Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ: ... Ebook Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc. Điều này phù hợp với lợi ích của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua không ngừng tăng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16 triệu USD vào năm 2001. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 902,5 triệu USD (tăng gấp 56 lần so với kim ngạch năm 2001). Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chất lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng của thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Canada. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thì cần phải có những biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu từ cả phía nhà nước và doanh nghiệp. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” với mục đích đề xuất một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thực tiễn đã có rất nhiều đề tài viết về xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu như cuốn sách “Xúc tiến thương mại - lý thuyết và thực hành” của PGS.TS Đỗ Thị Loan hay “Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO” của TS. Phạm Thu Hương, song chưa có đề tài nào viết về “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”. Do vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài này tuy có kế thừa song không trùng với những đề tài đã nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xúc tiến xuất khẩu và thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, đề tài sẽ đưa ra các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số Doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của Luận văn là các phương pháp phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích - tổng hợp và diễn giải. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu và sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Chương 2: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 1.1.1 Xúc tiến thương mại Theo cách hiểu truyền thống, xúc tiến thương mại (XTTM) là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo định nghĩa này, XTTM bao gồm các hoạt động trực tiếp thúc đẩy việc bán hàng, tiêu thụ hàng hoá bao gồm các hoạt động cụ thể: thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu, quảng cáo và khuyến mại hàng hoá và dịch vụ; tổ chức và tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài; tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; đại diện thương mại ở nước ngoài. Các hoạt động XTTM có phạm vi rất rộng nhưng theo định nghĩa truyền thống thì nội dung của XTTM chỉ bó hẹp trong phạm vi hỗ trợ cho khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, khái niệm XTTM truyền thống chưa phát huy hết vai trò của nó và chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm XTTM được hiểu theo nghĩa rộng (hay nghĩa hiện đại). Theo nghĩa hiện đại, XTTM là những hoạt động bổ trợ thiết yếu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối lưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng cao của xã hội.[6, tr. 8- 9]. Nội dung của các hoạt động XTTM theo nghĩa hiện đại rộng hơn, không chỉ phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá mà còn góp phần định hướng sản xuất và phân phối. Ngoài nội dung của XTTM truyền thống, XTTM theo nghĩa hiện đại còn bao gồm cả những hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng, tuyên truyền và quảng bá thương hiệu, và ứng dụng thương mại điện tử trong xúc tiến xuất khẩu. Sau đây là nội dung của XTTM theo nghĩa hiện đại: Nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin thương mại Thông tin thương mại bao gồm thông tin hai chiều: thông tin thương mại trong nước ra nước ngoài và thông tin thương mại từ nước ngoài vào trong nước. Thông tin thương mại trong nước ra nước ngoài là tập hợp thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nội địa như thông tin về chủng loại sản phẩm, chất lượng, đặc trưng sản phẩm, nhãn hiệu, công dụng sản phẩm, năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp v.v.. Thông tin từ nước ngoài vào trong nước bao gồm những thông tin như đặc điểm thị trường, cơ hội kinh doanh, thị hiếu của người tiêu dùng, v.v ở nước ngoài. Thông tin đối với các doanh nghiệp rất quan trọng. Để có thông tin, các chủ thể tham gia vào XTTM thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như thông qua ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua các cơ quan đại diện ở nước ngoài v.v… Đặc biệt, đối với thông tin về thị trường nước ngoài, người ta thường tiến hành nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường, nói một cách đơn giản nhất, là tập hợp thông tin hữu ích để tạo ra những quyết định đúng đắn về marketing xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường cung cấp một bức tranh chính xác về các nhân tố kinh tế, chính trị và văn hoá, làm căn cứ để quyết định cách thức hoạt động trong thị trường mục tiêu. Nghiên cứu thị trường thường tốn kém, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn có thể không mang lại kết quả ngay. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, hoạt động nghiên cứu thị trường thường được thực hiện bởi các tổ chức XTTM của Chính phủ hoặc các tổ chức hỗ trợ XTTM. Quảng cáo thương mại Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Quảng cáo có nhiều loại khác nhau nhưng cơ bản có ba loại: (1) quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng; (2) quảng cáo trực tiếp; (3) quảng cáo tại nơi bán hàng được tiến hành khi khách hàng đang ở gần cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ gây sự chú ý lôi kéo khách hàng, kích thích họ tự tìm hiểu sản phẩm thúc đẩy hành vi mua hàng. Quảng cáo là một hình thức XTTM truyền thống, là phương tiện để thúc đẩy bán hàng, phương tiện để tích luỹ tài sản vô hình- sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và là phương tiện để nắm bắt phản ứng của khách hàng. Khuyến mại Theo luật thương mại năm 2006, mục 12, điều 180 cho rằng: “ Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng”. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm bổ sung cho quảng cáo, kích thích khách hàng tiến tới hành vi mua sắm. Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian địa điểm nhất định. Trong đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán. Triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Đại diện thương mại ở trong và ngoài nước Đại diện thương mại có thể là văn phòng hoặc trung tâm thươg mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm. Văn phòng đại diện/Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để XTTM hoặc xúc tiến du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh sinh lợi trực tiếp. (Điều2,Nghị định số 48/1999/NĐ- CP ngày 8/07/1999 của Chính Phủ). Xây dựng và quảng bá thương hiệu Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong marketing gồm tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp với hàng hoá và dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Thương hiệu là khái niệm có nội hàm rộng. Thương hiệu được cấu thành bởi các yếu tố như tên thương hiệu, biểu trưng và biểu tượng của thương hiệu, khẩu hiệu của thương hiệu, kiểu dáng bao bì hàng hoá, chất lượng hàng hoá dịch vụ, các dịch vụ kèm theo hàng hóa. Một sản phẩm nếu chỉ nổi tiếng thì chưa đủ mà nó cần phải có thương hiệu. Một sản phẩm có thương hiệu sẽ có giá trị gấp nhiều lần so với những sản phẩm không có thương hiệu. Để có được thương hiệu uy tín, các doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá là hoạt động XTTM bổ trợ tốt cho khâu phân phối và tiêu thụ hàng hoá. Hoạt động này giúp hình thành lớp khách hàng trung thành với sản phẩm của thương nhân trong quá trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) là hình thái hoạt động mới đang được ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển và bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây. Việc trưng bày hình ảnh hàng hoá, thông tin về doanh nghiệp trên internet cũng là một phần của công nghệ điện tử. Bên cạnh đó, công nghệ điện tử bao gồm việc liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ,v.v… XTTM thông qua CNTT hay có thể gọi là xúc tiến thương mại điện tử (E-promotion), được coi là một hình thức XTTM mới và đang phát huy tác dụng rất lớn trong kinh doanh ở cả thị trường trong nước và quốc tế. [6, tr.50] Ứng dụng công nghệ thông tin trong XTTM nói riêng, hoạt động thương mại nói chung góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng chung của thế giới. 1.1.2 Xúc tiến xuất khẩu Nhìn từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, xúc tiến xuất khẩu chỉ là một bộ phận của XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Theo tập đoàn tư vấn Boston (BCG) định nghĩa: “Xúc tiến và phát triển xuất khẩu là những sự lựa chọn mang tính chiến lược. Những chương trình liên quan của chính phủ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện thực hiện để tăng số lượng các nhà xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu và thu nhập/ lợi ích từ xuất khẩu (cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội); thông qua các chương trình nâng cao năng lực, các hỗ trợ vượt biên giới hoặc các hoạt động trên thị trường”. Theo Serringhaus & Rosson (1990) “Xúc tiến xuất khẩu được hiểu là những công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay ở cấp độ quốc gia”. Như vậy, theo định nghĩa ở trên, xúc tiến xuất khẩu bao gồm những biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của xuất khẩu như một động lực của sự tăng trưởng kinh tế quốc gia; thông tin cho họ về những cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; làm thuận lợi hoá quá trình xuất khẩu bằng cách giảm thiểu các hàng rào cản trở quá trình này; đồng thời thiết lập và cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay những nhà xuất khẩu “ tiềm năng”. Các chuyên gia của Trung tâm thương mại Quốc tế ( ITC) đưa ra cách hiểu về xúc tiến xuất khẩu dưới góc độ là một bộ phận của chiến lược phát triển xuất khẩu của một quốc gia. Họ cho rằng “Xúc tiến xuất khẩu bao gồm việc hình thành và cung cấp các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và việc thiết lập một cơ chế, mạng lưới thích hợp để đưa chính sách này đến các nhà xuất khẩu hiện tại và tiềm năng. Việc xúc tiến xuất khẩu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Chính sách và biện pháp xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận không tách rời của chiến lược phát triển xuất khẩu (Export development strategy)”. [5, tr.9-10-11] 1.2 Nội dung cơ bản của xúc tiến xuất khẩu Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô Trong các hoạt động XTTM, nhà nước có vai trò quan trọng. Vì chính cơ quan quản lý Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất quốc tế hoặc quốc gia. Nội dung của hoạt động XTTM do cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện là những biện pháp, chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận chính của XTTM, hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô bao gồm một số nội dung như sau: 1.2.1.1 Ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương Trong xu thế hiện nay, thương mại của thế giới tăng trưởng nhanh hơn GDP của thế giới. Cơ cấu thương mại cũng có sự thay đổi một cách căn bản. Rất nhiều nước đang phát triển đã thoát khỏi tình trạng xuất khẩu nông sản và khoáng sản để đổi lấy hàng công nghiệp. Bởi vậy, tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo trong hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển đã tăng lên một cách đáng kể. Một trong những đóng góp quan trọng đó là việc ký kết giữa các chính phủ đã đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Một trong số các hiệp định được ký kết đó là hiệp định thương mại song phương và đa phương. Hiệp định thương mại song phương là Hiệp định được ký kết giữa hai thực thể chính trị, bởi vậy chỉ có giá trị ràng buộc hai bên ký kết. Các quốc gia và các khối kinh tế - thương mại chủ chốt của thế giới hiện nay như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore, v.v.. đều có khuynh hướng coi trọng ký kết các hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại tự do song phương. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ (BTA - Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ), Nhật Bản, EU và Trung Quốc, v.v… Việt Nam là một trong 11 thành viên của ASEAN. ASEAN và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Những hiệp định thương mại song phương này có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng. Một trong những nguyên tắc để phân loại hiệp định thương mại là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), hay nói đúng hơn là cách thức thực thi nguyên tắc MFN của GATT và WTO. Các hiệp định thương mại đa phương gắn liền với việc ra đời của GATT 1947. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký vào năm 1947 có thể coi là Hiệp định thương mại đa phương đầu tiên. Việc kết thúc vòng đàm phán Uruguay vào năm 1994 dẫn đến sự ra đời của WTO đã đánh dấu một bước phát triển về chất của hệ thống Hiệp định thương mại đa phương. Trong khuôn khổ của WTO, một loạt các hiệp định đa phương và các hiệp định nhiều bên đã được ký kết và có hiệu lực trên thực tế. Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007. Đây là một sự kiện quan trọng, đồng thời Việt Nam cũng phải tiếp tục thực hiện các Hiệp định thương mại đa phương đã ký kết. Thông qua các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng sẽ ngày càng phát triển. 1.2.1.2 Tổ chức các phái đoàn viếng thăm Hàng năm Việt Nam cùng với các nước trên thế giới đều tổ chức các cuộc viếng thăm lẫn nhau. Đa số các cuộc viếng thăm đều có các nhà lãnh đạo tham dự. Thông qua các cuộc viếng thăm giữa hai nhà nước với nhau, các doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy hàng hoá của mình vào thị trường nước ngoài và ngược lại. Đây là một cơ hội rất lớn cho hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Chính nhờ các cuộc viếng thăm, ngoài mối quan hệ ngoại giao được mở rộng thì quan hệ thương mại ngày càng được phát triển mở rộng hơn nữa. Việc tổ chức các phái đoàn viếng thăm là rất cần thiết và là một biện pháp xúc tiến xuất khẩu rất hiệu quả. 1.2.1.3 Tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại “Ngày nay không một quốc gia nào có thể sống riêng lẻ mà vẫn tồn tại và phát triển”- đây là một chân lý sống của mỗi một quốc gia. Các nước trên thế giới có thể coi việc tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại là một nội dung của hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô. Tham gia các khối kinh tế sẽ giúp cho một quốc gia có thể mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán với các nước. Tham gia các tổ chức thương mại là một trong những mục tiêu của các nước trên thế giới để có thể mở cửa thị trường của mình. Một tổ chức thương mại mà cho đến nay đã có trên 150 nước gia nhập đó là tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc tham gia vào các khối kinh tế trong khu vực hay các tổ chức thương mại đều góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nước trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia một số khối kinh tế ví dụ: (AFTA) của ASEAN; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các khối kinh tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất hữu hiệu ở cấp vĩ mô vì các doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của mình. 1.2.1.4 Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế. Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ XTTM cho doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, hoạt động có thu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy quá trình buôn bán giữa các doanh nghiệp của các nước trên thế giới. Các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế sẽ cung cấp thông tin về thị trường, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; tư vấn và làm công tác tổ chức cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài.v.v; xây dựng kho ngoại quan cho doanh nghiệp gửi hàng ở nước ngoài; thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp trưng bày hàng hoá và quảng bá thương hiệu v.v. Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của một nước vào thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Chính vì vậy, hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệu quả ở cấp vĩ mô hiện nay. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô là một hoạt động trong marketing xuất khẩu với chức năng chủ yếu là truyền đạt thông tin tới khách hàng nước ngoài để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.[5, tr.35] Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô bao gồm các bước sau: 1.2.2.1 Quảng cáo ( Advertisement) Theo Philip Kotler “Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách giản tiếp và đề cao những ý tưởng, hình thức và dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí”. Luật thương mại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Quảng cáo là hoạt động thương mại của các thương nhân sử dụng hoặc phổ biến các sản phẩm quảng cáo để XTTM”. Hiện nay, trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanh nghiệp thường sử dụng các phương tiện quảng cáo chủ yếu sau đây: Nhóm các phương tiện nghe nhìn: Quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên Internet. Nhóm các phương tiện in ấn: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên tạp chí, quảng cáo trên ca-ta-lô, tờ rơi, lịch… Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời là một hình thức quảng cáo hiệu quả vì tính linh hoạt cũng như tính hữu ích của nó. Các phương tiện quảng cáo ngoài trời có một tính chất đặc biệt là nó dễ gây ấn tượng và đập ngay vào mắt công chúng ở mọi nơi. Các loại phương tiện quảng cáo ngoài trời phổ biến là: biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáo điện tử, các panô quảng cáo chất lượng cao. Nhóm phương tiện quảng cáo di động là hình thức quảng cáo trên các phương tiện giao thông như xe buýt, tàu điện, tắc xi… Ngoài ra, quảng cáo trên các vật phẩm quảng cáo như mũ, áo phông, túi xách, balô… cũng là một hình thức rất phổ biến. Nhóm các phương tiện quảng cáo khác: Quảng cáo bằng các sự kiện kỳ lạ, quảng cáo nhờ các sản phẩm khác. Các phương tiện quảng cáo đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu. Người tiêu dùng nước ngoài nhìn thấy những sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương tiện quảng cáo sẽ kích thích sự tò mò và khiến họ bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm này. Cho đến nay, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa có nhiều thành công trong việc sử dụng các phương tiện quảng cáo để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện quảng cáo trên được coi như một hoạt động xúc tiến xuất khẩu quan trọng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. 1.2.2.2 Quan hệ công chúng ( Public Relations) Quan hệ công chúng là một công cụ XTXK quan trọng. Doanh nghiệp không những phải có mối quan hệ với khách hàng, những nhà cung cấp vật tư, nhà kinh doanh mà còn phải quan tâm tới một loạt những công chúng khác có quan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công chúng là bất kỳ nhóm người nào có mối quan tâm thực sự hoặc tiềm tàng đối với doanh nghiệp hoặc có thể tác động đến khả năng thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Quan hệ công chúng là tuyên truyền. Quan hệ công chúng tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động xuất khẩu, nhưng việc bỏ qua hoạt động này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược XTTM của doanh nghiệp trong dài hạn. Quan hệ công chúng nhằm đạt những mục đích như: Trợ giúp cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường nước ngoài Hỗ trợ cho việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể Bảo vệ sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng trên thị trường nước ngoài Xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp trong mắt người nhập khẩu Hoạt động quan hệ công chúng ảnh hưởng đến người tiêu dùng gấp năm lần so với quảng cáo. Quan hệ công chúng ở trong nước và quốc tế thường sử dụng các công cụ sau: + Thông qua các loại ấn phẩm + Thông qua tài trợ các sự kiện văn hoá, thể thao, giáo dục và đào tạo + Thông qua các bài phát biểu + Các hoạt động xã hội + Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo Trong xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động PR quốc tế. Nếu hoạt động PR quốc tế được làm tốt thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng và duy trì quan hệ hữu hảo với chính quyền địa phương nước sở tại. Đồng thời, PR quốc tế có thể kiểm tra và đánh giá những bất lợi có thể xảy cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động đối phó trong mọi tình huống xấu. Quan hệ công chúng quốc tế cho đến nay được coi là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất quan trọng và nó đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. 1.2.2.3 Bán hàng cá nhân (Personal selling) Bán hàng cá nhân là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng. Chi phí bán hàng rất cao nên thường sử dụng đối với hàng có giá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Đối với hoạt động bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng hết sức quan trọng bởi vì họ sẽ đại diện cho chính doanh nghiệp. Nhân viên phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng và họ cần có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Người bán hàng có thể thay đổi các thông điệp quảng cáo cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong XTXK hiện đại, để giành vị thế cao trong cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng từ phía thị trường và người tiêu dùng. Việc bán hàng cá nhân sẽ giúp ích được nhiều vì nó tạo điều kiện cho việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với người mua để giải đáp các thắc mắc và trao đổi thông tin. 1.2.2.4 Xúc tiến bán hàng (Sales promotion ) Trong thương mại trong nước và thương mại quốc tế, xúc tiến bán hàng là một hoạt động được thực hiện để “xiết chặt” quan hệ mua bán, thúc đẩy khách hàng tiến hành bước cuối cùng là mua sản phẩm. Xúc tiến bán hàng chỉ là một biện pháp tạm thời thay thế cho các công cụ quảng cáo, quan hệ công chúng… trong một thời gian. Hoạt động này có thể sử dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm mới được tung ra thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến bán hàng cũng áp dụng đối với sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tiêu chuẩn hoá cao, nhất là sử dụng nhiều đối với sản phẩm đơn giá thấp mà doanh thu cao. Thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng chủ yếu sau: Phân phát mẫu hàng Phiếu mua hàng Trả lại một phần tiền nếu có: “ bằng chứng về việc đã mua hàng” Bao gói theo giá ưu đãi Giành giải thưởng may mắn Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên Dùng thử nhưng không phải trả tiền Tặng vật phẩm quảng cáo Phần thưởng Bằng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng ở ngoài nước, các doanh nghiệp có thể tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu của mình. Do vậy, hoạt động xúc tiến bán hàng được coi là một hoạt động XTXK ở cấp vi mô. 1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, chúng ta không thể không chú ý đến một khâu mà bấy lâu nay chúng ta không chú ý hoặc chưa chú ý đúng múc. Đó là vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng. Cho đến bây giờ ở Việt Nam, các doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu đó là sản phẩm của doanh nghiệp mình phải đạt được thương hiệu. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp quan tâm từ trước thời điểm Việt Nam hội nhập AFTA. Do vậy, trọng tâm của hoạt động XTXK của các doanh nghiệp và tổ chức làm công tác hiện nay là phải xây dựng, củng cố, quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quốc gia, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu có ý nghĩa lớn: Thương hiệu tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng hàng hoá, yên tâm và tự hào khi sử dụng chúng. Khách hàng chỉ lựa chọn tiêu dùng hàng hoá khi họ đã chấp nhận và tin tưởng vào thương hiệu hàng hoá, tin vào chất lượng hàng hoá và tin rằng khi sử dụng hàng hoá đó nó sẽ tạo cho người tiêu dùng một giá trị riêng. Thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút khách hàng mới, vốn đầu tư, gia tăng quan hệ khách hàng. Khi đã có thương hiệu nổi tiếng, các bạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và các hàng hoá liên quan cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Thương hiệu giúp việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Khi thương hiệu hàng hoá được nhiều người biết đến, doanh nghiệp có nhiều cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hơn. Thậm chí hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng có thể bán với giá cao hơn các hàng hoá cùng loại khác không có thương hiệu. Uy tín của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp việc triển khai khuyếch trương sản phẩm dễ dàng hơn đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của pháp luật đối với những tính chất độc đáo, đặc trưng của hàng hoá trước những sản phẩm bị đối thủ cạnh tranh “nhái” theo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn XTXK thì sản phẩm của họ trước tiên phải có thương hiệu. Xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu được coi là một nội dung XTXK hiệu quả ở cấp vi mô. 1.2.2.6 Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế Hàng năm trên thế giới có rất nhiều hội trợ triển lãm được mở ra với quy mô rất lớn và có nhiều đại diện các doanh nghiệp khác nhau tham gia. Hội chợ triển lãm là nơi người mua và người bán gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về tính năng và tác dụng của hàng hoá, do vậy sẽ tạo nhu cầu và tiềm năng mua hàng. Thông qua hội trợ triển lãm thương mại các doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu về sản phẩm của mình nhanh nhất, đồng thời thu thập chính xác nhanh các thông tin từ khách hàng giúp doanh nghiệp có kế hoạch xâm nhập thị trường. Qua hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là dịp để đánh giá lại mình và đánh giá về các đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất trong hoạt động xuất khẩu. Hội trợ triển lãm thương mại quốc tế là một loại hình của marketing xuất khẩu được đánh giá cao . Hội trợ triển lãm quốc tế là nơi gặp gỡ của hàng nghìn doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Thông thường thì tại hội chợ, người ta trưng bày hàng hoá, dịch vụ, công nghệ mới… Tại hội chợ, nhiều khu vực, nhiều hãng chỉ trưng bày hàng hoá chứ không bán hàng và việc ký kết h._.ợp đồng mua bán hay hợp đồng đại lý được thực hiện tại trụ sở của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia hội chợ triển lãm thương mại quốc tế thành: Hội chợ- triển lãm thương mại tổng hợp Hội chợ – triển lãm thương mại chuyên ngành Hội chợ – triển lãm thương mại định kỳ Hội chợ – triển lãm thương mại không định kỳ Trước khi tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp phải thu thập thông tin về thời gian khai mạc, địa điểm, chi thuê gian hàng, phiên dịch… để lập kế hoạch tham gia. Một số công ty còn coi hội chợ triển lãm thương mại quốc tế là biện pháp quan trọng để bán hàng. Việc tham gia hội chợ triển lãm còn là dịp để tìm kiếm đại lý, quy tụ các khách hàng tiềm năng. Việc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế có những đặc trưng sau đây: + Quy tụ một lượng khách hàng hớn. + Đánh giá được ngay phản ứng của khách hàng + Trưng bày giới thiệu sản phẩm + Đánh giá đối thủ cạnh tranh Trong thương mại quốc tế, nếu một công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên một cách độc lập thì chi phí cao của những hoạt động này có thể sẽ vượt quá những lợi ích mà nó đem lại. Chính vì thế, các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu một cách đơn lẻ mà họ phải kết hợp với các tổ chức, hiệp hội và Chính phủ nước sở tại. Ngày nay, theo quan điểm marketing hiện đại thì hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô thường được nhấn mạnh hơn so với hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô. 1.3 Sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Kể từ sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng hơn so với giai đoạn trước đó. Các sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm của Trung Quốc và Canada. Một trong những yếu kém của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với các đối thủ cạnh tranh khác đó là kiểu dáng và mẫu mã còn quá sơ sài, đơn điệu. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính, đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phải phong phú đa dạng. Về phía các doanh nghiệp của Việt Nam, tuy họ đã sử dụng các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế… nhưng đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu ở Hoa Kỳ và còn nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp của Hoa Kỳ chưa biết đến. Đồ gỗ Việt Nam muốn cạnh tranh được với các đối thủ và tạo được lòng tin từ phía người tiêu dùng Hoa Kỳ thì cả chính phủ và doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu. Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho đồ gỗ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. 1.4 Vai trò của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Đại hội đảng VI đã đưa ra chính sách mở cửa thị trường và đưa nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Quá trình đổi mới và mở cửa của Việt Nam tuy đã được thực hiện hơn 20 năm song có nhiều nước trên thế giới chưa biết hoặc chưa rõ về đất nước và con người Việt Nam. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong đó có hàng công nghiệp chưa có thương hiệu trên trường quốc tế. Do vậy, để có thể giới thiệu về Việt Nam và các sản phẩm của Việt Nam là rất cần thiết và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chính phủ mà còn của các doanh nghiệp, điều này được thông qua bởi XTXK. XTXK là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế. Mỗi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp đều tiến hành các hoạt động phát triển thương mại nói chung và XTXK nói riêng. Mặt hàng đồ gỗ là một trong số những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp hiện nay được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. So với một số quốc gia khác trong cùng khu vực thì đồ gỗ của Việt Nam được đánh giá cao. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường thì đòi hỏi phải xúc tiến xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có vai trò sau: + Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. + Góp phần thay đổi tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ. + Mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong thị trường Châu Mỹ. +Tạo dựng hình ảnh đẹp của doanh nhân và các sản phẩm gỗ của Việt Nam trong con mắt của người dân Hoa Kỳ. + Thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường đồ gỗ của Hoa Kỳ. + Tạo thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam, thông qua các dự án đầu tư cho các ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ xuất khẩu. + Nâng cao chất lượng mặt hàng đồ gỗ, đồng thời làm phong phú mẫu mã của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam, để nâng cao hình ảnh và gây uy tín của mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. + Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nói riêng và kim ngạch hàng hoá nói chung vào thị trường Hoa Kỳ. + Một cách gián tiếp, XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn, tăng thu ngoại tệ và góp phần nâng cao đời sống cho người dân Việt Nam… 1.5 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Thái Lan là hai quốc gia trong khu vực đã thành công. Do đặc điểm của hai nước này có những nét tương đồng giống Việt Nam vì vậy thành công của họ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói chung và đồ gỗ nói riêng là bài học quý giá cho Việt Nam. 1.5.1 Kinh nghiệm của Malaysia Cục Xúc tiến thương mại của Malaysia (MATRADE) là một cơ quan xúc tiến ngoại thương thuộc Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia được thành lập ngày 01/03/1993. Với nhiệm vụ là phát triển và xúc tiến xuất khẩu của Malaysia ra thị trường quốc tế, MATRADE có các chức năng chính như sau: - Hỗ trợ và phát triển ngoại thương Malaysia, đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm và bán sản phẩm chế tạo. - Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu và các hoạt động XTTM để đẩy mạnh xuất khẩu. - Tiến hành điều tra, khảo sát thị trường và thành lập cơ sở dữ liệu thông tin thương mại nhằm hoàn thiện và phát triển thương mại của Malaysia. - Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Malaysia. - Thúc đẩy và bảo hiểm rủi ro đầu tư cho hoạt động thương mại quốc tế của Malaysia. - Xúc tiến và hỗ trợ các loại hình dịch vụ có liên quan đến thương mại. MATRADE là một cơ quan chính phủ về XTTM của Malaysia có 290 nhân viên với mạng lưới văn phòng đại diện ở 24 nước trên thế giới, trong đó đã có 02 văn phòng đại diện ở Việt Nam (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ thì MATRADE đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Malaysia thâm nhập vào thị trường này: phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm đồ gỗ khi xuất khẩu; đẩy mạnh tầm nhìn của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Malaysia như một đối tác tin cậy. Cụ thể, MATRADE thực hiện các hoạt động như: + Thông tin thương mại về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia. + Tổ chức các đoàn vào và đoàn ra Hoa Kỳ. + Các hoạt động chắp mối kinh doanh cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. + Tổ chức các hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp Malaysia giới thiệu sản phẩm đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ. + Hỗ trợ thông tin cho nhà nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MATRADE Phũng mạng và an ninh Phũng hỗ trợ và dịch vụ tự động Phũng phõn tớch thống kờ 18 văn phũng nước ngoài Bộ phận chõu Âu/chõu Mỹ Bộ phận thúc đẩy xuất khẩu Bộ phận hành chớnh Bộ phận thống kờ và cụng nghệ thụng tin Phũng ASEAN Phũng Bắc và Đông Á Ban Giám đốc Phũng Tõy và Trung Á Phũng Nam Á Thỏi Bỡnh Dương Phũng chõu Phi Phũng Mỹ, Canada và Caribe Phũng Trung và Nam Mỹ Phũng Tõy Âu Phũng Nga và Đông Âu Phũng 14 văn phũng nước ngoài Phũng dịch vụ tư vấn xuất khẩu Phũng phỏt triển và đào tạo xuất khẩu Phũng phỏt triển thị trường Phũng xuất bản Phũng quản trị tài chớnh Phũng kế toỏn Phũng quản trị Phũng nhõn sự Phũng kế hoạch và tổ chức Bộ phận chõu Á/chõu Phi “Nguồn: www.matrade.gov.my” 1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại tại Thái Lan được giao chủ yếu cho Cục xúc tiến xuất khẩu – thuộc Bộ thương mại Thái Lan (viết tắt là DEP). Sau nhiều năm hoạt động, DEP Thái Lan là một bộ phận quan trọng của Bộ Thương mại Thái Lan, có tổng số nhân viên trên 700 người, với một cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện gồm các Văn phòng, Trung tâm hỗ trợ từng hoạt động XTTM và 22 chi nhánh, văn phòng ở nước ngoài. DEP có vai trò như sau: + Tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Thái lan tham gia các hội chợ thương mại ở Hoa Kỳ. Hàng năm, DEP thường xuyên phối hợp với các khu vực tư nhân và Nhà nước đứng ra tổ chức cho nhiều đoàn doanh nghiệp Thái Lan tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Đối với các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, hầu hết các hội chợ quốc tế đều có các doanh nghiệp Thái Lan tham gia. DEP còn nghiên cứu và có những đề xuất lên Chính phủ Thái Lan nhằm mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới. + Giới thiệu sản phẩm đồ gỗ qua mạng Internet. + Giới thiệu các cơ hội kinh doanh qua mạng như đăng tải các nhu cầu cần mua hoặc cần bán lên trang web của DEP để các doanh nghiệp nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ biết thông tin và liên hệ. + Quảng bá các thương hiệu đồ gỗ nổi tiếng của Thái Lan. + Tổ chức trao giải thưởng xuất khẩu đồ gỗ cho các doanh nghiệp Thái Lan. + Tổ chức trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa. + Thành lập trung tâm dịch vụ tư vấn và Thailand Export Mart tại Hoa Kỳ. + Lập Trung tâm phát triển sản phẩm tại Thái Lan. Ngoài ra Chính phủ Thái Lan còn đưa ra một loạt các chính sách ở tầm vĩ mô nhằm hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến xuất khẩu nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ. Điều đó đã giúp cho doanh nghiệp Thái Lan thành công khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của DEP Trung tõm xỳc tiến xuất khẩu khu vực VP hội chợ thương mại ở nước ngoài Văn phũng kế hoạch xuất khẩu Viện đào tạo thương mại quốc tế CỤC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU THÁI LAN Trung tõm thông tin thương mại quốc tế Văn phũng thư ký Văn phũng dịch vụ xuất khẩu Bộ phận kiểm toỏn nội địa VP hội chợ thương mại quốc tế Văn phũng phỏt triển thị trường Văn phũng cỏc vụ việc thương mại và PR Trung tâm thương mại Thái Lan Văn phũng dịch vụ thương mại Trung tõm phỏt triển sản phẩm Nguồn: DEP (www.depthai.go.th) năm 2006 1.5.3 Bài học cho Việt Nam Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan trong hoạt động XTTM và XTXK rất quan trọng. Việc rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ đối với Việt Nam là một việc làm thiết thực. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi đã là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ phải chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc, quy định của WTO, bao gồm cả các quy định liên quan đến xúc tiến xuất khẩu. Với những quy định này, Việt Nam sẽ không được sử dụng những biện pháp trợ cấp xuất khẩu, thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ mà Việt Nam cần phải tìm kiếm và chuyển sang những hình thức khác vừa không trái với quy định của WTO, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của các nước Malaysia, Thái Lan đã chỉ ra những hình thức xúc tiến xuất khẩu có thể sử dụng được mà không trái với các quy định của WTO. + Để làm tốt được công tác XTXK, trước hết cần phải xây dựng một cơ quan XTXK hoàn thiện, đủ năng lực để triển khai các chương trình XTTM đã đặt ra. Công tác XTXK chỉ được thực hiện tốt khi cơ quan XTXK có bộ máy hợp lý: có đủ phòng nghiệp vụ và phòng hậu cần hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. + Phải đa dạng hoá các hình thức XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài việc tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế về đồ gỗ ở thị trường Hoa Kỳ, cơ quan XTXK cần có những hình thức giới thiệu sản phẩm, hình thức thâm nhập thị trường một cách cụ thể hơn, thiết thực hơn. + Phải xác định rõ ràng vai trò và lĩnh vực hoạt động chính yếu của tổ chức XTXK để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ (vị trí và mục đích của tổ chức). + Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xúc tiến xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan thì Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về đồ gỗ, cung cấp các thông tin thương mại quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu ngành gỗ. 90% doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có 19 doanh nghiệp được Bộ thương mại (Bộ công thương) công nhận là doanh nghiệp có uy tín trong xuất khẩu đồ gỗ. [10]. Vì vậy, Việt Nam cần có dịch vụ riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Việc cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ riêng cho nhóm doanh nghiệp đặc trưng là một kinh nghiệm làm tăng hiệu quả của hoạt động XTXK nói chung và XTXK đồ gỗ nói riêng. Những kinh nghiệm XTXK đồ gỗ của các nước trong khu vực sẽ là bài học quý giá đối với Việt Nam nếu như Việt Nam biết vận dụng có chọn lọc và phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1 Đặc điểm thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Hỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la. Năm 2005, Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng 380 tỷ USD dịch vụ. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm: lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. Sau đây là bảng GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2005. Bảng 2.1 GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2005 Đơn vị tính: Đô la Mỹ STT Nước GDP( triệu USD) Tỷ lệ % của thế giới Toàn thế giới 44.433.002 100% 1 Hoa Kỳ 12.485.725 28,1% 2 Nhật Bản 4.571.314 10,3% 3 Đức 2.797.343 6,3% 4 Trung Quốc 2.224.811 5,0% 5 Vương Quốc Anh 2.201.473 5,0% 6 Pháp 2.105.864 4,7% 7 Italia 1.766.160 4,0% 8 Canada 1.130.208 2,5% 9 Tây Ban Nha 1.126.565 2,5% 10 Hàn Quốc 793.070 1,8% “ Nguồn: Wikipedia” 2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ Mỹ là một hợp chủng quốc, đa văn hoá, đa sắc tộc. Vì thế, thị trường Hoa Kỳ phân chia rất khác nhau: có những khách hàng rất kỹ tính, coi trọng chất lượng và quan tâm đến các chứng chỉ bảo vệ môi trường nhưng cũng có những bộ phận khách hàng chẳng cần biết sản phẩm có phá hoại môi trường hay không mà chỉ muốn sản phẩm giá rẻ. Người tiêu dùng Hoa Kỳ mua sắm theo thị hiếu tiêu dùng. Trong mua sắm, điều quyết định quan trọng với người tiêu dùng là việc thích hay không thích và có muốn mua hay không. Thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi nhanh và mua theo ngẫu hứng. Người Mỹ xem đồ gỗ nội thất có mối quan hệ mật thiết với thời trang, vì thế khi có ý định mua họ thường chấm ngay sản phẩm nào tạo ra được ngẫu hứng bất chợt đối với họ. Người tiêu dùng Mỹ đề cao tính tiện dụng. Người Mỹ khi đủ tuổi lao động đều đi làm, do đó quỹ thời gian dành cho gia đình rất ít. Vì vậy để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nhà sản xuất cần thiết kế những sản phẩm mang tính tiện ích cao. Xu hướng hiện nay, những sản phẩm có thể tháo ráp và thay đổi công dụng được ưu chuộng. + Người Mỹ đề cao phong cách cá nhân. Người tiêu dùng thích thể hiện những nét riêng của đồ nội thất trong nhà họ. Các gia đình có nhu cầu trang trí theo sở thích từng người. Đối với người lớn, họ có thói quen và sở thích thư giãn trong vườn, vì vậy những mặt hàng nội thất ngoài trời ở thị trường này được tiêu thụ rất mạnh. Ngược lại, thanh niên và trẻ em lại thích thư giãn, chơi đùa tự do trong phòng riêng, do đó phòng trẻ con cũng được trang trí đẹp và tiện nghi. Phong cách trang trí đóng một vai trò hết sức quan trọng để người tiêu dùng Mỹ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. + Người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm. Để xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường này thì một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là phải sử dụng gỗ cứng của Mỹ. Đây là lý do mà tốc độ nhập khẩu gỗ cứng từ Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam tăng chóng mặt. Tổng nhập khẩu gỗ của Việt Nam trong năm 2000 là 120 triệu USD và tăng lên 650 triệu vào năm 2005. + Người tiêu dùng Hoa Kỳ có thói quen mua sắm theo mùa, thường tập trung thời gian 3 tháng cuối cùng của mỗi năm để đi mua sắm những vật dụng cho gia đình. Ba tháng cuối năm có nhiều lễ hội, được nghỉ dài ngày, ví dụ Lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng sinh, lễ Halloween, năm mới. Trong những ngày này, người Mỹ có thói quen bỏ các loại đồ dùng, vật trang trí cũ thay thế bằng các sản phẩm mới. Do đó, cuối năm được xem là mùa mua sắm ở Mỹ. Nếu phân khúc thị trường Hoa Kỳ theo độ tuổi, người tiêu dùng đồ gỗ Hoa Kỳ được chia làm 5 loại theo tuổi tác. Từ 19 -28 tuổi (có sức mua lớn trong tương lai, hiện nhu cầu mua sắm đồ gỗ chưa nhiều). Từ 29 -39 tuổi (khoảng 47 triệu người, vừa trưởng thành, thích sản phẩm tiện dụng, gọn nhẹ, giá vừa phải). Từ 40 -48 tuổi (khoảng 78 triệu người, đã đóng góp nhiều cho xã hội, bắt đầu nghiêng về mẫu mã, kiểu dáng, có thể chấp nhận giá cao). Từ 48 -57 tuổi (đang tính đến việc về hưu, song vừa chăm lo con cái, vừa lo cho cha mẹ, nên ít mua sắm). Từ 58- 67 tuổi (thường sống một mình, có sức chi tiêu cao nhất vì con cái đã lớn, cha mẹ đã qua đời, thích sản phẩm độc đáo, giá trị cao), từ 68 tuổi trở lên (thích sản phẩm gỗ có diện tích nhỏ, sắc sảo). Theo đánh giá của các chuyên gia marketing, nhóm khách hàng tiềm năng nhất chính là nhóm người có độ tuổi từ 45- 55 (thuộc thế hệ “ Baby boom” – sinh ra ngay sau chiến tranh) bởi họ cũng vừa là nhóm tuổi có thu nhập cao nhất lại vừa có nhu cầu sắm sửa bài trí cho gia đình. 2.1.3 Rào cản thương mại khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ Mỹ là một hợp chủng quốc gồm 50 bang, mỗi bang có một luật điều chỉnh riêng. Hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp, không chỉ gồm luật liên bang, luật của 50 bang mà còn chịu sự điều chỉnh của vô số án lệ trọng tài thương mại. Vì vậy, một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu rất nhiều nội dung luật, ở cấp liên bang cũng như từng bang cụ thể. Với vị thế đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường mục tiêu của sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ của doanh nghiệp Việt Nam. Mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cần nghiên cứu một số vấn đề sau đây: 2.1.3.1 Các vấn đề chung về thuế quan Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Harmorized Tariff Schedule – HTS). Được chính thức thông qua ngày 01/01/1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brúc-xen. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất được quy định chi tiết trong chương 94 Biểu thuế quan của Mỹ năm 2008, có những đặc điểm như sau: + Thuế đánh theo tỷ lệ trên giá trị- tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. + Hải quan Mỹ chia đồ gỗ thành 6 nhóm mặt hàng chính 9401-9406. + Mức thuế suất của Mỹ đối với mặt hàng gỗ biến động từ 0% đến gần 13%. Mặc dù Việt Nam đã cho Mỹ hưởng MFN kể từ sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA). Theo đó, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm mạnh, trung bình từ 50- 55% xuống còn 0 -3%. Tuy nhiên, do bị Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường nên quy chế MFN dành cho Việt Nam vẫn phải xem xét và cấp lại. Đến ngày 9/12/2006, thượng viện Mỹ thông qua Dự luật thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam (cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu) đã được hưởng đầy đủ những ưu đãi về thuế trên thị trường Mỹ.[16] 2.1.3.2 Những vấn đề chung Hải quan Việc nhập khẩu hàng gỗ và nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu -19 CFR 141; điều tra Hải quan -19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR -159). _ Tính giá hải quan: Mỹ chấp nhận dùng hiệp định thương mại của WTO về tính giá hải quan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Mỹ, quy trình xác định giá trị của hàng nhập khẩu để áp dụng thuế tỷ lệ trên giá trị. Luật hiện tại của Mỹ coi “giá trị giao dịch” là cơ sở để xác định giá trị hàng nhập khẩu. Nếu quy định tính giá hải quan này không được sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng. Theo thứ tự như sau: 1) giá trị giao dịch của hàng hoá giống hoặc tương tự, 2) giá trị suy diễn, 3) giá trị tính toán. _ Các quy định về xuất xứ hàng hoá: + Luật thuế quan năm 1930, Luật cạnh tranh năm 1988 quy định mọi hàng hoá có xuất xứ nước ngoài (hoặc vỏ đựng) “sẽ phải ghi rõ ở một chỗ rõ ràng, thường xuyên, theo đúng bản chất của hàng hoá (vỏ đựng) để người tiêu dùng ở Mỹ thấy rõ tên hàng bằng tiếng Anh và nước xuất xứ hàng hoá đó”. + Các luật trên cũng quy định về mức phạt do vi phạm quy định ghi nơi xuất xứ : hàng nhập khẩu không ghi rõ ràng xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá. Hàng hoá/ hàng trong bao bì không ghi rõ xuất xứ sẽ bị giữ tại Hải quan cho đến khi nhà nhập khẩu tái xuất/ tiêu huỷ/ marking lại dưới sự giám sát của Hải quan. Mức phạt tối đa: 100.000 USD đối với lần đầu cố tình vi phạm thay đổi hoặc xoá marking xuất xứ và 250.000 USD cho lần sau. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về đóng gói, ký mã hiệu và dán nhãn mác đối với hàng gỗ nội thất nhập khẩu nói riêng và hàng hoá nhập khẩu nói chung. 2.1.3.3 Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá Đây là hai điều luật quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nên chú trọng. Hiện nay, Việt Nam rất thiệt thòi khi bị điều tra chống bán phá giá. Mặc dù hiện nay chưa có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, nhưng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện có các mã hàng nằm trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc… Vì thế các doanh nghiệp càng phải nghiên cứu kỹ các luật này để có phương án ứng phó kịp thời khi kiện phá giá xảy ra. 2.1.3.4 Các quy định về chứng chỉ rừng Xu hướng có đòi hỏi ngày càng cao từ phía người nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được chứng thực (veeified). Theo nghiên cứu, mỗi nhà nhập khẩu chính lại có yêu cầu riêng. Nhìn chung, đó là việc các doanh nghiệp xuất khẩu phải sản xuất thân thiện với môi trường, và đặc biệt tham gia chương trình phát triển bền vững diện tích rừng với các chứng chỉ rừng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc có chứng nhận về sản phẩm rừng tạo một công cụ để thâm nhập thị trường, chiến lược lâu dài đối với tiếp thị và quản lý chất lượng, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra còn có các lợi ích: thể hiện sự cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, giải quyết được vấn đề về hệ thống cung cấp với đối tác, tăng sự trung thành của khách hàng, tăng lợi nhuận. Các chứng chỉ rừng phổ biến: + Chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng quốc tế): ý nghĩa thể hiện gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng không có nguy cơ bị diệt chủng, có sự đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ. + Chứng chỉ quản lý rừng (FMC- Forest Management Certification): yêu cầu hoạt động trong một khu vực rừng nhất định phải tuân thủ một loạt các quy định liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội và tính kinh tế. + Chain of Custody Certification (Chứng chỉ coi sóc đồng loạt): yêu cầu một tổ chức chứng minh sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng được thẩm định: những sản phẩm này có nhãn FSC. [16] 2.1.3.5 Các quy định về trách nhiệm xã hội Hoa Kỳ có yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu thể hiện việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động dựa trên chứng chỉ SA 8000. Các quy định về an toàn lao động: + Lực lượng lao động: Người lao động tự nguyện làm việc và nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. + Không phân biệt đối xử: Người lao động có quyền làm việc, tự do chọn nghề, thực tập và nâng cao năng lực công tác. Không phân biệt giới, dân tộc, giai cấp, tôn giáo. + Cấm lao động trẻ em dưới 15 tuổi + Lao động trẻ (từ 15 – 18 tuổi) : cho phép với điều kiện hạn chế. Ví dụ: không được làm việc ca đêm, không giao các công việc đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ, không giao việc nặng. + Đảm bảo giờ công: 8giờ/ ngày, 48giờ/tuần, 300 giờ làm thêm/ năm… + Phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động: cốt lõi là phải tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 2.1.3.6 Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt, và đồ nội thất chiếu sáng. Sản phẩm nội thất dành cho trẻ em.: Loại sản phẩm này phải tuân thủ theo các quy định của Luật an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSA) của uỷ ban an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng. Ví dụ: các loại giường cũi cho trẻ có quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại, và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ tròng vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này liên quan đến; (1) việc bán hàng, (2) phân phối , (3) kết quả kiểm tra sản phẩm theo quy định của luật CPSA. Quy định nhãn mác về các loại cũi trẻ em tương đối khắt khe. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên và địa chỉ kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và hoặc bán hàng, số kiểu, số kho, số catolog hoặc số sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm cùng cấu trúc, thành phần và kích cỡ. Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4inch và phải rõ ràng, dễ đọc và tương phản với nền chữ. Sản phẩm nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt; Đồ nội thất có thành phần dệt không bị hạn chế bởi hạn ngạch dệt may và các quy định của các hiệp định đa sợi (MFA). Tuy nhiên, những sản phẩm nội thất đó phải được dán nhãn theo các quy định của luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA) được giám sát bởi Uỷ ban thương mại liên bang (FTC). Theo đó, sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: (1) tên và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần, phần trăm của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác” (bao gồm các loại sợi có khối lượng bằng hoặc dưới 5%) được ghi ở cuối; (2) tên nhà sản xuất hoặc tên hay số chứng minh do FTC cấp cho người tiếp thị hay sử dụng sản phẩm dệt; (3) tên nước sản xuất hoặc chế tạo. Một nhãn hiệu bằng chữ, đã đăng ký với cơ quan bằng sáng chế của Hoa Kỳ, có thể được sử dụng trên mác thay cho tên nhà sản xuất, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đó cung cấp cho FTC một bản copy trước khi sử dụng. Ngoài ra sản phẩm có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FFA) được CPSC giám sát. Theo đó cơ quan này sẽ cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về mặt pháp lý như tịch thu, không cho bán hàng phân phối sản phẩm đó. Nếu một trong số các sản phẩm này vi phạm thì DN sẽ bị phạt tới 5000 USD/ 1 sản phẩm hoặc tối đa tới 1,25 triệu USD. Thiết bị nội thất chiếu sáng: Đối với các loại sản phẩm này, Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu phải ghi rõ số lượng các loại nguyên liệu cấu thành sản phẩm (bao nhiêu gỗ, bao nhiêu kim loại, bao nhiêu thuỷ tinh…) để phục cụ cho việc phân loại mã thuế. Các thông số này có thể ghi trên hoá đơn khi làm thủ tục hải quan hoặc có thể ghi riêng và đính kèm trong bộ hồ sơ giao nhận hàng. Mặc dù Hoa Kỳ không có quy định pháp lý bắt buộc về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với các loại đồ nội thất chiếu sáng, song gần như tất cả các sản phẩm nội thất chiếu sáng được tiêu thụ ở thị trường này đều tuân theo các tiêu chuẩn._.trường. Các doanh nghiệp cần thiết có thể thuê các công ty tư vấn Hoa Kỳ trong khâu phát triển sản phẩm đồ gỗ cũng như tiếp thị. Ngoài ra, việc liên kết doanh nghiệp có lợi ích ở chỗ: do các đơn đặt hàng từ Mỹ rất lớn nên nhiều khi ngay cả các đại gia cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng các đơn hàng. Để cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đang hướng đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi. Điều này có nghĩa là mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh trong xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng một ngành có liên kết để sản xuất mới tập trung sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài cuộc sẽ bị đào thải. Đến nay, các hiệp hội luôn giúp cho các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về những nhà bán buôn đồ gỗ nội thất và bán lẻ tại Hoa Kỳ. [Phụ lục 04]. Thông qua các nhà bán lẻ thì sẽ được giá cao hơn. Tuy nhiên, số lượng đặt hàng rất ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến gỗ. Vì thế, điều này không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với nhà nhập khẩu, do họ không có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên họ không hiểu hết những khó khăn của nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. + Nâng cao vai trò cầu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khu vực doanh nghiệp trong việc hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước và phản ánh nguyện vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xuất bản ấn phẩm về xúc tiến xuất khẩu và tăng cường giới thiệu thông tin về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên Internet. Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ như: Tổ chức các đoàn sang thị trường Hoa Kỳ để khảo sát, tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh và đối tác cung cấp các nguyên liệu gỗ để từ đó có thể xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ vào thị trường này. 3.2.2.3 Định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ có kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu: Xây dựng chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình, đồng thời các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả chính sách, khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới. Điều đó có ăn cứ để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng như thị trường Hoa Kỳ. + Đa dạng các hình thức huy động vốn thông qua các kênh khác nhau như tham gia thị trường vốn, cổ phần hoá, liên kết, sáp nhập… nhằm nâng cao năng lực và mở rộng qui mô sản xuất đồ gỗ. + Đến nay, các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện có 3 mã hàng trong diện có nguy chống bán phá giá cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ chính sách thị trường Châu Mỹ (Bộ công thương), đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66 % thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350); các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360). Trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó, theo các chuyên gia, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng gỗ vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…. Và hướng đến các Bang có tiềm năng tăng trưởng nhu cầu đồ gỗ nội thất cao như Nevada, Utah, và Colorado. Để có thị trường ở Mỹ ổn định lâu dài, doanh nghiệp Việt Nam nên đa dạng hoá mối quan hệ thương mại với Mỹ như mua gỗ từ Mỹ rồi bán thành phẩm sang Mỹ; mua thiết bị, máy móc sản xuất đồ gỗ từ Mỹ và đa dạng hoá sản phẩm cả trong phòng ngủ lẫn ngoài trời. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải làm một số việc như sau: + Tổ chức tốt nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất trên cơ sở hình thành những trung tâm đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu với quy mô lớn và liên kết tốt với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. + Đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, giá trị cao hơn, tập trung vào 4 nhóm chủ yếu gòm: đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nhân tạo. + Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ những nước đang nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đó là Hoa Kỳ, dưới dạng mua bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm… để đối phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. + Tăng cường công tác điều hành xuất khẩu mặt hàng gỗ, chú trọng tới việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường có nhiều nguy cơ xảy ra các vụ kiện về bán phá giá như thị trường Hoa Kỳ để có biện pháp cảnh báo thường xuyên và phản ứng kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nhỏ và vừa của Việt Nam nên chú ý đến khả năng cung cấp những mặt hàng chuyên biệt có sự kết hợp kỹ thuật sắc sảo riêng với việc ngẫu hứng mua hàng của người dân Mỹ. Bên cạnh việc nên đáp ứng sở thích mua hàng theo ngẫu hứng, độc đáo, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung khai thác thị phần sản phẩm đồ gỗ cao cấp, vì ở Hoa Kỳ thị phần này còn bỏ ngỏ. Các sản phẩm gỗ cao cấp ở Mỹ có tuổi thọ giá trị đẳng cấp thường là 1,5 năm. Lúc đầu chúng ta có những sản phẩm thiết kế nổi tiếng giá rất cao, được người giàu mua sắm, nhưng khoảng 18 tháng sau sẽ trở thành hàng hoá bình dân. Các tạp chí về thời trang cũng góp phần định hướng tiêu dùng cho người dân Mỹ, vì thế doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các tạp chí này để đoán sản phẩm, kiểu dáng đồ gỗ nội thất nào sẽ được ưa chuộng, thịnh hành trong tương lai. Hiện nay, nhiều cửa hàng đồ gỗ Việt kiều ở Hoa Kỳ đang hoạt động nhưng đang bán hàng của Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Cần tiếp cận nguồn này để triển khai mạng lưới bán hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Vấn đề khó nhất ở đây là thuyết phục được họ lấy thêm hàng về bán và dần dần sẽ tăng khối lượng và chủng loại hàng cung ứng cho họ. 3.2.2.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ. Trong đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001 -2010 của Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) đã nêu rõ “tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lực lượng lao động trong một số lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu cao như du lịch, ngân hàng, thương mại điện tử, chế biến, mỹ thuật công nghiệp… gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.” Trên quan điểm của đề án này, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nói chung cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp phải quan tâm đó là việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật TMQT để sẵn sàng đối phó với các tranh chấp thương mại trên thị trường nước ngoài cũng như ở thị trường Hoa Kỳ. Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có hành vi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng đồ gỗ ở thị trường này. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta hiện nay còn rất mỏng và yếu ở tất cả các cấp, đặc biệt là tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tiên đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực XTXK là việc làm cấp thiết. Đội ngũ này phải có trình độ ngày càng cao về kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và XTXK. Trong dài hạn, ngành gỗ còn thiếu công nhân lành nghề và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu các doanh nghiệp. Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO, đa số các doanh nghiệp có hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn. Để khắc phục tình trạng trên doanh nghiệp cần phải đưa ra một số biện pháp: + Gửi cán bộ ngành gỗ đi đào tạo trong và ngoài nước. + Tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ quốc tế về XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. + Tham gia dự án VIE 98/021 do VIETRADE tổ chức bao gồm các lớp đào tạo nhân viên theo các chuyên đề được lựa chọn như hội chợ triển lãm, marketing quốc tế… + Kết hợp với VCCI để đào tạo cán bộ XTXK ngành gỗ. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, xúc tiến xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thị trường nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang suy thoái song xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này vẫn tăng mạnh. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được một số kết quả song điều này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ và mong muốn xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải có các biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ một cách hiệu quả. Thông qua đề tài này tác giả mong muốn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài đã thực hiện những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau đây: + Tìm hiểu những lý luận cơ bản về XTTM và XTXK, Việt Nam vì sao phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. + Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng XTXK đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là nêu được những tồn tại yếu kém trong XTXK đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, phân tích được một số nguyên nhân của tồn tại . + Đề tài dựa vào mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn tới đã đưa ra một số giải pháp XTXK đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Hoạt động XTXK tuy không còn mới mẻ ở Việt Nam song vẫn còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa biết. XTXK đồ gỗ của việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là một vấn đề quan trọng không chỉ riêng đối với chính phủ mà còn đối với cả các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Đề tài “xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” là rất mới, do vậy đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực này và đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của PGS.TS. Đỗ Thị Loan đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bộ thương mại , Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 2001- 2010, Hà Nội Bộ thương mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001 -2010, Hà Nội. Bộ thương mại (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hiệp hội ngành hàng, Hà Nội. Bộ Tài Chính (2002), Thông tư số 86/ 2002/TT-BTC ngày 27/9/2002 hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu. Phạm Thu Hương (2007), Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO, Sách chuyên khảo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Đỗ Thị Loan (2003), Xúc tiến thương mại- Lý thuyết và thực hành, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Đỗ Thị Loan (2000), Marketing xuất khẩu và việc vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Các trang web. Báo điện tử – thời báo kinh tế Việt Nam, Đường từ thương hiệu quốc gia đến thương hiệu doanh nghiệp, bài đăng trên website của Vneconomy (htttp:// www.vneconomy.com.vn) ngày 29/03/2008. Báo điện tử – thời báo kinh tế Việt Nam, Xuất khẩu gỗ sang Mỹ: cần gì, bài đăng trên trang (htttp://www.vneconomy.com.vn) ngày 30/10/2007. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008), Quy chế nhập khẩu đối với gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, bài viết đăng tải trên website của VCCI (http:// www.vcci.com.vn) ngày 12/03/2008. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008), Thương vụ Việt Nam tại các nước với qúa trình hội nhập, bài viết đăng tải trên website của VCCI (http:// www.vcci.com.vn) ngày 08/03/2008. Thương vụ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2008), Tổng quan kinh tế và ngoại thương, bài viết đăng tải trên website của vietnam- ustrade ( ustrade.org) ngày 29/03/2008. : Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam http:// www.statusa.govtradtest.nsf: Dịch vụ của Phòng thương mại Hoa Kỳ : Các thông tin liên quan đến các hội chợ thương mại quốc tế trên toàn thế giới. Quy định về Hải quan : Kênh bán lẻ tất cả các sản phẩm : Hiệp hội các nhà sản xuất đồ trong nhà, thông tin thị trường của ngành công nghiệp : Hiệp hội các nhà bán lẻ đồ gỗ Hoa Kỳ. TIẾNG ANH Các trang web US Federal Government Information Centre Dịch vụ của Phòng thương mại Hoa Kỳ US Consumer Products Safety commission US Census Bureau Các websites của chính phủ Hoa Kỳ PHỤ LỤC 01 Danh mục các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ uy tín do Bộ thương mại lựa chọn và công bố năm 2006 STT Doanh nghiệp 1 Công ty TNHH Yung Shing Lung Yung Shing Lung Viet Nam Company Limited (Yung Shing Lung Viet Nam Company Limited) Địa chỉ: ấp 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Điện thoại: 0650 740830- Fax: 0650 740833 –Email ; ysl.vn3@vnn.vn Tổng giám đốc: Cheng Mi Liang Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất: Đồ gỗ và đồ gỗ kết hợp kim loại Kim ngạch xuất khẩu: 6722142 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Canada, Anh 02 Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường thành Truong Thanh Furniture Corporation (TTFC) Địa chỉ: Đường DT743, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương Điện thoại: +84 650 740353 - Fax: +84 650 740807 – Email : contact@truongthanh.com Website: Tổng giám đốc: Võ Trường Thành Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất và xuất khẩu đồ mộc, ván trang trí nội thất. Mua bán nguyên vật liệu, máy móc trong ngành chế biến gỗ. Đại lý ký gửi hàng hoá. Vận tải hàng hoá đường bộ Nhãn mác sản phẩm: Truong Thanh Kim ngạch xuất khẩu: 30.000.000 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Pháp, Anh, Phần Lan, Nhật Bản 03 Xí nghiệp Tư doanh Chế biến gỗ Trường Thành Truong Thanh Export Wood Processing Private Enterprise (n/a) Địa chỉ: Km 86 Quốc lộ 14, Xã Earal, Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk Điện thoại: +84 050 779110 - Fax: +84 050 779140 – Email : ttdl@truongthanh.com Website: Tổng giám đốc: Nguyễn Đình Nghĩa Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Vận tải hàng hoá bằng xe tải thùng, xe container… Nhãn mác sản phẩm: Truong Thanh Kim ngạch xuất khẩu: 5.339.645 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Châu Âu, Châu Á, ÚC 04 Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa Tin Nghia Company (TIMEX) Địa chỉ: 96 Quốc Lộ 1A, phường Quyết Thắng, Biên Hoà, Đồng Nai Điện thoại: +84 061 3822486 - Fax: +84 061 3823747 – Email : info@timexco.com.vn Website: Tổng giám đốc: Quách Văn Đức Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất hàng mộc tinh chế xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng nông sản; kinh doanh vật liệu hàng xây dựng… Nhãn mác sản phẩm: Nông sản TIMEX, đá granite TGF Kim ngạch xuất khẩu: 29.544.273 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Châu Âu 05 Công ty CP Chế biến gỗ Thuận An Thuan An Wood Processing Joint Stock Company (T.A.C) Địa chỉ: Quốc Lộ 13, Xã Thuận Giao, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: +84 650 718030 - Fax: +84 650 718026 – Email : thuananwood @hcm.vnn.vn Tổng giám đốc: Đỗ Văn Bình Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ cao su và gỗ khác; Mua bán kinh doanh các sản phẩm gỗ và vật tư thiết bị có liên quan Nhãn mác sản phẩm: n/a Kim ngạch xuất khẩu: 6507000 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á 06 Công ty TNHH Sang Shun Sang Shun enterprise limited company (Sang Shun enterprise Co.ltd) Địa chỉ: ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Điện thoại: +84 650 652052 - Fax: +84 650 652054 – Email : sangshun@hcm.vnn.vn Tổng giám đốc: Lu Wen Chun Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, gia công bàn ghế, giường, tủ, các vật dụng gia đình bằng gỗ, sắt và gỗ kết hợp kim loại Kim ngạch xuất khẩu: 7 203 222 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Nhật Bản 07 Công ty TNHH Mỹ Tài Bình Định My Tai Co.ltd (My Tai Furniture) Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Tài, tỉnh Bình Định Điện thoại: +84 056 841015 - Fax: +84 056 841970 – Email : reception@mytaifurniture.com Website: Tổng giám đốc: Lê Duy Linh Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất chế biến gỗ Nhãn mác sản phẩm: MY TAI Kim ngạch xuất khẩu: 2 916 000 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Châu Âu, ÚC 08 Công ty TNHH Green River Wood and Lumber (Viet Nam) Green River Wood and Lumber (Viet Nam) Địa chỉ: ấp 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Điện thoại: +84 0650 740778 - Fax: +84 0650 740666 – Email : greenriver@hcm.vnn.vn Tổng giám đốc: Li Po Sung Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu: 48 615 596 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ 09 Công ty TNHH Mori Shige Mori Shige Co. ltd (Mori Shige Co. , Ltd) Địa chỉ: Đường DT744, Ấp Lồ Ồ, xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Điện thoại: +84 0650 580280 - Fax: +84 0650 580282 – Email : moirishinge@hcm.vnn.vn Tổng giám đốc: Tu Chih Wang Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất hàng mộc gia dụng Kim ngạch xuất khẩu: 9908772 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Nhật, Đài Loan… 10 Xí nghiệp tư nhân Đức Long Duc Long private Enterprise Địa chỉ: Tổ 3, Trà Bá, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Điện thoại: +84 059 747206 - Fax: +84 059 820395 – Email : Duclongwood@dng.vnn.vn Website: Tổng giám đốc: Bùi Pháp Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ tinh chế tiêu thụ xuất khẩu và nội địa… Kim ngạch xuất khẩu: 1 946 102 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, Singapo, Nam Phi, Hoa Kỳ 11 Công ty TNHH thương mại Ánh Việt AnhViet Import- Export Trading Co., LTD (ANVIMEX) Địa chỉ: 199 Tây Sơn, Quy Nhơn, Bình Định Điện thoại: +84 056 646868/846845 - Fax: +84 056 646135 – Email : anvimex@dng.vnn.vn Website: ltd.com.vn Tổng giám đốc: Lâm Đình An Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất đồ gỗ Kim ngạch xuất khẩu: 4 823 000 USD Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hoa Kỳ, Đức, Phần Lan, Canada, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Thuỷ Điển PHỤ LỤC 02 Một số hội chợ lớn và có uy tín về đồ gỗ ở Hoa Kỳ 1. Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà (The International Home Furnishings Market) Hội chợ này được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 tại Thành phố High Point, Bang Bắc Carolina. Đây là hội chợ lớn nhất về đồ gỗ và đồ nội thất trên thế giới. Với diện tích 11,5 triệu fít vuông (tương đương với 106,8hecta) gồm 188 toà nhà, hàng năm có khoảng 3.000 công ty trưng bày hàng tại hội chợ, thu hút khoảng 70.000 – 80.000 người đến thăm. Thông tin về hội chợ này có tại các trang web: hoặc 2. Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời (The International Casual Furniture & Accessories Market) Hội chợ này được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại thành phố Chicago. Hàng năm có khoảng 350 công ty tham gia trưng bày tại hội chợ này. Khách đến thăm hội chợ chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ đồ gỗ ngoài trời của Hoa Kỳ. Thông tin về hội chợ có thể xem tại địa chỉ: 3. Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas Với diện tích trưng bày là 7,5 triệu fít vuông (tương đương với khoảng 70hecta), hội chợ đồ nội thất trong nhà lần đầu tiên được tổ chức ở Las Vegas vào tháng 7/2005, sẽ là hội chợ về đồ gỗ nội thất lớn nhất ở Bờ Tây Hoa Kỳ. Hơn 75% trong số 200 tập đoàn bán lẻ đồ gỗ và gia dụng hàng đầu của Mỹ đã đăng ký trưng bày tại hội chợ. Hơn 85% cho biết họ sẽ tham dự hội chợ này thay cho hội chợ đồ gỗ tại San Francisco. Thông tin đầy đủ tại hội chợ có trên trang web: 4. Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco Được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 01 và tháng 07. Đây là hội chợ đồ gỗ có truyền thống ở khu vực Bờ Tây, có diện tích trưng bày là 1 triệu fít vuông (khoảng 9,3 hecta), với 300 phòng trưng bày hơn 1000 loại sản phẩm đồ nội thất. Thông tin về hội chợ có tại trang web: 5. Hội chợ máy chế biến gỗ và cung cấp đồ gia dụng Mỹ (The International Woodworking Machinery & Furniture Supply Fair USA) tại Thành phố Atlanta Đây là một trong những hội chợ lớn nhất thế giới về chế biến gỗ, các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, các sản phẩm ván sàn, công nghiệp bọc, nhồi ghế, đệm… Với diện tích trưng bày 834.000 fít vuông (khoảng 7,8hecta), hàng năm có khoảng 1.330 công ty trưng bày, 25.000 khách mua hàng trong tổng số 43.000 người thăm quan hội chợ. Thông tin về hội chợ có thể truy cập tại địa chỉ: Nguồn: “” PHỤ LỤC 03 Hệ thống Văn phũng Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Thương vụ tại Washington D.C.: Vietnam Trade Office 1730 M Street, N.W., Suite 501, Washington D.C., 20036 Fax: 202 - 463 9439 E-mail: vinatrade@vietnam-ustrade.org Website: www.vietnam-ustrade.org Chi nhánh Thương vụ tại San Francisco: Vietnam Trade Ofice in San Francisco 100 Pine Street Suite 605 San Francisco. CA 94109 Tel: 415-989 1194/ 989 1197; Fax: 415-989 1197 E-mail: vinatrade-sf@vietnam-ustrade.org Trung tâm thương mại Việt Nam tại New York: Vietrade New York 7 West 36 Street, # 600, New York, N.Y., 10018 Tel: (212) 868-2686, 212-868-2688; Fax: (212) 868-2687 E-mail: vietrade-newyork@vietrade.gov.vn PHỤ LỤC 04 Danh bạ các nhà bán lẻ đồ nội thất của Hoa Kỳ PARTICAL LIST OF MEMBERS Our Members Represent Over 3,500 Retail Outlets and 200,000 Associates/ Employees Nationwide Alperts Furniture Showplace Kane Furniture Corp. Seekonk, MA Pinellas Park, FL American Furniture Company Kemp Enterprises, Inc. Albuquerque, NM New Bern, NC American Furniture Warehouse Kitle’s Funiture Englewood,CO Indianapolis, IN American Signature, Inc. Lack’s Stores Inc. Columbus,OH Victoria, TX American Wholesales Furniture, Inc. Leath Furniture LLC Indianapolis, IN Atlanta, GA Art Van Furniture Majestic Mirror & Frame Warren, MI Hialeah, FL Ashley Furniture Homestores Mario Furniture Arcadia, WI Rockville, MD Baer’s Furniture Mathis Brothers Furniture Co. Inc. Pompano Beach, FL Oklahoma City, OK Benchmart Industries, Inc. Nebraska Furniture Mart Olathe, KS Omaha, NE Bernie and Phyl’s Furniture Oskar Huber Furniture Norton, MA Southampton, PA “ Nguồn: ” PHỤ LỤC 05 Danh sách một số hiệp hội ngành hàng Việt Nam STT Tên Hiệp Hội Địa chỉ 1 Hiệp hội chè Việt Nam 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 Hiệp hội da giày Việt Nam 59 Vũ Ngọc Phan, Ba Đình, Hà Nội 3 Hiệp hội dệt may Việt Nam 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 4 Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 127 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội 5 Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam Tầng 6, 79 Bà Triệu, Hà Nội 6 Hiệp hội giao nhận và kho vận Việt Nam 142 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội 7 Hiệp hội giấy Việt Nam 18 C Phạm Đình Hổ, Hà Nội 8 Hiệp hội lương thực Việt Nam 210 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh 9 Hiệp hội nhựa Việt Nam 180-182 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh 10 Hiệp hội thép Việt Nam 91 Láng Hạ, Hà Nội 11 Hiệp hội thuốc lá Việt Nam 152 Trần Phú, Quận 5, TP Hồ Chí Minh 12 Hiệp hội xây dựng Việt Nam 625A La Thành, Ba Đình, Hà Nội 13 Hiệp hội xe đạp, xe máy Việt Nam 231 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội 14 Hiệp hội xi măng Việt Nam 37 Lê Đại Hành, Hà Nội 15 Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam 41 B, Lý Thái tổ, Hà Nội MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 04 1.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 04 1.1.1 Xúc tiến thương mại 04 1.1.2 Xúc tiến xuất khẩu 08 1.2 Nội dung cơ bản của xúc tiến xuất khẩu 09 1.2.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô 09 1.2.1.1 Ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương 09 1.2.1.2 Tổ chức các phái đoàn viếng thăm 10 1.2.1.3 Tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại 11 1.2.1.4 Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế 11 1.2.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô 12 1.2.2.1 Quảng cáo 12 1.2.2.2 Quan hệ công chúng 13 1.2.2.3 Bán hàng cá nhân 15 1.2.2.4 Xúc tiến bán hàng 15 1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu 16 1.2.2.6 Hội trợ triển lãm thương mại quốc tế 18 1.3 Sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 19 Vai trò của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 20 1.5 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam 21 1.5.1 Kinh nghiệm của Malaysia 21 1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 25 1.5.3 Bài học cho Việt Nam 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 29 2.1 Đặc điểm thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ 29 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29 2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ 30 2.1.3 Rào cản thương mại khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ 32 2.1.3.1 Các vấn đề chung về thuế quan 33 2.1.3.2 Những vấn đề chung Hải Quan 33 2.1.3.3 Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá 34 2.1.3.4 Các quy định về chứng chỉ rừng 35 2.1.3.5 Các quy định về trách nhiệm xã hội 35 2.1.3.6 Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 36 2.1.4 Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ 38 2.2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39 2.2.1 Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39 2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 39 2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 41 2.2.2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 43 2.2.2.1 Cấp Chính phủ 43 2.2.2.2 Cấp Hiệp hội 49 2.2.2.3 Cấp Doanh nghiệp 51 2.2.3 Đánh giá chung 54 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được 54 2.2.3.2 Tồn tại và bất cập 56 2.2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại 58 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU NHẰM ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 60 3.1 Căn cứ để đề ra giải pháp 60 3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cho đến năm 2020 60 3.1.2 Mục tiêu và định hướng chiến lược trong xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020 62 3.2 Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ 63 3.2.1 Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô 63 3.2.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu 64 3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường kinh doanh 66 3.2.1.3 Hoàn thiện mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 68 3.2.1.4 Tiếp tục chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua: “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản” 71 3.2.1.5 Đẩy mạnh việc tổ chức đối thoại giữa các cơ quan chính phủ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 72 3.2.1.6 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 73 3.2.1.7 Nâng cao năng lực của hệ thống đại diện thương mại và các trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ 74 3.2.2 Nhóm các giải pháp đối với Doanh nghiệp 76 3.2.2.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về tầm quan trọng của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 76 3.2.2.2 Các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 77 3.2.2.3 Định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ có kim ngạch và thị phần chưa lớn vào Hoa Kỳ 81 3.2.2.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ 83 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CHXHCN Việt Nam : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐTNN: Đầu tư nước ngoài TMQT : Thương mại quốc tế XTTM: Xúc tiến thương mại XTXK: Xúc tiến xuất khẩu Tiếng Anh ASEAN (Association of South East Asia Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA) : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC (Asia- Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương BCG (Boston Consulting Group): Tập đoàn tư vấn Boston DEP (Department of Export Promotion of Thailand): Cục xúc tiến xuất khẩu Thái Lan ITC (International Trade Centre): Trung Tâm thương mại quốc tế ITPC (Investment and Trade Promotion Centre of Ho Chi Minh City): Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh MATRADE (Malaysia External Trade Development Corporation) : Cục xúc tiến thương mại của Malaysia PR (Public Relation) : Quan hệ công chúng USD: Đô la Mỹ TPO (Trade Promotion Organisation): Tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO (World Trade Organisation) : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng/hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MATRADE 23 2 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của DEP 26 3 Bảng 2.1 GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2005 30 4 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay. 40 5 Bảng 2.3 Tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu trong nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 42 Bảng 2.4 Tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ giai đoạn 2003 – 2006 trong nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 43 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS002.doc
Tài liệu liên quan