Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU 1 - Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, nghèo đói và chống nghèo đói đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia, tổ chức và diễn đàn quốc tế đều lấy hoạt động chống nghèo đói làm một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình hoạt động. Ở nước ta, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh

doc134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện “Làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hoá thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận dân cư sống nghèo đói - trong đó có những gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thua thiệt trong hoà nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới đem lại. Hiện nay, tỉ lệ hộ đói nghèo của nước ta là 10,86% (khoảng 2 triệu hộ). Đặc biệt, có hơn 1000 xã nghèo đói với số hộ nghèo chiếm từ 40% trở lên. Từ khi thực sự trở thành phong trào và có một số văn bản quy phạm pháp luật ở một số khía cạnh khác nhau, công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta đã được Liên hợp quốc đánh giá là có nhiều sáng tạo và tiến bộ; các tổ chức quốc tế như UNDP, UNFPA, UNICEP, FAO... đã có cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển. Nhưng nếu nhìn lại một cách nghiêm túc vẫn còn có những bất cập và thiếu sót cần sớm khắc phục và bổ sung để thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn công cuộc XĐGN ở nước ta. Chương trình quốc gia XĐGN đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Tuy số hộ nghèo hàng năm giảm trên 20%, nhưng với tiêu chuẩn phân định nghèo rất thấp. Một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây là còn nhiều hộ gia đình ở những vùng dân tộc thiểu số thực sự đang lúng túng, quẩn quanh trong tình trạng đói nghèo, gặp khó khăn về khách quan và chủ quan khó có thể vượt qua nếu không có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và xã hội. Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số thực sự là một vấn đề bức xúc, cần được xem xét và soi sáng, dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, để giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) đã khảng định tiếp tục đầu tư, giúp đỡ “những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”, “phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” và định mục tiêu “cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005”. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá thực trạng nghèo đói và hình thành những giải pháp để XĐGN ở một vùng khó khăn như là vùng dân tộc thiểu số nước ta là vấn đề thiết thực, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Cho nên học viên lựa chọn đề tài luận văn là: “ Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”. 2 - Tình hình nghiên cứu Vấn đề nghèo đói, phân hoá giàu nghèo và XĐGN ở nước ta là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều cơ quan, cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn quan tâm. Bên cạnh hệ thống các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Nhà nước và đoàn thể quần chúng như Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thống Kê, Bộ LĐTB và XH, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Ban XĐGN các tỉnh, thành phố, nhiều tài liệu nghiên cứu về XĐGN đã được công bố ở nước ta. Có thể phân loại các công trình nghiên cứu về XĐGN được công bố ở nước ta làm 2 nhóm : nhóm tài liệu dịch và nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về XĐGN và nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và XĐGN ở nước ta. Về phân hoá giàu nghèo và XĐGN của các nước trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu như GS Dương Phú Hiệp, GS Tôn Tích Thạch, GS Vũ Thị Ngọc Phùng, TS Lê Bộ Lĩnh, TS Vũ Văn Hà... đã có nhũng công trình nghiên cứu sâu sắc. Đối với vấn đề XĐGN được sự quan tâm đặc biệt của các cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn. Nhiều hội thảo quốc tế, quốc gia và địa phương được tiến hành. Nhiều ấn phẩm được phát hành. Các tác giả như TS Trần Đình Hoan, Th.s Nguyễn Thị Hằng, TS Nguyễn Hải Hữu, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, TS Nguyễn văn Tiêm, GS Phạm Xuận Nam, PGS. TSKH Lê Du Phong, TS Chu Tiến Quang... đã có nhũng công trình nghiên cứu công phu về XĐGN ở nước ta. Nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học cũng lấy chủ đề phân hoá giàu nghèo và XĐGN làm đề tài luận văn. Ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số nước ta, nhiều năm nay cũng đã có những nghiên cứu tổng kết về XĐGN. Ngoài tổng kết của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban XĐGN của các tỉnh, các huyện... còn có các nghiên cứu của Bộ LĐ - TB và XH, Tổ chức OXFAM Anh (Tổ chức phi chính phủ của Anh), CSF - UK (Tổ chức quỹ nhi đồng Anh), AAV (Tổ chức hành động vì người nghèo Anh)... Có thể khảng định, các nghiên cứu về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số là rất phong phú. Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu, tiếp cận truyền thống, các công trình nghiên cứu, chỉ đạo XĐGN đã vận dụng nhiều phương pháp mà các tổ chức quốc tế đã vận dụng nghiên cứu về phân hoá giàu nghèo và XĐGN ở nước ta đã thực sự cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho xây dựng, triển khai các chương trình XĐGN cấp toàn quốc và địa phương. 3 - Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn của nghèo đói và XĐGN, mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp chủ yếu về kinh tế - xã hội nhằm thực hiện XĐGN cho dân cư vùng dân tộc thiểu số nước ta. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. + Phân tích thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và nguyên nhân. + Phân tích những lợi thế và thách thức của vùng dân tộc thiểu số trong công tác xoá đói giảm nghèo. + Đề xuất định hướng và những giải pháp thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. 4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Vùng dân tộc thiểu số nước ta có đặc điểm tương đối phức tạp về điều kiện sống, khí hậu và địa hình... có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói cho từng vùng, từng hộ. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất tập trung ở vùng dân tộc thiểu số, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề nghèo đói và XĐGN ở vùng này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm gợi mở, góp phần vào sự nghiên cứu tổng thể một cách khoa học và toàn diện trong quá trình hình thành các chương trình dự án cụ thể để thực thi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở địa bàn dân tộc thiểu số ở nước ta từ năm 1992 cho đến nay. Về mục tiêu và giải pháp XĐGN, dự báo đến năm 2010 để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Một số mục tiêu được lượng hoá cụ thể đến năm 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. Để xem xét vấn đề đói nghèo và XĐGN một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn vận dụng phép biện chứng của triết học Mác xít, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội như: so sánh, điều tra, phân tích, tổng kết thực tiễn thông qua các mô hình.... 6. Những đóng góp mới của luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiếp thu thừa kế kết quả nhiều công trình khoa học liên quan đến XĐGN. Với phạm vi và địa điểm nghiên cứu được lựa chọn, luận văn có những điểm mới sau đây: - Trình bày tương đối có hệ thống những nhận thức về đói, nghèo và XĐGN, những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo đặc biệt là nhân tố, chính sách quản lý điều hành công tác XĐGN. - Phân tích thực trạng nghèo đói gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số nước ta. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. - Chương 2: Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số. - Chương 3: Kiến nghị về định hướng và một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Vấn đề đói nghèo và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo. 1.1.1 Vấn đề nghèo đói và tiêu chí xác định nghèo đói. Các quốc gia trên hành tinh chúng ta khác nhau về nhiều mặt : trình độ phát triển kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và trình độ dân trí, bản sắc văn hoá, tín ngưỡng và tập tục, hệ tư tưởng và chế độ chính trị... Nhưng dù có sự khác biệt đến mấy, vẫn có những điểm chung, những vấn đề bức xúc cần được quan tâm, một trong những vấn đề rộng lớn có tính toàn cầu là nạn đói nghèo, trình độ lạc hậu. Nhiều diễn đàn khu vực và thế giới đã khảng định, đói nghèo là vấn đề nổi cộm của xã hội, đồng thời cũng cảnh báo rằng vấn đề đói nghèo không chỉ ở phạm vi quốc gia, quốc tế sẽ đưa đến mất ổn định chính trị trong và ngoài nước, sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường; di dân quốc tế ồ ạt, phá huỷ môi trường, tiêu cực xã hội lan rộng, ảnh hưởng chung đến cả nhân loại. Vì vậy, nghèo đói không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, mà là vấn đề quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, họp tại Copehagen Đan Mạch tháng 3/1995, những người đứng đầu các quốc gia, đã trịnh trọng tuyên bố “Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị kinh tế của nhân loại”. Để hình thành các giải pháp xoá đói giảm nghèo, cần thiết phải có quan niệm đúng về đói nghèo. Tuy vậy, cho đến nay quan niệm về đói nghèo và tiêu chí xác định có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau. Đến nay nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về đói nghèo. Có những tác giả chỉ nêu những đặc trưng nào đó của nghèo đói như là “thiếu ăn”, “thiếu dinh dưỡng”, “nhà ở tạm bợ” hoặc thậm chí là sự “thất học”. Theo tôi, những quan niệm trên chỉ mới nêu những biểu hiện riêng nào đó của nghèo đói trong xã hội mà thôi. Khái niệm về nghèo đói được nêu ra tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 : Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương là phù hợp. Khái niệm trên có những ưu điểm : làm rõ được bộ phận dân cư nghèo đói là “không được hưởng” hoặc “không thoả mãn” những nhu cầu cơ bản ; làm rõ tính chất động của nghèo đói là “tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán từng địa phương”. Khi xác định tiêu chí và mức nghèo đói, các công trình nghiên cứu quốc tế thường chia làm hai cấp độ : phận định giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư, từ đó xác định các quốc gia giàu, nghèo trên thế giới và phân chia dân cư của mỗi quốc gia hoặc từng địa phương thành nhóm giàu, nghèo. Đối với các quốc gia, hiện nay Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia bằng thu nhập bình quân đầu người theo hai cách tính: - Phương pháp ATLAS tức là tỷ giá hối đoái và tính theo USD. - Phương pháp PPP là phương pháp sức mua tương đương tính theo USD Từ đó ở cấp quốc gia, WB chia các quốc gia trên thế giới thành 4 nhóm: Nhóm các nước nghèo nhất. Nhóm các nước có trình độ trung bình. Nhóm các nước có thu nhập khá cao. Nhóm các nước có thu nhập cao và rất cao. Theo phương thức thứ nhất (lấy theo mức thu nhập năm 1990) từ 600USD/ người/ năm đến dưới 2500USD/ người/ năm là nước nghèo. Dưới 600USD/ người/ năm là nước cực nghèo. Đối với đối tượng nghèo đói trong dân cư, hiện nay trên thế giới các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số phương pháp xác định giới hạn khác nhau. Hai phương pháp được quan tâm nhất là phương pháp của nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội Rowntree và phương pháp của World Bank. Phương pháp của Rowntree: Để xác định mức nghèo đói, Rowtree đã tiến hành điều tra về thu nhập và chi tiêu của các gia đình lao động tại thành phố York (nước Anh). Qua thu nhập thông tin, Rowntree cho rằng mức nghèo đói là mức thu nhập không đủ để mua sắm các sản phẩm cần thiết để duy trì các hoạt động cơ thể bao gồm cả lương thực, tiền thuê nhà và một số nhu cầu tối cần thiết khác. Ông cho rằng, mỗi gia đình 5 người (gồm 3 người con và cha mẹ), cần phải chi tiêu tối thiểu mỗi tuần là 21 xilinh 8 xu. Từ đó, ông cho rằng gia đình có mức thu nhập 1 tuần dưới 21 xilinh 8 xu là gia đình thuộc diện nghèo đói. ở thời kỳ nghiên cứu, trên cơ sở thông tin thu nhập của các gia đình và mức chuẩn nêu trên, Rowntree cho rằng thành phố York có 10% số dân thuộc diện nghèo đói. Phương pháp của Ngân hàng thế giới: Phương pháp này nhằm tìm ra mức chuẩn nghèo đói chung cho toàn thế giới. Phương pháp chủ yếu của Ngân hàng thế giới nhằm thực hiện 2 yêu cầu: Xác định được múc thu nhập có thể so sánh giữa các quốc gia và định ra mức (chuẩn) nghèo đói chung cho toàn thế giới. Để so sánh thu nhập, thực hiện phương pháp tính “rổ hàng hoá”, sức mua tương đương để tính được mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh. Về giới hạn nghèo đói, Ngân hàng thế giới đưa ra mức năm 1985 là 1USD/ người/ ngày. Với mức trên, Ngân hàng thế giới ước tính, có khoảng 1,2 tỷ người đang phải sống trong nghèo đói. Ngoài hai phương pháp trên, xác định tiêu chí nghèo đói giữa các quốc gia và nội bộ dân cư, một số công trình nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu “chất lượng cuộc sống”, “chỉ số phát triển con người”, “mức dinh dưõng năng lượng do bữa ăn mang lại trong ngày”. Chỉ tiêu “chất lượng cuộc sống”, “chỉ số phát triển con người” thường được phân biệt nghèo đói, trình độ phát triển giữa các quốc gia, còn “mức dinh dưỡng, năng lượng do bữa ăn mang lại trong một ngày” thường dùng để phân biệt nghèo đói trong nội bộ dân cư. Hoặc ở Việt Nam, khi xác định tiêu chí nghèo đói Tổng Cục thống kê đưa ra mức thu nhập nhằm đáp ứng nhu cầu bữa ăn hàng ngày mang lại, còn Bộ LĐ - TB và XH chỉ đưa ra mức thu nhập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tối thiểu về lương thực. Như vậy, những căn cứ để xác định tiêu chí và định chuẩn nghèo đói từng thời kỳ đang là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu nghèo đói và thực hiện hỗ trợ chương trình XĐGN ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới đưa ra mức chuẩn nghèo đói cho Việt Nam. Căn cứ cơ bản để Ngân hàng thế giới xác định ngưỡng nghèo đói ở Việt Nam là lượng Calo tối thiểu cho 1 người trong 1 ngày. Từ đó, so sánh thu nhập của gia đình mua sắm thức ăn đủ số Calo cần thiết theo yêu cầu. Ngân hàng thế giới đưa ra mức yêu cầu lượng calo của người Việt Nam là 2100Cl/người/ ngày. Căn cứ vào giá cả các loại thức ăn cần thiết, Ngân hàng thế giới đưa ra mức chi phí cần cho 1 người ở nước ta vào thời kỳ 1992 - 1993 là 729.000 đồng/năm. Dựa vào số liệu điều tra mức sống dân cư tại nước ta năm 1993 và năm 1998, Ngân hàng thế giới phân loại nghèo đói thành 2 loại: nghèo đói chung và nghèo đói lương thưc, thực phẩm. Ứng với mỗi loại nghèo đói trên, Ngân hàng thế giới nêu ra ngưỡng đói nghèo cho từng loại ở Việt Nam. Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm: - Năm 1993 : 62.500 đồng/người/tháng. - Năm 1998 : 107.000 đồng/người/tháng. Ngưỡng nghèo chung: - Năm 1993 : 96.600 đồng/người/tháng - Năm 1998 : 149.000 đồng/người/tháng. Như vậy, theo quan niệm của Ngân hàng thế giới, Việt Nam cần thiết phân loại nghèo đói ở cả 2 dạng : dạng và ngưỡng nghèo đói chung; dạng và ngưỡng nghèo đói lương thực. Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới, ngoài chi tiêu tối thiểu về lương thực để đảm bảo đủ lượng calo 2100/người/ngày, còn có những khoản chi tiêu tối thiểu phi lương thực, thực phẩm. Do đó, chuẩn của ngưỡng nghèo đói chung có mức cao hơn chuẩn nghèo đói lương thực, thực phẩm. Nghèo có 2 dạng: nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối là sự nghèo khổ thể hiện ở sự bất bình đẳng trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư, các vùng địa lý. Như vậy, nghèo đói là quan niệm mang tính chất tương đối cả về không gian và thời gian. Về nghèo tuyệt đối, biểu hiện chủ yếu thông qua tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn các nhu cầu tối thiểu - trước hết là ăn gắn liền với dinh dưỡng. Ngay nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc gia. Phạm trù “nhu cầu tối thiểu” cũng được mở rộng dần. Còn về nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Vì những lẽ đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xoá dần nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Đói nghèo là một khái niệm động, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội, lịch sử, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển của con người. Ở một thời điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo nhưng một thời điểm khác, vùng khác, một quốc gia khác thì chỉ số đó mất ý nghĩa. Do đó, rất khó quy định hợp lý một chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả mọi quốc gia, ngay trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, giữa các thời kỳ. 1.1.2. Nghèo đói trên thế giới và nguyên nhân. 1.1.2.1. Về nghèo đói trên thế giới. Thế giới ngày nay đã và đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, do sự tác động và ảnh hưởng to lớn của cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ, cùng nhiều nhân tố khác của thời đại. Tuy vậy, toàn thế giới hiện có hơn 1,2 tỷ người nghèo đói chiếm 25% dân số thế giới sống dưới mức tối thiểu. Khu vực Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh có số lượng người nghèo đói lớn nhất (Châu Á gần 800 triệu người, Châu Phi gần 500 triệu người). Theo nhận định của các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, ở một số vùng trên thế giới, số người nghèo có thể tăng và có thể lên tới 1,5 tỷ người vào năm 2025. Người nghèo đói không chỉ ở nông thôn mà ở thành thị cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, xu hướng chung đang tăng dần, bởi vì ngoài dân nghèo thành thị còn có người nghèo đói từ nông thôn tràn vào thành thị tìm việc làm, họ không có nhà ở, không có việc làm và thu nhập không ổn định, không được hưởng dịch vụ y tế, văn hoá...Đối với nhiều quốc gia, đây còn là môi trường làm cho tiêu cực xã hội phát triển. Điều đáng chú ý là đa số người nghèo đói là phụ nữ, trẻ em, tình trạng suy dinh dưỡng, thất nghiệp mù chữ, dịch bệnh lây lan, môi trường sinh thái ô nhiễm nghiêm trọng, tuổi thọ và trí lực giảm sút. Tệ nạn xã hội và những rối loạn làm mất ổn định xã hội thường xảy ra. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước giàu chi phối, lệ thuộc, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh một bộ phận dân cư nghèo, điều đáng quan tâm là chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các nước giàu với nước nghèo, giữa các nhóm dân cư ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng. Ở các nước tư bản phát triển, mặc dầu năng suất lao động đạt ở mức cao, các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng vẫn tồn tại một bộ phận dân nghèo khổ trong lúc một bộ phận khác sống thừa thãi, xa hoa. Ở Anh, chỉ 5% số người giàu đã chiếm 50% tổng thu nhập cá nhân của cả nước. Ở Mỹ, trong thập kỷ tám mươi, có thêm 4 triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói, mặc dù mức thu nhập của nền kinh tế đã tăng lên hơn 20%. Ở Liên minh Châu Âu (EU), khu vực gồm hầu hết các nước giàu thì số người nghèo khổ cũng tăng từ 38 triệu người năm 1975 lên 52 triệu người năm 1988. Ở nhiều quốc gia, phân hoá giàu nghèo làm tăng bất công xã hội và chuyển thành đối kháng lợi ích. Ngày nay, trong toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa, chênh lệch thu nhập, bất công xã hội tăng lên: 20% số người giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập; 20% số người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% thu nhập. Như vậy, nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo đã trở thành hiện tượng có tính chất toàn cầu, có nguồn gốc sâu xa từ sở hữu, bản chất chế độ, địa vị xã hội, sắc tộ, tổ chức quản lý...Vì thế, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia rất quan tâm đến việc thiết lập một trật tự kinh tế mới, đang tìm kiếm các giải pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, giữa các nhóm dân cư, tăng cường sự giúp đỡ cho các nước nghèo, các nhóm dân cư nghèo là yêu cầu rất cơ bản. 1.1.2.2. Về nguyên nhân nghèo đói trên thế giới. Nghèo đói là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội. Đã hàng trăm năm nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng lý giải hiện tượng nghèo đói, nhất là nguyên nhân và cách khắc phục. Có thể nói, tiếp cận nguyên nhân nghèo đói và phân hoá giàu nghèo rất đa dạng. Có những nhà nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh thuần tuý kinh tế, cũng có những nhà nghiên cứu tiếp cận nguyên nhân nghèo đói và phân hoá giàu nghèo chủ yếu từ khía cạnh nhân chủng học hoặc dân số học. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận cả nguyên nhân về tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội. Người có công trình nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói chủ yếu dựa vào dân số - xã hội thường được nhắc đến đầu tiên đó là Mantuýt. Theo Mantuýt, lượng của cải từ sản xuất tăng chậm - theo cấp số cộng. Còn dân số thì tăng quá nhanh - theo cấp số nhân. Do đó, nghèo đói là hậu quả tất yếu của nguyên nhân dân số tăng nhanh. Từ đó, theo ông muốn giảm nghèo đói, tất yếu phải chấp nhận bệnh dịch, chiến tranh. Tuy nhiên quan niệm của Mantuýt mang yếu tố phản động nhưng cũng đã cảnh báo cho loài người, nhất là các nước đang phát triển phải chủ động trong việc phát triển dân số và phải xem hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là yêu cầu bắt buộc để hạn chế nghèo đói. Nhiều nhà nghên cứu như Kudơnhét, Alơvít, Ôtsima... cũng đã có những tiếp cận đáng quan tâm về phân hoá giàu nghèo và nguồn gốc của nghèo đói. Theo quan niệm của Kudơnhét (1971), mức độ phân hoá giàu nghèo phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển và quy mô tổng sản phẩm quốc dân. Khi nghiên cứu quan hệ về di chuyển lao động và xu hướng biến đổi tiền công giữa công nghiệp và nông nghiệp (1955), Lơvít cho rằng tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng của cả nông nghiệp, công nghiệp là điều kiện để giảm bất bình đẳng trong thu nhập của dân cư...Ngoài các nhà nghiên cứu trên, hai học giả : C.Mác (1818- 1883) và Mác Veibơ (1864 - 1920) được xem như là “hai nhười khổng lồ về lý thuyết phân tầng xã hội”. Lý giải về nguyên nhân phân tầng xã hội và giàu nghèo giữa C.Mác và Mácveibơ có những kết luận khác nhau. Theo C.Mác, nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất dẫn đến phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo là có hoặc không có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, dùng tư liệu sản xuất làm phương tiện để bóc lột và trở nên giàu có. Còn giai cấp vô sản “trần như nhộng”, chỉ có hàng hoá sức lao động buộc phải bán để kiếm sống. Do là chủ sở hữu tư liệu sản xuất nên chủ tư bản có quyền quyết định việc phân phối sản phẩm và trở nên giàu có. Còn người làm thuê thì bị bóc lột, trở nên nghèo tuyệt đối hoặc tương đối. Theo C.Mác, sự khác biệt về thu nhập giữa những người lao động còn có sự khác nhau về trình độ nghề nghiệp và hiệu quả lao động. Khi phân tích nguyên nhân giàu nghèo và phân tầng xã hội, Mác Veibơ đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân uy tín và quyền lực. Khác với C.Mác, Mác Veibơ cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến giàu nghèo và phân tầng xã hội là khả năng thị trường của từng thành viên trong xã hội. Tuy thừa nhận những khía cạnh hợp lý về quan niệm của Mác Veibơ nhưng nhiều nhà xã hội học tư sản cũng phê phán, đánh giá : “Những tiếp cận của Mác Veibơ có xu hướng tập trung vào công việc mà coi nhẹ của cải như một yếu tố cốt yếu của cấu trúc giai cấp” và nếu “chúng ta quan tâm đến tập trung lợi thế và quyền lực, chúng ta không thể quên giai cấp tư sản của C.Mác với độc quyền sở hữu các tài sản sản xuất”. Cùng tham gia tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phân tích khá toàn diện các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Tuy vậy, cách tiếp cận phân tích các nguyên nhân dẫn đến giàu nghèo và phân hoá thu nhập rất đa dạng. Nhiều nhà xã hội học hiện đại khái quát 3 nhóm nhân tố liên quan đến giàu nghèo là tài sản, trí tuệ, uy tín và quyền lực. Thông thường, ở nước ta, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường được tiếp cận thành hai nhóm ; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Khi phân tích nguyên nhân khách quan thường nhấn mạnh lý do chung, môi trường, những tác nhân “bên ngoài” người nghèo đói như hậu quả chiến tranh, thiếu tư liệu sản xuất, thiên tai, mặt trái của kinh tế thị trường, thiếu sót trong chính sách của Nhà nước, gặp rủi ro... Về nguyên nhân chủ quan là do thiếu vốn, thiếu khả năng kinh doanh, sinh đẻ nhiều, chi tiêu không có kế hoạch... Một số cá nhân và tổ chức, khi nghiên cứu nguyên nhân nghèo đói đã xem xét nguyên nhân ở 2 cấp độ : cấp cộng đồng và cấp hộ gia đình. Ở cấp cộng đồng, các nguyên nhân thường được nhắc đến là : khí hậu khắc nghiệt, sự cách biệt về địa lý, hậu quả chiến tranh...Còn cấp độ hộ gia đình gồm những nguyên nhân như thiếu vốn, bị rủi ro riêng, thiếu đất đai... Cũng có thể tiếp cận trực diện, gọi “đích danh” từng nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Dù tiếp cận nguyên nhân như thế nào chúng ta đều thấy sự phân biệt các nguyên nhân có tính chất tương đối và giữa các nguyên nhân có quan hệ chặt chẽ với nhau, khảng định nguyên nhân của đói nghèo rất đa dạng và giải quyết chúng phải có quá trình lâu dài. Từ việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các học giả trên thế giới và ở nước ta có thể thấy việc phân hoá giàu nghèo, nghèo đói do các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau đây; - Chiến tranh thế giới, cục bộ, sắc tộc. - Khủng hoảng kinh tế, mất ổn định về chính trị. Trong những thập kỷ gần đây trào lưu mở cửa, hội nhập diễn ra ồ ạt trên thế giới bên cạnh mặt tích cực cũng gây nên những hậu quả xấu cho nhiều quốc gia do xem nhẹ nội lực, quá nhấn mạnh nguồn lực từ bên ngoài, (như Inđônesia, ở Áchemtina...) - Bản chất của Nhà nước chi phối các chính sách liên quan đến phục vụ lợi ích cho các nhóm dân cư trong xã hội. - Các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo. - Các nguồn lực và điều kiện tự nhiên như : khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên, khoáng sản... - Các khả năng lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh như : quản lý vĩ mô, quản lý các nguồn lực, quản trị kinh doanh... - Hoàn cảnh riêng và sự cố gắng của bản thân của từng người nghèo, vùng nghèo và của cả quốc gia (như vốn, đất đai và tài nguyên khác, ý thức, kỹ năng...) - Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hoặc cộng đồng trong phạm vi từng quốc gia... Khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có những nguyên nhân hầu hết được các học giả khảng định, nhưng cũng có những nguyên nhân còn được tranh luận. Sự khác biệt trong nhận dạng các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các học giả không chỉ xuất phát từ trình độ hoặc phương pháp tiếp cận mà còn phụ thuộc vào nhãn quan chính trị - giai cấp của từng học giả. Từ việc tiếp cận hàng loạt các quan niệm khác nhau về nguyên nhân nghèo đói nêu trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây: - Nghèo đói, nhất là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là vấn đề được thế giới rất quan tâm. Nhận diện chính xác nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là điều kiện cơ bản để hoạch định chính sách, phương pháp phù hợp cho công tác xoá đói giảm nghèo. - Dù theo cách tiếp cận nào thì nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đều được thừa nhận là rất đa dạng, mức độ tác động với các quốc gia rất khác nhau. Từ đó, các giải pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo vừa mang tính phổ biến bao gồm cả những giải pháp về chính trị, kinh tế và xã hội, vừa mang tính đặc thù. - Nghèo đói là vấn đề liên quan đến quốc gia, quốc tế, cộng đồng và từng nhóm nghèo. Do đó, chương trình xoá đói giảm nghèo phải là sự cố gắng của nhiều cấp, nhiều nghành và nỗ lực chủ quan của người nghèo. - Nước nghèo, người nghèo thường chịu thua thiệt và thiếu lợi thế trong hoà nhập quốc tế và hoà nhập cộng đồng. Sự giúp đỡ hỗ trợ của bên ngoài là rất quan trọng nhưng quyết định là sự cố gắng tự vươn lên của từng quốc gia nghèo và từng gia đình nghèo. 1.1.3. Những khó khăn thách thức đối với các nước nghèo và nhóm dân cư nghèo đói. Trong phạm vi một quốc gia, trong quá trình phát triển, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng có khoảng cách lớn, bộ phận người nghèo đói bị tụt hậu nhiều mặt, muốn vươn lên đủ ăn, khá giả là một quá trình đầy gian khổ. Trên phạm vi quốc tế, các quốc gia nghèo muốn vươn lên cũng gặp phải những khó khăn thách thức không nhỏ. Các nước nghèo muốn cạnh tranh để đứng vững và phát triển phải chấp nhận mọi thử thách nghiệt ngã, vượt lên không phải dễ dàng, trong vòng xoáy của xu thế toàn cầu hoá hội nhập có nước lên ngôi, có nước tụt hậu, xuống cấp. Những khó khăn thách thức bao gồm: - Cạnh tranh không ngang sức giữa các nước nghèo với các nước giàu. Phải khẳng định rằng hiện nay, hệ thống “luật chơi” quốc tế và hầu hết các tổ chức kinh tế - xã hội trên thế giới đều do các nước giàu, các tập đoàn xuyên quốc gia khống chế và bênh vực quyền lợi cho các nước giàu. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước đang phát triển - nhất là các tổ chức các nước không liên kết đã và đang đấu tranh cho việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới, một hệ thống “luật chơi” mới bình đẳng nhưng kết quả còn thấp. Vươn lên trong hoàn cảnh cạnh tranh không ngang sức với các nước giàu là thách thức đối với các nước nghèo. Và thực tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay khoảng cách về trình đội phát triển, thu nhập, đời sống của các nước thuộc nhóm nghèo với các nước giàu không những không giảm mà còn gia tăng. - Toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập là xu hướng tất yếu buộc mọi nước nghèo phải tham gia. Nhưng lý thuyết, thực tiễn đã chứng minh tính hai mặt của hội nhập quốc tế đối với các nước nghèo. Bên cạnh việc có thể tiếp nhận được vốn, công nghệ, mở rộng thị trường lưu thông hàng hoá thông thoáng, kinh nghiệm quản lý... thì cũng vấp phải hàng loạt khó khăn, mức độ canh tranh gay gắt, do khả năng quản lý có hạn dễ bị nguy cơ như phải tiếp nhận kỹ thuật công nghệ lạc hậu, hàng hoá sản xuất trong nước không có khả năng cạnh tranh, hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị mua sắm bằng vốn vay kém hiệu quả, nợ nần chồng chất... - S._.ức ép của dòng người di tản ra nước ngoài, dòng người nông thôn vào đô thị, đang làm cho đói nghèo tăng lên cả ở thành thị và nông thôn, cả trong nước và liên quốc gia. - Mức độ hưởng thụ về văn hoá, giáo dục, y tế, thông tin và thị trường, đối với người nghèo bị hạn chế đang là lực cản rất lớn đối với người nghèo, không chỉ trước mắt mà hậu quả của nó còn lâu dài. - Mâu thuẫn nội bộ về sắc tộc, tôn giáo, nước mạnh tuỳ tiện dùng bạo lực ép nước yếu, chiến tranh, xung đột luôn đẩy người nghèo đến bên bờ vực thẳm. - Chiến lược, chính sách, hệ thống tổ chức quản lý chưa đồng bộ và sự hạn chế về nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo ở các quốc gia kém phát triển, các nước giàu chưa đóng góp một cách tích cực để tăng nhanh phương tiện vật chất thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn thế giới. Nhận rõ những thách thức nghiêm trọng trên, càng đặt trách nhiệm nghiêm túc trước mọi quốc gia đối với hàng tỷ người nghèo khổ và cũng là sứ mệnh lịch sử của các quốc gia muốn phát triển bền vững để bước vào thế kỷ XXI này. 1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thực hiện XĐGN. Trong mấy thập niên gần đây, nhiều nước đang phát triển rất chú trọng việc XĐGN. Các diễn đàn quốc tế và khu vực về đói nghèo ở Malaisia, Cophehagen (Đan Mạch), Bắc Kinh (Trung Quốc) đều đưa vấn đề đói nghèo vào nội dung chính của chương trình nghị sự. Riêng các nước Đông Nam Á, đói nghèo đã được bàn bạc tranh luận thường xuyên trong 2 thập niên nay. Một quốc gia như Philippin và Indonesia đã xây dựng chương trình quốc gia về XĐGN, có cơ chế chính sách và tổ chức bảo đảm thực hiện, từ cấp vĩ mô xuống các ngành các cấp. Trong hợp tác song phương, Cộng hoà liên bang Đức đã rất chú trọng mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong chính sách hợp tác quốc tế. Nhiều tổ chức quốc tế, trong hoạt động của mình đã và đang quan tâm đến các nước nghèo và dân nghèo. Ngoài việc giúp đỡ vốn, Ngân hàng thế giới có phân biệt trong chính sách dựa vào mức thu nhập của từng quốc gia. Nhiều nước có số dân đông nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ đã gắn phát triển kinh tế - xã hội với XĐGN và đã thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, coi đó là yếu tố phát triển kinh tế bền vững. Nhờ một số giải pháp tích cực trong hai thập kỷ 1970 - 1990, số người nghèo đói nói chung ở nhiều quốc gia đã giảm đáng kể như Malaysia và Indonesia. Ví dụ ở Indonesia, năm 1970 số người nghèo đói là 60% thì năm 1994 còn khoảng 25%. Tuy vậy, trong 3 năm gần đay tỷ lệ người nghèo ở một số quốc gia Châu Á như Thái Lan, Inđônêsia, Philippin... lại tăng lên do khủng hoảng kinh tế, bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc. Thậm chí, có học giả nhận định rằng khủng hoảng kinh tế và bất ổn về mặt xã hội ở Indonesia trong 3 năm gần đây đã làm tiêu tan toàn bộ thành tựu về xoá đói giảm nghèo của quốc gia này trong hơn hai thập kỷ qua. Vì vậy, phân hoá thu nhập, nghèo đói là hiện tượng đã tồn tại từ lâu trong lịch sử và phấn đấu giảm nghèo đói là việc mà nhiều quốc gia đã và đang quan tâm. Cần lưu ý là XĐGN ở mỗi quốc gia không chỉ do Nhà nước của quốc gia đó tiến hành mà còn do nhiều tổ chức quốc tế (như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Hội phụ nữ dân chủ quốc tế...), các tổ chức phi chính phủ thực hiện (như OXFAM, tổ chức thầy thuốc không biên giới...). Ở tầm quốc gia, trên thế giới xuất hiện nhiều mô hình khác nhau. Ở đây không có điều kiện trình bày thực tiễn và kinh nghiệm XĐGN của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế mà chỉ nêu cách làm, kinh nghiệm của một số quốc gia mà theo học viên là có những nét tiêu biểu, những kinh nghiệm quí có thể nghiên cứu XĐGN ở nước ta. Vì mỗi quốc gia có những kinh nghiệm đặc thù. Vì vậy, để XĐGN phải có sự nỗ lực từ phía bản thân người nghèo, cộng đồng, quốc gia và quốc tế a. Ở Vương quốc Thuỵ Điển : Đã có một thời kỳ, Thuỵ Điển phát triển theo mô hình Nhà nước phúc lợi chung. Đặc trưng cơ bản của mô hình này là ở Thuỵ Điển so với nhiều nước tư bản khác là Nhà nước rất coi trọng và có vai trò quan trọng trong phân phối. Năm 1995, chi tiêu của Chính phủ đạt mức 65% thu nhập quốc dân, trong lúc đó, ở các nước khác chỉ tiêu trên chỉ ở mức 33 - 52%. Có thể nói, Chính phủ Thuỵ Điển đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho con người, chiếu cố thoả đáng đến nhóm có thu nhập thấp và cố gắng giảm dần mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư. Nhờ đó, ở những năm 80, ở Thuỵ Điển, 20% số hộ gia đình có thu nhập cao nhất nhận được 26,9% thu nhập, còn 20% số gia đình có mức thu nhập thấp nhất được hưởng 8% thu nhập. Cùng thời gian trên, hai chỉ tiêu trên ở Mỹ là 41,9% và 4,7%. Tuy vậy, sau nhiều năm thực hiện mô hình nhà nước phúc lợi chung, nền kinh tế Thuỵ Điển bước vào giai đoạn trì trệ, tăng trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng đều tăng...Nguyên nhân quan trọng được nhiều chuyên gia đánh giá là động lực kinh tế giảm sút, sự ỷ lại của người dân vào phúc lợi xã hội. Thuỵ Điển buộc phải điều chỉnh chính sách, tăng động lực kinh tế, sử dụng nhiều hơn các công cụ thị trường. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là biểu hiện thất bại của mô hình Nhà nước phúc lợi chung. Ở các nước nghèo, các nước đang phát triển cũng tiến hành nhiều biện pháp XĐGN, giảm khoảng cách giàu nghèo. Cách làm của các nước rất khác nhau, có những kết quả, thành công nhưng nảy sinh không ít những vấn đề nan giải, có cả thành công và không thành công. Sau đây là kinh nghiệm của một số nước đang phát triển. b. Ở Trung Quốc: Từ khi cách mạng vô sản thành công (1949), có thể chia quá trình phát triển kinh tế, phân hoá giàu nghèo và các hoạt động XĐGN làm hai giai đoạn, từ năm 1949 đến năm 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến nay thực hiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc chênh lệch nghèo không lớn nhưng số dân nghèo đói rất cao. Từ 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm dân cư giàu nhất với 20% nhóm nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3. Nhờ đổi mới nền kinh tế có hiệu quả và thực hiện một số chính sách trực tiếp để XĐGN nên số người nghèo ở Trung Quốc giảm xuống nhanh chóng. Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốc là có thu nhập 100 nhân dân tệ/ 1 người/ 1 năm thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người ( chiếm 30% dân số ), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và 1998 chỉ còn 42 triệu người. Trong quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và XĐGN. Tuy vậy, dân nghèo nói chung và dân cư nông thôn Trung Quốc không những thu nhập thấp mà mức hưởng thụ của dịch vụ xã hội vẫn rất thấp kém. Năm 1996, trong lao động nông thôn Trung Quốc, số người mù chữ chiếm 22,25%, số có trình độ tiểu học là 45,1%. Có thể phân loại những biện pháp được thực hiện ở Trung Quốc thành hai nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN. - Nhóm các biện pháp chung: các biện pháp chung của Trung Quốc được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, những biện pháp chính đã thực hiện: + Duy trì ổn định chính trị: Trung Quốc quan niệm rằng giữa ổn định chính trị và nghèo đói có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không ổn định chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội không thể thực hiện, người dân không yên ổn làm ăn, sinh sống, nếu làm cho người nghèo tăng, bị bần cùng hoá còn bộ phận khác lại giàu có, sẽ dẫn đến xung đột chính trị, xã hội. Từ đó, cùng với chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh, sẵn sàng trấn áp các hành vi chống lại chính quyền, đe doạ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập cho mọi người: Hai thập kỷ gần đây, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Bên cạnh việc hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại ở vùng ven biển, vùng hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc chú ý đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn. Đến nay, sản phẩm của công nghiệp hưng trấn, công nghiệp địa phương với hầu hết là quy mô vừa và nhỏ đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng chục triệu nông dân. + Điều tiết hợp lý thu nhập, phân phối: Trung quốc đã thực hiện kiên quyết việc chống tham nhũng, kinh doanh trái pháp luật đồng thời thực hiện bảo hiểm xã hội, áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết vĩ mô về thu nhập. + Tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngoài thúc đẩy phát triển xí nghiệp hương trấn, việc hình thành các thị tứ, thị trấn, hoàn thiện dần hệ thống giao thông nông thôn đã thú đẩy dịch vụ nông thôn phát triển. + Chú ý thích đáng đến phát triển vùng: Trước hết, Trung Quốc thúc đẩy việc hình thành những vùng động lực, trọng điểm, đồng thời khuyến khích bố trí công nghiệp theo lãnh thổ để góp phần cải biến nông thôn. Chính sách thu ngân sách và điều tiết ngân sách có phân biệt để ưu tiên cho các vùng khó khăn có điều kiện tài chính để vươn lên. - Các giải pháp, chính sách XĐGN ở Trung Quốc khá đa dạng, linh hoạt. Sau đây là những giải pháp được khuyến khích thực hiện: + Xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, đầu tàu “lan toả”. Trung Quốc chú ý xây dựng các điểm “tiêu phú”, xây dựng các thị trấn, thị tứ ở nông thôn để từ đó làm tiền đề lan tỏa cho cả vùng. + Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện XĐGN: trước hết, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những vùng đất hoang, đồi núi. Để giữ đất nông nghiệp trước yêu cầu cao của công nghiệp hoá, đô thị hoá, chính phủ Trung Quốc quy định: việc chuyển mục đích quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc “lấy bao nhiêu khai hoang bù bấy nhiêu” và hình thành quỹ riêng để khai hoang bù đắp cho việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài vốn của nhà nước, của cộng đồng, Trung Quốc tranh thủ tối đa vốn cho mục tiêu XĐGN từ Ngân hàng thế giới, và các tổ chức phi chính phủ.Cùng với sự trợ giúp vốn để tạo việc làm, tăng thu nhập, Trung Quốc còn có sự hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Đặc biệt Trung Quốc đã yêu cầu và khuyến khích các vùng giàu, địa phương giàu giúp đỡ các vùng, địa phương nghèo như đã hình thành các cặp địa phương sau: Bắc Kinh - Nội Mông, Thiên Tân - Cám Túc, Hà Bắc - Quỳ Châu, Thượng Hải - Vân Nam. Từ sự phân tích trên cho thấy, các biện pháp hạn chế phân hoá giàu nghèo và XĐGN của Trung Quốc rất đa dạng, ngoài những biện pháp chung còn có những biện pháp trực tiếp tác động đến người nghèo, vừa có những biện pháp kinh tế giúp vốn, mở mang sản xuất vừa có những biện pháp xã hộ như giáo dục, y tế, đào tạo, kế hoạch hoá gia đình. c. Ở cộng hoà Inđônêxia: Inđônêxia là quốc gia đông dân nhất khối Đông Nam Á, với hơn 7 ngàn đảo lớn nhỏ với những tính đa dạng về điều kiện sinh thái, dân tộc, chia cắt về địa hình, phát triển kinh tế và thực hiện xoá đói giảm nghèo là công việc rất phức tạp. Ở thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, nền kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế rất khó khăn, lúng túng. Kinh tế chậm tăng trưởng, dân số tăng nhanh nên thu nhập bình quân của dân cư có xu hướng giảm sút. Nếu như năm 1957, thu nhập bình quân 1 người dân còn đạt 131 USD thì đến năm 1961 giảm xuống chỉ còn 83 USD Sau đó, Nhà nước Inđônêxia có hàng loạt các biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Inđônêxia thực hiện chiến lược mở của, tăng xuất khẩu - nhất là xuất khẩu khoáng sản, sản phẩm nông lâm thuỷ sản. Đến năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia đạt 55 tỷ USD. Nhờ kinh tế tăng trưởng và bước đầu nhận thức được tác hại của phân hoá giàu nghèo và cuộc sống khó khăn của người nghèo, trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90, Inđônêxia đã thực hiện nhiều biện pháp xoá đói giảm nghèo, đưa mục tiêu xoá đói giảm nghèo thành mục tiêu quốc gia. Chính phủ đã trợ cấp ngân sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nhờ những biện pháp tích cực, nên số người nghèo của Inđônêxia từ những năm 70 đến đầu những năm 90 liên tục giảm xuống. Năm 1976, số người sống dưới mức nghèo khổ là 54 triệu người nhưng đến năm 1987 chỉ còn 30 triệu người. Năm 1996, Inđônêxia được giải thưởng của Liên hợp quốc về thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo. Nhưng từ cuối năm 1996, kinh tế - xã hội và chính trị Inđônêxia lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo tham nhũng, xung đột về lãnh thổ, bạo động, khủng hoảng kinh tế, đặc biệt thực thi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư thiên về hướng ngoại, khi có chấn động khủng hoảng kinh tế xuống dốc, đời sống của nhân dân - nhất là tầng lớp nghèo bị giảm sút nghiêm trọng. Có nhà nghiên cứu đã khảng định rằng, khủng hoảng kinh tế - xã hội và bất ổn về chính trị đã làm tiêu tan thành quả xoá đói giảm nghèo của gần 20 năm trước đó. Ngoài Inđônêxia, Philippin, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực đều nảy sinh tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, bất bình đẳng, một bộ phận dân cư sống nghèo khổ. Dù ít nhiều và mức độ, cách làm khác nhau nhưng các nước khu vực châu Á như : Thái Lan, Philippin đều có những biện pháp để cố gắng giảm mức chênh lệch và giúp đỡ người nghèo. Qua nghiên cứu thực tế phân hoá giàu nghèo, thực hiện các chính sách xã hội và chống đói nghèo của các nước đã nêu trên và một số quốc gia khác trên thế giới, chúng ta rút ra những nội dung sau: - Phân hoá thu nhập, chênh lệch giàu nghèo là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về sự quan tâm của Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách phát triển, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xoá đói, giảm nghèo. - Nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo quá mức là một trong nguyên nhân gây mất ổn định chính trị - xã hội làm cho kinh tế tăng chậm hoặc suy thoái, phá vỡ tính bền vững của quá trình phát triển. - Vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết thu nhập, thực hiện các chính sách xã hội và thực hiện xoá đói giảm nghèo rất quan trọng từ chiến lược, chính sách cho đến các giải pháp XĐGN. - Sự kết hợp giữa tính tích cực của kinh tế thị trường, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và XĐGN là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Quá thiên lệch về nhu cầu tăng trưởng hoặc ưu tiên thiếu tính toán các vấn đề về xã hội đều dẫn đến hậu quả xấu. - Nghèo đói là vấn đề toàn cầu và được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm như cách làm, mô hình thực hiện XĐGN rất đa dạng, trong đó, một số quốc gia vẫn chưa tìm ra mô hình lý tưởng cho kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo. - Xoá đói giảm nghèo phải được thực hiện đồng thời với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và là nỗ lực từ nhiều phía: Nhà nước, cộng đồng và bản thân người nghèo, phát huy nguồn lực bên trong đồng thời khai thác nguồn lực bên ngoài để XĐGN. Từ sự phân tích về nguyên nhân nghèo đói, kinh nghiệm giải quyết vấn đề nghèo đói, kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1. Nghèo đói và phân hoá thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo đang là hiện tượng toàn cầu. Giải quyết nghèo đói phải là mối quan tâm chung của các quốc gia và quốc tế, trong đó có trách nhiệm của những nước giàu. 2. Nghèo đói liên quan đến tổng hợp nhiều nhân tố, điều kiện như nhân tố chính trị - xã hội, dân số, tài nguyên môi trường, quản lý. Do đó xoá đói giảm nghèo là chương trình rất tổng hợp. 3. Hiện tượng chênh lệch thu nhập cao, bất bình đẳng và nghèo đói là hiện tượng có thể hạn chế có sự nỗ lục từ nhiều phía, quốc gia, quốc tế, cộng đồng và bản thân người đói nghèo. 4. Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng tất yếu mà mỗi nước nghèo phải tham gia. Nhưng hậu quả, mặt trái của toàn cầu hoá rất lớn. Do đó, tìm ra cách thức để hội nhập chủ động, tự vươn lên để thoát nghèo là thách thức, khó khăn rất lớn đối với các nước nghèo. 1.3. Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam. 1.3.1. Các quan điểm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập (1945) Nhà nước ta đã rất quan tâm đến XĐGN. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước non trẻ Việt Nam đã coi đói nghèo là một loại “giặc” cần phải chống như giặc ngoại xâm. Từ khi hoà bình lặp lại ở Miền Bắc (1954) và thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách để xoá dần nghèo đói như cải cách ruộng đất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, miễn giảm thuế để giúp các tầng lớp dân nghèo. Làm cho dân bớt nghèo, vươn lên giàu không phải là những chính sách nhất thời có tính chất đối phó mà là chủ trương chiến lược, là mục tiêu trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định sau khi giành được độc lập mà nhân dân vẫn nghèo đói thì độc lập, tự do chưa được trọn vẹn, chưa đạt đến mục đích cuối cùng. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sau này lả kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng sức sản xuất, kinh tế phát triển, thu nhập, đời sống của đa số nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp lại chịu hậu quả to lớn của thiên tai và chiến tranh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường nên phân hoá thu nhập, đời sống giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong tiến trình đổi mới, bộ phận dân nghèo - kể cả những gia đình có công với cách mạng chịu nhiều thua thiệt. Do đó, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành yêu cầu bức thiết, là một trong những biểu hiện bản chất của chế độ XHCN. Lúc đầu, phong trào xuất hiện là sáng kiến của các địa phương. Dần dần, XĐGN được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là chương trình quốc gia. Nghiên cứu đường lối và các chủ trương của Đảng và Nhà nước có thể rút ra các quan điểm cơ bản sau đây của hoạt động XĐGN ở nước ta. a/ Xoá đói giảm nghèo phải được giải quyết trong tổng thể chiến lược phát triển của nước ta là kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội trong suốt quá trình phát triển và ngay trong từng giai đoạn của quá trình phát triển. XĐGN, khuyến khích làm giàu chính đáng, lành mạnh hoá xã hội là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là cơ sở kinh tế để thực hiện quá trình XĐGN. Việt Nam là quốc gia kinh tế chưa phát triển. Nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng còn hạn chế và bản thân người nghèo càng hết sức khó khăn. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tăng trưởng, bước đầu tạo việc làm, nguồn vốn và cơ hội vươn lên cho người nghèo. Trong hơn 15 năm vừa qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Từ năm 1991-1995, bình quân hàng năm tốc tộ tăng trưởng theo GDP là 8,2%, 3 năm 2001 - 2003, mức tăng trưởng bình quân trên 7%, đứng hàng thứ hai tại Châu Á (sau Trung Quốc). Nhờ đó, mỗi năm nước ta đã giải quyết được nhiều việc làm mới. Nhờ kinh tế tăng trưởng, thu ngân sách tăng, Nhà nước có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các chương trình xã hội và XĐGN. Số hộ nghèo giảm mỗi năm trên 2%. Tuy nhiên, từ năm 1997 - 1998 do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế giảm sút, một số hoạt động kinh tế lâm vào trì trệ, nhiều loại sản phẩm tồn đọng với số lượng lớn. Hơn nữa trong những năm gần đay, thiên tai liên tục xảy ra trên diện rộng. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn đang có xu hướng gia tăng. Theo đánh giá của Bộ LĐ, TB & Xã Hội năm 2003, tính theo chuẩn mới, cả nước còn khoảng 2 triệu hộ nghèo đói, chiếm khoảng 10,86% tổng số hộ trong cả nước. Trong đó, gần 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói (chiếm khoảng 2%). Thậm chí, còn 1870 xã trong gần 9.000 xã ở nước ta thuộc diện đăc biệt khó khăn với 40% số hộ trong xã là nghèo. Như vậy, đối với nước ta, giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để XĐGN; XĐGN là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự ổn định, chính trị - xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, giải pháp cơ bản là phải làm cho chương trình XĐGN trở thành một bộ phận cơ bản trong chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn liền với tăng trưởng bền vững và hạn chế tác động của thiên tai. b/ Xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hôị sâu rộng cho nên mọi lúc, mọi nơi đều phải thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Đói nghèo do kinh tế thấp kém, và bởi trình độ thấp kém, lạc hậu về mọi mặt, chúng tác động lẫn nhau và hệ quả của nó là đói nghèo, không những từng hộ mà xã nghèo, huyện nghèo. Từ sau những ngày cách mạng tháng 8/1945 mặc dù còn phải đối phó thù trong giặc ngoài. Chính phủ Việt Nam đã từng chủ trương phải chống “giặc đói, giặc dốt”. Chủ trương đó đã mang lại kết quả góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đang cố gắng thực hiện chủ trương nhất quán “kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội trong suốt quá trình phát triển và trong từng giai đoạn phát triển” Nghèo đói theo cách biện chứng là vấn đề xã hội. Nghèo đói và mất ổn định xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hơn nữa nghèo đói có nguồn gốc từ các nhân tố xã hội: Tập quán, các hủ tục , tệ nạn, khả năng gắn bó của cộng đồng....Nguyên nhân nghèo và xoá đói giảm nghèo mang tính tổng hợp. Thậm chí có vùng nhiều rừng, nhiều đất nhưng phương thức canh tác lạc hậu nên đất xấu dần đến mức không canh tác được v.v..Tính tổng hợp của nguyên nhân nghèo đói buộc phải kết hợp giữa các chính sách kinh tế - xã hội trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, sự kết hợp này phải được thể hiện trong chiến lược chính sách, các chương trình dự án về giải pháp. c/ Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với khuyến khích làm giàu chính đáng, thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói vừa thể hiện ở sự thiếu thốn về vật chất và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần với hoàn cảnh, điều kiện rất đa dạng theo từng hộ, từng vùng. Do đó, đòi hỏi chủ tương chính sách phải sát hợp, vừa có sức thuyết phục, vừa gợi mở vấn đề, nâng cao tính sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “ Giúp người nghèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu vươn lên giàu thêm” nhằm làm cho dân giàu nước mạnh. Như vậy, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo không triệt tiêu động lực làm giàu, có người giàu ở vùng nghèo, càng có sức thuyết phục lớn nếu làm giàu chính đáng là bằng tài năng, học vấn, khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trên nền tảng đạo đức và pháp luật từ đó mới có điều kiện giúp đỡ người nghèo, nhất là giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, thực tế ở Việt Nam rất nhiều gia đình giàu, nhất là ở nông thôn đang có vai trò rất tích cực trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Họ giúp người nghèo giải quyết việc làm, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, cách thức chi tiêu, cho vay mượn với phương thức ưu đãi. Trong cơ chế thị trường, dù muốn hay không đều diễn ra tình trạng có bộ phận giàu lên và khó tránh người nghèo đói, vùng nghèo đói. Vấn đề đặt ra là kiên trì chủ trương XĐGN, bằng các chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, để luôn có khoảng cách giàu nghèo hợp lý, số hộ nghèo đói giảm, số hộ giàu tăng lên. d/ Xoá đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế bằng chủ động, tự lực, vươn lên của người nghèo, cộng đồng, các cấp và Nhà nước cùng với sự tranh thủ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Quan điểm này thể hiện xoá đói giảm nghèo phải bằng sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo với các nguồn lực của người nghèo, của cộng đồng, của Nhà nước và toàn xã hội. Trước hết, làm cho người nghèo, vùng nghèo không ỷ lại, thụ động, chờ cứu giúp, mà tự cứu mình bằng vươn lên chính bằng lao động, đất đai tài nguyên thiên nhiên và đổi mới cung cách làm ăn, có sự hỗ trợ của cộng đồng và Nhà nước. Thực tế ở nước ta có nhiều vùng nghèo, hộ nghèo được chính phủ và cộng đồng trợ giúp rất nhiều nhưng vẫn khó khăn trong việc thoát nghèo. Điều đó có nguyên nhân quan trọng từ phía người nghèo. Hoặc là khả năng làm ăn, hoặc là thiếu nghị lực để loại bỏ những thói hư tật xấu, tập tục lạc hậu. Vì thế, trong việc trợ giúp người nghèo, Việt Nam đã tổng kết được phương trâm rất xác đáng là “ cho mượn cần câu hơn là cho xâu cá “. Chính phủ và chính quyền các cấp cần dành các nguồn lực về vốn, kỹ thuật tạo môi trường pháp lý, tâm lý xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, coi đó là trách nhiệm, tình cảm, không chỉ đối với người nghèo mà là sự phát triển bền vững của đất nước. Những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thực sự giúp đỡ tiền bạc và kinh nghiệm cho Việt Nam xoá đói giảm nghèo. Sự giúp đỡ, tài trợ của Ngân hàng thế giới, Hội phụ nữ quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ của Anh, CHLB Đức, Thuỵ Điển... đã có đóng góp thiết thực trong việc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 1.3.2 Tiêu chí xác định nghèo đói ở nước ta. Nghèo đói là quan niệm rộng. Quan niệm nghèo đói có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó, mỗi quốc gia cần xác định tiêu chí nghèo đói cụ thể cho từng thời kỳ. Ở Việt Nam, ngoài gợi ý về cách xác định chuẩn nghèo đói theo mức thụ hưởng calo do bữa ăn mang lại hàng ngày qui đổi ra thu nhập của Ngân hàng thế giới, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đã nêu ra các mức xác định tiêu chí nghèo đói. Ở đây, luận văn chỉ trình bày cách xác định tiêu chí nghèo đói của Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội. Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội là cơ quan thường trực trong việc tổ chức thực hiện XĐGN. Cơ quan này đã đưa ra các mức xác định khác nhau về nghèo đói tuỳ theo thời kỳ phát triển của đất nước. - Trước năm 1995, với yêu cầu cấp bách về chỉ đạo XĐGN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo đói ở nước ta là có thu nhập 1 người 1 tháng bằng tiền, tương đương với giá trị 15 kg gạo tẻ thường. - Đến năm 1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra tiêu chí chi tiết hơn cho từng mức độ nghèo đói và từng khu vực. Các tiêu chí được qui định như sau: * Hộ đói là hộ có bình quân thu nhập 1 người 1 tháng bằng tiền là 40.000 đ, tương đương với giá trị 13kg gạo tẻ thường. * Hộ nghèo được phân biệt cho thành thị, nông thôn + Ở thành thị, là hộ có thu nhập bình quân 1 người/1 tháng bằng tiền 90.000 đồng, tương đương với giá trị 25 kg gạo tẻ thường. + Ở nông thôn, chuẩn nghèo cho vùng đồng bằng, trung du thu nhập 1 người/1 tháng, bằng tiền 70.000 đồng, tương đương với giá trị 20 kg gạo tẻ thường. Ở nông thôn miền núi, hải đảo có mức thu nhập 1 người/1 tháng, bằng tiền 50.000 đồng, tương đương với giá trị 15 kg gạo thường. Cách phân định trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tuy tạo thuận lợi cho điều tra, thu nhập thông tin giàu nghèo nhưng có một số điểm chưa thoả đáng. Bởi vì trong thực tế giá gạo cũng thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, chuẩn trên là quá thấp, bởi vì dù nghèo mấy thì ăn uống không phải là nhu cầu duy nhất. Hơn nữa theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó các nhà nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, việc điều tra thu nhập có thể không chính xác trong từng người được điều tra không nói đúng thu nhập của mình. Theo Quyết định số 1443/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hộ nghèo đói nước ta giai đoạn 2001 -2005 được điều chỉnh theo mức chuẩn mới với thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau: + Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo 80.000đ/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng 100.000đ/tháng. + Vùng thành thị 150.000đ/tháng. Theo cách định chuẩn mới, đầu năm 2001, số hộ nghèo của nước ta tăng lên. Điều đó là hợp lý vì có tính đến nhu cầu ăn và sinh hoạt, nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho công tác xoá đói giảm nghèo. 1.3.3. Khái quát về thực trạng đói nghèo và vấn đề XĐGN ở Việt Nam. 1.3.3.1. Khái quát về thực trạng đói nghèo. Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao. Nhà nước và nhân dân đã có ý thức xoá đói, giảm nghèo khá sớm. Từ năm 1991 đến nay, công tác XĐGN ở nước ta đã được tăng cường. Chính phủ đã xây dựng chương trình XĐGN và trở thành một trong những chương trình quốc gia. Trải qua hơn 10 năm thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Trong những năm đổi mới, bình quân thu nhập của đa số dân cư Việt Nam đều được tăng lên. Riêng ở khu vực nông thôn từ năm 1990 - 2000, thu nhập bình quân 1 đầu người tăng hơn 1,5 lần. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt nam đã có tiến bộ vượt bậc trong việc xoá đói giảm nghèo. Nếu lấy 2 tiêu chí cơ bản để đánh giá là nghèo về lương thực, thực phẩm và nghèo đói chung thì ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể. Về tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm, nếu như năm 1993 có 24,9% số hộ thì đến năm 1998 tỷ lệ trên của cả nước giảm xuống chỉ còn 13,8%. Nếu theo tỷ lệ nghèo nói chung thì cả nước năm 1993 tỷ lệ trên là 58,2%, đến năm 1998 giảm xuống còn 44,9%. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ giảm nghèo chung biểu hiện ở tất cả các vùng của đất nước kể cả vùng khó khăn. Ở vùng núi và trung du Bắc Bộ năm 1993 tỷ lệ nghèo chung là 78,6% đến năm 1998 giảm xuống còn 65,2%. Cùng thời gian trên mức giảm của vùng Tây Nguyên từ 70% xuống chỉ còn 52,4%....Số hộ nghèo đói của cả nước năm 1999 là 13,1%, năm 2000 còn 11%, năm 2003 còn 10,86% (khoảng 2 triệu hộ). Ở ba vùng nghèo nhất của cả nước là miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo đói cũng giảm đáng kể. Năm 1995, ở miền núi phía Bắc tỷ lệ hộ nghèo đói là 28,16%, đến năm 1999 thì tỷ lệ chỉ còn 16,13%, cùng hai thời gian trên, các chỉ số tương ứng ở Tây Nguyên là 30,88% và 14,57%, Bắc Trung bộ là 32,5% và 20,5%. - Mức chênh lệch về giàu nghèo, thu nhập giữa các nhóm dân cư ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. Ở các vùng đô thị, nơi chiếm khoảng 24% dân số đã tạo ra hơn 60% GDP với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 10%. Ở nông thôn, nơi chiếm khoảng 76% dân số chỉ tạo ra khoảng 40% GDP tăng trưởng chậm (gần 5%/năm). Về mức chênh lệch giàu nghèo, nếu dựa theo mức chuẩn nghèo là 13 kg gạo ngư._.ểu số ngần ngại vay tín dụng bởi hai lý do chính: - Không biết cách sử dụng vốn để sinh lãi: - Sợ rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi (bão lụt, dịch bệnh trong chăn nuôi). Muốn thu hút được người dân tộc thiểu số tiếp cận ngày càng đông với tín dụng thì phải giải quyết được hai khúc mắc, ngần ngại đó. Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng vay tín dụng với mức lãi suất có thể cao hơn mức tín dụng ưu đãi, nếu ngân hàng có một quỹ bảo hiểm (lấy số tiền chênh lệch từ tỷ lệ phần trăm tín dụng ưu đãi đến tín dụng thương mại từ 0,6% - 10% chẳng hạn). Nguồn vay được xoá nợ nếu gia súc bị bệnh dịch hay sản xuất thực sự bị rủi ro cho việc bảo hiểm cây trồng, hoặc giúp dân biết làm ăn sinh lãi, bao tiêu sản phẩm... Có một thực tế là với nguồn lực quốc gia hiện nay không thể có khoản tiền khổng lồ để dành cho Ngân hàng người nghèo hoặc giải quyết được cho đa phần người nghèo ở miền núi vay lãi suất ưu đãi. Vì vậy, cần phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau từ các quỹ tín dụng hợp tác xã, ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng nông thôn... ở những nơi mà Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng người nghèo chưa vươn tới hoặc không đủ khả năng cung cấp tín dụng cho yêu cầu của số đông. Đối với miền núi, dân tộc thiểu số, các quỹ tín dụng kiểu như vậy có lẽ phù hợp với điều kiện dân cư phân tán, đường sá khó đi, chi phí vận chuyển cao, khó tiếp cận với ngân hàng thuộc Nhà nước. Những quỹ tín dụng thôn, xã, nhóm họ dễ tiếp cận hơn, dễ bề kiểm soát đồng vốn vay, biết được các hộ đầu tư vào công việc gì. Nó phù hợp ở chỗ đáp ứng được vốn vay nhỏ cải thiện đời sống. Đồng thời cũng phải cải cách dần dần chính sách lãi suất hợp lý để thu hút được vốn vay cho hộ nghèo vay, khuyến khích các tổ chức tài chính tự huy động các nguồn vốn từ cộng đồng, cá nhân và coi trọng quyền tự chủ của họ, miễn là họ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo. Song, dù dưới hình thức nào, kiểu cách nào cũng phải tăng hạn mức vay và kéo dài thời gian vay để người nghèo đủ lực vốn, đủ thời gian để cây, con trưởng thành đến khi thu hoạch. Tức là phải bỏ dần vốn ngắn hạn và quy định hạn mức. Tăng dần vốn trung hạn và dài hạn cùng hạn mức vay. Với miền núi cũng cần xem xét xen kẽ vốn ngắn hạn và dài hạn nếu cùng một lúc hộ nghèo có kế hoạch đầu tư vào sản xuất ngắn hạn để thoát nghèo và đầu tư dài hạn để làm giàu. c) Giao thông vận tải. Vấn đề số một hiện nay là giao thông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Vì chính đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự cách biệt, nhưng nếu giải quyết tốt sẽ là cơ hội của người nghèo miền núi, dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo. Những năm gần đây, đặc biệt là hai năm (1996 - 1997) giao thông miền núi đã được chú trọng hơn; song chủ yếu vẫn tập trung ở các đường quốc lộ, một số tỉnh lộ được duy tu và nâng cấp. Điều đáng chú ý là giao thông trên đường cấp huyện, cấp xã và cấp bản - hệ thống đường xương cá để nối ra quốc lộ và tỉnh lộ còn rất khó khăn. Phương châm Nhà nước và nhân dân cũng làm có thể xem như khá thích hợp với việc xây dựng hệ thống giao thông miền núi. Sự trợ giúp của Nhà nước về phương tiện kỹ thuật và thuê lao động địa phương sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho những hộ nghèo hoặc trợ quỹ dưới hình thức Nhà nước cho không lương thực, dân đóng góp ngày công. Các nguồn vốn nên chuyển thẳng về cấp huyện để tránh khỏi vòng vèo và chi phí quản lý, các hiện tương tiêu cực, thất thoát ở cấp tỉnh. Đồng thời dành quyền chủ động cho cấp huyện, có sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch ưu tiên. Như vậy sẽ sát hợp với yêu cầu của người dân hơn là sự vạch kế hoạch, chỉ định mục tiêu từ cấp tỉnh và cấp trung ương một cách áp đặt. Ngoài ra, vốn cho giao thông còn có thể huy động một phần từ các chương trình dự án trên địa bàn nếu thấy giao thông là rất cần và tạo điều kiện để góp phần tăng hiệu quả của chính chương trình dự án đang và sẽ thực hiện. Hoặc góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Cũng cần có một cơ chế, chế độ chính sách ưu đãi về vốn vay, thu phí giao thông... để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng giao thông miền núi. Có nghĩa là cần có nhiều hình thức huy động nguồn lực năng động để đạt được mục tiêu đề ra. Một vấn đề hết sức quan trọng là việc duy trì, bảo dưỡng đường miền núi. Do địa hình dốc, phức tạp, độ xói mòn lớn, mưa gió bất thường nên đường thường xuyên hư hỏng nặng sau mùa mưa. Biện pháp tốt nhất là nên giao công việc này cho cơ quan địa phương phối hợp cùng với Sở giao thông các tỉnh và được Nhà nước giúp đỡ một phần kinh phí sửa chữa. Về lâu dài cần có kế hoạch từng bước nâng cấp đường theo hướng nhựa hoá tỉnh lộ, đá hoá huyện lộ, cơ giới hoá xa lộ và mở rộng đường liên thôn, liên bản để xe ngựa và xe máy có thể đi lại dễ dàng. Cái lợi đầu tư vào đường giao thông miền núi đã được khẳng định ở nhiều địa phương, có thể việc đầu tư này không mang lại lợi ích nhanh chóng như đầu vào các lĩnh vực khác. Nhưng cái lợi lớn nhất là giải thoát thế bí cho kinh tế địa phương, tạo cơ hội cho dân tộc thiểu số tiếp cận với kinh tế thị trường, giao lưu buôn bán, trao đổi để cải thiện đời sống và từ đó có thể vươn lên xoá dần khoảng cách kinh tế - xã hội giữa miền núi và miền xuôi. d) Giao đất giao rừng. Tình trạng mất đất do mua bán, sang nhượng hoặc thiếu đất để canh tác đang diễn ra rất trầm tọng ở khắp các vùng đồng bằng và miền núi, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Hiện tượng thiếu đất canh tác diễn ra thường xuyên ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nghiêm trọng nhất là ở dân tộc Mông và Dao. Đối với đa phần các dân tộc thiểu số miền núi, đất đai là nguồn lực quan trọng bậc nhất để sinh sống. Đất đai gồm cả đất nông nghiệp và lâm nghiệp từ trước tới nay đối với họ thuộc quyền sở hữu của cá nhân và dòng họ. Trong phong trào hợp tác hoá những năm 60 của thế kỷ XX, đất đai của họ nhập vào kinh tế tập thể hợp tác xã (chỉ còn một phần nhỏ đất đai họ được chia để tự canh tác và thu nhập riêng cho gia đình). Nay hợp tác xã kiểu cũ không còn phù hợp nữa, sự diễn biến đất đai rất phức tạp, việc phân chia không dễ dàng. Hầu như ở các vùng dân tộc miền núi chưa triển khai được bao nhiêu việc chia đất, khoán rừng. Một mặt cho tới hiện nay việc xác định giữa các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng chưa phản ánh đầy đủ các hô hình sử dụng đất đai của người miền núi. Việc quy định đất không sử dụng trong thời hạn coi như vô chủ, nên Nhà nước thu lại. Làm như vậy là sự thiếu hiểu biết thực tế ở miền núi, bởi vì những đất đó thuộc quyền sử dụng của các hộ đang trong thời kỳ bỏ hoá theo chu kỳ luân canh và vô hình chung các hộ đã bị Nhà nước lấy mất đất canh tác. Một số địa phương đã thực hiện chia đất khoán rừng một cách ồ ạt; hình thức hộ gia đình nhận số đỏ nhưng nhiều khi cũng không biết phạm vi đất đai của mình đến đâu. Hoặc nhận để đó không có khả năng khai thác biến nó thành nguồn lợi. Đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi phức tạp bởi các phong tục tập quán truyền thống, việc chia đất khoán rừng cần được thực hiện theo các bước sau đâu: - Lập một bản đồ tổng thể ở các xã, bản có cán bộ địa chính và chính quyền xã, già làng, trưởng bản tham gia. - Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến dân chủ trong nhân dân. - Xác lập mốc giới trên thực địa có mặt các hộ và cấp sổ đỏ sử dụng đất. Nghiên cứu cấp sổ đỏ và chia đất khoán rừng theo nguyên tắc gắn với nơi cư trú của các hộ và tùy vào khả năng canh tác và số nhân khẩu. Một số đất đai dự trữ dành cho sự phát triển dân số giao cho tập thể công động quản lý và sử dụng. Cần có sự hướng dẫn việc sử dụng đất đai khai thác rừng, sản xuất, giữ gìn và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng v.v. để đảm bảo tính bền vững lâu dài cho môi trường sinh thái. Những nơi không còn khả năng sản xuất thì giãn dân đi nơi khác. Hướng giải quyết đất đai ưu tiên trước hết là giãn trong nội huyện, nội tỉnh; tránh tối đa sự xáo trộn quá nhiều ảnh hưởng tới đời sống và xã hội trong vùng. đ) Chuyển giao khoa học - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Thực tế diễn ra ở khu vực đồng bằng đông dân như tỉnh Thái Bình cho thấy: nếu biết ứng dụng khoa học tiên tiến, tìm kiếm giống mới, thâm canh thì không cần thăng diện tích vẫn có thể làm giàu được. Tuy đất đai rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Một đơn vị (1 ha) đất người dân Thái Bình có thể làm ra một giá trị là 30 triệu đồng/ năm chứng tỏ việc đầu tư như thế nào để nâng cao hiệu quả là rất quan trọng. Cho nên bằng một mức độ nào đó (chưa thể mong toàn diện như ở Thái Bình) người nghèo miền núi phải được tập huấn và tạo nên một cách làm ăn mới. Bỏ dần cây, con và cách canh tác lạc hậu truyền thống, thay vào đó là những cây, con mới hoàn toàn hoặc lai tạo với giống địa phương có khả năng phù hợp với thổ nhưỡng và sinh thái ở địa phương. Làm được việc này tức là đã giải quyết một cách tích cực, giải toả được sự căng thẳng về thiếu đất đai. Đồng thời tạo nên cơ sở bền vững có tính khoa học cho người dân yên tâm sản xuất và làm giàu ngay trên quê hương mình. Hiện nay ở một số vùng dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơme... đã làm quen và rất phấn khởi chuyển đổi cây trồng, vật nuôi: ngô năng suất cao Q2, Bioseed, bông, dâu tằm, cà phê... đã thay thế những cây địa phương kém hiệu quả kinh tế. Về chăn nuôi các loại bò lai Sin, gà Tam Hoàng, vịt Xiêm, bò sữa... đã quen thuộc với một số bà con dân tộc thiểu số. Tuy vậy một số nơi cũng đã xuất hiện sâu hại, bệnh dịch và thoái hoá giống mới gây hoang mang cho bà con. Vì vậy, công tác chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cần phù hợp điều kiện thực tế của vùng dân tộc thiểu số. Để giúp đỡ bà con các dân tộc dần xoá đói, giảm nghèo nên chăng mỗi huyện cần có một trung tâm chuyển giao hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, trước hết là những kỹ thuật đơn giản cho nhân dân miền núi. Trung tâm này mở các lớp tập huấn ngắn cho một số người có trình độ học vấn tối thiểu ở các xã, bản theo mùa vụ của cây con, rồi từ đó họ toả xuống các bản xóm chỉ dẫn kỹ thuật cho đồng bào ngay trên thực địa. Cách làm này chi phí ít nhưng rất hiệu quả, phù hợp với điều kiện cư dân sinh sống phân tán ở miền núi. 3.2.2. Các vấn đề xã hội. 3.2.2.1. Y tế. Tình hình y tế miền núi, vùng dân tộc hiện nay, cần lưu ý mấy vấn đề sau: - Sự kém hiểu biết của người dân miền núi về bảo vệ sức khoẻ và phòng bệnh dịch thường dẫn đến tình trạng phát bệnh đến giai đoạn trầm trọng, mãn tính nên rất khó chữa trị. - Các bệnh nguy hiểm lại thường bắt nguồn từ những bệnh rất thông thường. Do một lý do nào đó coi thường hoặc ngại đi đến các cơ sở khám chữa, do không có thuốc... nên từ bệnh này đã chuyển sang bệnh khác khó chữa trị hơn. - Các phương pháp chữa trị dân gian tỏ ra có hiệu quả, rẻ tiền và dễ kiếm ở địa phươn. Song vẫn để xảy ra tình trạng một số bà con vùng sâu, vùng xa chữa bệnh bằng các phương pháp lạc hậu hoặc bị lừa bịp phản khoa học của thầy mo, thầy cúng nên thường gây nguy hiểm đến tính mạng. - Hệ thống trạm y tế dường như nặng về hình thức, thiếu khả năng chuyên môn, thuốc thang và cán bộ để phục vụ trên địa bàn rộng nhưng phân tán. Từ những vấn đề nêu trên, xin đề xuất một số biện pháp y tế miền núi có tính khả thi như sau: - Giáo dục, phổ biến kiến thức y tế, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ, trẻ em để bước đầu có thể phát hiện, tự chữa các bệnh thông thường. - Phổ biến rộng khắp mạng lưới y tế viên cộng đồng gồm các giáo viên phổ thông, người có trình độ học vấn, cán bộ các đoàn thể... kết hợp công tác chuyên trách với công tác y tế cộng đồng. - Cung ứng đủ cơ số thuốc thông thường cho các "túi thuốc thôn bản". - Tập hợp, tổ chức các bà lang, ông lang có uy tín ở địa phương cùng hợp tác chữa bệnh. Khuyến khích chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc lá. Xây dựng vườn thuốc thôn bản. - Kết hợp với sự giúp đỡ về y tế của lực lượng y tế bộ đội biên phòng ở các đồn vùng xa vùng sâu. - Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động, miễn phí, định kỳ xuống các thôn bản. Phát hiện kịp thời để đưa các bệnh nhân nặng về tuyến y tế huyện, tỉnh. - Cấp thuốc nhân đạo cho các trường hợp quá khó khăn và các đối tượng thuộc chính sách xã hội. 3.2.2.2 Giáo dục. Vấn đề nổi cộm về tình hình giáo dục miền núi hiện nay đó là mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Một số dân tộc như Chứt, Phù Lá, Lự... có tới 90% - 98% dân số mù chữ. - Việc phổ cập giáo dục tiểu học cho đối tượng trẻ em nhà nghèo chưa đạt yêu cầu. - Sự bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn phổ biến. Các em gái có tỷ lệ đi học ít hơn rất nhiều so với em trai và càng lên các cấp học cao hơn càng bị rơi rụng gần hết. - Đồ dùng dạy học và sách giáo khoa thiếu nghiêm trọng. - Đội ngũ thầy cô giáo quá mỏng, thiếu về số lượng, yếu kém về trình độ chuyên môn. Đặc biệt thiếu giáo viên là người dân tộc thiểu số. - Cơ sở hạ tầng như trường lớp xuống cấp, chất lượng học sinh yếu so với mặt bằng giáo dục phổ thông nói chung. Từ thực trạng nêu trên cho thấy muốn giúp người nghèo được hưởng thụ chương trình giáo dục nâng cao dân trí để tiếp bước xoá đói, giảm nghèo, cần phải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: - Có cơ chế chính sách ưu tiên cho đối tượng nghèo và con em của họ đảm bảo xoá được nạn mù chữ và phổ cập tiểu học, được miễn hoàn toàn về học phí và các khoản đóng góp khác. - Mở các nhóm xoá mù tại chòm xóm, bản; người biết khá dạy người biết kém, người biết kém dạy người chưa biết ở bất kỳ nơi nào (ở nhà buổi tối, nghỉ ở nương, trên đường đi chợ, đi làm)... Người tình nguyện dạy đạt kết quả tốt thì được hỗ trợ một khoản tiền hoặc vật chất để khuyến khích. - Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp hợp lý của toàn dân (bằng ngô, lúa, lương thực thực phẩm tự có). - Dần dần đào tạo, thay thế hệ thống giáo viên thôn bản bằng giáo viên dân tộc và có chế độ đãi ngộ để họ đủ sống, yên tâm bám trường lớp giảng dạy. - Cải thiện đời sống tinh thần cho thầy trò nhà trường mở miền núi (tài trợ một số trang thiết bị văn hoá thiết yếu như sách báo, tranh ảnh, video, catssette...). - Mở rộng việc kết nghĩa giữa các đơn vị quân đội, đoàn thể nhân dân với nhà trường nhằm giúp đỡ, ủng hộ về vật chất, ngày công sửa trường lớp và đồ dùng, sách vở học tập. - Cần trích hợp lý một phần nhỏ kinh phí từ các chương trình dự án trên địa bàn để hỗ trợ cho giáo dục và con em nhà nghèo. Cần phải thấy đầu tư cho giáo dục tốt chính là nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình dự án. 3.2.2.3. Về bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi muốn giữ được bẳn sắc văn hoá trước hết phải có thông tin đúng và thường xuyên về chính sách văn hoá đối với từng dân tộc, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Vấn đề quyết định là phải có chế độ, chính sách thoả đáng trong việc đầu tư cho phong trào văn hoá quần chúng ở cơ sở, đẩy mạnh hơn nữa công tác văn hoá, thông tin lưu động, cổ động trực quan phục vụ đồng bào dân tộc và miền núi. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua các hoạt động xuất bản, phát hành, thư viện. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào đọc sách, báo qua các thư viện, tủ sách cơ sở, các trường học, đồn biên phòng, bưu điện văn hoá xã ở các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung Nam Bộ, các chùa dân tộc Chàm, chùa dân tộc Khơme, nhà Rông Tây Nguyên... bằng các hình thức thi đọc, kể chuyện tìm hiểu các chủ đề về bản sắc văn hoá vật thể). Coi trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, thông tin cơ sở phục vụ đồng bào ở các dân tộc thiểu số. Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính cần có các đề tài nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy định một số chính sách cụ thể làm công tác văn hoá, thông tin ở cơ sở; chính sách ưu đãi đối với phóng viên, biên dịch tiếng dân tộc; tổ chức học tiếng dân tộc; sưu tầm phổ biến về văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể của từng dân tộc thiểu số làm phong phú thêm nền văn hoá đa dân tộc của Việt Nam. Trong công tác nghiên cứu, sưu tầm phong tục tập quán dân tộc thiểu số cần trú trọng tổ chức hội thảo, toạ đàm, tập huấn các chủ đề về truyền thống các dân tộc, cần chủ động tổ chức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, tiếp thu nền văn hoá và văn minh của các dân tộc ở trên thế giới làm phong phú thêm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta. 3.2.3. Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội. 3.2.3.1. Người có công với đất nước và gia đình họ. Kể từ khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ban hành ngày 29-8-1994, đối tượng được hưởng ưu đãi do Nhà nước trợ giúp ngày càng tăng: từ 1,3 triệu người vào đầu năm 1994 (tức là trước khi ban hành Pháp lệnh trên) tăng lên 2,4 triệu vào năm 1995 và tiếp tục tăng 3,5 triệu vào năm 2000. Theo số liệu của ngành thương binh - xã hội thì kể cả những người trong gia đình có công với nước cần trợ giúp đã lên tới gần 4 triệu người. Đây cũng là một gánh nặng quá lớn với Nhà nước. Hàng năm đã dành ra hàng ngàn tỷ đồng giúp đỡ đối tượng này. Ngoài ra các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan cũng có sự giúp sức đáng kể bằng các hình thức tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm... Tuy vậy, những đối tượng này còn gặp không ít khó khăn và chỉ trông chờ vào số tiền trợ giúp của Nhà nước hoặc một số rất nhỏ có sổ tiết kiệm thì chưa thể giải quyết được đời sống ổn định. Vì vậy, cần có một chính sách ưu tiên rộng lớn và phong phú hơn, đa dạng về hình thức sản xuất, chăn nuôi, nghề rừng theo hướng sản xuất hàng hoá để giúp các đối tượng này có được mức sống bằng và dần dần cao hơn mặt bằng đời sống ở địa phương như yêu cầu của Nhà nước. Như phần nguồn lực đã phân tích, cần tạo ra cho các đối tượng loại này có thu nhập ổn định bền vững về lâu dài. Có thể nghiên cứu các loại ưu tiên, giúp đỡ sau đây: - Ưu tiên đất canh tác tốt hơn khi chia đất khoán rừng và có cự ly gần nhà để tiện chăm sóc. - Ưu tiên việc đầu tư giống mới, cấp cho không (hạt giống) hoặc miễn một phần dịch vụ và các vật tư nông nghiệp... - Ưu tiên cho con em họ khi sắp xếp việc làm, ngành nghề. - Ưu tiên về vốn tín dụng, lãi suất và các hình thức khuyến nông, khuyến lâm miễn phí... - Cấp sổ khám bệnh và miễn phí trong trường hợp bệnh nặng cần số tiền lớn để điều trị... - Các tổ chức đoàn thể nhân dân thường xuyên quan tâm chăm sóc, động viên các hộ nghèo theo hướng sản xuất tiên tiến bằng cả vật chất và tinh thần trong điều kiện cho phép ở địa phương... 3.2.3.2. Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi. Đây là đối tượng cũng rất đông đảo do nguyên nhân chiến tranh, do điều kiện sống quá thiếu thốn nghèo đói gây ra. Nhà nước đã có nhiều quyết định và được thể chế hoá và hướng dẫn tiêu chuẩn, chế độ cho từng loại: người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tâm thần, các loại tàn tật... Nguồn kinh phí cấp cho đối tượng này do địa phương giải quyết. Hình thức phổ biến hiện nay là trung tâm bảo trợ và điều dưỡng giúp đỡ tại gia đình cho người thâm chăm sóc. Theo thống kê chưa đầy đủ thì đối tượng này có trên 1 triệu người, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân mới giải quyết được chưa tới 20% loại đối tượng này mà kinh phí đã vọt lên trên 500 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn phải chi thêm vào việc phục hồi chức năng người tàn tật hàng năm từ 5-7 tỷ đồng, cùng với các nguồn tài trợ quốc tế như của Hội chữ thập đỏ quốc tế, của Chính phủ liên bang Đức... và các nguồn nhân đạo, phi chính phủ, các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng đã lưu ý ưu tiên về vốn vay, việc làm, miễn thuế... cho họ. Tuy có rất nhiều cố gắng như vậy nhưng vẫn chưa giải quyết được số đông trong họ và sự bình đẳng giữa các địa phương có người tàn tật, cô đơn chưa công bằng và chưa được chuẩn hoá. Những địa phương, thành phố lớn, một số tỉnh giàu, kinh tế phát triển thì người tàn tật, cô đơn được quan tâm tốt hơn nhiều so với các tỉnh miền núi nghèo. Đó là chưa kể khi họ đi nhận đồng tiền, bát gạo cứu trợ còn gặp nhiều khó khăn do đường sá cách trở và thủ tục phiền hà. Những đối tượng loại này cũng cần được nghiên cứu, tìm những khả năng phù hợp để mở rộng các hình thức và biện pháp giúp đỡ họ theo hướng sản xuất và ngành nghề phù hợp. Các địa phương cần có những lớp dạy nghề phù hợp cho từng loại đối tượng, cần tợ giúp bao tiêu sản phẩm cho họ để ít nhất họ có thể thu nhập đủ sinh sống một cách khiêm tốn. Nên khuyến khích và có chế độ giảm thuế đối vói các cơ sở sản xuất nhận người tàn tật, giúp đỡ trẻ mồ côi... 3.2.4. Cứu tế, viện trợ khẩn cấp. Hàng năm, Nhà nước dùng khoản kinh phí khoảng trên dưới 40 - 60 tỷ đồng cho các đối tượng thuộc diện cần cứu trợ khẩn cấp. Nguồn viện trợ cứu tế này chủ yếu tập trung vào hai hình thức chủ yếu: - Cứu tế khi bị thiên tai. - Cứu tế khi giáp hạt. Trong đó chủ yếu là lương thực, thuốc men và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Đặc biệt năm 1996 có lũ lụt lớn ở Tây Bắc và trong các năm 1997-2000 bão biển và lũ lụt ở các tỉnh ven biển phía Nam nên số tiền viện trợ khẩn cấp là rất to lớn. Cơ cấu trong nguồn kinh phí cứu tế thường chi cho cứu đói giúp hạt gần 50%. Có thể nói phần lớn nguồn viện trợ này là dành cho miền núi, biên giới và hải đảo, vùng các dân tộc thiểu số sống tập trung. Đó là nơi môi trường sinh thái dễ bị tổn thương, nơi dễ xảy ra các vụ lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán và các hiện tượng thiên tai khác đe doạ. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương lập quỹ dự trữ để khắc phục các hậu quả do thiên tai. Tuy nhiên, khi có thiên tai xảy ra thường bị động và cung cấp chậm những nhu cầu khẩn cấp. Để chủ động hơn nữa việc phòng chống thiên tai, xin đề nghị: - Cần chủ động dự báo trước các hiện tượng thiên tai trên mọi phương tiện thông tin và cách phòng chống cho nhân dân. Điều này làm được sẽ đỡ tốn kém rất nhiều. - Trước mùa mưa lũ nên tập kết các loại vật chất thiết yếu (để viện trợ kịp thời khi xảy ra thiên tai)... Cần có sự tuyên truyền rộng lớn và các hình thức giúp đỡ phong phú khai thác nguồn lực và đóng góp của nhân dân trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều"... 3.2.5. Chống tệ nạn xã hội - xây dựng nếp sống văn hoá. Tệ nạn xã hội chủ yếu ở miền núi hiện nay là nghiện hút thuốc phiện, ma chay cưới xin lạc hậu, tốn kém đã ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình làm cho họ đã nghèo càng nghèo hơn. Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/CP và Nghị quyết số 06/CP về chương trình chống ma túy và mại dâm, mỗi năm nguồn kinh phí cho hai chương trình này vài ba chục tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ hai chương trình này thì chưa thể xoá hết những tệ nạn, phong tục tập quán lạc hậu đang tồn tại là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo. Để giúp người nghèo thoát khỏi những tệ nạn này, biện pháp tập trung cai nghiện hoặc cải tạo gái mại dâm ở miền núi là khó có thể triển khai trên diện rộng, do khó khăn về kinh phí và các khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bộ máy quản lý. Biện pháp tốt nhất là tuyên truyền phát động phong trào bỏ hút thuốc phiện, tác động từ phía người thân ruột thịt trong gia đình. Trợ giúp thuốc cai nghiện tại gia là phù hợp với đồng bào các dân tộc thiểu số sống phân tán và không muốn xa nhà. Nên dành ra một khoản chi phí riêng từ nguồn của Bộ Văn hoá - Thông tin để vận động trợ giúp, tập huấn tuyên truyền đồng bào bỏ những tệ nạn xã hội, phong tục lạc hậu, tốn kém và phi khoa học. Đồng thời xây dựng các quy ước văn hoá cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực văn hoá phù hợp với vùng dân tộc và từng dân tộc. Song song với việc giúp đỡ cai nghiện, hoàn lương cho các đối tượng thuộc diện nêu trên cần tạo cho họ việc làm và giáo dục nhận thức xã hội để mọi người thông cảm, chấp nhận và giúp đỡ họ sau cải tạo, giúp đỡ họ lấy lại được niềm tin, ổn định đời sống, hoà nhập vào cộng đồng, giúp họ không quay lại con đường cũ. Chống các tệ nạn xã hội cần được xã hội hoá để mọi người cùng tham gia. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, Nhà nước cần từng bước thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật để đưa những đối tượng này vào kỷ cương phép nước. Trước mắt, do trình độ dân trí ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu, cần tiến hành từng bước thận trọng giúp đỡ đồng bào giác ngộ dần. Lấy phương châm tuyên truyền vận động làm chủ đạo. KẾT LUẬN Trong quá trình luận giải vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, ở môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn đến sự tồn tại xã hội ở vùng này chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong và ngoài nước). Có thể nói vùng này sẽ phát triển rất chậm, khoảng cách để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng xa. Từ sự phân tích thực trạng, những kết quả đạt đựơc và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn tới các kiến nghị và đề xuất các giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta. Những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt mức độ tăng trưởng khá, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, một số vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung giảm được đói nghèo, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá, nhiều hộ đã thoát được nghèo do trồng cà phê, cao su, bông...Điều đó khảng định vùng dân tộc thiểu số sẽ phát triển kịp vùng xuôi nếu có chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả về đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hoá được thị trường chấp nhận và Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ khi giá cả biến động như: trợ giá, tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số...Làm được như vậy, các vùng dân tộc thiểu số sẽ sớm hoà nhập cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuộc vận động xoá đói, giảm nghèo năm 1992 đến nay đã thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước, Chính phủ đã có nhiều chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế vùng là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng dân tộc thiểu số, việc xây dựng các chỉ tiêu giảm mức đói nghèo ở các địa phương đã trở thành lương tâm và trách nhiệm của cả nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và cư dân nghèo cả nước nói chung. Sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo là rất khó khăn, phức tạp, càng khó khăn hơn đối với miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nên không thể ngày một ngày hai, không thể khoán trắng cho một ngành, một Bộ đảm trách được. Từ thực tiễn công tác xoá đói, giảm nghèo cho thấy muốn thực hiện thành công chương trình xoá đói, giảm nghèo, cần phải thực hiện đồng bộ những vấn đề cơ bản sau đây: 1. Xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách, cần có sức mạnh tổng hợp để sớm kết thức trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức cùng triển khai thực hiện. 3. Có sự lồng ghép và có kế hoạch tổ chức các hoạt động xoá đói, giảm nghèo, các chương trình dự án trên địa bàn miền núi, tránh trùng lắp để đạt hiệu quả cao. 4. Trên cơ sở phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh, sáng kiến tiềm tàng trong tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hình thức giúp đỡ nhau đa dạng để các hộ đói nghèo từng bước vươn lên xoá đói, giảm nghèo và biết làm giàu. 5. Cần thường xuyên tổ chức các hội nghị để đúc kết và phổ biến các mô hình, kinh nghiệm đã thực hiện hiệu quả ở các điạ phương, triển khai các loại mô hình, tuỳ từng địa phương miền núi cho phù hợp, được truyền thông trên hệ thống thông tin cả nước. Nếu Nhà nước và các điạ phương tăng cường đầu tư và có quan tâm đúng mức, có biện pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu xoá đói vào năm 2005 và xoá nghèo năm 2020 như đã ghi trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, thì hoàn toàn có cơ sở hiện thực. Và mục tiêu từng bước xoá nghèo ở miền núi mỗi năm 5% là có thể thực hiện được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, khoá VI, VII, VIII và IX, Nxb. Sự thật, Nxb. Chính trị quốc gia. 2. Nghị quyết số 22/1989/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị (khoá VI). 3. Quyết định số 72/1990/HĐBT, ngày 13-3-1990 của HĐBT (nay là Chỉnh phủ). 4. Chỉ thị số 525 (1993) và Chỉ thị số 393 (1996) của Thủ tướng Chính phủ. 5. Đề án tổng quan định canh định cư đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam thời kỳ 1998 - 2000. 6. Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000, kế hoạch và chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và việc làm 5 năm (2001 - 2005) và năm 2001 (của Bộ LĐ - TB và XH). 7. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 1999 và kế hoạch năm 2000 của Chính phủ. 8. Báo cáo của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, tháng 5 - 2001 sơ kết thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa 2 năm (1999 - 2000) và kế hoạch năm 2001. 9. Viện Dân tộc học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 - 1995), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995. 10. Ban Nông nghiệp Trung ương: Kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, Nxb. Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội, 1991, t. II. 11. Viện khoa học Lâm nghiệp: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997. 12. Việt Nam tiếng nói của người nghèo (Báo cáo tổng hợp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân của Ngân hàng thế giới (WB), tháng 11 - 1990. 13. Việt Nam tấn công vào đói nghèo (Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, của các nhà tài trợ - tổ chức phi chính phủ, tại Hội nghị tháng 12 - 1999. 14. Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian xuất bản năm 2000). 15. Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở xã nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2000). 16. Thực trạng về nghèo khổ trên thế giới (Báo OXFAM, Kevin Watkins, 1997). 17. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Báo cáo của Liên hợp quốc (UNDP, UNFPA, UNICEF). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37188.doc
Tài liệu liên quan