Xuất khẩu lao động - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH MỤC Kí HIỆU VIẾT TẮT XKLĐ: Xuất khẩu lao động CNH- HĐH: Cụng nghiệp húa, hiện đại húa KTXH: Kinh tế xó hội XHCN: Xó hội chủ nghĩa KTQT: Kinh tế quốc tế HNKTQT: Hội nhập kinh tế quốc tế VN: Việt Nam LLLĐ: Lực lượng lao động LĐXK: Lao động xuất khẩu LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Từ nhiều thập kỷ trước đây, XKLĐ hay còn gọi là “di cư lao động quốc tế” đã trở thành một xu thế chung của thế giới và hoạt động này được khẳng định như một tất

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu lao động - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu khách quan. Nhiều nước đã coi XKLĐ là một nhiệm vụ chiến lược trong đường lối phát triển KTXH của mình vì lĩnh vực này đem lại nguồn thu rất lớn cho quốc gia, giải quyết được việc làm cho một số lao động lớn trong nước đồng thời lực lượng lao động này còn có thể nắm bắt được các kỹ năng nghề,công nghệ tiên tiến …Nhìn chung XKLĐ là một “phương sách” đầy hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ngay kể cả đối với nước có nền kinh tế phát triển cao thì điều này vẫn đúng vì họ chú trọng XKLĐ có hàm lượng chất xám cao. Việt Nam là một nước đang phát triển ngay từ đầu những năm 1980, VN cũng đã có bước đi đầu tiên gia nhập vào thị trường XKLĐ, hợp tác quốc tế về lao động theo Hiệp định chính phủ với các nước XHCN đã góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện đời sống nhân dân nhất là trong điều kiện khó khăn của nước ta sau chiến tranh. Từ những năm 1991 đến nay, XKLĐ diễn ra theo cơ chế thị trường và hội nhập KTQT đã và đang có những kết quả quan trọng: mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động ,thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đỡnh có người lao động xuất khẩu được cải thiện, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi XKLĐ nói riêng có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên do nhận thức về XKLĐ trong tiến trình HNKTQT chưa thống nhất, chưa phù hợp với yêu cầu thị trường ngày nay, việc xác định giải pháp chưa mang tầm chiến lược do vậy hiệu quả của XKLĐ còn có nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng về nguồn nhân lực hiện có ở VN. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề việc làm một cách hiệu quả trong quá trình HNKTQT tác giả chọn đã chọn đề tài “XKLĐ- giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình HNKTQT”. 2.Tình hình nghiên cứu. Xoay quanh chủ đề XKLĐ ở nước ta có một số công trình nghiên và bài viết về XKLĐ được công bố như: nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của XKLĐVN trong điều kiện HNKTQT, đào tạo phỏt triển nguồn nhõn lực nhằm nõng cao chất lượng lao động xuất khẩu .......thì việc nghiên cứu vấn đề XKLĐ, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tíên trình HNKTQT với tư cách là một đề tài độc lập mang tính hệ thống hiện đại còn mới mẻ. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của đề án: vận dụng những lý luận để lý giải những nguyên nhân, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ VN để thấy được XKLĐ là một hướng tạo việc làm quan trọng trong tiến trình HNKTQT, những ưu điểm và hạn chế của XKLĐ trong những năm qua trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm hiệu quả trong tíên trình HNKTQT Đề án có nhiệm vụ: Luận giải có căn cứ các lý luận nhằm làm rõ các khái niệm, các hình thức XKLĐ chủ yếu ở VN, vấn đề tạo việc làm và tiến trình HNKTQT. Phân tích, đánh giá XKLĐ-hướng giải quyết việc làm trong HNKTQT. Đề xuất các phương hướng, giải pháp khả thi nhằm giải quyết việc làm hiệu quả trong quá trình HNKTQT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: tạo việc làm cho người lao động thụng qua hỡnh thức XKLĐ trong quỏ trỡnh HNKTQT. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu XKLĐ từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế và XKLĐ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. 5.Tên đề tài và kết cấu của đề án. Tên đề tài : “XKLĐ- giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình HNKTQT”. Kết cấu đề án: Chương I: Cơ sở lý luận về XKLĐ tạo việc làm trong tiến trình hội nhập. Chương II: Đánh giá XKLĐ-hướng giải quyết việc làm trong HNKTQT những năm qua. Chương III: Phương hướng giải pháp nhằm giải quyết việc làm hiệu quả trong quá trình HNKTQT. CHƯƠNG I CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ XKLĐ- HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRèNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. I. Xuất khẩu lao động. 1. Khái niệm. 1.1 Khái niệm chung về XKLĐ. XKLĐ là trao đổi sức lao động con người mà khách mua là chủ thể người nước ngoài nhằm tạo ra thu nhập về ngoại tệ và giải quyết việc làm trong nước. Ở Việt Nam: XKLĐ góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ cho người lao động, tăng ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến XKLĐ. Một là, do những biến động sức lao động về các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất giữa các nước do vậy nảy sinh ra nhu cầu trao đổi hàng hoá sức lao động. Hai là, do chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nước. Ba là, do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia. Bốn là, do sự tác động của toàn cầu hoá và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Năm là, do nhu cầu tăng thu ngoại tệ, ngân sách, thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người đi lao động ở nước ngoài. 1.3.Các hình thức XKLĐ chủ yếu ở Việt Nam a.Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đi theo Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước. Hợp tác lao động và chuyên gia. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động cá nhân, tổ chức nước ngoài. b.Xuất khẩu lao động tại chỗ . Là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tổ chức cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện của nước ngoài đặt tại Việt Nam. 2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động của Việt Nam. 2.1. Khái niệm. Hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ giữa kết quả về kinh tế và xã hội của hoạt động XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, được đánh giá thông qua thước đo thực hiện mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu và dự trữ ngoại tệ, khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác . 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ. 2.2.1 Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm. Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm gồm có số lao động đang làm việc ở nước ngoài trong năm cộng với số lao động năm trước chưa về nước và số lao động XKLĐ bình quân trong năm trừ đi số lao động bình quân về nước trong năm. í nghĩa : Nếu hoạt động tạo việc làm ngoài nước được duy trì thường xuyên với quy mô hợp lý sẽ có một lực lượng làm việc ổn định ở nước ngoài, nhà nước tiết kiệm được một khoản vốn tạo việc làm trong nước và tạo ra các “khoảng trống” để sử dụng các công nghệ có hàm lượng vốn cao, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 2.2.2 Tỷ trọng lao động xuất khẩu trong tổng số lực lượng lao động xã hội. Tỷ trọng LĐXK trong tổng số lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ phần trăm số người lao động đi làm việc ở nước ngoài so với tổng LLLĐ trong nước. í nghĩa: Phản ánh quy mô giải quyết việc làm ngoài nước của XKLĐ. Tỷ trọng càng cao LLLĐ đi làm việc ở nước ngoài càng lớn và ngược lại, xu hướng giảm xuống hay tăng lên của tỷ trọng naỳ cho biết được khả năng tạo việc làm và thu nhập của nền kinh tế tăng lên hay giảm xuống. Khi nền kinh tế của đất nước tạo gia nhiều việc làm, thu nhập từ việc làm trong nước đủ sức hấp dẫn thì số lượng lao động đi XKLĐ sẽ giảm và ngược lại. 2.2.3. Tỷ trọng lao động xuất khẩu đã được đào tạo nghề trong tổng số lao động xuất khẩu. Tỷ trọng lao động đựơc đào tạo nghề trong tổng số LĐXK là tỷ lệ phần trăm số người lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài so với tổng số LĐXK. í nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng lao động xuất khẩu, lao động đã được đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng nước ngoài thường được trả lương cao hơn nhiều lần so với lao động chưa qua đào tạo, hơn nữa nó còn phản ánh trình độ phát triển khoa học và công nghệ của một quốc gia. 2.2.4 Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nước Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nước là tỷ lệ phần trăm số lao động XKLĐ đã hoàn thành hợp đồng về nước trên tổng số lao động đi XKLĐ theo hợp đồng. í nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động XKLĐ bao gồm chất lượng của các hợp đồng cung ứng lao động, chất lượng lao động cung ứng, trình độ quản lý lao động ở nước ngoài. 2.2.5. Mức tiêt kiệm vốn đầu tư tạo việc làm. Mức tiêt kiệm vốn đầu tư tạo việc làm bằng suât đầu tư tạo việc làm trong nước một năm nhân số lao động bình quân làm việc ở nước ngoài cùng năm. í nghĩa: Cho biết XKLĐ đã tiết kiệm được bao nhiêu vốn cho đầu tư tạo việc làm trong nước, góp phần tiết kiệm vốn đầu tư để dạy nghề , tạo việc làm mới cho người lao động. 2.2.6 Mức gia tăng thu nhập quốc gia từ XKLĐ Mức gia tăng thu nhặp quốc gia từ XKLĐ là khoản thu nhập quốc gia tăng thêm do thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ XKLĐ và thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài mang lại. II. Tạo việc làm Khái niệm 1: Là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa SLĐ và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ) để sử dụng sức lao động đó. Khái niệm 2: Theo điều 13, chương II Bộ luật lao động của nước CHXHCNVN ghi rõ “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm ’’. Khái niệm 3: Theo ILO tổ chức lao động Quốc tế “việc làm là hoạt động lao động được trả bằng tiền và bằng hiện vật ’’. Tạo vịêc làm là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động, các điều kiện KTXH khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Cơ chế tạo việc làm là cơ chế 3 bên: Người lao động luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp với thu nhập cao. Để đạt được mong muốn này người lao động phải đầu tư cho phát triển nghề nghiệp nhất định nào đó như thông qua các lớp học nghề, các khoá đào tạo. Nhà nước: Đóng vai trò quan trọng việc tạo ra môi trường pháp lý, thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất, thông qua việc tạo hành lang pháp lý, chính sách, luật lệ liên quan. Người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không những chỉ đạo việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm cho người lao động. Ngoài ra người sử dụng lao động cũng cần phát triển quy mô kinh doanh, đầu tư để tạo việc làm lao động được tốt hơn. III.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). 1.Khái niệm và bản chất HNKTQT. 1.1. Khái niệm HNKTQT. Quan điểm 1:HNKTQT là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong cỏc lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và đất nước. Quan điểm 2: HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào cỏc tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mỗi quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Đảng ta cho rằng : “HNKTQT là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là quá trình tham gia giải quyết các vấn đề KT-XH có tính chất toàn cầu hoá như : vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống …là quá trình loại bỏ dần các hàng dào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước. 1.2. Bản chất của HNKTQT. HNKTQT là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. HNKTQT là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các dào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế. HNKTQT một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. HNKTQT tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô. HNKTQT chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trỡnh độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của LLSX. HNKTQT chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. 2. XKLĐ một hướng tạo việc làm quan trọng trong quá trình HNKTQT. Một là, XKLĐ cho phép phát huy lợi thế so sánh về nhân công, khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong điều kiện HNKTQT. Hai là, XKLĐ giỳp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ba là, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân. Bốn là, XKLĐ tạo thu nhập cao cho người lao động, tăng nguồn thu cho nhà nước, tăng tích luỹ và đầu tư. Năm là, XKLĐ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo yêu cầu của CNH- HĐH kinh tế chính thức và kinh tế thị trường. Sáu là, XKLĐ góp phần tiếp cận, khám phá và thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tiến trình CNH-HĐH. Bảy là, tăng cường hội nhập mở rộng giao lưu quốc tế và hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chương II. Đánh giá XKLĐ -hướng giẢi quyết việc làm trong HNKTQT những năm qua . I. Nhìn lại xuất khẩu lao động năm 2006 “phủ sóng” 50 thị trường Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết năm 2006 sẽ là năm đột phá về mở thị trường mới đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động, với việc mở một số thị trường mới tại Hoa kỳ, Uc, Trung Đông. Riêng thị trường Hoa Kỳ mặc dù thu nhập của lao động nước ngoài ở đây cao nhưng chi phí môi giới cũng cao có nơi đến 10 ngàn USD. Một trong những thị trường mới nhất hiện nay mà nhiều doanh nghiệp về XKLĐ đang muốn tham gia là thị trường Australia. Đây là thị trường tuyển chủ yếu lao động đã có nghề, hiện nay mới có doanh nghiệp Vinamotor đưa được 50 người đi làm việc tại Úc. Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh -Cục phó cục quản lý lao động ngoài nước -Bộ lao động -Thương binh và xã hội ông cho rằng ngoài những thị trường mới trên năm 2006 Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định và tăng tốc các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan. Đặc biệt sẽ tiếp tục phối hợp với Hàn Quốc để tuyển chọn số lượng lớn lao động có kỹ thuật có kỹ sư và chuyên gia. Còn với thị trường Nhật Bản, Việt Nam sẽ tiếp tục bàn và triển khai chương trình tương tự này. Thị trường Malaysia tiếp tục được xem và thị trường xuất khẩu lao động “xoá nghèo” cho đối tượng lao động là nông dân. Cục quản lý lao động ngoài nước cũng khẳng định năm 2006 sẽ nâng số lượng thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam lên gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Bộ Lao động -Thương binh và xã hội bước vào năm 2006 các cơ quan chức năng chuyên môn đang xúc tiến soạn thảo Luật Xuất Khẩu lao động. Nếu bộ luật này ra đời xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ có một bước tiến mới đột phá trong khâu quản lý các doanh nghiệp và người lao động cũng như thị trường. II Một số vấn đề về xuất khẩu lao động trong năm 2000 - 2005. 1. Một số kêt quả mà XKLĐ Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây XKLĐ đã đạt được những thành tựu to lớn, thị trường ngày càng mở rộng có khoảng 40 thị trường số lao động đưa đi hàng năm có xu hướng tăng lên, ngành nghề làm việc đa dạng thể hiện qua biểu1. Bảng: Tổng số lao động đưa đi theo quốc gia, vùng lãnh thổ giai đoạn 2000-2004. Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số 256237 100,00 Đài Loan 95285 31,19 Hàn Quốc 21531 8,40 Nhật Bản 11956 4,67 Malaysia 73021 28,50 Nước khác 54444 21,24 Xuất khẩu lao động góp phần đáng kể vào giải quyêt việc làm, xoá đói giảm nghèo.Tỷ lệ lao động XKLĐ trong tổng số lao đông giải quyết viêc làm giai đoạn 2001- 2005 khoảng 3.42%. Bình quân hàng năm trên 1 tỷ USD được chuyển về nước góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. . Bảng: Tỷ trọng xuất khẩu lao động trong vấn đề tạo việc làm từ 2001-2005. Cỏc chỉ tiờu 2001 2002 2003 2004 2005 5năm Số lao động đi XKLĐ 36168 46122 75000 67447 70594 295331 TVL hàng năm 1401860 1419138 1521298 1550506 1611735 8635409 Tỷ trọng XKLĐ 2.58 3.25 4.92 4.35 4.38 3.42 Qua biểu đồ trờn ta thấy số lao động xuất khẩu năm 2005 đó tăng gấp 2 lần so với năm 2001 tuy vậy vẫn cũn thấp đú là do rất nhiều nguyờn nhõn khỏc nhau nhưng chủ yếu vẫn là chất lượng lao động của nước ta cũn thấp, chớnh sỏch của cỏc doanh nghiệp và Nhà nước vẫn chưa hiệu quả và hợp lý. 2. Vấn đề chất lượng của lao đông xuất khẩu . Chất lượng lao động theo nghĩa chuyên môn là kỹ năng, kỹ xảo của người lao động khi thực hiện các công việc được giao.Trình độ chuyên môn của người lao động đáp ứng tốt yêu cầu của đối tác làm tăng uy tín của doanh nghiệp đưa đi trên thị trường lao động quốc tế. Đã có doanh nghiệp chủ trương thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu nhằm xây dựng “Thương hiệu lao động” cho riêng mình. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì yếu tố chất lượng nguồn lao động là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Bên cạnh khả năng về chuyên môn, chất lương lao động còn được thể hiện ở tác phong lao động, khả năng ngoại ngữ hiểu biết về phong tục, tập quán của nước sở tại. Nhưng thực tế thì tác phong công nghiệp, ý thức, kỷ luật lao động của người lao động đưa đi còn gặp nhiều hạn chế. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau : Tỷ lệ lao động đi làm việc tại các thị trường Đài Loan và Malaysia tăng đột biến mà yêu cầu chủ yếu là lao động không có nghề số lao động sang Malaysia làm việc năm 2001 chỉ có 23 người năm 2002 tăng lên 19965 người và năm 2003 là 38277 người. Các thị trường có nhu cầu cao về lao động kĩ thuật như Nhật Bản và Hàn Quốc lại giảm đi khá nhiều ví dụ: số lao động sang Hàn Quốc làm việc năm 2000 là 7316 người, năm 2001 là 3910 người và đến năm 2002 còn 1190 người. Năng lực của các công ty chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động tăng đột biến của các đốí tác nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau, yêu cầu trình độ khác nhau dẫn dến nhiều công đoạn trong tuyển chọn, đào tạo lao động bị cắt bỏ hoặc làm lấy lệ. Lao động đi xuất khẩu phần đông là lao động nông nghiệp từ các vùng nông thôn, tác phong làm việc, tập quán suy nghĩ và hành động của họ không phù hợp với công việc ở nhà máy sản xuất công nghiệp tại các nước tiếp nhận lao động chính vì vậy việc tiếp thu các kiến thức do công ty xuất khẩu lao động giảng dạy cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó việc giáo dục định hướng và ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi chưa được các doanh nghiệp thực sự coi trọng, năng lực của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, thời gian đào tạo ngoại ngữ ngắn. 3.Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam 3.1. Những thành tựu đạt được về xuất khẩu lao động ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam có khoảng 400000 lao động và chuyên gia làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại số lao động này hàng năm đã gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể đưa xuất khẩu lao động ở Việt Nam trở thành một trong các ngành gia nhập “câu lạc bộ ” một tỷ USD, bình quân từ năm 1999 đến năm 2003 số ngoại tệ các lao động gửi về đạt trên 1,5 tỷ USD/năm. Nguồn thu nhập cao từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống gia đình và thân nhân họ, giúp nhiều gia đình trở nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà đâù tư và chủ doanh nghiệp tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội. Bên cạnh đó xuất khẩu lao động còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo dội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với cấc nước trên thế giới. Do vậy XKLĐ được coi la những ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lược của nước ta. 3.2. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thời kỳ 1980 đến 1990 : lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc nhà nước ký kết các hiệp định lao động, chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô cũ, Cộng hoà dân chủ Đức cũ, Tiệp Khắc cũ và Bungari. Một bộ phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc ở một số nước châu Phi. Trong 10 năm 1980 -1990 Việt Nam đã đưa được 244186 lao động, 7200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài. Ngân sách nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ gia rúp/đồng Việt Nam 1990) hơn 300triệu USD đồng thời người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hoá thiết yếu với giá trị hàng nghìn tỷ đồng . Thời kỳ1991 đến nay: Vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế. Vì vậy phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam.Trước tinh hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Ngày 9 /11/1991 chính phủ ban hành nghị định 370 /HĐBT về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo nghị định này các tổ chức kinh tế được thành lập và được bộ lao động thương binh và xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng cho các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngoài. Cho đến 8/1998 nước ta đã có 55 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép đang hoạt động XKLĐ và chuyên gia.Trong giai đoạn từ 1996-1999 số lượng các doanh nghiệp được cấp giây phép kinh doanh dich vụ XKLĐ theo nghị định 07/CP là 77 doanh nghiệp trong đó có 53 doanh nghiệp thuộc bộ, ngành và 24 doanh nghiệp địa phương. Tính đến 9/2004 số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dich vụ XKLĐ là 144 doanh nghiệp trong đó có 188 doanh nghiệp nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 11 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động XKLĐ và sự gia tăng các số lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ XKLĐ làm cho số lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm viêc có thời hạn ở nước ngoài ra tăng nhanh chóng. Năm 1991 là 1022 người đến 2000 tăng lên 31500 người, 2003 là 75000 người. Trong giai đoạn này nước ta đã đưa 320699 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với mức lương bình quân kể cả làm thêm giờ của người lao động ở nước ngoài khoảng 400 USD /tháng ước tính từ năm 1996 đến nay số lao động và chuyên gia đi lao động ở nước ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về nước khoảng 500 triệu USD /năm. Ngoài ra, còn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài gồm những người đi lao động theo hiệp định cũ 1980 -1990 những người sang Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyển về nước khoảng trên 1 tỷ USD /năm. 4. Những ưu điểm và hạn chế của XKLĐ Việt Nam. 4.1.Ưu điểm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành nghề đa dạng như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển... Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao, giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. Thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao độngViệt Nam ngày càng tăng lên. Việc chỉ đạo khai thác, củng cố và mở rộng thị trường đã được định hướng: tập trung khai thác, củng cố các thị trường trọng điểm, từng bước tiếp cận, thí điểm mở rộng sang khu vực. Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài đều phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm được quyền lợi của Nhà nước,doanh nghiệp và người lao động. 4.2.Hạn chế. 4.2.1.Số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu thấp, lao động qua đào tạo ít, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về xã hội và luật pháp kém, tỷ lệ vi phạm hợp đồng và luật pháp nước sở tại cao. Tỷ trọng lao động có nghề bình quân khoảng 35.5 % tổng số lao động xuất khẩu, hiểu biết pháp luật hạn chế và ý thức tổ chức kỷ luật kém, tác phong nông nghiệp kết hợp động cơ muốn làm giầu nhanh còn đối với các doanh nghiệp thì Số lượng lao động đưa đi họ chung còn thấp so với yêu cầu. Một số các doanh nghiệp đã không tích cực đầu tư, thiếu chủ động trong tìm kiếm, khai thác thị trưòng để ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với yêu càu đòi hỏi của thị trường, nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng nghệ sản xuất hiện đại chủ yếu là xuất khẩu lao động phổ thông, một số loại lao động kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu nhưng ta chưa có đủ để đáp ứng. Nhiêù trường hợp người lao động tự bỏ hợp đồng trốn ra ngoài sống bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động của nứơc ta và thị trường lao động. Ví dụ như theo thống kê năm 2004, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản34% chiếm 42.1% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này, trong khi nước có tỷ lệ lao động trốn nhiều thứ 2 là Inđônêxia cũng chỉ chiếm 5.58% tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản bỏ trốn, tình hình này làm cho đối tác Nhật Bản rất ái ngại tiếp nhận lao động Việt Nam. 4.2.2.Quản lý lao động ở nước ngoài còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa sử lý và ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng lao động, chưa bảo vệ kịp thời và đầy đủ lợi ích chính đáng của người lao động làm việc ở nước ngoài. Vì nhiều nước chưa ký hiệp định song phương về đưa lao động Việt Nam đến làm việc, nên thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Hơn nữa bộ máy, nhân sự và kinh phí hoạt động của ban quản lý lao động, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu của sự gia tăng dân số lao động Việt Nam trên thị trường, nên không giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh làm cho chi phí khắc phục hậu quả lớn, uy tín và thương hiệu “Lao Động Việt Nam” bị giảm sút trên thị trường lao động quốc tế. Tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn gia ngoài sống và làm việc bất hợp pháp chưa được ngăn chăn có hiệu quả. Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nước không cao chỉ đạt 60-65%(theo ước tính của các chuyên viên cục quản lý lao động ngoài nước) làm cho việc quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam ở nước ngoài rất khó khăn và phức tạp. 4.2.3. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Tiềm lực tài chính và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp XKLĐ chưa đủ sức canh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Vì vậy trong số 112 doanh nghiệp hiện nay chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 10000 lao động, 8 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 5 000 lao động. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm chính sách, pháp luật chậm được phát hiện và sử lý, một số cá nhân lừa đảo hoặc tuyển mộ, đào tạo để đưa lao động đi làm việc nước ngoài bất hợp pháp và ngày càng có xu hướng gia tăng. 4.2.4 Khi về nước, người lao động chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển kinh tế bố trí làm việc trong các ngành nghề phù hợp gây lãng phí lớn nguồn nhân lực. Các chớnh sách về lao động, việc làm hiện hành chưa đề cập đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi về nước. Một số lượng đáng kể người lao động làm việc trong các nhà máy có công nghệ hiện đại ở nước ngoài, khi về nước chưa được cung cấp thông tin thị trường lao động trong nước một cách đầy đủ để tiếp tục làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ tương đương nhằm phát huy triệt để tay nghề của họ hạn chế sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao, giảm bớt chi phí đào tạo. 4.2.5 .Tổ chức tuyển trọn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thiếu công khai, minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà , phức tạp, ách tắc, gây phiền hà và tốn kém thời gian, tiền bạc người lao động . Công tác chỉ đạo hoạt động XKLĐ ở nhiều địa phương thiếu chủ động, chưa coi việc lắm bắt yêu cầu và giới thiệu người đi lao động nước ngoài là trách nhiệm của mình, còn gây khó khăn và vòi vĩnh doanh nghiệp XKLĐ làm cho chi phí XKLĐ tăng cao. Mặt khác, doanh nghiệp XKLĐ thiếu công khai điều kiện tuyển trọn và minh bạch các khoản phí phải nộp với người lao động, thiếu phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề để chủ động đảm bảo nguồn nhân lực, vừa gây lãng phí cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, vừa hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động. Tổ chức các dich vụ như cấp hộ chiếu, làm chứng minh thư nhân dân, khám sức khoẻ vẫn còn rườm rà tốn nhiều chi phí thời gian và công sức. Chương iii Phương hướng giải pháp XKLĐ nhằm giải quyết việc làm hiệu quả trong quá trình HNKTQT. I. Định hướng nâng cao hiệu quả của XKLĐ. 1.Đa dạng hoá thị trường XKLĐ, ổn định thị trường truyền thống, phát triển mạnh một số thị trường mới. Hiện nay, lao động Việt Nam đến làm việc ở gần 40 nước và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Đông Á: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaixia, một số lượng nhỏ bé làm việc ở các nước Châu Phi, Trung Đông, vùng Vịnh, các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ chưa được khai thác được. Những thị trường đã khai thác được ở Đông Á thì thị phần còn rất nhỏ bé: thị trường lao động Nhật Bản là 4.5%, thị trường lao động Hàn Quốc là 16%, thị trường lao động Đài Loan ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0157.doc
Tài liệu liên quan