LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nhà nước ta có mở rộng 1.600 dự án đầu tư. Chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện, đánh bắt cá xa bờ, trồng mới 5 triệu ha rừng để thu hút sức lao động , nhưng sức ép về việc làm trong những năm tới vẫn còn rất lớn, thiếu việc làm, nhất là đối với lớp trẻ nảy sinh không biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. Giải quyết việc làm cho thanh niên là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương mang tính c
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến lược là tạo mọi điều kiện để giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong đó phải nói đến chủ trương của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt nam đi làm việc thời hạn ở nước ngoài hay gọi là xuất khẩu lao động.
Chủ trương đúng đắn, hợp lý này của nhà nước đã làm tăng thêm số người được giải quyết việc làm mỗi năm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, thiếu việc làm còn quá cao ở nông thôn.
Như vậy, xuất khẩu lao động vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một phần tệ nạn cho xã hội, vừa mang tính chất kinh tế, người lao động có thu nhập cao. Thực hiện dân giàu nước mạnh, nhà nước thu được ngoại tệ – có thêm tiền để xây dựng các công trình cho công cuộc kiến thiết đất nước, và điều quan trọng nữa là khi người lao động ra làm việc ở nước ngoài tay nghề được nâng cao, tiếp thu được tính kỷ luật trong lao động công nghiệp, khi hết hạn về nước góp phần xây dựng đất nước.
Công tác tại đơn vị có chức năng xuất khẩu chuyên gia và lao động, tôi chọn đề tài "Xuất khẩu lao động " để viết thu hoạch thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu thu hoạch thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Vai trò của việc xuất khẩu lao động trong phát triển nền kinh tế quốc dân
Chương II: Quá trình thưc hiện xuất khẩu lao động tại Công ty dịch vụ và thương mại
Chương III: Một số ý kiến đề xuất trong vấn đề xuất khẩu lao động
Qua đây em xin chân thành cảm ThS. Đặng Thị Nhàn đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC DÂN
I.VAI TRÒ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Lao động là hành động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên. Như Mác đã nói: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng. Lao động là hoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất, điều đó có nghĩa là không thể thiếu lao động. Lao động là nguồn gốc và động lực phát triển của xã hội. Bởi vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.
Đối với Việt Nam, khi đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lý luận lao động phải được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là:
Trước hết, lao động vẫn được coi là phương thức tồn tại của con người, nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích của con người phải được coi trọng. Bởi vì lao động là biểu hiện bản chất của con người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ con người với con người, quan hệ cá nhân với xã hội.
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với phương thức sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên các khía cạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba là, bất kỳ một hình thức lao động nào của cá nhân, không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào, nếu đáp ứng được nhu cầu xã hội, tạo ra sản phẩm hoặc công dụng nào đó, thực hiện được lợi ích đảm bảo nuôi sống mình, không ăn bám vào người khác và xã hội, lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì lao động đó được coi là có ích.
Xuất khẩu lao động là hoạt động xuất khẩu sức lao động hay người lao động với trình độ tay nghề và sức lao động sang một nước khác.
Chính vì vậy mà Xuất khẩu lao động hay xuất khẩu sức lao động liên quan trực tiếp đến nguồn lao động của mỗi một quốc gia. Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta trong quá trình chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Đặc điểm của xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu hàng hoá sức lao động của con người:
Xuất khẩu lao động không chỉ là hoạt động xuất khẩu hàng hoá đơn thuần mà là xuất khẩu hàng hoá đặc biệt vì đó là hoạt động xuất khẩu sức lao động của con người. Người lao động được xuất khẩu sang một nước khác thì gọi là xuất khẩu lao động. Như Mác đã nói: Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt và chính nó tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Chính vì vậy xuất khẩu lao động cũng chính là hoạt động đưa người lao động sang nước ngoài thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài.
Thời gian xuất khẩu có hạn:
Thật vậy, việc người lao động ra nước ngoài làm việc chỉ có thể được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động xuất khẩu lao động mà không một hoạt động xuất khẩu hàng hoá nào có thể có được. Điều này bắt nguồn từ việc liên quan đến con người, vì vậy liên quan đến quốc tịch, tâm lý, chính trị, quản lý con người...
Xuất khẩu lao động thực hiện bằng hợp đồng:
Tất cả mọi hoạt động xuất khẩu lao động đều phải thực hiện bằng hợp đồng lao động. Đây là một hoạt động cần thiết và bắt buộc bởi lẽ hoạt động xuất khẩu liên quan trực tiếp đến con người, nên hợp đồng không những bảo vệ người sử dụng lao động mà còn bảo vệ chính người lao động được xuất khẩu. Và chính hợp đồng xuất khẩu lao động là loại hợp đồng có nhiều điều khoản quan trọng nhất: điều kiện từ người lao động, điều kiện làm việc ở nước nhập khẩu, điều kiện sử dụng trình độ người lao động,
3. Vai trò của xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, góp phần tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước đồng thời là một biện pháp giải quyết sức lao động dôi thừa ở trong nước trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường.
Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, lực lượng lao động dồi dào, trong khi đó vốn đầu tư cho nền kinh tế còn thiếu hụt, do vậy cần phải đẩy mạnh xuất khẩu trong đó có xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn cho nhà nước, trong khi chi phí cho việc xuất khẩu lao động lại rất thấp.
Xuất khẩu lao động còn là tiền đề cho một loạt dịch vụ khác. Những namư trước đây khi số lao động Việt nam tại một số nước Đông Âu lên con số vài vạn người, các hoạt động dịch vụ trong nước rất nhộn nhịp. Tiền và hàng hoá do lao động Việt nam gửi về nước đã đóng góp vai trò to lớn trong bối cảnh nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ và nó đã có vị trí như là nguồn đầu tư sớm cho sự phát triển kinh tế sau này.
Hiệu quả xã hội trước hết và to lớn nhất là giải quyết được một phần quan trọng tình trạng thất nghiệp. Đây là một ý nghĩa sâu sắc với tình trạng xã hội ở nước ta.
Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, được tiếp cận với nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, trình độ hiểu biết và tay nghề của người lao động được nâng lên. Đây là nguồn dự trữ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Từ những năm 1970 nước ta đã bắt đầu xuất khẩu lao động. Chỉ kể từ năm 1991 đến nay, Việt nam đã xuất khẩu 108.440 lao động và chuyên gia sang gần 50 thị trường, ở các lĩnh vực dịch vụ, lao động trong các công trường, xí nghiệp, lao động trên biển. Lao động xuất khẩu có tay nghề hiện đã chiếm 70%. Thu nhập trung bình (sau khi trừ chi phí) của một lao động khoảng 650USD/tháng. Người lao động cũng đã gửi về nước lượng ngoại tệ không nhỏ. Ngoài ra 25.000 người đang làm việc ở nước ngoài đã giúp Việt nam tiết kiệm khoảng 3.000 tỷ đồng cho dạy nghề, đào tạo và chỗ làm việc mới.
Chủ trương của nhà nước ta hiện nay là tiếp tục củng cố, ổn định và phát triển thị trường cũ, nơi hiện nay đang có lao động Việt nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, LiBi...Đồng thời xúc tiến tích cực nhằm khai thông các thị trường mới như Brunei, Hồng Kông, một số nước Châu Mỹ La tinh và các vùng vịnh. Sẽ thí điểm đưa một số lao động sang một số nước như Cô Oet, Ả rập, Emirite và Ả rập xê út. Chuẩn bị các điều kiện để ký kết các nghị định thư với Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc và nghị định thư sửa đổi hiệp định với Lào, tiến tới việc củng cố và phát triển cung ứng lao động cho các thị trường này. Tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động sĩ quan, thuỷ thủ tàu vận tải biển và chuyên gia tàu cá. Gia tăng đưa các chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, y tế mà ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp cho các nước Châu Phi đang có nhu cầu.
Dự kiến trong năm 2000, Việt nam xẽ xuất khẩu 25.000 lao động góp phần giải quyết lượng lao động bổ sung rất lớn vào lực lượng lao động của Việt nam sang các thị trường chiến lược như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
II. TỔ CHỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA.
1. Tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta
Xuất khẩu lao động là một hiện tượng người lao động bán sức lao động của mình cho người nước ngoài, ở nước ngoài để kiếm sống trong khoảng thời gian nhất định theo như ký kết trong hợp đồng lao động. ậ Việt nam việc di chuyển sức lao động ra nước ngoài được thực hiện thông qua các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các hiệp định ký kết giữa hai chính phủ, hai bộ chủ quản.
Theo nghị định 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ (tại điều 8, chương 3) các doanh nghiệp Việt nam có đủ điều kiện sau đây sẽ được Bộ Lao động Thương Binh xã hội xem xét và cấp giấy phép hoạt động đưa lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài:
Doanh nghiệp Việt nam có vốn lưu động từ 1 tỷ đồng trở lên.
Am hiểu thị trường lao động, luật nhập cư của nước nhập lao động và pháp luật quốc tế có liên quan.
Bộ máy cán bộ có năng lực và ngoại ngữ.
Tính đến tháng 05/1999 đã có trên 50 doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Hà nội có 26 đơn vị, Hải Phòng có 5 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh 9 đơn vị, Đà Nẵng 1 đơn vị, Phú Thọ 1 đơn vị, Quảng Ninh 1 đơn vị, Quảng Bình 1 đơn vị.
Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu mở rộng xuất khẩu lao động Nghị quyết TW 4, khoá VIII đã nêu rõ: “Mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và thị trường mưói. Cho phép mọi thành phần kinh tế đều được tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chạt chẽ của nhà nước”.
2. Điều kiện xuất khẩu lao động
Như vậy trong thời gian tới ngoài những doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện sẽ có các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau được phép tham gia hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Các điều kiện được xuất khẩu lao động:
Công dân Việt nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ công dân theo pháp luật, tự nguyện đi làm ở nước ngoài, có đủ sức khoẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp và ngoại ngữ theo đúng yêu cầu của hợp đồng.
Quyền lợi của người lao động
Người lao động có quyền: được cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về việc làm, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác trước khi ký hợp đồng lao động.
Được hưởng các quyền lợi ghi trong hợp đồng đã ký kết và các văn bản khác có liên quan mà Việt nam và nước sở tại đã thoả thuận.
Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài bảo hộ các quyền lợi và lợi ích chính đáng phù hợp với pháp luật Việt nam, pháp luật nước sở tại, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tê.
Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách, chế độ khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt nam.
Được mang ra nước ngoài hoặc đưa về nước những công cụ làm việc cần thiết của cá nhân, được chuyển thu nhập ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước theo hiệp định, hợp đồng đã ký với bên ngoài theo pháp luật hành của Việt nam và nước sở tại.
Có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt nam và nước sở tại về những vi phạm hợp đồng của bên sử dụng lao động hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bản thân.
Được cấp sổ lao động, sổ lương và số bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt nam.
Nghĩa vụ của người lao động:
Người lao động có nghĩa vụ ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với tỏ chức kinh tế tuyển dụng mình, ký hợp đồng với bên sử dụng lao động xuất khẩu (nễu có) và chấp hành đầy đủ các hợp đồng.
Nộp phí dịch vụ cho tổ chức kinh tế tuyển chọn theo quy định của chính phủ Việt nam.
Nộp tiền đặt cọc cho tổ chức kinh tế tuyển chọn, mức đặt cọc không vượt quá số tiền một lượt vé máy bay từ Việt nam tới nước sở tại.
Nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định củ chính phủ Việt nam thông qua tổ chức kinh tế tuyển chọn.
Nộp thuế thu nhập theo quy định của chính phủ.
Chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do bản thân vi phạm hợp đồng, theo luật pháp của nươc Việt nam và nước sở tại.
Giữ gìn bí mật quốc gia, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh cá quy định của Nhà nước Việt nam về quản lý công dân ở nước ngoài,chịu sự quản lý của tổ chức tuyển chọn mình.
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Tìm kiến thị trường và lựa chọn đối tác
* Tìm kiếm thị trường.
Bằng những hoạt động marketing của mình, bên xuất khẩu lao động phải xác định khả năng cung ứng lao động của mình. Khả năng này có nguồn gốc từ các ngành nghề, nhà máy, xí nghiệp và cả về lực lượng lao động tự do rất dồi dào của thị trường trong nước.
Bên xuất khẩu lao động phải có trong tay số liệu tương đối chính xác về số lượng người lao động trình độ, chủng loại.. để sẵn sàng đáp ứng thị trường nhập khẩu lao động nước ngoài.
Bên cạnh những hoạt động marketing trong nước, bên xuất khẩu lao động phải thực hiện hoạt động marketing ở nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm đối tác và khả năng của họ (khả năng nhập về số lượng, loại nghề, trình độ...).
* Lựa chọn đối tác.
Người làm công tác xuất khẩu lao động đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa lực lượng lao động trong nước và thị trường nhập khẩu sức lao động ngoài nước.
Nguồn lao động trong nước dồi dào về số lượng, phong phú về chủng loại là một điều kiện thuận lợi cho người xuất khẩu lao động lựa chọn cơ sỏ nào là đối tác phù hợp nhất.
Thị trường nhập khẩu sức lao động ngoài nước không phải lúc nào cũng mở rộng tiếp nhận lao động từ bên ngoài. Do vậy, để tìm được một đối tác bên ngoài là cả một quá trình marketing đầy công phu. Tuy nhiên, người làm công tác xuất khẩu lao động khi ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ đối tác nào đều phải nghiên cứu kỹ. Tìm hiểu, xác định rõ khả năng của đối tác về các mặt như: tư cách pháp nhân, khả năng thanh toán, khả năng thực hiện nhập cư cho lao động, tình hình chính trị... tại nước mà người lao động sẽ đến.
2 . Ký kết hợp đồng.
Như trên đã trình bày, người làm công tác lao động đóng vai trò chiếc cầu nối giữa thị trường sức lao động trong nước với thị trường nước ngoài. Việc ký kết một hợp đồng xuất khẩu lao động chỉ xảy ra sau khi đã lựa chọn đối tác thích hợp.
Hợp đồng xuất khẩu lao động, thực chất là một hợp đồng ngoại thương, yêu cầu các điều khoản và các điều kiện phải chặt chẽ. Tuy nhiên, đối tác của hợp đồng là loại hàng hoá đặc biệt cho nên phải đặc biệt chú trọng tới các điều khoản và điều kiện mang tính đặc thù.
II NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
1. Đối tượng hợp đồng.
Trong phần này, hai bên phải thống nhất về chủng loại lao động, ngành nghề cụ thể, trình độ tay nghề, giới tính, yêu cầu về ngôn ngữ, số lượng, độ tuổi, thời gian giao nhận...
2. Địa điểm làm việc.
Quy định rõ địa chỉ cụ thể mà người lao động sẽ tới làm việc. Trong điều khoản này, bên xuất khẩu lao động phải quy định rõ “ không đưa lao động tới làm việc tại những nơi mà không có sự thoả thuận giữa hai bên bằng văn bản” và ”không đưa lao động tới làm việc những nơi có tranh chấp về lãnh thổ hoặc những nới có chiến sự”.
Những điều kiện này nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lao động.
3. Thời hạn làm việc.
Thông thường một số nước chỉ cấp giấy phép cư trú tối đa cho người lao động xuất ngoại là hai năm. Đặc biệt có những nước, ví dụ Nhật Bản, chỉ cho phép cư trú từ 6 tháng tới 1 năm. Tuy vậy, trong thời gian cư trú, người lao động có thể gia hạn cư trú (với sự giúp đỡ của bên nhận lao động).
Trong trường hợp xuất khẩu lao động phải ghi rõ thời gian làm việc phù hợp với thông lệ cư trú của nước đó. Nếu khác thì sẽ gặp khó khăn trong việc xin cấp thị thực nhập cảnh.
Thời gian làm việc phải được tính từ ngày người lao động tới nước nhập khẩu lao động, vì vấn đề này liên quan đến việc trả lương cho người lao động. Cũng như vậy, thời gian chấm dứt hợp đồng phải được tính kể từ ngày người lao động rời khỏi nước nhập khẩu lao động.
4. Trách nhiệm tuyển chọn lao động.
Do điều kiện đi lại, thủ tục ngoại giao chậm trễ hoặc khó khăn, bên nhận lao động có thể uỷ thác cho bên xuất khẩu lao động tuyển chọn lao động bằng một điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu lao động.
Trong trường hợp này, bên xuất khẩu lao động phải quyđịnh ngược lại bằng một điều khoản tiếp theo, có thể ghi “Bên nhận lao động hoàn toàn chấp thuận với việc tuyển chọn của bên xuất khẩu lao động theo các quy định tại điều .. của hợp đồng này”. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp sau này về những quy định ghi tại điều khoản về “Đối tượng của hợp đồng”.
Tuy nhiên, phần lớn hợp đồng xuất khẩu lao động đều ghi “Bên xuất khẩu lao động sẽ thực hiện việc tuyển chọn cơ bản. Bên nhập khẩu lao động sẽ lựa chọn đối tượng phù hợp trong số những người đã sơ tuyển” hoặc “Bên nhập khẩu lao động sẽ trực tiếp tuyển chọn với sự trợ giúp của bên xuất khẩu lao động”.
Với quy định như vậy, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về bên nhập khẩu lao động.
5. Trách nhiệm vận chuyển.
Để tới được nơi làm việc, người lao động sẽ phải trải qua ba chặng đường:
Từ địa điểm tập trung trong nước tới sân bây nội địa
Từ sân bay nội địa đến sân bay nước nhập khẩu lao động
Từ sân bay nước nhập khẩu lao động tời nơi làm việc
Bên xuất khẩu lao động sẽ chịu trách nhiệm trong chặng đường thứ nhất.
Bên nhập khẩu lao động sẽ chịu trách nhiệm trong chặng đường thứ ba
Chặng đường thứ hai là đối tượng của đàm phán.
Trong khi đàm phán trách nhiệm vận chuyển của chặng đường thứ hai, bên xuất khẩu lao động tìm cách đàm phán cho được điều kiện “Bên nhập khẩu lao động chịu chi phí cho người lao động hai lượt vé máy bay” hoặc ít ra là “bên nhập khẩu lao động sẽ chịu chi phí máy bay lượt đi cho người lao động”.
6. Lương của người lao động - thanh toán - Chế độ thưởng lương.
Hai bên phải thống nhất mức lương cho từng loại lao động hoặc mức lương thấp nhất.
Bên xuất khẩu lao động phải tham khảo mức lương cìng loại công nhân nước mà người lao động sẽ đến làm việc để đàm phán. Ngoài ra cong phải tham khảo mức lương của cùng loại nghề mà đã được áp dụng ở những nước khác.
Hiện nay không có nước nào trả dưới 150 USD một tháng cho bất cứ một loại nghề nào.
Thanh toán:
Bên nhập lao động phải trả lương cho người lao động vào thời gian trả lương cho công nhân của chính bên nhận lao động.
Vì người lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo quy định của Thông tư 05/ LB/ TC – LĐTBXH và Nghị định 370 HĐBT (bao gồm các khoản: Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, nộp cho bên xuất khẩu lao động), nên tại thời điểm này phải quy định rõ tỷ lệ lương mà bên nhập khẩu lao động trả trực tiếp cho người lao động và tỷ lệ trả vào tài khoản của bên xuất khẩu lao động.
Bên xuất khẩu lao động phải dựa vào phụ lục số II của Thông tư số 05/ LB/ TC – LĐTBXH để đưa ra một tỷ lệ thích hợp.
Thưởng:
Bên xuất khẩu lao động, tuỳ theo chính sách khuyến khích lao động, sẽ có chế độ thưởng phạt cho người lao động suất sắc. Tại điều khoản này phải quy định rõ “Bên nhập khẩu lao động sẽ trả trực tiếp tiền thưởng cho người lao động”. Bên xuất khẩu lao động không được phép thu khoản tiền này.
Ngoài tiền thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ cũng trả trực tiếp cho người lao động. Tuy nhiên hợp đồng phải quy định rõ “khi công nhân làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ thì bên nhập khẩu lao động có trách nhiệm thanh toán cho người lao động phù hợp với luật lao động của nươc sở tại”.
7. Giờ làm việc - Ngày nghỉ.
Đê đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hợp đồng xuất khẩu lao động phải quy định:
Giờ làm việc và chế độ làm việc của người lao động phải phù hợ0p với Luật lao động quốc tế và Luật lao động của nước sở tại và không nhiều hơn 8 tiếng/ ngày và 6 ngày một tuần.
Lao động Việt nam phải được trả lương cho những ngày nghỉ như lao động của nước sở tại. Cụ thể, những ngày nghỉ đó là:
Ngày nghỉ cuối tuần
Ngày nghỉ chính thức theo thông lệ của nước sở tại.
Quốc khánh nước CHXHN Việt nam
Ngày tết cổ truyền của Việt nam
Phép năm:
Lao động Việt nam phải được nghỉ phép theo luật lao động cuả nước sở tại. Nếu người lao động không nghỉ phép năm thì những ngày làm việc đó sẽ được tính theo chế độ làm thêm giờ.
Chế độ làm thêm giờ:
Việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Người lao động có quyền tự đàm phán về tiền làm thêm. Khoản này không được tính vào tiền lương tháng và nhà nước không đánh thuế khoản thu nhập này. Tuy vậy, trong hợp đồng cũng phải quy định giờ làm thêm “không vượt quá 12 tiếng/ngày” và tỷ lệ là 1,5 so với tiền lương (tỷ lệ này là tôi thiểu).
8. Điều kiện sinh hoạt - làm việc.
Bên nhập khẩu lao động có trách nhiệm cung cấp và tổ chức nơi ở phù hợp vệ sinh, môi trường cho người lao động cùng những tiện nghi sinh hoạt như phòng ngủ (bao nhiêu người/ phòng – phòng rộng bao nhiêu...) đồ đạc, điện, ga, điều hoà nhiệt độ...
Người lao động có quyền yêu cầu trang thiết bị, bảo hộ lao động phù hợp với công việc và bên nhập khẩu lao động có trách nhiệm đáp ứng.
Để đảm bảo thời gian làm việc, bên nhập khẩu lao động có trách nhiệm tổ chức việc đưa đón lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại bằng phương tiện phù hợp kể cả tron thời gian làm việc thêm giờ.
9. Bảo hiểm.
Không như hàng hoá, việc bảo hiểm con người rất phức tạp. Việc bảo hiểm còn mang tính phòng ngừa chứ không chỉ giới hạn trong việc đền bù thông thường.
Bên xuất khẩu lao động phải nghiên cứu kỹ chế độ bảo hiểm của nước nhập khẩu lao động cũng như thông lệ quốc tế để đưa vào hợp đồng một chế độ bảo hiểm con người phù hợp.
Thông thường điều khoản bảo hiểm của hợp đồng xuất khẩu lao động sẽ bao gồm những điểm sau:
Người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho suốt thời gian làm việc ở nước sở tại. Mức bảo hiểm được dựa vào quy định của nước sở tại. Thông thường bên nhập khẩu lao động phải đóng khoản tiền này cho người lao động.
- Bên nhập khẩu lao động cam kết rằng người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm y tế toàn bộ trong những trường hợp: bị thương do tai nạn hoặc vì lý do liên quan đến công việc, không còn khả năng làm việc sẽ được bảo hiểm theo quy định của nước sở tại và người lao động sẽ được đưa về nước. Chi phí toàn bộ do bên thuê lao động chịu.
Bị thương do tai nạn lao động, người lao động sẽ được điều trị y tế bằng những điều kiện tốt nhất. Chi phí do bên thuê lao động chịu.
Nếu người lao động chết vì bất kỳ nguyên nhân nào, bên nhập khẩu lao động phải:
Thông báo ngay cho bên xuất khẩu lao động về nguyên nhân cái chết bằng văn bản.
Tổ chức hoả táng và đưa tro về nước cùng những tài sản cá nhân của người chết.
Bồi thường cho thân nhân người chết theo chế độ phù hợp với luật pháp của nước sở tại.
Trong trường hợp bị chết do tai nạn lao động, bên nhận lao động phải bồi thường cho thân nhân của họ theo Luật lao động của nước sở tại.
10. Quản lý lao động
Nhằm mục đích bảo đảm trật tự xã hội cho nước sở tại đảm bảo quan hệ ngoại giao và an toàn cho người lao động, hợp đồng xuất khẩu lao động phải ghi rõ:
Bên nhập khẩu lao động có thể đưa người lao động đến làm việc tại các công trình trong phạm vi địa điểm đã được quy định tại điều khoản của hợp đồng.
Hai bên không được tạo điều kiện cho bất kỳ người lao động nào cư trú, kết hôn hoặc định cư tại nước thứ ba một cách bất hợp pháp.
11. Kéo dài hợp đồng.
Thông thường cả hai bên nếu không vì một sự cố nào đều muốn kéo dài hợp đồng. Nếu có thể kéo dài hợp đồng, cả hai bên đều có lợi, đặc biệt là bên nhận lao động. Vì kéo dài hợp đồng họ sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho việc tuyển chọn, đi lại...
Đối với bên xuất khẩu lao động thì có lợi làm giảm được chi phí marketing, đào tạo, và nhất là co được thị trường ổn định…Tuy nhiên, để khẳng định rõ, hợp đồng cần được quy định: “Nếu một trong hai bên muốn kéo dài hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết 2 tháng trước khi hợp đồng hết thời hạn” và hai bên sẽ điều chỉnh lại những điều khoản của hợp đồng cũ.
Trong bản hợp đồng mới, bên xuất khẩu phải chú trọng tới vấn đề tăng lương, thưởng cho người lao động, tuy vậy triong đàm phán khả năng chấp nhận của họ là 70%.
12. Điều khoản về tranh chấp, trọng tài và luật điều chỉnh
Giống như những hợp đồng ngoại thương khác, bất kỳ tranh chấp nào cũng sẽ được giải quyết bằng biện pháp thươgn lượng, hoà giải. Nếu không sẽ được đưa vấn đề ra trước hội đồng trọng tài quốc tế.
Vấn đề chỉ định trọng tài, luật điều chỉnh là đối tượng đàm phán.
13. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Nếu bên nào muốn sửa đổi, bổ sung bất kỳ điều khoản nào hoặc điều kiện nào của hợp đồng cũng phải thông báo cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định (thường là 60 ngày)
Tất cả những điều kiện hoặc điều khoản được bổ sung hoặc sửa đổi chỉ có giá trị khi cả hai bên chấp thuận bằng một phụ lục kèm theo.
14. Điều khoản về " Bất khả kháng"
Hai bên phải quy định rõ những trường hợp nào thuộc về bất khả kháng.
Trong những hợp đồng mua – bán hàng hoá, người ta coi hậu quả của bão, lụt, đình công, lãn công, cháy nổ... là những trường hợp “bất khả kháng”
Trong hợp đồng xuất khẩu lao động, người ta đặc biệt chú trọng tới các chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao của chính phủ và coi những quyết định trong lĩnh vực trên mà ảnh hưởng tới việc thực thi hợp đồng là trường hợp bất khả kháng.
15. Hiệu lực của hợp đồng.
Trong hợp đồng xuất khẩu lao động cần thiết phải có điều khoản nhấn mạnh :”hợp đồng chỉ có giá trị hiệu lực sau khi hai bên đệ trình và được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn, và hai bên có trách nhiệm thông báo cho nhau biết việc phê chuẩn của mình và khả năng thực hiện”.
Thực tế cho thấy điều khoản này thực sự là cứu cánh cho nhiều công ty trong nước tránh khỏi bị phạt hợp đồng.
16. Phụ lục của hợp đồng
Trong phụ lục thể hiện những thay đổi của bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện nào của hợp đồng.
Phụ lục còn là nơi chi tiết hoá các điều kiện hoặc các điều khoản.
17. Khảo sát:
Vì đối tượng của hợp đồng là con người cho nên bên xuất khẩu lao động phải đặc biệt chú trọng tới các điều kiện của điều khoản hợp đồng
Bên xuất khẩu lao động phải có cuộc khảo sát về nơi ăn ở, sinh hoạt mà người lao động sẽ tới. Cho nên đưa điều khoản này vào hợp đồng là điều cần thiết.
Chi phí cho chuyến đi này sẽ do bên xuất khẩu lao động chịu, nhưng cũng có thể là bên nhập khẩu lao động sẽ giúp đỡ về nơi ở và các thủ tục nhập cảnh.
18. Điều khoản bắt buộc:
Do phong tục, tập quán mỗi nước có khác nhau cũng như sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, quan niệm chủng tộc... để đảm bảo giá trị con người, giá trị sức lao động, trong hợp đồng phải ghi rõ “quyền con người của người lao động phải được triệt để tôn trọng và người lao động cũng như các quyền lợi khác của họ phải được bảo vệ phù hợp với Luật lao động quốc tế và những điều khoản của hợp đồng này”.
19. Phạt vi phạm hợp đồng:
Điều khoản này nhằm bảo vệ hợp đồng được thực hiện một cách trọn vẹn. Nếu một bên phá vỡ hợp đồng vì những lý do không thuộc phạm vi quy định trong hợp đồng này sẽ bị phạt với một tỷ lệ thích đáng. Tỷ lệ xấp xỉ từ 5% - 10% giá trị của hợp đồng.
20. Chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng sẽ chấm dứt một cách tự nhiên khi hết hạn. Nếu một trong hai bên muốn chấm dứt trước thời hạn thì phải thông báo cho phía bên kia trước hai tháng và đền bù cho người lao động một tháng lương.
Nếu không thông báo trước thì có thể đền bù cho người lao động hai tháng lương.
21. Ngôn ngữ hợp đồng.
Hợp đồng được viết bằng tiếng Anh.
III. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG NƯỚC.
Ký kết hợp đồng cung cấp lao động với cơ sở cử người đi xuất khẩu lao động.
Đây là bước tiếp theo của việc ký hợp đồng xuất khẩu lao động với bên nước ngoài. Có thể thực hiện bước này trước bằng những hợp đồng nguyên tắc. Nếu thực hiện sau thì đây sẽ là hợp đồng chi tiết và được cụ thể hoá.
Nội dung của hợp đồng này chịu chi phối bởi Luật lao động, Nghị định 370 HĐBT và những văn bản khác của nhà nước.
Điểm đáng lưu ý là:
Bên A (cơ sở cử người lao động ) có yêu cầu bên B (cơ quan xuất khẩu lao động ) trích phần trăm trả cho họ không hay bên A coi việc tuyển người của bên B là một ưu đãi đối với họ. Nếu bên A đòi phần trăm thì tủ lệ là bao nhiêu.
Trên thực tế nhà nước không quy định tỷ lệ này và cũng không cho phép bên A thu bất kỳ khoản nào của người lao động. Bên A, nếu đòi hỏi, phải thoả thuận với bên B và bên B, nếu đồng ý, sẽ trích tỷ lệ phần trăm trong số tiền mà bên B được hưởgn theo quy định của nhà nước tại Nghị định 370 HĐBT và Thông tư số 05 LB/TC – LDTBXH. Tỷ lệ mà bên B sẽ trích trả cho bên A sẽ do hai bên thoả thuận.
Bên A có cam kết tiếp nhận người lao động trở lại cơ sở cũ để làm việc sau khi hết hạn làm việc ở nước ngoài không.
Bên B cần phải đàm phán để bên A cam kết tiếp nhận người lao động trở lại làm việc tại cơ sở cũ của họ sau khi hết hợp đồng. Tuy nhiên đây không phải là trách nhiệm pháp lý của bên B, mà trách nhiệm này thuộc về bản thân người lao động và cơ sở của họ. Người lao động nếu muốn trở lại cơ sở cũ thì thường phải đóng góp một khoản tiền nhất định theo “lệ hàng” của từng cơ sở. Khoản tiền này bên A thường lý giải như là một khoản để “xây dựng và phát triển cơ sở” và “do cá nhân người lao động tự nguyện đóng góp”.
Bên B phải cam kết thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để chuyển trả người lao động về địa phương cũng như về cơ sở cũ sau khi họ hết hợp đồng.
1. Ký kết hợp đồng với từng người lao động
Cũng như hợp đồng tại mục V.1. trên đây, cơ sở của hợp đồng này là do Nghị định 370 HĐBT chi phối. Hợp đồng phải thể hiện trách nhiệm của bên xuất khẩu lao động và trách ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3770.doc