Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Lời nói đầu Kể từ khi chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp bảo hộ sang nên kinh tế thị trường mở cửa và nhất là đang trên đà tăng trưởng của nền kinh tế,Việt nam ta đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động thương mại quốc tế:thị trường xuất khẩu được mở rộng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hơn 24%, đã có những biến chuyển tích cực trong cơ cấu xuất khẩu. Những thành tựu đó đã chứng tỏ chiến lược phát triển ngoại thương "Hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩ

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u có chọn lọc những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả" mà Đảng và nhà nước ta lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt đông thương mại quốc tế nói riêng còn đang phải đương đầu đồng thời cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tích cực việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chế biến trong đó có hàng dệt may là rất cần thiết. ở Việt nam, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng trong những năm gần đây, số lượng lao động thu hút ngày càng nhiều chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể thông qua hoạt động xuất khẩu, các thị trường quốc tế đã không ngừng mở rộng. Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp nhẹ nói riêng. Ngành đảm bảo hàng hoá tiêu dùng cho nhu cầu trong nước, thu hút nhiều lao động đòi hỏi vốn đẩu tư ban đầu không lớn, ít rủi ro phát huy hiệu quả nhanh, tạo điều kiện cho hoạt động mở rộng thương mại quốc tế nên phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.Với mục đích là tìm hiểu chuyên sâu hơn về thực trạng của xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ em đã chọn đề tài là: "Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ ". Nội dung Chương I: Vài nét tổng quan quản lý xuất khẩu ngành dệt may ở nước ta I/ Vị trí vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế: 1.Vai trò của ngành đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như chúng ta đã biết , dệt may đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta và là một trong những nghành xuất khẩu thế mạnh, chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước nhà. Dệt may vốn là một ngành sản xuất thiết yếu đã xuất hiên từ lâu đời được hình thành và phát triển đầu tiên ở các nước châu Âu. Cùng với tiến trình các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật đã khiến cho ngành dệt may châu Âu đạt tới những bước nhảy vọt cả về chất và số lượng và đem lại thu nhập cao cho người dân và cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chi phí để trả lương cho công nhân cao dần đã thúc đẩy ngành dệt may chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển là những nước có nguồn lao động dồi dào với mức giá thuê nhân công rẻ. ở các nước Châu á Thái bình dương ngành dệt may là ngành khởi đầu cho công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nhờ công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn nguồn nhân lực đòi hỏi không ở trình độ cao: Điển hình là các nước NICs, Trung quốc… Hàng dệt may của các nước này chiếm 1/4 hàng dệt và 1/3 tổng khối lượng buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lợi thế lớn của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là giá rẻ, nguyên liệu dồi dào. Vì vậy trong giai đoạn đầu lấy công nghiệp hoá là trọng tâm, các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt nam cần phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế có sẵn bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn. Điều này thể hiện rã nét ở ngành dệt may. Sau nhiều năm phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao ngành dệt may nước ta trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế. Hiện nay, ngành không chỉ thoả mãn nhu cầu của thị trường nội địa mà còn là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Hơn nữa, đối với một nước dân số khoảng 78 triệu người có nguồn lao động gần 40 triệu người, chúng ta còn hàng chục triệu người thiếu việc làm và hàng triệu người chưa có việc, ngành dệt may có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Ngành dệt may có nhiều công đoạn sản xuất thủ công không đòi hỏi tay nghề cao nên có khả năng giải quyết viếc làm cho người lao động. Hiện nay, ngành đã thu hút được hơn 500 nghìn lao động trong cả nước , góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tạo thu nhập và ổn định cho đời sống người lao động. Điều này càng chứng tỏ vai trò to lớn của ngành dệt may trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đài hoá đất nước. 2. ảnh hưởng của xuất khẩu ngành đến quá trình tăng trưởng kinh tế Ngành dệt may có một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phất triển mạnh mẽ theo xu hướng về xuất khẩu. Là một ngành có công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn việc sản xuất trong lĩnh vực dệt may rất phong phú, phối hợp từ công nghệ dệt may đơn giản nhất thợ may táp nối không cần huấn luyện khá công phu đến những kỹ thuật tiên tiến nhất (thiết kế mẫu, giá mẫu,… bằng hệ thống máy điện toán) điều này cho thấy sự phối hợp của nhiều trình độ công nghệ dẫn đến hiện tượng phổ cập là các nước phát triển nắm những khâu kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất; các nước đang phát triển với mức lương nhân công rẻ mạt gia công với những khâu kỹ thuật thấp gia công hàng may mặc với mẫu mã và nguyên liệu phụ liệu đước cung cấp sẵn. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia vào ngành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy những lợi thế so sánh, buộc các nhà sản xuất trong nước. Phải luôn đổi mới công nghệ nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Điều này thể hiện rõ ở ngành dệt may Việt Nam: xuất khẩu hàng dệt may Việt nam đã và đang sẽ là ngành xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt nam trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Với mức tăng trưởng cao và ổn định từ 30% đến 40%, hơn 10 năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Gần chục năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt lên vị trí số một trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam(1998) và đứng thứ 2 (1999) với giá trị xuất khẩu gần 1,7 tỉ USD so với năm 1998 tăng 16% . Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam hàng năm đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước khoảng 300 triệu USD ngành này còn góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trên mọi miền đất nước. Điều đó có ý nghĩa trong lúc chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động . Với đường lối mở cửa và hội nhập vào cộng đồng thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng , ngành dệt may phải trực tiếp tham gia hợp tác về các lĩnh vức lao động mậu dịch tham gia tiến hành cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tham gia vào các tổ chức quốc tế khác, ngành dệt may của chúng ta cần phải tích cực đổi mới với mức chi phí sản xuất thấp công nhân cần cù sáng tạo cùng với việc nâng cao chất lượng đặc biệt là quan tâm tới thị hiếu, mẫu mốt thời trang của thị trường thế giới. Việt nam sẽ phát triển sản phẩm dệt may của mình trong quá trình tự do hoá mậu dịch và thích ứng đước với xu thế chuyển dịch hàng dệt may của thế giới. Chương II: Thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may việt nam sang thị trương mỹ trong những năm gần đây I. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ Sự biến đổi về qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Mỹ là một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng mạnh cả về khả năng thanh toán nhưng cạnh tranh cũng rất ác liệt. Bốn năm qua kể từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt nam và Mỹ đã đạt 1 tỷ USD một năm. Việt nam xuất khẩu sang Mỹ cà phê, dầu thô, giày dép, hải sản, quần áo, hàng dệt may…. và nhập từ Mỹ thiết bị máy móc, nguyên vật liệu. Hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới. Với số dân khoảng 260 triệu người, đa số sống ở thành thị với thu nhập cao. Mỹ nhập khẩu hàng năm từ 40-50 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ Trung quốc, Hồng kông, Hàn quốc, Đài loan, Mêxico, EU và Việt nam… trong đó sản phẩm dệt kim chiếm khoảng 40% Do đó Mỹ được xem là thị trường tiềm năng rất lớn cho mọi nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp chúng ta. Mỹ là thành viên của APEC_khu vực kinh tế châu á thái bình dương, một khu vực có sự phát triển kinh tế hết sức năng động. GDP hàng năm của Mỹ lên tới 8000 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 14% buôn bán toàn cầu, trong đó nhập khẩu trên 800 tỷ USD mỗi năm và là nước có sức mua lớn nhất thế giới. Năm 1994 Mỹ đứng thứ nhất về nhập khẩu hàng may và đứng thứ ba về nhập khẩu hàng dệt. Từ khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, Mỹ đang dần trở thành thị trường nhập khẩu lớn hàng dệt may của Việt nam. Hàng dệt may Việt nam xuất khẩu Mỹ bao gồm các chủng loại như là sơ mi nam, quần âu, găng tay, áo jacket… trong các năm từ 1994_1999 xuất khẩu dệt may Viêt nam vào thị trường Mỹ tăng với tốc độ cao. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ đạt 26,3 triệu USD tăng 12,5% so với năm 1997 và tới năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên tới 33,02 triệu USD. Hiện nay, hiệp định thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết tạo ra những cơ hội lớn từ phía Mỹ dành cho Việt nam quy chế tối huệ quốc, miễn thuế do đó hàng dệt may Việt nam có thể triển vọng tăng nhanh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vì giá cả hấp dẫn có thể cạnh tranh với hàng dệt may của các nước khác. Đây là một cơ hội rất lớn dành cho ngành dệt may Việt Nam. Sự biến đổi về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Bao gồm cả các mặt hàng như quần áo, dệt kim, quần áo may sẵn, khăn mặt, bit tất đen…Các sản phẩm may của nước ta không ngừng tăng lên về chất lượng cũng như mẫu mã. Đặc biệt từ năm 1992 trở lại đây những tiến bộ này rất rõ nét, số lượng sản phẩm trong nước tăng lên rõ rệt hàng dệt may xuất khẩu ngoài những mặt hàng truyền thống như quần áo bảo hộ lao động, áo n phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may gồm hơn 10 chủng loại. Gồm: sợi, vải lụa, vải bạt, jacket… đã có thêm nhiều mặt hàng mới với chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính. Tuy nhiên chủng loại và chất lượng của hàng dệt may xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý là tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng khối lượng hàng dệt may xuất khẩu vẫn còn nhỏ, nhiều mặt hàng ta chưa sản xuất được . Trong ngành dệt, sản phẩm sản xuất chủ yếu hiện nay là dệt kim. Mặt hàng khăn bông xuất khẩu có thị trường rất lớn nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé. Trong ngành may ta mới sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng nhạy cảm, tập trung nhất là những nặt hàng áo jacket, sơ mi nam nữ , áo bảo hộ lao động. Các mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao như comple, veston …. chưa đáp ứng được yêu cầu của thụ trường thế giới. Các mặt hàng quần áo dệt kim, vải thun từ nguyên liệu sợi đàn tính cao còn rất ít. Đặc biệt về kiểu mốt may mặc của ta còn rất yếu do chưa đước coi trọng đầu tư cơ sở thông tin về mốt và công tác tiếp cận thị trường hàng dệt may của nước ta hiện nay đa phần được sản xuất và xuất khẩu theo mẫu mã của khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên chất lượng hàng dệt may của Việt nam có phần được cải thiện từ chỗ sản xuất các loại sợi chỉ số trung bình (NM40) nay đã nâng lên đến chỉ số bình quân (NM61,22) từ chỗ chúng ta chỉ sản xuất các mặt hàng may mặc trung bình cho Liên xô cũ và các nước Đông âu nay chúng ta đã vươn sang thị trường tư bản và đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU… Đặc biệt sản phẩm dệt kim từ chỗ vài loại vải sản phẩm đơn giản mặc nót trong thì nay đã có nhiều chủng loại màu sắc phong phú dùng cho mặc trong, mặc ngoài như áo pull Thành Công, áo T_shirt, áo polo shirt Hà nội, dệt kim Đông Xuân, dệt kim Phương Đông, các loại tất dệt Xuân Đình, dệt Nha Trang….Chất lượng sản phẩm may (áo jacket, sơ mi) và dệt kim (T_shirt, polo shirt) cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại so với các nước trong khu vực như giá cả chưa cạnh tranh được ( đặc biệt so với hàng Trung quốc) vì chi phí sản xuất cao thiết bị nguyên vạt liệu đều nhập khẩu trong khi đó tỷ lệ vải phụ liệu sản xuất trong nước thấp, giá công nhân tuy thấp nhưng năng suất không cao, chi phí khác trong giá thành khá lớn. II. Đánh gía chung tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ Những thuận lợi và cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. 1.1/ Về mặt cơ chế chính sách: Công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những phương hướng và động lực phát triển mới. Và trong thời kỳ đổi mới này đã có những chính sách tác động tích cực đến ngành dệt may: Thứ nhất, thông qua các đại hội VI, VII, VIII, Đảng cộng sản Việt nam đã xác định sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ra đời tháng 2/1987 và được sửa đổi đã tạo ra khả năng cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng thu hút được khá lớn vốn đầu tư nhằm mục tiêu phát triển sản xuất. Thứ hai, với chính sách mở cửa nền kinh tế tích cực tham gia quan hệ ngoại giao đa phương hóa chính phủ Việt nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhất là với Mỹ. Khi nước ta kí kết hiệp định song phương Việt_Mỹ giúp ngành dệt may tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Hiện nay, sản phẩm nước ta đã có mặt trên 50 nước đã đủ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả. Thứ ba, chính sách về khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu từ nhiều năm nay nhà nước không đánh thuế xuất khẩu vào mặt hàng dệt may hay nói cách khác là áp dụng biểu thuế bằng 0% đối với các mặt hàng dệt may. Đây là mức thuế thấp nhất nhằm tạo điều kiên cho hàng dệt may xuất khẩu được thuận lợi đặc biệt với sự thành lập của hiệp hội dệt may Việt nam có tên giao dịch quốc tế là VINATAS. Hiệp hội dệt may là một tổ chức trung tâm hội nhập đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may cả nước không phân biệt thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và trên cơ sở tuân thủ luật pháp của nhà nước. Nhiêm vụ đặt ra cho hiệp hội là nắm bắt kịp thời hoạt động ngành dệt may Việt nam và thế giới, tư vấn các vấn đề về đầu tư kỹ thuật chuyển giao công nghệ liên doanh liên kết quốc tế và thị trường xúc tiến tham gia và hội nhập ASEAN, khu vực và thế giới. Sự ra đời của hiệp hội dệt may sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác lẫn nhau trong các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm mua sắm thiết bị vật tư, quản lý nghiệp vụ lao động đào tạo, tư vấn dịch vụ, trao đổi thông tin…vì sự phát triển của ngành dệt may Việt nam. 1.2/ Về vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Hiện nay có 165 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dệt may với tổng số vốn đạt gần 1900 triệu USD, vốn thực hiện 738 triệu USD. Trong đó có 71 dự án về dệt với số vốn đăng ký là 1.577 triệu USD,94 dự án dệt may, vốn đăng ký 269 triệu USD. Đã có 98 dự án đi vào sản xuất tạo việc làm cho 4 vạn lao động với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn. 1.3/ Những thuận lợi về nguồn nhân lực: Nước ta hiện nay có nguồn nhân lực hết sức dồi dào, phong phú. Với dân số cả nước gần 80 triệu người, số người trong tuổi lao động xấp xỉ 34 triệu trong đó phụ nữ chiếm 52% ngành dệt may có nhiều công đoạn thủ công, không đòi hỏi sức lực cao nên rất phù hợp bới nữ giới, với đức tính lao động cần cù sáng tạo. Giá nhân công của Việt nam tương đối rẻ hơn so với các nước khác và đây là thế mạnh để tăng ưu thế cạnh tranh trong giá bán hàng may mặc trên thị trường quốc tế. Những trở ngại và thách thức của hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam đã tăng trưởng không ngừng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (đứng thứ hai sau dầu thô) .Tuy nhiên kim ngạch hàng dệt may Việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một thị trường tiềm năng lớn còn rất nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay hàng dệt may của Việt nam khi xuất khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu thuế suất rất cao. Tại hội thảo "Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ " do phòng thương mại và công nghiệp Việt nam phối hợp với công ty công nghệ Việt Mỹ và công ty xuất khẩu dệt may, cùng với sự hợp tác của công ty luật RUSSIN và VECCHI và công ty luật WHITE and CASE phối hợp tổ chức ngày 6/11/2000 tại Hà nội, luật sư FLLEN KERIGAN DRY thuộc công ty RUSSIN &VECCHI cho biết Mỹ có các luật về trách nhiệm đối với sản phẩm có hệ thông ưu đãi phổ cập (GSP) và hiện nay đã có trên 100 quốc gia được hưởng GSP khi hàng xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ. Cũng cần phải nói rõ rằng các sản phẩm được miễn thuế phải thoả mãn yêu cầu là hàng được xuất khẩu từ chính nước được hưởng GSP và được chế biến toàn bộ sản phẩm hay ít nhất là trên 30% giá trị gia tăng tại chính nước này.Trong khi đó hiện nay Việt nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi GSP. Việc ưu đãi GSP chỉ được thực hiện sau khi Việt nam đạt được quy chế tối huệ quốc với Mỹ và là thành viên của WTO và IMF. Bên cạnh trở ngại thuế quan để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ hàng dệt may Việt nam phải đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của Mỹ và các nước xuất khẩu truyền thống vào Mỹ như: Trung Quốc, ấn Độ, và các nước nam Mỹ , đặc biệt là Trung Quốc đang có rất nhiều thế mạnh. Một bất lợi nữa là trong số các mặt hàng của Việt nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì hàng dệt may phải chịu mức thuế phí NTR rất cao, gần gấp 2,5 lần so với các nước khác. III. Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong những năm tới 1 Định hướng xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ Phương hướng tổng quát: Đảng và nhà nước cùng các cấp lãnh đạo ngành công nghiệp dệt may đã xây dựng được những quan điểm chủ đạo và các mục tiêu quan rrọng về phát triển xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới. Với mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp một mức tăng trưởng nhanh về doanh thu xuất khẩu . Ngành dệt may cần phải thực hiện theo các bước: Một là, phải hoàn thành nhanh chóng kế hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may đến năm 2010, xây dựng một chiến lược kinh doanh của toàn công ty trong đó kết hợp với chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm để tập trung đầu tư vào việc thực hiện chiến lược. Hai là, phải không ngừng mở rộng thị trường tại Mỹ . Phải chú trọng đến các mặt hàng mới, mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 9000 và đa dạng hoá sản phẩm.Phải đẩy mạnh và khuyến khích phương thức giao hàng FOB để dần dần giảm bớt tỷ lệ hợp đồng phụ. Phải đánh giá cao thị trường nội địa. Ba là, phải tăng cường đẩu tư để nâng cao chất lượng vải đảm bảo đủ máy móc và thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu thay thế, phát triển các sản phẩm mới và các sản phẩm truyền thống, đưa vào nhiều mẫu mã đẹp. Phải kết hợp giữa khuyến khích đầu tư và mở rộng đầu tư đẩy mạnh đầu tư thông qua các liên doanh và hợp tác trong và ngoài nước để thu hút vốn, công nghệ, thị trường và kỹnăng quản lý nhân sự. Phải tạo nhiều hướng đầu tư hướng tới thành lập các công ty cổ phần để nhanh chóng thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Bốn là, để hoàn thành được mục tiêu tổng công ty cần sớm có một liên đoàn dệt may Việt nam để phối hợp hoạt động và tập trung mọi nguồn lực nhằm đối mặt với những thách thức của sự cạnh tranh khốc liệt trên khu vực và quốc tế. 1.2-Phương hướng cụ thể: Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ trong những năm tới chúng ta cần quan tâm tới những vấn đề chính sau: Phải đảm bảo ổn định xản xuất ổn định thị trường. Đặc biệt cần ổn định hạn ngạch được cấp, nếu ngược lại sẽ mất thị trường. Tăng cường kiểm tra kiểm soát đánh giá thực chất việc thực hiện hạn ngạch. Liên bộ chỉ cấp hạn ngạch các chủng loại hàng các năm qua sử dụng hết hạn ngạch Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng đất đai, lao động… đối với các doanh nghiệp nhỏ , vừa và mới thành lập vì loại hình này thích hợp với kinh doanh xuất khẩu. Hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dệt may có doanh số xuất khẩu hàng năm trên 1 triệu USD để trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. 2-Một số giải pháp cụ thể như sau: -Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ : Đây là một việc làm cần thiết đầu tiên cho bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường mỹ .Hoạt động nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tin thiết yếu về nhu cầu ,khả năng tiêu thụ cũng như các điều kiện thâm nhâp thị trương của hàng dêt may việt nam .Việc thâm nhạp thị trường lớn như mỹ thông qua các chuyến viến thăm cấp chính phủ ,các chuyến du lịch hay là các chuyến khảo sat ,thu nhập các thông tin về những qui địng về hạn ngạch nhập khẩu , thuế, phí buôn bán ,các thủ tục và chính sách khác của thi trường mỹ;tìm hiểu sở thích ,tập quán ,thị hiếu tiêu dùng ,khả năng tiêu thụ của từng thị trường để có những giải pháp kịpp thời và thìch hợp .Khai thác hiệu quả hơn các thị trường hiẹn có như EU ,nhật bản.... -Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ,kết hợp với việc nâng cấp và đổi mới công nghệ : Ngành dệt may hiện nay đang cần rất nhiều vốn đẻ đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phát triển đòng bộ ,thực hiện với mục tiêu chiến lược phát triẻn đến năm 2010.Trong những năm này, nhu cầu về nâng cấp máy móc hiện đại là rất lớn để sản xuất ra vải có chất lượng cao ,mẫu mã đa dạng .Việc sử dụng nguồn vốn huy động phải được phân bổ một cách hợp lý ,phải tính đến hiệu quả tài chính là cơ ssở đánh giá quan trọng nhất kết hợp với hiệu quă chung lơị ích của xã hội .Với lượng vốn đầu tư thu hút được,cần phân bổ các dự án đầu tư một cách hợp lý giữa ngành dệt và ngành may.Hiện nay có sự chênh lệch lớn trong đầu tư hai ngành .Để khắc phục tình trạng đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành dệt may phải trú trọng đến giải pháp đầu tư chiều sâu ,nâng cấp đổi mới công nghệ để phất triển ngành dệt may thực sự trở thành một ngành mũi nhọn cho xuất khẩu ,có năng lực cạnh tranh cao trên thi trường mỹ .Thiết bị dệt thoi của nước ta phần lới là thiết bị đã qua sử dụng trên 20 năm nên hư hỏng nhiều và năng xuất thấp .Chất lượng vải dệt chưa cao ,khả năng tạo mẫu còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu may ,nhất là may xuất khẩu .Bên cạnh việc đầu tư cho máy móc thiết bị cũng cần đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu vải ,thiết kế sản phẩm may .Đây là công đoạn quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may đáp ứng yêu cầu của thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ. -Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành dệt may:Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp ,đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta. -Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động : Lao động là một yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành dệt may việt nam hiện nay .Với công cuộc công nghiệp hoá hiện đai hoá mạnh mẽ hiện nay thì ngành dệt may vẫn là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động .Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang là quốc gia phát triển ngành dệt may ,là đối thủ cạnh tranh đáng gườm nhât mà các doanh nghiệp việt nam cần phải xem xét ,cần phải có những định hướng để thắng được sự cạnh tranh đó trên thị trường nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Kết luận Ngành công nghiệp dệt may là một ngành truyền thống lâu đời của nhân dân ta từ trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ,dệt vải đã trở thành những làng nghề từ xa xưa và đến nay không ít trong số đó vẫn tồn tại và phát triển, nhiều mặt hàng dệt may đã có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và tăng cường hội nhập dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã được chú trọng ưu tiên phát triển và được coi là một trong ngành phát triển trong cả nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Ngành công nghiệp dệt may nước ta có những bước nhảy vọt từ những năm giữa thập kỷ 90, hiện nay kim ngạch xuất khẩu của ngành được xếp vào vị trí số 1 trong các mặt hàng chủ lực của đất nước. Và ngày càng mở rộng thị trường đặc biệt sang những thị trường rộng lớn như Mỹ. Song để xuất khẩu sang thị trường Mỹ chúng ta gặp rất nhiều khó khăn như thuế suất cao, trình độ sản xuất thấp, việc quản lý chưa được hợp lý máy móc lạc hậu… Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng cũng như quá trình quản lý của nhà nước trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu đưa ra những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ. Từ đó bài viết đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào Mỹ trong những năm tới. Do phạm vi nghiên cứu đề tài và vốn hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự phê bình đánh giá của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn để em rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các đề tài này đạt kết quả cao hơn. Em xin trân thành cảm ơn! tài liệu tham khảo Báo công nghiệp số 1,2,5 năm 2000 Báo doanh nghiệp số 6,7,8 năm 2000 Thời báo kinh tế Việt nam số 32,34,46,48 năm 2000 Thương nghiệp thị trường Việt nam số 7/2000, 6/2001 Báo thương mại T4/2001 Tạp chí kinh tế và phát triển số 44/2000, số 2+3 năm 2000, số 25, 31 năm 1999 Tạp chí dệt may Việt nam từ số 144_149 năm 1999, số 150_153 năm 2000. Việt nam ECONOMIC REVIEW số 9+10 năm 1998, số 3 năm 1998. Sách: Thương mại quốc tế của PGS.PTS Nguyễn Duy Bột chủ biên. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0705.doc
Tài liệu liên quan