LỜI MỞ ĐẦU
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam . Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính Trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa hướng về xuất khẩu . Để thực hiện được chủ trương của Đảng, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu . Đây là vi
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Liên Minh Châu Âu ( EU ) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay , có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất , được coi là một trong ba siêu cường có vị thế chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ ,EU ,Nhật Bản). Ra đời năm 1951 với sáu nước thành viên (Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luc xăm bua ), ngày nay EU đã trở thành một tổ chức liên kết khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau hơn 50 năm phát triển và mở rộng , con số thành viên của EU là 25 nước . Trong số những nước công nghiệp phát triển , EU gồm nhiều nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giới như Đức , Pháp, Italia ,Anh… Hiện nay, EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư .
Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu (EC) vào ngày 22/10/1990, ký Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17/7/1995 . Các sự kiện quan trọng này chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam –EU phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực ( thương mại ,đầu tư , viện trợ ) , đặc biệt là thương mại . Do vậy, từ năm1995 hoạt động thương mại song phương diễn ra sôi động hơn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh ( 37,4%/năm ), trong đó mặt hàng giày dép chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU . Thế nhưng cho đến nay, thương mại nói chung và xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của hai bên.
EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới . Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn như : giày dép , dệt may, thủy hải sản… trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tăng 37,62% thời kỳ 1995-2005 ( số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê- Tổng cục Hải quan ). Mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu của EU gây nên. Nếu EU không quản lý chất lượng và áp dụng hạn ngạch quá chặt chẽ và khắt khe đối với một số mặt hàng xuất khẩu của ta thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU không chỉ dừng lại ở con số 1,3% như hiện nay.
Do vậy ,vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm giải pháp căn bản để mở rộng khả năng xuất khẩu , đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
EU là một trong ba trụ cột kinh tế của quan trọng của thế giới , có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, có đồng tiền riêng, khá vững chắc. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà trong đó có giày dép sang EU , Việt Nam sẽ phần nào có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương , và phát triển nhanh chóng ngành da giầy Việt Nam .
Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU là vấn đề vừa lâu dai đồng thời cũng là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam . EU là thị trường xuất khẩu giày dép quan trọng nhất , mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho ngành da giầy Việt Nam . Tuy nhiên để làm được điều này chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề , vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU .
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 1995 đến 2010
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU những năm vừa qua và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường này giai đoạn 2006-2010; vấn đề nhập khẩu của EU cũng được đề cập ở mức khái quát trong những khía cạnh có liên quan.
Chương một:Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu
Chương hai: Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
Chương ba: Triển vọng về xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU trong thời gian tới
Chương bốn: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép Việt Nam vào EU giai đoạn 2006 đến 2010.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng khoa –PGS.TS:Đỗ Đức Bình , trưởng ban chiến lược –viện nghiên cứu thương mại TS: Trần Công Sách đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG MỘT:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
I.KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU
1.Khái niệm:
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro nhất và chi phí thấp.
2.Các hình thức xuất khẩu
2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Việc các quốc gia bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt động tham gia thị trường quốc tế của quốc gia đó. Các công ty có kinh nghiệm thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Những ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của quốc gia đều là khách hàng của quốc gia.
2.2.Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của quốc gia sang quốc gia khác thông qua trung gian(thông qua quốc gia thứ ba)
II.SỰ CẦN THIẾT ĐẾN XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.Thị trường EU là một thị trường lớn của thế giới
EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, GDP năm 1999 là 2,0%, năm 1998 , trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì Liên Minh Châu Âu –khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của mình . Sự ổn định kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm 2003 tuy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có chiều hướng giảm , nguyên nhân chính là do sự giảm giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút , nhưng đến nay tình hình đã được cải thiện. Theo Uỷ Ban Châu Âu (EC), kinh tế EU đang phát triển khả quan. Năm 2005 , GDP của EU cao hơn năm 2004 là 1,1%. Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục . Tăng trưởng GDP của 25 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro là 3% trong năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia công nghiệp chủ chốt trong EU là khác nhau, tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về Ai Len 8,5%. Năm 2006, theo dự tính của EC thì GDP của hầu hết các nước thành viên EU sẽ cao hơn năm trước là 0,4%-1,5%. Hơn nữa lạm phát ở EU vẫn ở mức 1,1%-mức thấp chưa từng có trong lịch sử . Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ hơn 10% xuống còn 8,6% năm 2005. Thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức thấp 0,5%- 1,7% GDP.
Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước đi xa hơn đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế chính trị to lớn trên thế giới . EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Hiển nhiên , thị trường EU ngày càng rộng lớn và đầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp , trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam .
2. vai trò kinh tế của EU trên thị trường thế giới
2.1. Vai trò của EU trong thương mại quốc tế
Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của Liên Minh Châu Âu ( EU ). Với hơn 600 triệu người, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng của thế giới , đẩy mạnh thương mại giữa 25 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế , nhiều hơn so với Mỹ.
Qua các việc làm thiết thực , EU đã có những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới . Khối lượng thương mại ngày nay đã tăng lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ năm 1985-2005 , tỷ trọng thương mại chiếm trong GDP thế giới đã tăng bốn lần so với thập kỷ trước và tăng gần ba lần so với những năm 60.
Kim ngạch xuất khẩu của EU tăng lên hàng năm (1995: 1.463,13 tỷ USD, 1996: 1.532,37 tỷ USD , 1997: 1.572,51 tỷ USD , 1998: 1.632,42 tỷ USD , 1999: 1.698,45 tỷ USD , 2000: 1.756,98 tỷ USD , 2001: 1.798,45 tỷ USD , 2002: 1.843,65 tỷ USD , 2003: 1.876,94 tỷ USD , 2004: 1.883,59 tỷ USD , 2005: 1.936,78 tỷ USD ), chiếm 24,47% kim ngạch thương mại toàn cầu giai đoạn 1995-2005, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 19,89% và 11,4%.
Kim ngạch xuất khẩu của EU ngày càng tăng lên, chiếm khoảng 21,49% kim ngạch xuất khẩu thế giới (1995-2005), con số này của Mỹ và Nhật Bản là 17,34% và 10,97%. Bên cạnh đó , kim ngạch nhập khẩu của EU cũng không ngừng gia tăng , chiếm 20,13% thế giới còn con số của Mỹ và Nhật Bản là 21,34% và 9,96%(1995-2005).
Năm 2005 kim ngạch thương mại thế giới đạt 5.948,39 tỷ USD , trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ là 1.974,55 tỷ USD , chiếm 21,54% kim ngạch thương mại thế giới , kim ngạch xuất nhập khẩu của EU và Nhật Bản là 1.737,56 tỷ USD và 1.272,85 tỷ USD chiếm 20,36% và 11,67%. Như vậy , trong năm 2005 Mỹ là nước có kim ngạch ngoại thương lớn nhất thế giới , tiếp theo là EU và Nhật Bản .
Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trong tổ chức thương mại thế giới (WTO) , EU là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới .
2.2.Vai trò của EU trong đầu tư quốc tế
EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹ mà còn là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới . Nguồn vốn FDI của EU chiếm 45,7% tổng vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 27,1% và 6,7 %.
Các nước Châu Âu như Anh , Pháp, Đức… tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ XVIII). Vì vậy, khi các ngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao , nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng , để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã tiến hành di chuyển các ngành công nghiệp cạnh tranh kém (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động ) sang những nơi gần nguồn nguyên liệu ,cụ thể là Mỹ ,Nhật Bản … Chính vì thế , đầu tư nước ngoài đã ra đời . Chúng ta có thể khẳng định rằng các nước Châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và cho đến tận bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Năm 1991, FDI toàn thế giới là 198.143 triệu USD ; FDI của EU là 106.113 triệu USD , chiếm 53,55% FDI thế giới , trong khi đó FDI của Mỹ và Nhật Bản là 31.380 triệu USD và 31.620 triệu USD , chiếm 15,83% và 15,95% FDI thế giới .
Năm 1995, FDI toàn cầu là 352.514 triệu USD ; FDI của EU là 159.124 triệu USD , chiếm 45,13% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 96.650 triệu USD và 22.510 triệu USD , chiếm 27,41% và 6,38% FDI toàn cầu.
Năm 1997, FDI toàn cầu là 423.666 triệu USD ; FDI của EU là 203.237 triệu USD , chiếm 47,97% FDI toàn cầu ; còn FDI của Mỹ và Nhật Bản là 121.840 triệu USD và 26.060 triệu USD , chiếm 28,75% và 6,15% FDI toàn cầu.
Năm 2000, FDI toàn cầu là 787.396 triệu USD ; FDI của EU là 395.560 triệu USD ,chiếm 47,65% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 238.521 triệu USD và 46.980 triệu USD chiếm 46,73% và 6,64% FDI toàn cầu.
Năm 2004, FDI toàn cầu là 1.346.280 triệu USD ; FDI của EU là 621.908 triệu USD ,chiếm 45,76% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 401.632 triệu USD và 89.095 triệu USD , chiếm 29,91% và 7,36% FDI toàn cầu.
Ngày nay, các nước thành viên EU đều là các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao , như điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học… Do vậy, FDI của EU chủ yếu tập trung ở các nước phát triển , cụ thể : Mỹ chiếm 39,7% , Nhật Bản chiếm 32,1%, ASEAN chiếm 12,6% FDI của EU và 15,6% FDI còn lại của EU đầu tư vào các nước Trung Cận Đông và Châu Phi.
3.Sự phù hợp của hàng hóa cần xuất khẩu của Việt Nam đối với nhu cầu của thị trường EU .
Thị trường EU có nhu cầu lớn , rất đa dạng và phong phú về hàng hóa nhất là mặt hàng giày dép ( kiểu dáng, mẫu mã, tính năng, tác dụng… ). Mặt khác giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng EU , đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật , vệ sinh môi trường và các chỉ số khác của EU . Hơn nữa , thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và ổn định đối với mặt hàng giày dép , trong khi đó Việt Nam rất có khả năng đáp ứng được các đơn hàng nhập khẩu lớn của EU ,đồng thời vẫn đáp ứng được đúng thời điểm và chất lượng giày dép , đa dạng về chủng loại, đẹp về mẫu mã. Do vậy, tăng cường xuất khẩu giày dép sang EU các doanh nghiệp Việt Nam không những đảm bảo ổn định được sản xuất mà còn nâng cao được trình độ và tay nghề của người lao động , mặt khác còn góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam .
EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhất là mặt hàng giày dép , đến hơn 80% khối lượng giày dép xuất khẩu là xuất khẩu sang thị trường EU . EU là một thị trường lớn có chính sách thương mại chung cho 25 nước thành viên và đồng tiền thanh toán cho 11 nước thuộc EU -11. Khi xuất khẩu giày dép sang bất cứ thành viên nào trong khối chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng tiền Euro( EU -11) ; không phức tạp như trước đây là phải tính giá theo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuế nhập khẩu , quy chế nhập khẩu rất khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những khác biệt nhỏ trong quy chế nhập khẩu trong 25 nước thành viên . Thị trường EU thống nhất , mở ra cơ hội lớn và thuận lợi cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam .
CHƯƠNG HAI:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU HIỆN NAY
I.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU
1.Tập quán ,thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối
1.1.Tập quán và thị hiếu tiêu dùng:
EU là một thị trường rộng lớn, với 375,5 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa,dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. EU gồm 25 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất cao, đa dạng và phong phú về hàng hóa. Có những loại hàng hóa rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp,Ý,Bỉ, nhưng lại không được ưa chuộng ở Ai len, Đức, Đan Mạch, Anh. Nhưng nhìn chung, các nước EU có những điểm chung về thói quen và sở thích tiêu dùng, đối với giày dép: người dân Áo, Đức, và Hà Lan chỉ mua hàng giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của giày dép. Nhiều khi yếu tố thời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Hện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng đi giày vải. Xu hướng này ngày càng tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng giày dép tăng hàng năm ở EU. Đối với mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mặt mẫu mốt.
Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp, những sản phẩm này giá rất đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích thay đổi sang những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. Đặc biệt đối với những sản phẩm của các nhà sản xuất không nổi tiếng hay nói cách khác những sản phẩm có nhãn hiệu ít người biết đến thì rất khó tiêu thụ trên thị trường này. Người tiêu dùng EU rất sợ mua những sản phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuất không danh tiếng sẽ không đảm bảo về chất lượng ,và an toàn cho người sử dụng, do đó không an toàn đối với sức khỏe và cuộc sống của họ.
Thị trường EU về cơ bản cũng giống như thị trường một quốc gia. Do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng hóa kém hơn một chút so với nhóm một và giá cả cũng rẻ hơn; (3) nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hóa có chất lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và nhóm 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác(Thái Lan, Indonexia, Malaixia,…)
Sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân EU đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Ngày nay, người tiêu dùng EU cần nhiều chủng loại hàng hóa có số lượng lớn và những hàng hóa có vòng đời ngắn. Không như trước kia họ chỉ thích sử dụng những sản phẩm đắt tiền, chất lượng cao, vòng đời sản phẩm dài, hiện nay sở thích tiêu dùng lại là những sản phẩm có chu trình ngắn hơn, giá rẻ hơn,và phương thức dịch vụ tốt hơn. Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy nhưng chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường này. Để xuất được hàng hóa vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường ,thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả ,mà còn phải thông thạo kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu.
1.2.Kênh phân phối
Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia ,gồm mạng lưới bán buốn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia ,hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập,…
Các công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình, gồm: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửa hàng… các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Do vậy, họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.
Hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lai, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn ngoài việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.
Hệ thống phân phối của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận hệ thống phân phối này không phải là dễ đối với các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Theo nhóm nghiên cứu,các nhà xuất khẩu của ta muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU thì phải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu EU. Có thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu EU bằng hai cách: thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu của EU để xuất khẩu trực tiếp (tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ của Việt Nam tại EU ,phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam ); thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành các công ty con.
2.Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng ,EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên ,đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu… Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giớ tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu . Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được trên thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và các định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ những nước có những điều kiện sản xuất chưa ngang bằng với tiêu chuẩn của EU.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ,EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền.
Ngoài việc ban hành và thực hiện quy chế trên, EU đưa ra các Chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng .
3. Chính sách thương mại chung của EU
3.1. Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia ,biên giới hải quan ( xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ) để tự do lưu thông hàng hóa ,sức lao động ,dịch vụ và vốn; và điều hòa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.
Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do di chuyển 4 yếu tố cơ bản của sản xuất hàng hóa ,sức lao động ,dịch vụ và vốn.
+Lưu chuyển tự do hàng hóa : Để hàng hóa được tự do lưu thông trong thị trường chung các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau đây: (1) Xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên ;(2) Xóa bỏ hạn ngạch (quota) áp dụng trong thương mại nội khối; (3) Xóa bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng ( các biện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm ,đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật); và (4) Xóa bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên ( Điều khoản 9-37, Hiệp ước về Liên Minh Châu Âu ).
+ Tự do đi lại cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh: Để đảm bảo việc tự do đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất trí đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ: (1) Tự do đi lại về mặt địa lý; (2)tự do di chuyển vì nghề nghiệp; (3)Nhất thể hóa về xã hội; và (4) Tự do cư trú (Điều 48-58, Hiệp ước Liên Minh Châu Âu )
+Lưu chuyển tự do vốn: Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.
3.2. Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách dựa trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử ,minh bạch ,có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng ,hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa :đẩy mạnh tự do hóa thương mại ( giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành viên của EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu . Đối với hàng nhập khẩu vào khối ,mức thuế trung bình đánh vào hàng công nghiệp là 2%.
Các chính sách chủ yếu của EU gồm:chính sách khuyến khích xuất khẩu ,chính sách thay thế nhập khẩu ,chính sách tự do hóa thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ tình hình phát triển kinh tế ,tiến trình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên Minh Châu Âu trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại ,EU đã thực hiện các biện pháp :chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chông cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại ,EU còn sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)-một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này ,EU có thể làm cho nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các nước chậm phát triển có thể được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển .
4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU trong những năm gần đây
Liên Minh Châu Âu có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa từ các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng, từ 698,65 tỷ USD năm 1995 lên tới 987,45 tỷ USD năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu của EU chiếm tỷ trọng 48,76% trong tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của EU hàng năm.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của EU: Mỹ chiếm 19,65% tổng kim ngạch nhập khẩu , Nhật Bản chiếm 9,75%, Trung Quốc chiếm 5,02%, khối NAFTA chiếm 22,15%, khối ASEAN chiếm 6,5%, khối OPEC chiếm 7,75%... Các số liệu cho thấy nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EU đang gia tăng và có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo. Trung Quốc ,các thị trường mới nổi ở Châu Á và Mỹ La Tinh đóng góp khá lớn vào sự phát triển của thị trường này. EU nhập khẩu các mặt hàng nông sản ,khoáng sản ,giày dép ,thủy hải sản và hàng dệt may chủ yếu từ các nước đang phát triển ;còn nhập khẩu máy móc và thiết bị từ các nước phát triển. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU là rất lớn. EU nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thủy hải sản và dệt may. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam . Hàng giày dép ,dệt may đang được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu và triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này là rất khả quan. Vì vậy, có thể nói rằng EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam .
EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da nói chung và giày dép nói riêng lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chỉ đứng sau Trung Quốc ( xếp thứ nhất trong số các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang EU) và chiếm tới gần 75% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam ra nước ngoài. Theo các nhà nghiên cứu về đồ dự án của Châu Âu ,những năm gần đây sự tiêu thụ đồ dự án của thị trường các nước EU lên tới khoảng 8 tỷ USD mỗi năm. Bốn quốc gia nỗi bật nhất là CHLB Đức tới 20% tổng doanh số toàn khối, Pháp và Ý mỗi nước 16%, Anh 10%. Tuy là một trung tâm lớn về sản xuất đồ da thế giới, nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều ,trung bình tới hơn 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ da của toàn cầu( khoảng trên 6 tỷ USD hàng năm).Các nước hiện xuất khẩu nhiều vào EU là:Trung Quốc ,Ấn Độ, Mỹ, Đài Loan, Pakixtan, Việt Nam , Thái Lan, Indonexia, Maroc… đã tạo ra sực ép cạnh tranh rất lớn.
II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU
1. Giai đoạn từ 1995-2000
Giày dép Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát ( phải xin phép trước khi nhập khẩu ), nhưng sau khi ký Hiệp định Hợp tác(17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU .Chính vì vậy,kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1995 đạt 481,3 triệu USD ,năm 1996 đạt 664,6 triệu USD ,năm 1997 đạt 1.032,3 triệu USD , năm 19981.043,1 triệu USD, năm 1999 lên tới 1.310,5 triệu USD, vượt xa mặt hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soái trong thời kỳ 1992-1995.
Cho tới nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da dày của Việt Nam . Nếu căn cứ vào số liệu của EU thì gần như 100% sản phẩm da dày của ta được xuất vào EU. Theo số liệu của hải quan Việt Nam thì chỉ xấp xỉ 50% (do Hải quan thống kê thị trường theo khách hàng, không thống kê theo điểm đến cuối cùng). Còn theo Tổng công ty Da Giày Việt Nam thì tỷ trọng của EU trên 80%.
Dù tính theo cách nào thì tỷ trọng xuất khẩu vào EU cũng vẫn vượt 50%. Việt Nam là một trong năm nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường EU do giá rẻ,chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao. Nếu căn cứ theo số liệu của Tổng công ty Da Giày thì năm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU khoảng 180 triệu đôi, chiếm 21,5% tổng khối lượng giày dép nhập khẩu vào EU. Theo quy định của EU, khi sản phẩm của một nước đạt 25% tổng mức nhập khẩu hàng năm của họ thì sản phẩm đó của nước đó sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nữa.
Lượng giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong hai năm 1995-1996 tăng rất nhanh, vượt cả hàng dệt may. Năm 1997 Ủy Ban Châu Âu đã tiến hành xem xét khả năng hạn chế nhập khẩu (bằng định ngạch hoặc đánh thuế chống bán phá mặt hàng này theo kiến nghị của nhiều nhà sản xuất giày dép của EU). Sở dĩ như vậy là vì EU có nghi ngờ trong giày dép xuất khẩu sang đó có một số lượng lớn xuất xứ từ các nước khác. Điều này có tác động bất lợi nhất định đối với việc sản xuất mặt hàng giày dép trong nước. Đến năm 1998, lượng giày dép mang xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào EU đã tăng tới mức báo động và EU đã chính thức đề nghị ta phối hợp kiểm soát tình hình này. Dù lý do nào đi chăng nữa thì việc Việt Nam không thẩm tra được lượng hàng mang xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào EU đã gây ra những rắc rối cho hoạt động xuất khẩu của ta. Nếu EU áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép thì sẽ rất bất lợi cho ngành da giày Việt Nam và sẽ trở thành một tiền lệ xấu cho các mặt hàng khác.
Sau khi phái đoàn kiểm tra của phía EU sang làm việc tại Việt Nam đã xác minh được phần lớn những trường hợp mà họ nghi ngờ là không đúng, chỉ có rất ít trường hợp trong đó doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về xuất xứ của EU._.. Thực chất vấn đề là ở chỗ: để được hưởng chế độ GSP và không bị hạn ngạch giày dép , một số thương nhân nước ngoài đã làm giả giấy tờ là hàng có xuất xứ từ Việt Nam ( mà thực chất là hàng đó không có xuất xứ từ Việt Nam ). Để tránh hiện tượng đó, Việt Nam và EU đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán giày dép có xuất xứ từ Việt Nam ,áp dụng từ 1/1/2000. Thực hiện biện pháp này bằng cách cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ Thương Mại) cấp luôn cả giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ(C/O form A). Các cơ quan có thẩm quyền của EU sẽ cấp tự động giấy chứng nhận nhập khẩu để thông quan hàng hóa ngay khi xuất trình bản gốc giấy chứng nhận xuất khẩu do Bộ Thương Mại Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận nhập khẩu này được cấp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.
Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày thể thao,chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này, giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%.
Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh Châu Âu là Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp(14,3%) ,Bỉ(12,3%) ,Ý(8,1%), Hà Lan(7,9%), Tây Ban Nha(4,6%), Thụy Điển(2,2%),Đan Mạch(1,3%),Hy Lạp(0,8%),Phần Lan(0,8%),Áo(0,8%), AiLen(0,6%)
Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU tăng nhanh,nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công( chiếm trên 70% kim ngạch ) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu ). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:(1) ngành giày không nhận được sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu;(2) các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cận thị trường yếu không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU vì phụ thuộc vào người trung gian; (3) thời gian qua các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, nên không có cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hóa, nâng cao, chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chất lượng sản phẩm giày dép chưa cao và mẫu mã còn đơn điệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì giày dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xóa bỏ chế độ GSP và lúc đó các sản phẩm giày dép Việt Nam sẽ không thể giành phần thắng trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác.
Bảng 1:xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tốc độ tăng bình quân /Năm
Số lượng(triệu đôi)
Giá trị(triệuECU)
Tỷ trọng trong tổng KNXK giày dép (%)
14,3
26
59,8
35,2
119
81,4
65,8
271
80,69
74
380
80,5
92,8
520
76,6
120
851
73,3
52%
26,9%
Nguồn:niên giám thống kê của EUROSTAT
Ngoại thương /số 10 ngày 4-10/4/2001
2. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Da giày Việt Nam là một trong những ngành phát triển rất nhanh. Chỉ trong 7 năm (1992-1999), từ chỗ chỉ có một vài nhà máy sản xuất giầy cho thị trường nội địa tiêu thụ, Việt Nam đã có trên 250 nhà máy lớn nhỏ . những đôi giày “made in Việt Nam” đã tỏa đi khắp thế giới, với rất nhiều thương hiệu khác nhau. Hiện ngành da giày Việt Nam có thể sản xuất được 460 triệu đôi giày/năm , 34 triệu square feet da( đơn vị quy chuẩn quốc tế về số lượng da) và hơn 50 triệu sản phẩm da khác. Kèm theo đó ,kim ngạch xuất khẩu của ngành giày cũng tăng nhanh chóng từ 118 triệu USD( năm 1993) lên 1,4 tỷ (năm 2000). Sở dĩ có được những bước tăng trưởng đáng kể trong ngành da giày là do Việt Nam có một thị trường lao động giá rẻ, công nhân có tay nghề cao, tiếp nhận nhan kỹ thuật tiên tiến… song sự phát triển trên không ổn định, bị thụt lùi khi thị trường thế giới gặp biến động hoặc có sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước khác ( chủ yếu là Trung Quốc ). Năm 2000,kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 7,7% trong khi năm 1999, mức tăng lên đến 35%.
Năm 2001, ngành da giày Việt Nam lại tiếp tục đương đầu với những khó khăn do sự biến động của thị trường giày dép EU và những khó khăn nảy sinh do sức ép từ phía nội tại các doanh nghiệp trong nước. Mười tháng đầu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giày dép vào thị trường EU đạt khoảng 1204 triệu USD ,báo hiệu trước khả năng khó có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD trong năm 2001 như dự báo. Theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, xuất khẩu giày dép liên tục gặp nhiều khó khăn dẫn đến kim ngạch ngày càng giảm so với cùng kỳ năm ngoái cả về giá trị và khối lượng.
Thị trường của sản phẩm giày dép Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp, do đơn đặt hàng từ các nước trong Liên Minh Châu Âu ít dần. Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, da giày Việt Nam gần như bó tay bất lực khi không còn giữ được hợp đồng của các bạn hàng. Các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường quốc tế nhất là thị trường EU, trong khi thị trường xuất khẩu có những đòi hỏi rất cao, đặc biệt là tiêu chuẩn về lao động và người lao động . Có một số đối tác nước ngoài từ chối đơn hàng do các doanh nghiệp sử dụng công nhân dưới tuổi lao động . Lượng đơn hàng bị chuyển dịch đã lên tới 40% và con số này sẽ tăng lên, nếu các doanh nghiệp không có những điều chỉnh và chọn lựa hợp lý về mặt tiêu chuẩn. Lợi thế về giá nhân công rẻ cũng mất dần. Từ đầu năm đến nay, lượng đơn hàng của loại giày vải đã giảm sút rất mạnh và đến nay thì các doanh nghiệp giày vải đã không còn đơn hàng. Các doanh nghiệp không tìm được khách hàng EU, lại bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong việc bao tiêu sản phẩm . Nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển manh mún , không có quy hoạch cạnh tranh thiếu lành mạnh. Các doanh nghiệp hầu như không theo kịp sự phát triển của thị trường .
Ngành giày Việt Nam phải trực tiếp cạnh tranh với một đối thủ có nhiều tiềm năng và lợi thế về sản xuất giày dép là Trung Quốc ;trong khi đó, nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp thiếu. Trong ngành da cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn về tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh…
Mọi người đều đồng ý là cơ chế kiểm soát mới mà EU đề nghị gây thêm trở ngại cho doanh nghiệp.Không thể áp dụng ,hay là cần phải chấp nhận điều “ít xấu hơn” do phát triển quá nhanh và bị gian lận.
EU vẫn là thị trường giày dép lớn nhất của Việt Nam chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta ra thị trường thế giới.
Bảng hai: kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Anh
254.211
312.353
388.822
494.238
676.994
Đức
214.002
249.682
316.317
338.098
463.244
Hà lan
157.364
184.843
215.377
237.992
387.521
Pháp
166.344
178.791
193.989
183.044
301.642
Bỉ
158.368
148.875
169.693
199.620
243.860
Italia
101.645
119.140
145.758
133.287
196.063
Tây Ban Nha
44.652
53.824
73.145
77.896
132.426
Thụy Điển
21.901
26.890
38.619
40.806
91.382
Đan Mạch
11.095
14.761
18.189
17.021
67.910
Hy lạp
9.610
16.819
16.541
15.426
59.018
Áo
5.838
6.422
11.651
15.365
47.105
Nga
15.968
12.182
8.803
8.156
24.810
Thổ Nhĩ Kỳ
3.060
5.726
7.322
9.900
18.740
Nauy
4.498
6.011
6.186
6.965
13.905
Phần lan
6.916
5.987
5.671
5.306
10.873
Ba lan
5.453
5.572
5.581
3.389
7.132
Bồ Đào Nha
1.195
779
1.109
1.862
5.802
Séc
3.815
2.952
4.934
Hungary
1.939
1.985
2.201
Nguồn Niên giám thống kê của EUROSTAT
Ngoại thương /số 6 ngày 21-28/2/2006
Theo thống kê của tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2004 đạt 2,640 tỷ USD tăng 18% so với năm 2003 ,trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào EU chiếm hơn 80%. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm (2000-2005) của toàn ngành da giày là 5.100 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 7.600 tỷ đồng lên 13.778 tỷ đồng, tăng bình quân trên 16,26%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.000,82 triệu USD lên 2.267,38 triệu USD , tăng bình quân 25,3%/năm, tỷ lệ nội địa hóa 40%.
Việc giày Việt Nam không bị định ngạch và được hưởng thuế suất ưu đãi giảm 30% so với thuế tối huệ quốc khi xuất khẩu sang EU đã hút nhiều nhà đầu tư sang Việt Nam .Điều này khiến gần đây xuất khẩu giày dép sang EU tăng với tốc độ quá nhanh. Năm 1994 EU nêu vấn đề định ngạch giày nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 1,3 triệu đôi một năm. Lúc đó Pháp và Đức là hai nước có tiếng nói quan trọng trong EU đã ủng hộ Việt Nam nên việc định ngạch không được thông qua. Sau năm 2000,rất nhiều nước EU lại đặt vấn đề giới hạn số lượng nhập khẩu từ Việt Nam với hai lý do chính: hàng Việt Nam tăng quá nhanh và có gian lận thương mại .
Thách thức lớn và đã bắt đầu là cam kết CEPT/AFTA từ năm 2002-2006 sản phẩm giày dép nước ta phải đem vào danh mục giảm thuế chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành giày dép Việt Nam . Thách thức thứ hai là ,các doanh nghiệp giày dép đang phải từng bước đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường EU về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn môi trường và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng .
Nói tóm lại EU là một thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU cũng như các đồ da khác luôn luôn có chiều hướng gia tăng. Tuy vậy, hiện nay nước ta mới chỉ khai thác được khoảng 63% khả năng công suất xuất khẩu đồ da vào thị trường này. Chủ yếu sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất sang thị trường EU vẫn phải thực hiện qua các công ty của Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc. Phấn đấu tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ,đáp ứng nhu cầu thị hiếu mẫu mốt cũng như giá cả hấp dẫn để phát triển xuất khẩu được nhiều mặt hàng da giày vào thị trường EU là một thực tế đầy thách thức đối với các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam . Nhất là khi EU đã rút quy chế ưu đãi GSP lại càng khó khăn hơn.
Trên thực tế quy mô sản xuất của ta còn nhỏ, trình độ quản lý thấp, lệ thuộc nhiều vào mẫu mốt của nước ngoài và tới 70% sản phẩm của ta vẫn là gia công xuất khẩu . Theo nhận định của Tổng công ty Da giày Việt Nam trong năm qua, công tác đầu tư phát triển của toàn Tổng công ty cũng như của từng doanh nghiệp chưa mạnh. Nhìn chung việc đầu tư còn tản mạn, chắp vá ,mới chú trọng đến đầu tư trước mắt chưa có chương trình lâu dài cho tương lai. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư kỹ thuật. Việc triển khai ứng dụng hệ thống quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002 làm chưa tốt. Chưa có chiến lược rõ ràng về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại …
Sản xuất da thuộc trong nước phát triển còn thấp hơn so với hàng ngoại nhập. Hàng năm các doanh nghiệp da giày phải nhập da thuộc của nước ngoài tới trị giá vài trăm triệu USD . Theo thống kê của bộ công nghiệp ,cả nước hiện nay có hơn 800 đơn vị thuộc da, nhưng mới chỉ có gần 100 đơn vị được trang bị dây chuyền và thiết bị hiện đại để có thể có khả năng cạnh tranh về chất lượng với da thuộc nước ngoài .
Trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đạt 2.479 triệu USD tăng 14,56% so với năm 2004. Trong năm 2005 Việt Nam xuất khẩu được 419 triệu đôi giầy sang thị trường EU. Các sản phẩm chính xuất sang EU vẫn là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển. Bên cạnh đó thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, Nga, Đông Âu, Châu Phi cũng là những thị trường mà ngành giày dép Việt Nam đang tập trung mở rộng quy mô xuất khẩu.
Số liệu do phía EC cung cấp cho thấy tổng lượng tiêu thụ sản phẩm giày mũ da của Việt Nam vào khoảng 13 tỷ Euro trong đó tổng lượng xuất khẩu là 5 tỷ Euro. Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang EU 78,1 triệu đôi, chỉ riêng quý I/2005 con số trên đã lên đến 34,9 triệu đôi và dự kiến khoảng 139,6 triệu đôi trong năm 2005; kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày mũ da từ Việt Nam vào EU năm 2004 khoảng 1.163,5 triệu Euro, riêng quý I/2005 là 282,551 triệu Euro. Thị phần của Việt Nam trên thị trường EU đã tăng từ 11% năm 2002 lên tới 15% tính tới quý I/2005 vừa qua.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY
1.Những kết quả đạt được
Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam –EU tăng với tốc độ bình quân khá cao 37,2%/năm thời kỳ 1995-2005, với kết quả này chứng tỏ EU là đối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện thâm hụt cán cân thương mại . Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU chiếm tỷ trong trung bình là 78,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn 1995-2005. Điều này cho thấy thị trường EU là đối tác chính của sản phẩm giày dép Việt Nam đi xuất khẩu .
-Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU, trong đó đặc biệt là giày dép .Việt Nam hiện đã và đang đặt trọng tâm tiêu thụ mặt hàng giày dép vào thị trường rộng lớn này . Đồng thời Việt Nam từng bước tự làm tăng nhanh chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
- Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi chúng ta phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của ngành giày dép nói riêng và những ngành công nghiệp ,nông nghiệp nói chung . Vai trò của ngành giày dép đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động . Đồng thời ngành giày dép –dệt may đã tạo cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm ,mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Nói chung ,cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp –nông nghiệp –dịch vụ .
1.1.Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Ngành giày dép nước ta có những yếu tố được coi là lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực như: nguồn lao động giá rẻ, thích ứng nhanh với công việc và tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất …Vì vậy, vào những năm đầu của thập kỷ 90, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp da giày thế giới và khu vực , ngành công nghiệp da giầy Việt Nam đã tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan ,Hồng Kông…
Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tận dụng cải tạo cơ sở vật chất sẵn có , đầu tư thêm máy móc, thiết bị thu hút các đối tác nước ngoài với hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất , gia công , mua bán thành phẩm. Và chỉ sau vài năm ngành da giầy đã có sự phát triển lớn cả về quy mô cũng như sản lượng, trình độ công nghệ cũng như khả năng thâm nhập thị trường quốc tế , trở thành một ngành kinh tế -kỹ thuật quan trọng , giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động , tạo kim ngạch xuất khẩu đứng thứ ba trong cả nước , sau dầu thô và hàng may mặc.
2.Những mặt còn tồn tại
-Hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều. Hàng của ta xuất sang EU nghèo về chủng loại, thường tập trung cao độ ở một số mặt hàng, chiếm ¾ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Sự tập trung cao độ này dễ gây ra hai nguy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ,thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thương đáng kể do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU (chính sách thương mại của EU thay đổi đột ngột, gây bất lợi cho xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam ), thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùng Châu Âu tăng lên và những áp lực “ổn định hóa” trong việc thâm nhập thị trường này. Mặt khác, chất lượng hàng giày dép Việt Nam không ổn định nên chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường EU. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không bảo đảm và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thị trường và giá cả , cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Trong khi đó, hầu hết các công ty nhập khẩu lớn của EU hay Nhật Bản…đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên họ nắm bắt rất lịp thời tình hình nguyên liệu của ta và đòi giảm giá khi chúng ta bước vào vụ thu hoạch. Điều này gây ra rất nhiều thiệt thòi từ phía Việt Nam .
Sản xuất của ngành giày dép vẫn dưới hình thức gia công là chủ yếu (70%) nên hiệu quả và sự năng động của các doanh nghiệp chưa cao. Giá trị gia tăng( nội địa) trên sản phẩm giày dép , cặp túi xuất khẩu được cải thiện nhưng còn thấp (40%).
2.1. Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại
Ngành chưa phát triển đồng bộ giữa công nghiệp sản xuất phụ liệu ( cả công nghiệp thuộc da) với sản xuất giày dép ,nhiều nguyên liệu vẫn phải nhập ngoại đặc biệt là nguyên liệu mũ giày, tay nghề người lao động chưa cao, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và quản trị doanh nghiệp , công tác tiếp thị, phát triển thị trường , thiết kế mẫu còn nhiều bất cập.
Mặt khác, giá trị gia tăng trong sản phẩm giày dép xuất khẩu rất nhỏ , do năng suất lao động thấp và gia công chiếm tỷ lệ lớn; thiết bị công nghệ đã được đầu tư nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực , trình độ nghiên cứu công nghệ gần như không có gì.
Sản phẩm tiêu thụ nội địa hiện chỉ chiếm 10% sản lượng của ngành da giầy và đang vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh từ hàng giày dép nhập lậu từ Trung Quốc .
Hơn nữa , phía EU tăng thêm các cơ chế kiểm soát mới và đồng thời bỏ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với hàng giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.
CHƯƠNG BA:
TRIỂN VỌNG VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI.
I.NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH CỦA EU
1.Hiện nay EU đã mở rộng
Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tới Liên Minh chính trị đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới . EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay EU đã mở rộng , kết nạp thêm 10 thành viên mới ở Đông Âu và Trung Âu , có đặc điểm là : những nước mới kết nạp vào EU phần lớn là những bạn hàng thương mại lớn một thời của Việt Nam trong khối XHCN trước đây , có thể coi đây cũng là một cơ hội lớn của giày dép Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu vào EU .Với việc EU hiện nay đã tiến tới liên minh tiền tệ lấy đồng EURO làm đồng tiền thanh toán , trong thương mại đối với các nước EU giờ chỉ là đồng EURO hoặc đồng USD chứ không cần phải đổi ra đồng tiền của các nước bản địa như trước đây.
EU thực sự là một thị trường xuất khẩu giày dép sẽ là rất lớn của Việt Nam . Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới , có nhu cầu rất đa dạng và phong phú, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về mặt hàng giày dép là rất lớn và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn. Hơn nữa , EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới , cùng với sự ra đời của đồng EURO, sự mở rộng EU thành 25 nước thành viên , vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế . Tại thời điểm này , Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu . Do vậy, thị trường EU là môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình
2.Những thay đổi trong chính sách ngoại thương
2.1.Chiến lược đối với Châu Á
Chính sách mới của EU đối với Châu Á đặc biệt coi trọng cuộc đối thoại chính trị giữa các bên. Bởi vì vai trò và ảnh hưởng chính trị của Châu Á ngày càng tăng lên,thì quan hệ EU-Châu Á cũng được đổi mới để thích ứng. Về kinh tế thương mại : bên cạnh những biện pháp hợp tác chung, điều đặc biệt trong chính sách mới của EU đối với Châu Á là xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, chính sách này chưa được cụ thể hóa bằng những chương trình về chính trị , kinh tế ,mà mới chỉ bó gọn trong những định hướng chung. Điều đặc biệt đáng chú ý là trong chính sách mới đối với Châu Á, EU đã đón bắt một xu thế phát triển khá đặc thù ở Châu lục này:ASEAN –một tổ chức khu vực đang trở thành một nhân tố chính trị rất đáng chú ý. Sau 20 năm hợp tác và đối thoại, cả EU và ASEAN đều đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực chính trị ,kinh tế , thương mại và đầu tư .
2.2. Vị thế của Việt Nam trong chiến lược này
Trên cơ sở chính sách mới hoạch định, EU đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế .EU tăng cường đầu tư và buôn bán thương mại với Việt Nam thể hiện đã dành cho ta chế độ ưu đãi phổ cập GSP và tăng vốn ODA hằng năm đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật. Với chính sách mới về châu Á của mình, EU ngày càng ưu tiên và hỗ trợ cho Việt Nam nhiều hơn, một thị trường không lớn lắm nhưng mang lại khá nhiều lợi ích kinh tế cho EU trong quan hệ hợp tác phát triển .
2.3. Chương trình mở rộng hàng hóa của EU
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa , nội dung chương trình là đẩy mạnh tự do hóa thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu , xóa bỏ chế độ hạn ngạch cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP. EU xóa bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO, như Việt Nam thì chưa có chính sách cụ thể. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và tới nay EU vẫn chưa có chương trình cụ thể thực hiện GSP cho giai đoạn sau, nhưng GSP của EU dành cho các nước đang phát triển có xu hướng giảm dần. EU đang tiến dần từng bước tới đích cuối cùng là thuế xuất nhập khẩu bằng 0, chấm dứt thực hiện GSP và hạn ngạch.
Từ năm 2005 trở đi hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng vẫn được hưởng GSP,nhưng mức ưu đãi sẽ thấp hơn nhiều so với hiện nay, cũng có thể sẽ không được hưởng GSP nữa. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chính sách cụ thể để cải tiến, đa dạng hóa , nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách có bài bản ngay từ bây giờ thì đến năm tới EU đẩy mạnh tiến trình thực hiện “chương trình mở rộng hàng hóa của mìn”, hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững và xâm nhập sâu hơn vào thị trường này vì lúc đó cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010 phụ thuộc phần nhiều vào chính sách ngoại thương,sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của ta.
II.THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI
1.Thị trường EU đã lớn hơn rất nhiều sau sự kiện EU mở rộng
Hiện nay , Liên Minh Châu Âu đã gồm 25 nước thành viên ,như vậy thị trường của EU đã lớn hơn rất nhiều ,đây thực sự là một cơ hội của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU. Mặt khác ,việc mở rộng khối sang các nước Trung và Đông Nam Âu không cản trở hàng hóa Việt Nam vào EU ,vì bản thân các nước Đông Âu ,và Đông Nam Âu là những bạn hàng truyền thống của ta từ lâu ,hơn nữa khi gia nhập khối thì tạo điều kiện cho kinh tế của nước họ phát triển nhanh ,khi Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu hàng hóa vào các nước là thành viên mới này vì họ không có sản phẩm cùng loại cạnh tranh với ta.
2.Các chính sách nhập khẩu của EU trong thời gian tới
2.1.Chính sách khuyến khích trong GSP
So với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển , mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 15% , 25%, 35% đối với hàng giày dép nói riêng và hàng công nghệ phẩm nói chung. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
-Bảo vệ quyền của người lao động : nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn của các Công ước 80,98 của tổ chức lao động quốc tế và việc áp dụng các nguyên tắc về quyền tổ chức , đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.
- Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước được hưởng GSP phải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.
-Hàng của các nước đang phát triển và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O form A) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.
2.2.Quy định về xuất xứ hàng hóa của EU
-Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu :EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu trị giá sáng tạo thấp hơn 60% , trong đó giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như :mũi ,đế,… ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu
-EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu của Indonexia, 10% của Thái Lan , 15% của Singapo.
Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là : 20%+15%+10%+15%=60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng trị giá Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) đã đủ điều kiện hưởng GSP.
Những quy định cụ thể khác về GSP của EU như: nguyên tắc tự vệ và loại trừ , điều kiện hưởng GSP …
Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ 1/7/1996 cho đến nay.
Trong việc quản lý và nhập khẩu , EU phân biệt 2 nhóm nước: nhóm nước áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh ( nhóm II), Hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các nước thuộc nhóm II (trong đó có Việt Nam ) chịu sự quản lý chặt thường xuyên phải xin phép trước khi nhập khẩu . Sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (1995) với điều khoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quy định xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được hủy bỏ trên thực tế. Tuy nhiên, cho đến trước ngày 14/5/2000 (ngày EU đưa ra công nhận Việt Nam là một nước áp dụng cơ chế thị trường ), EU vẫn xem Việt Nam là một nước có nên thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối xử hàng của Việt Nam với hàng của các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thị hiếu hành các biện pháp chống bán phá giá. Theo đánh giá của các chuyên gia Vụ Âu –Mỹ -Bộ Thương mại thì việc EU công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường chỉ có ý nghĩa là làm cho hàng hóa Việt Nam ( trong đó có mặt hàng giày dép là chủ yếu ) không bị phân biệt đối xử so với hàng hóa của các nước kinh tế thị trường khi EU điều tra và thị hiếu hành các biện pháp chống bán phá giá chứ không tạo thêm ưu đãi cho xuất khẩu của Việt Nam .
Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp, nên việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất xuất khẩu của ta la việc làm có tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay. Theo tính toán của UNCTAD, do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy địn và thủ tục của EU, các nước đang phát triển thực sự chỉ sử dụng được 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP.
III.SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM
1.Tiếp tục khuyến khích xuất khẩu :
Ưu đãi trong đầu tư , quỹ hỗ trợ xuất khẩu , ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ . Trong tình hình cạnh tranh ngày càng ác liệt như hện nay, Chính phủ và các bộ cần có Chính sách mạnh hơn và bớt đi nhưng thủ tục để các doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp từ chính sách ưu đãi . Bên cạnh đó , Chính phủ cung cần có kế hoạch hình thành các cụm công nghiệp thuộc da, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhằm tạo khả năng cung ứng nguyên liệu tốt nhất cho ngành da giày . Hiện nay, Cộng đồng Châu Âu đang có các dự án hỗ trợ cho ngành da giày Việt Nam như: dự án hỗ trợ kỹ thuật trong chương trình đầu tư Châu Á ; dự án về bảo đảm môi trường làm việc cho người lao động trong ngành da giày (do VCCI làm đầu mối; Hiệp hội da giầy tham gia) ; Dự án XTTM và hỗ trợ xuất khẩu của UNDP và chính phủ Thuỵ sỹ cho hai ngành da giầy và thuỷ sản. Các dự án đang trong quá trình khởi động mà Bộ thương mại là đầu mối .Hy vọng rằng , những dự án này sẽ giúp cho doanh nghiệp da giầy Việt Nam phát triển được sản xuất , mở rộng được thị trường xuất khẩu.
2. Vượt qua vị thế gia công
Theo ông Mai Duy Hiền –Phó chủ tịch Hiệp Hội da giầy Việt Nam : “Tiềm năng phát triển của ngành da giầy Việt Nam là rất lớn. Song thực tế , chỉ có vỏ mà không co ruột. Hầu hết các nhà máy da giầy Việt Nam chỉ tập trung gia công sản xuất thành phẩm để xuất khẩu, mà thiếu đầu tư xây dựng những nhà máy chế tạo nguyên phụ liệu, thiếu những trung tâm thiết kế mẫu phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Gần như 100% nhà máy da giầy Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài về thiết bị máy móc , nguyên phụ liệu đầu ra …. Sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam chỉ mang tính tạm bợ, thiếu bên vững…” Thật vậy , trong số trên 350 doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu Việt Nam , chỉ có một vài doanh nghiệp dám đột phá đầu tư cho mình dây chuyền sản xuất giày khép kín , tránh được vị thế gia công , phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài ;ví dụ các công ty :Hiệp hưng, Thái bình , Biti’s….; còn lại, gần như tất cả các doanh nghiệp khác đều tồn tại nhờ gia công cho nước ngoài . Theo bà Đỗ Ý Thanh- một chuyên gia về ngành da giầy , thuộc phòng Thương mại – công nghiệp Việt Nam : năm 2006, khi gia nhập AFTA, mặt hàng giầy dép Việt Nam sẽ phải đứng trước một thách thức rất lớnlà cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN . Làm sao chúng ta cạnh tranh được trong khi tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa quá thấp (chiếm 10% sản lượng ) và kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy sang các nước ASEAN chiếm có 2%...
Mặc dù vậy , ngành da giầy Việt Nam vẫn hoạch định từ nay đến năm 2005, phải tăng tốc độ phát triển bình quân mỗi năm từ 9-10% . Năm 2005, Việt Nam phải đạt sản lượng 410 triệu đôi giày, dép , 38 triệu square da thuộc; đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên 3,2 tỷ USD .Tất nhiên , để thực hiện được những con số phát triển ,hơn bao giờ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32729.doc