Xuất khẩu chè Việt Nam thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè VN trong thời gian tới

Phần mở đầu Thương mại quốc tế là một mũi nhọn tiên phong không thể thiếu với bất kì một quốc gia nào trên thế giới đã và đang trên cọn đường phát triển nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão. Việt Nam cũng đã và đang thực hiện xu thế đó. Trải qua hơn mười năm đổi mới từ Đại hội Đảng VI năm 1986 chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn: đẩy lùi đói nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Trong đó không thể không nhắc đến hoạt động xuất kh

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu chè Việt Nam thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè VN trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu của nước ta. Xuất khẩu có vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta. Trong số nhiều mặt hàng chủ lực có cây chè- một loai cây công nghiệp ngắn ngày. Trong Đại Hội Đảng lần thứ IX Đảng, Nhà nước ta ưu tiên xuất khẩu chè để phục vụ xuất khẩu. Chè là cây ưa khí hậu nước ta, có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Qua một số năm gần đây xuất khẩu chè của nước ta gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm lực của nó như giá chè hiện nay đang giảm, chất lượng chè chưa cao. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài:”Xuất khẩu chè Việt Nam thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè Việt Nam trong thời gian tới” làm đề tài tiểu luận môn ngoại thương. Với sự hiểu biết còn hạn chế chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô để những bài tiểu luận lần sau em viết được tốt hơn.Em xin chân thành cảm ơn. 1. Vài nét về xuất khẩu 1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là một hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên) gọi là bên xuất) bán)hoặc đổi) cho bên kia) gọi là bên nhâpk khẩu) một lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định và thu về một số tiền nhất định) hoặc là một lượng hàng hoá có giá trị tương đương). Hai bên tham gia hoạt động xuất khẩu ít nhất phải từ 2 quốc gia khác nhau và hàng hoá dịch vụ được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, đồng thời đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, là một hoạt động quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông hàng hoá nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho mỗi nền kinh tế. 1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt nó còn là một hoạt động ngoại thương không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước,góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xuất khẩu giúp đất nước thu được một nguồn ngoại tệ đáng kể. Tóm lại, muốn đưa đất nước tiến lên không thể thiếu hoạt động xuất khẩu. 2. Khái quát chung về xuất khẩu chè của Việt Nam 2.1.Sự phát triển của ngành chè Việt Nam Sau Đại Hội lần thứ VI của Đảng, cả nước ta bước vào một thời kì đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một số thử nghiệm ở những giai đoạn trước như: Liên kết công nông nghiệp, cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lí) 1983 – 1986). Năm 1987 ngành chè bắt đầu bước vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới kinh tế một cách căn bản. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống của người làm chè gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cây chè vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc sản xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta. Diện tích chè của cả nước hiện nay chiếm tỉ lệ khá lớn. Năm 1999 là 82 nghìn ha, năm 2000 lên đến 84 nghìn ha. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là 2,2 nghìn ha, diện tích kĩ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản lượng chè khô xuất khẩu năm 2000 đạt 55 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 63 triệu USD. Năng suất chè búp tươi năm 1999 là 4,46 tấn/ ha. Đó là một thành tựu đáng kể của ngành chè Việt Nam trong công cuộc phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2001 xuất khẩu đạt 40 nghìn tấn đạt giá trị 70 triệu USD. 2.2.Vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân Chè là cây công nghiệp dài ngày trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè tương đối cao 50-70 năm nếu được chăm sóc tốt có thể lên tới hàng trăm năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là cái nôi của cây chè. Chè vừa là thứ nước uống vừa giải khát vừa chữa bệnh. Chè có giá trị kinh doanh tương đối cao. Việc sản xuất và xuất khẩu chè đã thu hút được một nguồn lao động khá lớn) hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, lao động phụ và lao động dịch vụ là 300 nghìn người với mức thu ổn định, không ngừng tăng lên. Trồng chè góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc cải thiện môi trường. Chè có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn: 1 ha chè thâm canh thu hoặch được 10 tấn búp tươi, chế biến được hơn 2 tấn chè khô đem xuất khẩu thu được một lượng ngoại tệ tương đương với xuất khẩu 200 tấn than đủ để nhập 46 tấn phân hoá học. Trên thế giới có khoảng 30 nước trồng chè nhưng có tới 100 nước uỗng chè. Như vậy tiềm năng thị trường chè của Việt Nam rất dồi dào. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất chè. 2.3. Vai trò của xuất khẩu chè Chè là cây công nghiệp dài ngày thích hợp với khí hậu và đất đai ở miền núi phía Bắc và trung du nước ta. Xuất khẩu chè đóng vai trò quan trọng. Để phục vụ xuất khẩu chè thì trước hết chúng ta phải có các vùng chuyên canh, như chè thường phân bố ở trung du và miền núi. Đây là những nơi mà trồng lúa rất khó khăn. Chính vì vậy mà cây chè đã trở thành cây chủ lực trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lao động khá lớn. Không những thế chè còn có vai trò về an ninh quốc phòng, việc định cư của những người trồng chè trên vùng cao góp phần đảm bảo an ninh biên giới của nước ta. Việc trồng chè xuất khẩu góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Xuất khẩu chè tạo ra nguồn vốn lớn phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta 3. Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam 3.1.Tình hình về xuất khẩu chè Trong 4,1 tỷ đô la kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2002 thì sản phẩm chè chiếm hơn 82 triệu USD. Đây là niềm tự hào so với vài năm trước đó nhưng chưa thấm vào đâu so với tiềm năng của ngành chè Việt Nam. Năm 2002 là năm mà ngành chè Việt Nam gặp nhiều khó khăn: giá “bèo”, ít người mua nhưng nhờ các biện pháp nâng cao chất lượng và làm tốt công tác tiếp thị chè Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới. Về sản xuất nông nghiệp: Việc thực hiện kế hoặch sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2002 gặp phải khó khăn ngay từ ban đầu bởi hạn hán ở nhiều địa phương có diện tích lớn làm cho khả năng sinh trưởng và khả năng cho búp kém. 6 tháng đầu năm 2002 sản lượng sản xuất tăng lên, xuất khẩu tăng 32%, kim ngạch xuất khẩu tăng 27%. Đời sống của người làm chè được nâng cao tạo ra không khí sôi nổi trong ngành chè. Tuy nhiên tỷ lệ nguyên liệu chủ động tự sản xuất thấp, giá thu mua nguyên liệu không phản ánh đúng chất lượng. Về sản xuất công nghiệp: Đến nay cả nước có khoảng 250 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khoảng 1 vạn hộ sản xuất chế biến hộ gia đình, trong đó có hơn 40 doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương, nhiều đơn vị thuộc tổng công ty đã có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được chú trọng hơn trước, khắc phục được từ 60 – 70% các khuyết tật trong công nghệ chế biến và vận chuyển chè. Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến chè với tốc độ cao bộc lộ nhiều hạn chế. Do trên cùng một địa bàn có nhiều doanh nghiệp nên việc cung cấp nguyên liệu, trả giá các doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung. Thêm vào đó hàng loạt các doanh nghiệp được hình thành với nhiều loại quy mô nhưng thiết bị được đầu tư ở mức thấp. Trình độ của nguồn nhân lực phần lớn kém hiểu biết, không được đào tạo chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại. 3.2. Đánh giá về xuất khẩu chè của Việt Nam 3.2.1. Thuận lợi Chè là cây công nghiệp dài ngày thích hợp với khí hậu và đất đai của nhiều vùng đất ở Việt Nam nên Việt Nam rất thuận lợi trong việc sản xuất và xuất khẩu chè. Nhờ chính sách đa dạng hoá các mặt hàng và đa phương hoá các quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã giúp cho thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được mở rộng. Nước ta có một nguồn lao động dồi dào. Hơn nữa Việt Nam còn là nước có nghề trồng chè lâu đời. Cả nước có rất nhiều các doanh nghiệp và các đơn vị chế biến và sản xuất chè trong đó tổng công ty chè Việt Nam giữ một vị trí rất quan trọng. Chúng ta đã có sự thống nhất giữa các đơn vị. Tổng công ty đã tạo mối liên kết chặt chẽ với các đơn vị thành viên nhờ tổng công ty đã gắn lợi ích của mình với lợi ích của các thành viên. Chính vì vậy đã tránh được sự tranh mua, tranh bán ở nhiều nơi. Xuất khẩu chè làm cho mức sống của các vùng trồng chè được cải thiện đáng kể. Chúng ta đã xâm nhập vào các thị trường mới giàu tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, không còn phụ thuộc vào thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Âu như trước kia. Hiện nay chúng ta đã tạo được mối quan hệ với nhiều nước bạn giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và chế biến chè phục vụ xuất khẩu đạt hiệu quả cao. 3.2.2. Hạn chế Năng suất bình quân lao động còn thấp do tổ chức sản xuất sai lầm trong nhiều năm. Một thời gian dài trước đây chè được phát triển tràn lan theo kiểu tập trung quảng canh, giông nghèo không có giống tốt, đặc sản. Việc quản lý, chăm sóc kém, khai thác quá mạnh làm cho cây chè chóng cạn kiệt, rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Việc dùng nhiều phân vô cơ làm cho đất nghèo dinh dưỡng, độ PH cao. Vườn chè không được quan tâm đồng đều. Chè trồng trên đất dốc nhiều, không có hệ thống nước tưới đầy đủ. Chất lượng sản phẩm kém làm giảm năng lực cạnh tranh kéo giá chè xuất khẩu thấp hơn hẳn giá chè của thế giới. Công nghệ thấp, không đồng bộ kéo theo sự cắt xén quy trình của từng công đoạn trong quá trình sản xuất làm cho chất lượng sản phẩm cũng giảm theo. Con người yếu kém về trình độ kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ có trình độ còn thưa thớt. Về quan điểm tiếp thị sản phẩm chủ yếu dựa vào quan điểm tiếp thị truyền thống, coi trọng khâu tiêu thụ. 3.2.3.Nguyên nhân Khó khăn cho sản xuất chè: Người trồng chè ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp còn phải nộp phí quản lí, bảo hiểm… có thể lên tới 33% tổng sản lượng khoán- mức đóng này quá nặng. Trong khi đó điều kiện canh tác chè còn khó khăn hơn nhiều so với các loại cây khác. Các doanh nghiệp sản xuất chè phải gánh chịu nhiều chi phí như đường xá, cầu cống, bệnh viên…làm giá thành sản xuất bị đẩy lên cao. Bên cạnh đó chưa có chính sách đầu tư tín dụng thoả đáng. Hiện nay tuy có nhiều dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu nhưng chưa phát huy được tác dụng.Thêm vào đó, sự thiếu vắng của các biện pháp xúc tiến thương mại làm giảm năng lực cạnh tranh, giá hàng xuất khẩu thấp, thị trường không ổn định. Khó khăn cho xuất khẩu chè: Còn nhiều tồn tại trong công tác hải quan gây khó khăn cho người xuất khẩu. Các nhân viên hải quan thì quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm. 4. Một số biện pháp thức đẩy xuất khẩu chè Việt Nam trong thời gian tới 4.1. Quy hoạch lại vùng chè, mở rộng thị trường tiêu thụ Trước hết phải qui hoạch những vùng nguyên liệu chính và ổn định theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh. Cần căn cứ vào đặc điểm của địa hình để chia chè ra làm từng loại để từ đó có các biện pháp chăm sóc thích hợp. Đặc biệt trước mắt chú ý đến những vùng chè cao sản, ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng trên những vùng chè hiện có. Cần gắn lợi ích của kinh doanh chè với lợi ích của người trồng chè. Cụ thể: chú ý nâng cao mức sống của người trồng chè, phải có giá thu mua nguyên liệu thích hợp, phải đảm bảo cho người trồng chè có lãi để họ ngắn bó với cây chè. Tăng cường công tác thị trường: Cần chú ý đến cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đối với thi trường trong nước phải chú ý đến việc nâng cao cả về số lượng và chất lượng chè để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến các loại chè đặc sản. Đối với thị trường nước ngoài thì phải giữ vững những bạn hàng từ trước và tăng cường thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới. Vì vậy việc củng cố và tìm kiếm thị trường xuất khẩu chè là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của ngành chè. áp dụng các hình thức tiếp thị sản phẩm linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm. 4.2.Nâng cao chất lượng, hạ giá thành chè Đây là vấn đề quyết định đối với việc mở rộng thị trường. Không những củng cố những giống chè cũ sẵn có cần tăng cường các giống chè mới có năng suất cao và thâm canh. Cần nhanh chóng đầu tư các thiết bị mới vào chế biến để tạo ra sản phẩm chè có chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Thêm vào đó cần chú ý đến vệ sinh an toàn chè, nhập khẩu một số giống chè chất lượng tốt từ Nhật Bản, Đài loan, Trung Quốc để thay thế những giống kém chất lượng có năng suất thấp.Mặt khác phải ưu tiên nhập các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất theo phương pháp sinh học, áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ tổng hợp. Các doanh nghiệp không được thu mua chè có dùng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng. Phần kết luận Xuất khẩu đã và đang được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm như là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Xuất khẩu được coi là nhiệm vụ quan trọng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây xuất khẩu chè của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, chè đã trở thành 8 mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta. Xuất khẩu chè đã giúp giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động nhất là những lao động ở nông thôn và miền núi, cây chè đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước ta. Nhiều người giàu lên từ việc trồng chè, vài năm trở lại đây xuất khẩu chè ở nước ta gặp nhiều khó khăn như: giá chè trên thế giới giảm, thị trường chè của chúng ta ngày càng bị thu hẹp, chất lượng chè chưa cao. Để giải quyết vấn đề này cần giải quyết tốt một số biện pháp đã kể trên, để cây chè trở thành cây xuất khẩu chủ lực tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Hoè đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Danh sách tài liệu tham khảo 1. Giáo trình ngoại thương- ĐHQLKDHN 2. Tạp chí “Người làm chè” 6,7,8,9,10 năm 2002. 3. Tạp chí “Con số sự kiện” số 3 năm 2002. 4. Thời báo kinh tế. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35599.doc
Tài liệu liên quan