Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

Chương I Những vấn đề chung về thị trường nhật Bản và sự cần thiết xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. I. Một số cơ sở lý luận về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: 1. Hàng hoá xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng hoá: 1.1. Hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá xuất khẩu được hiểu gắn với khái niệm thương mại hàng hoá ( phân biệt với xuất khẩu dịch vụ gắn với khái niệm thương mại dịch vụ) theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO là những sản phẩm hàng hoá hữu hình được sản xuất hoặc gia công

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế biến tại các cơ sở sản xuất, gia công chế biến và các khu ché xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường ngoài nước(xuất khẩu) đi hải quan. Hàng tạm tái xuất cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá quá cảnh không thuộc diện của khái niệm hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu phân biệt so với hàng hoá tiêu dùng ở trong nước . Hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Chất lượng của các hàng hoá đó phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở các nước nhập khẩu. Ví dụ : sản xuất hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu vào EU hay Mỹ phải đạt được các tiêu chuẩn trong hệ thống HACCP. Vấn đề nhãn mác hàng hoá gắn liền với uy tín của doanh nghiệp và rất được các nước công nghiệp phát triển quan tâm. Ví dụ như hàng hoá Nhật Bản có nhãn mác “Made in Japan “ hay hàng hoá Trung Quốc có “Made in China “ nhưng khi đó ta lại chưa có được một nhãn mác “ Made in Việt Nam “ đúng mức do hạn chế về hàng hoá của ta chất lượng chưa cao, số lượng và khối lượng nhỏ. 1.2. Thị trường xuất khẩu hàng hoá 1.2.1- Khái niệm : Thị trường xuất khẩu hàng hóa là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả , số lượng hàng hoá mua bán , chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng , thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới . Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp ( nước tiêu thụ cuối cùng ) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp ( xuất khẩu qua trung gian ) . Chẳng hạn , một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc nhập hàng hoá của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam . Tuy nhiên , thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài . Thị trường trong nước nhiều khi cũng trở thành thị trường xuất khẩu tại chỗ như đối với hàng hoá xuất khẩu từ các khu chế xuất của Việt Nam vào chính thị trường Việt Nam . 1.2.2- Phân loại thị trường xuất khẩu Có rất nhiều loại thị trường xuất khẩu khác nhau tuỳ theo từng cách phân loại hay theo các căn cứ khác nhau như : Căn cứ vào vị trí địa lý có thị trường Châu lục , thị trường khu vực , thị trường nước và vùng lãnh thổ ; Căn cứ theo lịch sử quan hệ ngoại thương có thị trường truyền thống , thị trường hiện có , thị trường mới và thị trường tiềm năng ; Căn cứ vào mức độ ưu tiên trong chính sách phát triển thị trường của các nước có thị trường trọng điểm và thị trường tương hỗ ; Hay căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường có thị trường xuất khẩu có sức mua lớn , thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình , thị trường xuất khẩu có sức mua thấp ; Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường có thị trường độc quyền , thị trường độc quyền nhóm , thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo…. Trong các loại hình kể trên thì hiện nay nhiều nước đang chú trọng đối với một dạng của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là “ thị trường ngách “ , nó có vai trò quan trọng đối với chiến lược hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển . Thị trường ngách là một khoảng trống hay những “ khe nhỏ “ trên thị trường , ở đó đã xuất hiện hay tập hợp nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó . những nhu cầu này chưa được các nhà kinh doanh khác phát hiện hoặc phát hiện ra nhưng họ không có lợi thế hoặc không muốn đầu tư vào để thoả mãn song nhu cầu này lại được một số các nhà kinh doanh khác phát hiện và đầu tư khai thác . Đối với nước ta do còn hạn chế về quy mô và khối lượng xuất khẩu hàng hóa nên cần lưu tâm khai thác và tim kiếm thị trường này . 2. Phát triển thị trường xuất khẩu ; các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu. 2.1- Phát triển thị trường xuất khẩu : Dựa vào phần khái quát về thị trường đã chỉ ra phát triển có thể thực hiện được về khía cạnh mặt hàng , theo chiều rộng và theo chiều sâu . Khi định hướng cho thị trường hàng hoá xuất khẩu , một nước có phát triển theo chiều rộng hay theo chiều sâu hoặc có thể cùng một lúc phát triển theo cả hai hướng . Phát triển mặt hàng có thể thực hiện được cả về lượng và về chất . Một là có thể đưa ra nhiều loại mặt hàng thông qua tăng cường chủng loại hàng hoá trên thị trường để phục vụ nhiều loại nhu cầu của khách hàng . Hai là hình thức phát triển bằng cách không ngừng hoàn thiện sản phẩm , cải tiến chất lượng dịch và dịch vụ nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Phát triển theo chiều rộng là phát triển về số lượng khách hàng, về không gian và phạm vi địa lý nhằm tăng doanh số về một loại sản phẩm , dịch vụ nào đó . Việc này đòi hỏi phải luôn nghiên cứu sự biến động của thị trường thế giới. Phát triển theo chiều sâu thực chất là phát triển thị trường bao gồm những việc như nâng cao chất lượng sản phẩm , dịch vụ, đưa ra thị trường những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có hàm lượng chất xám cao . 2.2- Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá. 2.2.1- Công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan : Thuế xuất khẩu được dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý hoạt động xuất khẩu. Thuế này được đánh vào hàng hoá xuất khẩu nhằm khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, với việc buôn bán giữa các nước có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hóa thì việc sử dụng thúê như một công cụ quản lý xuất khẩu sẽ không còn hữu hiệu bởi thuế xuất khẩu sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng cao so với khi không đánh thuế hoặc thuế suất bằng không. 2.2.2- Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan a) Quan hệ chính trị ngoại giao theo đường lối mở cửa hội nhập với thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. b) Chính sách thương mại của nhà nước * Chính sách mậu dịch tự do : Tự do hoá thương mại gắn liền với việc Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại đối với những hoạt động thương mại. Mục đích của tự do hoá thương mại là thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, hình thành một thị trường toàn cầuvà phát huy lợi thế của từng quốc gia , tạo ra những môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp quốc gia phân phối nguồn lực trong nước một cách có hiệu quả nhất. Do vậy một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự do thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào quá trình ngoại thương, Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và vốn đầu tư tự do lưu thông à tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển theo quy luật cạnh tranh tự do. Chính sách này có những ưu điểm là : Trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ, tăng cường sự tự do lưu thông hàng hóa giữa các nước , làm cho thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn dẫn tới kích thích các nhà sản xuất phải luôn áp dụng các khoa học- công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm . hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh từ đó có thể cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài góp phần mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên chính sách này cũng có những khuyết điểm nhất định . Đối với những ngành hàng trong nước còn chưa đủ mạnh thì khi mở rộng tự do lưu thông hàng hoá sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép rất khó phát triển được. Do vậy tự do hoá thương mại không được thực hiện ở tất cả các ngành hàng trên thế giới. * Chính sách bảo hộ mậu dịch : Khi áp dụng chính sách này , Nhà nước thường sử dụng các công cụ , biện pháp thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa và các doanh nghiệp trong nước tránh sự cạnh tranh trực tiếp của hàng hóavà các doanh nghiệp nước ngoài nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Chính sách bảo hộ mậu dịch thường đem lại những ưu điểm trong việc giảm sự cạnh tranh của hàng ngoại ở thị trường nội địa đồng thời tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác nó cũng góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh ở nước ngoài. Tuy nhiên chính sách bảo hộ mậu dịch cũng có khuyết điểm của nó. Nếu như việc bảo hộ quá chặt chẽ sẽ dẫn đến xu hướng đóng cửa nền kinh tế, làm tổn thương đến thương mại quốc tế, làm cho các doanh nghiệp trong nước trì trệ kết quả là sự thiệt hại của người tiêu dùng do hàng hóa làm ra kém phẩm chất hạn chế về chủng loại và giá cả cao. Trong giai đoạn hiện nay, tuỳ theo từng hoàn cảnh của từng nước mà vận dụng linh hoạt hai chính sách trên. Đối với các nước đang phát triển vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch cho những mặt hàng chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài và áp dụng chính sách thương mại tự do cho các mặt hàng đã đủ sức cạnh tranh với bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển và xâm chiếm thị trường thế giới. c) Chính sách đầu tư * Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước . * Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. d) Quy định hải quan Hàng hóa xuất khẩu phải được thông quan một cách nhanh chóng. Do đó phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải quan , áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phân loại hàng hóa theo mức độ quan trọng để từ đó thông quan nhanh những hàng hoá thông thường. e) Hạn ngạch xuất khẩu Hạn ngạch là công cụ hạn chế khối lượng xuất khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng. Hạn ngạch xuất khẩu được dùng để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và những mặt hàng quý hiếm. g) Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch động thực vật. Đây là công cụ của WTO cho phép các nước được sử dụng các quy định , tiêu chuẩn kỹ thuật , biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp và phù hợp với việc bảo vệ môi trường , sức khoẻ cho người tiêu dùng với điều kiện biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc hạn chế vô lý thương mại quốc tế với bất kỳ nước nào. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: - Tỷ giá hối đoái - Chế độ bảo vệ thương mại tạm thời. - Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. - Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. - Tín dụng xuất khẩu. 2.2.3- Các yếu tố thuộc về môi trường thế giới * Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế Nguyên tắc tương hỗ : Theo nguyên tắc này , các nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực của các bên tham gia. Nhưng, trong nhiều trường hợp các nước yếu hơn phải thường phải buộc chấp nhận các điều kiện do bên mạnh hơn đưa ra. Trong điều kiện chưa vào được tổ chức WTO thi nước ta phải tranh thủ tối đa những hiệp định thương mại song phương để dành cho nhau những ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu. Làm như vậy cả hai đều tạo được thị trường cho nhau và cùng có lợi nếu như quan hệ đó bền vững ổn định lâu dài. Nguyên tắc không phân biệt đối xử : Nguyên tắc này được biểu hiện dưới hai dạng, quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Quy chế tối huệ quốc ( MFN) là chế độ mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và buôn bán về mặt thuế quan, mặt hàng trao đổi , tàu bè chuyên chở, quyền lợi của pháp nhân và tư nhân của nước này trên lãnh thổ nước kia. Đây là mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định, hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại. Nếu nhận được quy chế tối huệ quốc , hàng hóa của nước nhận được MFN sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nước cấp MFN. Quy chế tối huệ quốc này thường do các nước phát triển áp dụng để gây áp lực về kinh tế cũng như chính trị đối với những nước được và muốn được hưởng chúng. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là nguyên tắc đòi hỏi các nước thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đối xử với hàng nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ tại cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn so với hàng được sản xuất trong nước. Cụ thể hơn , hàng hoá khi đã trả xong thuế quan và được nhập khẩu vào trong nước thì hàng hoá đó phải được đối xử như với loại hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc : Nguyên tắc này đòi hỏi một nước dành cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình một sự đối xử ngang bằng như với tư nhân và pháp nhân của chính nước mình trong vấn đề như kinh doanh, thuế khoá , hàng hải, cư trú , sự bảo vệ của luật pháp… ngoại trừ quyền bầu cử, ứng cử, nghĩa vụ quân sự. Nguyên tắc này thường được quy định trong hiệp định kinh tế – thương mại được ký kết giữa hai nước. * Tình hình chính trị, quân sự Sự biến động của tình hình chính trị quân sự trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến tình hình cung và cầu của các nước. Do vậy , trong hoạt động phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu , việc nghiên cứu , phân tích thường xuyên tình hình chính trị này giữ một vai trò quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng về các thông tin có liên quan tới hoạt động nhập khẩu của các nước. II - Những vấn đề chung về thị trường Nhật Bản 1- Tổng quan về nền kinh tế Nhật Bản Nhật Bản với diện tích 377.855 km2 gồm 6852 đảo, dân số 127.110.000 người (jan, 2001), GDP năm 2001vào khoảng 4,143 tỷ USD là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhật Bản là một trong số những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh đứng hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất ô tô, các thiết bị điện tử, hoá chất, đóng tầu.v.v… Đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản là các nhà sản xuất cung ứng và phân phối kết hợp chặt chẽ với nhau thành những tập đoàn và công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất của nền kinh tế. Tuy là một nước công nghiệp phát triển nhưng do đặc điểm về địa lý , nên nền kinh tế Nhật Bản lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn từ bên ngoài. Ví dụ , là một nước tiêu thụ nhiều năng lượng chỉ sau Mỹ, nhưng hơn 90% của Nhật phải nhập khẩu trong đó có dầu thô là lớn nhất – tới 96% ( chủ yêu từ các nước Trung Đông ,luôn ở mức trên 80% ) . Bên cạnh đó , do điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng khắc nghiệt 38% lương thực thực phẩm cho nhu cầu trong nước cũng phải nhập khẩu. Cụ thể , Nhật chỉ cung cấp đủ gạo, còn các loại lương thực khác phải nhập khẩu tới 72%, thịt 44%, hoa quả và rau 14%...Thêm vào đó , từ những năm 80, khi đồng yên lên giá so với đồng đô la và luôn ở mức cao ,công ty và các hãng sản xuất lớn thuộc công nghiệp lắp ráp ô tô, đồ điện gia dụng , cơ khí là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, năng lượng như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến thực phẩm .v.v….Có xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài nơi có giá thành sản xuất thấp hơn nhiều lần so với ở Nhật ( chủ yếu khu vực Châu á ) . Chính vì vậy , tỉ lệ nhập khẩu hàng hoá vào Nhật lại càng tăng mạnh nhất là từ các nước đang phát triển trong khu vực Châu á. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu : Nguyên liệu, thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may. Với các bạn hàng chính : - Xuất khẩu : Mỹ (30%), Đài Loan (7%), Hàn Quốc (6,4%), Trung Quốc (6,2%), Hong Kong (5,6%)… - Nhập khẩu : Mỹ (19%), Trung Quốc (14,5%), Hàn Quốc (5,4%), Đài Loan (4,8%), Indonesia (4,3%), Australia (3,9%)… Và tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2001 là khoảng 381 tỷ đôla Mỹ, đứng thứ 3 trên thế giới. GDP của Nhật Bản qua một số năm. Năm 1997 1998 1999 2000 2001 GDP(tỉ USD) 4,210 3,832 4,349 4,765 4,143 GDP/ người(USD) 33,405 30,323 34,302 37,556 32,585 Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản Đơn vị : Triệu đôla (USD) Năm 1997 1998 1999 2001 Xuất khẩu 421,010 386,869 417,413 480,683 Nhập khẩu 338,761 279,991 309,613 381,106 Tăng trưởng GDP qua các năm ( đơn vị : tỷ USD ) Tăng trưởng GDP / người ( đơn vị : USD ) 2- Đặc điểm thị trường Nhật Bản 2.1- Đặc điểm người tiêu dùng Nhật Bản: Với 127,11 triệu người với mức sống khá cao ( GDP theo đầu người năm 2001 là 32,858 USD / người) , Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản bắt nguồn từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, nhìn chung họ có độ thẩm mỹ cao , tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá dịch vụ trong và ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng và sắm đồ ngoại của người Nhật ngày càng tăngva sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiếm tới 50%. Ví dụ: Một siêu thị lớn ở Tokyo bày bán 1,500 mặt hàng gia dụng và chỉ tính riêng lượng hàng hoá và khả năng tiêu thụ của một cửa hàng như vậy thôi đã thấy được tỷ trọng hàng nhập khẩu có mặt ở đây lớn như thế nào. Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất , 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản có những đặc điểm sau: - Là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe nhất : Sống trong một môi trường có mức sống cao , người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như mẩu xước nhỏ, mẩu chỉ còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch v.v… cũng có thể dẫn đến tác hại lâu lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức đến khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng hóa. - Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì bảo đảm , dịch vụ bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Những năm 80, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những hàng hoá cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng sau khi nền kinh tế “bong bóng “ sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên . Tuy nhiên , người tiêu dùng Nhật Bản vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, có chất lượng tốt mang tính thời thượng hay còn gọi là “hàng xịn”. Tâm lý này cho đến nay cũng không thay đổi nhiều lắm. Các bà nội trợ Nhật Bản vẫn đi chợ hàng ngày theo thói quen, giống các bà nội trợ Việt Nam, để mua hàng tươi sống, họ là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thi hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mã mới. Người Nhật sẽ trả tiền để mua các hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao và thể hiện địa vị . Khách hàng có xu hướng ngày càng quan tâm đến việc mua các nhãn hàng hoá có chất lượng và giá trị. - Thời trang và thị hiếu về màu sắc: Có thời, người Nhật thích ăn mặc giống bạn bè hoặc thích những đồ vật giống như đồ của các thành viên khác trong gia đình, trường học, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhưng gần đây mọi thứ trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua các hàng hoá khác nhau nhưng có cùng công dụng. Các hàng hóa thời trang nhập khẩu được ưa chuộng là các nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Tuy nhiên , trong khi ý thức về sự ưa chuộng các nhãn hiệu ở Nhật vẫn phổ biến thì giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả hàng hoá để mua hàng. ở các gia đình truyền thống, người ta rất thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Đối với thời trang của nữ thanh niên Nhật, màu sắc thay đổi theo mùa. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đồi theo mùa. Xuất phát từ yếu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập được những sản phẩm hợp thời trang và mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các loại đối tượng khách hàng. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ , thu, đông. Mùa hè nóng và ẩm ướt , mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Quần áo, đồ dùng trong nhà, thực phẩm là những mặt hàng tiêu dùng có ảnh hưởng theo mùa. Việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Cùng với tác động của khí hậu, yếu tố tập quán tiêu dùng cũng phải được chú ý khi đưa ra kế hoạch khuếch trương tại thị trường Nhật Bản. Ví dụ hầu như các gia đình Nhật không có hệ thống sưởi trung tâm và để bảo vệ môi trường, nhiệt độ điều hoà trong nhà luôn được khuyến khích khôngđể ở mức quá ẩm (nhiệt độ cao) hoặc quá mát, bởi vậy quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dầy hơn của người Mỹ, hoặc áo có lót là không phù hợp với từng mùa cả về mặt chất liệu và kiểu dáng. Khi xây dựng kế hoạch bán hàng , các doanh nghiệp phải tính đến cả sự khác biệt về thời tiết. - Người tiêu dùng Nhật bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm : hàng hoá có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Vào một siêu thị của Nhật mới thấy hết được tính đa dạng của sản phẩm đến mức nào ở Nhật. Ví dụ một mặt hàng dầu gội đầu nhưng bạn không thể đếm hết được chủng loại. Chúng khác nhau về thành phần, màu sắc, hương thơm. Do đó một nhãn hiệu kèm theo hướng dẫn là rất quan trọng . Tuy nhiên , người Nhật lại chỉ mua với số lượng nhỏ để phù hợp với không gian nhà họ và cũng đề tiện thay đổi cho phù hợp với mẫu mã mới. Vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay quy mô có xu hướng nhỏ nhưng lại phải phong phú về chủng loại. - Về vấn đề sinh thái: gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá đáng, các vỏ sản phẩm được thu hồi và tái chế, các sản phẩm dùng 1 lần ngày càng ít được ưa chuộng. 2.2- Những nguyên tắc khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản. * Nghiên cứu thị trường : “Nhập gia tuỳ tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó. Thị trường Nhật Bản là một thị trường hấp dẫn , rất đa dạng, và năng động vì vậy khi doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng về nhiều phương diện: phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, thói quen tiêu dùng, sở thích về hàng hoá… Từ đó mới có thể đưa ra quyết định nhạy cảm về hàng hoá xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng với xu hướng của người tiêu dùng Nhật Bản. Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng . Vì vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết theo sát nhu cầu thị trường, theo tập quán tiêu dùng của mỗi nước. Khi nghiên cứu thị trường là doanh nghiệp đã tăng cường hơn vốn hiểu biết của mình về các yêu cầu thị trường, về tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, qui chế nhập khẩu nhất là với hàng thực phẩm tươi sống. Hàng hoá vào thị trường Nhật bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường , thăm dò các siêu thị Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết. * Nắm chắc thông tin thị trường: Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với vấn đề xuất khẩu hàng hoá. Trong giai đoạn hiện nay , khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt thì việc nắm được những thông tin cần thiết , chính xác gần như là đã dành được chiến thắng trên thị trường. Do đó việc nắm chắc thông tin cần phải làm một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại , đặc biệt là Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO. * Đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh , tính độc đáo của sản phẩm của mình. Do sở thích và tập quán tiêu dùng hàng hoá của người tiêu dùng Nhật bản là rất khác nhau về lứa tuổi, về màu sắc , về mùa, hay thời tiết… mặt khác lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hoá khác nhau. * Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hóa sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật Bản. Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Trong thời buổi cạnh tranh cao , việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng , người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp kinh doanh. Hiện nay lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng, hơn nữa lại có nhiều người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam nên việc tăng cường tiếp thị tại chỗ qua các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại những điểm du lịch và các cửa khẩu cũng là một biện pháp tốt tạo tiếng vang cho sản phẩm. Các hội chợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn ở Nhật. * Tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm qua mạng internet và các phương tiện thông tin khác từ sự khác biệt về môi trường văn hoá và công nghiệp nên có một số mặt hàng có thể chưa xuất hiện tại thị trường Nhật bản vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng sản phẩm, cách sử dụng , đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở lên rất quan trọng tại Nhật , nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình Cable… được đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm đúng vào đối tượng khách hàng. Tuy nhiên một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự phối kết hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và nếu không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà các nhà xuất khẩunên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất. Nói tóm lại, có rất nhiều cách thức quảng cáo tiếp thị thâm nhập thị trường nhưng tính hiệu quả đạt được cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại sản phẩm mang đi tiếp thị quảng cáo ; Tên nhãn hiệu hàng hoá với mỗi thị trường cụ thể ; Loại hình quảng cáo, phương tiện quảng cáo và dối tượng khách hàng… * Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩmcho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật quản lý chất lượng, giảm giá thành : hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overscas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất , tăng cường chẩt lượng sản phẩm , đổi mới công nghệ và thiết bị , kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA – I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ , quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường… (JESA – II) . Chương trình JESA dành cho các hiệp hội , tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do bên phía Nhật chịu. JESA – I dành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua văn phòng đại diện JETRO hoặc qua Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (bộ phận thị trường Nhật) . * Hàng hoá xuất khẩu cần phải gắn nhãn mác và tên nhà sản xuất cụ thể: Trừ một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo và cà phê… đang đứng những vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới và chiếm thị phần lớn , thì rất nhiều các loại hàng hoá khác còn chưa có thương hiệu đặc trưng của sản phẩm Việt Nam để quảng bá ra thị trường thế giới. 2.2- Những tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu. * Các quy định về ghi nhãn sản phẩm : Đối với một số sản phẩm quy định về ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc . Các sản phẩm buộc phải dán nhãn sản phẩm dược chia thành 4 nhóm : sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị điện hay nhiều loại sản phẩm khác như ô, kính râm… Hiện nay theo quy của pháp luật Nhật Bản có khoảng 100 mặt hàng buộc phải dán nhãn chất lượng. Các nhãn chất lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu dùng được biết các thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng. * Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – JIS : Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS (Japan Industrial Standards) là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết đến tới dưới cái tên “dấu chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản” hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Theo quy định của điều 26 trong Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp , tất cả các cơ quan của chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. các tiêu chuẩn JIS được sửa đổi bổ sung ít nhất là 5 năm một lần kể từ khi ban hành hoặc từ ngày sửa đổi. Việc sửa đổi Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp là kết quả của việc Nhật tham gia ký kết “Bộ luật tiêu chuẩn ” của GATT, theo bộ luật này thì hệ thốngchứng nhận chất lượng của các nước phải được áp dụng cho cả các sản phẩm từ các nước thành viên khác của hiệp định. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) . Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ kinh tế thương mại và công nghiệp cấp giấy phép sẽ phải chịu án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên. * Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – IAS : Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – JAS (Japan Agricultural Standards) quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa._. chọn các thực phẩm chế biến. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS gồm : đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông lâm sản chế biến. Tuy nhiên hiện nay không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong danh sách các sản phẩm do luật JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Đa số các sản phẩm như thực phẩm đóng hộp , nước hoa quả , các sản phẩm chế biến từ cà chua, dấm bỗng, thịt hun khói được sản xuất tại Nhật đều mang dấu chất lượng JAS. Việc sử dụng dấu chứng nhận phẩm chất JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Một sản phẩm bị buộc phải tuân theo các quy định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đủ các điều kiện sau : - Sản phẩm phải là một nông sản hoặc là nông sản mà đã có hoặc trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS được quy định cho nó. - Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định. - Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần được biết chất lượng của nó trước khi quyết định mua. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn về ghi nhãn chất lượng và buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó, các quy định này được áp dụng đối với cả các sản phẩm nhập khẩu. * Các dấu chứng nhận chất lượng khác : Ngoài tiêu chuẩn JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chứng nhận khác được sử dụng ở Nhật. ý nghĩa Phạm vi sử dụng Dấu Q : chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm Dùng cho các loại sản phẩm dệt, bao gồm : quần áo trẻ em và các loại quần áo khác , khăn trải giường. Dấu G : Thiết kế , dịch vụ, sau khi bán và chất lượng Dùng cho các sản phẩm như máy ảnh, máy móc thiết bị, đồ thuỷ tinh, đồ gốm, đồ văn phòng , sản phẩm may mặc và đồ nội thất. Dấu S : Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hoá dành cho trẻ em, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao. Dấu S.G: Độ an toàn (bắt buộc) Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe đạp và mũ bóng chày và các hàng hóa khác. Dấu Len Dùng cho sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm , hàng dệt kim, có trên 99%len mới. Dấu SIF : Các hàng may mặc có chất lượng tốt Hàng may mặc như quần áo nam , nữ, ô, áo khoác, balô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao. * Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark : Vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật bản. Cục Môi trường Nhật đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại môi sinh(kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu) các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”. Để đóng được dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: - Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít. - Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. - Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít. - Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên. 2.3- Một số luật pháp cần chú ý về thương mại của Nhật Bản. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch , trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy dịnh luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá : * Luật trách nhiệm sản phẩm : Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào tháng 7 – 1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm. * Luật vệ sinh thực phẩm : Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùngtrên thị trường Nhật Bản. Hàng hoá được phân chia thành nhiều nhóm : các gia vị thực phẩm, các máy móc dùngđể chế biến và bảo quản thực phẩm , các dụng cụ đựngvà bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y Tế và Phúc lợi Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để tránh những vi phạm đáng tiếc. * Thuế tiêu thụ: Tất cả các hàng hoá bán trên thị trường Nhật hiện nay đều phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% (cho tới năm 1997 là 3%) và hàng nhập khẩu cũng chịu chung quy định này. 2.4- Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản : Hàng hoá vào thị trường Nhật bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng hàng hoá có giá rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các khâu , các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu) , các côngty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàngbán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoậc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng. Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản phẩm , mạng lưới bán buôn và các côngty tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường Nhật Bản. Các kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản: Nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và các công ty thương mại lớn) Nhà bán buôn Chuyên doanh Nhà bán buôn Nhà bán buôn trung gian Siêu thị/ cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng Nhà bán buôn Các nhà hàng Nhà chế biến III – Sự cần thiết xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 1. Vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 1.1. Vai trò ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân Thuỷ sản là một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng bao gồm các lĩnh vực như : khai thác , nuôi trồng , chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại… Do đó ngành thuỷ sản được coi như là sự tổng hợp của một bộ phận nông nghiệp và một bộ phận công nghiệp. Ngành thuỷ sản có một vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình tái sản xuất mở rộng. Điều đó trước hết thể hiện ở việc : ngành thuỷ sản là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu con người. Lương thực , thực phẩm nói chung và thực phẩm nói riêng là điều kiện có tính chất thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống con người. Ngoài những công dụng chung của một sản phẩm nông nghiệp thì thực phẩm thuỷ sản còn có nhiều đặc điểm đáng quý, thể hiện tính ưu thế của nó, đó là: Giàu chất dinh dưỡng (đạm, chất khoáng và vi khoáng) nhưng dễ tiêu hoá hấp thụ, ít chất béo gây hại cho cơ thể con người, nhất là các bệnh tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, thuỷ sản còn là một loại thực phẩm sạch, rất nhạy cảm với ô nhiễm, nên không gây độc hại cho sức khoẻ. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản trên thế giới đang tăng nhanh, nhất là ở các nước phát triển vì những ưu thế hơn hẳn của nó so với các loại thực phẩm khác. Thứ hai : Ngành thuỷ sản là một ngành cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp và ngành khác. Đối với nông nghiệp, người ta dùng bột cá để chăn nuôi, các phế phẩm , phế liệu từ ngành thủy sản là nguồn phân bón rất quý cho ngành trồng trọt có hàm lượng hữu cơ cao mà không gây tác hại đến môi trường xung quanh. Các sản phẩm thuỷ sản như giáp xác , nhuyễn thể , rong câu, cá còn là nguyên liệu để cung cấp cho các ngành dược phẩm như alegant, Chitotan, công nghiệp hoá chất và thủ công mỹ nghệ… Bên cạnh những ý nghĩa mang tính phục vụ sản xuất , ngành thuỷ sản đối với nhiều quốc gia thì đó là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Giá trị ngành sản xuất ra luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng sản phẩm trong nước, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. 1.2. Vai trò ngành thuỷ sản Việt Nam Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm về cho đât nước trung bình gần 2 tỷ USD. Năm 2002, 2003 , thuỷ sản là mặt hàng thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, đứng sau dầu thô, dệt may và dày giép. Năm 2003 , được coi là năm điểm sáng về xuất khẩu thì doanh số xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,217 tỷ USD chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch cả nước. Với việc tham gia vào thị trừơng thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, phá thế bị bao vây, đứng hàng 14 về tổng sản lượng, thứ 11 về giá trị xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 77 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông qua khai thác , nuôi trồng và dịch vụ hậu cần, ngành thuỷ sản Việt Nam đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đảm bảo cuộc sống cho một bộ phận dân cư nông thôn, nhất là những vùng ven biển. Thuỷ sản phát triển gắn liền với việc phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất ở khu vực tạo nguyên liệu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm trổng trọt , tăng chăn nuôi trong đó có thuỷ sản và các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Ngành thuỷ sản thường nằm ở những vùng nông thôn xa xôi có cơ sở hạ tầng lạc hậu. Do đó sự phát triển của ngành, đặc biệt là nuôi tôm với thu nhập cao, đã thu hút nhiều vốn đầu tư và nguồn nhân lực tại các vùng này và các vùng khác trên phạm vi rộng lớn, nhờ đó, ngành thuỷ sản đã giúp cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở những vùng trên, góp phần xoá đói giảm nghèo, tránh áp lực di dân đến các vùng đô thị vốn đã quá đông đúc. Sự phát triển và tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam đã tạo ra thế và lực mới cho ngành, khẳng định vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế của nước ta một cách rõ ràng hơn. Đồng thời ngành cũng đã xây dựng và đào tạo một đội ngũ các nhà doanh nghiệp, các kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường và cũng đã hình thành một thế hệ ngư dân, nông- ngư dân có tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất. Từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ lạc hậu vào những năm 80, ngày nay thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế nông – công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển. 2. Những lợi thế so sánh của ngành thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản * Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Hàng năm thị trường Nhật nhập khẩu khoảng 7 – 8 triệu tấn thuỷ sản các loại. Tuy nhiên , ngành thuỷ sản trong nước của Nhật lại không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trái lại , Việt Nam lại có một nguồn tài nguyên thuỷ sản dồi dào. Nước ta có một điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho khai thác và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản với tổng sản lượng hàng năm trên 2 triệu tấn. Bên cạnh đó tuy chúng ta có nguồn thuỷ sản lớn nhưng Nhật Bản lại có công nghệ chế biến hiện đại nhất hiện nay, điều này mở ra khả năng cho chúng ta có thể xuất khẩu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nứơc bạn. Khi mà công nghệ trong nước chưa phát triển thì đây là cơ hội mang lại lợi ích cho cả hai bên. * Nước ta có nguồn lao động rất lớn và rẻ, với nguồn lao động đó có khả năng tạo ra nhiều giá trị trong khai thác và nuôi trồng thủy sản , đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Dân cư Việt Nam nói chung là trẻ, đó là một lợi thế bởi tuổi trẻ luôn năng động, dễ thích nghi. Trong khi lực lượng lao động Nhật lại rất đắt . *Nhật Bản là một đất nước châu á gần với Việt Nam nên đã góp phần giúp cho ác doanh nghiệp Việt Nam trng việc giảm giá cước vận tải hàng hóa, giảm chi phí và giá thành từ đó làm tăng khả năng cành thanh với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó, Nhật Bản là một thị trường truyền thống nhiều năm qua của ta, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu khá rõ về nhu cầu của thị trườn này để có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Với việc ra đời của cá hiệp hội quần chúng như Hội Nghề Cá, Hôi Nuôi Trồng Thủy Sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vasep- góp phần thức đẩy nhịp độ tăng trưởng chung của ngành. Trong vấn đềphân phối sản phẩm trên thị trường Nhật Bản với sự hợp tác của Phòng thương mại- công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục xúc tiến Thương mại, hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) với cá tổ chức, các nhà phân phối có uy tín cảu Nhật như JETRO, hay các phòng, sở thương mại Nhật Bản... đã tọa ra cho cá doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản nước ta vòa thị trường này. *Nuôi trồng thủy sản công nghiệp ở nước ta còn có thể đầu tư phá triển mạnh hơn không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nếu ngay từ bây giờ có các biện pháp chủ động cả về quy hoạch và công nghệ. Mặt khác, các loài thủy sản ở Việt nam rất đa dạng, vè vậy, cùng với việc phát triển nuôi công nghiệp, thực hiện đa canh trong nuôi tròng sẽ là một trong các biện pháp vừa nâng cao hiệu quản nuôi, vừa giữ được môi trường nuôi tránh được ô nhiễm, dịch bệnh. Chương II Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. I - Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam & Nhật Bản. 1. Quan hệ ngoại giao : Hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/09/1973 , đến 1992 Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam . Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ cả về chất cũng như chiều sâu. Mối quan hệ kinh tế giao lưu văn hoá xã hội không ngừng được mở rộng với phương châm : “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” . Hàng năm đều có các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, các thủ tướng Nhật Bản đã 4 lần đến thăm Việt Nam và đáp lại lần lượt các nhà lãnh đạo cấp cao của ta đã đến thăm Nhật như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng , Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Gần đây nhất bên phía Chính phủ Nhật là cuộc viếng thăm của thủ tướng Koizumy (tháng 04/2002) còn phía ta là chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 04/2003). Những nỗ lực của hai phía nhằm củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác đặc biệt là về kinh tế trong đó có kim ngạch xuất khẩu hai chiều. Nhật Bản rất ủng hộ ta trong việc mở cửa hợp tác với bên ngoài, gia nhập các tổ chức quốc tế quan trọng (APEC, ASEM, WTO, ARF…). 2. Quan hệ kinh tế , thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản: Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, về quan hệ mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số một của ta với kim ngạch hai chiều năm 2001 vào khoảng 4,72 tỷ USD xấp xỉ năm 2000 là 4,87 tỷ USD . Hai nước đã dành quy chế tối huệ quốc cho nhau từ năm 1999, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước phát triển khá tốt đẹp từ năm 1991 đến nay. Từ năm 1997 đến 2000 , kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật đã tăng từ 1,6 – 2,1 chiếm từ 16 – 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản qua các năm. Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch(triệu$) 937 1179 1461 1546 1675,4 1514,5 1786,3 2621,7 2509,8 2438 2910 Tỷ trọng(%) 31,4 30.3 26,8 21,3 18,2 16,2 13,1 18,3 15,7 14,6 14,6 Tăng trưởng(%) 12,4 25,9 23,9 5,8 8,4 -9,6 17,9 46,8 -4 19,4 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tương đối đơn giản, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế. Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật là dầu thô, hải sản , dệt may và than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Kim ngạch (1000$) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000$) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000$) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000$) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000$) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch 1.786.253 2.621.658 2.509.802 2438 2910 Hải sản 412.378 23 488.021 19 474.755 19 537,46 22,05 578,42 19,05 Dệt may 417.127 23 619.580 24 591.501 24 Dầu thô 358.891 20 502.387 19 384.686 15 Than đá 35.457 3,8 34.883 1,3 33.076 1,3 Cà phê 24.497 1,4 20.947 0,8 17.858 0,7 Giày dép 32.858 1,8 78.150 3 64.404 2,6 Rau quả 9.366 0,5 11.729 0,4 14.527 0,4 Cao su 2.969 0,2 5.669 0,2 5.229 0,2 Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho đến nay Việt Nam mới chỉ là một bạn hàng nhỏ của Nhật. Tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật năm 2001 mới chỉ khoảng 0,47% trong khi tỷ trọng của Trung Quốc là 12,4% của Thái Lan là 2.5%... Với những thuận lợi về vị trí địa lý,về truyền thống giao lưu và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hoá xuất khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân chủ yếu là: Các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật . Tuy nhiên quan hệ thương mại đã khá phát triển. Kim ngạch hai chiều hàng năm lên tới trên 3 tỷ USD nhưng cho tới nay Việt Nam và Nhật Bản vẫn chưa thoả thuận được với nhau về việc Nhật Bản dành cho Việt Nam chế độ MFN đầy đủ. Mặc dù Nhật Bản đã dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưngdiện mặt hàng có lợi ích thiết thực đối với Việt Nam không nhiều. Những mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản, giầy dép) khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã làm giảm đáng kể khả năng tăng cường xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật. Gần đây sau những nỗ lực đàm phán của Bộ Thương Mại , phía Nhật đã cam kết dành cho Việt Nam chế độ thuế nhập khẩu MFN. đây sẽ là động lực mới cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên cần đẩy mạnh đàm phán để Nhật Bản dành cho ta quy chế MFN đầy đủ, trên tất cả các phương diện có liên quan đến quản lý nhập khẩu chứ không phải chỉ riêng thuế nhập khẩu. II – Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: 1. Khái quát thực trạng về ngành thuỷ sản trong những năm qua: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, 12 đầm phá, 112 cửa sông, lạch, trong đó 47 cửa có độ sâu từ 1,6 – 3,0 m , dễ đưa tầu cá công suất tới 140 cv ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Biển Việt Nam bao gồm : Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2; Vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2. Có nhiều vũng , vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi thuỷ sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Hòn Khoai… thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác hải sản. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thủy văn , có thể chia vùng biển và dải ven biển thành 3 vùng: vùng vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Nam bộ. Diện tích vùng ven biển và vùng biển của đất nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biểnvà biển Việt Nam được chia thành 4 khu vực môi trường (hay còn gọi là vùng di trú của các loài thuỷ sinh vật, đó là môi trường nước xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Căn cứ vào phânvùng kinh tế chung của cả nước , ngành thuỷ sản được chia thành 7 vùng sinh thái các cụm kinh tế, là : Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc trung bộ, Vùng duyên hải Nam trung bộ, vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùngmiền núi và trung du Bắc bộ, vùng Tây Nguyên . Với điều kiện thuận lợi trong cả khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản , ngành thuỷ sản thực sự là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm nói riêng và trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung. 1.1. Thực trạng khai thác hải sản : 1.1.1. Sản lượng, giá trị và cơ cấu : Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế. Theo đánh giá mới nhất, toàn vùng biển Việt Nam có trữ lượng vào khoảng 4,2 triệu tấn , sản lượng khai thác cho phép là 1,7 triệu tấn/năm. Trong đó khoảng 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Ngoài ra biển Việt Nam còn có khoảng 1600 loài giáp xác, sản lượng khai thác cho phép khoảng 50 – 60 nghìn tấn/năm trong đó có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao như: tôm biển , tôm hùm… khoảng 2500 loài động vật nhuyễn thể , có giá trị nhất là mực và bạch tuộc , với trữ lượng khai thác cho phép là 60 – 70 nghìn tấn/năm. Hàng năm còn khai thác được khoảng 45 – 50 nghìn tấn rong biển các loại… Do đặc thù của vùng biển nhiệt đới nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nhanh , mặt khác do chế độ gió mùa làm thay đổi cơ bản điều kiện hải dương học, làm cho phân bố thay đổi rõ ràng , sống phân tán nhỏ lẻ. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác chủ yếu tập trung ở vùng biển có độ sâu dưới 50 m (56,2%), tiếp theo là vùng có độ sâu từ 51 – 100 m (23,4%). Theo số liệu thống kê, trữ lượng khai thác cho phép cả cá nổi và cá đáy ở vùng biển gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 nghìn tấn , nếu tính cả các loại hải sản khác , sản lượng cho phép ổn định ở mức 700.000 tấn / năm. Trong khi nguồn lợi xa bờ chưa khai thác hết. Theo vùng và độ sâu , nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho sản lượng khai thác xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác của cả nước, tiếp theo là vịnh Bắc Bộ (16%) , miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%). Kết quả khai thác hải sản của Việt Nam, giai đoạn 1999 – 2003 : Năm Sản lượng Giá trị (giá so sánh năm 1994) Tấn Tốc độ phát triển (%) Tỷ đồng Tốc độ phát triển (%) 1990 728.524 101,7 5.559,2 11 1991 801.096 110,0 6.556,4 117,9 1992 843.101 105,2 6.962,0 106,2 1993 911.939 108.2 7.526,5 108,1 1994 1.120.916 122,9 9.121,0 121,2 1995 1.195.292 106,6 9.213,7 101,0 1996 1.277.964 106,6 10.797,8 117,2 1997 1.315.839 103,0 11.522,8 107,2 1998 1.356.971 103,1 11.821,4 102,1 1999 1.525.986 112,5 12.640,3 106,9 2000 1.660.904 108,8 13.683,1 108,2 2001 1.724.800 103,8 2002 1.802600 104,5 2003 1.828.500 101,4 Sản lượng khai thác hải sản tính theo vùng: Vùng 1998 1999 2000 2001 Đồng bằng sông Hồng 66.206 75.518 85.213 89.641 Đông Bắc 28.563 30.012 30.213 32.483 Tây Bắc 908 1.112 1.084 1.205 Bắc Trung Bộ 106.227 117.668 136.764 142.267 Duyên hải Nam Trung bộ 245.485 268.127 285.805 300.528 Tây Nguyên 2.208 2.619 2.957 2.338 Đông Nam bộ 255.728 302.028 314.931 326.963 DBS Cửu Long 651.596 728.902 803.919 829.313 Cả nước 1.356.971 1.525.986 1.660.904 1.724.758 Dựa vào bảng trên ta thấy , sản lượng khai thác tập trung chủ yếu ở các vùng có tiềm năng, trước hết là vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung bộ, rồi tới Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Hồng. Nếu chỉ tính riêng đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm tới gần phân nửa sản lượng khai thác thủy sản của toàn quốc, thì các vùng còn lại chiếm tỷ trọng hơn 51%. Cơ cấu sản lượng thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1999 – 2003 (ĐVT: %) Năm Khai thác Nuôi trồng Toàn ngành 1999 76 24 100,0 2000 75,5 24,5 100,0 2001 70,9 29,1 100,0 2002 68,4 31,6 100,0 2003 65,5 34,5 100.0 Trong tổng sản lượng thuỷ sản khai thác, cá biển luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Sự gia tăng tỷ trọng các loại sản phẩm khác là biểu hiện tích cực vì nhiều mặt hàng trong số đó như tôm, mực, nhuyễn thể hai mảnh vỏ… có giá trị xuất khẩu cao. Nếu lấy số liệu năm 1998 so với năm 1995 thì cơ cấu sản phẩm khai thác có những thay đổi nhất định theo xu hướng gia tăng những sản phẩm có giá trị thương mại cao. Cơ cầu sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo loại sản phẩm : Năm Cá biển Các loại hải sản khác Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1995 722,1 60,4 473,2 29,6 1996 808,2 63,2 469,8 26,8 1997 835,3 63,4 480,5 26,6 1998 856,7 63,1 500,3 26,9 1999 974,7 63,8 551,3 26,2 2000 1.075,3 64,7 585,6 25,3 2001 1.120,5 64,9 604,2 25,1 Về nghề khai thác hải sản của nước ta rất đa dạng và phong phú. Tuỳ theo từng vùng, từng ngư trường, ngư dân áp dụng các phương pháp khai thác khác nhau, tập trung theo các họ sau: - Họ kéo lưới : chiếm 26% - Họ lưới vây : chiếm 4,3% - Họ lưới rê : chiếm 31,4% - Họ mành vó : chiếm 5,6% - Họ câu : chiếm 13,4% - Họ cố định : chiếm 7,1% - Các nghề khác : chiếm 9 % Rất khó xác định đánh giá và kết luận là nghề nào có ưu thế hơn, bởi vì tuỳ theo từng vùng và ngư trường mà năng suất của từng nghề khác nhau. ở khu vực Bắc bộ, lưới kéo chỉ chiếm khoảng 7,8% trong tổng số nghề nhưng sản lượng lại đạt tới 37%. Như vậy , họ lưới kéo ở khu vực phía Bắc có năng suất sản lượng và hiệu quả cao nhất. ở vùng Đông Nam bộ, lưới kéo chiếm 36% trong tổng số nghề và đạt sản lượng là 64%. So sánh hai vùng , có thể kết luận lưới kéo ở khu vực phía Bắc đạt hiệu quả cao hơn vùng Đông Nam bộ. 1.1.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng tàu thuyền : Để phát triển khai thác hải sản , trước hết phải đầu tư xây dựng các đoàn tàu đánh cá mạnh. Trong điều kiện hiện nay , khi môi trường sinh thái và nguồn hải sản gần bờ của nước ta bị suy kiệt thì việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ và hoàn thiện công nghệ khai thác là vấn đề vô cùng cấp bách nhưng cũng còn rất nan giải. Qua nhiều thập kỷ, tầu thuyền của Việt Nam loại vỏ gỗ là chủ yếu, công suất thấp , trang thiết bị phục vụ cho đánh bắt hải sản vừa thiếu vừa lạc hậu. Trong những năm qua , Đảng và Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để tăng cường , mở rộng quy mô và hoàn thiện phương tiện đánh bắt, nhất là từ năm 1997, khi chương trình Khai thác hải sản xa bờ được Nhà nước phê duyệt và thực thi thì số lượng tàu thuyền cũng như công suất của tàu thuyền đã phát triển khá nhanh, chất lượng của phương tiện đánh bắt cũng được nâng cao. Nếu năm 1991, tỷ lệ thuyền máy là 59,6%, thuyền thủ công là 40,4% trong tổng số tàu thuyền của ta thì đến năm 2001, cơ cấu này đã là 85% và 15%. Công suất bình quân 1 tàu thuyền năm 1991 là 18 cv cũng đã tăng lên 42,2 cv năm 2000, 45 cv năm 2001 và 49 cv năm 2002 (gấp 2,7 lần so với năm 1991). Cơ cấu về công suất thuyền máy cũng thay đổi theo hướng hiện đại hoá. Năng lực tàu thuyền của Việt Nam : Năng lực tàu thuyền 1998 2000 2001 2002 2003 Số lượng(1000 chiếc) 93 107 120 150 180 Tổng công suất(1000 CV) 2.128 2.680 3.723 4.500 5.200 Nguồn : Tổng cục thống kê, báo cáo tổng kết của BTS. Năng lực khai thác hải sản của Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tàu thuyền có công suất nhỏ (loại chỉ khai thác ven bờ ngắn ngày) đã giảm đi 18,3%; tỷ lệ loại tàu thuyền có công suất lớn từ 76 cv trở lên (loại tàu có khả năng đánh bắt xa bờ và dài ngày) tăng được 11,8%. Hiện nay tàu thuyền của ngư dân đã hoàn toàn được trang bị động cơ. Tuy nhiên, động cơ dưới 60 cv chiếm 57,14% trong tổng số tàu thuyền điều tra và số động cơ đã qua sử dụng chiếm tới 86,73%. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả đánh bắt hải sản . Có thể nhận thấy trong giai đoạn 1999 – 2000 , tốc độ tăng công suất tàu thuyền rất cao, trung bình 25% năm nhưng tốc độ tăng sản lượng khai thác chỉ có 15,18% năm, điều đó có nghĩa là năng suất bình quân cho một cv bị suy giảm, cho thấy hiệu quả sản xuất trong ngành khai thác thuỷ sản những năm gần đây bị giảm sút. Nguyên nhân là do ngư trường gần bờ bị cạn kiệt, đánh bắt xa bờ chưa đem lại hiệu quả cao. Năm 2002 toàn ngành có 150.000 tàu thuyền máy với tổng công suất 4.500.000 CV , bình quân 49 CV/tàu, tăng 30.000 tàu so với năm 2001. Trong đó có 6.075 tàu có công suất 90 CV trở lên, tăng thêm 75 tàu so với năm 2001. Sự hoạt động thường xuyên của tàu thuyền khai thác hải sản tại các vùng biển khơi đã góp phần hạn chế tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, bảo vệ an ninh , quốc phòng trên biển, giữ vững chủ quyền quốc gia. Định hướng phát triển khai thác hải sản Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục phát triển mạnh khai thác hải sản xa bờ. Điều này tất yếu kéo theo sự phát triển của các phương tiện đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên tình trạng tàu tàu đánh bắt hầu hết là tàu đã qua sử dụng còn phổ biến (khoảng 83%) làm giảm hiệu quả đánh bắt xa bờ. Nguyên nhân là do ngư dân thiếu vốn để trang bị tàu mới có hiệu quả khai thác cao hơn. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định số 144/2002/QĐ-TTg và số 172/2002/QĐ- TTg chỉ đạo việc giải quyết các vướng mắc tồn tại trong việc vay vốn đóng tàu. Tình hình giải quyết nợ tồn đọng từ nguồn vốn vay của các dự án cải hoán, đóng mới tàu khai thác xa bờ đang từng bước được giải quyết. Tính đến năm 2003, toàn ngành đã có 180.000 tàu, thuyền gắn máy với tổng công suất 5.200 nghìn CV, trong đó 5.000 tàu có công suất trên 95 CV. 1.1.3- Cơ sở hạ tầng và lao động trong khai thác hải sản : Về cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản , tính đến năm 2001 toàn ngành Thuỷ sản có khoảng 702 cơ sở với năng lực đóng mới khoảng 4000 chiếc tàu/năm các loại (vỏ gỗ , vỏ sắt, xi măng…), khả năng sửa chữa 8000 chiếc/năm. Một trong những cơ sở vật chất không thể thiếu được của khai thác hải sản là hệ thống cảng cá và bến cá. Hệ thống cảng và bến cá của toàn ngành tính đến năm 2001 gồm 48 đơn vị với tổng chiều dài là 6700 m , đang xây dựng 15 cảng cá với tổng chiều dài là 2750 m, dự kiến xây dựng thêm 10 cảng cá với tổng chiều dài là 1345 m. Về lao động trong khai thác hải sản : Lực lượng lao động là một trong những khâu q._. Nước ngọt 2. Sản lượng (tấn) Trong đó: Cá nước ngọt Tôm Cá biển Nhuyễn thể Sản phẩm khác 1.200.000 700.000 500.000 1.150.000 600.000 225.000 38.000 185.000 102.000 1.300.000 750.000 550.000 2.000.000 870.000 420.000 200.000 380.000 130.000 Nguồn: Quy hoạch tổng thể của Bộ Thuỷ sảnvà báo cáo bổ sung điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2005-2010. -Về đối tượng nuôi sẽ tập trung vào năm nhóm chính là tôm (sú, càng xanh,hùm,họ tôm he), cá biển (giò, mú, hang, tráp, vược, măng…), cá nước ngọt (ba sa, chép, rô phi, bống tượng, tra, rôhu, catla, tai tượng,sặc rằn, lóc, rô, trôi, trắm cỏ, mè vược…), nhuyễn thể (nghêu, ngao, sò, trai ngọc, vẹm, điệp, ốc hương…) và rong tảo (rong câu,rong sụn). Để đặt được các mục tiêu trên, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam phải thực hiện một loạt các biện pháp sau đây: + Đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản. + Giải quyết tốt khâu giống cho nuôi trồng thuỷ sản. + Đảm bảo thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. + Làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh. + Làm tốt công tác khuyến ngư. + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hóa các loài nuôi. + Các giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước. * Định hướng phát triển chế biến và thương mại thuỷ sản Việt Nam Những mục tiêu : - Tiếp tục đầu tư nâng cấp theo kế hoạch, chương trình cụ thể đã đưa ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đủ sức cạnh tranhtrên thị trường thế giới, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp các cơ sở chế biến đã có, xây dựng mới có chọn lọc một số cơ sở chế biến lên 2000 tấn vào năm 2005 và 3000 tấn vào năm 2010. - Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào việc tăng năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ nhằm đạt được tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩukhoảng 18-20% cho mỗi chu kỳ 5 năm và nâng dần tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng tới 60-65%. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 phải đạt 3 tỷ USD và năm 2010 là 5 tỷ USD. - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước từ 18-20 kg/người/năm dến năm 2005 và từ 20-22 kg/người/năm vào năm 2010. - Hướng dẫn các cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP. Phấn đấu đến năm 2005 toàn bộ các cơ sở chế biến thuỷ sản đều thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Đến năm 2010, tất cả đều có chứng chỉ ISO 9000-ISO 9002. - Xây dựng, ban hànhvà bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu với các cơ sở chế biến thuỷ sản, cảng cá, chợ cá. Phấn đấu đến cuối năm 2005, toàn bộ các cơ sở chế biến thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Thuỷ sản. Đến năm 2005, 50% số doanh nghiệp phải được EU công nhận vào danh sách xuất khẩu thuỷ sản vào khu vực này. - Duy trì và giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới. - Tăng cường hoàn thiện năng lựcvà hoạt động của cơ quan Nhà nước có thêm quyền về kiểm tra và chứng nhận về an toàn thực phẩm. Các giải pháp : - ổn định thị trường và phát triển nguồn nguyên liệu cả về khối lượng lẫn chất lượng. - Nâng cấp nhà máy chế biến thuỷ sản. + Nâng cấp công nghệ chế biến của doanh nghiệp. + Đầu tư đổi mới công nghệ đồng thời phải đi đối với nâng cấp điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của ngành cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh của hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, kho lạnh , cấp thoát nước, bảo hộ lao động… xây dựng chế độ giám sát kiểm tra thường xuyên. Các doanh nghiệp phải đặt mục tiêu cấp bách thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP. Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Thâm nhập sâu rộng vào mọi thị trường. 3.2. Một số mục tiêu định hướng xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản trong những năm tới. Bộ thuỷ sản đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu thuỷ sản cho một số mặt hàng chủ yếu như tôm cá tra , cá basa . Đồng thời tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, đẩy mạnh tham gia các cụôc triển lãm quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Mục tiêu của các giải pháp này là tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật bản lên 720 triệu USD vào năm 2004 ,800 triệu USD vào năm 2005 và đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 2010 chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nứơc. Về cơ cấu cần tăng các sản phẩm tinh chế và hàng phôi chế đóng gói nhỏ cho siêu thị , tôm , cá ngừ tươi sống và đông, các sản phẩm thủy sản khác. Theo dự báo của Bộ thuỷ sản, tốc độ tăng trưởng của hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản sẽ còn tăng trong những năm tới. Hiện nay, hai mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là tôm và mực đông lạnh. Trong vài năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật đã tăng trung bình 11% năm. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hội chợ thực phẩm quốc tế FOODEX vừa được tổ chức tại Chiba (Nhật Bản)nhằm giới thiệu quảng bá những sản phẩm mới đến người tiêu dùng Nhật Bản. Đây là môt cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường này. II. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng vào thị trường Nhật Bản: 1. Những biện pháp về phía chính phủ: * Hoàn thiện hệ thống luật pháp của Việt Nam nhằm tạo ra môi trường pháp lý tương ứng với luật pháp Nhật Bản: Vừa qua, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua luật thuỷ sản với nhiều đièu khoản tích cực, khuyến khích cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có điều kiện thuận lợi và tự do hơn trong xuất khẩu hàng hoá. Điều đó thể hiện ở nội dung 3 khoản mục trong điều 46- Luật Thuỷ sản Việt Nam. Trong đó quy định nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt đọng xuất khẩu và Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ ngành có liên quan, xây đựnh và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thi trường xuất khẩu thuỷ sản, tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, công nghiệp chế biến, pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuỷ sản. Bên cạnh luật thuỷ sản, từ tháng 9/200, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đã được mở cho tất cả các thương nhân (trước đây chỉ mở đến các doanh nghiệp). Phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cũng không còn phụ thuộc vào hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nữa. Các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kể từ tháng 1/2002, cũng đã có quyền xuất khẩu hàng hoá gần như thương nhân Việt Nam. Đây là những biện pháp hết sức quan trọng, góp phần đa dạng hoá chủ thể xuất khẩu đồng thời tăng cả về số lượng chủ thể xuất khẩu, qua đó khơi dậy và làm tăng không khí sôi động trong tất các thành phần kinh tế. Tuy nhiên đó mới chỉ nằm trong một số ngành trọng yếu. Do vậy, hệ thống luật pháp còn chưa đồng bộ, chưa mang tính thống cao, điều đó đòi hỏi các cơ quan chức năng phải lưu tâm để tiíen tới hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp đẻ tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, góp phần thúc đẩy khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng sang thị trường Nhật Bản. Riêng về mặt hàng hoá thuỷ sản, trong luật thuỷ sản Việt Nam cũng có đièu khoản qui định về chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phảm thuỷ sản xuất khẩu tương ứng với các luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật, nhưng chưa có sự cụ thể hoá rõ ràng.(Điều 45 chương VI- Luật Thuỷ sản Việt Nam ). *Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản về thông tin thị trường và thúc tiến thương mại: Như đã phân tích ở các chương trước, điểm yếu của các doanh ngiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Nhật Bản là sự hiểu biết, thông tin về thị trường Nhật bản, do vậy thường không nắm được về nhu cầu, thị hiếu tiêu ding để kịp thời đáp ứng. Chính đó là một nguyên nhân dẫn đến sự kém cỏi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác trên thị trường Nhật Bản. Nhìn chung trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu thì vấn đề thông tin phải luôn dặt lên hàng đầu, nó là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi khi bước chân vào một thị trường lớn và có cạnh tranh khốc liệt như thị trường Nhật Bản. Từ thực tế đó trong những năm gần đây với sự phối hợp của Bộ Thương Mại cụ thể là cục xúc tiến Thương Mại và phòng Thương Mạivà công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp(METI). Tổ chức xú tiến thương mại JETRO để tìm kiếm , trao đổi sâu hơnvề thị trường hai nước qua đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang Nhật. Hiện nay, khi mà nền kinh tế Nhật Bản đã có sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 1997 thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới này, lúc đó thông tin là yếu tố then chốt cần được cung cấp thường xuyên và kịp thời. Khi đã nắm được thông tin thì xúc tiến thương mại là biện pháp quan trọng , nó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường và nâng cao năng lực của chính mình, giúp các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường , bạn hàng để đẩy mạnh công tác xuất khẩu … Nói một cách khái quát, xúc tiến thương mại (Trade promotion) là những hoạt động bổ trợ thiết yếu , tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối lưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng cao của xã hội. Trong hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động chủ yếu: Nghiên cứu , phát triển, mở rộng thị trường và sản phẩm. Thu thập , xử lý và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp. Tư vấn về kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tham vấn với các doanh nghiệp. Tổ chức , hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ , triển lãm thương mại. Trao đổi các phái đoàn kinh doanh, khảo sát thị trường. Tổ chức các trung tâm thương mại ở nước ngoài. Đào tạo và huấn luyện cán bộ kinh doanh. Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về xúc tiến thương mại. Để đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua sự hỗ trợ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cục xúc tiến thương mại (VIETRADE), hay tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Năm 2002,để thực hiện chỉ thị số 2001/TT- Ttg ngày 13/12/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Bộ Thương mại đã tổ chức các phái đoàn đi khảo sát thị trường trong đó có Nhật Bản. điều đó thể hiện sự quan tâm đến vấn đề xúc tiến thương mại của chính phủ cũng như các bộ ngành có liên quan. Nhìn chung hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng sôi động và có nhiều hình thức mới và có ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chương trình xúc tiến của Nhà nước. *Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn : gần đây, trong quá trình cải cách hành chính, một số thủ tục giấy phép trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu đã được đơn giản hoá hoặc được bãi bỏ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến vẫn đề nghị phải đi xa hơn, bãi bỏ hoàn toàn mọi thủ tục, giấy phép, mọi biện pháp quản lý hạn ngạch, đầu mối…. để tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu. Việc bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là một trong những giải pháp lớn để khuyến khích phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, việc bãi bỏ phải tuân thủ một số nguyên tắc và trình tự thời gian nhất định, không thể là hành động tuỳ tiện khi điều còn chưa cho phép . nếu việc duy trì chế độ giấy phép, them chí chế độ đầu mối để đảm bảo các mục tiêu vĩ mô là việc cần thiết thì vẫn phải duy trì. Vấn đè nằm ở chỗ, không phải có cấp giấp phép hay không cấp giấy phép, mà là chế đọ cấp giấy phép có được ccong khai hay không, có dẽ hiểu và dễ thi hành hay không và có lộ trìng để loại bỏ nó trong tương lai hay không? Nếu có cơ sở vững chắc để duy trì giấy phép, chế độ cấp lại rõ ràng, đày đủ, thủ tục cấp lại đơn giản không phiền hà thì không có lý do gì để bãi bỏ chế độ đó. Đó là chưa kể đến việc duy trì một số hàng rào nhất định sẽ tăng cường thêm vị thế “ mặc cả” của Việt Nam trong các cuọc đàm phán song phương và đa phương. Đay là định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu. * Tiếp tục có chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa đói với việc xuất khẩu hàng hoá và hàng thuỷ sản nói riêng vào thị trường Nhật Bản: Để tiếp tục hạ giá thnàh và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu, nhiều loại chi phí liên quan đến xuất khẩu đã được xem xét miễn giảm, ví dụ như: Lệ phí kiểm dịch động vật, lệ phí hạn ngạch, lệ phí hải quan, lệ phí cấp C/O và cấp giấy chứng nhận cho giầy dép xuất khẩu cho EU. Từ tháng 2/2002, chế độ hoàn thuế GTGT đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 10/10/2002, Sau một năm nghiên cứu, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn chế độ thuế áp dụng cho một số doanh nghiệp vệ tinh cung ứng đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Thông tư này đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong tiến trình thúc đẩy sự hình thành mối liên kết dọc giữa các doanh nghiệp tham gia sản xuất khẩu. Về vấn đề cắt giảm chi phí đầu vào cho xuất khẩu, theo điều tra, mức phí hiện nay của các cảng ở Việt Nam là khá cao. Đặc biệt là hai cảng lớn Sài Gòn và Hải Phòng, nếu tính cả phí kho bãi và tác đọng của hiệu xuất cảng thấp thì người xuất khẩu phải chịu thiệt tới 50 USD cho 1 container 20 feet tại cảng Sài Gòn và 29 USD cho 1 container 20 feet tại cảng Hải Phòng. Với sự bất hợp lý hiện nay, các doanh nghiệp sẽ phải mất rất nhiều chi phí, làm cản trở đến khả năng cạnh tranh. Để giải quyết những bất hợp lý này, sau báo cáo của Bộ Thương mại, Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 05/2002 giao cho Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan rà soát lại các chi phí dịch vụ đầu vào và các loại phí thu vào hàng xuất khẩu, tuy nhiên việc này còn tiến triển rất chậm. 2. Những biện pháp về phía các doanh nghiệp: 2.1. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới hiện nay, là một thị trường tiềm năng. Nhưng như đã nghiên cứu , đây lại là một thị trường rất khó tính. Để có thể tồn tại trên một môi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ lớn mạnh như Mỹ , EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… Các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường cần phải đi sâu , nghiên cứu đầy đủ và chính xác về các thông tin cần thiết trước khi muốn tham gia hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về nhu cầu thị trường, đặc điểm người tiêu dùng Nhật Bản, các thủ tục hải quan, các quy định về chất lượng, các luật lệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản… * Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm người tiêu dùng Nhật Bản. Các doanh nghiệp phải tìm kỹ lưỡng về phong tục, tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin, mức độ chi trả và các xu hướng thay đổi của người tiêu dùng. Như đã nghiên cứu ở trên, người tiêu dùng Nhật có nhu cầu và thị hiếu rất đa dạng tuỳ theo lứa tuổi và giới tính. Nhưng nhìn chung họ ưa thích các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Một khi đã có được lòng tin của họ thì họ sẽ mua các sản phẩm đó lâu dài. Hiện nay, người dân Nhật đang có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm rẻ tiền nhưng lại vẫn phải theo các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản. Riêng đối với mặt hàng thuỷ sản , nhất là tôm đông lạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến nghiên cứu phong tục, tập quán tiêu dùng của người dân Nhật. Ngày nay, họ có nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản cao hơn các sản phẩm thực phẩm khác. * Về các thủ tục hải quan và các quy định về chất lượng, các luật lệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu của Nhật. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp khảo sát tại thị trường Nhật hoặc cũng có thể tìm kiếm thông tin qua các cơ quan hữu quan chuyên trách của nước ta như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) , Cục xúc tiến Thương mại hay qua các cơ quan của Nhật Bản như Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO, Bộ kinh tế , Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)… Nhìn chung các thủ tục nhập khẩu và các quy định về hàng hoá của Nhật là một trở ngại khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong vấn đề thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cần nhanh chóng xin được giấy phép nhập khẩu, qua giám định của hệ thống Precertification . Còn về các quy định hàgn hóa , các doanh nghiệp cần tìm hiểu và tìm cách đáp ứng về các tiêu chuẩn JIS, JAS, ECOMARK hay các luật lệ về trách nhiệm sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, luật kiểm dịch… * Về các kênh phân phối : đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý quan tâm nhiều hơn, khi mà các hệ thống phân phối hiện nay của Nhật là rất rộng. Các hàng hoá nhập khẩu hầu như đều phải qua nhiều khâu phân phối mới đến được tay người tiêu dùng Nhật Bản. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy. Họ nên tìm đến sự tư vấn, liên kết hợp tác tại các cơ quan , tổ chức chuyên trách của nước ta hoặc của phía Nhật Bản như đã nhắc đến ở trên. 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cũng như hàng thuỷ sản nói riêng : Với công nghệ sản xuất trong nước hiện nay, nhiều mặt hàng chủ yếu của ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chưa thể đáp ứng các nhu cầu cao cấp cũng như về khả năng cạnh tranh với các nước khác có nền côngnghiệp phát triển như Mỹ , Trung Quốc, Hàn Quốc… Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu là một vấn đề có tính sống còn cho vị trí của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu Nhật Bản. * Cần phải tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm, thuỷ sản. Hiện nay, các mặt hàng thuỷ sản của ta bị đánh giá là có mức giá cao hơn các nước xuất khẩu khác vào thị trường Nhật Bản. Một nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên liệu đầu vào của ta quá cao, chúng ta không chủ động được khâu cung ứng các nguyên liệu đầu vào cho chế biến hàng hoá xuất khẩu. Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tìm ra các giống thuỷ sản có chất lượng phục vụ cho công tác nuôi trồng thuỷ sản, tránh được sự bị động do phải nhập khẩu giống từ bên ngoài vừa tốn kém lại khôngchắc chắn về chất lượng và hiệu quả. Trong ngành khai thác thuỷ sản cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng khai thác cho công nghiệp chế biến. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nên triệt để khai thác các yếu tố đầu vào ở trong nước vừa chủ động nguyên liệu tạichỗ, vừa đỡ tốn chi phí nhập khẩu từ bên ngoài. * Nâng cao tính cạnh tranhvề chất lượng của hàng hoá và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm : Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật hầu hết là qua sơ chế chứ không phải là hàng tinh chế. Chất lượng các mặt hàng chưa cao. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp của Việt Nam đạt được các chứng chỉ sản xuất theo hệ thống chất lượng quốc tế lại không nhiều. Đâylà một cản trở cho hàng xuất khẩu của ta khi bước chân vào thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng này. Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải phải áp dụng các quy trình theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế có uy tín như GMP, SOSS, HACCP… hoặc theo các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản như JIS, JAS… Trong lĩnh vực thủy sản, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Các mặt hàng thuỷ sản khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều gặp phải các hàng rào về luật vệ sinh an toàn thực phẩm hay luật trách nhiệm sản phẩm, luật kiểm dịch… Do vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản của ta phải đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và kể cả nuôi trồng thuỷ sản sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm do hệ thống kiểm soát nhập khẩu của Nhật đặt ra. * Nâng cao tính cạnh tranh về giá đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu : Để hạ giá thành sản phẩm, bên cạnh việc giảm chi phí đầu vào đã đựơc trình bày ở trên thì biện pháp cũng không kém phần quan trọng là lựa chọn hình thức và kênh phân phối để giao dịch hàng hoá trên thị trường Nhật Bản. Như đã phân tích, hàng hoá thủy sản của Việt Nam để xâm nhập vào thị trường Nhật Bảnphải qua rất nhiều khâu phân phối, phải qua các trung gian, các nhà buôn rồi mới đến các siêu thị , các thị trường bán lẻ và cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng thì giá cả bị đẩy lên rất cao. Do vậy, cần phải có giải pháp để thoát ra khỏi tình trạng này. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm tại thị trường Nhật Bản nhiều năm, bên cạnh đó lại có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong nứơc về thông tin, về các đối tác hợp tác nên các doanh nghiệp nên tìm cách buôn bán, giao hàng theo phương thức trực tiếp , không cần thông qua các khâu trung gian. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm một cách đáng kể các chi phí phát sinh trong lưu thông hàng hoá góp phần hạ giá thành sản phẩm nhưng nó cũng đòi hỏi sự nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡngvà sâu sắc. * Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam : hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá đang trở nên phổ biến và ngày càng cần thiết. Đó là một biện pháp quan trọng nhằm xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam với các bạn hàng thế giới. Một doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có uy tín và hiệu quả cao luôn gắn liền với các sản phẩm có thương hiệu mạnh. Nó thể hiện ở niềm tin của người tiêu dùng khi nhìn vào sản phẩm, và tiêu dùng nó. Với một thị trường như Nhật Bản thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và các quy định khác nên gắn với việc xây dựng một thương hiệu riêng cho sản phẩm đó. Đến khi các doanh nghiệp Việt Nam đã gây dựng được niềm tin trong người tiêu dùng Nhật thì thương hiệu chính là giá trị của sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp. Để thực hiện biện pháp này, các doanh nghiệp có thể thông qua các tổ chức , các cơ quan chuyên trách trong nước. Mặc dù vậy , họ cần đặc biệt quan tâm đến đăng ký sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản cho sản phẩm của mình. 2.3. Đẩy mạnh tham gia các công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Nhật Bản. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua sự hỗ trợ của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến Thương mại, hay tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO là một cơ quan chính phủ hoạt động phi lợi nhuận thuộc Bộ kinh tế , Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). Biện pháp này bao gồm các hoạt động như : Thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Nhật Bản và tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế. Trong đó khi thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Nhật , các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các thủ tục và trình tự thực hiện. Từ việc xin cấp giấy chứng nhận cư trú tại Cục Quản lý Nhập cảnh thuộc Bộ tư pháp , nộp đơn đăng ký tại cơ quan đăng ký của Cục tư pháp đến các công việc như mở tài khoản ngân hàng , thông qua lãnh sự quán tại Nhật… Trong các hoạt động xúc tiến , các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế để giới thiệu quảng bá sản phẩm thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, ký kết và tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thêm thông tin, kiến thức để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.4. Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua Internet : Từ sự khác biệt về môi trường văn hoá và công nghiệp nên một số mặt hàng có thể chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm , cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, công nghệ thông tin dường như đã trở thành phổ biến, giúp cho các doanh nghiệp có thể buôn bán và trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng và thuận tiện bất kể khoảng cách về không gian và thời gian . Các doanh nghiệp thực hiện biện pháp này thông qua việc xây dựng riêng cho mình một trang WEB trên mạng Internet cũng như tham gia các hoạt động xuất khẩu thông qua mạng Internet , để thu thập thông tin, giao dịch… 2.5. Các biện pháp khác : Ngoài các biện pháp kể trên, các doanh nghiệp xuất khẩu , đặc biệt là về lĩnh vực thuỷ sản cần chú trọng đến các biện pháp nhằm tăng khả năng sản xuất sản phẩm xuất khẩu dựa trên đổi mới công nghệ , áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật , các phương thức sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng như ISO- 9000, hay ISO- 9002, tổ chức nghiên cứu khoa học tạo ra các nguồn đầu vào có chất lượng cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý trong các doanh nghiệp , tăng cường mở rộng đadạng hoá loại hình sản phẩm xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước có nền công nghiệp phát triển. Kết luận Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản . với tiềm năng to lớn do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mang lại cùng với những chính sách hợp lý của Chính phủ và sự năng động sáng tạo của hàng ngàn đơn vị sản xuất và kinh doanh thuỷ sản, hàng triệu lao động nghề cá, trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã thực sự có một chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn việc làm và đổi mới đời sống cho nhân dân các tỉnh ven biển. Để tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của ngành, giúp ngành phát triển hiệu quả và bền vững, khắc phục được những tồn tại trong thời gian qua, cần xây dựng một định hướng phát triển đúng đắn, có tính đến đầy đủ các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài trên cơ sở lý luận, thực tiễn cả trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, phải xây dựng một hệ thống các giải pháp để thực hiện được các định hướng đã vạch ra. Với tầm quan trọng của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân, thì vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu đã và đang trở thành một sự thiêt yếu và hêt sức quan trọng, trong đó thị trường Nhật Bản là một thị trường có tiềm năng lớn . Thị trường nàyđã và sẽ là thị trường xuất khẩu thuỷ sản số một của Việt Nam. Với sự phát triển mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản thì việc tăng cường nghiên cứu tìm hiểu và kinh doanh trên thị trường Nhật Bản là rất quan trọng nó đòi hỏi cần có sự tham gia của các doanh nghiệp trong mọi ngành sản xuất nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng trong giai đoạn tới, khi mà các quan hệ kinh tế thế giới hình thành nhiều cơ hội mới nhưng mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên đadạng và khốc liệt hơn. Lời nói đầu Trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc “ A.Smith đã chỉ rõ : Thươngmại quốc tế là một trong những hình thức đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho mỗi dân tộc, là nhân tố đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngày nay , Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nước và hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ dó hiệu quả kinh tế xã hội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới với xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng cao nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất thường đẫ và đang đặt ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung cũng như ngành thuỷ sản nói riêng của Việt Nam . Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay , Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam nhiều năm qua và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Hiện nay Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới hiện nay, với những con số nhập khẩu khổng lồ. Mặc dù kim ngạch xuát khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật luôn tăng trong những năm qua nhưng đó mới chỉ là một con số vô cùng nhỏ bé so với tiềm năng phát triển quan hệ thương mại hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, không nắm hết tiềm năng nhu cầu của thị trường , không hiểu rõ hệ thống chất lượng sản phẩm và các luật lệ thương mại của Nhật Bản… Điều này làm các doanh nghiệp không thể xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài để có thể cạnh tranh và tồn tại cũng như phát triển trên một môi trường đầy năng động và cạnh tranh khốc liệt này. Đây là một vấn đề đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi cho ngành thuỷ sản nói riêng và các ngành sản xuất hàng xuất khẩu nói chung để có những giải pháp nhằm nghiên cứu , xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược phát triển cho hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Xuất phát từ thực tiễn mang tính cấp thiết của vấn đề, qua sự tham khảo những tài liệu có liên quan, em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và một số giải pháp “ để làm nội dung nghiên cứu cho đề án môn học Kinh tế Thương mại của mình. Do những hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo nên bài viết của em có thể chưa được hoàn chỉnh, em mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy để những bài viết sau của em được hoàn chỉnh hơn. Kết cấu của đề án gồm các nội dung như sau : * Lời mở đầu. * Chương I : Những vấn đề chung về thị trường Nhật Bản và sự cần thiết xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. * Chương II : Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. * Chương III : Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng sang thị trường Nhật Bản. * Kết luận. Tài liệu tham khảo 1. Kinh tế xã hội Việt Nam 2002 – kế hoạch 2003 – tăng trưởng và hội nhập. 2. Phát triển thuỷ sản Việt Nam – những luận cứ và thực tiễn PGS- TS Hoàng Thị Chỉnh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh- 2003. 3. Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. TS. Lê Thị Anh Văn. Nhà xuất bản Lao Động- 2003. 4. Kinh tế 2003- 2004 Việt Nam & Thế giới. Đặc san Thời báo Kinh tế Việt Nam. 5. Tạp chí Thuỷ sản các số báo năm 2002, 2003, 2004. 6. Tạp chí Kinh tế và dự báo. 7. Tạp chí Con số & Sự kiện. 8. Các trang WEB tham khảo: - Bộ Thương mại : - Bộ Thuỷ sản Việt Nam : - Bộ Kế hoạch và đâu tư . - Trung tâm thông tin KHKT và KT thuộc Bộ thuỷ sản - Trung tâm xúc tiến thương mại Kiên Giang - Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại: - Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - Và các báo điện tử - Trung tâm TTTM (VCTI) Mục lục : ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33784.doc
Tài liệu liên quan