Xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp

Tài liệu Xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp: MỤC LỤC 1.3.6.Quan hệ kinh tế- thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới 21 1.3.7.Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của các nước trên thế giới 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 24 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Tổng công ty rau quả nông sả... Ebook Xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Việt Nam 26 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 30 2.2.1. Mặt hàng kinh doanh 30 2.2.2. Đặc điểm thị trường 30 2.2.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh 31 2.2.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh 32 2.2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 33 2.2.6. Đặc điểm về nguyên liệu 35 2.2.7. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng 35 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của TCT rau quả, nông sản Việt Nam 37 2.3.1. Nội dung hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả 37 2.3.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu rau quả 38 2.3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả 45 2.4.Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả của TCT rau quả nông sản Việt Nam 51 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được 51 2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục 52 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 53 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 54 3.1. Chiến lược phát triển ngành hàng rau quả của Việt Nam đến 2010 54 3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 55 3.2.1. Định hướng về thị trường 55 3.2.2. Định hướng về mặt hàng 57 3.3.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 59 3.3.1. Một số giải pháp 59 3.3.2. Một số kiến nghị 69 LỜI KẾT 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty 31 Bảng 2.2. Tình hình lao động của Tổng công ty 33 Sơ đồ 2.3. Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 35 Bảng 2.4.a. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty 37 Biểu đồ 2.4.b. Tình hình xuất khẩu theo giá trị của Tổng công ty 37 Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty 38 Biểu đồ 2.5.b. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2006 39 Biểu đồ 2.5.c. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2007 39 Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty 41 Biều đổ 2.6.b. Xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty 2005-2007 42 Bảng 2.7. a. Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 43 Biểu đồ 2.7.b. Xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty 2005-2007 43 Bảng 2.8.a. Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007 48 Bảng 2.8.b. Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007 49 LỜI MỞ ĐẦU Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO, một sân chơi kinh tế- thương mại lớn nhất hành tinh. Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã đánh dấu thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. WTO tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội to lớn, nhưng bên cạnh đó là những thách thức không dễ gì vượt qua. Ngành nông nghiệp Việt Nam là một lĩnh vực được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động của sự kiện này. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Cũng như các doanh nghiệp khác, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng. Tổng công ty có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu do thị trường được mở rộng, hàng rào thuế quan được cắt giảm, nhu cầu rau quả của thị trường thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải đối mặt với những thách thức lớn khi hội nhập đó là những biến động và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải chấp nhận những quy định quốc tế khắt khe, những rào cản kỹ thuật, phải mở cửa thị trường, và những khó khăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, giá vật tư, lao động. Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Với mong muốn có sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty, cũng như mong muốn góp phần vào việc tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, tôi chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Bài nghiên cứu được chia làm 3 phần: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả của TCT rau quả nông sản Việt Nam Bản báo cáo của tôi được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn nên không tránh khỏi thiếu sót, hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn! CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM Xuất khẩu rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam Đôi nét về xuất khẩu hàng rau quả 1.1.1.1. Đặc điểm về mặt hàng rau quả Hàng rau quả gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Nó phong phú về chủng loại và hương vị; sản phẩm rau quả có các loại như rau quả tươi, rau quả chế biến, nước rau quả ép. Kinh doanh hàng rau quả có những đặc điểm sau: Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ ràng, do vậy, doanh nghiệp cần phải biết quy luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tính phân tán: Hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, tuy nhiên, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là phân tán- tập trung, nông thôn- thành thị. Vì vậy, doanh nghiệp phải lưu ý việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình mà hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và giống cây trồng khác nhau, chính vì thế có những cơ sở sản xuất sản phẩm hàng rau quả rất khác nhau với tỷ lệ hàng hoá khá cao Tính tươi sống: Hàng rau quả dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất. Hơn nữa, chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác biệt nhau. Bởi vậy, khi thu mua cần đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hoá từng loại. Ngoài ra, việc thu mua, vận chuyển, bày bán đều phải khẩn trương, kịp thời và tránh hao tổn Tính không ổn định: thể hiện ở sản lượng lên xuống thất thường, khi được mùa, khi mất mùa Do vậy, kinh doanh hàng rau quả cần nắm được những điều cơ bản sau: Nắm chắc khu vực sản xuất, phân tán và tập trung chủ yếu cũng như khu vực trung chuyển để vạch hướng kinh doanh cho người buôn bán và người tiêu dùng Nắm được hướng và khu vực tiêu thụ hàng rau quả truyền thống, điều này là cần thiết để tìm người mua cho người bán Nắm chắc đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng rau quả cùng loại được đưa ra thị trường của các khu vực khác nhau, để có thể tìm ra nguồn hàng kinh doanh chắc chắn và kịp thời 1.1.1.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán hàng hoá và dịch vụ với thị trường nước ngoài, bao gồm cả hình thức tái xuất. Xuất khẩu thực chất là hoạt động thương mại mở rộng ra phạm vi quốc tế, là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi một quốc gia, một lãnh thổ đều có lợi thế tuyệt đối hay tương đối trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó, nên tất yếu xảy ra sự chuyên hoá trong sản xuất để có thể lợi dụng được các lợi thế, mở rộng khả năng sản xuất của các nước. Nhưng như vậy, mỗi nước đều không đủ các mặt hàng khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của mình. Điều này đòi hỏi các nước phải tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ với nhau, hay chính là xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, xuất khẩu là một hoạt động tất yếu diễn ra, cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng vượt ra khỏi ranh giới của khả năng sản xuất của nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không có quan hệ buôn bán với nước ngoài. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì người mua chính là là người nhập khẩu, còn người bán là người xuất khẩu, các quy trình và thủ tục mua bán về cơ bản cũng bao gồm các bước của buôn bán trong nước, tuy nhiên buôn bán xuất nhập khẩu cần tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn do các bên thoả thuận hoặc theo thông lệ quốc tế. Xuất khẩu hàng rau quả là các hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm rau quả với thị trường nước ngoài. Các loại hình xuất khẩu hàng rau quả Hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà bên bán và bên mua trực tiếp giao dịch với nhau, không qua trung gian Các bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra theo trình tự 5 bước sau: Hỏi giá Chào hàng Đặt hàng hay đặt hàng Hoàn giá Chấp nhận Xác nhận Sử dụng hình thức này sẽ tận dụng được những ưu điểm như: Dễ đạt được thoả thuận và ít xảy ra những hiểu lầm hơn Giảm được chi phí trung gian Tuy vậy, một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng hình thức xuất khẩu này: Đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của nhà kinh doanh về ngoại thương và nghiệp vụ về hàng rau quả Dễ xảy ra những sai lầm hay bị ép giá khi giao dịch với đối tác ở thị trường mới Thường áp dụng hình thức này trong những thương vụ lớn để có thể bù đắp chi phí trong giao dịch như giấy tờ, đi lại Hình thức xuất khẩu qua trung gian Đây là hình thức mà bên bán và bên mua không trực tiếp thoả thuận các điều kiện mua bán mà thông qua một bên thứ ba, gọi là trung gian buôn bán. Phổ biến của hình thức này hiện nay là môi giới và đại lý. Môi giới Môi giới là thương nhân trung gian giữa bên bán và bên mua, được uỷ thác để thực hiện việc bán hàng rau quả. Quan hệ giữa người uỷ thác và người môi giới dựa trên sự uỷ thác từng lần, mà không dựa vào hợp đồng dài hạn. Đại lý Đại lý trong xuất khẩu hàng rau quả sẽ tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác và đại lý dựa trên hợp đồng đại lý. Sử dụng hình thức xuất khẩu qua trung gian có những ưu điểm sau: Tận dụng được hiểu biết của người trung gian về thị trường, cũng như tập quán, luật pháp địa phương Tận dụng được vốn và cơ sở vật chất của người trung gian Tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường hàng rau quả, nhất là thị trường mới thông qua một mạng lưới buôn bán tiêu thụ rộng khắp Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những điểm sau: Không có sự liên hệ trực tiếp với đối tác, thông tin về thị trường và đối tác phải thông qua bên trung gian nên độ chính xác không cao Hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi năng lực, phẩm chất của bên trung gian Nếu sử dụng nhiều đại lý thì quá trình xuất khẩu kéo dài, mất thời gian và chi phí, đồng thời giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng rau quả với đặc điểm tính thời vụ và yêu cầu giá thành rẻ Về cơ bản, hình thức xuất khẩu qua trung gian đối lập với hình thức xuất khẩu trực tiếp. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là phương thức mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán đồng thời là bên mua, và có đặc điểm là lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Trong buôn bán đối lưu phải đảm bảo yêu cầu cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao cho nhau, về điều kiện giao hàng. Buôn bán đối lưu có các loại hình sau: Nghiệp vụ hàng đổi hàng Nghiệp vụ bù trừ Nghiệp vụ buôn bán có thanh toán bình hành Nghiệp vụ mua đối lưu Nghiệp vụ chuyển nợ Giao dịch bồi hoàn Nghiệp vụ mua lại sản phẩm Hình thức buôn bán đối lưu hàng rau quả đã có từ rất lâu, và đến nay vẫn còn tồn tại do nó có những ưu điểm sau: Có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu Giảm được các thủ tục phức tạp trong thanh toán hàng hoá, đặc biệt là đối với chế độ quản lý ngoại hối quá chặt chẽ của chính phủ Tuy nhiên, thực hiện hình thức buôn bán này cần đảm bảo các yêu cầu về cân bằng trong mua bán như đã nói ở trên, và nó không linh hoạt áp dụng cho mọi trường hợp. Mặt khác, việc sử dụng hình thức này bị hạn chế trong trường hợp nước xuất khẩu đang cần nhiều ngoại tệ. Hình thức tái xuất Tái xuất hàng rau quả là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp tái xuất xuất khẩu hàng rau quả đã nhập khẩu sang nước thứ ba mà không qua chế biến tại nước tái xuất. Có 2 hình thức tái xuất sau: Tái xuất theo đúng nghĩa: hàng rau quả đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Chuyển khẩu: hàng rau quả từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu Thanh toán trong kinh doanh tái xuất thường sử dụng phương thức thư tín dụng giáp lưng. Người tái xuất nếu dàn xếp được để trả chậm tiền hàng nhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất thì sẽ thu được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng thời gian chênh lệch. Đấu giá quốc tế Đấu giá quốc tế là phương thức kinh doanh, được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất. Mặt hàng thường được đem ra đấu giá quốc tế thường là những hàng khó tiêu chuẩn hoá. Có 2 trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng về rau quả là Amsterdam và Autuerp. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam Xuất khẩu được xem là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thì hàng nông sản nói chung, hay rau quả nói riêng là mặt hàng chủ yếu và mang tính chiến lược. Trong năm 2007 vừa qua, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 48,38 tỷ USD thì kim ngạch nông sản đạt 6,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 300 triệu USD, chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Do vậy, xuất khẩu hàng rau quả có vai trò quan trọng được thể hiện qua các điểm sau: Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế đất nước Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần thiết phải nhập máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, bên cạnh đó, phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Để thực hiện điều đó, chúng ta phải có nguồn vốn ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ có thể được huy động bằng nhiều cách như đi vay, nhận viện trợ, liên doanh liên kết hay xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn vốn an toàn và vững chắc nhất là nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành liên quan phát triển Xuất khẩu hàng rau quả phát triển sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho hàng rau quả như cây giống,… hoặc loại hình dịch vụ liên quan như dịch vụ bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… Nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải tìm cách giảm giá thành, nâng cao chất lượng. Nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Kinh doanh với các đối tác nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động, sáng tạo, có năng lực quản lý tốt, có uy tín, thì mới có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường quốc tế. Nhất là đối với mặt hàng rau quả là mặt hàng rất nhạy cảm và có sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới do ngày càng có nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, càng đòi hỏi tài năng và kinh nghiệm của các doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải luôn học hỏi, tự đổi mới và hoàn thiện mình trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Xuất khẩu hàng rau quả góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Lĩnh vực sản xuất cũng như chế biến sản phẩm rau quả đòi hỏi nhiều lao động. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả không những tạo công ăn việc làm cho lao động trong ngành mà còn dẫn đến sự phát triển của các ngành khác, tạo việc làm trong các ngành đó. Đây được coi là ngành xuất khẩu chiến lược của nước ta do chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển, trong đó phải kể đến lợi thế về nhân công. Và khi có việc làm ổn định, có thu nhập, thì đời sống của người lao động sẽ được cải thiện, góp phần thực hiện chiến lược về an ninh, xã hội của đất nước. Xuất khẩu hàng rau quả là cơ sở để đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình xuất khẩu hàng rau quả, các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu luật pháp, chính trị, văn hoá… của các thị trường xuất khẩu. Từ đó, có thể mở rộng kinh nghiệm và các mối quan hệ kinh doanh. Đồng thời, nhà nước và các bộ ngành liên quan cũng có những hỗ trợ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu… Điều này đòi hỏi lãnh đạo các quốc qua mở rộng hơn quan hệ kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường… Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng rau quả ở Việt Nam Hoạt động xuất khẩu hàng rau quả có thể có các cách thức và quy trình thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể, tuỳ từng doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, hoạt động này thường được tiến hành theo trình tự sau: Nghiên cứu, tiếp cận thị trường Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải thu thập thông tin về thị trường hàng rau quả và phân tích những thông tin đó. Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về tình hình nhập khẩu hàng rau quả trên thị trường thế giới và các thị trường mục tiêu, tình hình sản xuất hàng rau quả, nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng rau quả trên thế giới của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng và biến động giá cả hàng rau quả. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về các thị trường mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp phải tìm hiểu về các nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như chính trị, văn hoá, luật pháp, và các điều kiện có liên quan như điều kiện về vận tải của các nước nhập khẩu hàng rau quả. Thông tin thường được các doanh nghiệp thu thập thông qua các tài liệu có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hay từ việc khảo sát trực tiếp thị trường, qua hội thảo và khi tham gia các hội chợ triển lãm. Chọn đối tác kinh doanh Chọn đúng đối tác kinh doanh là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong kinh doanh xuất khẩu. Để chọn đối tác kinh doanh xuất khẩu, ta phải đánh giá năng lực đối tác trên các mặt như tài chính, nhân lực, năng lực quản lý, hoạt động marketing. Đặc biệt với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp phải tìm hiểu về pháp nhân và uy tín của đối tác. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu về quan điểm của đối tác đối với việc gây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Ngoài ra, phải chọn đối tác sao cho có sự tương thích giữa hai bên trên các phương diện như điều kiện mua bán, vận chuyển, thanh toán. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu Ở bước này, đầu tiên, doanh nghiệp phải nêu được mục tiêu của việc xuất khẩu hàng rau quả, chọn đối tác kinh doanh. Tiếp theo, phải ước tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu như chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, chỉ tiêu hoà vốn xuất khẩu (giá xuất khẩu tối thiểu), chỉ tiêu lỗ lãi và một số chỉ tiêu khác. Kết thúc, người lập phương án phải nêu đề xuất của mình và đánh giá tính thực thi của phương án xét cả trên phương diện tính kinh tế và xã hội. Giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng Các bên lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng rau quả phù hợp trong các hình thức như đã nói ở trên. Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp thường bao gồm các bước: hỏi giá, chào hàng, chấp nhận và xác nhận. Sau khi giao dịch, các bên có thể tiến đến ký kết hợp đồng xuất khẩu. Trong hợp đồng xuất khẩu, các bên phải thoả thuận các điều khoản về tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, vận chuyển, thanh toán và giải quyết tranh chấp… Tổ chức thu mua, tạo nguồn cho xuất khẩu Đầu vào cho hàng rau quả xuất khẩu có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như do nhập khẩu, do liên doanh liên kết, do thu mua trong nước… Doanh nghiệp phải tính toán sao cho các nguồn là ổn định, uy tín, chất lượng tốt, giá cả phải chăng để đáp ứng linh hoạt nhu cầu cho sản xuất và xuất khẩu, đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nguồn giống chủ yếu cho việc sản xuất hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu nhiều, đây là một bất lợi trong việc giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng rau quả cũng tương tự như các hợp đồng xuất khẩu nói chung, thường bao gồm các bước sau: Xin giấy phép xuất khẩu, kiểm tra L/C, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu (nếu được quyền), mua bảo hiểm (nếu được quyền), làm thủ tục hải quan xuất khẩu, kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu, giao hàng, làm thủ tục thanh toán, xử lý tranh chấp nếu có. Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu hàng rau quả theo điều kiện FOB nên không mua bảo hiểm và thuê tàu. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu và tiếp tục quá trình kinh doanh Trong giai đoạn này, doanh nghiệp tính toán các số liệu thực tế, tính toán các chỉ tiêu thực tế của hoạt động xuất khẩu, phân tích lỗ lãi, đồng thời, so sánh các chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu ước tính trong bước lập phương án. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu ở từng mặt hàng, từng thị trường, từng đối tác, và tìm ra các thế mạnh, yếu điểm để có biện pháp cụ thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách kịp thời. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Nhu cầu về sản phẩm rau quả Trong những năm gần đây, sản lượng rau quả của thế giới tăng hàng năm, nhu cầu về một số loại rau quả tăng lên do sự biến động về dân số và thu nhập của các nước. Cùng với sự tăng lên trong thu nhập người tiêu dùng, các sản phẩm rau quả có lợi ích cao đối với họ sẽ được chọn mua, và họ sẽ mua nhiều loại hàng đó khi giá cả hợp lý. Hiện nay, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, nhu cầu về những sản phẩm có chất lượng cao và an toàn là rất lớn. Yếu tố này có tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm rau quả trên thị trường, do vậy, bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nào cũng cần tổ chức nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường về sản phẩm, từ đó, đưa ra những quyết định sản xuất và tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu hiệu quả. Tập quán tiêu dùng và xu hướng nhập khẩu rau quả Tập quán và xu hướng tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai là Hoa Kỳ, EU, Nhật, Singapore, Nga, đây cũng là những thị trường rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và an toàn. Do đó, các sản phẩm rau quả sạch sẽ được tiêu dùng mạnh tại các thị trường này, đó là những sản phẩm rau quả lành, không độc hại với con người. Những loại rau quả này được sản xuất theo quy trình công nghệ mới, chỉ dùng phân hữu cơ hoặc nếu có sử dụng phân hoá học hay thuốc trừ sâu thì phải trong mức giới hạn cho phép. Rau quả phải sạch sẽ, tươi ngon, không bị sâu bệnh, bầm dập, xây xước. Còn đối với trái cây, vỏ phải sạch và bóng láng, đặc biệt là màu sắc, hình dạng, trọng lượng, kích thước và độ chín phải đồng đều. Đối với sản phẩm rau quả chế biến thì phải được bao gói cẩn thận, hợp vệ sinh, có ghi đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, có hướng dẫn cách sử dụng. Ngoài ra, người tiêu dùng ở các thị trường này ưa thích các sản phẩm nước ép rau quả nguyên chất không pha đường, không có các chất phụ gia. Với cuộc sống bận rộn và xu hướng sống độc thân, các sản phẩm rau quả chế biến sẵn, ăn liền được tiêu thụ với khối lượng lớn bởi nó đem lại nhiều tiện lợi trong tiêu dùng. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh hàng rau quả không thể không để ý tới xu hướng tiêu dùng của mỗi thị trường mà mình đang ý định xuất khẩu sang, để từ đó, có những điều chỉnh hợp lý trong tổ chức kinh doanh vào các thị trường này. Các rào cản đối với sản phẩm rau quả xuất khẩu Để bảo vệ ngành hàng rau quả trong nước, ngăn chặn hàng rau qủa từ các nước khác tràn vào, các nước nhập khẩu thường dùng các biện pháp về thuế, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật. Nhưng xu hướng thương mại tự do khiến các nước phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch và tăng dần các biện pháp kỹ thuật. Dưới đây là một số rào cản kỹ thuật mà các nước nhập khẩu rau quả thường áp dụng: Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm Các đòi hỏi về chất lượng hàng rau quả được tiêu chuẩn hoá thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO. Các tiêu chuẩn chất lượng này là giấy thông hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu như hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000-2000, ISO 9000-1994. Cụ thể, EU yêu cầu có chứng chỉ sản phẩm hội nhập, tức là áp dụng hệ thống ISO 9000-1994, còn Mỹ yêu cầu có thẻ xanh HACCP mà cụ thể là ISO 9000-2000. Ngoài ra, các sản phẩm rau quả khi vào thị trường EU phải đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn theo chỉ thị về An toàn sản phẩm chung 92/59/EC. Chỉ tiêu về môi trường Ngày nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng còn là yêu cầu về bảo vệ môi trường khi sản xuất ra sản phẩm. Các yêu cầu này được tiêu chuẩn thành chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì (96/62/EC), hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, và cao hơn nữa là xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm hay chính là nhãn hiệu sinh thái. Các nước nhập khẩu hàng rau quả còn tự đưa ra những quy định, điều luật hết sức chặt chẽ về bao bì và một số còn lập những website chuyên cung cấp những thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường, điều kiện sản xuất hàng rau quả xuất khẩu ở các doanh nghiệp, quốc gia có xuất khẩu hàng rau quả. Những tiêu chuẩn, quy định này thực sự vựơt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng rau quả ở các quốc gia đang phát triển, như đối với Việt Nam, thì nhãn hiệu sinh thái còn quá xa lạ và chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được. Trong khi đó, các chiến dịch quảng cáo, các thông tin trên các website sẽ liên tục tuyên truyền về tác động tiêu cực của các sản phẩm không có nhãn mác sinh thái, khiến cho người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu hàng rau quả có thể sẵn sàng tẩy chay sản phẩm nào không có nhãn mác đó. Chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội Chỉ tiêu này xuất phát từ yếu tố đạo đức của người tiêu dùng, đòi hỏi các sản phẩm phải được chứng nhận rõ là được sản xuất trong điều kiện như thế nào, có đối xử phân biệt với người lao động không, hay có sử dụng lao động trẻ em không. Và SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn phổ biến nhất. Đó là những chính sách đối với người lao động về tiền lương, thu nhập, an toàn lao động… Đặc biệt, người tiêu dùng ở Canada, Mỹ, và châu Âu ngày càng quan tâm tới các điều kiện này khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Bởi vậy, SA8000 được xem như là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm và là giấy thông hành cho sản phẩm của Việt Nam đi vào các thị trường rộng lớn. Tiềm lực sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Với nhiều lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như rau quả chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới. Đến nay, diện tích rau quả đạt trên 1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam có được là dựa trên những điểm mạnh sau: Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều chủng loại rau quả đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới Nhiều sản phẩm rau quả chế biến được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao Tốc độ phát triển về hàng rau quả rất nhanh, đặc biệt ở những vùng trọng điểm như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên Đây cũng chính là những lợi thế, tạo tiền đề cho việc xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam như công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả còn lạc hậu; thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải; chưa tạo ra sự đảm bảo trong mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong ngành hàng rau quả; còn thiếu hiểu biết về nhu cầu thị trường. Bởi vậy, cần có những biện pháp hợp lý từ phía doanh nghiệp, nhà nước và các ban ngành liên quan để khắc phục những tồn tại trên, khai thác tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, hướng tới đạt kim ngạch 350 triệu USD, tăng 16,7% vào năm 2008. Tình hình chung về kinh tế, chính trị, luật pháp thế giới và Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sự chuyên môn hoá đang diễn ra ngày càng sâu sắc. Các nước sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh. Các sản phẩm rau quả được sản xuất và xuất khẩu từ những nước có lợi thế so sánh về loại hàng nào đó, và nước xuất khẩu mặt hàng rau quả này cũng đồng thời nhập khẩu sản phẩm rau quả kia để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm rau quả cũng có sự thay đổi theo hướng tăng lên về chủng loại, chất lượng…, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Trong những năm gần đây, đồng USD đang mất giá, do đó, làm giảm lợi thế của các nước xuất khẩu hàng rau quả, đặc biệt là Việt Nam vì Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, giá cả có xu hướng tăng nhanh, làm tăng giá đầu vào cho sản xuất hàng rau quả. Trong khi đó, đầu vào để sản xuất hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, các nước trên thế giới đang rất cảnh giác với vấn đề an ninh khủng bố, nên hải quan các nước kiểm tra khắt khe hơn làm kéo dài hơn thời gian quá cảnh của các mặt hàng nhập khẩ._.u vào các nước này. Điều này tác động lớn tới việc xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể. Kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến, cơ cấu các ngành trong nền kinh tế hợp lý hơn, buôn bán quốc tế ngày càng gia tăng. Hơn nữa, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng rau quả. Không chỉ gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, mà các doanh nghiệp ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, và họ đã tích luỹ được kinh nghiệm buôn bán quốc tế, năng lực quản trị và các kỹ năng kinh doanh cũng ngày được nâng lên rất nhiều. Chính trị và luật pháp cũng là những yếu tố rất quan trọng, có thể gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả nói riêng. Mặc dù thể chế chính trị của mỗi nước khác nhau, nhưng để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Nhờ vậy, quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Do tác động của của yếu tố chính trị, luật pháp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nào thì phải tìm hiểu kỹ về thể chế chính trị của nước đó để có cách ứng xử phù hợp. Xuất khẩu là vấn đề thương mại mang tính chất quốc tế, do vậy, nó không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia hai nước mua bán mà còn chịu tác động lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế. Cần phải nhìn nhận rằng, luật pháp của các nước trên thế giới khá hoàn chỉnh và chặt chẽ, trong khi đó, luật pháp nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ và không ổn định, thủ tục hành chính còn rườm rà. Đây là một bất lợi lớn đối với ngành xuất khẩu hàng rau quả. Bởi vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam cần được hoàn thiện cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Quan hệ kinh tế- thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới Từ sau đổi mới, mở cửa thị trường, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam là thành viên của ASEAN, là khu vực đầy tiềm năng và đang có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ; và chúng ta còn là thành viên của APEC. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác đa phương và song phương với Mỹ (như Hiệp định thương mại Việt- Mỹ), và Canada… Và đầu năm 2007 vừa qua, Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO. Những mối quan hệ kinh tế đối ngoại này tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên ngành rau quả của Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức trong các sân chơi hội nhập. Như việc bước vào WTO, nghĩa là vào thị trường xuất nhập khẩu rau quả thế giới đã được tổ chức chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam vốn đã gặp nhiều khó khăn, nay phải đối mặt với những thách thức mới. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới quan hệ thương mại với Trung Quốc, đây là quốc gia được đánh giá là tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới. Với ACFTA (khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc), Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc như các thành viên WTO. Lợi thế này cộng với các điều kiện về địa lý sẽ là cơ sở để tăng cường xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, đặc biệt là vào các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Và nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Chương trình Thu hoạch sớm, còn với ACFTA, Việt Nam có nhiều lợi thế về giá thành sản xuất rau quả nhờ điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, nhân công rẻ. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của các nước trên thế giới Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ. Bởi vậy, sản phẩm rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với những sản phẩm của các thị trường này. Mặc dù, Trung Quốc là quốc gia đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tuy nhiên, đất nước này hiện đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu rau quả, và sản phẩm của họ được đánh giá là có tính cạnh tranh cao hơn các sản phẩm của Việt Nam. Về các loại quả nhiệt đới, sản xuất của Việt Nam vẫn mang tính tự phát, manh mún và phân tán, nên sản lượng thấp hơn các nước Thái Lan và Philippine, hai quốc gia xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm này. Nhìn chung, năng suất các loại cây rau quả của Việt Nam thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới, trái cây cũng có giá đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Vì vậy, rau quả Việt Nam hầu như chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới với chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm lại cao. Điển hình như trong xuất khẩu sản phẩm dứa, một mặt hàng rau quả chủ lực của Việt Nam, trong khi năng suất dứa của Thái Lan đạt 24,5 tấn/ha thì của Việt Nam là 13 tấn/ha, do đó, giá dứa của Thái Lan thấp hơn giá của Việt Nam, nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta. Hay như giá sầu riêng của Thái Lan thấp hơn 3 lần giá sầu riêng Việt Nam. Hiện nay, các nước xuất khẩu rau quả chủ lực như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan đều có chiến lược phát triển nền nông nghiệp hướng vào mục tiêu xuất khẩu, và với những thế mạnh, đầu tư của họ cho ngành nông nghiệp nói chung hay ngành rau quả nói riêng, thì có thể thấy trong thời gian tới, rau quả Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm các nước này trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam Tên giao dịch: VEGETEXCO VIETNAM Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Toàn Thắng Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Thành Các đơn vị thành viên, gồm: 5 đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện 6 công ty con 20 công ty liên kết 5 công ty liên doanh Các lĩnh vực hoạt động chính của tổng công ty Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa rau, quả, nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu; các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hóa chất, vật tư, bao bì chuyên ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản. Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho cảng, vận tải và đại lý vận tải; kinh doanh bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng; khách sạn, văn phòng cho thuê Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanh cuả Tổng công ty Năm 2003, tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thành lập căn cứ vào quyết định số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB, trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) và Tổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập năm 1954). Năm 2004, tổng công ty trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình tổng công ty mẹ- con. Và đầu 2005, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức phê duyệt đề án. Theo đó, tổng công ty tiến hành chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty sang công ty cổ phần theo hình thức chi phối và không chi phối, và mô hình tổng công ty mẹ- con được chính thức chuyển đổi từ tháng 1/2006. Công ty mẹ sẽ bao gồm văn phòng tổng công ty, và ba công ty trực thuộc sẽ nắm quyền quản lý tài chính tập trung chi phối các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên được chia thành công ty con (cổ phần chi phối) và công ty liên kết (cổ phần không chi phối và liên doanh). Thời kỳ này, mặc dù tổng công ty gặp không ít những khó khăn trong ổn định hoạt động và đẩy mạnh sản xuất vì mới sáp nhập nhưng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong sản xuất, đã kết hợp chặt chẽ từ gieo trồng chuẩn bị đầu vào đến sản xuất- xuất khẩu gắn liền với việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản phẩm mới. Do đó, tổng công ty đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của các đối tác trên thế giới. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Từ tháng 1/2006, tổng công ty chính thức vận hành theo mô hình tổng công ty mẹ- con. Việc chuyển đổi này đồng thời với việc thay đổi về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị cũng như chức năng và quyền hạn của các phòng ban. Có thể thể hiện mô hình tổ chức hoạt động của tổng công ty theo sơ đồ sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TGĐ ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC 5 PHÒNG CHỨC NĂNG: 1. Phòng tổ chức- hành chính 2. Phòng kế toán- tài chính 3. Phòng kế toán- tổng hợp 4. Phòng tư vấn đầu tư- XTTM 5. Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT Công ty mẹ: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, điều hành các đơn vị theo cơ chế khống chế theo tỷ lệ vốn góp, lập kế hoạch phát triển chung cho toàn công ty. Bao gồm: Hội đồng quản trị Ban giám đốc 5 phòng chức năng Các đơn vị trực thuộc: công ty Vegetexco, công ty chế biến xnk điều Bình Phước, công ty giống rau quả, các chi nhánh, các văn phòng đại diện Các công ty con, bao gồm: công ty cổ phần xnk rau quả, công ty cổ phần cảng rau quả, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xk Bắc Giang, công ty cổ phần thực phẩm xk Tân Bình, công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu, công ty cổ phần xnk nông sản và thực phẩm Sài Gòn Công ty liên kết, gồm các công ty cổ phần không chi phối và công ty liên doanh Việc tái cơ cấu đã khiến bộ máy tổ chức của tổng công ty trở nên tinh giản và gọn nhẹ hơn. Hội đồng quản trị và ban kiểm soát vẫn giữ chức năng và nhiệm vụ như trước. Điểm nổi bật là sự tách ra của 10 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của tổng công ty trước kia thành công ty Vegetexco và công ty giống rau quả. Hai công ty này và công ty chế biến xnk điều Bình Phước là ba đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ. Ngoài ra, 7 phòng chức năng trước kia cũng được cơ cấu lại thành 5 phòng: phòng tổ chức cán bộ và khối văn phòng công ty được sáp nhập thành phòng tổ chức- hành chính, phòng kế toán- tài chính, phòng kế toán- tổng hợp, phòng tư vấn đầu tư- xúc tiến thương mại, và trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, các đơn vị phụ thuộc, và 5 phòng chức năng tạo thành một khối thống nhất của công ty mẹ. 34 đơn vị thành viên hạch toán độc lập trước kia thì có 13 đơn vị là công ty con trong đó có 6 công ty cổ phần chi phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 8 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá (Nhà nước nắm 100% vốn) bao gồm: công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng, công ty xuất nhập khẩu rau quả II, công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng, công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang, công ty rau quả Hà Tĩnh. Năm 2005, công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi tuyên bố phá sản. 17 doanh nghiệp còn lại tồn tại dưới dạng công ty liên kết trong đó có 5 công ty liên doanh với nước ngoài, bao gồm: công ty liên doanh Dona Newtower, công ty liên doanh hộp sắt Tovecan, công ty liên doanh bao bì Crown, công ty liên doanh nước giải khát Luveco, công ty liên doanh Vinaharris; và 12 doanh nghiệp là các công ty cổ phần không chi phối, gồm: CTCP thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên, CTCP xuất nhập khẩu Tam Hiệp, CTCP sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Sài Gòn, CTCP xuất nhập khẩu điều và hàng nông sản thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Vian, CTCP xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, CTCP đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, CTCP vận tải và thương mại, CTCP xuất nhập khẩu rau quả I, CTCP vật tư công nghiệp và thực phẩm, CTCP rau quả Sapa, CTCP vận tải và thương mại. Việc chuyển đổi cơ chế hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con như hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp tự chủ và đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công ty con có cổ phần chi phối của công ty mẹ với tư cách là cổ đông thành viên góp vốn chi phối, thực hiện các quyền chi phối của mình thông qua người đại diện tại công ty con về chiến lược đầu tư, cơ cấu quản lý, nhân sự, và quản lý tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của công ty con. Còn đối với các công ty liên kết hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty đó, công ty mẹ thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp không chi phối thông qua đại diện của mình ở công ty liên kết phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty liên kết. Ngoài ra, quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với công ty mẹ cũng được quy định rõ trong điều lệ công ty mẹ: Công ty mẹ chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và quản lý của người đại diện chủ sở hữu theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, hội đồng quản trị đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty. Chủ sở hữu nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quy định của luật doanh nghiệp. Cũng như các công ty nhà nứơc khác, để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt thì việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức sang một mô hình hiệu quả hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung là yêu cầu tất yếu. Với mô hình hoạt động mới, vị trí và thương hiệu của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam đang ngày càng được khẳng định. Và trong thời gian tới, tổng công ty phải tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại cũng như tìm ra hướng giải quyết cho những doanh nghiệp gặp khó khăn lớn không thể tiến hành cổ phần hóa được. Trên đây là những giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. Phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty thời gian qua. 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 2.2.1. Mặt hàng kinh doanh Tổng công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng rau quả khác nhau, mỗi đơn vị thực hiện sản xuất kinh doanh một số mặt hàng phù hợp. Các loại mặt hàng của Tổng công ty bao gồm: rau quả tươi, rau quả sấy muối, rau quả đóng hộp, rau quả đông lạnh, nước quả cô đặc. Sản phẩm của Tổng công ty thuộc ngành nông nghiệp nên mang đậm tính chất mùa vụ, “mùa nào thức ấy”. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động xuất khẩu nói riêng của Tổng công ty cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm này. Ví dụ như dứa là sản phẩm chủ lực của Tổng công ty, mùa vụ của sản phẩm này là tháng 1, 5, 7, 10, 11, 12. Sản phẩm chuối, chanh, vú sữa, đu đủ từ tháng 5 đến tháng 11; cà chua, dưa chuột từ tháng 10 đến tháng 1; hay su hào, bắp cải từ tháng 8 đến tháng 3. Như vậy, sản phẩm kinh doanh của Tổng công ty từng thời kỳ sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mùa vụ sản phẩm. 2.2.2. Đặc điểm thị trường Thị trường chủ yếu của Tổng công ty là thị trường xuất khẩu, trong đó thị trường chủ lực trong những năm gần đây là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. Thị trường của Tổng công ty trải khắp mọi khu vực khác nhau trên thế giới: Châu Á: ASEAN: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Lào Các nước khác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Mông Cổ, Arập, Joodan, Pakistan, Libăng, Isarel, Coet, Syri, Srilanca Châu Âu: EU: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Italia, Bỉ, Hy Lạp, Đan Mạch, Ailen Các nước khác: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia, CH Séc, Ba Lan, Ukraina, Mondavi, Hungary, Nauy, Bungari, Litonia, Latvia, Rumani, Đảo Síp Châu Mỹ: Mỹ, Canada, Mexico Châu Úc: New Zeland Châu Phi: Ai Cập, Su Đăng, Marốc, Cốt Tivoa, Senegal Có thể thấy, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng và phong phú. Mỗi thị trường với những đặc điểm riêng trong tập quán tiêu dùng và có quy định pháp lý khác nhau, chính điều này đặt ra cho Tổng công ty những thách thức lớn trong công tác mở rộng và phát triển thị trường. 2.2.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả, bởi vậy tất yếu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty bao gồm cả các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước và các doanh nghiệp quốc tế. Hiện nay, tại Việt Nam đã có hơn 300 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả, trong đó, có một số doanh nghiệp tầm cỡ như công ty XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai, CTCP nông sản thực phẩm Lâm Đồng, CTTNHH Thanh Long Hoàng Hậu, CT giao nhận và XNK Hải Phòng, CTCP Trường Phát, CTCP chế biến thực phẩm XK miền Tây, CTTNHH thương mại và dịch vụ Bảo Thanh, CTTNHH chế biến nông, thuỷ- hải sản Long An. Đối thủ cạnh tranh quốc tế thì gay gắt nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Bắc Phi, Nam Phi, Newzealand, Chilê, Brazil. Chất lượng và giá cả là hai yếu tố chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh ít hiệu quả với các đối thủ trên. Đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, bởi họ không chỉ có lợi thế về nhân công, mà công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến cao hơn Việt Nam, với sự đa dạng trong mẫu mã và chủng loại, sự đồng đều về quy cách. 2.2.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) 1. Tài sản 592.347 100 762.638 100 831.153 100 -TS cố định 284.354 48 310.927 40,77 284.338 34.21 -TS lưu động 307.993 52 451.711 59,23 546.815 65.79 2. Nguồn vốn 592.347 100 762.638 100 831.153 100 -Ngân sách cấp 372.825 62,94 485.146 63,61 520.077 62,57 -Nguồn khác 219.522 37,06 277.492 36,39 311.076 37,43 (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính) Là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, trên 60%. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn khác cũng liên tục tăng về lượng do được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển và vay ngân hàng. Xét về tính chất của vốn thì vốn lưu động ngày càng tăng và tỷ trọng của nó cũng tăng lên. Điều này cũng là phù hợp với thực tế, bởi Tổng công ty là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi mà khối lượng giao dịch ngày càng lớn, khả năng ứ đọng vốn cao, nếu không có “trường vốn” thì sẽ khó có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn lớn sẽ giúp Tổng công ty có thể đầu tư những dây chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. 2.2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với mọi doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty cũng vậy, chất lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh xuất khẩu là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bởi hiệu quả của công tác xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất khẩu, mà cả lao động trong lĩnh vực sản xuất, do chất lượng lao động của họ sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trong giai đoạn 2005-2007, số lao động của Tổng công ty tăng đều qua các năm, trung bình tăng 120 người/ năm. Và cơ cấu lao động có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể: Bảng 2.2. Tình hình lao động của Tổng công ty Chỉ tiêu 2005 2006 2007 số lượng (người) Cơ cấu (%) số lượng (người) Cơ cấu (%) số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 4997 100 5085 100 5243 100 1. Theo tính chất lao động - lao động trực tiếp 4747 95 4834 95.07 4986 95,1 - lao động gián tiếp 250 5 251 4.93 257 4,9 2. Theo ngành - sản xuất nông nghiệp 1092 21,85 1091 21,46 1122 21,4 - Công nghiệp chế biến 2747 54,97 2632 51,76 2674 51 - kinh doanh XNK 1158 23,18 1362 26.78 1447 27,6 3. Theo trình độ lao động - ĐH và trên ĐH 622 12,44 684 13,46 729 13,9 - học nghề 1786 35,75 2012 39,56 2129 40,6 - chưa qua đào tạo 2589 51,81 2389 46,98 2385 45,5 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ) Theo tính chất lao động: Lao động trực tiếp tăng dần qua các năm, trung bình tăng 120 người/năm; lao động gián tiếp có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ việc tinh giản biên chế đối với lực lượng nhân viên quản lý (lao động gián tiếp) đang được thực hiện tốt. Theo ngành: Cơ cấu lao động theo ngành có sự biến động đều qua từng năm theo hướng tăng lực lượng lao động trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, và giảm dần lao động trong các khâu sản xuất và chế biến thông qua việc tăng cường cơ khí hoá hoạt động sản xuất. Theo trình độ lao động: Tốc độ tăng của lao động có trình độ tăng dần qua từng năm, trong khi đó, lao động chưa qua đào tạo giảm tương ứng. Cụ thể, lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng bình quân 53 người/năm; lao động qua các lớp học nghề tăng với tốc độ cao, trung bình tăng 172 người/năm; trong khi lao động chưa qua đào tạo trung bình giảm 101 người/năm. 2.2.6. Đặc điểm về nguyên liệu Sản phẩm rau quả rất đa dạng và phong phú, quá trình sản xuất ra sản phẩm có thời gian dài (sớm thì 2-3 tháng, lâu thì 3-5 năm và hơn nữa). Có những sản phẩm sản xuất ra để dùng, nhưng đa số để tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Có những sản phẩm ăn tươi, có những sản phẩm phải qua chế biến, để tiện bảo quản lâu dài, vận chuyển đi xa đến người tiêu dùng. Như vậy từ sản xuất nguyên liệu, chế biến công nghiệp, đến người tiêu dùng là một quá trình khép kín, đòi hỏi phải rất khoa học, rất cụ thể và phức tạp. Đặc điểm về nguyên liệu rau quả có ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu của Tổng công ty. Những đặc điểm này dẫn tới những yêu cầu khắt khe trong công tác xuất khẩu, đặc biệt ở khâu bảo quản từ khi thu hoạch tới khi sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận liên quan để sản phẩm có thể được đưa vào tiêu thụ hay chế biến kịp thời. 2.2.7. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nhận thức được điều này, Tổng công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Đây là hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng khá rộng rãi, phạm vi áp dụng của ISO 9001:2000 được thể hiện trong sơ đồ 2.2.7 Sơ đồ 2.3. Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Doanh nghiệp Khách hàng Marketing Thiết kế sản phẩm Cung cấp nguồn lực đầu vào Sản xuất sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ sau bán hàng ISO 9001 (Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) Ngoài ra, Tổng công ty còn thực hiện hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, và có các chính sách về chất lượng như: Luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng về sản phẩm, giá cả, các dịch vụ bán hàng, thanh toán, khiếu nại… Luôn luôn cố gắng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông qua việc xây dựng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP Không ngừng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Luôn luôn hành động theo khẩu hiệu “VEGETEXCO VIETNAM luôn luôn lắng nghe và thoả mãn yêu cầu của khách hàng” 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của TCT rau quả, nông sản Việt Nam 2.3.1. Nội dung hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả Cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả khác, Tổng công ty rau quả, nông sản cũng thực hiện hoạt động xuất khẩu theo quy trình từ nghiên cứu thị trường; xác định mặt hàng kinh doanh; tìm đối tác kinh doanh; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng; tổ chức thu mua, tạo nguồn cho xuất khẩu; thực hiện hợp đồng xuất khẩu; đánh giá hoạt động xuất khẩu. Trong quy trình trên thì bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu là phức tạp nhất và là khâu quyết định. Bước này lại bao gồm các khâu nhỏ khác mà Tổng công ty phải thực hiện theo đúng thông lệ và luật pháp quốc tế. Sau khi đã huy động được nguồn hàng cho xuất khẩu, Tổng công ty căn cứ vào hợp đồng mua bán để tiến hành kiểm tra về số lượng và chất lượng sản phẩm, để có sự điều chỉnh phù hợp với hợp đồng. Tiếp đó, chuẩn bị thủ tục xuất khẩu, thông quan xuất khẩu, đưa hàng hoá đến điểm giao hàng quy định. Tổng công ty thường xuất khẩu hàng hoá cho khách hàng bằng đường biển (tại cảng Hải Phòng) hoặc đường hàng không (tại sân bay Nội Bài), tuy nhiên thường xuất theo điều kiện FOB nên không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Còn thanh toán thường theo phương thức chuyển khoản (TT) (đối với khách hàng truyền thống và có uy tín), nhưng phần lớn là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Quy trình xuất khẩu có thể được mô tả như sau: Ký kết hợp đồng → Xin giấy phép xuất khẩu → Kiểm tra L/C → Chuẩn bị hàng hoá → Làm thủ tục hải quan → Kiểm tra hàng hoá → Giao hàng → Làm thủ tục thanh toán → Giải quyết tranh chấp (nếu có) 2.3.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu rau quả 2.3.2.1. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu Năm 2007, trong tổng doanh thu bán hàng (92,8 triệu USD) thì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu rau quả chiếm tới 27%. Như vậy, xuất khẩu rau quả có vai trò quan trọng đối với Tổng công ty. Bảng 2.4.a. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Năm 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) åKN XK 65.552.901 100 76.103.473 100 92.846.237 100 XK rau quả 21.894.669 33.4 24.572.158 32.3 25.258.946 27,2 XK mặt hàng khác 43.658.232 66.6 51.531.315 67.7 67.587.291 72.8 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ 2005-2007, phòng XNK) Biểu đồ 2.4.b. Tình hình xuất khẩu theo giá trị của Tổng công ty Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng dần qua các năm, và xuất khẩu rau quả cũng tăng theo về giá trị. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu rau quả giảm dần, từ 33,4% năm 2005 xuống 32,3% năm 2006, và tiếp tục giảm xuống còn 27,2% vào năm 2007. Trong giai đoạn 2005-2007, các mặt hàng khác tăng lên về kim ngạch xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng (năm 2007 đạt 53,7 triệu USD, bằng 132% năm 2006) và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng gía trị xuất khẩu (năm 2006 chiếm 55%, năm 2007 chiếm 57,9%) 2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả là 25.258.946 USD, tăng 2,8% so với năm 2006. Bao gồm các nhóm chính sau: Rau quả tươi: 2.677.448 USD chiếm tỷ trọng 10,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Rau quả hộp- đông lạnh: 18.944.210 USD chiếm tỷ trọng 75% Rau quả sấy muối: 3.637.288 USD chiếm 14,4% Cơ cấu nhóm hàng rau quả trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả được thể hiện ở bảng 2.3.2.2 Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty Nhóm hàng 2005 2006 2007 Rau quả tươi 14% 12,5% 10,6% Rau quả đông lạnh 20,2% 19,3% 22% Rau quả hộp 57,8% 57,4% 53% Rau quả sấy muối 8% 10,8% 14,4% (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ, phòng XNK) Biểu đồ 2.5.b. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2006 Biểu đồ 2.5.c. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2007 Các loại rau xuất khẩu chính bao gồm: Su hào, bắp cải, xúp lơ, cà rốt, hành tây, hành ta, hành củ, tỏi ta, khoai tây, dưa chuột, đậu đũa. Các loại quả xuất khẩu chính: quả bơ, quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), chuối, dứa, vải, nhãn. Từ cơ cấu nhóm hàng rau quả ta thấy, Tổng công ty chủ yếu tập trung vào nhóm hàng rau quả hộp. Xuất khẩu rau quả hộp có tỷ trọng lớn nhất và khá ổn định, trung bình khoảng trên 56% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Tiếp đến là các sản phẩm rau quả đông lạnh, nhưng cũng chỉ chiếm có 20,5%. Còn các mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ là rau quả tươi, trung bình12,4% và rau quả sấy muối, trung bình 11%. Rau quả đông lạnh là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu khá ổn định trong thời gian qua. Tỷ trọng nhóm hàng này khoảng 19- 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. Năm 2007 là năm có giá trị xuất khẩu rau quả đông lạnh cao nhất, đạt 5.556.968 USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Rau quả tươi là mặt hàng có đòi hỏi cao trong công tác bảo quản khi xuất khẩu bởi đặc trưng của mặt hàng này là thời gian tồn tại ngắn, khó bao gói, khó vận chuyển… Đây cũng chính là những đặc điểm hạn chế khả năng xuất khẩu của mặt hàng này. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty (trung bình 12,4%), và có xu hướng giảm dần. Điều này đặt ra cho Tổng công ty một thách thức lớn do hiện nay thị trường yêu cầu một loại rau trồng theo công nghệ sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng công ty cũng đã triển khai dự án rau sạch tuy nhiên, quy mô chưa lớn. Rau quả sấy muối là nhóm hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong giai đoạn 2005- 2007. Tuy nhiên, nó chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, và đạt giá trị cao nhất vào năm 2007 với 3.637.288 USD, chiếm 14,4%, vượt lên trên cả mặt hàng rau quả tươi về kim ngạch xuất khẩu. 2.3.2.3. Thị trường xuất khẩu Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty Stt thị trường 2005 2006 2007 Giá trị (USD) tỷ trọng (%) Giá trị (USD) tỷ trọng (%) Giá trị (USD) tỷ trọng (%) tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 21.894.669 100 24.572.158 100 25.258.946 100 I thị trường c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11466.doc
Tài liệu liên quan