thị tộc Cau và Dừa xuất hiện trong bia Mĩ Sơn XII của Harivaman IV và theo
J. Boisselier là khá muôn và ngẫu nhiên “Chẳng có gì cho phép nhận định rằng những điểm ghi chép
này có vào thế kỷ VIII và càng không thể ghép các vị vua mới vào thị tộc Cau” [40, tr. 22]
Thực ra truyền thuyết được phản ánh muộn không có nghĩa là xuất hiện muộn. Và đây không
phải là trường hợp cá biệt. Trong hệ thống bi kí Chàm, ta được biết bia Mĩ Sơn 3 cua Vikrantavarman I
nổi tiếng thế kỷ VIII, kể về truyền thuyết Kaudynia và Soma phỏng theo truyền thuyết Hỗn Điền- Liễu
Diệp cách thời gian tạo dựng bia cả mấy thế kỷ. Có thể hình dung rằng vào thời điểm đó chưa thể có
một ranh giới địa lý rõ ràng, nên địa bàn sinh sống của hai thị tộc cũng chính là giới hạn điạ bàn của hai
tiểu quốc. Tên tộc Cau và Dừa sẽ mất đi khi tên tộc chung thống nhất ra đời và gọi theo tên nước: tộc
Chăm.
Người Chăm lập quốc sớm nhất vào thế kỷ thứ II, sau cuộc khởi nghĩa giành quyền tự chủ của
Khu Liên vào năm 192 và họ gọi đó là nước Lâm Ấp. Lâm Ấp ban đầu chỉ bao gồm vùng Bắc Chăm
(địa bàn chủ yếu của văn hóa Sa Huỳnh, nay là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi).
Trước khi Lâm Ấp lập nước và sau đó phát triển song song cùng với Lâm Ấp, vùng duyên hải
phía Nam miền Trung Việt Nam ngày nay tồn tại một tiểu quốc độc lập mà sau này nó sẽ là vùng
Panduranga của Champa. Tiểu quốc phía Nam Lâm Ấp này đứng ngoài hệ thống thuộc quốc của Phù
Nam. Điều đáng nói là trên địa bàn Nam Chăm người Ta tìm thấy bia Võ Cạnh. Các nhà khoa học vẫn
cho rằng đó là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á và chứng tỏ được sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn
Độ ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. [40, tr. 23]
Hẳn rằng trước khi vùng Nam Chăm mang tên gọi chính thức Panduranga và trở thành một bộ
phận của vương quốc cổ Champa, cư dân ở đây phải có những mối quan hệ, trên tư cách là mối quan
hệ đồng tộc với dân Lâm Ấp và cả bộ phận Nam Đảo của cư dân cổ Phù Nam. Họ đóng vai trò trung
gian – tiếp nhận văn hóa Ấn Độ từ phía Nam và chuyển tải văn hóa Ấn lên phía Bắc. Trước khi giành
được độc lập, Lâm Ấp chịu sự cai trị của nhà Hán. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý nên sự chi phối,
cương tỏa của nhà Hán cũng ít nhiều bị hạn chế. Hơn nữa, Lâm Ấp lại sớm giành được quyền tự chủ.
Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng để nó có thể dễ dàng tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và thống nhất với Nam
Chăm chính là do có quan hệ đồng tộc của những bộ phận cư dân nói tiếng Nam Đảo sống trên cùng
một địa bàn.
Những tiểu quốc ban đầu này, có thể vào một thời điểm nào đó sẽ là cơ sở chính cho tình trạng
biệt lập, tản quyền của các địa phương trong vương quốc cổ Champa. Nhưng đồng thời, nó cũng chính
là những thành tố, hạt nhân tạo nên sự thống nhất dân cư và lãnh thổ khi có điều kiện và nhu cầu.
Ta biết rằng cho đến thế kỷ VIII, thư tịch cổ Trung Hoa vẫn gọi Champa là Lâm Ấp. Mối quan
hệ giữa Champa với Trung Hoa có từ rất sớm và không chỉ là quan hệ chiến tranh (để giành độc lập).
Được biết những phái viên đầu tiên của Lâm Ấp gửi đến Trung Hoa là vào năm 220 và 230 CN, thì có
lẽ những phái viên này chỉ đại diện cho Bắc Chăm. Nhưng cũng theo thư tịch cổ Trung Hoa, vào thế kỷ
IV, sứ của Phù Nam sang Trung Hoa than phiền về việc “Lâm Ấp hay gây hấn”, thì Lâm Ấp ở đây hẳn
không phải là chỉ để chỉ vùng Bắc Chăm mà thôi. Trong thư của Jayavarman, vua Phù Nam trị vì vào
khoảng nửa sau thế kỷ V, gửi cho hoàng đế Trung Hoa xin trừng phạt kẻ có tội (Lâm Ấp) lại nhấn
mạnh: “Nước Lâm Ấp và nước Phù Nam là những nước có biên giới chung” [40, tr. 24].
Thư tịch cổ Trung Hoa, Lương Thư, chép lại một cách khá rõ ràng về các đời vua Lâm Ấp:
Phạm Văn ở ngôi từ năm 337 đến 349 và Phạm Phật, con Phạm Văn ở ngôi từ 349 đến sau 361. Phạm
Văn đã đem quân đánh chiếm Nhật Nam, lấy đèo Hoành Sơn làm cương giới phía bắc, xây thành Khu
Túc để phòng giữ.
Sách Thủy kinh chú chép: Thành Khu lật (Khu túc) là thành cũ của huyện Tây Quyển. Phía Nam
thành ấy, tức là phía Đông dãy núi dài là huyện Thọ Lanh có sông chảy qua… Năm Chính Thủy thứ
IX, đời Ngụy, nước Lâm Ấp tiến đánh huyện Thọ Lanh, lấy làm địa giới. Sử học bị khảo giải thích:
Thành Khu lật này thuộc phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, sông Thọ Lanh tức là Sông Gianh ngày
nay. Đại Nam Nhất thống chí (QIII, tỉnh Quảng Bình, phần cổ tích) lại nhắc đến một thành được gọi là
Lũy cổ Lâm Ấp ở trên đèo ngang về phía bắc huyện Bình Chánh, chạy dọc theo núi đến biển, tương
truyền do vua Lâm Ấp là Phạm Văn đắp làm chỗ chia địa giới” là lũy cũ của Hoàn Vương (Lâm Ấp)
nay vẫn còn dấu vết.
Tương ứng với thời gian mà thư tịch cổ Trung Hoa ghi chép, bi kí cũng cho biết về một nhân vật
có tên là Bhadravarman (L Finot ký hiệu là Bhadravarman I). Ông này có bia ở cả Nam và Bắc Chăm,
3 bia tìm thấy ở Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là bia Mỹ Sơn I (kí hiệu của L. Finot). Mĩ Sơn I nói
tới việc dựng một ngôi đền và giới hạn ruộng đất cúng tặng ngôi đền. Ngoài ra cần phải kể đến những
chữ khắc trên một phiến đá tìm thấy ở Chợ Dinh, thuộc thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, một địa điểm
giáp với vùng Nam Chăm. Điều này cũng cho phép tôi nghĩ tới sự thống nhất giữa Nam Chăm và Bắc
Chăm đã xảy ra từ thế kỷ IV. Tuy nhiên, sau đó hai thế kỷ lại không thấy bia Chàm tạo dựng. Vào cuối
thế kỷ VI, thời vua Sambhuvarman (khoảng 594-692) xuất hiện khá nhiều bia. Đáng chú ý là bia Mĩ
Sơn III tìm thấy ở gần đền Mĩ Sơn E6 cùng với một vài mảnh bi kí khác sưu tầm được ở Mĩ Sơn B1 (L.
Finot đã công bố trong các bia ký ở Mĩ Sơn-B.E.F.E.O IV và VI, tr 981 và 982. Ngoài ra còn có E.
Huber viết trong Ba bi kí mới phát hiện của vua Prakasadharma của nước Champa- B.E.F.E.O, XI, tr
262). Mĩ Sơn III nói về việc xây lại đền thờ của Bhadravarman I- một bằng chứng mỏng manh thừa
nhận sự khởi đầu của Champa thống nhất bắt đầu từ thế kỷ IV. Bia cũng cho biết tên gọi chính thức của
vương quốc Champa. Tên gọi này không thấy xuất hiện trong các tài liệu chính sử của Trung Quốc hay
Việt Nam. Lương Ninh giải thích đây là tên người Chăm tự gọi mình và tên tộc Chăm cũng có thể được
gọi từ đó. [40, tr. 25]
Đến đây, nếu như ta còn phân vân về niên đại Champa thống nhất vào cuối thế kỷ IV gắn với
Bhadravarman I, thì cuối thế kỷ VI là niên đại chắc chắn muộn nhất đánh dấu sự kiện này.
1.3. Người Chăm và Melayu ở khu vực Đông Nam Á trong lịch sử
* Người Chăm ở khu vực Đông Nam Á
Ngược dòng lịch sử, tộc người của đất nước Campa cổ vẫn còn tồn tại những nhóm cư dân rời
rạc và phân bố khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á do những cuộc thiên di từ hậu quả chiến tranh
thường được gọi là tộc người Chăm hoặc cũng có thể vì một lí do khác giải thích cho sự có mặt khắp
mọi nơi trong khu vực Đông Nam Á của tộc người này là do nguồn gốc của người Campa cổ là tộc
người thế giới đảo thuộc ngữ hệ Malayo- Polynesian. Theo học giả người Mỹ - ông W. Solhein II cho
rằng, cư dân thuộc ngữ hệ Malayo- Polynesian xuất phát từ vùng đảo Đông Nam Á sau đó mở rộng ra
khu vực châu Đại Dương và miền Tây Nam Trung Quốc và học giả người Áo – ông R. Heime Geldern
thì cho rằng, nhóm người Malayo- Polynesian có nguồn gốc từ miền duyên hải Nam Trung Quốc di
chuyển về phương Nam và hình thành các tộc người khác nhau với tên gọi và sự phát triển ở những
môi trường mới khác nhau, một bộ phận đã chọn vùng ven biển miền Trung và Trường Sơn Tây
Nguyên Việt Nam là chỗ dừng chân trong đó có người Chăm [30, tr. 1]. Nghiên cứu sâu về những mối
quan hệ tộc người của người Chăm Islam để lý giải thắc mắc về sự phân bố khắp nơi của họ và tìm
thấy một sự gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố tộc người và tôn giáo. Gần như mọi hoạt động giao lưu của
người Chăm Islam chủ yếu dựa trên nền tảng tôn giáo là chính mới dần mở rộng sang vấn đề hôn nhân
và thương mại.
Người Chăm trở thành một trong 54 dân tộc anh em của nước Việt Nam trong tiến trình lịch sử
khúc khủy lâu dài dưới tác động của nhiều biến cố dẫn đến sự phân ly khiến cho cấu trúc tộc người của
họ trở nên phức tạp. Ngày nay, ngoài tộc người Chăm ở Việt Nam còn có tộc người Chăm ở
Campuchia, Mã Lai, Thái Lan, Lào, Mỹ, Pháp… nhưng đất Việt Nam vẫn là nơi cất giấu mọi bí ẩn
nguồn cội của họ đến ngày nay.
Do sự di trú không tập trung mà người Chăm Việt Nam ở những địa bàn khác nhau, có đời sống
khác nhau được phân chia thành 3 nhóm gồm: Chăm Hroi (ở Bình Định – Phú Yên), Chăm Ahier và
Chăm Bani (ở Ninh Thuận – Bình Thuận) và Chăm Islam (Chăm Nam Bộ). Người Chăm có quan hệ
rộng rãi giao lưu với bên ngoài nhưng bị gián đoạn về lịch sử nên ngày nay chỉ còn Chăm Islam có mối
quan hệ với Đông Nam Á. Sự gắn kết và phát triển mạnh mẽ của tôn giáo Islam trong khu vực mà chỉ
duy người Chăm Islam mới có mối quan hệ rộng mở với các tộc người khác trong khu vực Đông Nam
Á dựa trên tôn giáo làm nền tảng, còn người Chăm Hroi và Chăm Bani thì có mối quan hệ trong khu
vực đang sinh sống là chủ yếu. Do yếu tố địa lý và tôn giáo mà mối quan hệ giữa người Chăm Islam
với các nước trong khu vực đậm nhạt khác nhau, nổi bật và khăng khít nhất là mối quan hệ tôn giáo với
Malaysia và Indonesia, mối quan hệ huyết thống với Campuchia và Thái Lan.
Có tài liệu nghiên cứu khoa học của ông W. Solhein II (học giả người Mỹ) cho rằng người
Chăm là cư dân của nước Campa cổ có nguồn gốc thuộc ngữ hệ Malayo- Polynesian di cư đến miền
duyên hải phía Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam từ Borneo tức vùng lãnh thổ Đông Malaysia,
Kalimantan (Indonesia) và gần hết lãnh thổ của Brunei bây giờ. Theo tập sách “Đối thoại với các nền
văn hóa” do Trịnh Huy Hóa biên dịch, ông có đề cập vấn đề đất liền khu vực Đông Nam Á trước kia là
một dải đất liền mạch với mực nước biển rất cạn, con người có thể du lịch khắp Đông Nam Á bằng
đường bộ. Qua thời gian, quá trình tân kiến tạo trong lòng trái đất hoạt động mạnh mẽ và mực nước
biển bắt đầu dâng cao đã chia cắt khu vực Đông Nam Á thành những phần đất rời rạc, một số vùng trở
thành đáy đại dương và tộc người thuộc ngữ hệ Malayo- Polynesian theo quá trình phân li do điều kiện
tự nhiên thúc đẩy đã di cư khắp nơi.
Địa bàn cư trú của dân Campa cổ đều tập trung ở đồng bằng, song do sinh sống gần biển nên cư
dân Campa xưa có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, có sự giao lưu với văn minh Ấn Độ và văn hóa Islam
từ rất sớm. Dấu ấn của văn minh Ấn Độ là những ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, đạo Phật và việc thờ 3
vị thần Shiva, Vishnu, Brahma, kiến trúc của các tháp Champa và sự phân hóa giai cấp trong xã hội từ
thế kỷ thứ II công nguyên. Trong quá trình lịch sử, sự hòa trộn các yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại
sinh tại mỗi vùng cư trú khác nhau của người Chăm đã làm hình thành những sắc thái văn hóa đặc thù
mang tính bản địa, từng bước cho quá trình phân ly tộc người Chăm từ sự khác biệt trong niềm tin tâm
linh. Sự tiếp xúc Islam trên xứ sở Champa có lẽ từ thế kỷ X, và rõ hơn vào thế kỷ XIV-XV khi đạo
Bàlamôn không còn đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận cư dân Chăm. Người Chăm Islam
do đã tiếp xúc khá thường xuyên với người theo Islam ở Mã Lai Á, Nam Dương (nay là Malaysia,
Indonesia…) và một số nước khác nên sinh hoạt tôn giáo Islam của bộ phận này khá thống nhất với
người Islam ở Malaysia và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Islam càng ngày càng xâm nhập sâu
vào đời sống cư dân Chăm, kể cả trong những cộng đồng Chăm không theo Islam, thể hiện trong tín
ngưỡng tôn thờ Auloah (Allah) và các thánh thần khác của Islam như Adam, Ibraham, Muhammad,
Bili,…Nhánh Islam mới du nhập vào cộng đồng Chăm trong cộng đồng Bani. Về mặt nguồn gốc tôn
giáo thì cả Chăm Bani và Chăm Islam đều có chung một tôn giáo Islam, song do quá trình lịch sử,
người Chăm Bani theo đạo Islam nhưng vẫn bảo tồn các yếu tố truyền thống địa phương tạo nên một
nét đặc sắc mới trong bức tranh đa tôn giáo và nét riêng biệt chỉ tìm thấy ở người Chăm Bani. [29, tr.
28]
Người Champa cổ giàu có và nổi trội với nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển rực rỡ vào thế kỷ I,
thế kỷ II trước công nguyên và nổi tiếng có nhiều phụ nữ đẹp. Các hiện vật khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh
như đồ sắt, đồ trang sức và vật dụng trang trí bàng đá và thủy tinh tìm thấy có phong cách gần giống
với các di chỉ khảo cổ học đồ trang sức ở Thái Lan, Đài Loan và Phillippines. Điều này chứng tỏ mối
quan hệ giao thương giữa cư dân Campa cổ và những cộng đồng cư dân khác trong khu vực Đông Nam
Á đã được hình thành từ xa xưa. Do sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội ở nước Campa quá nhanh và
quá hưng thịnh nên nước Campa thường xuyên bị ngoại bang xâm lược như Đại Việt, Lâm Ấp và nước
Xiêm hòng cướp đất đai, vàng bạc và phụ nữ.
Vào thời vương triều do Rudravanman Parama- Brahmaloka sáng lập từ năm 1145 kết thúc với
triều vua Chế Năng, một số người Chăm đã chạy sang Java vào năm 1318 để tránh tình trạng xã hội rối
ren vì những cuộc thay đổi Hoàng vị. [118].
Năm 1471 kết thúc thời đại hùng mạnh của nước Campa với vị vua Chế Bồng Nga thì tướng
Chăm là ông La Ngai rút về Vijaya và lên ngôi thay thế nhưng vẫn không trụ được bao lâu vì vương
triều Đại Việt quá dũng mãnh đã chiếm luôn vùng Vijaya. Theo sử sách Việt Nam, sau khi vùng Vijaya
thuộc về vua Lê Thánh Tông, tướng Chăm là Bô Trì Trì vào vùng Panduranga xưng vua. [118]
Vào cuối thế kỷ XVII, nước Champa bị xóa tên trên bản đồ và trở thành một phần đất của Đại
Việt. Vua Cei Brei của Campa cùng tàn quân của minh chạy sang Campuchia tránh vạ thảm sát từ cuộc
chiến giữa đoàn quân của Nguyễn Ánh và nghĩa quân Tây Sơn. Changvar, Chrang Chamrès và đặc biệt
tập trung nhiều ở hai tỉnh Kompong Cham và Kratie, một số người Chăm khác chạy sang Mecca- thánh
địa Hồi giáo vì sau những cuộc chiến tranh liên miên, niềm tin tôn giáo Balamôn của người Ấn Độ đưa
vào Campa không còn được tin tưởng nhiều nữa, họ luôn cầu nguyện nhưng chiến tranh vẫn cứ diễn ra.
Ngay lúc niềm tin Balamôn đang bị lung lay thì một số tôn giáo khác là Islam do những thương nhân,
nhà truyền giáo người Arab, Malaysia, Indonesia đưa vào xã hội Chăm từ thế kỷ X và được một số
người Chăm nơi đây tiếp nhận. Do vậy, họ chạy sang Mecca với niềm tin tôn giáo sẽ có một cuộc sống
bình yên. [118].
Sau năm 1975, chính sách cho người nước ngoài trở về nước của nhà nước Việt Nam họ đã
thúc đẩy hơn hai mươi ngàn người Chăm xuất xứ từ Châu Đốc giả làm người Malaysia để được di cư
sang Malaysia, tập trung nhiều ở Kelantan, nơi mà người Champa đã có những liên hệ trong lịch sử vẫn
còn đậm dấu ấn được ghi chép trong sử thi của cả hai quốc gia xưa mong có cuộc sống tốt hơn. Một số
người Chăm khác đi vượt biên nhưng không thành, họ phải trốn sang Campuchia và Thái Lan mà tập
trung nhiều nhất là Pattani (Thái Lan) và nơi có sẵn người Chăm sống từ lâu ở Campuchia đã đề cập ở
trên để tị nạn chính trị và hơn năm ngàn người Chăm Bani xuất xứ từ vùng Phan Rang, Phan Rí thì di
tản khắp nơi, đến bất kì quốc gia nào có Ủy ban tối cao của Liên Hiệp Quốc với danh nghĩa là người
dân Việt Nam vì họ không đặt nặng vấn đề tôn giáo giống người Chăm Islam. [118]
Từ những biến động của dòng chạy lịch sử, người Chăm phân tán khắp nơi nhưng tập trung
nhiều nhất vẫn là ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
* Tổng quan về người Chăm ở Việt Nam
Người Chăm ngày nay là con cháu của cư dân Champa cổ. Hiện nay người Chăm cư trú khá tập
trung trong các palei (hoặc puk) thuộc các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình
Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và An Giang. Ngoài ra người Chăm còn sinh sống ở
các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh khác nhưng không nhiều. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà
ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, người Chăm ở Việt Nam có 132.873 người.
Người Chăm là một trong những cư dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Về nguồn
gốc tộc người, các nhà khoa học đã xếp người Chăm vào nhóm Malayo- Polynesien. Cùng chung nhóm
này, ở Việt Nam còn có các dân tộc Êđê, Giarai, Churu, Raglai…Có thuyết cho rằng các dân tộc này là
con cháu đến từ Thế giới đảo. Cũng có ý kiến khác cho đó là cư dân phía nam Trung Quốc di chuyển
vào. Những phát hiện về khảo cổ học gần đây đã gợi lên một giả thiết rằng, chủ nhân của nền văn hóa
Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm và của các dân tộc Malayo- Polynesian khác ở Việt Nam
ngày nay.
Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm ở Việt Nam ngày
nay được phân thành ba nhóm cộng đồng: Chăm Hroi, Chăm Pangdurangga và Chăm Nam Bộ.
- Chăm Hroi
Người Chăm cư trú từ Nha Trang trở ra thường được gọi là Chăm Hroi. Theo Ông Ka Sô Liễng,
người Chăm Hroi ở tỉnh Phú Yên và Bình Định có 21.635 người, sống tập trung ở các huyện Vân Canh
(tỉnh Bình Định) và Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), dưới chân dãy Trường Sơn, hai
bờ thượng lưu sông Đà Rằng và trên cao nguyên Vân Hòa.
Người Chăm Hroi sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và nương rẫy. Chăm Hroi ở vùng thấp
biết làm thủy lợi để trồng lúa nước, biết nuôi và dùng trâu bò để kéo cày. Ở vùng cao, vẫn còn nhiều
gia đình Chăm Hroi làm rẫy. Đời sống kinh tế của người Chăm Hroi đã khá lên so với trước năm 1975.
Người Chăm Hroi nói tiếng Chăm nhưng không còn lưu truyền chữ viết cổ (loại Akhar Thrah)
như người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, và cũng không dùng chữ viết theo mẫu tự Arab như
người Chăm ở Nam Bộ. Bà con Chăm Hroi vẫn còn duy trì một xã hội mẫu hệ truyền thống như người
Chăm ở các nơi khác, song không theo đạo Bàlamôn cũng như đạo Islam. Chăm Hroi không theo tục
hỏa táng như một bộ phận người Chăm Jat ở Ninh Thuận và Bình Thuận mà chỉ theo tín ngưỡng đa
thần và gắn bó với tập tục truyền thống địa phương. Người Chăm Hroi còn duy trì một nền âm nhạc
dân gian Chăm cùng với nhạc cụ cổ truyền như bộ chiêng, bộ trống (nhạc gõ) phong phú về thể loại và
mang âm điệu độc đáo riêng. Văn hóa của người Chăm Hroi gắn với phong tục tập quán cổ truyền và
có quan hệ gần gũi với văn hóa của một số dân tộc ở Trường Sơn- Tây Nguyên và văn hóa cư dân
Trung Bộ. [29, tr. 17]
- Chăm Pangdurangga
Người Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận còn được gọi là Chăm Pangdurangga. Lâu
nay, phần lớn các nhà khoa học trong và ngoài nước thường chú ý nghiên cứu người Chăm ở bộ phận
này. Điểm nổi bật đầu tiên của nhóm này được nhiều người biết đến là họ gắn bó với những ngôi tháp
Champa cổ được đánh giá ngang hàng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác trong vùng. Các
nhóm tháp Champa như Po Yang Pakrang (Ba Tháp), Po Klaung Girai, Po Rome, Po Dam, Po Sah Inư
(Phú Hài)…đều có lối kiến trúc và nghệ thuật độc đáo. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, hầu
hết các tháp đều hư hại và một số tháp đã sụp đổ hoàn toàn. Sau năm 1975, nhiều tháp đã được trùng
tu. Các tháp Champa hiện nay đều là niềm tự hào của người Chăm cũng như của nhân dân Việt Nam và
nơi thu hút du khách tứ phương đến chiêm ngưỡng. Lễ hội Kate hàng năm vào ngày mồng một tháng 7
Chăm lịch là ngày hội lớn tại các tháp của vùng đồng bào Chăm ở địa phương này.
Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận sớm biết trồng lúa nước từ xa xưa. Đập Nha Trinh là
công trình thủy lợi nổi tiếng của tổ tiên người Chăm, nay vẫn tiếp tục tưới nước cho cả một cánh đồng
rộng lớn ở vùng Phan Rang (Ninh Thuận). Ngày nay, người Chăm đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và phát triển nông nghiệp. Nhiều hộ người Chăm trồng nho và thu nhập khá hơn so
với các hộ chỉ làm lúa. Người Chăm nuôi trâu, bò ngày càng nhiều để kéo cày, dâng lễ và trao đổi buôn
bán. Nhiều người Chăm không theo đạo Islam đã nuôi heo và có thu nhập khá hơn từ việc chăn nuôi
loại gia súc này, Palei Hamu Chrauk (Bầu Trúc, Ninh Thuận) và Palei Gauk (Bình Thuận) còn duy trì
nghề làm gốm thủ công. Các sản phẩm gốm Chăm làm bằng đất nung dùng cho sinh hoạt gia đình rất
thịnh hành tại vùng người Chăm và vùng một số dân tộc khác ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ. Palei Chaklaing (Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận) vẫn giữ gìn và đang mở rộng nghề dệt thổ cẩm cổ
truyền. Các sản phẩm thổ cẩm với gần trăm loại hoa văn không chỉ dùng để may mặc cho các chức sắc
tôn giáo và phục vụ tín ngưỡng của n._. giao lưu là quy luật phát triển của văn hóa, một nhu cầu tự nhiên của con người, là
quy luật của xã hội loài người, không có giao tiếp văn hóa thì cũng không có sự phát triển.
Việc nghiên cứu yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm – Quá trình định hình và phát triển có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của mỗi dân tộc và giá trị của nó sẽ mãi trường tồn
cho hôm nay và mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phan Quốc Anh (2010), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận,
Đại học Quốc gia, Hà Nội
2. Ngô Bắc (2010), Người Chàm trong hệ thống hàng hải Đông Nam
Á, 3T press.com
3. Hoàng Bích (1978), Mấy nét về múa của dân tộc Chàm, Nghiên cứu Nghệ Thuật,
số 5(22)- 6(22), tr.15
4. Văn Thu Bích (2004), Âm nhạc trong nghi lễ của người Chăm Bàlamôn, Văn hóa
dân tộc, Hà Nội
5. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả) (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở Văn
hóa Thông tin,Thuận Hải
6. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Khoa học xã
hội, Hà Nội
7. Thiên Sanh Cảnh (1974), Biên niên sử các Vua Chiêm Thành, Nội san Phan Rang,
số Tháng 5/1974, tr. 15
8. Mai Ngọc Chừ (2003), Cộng đồng Melayu và những vấn đề ngôn ngữ, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
9. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ Phương Đông, Phương Đông, Hà
Nội
10. Ngô Văn Doanh (2003), Văn hóa cổ Champa, Văn hóa dân tộc, Hà Nội
11. Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Trẻ, T p. Hồ Chí
Minh
12. Phan Văn Dốp (1993), Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến
Sĩ Khoa học Lịch sử, Tp. Hồ Chí Minh
13. Phan Hữu Dật (1982), Văn hóa lễ hội Đông Nam Á, Văn hóa dân tộc, Hà Nội
14. Phan Hữu Dật (Chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên
quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Lê Xuân Diệm – Vũ Kim Lộc (1996), Cổ vật Champa, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
16. Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương (2001), Văn hóa Đông Nam Á, Giáo
dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Tấn Đắc (Chủ biên) (1983), Văn học các nước Đông Nam Á, Viện Đông
Nam Á, Hà Nội
18. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hóa Đông Nam Á, Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Bế Viết Đẳng (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam – các tỉnh phía Nam, Viện
dân tộc học, Tp. Hồ Chí Minh
20. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, tập thượng, Giáo dục, Hà Nội
21. Po Dharma (2006), Vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm sau 1975, Hội thảo khoa học
“Văn hóa chữ viết ở khu vực Đông Nam Á”, Osaka, Nhật Bản
22. Trần Văn Giàu- Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh, tập I, Lịch sử, Tp. Hồ Chí Minh
23. Hein Ghendee (1932), Địa vực nguyên thủy và những cuộc thiên di sớm nhất của
người Nam Đảo, Anthropos, tập XXIII (bản dịch)
24. D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Chính trị Quốc gia, Hà Nội
25. Phú Văn Hẳn (1991), Chữ viết của người Chăm ở Việt Nam, tạp chí Khoa học xã
hội, số 10
26. Phú Văn Hẳn (2001), Cộng đồng Islam Việt Nam – Sự hình thành, hòa nhập, giao
lưu và phát triển, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1, tr. 45-50.
27. Phú Văn Hẳn (2003), Cơ cấu ngữ âm và chữ viết người Chăm Việt Nam và
Melayu Malaysia, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội, T p. Hồ Chí Minh
28. Phú Văn Hẳn (2004), “Islam giáo và các nghi lễ, tập quán của người Chăm ở Nam
Bộ”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 6, tr. 41- 49.
29. Phú Văn Hẳn (Chủ biên) (2005), Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm thành
phố Hồ Chí Minh, Văn hóa dân tộc, Tp. Hồ Chí Minh
30. Phú Văn Hẳn (2009), Người Chăm ở Nam Bộ và vài quan hệ xuyên biên giới
trong khu vực Đông Nam Á, Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Dân tộc ở Nam Bộ 2009 - Những vấn
đề nổi bật của chính sách và nghiên cứu”, Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Tp. Hồ Chí
Minh
31. Nguyễn Duy Hinh (2010), Người Chăm xưa và nay, Từ điển Bách khoa và Viện
Văn hóa, Hà Nội
32. Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền (1999), Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công
cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII, Văn học, Tp. Hồ Chí Minh
33. Đinh Nguyên Khuê (1998), Ngôn ngữ. Trong cuốn: “Liên bang Malaysia”, Khoa
học Xã hội, Hà Nội
34. Trương Vĩnh Ký (1897), Biên Tích đức thầy, Pinhô Quận Công, Sài Gòn
35. Inrasara (2003), Văn hóa – Xã hội Chăm, Văn học, Tp. Hồ Chí Minh
36. Inrasara (2006), Ariya Cam Trường Ca Chăm, Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh
37. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2002), Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề Lịch
sử thế kỷ XVII-XIX, Tp. Hồ Chí Minh
38. Vương Khả Lân (1963), Chiêm Thành lược khảo, Đông Tây, Hà Nội.
39. Vương Liêm (2005), Về vùng đất cổ miền Đông Nam Bộ, Lao động, Tp. Hồ Chí
Minh
40. Hà Bích Liên (2000), Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong
khu vực, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử trung cổ, Hà Nội
41. Thụy Loan (1991), Nhạc khí Chăm ở Ninh Thuận, bản sắc riêng và chung, Tạp chí
văn hóa dân gian, số 1, tr. 50.
42. Bình Nguyên Lộc (1971), Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Lộc,
Sài Gòn
43. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam,
Bộ Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Sài Gòn
44. Phạm Đức Mạnh (1985), Suy nghĩ về không gian văn hóa của Sa Huỳnh và về Sa
Huỳnh, Tạp chí khảo cổ học, số 1, tr. 37.
45. Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của Chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận, Văn
hóa thông tin, Hà Nội
46. Trương Văn Món (2008), Lịch sử phát triển lễ Raja Praong, Luận văn Thạc Sĩ,
Đại học Malaya.
47. Phan Đăng Nhật (2000), Thử xác định loại hình tác phẩm Deva Mưno của người
Chăm, Tagalau 1, Hội Văn học Nghệ thuật, Tp. Hồ Chí Minh
48. Phan Ngọc (1994), Truyện ngắn Malaixia hiện đại, Văn học, Hà Nội
49. Võ Công Nguyện (1996), Nghề thủ công cổ truyền của người Chăm ở Việt Nam,
Luận án PTS Khoa học Lịch sử, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 56
50. Đoàn Văn Phúc (1996), So sánh từ vựng tiếng Mã Lai với các ngôn ngữ Chàm,
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (25), tr. 78
51. Lê Vinh Quốc (Chủ biên) – Hà Bích Liên (1997), Các nhân vật Lịch sử Trung
đại, Tập I, Đông Nam Á, Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh
52. Sakaya (2002), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm, Văn hóa dân tộc, Hà Nội
53. Sakaya (2003), Lễ hội của người Chăm, Văn hóa dân tộc, Hà Nội
54. Sakaya (2010), Văn hóa Chăm: nghiên cứu và phê bình, Phụ nữ, Hà Nội.
55. Sakaya (Văn Món), (2011), Ngôn ngữ Chăm hiện nay: Thực trạng và giải pháp,
Phụ nữ, Hà Nội.
56. Mukh Tar (2008), Những vết tích văn hóa Mã Lai tại Việt Nam,
57. Nguyễn Đình Tư (1974), Non nước Ninh Thuận, Sống mới, Sài Gòn
58. Nguyễn Văn Tỷ (2008), Khái quát về văn hóa Chăm, Tagalau 9, Văn nghệ, Tp.
Hồ Chí Minh, tr. 74
59. Vương Hoàng Trù (2002), Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận –
Bình Thuận, luận án Tiến sĩ Lịch sử, Tp. Hồ Chí Minh.
60. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
61. Trêbốcxarốp và Lênin (1996), Lớp cư dân đầu tiên và cổ tộc sử, Trong “ Các dân
tộc Đông Nam Á”, Khoa học, Matxcơva
62. Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Đông
Nam Á (1997), Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, Tp.
Hồ Chí Minh
63. Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên) (bản dịch của Dương Thu Ái và Phùng Thị Huệ)
(1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Chính trị Quốc gia, Hà Nội
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG MELAYU
64. Almad Fathy al-Fatani (1994), Pengantar Sejarah Patani, Pustaka Darussalam,
Alor Setar (Bản dịch của Nguyễn Thanh Tuấn, năm 2006)
65. A. Teeuw và Wyatt (1970), Hikayat Patani, Martinus Nijhoff, The Hague
66. Abdul Rahman Al-Ahmadi (1988) Sejarah dan kebudayaan Campa: Lịch sử và
văn hóa Campa, Kementerian Kebudayaan, Kesenian Dan Pelancongan Malaysia & Ecole
Francaise D’extreme-Orient Paris, Kuala Lumpur.
67. Abdullah Hassan, Ainon Mohd (1994), Tesaurus Melayu Moden, Utusan, Kuala
Lumpur, Malaysia.
68. Alfred Russel Wallace (1962), The Malay Archielago, Dover Publications Inc.
69. Alieva N. F. (1992), Malay ans Cham possesion compared, OL, 31.
70. Amwan Kasimin (1991), Religion and Social change among the indigenous
people of the Malay peninsula, Kuala Lumpur.
71. Aninon Mohd, Abdullah Hassan (1996), Kamus Inggeris – Melayu, English –
Malay: Từ điển Inggeris – Melayu, English – Malay, NXB. Utusan, Kuala Lumpur, Malaysia.
72. Dato’ Tengku Alaudin Majid, Po Dharma (1994), Adat perpatih Melayu – Campa:
Tục mẫu hệ Melayu – Campa.
73. D.R. Hughes (1965), The people of Malaya, Singapore.
74. E. Aymonier (1905), Dictionaire Cam – Franscais, Pari.
75. E. Aymonier (2001), “The Chams and their Religions”, White lotus press
76. FAO (2005), Demographics of Malaysia.
77. Haji Adi Taha – Po Dharma (1998), Costumes of Campa – the Malay group in
Vietnam, Ecole Francaise D’Extrême-Orient, Kuala Lumpur, p. 28.
78. Hashim Haji Musa (1999), Sejarah Perkembangan Tulisan Jawi: Lịch sử phát
triển chữ Jawi, DBP, Kuala Lupur Malaysia.
79. Islamail Hussein, P-B. Lafont, Po Dharma (1995), Dunia Melayu dan dunia
Indocina: Thế giới Melayu và thế giới Indocina, DBP, Kementerian Pendidikan Malaysia, Kuala
Lumpur, Malaysia.
80. Jennifer Rodrigo (1996), Malaysia – the beautiful, Singapore.
81. Haji Mohtar Bin H. Md. Dom (1979), Malaysia Customary Laws and Usage,
Kuala Lumpur.
82. Kua Kia Soong (1990), Malaysian Cultural policy and democracy, Malaysia.
83. M. Bonneff (1985), “Malaysia”, in Archipel 29
84. Malaysian government (2000), Press statement population distribution and basic
demographic characteristics report population and housing census 2000, Putrajaya.
85. Maspero (1928), Le Royaume de Champa, Van Dest, Pari (Bản dịch của Lê Tư
Lành, tr. 6)
86. Pierre. Y. Manguin (1979), L’ Introduction de I’ Islam an Campa. BEFEO LXVI.
87. Mahzan Assad (2000), An introdution to Malaysia, Malaysia University.
88. Maznah Mohamad – Wong Soak Koon (2001), Risking Malaysia – Culture,
Politics and Identity, Bangi.
89. Minan Heidi (1996), Culture shock Malaya, Malaysia.
90. Nor Laizy Aziz (1981), Culture and Fertility. The case of Malaysia, Singapore.
91. Norhalim Hj. Ibrahim (1993), Asat Perpatih: Tục mẫu hệ, Penaerbit Fajar Bakti,
Kuala Lumpur, Malaysia.
92. Ooi Jin – Bee (1963), Land, People and Economy in Malaya, London.
93. Phu Van Han, Edmondson Jerold and Gregerson Kenneth (1992), “The
charactcers of the Cham in Vietnam, Eastern Cham as a tone language”, M-K Studies XX, SIL.
94. Po Dharma, Moussay G., Abdul Karim (1997), Akayet Inra Patra: Truyện Inra
Patra, Perpustakaan Negara Malaysia.
95. Po Dharma, Moussay G., Abdul Karim (1998), Akayet Dowa Mano: Truyện Dowa
Mano, Perpustakaan Negara Malaysia.
96. Po Dharma, Moussay G., Abdul Karim (2000), Nai Mai Mang Makah: Truyện
Nàng đến từ Makah – Kelantan, Makah Koleksi Manuskrip Melayu Campa, Kementerian
Kebudayaan, Kesenian Dan Pelancongan, Malaysia.
97. K. R. Hall (1992), Economic history of early Southeast, in CHSEAI, Cambridge
University Press.
98. Raymond Lee (editor) (1986), Ethnicity and Ethnic relations in Malaysia.
99. S. Husin Ali (1981), The Malays: Their problems and future, Hongkong.
100. Saroja Dorairajoo (2002), From Mecca to Yala: Negotiating Isalam in Present-day
Southern Thailand, trong Hội thảo “Islam in Southeast Asian and China: Regional Faithliness
and Faultliness in the Global Ummad”, Trường Đại học Hồng Kông
101. Yah aya Ismail (1989), The cultural heritage of Malaysia.
102. Winstedt R. (1947), The Malays, A Cultural History, Singapore.
103. Winstedt R. (1962), A History of Malaya, Singapore.
104. Robequain Charles (1946), Le Monde malais. Peninsule malaise, Sumatra, Java,
Bornéo, Célèbes, Bali et les petites iles de la Sonde, Moluques, Philippines, Paris.
105. Diamour J. (1959), Malay Kinship and Marriage in Singapore, Londress.
106. Firth R. (1966), Housekeeping among Malay Peasants, Londress.
107. Sheela Abraham (1993), Sejarah Perkembangan Negara: Lịch sử phát triển đất
nước, Penerbit Fajar Bakit Kuala Lumpur, Malaysia.
INTERNET:
108. 3TUwww.unescap.org/pop/popin/profiles/mys/mys.htmU3T.
109. 3TUwww.malaysikini.com/letters/200203260032141.phpU3T
110. 3TUwww.dispatch.coza/2000/09/28/features/malay.htmU3T.
111. 3TUwww.latrobe.edu.au/www/socpol/antropology.atdor.htmU3T.
112. 3TUwww.monsah.edu.au/alumni/events/malaysia/malaysian_dilemma.htmlU3T.
113. Uwww. Class.utoronto.ca/anthropology/344notes.htm.
114. 3TUwww.huaren.org/diaspora/asia/malaysia/rachis.htmlU3T.
115. 3TUwww.wikipediaU3T
116. 3TUwww.ad2000U3T. org/peoples/jp/1536.htm
117. 3TUwww.wsu.eduU3T
118. U Wikipedia.org/wiki/Ch%C4%83m_Pa
119. U
PHỤ LỤC
(Dẫn lại từ tư liệu của Sakaya (2010), Văn hoá Chăm: Nghiên cứu và Phê bình, Tập I, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội, tr. 555-558 và 576-585 )
Chữ Chăm cổ và chữ Akhar Thrah truyền thống
Nội dung Bia Đồng Yên Châu (thế kỷ IV):
“Siddham! Ni yang naga punya putauw, ya urang sepriy di không, kurun không jemay labuh
nasi swarggah, ya urang paribhu di không, kurun saribu thun davam di nakara, dengan tujuh kulo ko”.
(Xin kính cẩn chào! Đây là con rồng thiêng thần của vua/ Nếu người nào tôn thờ dâng cúng sẽ
được phù hộ sống đời ngàn năm/ nếu người nào phá hủy sẽ bị đầy khổ ải đến bảy đời)
Bia chữ Akhar Thrah truyền thống trên trụ tháp Po Romé (thế kỷ XVII):
Bia này bị mờ chữ, chỉ còn lại một số chữ có thể đọc được giúp chúng ta hình dung được chữ
Akhar Thrah truyền thống Chăm. Tuy nhiên có 5 hàng chữ Akhar Thrah được ghi rõ hơn trước ngực
của tượng thờ Bia Sucih, vợ vua Po Romé giúp chúng ta có thể hình dung được chữ Akhar Thrah
Chăm thời kỳ này như sau:
Ni panuec bia sucih
raduh su [<saong] po palei
nan oh ndik
apuei saong pasang
di tada bia sucih
(Đây lịch sử của hoàng hậu Sicih,
chịu tội với chủ làng palei,
vì không chịu lên giàn lửa cùng chồng,
(ghi) trước ngực hoàng hậu Sucih).
Chữ Akhar Thrah, loại chữ phổ thông dùng để làm giấy tờ, đơn thư trong tư liệu hoàng
gia Chăm thế kỷ XVII-XVIII như sau:
“@ ni harak muk nan ngap pablei drei di Po Nil tok jon [< jien] dua pluh kuan pablei drei di
thun nasak tapay di bulan klau harei klau bangun suk (…), harak ni thun nasak tapay di balan klau
harei klau bangun suk,,, Tu Kan kung tangan,,”
(Đây giấy tờ bà đó làm để bán mình (làm thuê) cho Po Nil lấy tiền 20 quan, bán mình trong năm
con thỏ, tháng 3, ngày 3, thượng tuần trăng thứ sáu (…). Giấy này làm trong năm con thỏ, tháng 3,
ngày 3 thượng tuần trăng thứ sáu. Tu Kan lăn tay (kí tên)).
Chữ Akhar Thrah trong tác phẩm Dewa Mano thế kỷ XVII-XVIII như sau:
“Ni akuyet si panâh tuer tabiak padeng ni nâm ka ratuek rija ni Dewa Mano, hapieh hadei kurei
sani ndem bino ka dul ni ka Dewa Mano, panâh tuei ariya”.
(Đây Akuyet sắp được sáng tác phổ biến, ghi dấu tích để (mọi người) dựa theo hoàng tử Dewa
Mano/ Để mai sau cho (người đời) truyền kể lại, truyện Dewa Mano, sáng tác theo thể thơ,…).
Akhar Yok – một biến thể của Akhar Thrah
n-i-m t-i-k-u-h k-u-ba-v
(đây chuột, trâu)
r-i-e-m-a-n t-i-pa-y
(cọp, thỏ)
nơ-ba-ga-i-ra-y u-la-ba a-e-ai-n-h
(rồng, rắn)
Chữ Akhar Atuel – một loại biến thể của Akhar Thrah
Nì s-va-t-tik harei adit som an’ar but jip cuk sa-nna-ca-r.
(Đây phúc thay! Ngày – chủ nhật – thứ hai – thứ ba – thứ tư – thứ năm – thứ sáu – thứ bảy).
Danh mục tên các vị thần linh và các điệu trống lễ trong lễ Raja Praong Champa và Mak
Yong Mã Lai
Một số các vị thần linh và điệu trống Ginang trong lễ Raja Praong- Champa
Năm 1971, G. Moussay thống kê chính thức có 54 điệu trống lễ Ginang truyền thống. Năm
1996, Đình Hy và Trượng Tốn nghiên cứu về nhạc cụ Chăm cũng đưa ra con số thống kê 54 điệu trống
Ginang trên. Năm 1999, Hải Liên tiếp tục thống kê trống Ginang lên đến 75 điệu. Riêng ở phần này, tôi
chỉ liệt kê 58 điệu trống Ginang cơ bản được biểu diễn chính thức trong lễ Rija Praong Chăm để độc
giả có thể hình dung và đối chiếu sơ lược với trống Gendang trong lễ Mak Yong của Mã Lai như sau:
Baruw Kajang, Ba Gilong, Thon Hala, Bar Gana, Cahya, Biyén, Permata, Patra Po, Patra Likei,
Tho Lela, Patra Gik gai, Patra Tagaok Cang [< Langcang], Patra Caik Malaik, Ligam Sa Gai, Par Mata
[< permata], Tha – Ta Ginuer Tajuh, Rak Inâ, Patri Manuen, Tamâ Ligam, Patri Bangso, Patri Canni,
Patri Dara Nai Aneh, Patri Bia Apakal, Patri Ban Likam, Tiong, Kamang, Mrai, Mal [< amal] Tituk,
Bar Gana Jali, Mal Sri, Bar Gana Jawet, Bar Gana Masier, Bar Gana Ja Litai, Tal Tali, Patri Manja
(Kagi Manjâ), Tal Jawa, Tal Mano, Tal Biyén, Patri Ritang, Ragam Klaoh Kra, Lin Gading [< Gading
timal], Lin Gajak [< Lintas Gajah], Jali Mâk, Jaligam Jalam, Juk Lam, Birung [< burung/barung], Pak
Klap Anâk, Birung Pak Klap Amaik, Lipei Lisei Payak, Halaubalang, Paik Baoh Tapei, Birung Ahaok,
Hala Mbuei, Mal Ataw Tasik, Paralao Ahaok,…
Một số các vị thần linh và điệu trống trong lễ Mak Yong Mã Lai
Ngoài những điệu nhạc tổng hợp trên, riêng trống Gendang trong âm nhạc Mak Yong có đến 77
điệu trống tương ứng với điệu múa nhưng ngày nay chỉ còn 65 điệu được biết đến như sau:
Atawadar, Anum, Arak – Arak, Anum, Arak arak dalam, Baba layar, Baung atas Gunung,
Balak, buyung, Cahaya Mata, Cempaka Putih, Galah Ganjil, Galoh Merajuk, Gambuh, Gambus,
Gandung Gajah Mati, Ketam Renjung, Ketawang, Kilas Sedayon, Kunang – kunang Mabuk (kudang –
kudang- Belanda - Mabuk), Lampang Sari, Lancang Kuning, Lantai Lima, Lolok, Lunang, Manggung
Mati, Mendan Sari, Monang, Mongga, Payung Patah, Pemulih, Perang, Perang Manggung,
Ramanggong, Rangda Mangu, Rangi – Rangu, Selangkah Tungal, Selang Arak, Selanting, Seraas
Tungal, Serama (Sri Rama), Sri Rama Blik, Taman Sari, Tawan, Timang Inu, Timang Burung,
Timbang Sawit, Tiong Semarang, Togak, Togak Rompin, Tolar, Tongkang Masuk, Topeng, Ulit
Mayang, Ulit Sri Rama, Warna-Warni, Hulubalang…
Tư liệu Jawa Ahaok (tiếng Mã Lai) trong một vài văn bản lễ Raja Praong
• Một số từ Mã Lai thông dụng được Maduen sữ dụng trong lễ Raja Praong
Ni panuec jawa lang = đây những từ vựng Mã Lai – Chăm, this is Bilingual Dictionnary of the
Malays and the Chams
1. yaman nan kuman
~ yaman (mal) = kuman (cam)= trẻ sơ sinh, newborn baby
2. ampan nan tagei pabah
Nghi thức trong đám cưới của người Chăm Nam Bộ
Về mặt nghi lễ cưới xin, để bám sát tiêu đề của chương, bài viết chỉ đề cập đến các nghi thức
trong đám cưới của người Chăm Nam Bộ. Lễ cưới được thực hiện đúng theo nghi thức Rukun Nikak:
- Thứ nhất, phải có người đại diện nhà gái gọi là Wali (chủ hôn) thường là cha, chú, anh, (em
trai) ruột của cô dâu hoặc do gia đình cô dâu cử ra. Trong trường hợp vắng mặt người ruột thịt của cô
dâu, gia đình cô dau thường nhờ Hakim hoặc người có uy tín khác làm Wali.
- Thứ hai, phải có hai người làm chứng gọi là Saksi. Saksi là người trong cộng đồng, có tuổi,
đứng đắn, không có bà con thân thuộc với cô dâu hoặc chú rể, nghiêm túc và khách quan
- Thứ ba, lễ Kabon tiến hành giữa ông Wali và chú rể. Ông Wali tuyên bố gả người con gái và
chú rể chấp nhận việc cưới cô dâu.
- Thứ tư, phải có cô dâu
- Thứ năm, phải có chú rể.
Buổi lễ chính thức được diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Chú rể ngồi đối diện với
ông Wali, các vị Saksi ngồi hai bên, xung quanh họ là những vị lớn tuổi và nhiều người tham dự. Khi
chú rể trao tiền cưới, số tiền đã được nhà trai và nhà gái thỏa thuận trước, gọi là Sakawan – banjơ. Số
tiền này sẽ thuộc về cô dâu. Ông Wali và chú rể nắm chặt tay nhau rồi ông Wali tuyên bố: “Tôi gả con
gái tôi (hoặc tôi gả cô…) tên là… cho… sakawan là… ”. Chú rể đáp: “Tôi bằng lòng cưới cô… với
Sakawan là…”. Việc đáp lời của chú rể phải liên tục với ông Wali vừa chấm dứt câu và rõ ràng, không
sai tên, không vấp; nếu sai thì phải lập lại và không được sai quá 3 lần. Sau 3 lần mà lời đáp vẫn không
hoàn chỉnh thì hôn lễ sẽ được dời lại ngày khác, vì họ quan niệm đó là điềm gỡ cho cặp vợ chồng trẻ.
Kết thúc lời đáp trọn vẹn của chú rể với Wali, chú rể được đưa tới phòng cưới. Phòng cưới được bày trí
trang trọng. Chú rể tiến thẳng đến cô dâu, dùng ngón trỏ chỉ thẳng vào trán cô dâu và nói thầm “nàng
đã thuộc về ta từ đây”, sau đó có thể được hôn lên trán cô dâu trước sự chứng kiến của nhiếu người.
Sau lễ cưới ba ngày, chú rể đưa cô dâu về thăm cha mẹ mình và đem theo vật dụng sinh hoạt gia
đình như nồi, niêu, xoong, chảo, gạo, muối,… Cha mẹ chú rể sẽ đưa vợ về nhà mình hoặc đến sống
chung cùng với gia đình bên vợ.
Khi đôi vợ chồng cảm thấy không sống được với nhau nữa thì sẽ tiến đến li hôn. Việc li hôn có
thể dựa trên nguyên nhân hợp lý như: chồng không có khả năng nuôi nổi vợ, vợ không tuân theo
chồng, hoặc vợ chồng thường xuyên bất hòa với nhau… Trước khi li hôn, thì đôi vợ chồng đó
phải qua sự hòa giải. Sau khi li hôn tài sản của họ sẽ chia làm đôi. Những vấn đề khác như con
cái sẽ theo cha hay theo mẹ, con cái có còn trong độ tuổi chấp dưỡng hay không,… sẽ được
người trong cộng đồng giải quyết hợp lý, hợp tình. Đối với phụ nữ, khi đã li hôn hoặc mất chồng
thì có quyền tái giá nhưng phải sau 3 tháng để xác định xem có mang thai với chồng trước hay
không. Còn người đàn ông sau khi vợ mất hay đã chính thức li hôn thì có thể cưới vợ ngay.
Người Chăm tin chuyện hạnh phúc hay li tan đều do định mệnh [28, tr. 41-49].
Cộng đồng Melayu ở Patani miền Nam Thái Lan
Cộng đồng người Melayu là cộng đồng thiểu số ở Thái Lan, chiếm khoảng 4% trong tổng số
dân số 65.444 triệu người trên đất nước Thái lan. Tuy vậy con số về tổng số người Hồi giáo ở vương
quốc Thái Lan cho đến nay vẫn còn tranh luận về tính chính xác của nó. Chẳng hạn như Ủy ban Trung
ương về các vấn đề Hồi giáo có trụ sở ở Bangkok thì ước đoán có khoảng 10% người Hồi giáo 1997,
còn Omar Farouk trong bài nghiên cứu cá nhân của mình năm 1999 thì cho rằng có khoảng 5%-8%
người Hồi giáo ở Thái Lan, Trong khi đó, Andrew Forbes thì rằng con số thật về người Hồi giáo ở Thái
Lan có khoảng 3,8- 5%, còn Raymond Scupin thì cho rằng có khoảng 6% người Hồi giáo, khoảng 4
triệu người. [98]
Mặc dù là cộng đồng thiểu số ở Thái Lan nhưng ở các tỉnh miền Nam cộng đồng Melayu lại là
cộng đồng chiếm đa số. Trong các tỉnh miền Nam này, người Thái Phật giáo thiểu số sống xen kẽ với
người Melayu Hồi giáo chiếm đa số. Chính vì vậy, đã tạo cho khu vực miền Nam Thái Lan có một bức
tranh văn hóa và tộc người rất đặc sắc. Trong khu vực miền Nam Thái Lan có đến 2.800 thánh đường
phân bố trong các tỉnh, trong đó có nhiều chùa của Phật giáo phân bố xen kẽ. Theo kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học thì có khoảng 70% người Melayu cư trú ở miền Nam Thái Lan, đặc biệt ở 4 tỉnh
Patani, Yala, Narathiwat và Satun. Theo Jaran Maluleem (1998), tỉ lệ phần trăm của người Hồi giáo cư
trú ở miền Nam Thái Lan như sau: 78,48% ở tỉnh Narathiwat, 77,53% ở tỉnh Patani, 65,99% ở Satun,
62,79% ở tỉnh Yala và 19,98 ở tỉnh Songkhla.
Bên cạnh người Hồi giáo Melayu, cộng đồng người Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan còn có
những người Hồi gốc Ả Rập, Ba Tư, Chăm từ Kampong Cham ở Campuchia, người Hẹ gốc Trung
Quốc (từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc), người Benggal, Gujerat, Minangkabau, Java, Bawean, Pathan từ
Pakistan, Punjab, Sam-sam (người Melayu bị Xiêm hóa) ở Songkhala và Satun.
Ngoài cư trú trên lãnh thổ Thái Lan, người Melayu Patani ngày nay có mặt ở Malaysia như
Kedah, Kelantan, Perlis, Perak, và Penang. Ngoại trừ khác biệt về ngôn ngữ, không co sự khác biệt nào
giữa người Patani và người Malaysia (di duệ của người Melayu). Nhiều người trong số họ đã trở thành
công dân Malaysia và chọn Malaysia là quê hương của mình. Người Melayu Patani ở Malaysia cũng
bao gồm nhiều nhóm. Họ đến đây vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chính trị và để tìm việc làm
là nguyên nhân chủ yếu. Đa số người Melayu Patani ở Malaysia làm nghề buôn bán nhỏ và làm nghề
xây dựng. Cũng có một bộ phận nhỏ người Melayu trở thành giáo viên (đặc biệt là giáo viên tôn giáo),
nhân viên nhà nước, nhà văn và thậm chí là giảng viên đại học.
Cộng đồng người Melayu ở các tỉnh miền Nam Thái Lan còn được gọi là cộng đồng
người Patani hay người Melayu Patani. Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Patani gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Melayu ở các tỉnh cực Nam của Thái Lan. Do
vậy, để biết được quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Melayu hiện nay ở Thái Lan, trước
hết chúng ta phải làm sáng tỏ được lịch sử Vương quốc Patani trước đây của họ.
Theo các sử gia, tiền thân của vương quốc Patani là vương quốc Langkasuka. Vương quốc này
có diện tích rất rộng, không phải là khu vực hoặc Changwad Patani (tỉnh Patani) như được đề cập đến
trong bản đồ Thái Lan ngày nay. Theo Almad Fathy al- Fatani, 1994:3, Pengantar Sejarah Patani, NXb
Pustaka Darussalam, Alor Setar (Bản dịch: Nguyễn Thanh Tuấn, năm 2006) vương quốc Patani này là
một đất nước rộng lớn, lãnh thổ của nó bao gồm những khu vực Patani, Narathiwat, Yala và một phần
của Songkhla (Sebayor và Tibor). Đất nước Patani có lịch sử lâu đời, lâu hơn lịch sử của các nước khác
ở bán đảo Melayu như Melaka, Johor, Selangor,… Vương quốc Patani được đề cập đến ở đây là một
vương quốc của người Melayu cổ, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, có tên ban đầu là
Langkasuka và sau này tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh Hồi giáo. Sau khi nằm dưới đô hộ của Xiêm
sau Hiệp ước Anh – Xiêm năm 1909, lãnh thổ của vương quốc này đã được chia ra thành các tỉnh nằm
trong vương qốc Thái Lan ngày nay.
Lịch sử ban đầu của vương quốc Melayu Patani vẫn còn rất mơ hồ. Dựa trên các nguồn sử liệu
khác nhau cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc ban đầu hoặc thời điểm thật sự mà vương
quốc Melayu patani được thành lập. Dựa trên các ghi chép của những nhà thám hiểm người Trung
Quốc đi vòng quanh các nước Đông Nam Á vào thế kỷ thứ II cho thấy rằng họ đã đặt chân lên một đất
nước có tên là Lang – Ya – Shiu hay cũng được gọi là Langkasuka, sau này là Patani, ra đời vào
khoảng thề kỷ thứ II trở về trước. Còn theo ghi chép của các sử gia Châu Âu thì cho rằng đất nước
Langkasuka nằm ở ven biển phía Đông của bán đảo Melayu giữa Senggora (Songkhla) và Kelantan, là
vị trí gốc của đất nước Patani sau này. Có người cho rằng thủ phủ của vương quốc này thời đó nằm ở
khu vực Yarang. Patani được xem là một vương quốc phát triển ở bán đảo Melayu và sớm trở thành
một hải cảng quan trọng từ thế kỷ thứ VIII. Bởi vì nhiều người cho rằng vịnh Langkasuka (vịnh Patani
ngày nay) có một vị trí chiến lược và rất phù hợp để trở thành nơi lý tưởng cho các tàu buôn nước
ngoài đi qua neo đậu và trú ẩn khi có mưa bão. Paul Wheatley giải thích rằng vịnh Langkasuka đã một
thời nắm giữ con đường thương mại Đông – Tây qua eo Segengting Kra và kiểm soát cả khu vực bán
đảo cho đến vinh Benggal. Vương quốc Melayu Langkasuka này tồn tại cho đến thế kỷ thứ XIII và sau
này được thay thế bằng vương quốc Patani.
Vấn đề làm thế nào mà cái tên Langkasuka biến đổi thành tên Patani thì các nhà nghiên cứu
lịch sử rõ ràng. A. Teeuw và Wyatt cho rằng Patani đã được thành lập vào khoảng thế kỉ XIV và XV.
Họ đưa ra quan điểm này dựa trên những ghi chép của các nhà thám hiểm, như dựa trên bài viết của
Tomes Pires và của đô đốc Cheng Ho đã từng đến vịnh này vào năm 1404-1433 [63, tr. 3]. Cũng theo
truyện sử Patani, vương quốc Melayu Patani có nguồn gốc từ vương quốc Melayu có thủ đô nằm ở
thành phố Mahligai mà được cai trị bởi Phya Tu Kerab Mahayana [63, tr. 68]. Bởi vì vị trí của thành
phố Mahligai nằm quá sâu trong lục địa và rất khó cho các thuyền buôn cập bến vì vậy Phya Tu
Antara, con của Tu Kerab Mahayana, đã quyết định chuyển thủ phủ của vương quốc này đến một làng
chài mà sau này được đặt tên là “Patani”. Người ta tin rằng thủ phủ của nó nằm ở làng Grisek trong khu
vực Patani ngày nay. Có nhiều truyền thuyết cho rằng, vào một ngày nọ, Phya Tu Antara đi săn thú.
Ngài đuổi theo một con cheo cheo đến một bãi biển thì không thấy con cheo cheo nữa. Ngài mới hỏi
một thị vệ của mình “Cheo cheo biến đâu mất rồi?”. Thị vệ trả lời là “Patai ini” (Bãi biển này)”. Cùng
lúc đó, có một ông lão đi đến và nói rằng người thị vệ trước đây của nhà vua đã từng sống ở đây. Tên
của ông lão là Insik Tani. Người trong làng đều gọi ông là “Po Tani” (Bác nông dân). Vì thế, tên gọi
“Patani” có thể là cách đọc chệch của “Pantai ini” hoặc “Po tani” (Jaran Maluleem, 1996: 64).
Vị trí Patani ở bán đảo Thái Lan có vị thế chiến lược về mặt địa lý đã làm cho thành phố này trở
thành nơi dừng chân lý tưởng cho các thương nhân nước ngoài cả từ phương Tây và phương Đông
cùng ghé đến để nghỉ ngơi hoặc buôn bán. Trong một thời gian ngắn Patani đã nhanh chóng nổi lên trở
thành một vương quốc quan trọng, phát triển về mặt kinh tế cũng như ổn định về mặt chính trị và chính
quyền. Chính mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc cũng như mối quan hệ tốt đẹp với các nước trong và
ngoài khu vực đã “cứu sống” Patani khỏi rơi vào tay của các thực dân như Xiêm, Bồ Đào Nha và Hà
Lan.
Hồi giáo cũng đã mang đến một sự thay đổi có ý nghĩa cho vương quốc và cư dân Patani. D’ Eredia,
một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, vào năm 1613 đã ghi rằng Hồi giáo đã đặt chân lên Patani sớm hơn
Hồi giáo đặt chân lên Kuala Berang, Trengganu, đó là khoảng năm 1386-1387 [62, tr. 4]. Phya Tu
Antara theo Hồi giáo thông qua một giáo sĩ từ Pasai, tên là Syeikh Said, đã đổi sang tên Hồi giáo
Sultan Ismail Sya Zillullah Dil Alam [60,tr. 68]. Kể từ đó Patani đã trở thành nơi dừng chân của các
anh em người Hồi giáo và trở thành trung tâm thương mại Đông - Tây nổi tiếng ở vịnh này. Patani tiếp
tục phát triển sau khi Melaka rơi vào tay Bồ Đào Nha vào năm 1511.
Phụ lục hình ảnh 1
4TÁo dài Chăm biến đổi (trái) và Baju kurung của Malay (phải)
Phụ lục hình ảnh 2
4TSự tương đồng giữa áo dài truyền thống Mã Lai & Chăm
4T
Phụ lục hình ảnh 3
(Nhìn người Chăm rất giống người Mã Lai ở Malaysia)
Phụ lục hình ảnh 5
Nóc nhà của Mã Lai, Ảnh Văn Món. 2007.JPG
Phụ lục hình ảnh 6
Ảnh người Mã Lai ở tiểu bang Perlis. Ảnh Văn Món. 2009.JPG
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5797.pdf