ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ HỒNG MY
Thái nguyên, 2008
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ................................
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 12
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 13
5. Mục đích của luận văn ...................................................................................................................... 13
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................................ 14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ................................................................................................................. 15
1.1. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương .................................... 15
1.1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ âm giới .................................................. 15
1.1.2. Núi rừng hoang vu chứa đầy sự huyền bí ....................................................... 22
1.1.3. Không gian chập chờn trong cõi vô thức ........................................................ 27
1.2. Thời gian biến ảo ............................................................................................................................. 33
1.2.1. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính không xác thực ......................................... 34
1.2.2. Thời gian trong cõi vô thức..................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG ........................................................................................................................ 41
2.1. Nhân vật người điên ...................................................................................................................... 42
2.2. Nhân vật biến hình, hư ảo .......................................................................................................... 47
2.3. Nhân vật chuyển tiếp ..................................................................................................................... 57
2.4. Nhân vật ma quái ............................................................................................................................. 59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC TẠO DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ............................................................................ 65
3.1. Xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện .............................................................................. 65
3.2. Tạo những hình ảnh và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng ................... 69
3.2.1. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng..................................................... 69
3.2.2. Môtip trần thuật ............................................................................................................. 75
3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo................ ............. ...............85
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 92
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..............................................100
PHỤ LỤC ........................................................................................................101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu
hiệu giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Trong
văn học viết Việt Nam, yếu tố kỳ ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác
nhau nhưng thời kỳ nào cũng có (tiêu biểu như: Lĩnh Nam chích quái, Truyền
kỳ mạn lục - văn xuôi trung đại; Trại Bồ Tùng Linh, Ai hát giữa rừng khuya,
Yêu ngôn, Hậu thiên đường, Giàn thiêu - văn xuôi hiện đại).
Từ giai đoạn sau 1986, yếu tố kỳ ảo trong văn học có chiều hướng gia
tăng và trở thành “một hiện tượng văn học” trong sáng tác của Hồ Anh Thái,
Nguyễn Thị Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Thuận, Châu Diên, Hoàng Diệu, Tạ
Duy Anh, Võ Thị Hoài... Các nhà văn này đồng thời cũng là các cây bút tích
cực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết về nhiều phương diện: kết cấu, nhân vật,
giọng điệu, ngôn ngữ... Họ đã góp phần làm mới diện mạo tiểu thuyết Việt
Nam trong mấy thập niên vừa qua.
1.2. Chất liệu kỳ ảo đã tạo nên những bước đột phá trong nghệ thuật tự
sự đương đại. Song, trong thực tế, cũng còn một khoảng cách khá xa giữa
việc sử dụng yếu tố kỳ ảo của nhà văn với khả năng tiếp nhận yếu tố kỳ ảo
của độc giả. Ngày nay, sự phát triển siêu tốc của khoa học, kỹ thuật có tác
dụng kích thích khả năng tiếp nhận của độc giả, giúp họ có nhu cầu tìm đến
cái mới, nhanh chóng thích ứng và tiếp nhận cái mới. Văn học kỳ ảo tỏ ra
thích hợp với công chúng độc giả thời hiện đại. Trong công nghệ thông tin,
hàng loạt các trò chơi thế giới ảo đã tạo thành lực tương tác hướng người ta
tìm đến văn học kỳ ảo. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cái kỳ ảo trong công nghệ
thông tin với tiếp nhận cái kỳ ảo trong văn học lại là những phương diện khác
nhau. Bởi vì, cái kỳ ảo trong thế giới Game là cái kỳ ảo được lập trình, cài đặt
sẵn để người chơi có thể dễ dàng nhập cuộc; còn kỳ ảo trong văn học là sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
phẩm sáng tạo riêng, đòi hỏi độc giả phải đồng sáng tạo cao độ với nhà văn,
giàu kinh nghiệm và vốn sống, cộng với một năng lực đọc hiểu tác phẩm văn
học kỳ ảo nhất định thì mới nhận thấy sự hấp dẫn của chúng... Do vậy, trong
thực tế, không ít người ngại đọc tác phẩm có yếu tố kỳ ảo, hoặc nếu tìm đọc
thì cùng gặp khó khăn khi tiếp nhận.
1.3. Nhưng, không bị trói buộc bởi quán tính tiếp nhận của một số độc
giả, nhiều cây bút văn xuôi của chúng ta những năm gần đây vẫn nỗ lực tìm
kiếm và thể nghiệm sức biểu hiện cuộc sống của “cái kỳ ảo” trong văn học.
Nguyễn Bình Phương là một trong số đó. Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kì
ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng, một yếu
tố "không thể thiếu" trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Yếu tố kì ảo cũng
khiến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang nét khác lạ so với tiểu
thuyết của lớp nhà văn trước.
1.4. Yếu tố kỳ ảo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình
văn học nước ta. Nhiều hiện tượng văn học kỳ ảo đã được “giải mã” trong các
sách chuyên luận, luận văn khoa học (Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac -
Lê Nguyên Cẩn, Đặc sắc thể tài Yêu ngôn của Nguyễn Tuân - Nguyễn Thị
Thanh Vân...) giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tác
phẩm văn học này. Trên hành trình khám phá miền đất văn học kì ảo nhiều bí
ẩn, một số cây bút nghiên cứu phê bình văn học đã hướng tới một “mảnh đất
mới”: sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương đã được khai phá nhưng chưa đạt được mức độ toàn
diện, hệ thống.
Tóm lại, sự gia tăng yếu tố kỳ ảo trong văn học những năm gần đây đòi
hỏi sự gia tăng tương ứng các công trình nghiên cứu về cái kỳ ảo. Có như vậy,
nghiên cứu phê bình văn học mới tiếp cận và tác động kịp thời, hữu ích tới
thực tế sáng tác văn học. Khám phá văn học kỳ ảo, đi sâu vào các công trình
nghệ thuật kỳ lạ và hấp dẫn đó, hoạt động nghiên cứu văn học tiếp tục vai trò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
người đồng hành đáng tin cậy của nhà văn, góp phần thúc đẩy văn học phát
triển. Đặc biệt, cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện hơn về
yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng
mức sức sáng tạo đóng góp của tác giả đối với tiểu thuyết Việt Nam đương
đại.
Đó chính là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1.Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phƣơng
Nhà văn Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1865 tại
Thái Nguyên. Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham
thuộc huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên.
Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ
đội; năm 1989 vào học trường viết văn Nguyễn Du; ra trường công tác một
năm ở Đoàn kịch nói Quân đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản
Quân đội và hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nguyễn Bình Phương viết văn bằng niềm đam mê, nhạy cảm cộng với
tri thức văn chương của một cây bút được đào tạo qua trường lớp. Tác giả viết
đều tay ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, tản văn...
Cho đến nay, Nguyễn Bình Phương đã xuất bản các tập thơ: Khách của
trần gian (1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997) cùng một số tiểu luận,
truyện ngắn; tiêu biểu có truyện ngắn Đi in trên báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày
10 tháng 1 năm 1999). Truyện ngắn này đã gây được sự chú ý của dư luận.
Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay: Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991), Nguyễn
Bình Phương tập trung vào thể loại tiểu thuyết. Và cũng chính tiểu thuyết đã
làm cho bút danh nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống văn học. Nguyễn
Bình Phương được bạn đọc biết đến nhiều hơn với sự xuất hiện liên tiếp
những cuốn tiểu thuyết có cách viết mới cả về hình thức lẫn nội dung: Bả giời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
(Nxb Quân đội nhân dân, 2004), Những đứa trẻ chết già, (Nxb Văn học,
1994), Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên,
2000), Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006).
Trong khoảng chưa đầy chục năm, không kể các thể loại khác, Nguyễn Bình
Phương đã có tới bảy cuốn tiểu thuyết được xuất bản.
Cũng như các cây bút văn xuôi Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Dương Thu
Hương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh... Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực
"bứt phá" tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết. Với quan niệm “Nghệ thuật tiểu
thuyết, ở một chừng mực nào chính đó là nghệ thuật của sự nối kết các điểm
chính với nhau chứ không phải sự nhẫn nại đi theo lộ trình tuần tự, đều đặn
của thời gian và sự kiện” [40;7]. Nguyễn Bình Phương viết trong sự "trôi dạt"
cảm xúc, đào sâu vào miền vô thức. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có
những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật... Chính sự
khác lạ ấy đã thu hút giới nghiên cứu phê bình văn học. Nguyễn Bình Phương
đã được báo chí trong nước cũng như các tạp chí trên mạng giới thiệu qua các
báo: Pháp luật, Văn hoá, Văn nghệ trẻ, Tạp chí Hợp Lưu...; trên các trang
Webside:
bên cạnh đó còn có các bài báo cáo khoa học, luận
văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học Ngữ văn... Tập hợp tài liệu nghiên
cứu về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi thấy những người đi trước đã quan
tâm tới các phương diện sau:
* Chân dung nhà văn
Phùng Văn Khai đã dựng nên chân dung nhà văn Nguyễn Bình Phương
từ ngoại hình đến tinh thần và sự nghiệp sáng tác văn chương: "Nguyễn Bình
Phương có một khuôn mặt rất buồn. Anh ít nói trong các đám đông hoặc hai
người với nhau. Nhưng anh chăm chú mọi người, chăm chú vào câu chuyện
và rất sắc sảo, độc đáo trong suy nghĩ” [31;52], "Nếu coi văn chương là một
nghề thì cái nghề ấy đã đeo gông đóng số Nguyễn Bình Phương(...). Yêu nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
đến ngơ ngẩn, yêu đến hành xác, tâm linh, sùng tín như anh quả là của hiếm”
[31,17]. Nhà nghiên cứu này đã đánh giá: "Trữ lượng văn xuôi Nguyễn Bình
Phương là một trữ lượng tiềm tàng mà nhà khai thác đang vào độ thuận để
đưa ra những đời sống, những thân phận, những tư tưởng, những thắc mắc,
những lo toan, những dự báo cho chính đời sống này [31,91]. Theo Phùng
Văn Khai: “Chỉ một thời gian không xa nữa, với nội lực sáng tạo của nhà văn,
chúng ta sẽ có một cái gì đó về văn xuôi đương đại, một cái gì đó mà phải nói
thật rằng chúng ta đã chờ đợi từ lâu, không phải để phủ định những thành tựu
văn xuôi trước đó mà là một bước phát triển tiếp nối” [31;98].
* Kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Đây là yếu tố đổi mới đầu tiên của Nguyễn Bình Phương được các nhà
phê bình nghiên cứu văn học tập trung khám phá. Thụy Khuê là người sớm
quan tâm tới sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đã viết nhiều bài phê bình về
những cuốn tiểu thuyết của nhà văn. Trong bài “Thoạt kỳ thuỷ trong vùng đất
Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương”, Thụy Khuê nêu cảm nhận về
mặt nội dung của cuốn tiểu thuyết: “Thoạt kỳ thuỷ là một bài thơ đẫm máu và
nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn hoặc, viết về hành trình của một cộng
đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến toàn
phần điên loạn”; và về hình thức nghệ thuật: “Thoạt kỳ thuỷ là cuốn tiểu
thuyết khác thường, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ... Đây
không phải là trang viết truyền thống vì vậy cần cách đọc không truyền thống.
Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là những mấu chốt
cấu trúc tiểu thuyết” [33]. Thụy Khuê cũng đã chỉ ra một hướng tiếp cận mới
đối với tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ: cần tập trung khám phá sự giao thoa của các
thể loại kịch, thơ, tiểu thuyết trong tác phẩm này.
Cùng chung với suy nghĩ của Thụy Khuê về sự đan xen của nhiều thể
loại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Hoàng Cẩm Giang trong đề tài :
“Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI” Luận văn Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
(Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra vấn đề cấu trúc tác phẩm và sự phá vỡ
đặc trưng thể loại. Tác giả nhận xét: “xen kẽ giữa các dòng tự sự, người đọc
liên tục bắt gặp những khúc đoạn lạ - mang chức năng “ngoại đề” - vốn không
nằm trong “chính mạch tự sự”... để lại những khoảng trống mênh mang trên
văn bản”.
Nguyễn Thị Ngọc Hân trong www.tienve.org đã tìm ra đặc điểm xoắn
kép nhiều mạch chảy song song trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương:
“Nguyễn Bình Phương và một số cây bút đương đại lại không đi theo lối kết
cấu cũ. Anh đã phá tung mọi đường biên, rào cản để tạo ra sự tự do tối đa cho
tác phẩm. Ở đó, các mạch truyện đan xen, móc nối nhằng nhịt: có những tác
phẩm có hai mạch chảy song song đến cuối tác phẩm đã hoà vào một mạch
chung, có những tác phẩm được xây dựng nên bởi rất nhiều mạch tạo thành
kiểu đa giọng điệu độc đáo”. Hồ Bích Ngọc trong Luận văn Thạc sỹ năm
2006 (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khái quát về cấu trúc tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương trong lĩnh vực khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu
thuyết, chỉ ra sự đổi mới, hiện đại hoá tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
về kết cấu, về nhân vật và về ngôn ngữ, giọng điệu.
Tác giả Nguyễn Chí Hoan trong www.evan.com.vn với bài viết “Hành
trình qua trống rỗng” quan tâm đến vấn đề kỹ thuật của tiểu thuyết Ngồi ở lối
kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng nhận, lối hành văn với sự giản yếu của
các câu văn. Tác giả cũng chỉ ra mặt hạn chế của tác phẩm “bị kỹ thuật kết
cấu kéo căng ra quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của cuốn sách trở nên
giống như một tham vọng khái quát bằng kỹ thuật dựng truyện hơn là những
hoa trái của một trải nghiệm thực sự”.
Bùi Thị Thu khi nghiên cứu; “Một số đặc điểm đáng chú ý của tiểu
thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây” - Khoá luận tốt nghiệp đại học
(Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) đã khảo sát một số tiểu tuyết đương đại
trong đó có tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Tác giả đã chỉ ra những đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
trưng trong cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu của các tiểu thuyết nói trên là cấu
trúc phức hợp, cấu trúc hệ thống biểu tượng, sự khiêu khích người đọc của
ngôn ngữ và tính đối thoại của giọng điệu.
Đồng thời Thụy Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Hoan...
cũng đã đi vào phân tích những đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc
phá vỡ kiểu kết cấu tiểu thuyết truyền thống để thể nghiệm sự cách tân theo
hướng kết cấu xoắn kép nhiều mảnh, kết cấu phân mảnh, cấu trúc liên văn
bản.....
* Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Nga, Bùi Thị Thu, Hoàng Cẩm
Giang tập trung vào tìm hiểu các loại hình nhân vật tiêu biểu và phương thức
xây dựng nhân vật của nhà văn. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có bài “Người đi
vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế
kỷ?” đã phát hiện ra “nhân vật của Nguyễn Bình Phương dấu kín những ám
ảnh của mình và sống với nó” [29].
Hoàng Cẩm Giang phát hiện ra kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tượng,
nhân vật biến mất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở Luận văn Thạc sỹ
"Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, 2006".
Các tác giả trên đều nhận thấy sự đổi mới của Nguyễn Bình Phương
trong việc chối từ những quan điểm xây dựng nhân vật truyền thống điển hình
để khám phá ra nhiều dạng thức nhân vật mới mang ý nghĩa biểu tượng cao.
* Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng bước đầu được giới
nghiên cứu phê bình văn học quan tâm.
Hoàng Thị Quỳnh Nga, trong Báo cáo khoa học năm 2004 đã tìm hiểu
phương diện “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ”.
Nội dung của lời câm biểu hiện những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu
và của trăng. Hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
lôgic giữa các câu, các câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc
bị bẻ gãy không theo một trật tự nào.
Tác giả Hồ Bích Ngọc trong Luận văn Thạc sỹ năm 2006 (Đại học Sư
phạm Hà Nội) “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để
hiện đại hoá tiểu thuyết” đã phát hiện ra những câu văn ngắn, phi ngữ pháp;
khoảng trắng giữa hai dòng đối thoại và các hình thức nhại ngôn ngữ như sử
dụng ngôn ngữ của lối chép sử biên niên, ngôn ngữ cắt dán – những phiến
đoạn của đời sống.
Các tác giả đã chỉ ra đặc trưng về ngôn ngữ của Nguyễn Bình Phương
thể hiện ở một số phương diện như tạo câu văn ngắn, phi lôgíc; mảng trắng
trong đối thoại; lời của người âm; lời câm của nhân vật...
2.2. Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phƣơng.
* Khái niệm yếu tố kỳ ảo trong văn học
Kỳ ảo vốn là một khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Cách hiểu về nó
cũng thay đổi theo thời gian. Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kỳ ảo” là tính từ,
bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp“Phantastitos”, tiếng La tinh“Phantasticus” để chỉ
những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế.
Các từ ngữ Hy Lạp và La Tinh trên đều có liên quan với từ “Phantasia”
(tiếng Pháp: “Fantasie”, tiếng Anh: “Fantasy”) có nghĩa là trí tưởng tượng
phóng túng. Trong tiếng Việt, “kỳ ảo” là từ Hán Việt “kỳ” là “lạ lùng”, “ảo”
là không có thật. Cái kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp
trong thực tế.
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kỳ ảo là một học
giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác
kỳ ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả
mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác
thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ
và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con
người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [35;43]. Sau đó có rất nhiều ý
kiến khác nhau về khái niệm kỳ ảo như Roger Caillor, Tz.Todorov,
M.Schemider... Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đề cập tới bản chất
của kỳ ảo là sự do dự, gắn liền với sợ hãi, nó được tạo ra từ những giấc mơ,
sự mê tín, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh...
Ở Việt Nam, Lê Nguyên Cẩn trong chuyên luận“Cái kỳ ảo trong tác
phẩm Balzac” đã làm rõ nội hàm thuật ngữ kỳ ảo trong văn học: “Cái kỳ ảo là
một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được
biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Nó có mặt
trong văn học dân gian và văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục
thực ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác nhau của
tưởng tượng... Yếu tố kỳ ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên
kết vũ trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là
sự ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là
sự xâm lấn của cái phi lôgic trong một thế giới lôgic” [19;56].
Tác giả Ngô Tự Lập có ý kiến rằng: “Kỳ ảo, đó chính là mê lộ nghệ
thuật cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật
tự đã trở nên vừa bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự
ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn minh càng chặt chẽ,
càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính như những gì chúng ta
chứng kiến ở phương Tây” [30;10].
Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về văn học kỳ ảo đã dần dần làm
sáng rõ quan niệm:
1. Yếu tố kỳ ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản
phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Nó phản ánh trình độ hư cấu nghệ
thuật ở mức độ cao. Yếu tố kỳ ảo có thể xuất hiện ở nhiều phương diện trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
thế giới nghệ thuật của nhà văn từ chất liệu phản ánh, phương thức phản ánh
đến tầng lớp ý nghĩa, từ đó tạo nên hiệu ứng tiếp nhận ở người đọc.
2. Yếu tố kỳ ảo là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm
về đời sống, về con người.
3. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kỳ ảo trong văn học là: không
gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên; nhân vật kì dị, biến hóa, giấc
mơ...
Quan niệm đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu quá trình nghiên cứu của
những người đi trước về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
và tiếp tục đi sâu hơn vào vấn đề này.
* Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phƣơng:
Trong số những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã trình bày
có một số bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố kỳ ảo, đó là: Hoàng Thị Quỳnh
Nga với “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi
vắng của Nguyễn Bình Phương”; Đoàn Minh Tâm với “Những đặc trưng của
bút pháp hiện thực huyền ảo trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình
Phương”; Nguyễn Chí Hoan với bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền
của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ”; Đoàn Cầm Thi với “Sáng tạo văn học: giữa
mơ và điên”...
Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Nga đã chỉ ra hiện thực huyền ảo trong tiểu
thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương ở hiện thực lai ghép: thành thị
- nông thôn, yếu tố thực - ảo. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương được gọi
tên là “nhân vật tàn khuyết về tâm lý”, bao gồm nhân vật mắc bệnh và nhân
vật chịu ám ảnh. Trong các báo cáo khoa học về “Lời câm của nhân vật Tính
trong Thoạt kỳ thuỷ”,“Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Người
đi vắng”, tác giả đã chỉ ra những sáng tạo riêng của Nguyễn Bình Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
trong việc sáng tạo ra một thế giới nhân vật chịu nhiều ám ảnh; một thứ ngôn
ngữ đặc biệt của giấc mơ, ngôn ngữ lời câm chắp dính, phi lôgic.
Thụy Khuê trong bài viết “Thế tĩnh toạ trong tiểu thuyết Ngồi của
Nguyễn Bình Phương” đã đề cập tới nhận thức bên trong của nhân vật dựa vào
triết học hiện sinh: “trái với quy ước xác định và chỉ định, tiểu thuyết Ngồi dựa
trên sự bất định trong một không gian ảo: đó là không gian suy tưởng của kẻ
ngồi thiền. Bất định và sắc không trở thành yếu tố chính trong tác phẩm... cho
nên tất cả đều có thể thật mà có thể giả, có thể chỉ là một giấc mộng”.
Đoàn Minh Tâm (Văn nghệ Trẻ ngày 14/1/2007) khái quát “Những đặc
trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi” ở ba dạng: bút pháp
huyền ảo phi lý của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lý.
Qua đó thấy được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự
nhiên, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình
Phương nói riêng và trong sáng tác văn chương nói chung.
Báo cáo khoa học của Đặng Thị Lan Anh đã trình bày kết quả nghiên
cứu cái vô thức trong phân tâm học và cái vô thức trong tiểu thuyết Thoạt kỳ
thuỷ: “để cái kỳ ảo xuất hiện ồ ạt giữa cõi thực sẽ sa vào vụn vặt, cấu trúc sẽ
mất đi tính mạch lạc”. Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Cấp độ hiện thực và
sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ” đã khẳng định “Nguyễn Bình
Phương là nhà văn Việt Nam đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” [28].
Đoàn Cầm Thi trong “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên đã đưa ra nhận
định: “Với Thoạt kỳ thuỷ, chúng ta đọc lại Hàn Mặc Tử qua con mắt khác.
Nhưng giá trị của nó còn cao hơn thế: Tôi tin rằng thử nghiệm mới này của
Nguyễn Bình Phương, như mọi tác phẩm nghệ thuật đích thực, sẽ góp phần
biến đổi thẩm mỹ người đọc đương thời. Bằng ngôn ngữ người điên” [46].
Những bài nghiên cứu trên các khía cạnh kỳ ảo tạo nên những điểm
khác lạ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Xung quanh những ý kiến về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương có những mức độ đánh giá, tiếp nhận khác nhau. Lời khẳng
định, khích lệ nhiều; song lời “phê” hàm ý nhắc nhở, thậm chí cả “phủ định
sạch trơn” không phải là không có.
Nguyễn Hoà với bài viết “Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết
Việt Nam đương đại” cho rằng những cố gắng cách tân của một số tác giả
trong đó có Nguyễn Bình Phương “chưa thật sự tạo nên những đột biến trong
tư duy thể loại... và môtíp nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lý tâm thần,
điên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có thể cung cấp một cái nhìn
bất thường về cuộc sống và con người, nhưng sự trở đi trở lại của môtíp này
dường như đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu nhàm chán” [39;209]. Ý
kiến của nhà văn khác theo Phùng Văn Khai ghi lại trong “Tản mạn Nguyễn
Bình Phương”: “Phương thiếu đời sống thực tế nên luôn luôn trốn trong tháp
ngà mờ mờ sương khói do chính mình tạo ra” [31;86]. Những nhận xét đó có
nhưng không nhiều.
Nhìn chung, hầu hết những người nghiên cứu Nguyễn Bình Phương
đều khẳng định đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại về các phương diện: cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ và sử dụng
yếu tố kỳ ảo... Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu một cách hệ thống về những
yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Vì thế cần có một đề
tài khoa học có tính hệ thống, toàn diện hơn về vấn đề này.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Năm cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố kỳ ảo của Nguyễn Bình Phương:
- Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994)
- Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999)
- Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000)
- Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004)
- Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
3.2. Một số các tác phẩm khác có yếu tố kỳ ảo để so sánh, đối chiếu.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học:
Vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian, thời gian, nghệ thuật và thi pháp
nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
4.2. Phƣơng pháp hệ thống:
Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện
khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương.
4.3. Phƣơng pháp thống kê, khảo sát:
Nhằm nhận biết những tín hiệu “kỳ ảo” của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề.
4.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
Làm rõ đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các yếu tố kỳ ảo trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương, đối chiếu so sánh với các đối tượng văn học
khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn.
5. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
5.1. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cái kỳ ảo trong văn
học, luận văn sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của
yếu tố kỳ ảo, khám phá giá trị của yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương.
5.2. Tìm ra phương thức tiếp cận những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong tiểu thuyết đương đại nói chung.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của tác giả.
6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kỳ ảo trong văn học và cách tiếp cận văn
học kỳ ảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương
và văn học Việt Nam đương đại...
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Không gian và thời gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương.
Chương 2: Nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Chương 3: Phương thức tạo dựng các yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
1.1. Không gian kỳ ảo ._.trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật là “một phương thức
chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng
thẩm mĩ” [44;72]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng
nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật nào cũng có không gian nghệ thuật của nó.
Không gian nghệ thuật tồn tại dưới các dạng: hiện thực, siêu thực.
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo tạo
nên không gian của chiều sâu tâm tưởng, không gian của cõi âm, không gian
của núi rừng hoang vu - nơi mà cảm nhận về cuộc sống cứ chập chờn đan cài
giữa âm và dương, hư và thực; và những linh cảm, điềm báo cứ quẩn quanh
bủa vây con người. Không gian kỳ ảo xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời
sống và tâm hồn nhân vật. Đó có thể là không gian ở cõi trần với vô vàn cái
kỳ lạ, không gian cõi âm, không gian trong cõi vô thức, không gian tâm linh
của con người như không gian địa phủ, âm giới trong Những đứa trẻ chết già;
không gian cõi tâm linh, vô thức của những nhân vật trí thức trong Trí nhớ
suy tàn và Ngồi.
1. 1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ, âm giới
Đó là những khung cảnh âm u, gợi không khí chết chóc hoang lạnh.
Trong Những đứa trẻ chết già, không gian mang màu sắc âm giới hiện
hình với những âm thanh lạ, với bóng ma, ánh sáng... mang đặc điểm riêng
của cõi âm ti, địa phủ. Không gian của cõi âm có khi ám ảnh cõi trần bởi
những tiếng vọng âm u từ dưới lòng đất. Nơi gốc si vào những đêm trăng “vợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
ông Bồi què đi ăn giỗ ở nhà họ hàng làng bên cạnh về, qua chỗ cây si bà ta
nghe thấy tiếng người, chính xác hơn là tiếng đàn ông kêu thầm thì ở đó”
[3;199]. Rồi những âm thanh đó lại tự nhiên biến đi “Ngọn Rùng đen thẫm in
trên nền trời. Khói hương bốc ngùn ngụt. Ngay cả tiếng thầm thào ở gốc si
cũng biến mất như kẻ tuân theo một mệnh lệnh nghiêm khắc” [3;59]. Có khi
kỳ lạ hơn là những cái chết từ bao nhiêu năm tự nhiên trôi về. Sau khi cái xác
của ông Trạch – một người làng chết mất xác ở chiến trường bao nhiêu năm
nay tự dưng xuất hiện dưới gốc si thì có hàng loạt những cái xác của dân làng
chết nơi đất khách quê người cũng tự tìm về. “Rồi mọi thứ cũng trở nên
thường tình đến mức thành lệ. Hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ
ra chỗ gốc si thế nào cũng thấy xác” [3;202]. Những hồn ma, xác chết hiện
hình trở về khiến cuộc sống làng Phan trở nên u ám, hoang lạnh như cõi âm.
Trong tác phẩm còn có khung cảnh bãi tha ma với “những vì sao đột nhiên
rùng mình”, “một vì sao mé Tây phình to rồi lao vút xuống”, “đám cỏ úa vàng
cứ run rẩy, dãy dụa” và những ngôi mộ tự nhiên phát sáng, tiếng khóc ai oán
vọng lên, những vết chân thú tự nhiên ứa máu, hình ảnh con Nghê hiện về
trong dáng hình kỳ lạ...
Không gian cõi âm còn hiện lên qua hình ảnh chiếc xe trâu lọc cọc
nặng nề đi trong hoàng hôn rề rà mệt mỏi; không điểm xuất phát, không điểm
dừng lại. Nó cứ đi, đi mãi trong cõi vô tận, chở theo bao nhiêu điều bí ẩn,
rùng rợn: “Không khí ảm đạm và lưu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng
rề rà, mệt mỏi. Những quả đồi chầm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Đôi
chỗ, chè hoang mọc xanh lên tận chóp đồi. Hương chè nhả ra, đặc chát”
[3;18], “người âm dường như đang di chuyển, họ thấy những quả đồi chầm
chậm lùi lại... như thế chết vẫn tiếp tục sống một đời sống không có âm thanh,
hay âm thanh trong cõi trần, người trần không nghe thấy được” [3;40]. Chiếc
xe trâu kỳ lạ đó là cách để trí tưởng tượng của nhà văn “du linh” vào quá khứ
đã tàn để có thể khám phá bí mật của con người từ thời nguyên thuỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Theo quan niệm của người Việt Nam xưa, thế giới của người âm gián
cách trên bàn thờ, trong cây đa, cây đề, trong núi Voi, hang ông Tạ... Cõi địa
phủ ấy, cất giấu linh hồn của tạo vật để tạo ra những “điềm” báo về cõi
dương gian mà theo kinh nghiệm dân gian sẽ biết đó là điềm gở hay điềm
lành. Từ đó, con người có những cách giải điềm, giải hạn khác nhau. Trong
những Những đứa trẻ chết già, cũng có những điềm gở nhân vật nhận biết từ
không gian âm giới.
Trong tiểu thuyết Người đi vắng có không gian của bãi tha ma với
những âm thanh ghê rợn cùng với ánh sáng đom đóm ma quái và những đốm
lân tinh xanh lét. Người ta cảm thấy: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra
từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi
lùi xa chập chờn mê hoặc... Đom đóm tự nhiên dạt ra, tán loạn, hốt hoảng”.
Nơi ấy đêm đêm còn có tiếng rì rầm chuyện trò của các hồn ma, kể về cuộc
đời, số phận của mình với bao nỗi niềm oan trái, bao ám ảnh tàn khốc: “Tiếng
thét lại cất lên từ bãi tha ma thê lương, tuyệt vọng giữa cơn mưa thốc tháo”.
Hay khung cảnh ma quái rợn ngợp như trò chơi ú tim đầy bí ẩn: “những tiếng
thều thào cất lên cùng tiếng gõ cành cạch vào cửa kính”.
Nhạc điệu của âm giới là những âm thanh: kình kịch, rì rầm, hổn hển,
chập chờn, sột soạt, thều thào, cành cạnh...; những âm thanh nhỏ, yếu, mơ
hồ, không rõ nét làm nên “tiếng vọng nghe âm u” tự cõi âm vọng về. Âm
thanh xuất hiện mỗi lúc với mỗi âm điệu, sắc nhịp riêng, khi xa khi gần, khi
đau thương ai oán, lúc não nùng man dại...; như lời yêu thương vụng trộm,
như tiếng kêu oan, như lời đe dọa ác độc... tất cả xô bồ hiện về giữa cõi trần
gợi ám ảnh ghê rợn.
Trong những âm thanh ma quái vọng lên từ tiểu thuyết Người đi vắng,
lời người cõi âm xuất hiện nhiều nhất, với những giọng điệu khác nhau: lúc
thì thầm ai oán, khi dậm dọa thách thức, khi oan trái tức tưởi hoặc âu yếm nhẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
nhàng... Lời cõi âm vọng lên cả ban ngày lẫn ban đêm, trong không gian ảo –
thực, trong tiềm thức, trong vô thức.
Bảng khảo sát sau cho thấy các dạng biểu hiện của lời người cõi âm đã
biến thành hồn ma trong tác phẩm.
Bảng 1.1. Khảo sát lời người cõi âm trong tiểu thuyết Người đi vắng
Chủ thể
(lời người cõi
âm)
Nội dung
Thời gian
xuất hiện
Giọng điệu
Một thanh niên
Kêu than mình bị oan và mình
không giết người.
Nằm mơ và đã bóp cổ một
người đàn ông trong khi ông ta
bị sốt cao
Đêm
Kể lể, than
vãn, kêu ca
Họa sĩ – đồng
đội của Thắng
Luôn trở về gọi “Thắng ơi”
Chết vì bị Thắng bắn oan vào
trán.
Mơ được vẽ nốt bức chân dung
về 40 khuôn mặt
Đêm, trong
giấc ngủ
của Thắng)
Day dứt,
trăn trở
Nam – học
sinh cấp 3
Kể chuyện lớp học có cô giáo
dạy môn sinh học với giờ thực
hành mổ ếch.
Thuật lại tỉ mỉ cái chết của
mình do tai nạn ô tô ở cổng
trường khi tan học
2h đêm bãi
tha ma Linh
Nham
Buồn, đau
xót và tiếc
nuối
Đứa trẻ mô côi
Ru em ngủ bằng những câu
chuyện kể về mẹ, về ông thiến
lợn (chính là bố chúng)
(Ngôi mả)
Nhẹ nhàng
đầy yêu
thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Tử thi trên
chiếc băng ca
tự tử cắt mạch
máu ở cổ tay
trái (Một thanh
niên có khuôn
mặt dài, mũi
mỏng, cằm
nhọn, lông
mày lưỡi mác)
Kể về mối tình với người con
gái tên Tuyết.
Thảm kịch xảy ra: giết kẻ đã
hãm hiếp Tuyết, sau đó thả
Tuyết xuống dòng sông.
Đau xót
Người đàn bà
bị chồng ruồng
bỏ
Nói về một vụ giết người, thủ
phạm không bị tuyên án. Cuộc
đời bất hạnh của người đàn bà
bị chồng đánh đập, ruồng bỏ
theo nhân tình. Ba năm sau,
chồng trở về, chị ta chết vì bị
chồng lấy búa bổ giữa đỉnh đầu
và chồng chị cũng chết do xô
xát với vợ.
Cay đắng
và oan ức
Cái thai
Tâm sự với Dế rằng nó tự bỏ đi
vì mẹ nó không muốn có nó.
Hờn dỗi,
trách móc
Cô gái trẻ
Thắt cổ tự tử ở cây bàng vì bị
người yêu phụ bạc.
Giãi bày,
chia sẻ
mong được
giải thoát
linh hồn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Qua bảng khảo sát trên, ta thấy hiện lên dấu ấn cõi âm đậm đặc. Với lời
người cõi âm, cuộc đời những người đã chết được tiếp nối giúp người ta hiểu
thêm nhiều điều về cuộc sống. Các hồn ma đều chịu chung số phận đau khổ,
khi sống thì oan ức, khi chết thì trở thành những oan hồn không tìm được nơi
hoá giải nỗi oan khổ đã mang theo xuống dưới mồ. Lời người âm đã giúp ta
nhận ra rằng, đâu phải ba thước đất có thể vùi lấp đi tất cả. Còn bao nhiêu
khao khát cần được thực hiện, bao nhiêu ẩn ức cần giải toả, bao nỗi đau cần
xoa dịu... Hãy nghe giọng dỗi hờn rất trẻ con của một cái thai đã chết: “Mình
là một cái thai, mình bỏ đi mặc dù chẳng bao giờ tự ái. Người đàn bà ấy
không thích thì mình đi...”, hoặc tâm sự buồn buồn mà đau xót của đứa trẻ bị
xe ô tô cán chết: “Con vẫn nhớ lời mẹ dặn nhưng không hiểu sao lúc ấy con
quên mất cứ thế chạy thẳng từ cổng ra. Chú lái xe cũng hiền... bánh xe to quá
mẹ ạ... con chẳng đau đớn gì, chỉ tội buồn, rất buồn, tất cả những cái gì đen
đen bên cạnh cũng buồn”... Một bức tranh về cõi sống hiện lên từ cõi chết với
nỗi đau của lòng mẹ, khuôn mặt đầm đìa máu của người đàn bà. Lời cõi âm
vọng về biết bao điều đau đớn mà những đứa trẻ, những người mẹ... đã trải
qua.
Có khi lời cõi âm trong tác phẩm dã dựng lại những vụ án mà người
sống không tìm ra cách phá án. Trong thế giới của cõi âm, mọi tội lỗi, cái xấu
được phơi bày không giấu giếm: “tình cảm vợ chồng dẫn đến một vụ án mạng
về cái chết kỳ bí của người chồng và sự mất tích của người vợ; tình yêu đôi
lứa lại gây ra cái chết oan uổng tức tưởi cho người con gái nông nổi; tình mẫu
tử lại buộc những đứa trẻ chưa kịp thành hình phải lặng lẽ bỏ đi trong oán
giận” [41].... Qua các dạng biểu hiện của lời người cõi âm, ngòi bút tác giả đã
đưa chúng ta đến một nơi bí mật có thể chứng kiến biết bao số phận, cảnh đời
oan trái. Nguyễn Bình Phương mượn lời người đã chết để khám phá về người
còn sống. Hồn ma và lời những bóng ma mang tính kỳ ảo nhưng những yếu tố
của đời sống được phản ánh lại mang tính chân thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Không gian cõi âm còn xuất hiện qua ánh sáng lạnh lẽo, đầy ám khí:
“Con mèo chụm chân giương đôi mắt xanh lét nhìn ra khu vườn um tùm...
cạnh cửa sổ, ánh sáng lờ mờ soi lên chiếc phản bỏ không”, “trăng sáng lạnh
giữa bãi cỏ mấp mô”... Thứ ánh sáng ma quái đó khi thì thu gọn trong một
chấm nhỏ trong mắt mèo, khi trải dài bàng bạc vô định bao trùm khắp không
gian, có khi tan chảy thành dòng sông mờ ảo, làm toát lên một không khí lạnh
lạnh rợn rợn.
Trong Những đứa trẻ chết già, có không gian mộ nơi diễn ra nhiều biến
hoá kỳ ảo. Không gian mộ của tác phẩm không còn là điểm không gian khép
kín "đào sâu, chôn chặt" mà là sự biến đổi khôn lường gắn liền với định mệnh
về kho báu của một dòng họ. Gần cuối tác phẩm, khi mọi yếu tố được hội tụ
đầy đủ cho hành trình mở cửa kho báu truyền từ ngàn đời của nhà cụ Trường
thì một biến cố xảy ra: Ba ngôi mộ của những người thân đã được gia đình cụ
canh giữ cẩn thận bỗng phát sáng, biến dạng: “Cùng một lúc cả ba ngôi mộ
nhấp nháy phát sáng. Ánh sáng xanh lét, nhoáng nhoàng tạo nên một không
khí ma quái rùng rợn. Rồi có tiếng cười the thé cất lên. Qua ánh chớp mọi
người nhìn thấy một chiếc xe trâu vụt loãng thành làn khói mỏng mảnh tan
vào không khí lấp lánh” [3;299]; cả ba ngôi mộ bay vút lên không trung: “một
cơn gió thốc mạnh kèm theo tiếng nổ kinh hoàng. Cả quả đồi rùng mình bửa
đôi. Ba ngôi mộ bay vút lên thành ba vệt đen thẫm sau đó mất hút vào giữa
khoảng không vô tận. Ở kẽ nứt của quả đồi, khói phun lên dày đặc, trong đó
thấp thoáng hàng đoàn người lả lướt bay, mặt ngoái về phía Bắc” [3;307].
Những ngôi mộ biến mất, cuộc giành giật kho báu cũng kết thúc thảm thương,
ảo tưởng của những kẻ tham lam cũng tan thành mây khói.
Không gian bãi tha ma hiện diện hầu hết trong các tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương với những đốm lân tinh màu xanh, vệt sáng hắt lên,
tiếng kêu thì thầm ai oán... Khung cảnh đó thường hiện ra giữa núi rừng Thái
Nguyên vào lúc hoàng hôn bảng lảng, trong những đêm đen hay ngập chìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
trong những cơn mưa: “đom đóm bị trăng át đi chỉ còn là vô vàn đốm sáng
mờ nhạt thoi thóp như đống lá cháy đang tàn. Tiếng chó tru lên lúc gần lúc xa
nghe day dứt” [6;93]. Thụy Khuê đã phát hiện trong Người đi vắng có tính
chất hiện thực linh ảo âm dương. Tiểu thuyết tạo cho người đọc cảm giác bị
lạc vào vùng đất bị ma ám, nơi những linh hồn vẩn vơ đi lại.
Đọc Nguyễn Bình Phương người ta thường đặt câu hỏi vì sao nhà văn
hay viết về không gian mang màu sắc địa phủ, âm giới như vậy? Có thể tìm
lời giải đáp từ quan niệm sáng tác của nhà văn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Thể thao, Nguyễn Bình Phương đã
nói: hành trình sống của mỗi con người là một cuộc trôi dạt, với tư cách công
dân, tôi trôi dạt trong các sự kiện xã hội; với tư cách nghệ sĩ, tôi trôi dạt trong
các nhân vật. Nhà văn đã trôi dạt cả vào những vùng địa hạt “cấm” trong cảm
nhận trực giác là cõi âm, cõi tâm linh, vô thức ngàn đời bí hiểm. Đẩy ngòi
bút tiểu thuyết của mình "trôi dạt" trong cõi âm ti, địa phủ đó, Nguyễn Bình
Phương đã mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực của tiểu thuyết theo quan
niệm của nhà văn.
Viết về cõi âm, về cuộc sống với những bóng ma, âm thanh, màu sắc,
cả sự hoài thai sinh nở..., Nguyễn Bình Phương đã dùng yếu tố kỳ ảo để vẽ
lên màn sương huyền bí bao phủ không gian cõi âm như một phương tiện để
truyền tải thông điệp về cuộc sống.
1. 1.2. Núi rừng hoang vu chứa đầy sự huyền bí
Ở Thái Nguyên, người ta rất quen với những cái tên Linh Nham, làng
Phan, núi Hột... Nhưng đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, cũng những địa
danh ấy người đọc lại lạc vào một thế giới kỳ bí, hoang sơ thời “Thoạt kỳ
thuỷ”. Khung cảnh núi rừng thâm u với những địa danh làng Phan, núi Rùng,
núi Hột, dòng Linh Nham, sông Cái, xóm Soi... là những không gian có thực
của vùng bán sơn địa Thái Nguyên, cũng là không gian nghệ thuật của nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
văn. “Núi Voi”, “Linh Nham” đầy lam chướng ấy chứa nhiều điều huyền bí,
hư ảo mang tính siêu thực.
Trong Những đứa trẻ chết già, không gian núi rừng bí hiểm vây đặc
mọi chốn: “Ngày mùng bảy tháng sáu giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao
nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn”; “Ngày 9 tháng đó, phía
Tây có đám mây màu đỏ xuất hiện, hình dáng không khác gì người đàn ông
cụt đầu, tay cầm dao quắm”; “Tháng 8 ngày mùng 10, làng bị mưa tơi bời...
Rạng sáng ngày 12, mưa tạnh. Đang trưa, tự dưng doi đất bồi dưới chân cầu
Linh Nham nứt toác, sâu thẳm, không ai dám đến gần. Từ kẽ nứt đó có tiếng
vọng lên ầm ì như sấm ”. Cảnh núi rừng hoang vu với những hình ảnh kỳ bí
về bầu trời, khu rừng, những ngọn đồi, dòng sông và cùng với thứ ánh sáng,
âm thanh ma mị cứ trở đi trở lại trong tác phẩm, tạo cảm giác vừa tò mò vừa
rùng rợn, đồng thời cũng kích thích trí tưởng tượng và khả năng khám phá
hiện thực của người đọc.
Sự huyền bí của không gian trong Những đứa trẻ chết già thể hiện
trong bảng khảo sát sau:
Bảng1.2. Khảo sát sự huyền bí của không gian trong Những đứa trẻ chết già
Yếu tố
không gian
Sự huyền bí
Bầu trời
làng Phan
“Đột ngột nứt toác ra. Từ đỉnh trời, một chiếc cột sắt khổng lồ
vùn vụt xuyên thẳng vệ đường” [3;282]
“Xám ngoét, nặng võng xuống” [3;224]
“Thi thoảng lại rung rinh chao đảo” [3;232]
Khu rừng
Linh Nham
“Như chiếc quan tài đen lập lờ giữa màn sương run rẩy huyền
bí” [3;96]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Đồi
“Phập phồng cháy chéo nhau” [3;289]
“Quả đồi chao bên nọ, bên kia” [3;299]
“Cả quả đồi rùng mình bửa đôi: ba ngôi mộ nay vút lên thành
ba vệt đen thẫm sau đó bay mất vào khoảng không vô tận”
[3;307]
Sông Linh
Nham
“Sau trận huyết chiến đẫm máu nhuộm đỏ cả dòng Linh Nham
ấy, đêm đêm các oan hồn còn hiện về kêu gào, khóc lóc đòi
trả lại đầu” [3;209]
“Rì rầm ai oán” [3;115]
Ánh sáng
“Làng Phan co mình dưới ánh sáng lờ đờ uể oải”
“Những ánh lân tinh lập lòa, thứ ánh sáng xanh lơ kỳ quái
chẳng khác gì mắt mèo hoang”.
Rõ ràng, tác giả đã có chủ ý tô đậm sự huyền bí của không gian trong
tác phẩm gợi lên miền đất hoang sơ, man dại, bí hiểm của rừng thiêng nước
độc heo hút thuở xa xưa.
Từ thủa khai thiên lập địa đến mãi về sau, dân làng Phan đã truyền tụng
bao giai thoại về những đám mây cụt đầu, con cá trê khổng lồ, những tiếng nổ
hãi hùng.... Rồi những chuyện kinh dị về việc tìm kho báu của gia đình cụ
Trường. Môi trường dày đặc âm khí chưa thoát khỏi nét hoang dại sơ khai.
Bao bọc lấy làng Phan là ám ảnh về một miền đất, một không gian đêm nhiều
hơn ngày, nơi mà mọi điều dữ dội đều có thể xảy ra. Không gian ngập chìm
trong bóng tối và khí lạnh ghê người, ở đó ánh sáng chỉ là những tia nắng yếu
ớt đang lịm dần vào cái chết “Ánh sáng thoi thóp lê lết rút về nơi cố hữu của
mình sau dãy đồi”. Làng Phan đầy huyền bí: “Cứ về đêm, mọi âm thanh của
người và vật đều biến mất. Những con chó không sủa thành tiếng chỉ thấy mõm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
chúng ló ra, nhậm vào như hình ảnh trong giấc mơ”. Đó là một không gian ma ảo
chập chờn, chứa đầy hiện tượng kỳ lạ mà không ai có thể lý giải nổi.
Trong tác phẩm, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng gam màu sáng lạnh
của sương khói, của mồ mả và âm thanh dồn dập, xối xả của những cơn mưa
dữ gợi cảm giác về sự huỷ diệt tàn khốc. Tưởng như một cơn đại hồng thủy
sắp ập tới làng Phan. Vạn vật, con người và sự sống đều bị đẩy xuống vực
thẳm chết chóc: “Đang trưa, tự dưng doi đất bồi dưới chân cầu Linh Nham
nứt toác, sâu hoắm, không ai đến gần”, “Trời vàng rực sau lớp rừng cháy tơ
tướp đang cố sức hồi sinh”, “Ngày 17, dòng Linh Nham bị sạt lở hàng chục
mét”, “Ngày 21, nước sông Linh Nham cạn sạch”, “Cánh rừng sau làng Phan
bỗng nhiên xao động, hai bên bờ sông ngày càng toát ra và tiếng kêu kỳ lạ cứ
rú rít lạnh người”, “Những cánh đồng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa
thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó...”. Dường như cái chết đang rình
rập, xâm lấn, hủy diệt sự sống và cõi sống.
Với Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phương đã tạo nên một không gian
mang tính biểu tượng về một cõi hỗn mang từ một địa danh xác thực là làng
Linh Sơn, không xa Đồng Hỷ Thái Nguyên là mấy: “Bên rặng bạch đàn rì
rầm đen, những đám sương loé sáng. Từng luồng trắng vươn đến, uốn cong,
va chạm rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xắn bện thành một mớ hỗn
độn, bùng nhùng” [6;36]. Hình ảnh Núi Hột thật khủng khiếp: “Quả núi bị vẹt
một nửa, trông như cơ thể mất thịt, lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu”
[6;12], hoặc: “núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn” [6;50]. Ở
đó có hàng đàn hang dơi ẩn hiện bay qua bay lại như những bóng ma giữa các
nhũ đá óng ánh.
Âm thanh của núi rừng: “Gió từ núi Hột mang đến những tiếng rì rầm
man dại” [6;54].
Và toàn cảnh thiên nhiên chứa đầy ám khí: “Ao Lang đen thẫm, lầm lì,
bí ẩn như khuôn mặt người câm” [6;41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Không gian núi rừng ma quái bí ẩn đã trở thành nỗi sợ hãi, triền miên,
ám ảnh các nhân vật: “Khi về, trời đã khuya ông Phùng thấy bên kia sông dân
xóm Soi đi thành vòng tròn trắng đục ma quái” [6;25] rồi “Bè vó ông Bồi lập
lòe sáng. Sương loãng ra. Bên kia sông, bóng người gánh nước chập chờn”
[6;65].
Khi Nguyễn Bình Phương bước vào nghề văn, Thái Nguyên đã có
“điện, đường, trường, trạm”, không còn lạc hậu so với trước đó và so với
nhiều miền đất khác. Linh Nham cũng chỉ cách thành phố một cây cầu, một
dòng sông, không còn u tối nữa. Vậy tại sao Nguyễn Bình Phương lại viết về
Thái Nguyên hoang dại kỳ bí như thế? Có lẽ đây là cảm quan nghệ thuật ẩn
sâu trong tâm thức của nhà văn. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Thái Nguyên –
một vùng trung du đồng bằng Bắc bộ, thời chiến tranh nhà văn cùng gia đình
sơ tán về xã Linh Nham, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Mảnh đất đó xưa kia
là vùng núi đá khi dựng đứng khi nhấp nhô dàn trải với dòng sông hoang
vắng, núi rừng thâm u với những câu chuyện kỳ bí về con người, thiên nhiên.
Có lẽ, dáng vẻ thiên nhiên cùng những giai thoại về không gian núi rừng trở
thành nỗi ám ảnh kích thích trí tưởng tượng của nhà văn. Và những cái tên núi
Rùng, Linh Sơn, núi Hột... với những dáng hình kỳ lạ cứ trở đi trở lại trong
các sáng tác của nhà văn. Song, điều quan trọng là dựng nên không gian rừng
núi hoang vu kỳ bí, Nguyễn Bình Phương có điều kiện thể hiện những quan
niệm nghệ thuật về hiện thực và con người.
Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, người ta bắt gặp những không
gian nghệ thuật khác với không gian của Nguyễn Bình Phương: không gian
mờ ảo lung linh trong Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà và Chinatown
của Thuận mang tính cá nhân hóa, phản ánh tâm linh của từng nhân vật.
Trong Cơ hội của Chúa, “mỗi nhân vật bị ám ảnh bởi một không gian mang
sắc màu tính cách và số phận riêng biệt” [25;96]: Hoàng với không gian linh
thiêng của nhà thờ, của chúa Jesus; Tâm với không gian đô hộ, thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
trường; Thủy với không gian học trò và những day dứt vì không thể níu giữ
nổi mối tình đầu thơ mộng đã qua...
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện nhiều không gian rừng
núi. Nói tới rừng là người ta liên tưởng tới sự tối tăm, hoang vu và rậm rạp
nên “nó tượng trưng cho vô thức. Đi vào rừng là hành trình bước vào thế giới
vô thức – bản năng của con người ” [14;786]. Không gian rừng núi là cái nền
để Nguyễn Bình Phương phản ánh hành trình ấy có khi là sự vật lộn giữa sự
sống và cái chết, phản ánh cuộc tranh đấu của con người với dục vọng của
chính mình, phản ánh hậu quả của những ảo tưởng về giàu sang.
1. 1.3. Không gian chập chờn trong cõi vô thức
Khái niệm vô thức theo Từ điển tiếng Việt là “những suy nghĩ, cảm
giác ở ngoài ý thức, là những gì bản thân con người hoàn toàn không ý thức
được” [38;98].
Theo Tâm lí học:
Chủ thể của vô thức là “tập hợp các quá trình hình hành động và trạng
thái mà chủ thể không ý thức được xuất xứ của chúng”.
Đối tượng khám phá và chiếm lĩnh của vô thức là “hình thức khám phá
tâm lí trong đó hình ảnh của hiện thực và thái độ của chủ thể đối với hiện thực
cấu kết với nhau thành một thể thống nhất hòa nhập” [17;6].
Các dạng tồn tại của vô thức là thói quen và những trạng thái không thể
giải thích được như mộng du, mê sảng hay những hành động không biết trước
và không kiểm soát được.
Lí thuyết Phân tâm học quan niệm vô thức là vùng chứa toàn bộ những
nhu cầu bản năng bị dồn nén, cấm kị, không được phát lộ ra ngoài “là những
lục địa tiềm ẩn, chôn vùi, dấu kín ngay trong mỗi chúng ta” [24;16]. Freud
đặc biệt coi trọng biểu hiện của vô thức qua những giấc mơ bằng cả một hệ
thống biểu tượng giải mã và những hành vi sai lạc, chủ yếu là những trạng
thái mộng mị, mê sảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Từ những khái niệm cơ bản về vô thức, có thể khái quát như sau:
- Vô thức là lĩnh vực thuộc về tinh thần mang đậm dấu ấn của tâm linh, dự
cảm. Nó nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức, nó thể hiện miền sâu tâm lí của
con người. Vô thức thường xuất hiện trong trạng thái chấn động tinh thần,
tâm lí...
- Vô thức biểu hiện ở các dạng thức: mộng mị, giấc mơ, trạng thái mê
sảng, những ẩn ức hay sự kiềm chế bản năng, những dục vọng, bản năng
nguyên thủy của con người.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những miền không gian
trong cõi vô thức: không gian của những giấc mơ, không gian dự cảm, không
gian tâm linh. Không gian của vô thức thường được hiện lên qua dự cảm về
ngày tận thế, về lời sấm truyền ngày tận thế, về sắc màu đỏ của máu và chết
chóc trong Thoạt kỳ thủy. Nhìn không gian thủa Thoạt kỳ thuỷ, ta nhận thấy:
“Nắng thoi thóp đỏ quạch rọi vào mặt” và “Dòng sông khựng lại. Nó bị kéo
lên như tấm vải... và dòng sông bị dứt khỏi đôi bờ” [6;161].
Không gian bóng tối đi vào vô thức của Linh Sơn, trong mối quan hệ
giữa con người với con người và “trong từng âm thanh, màu sắc, chuyển động
của tự nhiên” [17;20]; “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột số hát
í a” [6;16] và “chó tru ằng ặc. Những người điên cũng tru ằng ặc” [6;107].
Có thể nhận thấy biểu hiện của không gian cõi vô thức qua các yếu tố
không gian mang ý nghĩa tâm linh của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua
bảng tóm tắt sau:
Bảng1.3. Khảo sát yếu tố không gian mang ý nghĩa tâm linh
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tên tác
phẩm
Không gian
Những đứa
trẻ chết già
- Khi hai ngôi mộ của gia đình cụ Trường được chôn nơi đỉnh
đồi lập tức có con chim đen ập về sinh sống, bay lượn cho đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
khi kho cửa được mở.
Người đi
vắng
- Sáng cả vùng thức dậy đã thấy vết chân ngài in trên đá. Lạ
một nỗi vết chân mới in nửa đêm về sáng đã lạnh ngắt như
hàng nghìn năm.
- Ngài giáng là có chuyện nhưng lần này chẳng biết lành hay
dữ. Lần ngài về gần đây nhất là năm Ất Tị, năm ấy ông Đội
Cấn làm cuộc binh biến, cả Thái Nguyên chao đảo, sông Cầu
rống suốt đêm... Giờ ngài lại về, một cái gì đó đang đến.
- Thái Tuế xuất hiện: Đất quặn lên, tụt hẫng xuống sàng sang
hai bên... Bầu trời vụt tối sầm lại, một tiếng thét của ai đó như
âm thanh trầm trầm kéo dài xuống hố móng... đúng chỗ tay
thợ vừa bổ cuốc xuống, một cái bọc lùng nhùng trồi lên lớp da
nhẵn màu đất sét. Cái xác thịt đó lớn dần dần, chảy tràn sang
hai bên phủ kín mặt móng và bắt đầu dâng cao như một khối
bùn lỏng. Khi tiếng trầm trầm tắt đi, ánh sáng tăng một độ trở
về bình thường. Tất cả mọi người đều giật mình kinh hãi. Cái
móng biến mất. Mặt đất bằng phẳng như cũ, như chưa hề bị
đào xuống sâu gần một mét.
Thoạt kỳ
thủy
- Không khí mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi
khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận.
- Trời nắng, xám, mê man như người hấp hối.
Ngồi
- Ở bờ nước sát với mép vườn nhà Trương có một vùng sáng
kỳ lạ, nó long lanh, rờn rợn như có tấm gương hắt từ dưới đáy
hồ lên. Đó chính là tinh rồng.
Trí nhớ suy
tàn
- Ba vạch lượn song song xuất hiện.
Như vậy, cả năm cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã khảo
sát đều có không gian tâm linh, không gian của cõi vô thức, mơ hồ, vô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
nhưng vẫn tồn tại trong thế giới tinh thần của con người. Nguyễn Bình
Phương đã sử dụng yếu tố kỳ ảo để khám phá thế giới tâm linh bí ẩn đó.
Theo Từ điển tiếng Việt (NXB KHXH – 1991) định nghĩa: “Tâm linh
là khả năng đoán trước được việc nên xảy ra theo quan niệm duy tâm”.
Trong bài viết về Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn xuôi từ sau năm 1975, Nguyễn Thị Bình cho rằng:
“Tâm linh có thể có sự tham gia của ý thức, nhưng thường là với một vai trò
không thật rõ rệt. Toàn bộ cái đời sống bên trong gắn với tín ngưỡng, niềm
tin, những thế lực siêu hình cùng các mối quan hệ bí ẩn của con người, những
sức mạnh thuộc về “linh giác”, “trực cảm”, những khả năng kỳ lạ khoa học
chưa giải thích được nhưng có thể diễn tả bằng nghệ thuật, những xúc cảm về
cái linh thiêng cùng những khoảnh khắc vụt sáng của toàn bộ tâm thức như có
sự mách bảo của một nhà thông thái vô hình, phải chăng đó là tâm linh ” [28].
Văn học nghệ thuật tìm đến với tâm linh như cách thể hiện quan niệm,
tư tưởng về con người và hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện ở mọi khía
cạnh, đi sâu vào những vấn đề bí ẩn của loài người mà đến nay chưa có câu
trả lời chính xác. Tâm linh là yếu tố liên quan tới tâm hồn, tinh thần, trực
giác, linh giác, vô thức..., là một thế giới của niềm tin thiêng liêng mang màu
sắc tôn giáo đầy bí ẩn. Tâm linh thể hiện khát vọng tự hoàn thiện, khát vọng
tự giải thoát để tạo trạng thái cân bằng cho con người. Ngòi bút tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc nhập sâu vào cõi tâm linh như một
con đường để chiếm lĩnh hiện thực, mảng hiện thực không thể trông, nhìn,
cầm, nắm trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận bằng “linh giác”.
Không gian của Những đứa trẻ chết già mang tính định mệnh, dự cảm
bất an và thể hiện sự tha hoá trong quan hệ giữa thiên nhiên và con người ẩn
hiện trong sự linh ứng của đất trời. Tính chất điềm báo: tự nhiên có con chim
đen đến bay lượn quanh ngôi mộ, có các sự kiện, hiện tượng đặc biệt bí hiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
xảy ra... Vạn vật như đang đắm chìm trong thuở hồng hoang. Thiên nhiên,
con người như đang trên đường dẫn tới sự huỷ diệt.
Trong tiểu thuyết Người đi vắng: không gian có sự xuất hiện của vết
chân thần thánh, khung cảnh thay đổi khi Thái Tuế hiện hình, dự cảm điều bất
hạnh sẽ xảy đến với nhân vật. Ở đây, nhà văn đã miêu tả một hiện thực chứa
đầy điều kỳ ảo, một cuộc sống thường nhật chất chứa sự hoang đường. Từ
xưa tới nay, trong quan niệm của nhân dân ta thì Thần Thánh là một hiện
tượng thuộc về đời sống tâm lí, được mọi người sùng kính và tôn thờ. Thái
Tuế được coi là ông vua cai quản một vùng đất. Thái Tuế khi xây nhà động
chạm tới long mạch của đất gợi một linh cảm về hậu quả khốc liệt giáng
xuống con người. Thái Tuế chính là biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng của
đất. Thiên nhiên có qui luật riêng của nó, con người không phải lúc nào cũng
có thể biến đổi thiên nhiên hay có sức mạnh phi thường bắt thiên nhiên phải
qui phục. Vì thế không gian vô thức trong Người đi vắng đã giúp nhà văn nêu
một dự cảm không lành về môi trường sống nếu con người xâm phạm thiên
nhiên một cách thô bạo, trắng trợn.
Không gian của Thoạt kỳ thuỷ luôn gắn liền với bầu không khí u ám,
sắc màu ảm đạm gợi ra viễn cảnh của cuộc sống âm u, lạnh lẽo hoang vu thời
tiền sử. Con người như đang sống trong cơn quặn mình hấp hối, mê sảng và
sắp đi đến chỗ diệt vong. Trong Ngồi, không gian chập chờn trong cõi vô thức
của nhân vật Khẩn, Kim... cho ta cảm giác về một sự khác lạ, ma quái đang
diễn ra giữa t._.trong những giấc mơ, trong trạng thái nửa say nửa
tỉnh, nửa hư nửa thực, khi ranh giới giữa hiện thực và ảo giác bị xoá nhoà.
Linh cảm luôn song hành trong cuộc đời nhân vật. Có thể do môi
trường sống đầy những rủi ro, phức tạp, họ không thể thoát ra khỏi bầu không
khí ngột ngạt và căng thẳng cho nên luôn sống trong lo âu, sợ hãi và nhiều
linh cảm. Biểu hiện của linh cảm khi rõ rệt, khi mơ hồ. Linh cảm nếu mơ hồ
thì đó chỉ là những nét tâm lý thoáng qua ẩn hiện. Linh cảm rõ bao nhiêu thì
hậu quả của nó càng đậm nét, khốc liệt bấy nhiêu. Linh cảm không phải sự
duy tâm hoặc là hệ quả của đời sống nội tâm phức tạp mà nó mang tính tất
yếu xã hội. Sống giữa bộn bề lo toan, cuộc sống đầy bất trắc, luôn cảnh giác
đề phòng, luôn lo âu sợ hãi, con người dễ dự cảm điều bất an.
Những linh cảm đó chưa đủ lớn và đủ sức để biến mỗi người trở thành
ngoại cảm, tiên tri nhưng đó thực sự là năng lực kỳ diệu của con người.
Nguyễn Bình Phương đã nhận thấy đằng sau vẻ ngoài có khi xộc xệch, bất
cần, méo mó, dị dạng, vô cảm, thế giới tâm hồn của con người lại cực kỳ nhạy
cảm. Môtip linh cảm chính là một phương tiện nhà văn dùng để biểu hiện sự
phong phú của nội tâm con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Trong thực tế, có những dự cảm xấu không xảy ra, song cũng có những
linh cảm xấu không thể tránh được. Lúc đó, người ta thường vin vào số phận.
Ngòi bút Nguyễn Bình Phương đã khai thác và bộc lộ cả những "phần tối" đó
trong tâm linh mỗi người.
Linh cảm là phương thức hữu hiệu để nhà văn vén bức màn huyền bí
của cuộc sống. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với “phần khuất” của hiện
thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn luôn thấp thỏm, lo âu cho sinh
mạng con người. Tác giả đi vào con đường “linh cảm” để phát hiện và cảm
thông cho những tâm hồn cô đơn, những ham muốn đáng thương hay những
khát vọng không thành. Nhà văn không phải là kẻ đồng loã với “bóng tối”
trong tâm linh mà là người đến để xoa dịu nỗi đau cho những tâm hồn bị tổn
thương sâu sắc. Bên cạnh đó, Nguyễn Bình Phương cũng lên tiếng cảnh tỉnh
con người về cuộc sống vốn có những cạm bẫy và bất hạnh khôn lường. Bởi
vậy, con người chúng ta phải nhạy cảm với sự thật và mọi biến cố để phòng
hoặc đối diện với chính nó và vượt qua nó. Nguyễn Bình Phương đã góp phần
đổi mới phương thức phản ánh hiện thực qua việc sử dụng môtip linh cảm.
Tuy nhiên, những biểu hiện của đời sống tâm linh con người vẫn còn mở ra
nhiều khoảng trời mới, cần tiếp tục khám phá.
3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo
Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không chỉ là ngôn ngữ tả chân hay
ngôn ngữ bay bổng mà theo Baktin: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau
được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống
nghệ thuật hoàn chỉnh” [37;128].
Cũng như nhiều cây bút đương đại khác, Nguyễn Bình Phương đã nỗ
lực tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, có
người cho rằng: “... ma và con người, quỉ thần và con người biệt lập hoặc hội
nhập vào nhau trong một thứ ánh sáng hoặc bóng tối với những liều lượng
khó đoán định của phù thủy ngôn ngữ” [30;21]. Đúng vậy, bản thân ngôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
ngữ không mang chất kì ảo nhưng bàn tay sáng tạo của tác giả đã chọn lựa,
nhào nặn, tinh luyện, chưng cất chúng để tạo nên “bầu khí quyển” kỳ ảo trong
tác phẩm. Thế giới nghệ thuật kỳ ảo đã được Nguyễn Bình Phương tạo dựng
thành công nhờ những “pháp thuật” từ ngữ đắc dụng của nhà văn.
3.3.1. Sử dụng phó từ mang tính chất đột biến
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương sử dụng khá cao các phó từ như:
bỗng chốc, bỗng nhiên, tự nhiên, tự dưng, bỗng, đột nhiên... chỉ tính chất
bất thường, đột biến của sự vật, hiện tượng. Đằng sau đó là những động từ mà
khi chúng kết hợp với nhau tạo ra không khí kỳ ảo, ma quái cho câu chuyện
và gây bất ngờ với người đọc.
Đó có thể là hiện tượng kỳ bí, lạ lùng của thiên nhiên: “Cánh rừng làng
Phan bỗng chốc xao động”; “bầu trời đột ngột nứt toác ra”. Không gian như
tan ra hòa vào hư vô mênh mông “Căn phòng bỗng nhiên dãn ra, các bức
tường biến mất, chỉ còn lại bốn phía mênh mông vô tận không đường chân
trời” hay không gian được đẩy lên cao tạo chiều sâu thăm thẳm “Trần nhà
bỗng dâng cao, nhòa đi, đẩy những bông hoa tan ra khỏi tầm mắt và mây xuất
hiện. Mây vẩy cá trắng muốt dán kín nửa bầu trời trên đầu, một nửa ở ngang
mắt thì xa thăm thẳm trong màu xanh nhạt”.
Thiên nhiên biến ảo, trở nên kỳ bí, hoang đường: “Trăng to bằng cái
đấu, sáng trắng ngày càng cao lên, khi tới giữa đỉnh thì đột nhiên bầu trời
mang một vẻ uy nghiêm huyền bí”.
Có khi phó từ đứng ở đầu câu gây cảm giác bất ngờ cao độ cho người
đọc: “Thốt nhiên lũ chim đồng thanh ré lên rồi bị xé làm hai” [6;288] và
“Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia”.
Hoặc thuật lại hàng loạt các biến cố lạ lùng xảy ra ở làng Phan trong
Những đứa trẻ chết già:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
“Cùng với bí mật quyến rũ đến ghê người, làng tự dưng bị lâm vào một
tình trạng chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là sự mất tiếng. Cứ về đêm, mọi âm
thanh của người và vật biến mất” [3;57].
“Ngày 21, sông Linh Nham cạnh sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp
nước, trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như
chiếc khăn phu la” [3;86].
“Giờ Ngọ cùng ngày, trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết
nhiều vô kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dưng đổ ập xuống cùng một lúc
và tan ra thành bụi” [3;267].
“Giờ Thân, vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt tự
dưng ứa máu đầm đìa” [3;267].
“Đêm, đột nhiên dân làng nghe nhà bà giáo vọng ra tiếng của hai người
đàn ông chạc tuổi nhau nói chuyện” [3;269].
Và sự xuất hiện biến hóa đột ngột của tự nhiên ở ngôi miếu trong lời
kể của lão Việt trong Người đi vắng: “Hôm qua đứa cháu ở quê điện ra bảo ở
góc trái đền tự nhiên trồi lên một hòn đá nhẵn có cả mắt, mũi, mồm, miệng”
[4;221].
Nguyễn Bình Phương sử dụng các phó từ chỉ sự đột biến ở mức độ cao
và có chủ ý. Các sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra sau các phó từ chỉ sự đột
biến đều bí ẩn, lạ lùng ghê sợ, chúng trở thành những “điềm dữ” với nhân vật.
Trong cảm quan hiện thực của tác giả: cuộc sống đầy những biến hóa
bất ngờ, những hiểm nguy luôn rình rập con người. Con người thật bé nhỏ,
mong manh trước dòng đời bất trắc. Từ ngữ là phương tiện chuyển tải cái
nhìn của nhà văn về hiện thực.
3.3.2. Sử dụng cụm từ giàu tính võ đoán
Nguyễn Bình Phương sử dụng các cụm từ mang tính võ đoán như: hình
như, lại đồn rằng, tuồng như... có tác dụng làm “nhòe hóa” sự việc. Những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
cụm từ võ đoán xuất hiện trong cảm nhận, cảm giác và đôi khi là do “giác
quan thứ sáu” của nhân vật về sự kỳ bí của hiện thực và con người:
“Hình như đất dưới chân lão rung rinh, chao đảo” [6;78]. Đó chính là
một linh cảm dự báo điềm chẳng lành sẽ xảy ra.
Một màn sương ma quái rùng rợn được gợi ra: “Hình như có những âm
thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống...”
[6;94]. Cụm từ “hình như” mang tính võ đoán nhưng thực tế lại để khẳng
định hiện tượng có ma xuất hiện, gây cảm giác nửa tin nửa ngờ, vừa thực
vừa ảo.
Hay là sự nghi ngờ về nguồn gốc của tấm vải áo lạ kỳ của Minh:
“Có một ai đó đã mang nó đến, phải, một ai đó, vô danh, bí ẩn. Không
thể biết rõ về người mang đến nhưng có thể hình dung ra bàn tay cầm mảnh
vải ấy, nó chẳng hề có bất cứ một mẩu chai nào, chẳng cả ám khói thuốc và
không vết sẹo, dù là nhỏ ở các ngón tay thô dầy. Người mang mảnh vải đến
có thể có một cái tên rất đẹp” [7;140].
Miêu tả được cụ thể cảm giác của cỏ cây “Đêm nay không mây, từ
ngọn cỏ đến thân cây đến các gân lá tuồng như đang chìm trong cơn run rẩy
thiêng liêng” [4;98].
Những cụm từ có ý nghĩa tình thái, thường đứng ở đầu câu (hoặc đầu
vế câu) khuyết chủ ngữ giàu tính võ đoán tạo cho sự việc, hiện tượng ở ranh
giới giữa thực và ảo. Đó là sự mờ hóa về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật:
“Lại đồn rằng Ngài về lúc nửa đêm cất tiếng sang sảng đọc sấm”
[4;110] – thần thánh xuất hiện.
Câu chuyện về số phận, bi kịch của một đôi lứa được hé mở:
“Người ta đồn Tuyết mất tích mình biết Tuyết trôi đi” [4;128]. Câu văn
được lặp lại ba lần trong câu chuyện của một tử thi trên chiếc băng ca để minh
chứng cho một mối tình, một vụ án mà mãi mãi không bao giờ tìm ra đáp án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Nhà văn thường xuyên sử dụng các từ ngữ mang tính võ đoán để làm
tăng tính kỳ ảo của sự kiện. Đó cũng chính là dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo trong kỹ thuật viết của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn, tự nhiên hai
yếu tố thực - ảo. Tác giả biến cái ảo trở thành một phần hiện thực và tạo cho
người đọc cảm giác tin vào hiện thực huyền ảo ấy.
3.3.3. Sử dụng những ký hiệu ngôn ngữ lạ
Bên cạnh thủ pháp “tẩy trắng” thời gian, Nguyễn Bình Phương còn sử
dụng thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ: đó là tạo mảng trắng trong đối thoại của
nhân vật, hình thức nhại ngôn ngữ, những câu văn, đoạn văn bị tẩy trắng về
mặt ngữ nghĩa...
Một trong những thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ là cách thức tạo ra
những kí hiệu ngôn ngữ lạ.
Khảo sát tiểu thuyết Ngồi, ta thấy có sự xuất hiện lặp đi lặp lại của âm
thanh “cốc” trong 18 chương trên tổng số 49 chương. Âm thanh này thường
xuất hiện ở cuối chương. Duy chỉ ở chương thứ 34, nó được xen trong đoạn
văn. Đó là những âm thanh có nhịp điệu khác nhau, độ dài ngắn cũng khác
nhau; có khi chỉ là một chữ song cũng có khi dài đến 117 chữ. “cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc
cốc cốc cốc cốc cốc” [7;157]. Những đoạn âm thanh này vang lên chủ yếu
giữa cảnh đời thực với những thăng trầm, thường nhật của các sự kiện nơi
công sở, khu dân cư, trong một gia đình... Có lúc nó được cất lên từ cảnh mơ
mộng, hư ảo, huyễn hoặc.
Tiếng “cốc, cốc” ấy có phải là tiếng gõ cửa không? Hoàn toàn không
phải. Đó là tiếng gõ mõ phát ra từ ngôi nhà hàng xóm của Khẩn, ai đó đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
gõ mõ tụng kinh. Những âm thanh “cốc, cốc” kéo dài xen vào cuộc đời của
Khẩn, góp phần thể hiện cuộc sống đang diễn ra theo chiều hướng suy sụp.
Tiếng mõ cứ bền bỉ ngân lên sau mỗi biến cố xảy ra như muốn cứu rỗi tâm
hồn. Tiếng mõ cất lên khi nhân vật Quân mất tích, khi Thuý tìm đến với
Nghĩa, với Khẩn, tiếng mõ sau đám tang bà nội Nhung... Những câu văn là
chuỗi âm thanh “cốc cốc” vang lên như tiếng vọng từ tiềm thức để cứu rỗi
“tính bản thiện” của con người. Tiếng gõ mõ xoáy sâu vào tâm trí nhân vật để
mỗi nhân vật tự soi lại giá trị, ý nghĩa của mình trong cuộc đời này.
Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già có sự xuất hiện của những
tiếng “lọc cọc lọc cọc” trong các phần Vô thanh với hình thức biểu hiện khác
nhau, mỗi chỗ có nhịp điệu riêng. “Lọc cọc” là tiếng kêu phát ra từ chiếc xe
trâu từ vô định và cũng chính là nhịp điệu rời rã của cuộc sống. Trong cảm
nhận của nhà văn, nhiều khi cuộc sống không diễn ra theo một dòng chảy êm
đềm mà đứt đoạn, rời rạc. Thiên chức của nhà văn là người kết nối những âm
điệu đứt đoạn, rời rạc, kết nối những mảnh vỡ tâm hồn để tạo nên sự hòa điệu
trong cuộc sống.
Xuất hiện trong Người đi vắng là âm thanh vang vọng, day dứt của
tiếng mọt, khi rào rào nghiến ngấu, khi đều đều dàn trải... Âm thanh cất lên từ
hiện tại, vọng về từ ký ức hay dự cảm tương lai của nhân vật. Mỗi lần tiếng
mọt rền rĩ cất lên là báo hiệu một sự kiện xấu đang diễn ra hoặc sắp xảy ra.
Phải chăng đó là tín hiệu về sự tha hoá của nhân cách, về nguy cơ suy sụp tinh
thần hoặc những bất trắc của cuộc sống, những điều đó nếu biết lắng nghe
người ta sẽ linh cảm được.
Trong tiểu thuyết Ngồi, có sự xuất hiện của một cái tên lạ bắt đầu từ
trích đoạn sau:
“... cúi xuống nhặt một xác chim đã cứng lên ngắm nghía (...). Những
đám mây dày đặc vẫn lớp lớp bay tới bao kín lấy đỉnh cột đồng... thả xác con
chim xuống, nhặt hòn đá to bằng chính đầu mình dùng hết sức bình sinh giáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
mạnh vào cây cột đồng (...). Một con trâu thũng thẵng đi tới, khi cách cây cột
đồng chừng hơn chục bước chân thì dừng lại giương đôi mắt lồi đen bóng
nhìn... (...). Con trâu ngúc ngoắc đầu phát ra những âm thanh ọ ẹ khó hiểu...
dỏng tai cố gắng phán đoán. Nước đỏ rực lừ đừ miết về Nam với tinh thần
không thể ngăn cản... ngó xuống, giật mình khi thấy những khuôn mặt mờ ảo
nhưng hung hãn đang lao đi, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh đều đặn khô
cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng. Một cảm giác chờn
chợn nổi dậy và lan toả khắp cơ thể...
Giao Chỉ.
Bằng sự nhẫn nại ghê gớm, ... hạ mình xuống, chân trái ...n gập lại ngả
ngang bằng với mặt đất, chân phải ...ẩn co lên ép vào bụng, tay trái ...hẩn bẻ
vuông góc, bàn tay ngửa, các ngón mở ra như những cánh hoa đang tàn, bàn
tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu
gối chân phải.” [7;10]
Trong trích đoạn trên, tác giả dùng dấu ba chấm (...) để thay cho tên
của nhân vật và “gợi ra ý nghĩa về cuộc đời, cuộc đời ngắn ngủi chỉ chiếm
một phần nhỏ trong quãng chiều dài thời gian vô tận” [32]. Đây là một đặc
điểm mới lạ của Nguyễn Bình Phương khi nhà văn dùng để thay tên cho nhân
vật. Rồi tên nhân vật hiện dần ra qua các chữ cái nhưng lại theo một qui luật
ngược là hiện dần từ ký tự cuối của một cái tên đến ký tự đầu. Rồi sau một
hành trình “xuất hiện”, “nhập thế”, “tĩnh toạ” thì cái tên Khẩn lại trở về với
dáng hình ban đầu của mình ẩn hiện trong dấu ba chấm (...).
Mỗi khi ngồi vào máy vi tính, Khẩn đã nhận thấy, việc xoá một cái tên,
kể cả tên của chính mình dễ như trở bàn tay; khi xuất hiện thì từ từ còn biến
mất thì nhanh chóng. Cũng tương tự là sự biến mất của một nhân vật và một
cái tên trong đoạn văn sau:
“Mặt hồ chới với vài ba tia nắng muộn. Trƣơn... vẫn múa may quay
cuồng chửi bới cãi cọ với đối thủ. Bất ngờ Trƣơ... lao ra cửa, tao bới lên này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
ối a này này. Trƣ... làm động tác xúc đất từ chỗ nọ đổ sang chỗ kia. Nhìn này
ối a thằng kia. Tr... lại chạy nhao lên giường ngồi bó gối sợ sệt nhìn ra cửa
sau đó T... đột ngột thăng vút lên, bắt hai chân vào nhau rồi rơi tự do. Chiếc
giường rung bật lên như bị cả bầu trời sập xuống. Ta đi đây. Tiếng nói phẫn
nộ, thảng thốt. Khẩn và Liên giật mình chạy vào đã thấy ... ngồi khoanh chân
bằng tròn, hai tay thu vào lòng, đầu cúi gằm nhìn sâu xuống mắt cá chân
mình.” [7;277].
Những cái tên xuất hiện trong những dẫn chứng trên nói lên sự gia
công từ ngữ của nhà văn để thể hiện suy ngẫm về cuộc đời. Mỗi cái tên là đại
diện cho một con người, một số phận. Nhưng không phải ai cũng để lại ý
nghĩa, dấu ấn cho đời mà thực chất giữa hàng ngàn con người thì sự tồn tại
của mỗi người chỉ như một dấu chấm vô cùng nhỏ bé và có khi vô nghĩa. Con
người ta có thể biến mất hoặc thay đổi không ngờ trước, đó là điều thường
nhật mà mỗi chúng ta phải chấp nhận. Với sự biến mất của những cái tên,
Nguyễn Bình Phương đã cho ta một quan niệm phủ nhận sự thống trị vĩnh
viễn của mỗi con người trong cõi đời. Tất cả tạo nên ý nghĩa về sự hiện hữu
của con người, giới hạn con người, chỗ đứng của con người trong cuộc đời.
Trong vòng mấy thập niên trở lại đây, càng về những năm cuối thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI này, yếu tố kỳ ảo càng gia tăng trong văn học. Bởi bên
cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhân loại cần đến một “hình thái
thẩm mĩ kỳ ảo siêu nhiên”, một loại hình văn học của trí tưởng tượng để tìm
lại trạng thái cân bằng cho đời sống tâm lý, để đi sâu vào khai thác và chiếm
lĩnh đời sống tâm linh đầy bí ẩn của con người. Nhà văn dùng yếu tố kỳ ảo
như một phương tiện để chuyển tải nội dung phong phú của cuộc sống, sự đa
dạng nhiều chiều của hiện thực, thế giới tinh thần phong phú của con người.
Nguyễn Bình Phương đã đưa văn mình hòa nhập vào dòng chảy chung đó và
nhà văn đã tạo được một sắc diện riêng bằng các phương thức tạo dựng yếu tố
kỳ ảo hiệu quả, sáng tạo, hấp dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
KẾT LUẬN
1. Sau thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được sự cách tân về
nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân
vật...; và nổi bật trong đó là thủ pháp lạ hoá bằng những yếu tố kỳ ảo, huyền
thoại. Tăng cường yếu tố kỳ ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm
tòi đổi mới của tiểu thuyết thời kỳ này. Các nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo làm
phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế
giới tâm hồn con người. Lợi thế đặc biệt của cái kỳ ảo đã được phát huy để
nhà văn có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống và
thế giới tinh thần của con người như: tín ngưỡng, tôn giáo, tình dục... Tuỳ
theo sở trường và cảm nhận riêng, mỗi nhà văn lại tìm đến những cách thức
phản ánh cuộc sống khác nhau, những phương thức “lạ hoá” khác nhau.
Bên cạnh đó, trong cuộc hành trình “hội nhập” của đất nước, do ảnh
hưởng của tư duy văn học hiện đại của thế giới, trực tiếp là ảnh hưởng của
khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong văn học hậu hiện đại phương Tây.
Các nhà văn càng có nhu cầu đổi mới tư duy và kĩ thuật tiểu thuyết. Yếu tố kỳ
ảo trong văn học đã trở thành thủ pháp hữu hiệu giúp nhà văn khám phá hiện
thực đời sống xã hội và con người ở những chiều kích mới. Nguyễn Bình
Phương cũng đã góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới.
2. Yếu tố kỳ ảo trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương thể hiện tập trung ở các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, kết
cấu, ngôn ngữ. Về yếu tố kỳ ảo trong không gian, chúng tôi nhận thấy rằng,
nhà văn chú ý tạo dựng kiểu không gian mang màu sấc âm giới với vô vàn lời
của người âm cất lên; không gian của núi rừng hoang vu huyền bí và không
gian chập chờn trong cõi vô thức. Đồng hiện cùng không gian kỳ ảo là dòng
chảy của thời gian biến ảo với sự hư ảo của thời gian, thời gian trong cõi vô
thức. Thế giới nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
nhân vật người điên, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp hư ảo và ma
quái. Bằng bút pháp kỳ ảo, tác giả đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con
người: con người cô đơn, con người chứa nhiều bí ẩn cần khám phá.
Ở phương thức xây dựng yếu tố kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương chú ý xây
dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện, góp phần tạo dựng không khí kỳ ảo trong
tác phẩm. Nhà văn cũng đã xây dựng hệ thống những hình ảnh nghệ thuật và
môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng. Các môtip linh cảm, môtip giấc mơ
cho thấy những khả năng kỳ lạ ở con người và mơ ước của con người về cuộc
sống.
Về ngôn ngữ, Nguyễn Bình Phương sử dụng hiệu quả phó từ mang tính
chất đột biến, những cụm từ giàu tính võ đoán góp phần “nhoè hoá” nhân vật
và huyền thoại hoá những sự vật, hiện tượng thường nhật. Phương thức ngôn
ngữ kỳ ảo đặc biệt của Nguyễn Bình Phương là cách thức tạo “mảng trắng”
ngôn ngữ trong đoạn văn. Đó là những mảng ký hiệu âm thanh rời rạc hay
triền miên không có giá trị ngữ nghĩa. Sự xuất hiện, mất đi một cách kỳ lạ của
những ký hiệu ngôn ngữ cũng góp phần miêu tả sự kỳ ảo nhân vật.
3. Yếu tố kỳ ảo góp phần quan trọng tạo nên sự đổi mới trong tư duy
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so với tiểu thuyết sử thi thời kỳ chiến tranh
Cách mạng. Mượn yếu tố kỳ ảo, nhà văn đã nói lên nhiều sự thật về cuộc sống
và con người. Đó là những con người với nỗi cô đơn, lạc lõng, lạc lõng ngay
trong gia đình mình, thôn xóm mình, sống trong sự hờ hững của đồng loại và
lạc lõng với chính bản thân mình - một căn bệnh tinh thần khó trách của con
người thời hiện đại, hậu quả của quá trình “thương mại hoá”, “số hoá” các
mối quan hệ trong cuộc sống. Nguyễn Bình Phương cũng mạnh dạn chỉ ra
những tham vọng về sự giàu sang, danh vọng của con người đã huỷ diệt chính
mình, làm mất cái sơ tâm nguyên thuỷ trong sáng. Thật đáng sợ khi con người
đang tan rã ngay trong đời sống cộng đồng, con người tự đánh mất mình, chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
còn là những cá thể mong manh dẫn tới bị điên, bị vật hoá, dị hoá; con người
bị suy tàn trí nhớ và chỉ còn là những cá thể vô nghĩa, trống rỗng.
Qua phương thức kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương cũng đặt ra những vấn
đề nhức nhối trong xã hội: con người đang tự đầu độc chính môi trường sống
của mình, đang tự huỷ hoại mình bằng bạo lực mông muội (hành vi, hành
động giống như thời kỳ bán sơ khai), bằng những ham muốn vô độ và sự vô
cảm. Hậu quả dẫn đến là con người hoá điên, con người hoá vật. Từ đó giúp
chúng ta nhận thức rằng đâu phải xã hội văn minh hơn thì con người đều hoàn
thiện, tốt đẹp. Còn bao nhiêu điều nhức nhối, bao hành vi cần điều chỉnh, bao
căn bệnh cần chữa trị và những môi trường sống cần tiếp tục được cải thiện.
Cần phải khắc phục để chống lại căn bệnh “nhiễm trùng” xã hội. Bởi nếu
không khắc phục, xã hội của chúng ta sẽ rơi vào bi kịch của “Những đứa trẻ
chết già”, trở lại thời “Thoạt kỳ thuỷ” hoặc chỉ còn là những “Trí nhớ suy
tàn”. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với mặt trái của hiện thực, từ trái tim
nhân hậu và đa cảm, nhà văn “mang bản mặt thiên bẩm của nỗi buồn ấy” luôn
thấp thỏm, lo âu cho sinh mạng của con người. Đằng sau những yếu tố kỳ ảo,
những bộ mặt kì dị trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương là
tiếng nói nhân văn đầy trách nhiệm với cộng đồng.
Thế giới địa phủ, núi rừng hoang vu, lạnh lẽo, kiểu nhân vật người
điên, bóng ma, người biến dạng phản ánh "cái nhìn bi kịch" của Nguyễn Bình
Phương, cái nhìn nhạy cảm với phần khuất tối, bất trắc của cuộc đời. "Cái
nhìn bi kịch" vén bức màn ảo tưởng cuộc đời, cho thấy con người phải đương
đầu với biết bao thế lực bạo tàn, hắc ám; đương đầu với định mệnh, với sự tàn
ác của kẻ khác; đương đầu với nhược điểm của chính mình. Kết thúc "bi kịch"
luôn là đau thương (điên, mất tích, chết thê thảm, sống cô đơn...) nhưng người
ta nhận thấy chính những đau thương đó đã chiếu sáng đường đi cho con
người và cuộc đời; và nhờ đó, cõi nhân sinh được bình ổn và sáng đẹp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm rõ hơn đặc trưng thể loại
tiểu thuyết; phản ánh những cá nhân tự ý thức đang vùng vẫy giữa những mâu
thuẫn của cuộc sống thực tế; người viết tiểu thuyết thực sự là “nhà văn của
cuộc sống hôm nay".
4. Việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
đã góp phần khẳng định vai trò của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại và
định hướng cách thức tiếp cận bộ phận văn học này. Chúng ta không nên đọc
tiểu thuyết kỳ ảo và tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương theo cách đọc
truyền thống theo trình tự cốt truyện, tình tiết, diễn biến thời gian của truyện.
Có lẽ cách tiếp nhận tiểu thuyết của nhà văn đạt hiệu quả nhất là tìm ra hệ quy
chiếu giữa chủ đề tư tưởng của tác phẩm với các phương thức biểu đạt mà nhà
văn sử dụng để nhận thức, khám phá ý nghĩa nghệ thuật của nó.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, không phải tất cả bạn đọc đều có thể
tìm ra hệ quy chiếu đó, có thể “giải mã” yếu tố kỳ ảo mà nhà văn đã tạo dựng.
Vì thế, có người đã xếp tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương vào loại văn
“kén độc giả”; hoặc có người tỏ thái độ “phản cảm”. Trong những trường hợp
“hi hữu” đó, câu hỏi đặt ra là nhà văn nên thay đổi lối viết hay người đọc cần
thay đổi nhãn quan tiểu thuyết và quán tính cảm thụ văn học của mình?
Chúng tôi nghĩ rằng, câu trả lời này và nhiều vấn đề của văn học kỳ ảo còn ở
phía trước. Có lẽ vì thế, hành trình sáng tác, thưởng thức và nghiên cứu văn
học sẽ mãi mãi là dòng chảy không cùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Nguyễn Bình Phương, (1991), Vào cõi, Nxb Thanh niên.
2. Nguyễn Bình Phương, (1992), Bả giời, Nxb Quân đội nhân dân.
3. Nguyễn Bình Phương, (1994), Những đứa trẻ chết già, Nxb Văn học.
4. Nguyễn Bình Phương, (1999), Người đi vắng, Nxb Văn học.
5. Nguyễn Bình Phương, (2000), Trí nhớ suy tàn, Nxb Thanh niên.
6. Nguyễn Bình Phương, (2004), Thoạt kỳ thuỷ, Nxb Văn học.
7. Nguyễn Bình Phương, (2006), Ngồi, Nxb Đà Nẵng.
8. Tạ Duy Anh, (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
9. Hồ Anh Thái, (2005), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.
10. Võ Thị Hảo, (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ.
11. Nguyễn Việt Hà, (2007), Cơ hội của chúa, Nxb Hội Nhà văn.
12. Phạm Thị Hoài, (1998), Thiên sứ, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Thuận, (2007), T mất tích, Nxb Hội Nhà văn.
14. Nguyễn Khắc Trường, (2002), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội
Nhà văn.
15. Nguyễn Huy Thiệp, (2005), Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn.
II. SÁCH BÁO – TẠP CHÍ, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
16. Lại Nguyên Ân (biên soạn), (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG
Hà Nội
17. Đặng Thị Lan Anh, (2005), Cuộc thăm dò cái vô thức trong Thoạt kỳ thuỷ
của Nguyễn Bình Phươn., Báo cáo khoa học ĐHSP Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Bình, (1999), Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Mới, TCVH
số 6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
19. Lê Nguyên Cẩn, (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb ĐHSP Hà
Nội.
20. Jean Chevalier, Alain Cheerbrant, (1999), Từ điển biểu tượng văn hoá thế
giới, Nxb Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du.
21. Đoàn Ánh Dương, (2008), Nguyễn Bình Phương, “lục đầu giang” tiểu
thuyết, TCVH số 4.
22. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.
23. Đặng Anh Đào, (2008), Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết
Việt Nam, TCVH số 8.
24. S. Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli, (2004), Phân tâm học và văn
hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin.
25. Hoàng Cẩm Giang, (2007), Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế
kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQGHN.
26. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, Thế giới
nghệ thuật tạ Duy Anh, (2007), Nxb Hội Nhà văn.
27. Nguyễn Đức Hạnh, (2008), Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 – 1975
nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục.
28. Nguyễn Chí Hoan, (2004), Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức
trong Thoạt kỳ thuỷ, www.evan.com.vn.
29. Nguyễn Mạnh Hùng, (12/7/2003), Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình
Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ, www.evan.com.
30. Đỗ Thu Hương, (2004), Phương thức huyền thoại hoá như một phương
thức hữu hiệu nhất để biểu hiện đời sống tâm linh của con người, KLTN.
31. Phùng Văn Khai, (2007), Tản mạn Nguyễn Bình Phương (Chân dung văn
học), Nxb Văn học.
32. Thụy Khuê, Nguyễn Bình Phương, www.thuykhue.free.fr
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
33. Thụy Khuê, (2003), Thoạt kỳ thuỷ trong vùng đất cậm cam hoang vu của
Nguyễn Bình Phương, Talawas.
34. Phùng Diệu Linh, (2004), Cấu trúc tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn
Bình Phương, Báo cáo khoa học.
35. Lê Nguyên Long, (2006), Về khái niệm cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong
nghiên cứu văn chương, tạp chí NCVH số 9.
36. Phương Lựu (chủ biên), (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
37. M.Bakhtin, (2003), Lý luận tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.
38. Nhiều tác giả, (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồ Chí Minh.
39. Nhiều tác giả, (2007), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên
cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.
40. Hoàng Thị Quỳnh Nga, (2004), Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu
thuyết thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Báo cáo khoa học.
41. Hoàng Thị Quỳnh Nga, (2006), Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, KLTN.
42. Nguyễn Bình Phương, (2001), Tôi không xây dựng một nhân vật điển
hình, Báo thể thao và văn hoá số 4/5.
43. Hồ Bích Ngọc, (2006), Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng
thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
44. Trần Đình Sử, (2000), Thi pháp học, Nxb Văn học.
45. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, (2008), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
46. Đoàn Cầm Thi, (18/5/2004), Sáng tạo văn học, giữa mơ và điên. Đọc
Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, www.evan.com.vn.
47. Bùi Thị Thu, (2005), Một số đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết Việt
Nam trong những năm gần đây, KLTN.
48. Hàn Thuỷ, Đọc Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
49. Lộc Phương Thuỷ, (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, truyền thống và
cách tân, Nxb Văn học.
50. Phùng Văn Tửu, (2006), Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ
XX, TCNCVH số 5.
51. Phùng Văn Tửu, (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi
mới, Nxb KHXH.
52. Bùi Thanh Truyền, (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi
đương đại Việt Nam, NCVH số 11.
53. Nguyễn Thị Thanh Vân, (2007), Đặc sắc của thể tài yêu ngôn, luận văn
Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Một số suy nghĩ về vấn đề tâm linh trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương”, tạp chí văn nghệ công nhân, số 68, tháng 8
năm 2008.
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Một số suy nghĩ về sự linh cảm trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương”, Văn nghệ Thái Nguyên, số 17, ngày 10 tháng 9
năm 2008.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9601.pdf