Xoá đói giảm nghèo thông qua dự án Hỗ trợ giảm nghèo - GTZ tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc thuỷ tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC Lời mở đầu…………………………………………………………………...1 Chương 1: Vai trò của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình……………………….………2 1. Cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo……………...………2 1.1 Khái niệm về đói nghèo…………………………………………………..2 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá……………………………………………………...7 1.3 Chuẩn đói nghèo sử dụng trong đánh giá………………………………..11 1.4. Xóa đói giảm nghèo……………………………………...……………..16 2. Những tác động của đói nghèo đến sự phát

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xoá đói giảm nghèo thông qua dự án Hỗ trợ giảm nghèo - GTZ tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc thuỷ tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế xã hội……………………………………………………………………………18 2.1. Tác động của đói nghèo đến sự phát triển kinh tế………………………18 2.2. Tác động của đói nghèo đến sự phát triển xã hội……………………….20 3. Tổng quan về dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………….………24 3.1. Giới thiệu chung về GTZ……………………………………………….24 3.2. Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” ………………………….…………25 3.3. Vai trò của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………………….28 Chương 2: Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình………………………...………….33 1. Tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………………….33 1.1. Huyện Lạc Thuỷ………………………………………………………...33 1.2. Huyện Tân Lạc………………………………………………………….36 2. Đánh giá thục trạng đói nghèo tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thuỷ tỉnh Hòa Bình…………………………………………………….………...……39 2.1. Thực trạng đói nghèo…………………………...………………………39 2.2. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo..…………………………………..43 3. Đánh giá chung về hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình…………………………………………………………...46 3.1. Các hoạt động đã triển khai……………………………………………..46 3.2. Kết quả đạt được……………………………………...………………...58 3.3. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân………………………………..60 3.4. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………….61 Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với xóa đói giảm nghèo tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………………….63 1. Bối cảnh về kinh tế xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tỉnh và của dự án……………………………………………………………….…...63 1.1 Bối cảnh khách quan…………………………………………………….63 1.2 Bối cảnh chủ quan……………………………………………………….67 2. Định hướng và mục tiêu phát triển của dự án……………..…………76 2.1 Định hướng………..……………………………………………………76 2.2 Mục tiêu……………………..………………………………………….79 3. Giải pháp…………………………………………………………………80 Kết luận…………………………….……………………………………..81 Tài liệu tham khảo…………………..……………………………………82 Danh mục các từ viết tắt Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, thương binh và xã hội Bộ GD-ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo CPRGS Chiến lược Xóa đói Giảm nghèo và Tăng trưởng Toàn diện XĐGN Xóa đói giảm nghèo WB Ngân hàng thế giới ODA Viện trợ phát triển chính thức GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ESCAP Ủy ban kinh tế và phát triển châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc LỜI MỞ ĐẦU Đói nghèo là một hiện tượng xã hội, mang tính lịch sử và phổ biến của mọi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình phát triển của đất nước, xóa đói giảm nghèo luôn là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các ban ngành, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức quốc tế đã giúp nước ta tìm ra những giải pháp, phương hướng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay. Hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình là một trong những vùng thí điểm của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”. Hai huyện này có tỷ lệ nghèo đói luôn ở mức cao. Do vậy, dự án mong muốn góp phần cải thiện tình hình đói nghèo tại hai huyện trên, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và góp phần ổn định xã hội. Để có được cái nhìn tổng quát và thực tế hơn trong công tác xoá đói giảm nghèo tại hai huyện trên của dự án. Em xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Xóa đói giảm nghèo thông qua dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp”. Bài viết đưa ra các đánh giá về thực trạng công tác XĐGN của dự án tại hai huyện trên và một vài phương phướng cần giải quyết trong năm tới cũng như giai đoạn tiếp theo của dự án. Bài viết của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét và đánh giá của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Vai trò của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình Cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo Khái niệm về đói nghèo Quan niệm về đói nghèo trên thế giới. Các khái niệm về nghèo, đói nghèo, nghèo khổ được thế giới định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau. Mỗi định nghĩa đều phản ánh các khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh một cách nhất quán là điều rất khó khăn, còn gộp chung lại thì là điều không thể. Những định nghĩa đơn giản nhất về “nghèo” có: Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định. Năm 1998, UNDP đã công bố một báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” và đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau [96, tr.10]: Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu Sự nghèo khổ cựu độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo nghiêm trọng hơn được xác định như không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi thực phẩm chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác. Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn có thể thay đổi theo thời gian. Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực cố định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1$/người/ngày. Tóm lại, có hai khái niệm về nghèo thường được sử dụng trên nhiều quốc gia như sau: Nghèo tuyệt đối: Hội nghị chống đối nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình đô phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Đây được xem là một định nghĩa chung nhất về nghèo, định nghĩa mang tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về mặt lượng được tính đến sự khác biệt về nhiều yếu tố như lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội. Trong đó, nhu cầu cơ bản của con người bao gồm 8 yếu tố phân thành 2 loại, trong đó có nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và 5 nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: Văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. Mức đo của nó mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng quốc gia, của từng địa phương và từng thời kỳ. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Theo hai khái niệm thì người nghèo có thu nhập thấp nhất so với thu nhập tính theo đầu người. Khái niệm nghèo tương đối gần với ý niệm bất bình đẳng và thiếu hụt so với mức sống trung bình. Do vậy, nếu so sánh nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta thường sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì sử dụng khái niệm nghèo tuyệt đối. Cả 2 khái niệm trên đều có mục đích và cách thức sử dụng khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi. Mặt khác, khi quan niệm và đánh giá về nghèo cần phải xét trên các điều kiện sau: Trong từng giai đoạn lịch sử. Trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền, một tầng lớp, một nhóm dân cư. Nghèo có những cấp độ khác nhau: ở dạng đói, nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối…Vì vậy, nói đến nghèo không chỉ tính đến số người nghèo đói mà còn phải đo độ nghèo tức là đo khoảng cách giữa số thu nhập có được với ngưỡng nghèo ấn định. Tỷ lệ và cấp độ nghèo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương, trong từng thời kỳ lịch sử. Nghèo được tính theo thời gian: Có thể sự nghèo được truyền từ đời này sang đời khác hay còn gọi là nghèo dai dẳng, kéo dài thường có ở các nước chậm phát triển. Ngoài ra còn có những người vì hoàn cảnh thực tế mà rơi vào cảnh nghèo, được gọi là “nghèo mới” Nghèo có nhiều chiều hay nhiều phương diện: Nghèo ở đây không chỉ phản ánh trên khía cạnh như thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu phương tiện sản xuất và sinh hoạt đời sống mà còn thiệt thòi trên phương diện sức khỏe, giáo dục, địa vị xã hội…Người nghèo khi đã rơi vào tình trạng thiếu thốn một phương diện thì thường có nguy cơ lâm vào sự cùng quẫn và chồng chất mọi thiệt thòi. Bàn về sự nghèo khổ của con người còn có một khái niệm đã được Liên Hợp Quốc đưa ra trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người có nghĩa là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là: Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi. Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được với các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam. Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nghèo, có thu nhập bình quân đầu người thấp. Tỷ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao. Do vậy, dựa vào những khái niệm chung của các tổ chức Quốc tế, dựa vào thực trạng đời sống kinh tế xã hội trong nước, Việt Nam đã có những khái niệm mang tính chất cơ bản và định hướng. Trong từ điển tiếng Việt năm 1994 có những định nghĩa khác nhau về nghèo như sau: Nghèo: Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc về nhu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Nghèo đói: Nghèo đến mức không có ăn. Nghèo hèn: Nghèo ở vị trí thấp kém trong xã hội. Ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn thường nhận diện đói ở hai dạng: đói kinh niên và đói gay gắt. Còn quan niệm về nghèo bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói. Với cách đánh giá như vậy, nghèo ở Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản chung nhưng vẫn nổi bật ở hai đặc trưng: Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời này sang đời khác. Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa số thu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được quy định là rất lớn. Hai đặc trưng này phản ánh được thực trạng Viêt Nam là một nước còn nghèo và nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ sản xuất còn kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều trong tiến trình giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Theo tài liệu của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã đưa ra các khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau: Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Nghèo: Là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Hộ đói: Là hộ cơm không đủ no,, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát. Hộ nghèo: Là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất… Xã nghèo: Là xã có các đặc trưng sau: Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm 40% trở lên. Thiếu hoặc yếu cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện thắp sang, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ. Vệt ( vùng) nghèo: Là chỉ một địa bàn tương đối rộng: Có thể là một số xã liền kề nhau ( hoặc một vùng dân cư) nằm ở vị trí rất khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi. Các cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng có tỷ lệ số xã nghèo, hộ nghèo cao. Bên cạnh đó, còn có các khái niệm để chỉ mức độ gay gắt của nghèo đói như: Đói gay gắt: Là tình trạng một bộ phận có mức thu nhập dưới 8kg gạo/người/tháng. Đói kinh niên: (tương ứng với nghèo truyền từ đời này sang đời khác) là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tỉnh: (hay còn gọi là nghèo mới) là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm xét. Việc đưa ra các khái niệm nghèo cả về định tính và định lượng nhằm phân định mức độ nghèo và tìm ra giải pháp giảm nghèo. Tóm lại, khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể có một chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả các quốc gia và tại Việt Nam cũng có sự khác nhau giữa các địa phương. Các chỉ tiêu đánh giá. 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo trên thế giới. Để xác định các chỉ tiêu về đói nghèo, trên thế giới đã đưa ra những chuẩn mực đánh giá khác nhau: Chỉ tiêu tính theo thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người(GNP). Chỉ tiêu này do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra để đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia. VD: Căn cứ theo GDP trên đầu người /năm vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy: Trên 25.000 USD : nước cực giàu Trên 20.000 – 25.000 USD : nước giàu Trên 10.000 – 20.000 USD : nước khá giàu Trên 2.500 – 10.000 USD : nước trung lưu Trên 500 – 2.500 USD : nước nghèo Dưới 500 USD : nước cực nghèo Việt Nam với gần 400 USD/người/năm (năm 1990) được xếp thứ 110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm nước cực nghèo. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 730USD/năm. Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người. Chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra gồm 3 chỉ tiêu: Tuổi thọ trung bình dân cư Trình độ học vấn, bao gồm tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân cư, số năm đi học trung bình của người dân. Thu nhập bình quân đầu người. HDI của Việt Nam được đo cho năm 2004 là 0,709 và đứng ở vị trí 109 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Mới đây, theo “Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008” của Liên Hợp Quốc cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước. Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI): đề cập vào 3 điểm có tính phổ biến về nhu cầu cơ bản của con người: Tuổi thọ dự báo khi 1 tuổi Tỷ lệ tử vọng của trẻ sơ sinh Tỷ lệ xóa mù chữ. Sự kết hợp chỉ tiêu GNP, HDI và PQLI cho phép nhìn nhận nước giàu nghèo chính xác và khách quan hơn. Nó cho phép đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển con người trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, để đánh giá “nghèo khổ của con người”, Liên hiệp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ con người – HPI hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau. 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo ở Việt Nam Các chỉ số đánh giá đói nghèo được sử dụng ở Việt Nam hiện nay: Dựa trên những định nghĩa về đói nghèo ở Việt Nam. Thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (Tỷ lệ đếm đầu – HCR) Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới. Tuy nhiên để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách hữu hiệu cần thiết giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo. Các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số: “khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá nghèo đói ở Việt Nam: được tính trên nhiều phương diện khác nhau căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu chính để đánh giá đói nghèo như sau: Chỉ tiêu về thu nhập: Thu nhập bình quân một người một tháng (hoặc năm) được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường được dùng lương thực (gạo) để đánh giá. Thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần túy và cần xác định rõ chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu tháng để xác định mức đói nghèo. Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Căn cứ trên hiện trạng về nhà cửa và các đồ dùng sinh hoạt. Chỉ tiêu này mang tính chất tương đối vì phụ thuộc vào thời điểm đánh giá chỉ tiêu. Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất: Những người nghèo đói có ít thậm chí rất ít tư liệu sản xuất, bên cạnh đó tư liệu sản xuất của họ lại thô sơ. Một bộ phận lớn người nghèo còn thiếu ruộng đất để canh tác, sản xuất. Chỉ tiêu về vốn: tính trên số tiền được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Người nghèo hiện nay đa phần là đi vay nợ hoặc vay tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói còn xét trên nhiều yếu tố khác như: giáo dục, y tế, nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói và không có quyền lực. 1.3. Chuẩn đói nghèo sử dụng trong đánh giá. 1.3.1. Chuẩn đói nghèo của thế giới. Theo cách tiếp cận của WB, thì phạm vi nghèo khổ ngày càng được mở rộng. Nghèo khổ thường gắn liền với thiếu thốn trong tiêu dùng. Theo cách tiếp cận này thì nghèo khổ không chỉ dựa trên tiêu chí thu nhập mà còn gồm cả những tiêu chí không gắn với thu nhập. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu). Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá mức độ thành công của chính sách đó. Phương pháp được các nhà kinh tế sử dụng là xác định “giới hạn nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”. So sánh quốc tế thường dựa vào một ngưỡng chi tiêu được tính bằng đô-la một ngày. Cụ thể hơn, tính ra đô-la cùng với sức mua như ở Mỹ( còn gọi là đô-la theo sức mua tương đương, viết tắt là PPP). Những ngưỡng nghèo thường được dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày. Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/người/ngày. Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp hàng hóa phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100 calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”. Bảng 1: Tỷ lệ nghèo theo ngưỡng “1 đô-la/ngày” Chi tiêu trung bình đầu người (theo đô la PPP/tháng) Tỷ lệ dân số sống dưới mức 1$ PPP/ngày 2$ PPP/ ngày 1990 41,7 50,8 87,0 1993 48,9 39,9 80,5 1996 63,7 23,6 69,4 1998 68,5 16,4 65,4 1999 68,0 16,9 65,9 2000 71,3 15,2 63,5 2001 73,8 14,6 61,8 2002 78,7 13,6 58,2 2003 82,0 12,0 55,8 2004 85,5 10,6 53,4 Nguồn: Ngân hàng thế giới, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (2004) Chú thích: Đô-la tính theo sức mua tương đương được tính theo giá cố định năm 1993 1.3.2. Chuẩn đói nghèo của Việt Nam * Phương pháp của của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đưa ra ngưỡng đói nghèo tại Việt Nam năm 1993 để hỗ trợ cá hoạt động xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Kể từ đó, công tác xác định tỷ lệ nghèo của Bộ LĐ-TB-XH được quyết định theo nhu cầu xác định hộ nghèo (và xã nghèo) đủ tiêu chuẩn để nhận hỗ trợ trực tiếp. Bộ Lao động-Thương Binh-Xã hội dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ. Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu mức thu nhập đầu người của họ dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn, và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Bảng 2: Ngưỡng nghèo của Bộ LĐ-TB-XH theo quy đổi ra thóc và VND Khu vực Bình quân đầu người/tháng 1993 1995 1997 Thời kỳ 2001-2005 Nông thôn 15 kg 20 kg Thành thị 20 kg 25 kg Nông thôn miền núi và hải đảo <15 kg ( = VND 55,000) VND 80,000 Nông thôn đồng bằng và trung du <20 kg (=VND 70,000 VND 100,000 Thành thị <25 kg (=VND 90,000) VND 150,000 Nguồn: Các tài liệu của Bộ LĐ-TB-XH qua các năm khác nhau. Bên cạnh đó, Ủy ban dân tộc sử dụng ngưỡng nghèo của Bộ LĐ-TB-XH như một trong 5 tiêu chí dùng để xếp loại các xã đặc biệt khó khăn. Tiêu chí chọn lựa các xã nghèo: Tỷ lệ đói nghèo từ 25% trở lên Cơ sở hạ tầng: chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ bản với mức độ biểu hiện như sau: Nước sạch: dưới 30% tổng số hộ gia đình trong xã. Điện sinh hoạt: dưới 50% tổng số hộ gia đình. Giao thông: không có đường đến trung tâm xã, không thể đến trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Cơ sở trường học: số phòng học (theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT) không thể đáp ứng hơn 70% số học sinh, hoặc phòng học tạm thời và được xây dựng với vật liệu đơn giản Không có trung tâm y tế hoặc chỉ có trạm xá Không có chợ hoặc chợ tạm bợ * Phương pháp của Tổng cục Thống kê Tổng cục thống kê dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo. Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo. Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng. Ngưỡng đói nghèo về lương thực thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực thực phẩm. Ngưỡng nghèo thứ hai, thường được gọi là “ngưỡng nghèo chung”, ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực. Bảng 3: Ngưỡng nghèo ở Việt Nam Chi tiêu bình quân đầu người/ năm 1993 (tính vào thời điểm 1/1993) 1998 (tính vào thời điểm 1/1998) Ngưỡng nghèo về lương thực thực phẩm 750.000 VND 1.287.000 VND Ngưỡng nghèo chung 1.116.000 VND 1.788.000 VND Nguồn: Tổng cục Thống kê. * Theo Chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2006, Chính phủ quy định chuẩn nghèo mới được sử dụng thống nhất để thuận tiện trong đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam, chuẩn mới này có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh. Ngưỡng thu nhập xác định hộ nghèo cho giai đoạn 2006 – 2010 là 200 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị, tính theo sức mua tương đương khoảng 1.8 USD/ngày/người và 2 USD/ngày/người tương ứng. Bảng 4: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 và năm 2006 theo chuẩn mới của Chính Phủ giai đoạn 2006-2010 (%) Năm 2004 (Tính theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 quy về giá tháng1/2004) Năm 2006 Cả nước 18,1 15,5 Chia theo khu vực Thành thị 8,6 7,7 Nông thôn 21,2 17 Chia theo vùng Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,1 Đông Bắc 23,2 22,2 Tây Bắc 46,1 39,4 Bắc Trung Bộ 29,4 26,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 Tây Nguyên 29,2 24,0 Đông Nam Bộ 6,1 4,6 Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 Nguồn:Tổng cục thống kê 1.4. Xóa đói giảm nghèo. 1.4.1. Quan niệm về giảm nghèo Giảm nghèo được hiểu là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nghèo khổ, do đó cách giải quyết vấn đề nghèo khổ là khác nhau. Ở nước ta, nghèo đói một phần là do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại. Nhận thấy, trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn được lưu giữ, trong khi đó trình độ sản xuất mới tiên tiến chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế từ đó dẫn đến sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư. Do vậy, giảm nghèo ở nước ta chính là phải từng bước thay đổi quá trình sản xuất cũ, lạc hậu để chuyển sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn. Bước đầu, cách thức giảm nghèo sẽ là tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có được khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển, trên cơ sở đó giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Bên cạnh đó, cần có các chính sách xã hội có tính chất bảo trợ đối với người nghèo trước hết là đảm bảo các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo. Ngược lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững. Quy mô và mức độ nghèo đói ở mỗi nước phụ thuộc vào hai yếu tố: Thu nhập bình quân đầu người và mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Do đó, phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nhập bình quân đầu người thấp và phân phối không đồng đều. Điều này có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở để các nước đang phát triển có được những lựa chọn chính sách toàn diện cho giảm nghèo đói. 1.4.2. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo Trong thời gian vừa qua, các chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và đã phần nào nâng cao mức sống của người dân. Nhưng do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, nên còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong tình trạng nghèo đói, không đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Đây chính là vấn đề xã hội nhức nhối cần được giải quyết nếu không sẽ gây những bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội. Vấn đề xóa đói giảm nghèo là một đòi hỏi khách quan, cần giải quyết để tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước theo hướng CNH – HĐH. Trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định song nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của tiêu cực. Đó là sự phân hóa giàu nghèo, dẫn đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư trong xã hội. Do đó, giải quyết thành công vấn đề xóa đói giảm nghèo sẽ tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội, xóa bỏ nguy cơ phân hóa giai cấp, tiến tới mục tiêu phát triển và phát triển bền vững của xã hội XHCN. Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho phát triển. Đó là những điều kiện về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh, tiếp xúc với văn hóa và văn minh trên thế giới. Từ đó duy trì và phát triển tốt nguồn nhân lực trong tương lai, là nhân tố quan trọng và quyết định trong quá trình phát triển. Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tạo môi trường xã hội trong sạch, thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Đói nghèo là một nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, mất an ninh trật tự. Nó không chỉ kéo theo hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung đột, mất ổn định và tàn phá môi trường sống. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một việc làm hết sức cần thiết , là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xóa đói giảm nghèo sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế và ngược lại phát triển kinh tế sẽ giúp giảm đói nghèo một cách nhanh chóng hơn. 2. Những tác động của đói nghèo đến sự phát triển kinh tế xã hội 2.1. Tác động của đói nghèo đến sự phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nước ta vẫn là một trong nước nghèo trên thế giới.Tỷ lệ nghèo đói tuy có giảm nhưng chưa được đánh giá là vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là dân cư nông thôn, miền núi. Nghèo đói luôn có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế. Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển luôn là trở ngại lớn đối với những nước đang phát triển. Do đó, xóa đói giảm nghèo là tiền đề của phát triển. Ngược lại, sự phát triển kinh tế vững chắc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công xóa đói giảm nghèo. Nghèo đói diễn ra không chỉ ở những nước nghèo, lạc hậu mà ngay cả những nước giàu có hoặc đạt tới trình độ phát triển cao vẫn còn một bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ nghèo đói ở mỗi quốc gia và khu vực có sự khác nhau. Điều đó thể hiện sự khác nhau về trình độ phát triển đặc biệt là sự phát triển về kinh tế. Nghèo đói thể hiện sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu kỹ thuật, trình độ thấp kém của việc thỏa mãn nhu cầu phát triển chất lượng của con người. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển càng bị kìm hãm. Trình độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong để khắc phục nghèo đói. Chỉ có thể thoát khỏi cảnh bế tắc đó một cách căn bản nếu tìm được cách phát triển sản xuất, với sự hỗ trợ vật chất của nhà nước và toàn thể xã hội đối với người nghèo. Ở nước ta, lợi thế về đất đai, nguồn lực lao động cũng như nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện thuận lợi để đưa ra những cách thức, biện pháp nhằm tăng trưởng từ đó vượt đói nghèo. Hợp tác quốc tế và đầu tư phát triển cùng với những khả năng huy động vốn ở dân để tạo một khối lượng lớn và quan trọng cho quỹ XĐGN. Sự đầu tư trong nước về ngân sách và một hệ thống các chính sách, biện pháp khác thúc đẩy XĐGN một cách thiết thực. Tính tất yếu và bức xúc giải quyết vấn đề giảm nghèo (xóa đói) ở nước ta còn ở chỗ trong thời đại mở cửa vấn đề hòa nhập và sự bất lợi của nước nghèo, nước chậm phát triển trong quan hệ kinh tế với các nước khác là rất lớn. Nước nghèo luôn thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế với sản phẩm làm ra với chất lượng thấp, giá thành cao hoặc hàng hóa xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sản xuất thô, chưa qua tinh chế nên thu được lợi nhuận rất thấp. Đối với nước nghèo, tăng trưởng kinh tế với tốc độ chậm sẽ không có vị thế khi đàm phán, ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ không đủ khả năng tiến hành những hoạt động mang lại lợi nhuận cao như buôn bán và dịch vụ ngân hàn._.g. Bên cạnh tăng trưởng về kinh tế với tốc độ nhanh còn đòi hỏi phát triển con người. Như vậy sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất có trình độ về văn hóa, chuyên môn và giàu kinh nghiệm để đáp ứng cũng như theo kịp sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. Nhưng để có được đội ngũ những người lao động và quản lý giỏi, mà các nhà kinh tế cho rằng đó là động lực để đạt được sự tăng trưởng cao, thì phải có sự đầu tư cao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và phải qua một thời gian dài. Điều này sẽ rất khó khăn đối với người nghèo bởi lẽ khi đã đói nghèo thì việc tiếp cận với các dịch vụ như giáo dục, y tế… bị hạn chế. Kết quả là người nghèo thường là thất học, trình độ văn hóa bị hạn chế, sức khỏe không đảm bảo. Mặt khác khi đã đói nghèo thì thường đi đôi với năng suất lao động thấp do lao động thường là giản đơn, ít có điều kiện để trau dồi kỹ năng, kỹ sảo trong hoạt động sản xuất. Đây cũng là hạn chế lớn của đói nghèo đối với tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tác động của đói nghèo đến sự phát triển xã hội. 2.2.1. Về văn hóa Từ nghèo đói về kinh tế dẫn tới nghèo đói về văn hóa. Nguy cơ này rất tiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với phát triển không chỉ ở từng người, từng hộ gia đình mà còn ở cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển xã hội. Ở một trình độ phát triển thấp, nghèo đói về kinh tế luôn là sự nổi trội gay gắt nhất. Do đó mục tiêu phấn đấu là đạt tới sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bong sự phát triển văn hóa, tinh thần, sự định hướng giá trị sẽ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thực dụng, sự thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người…Đi vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất là nguy cơ phát triển cái xấu, cái ác, làm nghèo nàn biến dạng cái thiện, cái chân, cái mỹ. Nếu tình trạng đó xảy ra ở lớp trẻ sẽ càng làm nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi về văn hóa và nhân cách. Nó kìm hãm sự phát triển không kém gì lực cản đói nghèo về kinh tế, thậm chí còn tệ hại hơn. Do đó, trong khi tập trung mọi nỗ lực chống đói nghèo về kinh tế, cần sớm cảnh báo xã hội những nguy cơ và tác hại của đói nghèo văn hóa để tránh khỏi những đáng tiếc do sự thiếu hụt về văn hóa. 2.2.2. Về chính trị. Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị. Các tệ nạn xã hội phát sinh như trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm…đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị như mất ổn định chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị. Nếu giải quyết không thành công vấn đề giảm nghèo (trước hết là xóa đói) sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững của đất nước cũng không thể thực hiện được. Đối với nước ta trong giai đoạn bước ngoặt của sự phát triển hiện nay nếu không tập trung vào xóa đói giảm nghèo thì sẽ không tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển và nguy cơ bị tụt hậu. Nghèo về kinh tế luôn dẫn đến căng thẳng về xã hội và chính trị. Nghèo đói của dân cư đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay trong quá trình phát triển. Do vậy, nghèo đói và lạc hậu luôn đi liền với nhau, luôn là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế phải cùng hợp sức giải quyết. 2.2.3. Về nguồn lực con người Nguồn lực con người luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của con người trong sự phát triển. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu mà thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sự phát triển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về số lượng mà ở chất lượng. Nguồn nhân lực mà có quy mô lớn nhưng lại có chất lượng thấp sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển. Đói nghèo đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống vật chất và tinh thần của con người. Khẩu phần ăn của người nghèo luôn ở mức thiếu hụt năng lượng so với năng lượng khẩu phần ăn hợp lý. Do bữa ăn thiếu và mất cân đối kéo dài đã ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng chung. Kết quả là thể trạng của người nghèo, nước nghèo thường có chỉ số kém hơn so với nước giàu, những người có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đói nghèo còn ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe con người, đi liền với nó là bệnh tật, tuổi thọ bình quân giảm, điều kiện vệ sinh, chăm sóc y tế… Bên cạnh đó, mối tương quan giữa nghèo đói và tình trạng mù chữ cũng khá chặt chẽ. Càng nghèo thì tỷ lệ mù chữ càng cao và ngược lại. Số năm đi học bình quân ở các nước kém phát triển luôn thấp hơn so với những nước phát triển, và có sự khác biệt khá lớn. Nhìn chung, nghèo đói đang là một trở ngại lớn với sự phát triển trí lực. Người nghèo thường không có khả năng và điều kiện để tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, gây hạn chế lớn trong nhìn nhận và hiểu biết về những vấn đề kinh tế xã hội. Tóm lại, nghèo đói không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới trình độ tri thức của con người, qua đó làm ảnh hưởng tới nguồn nhân lực con người - động lực quan trọng để phát triển. 2.2.4. Địa vị kinh tế - xã hội của người nghèo trong cộng đồng. Nhận thấy, trong mọi lĩnh vực, địa vị chính trị xã hội của người nghèo đều thấp hơn một cách đáng kể so với mức trung bình (về lượng) và những vị trí vừa phải và thấp trong chính quyền đoàn thể (về chất). Có 3 lý do cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất đó là vì người nghèo ít có khả năng và điều kiện tham gia vào công tác xã hội, phần lớn thời gian của họ là lao động nuôi sống gia đình mình. Thứ hai, là do học vấn của người nghèo thường thấp hơn, ít có điều kiện học hỏi nên trình độ hiểu biết hạn hẹp, không thể tham gia vào các công tác chính trị - xã hội được. Thứ ba là bản thân người nghèo không được coi trọng trong cộng đồng, không được cộng đồng tín nhiệm, bởi họ không thể làm gương cho người khác về trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Tóm lại, người nghèo luôn có địa vị kinh tế xã hội thấp trong cộng đồng. Đây là một thiệt thòi cho chính bản thân người nghèo. 3. Tổng quan về dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình 3.1. Giới thiệu chung về GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức, với tên chính thức là Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH, là một công ty thuộc Chính phủ Đức hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Sứ mệnh của tổ chức là góp phần tác động tích cực vào sự phát triển về mặt chính sách, kinh tế, sinh thái và xã hội của các nước đối tác, cải thiện điều kiện sống và triển vọng lâu dài của người dân ở các nước đó.   Tại Việt Nam, GTZ làm việc chặt chẽ với các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và địa phương để ủng hộ sự phát triển bền vững về mặt kinh tế và xã hội. GTZ đã có những hoạt động tích cực tại Việt Nam từ năm 1993, và hiện đang hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc triển khai khoảng 20 chương trình và dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, hoạt động hợp tác kỹ thuật của GTZ tại Việt Nam tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên trọng tâm: Phát triển kinh tế bền vững Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên bao gồm cấp nước, xử lý nước thải và chất thải rắn Y tế * Các dự án đang được thực hiện tại Việt Nam Lĩnh vực thứ nhất: Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên bao gồm cung cấp nước, xử lý nước thải và chất thải rắn Các dự án Chương trình hỗ trợ việc quản lý và sử dụng bền vững rừng tự nhiên và việc tiếp thị các sản phẩm lâm nghiệp quan trọng Dự án khuyến khích sản xuất khoai tây Dự án phát triển nông thôn tỉnh Ðắk Lắk Dự án phát triển rừng quốc gia Tam Đảo Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung Dự án quản lý bền vững vùng đầu nguồn trong vùng Hạ lưu sông Mekong Dự án quản lý nước thải tại các tỉnh lỵ Việt Nam Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tại tỉnh Sóc Trăng Lĩnh vực thứ hai: Phát triển kinh tế bền vững Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô Dự án hỗ trợ xây dựng Kiểm toán Nhà nước Việt nam (KTNN) Dự án hỗ trợ cải tổ Đường sắt Việt Nam Dự án hỗ trợ dạy nghề kĩ thuật (TVET) Dự án hỗ trợ giảm nghèo Lĩnh vực thứ ba: Lĩnh vực y tế với dự án: Góp phần cải thiện dịch vụ y tế và sức khỏe sinh sản tại tỉnh Cao Bằng và Sơn La 3.2. Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” Dự án “Hỗ trợ xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản với sự phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban dân tộc, Tổng cục thống kê. Trong khuôn khổ mục tiêu giảm nghèo quốc gia. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo. Thực hiện hợp tác song phương, dự án” Hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam do chính phủ Đức tài trợ nhằm hỗ trợ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG về giảm nghèo tại địa phương. Dự án tập trung vào ba lĩnh vực chính sau: (1) phát triển kinh tế địa phương, (2) bảo trợ xã hội và (3) giám sát giảm nghèo ở cấp cơ sở. Tổng thời gian thực hiện dự án là 6 năm từ 2005 đến năm 2011. Trong đó, giai đoạn đầu tiên của Dự án sẽ bắt đầu từ 1 tháng 3 năm 2006 và kết thúc vào 28 tháng 2 năm 2009. Dự kiến sẽ tiếp tục giai đoạn thứ hai sau khi giai đoạn 1 kết thúc. Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” được thực hiện ở cấp quốc gia cũng như thí điểm tại ở 3 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Đăk Lăk với ngân sách thực hiện trong giai đoạn I là 2.100.000 EUR. Trong đó vốn ODA là 2.000.000 EUR (với hình thức là viện trợ không hoàn lại cho dự án hợp tác kỹ thuật) và vốn đối ứng bao gồm các đối tác chính sẽ đóng góp 100.000 Euro; chưa tính đến sự đóng góp của các tổ chức đối tác thực hiện tiềm năng khác ở trung ương và địa phương. Mục tiêu cụ thể của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo GTZ” là: điều kiện sống của các hộ gia đình nghèo tại các vùng thí điểm của dự án được cải thiện và các phương pháp tiếp cận thử nghiệm được đưa vào áp dụng trong Chương trình MTQG về giảm nghèo. Trong đó mục tiêu giai đoạn I là: các phương pháp tiếp cận có hiệu quả thực tiễn được thử nghiệm và áp dụng tại cấp địa phương (huyện và xã) trong vùng thí điểm của dự án. Do đó sau khi kết thúc giai đoạn I phải đạt được: Tối thiểu ba phương thức tạo công ăn việc làm và khuyến khích tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích giảm nghèo trong vùng thí điểm dự án được các cơ quan chức năng đó triển khai. (hợp phần1) Tối thiểu 2 quỹ hỗ trợ rủi ro cho các nhóm dân cư nghèo trong vùng thí điểm của dự án được triển khai (hợp phần 2). Có 75% số xã /huyện trong vùng thí điểm áp dụng hệ thống giám sát tác động nghèo tại địa phương theo cách tiếp cận mới của dự án (hợp phần 3). Bảng 5: Tổng quan về các hợp phần của dự án Các hợp phần Hợp phần 1: Hỗ trợ giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương Hợp phần 2: Tăng cường hệ thống an sinh xã hội/mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo thông qua quản lý rủi ro hiệu quả Hợp phần 3: Giám sát tác động giảm nghèo cấp địa phương Tác động Tăng thu nhập Giảm rủi ro cho người nghèo một cách bền vững Nâng cao hiệu quả của các nhà đầu tư, chương trình của chính phủ. Kết quả Các hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ cải thiện hiệu quả và tăng năng suất Người dân tổ chức sản xuất kinh doanh Người nghèo có việc làm Quỹ hỗ trợ rủi ro xã hội giúp người nghèo khắc phục rủi ro Hệ thống an sinh xã hội mới có các chính sách trợ giúp xã hội có lợi cho các nhóm dễ tổn thương Cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực Nâng cao năng lực của nhà ra quyết định cấp địa phương Nâng cao tính giải trình của các cấp chính quyền địa phương. 3.3. Vai trò của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh miền núi với dân số nông thôn chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người chủ yếu bằng lao động nông nghiệp thuần túy như trồng lúa nước, lúa mương, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Theo báo cáo cuối năm 2004 tỷ lệ nghèo đói của tỉnh là 14,2%, trong đó 2 huyện Lạc Thủy và Tân Lạc có tỷ lệ nghèo đói cao, tương ứng với 13,08% và 14,07%. Đây là 2 huyện miền núi, dân cư chủ yếu thuộc dân tộc Mường, chiếm trên 65% dân cư ở đây, thu nhập của người dân chủ yếu bằng lao động nông nghiệp thuần tuý như trồng lúa nước, lúa nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Thu nhập bình quân đầu người chưa đến 50% thu nhập bình quân của cả nước năm 2006 ( chỉ vào khoảng 300$/người/năm). Khó khăn lớn nhất của 2 huyện này hiện nay là kinh tế phát triển chậm, địa bàn rộng lại nhiều địa hình đồi núi nên việc giao thông đi lại cũng như việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn khiến cho mức sống của người dân ở đây rất thấp, chất lượng sống cũng bị hạn chế. Nói chung, người dân ở đây không có cơ hội tiếp cận và tham gia vào hệ thống bảo trợ cộng đồng tự quản và hệ thống an sinh xã hội mang tính bền vững. Mặt khác, huyện Tân Lạc và Lạc Thủy cũng là một trong những địa phương của tỉnh Hoà Bình đã có nhiều đóng góp tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, góp phần cùng cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc; vì thế đây cũng là hai trong những địa phương chịu nhiều tổn thất về người và của, là gánh nặng để lại sau chiến tranh. Hiện 2 huyện có rất nhiều hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách, nhiều liệt sỹ, thương binh, và các nạn nhân chất độc da cam. Phần lớn họ đều thuộc hộ có hoàn cảnh khó khăn, mức sống dưới trung bình, nhiều hộ thuộc diện nghèo, tính đến năm 2006, cả 2 xã có khoảng trên 1000 hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo đến nay chỉ dừng lại ở cấp quốc gia và chỉ có một số tỉnh đang lồng ghép CPRGS vào kế hoạch 5 năm của tỉnh với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Vì vậy các hỗ trợ để lồng ghép chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS) tại 2 huyện sao cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ nghèo đói cao được hưởng lợi từ các thành quả của quá trình phát triển kinh tế một cách bình đẳng là hết sức cần thiết. Do vậy, tại tỉnh Hòa Bình, dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” chọn thí điểm 2 huyện là: huyện Tân Lạc và Lạc Thủy với mục tiêu giúp địa phương gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu giảm nghèo, sao cho các chương trình phát triển kinh tế địa phương có lợi cho người nghèo, giúp họ thoát nghèo đối với cả các gia đình thuộc hộ chính sách và các gia đình thuộc diện nghèo. Dự án được xây dựng nhằm khắc phục yếu điểm lớn nhất của chương trình XĐGN giai đoạn 2001 – 2005 và của các dự án hiện đang được thực hiện trong 2 huyện là thiếu lồng ghép giữa các chính sách, dự án của chương trình ( giữa chính sách tín dụng và chương trình khuyến nông, lâm, ngư, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo và đào tạo nghề là 1 ví dụ điển hình) và thiếu một hệ thống theo dõi và giám sát nghèo đói đồng bộ. Rõ ràng tín dụng chưa đi đôi với hỗ trợ tập huấn khuyến nông, lâm, ngư và hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo nên người nghèo ít khi sử dụng vốn vay có hiệu quả. Bên cạnh đó thiếu một hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá cũng như cơ chế thực hiện điều này đã phần nào giảm hiệu quả của các dự án đó.  Bên cạnh đó, chương trình Mục tiêu quốc gia tuy hình thành từ năm 1998, đã triển khai được gần 10 năm nhưng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá đói nghèo được coi là rất yếu. Lý do chính là hệ thống này chưa được đánh giá một cách đúng mức. Thực chất hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng trong theo dõi biến động nghèo đói và việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các mục tiêu của chương trình XĐGN. Tuy hệ thống theo dõi giám sát và đánh giá nghèo đói có tồn tại nhưng dưới dạng một hệ thống báo cáo từ dưới lên tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đầu ra, các cung cấp rất ít về nguyên nhân của giảm nghèo. Các chỉ tiêu báo cáo chưa được sắp xếp một cách có hệ thống và chưa tính đến khả năng cung cấp thông tin ở cơ sở , đặc biệt là cấp xã, phường. Kết quả là báo cáo gửi lên không thường xuyên và thiếu nhiều chỉ tiêu. Điều này gây không ít khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của quá trình XĐGN tại các cấp cơ sở. Vì vậy, một trong những hợp phần hoạt động của dự án là thiết kế một hệ thống chỉ tiêu theo dõi nghèo đói vừa phản ánh đầy đủ các yếu tố kinh tế ,xã hội của địa phương vừa phù hợp với năng lực cán bộ. Hệ thống được xây dựng theo các phương pháp khoa học, nhằm năng cao hiệu quả giám sát đói nghèo ở hai huyện trên. Đánh giá gần đây do các cơ quan của chính phủ và các tổ chức quốc tế thực hiện ở 2 huyện này cho thấy kết quả của các dự án đã thực hiện chưa thực sự bền vững. Nguy cơ tái nghèo vẫn có xu hướng gia tăng ( do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường) và cơ hội việc làm của người nghèo trong xã ngày càng khó khăn hơn (do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều). Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đang từng bước hình thành hệ thống an sinh xã hội để hỗ trợ nhóm đối tượng mới thoát nghèo thông qua các giải pháp giảm thiểu rủi ro và thoát nghèo bền vững. Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo - GTZ” đã có cách thức hoạt động mới đó là phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo ở địa phương đó là ưu tiên tập trung hỗ trợ hộ nghèo tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có nguy cơ gặp rủi ro cao và khả năng tiếp cận còn rất hạn chế tới thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là các vùng các xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình của địa phương. Đồng thời có một hệ thống cơ chế chính sách đồng phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo để triển khai có hiệu quả chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN và các chính sách giảm nghèo tại địa phương nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản, cải thiện rõ rệt cuộc sống của người nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là các hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo ban hành năm 2005) tại 2 huyện nói trên. Đặc biệt, dự án chú ý tới nhu cầu và quyền lợi của những người dân nghèo thuộc các dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động đào tạo nâng cao, tư vấn cho các cơ quan của Việt Nam về giảm nghèo ở cấp trung ương và cấp địa phương và đóng góp kinh phí ở cấp địa phương. Thông qua các hoạt động hỗ trợ đó, nâng cao năng lực triển khai chiến lược quốc gia về giảm nghèo và hỗ trợ áp dụng chiến lược này phù hợp ở cấp địa phương. Như vậy, dự án “ Hỗ trợ giảm nghèo tại 2 xã Phú Vinh và Phú Cường huyện Tân Lạc tỉnh Hoà bình” sẽ giúp 2 xã tìm ra phương pháp tiếp cận gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở địa phương. Dự án này sẽ khuyến khích sự hội nhập kinh tế của 2 huyện thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương gắn với giảm nghèo, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội cũng như xây dựng và mở rộng một hệ thống giám sát nghèo đói tại cơ sở. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở đây tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Dự án sẽ tập trung vào những phương thức tiếp cận khuyến khích sự tham gia của người dân nghèo vào quá trình phát triển kinh tế địa phương và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. Vì dự án được thực hiện ở cấp vi mô là chủ yếu, ở các cấp huyện và cấp xã. Do dó, tại 2 huyện Tân Lạc và Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, các mô hình phát triển kinh tế địa phương, mô hình quỹ cộng đồng, quỹ an sinh xã hội, và hệ thống theo dõi, giám sát đói nghèo sẽ được nghiên cứu và thử nghiệm. Bên cạnh đó dự án còn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh và tại 2 huyện để xây dựng chính sách thông qua hoạt động tư vấn và đào tạo. Dự án tập trung vào những phương thức tiếp cận khuyến khích sự tham gia của người dân nghèo vào quá trình phát triển kinh tế địa phương và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình Tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Huyện Lạc Thủy Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: Huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình là một huyện miền núi gồm 12 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích tự nhiên là 293 km2, chiếm 6,28% diện tích toàn tỉnh. Đường giao thông từ quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua huyện Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Khí hậu: Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,70C; cao nhất 41,20C; thấp nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-290C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,50C. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm. Dân số: Theo kết quả điều tra thì cho tới tháng 1/2004 toàn huyện có 49.967 người trong đó tỷ lệ nam là 49,76%. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,36 %. Mật độ dân số năm 2000 là 164 người/km2 và năm 2004 là 171 người/km2. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2004 là 25.538 người, chiếm 51,1% dân số huyện. Dân trí: Tính đến thời điểm 31/12/2003 toàn huyện có 1879 học sinh mẫu giáo với số giáo viên mẫu giáo là 156 người. Số học sinh phổ thông là 11136 em, và số giáo viên phổ thông là 720 người. Cán bộ ngành Y có 113 người bao gồm 18 bác sỹ, 61 y sỹ, 20 y tá kỹ thuật viên và 14 nữ hộ sinh. Bình quân y bác sỹ trên trên một trăm dân là 6,32 người. Trong ngành dược có 13 người, trong đó có dược sỹ trung cấp là 2 người và dược tá là 11 người. Toàn huyện có 17 cơ sở khám, chữa bệnh và số giường bệnh là 130 giường. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4315 ha, trong đó trồng lúa chiếm 68%, trồng ngô chiếm 32%. Diện tích trồng lúa cả năm là 2933 ha, trong đó vụ đông xuân là 1240 ha, vụ mùa là 1639 ha. Diện tích gieo trồng cây chất bột lấy củ bao gồm trồng khoai lang chiếm 597 ha, trồng sắn là 359 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 993 ha, trong đó trồng mía là 169 ha, trồng lạc là 672 ha, trồng cây đậu tương là 152 ha. Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2003, diện tích rừng trồng tập trung là 521 ha, diện tích rừng khoanh nuôi là 14770 ha, sản lượng gỗ khai thác là 1890 m3 Tài nguyên, khoáng sản: Huyện Lạc Thủy có khoáng sản than đang được khai thác, có nhiều vỉa lộ thiên với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn. Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của xã, phường tính đến năm 2003: Bảng 6: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của Huyện Lạc Thủy Số xã phường có điện 13 Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 13 Số UBND xã phường có điện thoại 13 Số xã, phường có trường tiểu học 13 Số xã phường có trường trung học cơ sở 13 Số xã, phường có trạm y tế 13 Số xã, phường có trạm truyền thanh 2 Nguồn: Tổng cục thống kê Đặc điểm về kinh tế - xã hội. * Về kinh tế: Sản lượng lương thực có hạt là 15499 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 10612 tấn( sản lượng vụ lúa đông xuân là 5661 tấn, vụ lúa mùa đạt 4951 tấn), sản lượng ngô là 4887 tấn. Sản lượng cây chất bột lấy củ là 5784 tấn, trong đó sản lượng khoai lang là 2930 tấn, sắn là 2854 tấn Sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 5685 tấn gồm sản lượng mía là 4771 tấn, sản lượng lạc là 790 tấn, sản lượng đậu tương là 124 tấn Số lượng gia súc gia cầm đáng kể. Số lượng trâu, bò, lợn năm 2002 là 28935 con, và năm 2003 là 31713 ( trâu là 6215 con, bò là 4750 con, lợn là 20838 con). Số lượng gia cầm tăng từ 195.500 con năm 2002 lên 241.500 con năm 2003. Sản lượng thủy sản là 133,2 tấn năm 2003, trong đó khai thác được 32,2 tấn, nuôi trồng là 101 tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2003 là 9942 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 là 7954 triệu đồng. Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế năm 2003 là 32073 triệu đồng. * Về văn hóa- xã hội Phát triển kinh tế gắn với thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, cải thiện từng bước đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, tiến tới xóa hộ đói nghèo sớm nhất. Đến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và huy động 100% học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004: 1,36%; Số hộ có vô tuyến: 75-80% tổng số hộ. Số máy điện thoại/100 dân đạt 2.1 máy.     Số bác sỹ trên 1 trăm dân đạt 6,3 bác sỹ. Huyện Tân Lạc Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: Huyện Tân Lạc có 23 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích tự nhiên khoảng 523 km2, chiếm 11,22% diện tích toàn tỉnh. Đường giao thông từ quốc lộ số 6 đi qua huyện Tân Lạc; quốc lộ 12B đi qua huyện đến tỉnh Ninh Bình. Hệ thống sông ngòi có sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc dài 55 km. Dân số: Theo kết quả điều tra thì cho tới tháng 1/2004 toàn huyện có 78010 người trong đó nam là 38799 người và nữ là 39211 người. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,22 %. Mật độ dân số năm 2004 là 149 người/km2. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2000 là 31980 người và tới năm 2004 là 34081 người, chiếm 43,69% dân số huyện. Dân trí: Tính đến thời điểm 31/12/2003 toàn huyện có 2773 học sinh mẫu giáo với số giáo viên mẫu giáo là 219 người. Giáo dục phổ thông có 49 trường và 676 phòng học. Số học sinh phổ thông là 17692 em, và số giáo viên phổ thông là 1054 người. Cán bộ ngành Y năm 2003 có 170 người bao gồm 18 bác sỹ, 88 y sỹ, 50 y tá kỹ thuật viên và 14 nữ hộ sinh. Bình quân y bác sỹ trên trên một trăm dân là 4.6 người. Trong ngành dược có 36 người, trong đó dược sỹ cao cấp là 1 người, dược sỹ trung cấp là 8 người và dược tá là 27 người. Toàn huyện có 26 cơ sở khám, chữa bệnh và số giường bệnh là 152 giường. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 8533 ha, trong đó trồng lúa chiếm 65%, còn lại là trồng ngô. Diện tích trồng lúa cả năm là 5558 ha, trong đó vụ đông xuân là 2077 ha, vụ mùa là 3481 ha. Diện tích gieo trồng cây chất bột lấy củ bao gồm trồng khoai lang chiếm 160 ha, trồng sắn là 1135 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 1458 ha, trong đó trồng mía là 1194 ha, trồng lạc là 264 ha Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2003, diện tích rừng trồng tập trung là 430 ha, diện tích rừng khoanh nuôi là 7967 ha, sản lượng gỗ khai thác là 2950 m3 Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của xã, phường tính đến năm 2003: Bảng 7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của huyện Tân Lạc Số xã phường có điện 24 Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 24 Số UBND xã phường có điện thoại 13 Số xã, phường có trường tiểu học 24 Số xã phường có trường trung học cơ sở 22 Số xã, phường có trạm y tế 24 Số xã, phường có trạm truyền thanh 5 Nguồn: Tổng cục thống kê Đặc điểm về kinh tế - xã hội. * Về kinh tế: Năm 2004 Sản lượng lương thực có hạt là 34092 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 25485 tấn( sản lượng vụ lúa đông xuân là 10077 tấn, vụ lúa mùa đạt 15408 tấn), sản lượng ngô là 6607 tấn. Sản lượng cây chất bột lấy củ là 8754 tấn, trong đó sản lượng khoai lang là 695 tấn, sắn là 8059 tấn Sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 71213 tấn gồm sản lượng mía là 70959 tấn, và sản lượng lạc là 254 tấn. Trong năm 2004, số lượng gia súc là 55893 con trong đó trâu là 16431 con, bò là 6910 con, và lợn là 30552 con. Số lượng gia cầm tăng từ 288100 con năm 2002 lên 256600 con năm 2004. Sản lượng thủy sản là 160 tấn năm 2003, trong đó khai thác được 65 tấn, nuôi trồng là 95 tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2003 là 11070 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994là 9783 triệu đồng. Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp như đá, gạch, vôi, nông cụ cầm tay. Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế năm 2003 là 67863 triệu đồng. Số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể năm 2004 là 941 người. Số cơ sở sản xuất công nghiệp là 476 cơ sở. * Về văn hóa- xã hội Trong những năm vừa qua Huyện Tân Lạc đã có những cố gắng đáng kể trong việc nâng cao mức sống dân cư, và trình độ dân trí. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004: 1,22%; Số máy điện thoại/100 dân đạt 1.7 máy. Số bác sỹ trên 1 trăm dân đạt 4.6 bác sỹ. Đánh giá thục trạng đói nghèo tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Thực trạng đói nghèo. 2.1.1. Thục trạng đói nghèo huyện Lạc Thủy Với những điều kiện về tự nhiên, về kinh tế xã hội như ở trên cho thấy đời sống nhân dân tại Huyện Lạc Thủy còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị thấp. Mặt khác, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2004 là 25.538 người, chiếm 51,1% dân số huyện. Con số này nói lên thực trạng về số người sống phụ thuộc. Thất nghiệp ở đây còn cao và rõ rệt, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như: thiếu đất đai, thiếu tư liệu sản xuất, trình độ thấp... Hiện nay, đời sống nhân dân tại Lạc Thuỷ đã khấm khá hơn trước do sự quan tâm của chính phủ từ các chương trình 134,135. Đây là tiền đề quan trọng trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, nâng cao dân trí để xóa đói giảm nghèo và vươn lên xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ đói nghèo trên toàn huyện năm 2006 là 35%, đến nay còn 21%. Nghèo đói giảm là do kinh tế phát triển, nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, sản xuất ra nhiều nông sản có giá trị hàng hoá cao, nhiều hộ có thu nhập đạt từ 70-80 triệu đồng/năm. Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp, nâng cao trình độ thâm canh, tiếp thu khoa học kỹ thuật cho nông dân mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Năm 2007, huyện Lạc Thuỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công khai, dân chủ, với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, các dự án nằm trong chương trình đều được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả. Ngoài việc._.ó những khó khăn còn tồn tại. Nhìn nhận những thuận lợi và hạn chế trong năm tiếp theo của giai đoạn một của dự án, qua đó đã rút ra được những bài học kinh nghiệm chủ yếu sau: Xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý dự án hoàn thiện từ tỉnh, huyện và xã. Đồng thời có sự phối kết hợp tốt với cơ quan, ban ngành tỉnh, các sở chuyên ngành trong quá tình thực hiện dự án. Vận dụng một cách linh hoạt thủ tục trong nước, thủ tục của các nhà tài trợ (GTZ) trong quá trình hoạt động. Phát huy tốt quy chế dân chủ trên cơ sở hoạt động của dự án có sự tham gia của cộng đồng. Đây là điểm khác của dự án so với nhiều chương trình khác. Phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường năng lực cho cán bộ các cấp Lồng ghép các hoạt động trên cùng một địa bàn, các chương trình của xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người dân, tạo sự bền vững sau khi dự án kết thúc. Những bài học kinh nghiệm sẽ giúp dự án hoạt dộng hiệu quả hơn và mang tính bền vững lâu dài. Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với xóa đói giảm nghèo tỉnh Hòa Bình Bối cảnh về kinh tế xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tỉnh và của dự án 1. Bối cảnh khách quan Bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước * Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2008 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với cải thiện đời sống của nhân dân; phấn đấu vượt ngưỡng "nước đang phát triển có thu nhập thấp" trong năm 2008. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Chủ động thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tai nạn và ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Các chỉ tiêu chủ yếu a) Các chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5 - 9%. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3,5 - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng 10,6 - 11%; ngành dịch vụ 8,7 -  9,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. b) Các chỉ tiêu xã hội: Nâng số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập trung học cơ sở lên 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 13%; trung học chuyên nghiệp tăng 16,5%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18,5%. Giảm tỷ lệ sinh 0,3%o Tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8,5 vạn người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11-12%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 22%. Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 25,7 giường. Nâng diện tích nhà ở lên 12 m2 sàn/người. c) Các chỉ tiêu về môi trường: Phấn đấu cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và 85% dân số đô thị. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40%. Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 80%. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 86%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%. * Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hóa tinh thần nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm và đến năm 2010 a) Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước ( GDP) đến năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 – 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1050 – 1100 USD Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 – 44%; dịch vụ 40 – 41%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm Tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 – 22% Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP b) Về xã hội Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14 % Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50 % lao động xã hội Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 5% Tỷ lệ hộ nghèo còn 10 – 11 % Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20 % c) Về môi trường Tỷ lệ che phủ rừng 42 – 43% Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn là 75% Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải là 100%; tỷ lệ các cơ sơ sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là trên 50 %; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50 % số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất; 80 – 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Định hướng trong công tác xóa đói giảm nghèo Xoá đói, giảm nghèo bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 10 – 11% . Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo. Đảm bảo các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp...) bảo đảm đến năm 2010 toàn bộ xã nghèo đều có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Năm 2010, phấn đấu đạt 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Chú trọng đến các công trình nước sạch cho các gia đình nghèo, đặc biệt là những người ở xa trung tâm xã, xa trục đường chính được tiếp cận nước sạch. Tạo việc làm cho người nghèo. Nâng cao tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo, nâng thời gian sử dụng lao động nông thôn lên 85% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5% năm 2010. Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến các học sinh nghèo. Giảm khả năng dễ bị tổn thương và phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo. 1.2. Bối cảnh chủ quan 1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình * Giai đoạn 2006 – 2010 a) Về kinh tế Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,7-9,5%, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 8%, giai đoạn 2006-2010 khoảng 8-10%. GDP bình quân đầu người đạt trên 6,7 triệu đồng, tương ứng 464-551USD, bằng 58-69% trung bình cả nước. Sản lượng lương thực, cây có hạt năm 2005 dự kiến là 25 vạn tấn (thóc 18,3 vạn tấn, ngô 7,5 vạn tấn); năm 2010 dự kiến trên 27 vạn tấn. Với mức này, bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 313 kg, đạt 90% mức an ninh lương thực khu vực miền núi. Thu ngân sách trên địa bàn trong thời kỳ 2001-2010: 10-14% GDP. Huy động các nguồn vốn đầu tư trong tỉnh: trong giai đoạn 2001-2005 là 12% GDP và 2006-2010 là 18% GDP. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 20-30 triệu USD. b) Về văn hóa- xã hội Phát triển kinh tế gắn với thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, cải thiện từng bước đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là vùng ATK, tiến tới xóa hộ đói nghèo sớm nhất. Ðến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và huy động 100% học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005: 1,2%; năm 2010 dưới 1,2% (mức giảm sinh hàng năm 0,25-0,3%). Số hộ có vô tuyến: 75-80% tổng số hộ. Số máy điện thoại/100 dân đạt 2,5 máy. Dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: Năm 2005 là 60%; năm 2010 đạt trên 95%. Số hộ sử dụng điện: năm 2005 là 85%; năm 2010 là 95-100%. Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 6-6,5 bác sỹ.  * Mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 Mục tiêu chủ yếu Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng ngành, từng sản phẩm; tập trung huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng gắn với tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tiếp tục tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy tổ chức và điều hành của chính quyền các cấp. Các chỉ tiêu chủ yếu a) Các chỉ tiêu kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 13,5 - 14% so với năm 2007 GDP theo giá hiện hành dự kiến khoảng 5.984 tỷ đồng; GDP bình quân theo đầu người khoảng 7,2 triệu đồng. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 5 - 5,5%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 24 - 25%; ngành dịch vụ tăng khoảng 15 - 15,5%. Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế như sau: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,7% công nghiệp và xây dựng chiếm 28,7%; dịch vụ  chiếm 33,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 47,5 triệu USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 3.800 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước 540,7 tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước 2.212,442 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng thấp dưới 10%. b) Các chỉ tiêu xã hội Phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ sinh bình quân trong năm 0,3‰; quy mô dân số 837,408 nghìn người. Tạo việc làm cho khoảng 16,5 nghìn lao động, trong đó lao động đi làm việc ở nước ngoài 2 nghìn người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 21%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 96,5%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 24,4%. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 19%0. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 23,5%0. Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân : 5,23 bác sỹ Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 93%. c) Các chỉ tiêu môi trường Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 72% dân số nông thôn. Trồng rừng mới 8.000ha; Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2008 đạt 45%. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu  a) Về kinh tế:   Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tạo các điều kiện cần thiết để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong những năm tiếp theo.  Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường, phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quá trình đô thị hóa, phát triển dịch vụ và du lịch. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Chủ động phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ của rừng. Tập trung tháo gỡ các khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư của khu vực dân doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Tăng cường tiềm lực tài chính của tỉnh; nâng tỷ lệ tích luỹ, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển. Phát triển các nguồn thu, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; chi ngân sách địa phương đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm; bố trí tăng dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. b) Nhiệm vụ về xã hội: Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực  giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao...; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực xã hội. Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hoá, quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng, vừa tăng cường đào tạo tại chỗ. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa. Tiếp tục phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ y tế. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát. Đổi mới công tác quản lý nhà nước và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ công. Huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, xã trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèo cao.  Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông - giáo dục - tư vấn bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là tình trạng mau bán, tàng trữ và sử dụng ma tuý, tai nạn giao thông. c) Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường: Quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực các nhà máy, các khu dân cư. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu đô thị, đặc biệt là thành phố Hoà Bình. Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các chương trình, dự án liên quan đến nước sạch. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về môi trường; coi gìn giữ và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. d) Thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí và Luật phòng, chống tham nhũng; trước hết là chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm trong tiếp khách, tổ chức hội nghị, sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, cấp phép xây dựng, duyệt quyết toán, thẩm định dự án... Tổ chức tốt việc tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật. e) Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, bảo đảm minh bạch, công khai, thuận lợi. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nghiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, bao gồm công tác quản lý cán bộ; chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho cán bộ, công chức. Tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất về thực hiện công tác cải cách hành chính và thực thi công vụ tại các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; xử lý nghiêm các vi phạm. f) Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường chính trị ổn định cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. 1.2.2. Công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình Là tỉnh miền núi có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, thời gian qua, Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, tỉnh cần có hướng phát triển kinh tế phù hợp hơn để thoát nghèo bền vững. Những năm gần đây, do thực hiện các chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, KT - XH ở Hòa Bình đã thay đổi tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ  sở hạ tầng được đầu tư đến tận thôn, bản; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2005 chỉ chiếm 31,31%. Đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, do kinh tế phát triển chưa vững chắc nên nguy cơ tái nghèo luôn tiềm ẩn. Tốc độ giảm nghèo giữa các khu vực, các hộ không đồng đều; Nhiều hộ cận nghèo nên khi điều chỉnh theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo tăng cao. Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo.  Để giải quyết tình trạng trên, tỉnh đã giao cho Sở LĐ – TB và XH tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành liên quan có những chính sách phù hợp giúp người dân phát triển kinh tế. UBND các huyện, thị đã mở lớp tập huấn đào tạo cho 2.346 lượt cán bộ nhằm cung cấp kiến thức để xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo, tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm... Qua đó, năng lực của cán bộ xã được nâng cao, tham gia hiệu quả vào quá trình triển khai dự án. Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh đã cho 82.572 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 293.991 triệu đồng, đạt 79,18%. Tỉnh đã giải ngân cho 5.424 lượt hộ nghèo vay với số tiền 12.805 triệu đồng, góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135.., tỉnh đã hỗ trợ cho 144 hộ nghèo ở các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy vay để mua trâu, bò phát triển sản xuất. Ban  Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và các cơ quan chức năng thường xuyên xuống các xã, nắm tình hình, phân loại các dạng đói nghèo để cùng chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ. Nhằm giúp người nghèo tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tỉnh mở các lớp tập huấn khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho trên 1.500 hộ. Thông tin về chuyển giao tiến bộ giống mới, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cây ăn quả, thâm canh lúa, ngô cao sản, mô hình nuôi cá trên ruộng lúa được tuyên truyền sâu rộng giúp người dân nắm bắt, chủ động trong sản xuất. Nhờ vậy, ở 2 xã Liên Hòa và Đồng Môn sau 5 năm thực hiện mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần 30%, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt so với khi chưa thực hiện dự án.  Dạy nghề và tạo việc làm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm giúp người dân thoát nghèo bền vững. Các trung tâm dạy nghề, Trường dạy nghề của tỉnh tổ chức đào tạo nghề dài hạn cho 5.830 người, đào tạo ngắn hạn cho gần 10.000 người. Các khóa đào tạo nghề ngắn hạn chủ yếu dành cho người nghèo, nơi đông dân cư, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khuyến khích phát triển, hợp đồng dài hạn với hộ nông dân và các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, người dân có thể tìm việc làm tại các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động hoặc tự tạo việc, góp phần tăng thu nhập. Tỉnh cũng nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo thông qua các hoạt động điều tra lao động việc làm, tổ chức các Hội chợ việc làm, qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo, ưu tiên các nghề sử dụng lao động tại chỗ, gắn đào tạo với việc giới thiệu việc làm, khuyến khích người nghèo tham gia. Trong 5 năm qua, mỗi năm Hòa Bình tạo việc làm mới cho trên 1,4 vạn lao động, duy trì việc làm cho gần 450.000 lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 5,02%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn lên 79,98%. Trước xu thế của hội nhập và phát triển, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các nhà máy, khu công nghiệp, vấn đề chuyển đổi ngành nghề, tạo nghề cho người lao động là yêu cầu cần thiết. Tỉnh đã quan tâm khôi phục các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan... và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại nhằm thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Nhiều huyện đã xây dựng các làng nghề, các tổ hợp sản xuất với đầu ra tương đối ổn định, có việc làm quanh năm nên người dân yên tâm lao động, gắn bó với nghề, thu nhập trên 500-600 ngàn đồng/người/tháng. Sản phẩm của địa phương làm ra được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và được xuất khẩu với giá thành cao. Trong năm tới, tỉnh Hòa Bình sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chú trọng tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm CN  - TTCN của địa phương; Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp và thực hiện nhiều chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư. Định hướng và mục tiêu phát triển của dự án 2.1 Định hướng Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” trong năm 2007 đã thực hiện nhiều hoạt động mang tính thử nghiệm, thăm dò và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Năm 2008, dự án cũng đã đề ra nhiều hoạt động tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy nhằm hoàn thiện các hợp phần qua đó đạt được mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn 1 của dự án. Các hoạt động dự kiến năm 2008 Hợp phần 1: Phát triển kinh tế địa phương: bao gồm các hoạt động sau: Hỗ trợ tổ chức hội thảo với các huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% đánh giá thực trạng nghèo và tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng kế hoạch giảm nghèo toàn diện 5 năm, hàng năm Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% Hỗ trợ tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Các hoạt động được triển khai mang tầm vi mô tại hai huyện trên: Tạo việc làm tại chỗ (tạo lập/mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp/ phi nông nghiệp định hướng thị trường) Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin việc làm Nâng cao kỹ năng/ tay nghề cho người nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Phát triển các sản phẩm có thế mạnh của địa phương (phát triển các sản phẩm mới có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường) nhằm tăng thu nhập cho người nghèo. Kết hợp/liên kết với các doanh nghiệp (trong và ngoài địa bàn) trong việc đào tạo và cung cấp lao động cho họ cũng như các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư sản xuất, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của địa phương. Tham quan các mô hình xóa đói giảm nghèo, mô hình tạo công ăn việc làm tại chỗ. Hợp phần 2: Bảo trợ xã hội Đóng góp vào việc hình thành khung lý thuyết an sinh xã hội ở Việt Nam: bao gồm Nghiên cứu cơ chế chi trả trực tiếp cho đối tượng trợ giúp xã hội( nghị định 67) và người nghèo (hỗ trợ về giáo dục và dạy nghề) từ nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp có người già, người khuyết tật và trẻ em. Xây dựng phần mềm quản lý đối tượng trợ giúp xã hội và phần mềm về tư vấn về chính sách xã hội. Nghiên cứu , xây dựng chính sách trợ giúp xã hội cho những người dừng trợ cấp BHXH. Các hoạt động trực tiếp tại hai huyện của tỉnh Hòa Bình: Triển khai quỹ hỗ trợ rủi ro Truyền thông về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm... Tập huấn phòng ngừa dịch bệnh gia súc Tham quan mô hình hỗ trợ rủi ro thành công Hợp phần 3: Hệ thống giám sát tác động nghèo – PIM: Hệ thống giám sát nghèo đói được nghiên cứu và thử nghiệm Phối hợp cùng Chương trình mục tiêu quốc gia tập huấn về bộ chỉ số giảm nghèo được thử nghiệm tại các tỉnh Hoạt động khác: Tập huấn kỹ năng máy tính cho cán bộ cấp xã. 2.2. Mục tiêu Dự án đang trong quá trình thực hiện những mục tiêu của giai đoạn 1 đề ra. Từ đó tạo tiền đề thực hiện tiếp giai đoạn 2, và đạt được mục tiêu tổng thể của cả dự án. Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” được thực hiện trong 6 năm từ 2005 đến năm 2011. Trong đó, giai đoạn đầu tiên của Dự án sẽ bắt đầu từ 1 tháng 3 năm 2006 và kết thúc vào 28 tháng 2 năm 2009. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục giai đoạn thứ hai sau khi giai đoạn 1 kết thúc. Do vậy, giai đoạn 2 của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo GTZ” mong muốn đạt được mục tiêu cụ thể sau đây: Điều kiện sống của các hộ gia đình nghèo- tại các vùng thí điểm của dự án được cải thiện và các phương pháp tiếp cận thử nghiệm được đưa vào áp dụng trong Chương trình MTQG về giảm nghèo. Do đó sau khi dự án kết thúc phải đạt được các chỉ số sau: Tối thiểu 20% các hộ gia đình nghèo tại các vùng dự án thí điểm đạt được mức thu nhập cao hơn ít nhất là 10%. 65 % các hộ gia đình nghèo tại các vùng dự án thí điểm gặp rủi ro trong khuôn khổ của quỹ hỗ trợ rủi ro sẽ được trợ giúp Các chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia được bổ sung bởi các cơ chế khuyến khích để phát triển kinh tế địa phương và bảo trợ xã hội phù hợp với nhóm đối tượng thụ hưởng cho các hộ gia đình nghèo và các xã nghèo. Với mục tiêu đề ra ở giai đoạn 2 cũng như để đạt được mục tiêu chung, dự án vẫn tiếp tục triển khai trên 3 hợp phần chính: Hợp phần 1: Hỗ trợ giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương : mục tiêu chính của hợp phần này là tăng thu nhập cho các hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Hợp phần 2: An sinh xã hội với mục tiêu đề ra: tăng cường hệ thống an sinh xã hội/mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo thông qua quản lý rủi ro hiệu quả. Từ đó giảm rủi ro cho người nghèo một cách bền vững Hợp phần 3: Giám sát tác động giảm nghèo cấp địa phương với mục tiêu: nâng cao hiệu quả của các nhà đầu tư, chương trình của chính phủ. 3. Các giải pháp Cải tiến quy trình phê duyệt đề xuất và thực hiện đúng thời gian phê duyệt như quy chế đã phê duyệt. Cần mở các lớp tham quan các tỉnh, huyện có nhiều hoạt động đã được thực hiện. Đơn giản hoá thủ tục thanh, quyết toán kinh phí Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm các hoạt động Tăng cường tập huấn hướng dẫn lại viết dự án Trang bị máy vi tính, điện thoại cho cấp xã để việc trao đổi thông tin nhanh chóng hơn Kết hợp giữa hỗ trợ kỹ thuật với hỗ trợ kinh phí KẾT LUẬN Năm 2008 là năm có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Đây cũng là năm có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi nỗ lực rất cao của các ngành, các cấp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và các định hướng phát triển đã đề ra. Bên cạnh đó, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn là một hoạt động quan trọng cần thực hiện để đạt đến mục tiêu chung của đất nước. Kế hoạch đặt ra trong năm 2008 là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11-12% thì cần có sự nỗ lực hơn nữa của các ban ngành liên quan. Từ những nhận thức có tính lý thuyết về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. Bài viết đã làm rõ các khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đánh giá đói nghèo, ảnh hưởng của đói nghèo và sự cần thiết phải XĐGN. Đánh giá thực trạng đói nghèo tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy với việc phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của hai huyện ảnh hưởng đến đói nghèo và XĐGN. Qua phân tích, bài viết đã làm rõ hơn những hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo” từ đó đánh giá khái quát những kết quả đã đạt được trong năm 2007 của dự án, đồng thời phân tích hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua, đề ra phương hướng hoạt động chính trong năm 2008. Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, từ đó đạt được mục tiêu trong giai đoạn I đã đề ra, tạo tiền đề thực hiện tiếp giai đoạn 2 vào năm 2009. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế phát triển, Khoa Kế hoạch và phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2005. Giáo trình Kinh tế công cộng, Khoa Kế hoạch và phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê, 2004. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội, tháng 11 năm 2003. Hướng đến tầm cao mới - Báo cáo phát triển Việt Nam 2007, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2006 An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 2007. Báo cáo tổng hợp tin Thị trường và phát triển – Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, Ngân hàng phát triển Châu Á, Hà Nội, 2007. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội, tháng 11 năm 2006. Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Hà Quế Lâm, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002 Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nguyễn Thị Hằng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1997. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33037.doc
Tài liệu liên quan