Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu thiếu ngoại thương. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan.
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin kinh tế. Nhận thức được Trung Quốc là một thị trường tiềm năng về mọi mặt, gần về vị trí địa lý, có chung đường biên giới với Việt Nam, thị trường đông dân, nhu cầu dễ tính, đa dạng, Việt Nam trong những năm gần đây đã ý thức được việc thúc đẩy gia tăng hợp tác, buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Song bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn như kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được hết thế mạnh nông sản nhiệt đới, cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô có giá trị gia tăng thấp, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tính chủ động trong kinh doanh còn thấp, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.v.v.
Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới cơ cấu kinh tế để khai thác thị trường đầy tiềm năng này là nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài: “Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã được tiến hành từ rất lâu. Trong hơn 10 năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu của các Bộ, các trường đại học, các viện nghiên cứu đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Trung Quốc, nhưng phần lớn mới chỉ đề cập tới vấn đề kinh tế, kỹ thuật đơn lẻ như quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển sản xuất, công nghệ chế biến, xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Những nghiên cứu mang tính khoa học và tổng hợp như là một chương trình chiến lược xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc mang tính lâu dài chưa có nhiều.
Báo cáo khoa học đề tài: “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) của Viện kinh tế, Bộ NN & PTNT có thể coi là một báo cáo tổng quát, đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng cạnh tranh và hướng xuất khẩu của năm loại nông sản chính, nhưng lại chưa chú trọng vào thị trường tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác đã tập trung nghiên cứu vào từng loại nông sản chính xuất khẩu của nước ta, nhưng vẫn chưa thật toàn diện, đầy đủ và cập nhật. Hầu hết các đề tài chỉ đi sâu một số khía cạnh của hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, chưa hình thành một chiến lược xuất khẩu của nước ta. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu và tập trung đi sâu. Đây là một đề tài mới mà từ trước tới nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào trùng với tên của chuyên đề tốt nghiệp này. Những vấn đề nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp có nhiều điểm mới và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và hàng nông sản nói riêng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt ưu điểm và tồn tại, những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc, dự báo xu hướng xuất khẩu sang thị trường này trong tương lai.
- Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung cũng như sang thị trường Trung Quốc nói riêng trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và sang Trung Quốc nói riêng nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là tập trung vào thực trạng, tình hình, xu thế phát triển một số nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường các nước và Trung Quốc như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, hạt tiêu là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang Trung Quốc trong 10 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: vận dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp hệ thống số liệu điều tra theo phương pháp phân tổ thống kê theo các ngành hàng, theo từng giai đoạn để phân tích và đánh giá cụ thể
- Phương pháp phân tích chính sách: Thông qua những chủ trương, chính sách đã được áp dụng trong thực tế để phân tích tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
- Phương pháp dự báo: chuyên đề tính toán khả năng cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng các loại nông sản, từ đó dự báo tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tương lai.
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung liên quan đến xuất khẩu hàng nông sản, từ đó làm rõ vị trí, vai trò xuất khẩu hàng nông sản trong nền kinh tế nước ta.
- Dựa trên việc phân tích tình hình hoạt động và xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới, chuyên đề phân tích thực trạng quá trình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng, đánh giá khả năng cạnh tranh, đưa ra những lợi thế và bất lợi khi xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
- Đề xuất một số quan điểm và giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản.
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam
Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản thể giới và thực trạng
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Chương 1
Cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
1.1. Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là một hiện tượng xã hội phức tạp, một xu thế khách quan, tất yếu, phổ biến của sự phát triển lịch sử. Sự xuất hiện xu thế toàn cầu hoá không ở bên ngoài mà ở ngay bên trong sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Đặc trưng nổi bật nhất của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự liên kết ngày càng chặt chẽ các loại hình thị trường (thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ …) thông qua việc cắt giảm, tiến tới xoá bỏ các rào cản đang tồn tại giữa các nước. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường là cơ sở, là điều kiện cho quá trình quốc tế hoá.
Những tác động tích cực của toàn cầu hoá:
Toàn cầu hoá, thông qua việc xoá bỏ các rào cản đã tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật cũng như công nghệ quản lý tiên tiến. Sức cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn.
Toàn cầu hoá kinh tế cũng mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế – xã hội hiệu quả, đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hoá.
Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
Toàn cầu hoá còn giúp các nước đang phát triển thúc đẩy quá trình cải cách trong nước. Việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá có thể tạo nên sức ép khiến các nước đang phát triển đẩy nhanh hơn nữa cuộc cải cách trong nước, giảm sức ì, tránh nguy cơ tụt hậu.
Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá
Thứ nhất, xung lực chính của quá trình toàn cầu hoá là tự do hoá thương mại. Tự do hoá thương mại sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh một cách gay gắt không những giữa sản phẩm với sản phẩm, giữa công ty này với công ty kia, mà còn giữa nước này với nước khác theo nguyên tắc đối xử quốc gia.
Thứ hai, toàn cầu hóa sẽ dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng tăng của các nước đang phát triển vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển sẽ dần đặt các nước đang phát triển vào trong tầm ảnh hưởng của mình cả về kinh tế lẫn chính trị.
Thứ tư, toàn cầu hóa còn gây ra những hậu quả mang tính phi kinh tế. Đó là vấn đề: lan tràn mạnh các loại dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AISD, phổ biến nhanh các loại văn hoá phẩm đồi truỵ trái với lối sống thuần phong mĩ tục, làm băng hoại đạo đức con người.
Mậu dịch hàng nông sản là vấn đề rất được quan tâm trong hiệp định hàng nông sản qua vòng đàm phán Urugoay. Mục đích của hiệp định được nêu rõ: “Hiệp định hàng nông sản được xây dựng nhằm mục tiêu lâu dài thiết lập một hệ thống thương mại nông sản bình đẳng và theo định hướng thị trường, giảm đáng kể và nhanh chóng việc hỗ trợ, bảo hộ nông nghiệp”.
Với 21 điều khoản được đưa ra, Hiệp định về hàng nông sản của vòng đàm phán Urugoay đã thiết lập lại trật tự và cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực mà bấy lâu nay đã bị bóp méo rất nhiều này.
1.1.2. Khu vực hoá
Trong quan hệ với toàn cầu hoá, xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá; mặt khác, xu thế khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra. Như vậy, xét về ngắn hạn, dường như khu vực hoá đối nghịch với toàn cầu hoá, nhưng về dài hạn thì chính khu vực hoá là bước chuẩn bị để thực hiện toàn cầu hoá.
Khu vực hoá có nhiều mức độ khác nhau, từ một vài nước và lãnh thổ, đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức khu vực theo vị trí địa lý. Các tổ chức khu vực này hỗ trợ nhau cùng phát triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình từng bước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, các tổ chức khu vực đáng chú ý là: Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Khu vực thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Khu vực thương mại tự do Châu Mĩ (FTAA)…
Như vậy, có thể nói việc nâng cao trình độ hợp tác khu vực là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện toàn cầu hoá kinh tế. Khu vực hoá chỉ là tạm thời, nó ra đời trên cơ sở một trình độ nhất định của toàn cầu hoá.
1.1.3. Việt Nam trong xu thế hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình cải cách cơ chế kinh tế, do đó gặp không ít những khó khăn và vấn đề đặt ra. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu một số thành tựu bước đầu của Việt Nam trong quá trình hội nhập, đồng thời đánh giá những cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
1.1.3.1. Các bước đi của Việt Nam và một số thách thức và thành quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Các bước đi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập KTQT
Ngay từ năm 1993, Việt Nam đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế: IMF, WB, ADB, trong quan hệ với các tổ chức này, Việt Nam chấp nhận sự hỗ trợ về tài chính, nhưng không mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
Năm 1995, Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Từ tháng riêng năm 1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. Theo chương trình này, tới năm 2006, Việt Nam sẽ có nghĩa vụ phải giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0 – 5% (trừ một số mặt hàng nông sản nhạy cảm sẽ thực hiện vào năm 2010). Tới năm 2015, tất cả mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không phải chịu thuế suất.
Tháng 3 năm 1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác á - ÂU (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Nội dung hợp tác chủ yếu là tập trung vào làm thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp á - Âu.
Tháng 6 năm 1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC); và đến tháng 11 năm 1998 được công nhận chính thức là thành viên của tổ chức này.
Tháng 12 năm 1994 Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO, cho tới nay đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán, chủ yếu tập trung giải thích các chính sách kinh tế – thương mại của Việt Nam. Việt Nam đang làm hết sức mình để có thể gia nhập WTO vào thời điểm không xa, cuối năm 2005 này.
Tháng 7 năm 2000, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ; và từ ngày 10 tháng 12 năm 2001, Hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực.
Những thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là năm thách thức sau:
Thứ nhất, tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực nói chung có trình độ thấp và có kỹ năng không cao, điều này khiến cho việc tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập.
Thứ hai, sức cạnh tranh, đặc biệt là của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam quá thấp, do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọn chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở cửa thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài nếu các doanh nghiệp trong nước không bám giữ được.
Thứ ba, do tri thức và trình độ kinh doanh của dân ta còn thấp, cộng với hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm.
Thứ tư, hệ thống thông tin – viễn thông toàn cầu hoá với tư cách là một quyền lực siêu hạng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hoá và xã hội, theo hướng gây rối loạn làm lợi cho các thế lực bên ngoài. Vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy hại có thể gây ra.
Thứ năm, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh, có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép, buộc Việt Nam phải thay đổi những vấn đề có tính nguyên tắc như định hướng, mục tiêu, mục đích phát triển.
Những thuận lợi khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực hiện chưa dài, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng đã mang lại cho Việt Nam những thành tựu bước đầu đáng khích lệ:
Thứ nhất, Việt Nam đã có bước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Các chính sách đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên ở các tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực cụ thể của mỗi lĩnh vực.
Thứ hai, trên cơ sở những nguồn tài nguyên sẵn có, Việt Nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để nguồn lực nước ta khai thông, giao lưu với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới rất cần thiết.
Thứ tư, Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình, chính trị – xã hội ổn định. Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Thứ năm, mặc dù kinh tế của Việt Nam chưa phát triển nhưng nước ta hội nhập không phải với hai bàn tay trắng, ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự ổn định về chính trị, xã hội, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm nhất định sau gần 19 năm đổi mới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tóm lại, việc hội nhập tích cực, chủ động của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế – xã hội to lớn trong hơn 18 năm đổi mới vừa qua. Quá trình hội nhập không những giúp Việt Nam phá bỏ được thế bao vây cô lập mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.1.3.2. Cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
Khi gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng như các nước thành viên phải cùng nhau thực hiện các cam kết đã được thoả thuận, đó cũng chính là những cơ hội cũng như thách thức mà nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cần từng bước xem xét.
a/ Về cơ hội
Nếu Việt Nam là thành viên của WTO thì thị trường xuất khẩu nông sản nước ta sẽ được mở rộng hơn rất nhiều do Việt Nam được hưởng quy chế MFN vô điều kiện, và theo đó, hàng hoá Việt Nam được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế quan và hạn ngạch như hiện nay. Mặt khác các quốc gia phát triển phải hạn chế chính sách bảo hộ giá nông sản của họ nên lượng cung nông sản của các nước này sẽ giảm xuống và do đó sẽ tạo điều kiện để nông sản các nước đang phát triển tràn vào.
ASEAN – Trung Quốc là một thị trường với hơn 2 tỷ dân và có những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, thị hiếu tương đối giống Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi để hàng hoá Việt Nam có được thị trường rộng lớn mà lại không đòi hỏi những điều kiện thương mại quá khắt khe như các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu. Đặc biệt, với một thị trường láng giềng rộng lớn là Trung Quốc thì đây là cơ hội hết sức thuận lợi của Việt Nam so với các nước ASEAN nhờ vận chuyển hàng hoá thuận tiện và nhanh chóng nên tiết kiệm chi phí lưu thông.
Quá trình hội nhập nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Trước hết là các nhà đầu tư Trung Quốc với thế mạnh về công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, họ sẽ tăng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam nhờ có lao động rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào lại gần thị trường nội địa. Đồng thời, với việc thu hút đầu tư, hội nhập còn giúp nền nông nghiệp Việt Nam tiếp nhận khoa học công nghệ và kiến thức quản lý tiên tiến trên thế giới.
b/ Về thách thức
Khả năng cạnh tranh hàng nông sản của nước ta thấp.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải trao qui chế tối huệ quốc – qui chế đối xử quốc gia cho các thành viên khác của WTO, nghĩa là tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc tất cả các dòng thuế, đồng thời phải gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong thời gian nhất định. Lúc đó, nông sản của các nước khác, trước hết là nông sản của các nước ASEAN với nhiều ưu thế sẽ cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nông sản của Việt Nam.
Hệ thống luật pháp và các chính sách nông nghiệp
Hệ thống và chính sách này chưa hoàn chỉnh còn đang trong quá trình phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của hội nhập. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống luật pháp và chính sách nông nghiệp nước ta đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá nông sản và dịch vụ nông nghiệp được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường.
Về chính sách bảo hộ và trợ cấp:
Hiện nay, việc bảo hộ và trợ cấp nông nghiệp ở nước ta không cao nhưng trong tương lai nhu cầu bảo hộ và hỗ trợ sẽ ngày càng cao bởi sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong các cuộc đàm phán của nước ta để gia nhập WTO sắp tới. Do đó, vấn đề là trong khi các hàng rào thuế quan và phi thuế dần bị hạ thấp và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn thì Việt Nam cần phải làm gì để vẫn hỗ trợ được cho nông dân mà không làm ảnh hưởng tới quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Hệ thống giám sát tiêu chuẩn chất lượng chưa hoàn chỉnh.
Sau vòng đàm phán Urugoay, hàng rào thương mại chủ yếu là thuế quan đã từng bước được cắt giảm và hàng rào phi thuế quan cũng từng bước bị loại bỏ nhưng những hàng rào mới lại được dựng lên. Đó là việc nhiều nước đặt ra những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Những quy định về môi trường được gọi là “hàng rào xanh” gồm các chế tài thương mại về môi trường trong đó yêu cầu các hàng hoá nông sản phải được cấp giấy chứng nhận ISO 1400 và thuế quan “xanh” (là thuế quan đánh vào hàng nông sản không đạt yêu cầu vệ sinh dịch tễ và môi trường của nước nhập klhẩu). Đây là một thách thức lớn đối với nông sản Việt Nam khi tham gia hội nhập WTO mà trước hết là hội nhập ACFTA bởi vì hiện Việt Nam chưa có hệ thống giám sát chất lượng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.4. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản
Mỗi quốc gia đều chỉ có những nguồn lực nhất định. Để sản xuất ra một mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu, nhiều hay ít so với những mặt hàng khác thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, đương nhiên mỗi quốc gia cần lựa chọn việc sản xuất ra những mặt hàng có lợi thế so sánh lớn nhất để trao đổi với nhau, nhờ đó đã tận dụng và phát huy được cái lợi thế sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Từ thế kỷ XVIII, các nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith và David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối. Đến nay, lý thuyết này vẫn là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế.
1.1.4.1. Lợi thế tuyệt đối
Adam Smith (1723 - 1770) nhà kinh tế học cổ điển người Anh trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng : “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công”. A.Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chứng minh rằng TMQT đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công quốc tế. A.Smith cho rằng mỗi quốc gia cần chuyên môn hoá những ngành sản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối. Theo ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của TMQT và quyết định cơ cấu TMQT.
Theo A.Smith, các quốc gia cần tiến hành sản xuất, chuyên môn hoá những mặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi với các nước thì hai bên đều có lợi. Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng và bằng cách đó mọi người dân của các nước đều được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm theo mức mong muốn lớn hơn thông qua TMQT. Như vậy, sản xuất chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt đối trong TMQT đảm bảo có lợi cho các nước và được A.Smith và môn đệ của ông chứng minh qua ví dụ sau:
Ví dụ 1: Giả sử 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc cùng chi ra 100 giờ lao động cho mỗi sản phẩm cao su và quýt và thu được kết quả như sau:
Việt Nam sản xuất 50 tấn quýt và 600 tấn cao su
Trung Quốc sản xuất được 150 tấn quýt và 300 tấn cao su
Nếu không có TMQT, sức sản xuất chung của 2 quốc gia là 200 tấn quýt và 900 tấn cao su với tổng chi phí xã hội là 400 giờ. Khi đó, ở Việt Nam, 1 đơn vị cao su có thể đổi được 12 đơn vị quýt; ở Trung Quốc, 1 đơn vị cao su có thể đổi được 2 đơn vị quýt. Nhìn tổng quát, Việt Nam có lợi thế sản xuất cao su và Trung Quốc có lợi thế sản xuất quýt. Đó là lợi thế tuyệt đối ở mỗi quốc gia.
Nếu có TMQT, Việt Nam có thể chuyên môn hoá sản xuất cao su, Trung Quốc sẽ chuyên môn hoá sản xuất quýt, khi đó, 200 giờ lao động ở Việt Nam sẽ tạo ra được 1200 tấn cao su, còn ở Trung Quốc sẽ được 300 tấn quýt. Sức sản xuất của xã hội đã tăng được 300 tấn cao su và 100 tấn quýt so với không có sự chuyên môn hoá và TMQT.
Như vậy TMQT trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã làm tăng sức sản xuất chung của xã hội.
Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần của TMQT. Bởi lẽ trên thực tế, nếu như một vài quốc gia nào đó lại bất lợi vì không có những tài nguyên thiên nhiên dồi dào và không có các tiềm năng to lớn như các nước khác thì liệu những quốc gia đó sẽ không nên tham gia vào TMQT hay sao.
Vì sự hạn chế của lợi thế tuyệt đối, trước tình hình phát triển mạnh mẽ của TMQT nên đã ra đời lý thuyết tương đối.
1.1.4.2. Lợi thế tương đối về sản xuất và xuất khẩu nông sản
Năm 1815, nhà kinh tế học R.Forrens đã phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith thành tư tưởng “Lợi thế tương đối” còn gọi là “Lợi thế so sánh”. Hai năm sau, năm 1817 nhà kinh tế học D.Ricardo lại phát triển tư tưởng “Lợi thế so sánh” thành thuyết “Lợi thế so sánh” còn gọi là quy luật “Lợi thế tương đối”. Theo Paul A.Samuelson, nguyên tắc này chỉ ra rằng một nước (hoặc một người) có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của mình bằng cách chuyên môn hoá vào việc sản xuất những hàng hoá họ có năng suất lớn nhất. Điều đó có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào TMQT dù rằng quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các nước khác.
Có thể tóm tắt nguyên lý lợi thế tương đối của D.Ricardo thông qua sự phân tích ví dụ 2 như sau:
Giả sử 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc cũng chi ra 100 giờ lao động và thu được kết quả sau:
Nước
Quýt
Cao su
Kết quả SX (tấn)
Chi phí SX (giờ/tấn)
Kết quả SX (tấn)
Chi phí SX (giờ/tấn
Việt Nam
100
1
400
0,25
Trung Quốc
80
1,25
200
0,5
Nội dung của nguyên lý tương đối được D.Ricardo phát biểu như sau:
Các nước cần lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hoá sản xuất theo công thức sau: Khi chi phí để sản xuất sản phẩm A của nước X so với đối tác nhỏ hơn chi phí để sản xuất sản phẩm B cũng của nước đó so với đối tác thì nước X cần chọn sản phẩm A để chuyên môn hoá.
Theo công thức của D.Ricardo, với số liệu ở ví dụ trên, Việt Nam cần chọn sản phẩm than để chuyên môn hoá vì (0,25/0,5 < 1/1,25), và Trung Quốc nên chọn sản phẩm quýt để chuyên môn hoá vì (1,25/1 < 0,5/0,25). Nếu Việt Nam dành toàn bộ sức lao động để sản xuất cao su, Trung Quốc thì để sản xuất quýt thì sức sản xuất chung của xã hội sẽ là 160 tấn quýt và 800 tấn cao su. So với không chuyên môn hoá thì quýt sẽ bị hụt đi 20 tấn và cao su tăng lên 200 tấn. Quy 200 tấn cao su theo tỷ lệ trao đổi hiện hành là 160/180 thì lượng 200 tấn cao su đó tương đương với 40 tấn quýt. Tức là sản xuất chung của xã hội sẽ tăng lên 20 tấn quýt.
Như vậy, khi có chuyên môn hoá và TMQT trong điều kiện quốc gia này có lợi thế tuyệt đối ở mọi sản phẩm còn quốc gia kia bất lợi ở mọi sản phẩm thì quốc gia có tất cả sản phẩm đều có lợi thế tuyệt đối nên chọn sản phẩm có lợi thế tuyệt đối nhất để chuyên môn hoá. Ngược lại quốc gia bị yếu thế ở mọi sản phẩm nên chọn sản phẩm có yếu thế nhỏ nhất so với đối tác để chuyên môn hoá. Quá trình chuyên môn hoá và TMQT theo lợi thế tương đối đã làm tăng thêm sức sản xuất chung của xã hội, tạo cơ sở kinh tế để gia tăng lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình đó.
1.1.4.3. Lợi thế cạnh tranh quốc gia
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và tự do hoá TMQT đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, song cũng hình thành nhiều thách thức với sự cạnh tranh gay gắt của các nền kinh tế. Lợi thế cạnh tranh trước hết là sự biểu hiện tính trội của mặt hàng nào đó về chất lượng, giá cả, và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng trong quá trình sử dụng. Nội dung của lợi thế cạnh tranh được thể hiện đồng thời bởi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh và khả năng cạnh tranh của quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá được thể hiện bởi chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, giá cả hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là quy mô sản xuất, năng suất lao động, tiềm lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ chế biến sản phẩm, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của quốc gia thể hiện ở Hệ thống chính sách và môi trường pháp lý, Bộ máy quản lý hành chính, cơ sỏ hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trình độ kỹ thuật, tay nghề của lực lượng lao động nông nghiệp.
Chính vì thế, lợi thế cạnh tranh còn là một nội dung mang tính giải pháp trong chiến lược phát triển phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành hay một sản phẩm hàng hoá. Để có thể chuyển hoá mạnh lợi thế tuyệt đối, tương đối thành lợi thế cạnh tranh, các quốc gia phải chú trọng tạo dựng và phát triển các điều kiện sau:
- Một là: phải có một môi trường vĩ mô mang tính cạnh tranh và môi trường thương mại thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc vừa tạo môi trường pháp lý, vừa mở đường và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thâm nhập, hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Hai là, phải có môi trường kinh tế vĩ mô năng động và hiệu quả. Trong môi trường cạnh tranh, các nhà kinh doanh đóng vai trò chủ động sáng tạo, đòi hỏi phải có năng lực kinh doanh và quản lý cao, vừa có tính nhanh nhạy trong kinh doanh, vừa có ý thức xã hội. Đồng thời phải quan tâm đầy đủ đến 5 sức mạnh bên ngoài (theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
+) Sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nội bộ ngành.
+) Những doanh nghiệp là đối thủ tiềm tàng.
+) Những sản phẩm và dịch vụ thay thế.
+) Những người cung cấp.
+) Những người tiêu dùng.
1.2. Vị trí hàng nông sản trong nền kinh tế nói chung và trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
Hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu của nền kinh tế. Khắc phục tình trạng lạc hậu trong nông nghiệp là yếu tố then chốt để tăng trưởng kinh tế. Thực trạng về vai trò nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế quốc dân thể hiện các mặt sau._. đây:
1.2.1. Hàng nông sản giữ vị trí quan trọng trong tổng GDP cả nước và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1991 – 2000 đạt bình quân 5,7%/năm. Dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, cơ sở hạ tầng nông nghiệp được tăng cường. Đời sống nhân dân được cải thiện. Cùng với sự gia tăng về nhịp độ phát triển giá trị sản lượng, tỷ trọng giá trị hàng nông sản trong tổng số GDP theo chiều hướng tăng về giá trị sản lượng và giảm về tỷ trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân (xem biểu 1.1).
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
(% so với năm trước)
Năm
Cả nước
Chia ra
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1995
9,5
4,8
13,6
9,8
1996
9,3
4,4
14,5
8,8
1997
8,2
4,3
12,6
7,1
1998
5,8
3,5
8,3
5,1
1999
4,8
5,2
7,7
2,3
2000
6,7
4,0
10,0
5,1
2001
6,8
4,3
8,2
7,0
2002
7,0
4,
8,9
6,7
2003
7,2
4,7
9,5
6,9
2004
7,7
2,5
12,5
8,8
2005
8,5
2,7
13
9,8
2001-2005
7,5
4,3
10,8
7,4
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2000, 2003 – Tổng cục Thống kê; ADB, 2004
Theo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu á ADB, ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2004, 2005 tăng trưởng chậm ở mức 2,6%/năm do chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm và do sự tăng giá nguyên liệu sản xuất.
Nông nghiệp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu chế biến trong nước, an ninh lương thực được đảm bảo. Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến. Tỷ suất hàng hoá tăng nhanh từ dưới 30% (1995) lên khoảng 50% (2004). Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su… Kim ngạch năm 2004 đạt trên 4 tỷ USD, bằng trên 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Với tiềm năng phát triển của những mặt hàng nông sản thế mạnh, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản nước ta trên thị trường thế giới nhằm mục tiêu từ nay đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản 7 – 8 tỷ USD, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cốt yếu trong nền kinh tế và nền nông nghiệp để có thể tăng khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản nước ta bao gồm các nhóm sau:
Nhóm các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao gồm: lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều.
Nhóm các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình, còn một số khó khăn, nhưng tiềm năng và điều kiện phát triển gồm: chè, cao su, rau quả.
Nhóm các sản phẩm cạnh tranh yếu hoặc sản lượng hàng hoá ít hoặc chưa có thị trường xuất khẩu.
1.2.2. Sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thu hút phần lớn nguồn nhân lực cả nước, tạo nguồn vốn phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp hiện đại. Nông nghiệp và nông thôn nước ta đang là nơi cư trú của gần 60 triệu dân. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên khu vực nông thôn hiện nay mới khoảng gần 74%. Đương nhiên, quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tiếp tục diễn ra đến một mức độ nào đó, việc rút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp sẽ dẫn đến làm giảm sản lượng nông nghiệp do năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp không còn là số không nữa. Khi đó, nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạc hậu do việc cung lao động từ khu vực nông nghiệp đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành khu vực công nghiệp hiện đại.
1.2.3. Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước để thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân
Từ chỗ thiếu lương thực triền miên, hàng năm phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn lương thực, đến nay nước ta đã sản xuất được lượng lương thực, thực phẩm bảo đảm tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và còn xuất khẩu ra nước ngoài một khối lượng đáng kể. Năm 2000, sản lượng lương thực cả nước đạt 36 triêu tấn, tăng 1,7 lần so với năm 1990. Đây có thể nói là kỳ tích của Việt Nam trong những năm qua. Như vậy bình quân lương thực đầu người cũng tăng lên 325 kg năm 1990 lên 455 kg năm 2000. Tỷ lệ đói nghèo nông thôn giảm xuống nhanh chóng từ gần 30% năm 1993 xuống còn 13% năm 2000.
Việc giải quyết được nạn thiếu lương thực, thực phẩm và giảm đói nghèo ở nước ta vừa qua có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an ninh xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế ổn định và vững chắc.
1.2.4. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản
Nông nghiệp là nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nước ta, điều này được thể hiện ở các mặt sau:
Cung cấp nguồn nông sản – nguyên liệu quý giá cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm nông nghiệp sẽ được tăng lên nhiều lần. Điều này góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vừa tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn tài chính cho quốc gia.
Nông nghiệp , đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá một mặt tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động trong nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động được giải phóng từ nông nghiệp ngày càng nhiều và được chuyển dịch vào công nghiệp và thành phố.
Đây là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.
1.2.5. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu á như Việt Nam có lợi thế sản xuất các sản phẩm nông sản, không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu, từ đó phát triển kinh tế đất nước và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đất nước. “Hướng về xuất khẩu” chính là hướng ưu tiên cho phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Đặc biệt chú trọng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực, sẵn có lợi thế cạnh tranh.
1.3. Chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản thời kỳ 2001 – 2010
Trong thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu của mặt hàng nông lâm thuỷ sản luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chính chiếm tỷ lệ 21,6% (khoảng 6 tỷ USD), và đến năm 2010, tỷ lệ này còn khoảng trên 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (trị giá vào khoảng 8 – 9 tỷ USD). Đồng thời tiếp tục phát huy thế mạnh gạo, cà phê, điều, cao su, chè, hạt tiêu… trên thị trường thế giới.
Bảng 1.2. Dự kiến cơ cấu xuất khẩu một số nông sản chính thời kỳ 2005 – 2010
2000
2005
2010
Lượng (tấn)
Triệu USD
Lượng (tấn)
Triệu USD
Lượng (tấn)
Triệu USD
Trị giá XK N,L,TS chính
3.158
5.845
8.600
Tỷ trọng N, L, TS chính (%)
- Lạc nhân
- Cao su & cao su chế biến
- Cà phê và cà phê chế biến
- Chè
- Gạo
- Rau quả và rau quả chế biến
- T.Sản và T.Sản chế biến
- Nhân điều
- Hạt tiêu
77.000
245.000
630.000
40.000
3.800.000
23.000
50.000
23,4
40
153
500
50
720
180
1.200
45
200
670.000
300.000
700.000
78.000
4.500.000
40.000
50.000
21,6
75
250
700
100
1.000
800
2.500
200
220
180.000
500.000
750.000
140.000
4.500.000
80.000
60.000
17,2
100
500
850
200
1.200
1.600
3.500
400
250
Nguồn: Bộ Thương mại, Tóm tắt chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2010
Trước những yêu cầu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng thu nhập cho nông dân, Bộ NN và PTNT xây dựng chương trình phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản giai đoạn từ 2001 đến 2010 để triển khai thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:
1.3.1. Mục tiêu
Đẩy mạnh phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ kịp thời, có hiệu quả nông sản hàng hoá do nông dân làm ra, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân
Tăng số lượng và hiệu quả xuất khẩu hàng nông lâm sản, đạt kim ngạch xuất khẩu 6 – 7 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu
Đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư với số lượng phong phú, chất lượng ngày càng cao và an toàn hơn.
Cung ứng trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại, vật tư nông nghiệp đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý, chất lượng tốt thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
1.3.2. Định hướng thị trường một số nông sản chính
Lúa gạo: Duy trì sản lượng lúa gạo ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm. Tăng tỷ trong gạo chất lượng cao, phấn đấu đạt kim ngạch xuát khẩu đạt 1,5 tỷ vào năm 2005
Thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu là Indonexia, Malaysia, Philippine, Trung Đông (Irắc, Iran), Cuba. Cần có chiến lược vươn rộng thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Phi, Mỹ La tinh.
Cà phê: Duy trì sản lượng ở mức như hiện nay, tắng dần tỷ trọng cà phê chè, cải tạo công nghệ xay xát và đánh bang cà phê nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu. Thị trường chính tiêu thụ cà phê Việt Nam là Mỹ và EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Nga, các nước Trung Đông và Trung Quốc.
Cao su: thâm canh tăng năng suất và mở rộng diện tích ở những vùng thích hợp, sản lượng đạt khoảng 600.000 tấn. Tiêu dùng trong nước khoảng 40%. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, …, Mỹ, Nhật, EU cũng đang có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Chè: Mục tiêu đến năm 2005 đạt mức 100.000 tấn các loại, xuất khẩu khoảng 70%. Các nước tiêu thụ chè chủ yếu là Irắc, các nước Trung Cận Đông, Nga, Nhật, Đài Loan, Hông Kông, Singapore, Pakistan, Mỹ, châu Âu, Mỹ, Anh, và Ai Cập.
Điều: diện tích trồng khoảng 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn hạt điều nhân/năm. Dự kiến tiêu thụ trong nước khoảng 20 – 30%. Thị trường nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là Mỹ, EU, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Australia.v.v.
Hạt tiêu: Mục tiêu đến năm 2010 đưa diện tích lên 50.000 tấn, sản lượng khoảng 100.000 tấn năm. Duy trì và phát triển các thị trường chính Đông Nam á, Trung Quốc, Đài Loan, Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Mỹ, châu Âu.v.v.
Rau quả: Sản lượng rau tiêu thụ trong nước chiếm 70 – 80%, xuất khẩu 20 – 30%. Thị trường rau quả tươi chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Singapore… Thị trường của rau quả chế biến là Mỹ, EU, Đài Loan, Nga.
Chương 2
Tình hình xuất khẩu hàng nông sản thế giới và thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.1. Tình hình và xu hướng xuất khẩu nông sản thế giới
2.1.1. Tình hình thương mại hàng nông sản thế giới
Tình hình thương mại thế giới nửa đầu thấp kỷ 90 tăng chậm, kim ngạch xuất khẩu thế giới thời kỳ này dao động ở mức 4.300 – 5.300 tỷ USD. Cuối thập kỷ 90, nhờ sự phục hồi của kinh tế thế giới, kim ngạch thương mại thế giới tăng bình quân khoảng 10%/năm làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới đạt 6.226 tỷ USD năm 1995, đạt 6.645 tỷ USD năm 1997, và đạt 6.515 tỷ USD năm 1998.
Các nước xuất khẩu lớn nhất là: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italia, Canada, HongKong, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, sau năm 1997, nhịp độ tăng trưởng thương mại của hầu hết các nước đều giảm. Xuất khẩu của các nước Châu á tuy không còn khả năng đóng vai trò năng động trong kinh tế thế giới như trước, nhưng đã bắt đầu tăng về khối lượng, cho dù về giá trị kim ngạch vẫn còn thấp vì giá cả các hàng hoá đều giảm do cung lớn hơn cầu và tính cạnh tranh gya gắt giữa các nước trong khu vực. Trao đổi thương mại trong nội bộ các nước Châu á chiếm 54% tổng ngoại thương của khu vực, nay giảm xuống còn 40%. Mức giảm này được bù lại một phần nhờ xuất khẩu sang các nước khác như sang Mỹ và Châu Âu.
Trong những năm qua, mặt hàng đã qua chế biến là nhóm hàng năng động nhất, mặc dù tổng giá trị kim ngạch tăng lên không tương xứng, xong mức tăng thương mại của nhóm hàng này vẵn lớn hơn nhịp độ gia tăng xuất khẩu của hàng hoá nói chung. Đối với hàng nguyên liệu và sơ chế, tình hình có xấu hơn. Giá quốc tế của nhóm hàng này được duy trì ở mức thấp do cung vượt qua cầu.
2.1.2.Xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), trong những năm qua, nông nghiệp thế giới đã được đẩy mạnh nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu thời vụ gieo trồng. Giai đoạn 1995 – 2004, mức độ tăng trưởng về sản lượng và nhu cầu nông sản vào khoảng 2%/năm, tăng nhẹ so với giai đoạn 1984 – 1994 và vẫn cao hơn mức độ tăng dân số thế giới.
Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng nông sản thế giới tính toán là giảm từ 2,5%/năm giai đoạn 1984 – 1994 xuống 2,2%/năm giai đoạn 1995 – 2004.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển: Trung Quốc, Đông Nam á, Nam á, Châu Mỹ Latinh, Bắc Phi và Trung Đông. Nhu cầu về nông sản đóng vai trò quan trọng đối với mức tăng trưởng chung về nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp thế giới do tốc độ tăng thu nhập trên đầu người ở các nước đang phát triển ngày càng cao dẫn tới nhu cầu về lương thực, đặc biệt là nông sản cũng tăng lên. Dự báo nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ đạt 162 tỷ USD, chiếm 49% tổng nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu vào năm 2005 và vào năm 2010 sẽ đạt 190,5 tỷ USD, tương đương 51%, cao hơn so với mức đạt năm 1994 là 113,2 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh đã làm các nước đang phát triển trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp, năm 2005 là 9,6 tỷ USD và năm 2010 là 12,4 tỷ USD (xem biểu 2.4).
Bảng 2.1 : Dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển (ĐVT: Tỷ USD)
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu ròng
1984
1994
2005
2010
1984
1994
2005
2010
1984
1994
2005
2010
S.PNN chung
85,5
113,2
162,0
190,5
88,1
111,1
152,4
178,1
-2,6
2,1
9,6
12,4
Lương thực
57,5
78,6
112,4
131,0
49,0
67,3
94,5
109,7
8,5
11,3
17,9
21,3
Phi lương thực
28,0
34,6
49,6
59,5
39,1
43,8
57,9
68,4
-11,1
-9,2
-8,3
-8,9
Nguồn: FAO, 2001
Giá hàng nông sản sẽ có những biến động trong thời gian tới. Dự báo giá lương thực sẽ tăng mạnh do dự trữ giảm.
Nhìn chung, thương mại trên thị trường thế giới nói chung và xuất nhập khẩu hàng nông sản nói riêng đã và sẽ sôi động giai đoạn 2001 – 2010.
2.1.3.Triển vọng thương mại một số nông sản chính thế giới
2.1.3.1. Mặt hàng gạo thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu gạo. Thương mại lúa gạo có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đến năm 2010, nhu cầu gạo của thế giới sẽ cần đến khoảng 415 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ, Pakistan, úc, … Các nước châu á xuất khẩu gạo chiếm 72% thị phần thế giới trong giai đoạn 1998 – 2001, tương đương hơn 18 triệu tấn trong tổng lượng gần 25 triệu tấn gạo. Gần đây, Myanmar đang trở thành những nước xuất khẩu gạo lớn xét trên các khía cạnh tiềm năng, lịch sử sản xuất, xuất khẩu gạo. Trung Quốc mới tham gia thị trường xuất khẩu với khối lượng lớn từ năm 1998 đến nay, nhưng đồng thời cũng là nước nhập khẩu gạo, chủ yếu gạo cao cấp.
Các nước nhập khẩu gạo lớn: Cũng chủ yếu tập trung vào thị trường châu á. Dự báo các nước Châu á sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất, chiếm khoảng 50%, tiếp đó là Châu Phi 30%, các khu vực còn lại chiếm khoảng 20%. Thị trường nhập khẩu gạo gồm:
Các nước châu á (Indonexia, Philippine, Malaysia, Bangladesh, Irắc, Iran, Singapore,…)
Châu Mỹ (Brazil, Peru, Cuba, Mehico)
Châu Phi (Senegal, Cốtdivoa, Nigieria,…)
Một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, lý do chính là dân đông phải đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, hoặc nhập khẩu gạo để phục vụ các chương trình tài trợ.v.v.
Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2003/2004 dự báo tăng khoảng 11 triệu tấn, đạt 390,6 triệu tấn sẽ làm mậu dịch gạo toàn cầu giảm khoảng 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2002/2003, chỉ còn 26,2 triệu tấn.
Trong vòng 10 năm tới, thị trường xuất khẩu gạo thế giới sẽ vẫn bị chi phối áp đảo bởi 8 nước xuất khẩu gạo chủ yếu là : Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Camphuchia.
Khu vực Châu á: Nhu cầu nhập khẩu gạo của Châu á ổn định từ 10 – 11 triệu tấn gạo/năm trong khoảng thời gian 2004 – 2010. Các nước nhập khẩu gạo chính vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia, Philippine, Malaysia, Iran, Iraq và ấn Độ.
Khu vực Châu Phi: Hiện nay, lượng gạo đang phải nhập khẩu là 10 – 11 triệu tấn/năm. Để đảm bảo đủ lương thực cho dân số, nhập khẩu sẽ phải tăng thêm 2 triệu tấn từ nay đến năm 2005. Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu phải nhập thêm gạo sẽ tiếp tục tăng, dự báo sẽ phải nhập khẩu 12 - 15 triệu tấn gạo/năm.
Khu vực Mỹ Latinh và Caribê: Đang phải nhập khẩu hàng năm từ 1 – 1,5 triệu tấn gạo. Năm 2005 sẽ phải nhập khoảng 3,8 triệu tấn. Với lợi thế mở rộng đàn gia súc để cung cấp thịt sữa và diện tích các cây công nghiệp, khu vực này sẽ vẫn tiếp tục nhập khẩu lương thực để thay thế sản xuất trong nước, trong đó gạo có số lượng tương đối lớn có thể lên đến 4 – 5 triệu tấn/năm.
Các khu vực khác (gồm Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương): Hiện mỗi năm nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn , chủ yếu là gạo chất lượng cao; trong thời kỳ 2001 – 2005 nhu cầu tăng lên không lớn, chỉ khoảng 200.000 – 300.000 tấn/năm. Đến năm 2010, các thị trường này, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ do chi phí lao động cao nên sẽ giảm xuất khẩu và thay thế sản xuất bằng nhập khẩu gạo lên 1,4 triệu tấn/năm. Vì vậy đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các nước xuất khẩu gạo cao cấp.
2.1.3.2. Mặt hàng cà phê thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê, trong đó có 51 nước có cà phê xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của FAO, nước có diện tích cà phê lớn nhất thế giới là Braxin – chiếm tới 20% diện tích và 25% sản lượng cà phê thế giới. Thứ 2 là Colombia (13%), Việt Nam (7,2%), Indonexia (7%), Mexxico (5,3%), ấn Độ (4,5%), Guatemala (4,2%). Chính sự tăng giảm cà phê của các nước này sẽ chi phối trực tiếp đến tình hình cung cầu và giá cả cà phê trên thế giới.
Về lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới hàng năm khoảng 5,5 – 5,7 triệu tấn, trong đó tiêu dùng nội địa tại các nước sản xuất cà phê từ 1,12 – 1,2 triệu tấn. Khối lượng cà phê buôn bán giữa các nước tương đối ổn định trong khoảng 4,5 – 5 triệu tấn (chiếm từ 70 – 76% khối lượng sản xuất).
Những nước xuất khẩu nhiều về loại cà phê chè (Arabica) là Braxin, Colombia, Mexico. Sản lượng xuất khẩu bình quân 5 năm gần đây của Braxin là 1 triệu tấn/năm. Những nước xuất khẩu cà phê vối (Robusta) lớn hiện nay là Việt Nam đạt trên 600 ngàn tấn/năm, Indonexia trên 350 ngàn tấn, Cote Divoa trên 300 ngàn tấn và Uganda khoảng 200 ngàn tấn. Tỷ trọng khối lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới phân theo 2 loại: cà phê chè và cà phê vối là 65 – 35% (xem biểu )
Khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất hiện nay thuộc về châu Âu chiếm khoảng 60% trong tổng lượng cà phê nhập khẩu thế giới, sau đó là Bắc Mỹ khoảng 30%. Các quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất là: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, sau đó là Anh, ý, Canada, Balan và Nga… Tại các nước phát triển, lượng cà phê tiêu thụ cũng tăng đáng kể do điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện hơn. Xu hướng tiêu dùng nội địa trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới cũng tăng lên. Hai nước Braxin và Indonexia có mức tiêu dùng nội địa cao, thường chiếm trên 30% sản lượng cà phê sản xuất ra hàng năm.
Bảng 2.2: xuất khẩu cà phê thế giới
ĐVT: 1000 bao (1 bao = 60kg)
Niên vụ
2002-2003
2003-2004
DD 2004/2005
Tổng cộng
Arabica
Robusta
Braxin
Việt Nam
Colombia
Indonexia
ấn Độ
Guatemala
Honduras
Uganda
Bờ biển ngà
Ethiopia
Peru
Costaria
El Sanvador
Guinea
88.740
58.350
30.390
28.020
11.730
10.200
4.350
3.480
4.050
2.540
2.760
2.880
2.230
1.389
1.650
1.370
1.110
88.080
57.290
30.800
25.520
14.420
9.200
4.640
3.940
3.360
2.780
2.660
2.500
2.370
2.068
1.500
1.350
1.190
95.800
61.600
34.200
28.100
15.300
9.000
4.820
4.460
3.400
2.800
3.050
2.600
2.410
2.050
1.350
1.300
1.210
Nguồn: - ICO and USDA
- FAO, Product and market Development
Theo dự báo của FAO, thị trường cà phê thế giới có xu hướng cung cao hơn cầu nên giá cà phê khó có thể tăng cao và phục hồi nhanh bằng mức giá cao nhất những thập kỷ 90. Năm 1995, trên thị trường thế giới, giá cà phê chè (Arabica) là 3.240 USD/tấn, giá cà phê vối (Robusta) là 2.820 USD/tấn đã giảm xuống còn 2.420 USD/tấn cà phê chè và 1.500 USD/tấn cà phê vối năm 1999, giá cà phê năm 2001 là 1.628 USD/tấn và 624 USD/tấn.
Tình hình mậu dịch buôn bán cà phê trên thị trường thế giới những năm qua cho thấy: tuy khối lượng cà phê xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng mức tăng chậm và luôn thấp hơn mức tăng về sản lượng, giá cả ngày càng giảm, không ổn định, một phần còn tuỳ thuộc vào chính sách dự trữ sản lượng và lưu kho của các nước sản xuất cà phê trên thế giới, kể cả các nước nhập khẩu cà phê.
Bảng 2.3 : Cung cầu cà phê thế giới
ĐVT: 1000 bao (1 bao = 60kg)
Niên vụ
2002-2003
2003-2004
DD 2004-2005
Sản lượng
Arabica
Robusta
Châu Mỹ
Braxin
Colombia
Mexico
Châu á
Việt Nam
Indonexia
ấn Độ
Châu Phi
Ethiopia
Uganda
Tiêu thụ
Nước sản xuất
Nước nhập khẩu
Tồn cuối vụ
121.947
80.897
41.050
82.520
48.480
11.889
4.000
25.634
11.555
6.785
4.676
14.790
3.693
2.910
110.730
26.330
84.400
42.160
100.691
67.571
33.120
60.663
28.825
11.000
4.550
24.833
14.888
6.464
4.508
15.145
4.333
3.100
113.080
27.870
85.210
29.771
117.700
75.400
42.300
71.880
41.200
9.500
4.700
26.900
16.500
6.650
4.700
15.600
4.400
3.500
114.000
27.940
86.060
33.471
Nguồn: - FAO, Commodity Market review
- FAO, Product and Market Development
Cũng theo ước tính của FAO, cà phê xuất khẩu năm 2005 sẽ đạt khoảng 5,7 triệu tấn cao hơn so với mức 5,1 triệu tấn năm 2000 và đạt mức tăng bình quân 2%/năm, đến năm 2010 sẽ đạt 6,3 triệu tấn với mức tăng bình quân 2,2%/năm. Nhu cầu nhập khẩu cà phê thế giới ước tính tăng 1,9%/năm trong thời gian tới. Đối với các nước phát triển, nhập khẩu cà phê sẽ tăng chậm, dự báo nhập khẩu của các nước Bắc Mỹ và EU duy trì ở mức tăng 1,3% hàng năm. Nhập khẩu cà phê của Nga và Đông Âu chỉ tăng khoảng 1% năm do mức tăng nền kinh tế của các nước đó còn yếu.
2.1.3.3. Mặt hàng nhân điều thế giới
Những nước sản xuất nhân điều lớn nhất thế giới là ấn Độ, Brazil, Việt Nam, Nigieria, Mozambic,… nhưng chỉ riêng 3 nước đầu đã sản xuất 93,4% lượng điều toàn thế giới và cung cấp 92% sản lượng điều xuất khẩu. Do giá điều thế giới năm 1998–1999 tăng ở mức cao đã kích thích sự gia tăng sản xuất trong những năm tiếp theo. Dự báo sản lượng điều thô thế giới sẽ tăng với nhịp độ cao, bình quân 8,95%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và sau đó giảm ở mức 7,2% trong giai đoạn 2006-2010. Sản lượng điều thô thế giới năm 2000 là 915.000 tấn sẽ tăng lên đến 1.405 ngàn tấn năm 2005 và 1.990 ngàn tấn năm 2010. Cùng với việc tăng diện tích, năng suất, cải tạo giống thì hiệu quả chế biến và tăng tỷ lệ thu hồi nhân điều cũng là biện pháp là tăng sản lượng điều thế giới.
Về tiêu thụ nhân điều
Nhu cầu tiêu thụ nhân điều trên thế giới ngày càng gia tăng với tỷ lệ cao, tuy nhiên giá điều vừa qua tương đối cao đã ảnh hưởng phần nào đến khối lượng tiêu thụ. Dự báo tiêu thụ nhân điều thế giới có nhịp độ tăng cao, bình quân 8,4%/năm, thấp hơn so với nhịp độ tăng sản lượng giai đoạn 2001-2005 và đạt 309 ngàn tấn vào năm 2005. Trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng tiêu thụ nhân điều thế giới sẽ đạt 450 ngàn tấn với mức tăng trưởng tiêu thụ so với giai đoạn trước tuy có giảm xuống nhưng vẫn đạt 7,8% và vẫn cao hơn mức tăng về sản lượng. Với hướng dự đoán như vậy thì cung nhỏ hơn cầu sẽ kích thích phát triển sản xuất và tăng giá nhân điều trên thế giới. Các nước tiêu thụ chủ yếu nhân điều trên thế giới là Mỹ (chiếm khoảng 30%), ấn Độ, Trung Quốc và các nước khối EU.
Về xuất khẩu nhân điều
Dự báo xuất khẩu nhân điều thế giới sẽ gia tăng với nhịp độ 7%/năm giai đoạn 2001-2005 và đạt mức xuất khẩu 244,5 ngàn tấn năm 2005, giai đoạn sau sẽ giảm xuống 5,7%/năm và đạt mức 322,5 ngàn tấn nhân điều xuất khẩu vào năm 2010. Các nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới là ấn Độ, Brazil và Việt Nam trong đó Việt Nam sẽ có mức gia tăng nhanh nhất và có thể vươn lên vị trí thứ hai.
Bảng 2.4: Dự báo xuất khẩu nhân điều thế giới
ĐVT : 1000 tấn
1998
2005
2010
Thế giới
174,3
244,5
322,5
- ấn Độ
77,0
118,5
135,0
- Brazil
32,8
50,8
60,0
- Việt Nam
25,7
47,2
95,0
- Các nước khác
11,8
28,0
32,5
Nguồn : FAO, 2001
Về giá cả
Trong giai đoạn 2001-2005, do sự gia tăng sản lượng điều sản xuất ra và cao hơn nhu cầu tiêu thụ nên giá nhân điều có xu hướng giảm trên thế giới có xu hướng giảm từ 6.200 USD/tấn năm 2000 xuống còn 5.500 USD/tấn năm 2005 và giai đoạn sau do cung nhỏ hơn cầu nên giá lại phục hồi và tăng lên 5.700 USD/tấn vào năm 2010.
Về nhập khẩu nhân điều
Các thị trường nhập khẩu nhân điều chủ yếu là các nước phát triển. Nước nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, tiếp đến là Châu Âu và Trung Quốc. Trung Quốc sẽ có nhịp độ gia tăng nhập khẩu nhanh nhất, bình quân 14,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005.
Bảng 2.5: Dự báo nhập khẩu nhân điều thế giới
ĐVT : 1000 tấn
1998
2005
2010
Thế giới
156,5
238,4
312,7
- Mỹ
65,0
88,4
106,0
- Châu Âu
36,2
55,6
69,3
- Trung Quốc
20,4
40,5
57,3
- Nhật Bản
6,6
12,0
19,4
- Các nước khác
28,3
41,9
60,7
Nguồn : FAO,2001
Dự báo khối lượng nhân điều nhập khẩu thế giới năm 2005 là 238,4 ngàn tấn, tăng 6,2% trong giai đoạn 2001-2005 và tăng ở mức độ 5,6%/năm giai đoạn 2006-2010 đạt mức 312,7 ngàn tấn vào năm 2010.
2.1.3.4. Mặt hàng cao su thế giới
Cao su thiên nhiên là nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp. Mặc dù chịu sức ép cạnh tranh của cao su nhân tạo song do tăng trưởng của ngành sản xuất săm lốp được đẩy mạnh nên nhu cầu cao su thiên nhiên tăng vững trong những thập kỷ 70 và 80. Có hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu cao su thiên nhiên là đa dạng hoá sử dụng cao su thiên nhiên và tiến bộ công nghệ trong ngành sản xuất săm lốp.
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn 1984 – 1994 tăng bình quân 4,5%/năm từ 3,96 lên 5,87 triệu tấn. Giai đoạn 1994 – 2005 tốc độ tăng sản lượng cao su sẽ giảm xuống còn 3,4%/năm và ước đạt 7,76 triệu tấn vào năm 2005. Mặc dù sản lượng các nước Châu Phi và các nước châu Mỹ La tinh sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 1994 – 2005, song các nước thuộc khu vực Đông á sẽ tiếp tục chi phối sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu. Thái Lan sau khi tăng mạnh sản lượng trong giai đoạn 1984 – 1994, tốc độ tăng xấp xỉ 8%/năm, sẽ giảm xuống còn khoảng 5%/năm trong giai đoạn 1994 – 2005. Tuy nhiên Thái Lan vẫn là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, dự đoán đến năm 2005 sản lượng đạt 2,65 triệu tấn. Do chịu sức ép cạnh tranh của các loại cây trồng khác và giới hạn về đất nên mặc dù sản lượng của Trung Quốc, ấn Độ, và Philippine tiếp tục tăng song tốc độ sẽ giảm xuống. Dự báo năm 2005 sản lượng cao su Trung Quốc là 525 ngàn tấn, ấn Độ là 695 ngàn tấn, Philippine là 75 ngàn tấn. Sản lượng cao su của Indonexia và Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, Indonexia đạt 1,9 triệu tấn và Việt Nam đạt 200 ngàn tấn vào năm 2005. Trong khi đó, do xu hướng chuyển sang trồng dầu cọ nên diện tích dành cho cây cao su của Malayxia sẽ giảm sút. Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên của Malayxia sẽ là 900 ngàn tấn vào năm 2005, chỉ bằng 2/3 so với những năm của thập kỷ 80.
Sau khi giải tán Hiệp hội cao su thiên nhiên thế giới, ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonexia và Malaysia đã quyết định thành lập một liên minh tay ba gọi tắt là TRC. Hiện nay sản lượng cao su thiên nhiên của Thái Lan, Indonexia, và Malaysia chiếm tới 75-78% tổng số lượng cao su thiên nhiên thế giới.
Đồ thị 1: Sản lượng cao su tự nhiên một số nước (000 tấn)
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, trong những năm tới, giá cao su sẽ có xu hướng tăng lên, một phần do nền kinh tế của các nước phát triển, mặt khác do nông dân của các nước sản xuất lớn sẽ cắt giảm sản xuất cao su do giá giảm trong những năm qua. Và có thể đến năm 2010, giá cao su có thể sẽ trở lại mức năm 2000 USD/tấn. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho các nước xuất khẩu cao su như Việt Nam.
2.1.3.5. Mặt hàng chè thế giới
Chè là một cây công nghiệp dài ngày, được trồng nhiều ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như: Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca, Việt Nam… Nhưng chè lại được dùng làm đồ uống và là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ở các nước trên thế giới ưa thích.
Sản lượng chè trên thế giới dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt mức trên 3.000.000 tấn, tăng 1% so với hiện nay. Các nước sản xuất chè chủ yếu trên thế giới là ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kenya và Việt Nam. Giá chè trên thị trường thế giới đầu thập kỷ 90 giảm một cách đáng buồn, song từ năm 1995 đến năm 1997 lại tăng một cách rất khả quan (từ 1,5 USD/kg lên 2,02 USD/kg). Bắt đầu từ năm 1999 lại giảm xuống còn 1,81 USD/kg, song từ cuối năm 2000 đến nay giá chè lại có sự khởi sắc. Như vậy, giá chè trên thị trường thế giới trong thập kỷ 90 luôn biến động. Dự báo từ nay đến năm 2010 giá chè sẽ có xu hướng tăng lên, do thị trường Nga và Đông Âu bắt đầu khôi phục, nhưng không có sự đột biến lớn.
Buôn bán chè trên thị trường thế giới tương đối tự do so với các mặt hàng nông sản khác. Thị trường các nước phát triển như Anh, Mỹ không phải nộp thuế nhập khẩu đối với chè rời và chè đóng gói. Còn các nước đang phát triển thường đánh thuế nhập khẩu chè cao, làm tăng giá chè, do đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Sự chuyển biến theo hướng tự do thương mại trong thời gian tới (các nước giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Urugoay) sẽ làm giảm giá và tăng lượng nhập khẩu chè trên thị trường thế giới.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương của LHQ (FAO), nhu cầu nhập khẩu chè năm 2005 là 2.638,6 ngàn tấn, trong đó các nước đang phát triển tiêu thụ1.919,6 ngàn tấn; các nước phát triển tiêu thụ khoảng 719 ngàn tấn. Tốc độ này chậm hơn so v._.ụng đối với nông sản xuất khẩu đã góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá của nông sản trên thị trường Trung Quốc, khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất chế biến hàng nông sản xuất khẩu.
Các giải pháp cụ thể trong lĩnh vực Tài chính – Tín dụng bao gồm :
3.4.2.1. Lãi suất và tỷ giá hối đoái linh hoạt
Một chính sách định giá đồng nội tệ quá cao sẽ làm tăng giá xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam và đồng thời làm giá hàng nhập khẩu rẻ hơn. Điều này sẽ có lợi cho ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Do tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là lớn, vào khoảng 28%, việc định giá đồng nội tệ quá cao sẽ có tác động tiêu cực không chỉ đến tăng trưởng nông nghiệp mà còn ảnh hưởng xấu đến lợi ích lâu dài của nền kinh tế. Do nhiều nước trong khu vực xuất khẩu hàng nông sản giống như Việt Nam nên sự phá giá mạnh đồng bản tệ ở những nước này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng nông sản xuất khẩu của các nước này so với Việt Nam. Vì vậy, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế từng thời kỳ mà vận dụng công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng một cách sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo để nông sản Việt Nam xuất khẩu có hiệu quả sang thị trường Trung Quốc.
3.4.2.2. Bảo hiểm, hỗ trợ xuất khẩu
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và độ rủi ro cao. Để giảm bớt rủi ro và phát triển bền vững, Nhà nước cần có sự hỗ trợ để các cơ quan chức năng tiến hành các dịch vụ bảo hiểm cho nông nghiệp.
Tự do hóa trong lĩnh vực nông sản giữa nước ta và các nước ASEAN với Trung Quốc đã đạt được qua việc ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại trong những năm gần đây, đặc biệt là Hiệp định thu hoạch sớm. Do đó, khả năng các mặt hàng nông sản nước này sẽ tràn vào Việt Nam là rất hiện thực. Vì vậy, để bảo vệ sản xuất trong nước, chúng ta cần khẩn trương xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến các biện pháp tự vệ trong thương mại đối với hàng nông sản.
Hiện nay, trong khuôn khổ WTO đã đạt được cam kết tự do hoá thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn nằm trong chính sách bảo hộ của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. Các biện pháp bảo hộ thường bằng các rào cản kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải căn cứ vào tính chất bảo hộ của từng loại sản phẩm ở từng thị trường cụ thể để xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm cho phù hợp.
Vấn đề về việc bảo hộ và trợ cấp nông nghiệp ở nước ta không cao nhưng trong tương lai nhu cầu bảo hộ và hỗ trợ sẽ ngày càng cao bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Điều đó sẽ gây nhiều khó khăn trong các cuộc đàm phán của nước ta để gia nhập WTO sắp tới. Do đó, vấn đề đặt ra là trong khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần bị hạ thấp và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn thì Việt Nam cần phải làm gì để vẫn hỗ trợ được cho nông dân mà không làm ảnh hưởng tới quá trình gia nhập WTO.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, mặc dù các khoản hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và trợ cấp xuất khẩu bị cắt giảm nhiều và thậm chí không còn được áp dụng khi Trung Quốc gia nhập WTO nhưng họ vẫn có thể dành hỗ trợ và trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp trong nước theo các quy định thuộc “hộp màu xanh lá cây”, “hộp màu xanh da trời” và “hộp màu xanh hổ phách”.
Tự do hoá trong lĩnh vực nông sản giữa nước ta và các nước ASEAN với Trung Quốc đã đạt được qua việc ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại những năm gần đây, đặc biệt là Hiệp định Thu hoạch sớm. Do đó, khả năng các mặt hàng nông sản của nước này sẽ tràn vào Việt Nam là rất hiện thực. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ sản xuất trong nước như các biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng… chính sách thương mại cần hướng các doanh nghiệp xây dựng các công cụ có khả năng vượt qua các hàng rào bảo hộ mới của thị trường Trung Quốc.
3.4.2.3. Chính sách thuế nông nghiệp và thuế xuất nhập khẩu
Nhìn chung, mức thuế đánh vào hàng xuất khẩu là khá thấp nhưng thuế đánh vào hàng chế biến lại quá cao. Đối với hàng xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su tự nhiên, chè, tiêu không chịu thuế xuất khẩu. Đối với các hàng chế biến, các sản phẩm nhập khẩu chịu mức thuế cao như gạo đã xay xát có thuế suất 15%, cà phê rang 75%, chè 75%, rau quả 45%. Có thể nhận thấy rằng thuế suất nhập khẩu cao đánh vào hàng chế biến là để bảo hộ ngành chế biến thực phẩm. Vì Việt Nam là thành viên của AFTA và lịch trình cắt giảm thuế theo CEPT đã rất gần, như vậy ngành chế biến nông sản trong nước sẽ gặp thách thức lớn do áp lực cạnh tranh từ các nước ASEAN. Theo CEPT, thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng sẽ giảm xuống còn từ 0-5% vào năm 2006.
3.4.2.4. Chính sách đầu tư
Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, cần phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên mà đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm thích đáng. Từ trước đến nay, vốn đầu tư từ ngân sách có xu hướng phân tán, hiệu quả không cao. Trong những năm tới đây, do yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của thị trường quốc tế cũng như Trung Quốc, cơ cấu đầu tư phải có những điều chỉnh thích hợp, theo đó, tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông và nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống mới, giống có chất lượng… cần được đầu tư thích đáng.
Cho đến nay, đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho khâu tiêu thụ – thị trường. Do vậy, Nhà nước cần đầu tư thoả đáng cho “đầu ra” của quá trình sản xuất.
Một hướng cần ưu tiên đầu tư hơn nữa từ nguồn ngân sách Nhà nước là hệ thống cơ sở hạ tầng tiêu thụ (kho tàng, bến bãi, cơ sở vận tải…), đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ buôn bán nông sản để khuyến khích phát triển mạnh mạng lưới giao lưu nông sản giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra, đầu tư của Chính phủ vào nông nghiệp có vẻ không hiệu quả do chủ yếu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó, thiếu vốn đầu tư của Chính phủ cho khu vực tư nhân là một hạn chế lớn ngăn cản các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất thấp, khoảng 10% tổng đầu tư vào các doanh nghiệp quốc doanh. Một trong những lo ngại là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp rất thấp, chỉ chiếm khoảng 7%, điều này có nghĩa khu vực nông thôn chưa tạo thành địa bàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu nông sản
3.4.3.1.Tạo lập môi trường cho thị trường tiêu thụ nông sản
a/ Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại hàng nông sản:
Đường giao thông:
Nhà nước ưu tiên dành vốn hỗ trợ phát triển giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi thời tiết để lưu thông vận chuyển hàng hoá sang Trung Quốc, trước hết là các vùng sản xuất tập trung.
Hệ thống thông tin
Xây dựng và phát triển nhanh mạng lưới bưu chính – viễn thông, thông tin tới tận các hộ gia đình sản xuất nông sản, bảo đảm tính sẵn sàng, tính tiếp cận và tính phổ cập thông tin trong mọi lĩnh vực, mọi thời tiết, mọi điều kiện và mọi đối tượng để họ nắm bắt được nhanh nhất nhu cầu từ phía các doanh nghiệp đối tác Trung Quốc.
Xây dựng hệ thống tham tán thương mại ở Trung Quốc để tìm hiểu và nắm bắt rõ nhu cầu thị trường đối tác, từ đó phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nắm rõ nhu cầu, tình hình, để ra chiến lược sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông sản của mình.
Hệ thống chợ
Hoàn thiện hệ thống chợ, các điểm họp chợ chung và các cửa khẩu buôn bán trên biên giới Việt Trung.
Đầu tư xây dựng kho ngoại quan ở Trung Quốc, Đài Loan để trưng bày, giao dịch hàng nông sản.
b/Tổ chức mạng lưới kinh doanh hàng hoá nông sản và vật tư nông nghiệp:
Các hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo dõi sát thông tin thị trường để quyết định phương án sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường.
Phát triển hợp tác xã tiêu thụ dưới nhiều hình thức.
Các doanh nghiệp phải tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu, phát triển thị trường, xác định sản phẩm, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thuỷ sản theo yêu cầu thị trường. Tổ chức hệ thống phân phối đến tận địa phương để tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư.
c/ Đào tạo nhân lực:
Đưa các kiến thức về kinh tế thị trường vào các chương trình giảng dạy ở các trường trung học, công nhân kỹ thuật, các lớp tập huấn ngắn ngày về khuyến nông…
Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực: khấu trừ vào phần nghĩa vụ ngân sách đối với khoản chi đào tạo nguồn nhân lực.
d/ Xây dựng và phát triển nhanh hệ thống thông tin thị trường:
Đối với thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, việc tăng cường xuất khẩu nông sản là động lực chính để phát triển, nên các giải pháp về thị trường phải lấy xuất khẩu là trọng tâm chính, gồm những biện pháp sau:
Tổ chức nghiên cứu, dự báo thị trường trong nước và thị trường nội địa Trung Quốc đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể. Nghiên cứu thị hiếu, giá cả, chính sách thuế, phi thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của khách hàng để hướng dẫn người sản xuất làm ra các sản phẩm hàng hoá phù hợp.
Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn tiêu dùng, tham gia hội chợ triển lãm Trung Quốc để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Chú trọng các đoạn thị trường có sức mua lớn như Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Kinh, Vân Nam… đi đôi với khảo sát, thăm dò mở thêm thị trường mới, chủ động phòng ngừa những đột biến thị trường
Tại thị trường Trung Quốc đề nghị có tham tán nông nghiệp để theo dõi thông tin và thực hiện hoạt động giao dịch thương mại hàng nông sản. Thành lập văn phòng đại diện thương mại nông sản Việt Nam tại Trung Quốc.
Thành lập quỹ phát triển Thị trường nông sản trên cơ sở hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và nguồn thu chủ yếu từ các doanh nghiệp có xuất khẩu nông sản, dựa vào số lượng hoặc trị giá xuất khẩu từng loại sản phẩm để chủ động thực hiện công tác xúc tiến thương mại, xử lý tranh chấp thương mại khi xảy ra.
3.4.3.2. Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu
Công tác cải cách hành chính trong thời gian qua đạt những kết quả tích cực trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, trong việc tham gia xử lý điều hành vĩ mô, ban hành các chính sách nhằm khai thông ách tắc trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Công tác cải cách hành chính của Bộ được triển khai đồng bộ và đạt kết quả bước đầu ở cả 4 lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và cải cách tài chính công. Một số nội dung cải cách hành chính Bộ đã triển khai như: Mô hình “một cửa”, ứng dụng công tác ISO trong công tác hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý điều hành của Bộ được triển khai thực hiện
3.4.3.3. Củng cố công ty, từng bước thành lập tập đoàn kinh tế
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc củng cố, kiện toàn các Tổng công ty Nhà nước nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược. Đảng và Nhà nước ta định hướng tổ chức quản lý kinh doanh xuất khẩu hàng hoá dựa trên mô hình tập đoàn kinh tế theo hai hướng sau:
Thành lập tập đoàn kinh doanh xuất khẩu từ các Tổng công ty mạnh. Ví dụ như Thành lập Tập đoàn kinh doanh xuất khẩu rau quả trên cơ sở lấy Tổng công ty rau quả và các công ty, nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu làm nòng cốt.
Thành lập tập đoàn kinh doanh mà thành viên của nó là các đơn vị độc lập tự nguyện liên kết với nhau, hoặc mua lại, sát nhập, thôn tính các doanh nghiệp yếu kém.
Như vậy, Tập đoàn được thành lập hoạt động theo nguyên tắc Công ty cổ phần. Ví dụ: Tập đoàn kinh doanh xuất khẩu của một số Hiệp hội kinh tế như: Hiệp hội Cao su, Hiệp hội Cà phê ca cao, Hiệp hội mía đường, Hiệp hội chè, Hiệp hội xuất khẩu gạo…
3.4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc
3.4.4.1. Về phía Nhà nước, Bộ, Ngành
Một nền kinh tế năng động, hoạt động theo một guồng máy chỉnh thể không thể thiếu vai trò của quản lý của Nhà nước. Nhà nước, chủ thể đóng vai trò điều tiết, định hướng về mọi mặt cho các chủ thể khác tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản có hiệu quả, cần phát huy chức năng về:
- Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thị trường: Thực hiện phân cấp chịu trách nhiệm lo thị trường tiêu thụ nông sản.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hoá: Nghiên cứu xây dựng mới, soát xét lại (khoảng 250) tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình, quy phạm phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng thị trường Trung Quốc. Kiện toàn hệ thống kiểm dịch động thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… từ Trung ương đến địa phương để quản lý, kiểm tra và ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ…
Về phía Bộ NN & PTNT cũng nên phân bổ một phần ngân sách nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu thị trường nông sản. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thiếu vắng các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này, đây là thiếu sót mà chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh.
Gần đây, Chính phủ đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Thông qua đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững hơn.
Nhà nước cần định hướng, đề ra kế hoạch cụ thể thực hiện tốt phong trào “ba giảm”, “ba tăng”: giảm diện tích – giảm hoá chất thuốc trừ sâu, phân bón – giảm giống; tăng năng suất – chất lượng – hiệu quả. Thị trường Trung Quốc trước mắt là một thị trường dễ tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm chưa cao, hệ thống kiểm dịch an toàn thực phẩm trước mắt là chưa chặt chẽ, nhưng muốn tồn tại lâu dài và cạnh tranh với các đối thủ khác thì Nhà nước cần hướng dẫn người sản xuất chú trọng đến giảm việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu khi trồng các sản phẩm nông sản. Nhà nước cũng phải đầu tư nghiên cứu các loại giống cây trồng mới sao cho giảm số lượng giống cây trồng đưa vào sản xuất, tăng chất lượng các loại giống cho năng suất, chất lượng cao.
Một vấn đề đáng chú ý hiện nay là: Chính sách thương mại cần hướng vào thúc đẩy mô hình “bốn nhà”, “năm nhà” trong đó mối liên kết giữa các nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà ngân hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt mặt hàng và đồng thời xây dựng thương hiệu cho mỗi loại sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy mối liên kết giữa Nhà khoa học – Nông dân – Người thu mua và bảo quản – chế biến - đến doanh nghiệp xuất khẩu theo một dây chuyền khép kín, tạo thành một liên kết tổng thể từ sản xuất đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Mặt khác, cần tăng cường vai trò của Ngân hàng để phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, đưa thanh toán qua Ngân hàng vào nề nếp theo thông lệ quốc tế. Hiện nay, một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp hai bên gặp phải là phương thức thanh toán tiền hàng trong buôn bán biên mậu vì việc thanh toán phổ biến bằng tiền mặt thường xẩy ra rủi ro cao. Do đó, Ngân hàng hai bên cần gặp nhau để định ra cấc phương thức thanh toán thích hợp, phù hợp với điều kiện buôn bán biên giới, đảm bảo lợi ích hai bên. Trong điều kiện hiện nay điều này muốn thực hiện thành công cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, trong đó, quy định pháp luật để phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia là rất cần thiết.
3.4.4.2. Về phía hiệp hội ngành hàng
Các Hiệp hội ngành hàng là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong từng ngành hàng, được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh thì vai trò của Hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết trong việc định hướng sản xuất kinh doanh, thống nhất hành động, hợp tác quốc tế… cho các doanh nghiệp thành viên.
Nội dung hoạt động chính của các Hiệp hội gồm các công việc sau:
Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành Hiệp hội như: Quy định hội viên Hiệp hội, tổ chức bộ máy Hiệp hội, tài chính, chức năng quản lý, đàm phán, kiểm tra giám sát các hội viên.
Trao đổi thông tin về sản xuất kinh doanh, về khoa học công nghệ, về thị hiếu giá cả thị trường trong và ngoài nước.
Xây dựng quy cách, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Phối hợp hành động xúc tiến thương mại như: Tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ, hội thảo, triển lãm quốc tế và trong nước, tổ chức thăm quan, khảo sát, tìm hiểu thị trường.
Đào tạo nguồn nhân lực nắm vững về chuyên môn kỹ thuật cũng như về quản lý kinh doanh.
Tham gia thẩm định chính sách Nhà nước để có kiến nghị sát đúng xuất phát từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của cơ sở vì lợi ích toàn cục.
Trong thời gian tới, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội trong lĩnh vực Hợp tác quốc tế, thống nhất hành động trong Hiệp hội nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Đối với ngành nông sản, cần sớm thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng và giao cho các Hiệp hội quản lý.
3.4.4.2. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu và nhà sản xuất
Đối với các chủ trang trại, hộ sản xuất nhỏ: (1) Chủ động nắm bắt thông tin phía đối tác và tìm kiếm các cơ hội giới thiệu sản phẩm do mình làm ra sang thị trường thế giới cũng như thị trường Trung Quốc; (2) Dựa vào các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp lớn để cùng tham gia thị trường rộng lớn Trung Quốc. Trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc phần lớn là các hộ gia đình nông dân, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng những yêu cầu về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm…, thậm chí chỉ là tiếp cận những thông tin, chính sách mới xem ra là rất khó khăn. Do vậy, mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn là cực kì quan trọng. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan Nhà nước để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía họ để tìm cách thương thảo, cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho nông sản của nước ta.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần nghiên cứu đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp theo hướng cổ phần hoá. Phải kiên quyết và mạnh dạn hơn nữa trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhằm xác định rõ trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chính năng lực của mình, tự phấn đấu vươn lên, tránh ỷ lại, dựa dẫm.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản cần chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng việc đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động giỏi nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm và chủ động thích nghi với cạnh tranh trong hội nhập. Đồng thời, các doanh nghiệp của ta cần chủ động đổi mới bắt đầu nhận thức từ cung cách kinh doanh từ khâu sản xuất theo định hướng thị trường, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm. Một yêu cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do này
Vấn đề phát huy tốt mô hình “bốn nhà”, “năm nhà” không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phía Nhà nước, mà còn từ phía doanh nghiệp, nhà sản xuất.
- Nhà khoa học: Nước ta có điều kiện đất đai và khí hậu đặc thù đã tạo nên những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng khác biệt so với nhiều nước. Mặt khác, hiện nay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chúng ta đã nghiên cứu thành công rất nhiều loại giống mới. Trong buôn bán quốc tế những sản phẩm này được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ. Đây là lợi thế rất lớn mà nhiều doanh nghiệp, các nhà khoa học và nông dân của Việt Nam không dành quan tâm để khai thác. Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi đó, sản phẩm cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với các quy định chi tiết từ nguồn gốc sản xuất. Vì vậy, việc làm thiết thực nhất lúc này là cần được hỗ trợ, đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu lai tạo, chọn lọc, đưa nhanh các giồng cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, gắn với quy trình trồng mang tính sinh thái để tạo ra sản phẩm an toàn, tăng thêm tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập; nghiên cứu chế tạo, áp dụng thành công những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào trong sản xuất; hỗ trợ cho nhà sản xuất tạo ra nông sản phẩm chấ lượng cao.
- Nhà nông: thực hiện nghiêm chỉnh mô hình “ba giảm”, “ba tăng”, muốn cho nông sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có chỗ đứng trên thị trường trong & ngoài nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc cần giảm dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trong các loại cây trồng; tăng năng suất, thâm canh gối vụ, trồng xen kẽ hoa màu…tạo hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng nhiều của thị trường đông dân Trung Quốc này.
- Nhà xuất khẩu: Hình thức xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững hơn đang là một lĩnh vực đem lại hiệu quả cao. Thông qua hình thức hợp đồng, các doanh nghiệp chế biến – tiêu thụ sẽ hỗ trợ người sản xuất về giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác. Nhờ vậy, người sản xuất mới tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình canh tác và phương pháp sử dụng hoá chất trong nông sản. Sản phẩm nông sản không những có chất lượng được nâng cao mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy, hình thức hợp đồng có ưu thế cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh những sản phẩm nông sản vốn đã có lợi thế như của nước ta.
Kết luận
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện thời tiết, tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, thì phát triển ngành nông nghiệp đất nước hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan, và yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Sau gần 20 năm đổi mới, hoạt động xuất khẩu noi chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày một tăng năm sau cao hơn năm trước. Chủng loại hàng hoá, chất lượng, mẫu mã hàng nông sản ngày càng được đổi mới và cải thiện, các mặt hàng chủ lực dần khẳng định vị trí, trong đó có những mặt hàng đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu… Tỷ trọng hàng nông sản chế biến trong cơ cấu xuất khẩu tăng nhanh, thị trường Trung Quốc đang dần được chú trọng là một trong những thị trường truyền thống, tiềm năng của ta.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì xuất khẩu nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc vẫn còn yếu thế, chưa cạnh tranh cao ngoài một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, hạt điều, rau quả… Do vậy, ngoài việc phát huy các mặt hàng chủ lực, Việt Nam nên tập trung vào một số mặt hàng mới có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao: như thịt lợn, lâm sản...
Để giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, bên cạnh những biện pháp khơi dậy tiềm năng bên trong phát triển sản xuất, tăng khối lượng nông sản hàng hoá với chất lượng cao hơn, tăng tính cạnh tranh thì phải có sự kết hợp giữa Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp mà chuyên đề đã đề xuất trong phần quan điểm, mục tiêu và 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
(1) Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu.
(2) Nhóm giải pháp về tài chính tín dụng nhằm cải thiện nguồn vốn đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
(3) Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu hàng nông sản dần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác xuất khẩu nông sản.
(4) Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Bình – Lê Hữu Nghĩa – Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Bộ NN & PTNT, (5/2000), Nông nghiệp nông thôn năm 2004 và chỉ tiêu kế hoạch 2005.
3. Bộ NN & PTNT, Dự báo thị trường thế giới đầu thế kỷ XXI của một số nông lâm sản, Báo chuyên đề.
4. Bộ NN & PTNT, triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông sản, Báo chuyên đề.
5. Bộ NN & PTNT, Tóm tắt dự thảo chiến lược hội nhập Kinh tế quốc tế cho một số mặt hàng nông lâm sản chính.
6. Bộ NN & PTNT, Báo cáo tóm tắt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng mạnh xuất khẩu.
7. Bộ NN & PTNT, Hợp tác Thương mại - đầu tư nông nghiệp giữa Việt Nam – Trung Quốc.
8. Bộ Tài chính (1998), Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA, NXB Tài chính Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (3/2001), Giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu, Bác cáo hội thảo khoa học.
10. Bộ Thương mại, Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
11. Bộ Thương mại, Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010.
12. Bộ Thương mại, Giải pháp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
13. Bộ Thương mại, Định hướng xuất khẩu một số nông sản phẩm chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
14. Nguyễn Duy Bột, Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, HN
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Tô Đức Hạnh, Trần Mai Phương, 10 năm xuất khẩu hàng hoá nông sản ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Vũ Trọng Khải (2001), các lợi thế so sánh và bất lợi của nông sản Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá thương mại, Nội san thông tin khoa học.
18. Tổng cục Hải quan
TàI liệu Tiếng anh
19. EIU, Country Forecast, The Economics Intelligence Unit, UK.
20. FAO, 2003, Commodity Review and Outlook, Rome.
21. FAO, 2001, Commodity Market Review.
22. FAO, 2001, Year book Forest Product.
23. FAO, 2001, Medium term prospect for Agricultural commodities, Agricutural commodities Projections to 2005, Rome.
24. FAO, Year book Statistic 1995, 1998, 2000, 2004.
25. USDA, 2000, World Market and Trade, 2000.
26. WB, Global Economic Prospects and the Developing Countries.
27. WTO, Annual Report.
28. www.apec.org/apec/member-economies/economy-report/vn/
29. www.faostat.fao.org/faostat/collections?subset/
30. www.adb.org/documents/books/ado/2002/vie.asp/
31. www.adb.org/documents/report/annual-report/2002/vie.asp/
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
ơ
ADB
AFTA
ACFTA
APEC
ASEAN
CEPT
EIU
EU
FAO
FDI
GATT
GDP
HACCP
IMF
NAFTA
ODA
UN
USD
USDA
WTO
Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu á
Asian Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do Asean
Asian – China Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc
Asia – Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương
Association of South East Asian Nation – Hiệp hội các nước Đông Nam á
Common Effective Preferential Tariff – ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Economic Intelligence Unit – Cơ quan tình báo kinh tế
European Union – Liên minh Châu Âu
Food and Agricultural Organization – Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
General Agreement on Tariff and Trade – Hiệp định ưu đãi thuế quan và mậu dịch chung
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
Hazzard Analysis Critical Control Point – Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu
International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
North American Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Offficial Development Assisstance – Hỗ trợ phát triển chính thức
Union Nation – Liên Hợp Quốc
United State Dollar
United State Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Mỹ
World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
CNH
ĐBSCL
ĐBSH
ĐVT
HĐH
NN & PTNT
SL
SP
TMQT
Tr.
XHCN
Công nghiệp hoá
Đồng Bằng sông Cửu Long
Đồng Bằng sông Hồng
Đơn vị tính
Hiện đại hoá
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản lượng
Sản phẩm
Thương mại quốc tế
Triệu
Xã hội chủ nghĩa
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, đổ thị
1. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (% so với năm trước).
2. Bảng 1.2: Dự kiến cơ cấu xuất khẩu một số nông sản chính thời kỳ 2005 – 2010
3. Bảng 2.1. Dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển
4. Bảng 2.2: Xuất khẩu cà phê thế giới
5. Bảng 2.3: Nhu cầu cà phê thế giới
6. Bảng 2.4: Dự báo xuất khẩu nhân điều thế giới
7. Bảng 2.5: Dự báo nhập khẩu nhân điều thế giới
8. Bảng 2.6: Tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Nam á khác
9. Bảng 2.7: GDP cả nước và tình hình xuất khẩu của Việt Nam
10. Bảng 2.8: Khối lượng nông sản xuát khẩu của Việt Nam
11. Bảng 2.9: Dự báo khu vực thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010
12. Bảng 2.10: Cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
13. Bảng 3.1: Định hướng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ 2005 – 2010
14. Biểu đồ 1: Dự báo thị trường nhập khẩu chè thế giới năm 2005
15. Đồ thị 1: Sản lượng cao su tự nhiên một số nước
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9704.doc