Xuất khẩu lao động sang Đài Loan tại Công ty đầu tư & thương mại

Lời mở đầu Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - chính trị nhằm tìm kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang được đặc biệt chú trọng bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội nước ta những bước chuyển mới với hiệu qủa rõ rệt. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, giày dép, thuỷ sản, may mặc... thì hoạt động xuất khẩu lao độn

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu lao động sang Đài Loan tại Công ty đầu tư & thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lại đặc biệt được quan tâm trong thời gian gần đây. Đảng và Nhà nước ta đã coi hoạt động xuất khẩu là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xuất khẩu lao động còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới. Nhu cầu về việc làm của người lao động và lợi ích quốc gia đòi hỏi Nhà nước và chính bản thân người lao động phải có những cố gắng, giải pháp riêng để không ngừng nâng cao hiệu qủa và mở rộng chương trình làm việc với người nước ngoài để ngày càng có thêm nhihều thị trường mới để xuất khẩu lao động đạt kết qủa cao. Để đi sâu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động, em đã chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại. Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại trong những năm tới. Đây là một đề tài khá mới mẻ nên trong quá trình tìm hiểu, xây dựng đề tài em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Thân Danh Phúc, cùng với các anh chị ở phòng xuất khẩu lao động và chuyên gia của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại, cũng như qua quá trình tìm tòi các tài liệu phục vụ cho chuyên đề, em đã xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện Phạm Diễm Ngọc Chương I Lý luận chung về xuất khẩu lao động I. Nội dung của xuất khẩu lao động: 1. Một số khái niệm cơ bản: Trong khoảng 20 năm trở lại đây việc đưa lao động của một quốc gia ra khỏi phạm vi của nước đó để làm việc đã trở nên quen thuộc với số lượng ngày càng tăng.Đó là do sự phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang có những chuyển biến về chất và không đoòng đều giữa các nước dựa trên cơ sở phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật.Thực tế cho thấy, sức lao động của các quốc gia có dư thừa lao động đến giai đoạn hiện nay đã được xem như là một loại hàng hoá có thể mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho ngân sách quốc gia. Do vậy để nghiên cứu về xuất khẩu lao động trước hết cần phải tìm hiểu và làm rõ các khái niệm có liên quan: - Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể những nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi). - Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. - Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hoá sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị và giá trị sử dụng các hàng hoá khác, ngoài ra hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động sữ trở nên cao hơn. - Thị trường lao động: Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao đông. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động. Về mặt thuật ngữ, "Thị trưòng lao đông" thực chất phải được hiểu là "Thị trường sức lao động" để phù hợp với khái niệm của tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao đọng ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động. + Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng. + Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng và ngược lại. Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu dựa vào quan hệ cung - cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao động từ đod cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý. Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao. Thị trường lao động nước ta hiện nay tuy đã hình thành song phạm vi còn nhỏ hẹp. Để phù hợp với sự phát triển quá nhanh của nguồn lao động trước hết thị trường lao động phải được mở rộng cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có quyền bình đẳng, tự do tìm việc làm, thuê mướn lao động theo pháp luật. - Di dân quốc tế: Di dân quốc tế được hiểu là quá trình di chuyển lao động từ nước này sang nứoc khác để tìm việc làm. Nếu xét theo khía cạnh dân số học thì xuất khẩu lao động cũng là một quá trình di dân quốc tế. Do đó,việc đưa nguời lao động đi làm việc ở nước ngoài chính là tham gia vào quá trình di dân quốc tế, nó không nằm ngoài những quy luật chung. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuân theo những hiệp định giữa hai quốc gia, đa quốc gia hoặc theo công ước quốc tế, tuỳ từng trường hợp khác nhau mà nó được xếp nằm trong giới hạn nào. - Xuất khẩu lao động: Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về xuất khẩu lao động. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông qua khái niệm của tổ chức lao động quốc tế ( ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hượp pháp quy định được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động. Phân loại xuất khẩu lao động: Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi: Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để tiến hành đào tạo nữa. Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động: Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích. Việc đầu tư nhằm một phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao ở nước ngoài .v.v... để thu ngoại tệ. Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước. 2. Các hình thức xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động thực tế đem lại lợi ích thiết thực cho cả người lao động và phía Nhà nước. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 17 tháng 7 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tại điều 3 khoản 2 Nghị định này quy định rõ các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm viẹec có thời hạn ở nước ngoài, trong đó bao gồm các hình thức cơ bản sau: 2.1. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài: Đối tác nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, đưa ra những yêu cầu cụ thể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính...Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của bên nước ngoài sẽ tiến hành sơ tuyển dựa trên những tiêu chí có sẵn. Để đảm bảo đúng yêu cầu của mình, bên nước ngoài thực hiện kiểm tra lại một lần nữa trước khi lao động sang làm việc. 2.2. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài. Bên nước ngoài đặt hành cho các công trình xây dựng, do vậy phải đưa đi đồng bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao động trực tiếp sang nước ngoài làm việc. Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồng đối với người lao động, vì thế xuất khẩu lao động theo hình thức khoán khối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bị chán nản, không tận tâm với công việc. 2.3. Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân): Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc. Có những yêu cầu của người nước ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức quản lý, cũng có những yêu cầu chỉ cần người lao động có trình độ giản đơn. Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Thông qua các tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cung ứng cho các tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức: - Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Các khu chế xuất, khu công nghiệp. - Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động: Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó ( Hiệu quả = kết quả - chi phí ). Có hai loại hiệu quả là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội. Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động này. Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, toàn diện một cách tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta. Qua đó một lần nữa thấy rõ hơn việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền kinh tế đất nước quan trọng như thế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực này được chuyển từ chu trình này sang một chu trình khác, từ ngành này sang ngành khác, từ nước này sang nước khác...Với quan điểm như vậy, đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này không thể giống như việc đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh doanh cụ thể trong nước mà không có phần phức tạp hơn nhiều. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động 3.1 Lợi ích kinh tế đạt được a. Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm: Công thức tính: L = Lc + Lx - Ln Trong đó: L : Số lao động được giải quyết việc làm trong năm Lc : Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục Lx : Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm Ln : Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác xuất khẩu lao động. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất nước ( mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp). b. Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động: Công thức tính: P = ∑ Yj ( j = 1 đến n ) Yj = Xij . Kj Trong đó: P : Mức thu của nhà nước Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trường n : Số thị trường đưa lao động sang j : Nước đưa lao động sang K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao động. Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn. Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến khích. “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay. Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản xuất phát triển.” c. Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ: Công thức tính: Mtk = mdt . L Trong đó: Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm. d. Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về: Công thức tính: G = ∑ Hj ( j = 1 đến n ) Hj = ∑ hij . Nj Trong đó: G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về h : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người gửi hàng hoá về trong năm i : Biến số người j : Biến số thị trường ý nghĩa chỉ tiêu: Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất. g: Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dân: Công thức tính: Q = ∑ (Pj + Vij) . kj ( j = 1 đến n) Trong đó: Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc dân P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp k : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ i : Biến số người j : Biến số nước sử dụng lao động ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào thu nhập quốc dân. Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động... song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ... phản ánh hiệu quả về mặt xã hội. 3.2 Chi phí bỏ ra: Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các công việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng... Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp. II. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động. 1. Xét trên góc độ vĩ mô: 1.1. Với nước xuất khẩu lao động: Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại. - Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động. Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5 USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm. - Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoàI, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản… Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị... - Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác. 1.2. Với nước nhập khẩu lao động: Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước... Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động. 2. Xét trên góc độ vi mô: 2.1. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động: - Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế. - Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ. - Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng. 2.2. Với bản thân người lao động: - Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. - Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước. III. Một số kinh nghiệm của Philippine về xuất khẩu lao động: 1. Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hiện nay có rất nhiều người Philippine đi làm việc ở nước ngoài do nhiều nước có nhu cầu về lao động. Tuy nhiên nếu không có những chính sách cụ thể của Chính phủ thì người lao động có thể bị đưa đi không chính thống và có thể bị bóc lột. 10 năm trước đây Philippine đã đặt tất cả các vấn đề lên bàn để xem xét với mục đích làm sao tạo điều kiện để nguời lao động được đi làm việc ở nước ngoài một cách thuận lợi.Trong đó làm rõ vai rò của Chính phủ và các bên có liên quan. ở Philippine nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao động. Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và cho đất nước. Philippine có cơ chế là phải tạo mọi điều kiện và thủ tục một cách rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống đối với tất cả những người lao động có hợp đồng làm việc ở nước ngoài. Đồng thời cần bảo vệ họ một cách đầy đủ để giảm thiểu sự lạm dụng, khai thác cả trước, trong và sau quá trình làm việc tại nước ngoài. 2. Việc cấp giấy phép kinh doanh: Thách thức lớn đối với Chinh phủ trong việc cấp giấp phép kinh doanh là làm thế nào để hấp dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường này. Chính phủ Philippine thực hiện một chính sách rất nghiêm khắc trong việc quy định số vốn ban đầu và số lượng lao động mà doanh nghiệp xuất khẩu trong năm đầu tiên hoạt động,dựa vào đó Chính phủ có thể cấp giấy phép cho họ với các thờ hạn khác nhau. Bên cạnh đó Chính phủ cũng quản lý khoản tiền ký quỹ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cho các mục đích: nếu doanh nghiệp không đảm bảo đưa lao động đi hoặc đưa lao động đi nhưng không đảm bảo điều kiện cho họ hoặc thu phí của người lao động quá cao hoặc khi Chính phủ phát hiện doanh nghiệp đã thu lợi quá mức so với mức trung bình làm cho người lao động không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng khi chưa hết thời hạn thì không cần phải chờ đợi gì, Chính phủ sẽ điều tiết khoản tiền này để trả lại cho người lao động. Kinh nghiệm thực tế cho thấy cả Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động đều có "danh sách đen". Tức là danh sách liệt kê những doanh nghiệp hoạt động có vấn đề, không theo đúng các quy định qua đó họ sẽ biết và cố gắng tránh những khó khăn, phiền toái xảy ra khi thực hiện hợp đồng. 3. Hệ thống thưởng phạt: Chính phủ rất quan tâm các hoạt động khen thưởng và đưa ra các mức thưởng cho các doanh nghiệp làm tốt. Khi làm các thủ tục khen thưởng, các doanh nghiệp không cần phải xuất trình hợp đồng vì họ đã được xác nhận và đã có kết quả thanhf công của người lao động. Điều quan trọng là nếu doanh nghiệp nào thành công sẽ được Chính phủ đưa vào danh sách khen thưởng. Điều này rất có ích cho doanh nghiệp vì nếu như một công ty hoặc một quốc gia nào cần tìm hiểu các doanh nghiệp tốt thì Chính phủ giới thiệu với họ danh sách các doanh nghiệp có uy tín. Như vậy doanh nghiệp sẽ có điều kiện kinh doanh tốt hơn, cũng như doanh nghiệp sẽ có điều kiện để gia hạn giấy phép dễ dàng hơn. Danh sách các doanh nghiệp hoạt động tốt và có uy tín cũng được đưa lên các báo cáo của Chính phủ. 4. Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngoài: Để đảm bảo phúc lợi cho người lao động Chính phủ Philippine đã có các dịch vụ hỗ trợ như sau: - Ngoài các cán bộ phúc lợi làm việc tại đại sứ quán, chúng tôi xây dựng các trung tâm cung cấp dịch vụ ngay tại khu vực có người lao động làm việc. ở các trung tâm, hàng ngày có các bác sĩ, cán sự xã hội làm việc và hỗ trợ cho người lao động. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về những người lao động đang làm việc nước ngoài tại đại sứ quán Philippine ở mỗi nước nơi có lao động đế làm việc là rất quan trọng, vì qua đó cơ quan quản lý mới biết cụ thể người lao động đang ở đâu và làm việc gì trên cơ sở đó mới quan tâm họ sâu sát được. Việc đăng ký danh sách này có tác dụng giảm thiểu các rủi ro với người lao động. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần phải thông báo với người lao động rằng khi sang đến nước ngoài, họ phải đến đại sứ quán Philippine ở đó để đăng ký và cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin về đaị sứ quán để người lao động biết. - Xây dựng mạng liên kết điện tử kết nối với hiệp hội người lao động Philippine. Thông qua mạng này các ngân hàng cũng giúp người lao động chuyển tiền về nước cho gia đình. Như vậy việc đưa lao động sang nước ngoài làm việc không chỉ đơn giản tạo việc làm mà còn đem laị lợi ích cho nhiều ngành khác có liên quan. - Để tăng cường bảo vệ người lao động không bị môi giới đưa đi bất hợp pháp hoặc chịu nhiều khó khăn thiệt thòi chúng tôi đã lập chiến dịch thông tin đại chúng để tuyên truyền cho tất cả người dân biết thực trạng về vấn đề đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và địa chỉ các doanh nghiệp đáng tin cậy. Cũng như chiến dịch chống việc đưa người và tuyển người bất hợp pháp. Đây là vai trò mang tính quản lý Nhà nước, đòi hỏi các bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động cần tham gi avào hoạt động này. - Để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho con em họ. - Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch...cho họ. 5. Vấn đề tạo uy tín cho chất lượng giáo dục: Kinh nghiệm 30 năm cho thấy ngày càng có nhiều khó khăn trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đó là vấn đề cạnh tranh. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng và quảng bá về chất lượng người lao động của chúng ta. Muốn vậy trước tiên phải xác định người lao động ở nước mình có thể làm được những việc gì. Sau đó tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần trang bị ngoại ngữ cho người lao động. Cho đến nay tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ cần đầu tư. Một số đối tác ở các nước, họ yêu cầu phải có xác nhận về tay nghề mà người lao động cần phải đáp ứng. 6. Hiệp hội các doanh nghiệp và phương thức hoạt động: Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân có tiếng nói cũng như cùng phối hợp với Chính phủ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, họ thành lập các hiệp hội của các doanh nghiệp tư nhân. Hiệp hội này có hệ thống thống nhất từ trên xuống dưới. Tất cả các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đều gia nhập hiệp hội lao động ngoài nước Philippine. Bên cạnh các hiệp hội chung còn có các hiệp hội chuyên môn như Hiệp hội lao động làm việc ngoài khơi, Hiệp hội xuất khẩu lao động vui chơi giải trí..., hoặc có những hiệp ._.hội theo vùng, khu vực. Ví dụ như Hiệp hội xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hiệp hội xuất khẩu lao động Hồng Kông...Hiện nay, ở Philippine có khoảng 30-40 hiệp hội lớn, nhỏ. Chương 2 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại I. Thị trường lao động Đài Loan: 1. Giới thiệu đất nước Đài Loan: Đài Loan là hòn đảo đẹp nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km.Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Phí Nam hòn đảo này cách phía Bắc Phillipine 350 km. Phí Bắc Đài Loan cách Tây - Nam Nhật Bản 1.070 km. Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ của quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác. Tổng diện tích khu vực này trên 35.960 km2 (chưa kể vùng đất khai hoang lấn biển). Khí hậu Đài Loan là khí hậu cận nhiệt đới ở phía Bắc và nhiệt đới ở phía Nam.Thời tiết nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình khoảng 25-28 C. Lượng mưa rất dồi dào. Nửa phía Bắc của đảo mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong khi đó khu vực phía Nam đảo lại ấm áp về mùa đông. Tình hình thời tiết sẽ ngược lại, vào mùa hè khi gió mùa Tây - Nam đem mưa đến phía Nam thì thời tiết lại nóng, khô đều ở phía Bắc. Dân số Đài Loan có trên 23 triệu người. Thủ phủ là Đài Bắc, nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn: Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Loan sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Hoa) trong ngôn ngữ hành chính. Tuy nhiên tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Tôn giáo thịnh hành ở Đài Loan là Phạt giáo với khoảng 4,9 triệu phật tử. Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn với gần 30 vạn tín đồ, và hơn 40 vạn tín đồ đạo Tin lành. Đạo Hồi cũng đã xuất hiện ở Đài Loan. Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam. Từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4h Bay. Do đó thời tiết, khí hậu cũng khá gần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Về phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với nước ta, cũng mang sắc thái của nền văn hoá á Đông. 2. Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan: Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1989, Đài Loan chính thức nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức trên 6% và tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3% trong hàng chục năm (riêng năm 2001 tỷ lệ này trên 4%), cùng với việc phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, Đài Loan phải đối mặt với sự khan hiếm nhân lực đặc biệt trong ngành xây dựng. Trong hơn 10 năm gần đây, thanh niên Đài Loan không còn thích thú với nghề xây dựng và sản xuất, họ hướng vào các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế và trật tự hoá việc sử dụng lao động nước ngoài, tháng 5 năm 1992, Đài Loan đã công bố Luật Dịch vụ việc làm. Theo điều 43 luật này, Đài Loan cho nhận lao động nước ngoài với các ngành nghề như sau: - Chuyên gia và cán bộ kỹ thuật. - Hoa kiều hoặc người nước ngoài giữ trách nhiệm quản lý các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đài Loan. - Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục. - Giáo viên dạy tiếng nước ngoài. - Huấn luyện viên và vận động viên thể dục thể thao. - Công việc về tôn giáo, nghệ thuật và biểu diễn. - Người giúp việc gia đình và khán hộ công. - Nhân lực trong các công trình xây dựng và phát triển kinh tế. - Các công việc theo dự án riêng của cơ quan quản lý trung ương, do tính chất công việc đặc biệt, trong nước thiếu nhân tài làm công việc đó, về nghiệp vụ đúng là có nhu cầu thuê người nước ngoài làm. Bảng 1: Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan phân theo quốc gia Năm Indonesia Malaysia Philippin Thái Lan Việt Nam Tổng cộng 1994 6.020 2.344 38.473 105.152 0 151.985 1995 5.430 2.071 54.647 126.903 0 189.051 1996 10.206 1.489 83.630 141.230 0 236.555 1997 14.648 736 100.295 132.717 0 248.396 1998 22.058 940 114.255 133.367 0 270.620 1999 41.224 158 113.928 139.526 131 294.967 2000 77.830 113 98.161 142.665 7.746 326.515 7/2001 89.608 73 85.787 139.924 10.869 326.261 27,47% 0,02% 26,30% 42,88% 3,33% 100% Nguồn: Văn phòng Kinh tế – Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc Bảng 2: Cơ cấu ngành nghề ( năm 2001) Tổng cộng Tháng 7 Tháng 6 Tăng, giảm Tỷ lệ 326.261 100.00 329.612 100.00 -3351 -1,02 % Sản xuất chế tạo 173.230 53.09 176.976 53.69 -3746 -0,60% Xây dựng 37.289 11.44 37.328 11.32 -39 +0,12% GVGĐ & KHC 114.562 35.11 114.140 34.63 +422 +0,48% Thuyền viên 1180 0,36 1168 0,36 +12 +0,48% Nguồn: Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc Khởi đầu, chỉ các công ty hoạt động trong các dự án công cộng được chính quyền cho phép ký hợp đồng nhận lao động nước ngoài. Những năm gần đây, quy mô lao động nước ngoài được làm việc tại Đài Loan dao động trong khoảng từ 320.000 - 350.000 lao động/năm.Trong đó: sản xuất chế tạo chiếm 53,09%; xây dựng chiếm 11,44%; giúp việc gia đình và khán hộ công chiếm 35,11%; thuyền viên chiếm 0,36%. 3. Chính sách của Đài Loan với lao động nước ngoài: Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp tương đối đâỳ đủ và thống nhất. Một số điểm cần lưu ý bao gồm các nội dung sau: 3.1. Thời hạn hợp đồng: Theo điều 43, Luật Dịch Vụ việc làm, người lao động được tuyển dụng làm công việc trong thời gian tối đa là 3 năm (người có nhu cầu tiếp tục được tuyển dụng, chủ sử dụng phải xin phép gia hạn). 3.2. Tiền lương: Tiền lương cơ bản cho mỗi lao động đã được điều chỉnh nhiều lần, hiện nay là 15.840 NT$/tháng, nếu cộng thêm tiền làm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 NT$/tháng. Đương nhiên lương cơ bản của người lao động nước ngoài và người lao động bản địa là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vực khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. 3.3. Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan: Chủ sử dụng lao động Đài Loan được khấu trừ từ tiền lương của lao động Việt Nam chi phí ăn và ở với mức tối đa là 4000 NT$/tháng, mức khấu trừ này có thể được điều chỉnh trong giới hạn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Lao động làm việc trong lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình không phải áp dụng quy định khấu trừ trên đây. 3.4. Bảo hiểm: Người lao động tham gia bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế trong đó: - Bảo hiểm lao động: Chủ chịu 70%, người lao động chịu 20% và chính quyền trợ cấp 10%. - Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng chiu 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%. 3.5. Thuế thu nhập: Thuế thu nhập áp dụng đối với người lao động nước ngoài được xác định theo thời gian làm việc trong năm. Những người sống ở Đài Loan dưới 183 ngày trong quy định mức thuế mỗi năm (thuế niên, tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12) thì nộp 20% thu nhập. Những người sống ở Đài Loan đủ hoặc trên 183 ngày trong thuế iên thì nộp 6% thu nhập như người bản địa. 3.6. Giờ làm việc: Giờ làm việc được quyết định giữa chủ và người lao động theo quy định cụ thể trong hợp đồng lao động. Theo luật về tiêu chuẩn lao động quy định thì giờ làm việc trong ngành công nghiệp là 8h/ngày và 48h/tuần. Hiện nay là 84h/2 tuần. Luật cũng quy định về chế độ làm thêm giờ, giữa buổi làm việc sau 4 tiếng được nghỉ giải lao 30 phút. Tuỳ theo tính liên tục và khẩn trương trong sản xuất mà cống việc được bố trí theo ca, trách nhiệm của chủ là phải sắp xếp ngày nghỉ bù cho người lao động. 3.7. Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: Lao động nước ngoài được phép tham gia công đoàn, nhưng không được bầu là cán bộ công đoàn. Người lao động nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp có thể bị huỷ bỏ hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: - Khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị thua lỗ, chủ sử dụng có thể cho lao động thôi việc, hoặc (nếu có thể) chuyển tới chủ khác. Nhưng chủ lao động phải thông báo trước cho lao động nước ngoài về ý định đó và phải cấp tiền bôì thường cho họ. - Nếu lao động nước ngoài phạm lỗi hoặc phạm luật dẫn tới việc ngừng hợp đồng lao động, người chủ có thể cho thôi việc mà không phải báo trước và có quyền từ chối không thanh toán tiền bồi thường. 3.8. Nghỉ phép, nghỉ lễ và nghỉ việc: Đối với các ngành công nghiệp không được luật tiêu chuẩn lao động điều chỉnh, việc bố trí nghỉ phép và nghỉ việc được quyết định giữa người chủ với người lao động và như đã nói ở hợp đồng với ngành công nghiệp phải tuân theo quy định của luật tiêu chuẩn lao động thì phải tuân theo những nguyên tắc sau đây: - Phải có tối thiểu một ngày nghỉ trong một tuần làm việc Nghỉ phép: Vì lý do đặc biệt, người lao động có thể xin phép không hưởng lương và có thể được chấp thuận nếu có người thay thế công việc hoặc khi nghỉ phép không ảnh hưởng gì tới quá trình sản xuất. Yêu cầu nghỉ phép phải được viết thành văn bản gửi những người có trách nhiệm. Thời gian nghỉ không quá 14 ngày 1 năm. Nghỉ ốm: Do bị ốm, tai nạn hoặc những lý do cần phải chữa chạy, người lao động có thể yêu cầu nghỉ ốm. Nghỉ ốm không nằm viện không được quá 30 ngày mỗi năm. - Nếu bị tai nạn lao động thì được nghỉ phép để chữa trị 3.9. Những trường hợp không được cấp giấy phép lao động và cho thôi việc: Với những tình huống sau đây có thể không được cấp giấy phép lao động hoặc cho về nước. - Những người mang theo gia đình sống với nhau - Những người tay nghề không đủ để hoàn thành nhu cầu của công việc như giấy phép họ đã xin. - Những người không đạt sức khỏe khi kiểm tra. - Những người đã có gia đình, có thai hoặc sinh đẻ khi đang lao động tại Đài Loan. - Những người vi phạm các quy định khi làm các thủ tục cấp giấy phép. 3.10. Đổi nơi làm việc: Không được giải quyết nếu không được phép trước của Uỷ ban Lao động. Đổi chủ lao động không được thực hiện khi không xin phép trước của Uỷ ban Lao động. Làm thêm việc bên ngoài phải có giấy phép của Uỷ ban Lao động. Lao động nước ngoài không được vi phạm hợp đồng lao động đã thỏ thuận giữa họ và chủ sử dụng lao động, như việc nghỉ không xin phép quá 3 ngày. Lao động nước ngoài phải tuân theo mọi pháp luật, quy chế và những quy định công cộng của Đài Loan. Trong trường hợp có khiếu nại về công việc đối với chủ sử dụng lao động thì người lao động nước ngoài có thể báo cáo với Trung tâm Tư vấn lao động nước ngoài để khiếu nại về chủ sử dụng lao động của mình. II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam: Trong 4 năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách về xuất khẩu lao động và chuyêngia tiếp tục được hoàn thiện. Đặc biệt thông qua triển khai thí điểm mô hình liên thông xuất khẩu lao động ở Hải Dương và Phú Thọ, đến nay đã có trên 50 tỉnh, thành phố có lao động đi làm việc ở nước ngoài ( có 15 tỉnh, thành phố đưa đi được trên 1000 lao động trong một năm). Trong 4 năm, cả nước đã được 224 ngàn người lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 73% so với kế hoạch 5 năm). Cùng với chính sách của Nhà nước, nhiều địa phương đã có giải pháp hỗ trợ người lao động về vay vốn, dạy nghề, phí làm thủ tục, hộ chiếu và khám sức khoẻ. 1. Số lượng và cơ cấu xuất khẩu lao động: 1.1. Số lượng lao động: Tổng kết qua 4 năm thực hiện xuất khẩu lao động, chúng ta đã đưa đi 224 ngàn lao động và chuyên gia. Riêng năm 2004 đã có 67.447 lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài và lượng kiều hối chuyển về nước đạt mức 1,65 tỷ USD. Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2004 tại Đài Loan có trên 33000 người lao động Việt Nam làm việc. Tuy nhiên tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ngày càng nhiều, dẫn tới việc phía Đài Loan ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này Cục đã đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đồng thời cùng với Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc phối hợp với phía Đài Loan tìm kiếm, vận động để đưa số lao động bất hợp pháp này về nước. Kể từ khi đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaixia tháng 4/2002 đến nay, đã có gần 80.000 lao động làm việc tại đất nước này. Đây là thị trường lao động lớn thứ hai sau Đài Loan. Tuy nhiên việc đưa lao động sang Malaixia giảm sút hơn trước, do năm ngoái một số công nhân phải về nước trước thời hạn do mất việc và đến đầu năm nay phía Malaixia tạm ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài nói chung để lập lại kỷ cương rong việc tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Malaixia. Việc Malaixia ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong lúc này cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động để khi bạn có nhu cầu trở lại là có thể đáp ứng được ngay. Tuy nhiên Malaixia vẫn tiếp nhận những lao động đã có lệnh cấp visa, cho nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa số lao động có điều kiện này đi làm việc. Đến nay đã có hơn 52.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Đặc biệt có khoảng 3000 lao động đang làm việc theo Luật lao động mới của Hàn Quốc. Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã lập 10 trường đào tạo tiếng Hàn và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi sang làm việc tại Hàn Quốc. Thời gian tới, phía Hàn Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc cung cấp giáo trình và giáo viên đào tạo tiếng Hàn cũng như phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của Hàn Quốc. Nhật Bản là thị trường cao cấp tiếp nhận lao động của ta theo chế độ tu nghiệp sinh, chi phí cao nhưng chỉ tiêu thấp. Năm 2004 cả nước chỉ đưa được hơn 2000 lao động, thấp nhất trong số 4 thị trường chủ yếu của Việt Nam. Bảng 3: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Đơn vị tính: ( Người ) Năm Số lượng lao động XK Nữ Tỷ lệ (%) Nữ Lao động có nghề Tỷ lệ (%) lao động có nghề Tiền gửi về (USD) 1996 12.660 2.088 16,49 7.251 57,27 249.139.800 1997 18.470 2.081 11,27 9.457 51,20 321.205.000 1998 12.240 1.447 11,82 6.178 50,47 341.874.000 1999 21.810 2.302 10,55 11.457 52,53 404.578.200 2000 31.500 4.165 13,22 16.412 52,10 505.950.400 2001 36.168 7.704 21,30 18.426 50,95 689.660.400 2002 46.122 10.556 22,89 26.875 58,27 1.400.000.000 2003 66.064 22.240 33,66 33.128 50,15 1.500.000.000 2004 67.447 23.025 31,13 35.620 52,81 1.650.000.000 Tổng 312.481 75.563 24,18 164.804 52,74 7.062.407.800 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động Thương binh Xã hội Năm 2004: Xuất khẩu gần 68.000 lao động và chuyên gia trong đó: Thị trường Đài Loan: 37.740 lao động Thị trường Malaixia: 14.560 lao động Thị trường Lào: 6.660 lao động Thị trường Hàn Quốc: 4.770 lao động Thị trường Nhật Bản: 2.750 lao động 6 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 31.000 lao động và chuyên gia, đạt 44,28% kế hoạch năm. Cụ thể: Đài Loan: 15.759 Malaysia: 7.779 Hàn Quốc: 3.275 Nhật Bản: 1.769 Anh: 66 Ảrập thống nhất: 153 Các nước khác: 2.474 1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu: Hiện nay lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các ngành nghề khác nhau như: Sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, công nhân, giúp việc gia đình, chăm sóc bệnh nhân... 1.2.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính: Nguồn lao động xuất khẩu của nước ta từ trước tới nay chủ yếu là nam giới. Nam giới chiếm 84,5% trong tổng số lao động xuất khẩu của ta từ giai đoạn 1992-2002 vì các thi trường tiếp nhận lao động yêu cầu lao động trong các ngành công nghiệp nặng và một số ngành nghề đòi hỏi sức khoẻ tốt. Mặt khác các chính sách xuất khẩu lao động của ta có phần chưa rộng mở đối với lao động nữ đi xuất khẩu như các nước trong khu vực như Phillipine một nước có tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu cao nhất trong khu vực ( vì họ còn cho phép lao động nữ làm các công việc ở Việt Nam còn cấm). Lao động nữ của ta đi làm việc ở nứoc ngoài do những đặc điểm giới tính cũng như tập quán dân tộc và chị em đều chưa có điều kiện tiếp xúc với nước ngoài, mặt khác lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên họ thường phải chịu những thiệt thòi trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Trong thời gian đầu chúng ta thường xuất khẩu lao động sang các thị trường đòi hỏi sức khoẻ như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Âu nên tỷ lệ lao động là nữ thấp trong tổng số lao động xuất khẩu. Từ năm 2000 trở đi chúng ta mở rộng thị trường mới đưa lao động đi làm giúp việc gia đình ở Malaixia, Đài Loan thì tỷ lệ lao động nữ tăng lên rõ rệt, lao động nữ đã chiếm tỷ lệ 24,18% trong tổng số lao động. Bảng 4: Số lượng cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính STT Năm Tổng số ( người ) Nam Nữ Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 1996 12.660 10.572 83,51 2.088 16,49 2 1997 18.470 16.389 88,73 2.081 11,27 3 1998 12.240 10.793 88,18 1.447 11,82 4 1999 21.810 19.508 89,45 2.302 10,55 5 2000 31.500 27.335 86,78 4.165 13,22 6 2001 36.168 28.464 78,7 7.704 21,3 7 2002 46.122 35.566 77,11 10.556 22,89 8 2003 66.064 43.824 66,34 22.240 33,66 9 2004 67.447 44.422 68,87 23.025 31,13 10 Tổng 312.481 236.918 75,82 75.563 24,18 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài-Bộ Lao động Thương binh Xã hội 1.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề: Thực hiện chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi xuất khẩu, Bộ Lao động thương binh - xã hội đã chỉ đạo hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992 chủ yếu là lao động phổ thông thì số lao động có nghề năm 1993 tăng lên 25%, năm 1995 tăng lên 40% và hiện nay đạt gần 70% trong tổng số người đi là có nghề. Đối với một số thị trường, chúng ta đã cung ứng 90-100% lao động có nghề như Cooet, Libi, Angola, Nhật Bản, Cộng hoà Séc...Còn một số lao động khi đưa đi chưa có nghề nhưng hầu hết trong các hợp đồng đã ký, bên nhận cung ứng lao động đều thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động thông qua các hình thức đào tạo 3 tháng theo chương trình do Bộ Lao động thương binh - xã hội quy định rồi mới sử dụng những lao động này vào công việc. Năm 2004, xuất khẩu lao động và chuyên gia sang Đài Loan lên tới 37.740 người trong đó: Giúp việc gia đình - chăm sóc người bệnh chiếm 52,51% Điện tử chiếm 6,81% Cơ khí sản xuất chiếm 25,86% Xây dựng chiếm 0,25% Thuyền viên đánh cá chiếm 8,79%. 2. Chất lượng lao động xuất khẩu: Theo đánh giá chung, lao động xuất khẩu của Việt Nam có khả năng làm việc, chăm chỉ, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến và lao động sáng tạo, lao động có chuyên môn kỹ thuật đã tăng đáng kể. Bên cạnh những lợi thế vốn có ấy, lao động Việt Nam còn có rất nhiều hạn chế, biểu hiện ở các vấn đề sau: 2.1. Về sức khoẻ: Do xuất phát điểm kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo và đông dân nên phần lớn lực lượng lao động ở nước ta chưa đủ điều kiện về sức khoẻ để đảm bảo cho công việc của họ ở nước ngoài được liên tục, trôi chảy với mức lương hợp lý. Đây là khó khăn đầu tiên khi tuyển dụng lao động cho xuất khẩu. 2.2. Về tác phong: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài đã có ảnh hưởng lớn và in sâu vào tâm trí người lao động do vậy lề lối và tác phong của người lao động là chậm chạp và tinh thần trách nhiệm chưa cao. Có thể coi đây là yếu kém lớn nhất khi tiếp nhận lao động Việt Nam. 2.3. Về trình độ, tay nghề: Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài chủ yếu đã qua đào tạo tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của chủ sử dụng lao động do hạn chế về năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp, không có khả năng ngoạingữ, ít hiểu biết về các yếu tố như văn hoá, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt cũng như hệ thống pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra người lao động Việt Nam còn rất thiếu về kinh nghiệm làm việc. 3. Hình thức và các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động: 3.1. Hình thức xuất khẩu lao động: Hiện nay, xuất khẩu lao động nước ta có thể có các hình thức sau: Hơp đồng cung ứng lao động, hợp đồng sử dụng chuyên gia, hợp đồng nhận thầu công trình, hợp đồng lao động vừa học vừa làm, hợp đồng nhận thầu nhận khoán khối lượng hợp tác chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài, hợp đồng lao động giưã người Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động. Trong đó, các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải chủ động tìm kiếm thị trường, tự mình ký kết với bên nước ngoài để tiến hành làm thủ tục đưa lao động xuất khẩu dựa trên chính sách của Nhà nước, đồng thời doanh nghiệp cũng có trách nhiệm nếu hợp đồng không được thực hiện như ký kết. Nếu doanh nghiệp nào có giấy phép xuất khẩu lao động mà trong vòng 18 tháng không xuất khẩu được 100 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài thì bị thu hồi giấy phép. 3.2. Các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động: Các tổ chức được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: - Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động. - Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam. - Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam. Ngoài ra còn có doanh nghiệp thuộc cơ quan trung ương, các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hiện nay có 128 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động cung ứng nguồn lao động sang thị trường Đài Loan song do tình trạng lao động bỏ trốn ngày càng nhiều nên đã có một số doanh nghiệp bị tạm đình chỉ việc xuất khẩu lao động sang thị trường này. Bộ Lao động cũng tiến hành cảnh báo 16 doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan có tỷ lệ bỏ hợp đồng tương đối cao và các công ty này phải báo cáo kết quả việc khắc phục tình trạng bỏ hợp đồng của doanh nghiệp mình, nếu không có biện pháp hữu hiệu cải thiện tình hình lao động bỏ trốn, Bộ Lao động thương binh - xã hội sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp. III. Thực trạng xuất khẩu lao động của Contrexim-TM: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về việc sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam - Contrexim Holdings đã tiến hành đánh giá lại thực trạng về mô hình tổ chức kinh doanh của công ty, những thành quả đã đạt được và đề ra phương án sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức của Công ty trình Chính phủ và Bộ Xây dựng. Ngày 30/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt mô hình " Công ty mẹ - Công ty con". Theo đó, tổ hợp Contrexim bao gồm 26 đơn vị thành viên chia làm 2 khối: Khối các đơn vị hạch toán độc lập gồm 9 đơn vị và khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm 17 đơn vị. Contrexim Holdings hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế, lập, thẩm định các dự án đầu tư, thực hiện xây lắp và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài ra, Contrexim Holdings còn sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, xuất nhập khẩu thiết bị, vật liẹu xây dựng và các loại hàng hoá khác; đào tạo, xuất khẩu lao động, công nhân kỹ thuật và nhận thầu công trình nước ngoài. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý, điều hành các Công ty, đơn vị trực thuộc thì Contrexim Holdings còn thực hiện trực tiếp một số hoạt động kinh doanh thưoưng mại, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động đi các nước. Những hoạt động này đã mang lại cho Contrexim một nguồn thu đáng kể. Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy rằng cần phải có một hướng đi đúng đắn nhằm đẩy mạnh và tạo điều kiện chủ động cho những hoạt động này phát triển hơn nữa. Do đó Contrexim Holdings đã có chủ trương trình Bộ Xây dựng về việc sáp nhập phòng xuất nhập khâủ và phòng xuất khẩu lao động cùng với trung tâm đào tạo thành một đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại (Contrexim-TM) được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động về thương mại và xuất nhập khẩu một cách sâu hơn, tuy nhiên các hoạt động này đã có từ trước và đã đạt được những thành công đáng kể. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bước đầu một cách vững chắc. Về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã đạt được kết quả cụ thể như sau: 1. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động trong những năm gần đây là một lĩnh vực kinh doanh mới được chú trọng nên đã gạp không ít khó khăn. Tuy vậy, qua kết quả đạt được thì xuất khẩu lao động đã mang lại một mức lợi nhuận rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với các hoạt động khác dù doanh thu là nhỏ hơn. Có được như vậy là do hoạt động xuất khẩu lao động không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp người lao động mang lại một nguồn thu nhập lớn từ các nước phát triển hơn. Ngày càng có nhiều người lao động đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vì vậy Contrexim- TM đã có được một kết quả đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 5: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Contrexim- TM Đơn vị : Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu 310 865 707 2.830 3.683 2 Lợi nhuận 101 386 339 1.104 1.452 3 Chi phí 209 479 368 1.726 2.231 4 Nộp NSNN 46 138 98 424 552 Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp Công ty Contrexim-TM Qua bảng số liệu trên cho thấy: - Về doanh thu: Năm 1999 Công ty chỉ đạt 310 triệu đồng, do đây là những năm đầu của hoạt động xuất khẩu lao động và chưa thực sự được chú trọng. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 179%, tương ứng với số tiền là 555 triệu đồng. Đây là mức tăng đáng kể so với năm trước do Công ty đã nhận thấy tầm chiến lược và đẩy mạnh hoạt động này. Năm 2001, có xu hướng giảm về doanh thu so với năm 2000 là 18,25%, tương ứng với số tiền là 158 triệu đồng. Có sự giảm sút này là do sự biên động về kinh tế của một số nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước tiếp nhận lao động ở nước ngoài. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài ở một nsố nước giảm xuống do nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp sản xuất. Còn tại các thị trường trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều ngành nghề đã bị lao động các nước khác chiếm lĩnh. Sau biến động kinh tế của năm 2001 thì năm 2002,2003 doanh thu lại tăng cao. Doanh thu 2002 tăng so với 2001 là 300,28% tương ứng với số tiền là 2.113 triệu đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 30,14% tương ứng với số tiền là 853 triệu đồng. Có sự tăng trưởng đáng kể như vậy là do người lao động đã thực sự nhận thấy lợi ích từ xuất khẩu lao động, bên cạnh đó là sự chú trọng vào phát triển hoạt động của Công ty. - Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2001 có giảm so với năm 2000 do doanh thu giảm. Và các năm 2002, 2003 lại có sự tăng vọt. Cụ thể: Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 96,18% tương ứng với số tiền là 285 triệu đồng. Năm 2001 giảm so với năm 2000 là 12,18% tương ứng với số tiền là 47 triệu đồng. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 225,66% tương ứng với số tiền là 765 triệu đồng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 31,52% tương ứng với số tiền là 348 triệu đồng. - Về chi phí: Cùng với sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận qua các năm, chi phí cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 1999, chi phí là 209 triệu đồng; năm 2000 là 479 triệu đồng; đến năm 2001 giảm xuống 368 triệu đồng; năm 2002, 2003 lại tăng cao đến 1.726 triệu đồng và 2.231 triệu đồng. - Về nộp ngân sách Nhà nước: xuất khẩu lao động là hoạt động đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước một mức khá cao trong các năm 2002, 2003. Năm 1999 chỉ đạt 46 triệu đồng, năm 2000 là 138 triệu đồng. Đến năm 2001 có giảm xuống do doanh thu của hoạt động này giảm, còn 98 triệu đồng. Năm 2002, 2003 do doanh thu tăng cao nên mức nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên tới 424 và 552 triệu đồng. Mặc dù năm 2001 có sự biên động kinh tế làm doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động này đều giảm đáng kể, Nhưng qua năm 2002 thì lại có sự tăng trưởng nhảy vọt. Điều đó cho thấy có sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ nghiên cứu thị trường đến hoạt động xuất khẩu lao động có khoa học, hiệu quả, không những khắc phục được điểm yếu mà còn vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành quả hết sức to lớn như vậy. 2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động: Từ năm 1999 đến nay, thị trường lao động quốc tế đang suy giảm mạnh, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt. Tuy nhiên sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Đến nay cả nước đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động đã mở rộng ra với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, xuất khẩu lao động ở Contrexim- TM đã khai thác hiệu qủa bốn thị trường chính, đó là: Cộng hoà Palau, Nhật Bản, Đài Loan và Malaixia. Kết quả cụ thể của từng thị trường được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Kết qủa hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường: Số TT Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) 1 CH Palau 35 310 90 580 78 468 59 354 152 929 2 Nhật Bản 23 285 9 104 5 58 30 802 3 Đài._. nhân thân, đạo đức của bản thân người lao động, cũng như giảm thiểu mọi rủi ro với bên cung ứng lao động, doanh nghiệp nên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị có nguồn lao động cung cấp, phối hợp với Chính quyền cấp huyện và xã, hoặc cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất để tuyển chọn người lao động có đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gia đình chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Về quyền lợi của người lao động, khi tiến hành thông báo tuyển chọn, doanh nghiệp sẽ thông báo công khai tại trụ sở doanh nghiệp và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về số lượng lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương, tiền công, các khoản chi phí phải nộp và thời gian làm việc ở nước ngoài...Đồng thời để giảm bớt khó khăn về vấn đề tài chính khi đi làm việc tại nước ngoài doanh nghiệp có thể tổ chức thu chi phí thành hai hoặc ba lần. Làm như vậy người lao động sẽ biết họ có quyền lợi và nghĩa vụ gì khi đi xuất khẩu lao động để có các quyết định phù hợp. Bên cạnh đó hiện nay có rất nhiều lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn bất hợp pháp, tình trạng này đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp trong tuyển chọn lao động. Do vậy để hạn chế tiêu cự này, các doanh nghiệp có thể sẽ không tuyển chọn lao động tại các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn và mang tính chất hệ thống. Có thể kể ra đây các địa phương như: Hà Tây, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang...Đây là các tỉnh, thành xuất khẩu được nhiều lao động trong các năm qua nhưng do tình trạng lao động từ các địa phương này bỏ trốn quá nhiều nên Chính phủ cũng ra quyết định cấm một số địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao mà vẫn chưa tìm ra biện pháp khắc phục ngưng xuất khẩu trong vòng từ 3 - 6 tháng. Điều nầy cũng gây khó khăn cho quyết định lựa chọn lao động của doanh nghiệp mà họ cần khắc phục. 2.2.3. Đào tạo - giáo dục định hướng: Công tác tổ chức đào tạo nguồn lao động và chuyên gia được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng lao động và các mối quan hệ hợp tác trước mắt và lâu dài giữa Việt Nam và thị trường lao động quốc tế. Nếu không tổ chức thực hiện tốt công tác này, người lao động sxe không có đủ khả năng, trình độ để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động và như vậy điều tất yếu xảy ra là người lao động không hoàn thành được nhiệm vụ và hợp đồng, gây thiệt hại đến lợi ích và quyền lựo giữa các bên, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, lợi ích của chính doanh nghiệp mình và chiến lược xuất khẩu lao động trước mắt cũng như lâu dài của Nhà nước. Các doanh nghiệp sau khi đã tuyển chọn được lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người sử dụng lao động, tuỳ vào nhu cầu mà họ sẽ tiến hành đào tạo trong khoảng thời gian 3 tháng. Có thể nối ngay rằng điểm yếu cố hữu và lớn nhất của lao động Việt Nam đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, do vậy trước khi đi lao động ở nước ngoài, người lao động phải học tập và qua kiểm tra phải đạt được yêu cầu về ngoại ngữ do Cục quản lý lao động ngoài nước quy định, đối với các chuyên gia thì do nước tiếp nhận lao động quy định. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần đào tạo bổ túc kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề cho ngưòi lao động trong trường hợp cần thiết để có đủ điều kiện thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải giáo dục cho người lao động có hiểu biết cơ bản về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh của Việt Nam, pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Người lao động cũng cần biết về phong tục tập quán, tôn giáo và sinh hoạt của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp, quan hệ ứng xử với người sử dụng lao động và những người lao động khác tại nơi làm việc, kỷ luật và tác phong trong lao động công nghiệp, những quy định, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động. Lao động Việt Nam khi xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu làm nghề giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh. Công việc chăm sóc ngưòi bệnh và giúp việc gia đình là một công việc mang tính chất đặc thù, đây không phải là công việc nặng nhọc hay độc hại nhưng lại rất phức tạp bở nó liên quan đến các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với ngưòi, đòi hỏi người lao động ngoài đức tính cần cù chịu khó, sạch sẽ , gọn gàng còn phải nhanh nhẹn khéo léo, kín đáo, tế nhị, biết vâng lời và đức tính trung thực. Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt các yêu cầu đã đề ra doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở, trung tâm đào tạo của mình, liên tục mời các giáo viên có chuyên môn trong đào tạo lao động xuất khẩu và nâng cao tay nghề cuả chính đội ngũ làm công tác xuất khẩu của doanh nghiệp mình. 2.2.4. Tổ chức quản lý lao động ngoài nước: Tổ chức quản lý lao động ngoài nước là một công việc hết sức phức tạp, nó có liên quan đến nhiều yếu tố thuộc các nhân tố bên ngoài, do vậy để quản lý tốt lao động các doanh nghiệp phải phối hợp hiệu quả với cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài trước tiên là Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban quản lý lao động tại Đài Bắc và các cơ quan có liên quan của nước sở tại. Các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Khi xuất khẩu lao động các doanh nghiệp phải lập danh sách các lao động đang làm việc bao gồm các nội dung cụ thể như: tên, tuổi, quê quán, công việc đang làm, chỗ làm hiện nay, điều kiện làm việc...Đây là một công cụ quan trọng và hữu hiệu vì qua đó cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp mới có thể biết cụ thể người lao động đang ở đâu và làm công việc gì trên cơ sở đó mới có thể quan tâm sâu sát tới họ. Đồng thời biện pháp này cũng làm giảm rủi ro từ phía chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Doanh nghiệp có thể áp dụng cách làm " Cam kết bảo lãnh với ngưòi nhà lao động", như vậy gia đình người lao động sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm nếu người lao động bỏ trốn. Việc bỏ trốn của người lao động sẽ được thông bảo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nơi gia đình người lao động cư trú nhằm làm mất uy tín của những người thân trong gia đình có lao động bỏ trốn. Đây có thể là bài học hữu ích để các gia đình cẩn trọng hơn khi cho con em họ đi xuất khẩu lao động. Khi tổ chức cho các lao động lên đường, các doanh nghiệp cần yêu cầu lao động mặc đồng phục ghi tên doanh nghiệp, phối hợp với phía đối tác tổ chức đón nhận, bàn giao lao động tại sân bay để tránh tình trạng lao động bỏ trốn ngay tại sân bay. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thường xuyên cử cán bộ quản lý có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và thông báo địa chỉ, họ tên số điện thoại của cán bộ quản lý cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại, Cục quản lý lao động ngoài nước, các cán bộ này có trách nhiệm thường xuyên giữ liên lạc với người lao động và thông tin kịp thời về doanh nghiệp khi có sự việc xảy ra để có biện pháp xử lý thích hợp. Để ngăn chặn tình trạng bỏ trốn ngày càng gia tăng ở mức báo động, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương trong việc vận động các gia đình có người thân là lao động bỏ trốn để khuyên bảo con em họ trở về nước, cung cấp thông tin, địa chỉ lao động đang bỏ trốn để phối hợp tìm kiếm đưa lao động về nước. Công bố mức thưởng cho những cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt được lao động bỏ trốn, đồng thời chuẩn bị kinh phí mua vé máy bay, chi phí làm thủ tục đưa lao động về nước. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng phối hợp với Uỷ ban Lao động, Tổng cục Cảnh sát và các cơ quan, tổ chức liên quan trong thời gian ngắn tăng cường truy bắt lao động bỏ trốn và kiểm tra chủ sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp, động viên loa động ra đầu thú, tăng cường tuyên truyền để giảm thiểu tối đa số lao động bỏ trốn. 2.2.5. Tổ chức đưa lao động về nước: Tìm kiếm thị trường và đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài đã là một vấn đề khó khăn, xong một khi đã xuất khẩu được lao động ra nước ngoài thì việc giải quyết chế độ sau khi họ trở về nước đang gặp nhiều khúc mắc. Với các lao động đã hoàn thành hợp đồng lao động đúng hạn và kông có vi phạm gì trong quá trình lao động ở nước ngoài thì sẽ được thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của Nhà nước và được hoàn trả lai toàn bộ số tiền đã đặt cọc. Còn những trường hợp lao động vi phạm ảnh hưởng đến cam kết trong hợp đồng thì tuỳ từng trường hợp mà doanh nghiệp sẽ có biện pháp cụ thể như: - Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi về nước, bị chết trong quá trình lao động ở nước ngoài và những lao động bị đưa về nước không rõ lý do (không phải lỗi do người lao động). Quỹ này có thể lấy từ nguồn đóng góp của người lao động và tiền phạt do người lao động vi phạm hợp đồng lao động... - Hỗ trợ tìm kiêm việc làm mới ở trong nước cũng như ở những nước khác có điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, các tỉnh thành đều đặt ra chỉ tiêu đưa lao động đi xuất khẩu lao động và coi đây là biện pháp hiệu quả trong việc tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên giải quyết như thế mới chỉ là phần ngọn, trước mắt còn hậu của việc xuất khẩu lao động thì vẫn còn thiếu chính sách về việc làm cho người lao động sau khi xuất khẩu lao động trở về nước.Lý do chủ yếu mà các lao động bỏ trốn đưa ra đó là họ sợ khi trở về nước thì không kiếm được việc làm, mà có tìm được việc làm thì cũng với mức lương thấp. Đây là thực trang bức xúc đòi hỏi Cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp trên góc độ vĩ mô, có thể là Chính phủ sử dụng uy tín của mình để giới thiệu các lao động và chuyên gia giỏi đến làm việc tại các doanh nghiệp có nhu cầu hay như việc tổ chức đào tạo lại các lao động với mức phí dịch vụ tương đối rẻ,tạo điều kiện để họ xin việc làm dễ dàng hơn. Với vấn đề này vẫn chưa có một giải pháp nào được coi là hiệu quả trong giai đoạn hiện nay mà chỉ có thể đưa ra giải pháp tình thế trong thời gian ngắn. III. Chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty: 1. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Contrexim - TM: 1.1. Những việc đã làm được: Qua kết quả cụ thể của hoạt động xuất khẩu lao động nói trên chúng ta có thể thấy được những kết quả mà Contrexim - TM đạt được là rất khả quan. Mức lợi nhuận đem lại từ hoạt động này là rất lớn. Năm 2003, ngoài việc phát triển và mở rộng thêm các thị trường sẵn có như: Nhật Bản, CH Palau...Công ty đã triển khai thêm thị trường Malaixia và Đài Loan. Bên cạnh đó, các công việc xúc tiến thâm nhập thị trường có nhiều tiềm năng cũng đang khẩn trương thực hiện như thị trường Hàn Quốc, iraq và các thị trường tiềm năng khác. Với những nỗ lực đó, từ năm 1999 đến nay , công ty đã đưa được 1928 lao động Việt Nam đến các nước trên. Những hợp đồng cung ứng nhân lực mà Contrexim - TM ký với các đối tác nước ngoài hầu hết có thời hạn tương đối dài nên không chỉ đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động mà còn tăng doanh thu của công ty, đồng thời tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường trong lĩnh vực này. Công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động. Trong mấy năm qua bộ phận công tác xuất khẩu lao động chưa để xảy ra hiện tượng tiêu cực nào. Người lao động làm việc tại các nước được đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết về phong tục tập quán, điều kiện sinh hoạt của nước sở tại. Quan hệ với người chủ sử dụng lao động tại các thị trường có người lao động Việt Nam cũng được công ty quan tâm. Để chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực cho năm 2005 và cho những năm tới, Contrexim - TM đã căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động và khả năng ký kết hợp đồng để lập kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm và dài hạn, đồng thời công ty cũng đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ cho Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xuất khẩu lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động mới bắt đầu chưa lâu, nhưng đến nay Contrexim - TM đã trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực này của Bộ Xây dựng, đó là nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ và lãnh đạo công ty trong công tác xuất khẩu lao động. 1.2. Những việc chưa làm được: Bên cạnh những kết quả đạt được thì đến nay Contrexim - TM vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể là: - Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động vẫn còn chậm và hạn chế. - Công tác tạo nguồn và đặc biệt là công tác đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động có tay nghề ngày càng cao của các đối tác chưa thực sự chủ động. Dự án xây dựng trường đào tạo nghề trong đó có nhiệm vụ phục vụ xuất khẩu lao động đang triển khai song tiến độ thực hiện không đạt yêu cầu đề ra do gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm thích hợp. 2. Giải pháp của công ty: Kết quả hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia của Công ty cổ phần Đâù tư và Thương mại ( Contrexim-TM) đạt đựoc là rất khả quan tuy nhiên do tình hình biến động ở các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mailaixia đã mang lại không ít khó khăn cho bản thân công ty nói riêng và hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung. Đứng trước tình hình chung đó, Contrexim - TM phải có ngay những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của mình như sau: Một là, chủ động khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình cung ứng lao động tại các thị trường hiện có, đó là: - Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thông qua việc chủ động hình thành một kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi. Ngoài những kỹ năng, tay nghề cần thiết, người lao động xuất khẩu phải có sức khoẻ tốt, được trang bị cơ bản về ngoại ngữ, am hiểu về luật pháp, phong tục tập quán nước tiếp nhận và những ứng xử văn hoá. Khẩn trương xây dựng xong trường đào tạo, thực hiện liên kết với các trường đào tạo, dạy nghề trong nước, đảm bảo chất lượng, tay nghề của người lao động phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động trong mọi lĩnh vực. Người Việt Nam vốn thông minh , khéo tay nên tiếp thu khá nhanh yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Vì vậy, trình độ chuyên môn chưa cao, am hiểu luật pháp và ngoại ngữ kém không phải là nhược điểm cố hữu của người lao động Việt Nam. Những điểm yếu này chúng ta có thể khắc phục được thông qua công tác tuyển chon, đào tạo, chuẩn bị trước khi đưa lao động ra nước ngoài. - Cương quyết không tuyển chọn lao động qua các trung gian, cò mồi lao động. - Nâng cao nhận thức người lao động, đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, giữ uy tín và truyền thống dân tộc, giảm thiểu ở mức thấp nhất tình trạng lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng. - Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của Công ty bằng cách đào tạo, tuyển chọn, xây dựng và củng cố cán bộ quản lý. Đổi mới phương thức hoạt động của cán bộ quản lý tại nước tiếp nhận. Từng bước hình thành đội ngũ tuỳ viên lao động đáp ứng vai trò hỗ trợ quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động ở nước ngoài. Hai là, có kế hoạch và tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thông các thị trường mới: - Chủ động nghiên cứu thị trường, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng với nước ngoài theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực. - Cần xác định rõ vai trò và nghĩa vụ của Bộ Ngoại giao thông qua các Đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước để thu thập thông tin cần thiết về khả năng và nhu cầu cũng như phưong thức tiếp cận thị trường mới. - Tận dụng các cơ hội trong các chuyến thăm, ký kết các hiệp định song phương của Chính phủ, các diến đàn trao đổi lồng ghép các vấn đề thị trường cần quan tâm. - Đặt đúng vai trò và vị trí của Cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài rong việc thu thập thông tin về thị trường sử dụng lao động. - Sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và quảng cáo nguồn lao động cũng như chính sách xuất khâủ lao động của Việt Nam. - Nâng cao tính năng động chủ quan trong việc tìm kiếm thị trường hoặc trực tiếp tiến hành các đợt khảo sát tại nước ngoài, hoặc tận dụng mọi cuộc tiếp xúc cá nhân quan chức nước ngoài để tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ trong hoạt động tiếp cận thị trường. - Xác định rõ vai trò định hướng thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước rtong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia. Có kế hoạch tổng thể về thị trường cũng như các thông tin cần thiết đã được tổng kết, xử lý phải được cung cấp thông tin hệ thống cho mỗi đơn vị xuất khẩu lao động. Đối với thị trường Đài Loan, Đài Loan yêu cầu cao đối với lao động nước ngoài về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp. Người lao động được tiếp nhận phải trải qua thời kỳ thử việc trong vòng 40 ngày, nếu trình độ nghề nghiệp không đạt yêu cầu cũng phải về nước. Để đưa lao động sang Đài Loan với số lượng lớn hơn trong thời gian tới và tránh tình trạng người lao động bỏ trốn, Contrexim- TM phải có những biện pháp sau: - Phải trực tiếp tuyển chọn lao động và phải chịu trách nhiệm về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp của người lao động. - Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi theo đúng quy định. Không đưa đi Đài Loan chưa qua đào tạo hoặc đào tạo, giáo dục chưa đủ thời gian. - Trong quan hệ với đối tác Đài Loan phải giữ nghiêm chữ tín. Chỉ nên quan hệ với những đối tác Đài Loan đã được Bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc thẩm định để tránh những rủi ro không đáng có. - Thu chi tài chính đúng quy định. Trên đây là những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan mà Contrexim - TM cần thực hiện trong thời gian tới. Kết luận Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng như thực trạng, triển vọng, và khả năng phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của Contrexim - TM, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức cần tháo gỡ trong con đường phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong khuôn khổ đề tài, dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau, đề tài nghiên cứu " Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề mà đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Contrexim - TM trong thời gian tới. Việt Nam tuy có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, song để khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải có sự chọn lọc, đào tạo một cách kỹ lưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nước tiếp nhận lao động. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật thông tin, phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng lao động xuất khẩu để từ đó nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Vấn đề chuyên đề đặt ra là khá mới mẻ, do đó nó đã đưa ra những nhận định nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra mạnh mẽ hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng trong một tương lai không xa, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại với đội ngũ cán bộ tài năng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng IX - NXB Chính trị - 2001. 2. Tài liệu giáo dục định hướng và hướng dẫn thực hành công việc cho lao động đi giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân ở Đài Loan - NXB Lao động Xã hội - 2004 3. Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động - NXB Lao động Xã hội-2001 4. Một số thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Trung tâm thông tin, tư vấn xuất khẩu lao động và chuyên gia – 2001 5. Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, hội nhập và phát triển bền vững – TS Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê. 6. Vấn đề xuất khẩu lao động của nước ta - Đặng Đình Đào-Trần Thị Thu Phương – Tạp chí Cộng sản số 10 (5/2005). 7. Giáo trình Kinh tế lao động - ĐHTM - 2003 8. Nghị định 81/2003/NĐ - CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 9. Cẩm nang việc làm cho lao động trẻ - TW Đoàn TNCSHCM - Ban TNCN Đô thị- NXB Thanh niên. 10. Kinh tế Việt Nam 2003 -Viện Nghiên cứu quản lý TW - NXB Chính trị Quốc gia - 2004. 11. Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia. 12. Tư liệu của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. 13. Tư liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước. 14. Tư liệu của Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam. 15. Thông tin từ trang web: www.laodong.com.vn www.cpv.org.vn www.vneconomy.com.vn Mục lục Trang Lời mở đầu.................................................................................................................1 Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động.......................................................3 I. Nội dung của xuất khẩu lao động........................................................................3 1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................3 2. Các hình thức xuất khẩu lao động................................................................6 2.1. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài.........................6 2.2. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài...........................................6 2.3. Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài...................................7 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động 7 3.1. Lợi ích kinh tế đạt được 8 3.2. Chi phí bỏ ra 11 II. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế............................12 1. Xét trên góc độ vĩ mô.................................................................................12 1.1. Đối với nước xuất khẩu lao động..................................................12 1.2. Đối với nước nhập khẩu lao động.................................................13 2. Xét trên góc độ vi mô.................................................................................14 2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động....................................14 2.2. Đối với bản thân người lao động...................................................14 III. Một số kinh nghiệm của Phillipine về xuất khẩu lao động.............................14 1. Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động...........................14 2. Việc cấp giấy phép kinh doanh..................................................................15 3. Hệ thống thưởng phạt.................................................................................16 4. Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngoài.............16 5. Vấn đề tạo uy tín về chất lượng lao động..................................................17 6. Hiệp hội các doanh nghiệp và phương thức hoạt động..............................18 Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại..........................19 I. Thị trường lao động Đài Loan............................................................................19 1. Giới thiệu đất nước Đài Loan.....................................................................19 2. Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan............................................20 3. Chính sách của Đài Loan đối với lao động nước ngoài..............................22 3.1. Thời hạn hợp đồng........................................................................22 3.2. Tiền lương.....................................................................................22 3.3. Chi phí ăn ở của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan.......22 3.4. Bảo hiểm.......................................................................................22 3.5. Thuế thu nhập...............................................................................23 3.6. Giờ làm việc..................................................................................23 3.7. Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động................23 3.8. Nghỉ phép, nghỉ lễ và nghỉ việc....................................................23 3.9. Những trường hợp không được cấp giấy phép lao động và cho thôi việc.........................................................................................24 3.10. Đổi nơi làm việc..........................................................................24 II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam..................................................25 1. Số lượng và cơ cấu xuất khẩu lao động......................................................25 1.1. Số lượng lao động xuất khẩu.........................................................25 1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu............................................................28 1.2.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính........................28 1.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề...................29 2. Chất lượng lao động xuất khẩu..................................................................30 2.1. Về sức khoẻ...................................................................................30 2.2. Về tác phong.................................................................................30 2.3. Về trình độ, tay nghề....................................................................30 3. Hình thức và các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động..............................30 3.1. Hình thức xuất khẩu lao động.......................................................30 3.2. Các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động.....................................31 III. Thực trạng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại...................................32 1. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động.......................................................33 2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động...............................35 3. Những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế............................................................................40 3.1. Thị trường lao động thế giới và yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.......................................................................................40 3.2. Khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với các nước xuất khẩu lao động khác.............................................................41 Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại................................................43 I. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam............................43 1. Về phát triển thị trường …………….......................................................43 1.1. Malaysia 44 1.2. Đài Loan 45 1.3. Hàn Quốc 45 1.4. Nhật Bản 46 2. Về chuẩn bị nguồn lao động 47 2.1. Về công tác tuyển chọn nguồn lao động 47 2.2. Đào tạo giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu 48 2.3. Chính sách hỗ trợ người lao động 48 2.4. Về bảo vệ quyền lợi cho người lao động 49 3. Củng cố và đổi mới doanh nghiệp xuất khẩu lao động 50 4. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả trên 51 4.1. Kết quả đạt được 51 4.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên 52 5. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia 54 II. Quan điểm định hướng mục tiêu xuất khẩu lao động.......................................57 1. Về chủ trương...........................................................................................58 2. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia......................................................................................................58 2.1. Giải pháp vĩ mô.............................................................................58 2.1.1. Phát triển thị trường 59 2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách 62 2.1.3. Triển khai thực hiện nghị định 81/2003/NĐ-CP 62 2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm 63 2.1.5. Nâng cao chất lượng doanh nghiệp 63 2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu 64 2.1.7. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài 65 2.1.8. Công tác thông tin tuyên truyền 65 2.1.9. Tiếp tục triển khai mô hình liên kết xuất khẩu lao động 66 2.1.10. Những việc cần làm ngay 66 2.2. Giải pháp vi mô.............................................................................70 2.2.1. Thành lập hiệp hội các nhà xuất khẩu lao động.........................71 2.2.2. Tổ chức tuyển chọn người lao động cho xuất khẩu...................72 2.2.3. Đào tạo giáo dục định hướng.....................................................73 2.2.4. Tổ chức quản lý lao động ngoài nước........................................74 2.2.5. Tổ chức đưa lao động về nước...................................................76 III. Chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại................................................................................................77 1. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Công ty.......................77 1.1. Những việc đã làm được...............................................................77 1.2. Những việc chưa làm được............................................................78 2. Giải pháp của Công ty................................................................................79 Kết luận....................................................................................................................82 Tài liệu tham khảo....................................................................................................83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0083.doc
Tài liệu liên quan