Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: thực trạng và những vấn đề đặt ra

ĐỀ TÀI: Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: Thực trạng và những vấn đề đặt ra I, Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ: 1, Đặc điểm: Theo số liệu mới cập nhật của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2008 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Á có xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ. Chỉ có Ấn Độ là cũng đạt mức gia tăng ấn tượng ở co

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: thực trạng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n số 20%, còn Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đều có sự suy giảm rõ rệt về tốc độ tăng trưởng. Như vậy, đứng trước sự suy giảm về kinh tế ở Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục đi lên một cách mạnh mẽ so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) Ngoại trừ sự suy giảm của cà phê và sự tăng chậm của máy móc thiết bị, các nhóm hàng xuất khẩu khác đều có tốc độ tăng trên hai chữ số. May mặc và đồ nội thất, hai nhóm hàng chủ lực, tăng tới 45% và 29%. Thủy sản, sau khi chững lại trong năm 2007, cũng tăng trở lại với tốc độ 24,5%. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Hoa Kỳ trong hai tháng đầu năm 2008 đã bằng gần 19% tổng kim ngạch của cả năm 2007. Tuy nhiên, số liệu của USITC mới chỉ có đến hết tháng 2 năm 2008. Đó là thời điểm trước khi Chính phủ chỉ thị thắt chặt tín dụng nội địa để chống lạm phát và các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất cho vay lên cao. Tín hiệu khả quan về xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cho thấy trong khi chi tiêu công cũng như tín dụng cho các lĩnh vực đầu tư bất động sản và chứng khoán phải được kiềm chế một cách kiên quyết thì Chính phủ vẫn phải đảm bảo các danh nghiệp sản xuất hàng xuất không bị cắt khỏi nguồn vốn vay ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 chắc chắn sẽ không nhận được nhiều cú huých mạnh mẽ từ việc gia tăng đầu tư như những năm trước. Nhưng nếu xuất khẩu vẫn được duy trì ngay cả khi kinh tế toàn cầu đi xuống, thì tăng trưởng GDP cũng sẽ không bị suy giảm nhiều. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2006 2007 Tháng 1&2/2007 Tháng 1&2/2008 2007 so với 2006 T1&2/2008 so cùng kỳ May mặc 3.152 4.292 559 812 36,2 45,3 Đồ gỗ nội thất 902 1.229 191 246 36,3 28,8 Da giầy 1.089 1.193 205 229 9,6 11,7 Dầu thô 956 697 123 141 -27,1 14,6 Thủy sản 651 692 102 127 6,3 24,5 Cà phê 240 340 80 71 41,7 -11,3 Hoa quả 154 201 20 33 30,5 65,0 Máy móc thiết bị điện 210 350 49 52 66,7 6,1 Máy móc thiết bị cơ khí 222 287 36 34 29,3 -5,6 Tổng kim ngạch xuất khẩu 8.463 10.541 1539 1958 24,6 27,2 Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam.Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ có đặc điểm như sau: Các mặt hàng xuất khẩu chính đứng đầu vẫn là dệt may với tốc độ tăng khoảng 27%; đồ gỗ và nội thất đứng thứ 2, tăng xấp xỉ 32%; giày dép đứng thứ 3; dầu thô đứng thứ 4; nông sản đứng thứ 5 và tiếp theo là thủy sản đứng thứ 6, giảm khoảng 3,7%. Trong tương lai, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Việt Nam. Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường này chưa có thay đổi lớn. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là dệt may, giầy dép, dầu thô, thuỷ sản, đồ gỗ 2, Những nhân tố tác động tới việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: a, Tác động tích cực: -Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ những mặt hàng thiết yếu nên giá cả phải chăng.Nhất là sau những vụ khủng hoảng kinh tế vừa rồi xảy ra trên nước Mỹ đã làm cho người dân ở đây tiết kiệm chi tiêu. -Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hàng thực phẩm nhiều và hàng hóa này không bị ảnh hưởng nhiều khi cầu giảm xuống như các hàng hóa khác. -Trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nhờ đó khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn. -Quan hệ giữa hai nước đang từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết hơn về thị trường Mỹ. -Gia nhập WTO,Việt Nam có cơ hội quảng bá được thương hiệu và nâng cao được vị thế của mình trên trường Quốc tế.Cũng nhờ đó,các Doanh nghiệp nước ngoài biết đến và việc trao đổi,giao lưu hàng hóa giữa các nước được thuận lợi hơn. b, Tác động tiêu cực : -Khó khăn nhất đối với các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ do thiếu hiểu biết,thiếu thông tin về luật lệ,cách thức kinh doanh tại Hoa Kỳ. -Các Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hạn chế về nguồn tài chính.Do đó,dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ với số lượng ít,mẫu mã chưa phù hợp và ít được cải tiến đối với người tiêu dùng Mỹ -Chất lượng hàng Việt Nam chưa cao,trong khi giá thành lại cao hơn so với một số nước khác,nhất là Trung Quốc.Điều đó gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam khi cạnh tranh vào thị trường Mỹ II.Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ 1, Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ : Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được thiết lập vào ngày 12/7/1995.Trong thời gian đó,quan hệ giữa 2 nước ngày càng được cải thiện và có sự phát triển đáng khích lệ. Trong quan hệ 2 nước,hợp tác kinh tế thương mại luôn là lĩnh vực trọng tâm và cũng là lĩnh vực đạt nhiều kết quả tích cực nhất.Hiệp định thương mại Việt –Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001 đã tạo cơ sỡ pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa 2 nước. Ngoài ra 2 bên đã ký 1 loạt thỏa thuận và các hiệp đinh kinh tế như: Hiệp định Dệt may(2003), Hiệp định Hàng không(2003), Thư thỏa thuận về Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam, Thỏa thuận về hệ thống cấp vía điện tử cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ….và đang trao đỏi,đàm phán tiến tới ký kết các Hiệp định về Kinh tế khác… Quan hệ 2 nước đã đạt được những bước phát triển nhất định,nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng 2 nước.Vì vậy trong thời gian tới Chính phủ 2 nước cần tiếp tục khuyến khích việc trao đổi các đoàn đại biểu chính quyền,Quốc hội;Nâng cấp các cuộc đối thoai về vấn đề 2 bên cùng quan tâm và thực hiện tốt các hiệp định,thỏa thuận kinh té đã có và tiến tới hoàn tất việc ký kết thêm một số hiệp định mới cũng như kết thúc đàm phán song phương với Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.Tiếp tục mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực chuyên nghành nhân đạo, song song với việc tăng cường hơn nữa sự trao đổi về văn hóa,quan hệ giữa nhân dân 2 nước.Đặc biệt, năm nay, hai bên sẽ có nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoai giao,một sự kiện lớn có tính bước ngoặt trong quan hệ 2 nước. 2, Thực trạng xuất khẩu và đánh giá thực trạng xuất khẩu : Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ : TRIỂN VỌNG NGÀY CÀNG LỚN! Sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ có hiệu lực, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng. Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu tiềm năng số một của Việt Nam. • Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2008 đã đạt 9,26 tỷ USD, tăng 21% cùng kì năm ngoái, nhờ lợi thế chi phí rẻ đã tạo được chỗ đứng cho hàng Việt Nam trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm. Xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,87 tỷ USD, tăng 23%. Xuất khẩu cà phê đạt 249 triệu USD trong tháng 9 tăng 5%. Xuất khẩu đồ nội thất đạt 1,05 tỷSD tăng 21% . Xuất khẩu giày dép 893 triệu USD tăng 13%. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Bộ Công Thương dự báo, trong năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 28% so với năm 2007, đạt con số hơn 13 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam trở thành 1 trong 30 nước xuất khẩu hàng hoá nhiều nhất sang Mỹ. Hàng dệt may giá rẻ là một lợi thế của Việt Nam. • Đối với ngành hàng dệt may: Dự báo của Phòng Thương mại Việt- Mỹ, năm nay dệt may Việt Nam sẽ vươn lên vị trí số 2 sau Trung Quốc: dự kiến đạt 6,1 tỷ USD do lợi thế nhân công dồi dào, giá rê, môi trường ổn định. Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức: phải hạ giá bán, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí sản xuất tăng, lao động có xu hướng chuyển sang các ngành có thu nhập cao hơn, đồng đôla giảm mạnh, năng suất lao động trong nhiều DN vẫn còn thấp, vịêc xuất khẩu thiếu cảng biển, cơ sở hạ tầng yếu kém…. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn ở thị trường Mỹ là cơ chế giám sát của Bộ Thương mại Mỹ vẫn được duy trì cho đến hết năm 2008, dẫn dến số đơn đặt hàng giảm, uy tín giảm sút. Tuy vậy, hiện nay đã có đơn đặt hàng trở lại, nhiều khách hàng lớn đã quay trở lại. • Các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, nhân điều, cao su... mặc dù chi phí tăng nhưng giá lại tăng cao nên doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lãi. Việt Nam nằm trong số các nước đứng đầu xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, nhân điều, cao su vào Mỹ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là phải nâng cao chất lượng hàng hoá, khó khăn về kênh phân phối để mở rộng quy mô sản xuất, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau khi có đơn đặt hàng lớn... • Hàng công nghiệp và gia công gặp nhiều khó khăn do USD mất giá làm giảm chi phí nhập thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, nhưng không bù nổi mức giá nguyên, nhiên, phụ liệu và chi phí vận chuyển. Hơn nữa việc mất giá USD cũng làm đơn giá xuất khẩu của Việt Nam đắt lên và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu (khi quy đổi ra VNĐ) giảm. • Hiện nay, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều khó khăn khác như: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng chậm lại. Nhiều mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao như: rau quả tươi, thuỷ sản đông lạnh (vấn đề nhiệt độ, bảo quản), hàng điện tử (dễ bị trộm cướp)…Tôm đông lạnh, cá ta, cá basa vẫn bị thuế bán phá giá. Giày dép chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn từ Trung Quốc. Hàng đồ gỗ cũng có nguy cơ bị kiện bán phá giá; Khả năng cung và cạnh tranh của các nhóm hàng mới còn hạn chế; Hàng của Việt Nam còn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn hàng của các nước có FTA với Hoa Kỳ… • An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề nhức nhối tại VN. Theo nguyên tắc, để thâm nhập thị trường Mỹ và thế giới, sản phẩm hàng hoá Việt Nam phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập khẩu bởi các phòng thử nghiệm, nhất là các hệ thống thử nghiêm vốn rất khắt khe của Mỹ. • Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cùng với những khó khăn mà kinh tế Mỹ đang phải đương đầu sẽ khiến xuất khẩu hàng hoá của nhiều nước vào thị trường Mỹ sẽ ngày càng khó khăn hơn do sức cầu trong nước của Mỹ giảm. Người tiêu dùng trong nước cắt giảm chi tiêu, thực hành tiết kiệm. Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta lại phần lớn là hàng tiêu dùng. • Ngoài ra: tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, dư lượng thuốc kháng sinh và đặc biệt là vấn đề chống bán phá giá đã và đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. • Một thực trạng đặt ra nữa là: tình trạng “xuất siêu nhưng lợi nhuận thấp” do phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác, trong đó có các nước Châu á. Điều đó có nghĩa là Việt Nam có thể xuất siêu sang Mỹ nhưng lại phải chịu thâm hụt thương mại đối với các nước Châu á. Như vậy, đứng trước những thực trạng và khó khăn trên đây, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp kiên quyết, kịp thời và đồng bộ. III, Môi trường luật pháp của Mỹ Mỹ là một nước điển hình trong hệ thống pháp luật bất thành văn nên hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Muốn thâm nhập thị trường Mỹ một cách có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp Việt Nam tối thiểu cần có những kiến thức cơ bản về các đạo luật quan trọng như: + Luật thuế và hải quan + Luật bồi thường thương mại + Luật điều tiết nhập khẩu a) Về Luật thuế hải quan: Hệ thống thuế quan của Mỹ sử dụng biểu thuế quan hài hoà (Harmonized Tariff Schedule - HTS) được chính thức thông qua ngày 1/1/1989. Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở hệ thống mô tả hàng hoá và mã số hài hoà của Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế. Hầu hết các loại thuế suất của Mỹ biến động dưới 1% đến gần 40%. Hàng dệt may khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ thường phải chịu mức thuế cao hơn. Một số mặt hàng nhập khẩu khác như nông sản, hàng chế biến được đánh thuế theo số lượng mà không đánh theo giá trị. Cá biệt cũng có những mặt hàng, ví dụ, đường thực phẩm, thì lại được đánh thuế theo hạn ngạch. Nghĩa là mặt hàng này sẽ được đánh thuế theo hai mức, mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch. Khi khối lượng nhập khẩu đã vượt hạn ngạch do Chính phủ quy định thì phần hàng vượt hạn ngạch đó phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn. Thực chất đây là một hình thức hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam đương nhiên phải chú ý tới những loại thuế đặc biệt này. Tuy nhiên, từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ có hiệu lực, phần lớn các hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Theo quy định hiện hành, hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu các mức thuế như nhau. Khi Mỹ giảm, loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ mặc nhiên được áp dụng đối với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Mức thuế ưu đãi theo chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu không được hưởng chế độ ưu đãi này. Mức chênh lệch trung bình giữa hai loại thuế này vào khoảng 35 - 40%, cá biệt, đối với cà phê là 75%. Hầu hết các nước có quan hệ thương mại với Mỹ, dù đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay chưa, đều được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Theo quy định của Mỹ, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chỉ dành cho những nước có đủ hai điều kiện:      (1). Tuân thủ các điều khoản của Tu chính án Jackson-Vanik theo Luật thương mại 1974, trong đó yêu cầu Tổng thống Mỹ phải xác nhận quốc gia đó thừa nhận quyền tự do di trú của công dân.      (2). Đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ. b) Về luật bồi thường thương mại: Trong hệ thống pháp luật thương mại Mỹ có một số đạo luật quy định chế độ bồi thường khi hàng hoá nước ngoài được hưởng những lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ, hoặc khi hàng xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Trong số các đạo luật liên quan đến chế độ bồi thường thương mại trước hết phải kể đến Luật thuế bù giá và Luật chống bán phá giá. + Về Luật thuế bù giá. Luật thuế bù giá quy định chế độ bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài trong trường hợp việc tiêu thụ sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất những hàng hoá giống hoặc tương tự sản phẩm đó ở Mỹ. Việc điều tra theo Luật thuế bù giá được tiến hành khi có đơn khiếu nại của các ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ Thương mại Mỹ và Uỷ ban Thương mại Quốc tế của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ cũng có thể tiến hành điều tra độc lập. Sau khi điều tra nếu thấy các ngành công nghiệp có thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu gây nên thì Bộ Thương mại Mỹ sẽ ấn định một mức thuế áp đặt đối với hàng nhập khẩu đó, gọi là thuế bù giá. + Về Luật chống phá giá. Luật chống phá giá được áp dụng rộng rãi hơn Luật thuế bù giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với những hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ khi Bộ Thương mại Mỹ xác định được là hàng hoá đó được nhập khẩu vào Mỹ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”, nghĩa là khi hàng hoá đó được bán vào Mỹ với giá thấp hơn mức giá của mặt hàng đó khi nó được bán ở nước xuất xứ. Thuế chống bán phá giá cũng được áp dụng khi có đơn khiếu kiện của các nhà sản xuất những mặt hàng tương tự của Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ sẽ phải điều tra để xác định có hiện tượng bán phá giá hay không. Nếu kết quả điều tra khẳng định là có việc bán phá giá thì mặt hàng nhập khẩu đó sẽ phải chịu thuế chống phá giá bằng mức chênh lệch giữa “giá trị bình thường” của hàng hoá đó với mức giá nhập khẩu vào Mỹ. Theo Bộ Thương mại Mỹ, “giá trị bình thường” của hàng nhập khẩu sẽ được xác định bằng một trong ba cách theo thứ tự ưu tiên là: giá bán hàng hoá đó tại nước xuất xứ, giá bán của hàng hoá đó tại nước thứ ba và giá trị tính toán. Giá trị tính toán được tính bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản bổ sung cho lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác. + Các luật điều tiết nhập khẩu khác: Ngoài các đạo luật nói trên, việc nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ còn chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác như Luật về quyền hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt, Hiệp định đa sợi/Hiệp định hàng dệt may, Luật về quyền hạn chế nhập khẩu theo các luật bảo vệ môi trường, các quy định cụ thể với từng nhóm mặt hàng v.v… Những đạo luật này ở các mức độ khác nhau đều có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. IV. Một số giải pháp 1,Đối với Doanh nghiệp trong nước: .* Đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng, phát triển xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh hàng dệt may là mặt hàng tiếp tục cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác có thể có giá trị gia tăng cao như hàng điện tử gia dụng, thực phẩm chế biến, đồ gỗ trang trí và nội thất... Đây là những mặt hàng chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam tự sản xuất, chế tác, do vậy, hiệu quả xuất khẩu sẽ cao hơn so với các mặt hàng xuất khẩu có được chủ yếu dựa vào gia công xuất khẩu. Tuy vậy, đối với nhóm hàng này cũng phải chú ý một đặc điểm quan trọng là người tiêu dùng Mỹ vừa khó tính lại vừa thuộc loại khách hàng “giàu có” nhất thế giới, nên đa số họ luôn đòi hỏi hàng hóa vừa có chất lượng cao lại vừa phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, vì thế, dù có thể có giá trị gia tăng cao nhưng các nhà xuất khẩu cũng luôn phải chú ý tới việc thường xuyên đa dạng hóa chủng loại mặt hàng, thường xuyên đưa ra các mặt hàng mới với kiểu dáng hấp dẫn thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. *. Bảo đảm chất lượng hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ Thị trường Mỹ là thị trường có dung lượng lớn nhưng cũng là thị trường “khó tính”, đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh công nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là phải đáp ứng được các yêu cầu. Thực tế cho thấy, đã có nhiều sản phẩm của các công ty lớn thâm nhập thị trường Mỹ nhưng hoặc không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hoặc không duy trì được chất lượng lâu dài nên đã nhanh chóng bị mất thị trường. Bài học của Honda, của Mercedez vẫn còn nguyên giá trị đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét nghiêm túc chất lượng các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của mình cũng như các điều kiện để được thị trường Mỹ chấp nhận. Bước đầu, có người tiêu dùng Mỹ chưa quen với hàng Việt Nam nên các doanh nghiệp cần chọn những mặt hàng có tính cạnh tranh cao và ít bị khống chế bởi các quy định pháp lý cũng như ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, môi trường. Về lâu dài, các doanh nghiệp phải có chính sách mặt hàng thích hợp dựa trên các thông tin thị trường chính xác, bảo đảm uy tín với người tiêu dùng Mỹ. Có như vậy mới có thể làm ăn lâu dài với thị trường Mỹ. Để có được các thông tin cần thiết và có độ tin cậy cao, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các dịch vụ môi giới, tư vấn thương mại và pháp luật của các công ty tư vấn có uy tín. Phòng thông tin thương mại Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng có thể cung cấp các thông tin cơ bản về một số doanh nghiệp Mỹ. * Cần có những kiến thức cơ bản về pháp luật thương mại của Mỹ Mỹ là một nước điển hình trong hệ thống pháp luật bất thành văn nên hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Muốn thâm nhập thị trường Mỹ một cách có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp Việt Nam tối thiểu cần có những kiến thức cơ bản về các đạo luật quan trọng như: + Luật thuế và hải quan + Luật bồi thường thương mại + Luật điều tiết nhập khẩu *Các luật lệ, tập quán có thể trực tiếp điều chỉnh các hợp đồng xuất nhập khẩu ký giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân Mỹ Các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam và các thương nhân Mỹ có thể được trực tiếp điều chỉnh bởi Luật thương mại Việt Nam nhưng cũng có thể được điều chỉnh bằng Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ (UCC). Giữa Luật thương mại Việt Nam và Bộ luật thương mại thống nhất Mỹ có nhiều điểm khác biệt, nhất là các quy định về hình thức và nội dung hợp đồng. Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có thể phải vận dụng cả các tập quán thương mại hình thành ở Mỹ và đặc biệt là các tập quán có những nội dung trái ngược với tập quán thương mại quốc tế thông thường. Ví dụ, theo điều kiện cơ sở giao hàng FOB của Mỹ thì người bán có nghĩa vụ thuê tàu, trong khi đó nếu theo FOB Incoterms thì thuê tàu là nghĩa vụ của người mua. Vì vậy, các nhà kinh doanh Việt Nam phải chú ý tới các nội dung này để tránh các tranh chấp phát sinh khi ký kết và thực hiện hợp đồng. * Nắm được những vấn đề cơ bản có liên quan của Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ Ngoài những ưu đãi về thuế quan, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ còn đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến quan hệ thương mại song phương khác, như các ưu đãi về phương thức thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả những quy định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải v.v… Đây là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong các hợp đồng mua bán ký giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân Mỹ. Vì vậy, các thương nhân Việt Nam phải nắm chắc những nội dung trên khi giao dịch với các thương nhân Mỹ để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. * Tìm hiểu các phong tục tập quán kinh doanh của người Mỹ: Các quy định của luật pháp là các quy phạm mang tính chất bắt buộc, vì vậy, đương nhiên các nhà kinh doanh phải tìm hiểu trước khi thâm nhập thị trường Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định của luật pháp còn có những phong tục tập quán kinh doanh của người Mỹ, tuy không mang tính chất bắt buộc nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của mỗi thương vụ. Người Mỹ nói chung được nhìn nhận là cởi mở, thẳng thắn, khá nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè. Trong đàm phán kinh doanh, người Mỹ rất hay nói thẳng và biết tôn trọng lời hứa. Nếu nhận thấy điều gì đó có thể làm được, họ hứa và cố thực hiện cho được, những điều gì cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ trả lời “không”, khác với người Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nhưng lại cố tình tránh né. Chính vì vậy, khi bị người khác thất hứa, người Mỹ có thể giận dữ và huỷ bỏ quan hệ. Một điểm đáng lưu ý nữa của người Mỹ là họ rất có tinh thần tôn trọng pháp luật. Mọi mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, công ty này với công ty khác nếu có trục trặc là rất có thể được xem xét, phán xử tại toà án. Kinh doanh với người Mỹ nhất thiết phải có luật sư. ở Mỹ, không có một vị giám đốc công ty nào dám ký một hợp đồng mà không có luật sư của công ty kiểm tra trước. Do vậy, các đối tác Mỹ sẽ không khỏi ngạc nhiên và thậm chí nghi ngờ khi thấy đại diện của đối tác Việt Nam sẵn sàng ký các hợp đồng do phía họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra của luật sư. Các thương nhân Mỹ rất sợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ để thương thảo, chưa cần đọc kỹ hợp đồng đã vội ký ngay. Họ không sợ vì ta tài giỏi quá mà là sợ vì không đọc kỹ hợp đồng đã ký nên không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. * Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như:dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử, gạo cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, thuỷ sản, dầu thô. Bên cạnh đó là nhóm có tiềm năng xuất khẩu như rau quả, thủ công mỹ nghệ và nhóm có tiềm năng xuất khẩu cao, tốc độ tăng trưởng cao gồm dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp, sẽ được tập trung đẩy mạnh và có biện pháp khuyến khích xuất khẩu thích hợp *Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại.Ngoài việc quảng bá,xây dựng hình ảnh Việt nam là thị trường đang nổi và cung cấp thông tin chung giúp cho các nhà Doanh nghiệp nước ngoài hiểu môi trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh ở Việt Nam *Các Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài dài han.Một trong những chiến lược đó là tham gia hiệp hội ngành hàng tại các thị trường lớn và tham dự thường xuyên các hoạt động của các hiệp hội nghành hàng tổ chức. *Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại trên cơ sở huy động nhiều nguồn lực, đa dạng phương thức cho hoạt động này * Mối quan hệ trong và ngoài nước giữa các thương vụ của ta ở nước ngoài và các tổ chức xúc tiến thương mại và Doanh nghiệp trong nước cần được tăng cường 2, Đối với Nhà Nước: *Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lõnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua, thay vì chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nước; khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xấut vì mục đích xuất khẩu. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào nước sở tại; đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công ty này; chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính sách và biện pháp, nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo. Đơn giản hoá những quy định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam; đẩy nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ, ngành với nhau. *Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến xuất khẩu theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), tập trung vào một số thị trường mới (hoặc thị trường cụ thể cần ưu tiên phát triển); triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…); nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường. Nhà nước cần ưu tiên và dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại các cửa khẩu cũng như đường bộ, đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện liên quan. *Để doanh nghiệp bớt khó khăn, các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu như giảm lãi suất cho vay, khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán, và điều chỉnh mức tỷ giá hợp lý để kích thích xuất khẩu V, Kết luận : Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ trong những năm qua, nếu chỉ xem xét về kim ngạch thuần túy, nhiều người cho rằng đã đạt được tốc độ tăng trưởng lý tưởng - một tốc độ tăng trưởng chưa bao giờ có được trong ngành ngoại thương của nước ta từ trước đến nay. Tuy vậy, nếu xem xét trên nhiều phương diện khác nhau - cả về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng qua các năm và hiệu quả của sự tăng trưởng đó - thì có thể nói rằng xuất khẩu sang Mỹ vẫn chưa có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả xuất khẩu còn khiêm tốn. Chính vì thế, trong những năm tới, việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ thông qua xuất khẩu không chỉ tập trung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu bằng mọi giá để tăng kim ngạch xuất khẩu thuần túy mà còn phải hướng mạnh tới việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hiệu quả xuất khẩu nói riêng. Muốn làm được điều này, khi làm ăn với các thương nhân - các doanh nghiệp Mỹ, các thương nhân - các doanh nghiệp Việt Nam không những vừa phải chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ luật pháp Việt Nam mà còn phải chú ý đến rất nhiều vấn đề liên quan khác trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ, từ các quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, các quy định của luật pháp nước Mỹ, đến các khía cạnh kỹ thuật của các mặt hàng mà mình muốn giao dịch, đến việc đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng để chuyển dần sang việc xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao để thay thế cho việc xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu dựa trên cơ sở gia công như những năm qua. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5957.doc
Tài liệu liên quan