Xuất khẩu CÀ PHÊ SANG Thị trường MỸ

LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề tự do hóa thương mại trên thế giới ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có quan hệ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Mở ra nhiều cơ hội cho nước ta trong việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng. Cà phê Việt Nam là nhóm hàng nông sản, chỉ đứng thứ hai (sau gạo) về kim ngạch xuất khẩu, và là quốc gia xuất khẩu lớn thế hai thế giới sau Brazil. Là th

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8696 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu CÀ PHÊ SANG Thị trường MỸ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành Viên có vị thế trong Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới ( ICO). Việt Nam xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước như Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha… và không thể không kể đến thị trường Mỹ, một thị trường tiềm năng. Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Mỹ hàng năm cao, Mỹ là thị trường mục tiêu của cà phê xuất khẩu Việt Nam và thường ở vị trí dẫn đầu trong việc nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong nhiều năm liền. Việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này đã đạt được kết quả khá tốt trong thời gian qua, tuy nhiên cũng gặp không ít những khó khăn, và còn tồn tại nhiều hạn chế khi xuất khẩu vào thị trường này. Điều quan trọng là nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu phải phát huy được điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu của mình để có thể đứng vững trên thị trường rộng lớn này. Tích cực nghiên cứu tìm ra và áp dụng một cách có hiệu qủa những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này. Do thời gian hạn hẹp cùng với kiến thức còn hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình về đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thừa Lộc, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Sinh viên: Nguyễn Hồng Anh CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KÌ I. SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 1. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 1.1 Tiềm năng sản xuất Hiện nay cà phê Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng cà phê so với thế giới, là một trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Bảng 1: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong 9 niên vụ vừa qua Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1992/93 140.000 140.400 1993/94 150.000 181.200 1994/95 215.000 211.920 1995/96 295.000 236.280 1996/97 350.000 342.300 1997/98 410.000 413.580 1998/99 460.000 404.206 1999/00 520.000 700.000 2000/01 500.000 900.000 2002 ---- 653.678 2003 ---- 751.296 2004 ---- 835.214 2005 ---- 854.120 Nguồn: Bảng 2: Sản lượng cà phê của cả thé giới qua các niên vụ (ĐVT: triệu bao, 1 bao=60kg) 1997/98 1998/99 1999/2000 2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 Arabica 64,899 74,913 73,697 71,223 67,892 82,431 65,887 Robusta 32,753 33,506 39,706 45,638 42,834 41,720 39,345 Total 97,652 108,419 113,403 116,861 110,726 124,151 105,132 Nguồn: Sản lượng cà phê của Việt Nam trong những năm vừa qua dao động xung quanh mức 800.000 tấn/năm. Trong đó 95% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu. Theo Cục trồng trọt ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước sẽ ổn định diện tích cà phê vào năm 2010 khoảng 460.000 ha, Theo đó, tuy có giảm về diện tích (giảm trên 31.000 ha so với hiện nay ), nhưng năng suất đạt bình quân 2 tấn cà phê nhân trên một ha, tăng gần 5 tạ/ha so với hiện nay, trong đó có 850.000 tấn cà phê xuất khẩu, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 1000 triệu USD trở lên 1.2 Năng lực chế biến Với sản lượng cà phê dao động ở mức trên dưới 800.000 tấn/1 năm nhưng 95% trong số đó là được xuất khẩu dưới các dạng cà phê thô, chưa qua chế biến, gía trị gia tăng thấp, còn lại là 5% tiêu thụ trong nước và một ít trong đó qua chế biến sâu (cà phê hòa tan). Điều đó nói lên năng lực chế biến của ngành cà phê Việt Nam còn rất hạn chế, chưa tương xứng với sự tăng lên của sản lượng Năng lực chế biến yếu kém của cà phê Việt Nam còn thể hiện ở nhiều mặt: Phân bố công nghiệp chế biến còn phân tán, thiếu đồng bộ, thiếu sân phơi, kho chứa thì tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn, hơn nữa việc thu hái sớm, phơi sấy không đúng quy trình kĩ thuật và phương pháp khoa học dẫn đến nguy cơ ẩm mốc, hư hỏng, lẫn tạp chất nhiều làm cho cà phê thành phẩm có thể bị mốc và kém giá trị, nguy cơ bị thải loại khi xuất khẩu cao Ví dụ: xuất khẩu cà phê loại I chỉ chiếm khoảng 16-18%. Loại II chiếm 70% còn lại là loại thấp hơn. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị thải loại chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cà phê bị thải loại của thế giới. Điển hình trong 6 tháng, tính từ tháng 3/2007, cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam bị thải loại chiếm tới 88% tổng số cà phê bị thải loại của thế giới, tăng 19% so với 6 tháng trước đó 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1 Vị trí của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế Việt Nam Cà phê đang chiếm một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của nước ta. Cà phê đứng vị trí thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sau gạo, là một trong mười hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm liền. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD Bảng 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê ( nhân) Đơn vị: 1000USD Năm Giá trị 1998 420.000 1999 490.000 2000 594.000 2001 592.000 2002 537.980 2003 542.000 2004 590.000 2005 612.100 Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất trong 6 tháng đầu năm 2007 có kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 64%, kim ngạch tăng 2,1 lần. Hiện này, cà phê là một trong những mặt hàng trong câu lạc bộ kim ngạch xuất khẩu 1tỷ USD Bảng 4: Các mặt hàng trong câu lạc bộ kim ngạch 1 tỷ USD Mặt hàng Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 Số lượng(1000T) Giá trị (triệu USD) Số lượng (1000T) Giá trị(triệu USD) Dầu thô Dệt may Giày dép Thủy sản SP gỗ SP cơ khí Đ.tử- LK máy tính Cà phê Gạo Cao su 15.200 1.200 4.500 750 8.400 7.700 3.900 3.750 2.340 2.200 2.200 1.820 1.480 1.420 15.000 1.100 4.500 780 9.000 9.500 4.500 4.250 3.000 3.000 3.500 1.800 1.500 1.450 (Nguồn: Bộ Công thương) 2.2 Tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Năm 2007, Việt Nam xuất vào Mỹ khoảng 130 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch khoảng 200 triệu USD chiếm sấp xỉ khoảng 11% giá trị lượng hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2007 . Năm 2008, dự kiến lượng cà phê xuất khẩu vào Mỹ sẽ đạt khoảng 120 - 125 ngàn tấn Tầm quan trọng của thị trường Mỹ còn thể hiện qua các nội dung sau: Mỹ là một nước có dân số đông, sức tiêu thụ cà phê hàng năm lớn Mấy năm trở lại đây, Mỹ là thị trường lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng Việt Nam. Với cà phê Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam cụ thể: Năm 2001 chiếm 15,68% về lượng, 15,36% về giá trị xuất khẩu cà phê.Năm 2002 chiếm 13,47% về lượng, 12,28% về giá trị. Năm 2003 chiếm 14,66% về lượng,14.67% về giá trị….. Là thị trường mà Việt Nam có vị trí xuất siêu lớn nhất Với sức tiêu thụ lớn hàng năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong mấy năm qua II. THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1 Tình hình kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay - Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Mỹ là một nước có sức tiêu thụ hàng năm lớn và tham gia buôn bán với hơn 200 nước trên thế giới. - Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô- la trong năm 2005, nhiều gấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản Bảng 5: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ ( đơn vị: USD) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 GDP 5672,6 5809,3 6374 6710 7200 7600 7881,2 8759,9 9256,1 %GDP 0,7 1,7 2,6 3,7 3,0 2,4 3,7 3,5 3,8 ( Nguồn : Báo cáo tổng thể quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại Việt Nam. ) - Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. - Theo các chuyên gia phân tích thì các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006 - GDP của Mỹ hiện chiếm khoảng 28% GDP của toàn thế giới. Nhập khẩu của Mỹ hàng năm lên đến 1.700 tỷ USD. - Tốc độ tăng trưởng cả năm 2007 khoảng 2,2%, mức thấp nhất tính từ năm 2002 là năm kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục liên tục đi xuống từ năm 2005 đến nay và sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2008 này. Tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến 5% vào tháng 12-2007 và khả năng sẽ cao hơn nữa vào năm 2008. - Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì Nền Kinh tế Mỹ có dấu hiệu tiếp tục suy giảm vào năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ cao hơn so với mức 4,4% vào năm ngoái. - Đặc biệt là sự suy yếu của đồng đô-la so với các đông tiền khác, đã có thời điểm mất giá cao nhất so với đồng Euro. Đó là một trong những khó khăn cho các nhà xuất khẩu vào thị trường Mỹ. - Tuy nhiên xét một cách chung nhất thì nước Mỹ vẫn là một nước có nền kinh tế hiệu qủa - Một số con số để xem xét: Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006 Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển. (Nguồn: Tóm tắt về nền kinh tế nước Mỹ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 7/2007) Bảng 6: Một vài chỉ tiêu kinh tế Mỹ mấy năm trở lại đây 2002 2003 2004 2005 2006 GDP tăng (%) so với năm trước 1,6 2,5 3,9 3,2 3,4 Lạm phát tăng (%) so với năm trước 1,6 2,3 2,7 3,4 3,5 Thiếu hụt ngân sách( %) GDP 1,5 3,5 3,6 2,6 2,3 Thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai (% )GDP 4,5 4,8 5,7 6,4 6,6 Thất nghiệp(%)số người có khả năng lao động 5,8 6,0 5,5 5,1 4,8 ( Nguồn: tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 02-2007) 1.2 Chính trị - luật pháp Hệ thống thương mại Hoa Kỳ được định chế bởi rất nhiều nguồn luật khác nhau, bao gồm: Hiến pháp Hiệp ước quốc tế Pháp lệnh và pháp luật Nghị định và các văn bản dưới luật của ngành hành pháp Quy chế của các cơ quan cấp Liên bang ban hành Hiến pháp của Bang Luật của Bang Quy chế của Bang Quy chế của thành phố, quận và các cấp địa phương khác - Một số luật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ Luật về thuế quan năm 1930: Quy chế tối huệ quốc Luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Luật kinh doanh với kẻ thù- TWEA Luật cấm vận kinh tế Luật thuế đối kháng Luật chống bán phá giá Vậy nhìn chung hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp, gồm nhiều bang khác nhau, trong mỗi bang lại có những luật riêng. Ngoài ra Luật pháp Hoa Kỳ còn nhiều các luật khác được quy định dưới dạng Hiệp định, các quy định về thương mại.Vì mức độ phức tạp của Luật đã có thể là những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm hiểu luật pháp Hoa Kỳ khi xuất khẩu vào thị trường này. 1.3 Văn hóa – Xã hội - Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau, chính vì vậy mà Hoa Kỳ hòa trộn những nền văn hóa khác nhau. Nước Mỹ có dân số là 295,734,000 người (điều tra tháng 7-2005), hiện nay khoảng 302 triệu người.Trong số đó có 77,1% là người da trắng, 12,9% là người da đen , 4,2% là người châu Á và 1,5% là thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska. Hàng năm hiện có khoảng 1 triệu người nhập cư. Với những số liệu cho thấy Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất thế giới. Các cộng đồng đang sinh sống ở Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán - Tính trung bình (1970-2003) số người trong mỗi gia đình ở Mỹ là khoảng 3,19 người, số gia đình không có con dưới 18 tuổi là 51%, 1 con- 21,6%, 2 con- 18%, 3 con- 6,9%, 4 con trở lên- 2,6%. Năm 2003 có tới 27,5% con cái chỉ sống với mẹ (hoặc bố) . Có khoảng 56% người dân theo đạo Tin Lành, 28% theo đạo Cơ đốc La Mã, 2% theo đạo Do Thái, 4% theo các tôn giáo khác và 10% không theo đạo nào. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, một số ít nói tiếng Tây Ban Nha. - Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung người Mỹ coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dấn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là tính cạnh tranh cao Về giới doanh nhân Mỹ : doanh nhân Mỹ ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề và muốn kết quả nhanh. Ở Hoa Kỳ, “có đi có lại “ là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh Về tiêu dùng: Một đặc điểm quan trọng trong phong cách tiêu dùng của người dân Mỹ là họ rất quan tấm đến vấn đề thương hiệu, nhãn mác, xuất xứ của sản phẩm. Họ thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của những sản phẩm, công ty có thương hiệu nổi tiếng mà họ đã quen dùng 1.4 Rào cản thương mại của Mỹ với hàng nông sản Tuy tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng GDP của Mỹ chỉ chiếm khoảng 1,4% nhưng do thiên nhiên ưu đãi và trình độ kĩ thuật công nghệ cao, nông nghiệp của Mỹ vấn đứng đầu thế giới. Hàng nông sản của Mỹ có sức cạnh tranh cao trên thị trường về nhiều mặt như giá cả, chất lượng, thương hiệu nông sản. Để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Mỹ trước các đối thủ là EU, Nhật bản và một số nước phát triển khác thì chính phủ Mỹ đã đặt ra nhiều biện pháp khác nhau nhằm bảo hộ cho nông sản trong nước Hàng rào thuế quan Công cụ thuế quan được sử dụng ở hầu hết mọi nước trên thế giới với các hình thức khác nhau. Với Mỹ thuế quan là một công cụ hết sức quan trọng với sự bảo hộ nông nghiệp. Nếu so sánh với thuế quan nhập khẩu nông sản của các nước phát triển khác thì thấy đựợc mức thuế của Mỹ là thấp, chỉ cao hơn Canada. Nếu như thuế suẩt rằng buộc của Mỹ chỉ có 5,5% thì con số tương ứng của Nhật Bản là11.7% và của EU là 19,5%. Đặc biệt Mỹ còn cam kết áp dụng 97,6% số dòng thuế có thuế suất dưới 15% và đặc biệt có tới 27,9% số dòng thuế có mức thuế suất 0%. Với cà phê thì hưởng mức thuế suất 0%. (Tạp chí Thương Mại số 27/2005 ) Mỹ là nước tham gia tích cực vào qúa trình tự do hoá thương mại trên thế giới. Vì thế, hàng rào thuế quan của nước này có rất nhiều ưu đãi theo các thoả thuận của khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương. Phần lớn các thoả thuận này đều nới lỏng hàng rào thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là có sự ưu đãi với các sản phẩm nông sản trong đó có cà phê. Khung thuế suất của Mỹ có rất nhiều mức thuế suất khác nhau trong đó có các loại cơ bản sau: Thuế MFN, thuế đặc định và thuế ưu đãi. Thuế MFN: Năm 2000, thuế suất bình quân theo Quy chế Tối huệ quốc (MFN) ở Hoa Kỳ là 5,4% cho mọi hàng hoá, 10,6% cho nông sản và 4,5% cho hàng công nghiệp chế tạo . Hơn một phần ba ngành hàng trong biểu thuế quan có thuế suất bằng 0%. Các hàng rào thuế quan đáng kể chỉ áp dụng cho một số ít nông sản ( như thuốc lá, thực phẩm, đường,lạc.) điều này được thể hiện qua bảng sau : Bảng 7 : Thuế suất với một số hàng nông sản vào Mỹ Đơn vị: % Mô tả hàng hoá thuế suất trung bình thuế suất cao nhất Các sản phẩm sữa Đường và các sản phẩm đường Coca và các sản phẩm từ Coca Ngũ Cốc Các loại thực phẩm khác Thuốc lá 22,3 15,7 14,7 19,0 14,9 55,3 232,3 168,7 191,5 151,7 109,8 350.0 Nguồn: Tổng cục hải quan Mỹ Hiện nay Việt Nam được hưởng mức thuế MFN có điều kiện mở rộng Xuất Khẩu vào thị trường Mỹ ( bảng dưới) Bảng 8. Bảng thuế MFN STT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) 1 Gạo 17 2 Hạt ngũ cốc 0,6 3 Rau, quả,hạt 5,4 4 Hạt có dầu 8,2 5 Thịt gia súc 3,4 6 Dầu thực vật 3,7 7 Cà phê 0 8 Sợi có nguồn gốc thực vật 0,3 9 Điều 0 10 Lúa 5,8 11 Chè 0 12 Quế 0 Nguồn : tổng cục hải quan Mỹ Hạn ngạch thuế quan: Là hạn ngạch cho phép nhập khẩu một lượng hàng hoá vào Mỹ với một mức thuế được giảm bớt trong một thời hạn nhất định. Nếu số lượng nhập khẩu vào Mỹ quá hạn ngạch thì số vượt quá đó phải chịu mức thuế cao hơn. Hiện nay Mỹ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm thịt bò, pho mát, sữa, một số sản phẩm đường, lạc, thuốc lá và bông… có khoảng trên 100 dòng thuế chịu biện pháp này. Mức thuế trong hạn ngạch trung bình là 9,5% trong khi mức thuế quan ngoài hạn ngạch trung bình là 55,8%. Trên mức thuế ngoài hạn ngạch là thuế không tính theo phần trăm, đối với thuế trong hạn ngạch thì con số này là 28% ( nguồn: Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ. PGS.TS Trần Văn Chu, TS Nguyễn Văn Bình. Nxb thế giới 2006 ) Các biện pháp phi thuế quan 1.4.3.1 Hạn ngạch nhập khẩu Đối với các sản phẩm nông nghiệp theo kết quả của vòng đàm phán Urugoay, các nước đều đã cam kết thuế hóa các biện pháp phi thuế khác. Vì thế hiện nay, đối với nông sản nhập khẩu vào Mỹ, chỉ có rất ít các mặt hàng chịu sự kiểm soát của hạn ngạch Mỹ đã và đang áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng. Biện pháp này được áp dụng với khoảng 198 dòng thuế (1,9%) . Nếu như thuế suất trong hạn ngạch đối với nông sản phần lớn là thuế theo giá (chỉ có 28% là thuế suất không theo giá ) thì thuế suất ngoài hạn ngạch chủ yếu là thuế theo lượng và thuế kết hợp ( chiếm tới 92%). Điều này phản ánh mức độ cao của thuế suất theo giá, thuế suất trung bình trong hạn ngạch chỉ có 9% còn thuế suất ngoài hạn ngạch là 53% Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp gồm thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. Đây là những công cụ quản lý nhập khẩu được Mỹ rất ưa thích. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông sản thì phạm vi áp dụng của những công cụ này rất hạn chế. Ngoài ra, theo kết quả Hiệp định nông nghiệp, Mỹ cũng sử dụng biện pháp bảo hộ nông nghiệp đặc biệt. Tuy nhiên phạm vi áp dụng không nhiều nếu so sánh với các nước khác Hàng rào kĩ thuật Điểm khó vượt qua nhất trong hàng rào kĩ thuật nông sản Mỹ chính là việc chậm trễ trong thủ tục lấy mẫu và kiểm tra thủ tục hải quan Mỹ. Trên thực tế tiêu chuẩn trong hàng rào kĩ thuật của Mỹ đối với nông sản không cao nhưng điểm mấu chốt là sự phức tạp, thiếu rõ ràng trong các quy định này mới chính là khó khăn đối với các nhà xuất khẩu 1.4.3.4 Quy định về kí mã hiệu và nhãn mác Hàng hóa mang nhãn mác giả sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu làm giống, hầu như khó phân biệt so với một số nhãn hiệu đã đăng ký. Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi tại một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai, mờ và tùy theo bản chất hàng hóa cho phép, bằng Tiếng Anh tên của nước xuất xứ, đẻ cho người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ biết được tên của nước đã sản xuất ra nó. Trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ 2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Tiến trình quan hệ thương mại Việt Mỹ Trước năm 1994 xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ không đáng kể. Từ năm 1994 sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận, xuất khẩu của việt Nam vào Mỹ đạt 94,9 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu từ Việt Nam (sau Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Đức, Thái Lan Sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 12/07/1995. xuất khẩu cùa Việt Nam vào thị trường Mỹ đứng thứ 8, đạt 199 triệu USD Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết vào ngày 13/07/2000. Năm 2000 xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 821,30 triệu USD (vượt qua Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc ), và vượt lên đứng thứ 6. Năm 2001 đạt 1,05 tỷ USD (vượt qua Australia, Singapore, Đài Loan) và vượt lên đứng thứ 3 Năm 2002 đạt xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ đạt 2,394 tỷ USD Năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 4.554 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 1 Năm 2004 đạt 5,2 tỷ USD chiếm xấp xỉ 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam và tiếp tục là nước đứng thứ 1 về nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD) trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 6,6 tỷ USD Năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập 1,1 tỷ và xuất 8,6 tỷ (Việt Nam luôn xuất siêu lớn sang Mỹ). Bảng 9: Kim ngạch thương mại hai chiều (Đơn vị : triệu USD) Năm Việt Nam xuất sang Mỹ Việt Nam nhập từ Mỹ Tổng kim ngạch 2007 10.541 1.72 12.261 2006 8.613 1.181 9.794 2005 6.524 1.173 7.697 2004 5.275,8 1.163,4 6.439,2 2003 4.554,9 1.324,4 5.879,3 2002 2.394,8 580,0 2.974,8 2001 1.053,2 460,4 1.513,6 2000 821,3 367,5 1.188,8 1999 608,4 291,5 899,9 1998 554,1 273,9 828,0 1997 388,4 286,7 675,1 1996 331,8 616,6 948,4 (Nguồn: Xuất khẩu sang Mỹ:phát triển nhanh và liên tục) Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 10,2 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2006. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,4 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 vào khu vực thị trường châu Mỹ sẽ đạt 14,6 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ đạt 13,1 tỷ USD, tăng 28%. 2.2 Những điều cơ bản về hiệp định thương mại Việt Mỹ Hiệp định thương mại Việt Nam và hợp chủng quốc Hoa Kỳ ( hiệp định thương mại Việt Mỹ ) được ký vào ngày 13/07/2000 và được Quốc hội ta phê chuẩn ngày 28/11/2001, và chính thức đưa vào thực hiện ngày 11/12/2001. Hiệp định được chia thành 7 chương với 72 điều: Bảng 10. Bảng tóm tắt nội dung Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ Chương Nội dung Số điều khoản Chương I Thương mại hàng hóa 9 điều Chương II Sở hữu trí tuệ 18 điều Chương III Thương mại dịch vụ 11 điều Chương IV Quan hệ đầu tư 15 điều Chương V Thuận lợi kinh doanh 3 điều Chương VI Minh bạch và quyền khiếu kiện 8 điều Chương VII Điều khoản chung 8 điều ( Nguồn: Hiệp định giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại- thời cơ và thách thức ) Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ thể hiện trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau: Tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước, bình đẳng cùng có lợi Việc Hoa Kỳ và Việt Nam dành cho nhau Quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc không phải chỉ đem lại lợi ích cho phía Việt Nam mà còn cho cả phía Hoa Kỳ, cho các công ty Hoa Kỳ Việt Nam tôn trọng các luật lệ và tập quán quốc tế, sẽ từng bước điều chỉnh, bổ sung các luật lệ, cơ chế của mình theo hướng đó, phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam Việt Nam chấp nhận tuân thủ các quy định của Hiệp định về Thương mại và Thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), nhưng sẽ thực hiện từng bước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế có vận dụng những ngoại lệ dành cho một nước đang phát triển có thu nhập thấp Việt Nam là nước đang phát triển, đang chuyển đổi nền kinh tế, do đó có quyền được hưởng sự hỗ trợ của các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Những nội dung mà Hoa Kỳ không đặt ra với các nước khác thì không được đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng. Như vậy nội dung cơ bản của Hiệp định là Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết từng bước để hàng hóa được tiếp cận thị trường của nhau; đặt ra lịch trình cụ thể về cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đồng thời bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bên; tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại dịch vụ. 2.3 Cơ hội và thử thách thức của Việt Nam khi kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ 2.3.1 Cơ hội Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực (11/12/2002), thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ giảm từ 40-50% xuống còn 3-4% , xuất khẩu Việt Nam sẽ có thuận lợi Bằng những cam kết thực hiện việc minh bạch hóa, giảm thuế suất, bỏ hàng rào thuế quan, cởi mở hơn nữa cho đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, không phân biệt đối xử và hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ cũng được hưởng Quy chế Tối huệ quốc đã làm cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài Mỹ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2001, GDP của Mỹ đã lên đến gần 10.000 tỷ USD (số liệu của WTO công bố năm 2002), cho nên ký hiệp định với Mỹ mở ra thị trường thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Dưới sự ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung của quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển Nước Mỹ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB…, cho nên ký hiệp định thương mại với Mỹ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới. Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được hiệp định thương mại với Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp cho Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức WTO. Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ chúng ta có nhiều khả năng và điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp 2.3.2 Thách thức 2.3.2.1 Thách thức trên thị trường Việt Nam Theo như cam kết trong hiệp định thì Việt Nam phải mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ như giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, trao Quy chế Tối huệ quốc và Quy chế Đối xử quốc gia cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ đưa hàng hóa và dịch vụ vào Việt Nam kinh doanh. Như vậy ngay trên sân nhà, các hàng hóa và dịch vụ Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhà nước sẽ mất đi những đặc quyền, đặc lợi trong hoạt động thương mại và dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối. Doanh nghiệp Việt Nam phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ, ưu đãi từ phía Nhà nước với các nhà thương mại và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh các nhà đầu tư Hoa Kỳ được hưởng quyền tương tự như mình: Cơ chế một giá được xác lập, quyền tự do đầu tư nhiều hơn, thuế tương tự… Một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi quyền sử dụng phát minh, sáng chế, công thức chế tạo, thương hiệu… của nước ngoài bất hợp pháp. Họ phải tự xác lập thương hiệu, thiết kế, kiểu dáng riêng hoặc mua quyền sở hữu trí tuệ do đó chi phí sản xuất sẽ tăng hơn, khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm. Phải tái cơ cấu, cải tổ nền kinh tế; phải minh bạch và công khai chính sách ngoại thương, chính sách thuế… làm giảm tính độc lập và tự chủ của Chính phủ trong quản lý nền kinh tế. 2.3.2.2 Thách thức từ phía thị trường Mỹ Người tiêu dùng Mỹ đang quen với việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ do các nước khác xuất khẩu sang, mà họ đã là nước xuất khẩu lâu năm đã gây dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường Mỹ. Trong khi đó thì nhiều hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam chưa có ưu thế cạnh tranh cả về giá, chất lượng Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ thì hết sức phức tạp trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này thì việc am hiểu đúng, đầy đủ luật pháp của Hoa kỳ là một điều hết sức khó khăn, nó tạo ra rào cản trong việc xâm nhập và tiếp cận thị trường Có rất nhiều các nhà xuất khẩu từ các nước khác trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là một thị trường chiến lược, vì vậy Việc số lượng nhà xuất khẩu nhiều trong cùng một thị trường nhập khẩu thì tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thấp và chậm được cải thiện mà sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm kiếm và duy trì thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam là khó khăn Khoảng cách từ Việt Nam đến thị trường Mỹ là rất xa, chi phí vận tải biển và chuyên chở lớn, thời gian vận chuyển dài làm cho một số hàng như nông sản bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng chính là nguyên nhân khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên Thị trường Mỹ giảm xuống 3. NHU CẦU TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA MỸ VÀ NHỮNG DỰ BÁO Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Người Mỹ uống cà phê như người Việt Nam uống chè. Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo Bảng 11: Trị giá nhập khẩu cà phê vào Hoa Kỳ: Tr.USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Trị giá 1.515 1.524 1.776 2.064 2.775 % tăng 0,6% 16,53% 16,21% 16,21% 34,47% Nguồn Khoảng 70% cà phê nhập khẩu vào Hoa Kỳ là loại cà phê arabica (Chủ yếu từ Côlômbia, Brazil, Mêhicô...) và 30% còn lại là cà phê robusta (chủ yếu từ Việt Nam và Inđônêxia). Cà phê được tiêu thụ trê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6059.doc