mục lục
lời giới thiệu 3
Chương I
Một số lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nên kinh tế quốc dân
I.Sự cần thiết phải thúc đẩu xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu gạo 5
I.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu 5
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
I.2.1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu 8
I.2.2. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 8
I.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 9
I.4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 15
I.5. Khái quát về tình hình thị trườ
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu gạo Việt Nam, Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lúa gạo thế giới 17
I.5.1. An ninh lương thực thế giới 17
I.5.2. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới 19
I.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo 22
II. Đánh giá lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam 24
II.1. Những lợi thế và bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập vào khu vực và thế giới 24
II.2. Lợi thế so sánh của Việt Nam về xuất khẩu gạo 25
Chương II
Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam
trong thời gian qua
I. Tình hình sản xuất chế biến lúa gạo trong thời gian qua 28
I.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hoá 28
I.1.1. Tình hình chung 28
I.1.2. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long 30
I.2. Thực trạng chế biến lúa hiện nay 33
I.3. Cân đối lương thực 36
I.4. Lưu thông lương thực trong nước 37
II. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 40
II.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu 40
II.2. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của nước ta từ 1990 đến nay 43
II.2.1. Về cơ chế điều hành 43
II.2.2. Về kết quả xuất khẩu gạo 47
I.2.3. Về chất lượng gạo xuất khẩu 48
II.2.4. Về thị trường, thương nhân và giá cả 52
II.2.5. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo 55
Chương III
Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo
trong thời gian tới
I.Giải pháp về sản xuất lúa hàng hoá 58
I.1. Hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu 58
I.2. Giải pháp về sản xuất và chế biến 58
I.2.1. Giải pháp về giảm giá thành sản xuất 58
I.2.2. Về chế biến 59
I.2.3. Về khâu nâng cao kĩ thuật canh tác 59
I.2.4. Về giống lúa 60
II. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo 62
II.1. Đối với các doanh nghiệp 62
II.2. Các chính sách về thị trường 63
II.3. Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực 64
III. Giải pháp về quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn 2002 - 2010 64
III.1 Về mặt hàng 64
III.2. Về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu 66
III.3.Giải pháp về phát triển thị trường và bình ổn thị trường 66
III.3.1. Giải pháp phát triển thị trường 67
III.3.2. Giải pháp bình ổn thị trường 68
kết luận 70
Lời giới thiệu
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập khu vực và thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.
Tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của số đông dân số đặc biệt là nông dân, lúa gạo được coi là mặt hàng nhạy cảm nhất. Từ thực tế sản xuất lúa gạo đáp ứng "cái ăn" của khoảng 80 triệu dân Việt Nam, đến sản xuất lúa hàng hoá tham gia thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu từ hơn một thập kỉ nay, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cần phải giải quyết đối với sản xuất và xuất khẩu. Nghị quyết 09/2001/ NQ-CP ngày 15.6.2001 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là hai vùng đồng bằng sôn Cửu Long cà đông bằng sông Hồng. Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng ổn định khoảng 33 tiệu tấn năm, trong đó, lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn, số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh, sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giữ ổn định khoang 4 triệu ha đất để có điều kiện tưới, tiêu chủ động để sản xuất lúa".
Nhằm thực hiện thành công Nghị quyết nêu trên, rất cần thiết phải có sự nhìn nhận lại thực trạng sản xuất lúa hàng hoá và việc xuất khẩu gạo những năm vừa qua, đặt nó trong bối cảnh chung của thế giới, có ngiên cứu, xem xét và so sánh với một số quốc gia điển hình, có những đặc điểm tương đồng với ta để tìm đến những giải pháp là mục đích nghiên cứu của em trong bài viết này.
Chuyên đề "Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp " chủ yếu sẽ cố gắng đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được của việc xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn từ 10 năm trở lại đây. Và, việc xem xét đánh giá đó được đặt trong bối cảnh chung của thực trạng sản xuất lúa, tiêu dùng và dự trữ cũng như thị trường buôn bán gạo toàn cầu, có nghiên cứu so sánh với cách làm của nước đứng đầu trong xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới; từ đó có định hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhất để khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu trong thập niên tới
Chuyên đề nghiên cứu này có nội dung gồm 3 chương:
- Chương I: Một số lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
- Chương II: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam
- Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tận tình của ông Nguyễn Đăng Chi - phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ thương mại- và của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Hương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
chương I
Một số lí luận cơ bản về hoạt động
xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
I. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu gạo
I.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia
Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước. Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển , áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có có hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá trong nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hàng hoá tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do những điiêù kiện khác nhau mỗi quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể phát huy được các lợi thế, tạo sự cân bằng trong qúa trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đỗi với nhau
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như : nhân lực , tài chính, tài nguyên thiên nhiên ..., thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.
Hoạt động xuất khẩu cũng là cần thiết vì lí do cơ bản của nó là khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ độc lập với bên ngoài. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng mặt hàng tiêu dùng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới và khả năng sản xuất trong nước (nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán với nước ngoài).
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá càng cao .Số sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với nước khác. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của qui luật lợi thế so sánh. Qui luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại. Qui luật cũng khẵng định rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh (hoặc có hiệu quả sản xuất cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên.
Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa các nước. Vì điều kiện sản xuất có thể khác nhau giữa các nước nên sẽ có lợi khi mối nước chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng thích hợp để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng cần thiết từ nước khác. Mặt khác khi chuyên môn hoá với qui mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng hiệu quả kinh tế và ngay cả khi hiệu quả tuyệt đối của cả hai nước giống nhau, buôn bán có thể xảy ra do sở thích và nhu cầu.
Đối với nước ta, một quốc gia đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra là cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Không thể nào xây dựng được nền kinh tế hoàn chỉnh nếu chỉ dựa vào nguyên tắc tự cung tự cấp, ngay cả đối với một quốc gia phát triển nhất, vì nó đòi hỏi rất tốn kém về chất và thời gian. Vì vậy phải đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng ngoại thương trên cơ sỡ nguyên tắc " Hợp tác bình đẵng không phân biệt thể chế chính trị và và đôi bên cùng có lợi " như nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII mà Đảng ta đã khẵng định.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, giá lao động rẻ .... bởi vậy, Việt Nam tập trung vào sản xuất những mặt hàng tận dụng sự ưu đãi của thời tiết khí hậu, sử dụng nhiều lao động, ít vốn. Tận dụng tốt các lợi thế này để xuất khẩu là hướng đi đúng đắn phù hợp với qui luật thương mại quốc tế.
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu
I.2.1.Mục tiêu của xuất khẩu
Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu có thể giống với mục tiêu của hoạt động doanh nghiệp hay mục tiêu cụ thể của từng thời kì cụ thể nào đó. Một doanh nghiệp phấn đấu xuất khẩu có thể không để nhâp khẩu mà để thu ngoại tệ là huớng lợi do việc chuyển đổi ngoại tệ thu được ra tiền Việt Nam. ở một thời điểm nào đó xuất khẩu có thể dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để chi cho các hoạt động ngoại giao...
Đó là các mục tiêu của xuất khẩu, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu của xuất khẩu là nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng nền kinh tế, phục vụ cho công ngiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm...
Xuất khẩu là để nhập khẩu do đó thị trường xuất khẩu phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng.
I.2.2.Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Để thực hiện các mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất ...).
- Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng của thị trường thế giới, có sức cạnh tranh cao.
- Hoạt động xuất khẩu có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là khu vực Đông nam á nâng cao uy tín của Việt nam trên thị trường thế giới, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng ta: Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế tăng cường sự hợp tác khu vực
I.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu là một hệ thống các nghiệp vụ khép kín tạo nên những vòng quay kinh doanh. Mỗi một nghiệp vụ đều có vị trí và vai trò nhất định trong chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường thế giới
Để nắm vững các yếu tố của thị trường thế giới, hiểu biết qui luật vận động của chúng, ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu và nắm vững đặc điểm biến động của tình hình thị trường và giá cả hàng hoá trên thế giới là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức xuất nhập khẩu hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quả cao nhất.
Từ việc nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới để doanh nghiệp xác định đúng mặt hàng mà mình sẽ đưa ra cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Việc lựa chọn mặt hàng ngoài yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường còn phải phù hợp vơí khả năng cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích đánh giá cẩn thận những đặc điểm nội tại của chính doanh nghiệp cũng như dự đoán được những cơ hội hay những bất lợi của doanh nghiệp khi đưa mặt hàng của mình ra ngoài thị trường thế giới. Đồng thời cũng cần phải xem xét và dự đoán một cách tương đối chính xác xu thế của mặt hàng đó trên thị trường.
Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức công tác thu mua
Doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế cần nghiên cứu nguồn hàng để biết đươc khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường là nguồn hàng thực tế hay nguồn tiềm năng. Xác định chủng loại mặt hàng, kích cỡ mẫu mã công dụng, chất luợng ,giá cả thời vụ, những đặc tính riêng có của từng loại hàng. Trên cơ sở nghiên cứu doanh nghiệp có những hướng dẫn giúp người sản xuất điều chỉnh sao cho phù hợp yêu cầu của thị trường nước ngoài.
Mặt khác nghiên cứu nguồn hàng phải xác định dược giá cả, chi phí thu mua để trên cơ sở đó tính được hiệu quả đem lại của hoạt động xuất khẩu.
Xây dựng hệ thống thu mua hợp lý thông qua các đại lý, các chi nhánh của mình sẽ giúp doanh nghhiệp tiết kiệm chi phí thu mua, nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua .
Trước khi xây dựng hệ thống đại lý kho tàng, trang bị bảo quản doanh nghiệp phải có sự lựa chọn kĩ sao cho đạt yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo chất lượng hàng hoá, phối hợp nhịp nhàng với vận chuyển và giảm chi phí nhất.
Lựa chọn thị trường và đối tác.
Trong hoạt động xuất khẩu để có thể nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi ,hạn chế rủi ro ,doanh nghiệp cần thông qua một hay nhiều công ty đang hoạt động trên thị trường đó. Các công ty này phải là công ty nội địa của thị trường đó, có kinh nghiệm cũng như năng lực pháp lý để đảm bảo cho các bên hoạt động kinh doanh môt cách thuận lợi có hiệu quả, không xảy ra phiền toái ,thiệt hại cho nhau. Trong quá trình lựa chọn đối tác làm ăn công ty phải tìm hiểu kĩ tất cả các đặc điểm của đối tác đó. Việc lựa chọn này có thể dụa trên mối quan hệ bạn hàng sẵn có, đã hiểu biết và uy tín kinh doanh với nhau hoặc thông qua các công ty tư vấn, các cơ sở giao dịnh hoặc qua phòng thương mại và công nghiệp các nước có quan hệ.
Đàm phán kí kết hợp đồng
Có thể có một số loại đàm phán như: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Trong mỗi cách đàm phán có những đặc điểm thuận lợi và bất lợi khác nhau, điều đó yêu cầu người tham gia đàm phán phải nắm được đặc điểm của mỗi loại đàm phán, từ đó phát huy lợi thế và khôn khéo tránh được bất lợi.
Qua đàm phán dẫn đến kí kết hợp đồng - đây là nội dung quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu có tiến hành đuợc hay không là phụ thuộc vào những điều khoản đã được hai bên cam kết trong hợp đồng. Do đó hai bên cần phải cân nhắc xem xét kĩ lưỡng trước khi kí. Mọi vi phạm có thể phá vỡ hợp đồng và hợp đồng có thể bị huỷ bỏ hay bị vô hiệu hoá.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (nói riêng về phía người xuất khẩu ).
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thuơng được kí kết, đơn vị xuất khẩu với tư cách là một bên kí kết - phải thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đản được quyền lợi của quốc gia và uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kih doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng ,đơn vị xuất khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch .
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh tiến hành các công việc sau đây:
-Xin giấy phép xuất khẩu.
-Kiểm tra LC xem có đúng nội dung hợp đồng đã kí hay không.
-Chuẩn bị hàng để giao.
-Kiểm tra hàng hoá.
-Thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu.
-Mua bảo hiểm.
-Làm thủ tục hải quan.
-Làm thủ tục thanh toán ngoại tệ.
-Khiếu nại trọng tài ( nếu có )
Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
Nhằm đánh giá hiệu quả của xuất khẩu người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau :
* Tỉ suất ngoại tệ đối với hàng xuất khẩu: Là lượng nội tệ phải chi đểcó một đơn vị ngoại tệ.
PX
Kxk =
TX
Trong đó:
Kxuất khẩu : là tỉ suất ngoại tệ đối với hàng xuất khẩu PX : là chi phí cho lô hàng xuất TX : là số ngoại tệ thu được khi bán lô hàng
Nếu Kxuất khẩu nhỏ hơn tỉ giá hối đoái thì hoạt động xuất khẩu có hiệu quả
*Chỉ tiêu hiệu quả tương đối của xuất khẩu:
Dxuất khẩu _ Fxuất khẩu
XXK = 100% *
Fxuất khẩu
Trong đó: Dxuất khẩu : doanh thu ngoại tệ thuần tuý
Fxuất khẩu : chi phí đầy đủ trong nước đối với xuất khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm lợi nhuận trên chi phí đầy đủ để xuất khẩu lô hàng.
*Chỉ tiêu lợi nhuận trong xuất khẩu:
-Lợi nhuận tính cho một mặt hàng:
PX = q(p - f)
trong đó: q: khối lượng hàng xuất khẩu
p: giá trị một đơn vị hàng hoá
f: chi phí đầy đủ cho một đơn vị hàng hoá
PX: lợi nhuận của mặt hàng xuất
Chỉ tiêu này giúp ta phân biệt được lợi nhuận của từng mặt hàng, lô hàng hoặc chuyến hàng .
-Tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp xuất khẩu;
n
ồPX = ồqj (pi - fi )
i = 1
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp. Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối, người ta sử dụng các chỉ tiêu tương đối như: mức doanh lợi, chỉ tiêu về sử dụng vốn kinh doanh, năng suất lao động...
Ngoài các chỉ tiêu định lượng ở trên, để xác định hiệu quả hoạt động của xuất khẩu còn có các chỉ tiêu định tính, đây là các chỉ tiêu gián tiếp rất khó lường, nhưng không phải không thể ước lượng được. Các chỉ tiêu này có thể kể ra như sau:
-Chỉ tiêu thu hút các nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết với các tổ chức tư thương nước ngoài.
-Chỉ tiêu mở rộng môi trường và bạn hàng kinh doanh.
-Chỉ tiêu về uy tín, tín nhiệm về chính trị xã hội tăng lên do hoạt động xuất khẩu đem lại...
I.4.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra đặt từ các đơn vị sản xuất trong nước (mua đứt) sau đó xuất khẩu ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước với danh nghĩa hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẽ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách phẩm chất của hàng hoá. Tuy vậy, nó đòi hỏi đôn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn đễ hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro như hàng không xuất bán được, thanh toán chậm do điều kiện tự nhiên làm đơn vị không thu mua được hàng để xuất, do lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng ...
Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán kí kết hợp đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên được uỷ thác).
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là trung gian xuất khẩu làm thay đơn vị sản xuất. Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt không cần đến vốn để mua hàng.. chi phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục.
Hình thức buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp nhập khẩu ngưòi bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ lô hàng xuất.
Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thưòng là hàng trả nợ) được kí theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Trên thực tế hình thức này được áp dụng chủ yếu ở các nước XHCN trước kia.
Xuất khẩu gia công uỷ thác
Trong hình thức này đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên kiệu hoặc thành phẩm về cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm và xuất cho bên nước ngoài, phí này được thoả thuận trước.
Hình thức này ưu điểm là không cần bỏ vốn kinh doanh nnhưng lại đạt hiệu quả tương đối cao, rủi ro ít, thanh toán khá đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ này.
Hình thức xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài cũng tương tự như hình thức trên nhưng chỉ khác đơn vị sản xuất tự tìm lấynguyên liệu (trong nước hay nhập khẩu) để sản xuất theo đúng mẫu trong đơn hàng.
Với các hình thức xuất khẩu đa dạng trên, việc áp dụng hình thức nào còn tuỳ thuộc vào bản thân doanh nghiệp xuất khẩu, loại mặt hàng kinh doanh và yêu cầu nhập khẩu.
I.5.Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới
I.5.1. an ninh lương thực thực thế giới
Nhu cầu về lương thực và thực phẩm là một nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Mặc dù mức sống của con người đã có những bước phát triển nhảy vọt, các nhu cầu cao cấp đã nảy sinh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nhưng nhu cầu về lương thực thực phẩm không những không giảm đi mà còn tăng rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề về lương thực, thực phẩm lại dường như trở thành thứ yếu trong dư luận quốc tế. Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi vì trên thế giới có sự phân cách quá lớn về mức thu nhập. Khoảng 20% dân số thế giới chiếm tới 80% tổng thu nhập toàn cầu và đối vơí nhóm người này lương thực, thực phẩm rõ ràng là thứ yếu. Mặt khác nhóm người này cũng là nhóm khách hàng tiêu dùng nhiều nhất nên hầu hết các doanh nghiệp, các nhà sản xuất đổ xô vào phục vụ các nhu cầu của nhóm khách hàng này nên vấn đề lương thực, thực phẩm ít được để ý và chúng ta bị ru ngủ bởi quan điểm: tình hình lương thực thế giới không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tố chức lương thực thế giới FAO đã rung hồi chuông báo động về an ninh lương thực. Trong giai đoạn tới đây nó sẽ là vấn đề thời sự nóng bỏng bởi nhu cầu về lương thực, thực phẩm sẽ tăng rất nhanh trong khi sản xuất lương thực, thực phẩm đã có những dấu hiệu chạm trần, điều này là mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh lương thực thế giới.
Nguyên nhân đầu tiên làm cho nhu cầu lương thực của thế giới trở nên nóng bỏng là gia tăng dân số nhanh chóng. Theo đánh giá của Quỹ dân số LHQ (UNPFA) hành tinh của chúng ta dường như hướng sự lo ngại sang một vấn đề khác đó là "quả bom dân số ". Thời báo Washington ngày 21/7/2000 cũng cho rằng Y6B "Year 6 bilions" mới thực sự là quả bom đáng sợ. Theo UNPFA đà gia tăng này sẽ dẫn tới dân số thế giới là 27 tỷ người vào năm 2150 và sẽ tiếp tục tăng nữa. Dân số thế giới tăng nhanh dẫn tới nhiều bi kịch và bất lợi, mà đầu tiên là nhu cầu lương thực sẽ tăng lên đáng sợ.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của dân số thế giới cũng là một tác nhân quan trọng gây ra "hiệu ứng nhà kính" mà hệ quả là sự gia tăng cả về mật độ cũng như cường độ của động đất, cháy rừng, mưa bão, lũ lụt...Theo báo cáo của tổ chức Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, trong thập kỷ 90 nhân loại đã phải gánh chịu những thảm hoạ tự nhiên cao gấp 9 lần so với thập kỷ 60. Hậu quả của nó rất lớn và ngành chịu thiệt hại đầu tiên, nặng nề nhất là nông nghiệp, bởi đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào tình hình khí hậu. Bởi những khó khăn nêu trên khiến cho việc cung ứng lương thực, thực phẩm ngày càng khó theo kịp nhu cầu.
Ngay trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu lương thực vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Theo FAO hiện có khoảng 38 quốc gia thiếu lương thực trong đó có 24 quốc gia ở Châu Phi. Tại Châu á, các nước Indonesia, CHDCND Triều Tiên, Apganistan...cũng thiếu lương thực, cần viện trợ khoảng 5 triệu tấn/năm. Thế nhưng sản xuất nông nghiệp thế giới đang có những dấu hiệu chạm trần, sản lượng lương thực năm 2000 đạt 1850 triệu tấn tuy có cao hơn mức trung bình năm năm trước nhưng đã giảm 1,5% so với năm 1999.
Như vậy lương thực thế giới đang đối diện với mối đe doạ lớn: cung ứng không theo kịp nhu cầu
I.5.2. Khái quát về tình hình thị trường lúa gạo thế giới
Biểu 1: Cung - cầu và dự trữ gạo toàn cầu (1970 -2002).
Đơn vị tính: 1000 ha; 1000 tấn
Năm
Diện tích lúa
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng luá
Sản lượng qui gạo
Tổng tiêu dùng
Dự trữ cuối năm
%dự trữ / tổng tiêu dùng
1970
131,4
2,25
295,2
201,1
199,2
26,4
13,3
1980
141,2
2,67
376,6
256,8
257,2
53,7
20,9
1991
146,5
3,47
507,9
343,8
338,4
54,3
16,0
1992
146,6
3,55
520,4
352,0
347,4
58,9
17,0
1993
147,3
3,59
525,2
354,7
356,3
57,2
16,1
1994
146,7
3,62
526,9
355,7
357,8
55,0
15,4
1995
145,5
3,65
527,2
364,5
359,o
51,9
14,5
1996
147,9
3,72
540,1
371,2
367,1
49,3
13,4
1997
148,0
3,76
550,9
380,2
371,5
49,0
13,2
1998
149,7
3,80
563,5
386,8
379,7
52,1
13,7
1999
151,3
3,84
574,3
394,1
382,9
56,0
14,6
2000
154,2
3,92
585,6
408,6
390,1
60,0
15,4
2001
154,9
3,92
607,7
407,4
403,3
65,2
16,2
2002
(ước)
151,9
3.93
595,0
399,9
403,5
61,6
15,3
Nguồn: Bộ thương mại
Trong những năm gần đây sản xuất lúa gạo thế giới đã đạt những thành tựu to lớn. Nhìn chung sản lượng gạo trên thế giới có xu hướng gia tăng chủ yếu là nhờ các biện pháp gia tăng năng suất do tác động của cuộc các mạng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên do đặc điểm về tự nhiên kinh tế, chính trị xã hội của từng quốc gia, từng châu lục nên có sự khác biệt khá xa. Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) lấy ngày 16 -10 hàng năm làm ngày lương thực thế giới để nhắc nhở và kêu gọi mọi người, các quốc gia trên thế giới hợp tác lại, bằng những biện pháp hữu hiệu, phát triển sản xuất và tiêu dùng hợp lí để chống nạn đói và suy dinh dưỡng. Gạo có tầm quan trộng khá lớn đối với các nước đang phát triển. Khoảng 95% sản lượng toàn cầu được sản xuất và tiêu thụ ở các nước đang phát triển. Phần lớn gạo được tiêu thụ ngay tại nơi trồng trong khi các loại lương thực khác được xuất khẩu với khối lượng lớn hơn, lượng goạ đưa ra thị trường thế giới chỉ chiếm 4% - 5% sản lượng. Thương mại gạo quốc tế có tính thị trường mỏng, không ổn định và nhiều rủi ro. Biến động về giá gạo thậm chí còn cao hơn giá các loại ngũ cốc khác, và vốn luân chuyển của các nhà sản xuất, nhập khẩu gạo đòi hỏi rất cao.
Biểu 2: Buôn bán gạo toàn cầu
Đơn vị tính: 1000 tấn
xuất khẩu
1997
1998
1999
2000
2001
2002 (*)
Thailand
5.281
5.216
6.367
6.679
6.549
6.300
India
3.549
1.954
4.491
2.400
1.300
1.100
Vietnam
3.040
3.327
3.776
4.555
3.470
4.000
United States
2.624
2.292
3.165
2.650
2.756
2.650
Pakistan
1.677
1.982
1.800
1.850
2.000
1.800
China
265
938
3.734
2.708
2.950
3.200
Các nước khác
3.926
5.152
5.272
4.257
3.869
3.639
Tổng số
20.352
20.861
28,605
25.099
22.894
22.689
NHậP KHẩU
Indonesia
1.029
808
6.081
3.900
1.300
1.300
Iran
1.344
973
500
1.000
1.100
1.400
Iraq
234
684
610
781
1.261
1.300
Nigeria
350
731
900
950
1.200
1.000
Philippines
768
814
2.187
1.000
900
950
Saudi Arabia
814
660
775
750
950
730
Các nướchác
15.813
16.191
17.552
16.718
16.183
16.009
Tổng số
20.352
20.861
28.605
25.099
22.894
22.689
Nguồn: Bộ thương mại (*): Dự kiến
Trong suốt những năm 1980, một số nước châu á đã thực hiện triệt để chính sách tự cung tự cấp gạo nhưng tình trạng này đã thay đổi một cách cơ bản vào những năm 1980 làm cho thị trường lúa gạo thế giới sôi động. Indonesia và Trung quốc bắt đầu dựa vào chính sách nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhật và Hàn quốc đã cam kết và thưong lượng với nhau khi đàm phán hiệp định GATT để nhập khẩu gạo. Việt Nam đã thể hiện mình một cách chắc chắn trong hàng ngũ các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo cùng với Thái lan, Mĩ và Ân độ.
Các nước lớn có tác động trực tiếp, chi phối đến chiều hướng của thị trường gạo như Mĩ, thị trường châu Âu (EU), Trung Quốc, ở đây cần nhấn mạnh đến vai trò của Mĩ trong thị trường lúa gạo quốc tế, vì về tổng số (theo giá trị tuyệt đối), Mĩ là nước sản xuất lương thực hàng đầu, về công nghệ và kĩ thuật cũng thuộc loại số một so với những nước khác. Lại nhờ có khả năng về kho tàng bảo vệ tốt nên Mĩ có thể điều tiết khối lượng mua vào hay bán ra trên thị trường quốc tế, qua đó có ảnh hưởng quyết định đến giá cả và tác nhân tham gia thị trường này.
Thông thường mức sống càng cao và lượng gạo tiêu thụ trên đầu người càng nhỏ thì giá chênh lệch giữa các loại gạo càng lớn. Những nước đang phát triển, mức sống thấp cólượng gạo tiêu thụ trên đầu người cao (100-150kg gạo/ người/năm ) thì chỉ một sự thay đổi nhỏ về giá cả đã dẫn đến thay đổi lớn trong thu nhập hằng năm của gia đình. Do vậy ngườitiêu thụ thường mua gạo rẻ nhất, không để ý đến các điều kiện khác. Những nước nhập khẩu gạo trong nhóm này gồm: Băngladet, Indonesia, Srilanca và nhiều nước Tây phi. Một số nước mua tấm 100% để ăn, trong khi loại này thường dùng làm bia hoặc thức ăn gia súc. Vì vậy giá tấm có thể chiếm từ 50-75% giá gạo ngon. ở các nước có thu nhập cao, lượng gạo tiêu thụ bình quan đầu người ít nên khách hàng sẽ trả giá cao cho gạo ngon, không mua gạo xấu dù giá rẻ. Những nước nhập khẩu trong nhóm này gồm: Mĩ, Canada, Tây âu, Trung đông, Singapo và một số thành phố ở Malaysia.
Nhìn chung tình hình buôn bàn gạo quốc tế khá sôi động, có nhiều loại nhu cầu, thị trường còn khá rộng mở đối với các nước ._.xuất khẩu gạo nói chung và Việt Nam nói riêng.
I.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo.
*Xuất khẩu gạo giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước .
Hiện nay gạo chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước .Trong khi đó cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bị thâm hụt, do đó cần có một khoản ngoại tệ bổ sung sự thâm hụt đó.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiên tiến
Nguồn vốn để nhập khẩu hình thành từ nhiều nguồn : đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ và xuất khẩu. Các nguồn đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả dù cách này hay cách khác. Nguồn quan trọng nhất chỉ có thể trông chờ vào là xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng.
*Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển để thực hiện:
-Xuất khẩu gạo sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển .
-Xuất khẩu gạo tạo điều kiện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định sản xuất .
-Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia.
Thông qua xuất khẩu gạo Việt nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới.
*Xuất khẩu gạo có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
-Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thể hiện trên nhiều phương diện. .Một mặt sản xuất gạo là nơi thu hút nhỉều lao động và việc làm có thu nhập khá ổn định. Mặt khác xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phông phú của nhân dân.
-Giải pháp xuất khẩu là sự đòi hỏi nhất thiết của thực trạng kinh tế. Khi thực hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địa sẽ được giải quyết lập lại cung cầu ở giá cao hơn. Nông dân không những bán được hàng mà còn được giá. Từ những điều này mang lại cho nông dân thu nhập cao hơn và đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
-Ngoài ra thông qua xuất khẩu gạo chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường đối với mặt hàng gạo. Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất để nâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp.
II. Đánh giá lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu gạo
II.1 Những lợi thế và bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập vào khu vực và thế giới.
Nhằm mục đích hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới và tiến tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã tích cực trong việc tham gia vào vào các tổ chức quốc tế và khu vực.
Tháng 2/1993 Việt Nam là quan sát viên của ASEAN, tháng 10/1996 trở thành thành viên chính thức của hiệp hội .Tháng 12/1996 kí kết các văn kiện của hiệp hội như : Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung, Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ ... và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Việt Nam là quan sát viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) từ giữa năm 1995, tháng 1/1996 Việt nam đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức này.
Ngoài việc kí kết các hiệp định thương mại với các nước tạo thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt nam, chúng ta cũng đã tiến hành các cơ quan xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước những thông tin đày đủ về thị trường xuất khẩu như trung tâm xúc tiến thương mại Osaka và Roma. Hai trung tâm này chính là bước khởi đầu cho việc xây dựng Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại vào năm 2001.
Đó là những thuận lợi và cơ hội rất tốt để Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, bởi vì nhờ tham gia vào sự phân công, hiệp tác quốc tế sẽ mở rộng được thị trường nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng của Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt nam trên thị trường thế giới.
Nhưng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam phải đương đầu với thách thức lớn lao là sản phẩm và dịch vụ của Việt nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng nước ngoài trên thị trường quốc tế và ngay cả trên thị trường trong nước, bởi Việt nam tham gia thị trường thế giới trong điều kiện nó đã được phân chia, phân công lao động quốc tế đã được xác lập khá ổn định. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt nam còn rất non trẻ lại phải cạnh tranh với các tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trên thương trường.
Vì thế hội nhập thế giới và khu vực, Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều đặc biệt là về chất lượng hàng hoá.
II.2. Lợi thế so sánh của Việt nam về mặt hàng gạo.
Trong một nền kinh tế hàng hoá thế giới có xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá mọi quốc gia đều mở rộng các mối quan hệ buôn bán với nhau để phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá nhằm thu lợi ích cao nhất để phát triển đất nước .Hiện tượng này thừơng thấy ở các nước đang phát triển là nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu dựa vào một hoặc một vài mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu này được hình thành trên cơ sở các yếu tố thuận lợi sẵn có của các nước đó .Điều đó đúng như theo định lý Heckscher- ohlin : " Một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà viẹc sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẫn có của nước đó ". Các tiềm năng thiên nhiên đã cho thấy những trưòng hợp hết sức rõ ràng và những hình dung sinh động về các nước có nhiều dầu mỏ ở Trung cận đông và một số nơi khác như các nước xuất khẩu đồng Zambia, Zaica, hoặc xuất khẩu gỗ như Malaysia, Philippin, Nga .
Việt Nam cũng như đa số các nước đang phát triển khác nên không nằm ngoài xu hướng trên, nguồn tiềm năng thuận lợi của Việt nam là điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động .
Về tự nhiên:
*Việt nam có diện tích 330.363 km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế giới ). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp.
*Bờ biển nước ta rất thuận lợi cho giao thông đường biển.
*Vị trí lãnh thổ đã cho nước ta một nền khí hậu đặc biệt, nhiệt độ cao (trung bình từ 220C đến 270C) và lượng mưa hàng năm lớn (trên 1500m ), độ ẩm không khí luôn luôn trên 80% vì vậy quanh năm cây cối có điều kiện phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch được từ 2 đến 4 vụ. Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa sẽ cho phép Việt Nam phát triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng bao gồm các loại cây lương thực và cây công nghiệp, cây ngắn ngày và dài ngày, ôn đới hay nhiệt đới; trong đó lúa là cây lương thực truyền thống đóng vai trò chủ đạo.
Về lao động:
Việt Nam là một nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ 70% lực lượng lao động trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp hay nói cách khác giá nhân công rẻ. Với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ tạo ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với gía thành thấp,làm tăng sức cạnh tranh về giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.
Dù rằng chúng ta có nhiều khó khăn bất lợi trong việc sản xuất lúa như: giống lúa có năng suất chưa cao, thuỷ lợi chưa được đầu tư, công nghệ chế biến thấp và thiên tai xảy ra bất kì nhưng các nguồn lực sản xuất mà Việt nam có lợi thế trên đây đã mở ra cho nước ta một con đường phát triển mới hướng ra xuất khẩu. Theo quan điểm về lợi thế so sánh : Việt nam có thể tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, vốn và kĩ thuật thấp hơn, hiện nay Việt nam vẫn là một nước chậm phát triển thì sản xuất lúa gạo giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. sản xuất lúa gạo với các đặc tính của sản xuất nông nghiệp: thứ nhất là thực hiện sản xuất thực hiện trên diện rộng và phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai, nguồn nước...; thứ hai là thực hiện sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Vì vậy, sản xuất lúa cho phép tận dụng được tốt thuận lợi về lao động tài nguyên thiên nhiên đồng thời hạn chế bớt những khó khăn về vốn, kĩ thuật - công nghệ, bởi sự đòi hỏi đầu tư về vốn trong trồng trọt không lớn và kĩ thuật máy móc phục vụ cho sản xuất lúa ở khâu trồng và chế biến không quá phức tạp, giá thành không cao lắm so với các loại công nghệ tinh vi. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam để xuất khẩu là rất đúng đắn nó phù hợp với đặc điểm về nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của nước trên thị trường quốc tế về mặt sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu.
Chương ii
thực trạng xuất khẩu gạo
của việt nam thời gian qua
I.tình hình sản xuất chế biến lúa gạo trong thời gian qua
I.1.Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hoá.
I.1.1- Tình hình chung
Sản xuất lương thực (trong đó lúa là chủ yếu) luôn được xem là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nền nông nghiệp nước ta trong nhiều thời kì. Nhìn lại thời gian hơn 70 năm qua, đặc biệt là từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam đã thành công trong chiến lược này. Căn cứ vào những số liệu thể hiện trong biểu 3 dưới đây, có thể đưa ra nhận định rằng, nếu như năm 1930 cả nước có sản lượng lúa trên 5,2 triệu tấn thì con số này đã thay đổi năm 1960: 9,132 triệu tấn; năm 1991: 19,225 triệu tấn và năm 2001: 32,3 triệu tấn.
Trong thời kì từ 1930 - 1998, dân số Việt Nam gấp gần 4 lần , từ 20 triệu người lên gần 77 triệu người, dẫn đến bình quân diện tích trên đầu người giảm dần, từ 2.548 m2 (1930) xuống 703 m2 (1998); tuy nhiên, bình quân lương thực trên đầu người mỗi năm lại tương đối ổn định và tăng dần. Nếu chỉ tính riêng lúa từ 264 kg/người vào năm 1930 đến năm 2001 mức bình quân này là 419 kg/người. Trong cả một gian dài tất nhiên không thể tránh khỏi những thăng trầm của quá trình phát triển sản xuất do những đặc điểm ứng với từng giai đoạn.
Biểu 3: Sản xuất lúa Việt Nam (1930 - 2001).
NĂM
SảN LƯợng (tấn)
Bình quân đầu người (kg)
1930
5.200.000
296
1960
9.132.000
303
1975
10.539.000
221
1986
15.874.000
265
1991
19.225.000
290
1995
23.500.000
324
1996
24.926.000
337
1997
26.396.700
350
1998
27.645.800
360
1999
29.141.000
389
2000
31.393.800
411
2001
32.524.000
419
Nguồn: Bộ thương mại.
Đựoc triển khai từ những năm 1960 ở miền Bắc và tiếp tục ở miền Nam sau ngày giải phóng (1975) công cuộc "hợp tác hoá" đã có những đóng góp tích cực, đặc biệt là việc huy động sức người, sức của cho mặt trận để có được chiến thắng lịch sử 1975. Tuy nhiên, khi đã kết thúc chiến tranh và bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế, phong trào "hợp tác hoá" đã bộc lộ nhiều nhược điểm, tỏ ra không phù hợp với yêu cầu mới. Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất. Sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ.
Lúc này, nhiệm vụ giải quyết lương thực luôn là nỗi lo âu, là gánh nặng của toàn Đảng, toàn dân, là gánh nặng của cả nước. Năm 1987 sản xuất lương thực của cả nước (gồm lúa là chủ yếu), đạt 18, 37 triệu tấn thì đến năm 1988 giảm xuống còn17,5 triệu tấn (túc là sụt 80 vạn tấn) trong khi dân số lại tăng thêm 1,5 triệu người. Bình quân lương thực năm 1987 là 300,8 kg/người tụt xuống còn 280 kg/người vào năm 1988 (nếu chỉ tính riêng miền Bắc chỉ còn 238,6 kg/người).
Sản xuất lương thực không đủ, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1.28 triệu tấn lương thực (gạo, mì, ngô) để đưa thêm vào cân đối nhưng vẫn thiếu. Hậu quả là năm 1989, ở 21 tỉnh thành phố có trên 9,3 triệu người thiếu ăn, chiếm 39,5% nhân khẩu trong đó có tới 3,6 triệu người đói trầm trọng.
Ngày 5.4.1989 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp. Nghị quyết thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân, và trong nông nghiệp thì có hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ được giao lại cho hộ gia đình nông dân. Nông dân được quyền quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra trên phần đất được giao lại của họ.
Từ năm 1990 đến nay, sản xuất lương thực (vẫn chủ yếu là lúa), liên tục tăng bình quân hàng năm gần 1 triệu tấn. Như vậy, có thể nói từ 10 năm qua, Việt Nam đã thực sự có sản xuất lúa hàng hoá. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, tập quán tiêu dùng...những yếu tố có tác động mạnh tới chất lượng và giá cả trong quá trình sản xuất, nên chỉ có khu vực đồng cbằng sông Cửu Long mới thực sự là khu vực sản xuất lúa hàng hoá của Việt Nam.
I.1.2- Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cưủ Long.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện gồm 12 tỉnh, trong đó 10 tỉnh có sản xuất lúa hàng hoá. Cả khu vực có diện tích tự nhiên 3,9 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hiện đang sử dụng trên 2,6 triệu ha. Dân số toàn vùng trên 16 triệu người. Đây là vùng sản xuất lúa quan trọng nhất nước ta, hàng năm sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng cả nước (50% sản lượng lúa Đông xuân, 29% sản lượng lúa mùa và trên 5,3 triệu tấn trong hơn 6,5 triệu tấn lúa Hè thu toàn quốc). Năng suất bình quân ở khu vực này cao hơn mức bình quân của cả nước từ 0,2 - 0,25 tấn/ha. Điều kiện đất đai khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi đối với việc trồng lúa. Đất vùng đồng bằng sông Cửu Long với độ phì nhiêu cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cân đối và tỉ lệ các chất dễ tiêu cao. Nước tưới được xem như một thuận lợi cho việc trồng lúa, ngay cả mùa khô vẫn đủ nước tưới cho vụ Đông xuân. Khí hậu, đặc biệt là năng lượng bức xạ mặt trời cao, nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa không cao, ít có bão, không có mùa lạnh ... là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc trồng lúa ở khu vực này phát triển.
Những năm vừa qua Chính phủ đã có nhiều dự án lớn để phát triển kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các dự án về thuỷ lợi. Hàng chục ngàn tỉ đồng đã được đầu tư để nạo vét các hệ thống kênh mương cũ, đào đắp hàng nghìn cây số kênh mương mới các loại, xây dựng các trạm bơm. Tới nay, toàn vùng có tới gần 60% diện tích cấy lúa được đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Chỉ tính đến năm 1998 diện tích làm 3 vụ lúa một năm ở khu vực này đã đạt tới 150 ngàn ha, gấp 35 lần so với năm 1986 và diện tích làm hai vụ đạt trên 1triệu ngàn ha, gấp 1,6 lần so với năm 1986. Có thể nói đầu tư cho khu vực nông nghiệp (trong đó có vùng đồngbằng sông Cửu Long) của Việt Nam, trong các năm từ 1999 -2000 là cao nhất thế giới. Nếu như những năm trước đó đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% ngân sách thì những năm 1999 -2000 lên tới 20% so với tổng ngân sách (tăng khoảng 300%) và khi so với mức 30% đóng góp từ khối nông nghiệp vào GDP hàng năm hiện nay thì hệ số đầu tư lại cho nông nghiệp (20%/30%) là hệ số cao nhất (0,7). Đây là thuận lợi cơ bản góp phần ổn định và tăng trưởng kim xuất khẩu đặc biệt là nông sản, lúa gạo.
Ngoài ra, còn phải kể đến những thuận lợi khác đối với sản xuất lúa ở khu vực này, đó là năng suất lúa cao, giá lao động thấp, đầu tư cho sản xuất không cao và khả năng hoàn vốn nhanh. Chất lượng một số mặt hàng nông sản trong đó có gạo đang từng bước được cải thiện, việc đầu tư cho sản xuất, chế biến gần đây được chú trọng đã góp phần giảm giá thành sản xuất, so đó đã phần nào tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận còn có những tồn tại, bất cập ở các khu vực sản xuất lúa hàng hoá này. Đó là mức độ giàu nghèo, trình độ canh tác còn chênh lệch giữa các tiểu vùngvà các nhóm hộ nông dân trong khu vực. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thâm canh lúa còn thiếu. Gía vật tư phục vụ sản xuất chưa được ổn định ở mức tương đối. Công tác khuyến nông còn yếu. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn chậm. Trình độ dân trí nói chung thấp, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, vụ hè thu ở một số nơi trong khu vực này còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, những biến động về thời tiết, lũ lụt. Tình trạng "xâm mặn, xì phèn" ... vẫn chưa giải quyết hoàn toàn đã ảnh hưởng đến việc tăng vụ, tăng diện tích và năng suất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn, đặc biệt là về sản lượng, với mức tăng cao, có thể đảm bảo về mặt số lượng lúa hàng hoá dành cho xuất khẩu hàng năm, những tồn tại, bất cập vẫn còn và cần sớm được giải quyết đối với sản xuất lúa hàng hoá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là:
- Gía thành sản xuất lúa còn cao nên sức cạnh tranh yếu.
- Tỉ lệ hao hụt sau thu thu hoạch vẫn ở mức hai con số (11 -13%). Đây cũng là nguyên nhân làm giá thành sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Chất lượng gạo, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ. Tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn chiếm ưu thế (mỗi tỉnh thường có từ 30 -40 loại giống lúa khác nhau) đã ảnh hưởng đến việc bảo quản, chế biến cũng như chất lượng gạo đạt yêu cẫu xuất khẩu.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với yêu cầu và đòi hỏi thực tế tình hình cũng là nguyên nhân làm giá thành xuất khẩu cao, cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện kế hoạch phát triển các vùng lúa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ còn chậm chạm, thậm chí giậm chân tại chỗ.
I.2.Thực trạng chế biến lúa hiện nay:
Xay xát chế biến, bảo quản lương thực có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng lương thực, làm gia tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả của nghề nông. Tuy nhiên đây lại là khâu yếu nhất trong toàn bộ quá trình vận động của lương thực từ sản xuất tới tiêu thụ ở Việt Nam. Trong nền nông nghiệp Việt Nam, mỗi loại nông sản có sự thay đổi tỉ lệ giữa bộ phận sản phẩm dùng để tiêu dùng tại chỗ và sản phẩm hàng hoá. Do vậy việc tác động của khoa học và công nghệ đối với sản phẩm tiêu dùng hay hàng hoá xuất khẩu có yêu cầu khác nhau. Hiện nay, đối với thóc gạo xuất khẩu chúng ta đã áp dụng một số tiến bộ khoa học và công nghệ, nhưng chấtlượng gạo vẫn chưa cao, sức cạnh tranh yếu, nhất là so với gạo Thái Lan hay Mỹ. Vấn đề đặt ra là phải bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ thích ứng ở công đoạn trước thu hoạchvà sau thu hoạch (phơi sấy, làm sạch, phân loại, bảo quản, xay xát, chế biến...) nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nướ nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Thực tế cho thấy mức độ tăng năng suất cây trồng trên đồng ruộng ngày càng khó khăn, đó là chưa kể tới hậu quả của thiên tai. Mất mùa ngoài đồng là hiện tượng dễ nhận thấy nhất và mọi cấp đang nỗ lực để hạn chế đến mức thấp nhất. Trong lúc đó tổn thất lương thực sau thu hoạch ( hiện tượng này được gọi là " mất mùa trong nhà " ) đã xảy ra trên tất cả các hệ thống sau thu hoạch: vận chuyển, tuốt hạt, phơi khô, làm sạch, phân loại, đến quá trình bảo quản, xay xát chế biến, thương mại và tiêu dùng. Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) thì tuỳ theo yếu tố môi trường, mức độ mau hỏng của mỗi loại lương thực và tuỳ theo các kĩ thuật và công nghệ bảo quản mà mức độ hư hỏng khác nhau và có thể lên tới 100%. Tại nước ta thì mức tổn thất trung bình sau thu hoạch lúa là 10 - 16% sản lượng thu hoạch. Như vậy chỉ tính riêng ở đông bằng sông Hồng tổn thất hàng năm vào khoảng 470 -600 ngàn tấn gạo có giá trị từ 95 -115 triệu U S D. Đối với cả nước nếu suy ra từ tỉ lệ thất thoát này thì thấy tổn thất là rất lớn. Vì vậy việc áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ trong công đoạn sau thu hoạch sẽ hạn chế mức độ tổn thất một lượng lương thực rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, đồng thời giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn công nghiệp hoá.
Hiện nay tình trnạng công nghệ ở một số khâu như sau:
+ Tuốt lúa: Hiện nay phần lớn lúa đã được tuốt bằng máy. Số lưọng máy tuốt đã tăng nhanh từ năm 1990, tới nay có khoảng 200.000 cái, trong đó DBSCL chiếm 35%, DBSH 26%. Máy móc đã làm tăng năng suất lao động, giảm nhẹ sự vất vả của nông dân. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng nông dân phai tuốt lúa thủ công.
+ Phơi sấy: Phần lớn lúa được phơi nắng cho khô. Trong cả nước 90% nông hộ có sân phơi nhưng ở ĐBSCL chỉ có 76% nông hộ có sân phơi. Trong số đó có khoảng 71% có sân xi măng hoặc gạch. Chế độ phơi như vậy tiết kiệm năng lượng nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá nhất là vào vụ hè thu ở ĐBSCL.
Hiện nay trong nước đã xuất hiện nhiều loại máy sấy chất lượng tốt. Tuy vậy giá thành còn cao, chỉ phù hợp nhiều hơn cho điều kiện sản xuất hàng hoá lớn nên chưa phát triển mạnh.
+ Bảo quản: Nông dân bảo quản lúa gạo tại nhà. Những vùng có nhiều lúa gạo như ĐBSH và ĐBSCL khoảng 55 -60 % nông hộ có phương tiện vbảo quản chuyê dùng, còn ở miền núi Bắc bộ chỉ có khoảng 30%. ở ĐBSCL các hộ có phương tiện lớn bình quân tới 10 tấn, còn ở ĐBSH chỉ khoảng 2.7 tấn/hộ.
Phần lớn các cơ sở xay xát có kho chứa với qui mô từ 10 tấn ở ĐBSH tới chục ngàn tấn ở ĐBSCL, các cơ sở này thường trữ gạo từ 1 đến 3 tháng.
Các doanh nghiệp có kho lớn hơn, với tổng công suất lên tới 3,9 triệu tấn trong đó 2.4 triệu tấn kho hiện có, 1,5 triệu tấn kho bán kiên cố.Tuy vậy mạng lưới kho đa số dược xây dựng từ lâu năm, một số không còn phù hợp về vị trí nên có tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Nhìn chung, chất lượng kém, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.
+ Xay xát, tái chế: Hiện nay cả nước có khoảng 14 - 15.5 tấn gạo /năm, trong đó quốc doanh có 5400 máy xay xát với công suất 27150 tấn gạo/ca hay quản lý 34%, ngoài quốc doanh là 66%.
Năng lực thiết bị tái chế gạo xuất khẩu trong vài năm gần đây đã tăng nhanh nay đạt công suất khoảng 3,7 triệu tấn /năm.
Biểu 4: Phân bổ năng lực chế biến ở các vùng
Đơn vị tính: triệu tấn
Xay xát
Tái chế
Cả nước
15,2
3,7
Miền Bắc
5,2
0,55
Miền Trung
1,4
0,15
Miền Nam
8,6
3,00
Nguồn: Bộ thương mại
Trừ một số máy móc được trang bị thời gian gần đây, phần lớn máy xay xát đang sử dụng ở nước ta ( nhất là ở miền Bắc ) đều đã cũ, chất lượng và hiệu quả thấp, tỉ lệ thu hồi gạo chỉ đạt 65 -70%, gạo nguyên 45-50%, tỉ lệ gẫy 15-20%, trong khi các nhà máy mới có thể đạt tỉ lệ thu hồi 75-80%, tỉ lệ gạo nguyên 55-60%.
Nói tóm lại, hệ thống cơ sở vật chất này vừa thiếu lại vừa yếu. Việc đầu tư còn mang tính tự phát riêng rẽ, thiếu đồng bộ, tập trung trong khu vực tư nhân là chính, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chưa đáng kể. Hơn thế nữa việc cải tiến kĩ thuật mới chỉ giới hạn ở khâu xay xát chứ chưa chú trọng đồng bộ ở các khâu liên hoàn khác ( như: phơi sấy làm sạch tạp chất căn bản trước khi xay, vận chuyển, bảo quản ) nên hiệu quả của hệ thống xay xát nói chung còn thấp thể hiện qua qui cách phẩm chất gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Thái Lan. Hiện thực này đòi hỏi cần có những giải pháp hỗ trợ giúp đỡ đầu tư để giảm xuông ít nhất và tiến tới không còn phần trăm náo cho sự " mất mùa trong nhà ".
I.3.Cân đối lương thực
Sản xuất lương thực có nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng cường lực lượng dự trữ,góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển chăn nuôi. Bảng cân đối lương thực hàng năm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành các quan hệ giữa sản xuất lưu thông lương thực, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của nghành nông nghiệp.
Xu hướng phổ biến của thế giới là mức lương thực bình quân đầu người dùng để ăn trực tiếp giảm khi dân chúng ngày càng giàu lên.
Bên cạnh đó còn có xu hướng tăng nhanh nhu cầu lương thực dùng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi và tăng dự trữ để đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra nhu cầu lương thực tiêu dùng thay đổi theo mỗi vùng, mỗi miền tùy thuộc vào tập quán tiêu dùng, khả năng sản xuất hay mức độ tiếp cận nguồn lương thực.
Cân đối lương thực giúp cho các nhà quản lý thấy được nhu cầu, phân bổ lương thực đảm bảo cho các nhu cầu đó và thấy được mức dư thừa hay thiếu hụt của mỗi vùng, mỗi miền cụ thể. Từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra chính sách thích hợp nhằm điều hoà linh hoạt từ vùng thừa sang vùng thiếu và tổ chức việc lưu thông lương thực nhằm bảo đảm ổn định thị trường giá cả trong nứơc, nâng cao hiệu quả xuất khẩu lương thực.
I.4.Lưu thông lương thực trong nước.
Vào thời kì 76-80 do tập trung quá lớn mọi nguồn lực cho việc giải quyết hậu quả của chiến tranh và triển khai buức đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, đã gây nên những mất cân đối lớn ở tầm vĩ mô. Nhà nước duy trì chế độ quản lý bao cấp, trong đó vấn đề bao cấp lương thực là một gánh nặng đối với ngân sách quốc gia. Cũng với sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng làm bộc lộ những khuyết tật của cơ chế cũ, đòi hỏi bức xúc phải tiến hành cải cách kinh tế. Do nhu cầu cấp bách phải gia tăng sản xuất lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cảu xã hội, công cuộc cải cách đã được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chế độ khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp cho phép hình thành một thị trường tự do về lương thực đối với sản phẩm vượt khoán, đó là bước đi đầu tiên trong việc xác lập cơ chế thị trường ở nước ta.
. Khi nói đến thị trường lương thực chúng ta cần quan tâm đến đầu ra, đó chính là khả năng tiêu thụ lương thực hàng hoá trên thị trường. Trên thực tế nếu không giải quyết tốt đầu ra thì có đầu tư bao nhiêu cho " đầu vào " thì cũng không đạt được hiệu quả cao. Một cơ cấu sản xuất hay cơ cấu kinh tế dù có hoàn hảo đến đâu đi nữa nhưng thị trường không phát triển hoặc không đấp ứng đủ nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng không có hiệu quả. Trong nến sản xuất hàng hoá bản thân cơ chế vận đọng của thị trường luôn mang tính tự phát. Người sản xuất, các nhà đầu tư thường chạy theo tiếng gọi của thị trường thông qua tín hiệu giá cả. Trong sản xuất nông nghiệp Việt nam đã xảy ra hiện tượng nhiều người, nhiều vùng đổ xô vào trồng cây công nghiệp nông sản hoá lợi nhuận cao, nhưng không đánh giá hết mặt tiêu cực của thị trường hoặc không có thị trường tiêu thụ gây lên ứ đọng nông sản thực phẩm, thậm chí phải chặt phá đi để trồng cây loại khác. Kinh tế nông thôn nước ta hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, với đặc thù là chu kì sản xuất kéo dài, thậm chí một số cây còn rất dài, lại phải đầu tư lớn, cho nên không dẽ dàng thay đổi phương hướng sản phẩm một khi thị trường có biến động tiêu cực. Đầu năm 1992 do mất mùa, cung cầu lương thực bị mất cân đối, giá lương thực tiếp tục tưng nhanh ơ cả thành thị và nông thôn , có hàng triệu ngưới bị thiếu đói, nhà nước phải cứu trợ. Nhưng từ đầu năm 1993 do nguồn cung lương thực trên thế giới dồi dào, giá lương thực liên tục bị giảm kéo dài đến cuối năm, lương thực bị ứ đọng không tiêu thụ được hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh bị thua lỗ nặng nề.
Phân tích trên cho thấy vai trò thị trường có tác động rất lớn tới giải quyết quan hệ cung cầu giữa các vùng. Vùng thừa lương thực trong thời gian thu hoạch, số nông dân cần bán lương thực để chi dùng lượng lương thực hàng hoá nhiều, nhà nước thiếu chính sách thích hợp đểmua hết số thóc hàng hoá cho dân, làm cho giá thóc bị hạ, ảnh hươỏng đến đời sống nông dân trồng lúa. Vùng thiếu lương thực do sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cơ chế thị trường đã tạo ra khoảng cách lớn giữa giàu, nghèo ở nông thôn dẫn đến tình trạng bên cạnh số đủ ăn, nhiều hộ sản xuất không đủ tiêu dùng.
Giai đoạn trước năm 1990 ở mỗi huyện đều có công ty kinh doanh lương thực, hình thành mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường hình thức tổ chức này không còn phù hợp nữa, theo đó hầu hết các công ty kinh doanh lương thực cấp huyện đều bị giải thể hoặc tổ chức lại theo yêu câù kinh doanh mới, các công ty cấp tỉnh cũng được tổ chức lại theo nghị định 388 ttg, vai trò của các công ty lương thực quốc doanh ngày càng bị thu hẹp. Các thành phần kinh tế khác lại mở rộng hoạt động kinh doanh lương thực trên thị trường. Các công ty lương thực quốc doanh địa phương, nghành dự trữ quốc gia và các thành phần kinh tế khác có vốn, phương tiện cùng tham gia kinh doanh lương thực. thị trường lương thực không còn bị chia cắt manh mún nữa mà đã được mở rộng thống nhất cả nước và gắn lliền với thị trường thế giới.
Hiện nay đường đi của lúa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dủng theo hai hưóng chính:
- Đại bộ phận lúa hàng hoá (90 - 95%) được lực lượng tiểu thương mua tận hộ nông dân, thông qua chế biến ở các cơ sở xay xát địa phương; sau đó gạo dược phân phối phần nhỏ cho nhu cầu tiêu dùng ỏ địa phương, số còn lại được cung ứng cho các chợ đầu mối dọc theo tuyến lưu thông lương thực; rồi từ đây gạo được tái chế cung cấp cho các tầng lớp tư thương bán lẻ, các công ty lớn đem xuất khẩu.
- Các doanh ngiệp nhà nước chỉ trực tiếp thu mua khoảng 5 -10% lúa hàng hoá, phần lớn trong số này được cung ứng cho Cục dự trữ quốc gia đưa vào dự trữ bảo hiểm theo kế hoạch của Chính phủ. Cuối cùng được chế biến đưa vào thị trường những lúc đảo kho hoặc can thiệp bình ổn thị trường lương thực theo lệnh của Chính phủ.
Hệ thống kinh doanh như hiện nay có ưu điểm là huy động cao vốn, lao động và kinh nghiệm của các thành phần kinh tế tao cho nô9ng dân nhiều khả năng lựa chọn để bán lúa đạt giá cao vừa tạo việc làm và thu nhập cho lực lượng lao động lớn góp phần điều hoà và ổn định của thị trường gạo trong nước. Tuy vậy, do thiếu vốn nên phần lớn các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ mang tính khu vực. Cũng do thiếu vốn nên các doanh nghiệp ít đầu tư xây dựng kho tàngdự trữ nên không đóng vai trò tích cực trong việc giảm tính thời vụ của giá cả trong nước.
II. xuất khẩu gạo của việt nam giai đoạn 1990 -2001.
II._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0473.doc