Chương I. Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
1.1 Cơ sở lí luận chung và hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Chiến tranh lạnh kết thúc , thế giới thiết lập một trật tự mới, đối thoại chứ không đối đầu, mối quan hệ giữa các quốc gia mở rộng trong đó đi đầu là các vấn đề về kinh tế. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu và rộng, các quốc gia hoặc đón nhận hoặc bị đào thải, quá trình h
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu hàng hoá và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội nhập kinh tế quốc tế biến các quốc gia trở thành các mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Không chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước mà Chính phủ các nước còn phải tập trung huy động nội lực phát triển các thế mạnh quốc gia để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, từ đó nâng cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Có nhiều hình thức để xâm nhập thị trường nước ngoài trong đó phổ biến và đơn giản nhất đó là hoạt đông xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác
Xuất khẩu được đánh giá là hình thức thâm nhập thị trường ít rủi ro với chi phí thấp so với các hình thức khác. Xét dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hang hóa dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác ,còn xét dưới góc độ phi kinh doanh (viện trợ) thì hoạt động xuất khẩu là việc lưu chuyển hang hóa dịch vụ qua biên giới một quốc gia .Còn trên phương diện Marketing quốc tế, có hai cách tiếp cận khác nhau đối với hoạt động xuất khẩu là thực hiện xuấ khẩu chủ động và xuất khẩu thụ động.Xuất khẩu thụ động là một cấp độ hoạt động qua đó doanh nghiệp thỉnh thoảng xuất khẩu số sản phẩm dư thừa của mình và bán sản phẩm cho các khách mua thường trú đang đại diện cho các doanh nghiệp, công ty nước ngoài. Xuất khẩu chủ động được thực hiện khi doanh nghiệp, công ty muốn đẩy mạnh, phát triển sản phẩm của mình sang một thị trường đặc thù nào đó trong kế hoạch kinh doanh lâu dài và có hệ thống. Tuy nhiên dù xuất khẩu theo cách tiếp cận nào thì điểm chung cơ bản nhất của xuất khẩu là hang hóa được sản xuất trong nước bởi các nhà sản xuất nội địa còn việc tiêu dung cuối cùng được thực hiện tại một quốc gia nước ngoài khác .
Vai trò của xuất khẩu
Thứ nhất, xuất khẩu để tạo ra nguồn vốn quan trọng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy sản xuát nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Trong hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia luôn diễn ra đồng thời hai hoạt động cơ bản là xuất khẩu và nhập khẩu, xuất khẩu luôn đi kèm nhập khẩu, hai mặt không thể tác rời nhau trong mộ quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau. Trong mối quan hệ đó, nhập khẩu à mục đích còn xuất khẩu là phương tiện để đạt được mục đích đó. Mọi hoạt động xuất khẩu đều hướng tới cái đích cuối cùng là bán được nhiều nhất các loại hang hóa dich vụ mà quốc gia mình có khả năng đẻ thu lại một lượng ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khẩu các thiết bị công nghệ hiện đại, các dịch vụ, các mặt hang mà quốc gia mình còn thiếu vừa để phục vụ nhu cầu tiêu dung vừa để sản xuất đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu chính là việc tạo điều kiện thuận lợi để bán được nhiều nhất những hàng hóa mà một quốc gia có lợi thế. Khi doanh số bán hang tăng lên, lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, nó có tác động ngược trở lại, đó là nhu cầu mở rộng sản xuất, đẩy nhanh quá trình tạo ra sản phẩm, quy mô sản xuất của từng mặt hàng, từng ngành nghề lĩnh vực cũng như như quy mô toàn bộ nền kinh tế được mở rộng, khi đó xuất hiện hiệu ứng tính kinh tế nhờ quy mô. Khi quy mô sản xuất phát triển sẽ kéo theo sự ra đời của nhiều ngành hàng mới vừa để bổ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu chính, vừa để khai thác những tiềm năng của đát nước, GDP của nền kinh tế không ngừng được tăng lên, quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Thứ ba, xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ snar xuất. Xuất khẩu tăng, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nhiều hơn doanh nghiệp khi đó phải tìm cách để nâng cao năng suất lao động sao cho tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể. Cách thức nhanh chóng và hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu đó là cải tiến trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như hoàn thiện dần quy trình sản xuất. Ngược lại, khi hoạt động xuất khẩu luôn duy trì ở nức cao tức là lượng hàng hóa bán ra lien tục tăng lên, khi đó doanh nghiệp có nhiều điều kiện để quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của mình.
Thứ tư, xuất khẩu tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế cũng như tác động đến cơ cấu của ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh. Mỗi quốc gia đều có những ưu thế nhất định về một hoặc một vài chủng loại sản phẩm. Trong thương mại quốc tế, các quốc gia luôn phải cạnh tranh với nhau vì thế để thu được lợi ích cao nhất buộc mỗi quốc gia phải tìm một hương đi đúng cho mình, phải tìm kiếm và khai thác tối đa những thế mạnh của riêng mình. Khi nắm rõ những thế mạnh của mình các quốc gia sẽ hcuyeen biệt hóa, đầu tư nhiều hơn tới việc phát triển thế mạnh của mình, nghĩa là cơ cấu nền kinh tế dần chuyển đổi sang hướng ưu tiên cho những ngành, các mặt hàng mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế hơn.
Thứ năm, xuất khẩu có tác động tích cực và trực tiếp đến việc nâng cao mức sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Khi kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng, ngành hàng nào đó không ngừng tăng lên , quy mô sản xuất của ngành đó sẽ được mở rộng. Sản xuất mở rộng, nhu cầu về lao động tăng, số lượng việc làm nhiều hơn , điều đó đồng nghĩa là sẽ có thêm một bộ phận lao động xã hội có việc làm, thu nhập người dân ổn định hơn, cuộc sống được đảm bảo tạo điều kiện để nâng cao điều kiện sống gia đình, tỷ lệ đói nghèo giảm bớt.
Thứ sáu, xuất khẩu giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫn nhau: xuất khẩu là một trong những lĩnh vực của kinh tế đối ngoại, xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ này phát triển như quan hệ về tín dụng, quan hệ đầu tư, quan hệ vận tải…Xuất khẩu tạo tiền đề cho hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực này, ngược lại khi quan hệ kinh tế của những lĩnh vực này tốt đẹp sẽ kích thích cho xuất khẩu trao đổi buôn bán giữa các quốc gia phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu thường diễn ra dưới hai hình thức cơ bản là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Đây là hai hình thức, đồng thời cũng la hai công cụ chủ yếu được các chủ thể kinh tế sử dụng trong quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài qua con đường xuất khẩu hàng hóa.
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hàng hóa bán trực tiếp của một chủ thể kinh tế cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Khi doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, phát triển đủ mạnh để có thể thàng lập một tổ chức/ một đơn vị bán hàng của riêng mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì xuất khẩu trực tiếp được ưa thích hơn. Hình thức này thường được các công ty có kinh nghiệm quốc tế sử dụng, khách hàng của họ không chỉ đơn thuần là người tiêu dung mà bao gồm tất cả nhưng đối tượng có nhu cầu, đã, đang và sẽ tiêu dung sản phẩm của công ty. Trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, nhà sản xuất se tiến hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng ở một khu vực thị trường nước ngoài nhất định thong qua các tổ chức bán hàng của mình. Có hai loại bán hàng cơ bản được xuất khẩu trực tiếp sử dụng:
a) Đại diện bán hàng
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở của giá trị khối lượng hàng hóa bán được. Xét về bản chất, hoạt động của đại diện bán hàngchính là hoạt động của nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài, thông qua hình thức này công ty sẽ tiến hàng ký kết các hợp đồng trực tiếp với khách hàng tại thị trường mà người đại diện bán hàng đang đại diện. Đại diện bán hàng là người trực tiếp thu nhập các đơn hàng từ phía khách hàng. Thông thường có hai loại địa diện bán hàng.
Thứ nhất, người đại diện với tư cách cá nhân. Đây là người được doanh nghiệp cử ra thị trường nước ngoài để tiến hàng giao dịch với khách hàng. Người đại diện có thể là người bản xứ hoặc người do doanh nghiệp cử đến thị trường cần XK.
Thứ hai, người đại diện với tư cách là một tôt chức- văn phòng đại diện. Đây là loại đại diện được sử dụng tại những thị trường xuất khẩu lớn và trọng điểm của doanh nghiệp.
b)Đại diện phân phối
Là người đứng ra mua hàng của công ty để bán theo kênh tiêu thụ tại khu vực đã được quy đinh. Theo hình thức này, công ty là người khống chế phạm vi giới hạn hoạt động của người phân phối đồng thời đặt hoạt dộng của các kênh phân phối này trong sự kiểm soát của minh. Mặc dù nằm dưới sự kiểm soát của công ty ủy thác nhưng đại lý phân phối phải chịu trách nhiệm, chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng của công ty ủy thác trên thị trường đã được phân định và sẽ được hưởng phần lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán hàng hóa.
1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của công ty ra thị trường nước ngoài thong qua trung gian ( qua người thứ ba ) hay nói cách khác xuất khẩu gián tiếp là cách thức mà nhà sản xuất tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài thông qua dịch vụ của các tổ chức dộc lập đặt ngay tại quốc gia tiếp nhận xuất khẩu. Nếu trong loại hình xuất khẩu trực tiếp thì người mua tìm đến người bán, người bán tìm gặp người mua, giữa hai bên tiến hành trao đổi gặp gỡ, trao đổi thông tin hàng hóa cho nhau một cách trực tiếp thì trong loại hình xuất khẩu gián tiếp, việc thiết lập quan hệ mua bán, cũng như các điều kiện lien quan đến giao dịch mua bán hàng hóa được thưc hiện thong qua người thứ ba gọi là trung gian mua bán. Các trung gian mua bán này không chiếm giữ hàng hóa của người ủy thác mà đóng vai trò là người trợ giúp, ;à cầu nối đưa hàng hóa của người xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Khi nhà xuất khẩu lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp họ không cần triển khai một lực lượng bán hàng tại nước ngoài cũng như không cần tiến hành hoạt dộng giao tiếp và giới thiệu ở nước ngoài. Thêm vào đó khi lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp, nhà sản xuất có thể hạn chế được rủi ro vì trách nhiệm bán hàng thuộc về người thứ ba. Tuy nhiên với hình thức này lợi nhuận của nhà sản xuất bị giảm cũng như khả năng nắm bắt và thích ứng với những biến động của thị trường bị hạn chế do họ không được lien hệ trực tiếp với thị trường. Xuất khẩu gián tiếp có các hình thức chủ yếu sau:
- Đại lý
Đại lý là tự nhiên nhân hay pháp nhân tiến hành một hoặc nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác, quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là hợp đồng đại lý. Trên thực tế đại lý chỉ thực hiện một công việc nhất định nào đó cho người ủy thác và nhận khoản thù lao của mình, đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa mà chỉ là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa người xuất khẩu và khách hàng ở thị trường nước ngoài. Theo hình thức này, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển trực tiếp từ người sản xuất đến người mua mà không qua trung gian thứ ba. Có nhiều kiểu đại lý xuất khẩu gián tiếp thường gặp nhất là:
Hãng xuất khẩu ủy thác (đại lý mua hàng xuất khẩu ) là một tổ chức đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú tại quốc gia của người xuất khẩu. Hoạt động của các hang xuất khẩu ủy thác dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài và sự quan tâm tới hàng hóa của người mua. Khi sử dụng hình thức xuất khẩu ủy thác, nhà sản xuất sẽ không phải tham gia vào quá trình vận động của hàng hóa, nhận được thanh toán đúng hạn do đó ít rủi ro về tín dụng tuy nhiên việc kiểm soát với đại lý lại hạn chế.
Người mua thường trú: về cơ bản hình thức đại lý này hoạt động going hang xuất khẩu ủy thác nhưng có quan hệ chặt chẽ và thường xuyên hơn với nhà sản xuất nhờ đó mà nhà sản xuất vừa thiết lập được quan hệ làm ăn bền vững vừa kiểm soát được đại lý của mình ở thị trường nước ngoài.
Người môi giới thương mại là những cá nhân hay công ty thực hiện chức năng cầu nối, lien kết người mua và người bán nhưng không thực sự xử lý việc mua bán hàng hóa.
- Công ty quản lý xuất khẩu
Là công ty nhận ủy thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa. Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động dựa trên danh nghhiax của người ủy thác với chuacs năng cơ bản là thực hiện các hoạt đông chào hàng, lập dơn đặt hàng, chuyên chở hàng, lập hóa đơn, thu tiền hàng cũng như hoàn thiện các thủ tuc xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Các công ty quản ký xuất khẩu giữ vai trò cố vấn cho các quyết định về chính sách giá, điều kiện bán hàng, quảng cáo, ngân sách của nhà sản xuất…Xét về bản chất, các công ty quản lý xuất khẩu là trung gian thực hiện các dịch vụ đại lý cho người ủy thác và nhận được một khoản thù lao từ các hoạt động của mình cùng với một khoản tiền cố định hàng tháng (hàng năm) và tiền thanh toán cho các chi phí đã được thỏa thuận. Hình thức xuất khẩu này thường được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng do họ chưa có khả năng thành lập các công ty xuất khẩu của riêng mình và mức độ thành công của các quan hệ thương mại với các thị trường nước ngoài phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của các công ty quản lý xuất khẩu.
- Công ty kinh doanh xuất khẩu
Là loại hình công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập với chức năng cơ bản là kết nối các khách hàng tại thị trường nước ngoài với công ty xuất khẩu của quốc gia mình, từ đó tạo điều kiện đưa các hàng hóa trong nước tar a nước ngoài tiêu thụ. Hoạt động của các công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện tất cả các hoạt động dịch vụ xuất khẩu từ những hoạt động trực tiếp liên quan đến xuất khẩu cho đến các hoạt động gián tiếp liên quan như thiết lập và mở rộng kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư cho tới trực tiếp tham gia vào một công đoạn sẩn xuất bổ trợ nào đó cho quá trình sản xuất sản phẩm…Trên thực tế, các công ty kinh doanh xuất khẩu đều là những công ty có tiềm lực và sự đảm bảo về tài chính cũng như có kinh nghiệm chuyên sâu về một mảng thị trường nào đó với những chuyên gia làm dịch vụ xuất khẩu. Chi phí hoạt động của công ty kinh doanh xuất khẩu là nguồn vốn của công ty và thu hồi lại từ các dịch vụ xuất khẩu mà công ty thực hiện.
- Đại lý vận tải
Là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa: khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện gia nhận chuyên chở và bảo hiểm. Các đại lý vận tải cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và phát triển nhiều loại hình dịch vụ giao nhận đến tận tay người nhận. Khi các công ty xuất khẩu thong qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàng thì các đơn vị này cũng làm cá dịch vụ xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa của công ty. Như vậy, thực chất hoạt động của các đại lý vận tải cũng chính là hoạt động của các công ty kinh doanh giao nhận vận chuyển va dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí nó con đi sâu hơn khi bao gồm cả dịch vụ bao gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi hoạt động, quyền hạn của mình.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.2.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Thứ nhất , môi trường văn hóa. Văn hóa nói chung có thể được coi là tổng thể của đức tin, các giá trị , niềm tin, thông lệ, ngôn ngữ và tôn giáo. Văn hóa của mỗi quốc gia có những nét đặc thù khác biệt . Chính sự khác biệt về văn hóa kéo theosự khác biệt về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm tiêu dùng theo đó cũng có sự khác biệt lớn, người ta không thể xuất khẩu thịt lợn sang các quốc gia đạo Hồi. Nhu vậy yếu tố văn hóa tại một thị trường nào đó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn hàng hóa nào để xuất khẩu và thị hiếu thị trường đó đối với sản phẩm ra soa để có những điều chỉnh nhất định đối với sản phẩm. Sự khác nhau về yếu tố văn hóa của một quốc gia sẽ tạo ra sự khác nhau về mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó.
Thứ hai, môi trường cính trị luật pháp.Không một doanh nghiệp xuất khẩu nào muốn bán sản phẩm của mình sang thị trường có thể chế chính trị bất ổn vì tâm lý lo ngại sự mất ổn định chính trị sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong trường hợp xấu không thể thanh toán mọi chi phí tiền hàng. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hóa xã hội. Vì thế khi tham gia kinh doanh buôn bán trên thị trường thế giới các doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị quốc gia cũng như các nước trong khu vực mà các doanh nghiệp muốn hoạt động.
Yếu tố luật pháp cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua tác động của hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nếu mức thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu cao hoặc mức độ bảo hộ sản xuất trong nước của quốc gia đó lớn sẽ làm giảm kim ngạch xuẩt khẩu của các quốc gia khác sang thị trường nước đó, ngược lại mức thuế quan mà một quốc gia áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu ở mứ trung bình cũng như cá hàng rào yêu cầu kỹ thuật không quá khát khe, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường và từ đó sẽ làm tăng lượng hàng hóa xuất khẩu sang những thị trương dễ tính. Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh bao gồm luật tương mại quốc tế, luật đầu tư nước ngoài…Mặt khác trong xu thế hiện nay, giữa các nước thường tiến hành ký kết các hiệp định , hiệp ước và dần dần hình thành luật khu vực và luật quốc tế. Do đó , chỉ trên cơ sở nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước doanh nghiệp mới có thể đưa ra những quyết đinh đúng đắn cho việc lựa chọn quốc gia, khu vực knh doanh, hình thức kinh doanh, hàng hóa kinh doanh…
Thứ ba, môi trường kinh tế của một quốc gia bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô của nền kinh tế và quy mô thị trường, cơ cấu của nện kinh tế…Một quốc gia luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tức là tổng thu nhập quốc dân cao theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng ở mức cao, đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ nhiều hơn, điều này sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu từ các quốc gia nước ngoài vì họ nhìn thấy tiềm năng thị trường lớn của quốc gia. Quy mô của nền kinh tế lớn cũng khiến cho nhu cầu nhập khẩu tăng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ cấu của nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu xuất khẩu vào một quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu khi lựa chọn thị trường xuất khẩu phải có đánh giá xem thị trường nội địa quốc gia đó đang sản xuất được cái gì, chủng loại ra sao, để từ đó sẽ quyết định đưa mặt hàng nào xuất khẩu, khi lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá yếu tố thị trường, thị trường nào đang có nhu cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường đó. Mặt khác tính ổn định hay bất ổn về kinh tế cũng như chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến quan hệ kinh doanh buôn bán giữa các nước. Tinh ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ và khống chế lạm phát.
1.2.2.Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Trước hết, phải đề cập đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đặt ra một mức tăng trưởng cao trong kim ngạch xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng tới đạt mục tiêu đó, hoạt động xuất khẩu được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp sẽ nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường, xây dựng quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm với mong muốn người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài sẽ yêu thích sản phẩm của mình tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn.
Thứ hai là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất sẽ quyết định một phần quan trong giá cả của hàng hóa. Bằng cách kiểm soát tổng chi phí sẽ kiểm soát được giá cả hàng hóa ở mức thấp, giá cả thấp sẽ khiến cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ngoài ra chi phí sản xuất thấp cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp vì cùng một điều kiện thương mại bình thường, mức giá của một loại sản phẩm trên một thị trường là như nhau trong khi chi phí sản xuất ra sản phẩm lại thấp hơn các đối thủ, như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên từ đó có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ tăng cường sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chi phí vận chuyển cũng là một nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển cao làm tăng giá thành sản phẩm, khi chi phí thấp giá cả hàng hóa sẽ hạ thấp.
1.2.3.Yếu tố sản phẩm
Sản phẩm là cái liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đặc tính của mỗi loại sản phẩm khác nhau nên thị trường xuất khẩu sản phẩm cũng khác nhau. Căn cứ vào những tính chất và điều kiện của sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp, như các sản phẩm rau quả, các loại hải sản tươi sống trước khi xuất khẩu phải qua khâu bảo quản sản phẩm… Những chi tiết kiểu dáng cũng như tính chất công dụng của cùng một loại sản phẩm có sự khác nhau ở từng thị trường tiêu dùng, trong đó giá cả và chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
Trên thực tế, việc đánh giá một sản phẩm là khác nhau giữa các thị trường: thị trường EU đánh giá và lựa chọn sản phẩm dựa trên kiểu dáng mẫu mã tức là tính thẩm mỹ của sản phẩm, dựa vào thương hiệu của sản phẩm; trong khi đó thị trường Hoa Kỳ lại đánh giá sản phẩm trên góc độ giá cả và chất lượng, trong xu hướng tiêu dùng của mình, người Hoa Kỳ không quá đòi hỏi cầu kỳ, chỉ cần một chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý là có thể chinh phục được thị trường này….Như vậy, yếu tố sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành đồ gỗ Việt Nam
1.3.1. Tổng quan chung về ngành đồ gỗ Việt Nam
Bảng 1.1. Chỉ số đồ gỗ Việt Nam (triệu USD)
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Bậc xếp hạng
Sản lượng
293
317
382
481
519
672
985
1429
28
Xuất khẩu
212
212
304
398
431
580
856
1242
17
Nhập Khẩu
19
15
9
9
9
13
22
39
58
Tiêu dùng
100
110
87
92
97
105
152
226
50
**Bảng xếp hạng của Việt Nam trong
số 60 quốc gia, năm cuối cùng của số liệu
Bảng 1.2.Chỉ số kinh tế Việt Nam
Đơn vị
Bậc xếp hạng
Dân số
Triệu
81
11
Diện tích
Nghìn kilomet vuông
332
24
Tổng GNP
Tỷ USD
39
49
GNP theo đầu người
USD
480
60
Tổng mức tiêu dùng của hộ gia đình
Tỷ USD
25
47
Số liệu tính theo ngang giá sức mua (PPP)
- Tổng GNP theo ngang giá sức mua
- GNP theo đầu người theo ngang giá sức mua
Tỷ USD
USD
202
2490
34
59
(Nguồn : Ngân hàng thế giới dữ liệu năm2003) *Bảng xếp hạng của Việt Nam trong
số 60 quốc gia, năm cuối cùng của số liệu.
1.3.2. Năng lực của ngành đồ gỗ
Với tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thàng 1 trong 4 quốc gia xuất khẩu hang gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến với năng lực chế biến 2,2- 2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hang ngoài trời và 330 công ty chuyên sản xuất hang nội thất ).
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp chiếm 31% năng lực chế biến ), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài mở cửa của Chính Phủ, đến nay đã có 49 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam , với tổng số vốn đăng kí lên đến triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh , Bình Dương , Đông Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ , tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội , Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc… Đã hình thành những khu công nghiệp tập trung tới 50 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu như khu công nghiệp Phú Tài (Bình Định )
Quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói chung là các xí nghiệp vừa và nhỏ (khoảng từ 500 công nhân sản xuất , kết hợp kĩ thuật thủ công với cơ khí , sản xuất và xuất khẩu vài chục container 40’’ đồ gỗ/ tháng ). Bên cạnh đó một số xí nghiệp có quy mô ngày càng lớn có từ 1.000-1.500 công nhân sản xuất bằng may móc và kĩ thuật hiện đại. Ngoài ra có 49 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD, trong đó có những xí nghiệp có quy mô trên 5000 công nhân.
Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hang lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
1. 3.3. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam
1.3.3.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam
Giai đoạn 2000-2006, ngành Gỗ Việt Nam đã phát triển cả về quy mô sản xuất, khối lượng, giá trị xuất khẩu (XK). Cụ thể, kim ngạch XK gỗ tăng gấp 10 lần. Đến năm 2007, tổng giá trị kim ngạch XK đạt 2,5 tỷ USD. Việt Nam hiện là nhà nhập khẩu (NK) gỗ nguyên liệu lớn thứ 6 của Mỹ. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường chính. Ngoài ra, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông... cũng đầy tiềm năng.
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ( triệu USD)
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
Sản phẩm gỗ
335
13,9
435
29,9
567
30,3
1139
100,9
1563
37,2
1930
23,5
Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu
2,2
2,6
2,8
4,3
4,8
4,9
Nguồn :Bộ Thương mại Việt Nam 2006
Thực trạng của ngành, năm 2001 xuất khẩu Việt Nam mới đạt con số khiêm tốn là 335 triệu USD. Nhưng đến năm 2002 thì con sô này đã là 435 triệu USD (tăng 29,9% so với năm 2001) và vẫ duy trì mức tăng cao ,ổn định trong năm 2003 với mức tăng đạt 30,3%. Bước ngoặt của mặt hàng xuất khẩu thể hiện rõ nhất vào năm 2004 với mức tăng ấn tượng 100,9% đạt kim ngạch 1,139 tỷ USD chính thức gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD, sự tăng trưởng vượt trội này thể hiện rõ trong những năm trở lại đây. Năm 2005 duy trì với mức tăng là 37,2 %, và năm 2006 tăng 23,5% .Ta có thể thấy rõ tiềm năng của ngành qua việc đánh giá hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ từ năm 2001-2006 (Bảng 1.3, Hình 1.3)
Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2006, năm 2007 ngành có những bước tiến triển đáng kể. Tháng 11/07, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 217,87 triệu USD, tăng 0,47% so với tháng 10/07, tăng 30,8% so với tháng 11/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng năm 2007 đạt 2,134 triệu USD, tăng 24,14% so với cùng kỳ năm 2006.
Ước cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,365 tỷ USD, tăng 122,3% so với năm 2006 và dự báo kim ngạch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008.
Hình 1.4:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2008 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 280,9 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2007.Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu trong tháng 1 năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt cao nhất với 92,1 triệu USD, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2007.
Bảng 1.5: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tháng 1/2008
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Mỹ
32,8%
Nhật Bản
10,6%
Anh
9,1%
Đức
7,1%
Pháp
6,3%
Trung Quốc
4,7%
Hà Lan
3,5%
Hàn Quốc
2,9%
Italia
2,7%
Tây Ban Nha
2,3%
Ôxtrâylia
2,1%
Canada
1,8%
Các nước khác
14,0%
Như vậy có thể thấy ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt, đạt được những thành tựu lớn mở rộng thị trường, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt trong nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu.
1. 3.3.2. Chủ thể tham gia xuất khẩuđồ gỗ Việt Nam.
- Xí nghiệp quốc doanh.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH )
Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển. Công ty TNHH Khải Vy từ 2 nhà máy ở TPHCM và Bình Định đã đầu tư nâng lên 4 nhà máy, sử dụng 4.800 công nhân, xuất khẩu mỗi tháng hơn 500 container đồ gỗ và đang đàm phán mua thêm một nhà máy trị giá 25 triệu USD. Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, đã chứng tỏ sự vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu nay thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay cả nước có 410 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ, trong đó có hơn 300 dự án đã thực hiện với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Chỉ tính trong năm 2006, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong chế biến gỗ đã đóng góp hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ 1,93 tỷ USD. Bình Dương, nơi đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước, có tới 369 doanh nghiệp chế biến gỗ; trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu USD.
1. 3.3.3. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt... xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
-Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm,._. nhựa...
-Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn... làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải...
-Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Dụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tây), Bích Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam)... Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thàng phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng cao mà còn vô cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn... đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp..., đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD.
-Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn...
Trong những năm trở lại đây tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu xét theo mặt hàng luôn luôn thay đổi tùy từng thời kỳ, một mặt do trước đây trình độ gia công của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu nên không sản xuất được các sản phẩm có yêu cầu của bạn hàng, mặt khác do nhu cầu thị trường chủ yếu mà Việt Nam đang cung cấp có nhu cầu tăng cao trong một số loại mặt hàng vào những thời điểm nhất định.
Bảng 1.6: Tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu năm 2006
TT
Sản Phẩm
Tỷ trọng
(%)
1
Đồ nội thất phòng ngủ
28,8
2
Phòng khách và phòng ăn
22,7
3
Ghế
16,2
4
Nội thất văn phòng
12,6
5
Gỗ ván
5,6
6
Đồ trang trí
2,1
Cơ cấu sản phẩm cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là sản phẩm gỗ xuất khẩu là đồ gỗ nội thất, trong đó chủ yếu là nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và văn phòng. Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mặt hàng đồ gỗ nột thất phòng ngủ đứng đầu trong tỷ lệ các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu với tỷ lệ 28,8 % tiếp đến là các sản phẩm nội thất phòng khách 22,7%, nọi thất văn phòng 12,6 %, thấp nhất là các sản phẩm gỗ trang trí 2,1%, nội thất nhà bếp 2,9% và gỗ ván 5,6%(Bảng 1.6, Hình 1.6)
Theo số liệu mới nhất trong cơ cấu các chủng loại hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu trong tháng 1 năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế đạt cao nhất với 86,8 triệu USD, tăng 10,9% so với tháng trước và tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, liên tục trong 3 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế và các bộ phận của ghế của Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là các loại ghế sử dụng ngoài trời, nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do các nhà nhập khẩu đang chuẩn bị hàng để tung ra thị trường vào mùa hè. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong tháng là: Đức; Mỹ; Pháp; Anh; Hà Lan; Italia; Tây Ban Nha; Bỉ; Nhật Bản; Phần Lan; Đan Mạch; Hàn Quốc; Ba Lan; Thuỵ Điển; Canada; Hy Lạp; Ai Len…
Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 năm 2008 đạt 67,8 triệu USD, tăng 7,8% so với tháng trước và tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2007. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn xuất khẩu chủ yếu trong tháng là: Bàn ghế; Tủ; Bàn ăn; Kệ TV; Kệ sách; Tủ buffet; Tủ chén… Các thị trường nhập khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn chủ yếu của Việt Nam trong tháng là: Mỹ; Anh; Nhật Bản; Pháp; Đức; Ôxtrâylia; Hà Lan; Hàn Quốc; Italia; Canada; Tây Ban Nha; Bỉ…
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam trong tháng 1 năm 2008 đạt 64,8 triệu USD, tăng 3,3% so với tháng trước và chiếm 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước trong tháng. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ xuất khẩu chủ yếu trong tháng là: Giường và các bộ phận của giường; Tủ các loại; Bàn trang điểm; Tủ đầu giường; Bàn ghế; Tủ quần áo… Các thị trường nhập khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ chủ yếu của Việt Nam trong tháng là: Mỹ; Nhật Bản; Anh; Canada; Ôxtrâylia; Hàn Quốc…
Có thể thấy rằng tỷ trọng các loại sản phẩm có sự thay đổi đứng đầu là ghế, tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, rồi đến đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, và đồ nội thất vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu. Đồ nội thất phòng khách, phòng ăn là một trong những sản phẩm nội thất được tiêu thụ nhiều nhất trên các thị trường. Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.
Về qui cách và kiểu dáng sản phẩm: sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi đến tay người tiêu dung chủ yếu mang nhãn hiệu của nhà nhập khẩu, kể cả thiết kế, mẫu mã, qui cách và chủng loại do nhà nhập khẩu chỉ định và cung cấp.
1. 3.3.4. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời... đến các mặt hàng dăm gỗ.
Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường thống nhất cho phép hàng hóa, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do giữa các nước thành viên. EU còn là thị trường rộng lớn của 27 quốc gia thành viên với dân số khoảng 460 triệu người. Hàng năm EU tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đồng thời tiêu thụ gỗ và các mặt hàng gỗ đứng thứ hai sau Mỹ do không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ mà còn được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Nhóm các sản phẩm nội thất nhập khẩu vào EU chủ yếu là nội thất phòng ăn và phòng khách đã nhồi đệm hoặc không nhồi đệm. Tuy nhiên, các mặt hàng nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cùng với thị trường châu Âu, Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khoảng 70 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất ở Mỹ là bàn ghế bằng gỗ, phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn ghế văn phòng, gỗ tùng bách... Phần lớn, nhóm hàng gỗ và gỗ chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt. Nhờ có Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng trong danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ năm 2006 đạt 774 triệu USD.
Với dân số 127 triệu người, có mức sống khá cao, Nhật Bản được đánh giá là thị trường mở quy mô lớn. Các mặt hàng ghế gỗ, đồ dùng văn phòng, đồ dùng nhà bếp bằng gỗ... đang là những lựa chọn ưu tiên của người Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng của các DN Việt Nam, nhất là các DN xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng.
Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây, từ 4,62% năm 1999 lên 5,79% năm 2001, 6,69% năm 2003 và giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 đã đạt 280 triệu USD - mức cao nhất so với các năm trước đây. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật rất đa dạng gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, khung tranh, ảnh bằng gỗ... Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, mặt hàng gỗ nội thất chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản.
Nga là thị trường truyền thống và to lớn của sản phẩm gỗ Việt Nam trong những năm còn hệ thống những nước XHCN. Trải qua những biến động chính trị và những khó khăn trong cơ chế thanh toán trong những năm qua đã làm cho sản phẩm gỗ Việt Nam chững lại và gần như bỏ trống thị trường này.
Bảng 1.7: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ theo thị trường
Đơn vị :Triệu USD, %
Đơn vị :Triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
Xuất khẩu
335
100
435
100
567
100
1139
100
1563
100
1930
100
Hoa Kỳ
16,1
4,8
44,7
10,3
115,5
20,4
318,9
28,0
567,0
36,3
744,1
38,6
EU
93,1
27,8
99,5
22,9
160,7
28,3
373,1
32,7
420,5
26,9
521,9
27,0
Nhật Bản
96,1
28,7
117,7
27,1
136,3
24,0
222,1
19,5
240,9
15,4
286,8
14,9
Các nước khác
129,7
38,7
173,1
39,7
154,5
27,3
224,9
19,8
334,6
21,4
377,2
19,5
Nguồn :Bộ Thương mại Việt Nam 2006
Bảng 1.5 cho thấy trong những năm gần đây bắt đầu có sự chuyển dịch thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Đối với các thị trường xuất khẩu thì đó là sự chuyển dịch từ thị trường EU và Nhật Bản sang thị trường Hoa Kỳ, từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng 4,8% vào năm 2001 đã đạt được mức tỷ trọng 38,6% sau 5 năm cho thấy tiềm năng của một thị trường lớn như Hoa Kỳ. Đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, tuy nhiên các thị trường khác vẫn duy trì được khá ổn định. Riêng năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ 38,6% gần bằng tỷ trọng của cả EU và Nhật Bản (Hình 1.7) Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống kể cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản và Liên bang Nga.
1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam
1.4.1.Độ mở của thị trường gỗ thế giới
Thị trường đồ gỗ trong những năm gần đây ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng và độ mở thị trường của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Sản lượng đồ gỗ thế giới trị giá khoảng 240 tỷ USD. Mức tiêu dùng theo đầu người cho đồ gỗ vào khoảng từ mức trung bình 10 USDmột năm ở các nước công nghiệp đến 217 USD một năm ở các nước phát triển. Mức trung bình cho cả thế giới là 52 USD một năm. Con số dự đoán này được dựa trên các số liệu từ các nguồn chính thức, cả quốc gia và quốc tế, bao gồm 60 quốc gia quan trọng nhất và đã được CSIL xử lý.
Hình 1.8. Đồ gỗ thế giới
Nguồn: CSIL- Trung tâm nghiên cứu đồ nội thất thế giới.
Bảy nền kinh tế công nghiệp chính (sắp xếp theo thứ tự sản lượng đồ gỗ, bao gồm Hoa kỳ, Italy, Đức, Nhật bản, Anh quốc, Canada và Pháp) sản xuất một tổng sản lượng chiếm 58% tổng giá trị sản phẩm đồ gỗ của thế giới. Sản lượng đồ gỗ của các nước phát triển kết hợp lại chiếm 76% tổng giá trị của thế giới.
Một hiện tượng quan trọng về cơ cấu trong thập kỷ vừa qua là mức độ mở cửa ngày càng tăng của thị trường đồ gỗ (được đánh giá dựa trên tỷ lệ giữa mức nhập khẩu và tiêu dùng, và mức độ này tính cho toàn bộ thế giới là tăng từ 18% vào năm 1995 lên 31% vào năm 2004). Mức tăng này đặc biệt quan trọng tại thị trường Hoa Kỳ, nơi mà mức thâm hụt thương mại đồ gỗ là hơn USD18 tỷ vào năm 2004, tạo ra một sự kích thích quan trọng đối với thương mại đồ gỗ thế giới.
Nguồn: CSIL- từ cơ sở dữ liệu thuộc ngành công nghiệp.
1.4.2.Vị trí sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường đồ gỗ thế giới
Tuy chưa thật sự nổi bật và chiếm thị phần lớn trong thị trường đồ gỗ thế giơi nhưng Việt Nam đã được đưa vào danh sách nghiên cứu của CSIL bởi tầm quan trọng trong hiện tại và tương lai đối với việc sản xuất và tiêu dùng đồ gỗ, cho thấy một tiềm năng lớn của nước ta. Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, trở thành một trong bảy mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước, đưa Việt Nam thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Thêm vào đó những thị trường đồ gỗ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Úc có xu hướng chuyển dịch dần đầu tư và mua hàng ở Việt Nam
Sản phẩm gỗ và thị trường xuất khẩu lâm sản nước ta mới phát triển tương đối mạnh chủ yếu là nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào chi phí thấp, an ninh chính trị tốt và môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng. Bên cạnh đó, nguồn gỗ nguyên liệu cho chế biến đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ chính sánh khuyến khích trồng rừng của Chính Phủ. Với những điều kiện thuận lợi, kết hợp yếu tố thị trường bên ngoài và môi trường khuyến khích hỗ trợ từ Chính Phủ có thể khẳng định rằng chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu của việt Nam có điều kiên tăng tốc trong thời gian tới. Đồng thời với đặc thù là ngành thâm dụng lao động, phát triển nganh đồ gỗ sẽ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm, từ đó tăng thu nhập quốc dân, cải thiện mức sống của nhân dân trước nhất là tại những làng nghề, từ đó làm giảm tệ nạn xã hội, phát triển nhân sinh.
Như vậy, với những lợi ích về kinh tế và xã hội đem lại như đã trình bày ở trên có thể thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội đất nước trong các giai đoạn sắp tới.
Chương II. Đặc điểm thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ và thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
2.1. Một số đặc điểm về thị trường:
Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (the United State of America) gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức thủ đô Wasinton) hợp thành.
Hoa Kỳ có diện tích 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada), chiếm 6,2% diên tích toàn cầu trong đó diện tích đất liền là 9.158.960 km2. Dân số Hoa Kỳ tính đến 2006 là 300 triệu người.
Về vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp giáp với cả Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Canada và Mexico.
Về Dân số: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006).
2.1.1. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có khoa học công nghệ hàng đầu, cơ cấu kinh tế thuộc loại hiện đại nhất: công nghiệp chiếm 18% GDP, 2% nông nghiệp và 80% là ngành dịch vụ. Lợi thế của Hoa Kỳ là có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như than đá, chì, đồng…Kinh tế Hoa Kỳ liên tục phát triển trong 10 năm qua, GDP đạt gần 10.000 tỷ USD, mỗi năm xuất khẩu 800 tỷ USD và nhập khẩu 1200 tỷ USD hàng hoá.
Bảng 2.1 : Chỉ số kinh tế Hoa Kỳ
Bảng 2.2 :Chỉ số phát triển kinh tế của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90
Đơn vị: % so với năm trước
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
GDP
-0,9
2,7
2,3
3,5
2,3
3,4
3,9
3,9
4,2
5,0
Đầu tư
-9,4
7,1
9,3
13,0
2,1
8,8
11,3
10,3
10,0
9,5
Xuất khẩu
6,3
6,6
2,9
8,2
11,3
8,5
12,8
1,5
2,0
11,5
Nhập khẩu
-0,7
7,5
8,9
12,2
8,8
9,2
13,9
10,6
14,0
12,5
Nội thương
-0,7
2,5
2,1
2,9
2,8
3,4
3,5
4,0
4,0
3,3
2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá:
- Về tình hình xuất khẩu: Năm 2005 xuất khẩu của Hoa Kỳ ước tính đạt 927,5 tỷ USD và năm 2006 là 1.024 tỉ USD, với những sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu dùng.)
Các thị trường xuất khẩu chính của Hoa Kỳ là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc.
Mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm nông nghiệp 9.2%, hỗ trợ công nghiệp 26.8%, Hàng hóa (transistors, máy bay, các bộ phận của môtô, máy tính, thiết bị viễn thông) 49.0%, Hàng tiêu dùng (xe ô tô, y khoa) 15.0% (2003).
Các đối tác chính: Canada 17%, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 16%, Mexico 11%, Nhật Bản 8%, Đức 5%
- Về tình hình nhập khẩu: ước tính là 1.727 ngàn tỷ USD năm 2005, 1.869 tỉ USD năm 2006, với những sản phẩm chủ yếu là nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng.
Đối tác xuất khẩu: Canada 23%, Mexico 14%, Nhật Bản 6%, Lục địa Trung Quốc 6%,[2] Anh 3.5%
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sản phẩm nông nghiệp 4.9%, hỗ trợ công nghiệp 32.9% (dầu thô 8.2%), hàng hoá 30.4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận xe motor, máy văn phòng, thiết bị điện), hàng tiêu dùng 31.8% (xe ô tô, quần áo, y khoa, đồ đạc, đồ chơi) (2003).
Trong số các sản phẩm đồ gỗ trong tiêu dùng mặt hàng được nhập nhiều nhất là bàn ghế (năm 2002 nhập 3.897 triệu USD), phụ tùng ghế gỗ dùng cho xe cộ (3.545 USD), đồ gỗ nhà bếp (2.059 triệu USD), bàn ghế gỗ dùng trong văn phòng (1.990 triệu USD), đèn chùm trang trí bằng gỗ nơi công cộng (1.176 triệu USD)...
Mặt hàng gỗ và đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ có sức tiêu thụ quy mô lớn và nhu cầu tăng thường xuyên. Trung Quốc là nước có thị phần xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ nhiều nhất (chiếm 37%), kế đến là Canada (18%), thứ ba là Mexico (17%).
(Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ năm 2003, 2006)
Bảng 2.3: Các chỉ số của ngành đồ gỗ Hoa Kỳ(Triệu USD)
2.1.3. Bạn hàng chính:
Bảng 2.4: Một số nước có kim ngạch buôn bán lớn với Hoa Kỳ năm 2000
Đơn vị: triệu USD
STT
Nước
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Cán cân
1
1220.- Canada
USD 229.059,90
USD 155.600,80
(USD73.459,10)
2
2010.- Mexico
USD 134.734,40
USD 100.442,10
(USD34.292,30)
3
2880.- Nhật bản
USD 145.741,90
USD 60.751,00
(USD84.990,80)
4
5700.- Trung quốc
USD 99.580,50
USD 15.335,30
(USD84.245,20))
5
4280.- CHLB Đức
USD 58.349,10
USD 27.402,90
(USD30.946,10)
6
4120.- Anh
USD 42.842,80
USD 38.147,60
(USD4.695,20)
7
5800.- Hàn quốc
USD 39.828,90
USD 26.302,40
(USD13.526,50)
8
5830.- Đài loan
USD 40.383,70
USD 22.403,70
(USD17.980,00)
9
4279.- Pháp
USD 29.434,70
USD 18.920,80
(USD10.513,90)
10
5570.- Malaysia
USD 25.447,50
USD 10.122,80
(USD15.324,60)
( bọn em đang bổ sung phần phân tích bảng biểu)
Bảng 2.5: Đối tác đồ gỗ chính của Hoa Kỳ:
2.1.4. Dung lượng thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm Hoa Kỳ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Năm 2006 cũng như 2007, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới với giá trị 4,5 tỷ USD (2006) chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhâp khẩu đồ nội thất trên toàn thế giới. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute, www.csilmilano.com) , sức tiêu thụ đồ nội thất ở Hoa Kỳ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000 -2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.
Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng lên một cách đáng kể ở khắp các bang trên cả nước, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California là thị trường gỗ và nội thất quan trọng nhất của Hoa Kỳ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Bang Washinton ở phía Đông Bắc không chỉ có vị trí thuận lợi mà còn có tốc độ siêu tăng trưởng, tuy nhiên các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhẩt trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado.
Không chỉ nhập khẩu, Hoa Kỳ cũng là nước sản xuất gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Hoa Kỳ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Hoa Kỳ lên tới 96.000 công ty, trong đó có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty chế tạo nội thất. Tuy nhiên trong những năm gần đây mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Hoa Kỳ bị đội giá do giá lao động cao.
Trong vòng 10 năm qua dân số Mỹ tăng ở mức trung bình hàng năm là 1%. Mức tăng trưởng này cho thấy Mỹ chính là quốc gia phát triển điển hình ở phương Tây : Số hộ gia đình với 1 hoặc 2 thành viên đang ngày càng gia tăng. Độ tuổi của chủ hộ cũng là một nhân tố quan trọng khi phân chia nhu cầu tiêu dùng. Các hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi từ 35-44 chủ yếu chi tiêu vào các loại hàng hoá trang sức. Tiếp theo sau đó là các hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi từ 45-54 và 25-34. Theo tăng trưởng về nhân khẩu của thế hệ “baby boomer” tức là những người được sinh ra trong giai đoạn 1945 – 1965. Đây là độ tuổi mà thu nhập sau thuế đạt mức cao nhất. Đây cũng là nhóm tuổi có xu hướng tiêu dùng nhiều cho gia đình. Nhóm người này thường mua những ngôi nhà lớn và đắt tiền hoặc quyết định cải tiến lại ngôi nhà hay thậm chí là mua một ngôi nhà thứ 2.
Qua nhiều thập kỷ nhóm những người nhiều tuổi đang ngày càng gia tăng. Tỉ lệ phần trăm của nhóm tuổi dưới 14 đã giảm từ 28% trong những năm của thập niên 70 xuống còn 21% vào năm 2003.
Mỹ là quốc gia có số lượng dân di cư đông ( chủ yếu là dân có nguồn gốc Hispanic và Châu Á ) : 32% dân số là thuộc các dân tộc thiểu số ( năm 1990 là 24 % ). Sự gia tăng này chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới số lượng các ngôi nhà được xây và bán.
Yếu tố tạo nên cầu về nhà ở phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và thể loại hộ gia đình. Nhờ có chế độ tăng lương đặc biệt là đối với thế hệ “baby boom” nhu cầu về nhà cho mỗi gia đình đang có xu hướng gia tăng. Khi những thế hệ này già đi thì sẽ xuất hiện nhu cầu cần mua một ngôi nhà thứ 2. Với xu hướng tăng trưởng nhanh chóng của các dân tộc thiểu số như đã nói ở trên cộng với việc dân di cư tiếp tục vào nước Mỹ thì cần phải có một nỗ lực rất lớn đề làm sao có thể cung cấp cho người dân những cơ hội về nhà ở ngang nhau. Vì vậy việc xây dựng thêm nhà sẽ tăng nhanh chóng.
Trong giai đoạn 1992-2003 người tiêu dùng Mỹ đã phần nào thay đổi hành vi của mình về các loại sản phẩm tiêu dùng. Bảng biểu trên cho thấy mức tiêu dùng trung bình cho mỗi loại sản phẩm. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng gia tăng. Năm 1992 dịch vụ chiếm 57.2% trong tổng tiêu dùng của cả nước và đến năm 2003 con số này tăng tới mức trên 59%. Cũng trong cùng thời kỳ này mức tiêu dùng hàng hoá ngắn hạn ( thức ăn, rượu, thuốc lá, quần áo. v.v.. ) đã giảm đáng kể từ 31.4% xuống còn 28.3% trong khi hàng hoá lâu bền ( xe hơi, đồ đạc và hàng điện tử ) tăng từ 11.4% lên 12.2%. Tuy nhiên từ năm 1999 thị phần của loại hàng hoá này có phần nào giảm đi vì mức tiêu dùng các loại dịch vụ bắt đầu gia tăng.
Trong các loại hàng hoá lâu bền thì đồ nội thất là loại hàng hoá khá ổn định trong giai đoạn 10 năm bắt đầu từ thập niên 1990. Đồ nội thất chiếm 8% trong tổng số hàng hoá lâu bền trong năm 1992 và 7% trong năm 2003.
Một nhân tố quan trọng có yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy chi tiêu cho đồ nội thất tại Mỹ chính là giá cả.
Mặc dù chi phí sản xuất ở mức ổn định thậm chí còn tăng nhưng giá tiêu dùng cho đồ nội thất lại có xu hướng giảm. Chính điều này là kết quả của quá trình nhập khẩu đồ nội thất vào thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2000 ( chủ yếu là đồ nội thất của Châu Á ).
Một nhân tố cơ bản khác ảnh hưởng rất lớn đến cầu trên thị trường đồ nội thất là thị trường xây dựng và bất động sản. Lĩnh vực xây dựng và bất động sản là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Cụ thể lĩnh vực xây dựng và bất động sản đã đóng góp 20% cho Tổng Sản Phẩm Quốc Nội tại Mỹ và tạo công ăn việc làm cho trên 3.5 triệu lao động.
Qua đây, cho thấy tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất cho các quốc gia vào Hoa Kỳ, đặc biệt là mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình. Đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn và có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng đây cũng chính là mặt hàng sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia có ưu thế trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất như Trung Quốc, Canada, Italia… Trong đó đối thủ lớn nhất và cũng là nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc, sản phẩm gỗ xuất khẩu của quốc gia này có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm đồ gỗ từ các quốc gia cùng khu vực như Việt Nam, Indonexia, Malaysia hay Thái Lan.
Ngoài ra, đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Hoa Kỳ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rẩt đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuẩt lạc hậu nên khó có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn từ phía đối tác Hoa Kỳ.
2.1.5. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng:
- Xu hướng tiêu dùng: Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ kỹ đối với bang này nhưng lại bán rất chạy khi chuyển đến bang khác. Nhu cầu tiêu dùng của người Hoa Kỳ lớn nhưng họ lại không qua kĩ tính như những người tiêu dùng Châu Âu hay Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định như đã phân tích ở trên, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau thì cũng khác nhau. Hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa dạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kì nhà xuất khẩu nước ngài nào.
- Phong cách trang trí: đóng một vai trò hết sức quan trọng để người Mỹ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ thích phong cách trang trí đơn giản với màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương... Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản...
- Nguyên liệu: Người tiêu dùng Mỹ thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số DN chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" mà ngược lại "tốt nước sơn hơn tốt gỗ". Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ... mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo. Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Hoa Kỳ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản phẩm hoàn hảo cho thị trường Hoa Kỳ có khi phải sơn đến 10 lần.
2.1.6 . Kênh phân phối:
Để bán hàng trên thị trường Mỹ điều quan trọng bậc nhất là phải chọn đúng các kênh phân phối. Vì ở tại đây, mỗi chủng loại sản phẩm lại được phân phối bởi những kênh khác nhau. Muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ đừng quá tham mà chỉ cần chọn một doanh nghiệp hoặc một nhánh của một tập đoàn phân phối lớn để ký hợp đồng. Để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực đồ nội thất của Mỹ, kênh phân phối ở mỗi phân đoạn có sự khác biệt rất lớn. Các phân đoạn này hoạt động khác nhau trong sản xuất và phân phối. Các nhà sản xuất đồ nội thất sử dụng các kênh phân phối khác nhau. Hệ thống phân phối các sản phẩm nội thất nhà bếp cũng có sự khác biệt hoàn toàn. Tại Mỹ các loại tủ bếp được bán chủ yếu qua thương mại xây dựng và kênh phân phối chuyên nghiệp.
Hơn nữa ngành sản xuất đồ nội thất ở Mỹ tiếp tục có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đều xuất phát từ sự tăng trưởng về nhập khẩu đồ nội thất ( việc này cũng tạo áp lực nên giá bán lẻ ) và việc củng cố, xoá bỏ các kênh phân phối truyền thống.
Hoạt động phân phối đồ nội thất gia đình:
Mỹ là một thị trường lớn nếu xét về khía cạnh địa lý. Trong thị trường này thị hiếu của những người tiêu dùng có sự khác biệt rất lớn. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn xây dựng một chuỗi các cửa hàng bán lẻ ở cấp độ quốc gia. Thay vì tập trung vào một thị trường lớn các nhà xuất khẩu đồ gỗ nên tập trung vào nhiều thị trường tại một khu vực và các thành phố lớn.
Thậm chí trong cùng một thị trường địa phương thì khoảng cách cũng là vấn đề đối với các nhà phân phối. Thị trường địa phương thường có số dân cư trung bình là 3 triệu người. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến những lựa chọn về cách tổ chức của bất cứ công ty nào muốn bán đồ nội thất tại Mỹ. Các nhà sản xuất là những người phải tổ chức n._.doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi lớn. Vẫn biết xây dựng một thương hiệu và nuôi nó sống là một quá trình không đơn giản cần cả sức người và tốn nhiều chi phí, nhưng xét về lâu dài nó sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Thực tế trên thị trường cho thấy: người ta chấp nhận mua mặt hàng có thương hiệu đắt hơn khoảng từ 2- 5% so với mặt hàng “trôi nổi” trên thị trường. Không có thương hiệu tốt, chúng ta sẽ mất cơ hội xuất khẩu trong khi 90% doanh nghiệp trong nước đang tập trung vào hướng này để thu ngoại tệ. Đồng thời khi nhu cầu của thị trường nội địa ngày càng đi lên, không có sản phẩm chất lượng cao, chúng ta sẽ chật vật ngay trên sân nhà, chứ chưa nói tới thị trường thế giới. Như thế để cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có để đối đầu với những doanh nghiệp nước ngoài.
Cũng có nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp gỗ - mỹ nghệ cho rằng: “Vì đặc thù của mặt hàng này là gia công cho đối tác nước ngoài nên vấn đề xây dựng thương hiệu cũng không cần thiết lắm”. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay mang suy nghĩ xây dựng thương hiệu chỉ là việc tạo ra một tên gọi, một biểu tượng, một hình ảnh nào cho sản phẩm của mình. Trong khi ta nghĩ thương hiệu chỉ là cái tên và biểu tượng để nhận biết sản phẩm mà không biết rằng thị trường Hoa Kỳ luôn coi trọng yếu tố thương hiệu của một sản phẩm ,đó không chỉ là dấu hiệu nhận biết mà đó là sự khẳng định của một sản phẩm, một doanh nghiệp, một quốc gia đối với người tiêu dùng và quan tọng hơn đó là vấn đề thuộc về sở hữh trí tuệ- điều mà không thể làm ngơ ở thị trường Hoa Kỳ. Giá trị vô hình của thương hiệu mang lại cho sản phẩm, doanh nghiệp, đất nước …doanh nghiệp chưa nhìn thấy. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn trẻ, tiềm lực chưa mạnh, chưa có khả năng để xây dựng thương hiệu mạnh cũng như tiến hành hoạt động marketing mang tính quy mô…Trong bối cảnh nền kinh tế đang sôi động như hiện nay, trên thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm của chúng ta lại vẫn chưa được biết đến với một thương hiệu có uy tín, vì trước nay các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là làm gia công cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tức là nhận theo đơn đặt hàng của phía đối tác Hoa Kỳ, các sản phẩm khác không phải là làm gia công thì thường vẫn qua trung gian là doanh nghiệp Hoa Kỳ để đưa sản phẩm vào thị trường. Vì vậy việc chủ động trong hoạt động kinh doanh còn yếu, chưa hoạch định được những chiến lược lâu dài.
3.1.4. Vấn đề liên kết giữa các nhà sản xuất và kênh phân phối: Vấn đề về chất lượng, số lượng sản phẩm và giá hàng xuất khẩu:
Tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu chưa cao. Phần lớn các DN chế biến sản phẩm gỗ XK là cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, công nghệ chế biến còn lạc hậu, manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng. Ngoài ra, các DN ngành gỗ cũng chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh, hoặc đã mạnh thì mạnh hơn để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài… Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.
Doanh nghiệp VN thường có nhược điểm rất nguy hiểm là hay hạ giá thành để giành khách hàng lẫn nhau Đối với lĩnh vực gỗ - mỹ nghệ càng đối kỵ xảy ra việc tương tự này, bởi một cá nhân rất khó cạnh tranh trên thương trường đầy khắt nghiệt như hiện nay. Đa số doanh nghiệp chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có những đơn đặt hàng một doanh nghiệp không kham nổi mà phải cần sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực mới đảm bảo tiến độ giao hàng. Điều này kéo theo vấn đề lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ là không đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn,họ đã phải từ chối nhiều đơn đặt hàng, vì không đủ khả năng đáp ứng được số lượng, nhưng cũng không liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng chia sẻ đơn hàng. Các doanh nghiệp không tin tưởng các doanh nghiệp khác, nếu liên kết doanh nghiệp kia không làm đúng mẫu mã và chất lượng như mình thì sẽ mất khách. Thậm chí, có doanh nghiệp sợ cả việc liên kết với chính những doanh nhân là anh em ruột họ. Đó là một yếu kém của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp nhận hợp đồng lớn và tự mình xoay xở cho đến khi nhận ra không thể kham nổi mới bổ nhào đi tìm đơn vị liên kết, khi ấy thì quá muộn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam với vốn đầu tư ít không thể đầu tư cho một hệ thống phân phối riêng và gặp khó khăn trong tiếp cận các nhà phân phối lớn, chưa có sự liên kết chuỗi để tạo nên một hệ thống, nhằm tạo một kênh phân phối bền vững, bởi ở thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm thấp hơn 100 triệu USD rất khó tiếp cận các tập đoàn lớn.
Chính việc thiếu liên kết cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh với các nước khác của sản phẩm đồ gỗ, nhất là với Trung Quốc về giá cả và kiểu dáng. Ở trong nước, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, giá đồ gỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng rất ít, chưa kể nhiều mặt hàng phải giảm giá do cạnh tranh trong xuất khẩu với các quốc gia có nền công nghiệp gỗ phát triển như Trung Quốc, Italia. Từ khi Mỹ đánh thuế chống bán phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vô tình đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay tại sân nhà, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc đã biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết khai thác bàn tay tài hoa của người thợ. Đặc biệt, họ có những công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.
Có nhiều ý kiến cho rằng, tuy sản phẩm gỗ của Việt Nam đã chinh phục được không ít thị trường lớn trên thế giới nhưng chất lượng, mẫu mã hàng hóa vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn “chất lượng cao”. Thứ nhất là do từ trước đến nay đa phần các doanh nghiệp đều làm theo đơn đặt hàng mà chưa có nhiều mẫu mã sản phẩm của riêng công ty để chào bán với khách hàng, theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thì có đến 90% mẫu hàng sản xuất để xuất khẩu vào thị trường này là do các bên đối tác Hoa Kỳ cung cấp. Thứ hai là do yêu cầu của phía đối tác thường đặt ra rất cao về chất lượng sản phẩm, nhất là về nguồn gốc, độ an toàn và thân thiện với môi trường của sản phẩm, đòi hỏi các sản phẩm được làm từ gỗ có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC), trong khi ở Việt Nam thì chưa hề có hệ thống chứng chỉ thích hợp, còn về phía các doanh nghiệp lại không chủ động về mặt nguyên liệu cũng như chưa có sự đánh giá chuyên nghiệp.
VFTN là tổ chức thuộc Qũy bảo vệ động vật hoang dã (WWF). VFTN có mặt ở Việt Nam năm 2005 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam tham gia với mong muốn hình thành môi trường bền vững và qui trình khai thác, sử dụng gỗ có nguồn gốc và có chứng chỉ. Bốn công ty đầu tiên bao gồm ba công ty trong nước và một công ty nước ngoài đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hiện nay đã có trên 3.000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp thương mại... Trong số này 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng chỉ FSC trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cũng theo hội đồng này, khảo sát trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể và tính chung cả thị trường gỗ thế giới tăng thêm 5 tỷ USD trong năm qua. Dĩ nhiên, nước ta trong cơ chế thị trường và kinh tế toàn cầu rất cần xuất khẩu nếu không sớm hiểu biết và vận dụng LCA, ISO 14000 sẽ gây bất lợi cho chính chúng ta.
Tuy nhiên, trên 80%-85% nguyên liệu gỗ cho các nhà máy chế biến ở Việt Nam do các công ty nước ngoài cung cấp, do đó có được nguồn cung cấp gỗ ổn định là điều doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn cả. Có hay không có chứng chỉ FSC chưa thực sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến này.
Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ đang xây dựng chứng chỉ FSC đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 mới có cấp chứng chỉ của Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi, để các sản phẩm gỗ Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã phải thuê các tổ chức của Ma-lai-xi-a cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là điều bất cập làm cho các doanh nghiệp cũng như chính phủ không thể chủ động trong đánh gía chất lượng sản phẩm.
3.1.5. Sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn hạn chế:
- Công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, hệ thống phân phối còn chưa đồng bộ.
Có thể thấy vai trò của của các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp là rất mờ nhạt. Lẽ ra, nó phải là cầu nối tăng cường liên kết và điều tiết để làm tăng sức mạnh của ngành đồ gỗ Việt Nam, có vai trò cung cấp thông tin rất lớn trong việc thâm nhập thị trường, tìm hiểu đối tác, các kênh phân phối…Song những hoạt động của các tổ chức này lại chưa có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp.
- Các hỗ trợ trong việc sản xuất cũng chưa đầy đủ: trên thương trường quốc tế, hay thậm chí ngay tại Việt Nam cũng chưa có các cảng gỗ, chợ gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp cho các nhà máy chế biến, chưa có trung tâm nguyên phụ liệu cung ứng các sản phẩm gỗ để các nhà sản xuất yên tâm làm ăn. Các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa thật sự hiệu quả. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế chưa có văn bản pháp quy rõ ràng và hệ thống.
- Thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu: Ở một số địa phương thủ tục hải quan còn chậm và kéo dài từ khai báo, kiểm hóa đến chứng nhận thực xuất, hoàn thuế giá trị gia tăng, vừa làm tăng chi phí, thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, thâm hụt vốn kinh doanh. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
3.1.6. Các chính sách bảo hộ về thương hiệu, mẫu mã sản phẩm Việt Nam:
Doanh nghiệp khi vào thị trường Hoa Kỳ cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phải am hiểu Luật Sáng chế Mỹ. Các doanh nghiệp phải chú ý tới thủ tục tranh tục trước toà khi bị xâm phạm nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước sở tại. Đối với thị trường Hoa Kỳ, nơi đã nổi tiếng với rất nhiều vụ kiện, việc bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài là một vấn đề cần được doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình, điều này cũng là dễ hiểu khi họ còn chưa có chính sách xây dựng thương hiệu riêng. Điều này cũng thể hiện bất cập chung của ngành đồ gỗ là chưa có chiến lược lâu dài, và nếu bị kiện vi phạm thương hiệu, quyền sáng chế cũng như nếu bị ăn cắp mẫu mã, kiểu dáng thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ luôn là phía yếu thế hơn.
3.1.7. Nguy cơ chống bán phá giá tiềm ẩn:
Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất.
Có bốn lí do rất rõ ràng cho thấy nguy cơ này đối với sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, kim ngạch về đồ gỗ của chúng ta đang ở tốc độ phát triển cao nhất so với các ngành khác trong cả nước.
Thứ hai, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn có tốc độ tăng trưởng “nóng” nên phía Hoa Kỳ có thể dựa vào để thêm những lý do áp mức thuế chống bán phá giá với mặt hàng này.
Thứ ba, các nhà sản xuất đồ gỗ từ Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng chuyển dịch về Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh do Việt Nam có nhiều lợi thế như giá nhân công thấp, chính trị ổn định và thuế xuất nhập khẩu đồ gỗ của ta vào Hoa Kỳ còn thấp. Điều này đã làm kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tiếp tục tăng cao.
Thứ tư, hiện tại đồ gỗ của chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ đứng sau Trung Quốc, trong khi từ 1/5/2004, Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Trung Quốc.
Với những lý do trên, chúng ta không thể không tính đến khả năng có thể bị kiện chống bán phá giá. Do vậy, việc tìm các giải pháp tháo gỡ và chuẩn bị tốt để đối phó là không thừa nếu như chúng ta muốn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ .
3.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ:
Định hướng phát triển thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới là ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Nga.
Theo chiến lược phát triển ngành gỗ đang được xây dựng, trong giai đoạn 2005-2010 đồ gỗ nội thất và ngoại thất chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu và đến giai đoạn 2010-2020 ván nhân tạo sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ dự kiến tăng khoảng 1,3 tỷ USD chủ yếu là đồ nội thất (năm 2007 là 1,1 tỷ USD)
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
Khắc phục ngay “căn bệnh” thiếu nguyên liệu. Như đã phân tích ở trên, vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ nội thẩt của Việt Nam trong những năm qua nên trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đầu mối cung ứng gỗ thường xuyên cho Việt Nam thì còn phải mở rộng ra các thị trường tiềm năng như Canada để chủ động hơn trong nguyên liệu đầu vào và để có mức giá ổn định cho cả năm. Bên cạnh đó, việc phát triển các chợ nguyên liệu ở ba vùng miền trên địa bàn cả nước cũng cần phải nhanh chóng được triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp có nơi mua, bán, trao đổi thông tin về giá cả và thị hiếu tiêu dùng trên thế giới.
Song song với các hoạt động đó, Việt Nam cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo ba hướng. Thứ nhất là cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm. Theo nhận định của hiệp hội, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo là rất lớn. Sản xuất mặt hàng này giúp chúng ta tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng. Muốn thế phải quy hoạch lại cả hệ thống trồng rừng và chế biến gỗ trên toàn quốc; thứ hai là phải xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví như 2006-2010 đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo nhưng giai đoạn 2010-2020 thì ván nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo; thứ ba là phải xã hội hóa đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Đa dạng hóa thị trường cũng là một định hướng phát triển trong thời gian tới. Ngoài 120 thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cầm phải khai thác tốt hơn nữa các thị trường như Mỹ, Nhật, Đức…đồng thời phải mở rộng ra những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu. Canada không chỉ có thế mạnh về cung cấp nguyên liệu mà năng lực tiêu thụ đồ gỗ nội thất hàng năm là rất lớn. Nếu các doanh nghiệp biết liên kết để làm …( các đối tác từ Canada vừa cung cấp nguyên liệu, vừa là đầu mối phân phối thành phẩm) thì việc sản xuất gỗ trong nước sẽ rất có lợi. Tương tự, Nga cũng là một trong những thị trường có nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Nam Phi cũng là thị trường gỗ nguyên liệu rất tiềm năng mà ta có thể khai thác rất tốt… Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng liên kết để có đầu vào ổn định, từ đó xuất khẩu ngược lại thành phẩm vào thị trường này. Việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường còn tránh được nhiều vấn đề, bất trắc có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.
Trong thời gian tới cần phải xây dựng được mối liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến khá nhiều lô hàng đồ gỗ nội thất của ta bị trả lại từ nhiều nước trong những năm qua là do khâu tìm hiểu thị hiếu, đàm phán của các doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp.
Song song với việc mở rộng thị trường , tự bản thân các doanh nghiệp cũng phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư máy móc thiết bị, hiên đại hóa sản xuất vì có khá nhiều đơn đặt hàng đến với các doanh nghiệp nhưng rất đáng tiếc ngay cả các “đại gia” cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng các đơn hàng.
Cũng có không ít các doanh nghiệp lận đận, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản vì các lô hàng liên tục mắc lỗi. Để cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đang hướng đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi, tức là mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh trong xuất khẩu đồ gỗ cho thấy chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng một ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tập trung sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu.
Phát triển ngành chế biến gỗ theo hướng công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường, không ngừng tăng mức sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ rừng trồng, ván nhân tạo), gắn sản xuất với thị trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất chế biến gỗ, nhất là hàng gỗ xuất khẩu.
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
3. 3.1. Về phía Chính Phủ:
-Nhà nước và cơ quan ban ngành trung ương nên có những chính sách đầu tư và phát triển ngành trông rừng. Đây là một giải pháp rất quan trọng duy trì sự sống còn và phát triển của ngành sản xuất sản phẩm gỗ tại Việt Nam. Có trồng rừng chúng ta sẽ chủ động về nguồn nguyên liệu và chủ động trong việc sản xuất ngành gỗ. Song song đó sự ổn định nguồn nguyên liệu trong nước tạo nên giá cả rẻ hơn nhập khẩu, giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực. Việc phát triển ngành trông rừng cũng kéo theo nhiều thuận lợi cho ngành du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phần nào khắc phục thiên tai, thêm vào đó là tạo được việc làm cho dân Việt Nam.
Nên tổ chức hội nghị chuyên đề về các kế hoạch, chiến lược đầu tư và phát triển trồng rừng tại Việt Nam, từ các đóng góp đề xuất, kiến nghị của các thành viên, sẽ tổng hợp và tham mưu cho Chính Phủ ban hành các chính sách phát triển trồng rừng và sớm triển khai thực hiện.
Để kế hoạch trồng rừn được thành công nên có kế hoạch, quy hoạch khu vực trồng rừng rõ rang, nên giao trách nhiệm cho các Doanh nghiệp ngành đồ gỗ đảm trách, hỗ trợ họ về vốn đầu tư, về diện tích đất đai trồng trọt. Chắc chắn việc đầu tư trồng rừng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn trồng lúa tại miền Trung.
-Nhà nước cần tổ chức tuần lễ hội chợ triển lãm ngành gỗ tại Việt Nam. Thực tế chúng t cũng tổ chức các hội chợ triển lãm đồ gỗ nhưng chưa thật sự thuyết phục, chưa gây ấn tượng sâu sắc với doanh nghiệp nước ngoài, bởi lẽ chúng ta chưa tập trung và tận dụng ,kết hợp sức mạnh các ngành thương mại, du lịch, văn hóa truyền thống… để có thể tạo nên ngày hội, một lễ hội truyền thống đầy ấn tượng và sâu sắc, bạn bè nước ngoài chứng kiến các sự kiện này giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của Việt Nam qua đó chúng ta cũng sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi trong việc kinh doanh giao dịch thương mại với thế giới
-Chính phủ nên có những chính sách, hoạch định đầu tư và phát triển cho các ngành phụ trợ cho ngành gỗ: cần có những nhà máy cơ khí chế tạo vật tư, Hardware chất lượng, mẫu mã phong phú, cần có sự phát triển đồng bộ các nhà máy chế biến hóa chất phục vụ ngành gỗ đủ cung cấp hóa chất đạt tieu chuẩn chất lượng , giá cả hợp lý và các nghề nên phát triển đồng bộ.
-Chính phủ cần có hướng cải cách, đào tạo công nhân lành nghề cho ngành gỗ. Ngày nay quá trình đào tạo của các trường còn mang tính lạc hậu, các loại máy thủ công, dẫn đến học viên ra trường thử tay nghề thì không thể sản xuất được do máy móc tôi tân hiện đại, phía phạm những năm tháng học và đào tạo, đào tạo xa ròi thực tế, buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại mới sử dụng được gây tốn kém chi phí. Vì vậy chiến lược cải cách đầu tư vào đào tạo ,hướng dẫn k thuật dạy nghề tại các trường học là rất cần thiết góp phần rất lớn cho sự phát triển của ngành đồ gỗ.
-Chính phủ cần có những chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt hơn , nên có chế đô trợ cấp ngừng việc cho người lao động . Ngành gỗ là một trong những ngành lao động có tính chất vụ mùa, trong năm có ít nhất 1 đến 2 tháng ngừng hoạt động, do ảnh hưởng từ các tháng hè từ nước ngoài .Vì vậy các Doanh nghiệp đều phải lo lắng , chi trả các khoản trợ cấp ngừng việc cho nguwoif lao động. Đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động, chẳng hạn như hỗ trợ đất đai, bán giá rẻ cho Doanh nghiệp, từ đó xây nhà tập thể cho người lao động.
-Nhà nước cần đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng và dịch vụ khuyến lâm ở các vùng sâu vùng sa nhưng giàu tài nguyên rừng để tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư cảu các doanh nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài (ODA,FDI) trong việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng này.
-Chính phủ cần có cải cách thay đổi trong thủ tục hành chính trong việc xét duyệt và công nhận mẫu mã sản phẩm và tên tuổi thương hiệu của các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho họ trong các công tác đăng ký và công nhận mẫu mã sản phẩm. Nên tổ chức bộ máy hoàn thiện, đảm bảo nhân lực đủ điều kiện, đủ năng lực am hiểu pháp luật quốc tế, để mạnh dnaj bảo vệ quyền lợi người Việt Nam dễ dàng thắng kiện trong các trường hợp bị nước khác xâm phạm về nẫu mã, thuong hiệu đông thời thiết lập các hệ thống pháp lện, xử lý nghiêm minh về các trường hợp vi phạm tính độc quyền mẫu mã của các Doanh nghiệp.
-Cần đàu tư các chương tình phần mềm, hệ thống mới để các công ty quản lý vừa kiềm soát tài chính, thủ tục XNK của các Doanh nghiệp qua hệ thống mạng điện tử, năm bắt vận dụng các công cụ quản lý hiện đại cải cách các lề lối làm việc mang tinh giấy tờ, hành chính rườm rà kém khoa học, tạo điều kiện thuần lợi cho Doanh nghiệp trong tanh khoản giấy tờ hải quan, giả quyết thuế giá trị gia tăng, nhận lại nguồn vốn nhanh chóng để tái tạo sản xuất. Sự cải cách này đồng thời giúp cho nhà nước bớt được các chi phí vận hành bộ máy cồng kềnh, thể hiện được tính công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
-Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cung cấp thong tin về thị trường nước ngoài, tổ chức các triển lãm ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh thương hiệu gỗ Việt, tổ chức các đợt doanh nghiệp đi kèm các nhà lãnh đạo đi ngoại giao ở nước ngoài góp phần mở rộng thị trường, tao nên quan hệ làm ăn mới cho các doanh nghiệp.
-Nâng cao vai trò của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, xác định rõ quyền hạn và chức năng của tổ chức này là cơ quan ngôn luận, đại diện chính thức của các Doanh nghiệp của đất nước kết hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ vạch ra những chiến lược phát triển kịp thời và đúng đắn đi kịp vơi tốc độ phát triển của toàn cầu, của đất nước, là chỗ dựa vững chắc cho Doanh nghiệp giải quyết những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Về phía doanh nghiệp:
- Cần tính toán thận trọng trước khi quyết định đầu tư khi nguồn vốn và năng lực tài chính còn yếu, tránh ỷ lại vào việc hỗ trợ của nhà nước.
-Chú trọng nâng cao chất lượng lập báo cáo nghiên cứu khả thi, số liệu cần phải có độ tin cậy cao, đặc biệt cần nghiên cứu kĩ thị trường, gắn đầu tư với thị trường tiêu thụ. Tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị cả đầu vào và ra. Cần quan tâm đổi mới trang thiết bị máy móc, chất ượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn xuất sang các thị trường như EU và Mỹ, đặc biệt những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, lao động…
-Tích cực xây dựng thương hiệu, chủ động trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại quảng bá hình ảnh công ty mình với bạn bè quốc tế. Doanh nghiệp trước hết phải nâng cao tính cộng đồng , chủ động tự tin đề cao hơn nữa tiếng nói chung của hàng Việt Nam trên thương trường quốc tế, khi tham gia hội trợ triển lãm nước ngoài cần có sự tập trung để san sẻ chi phí, kinh nghiệm, quan trọng là đối sách cạnh tranh, loại bỏ nguy cơ giành giật khách hàng, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh và nên tạp trung đầu mối tổ chức.
Việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu:
+ Bền vững về kinh tế;
+ Bền vững về xã hội;
+ Bền vững về chất lượng;
+ Bền vững về tài nguyên thiên nhiên.
-Nâng cao trình độ đổi ngũ quản lý, trang bị đầy đủ kiến thức luật phạm để có đủ khả năng giải quyết những phát sinh trong quá trình kinh doanh giao dịch thương mại, nhạy bén với thời cuộc nắm bắt cơ hội làm ăn trong điều kiện kinh tế toàn cầu hội nhập ngày càng sâu và rộng. Đào tạo đội ngũ thiết kế, marketing sản phẩm để tự xây dưng hình ảnh của sản phẩm công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động, thích ứng với sự thay đổi công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, đảm bảo đời song công nhân để họ yên tâm tập trung vào sản xuất, gắn bó với công ty tránh tình trạng chảy máu chất xám những cộng nhân có tay nghề cao.
Doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tiếp cận với các nhà phân phối đồ gỗ lớn của Mỹ như Tập đoàn Pirer 1 Import - tập đoàn có hàng ngàn cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, mây tre đan và đồ dùng gia đình khắp nước Mỹ - để xây dựng kênh phân phối hàng hóa. Hàng năm, các doanh nghiệp nên tập hợp lại, tổ chức đoàn sang dự Hội chợ đồ gỗ lớn của Mỹ ở High Point - North Carolina vào tháng 4 và tháng 10. Khi tiếp cận với thị trường Mỹ, cần phải đi có hội, có đoàn để tạo lực và thế trong đàm phán. Bởi với thị trường Mỹ, doanh nghiệp có doanh số khoảng 100 triệu USD/tháng khó tiếp cận được với các tập đoàn lớn.
Nếu có thể, doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng Luật 9800 của Mỹ về chế biến sản phẩm từ gỗ. Theo luật này, nếu công ty Mỹ sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ ở nước ngoài sẽ được giảm thuế nhập nguyên liệu khi xuất hàng trở về Mỹ.
Hiện có nhiều cửa hàng đồ gỗ của Việt kiều ở Mỹ nhưng lại bán hàng của Trung Quốc và các nước khác. Vì thế cần vận động, thuyết phục lực lượng này nhận thêm hàng Việt Nam về bày bán để dần hình thành mạng lưới bán lẻ hàng Việt Nam.
Đối với thị trường Mỹ
Giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.
Đến nay, dù chưa thấy có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn… Để hạn chế rủi ro, ngay từ bây giờ các Doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập nguyên liệu từ Mỹ dưới dạng mua, bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm… để có thể có lợi thế khi chọn nước thay thế.
Ngoài ra, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.
Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, Doanh nghiệp cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7329.doc