Đại học kinh tế quốc dân
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
chuyên ngành : kinh tế quốc tế
neu
đề án môn học
đề tài:
Xuất khẩu thuỷ sản việt Nam vào thị
trường hoa kỳ ư cơ hội và thách thức
Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện : Cao Quý Long.
Lớp : Kinh Tế Quốc Tế
Khoá : K43
Hệ : Chính quy
Hà Nội : 11-2004
Mục Lục
Trang
Danh mục Bảng số liệu 4
Bảng các chữ viết tắt 5
Mở Đầu 6 Chương I. Những vấn đề về lý thuyết xuất khẩ
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ - Cơ hội và Thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và tổng quan
về thị trường thuỷ sản thế giới
I. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và liên hệ với Việt Nam .
1.Khái niệm xuất khẩu 8
2.Các hình thức xuất khẩu 8
3.Vai trò của hoạt dộng xuất khẩu 8
II.Tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới
1.Thị trường thủy sản thế giới 9
2.Cung thị trường thủy sản thế giới 10
3.Cầu thị trường thủy sản thế giới 11
4.Giá cả 12
Chương II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ
I.Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam
1.Nhận định chung 14
2.Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam . 15
3.Thuận lợi của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam 16
II.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ .
1.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 20
2.Cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 21
3.Thách thức 26
III.Khó khăn- Hạn chế trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào
thị trường Hoa Kỳ. 27
Chương III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
I.Dự báo khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
1.Nhận định chung 32
2.Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010 33
II.Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ
1.Giải pháp chung cho xuất khẩu Việt Nam 33
2.Giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 34
III.Một số kiến nghị với chính phủ.
1.Tăng cường phát triển hệ thống các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến
thương mại 36
2.Thúc đẩy phát triển Thương mại Việt- Mỹ qua INTERNET 36
Kết Luận. 37
Danh mục Tài Liệu Tham Khảo 38
Danh mục bảng số liệu
Trang
Bảng1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới 08
Bảng2: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu 13
Bảng3: Số hộ, nhân khẩu, lao động ngành thủy sản 16
Bảng4: Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường
Hoa Kỳ 19
Bảng5: Kinh tế Hoa Kỳ qua các năm 20
Bảng 6: Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ 24
Bảng 7: Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2010 31
Đồ thị số 1:Tổng sản lượng thủy sản thế giới 09
Đồ thị số 2:Trị giá xuất-nhập khẩu thủy sản thế giới 10
Biểu đồ 1:Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 1996-2003 12
Bảng các chữ viết tắt
Tên viết tắt
Tên tiếng Anh đầy đủ
Nghĩa tiếng Việt
AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEANs
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương
ASEAN
Asian South-East Association Nations
Hiệp hội các nước Đông-Nam A’
CFA
Catfish Farms Association
Hiệp hội các chủ trang trại nuôi cá Mỹ
DNVN
-
Doanh nghiệp Việt Nam
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐTM
-
Hiệp định thương mại
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Points
Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
MOU
Memomorandum Of Understanding
Biên bản ghi nhớ các bên liên quan
NFI
National Fishery Index
Chỉ số nghề cá quốc gia Hoa Kỳ
USD
United States Dollar
Đồng Đô-La Mỹ
VASEP
Viet nam Association Sea-food Export and Processing
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chứcThương mại thế giới
XHCN
-
Xã hội chủ nghĩa
Mở Đầu
1.Tính tất yếu của đề tài
Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu nói riêng của từng quốc gia luôn luôn được mở rộng và thúc đẩy phát triển không ngừng. Chính hoạt động xuất khẩu đã góp phần làm cho các quốc gia có sự biến đổi rất lớn về khoa học công nghệ, tăng trưởng, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng hoạt động phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã và đang là một đặc điểm nổi bật, một xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới. Chính trong bối cảnh mới đó, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giầy, thuỷ - hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ...đang gặp phải khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia diễn ra hết sức phức tạp và quyết liệt, đặc biệt là trên thị trường lớn như Hoa Kỳ.
Trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, đặc biệt về thuỷ sản. Xuất khẩu thủy sản có hiệu quả thị trường này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam như tăng thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu và khai thác được một thị trường dầy tiềm năng có sức mua cao, ổn định và tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho lao động Việt Nam .Tuy nhiên, trên một thị trường rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt như thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tận dụng tốt cơ hội của mình và không đánh mất uy tín và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.Trước thực trạng đó, đề án: ”Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ- Cơ hội và Thách thức” được nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề án sẽ tập trung phân tích một cách sát thực hiên trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam từ cơ hội đến những thách thức, cũng như các chủ trương,chính sách thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Hơn nữa, đề án sẽ chỉ ra các rào cản thương mại của Mỹ đối với nhóm hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, đề án đưa ra kiến nghị và giải pháp thực hiện cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Đề án này còn giúp ích cho các DNVN trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ có đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, chứng minh. Hơn nữa, thông tin trình bày trong đề án này đã được khai thác từ những nguồn thông tin đáng tin cậy trong nước và quốc tế được xử lý một cách thận trọng và đảm bảo tính khoa học khách quan.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu là các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
*Phạm vi nghiên cứu là thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu sau khi Hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ được ký kết và chính thức có hiệu lực thi hành (10-12-2001)
5.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề án bao gồm ba chương sau:
Chương I : Những vấn đề về lý thuyết xuất khẩu và Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới
Chương II : Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua
Chương III : Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Do trình độ và thời gian có hạn, hơn nữa đây là một vấn đề còn mới nên Đề án không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến tham gia của các thầy, cô giáo cùng các bạn sinh viên nhằm góp phần hoàn thiện Đề án trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng cùng các thầy cô trong bộ môn Kinh tế quốc tế nói riêng, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói chung đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua và quá trình làm Đề án.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên trong khoa, những người đã giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành Đề án này.
Chương I
những vấn đề về lý thuyết xuất khẩu và Tổng quan về thị trường thuỷ sản thế giới
I.những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu
1.Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Vì vậy, khi nghiên cứu dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thi xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Còn dưới góc độ thương mại, hoạt động xuất khẩu diễn ra theo hướng ngược lại với các hoạt động nhập khẩu. Hầu hết mọi người đều có quan điểm cho rằng các nhà lãnh đạo và các nhà kinh doanh cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm cho dân cư, tạo ra lợi nhuận và tăng thu ngoại tệ nhưng cần phải hạn chế nhập khẩu các mặt hàng có thể cạnh tranh với các hàng hoá sản xuất trong nước. Hơn 100 năm nay, các nhà kinh tế đã chú ý đến những lợi ích to lớn thu được từ việc mở rộng hoạt động xuất khẩu vì hoạt động xuất khẩu còn được xem là một giải pháp chủ yếu để tạo nguồn thu ngoại tệ dùng để thanh toán các hàng hoá nhập khẩu.
Chính vì lẽ đó, mọi công ty, doanh nghiệp luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Bởi, họ xem xuất khẩu như một thứ “ vũ khí ” quan trọng số một trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ giúp công ty sử dụng khả năng vượt trội ( những lợi thế ) của mình, giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất, tăng lợi nhuận công ty...
2.Các hình thức xuất khẩu
2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu từ các đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài trực tiếp thông qua các tổ chức, chi nhánh của mình. Bên cạnh đó, xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn lớn để sản xuất hay thu mua và rủi ro kinh doanh rất lớn.
2.2 Xuất khẩu theo gia công ủy thác
Theo hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hang xuất khẩu đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ được hưởng phí ủy thác theo thoả thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến.
2.3 Xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức mà các doanh nghiệp đứng ra đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận.
2.4 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hang hoá được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ.
2.5 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa giống như xuất khẩu thông thường, đó là cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, khách du lịch quốc tế...
2.6 Tạm nhập- Tái xuất
Đây là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây và chưa tiến hành hoạt động chế biến.Với hình thức này, doanh nghiệp có thể thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn số bỏ ra ban đầu, không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cao.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu có tác động tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là nền tảng thúc đẩy quan hệ Kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực..
4. Một số lý thuyết xuất khẩu
4.1Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của ADAM SMITH
Adam Smith là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về nguồn gốc thương mại quốc tế. A.Smith khẳng định rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia và Chính Phủ nên thực hiện chính sách “không can thiệp” vào hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, và các hoạt động kinh tế nói chung. Ông cho rằng thương mại tự do sẽ giúp cho phân bổ và sử dụng nguồn lực của thế giới có hiệu quả hơn, từ đó tạo ra lợi ích cho từng nước tham gia vào hoạt động buôn bán.
4.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo
Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. D.Ricardo cho rằng khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.
II. tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới
1.Thị trường thuỷ sản thế giới
Trong những năm gần đây khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ hay chậm phát triển, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần khác là do tương quan cung- cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra. Dù sao thị trường thuỷ sản thế giới vô cùng đa dạng, phong phú với hàng trăm dạng sản phẩm được trao đổi mua bán trên nhiều thị trường trong nước và khu vực khác nhau.
Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thuỷ sản là Trung Quốc, Pê Ru, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, ChiLê, Indonesia, Thái Lan, ấn Độ , AiLen, Na Uy, Hàn Quốc chiếm hơn một nửa tổng sản lượng thế giới. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhưng chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ chiếm 3,7% tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi thuỷ sản nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao như : ngọc trai, cá ngừ.
Thị trường thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thuỷ sản như Mỹ, Pháp, Anh...
Mặt khác, tình hình kinh tế suy giảm tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường thuỷ sản trong những năm gần đây 2000- 2003. Lượng cung các sản phẩm thuỷ sản vẫn tương đối ổn định trong khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cao cấp giảm sút đã khiến cho giá cả nhiều loại mặt hàng có xu hướng giảm sút trong cả năm, đặc biệt là các loài thủy sản nuôi trồng. Do đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng dự kiến sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, trong khi sự đóng góp của thủy sản khai thác tự nhiên sẽ phụ thuộc vào các chương trình khai thác bền vững và mức độ hiệu quả của các chương trình quản lý và tái tạo nguồn lợi biển. Dự kiến sản lượng khai thác thủy sản của Nhật Bản, EU, và các nước cis (Cộng đồng các quốc gia độc lập) sẽ giảm sút, trong khi sản lượng của Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng.
Bảng 1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 (Đơn vị:Triệu Tấn)
Mức thấp
Mức cao
Sản lượng đánh bắt
80
105
Sản lượng nuôi trồng
27
39
Tổng sản lượng
107
144
Sản lượng không dùng làm thực phẩm
33
30
Sản lượng có thể dùng làm thực phẩm cho con người
74
114
Nguồn: Dự báo Thương Mại Thế Giới 2004, Bộ Thương Mại.
2.cung thị trường thuỷ sản thế giới
Do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino và LaNina sau khi tăng nhẹ 1,8% vào năm 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã giảm liên tiếp trong hai năm 1998 và 1999. Năm 1999 sản lượng đánh bắt thuỷ sản đạt 91 triệu tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 31 triệu tấn. Trong những năm gần đây, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản toàn thế giới 2000- 2003 đạt được khoảng 130- 135 triệu tấn. Trong số đó, khoảng 30 triệu tấn là bột cá và dầu cá không dùng cho chế biến thực phẩm, còn lại khoảng 100 triệu tấn có thể cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của con người.
Đồ thị số 1: Tổng sản lượng thủy sản thế giới. (ĐVT: nghìn tấn)
Tổng sản lượng cung cấp
Sản lượng xuất khẩu toàn thế giới
Nguồn: Sản Lượng Thủy Sản Thế Giới-2004, Bộ Thương Mại.
Hiện nay, Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD, tương đương 8% tổng kim ngạch thế giới. Sau đó là Trung Quốc vẫn duy trì là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 trên thế giới, tiếp đến là Na-uy, Hoa Kỳ, Pêru, Đài Loan. Với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gần đây, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên để tham gia vào nhóm 10 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
3. Cầu thị trường thuỷ sản thế giới
Trong nhập khẩu thuỷ sản thế giới các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo (85%-90%) nhập khẩu toàn thế giới trong 10 năm nay. Nhập khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.
Tiêu dùng thủy sản vẫn có xu hướng tăng, giúp cho các giá trị xuất - nhập khẩu thủy sản tiếp tục tăng lên. Tổng kim ngạch những thủy sản của toàn thế giới đạt khoảng 61- 62 tỷUSD. Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng thủy sản tăng lên bao gồm nguồn cung cấp tăng lên, giá cả nhiều loại xuống mức thấp nhất, đặc biệt là các loài thủy sản nuôi đã giúp cho hàng thủy sản trở nên dễ mua và bán hơn.
Đồ thị số 2: Trị giá xuất-nhập khẩu thủy sản toàn thế giới (ĐVT: tỷ USD)
Tổng giá trị XK
Tổng giá trị NK
Nguồn : Bộ Thương Mại-2004.
Theo thống kê tình hình thuỷ sản trên thế giới, từ năm 1998- 2003, các thị trường những thủy sản lớn nhất thế giới vẫn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước EU, Hồng Kông và Trung Quốc. Xu hướng giá thấp đã giúp cho người dân Nhật Bản và Hoa Kỳ tăng tiêu dùng thủy sản, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Trị giá nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản vẫn chiếm khoảng 25%; nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn đạt khoảng 10 tỷ USD, chiếm 15- 16% trong tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới.
Như vậy, qua đồ thị trên cho thấy xu hướng tiêu dùng hàng thủy sản tăng đều trong những năm trước, còn những năm gần đây 2002-2003 có xu hướng chậm dần lại. Nguyên nhân chính là do sự biến động của nền kinh tế các nước trên thế giới. Năm 2003, nền kinh tế của nước nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước EU có mức tăng trưởng chậm. Vì vậy, tiêu thụ thủy sản sẽ chỉ tăng lên nếu giá bán của chúng ở mức thấp.
4. Giá cả
Trong năm 2001-2002, hầu hết các nước đều có xu hướng đề cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu. Những biện pháp này đã tạo ra một số khó khăn cho các nước xuất khẩu, làm chậm quá trình thông quan và tăng chi phí. Ngành thủy sản ở một số nước nhập khẩu lớn còn tìm cách để tạo ra những rào cản để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trước sức ép của hàng nhập khẩu, khiến cho thị trường thủy sản thế giới bị xáo trộn lớn bởi một số hành động tạo ra các vụ kiện chống phá giá, áp dụng các quy tắc phi lý...
Năm 2002, tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho người tiêu dùng có tâm lý tiết kiệm hơn. Điều này đã khiến cho giá nhiều mặt hàng thủy sản có xu hướng hạ thấp hoặc không tăng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tổng giá trị giao dịch hàng thủy sản không tăng tương ứng với mức tăng của tổng sản lượng thủy sản được tiêu thụ.
Năm 2003,giá hàng thủy sản trên thị trường thế giới ít có biến động lớn nên tâm lý tiêu dung khá ổn định tại các thị trường. Riêng đối với thị trường cá da trơn tại Hoa Kỳ, giá cá trê Hoa Kỳ tăng nhẹ, có thể là 2.65 tới 2.75 USD /pound đối với phi lê cá tươi, lột da lọc xương.Giá cá da trơn của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thuế, cho nên tỷ lệ thuế cao thì giá phi lê cá trê Hoa Kỳ có thể lên tới 3 USD /pound vào quý I năm 2004.
Chương II
Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua
I. Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt Nam
1. Nhận định chung
Trong những năm qua ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định. Chẳng hạn, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 2.024 triệu USD, tăng 13,8% và bằng 96,4% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1400 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2001. Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất khẩu rất phong phú: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm các loại như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu, mực và cá chiếm 17% và 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6 triệu USD. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam là các nước Châu Âu, 13 nước Châu á và Mỹ. Trong những năm gần đây Việt Nam đang có sự chuyển dịch từ Trung Quốc, EU sang thị trường sang Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan. Hiện nay, Việt Nam là một trong bốn nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng tôm và mực vào Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2003 liên tục gia tăng qua các năm- Điều đó được thể hiện ở biểu đồ số 1.
Biểu đồ số 1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1996-2003
(ĐVT: Triệu USD )
Nguồn : Bộ Thủy Sản 2004
Qua biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã không ngừng được cải thiện và tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2001 xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD thì năm 2002 tăng 12,45%, còn năm 2003 đạt khoảng 2,3 tỷ USD tăng 13,64% so với năm 2002.
2. Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tăng dần về những mặt hàng có chất lượng cao và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, mặt hàng chế biến giá trị gia tăng chiếm tới hơn 30%, cá đông lạnh gần 18%, mặt hàng tôm đông lạnh giảm xuống còn khoảng 46%, mực khô còn chưa đầy 6%. ( Số liệu của năm 2002). Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thời kỳ 1996-2001 được thể hiện ở bảng 2
Bảng 2: Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu (1996-2001)
Đơn vị tính: 1000 tấn
Năm
Cá đông lạnh
Mực đông lạnh
Tôm đông lạnh
Mực
khô
Thuỷ sản khác
1996
1997
1998
1999
2001
2002
29,70
81,00
69,70
89,90
127,85
168,35
20,2
40,0
60,8
73,9
89,7
95,2
51,1
68,2
431,7
225,6
301,5
395,7
5,9
6,4
9,4
11,6
19,8
22,7
15,2
41,4
59,8
83,6
117,4
163,2
Nguồn : Bộ thuỷ sản- 2003
Nhìn vào bảng trên có thể thấy sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản liên tục tăng qua các năm, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm các loại (như tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu rất cao và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu) và cá đông lạnh, tiếp đến là các mặt hàng thuỷ sản khác, mực đông lạnh và thấp nhất là mực khô
Qua đó, có thể thấy rằng triển vọng tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới là hoàn toàn có cơ sở và có thể thực hiện được.
3.Những thuận lợi của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam
3.1 Tiềm năng tài nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, lạch, trong đó 47 cửa có độ sâu từ 1,6 -3,0 m , dễ đưa tàu đánh cá công suất tới 140 cv ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú. Các vùng biển Việt Nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ- một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay. Trong vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% mà tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá ngừ,sò huyết.Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm .
Biển Việt Nam bao gồm vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2 ; vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 . Có nhiều vũng,vịnh kín gió cho tàu thuyền cư trú đậu để nuôi hải sản.Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu....thuộc nhập khẩu ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác hải sản.
Nhìn chung, Việt Nam có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Tuy nhiên, Việt Nam có một số vùng sinh thái đất thấp, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa và các hợp đồng canh tác nông nghiệp khác rộng lớn gần 1 triệu ha. Trong hệ sinh thái này có thể tiến hành các hợp đồng nuôi trồng thuỷ hải sản vừa có chất lượng cao vừa có giá thành hạ mà các hệ thống canh tác khác không thể có những lợi thế cạnh tranh đó được. Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôi trồng công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp nhất là mặt hàng tôm.
Đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi
3.1.2.1 Môi trường nước mặn xa bờ
Đây là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Khí hậu, thời tiết chịu ảnh hưởng luân phiên của cả khối không khí miền cực đới khô lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống và nhập khẩu khối không khí nóng ẩm từ phía Nam đi lên. Do đó , khí hậu biển vừa mang tính chất của miền ôn đới, lại vừa có tính chất của miền nhiệt đới.Vùng biển tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía Đông và Phía Nam, đồng thời tiếp giáp với hai lục địa Âu - á nên chế độ khí hậu vừa mang tích chất biển, vừa mang tích chất lục địa.
Xét về nguồn lợi hải sản, có 3 loại chính là:
-Cá nổi ngoài khơi: điển hình là cá thu ngừ, họ cá chuồn. Cả hai nhóm cá này có khoảng 260 loài, chiếm 13 % tổng số loài.
-Cá đáy biển sâu: điển hình là cá chào mào, cá bàn chân, cá đèn lồng, cá mú làn ...chiếm khoảng 1432 loài, chiếm 69 % tổng số loài.
-Cá rạn san hô: ví dụ cá bướm, cá bàn chải, cá mỏ vẹt, cá nóc, cá nóc hòm... gồm 340 loài, chiếm 16,6 % tổng số loài.
3.1.2.2 Môi trường nước mặn gần bờ
Đây là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thủy sinh vật vì có nguồn thức ăn cao nhất, đặc biệt cho tôm và cá.
Theo số liệu dự báo về nguồn lợi thủy sản trong môi trường nước mặn thì trữ lượng tổng cộng là 4.180.000 tấn, có thể cho phép khai thác 1,6- 1,7 triệu tấn hải sản/năm.
3.1.2.3 Môi trường nước lợ
Đây là vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm ,phá nơi có sự pha trộn nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra.Vùng này là nơi nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm nướng, tôm rảo, cá đối, cá vược,cá tráp, cá trai...
Môi trường nước ngọt
Bao gồm các vùng ao, hồ, sông, suối, ruộng, hồ chứa, hồ tự nhiên trong đất liền. ở môi trường này bao gồm nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chép, rô phi, trôi, chép lai, cá mè, tôm càng xanh, cá lóc... Đặc biệt, nuôi cá lồng bè như nuôi cá ba sa, lóc, bống tượng với quy mô lồng nuôi 100- 150 m3 bè, năng suất bình quân 15- 20 tấn/bè.
3.2 Tiềm năng con người
Việt Nam thuộc vào nước đông dân trên thế giới. Hiện nay, dân số nước ta đạt khoảng gần 80 triệu người, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 1,74 %/năm.
Nước ta có 29 tỉnh tiếp xúc trực tiếp với biển. Dân cư vung này chiếm 51% dân số toàn quốc, trong đó số người trực tiếp sống bằng nghề cá chiếm 1,4 % dân số toàn quốc.
Dân cư Việt Nam nói chung là trẻ. Đó là một lợi thế bởi tuổi trẻ luôn năng động, dễ thích nghi. Đặc biệt, với cư dân vùng biển, do tỷ lệ sinh đẻ cao ,đời sống thấp kém, tuổi thọ không cao nên tỷ trọng sức trẻ của nguồn lao động trong ngành thủy sản ngày một lớn. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế này chưa phát huy tốt vì trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của lực lượng lao động này còn thấp.
Số hộ, số nhân khẩu và lao động thủy sản vẫn tăng đều qua các năm, được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3: Số hộ, nhân khẩu, lao động ngành thủy sản qua các năm
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Số hộ T.Sản
( hộ )
267,9
282,1
293,5
301,9
339,7
273,6
392,3
412,5
441,5
Nhân khẩu
(ngàn người)
1300
1464
1528
1558
1706
1875
1965
2074
2195
Lao động
(ngàn người)
462.9
509.8
558.4
602.4
659.2
719.4
791.3
874.3
938.7
Nguồn: Niên giám thống kê 2004 và số liệu thu thập được từ báo cáo ngành thủy sản Việt Nam .
Như vậy, với trạng thái dân số như trên,Việt Nam có khả năng cung cấp lao động dồi dào cho mọi ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân, trong đó có thủy sản (nhất là dân số sống ở vùng ven biển), để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do ngành thủy sản tạo ra .Hơn nữa, đây cũng chính là tiền đề để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
3.3 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
3.3.1 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và nguồn lợi thuỷ sản
ở nước ta do chưa khai thác với cường độ cao và năng lực tái tạo cao của sinh thái nhiệt đới cho nên tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản của ta còn lớn. Theo Bộ Thuỷ Sản trong 10 năm tới sản lượng khai thác hải sản hàng năm (bao gồm cả nuôi trồng) của Việt Nam sẽ đạt khoảng từ 2 đến 2,5 triệu tấn, mang lại 2,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Riêng nghề cá ven bờ vẫn giữ vai trò chính với sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 800.000 tấn.
Lợi thế về tiền lương
Trong 15 năm tới tiền lương của Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Lợi thế từ sự hỗ trợ và ủng hộ của Đảng và Nhà Nước
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoa, hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc.
Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới.
3.3.4 Lợi thế từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam
3.3. 4.1 Phát triển nuôi giống thuỷ sản tự nhiên
Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.Tự nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam 4 khu vực môi trường ( hay còn gọi là vùng di trú của các loài thủy sinh vật ), đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với lợi thế có tính cốt lõi này, thủy sản Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển và nuôi trồng các giống thủy sản tự nhiên như :
Môi trường nước mặn xa bờ có các loài cá có giá tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35672.doc