Tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp
124 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. Trong thời đại mới này, con người dường như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống thông tin nối mạng toàn cầu. Con người không chỉ đi du lịch khắp năm châu bốn biển bằng các phương tiện vận tải bình thường mà có thể đi thăm các hành tinh khác nhờ tàu vũ trụ. Đặc biệt hơn con người không thể tin được rằng chính mình lại có thể sinh sản bằng một phương pháp mới - sinh sản vô tính.
Trong rất nhiều sự thật mới mẻ ấy, thế giới vẫn phải đón chịu một sự thật cố hữu, một bất công, một nghịch lý trong cuộc sống, đó là đói nghèo.
Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại.
Thực tế hiện nay gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ, ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 800 triệu người không đủ ăn, và khoảng 500 triệu người thiếu ăn thường xuyên. Ở các nước phát triển cũng có hơn 100 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ và 5 triệu người không có nhà ở. Ngày nay giải quyết đói nghèo luôn là một vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi họ luôn hiểu được rằng: Một quốc gia nghèo đói là một quốc gia yếu kém, đói nghèo làm cho bất ổn trong nước và lệ thuộc vào nước ngoài, nguy hại hơn nữa đói nghèo có thể dẫn đến bờ vực thẳm của sự diệt vong một dân tộc.
Ở Việt Nam sau gần 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, số dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư nghèo đói.
Theo Báo cáo phát triển con người năm 2003 của Liên hợp quốc, Việt Nam đang xếp thứ 39 trong tổng số 94 nước đang phát triển về chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), 109 trong số 175 nước về chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ 89 trong số 144 nước về chỉ số phát triển thế giới (GDI).
Cũng theo tiêu chuẩn quốc tế và số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỉ lệ đói nghèo của Việt Nam là khá cao: 70% năm 1990; 37,4% năm 1997; 32% năm 2000 và 28,9% năm 2002. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nước ta năm 2000 vẫn còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 17,2% dân số. Đến cuối năm 2003 con số này giảm xuống còn 1,86 triệu hộ. Theo đánh giá của các nhóm công tác chuyên gia Chính phủ cho thấy: Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, hiện nay có 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn, 80% số người nghèo là nông dân và 64% số người nghèo của Việt Nam tập trung tại các vùng miền núi.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nghèo của Tây Nguyên. Gia Lai có 82 xã của 15 huyện thị thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), phần lớn số hộ đói nghèo là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đói nghèo ở Gia Lai không chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề kinh tế mà nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị của Tỉnh. Nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở Gia Lai trở nên vô cùng cần thiết, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghèo đói là một hiện tượng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho nên vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trong đó có các công trình như:
Các công trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có:
Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993);
Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993);
Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996);
Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997).
Về luận văn, luận án có các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, 1999;
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001;
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đói nghèo ở Gia Lai dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích
Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Gia Lai hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu góp phần XĐGN trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ
- Khái quát một số luận điểm về đói nghèo, tiêu chuẩn về đói nghèo của quốc tế và trong nước.
- Tập trung phân tích thực trạng đói nghèo của tỉnh Gia Lai hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản gây nên đói nghèo của Tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc giải quyết vấn đề XĐGN của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế chính trị và tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình đói nghèo của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về XĐGN của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Gia Lai để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận khoa học kinh tế chính trị và kết hợp các phương pháp khác để nghiên cứu như điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống...
6. Những đóng góp của luận văn
Phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo ở Gia Lai và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách XĐGN trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề XĐGN ở các địa bàn có đặc thù tương tự như Gia Lai, làm tư liệu giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO
1.1.1. Quá trình nhận thức về ®ãi nghèo
1.1.1.1. Bản chất của đói nghèo qua các thời kỳ lịch sử
§ãi nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nó hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử, có thể sinh ra, tồn tại, phát triển và cũng có thể mất đi ở mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia hay mỗi xã hội.
Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, con người vừa được tách ra khỏi thế giới động vật đã tập hợp nhau lại để trở thành một tổ chức xã hội sơ khai. Tổ chức xã hội này chưa có giai cấp, chưa có áp bức bóc lột, mọi người sống với nhau rất hòa thuận, cùng làm cùng hưởng, không hề có sự chiếm đoạt của c¶i d thừa thành của riêng, thành chiếm hữu tư nhân để sinh ra bóc lột, áp bức và v× thế cũng chưa xuất hiện khái niệm giàu nghèo trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên cuộc sống săn bắt, hái lượm ấy, chỉ với một vài công cụ thô sơ như cái gậy, hòn đá thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và thường xuyên xảy ra tình trạng no quá khi có nhiều thức ăn, đói quá khi thức ăn khan hiếm. Như vậy ý niệm về no đói đã xuất hiện trước ý niệm giàu nghèo trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Ở đây nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình sự thống trị của tự nhiên đối với con người.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ chỉ được coi như một thứ hàng hóa, một công cụ sản xuất biết nói có thể trao đổi trên thị trường. Trong chế độ phong kiến, người lao động tuy được tự do về thân thể nhưng cũng chỉ là kẻ đi cày thuê cuốc mướn cho địa chủ phong kiến để kiếm miếng cơm, manh áo qua ngày. Trong xã hội lúc này hầu hết người lao động đều là người nghèo, đều là hệ quả áp bức xã hội của chế độ người bóc lột người. Chính vì thế mà sự giàu có của cực này dựa trên sự bóc lột, sự bần cùng hóa của cực khác. Những chủ nô, địa chủ phong kiến càng giàu lên thì những người lao động càng nghèo đi.
Trong chñ nghÜa t b¶n, những người lao động, những công nhân làm thuê cho chủ tư bản cũng chính là những người đã bị cưỡng đoạt ruộng đất, mất hết tư liệu sản xuất phải chạy ra các đô thị, bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Họ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối của chủ nghĩa tư bản. Thông qua máy móc, người công nhân bị bóc lột một cách tàn nhẫn, tinh vi hơn bao giờ hết. Kết quả là, chỉ trong một vài năm mà số lượng hàng hóa do chế độ tư bản làm ra "bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại". Cũng theo C.Mác thì suy cho cùng, toàn bộ hàng hóa của chủ nghĩa tư bản đều là do lao động thặng dư của công nhân mà có, bởi vì số tài sản của giai cấp tư sản nếu có trước đó cũng bị chi vào tiêu dùng cá nhân hết từ lâu rồi. Hậu quả của chế độ bóc lột tàn bạo này đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc hai cực: Tích lũy sự giàu có tột độ ở phía thiểu số, giai cấp tư sản. Tích lũy sự nghèo đói ở phía đa số, những người lao động. Hơn thế nữa, sự phân hóa giàu nghèo đã được đẩy lên thành sự phân hóa giai cấp. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng cao không thể dung hòa được. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì nguồn gốc trực tiếp dẫn đến tình trạng nghèo đói ở đây là phương thức phân phối phần giá trị thặng dư của xã hội cho giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không công bằng, người lao động chỉ được hưởng một phần giá trị thặng dư vừa đủ để anh ta tiếp tục tái sản xuất, còn bao nhiêu của cải đều thuộc về nhà tư bản, những người không lao động trực tiếp. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất của tình trạng nghèo ®ãi trong chủ nghĩa tư bản lại chính là ở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, ở chế độ áp bức bóc lột và tình trạng nô dịch con người. Do đó, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ bóc lột mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh nghèo đói lầm than, làm cho họ trở thành người lao động tự do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh, đạt được sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Như vậy nghèo ®ãi trong chủ nghĩa tư bản chính là hậu quả của áp bức bóc lột và sự tăng trưởng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Trong chủ nghĩa x· héi, khi mà nhân dân lao động đã xác lập được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội, cơ sở của bóc lột đã bị xóa bỏ nhưng cũng không phải vì thế mà tự nhiên nghèo đói sẽ biến mất, mọi người đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mỗi thành viên trong xã hội lúc này, giàu hay nghèo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ phân phối công bằng và bình đẳng của chủ nghĩa xã hội. Theo C.Mác thì cái quyền được phân phối và bình đẳng trong chế độ phân phối của chủ nghĩa xã hội lại chính là cái quyền không ngang nhau đối với các lao động không ngang nhau và như thế không có nghĩa là trong xã hội sẽ có cuộc sống ngang nhau, bình đẳng với tất cả mọi thành viên:
Quyền ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau. Nó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng chỉ là một lao động như người khác; nhưng nó lại mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân và do đó về năng lực lao động của những người lao động coi đó là những đặc quyền tự nhiên. Vậy theo nội dung của nó, đó là một thứ quyền không ngang nhau, cũng như bất cứ quyền nào [26, tr. 479].
Mặc dù, nguyên tắc trên đây được coi là một nguyên tắc công bằng, nhưng C.Mác cũng chỉ rõ, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội. C.Mác viết: "Với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia" [26, tr. 479].
Với cách giải thích hết sức khoa học như vậy cho ta thấy, trong chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại sự giàu - nghèo, bình đẳng, công bằng chỉ là những khái niệm tương đối chứ không phải là tuyệt đối.
Ở nước ta khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ kinh tế hiện vật bao cấp, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách phân phối công bằng bình đẳng nhưng vẫn không thể thoát khỏi tình trạng ®ãi nghèo vì nền kinh tế lúc đó là một nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển. Nguyên nhân ®ãi nghèo trong thời kỳ này không phải chủ yếu là do lười lao động, tay nghề kém… (những nguyên nhân chủ quan thuộc về người lao động) mà chủ yếu là do cơ chế kìm hãm sự phát triển cña cá nhân và xã hội (những nguyên nhân khách quan). Do đó, có thể nói, nghèo đói trong thời kỳ bao cấp luôn ở tình trạng bùng nhùng không tìm ra lối thoát. Nó là hậu quả của sự kìm hãm, trói buộc sức sản xuất xã hội và năng lực sản xuất của con người.
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, việc chuyển sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường đã mở ra những khả năng lớn để giải phóng sức sản xuất xã hội và các năng lực sản xuất của từng cá nhân nhưng cũng chính vì thế mà đã có những mức độ chênh lệch khác nhau về nhiều mặt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Kết quả là, sự phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện và ngày càng gia tăng trong xã hội. Như vậy, đói nghèo trong nền kinh tế thị trường là đói nghèo trong tiến trình của sự phát triển.
§ói nghèo là một phạm trù lịch sử, vậy thì đến khi nào và ở xã hội nào sẽ không còn đói nghèo nữa?
Trả lời câu hỏi này, chủ nghĩa Mác - Lênin đã dù b¸o rằng: Xã hội loài người sẽ còn phải trải qua hai giai đoạn nữa: Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn XHCN), lao động và phân phối được thực hiện theo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động", như trên đã phân tích thì ở giai đoạn này vẫn còn đói nghèo. Trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn cộng sản chủ nghĩa) khi mà trong xã hội của cải tuôn ra dào dạt như nước, lúc đó lao động của con người và phân phối của cải trong xã hội được phân phối theo nguyên tắc "làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu", thì ®ãi nghèo sẽ không còn trong xã hội ấy nữa. Tất nhiên, nghèo đói ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa vật chất, chứ không được hiểu theo nghĩa tinh thần: văn hóa, tôn giáo, đạo đức…
1.1.1.2. Những cách nhìn nhận về đói nghèo
Cùng với thời gian, quá trình nhận thức về ®ãi nghèo của con người ngày càng đa dạng và phong phú, mở rộng và đầy đủ hơn. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, chưa có một sự thống nhất tuyệt đối trong quan niệm về ®ãi nghèo, bởi vì bản thân quan niệm này cũng đã thay đổi rất nhanh chóng trong suốt ba thập kỷ qua. Đầu những năm 70, ®ãi nghèo chỉ được coi là sự ®ãi nghèo về tiêu dùng, với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị coi là nghèo đói đó là sự "thiếu hụt" so với mức sống nhất định. Mức thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian và thời gian. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng cao hơn, những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng nhiều hơn và quan niệm về nghèo đói cũng được mở rộng ra rất nhiều. Các yếu tố như nguồn lực người nghèo, mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các rủi ro đã được đưa vào nội dung của khái niệm ®ãi nghèo. Trong báo cáo phát triển con người năm 1997, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đề cập đến khái niệm ®ãi nghèo về năng lực, khác với quan niệm ®ãi nghèo về thu nhập. Theo đó, ®ãi nghèo được tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con người cơ bản. Trong báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2003 đã nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháp tiếp cận ®ãi nghèo trên cơ sở quyền lợi cơ bản của con người (bao gồm về kinh tế, văn hóa, xã hội chính trị và dân sinh).
Cho đến những năm 1970
Tiêu dùng
Giữa những năm 1970 và những năm 1980, tiếp cận theo nhu cầu thiết yếu
Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực
Từ những năm 1980, cách tiếp cận theo năng lực và cơ hội
Tiêu dùng + dịch vụ xã hội+ nguồn lực + tính dễ bị tổn thương
Từ 1980 đến năm 2000
Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực+ tính dễ bị tổn thương + phẩm giá
Báo cáo về tình trạng nghèo khổ trên thế giới, Ngân hàng thế giới năm 2000
Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực+ tính dễ bị tổn thương + phẩm giá + tự chủ
Sơ đồ 1.1: Sự phát triển của khái niệm nghèo khổ kể từ những năm 1970
Ở Việt Nam quan niệm nghèo đói cũng ngày càng được mở rộng. Nếu như những năm 90 nhu cầu hỗ trợ người nghèo chỉ giới hạn đến các nhu cầu tối thiểu như ăn no, mặc ấm, thì ngày nay người nghèo còn có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa… tức là nhu cầu giảm nghèo và phát triển. Điều này có nghĩa là, các chính sách phát triển kinh tế cần hướng về người nghèo. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, nhưng lợi ích từ tăng trưởng không tự động chuyển đến cho người nghèo. Người nghèo cần trở thành mục tiêu trong việc hoạch định các chính sách phát triển.
Từ trước đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về nghèo của các học giả, các nhà khoa học, dưới những góc độ khác nhau. Chỉ tính riêng trong từ điển tiếng Việt năm 1994 đã có 18 định nghĩa về nghèo và các từ đồng nghĩa với nghèo (Phụ lục 1). Cho đến nay, khái niệm nghèo đói được dùng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói do Ủy ban kinh tế và xã hội của Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9-1993 tại Băng Cốc - Thái Lan.
Khái niệm: Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương.
Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo đói. Một khái niệm mở như vậy sẽ dễ dàng được các tổ chức và các quốc gia chấp nhận. Khái niệm sẽ được mở rộng hơn theo sự phát triển của xã hội, nhất là khi nhu cầu cơ bản của con người được mở rộng theo thời gian.
Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu.
Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói.
Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/ hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được.
Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm nghèo tuyệt đối. Cách chọn khái niệm tùy theo mục đích mà mình theo đuổi. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu.
Ngoài khái niệm chung về nghèo đói, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ta thường gặp một số khái niệm khác chỉ những khía cạnh của nghèo đói như:
Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo.
Nghèo đói kinh niên: Là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét.
Nghèo đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét.
Vùng nghèo, vệt nghèo: Là nơi có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm.
Quốc gia nghèo: Là một đất nước có bình quân thu nhập rất thấp, nguồn lực (tài nguyên) cực kỳ hạn hẹp (về vật chất, lao động, tài chính) cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế.
Và còn nhiều khái niệm khác như: Nghèo không gian, nghèo thời gian, nghèo môi trường, nghèo lứa tuổi, nghèo giới…Tất cả chỉ là xác định rõ hơn đặc điểm, mức độ, nguyên nhân của các đối tượng nghèo và từ đó sẽ có những giải pháp thích hợp cho từng đối tượng nghèo khác nhau.
1.1.2. Xác định chuẩn nghèo
Ở phần trên chúng ta đã xem xét đói nghèo theo định tính, ở phần này chúng ta tìm hiểu đói nghèo theo định lượng, với những tiêu chí kinh tế cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử.
Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo, hoặc tiêu chí nghèo): Là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo.
Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo (đường nghèo). Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo.
Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Một thước đo nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèo đói, cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nước khác, và giám sát chi tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo.
1.1.2.1. Xây dựng chuẩn nghèo của thế giới
Xác định chuẩn nghèo dựa vào khẩu phần ăn
Trước tiên là phải xác định được số lương thực, thực phẩm thích hợp sau đó đưa ra số Kcalo chuẩn nhất cho tiêu dùng của một người hàng ngày, tất nhiên không có sự thống nhất giữa các quốc gia về lượng Kcalo tiêu dùng để xác định chuẩn nghèo.
Bảng 1.1: Lượng Kcalo tiêu dùng hàng ngày cho một người được sử dụng trong xây dựng chuẩn nghèo
Việt Nam
2.100
Indonesia
2.100
Philippin
2.000
Thái Lan
1.978
Trung Quốc
2.150
Nguồn: [6, tr. 10].
Tất nhiên, phương pháp này không được chính xác nếu ta đem so sánh giữa người nghèo nông thôn và người nghèo thành thị. Ở nông thôn luôn mua được lương thực và thực phẩm rẻ hơn ở thành thị, kết quả là hàm Kcalo thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn sẽ cao hơn các hộ gia đình thành thị và do đó chuẩn nghèo khu vực nông thôn sẽ thấp hơn ở khu vực thành thị.
Xác định chuẩn nghèo dựa vào chi phí cho các nhu cầu cơ bản
Phương pháp này xác định giá trị của tiêu dùng cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Chuẩn nghèo được tính như sau:
Đường nghèo Z: Z = ZF + ZN
ZF = Đường nghèo lương thực, thực phẩm
ZN = Đường nghèo phi lương thực, thực phẩm
Xác định chuẩn nghèo từ thu nhập bình quân
Các quốc gia xác định chuẩn nghèo dựa trên sự thiếu hụt của cá nhân, hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Có quốc gia xác định chuẩn này dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Trên thế giới hiện nay, trừ Mỹ có đường nghèo hầu như không đổi trong suốt 4 thập kỷ qua, còn lại tất cả các nước khi giàu lên họ thường có hướng điều chỉnh lại chuẩn nghèo. Cộng đồng châu Âu định nghĩa nghèo là có thu nhập bình quân đầu người thấp dưới 50% thu nhập của đối tượng trung lưu. Khi thu nhập của đối tượng trung lưu tăng lên thì chuẩn nghèo cũng tăng lên. Ở Canada người ta sử dụng chuẩn nghèo tương đối để theo dõi nghèo đói: Năm 1993 thu nhập bình quân một gia đình 4 người là 62.000 USD và họ quan niệm chuẩn nghèo của Canada là những gia đình 4 người có thu nhập dưới 31.000USD [6, tr. 12].
Chuẩn nghèo 1 USD, 2 USD /ngày/người.
Để có điều kiện đánh giá hiệu quả của các chính sách chống đói nghèo theo thời gian và so sánh tỷ lệ nghèo đói giữa các nước này với các nước khác, cũng như việc xác định các nơi cần phải trợ giúp, một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, đã sử dụng mức tiêu chuẩn 1 USD, 2 USD/ngày/người. Trong đó các mức này được dựa trên sức mua tương đương của đồng USD năm 1995. Chuẩn nghèo này là chuẩn nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là hiện tại còn rất nhiều vấn đề liên quan đến cách tính 1 USD, 2 USD theo sức mua tương đương với đồng USD. Do vậy, phương pháp này chủ yếu để so sánh quốc tế hơn là trong nước.
1.1.2.2. Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
* Cách xác định đường nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới
Tổng cục Thống kê với vai trò thu thập, công bố và đánh giá số liệu cấp quốc gia và có thể so sánh quốc tế đã cùng Ngân hàng Thế giới áp dụng phương pháp xác định chuẩn nghèo theo phương pháp đo lường mức sống của Ngân hàng Thế giới được triển khai vào đầu thập niên 80 cho các nước đang phát triển. Phương pháp này cho phép các kết quả tính toán có thể so sánh được với các nước trong khu vực và so sánh theo thời gian.
- Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là chi phí cần thiết mua rổ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng Kcalo tiêu dùng bình quân 1 người 1 ngày (2.100 Kcalo). Năm 1998 chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là 1.287 ngàn đồng/người/năm
- Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm của nhóm dân cư 3 (nhóm có mức sống trung bình). Chuẩn nghèo chung được xác định cho năm 1998 là: 1.790 ngàn đồng/người/năm.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau:
Phương pháp này sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã hơn 10 năm không thể phản ảnh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam.
Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, không thể xác định và lập được danh sách hộ nghèo cụ thể ở các địa phương.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chương trình quốc gia XĐGN, đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kỳ. Lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thu nhập. Mục đích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là xác định được đối tượng cụ thể của chương trình trợ cấp thôn, xã, lên danh sách hộ nghèo, chỉ ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và XĐGN, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện của đời sống dân cư và người nghèo.
Chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố đã điều chỉnh qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1993 - 1995
Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13 kg đối với hộ thành thị và dưới 8 kg đối với hộ nông thôn.
Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với khu vực thành thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.
Giai đoạn 1995 - 1997
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong một tháng quy ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập quy ra gạo theo mức quy định dưới đây:
- Vùng nông thôn miền núi hải đảo: dưới 13kg/người/tháng.
- Vùng thôn đồng bằng: dưới 20kg/người/tháng.
- Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng.
Giai đoạn 1997 - 2000
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập một người trong một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng (giá năm 1997) tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập quy ra gạo theo mức quy định dưới đây:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng).
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70.000 đồng).
- Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng).
Giai đoạn 2001 - 2005
- Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng
- Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng
- Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng
[6, tr. 14-15].
Cách tiếp cận này có ưu điểm:
Đảm bảo từng bước thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại…).
Chuẩn được điều chỉnh gắn với tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện điều kiện sống của người dân, tình hình thay đổi cơ cấu chi tiêu, thu nhập từ lao động với mục tiêu bảo đảm không ngừng nâng cao mức sống của người nghèo.
Tạo điều kiện cho các cơ sở có thể triển khai được việc lập danh sách hộ nghèo và xác định các hỗ trợ cần thiết.
Cách tiếp cận này còn hạn chế:
Mặc dù khi tính toán chuẩn nghèo có dựa trên nhu cầu về lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm, song chưa tính toán đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng, tỷ lệ chi cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm còn thấp.
Độ tin cậy về số liệu khi xây dựng các phương án chưa cao do không có điều kiện điều tra trên diện rộng. Bên cạnh đó việc thu thập thông tin về thu nhập còn rất khó chính xác, đặc biệt là thu nhập của người dân nông thôn và miền núi. Việc quan sát tình trạng nghèo của hộ gia đình chỉ dựa chỉ tiêu đầu vào, chưa quan sát hộ gia đình trên các chỉ tiêu khác như đồ dùng, tài sản, nguồn lực… dẫn đến hiện tượng bỏ sót hoặc đưa nhầm đối tượng vào chương trình XĐGN ở một số xã trong quá trình rà soát và bình xét. Tính thống nhất của chuẩn nghèo chưa được bảo đảm, việc điều chỉnh chuẩn nghèo liên tục không cho phép công tác theo dõi, giám sát, đánh giá nghèo đói một cách hệ thống.
* Xây dựng chuẩn nghèo mới áp dụng vào giai đoạn 2006 - 2010
[6, tr. 18-26].
- Yêu cầu của chuẩn nghèo mới.
+ Bảo đảm người nghèo được hưởng thành quả ph._.át triển kinh tế - xã hội. Từng bước nâng cao mức sống cho người nghèo theo mức sống chung của xã hội. Chuẩn nghèo mới phải từng bước đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người nghèo.
+ Tạo điều kiện để phân loại hộ nghèo một cách dễ dàng, tập trung trọng tâm của các chương trình, chính sách vào vùng sâu, vùng miền núi, hải đảo, dân tộc, biên giới.
+ Tạo sự đồng bộ trong công tác XĐGN, bao gồm xác định người nghèo, tìm hiểu nguyên nhân, xây dựng các chính sách hỗ trợ, cung cấp thông tin.
+ Từng bước hòa nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực XĐGN
- Định hướng xây dựng chuẩn nghèo mới:
Thống nhất về khái niệm, nội dung và phương pháp xác định chuẩn nghèo giữa các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động - Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê để xây dựng một chuẩn nghèo duy nhất.
- Các phương pháp đo lường:
+ Phương pháp tiếp cận: Sử dụng phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo khách quan trên cơ sở hệ nhu cầu tối thiểu để tính chuẩn nghèo là chính, các phương pháp khác bổ sung.
+ Lựa chọn chỉ tiêu: Trước kia là dùng chỉ tiêu thu nhập, thực tế là rất khó phản ánh chính xác mức sống của người dân do bị bỏ sót hoặc người dân không muốn khai báo. Trong khi đó việc bảo đảm các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, y tế, giáo dục… có thể quan sát thông qua "đầu ra", mức chi tiêu hiện tại của hộ gia đình. Điều quan trọng là chúng ta phải quan tâm thực chất người nghèo sống như thế nào chứ không phải là họ có thu nhập đủ sống hay không? Vì vậy chuẩn nghèo mới đã dùng chỉ tiêu "chi tiêu" để đo lường mức sống của hộ gia đình làm căn cứ để phân loại hộ nghèo và hộ không nghèo.
+ Xác định nhu cầu dinh dưỡng 2006 - 2010: Nhu cầu năng lượng được xác định dựa vào nhu cầu cho chuyển hóa cơ bản, thời gian và tính chất của các hoạt động trong ngày. Dựa theo đề nghị của tổ chức y tế thế giới năm 1985, nhu cầu năng lượng bình quân cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng đề nghị đạt khoảng 2.100 Kcalo/ngày/người.
+ Lựa chọn nhóm dân cư làm căn cứ để tính toán nhu cầu lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm.
Trong cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2002, mức tiêu thụ Kcalo/ngày/người của các nhóm như sau:
Bảng 1.2: Mức tiêu thụ kcalo một ngày năm 2002
Nhóm chi tiêu (20 %)
Lượng k.calo tiêu dùng 1 người 1 ngày
Lượng k.calo quy đổi cho mỗi người
Nhóm 1: nghèo nhất
1735
1943
Nhóm 2: nghèo vừa
1875
2187
Nhóm 3: trung bình
1952
2364
Nhóm 4: khá giả
1973
2539
Nhóm 5: giàu nhất
1835
2773
Nguồn: [6, tr. 20].
Từ bảng trên cho thấy, nhóm dân cư thứ hai là nhóm có mức tiêu dùng gần với ngưỡng 2.100 kcalo lựa chọn (năm1998 là nhóm dân cư 3), do vậy khối lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu người của nhóm dân cư này sẽ được tính toán để xác định rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm đáp ứng được nhu cầu 2.100 kcalo/người/ngày.
- Cập nhật chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.
+ Tính toán rổ lương thực, thực phẩm: Sau 10 năm mức sống của các hộ gia đình Việt Nam được nâng lên, xu hướng tiêu dùng các mặt hàng lương thực giảm đi còn các mặt hàng thực phẩm lại tăng lên (phụ lục 2).
Ở chuẩn nghèo mới này sẽ chỉ áp dụng một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm cho tất cả các vùng trong khu vực thành thị, nông thôn.
+ Chi phí cho rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm được tính theo công thức sau:
Chi phí rổ = SXi Pi
Trong đó: Xi: Hàng hóa i trong rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm.
Pi: Giá mua hàng hóa i
+ Xác định chuẩn nghèo chung.
Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm.
Chuẩn nghèo chung = Chi (LT, TP + phi LT, TP)
Xác định nhu cầu phi lương thực, thực phẩm cũng dựa trên mức chi tiêu thực tế của nhóm hộ gia đình được lấy làm chuẩn (nhóm 2), bởi vì nhóm hộ này khi đã đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm thì cũng đáp ứng được nhu cầu về phi lương thực, thực phẩm. Chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm được tính bằng cách lấy chi phí trung bình 1 người/năm của nhóm chi tiêu 2 sau khi đã điều chỉnh chỉ số giá vùng (giá thành thị và giá nông thôn) (phụ lục 3)
Bảng 1.3: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010
(1000 đồng/người/tháng)
Thành thị
Nông thôn
1. Lương thực - Thực phẩm
137
114
2. Chung
260
200
Nguồn: [6, tr. 27].
Hộ rất nghèo: Là hộ có giá trị thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới một nửa chuẩn nghèo mới.
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân dưới 250.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và giá trị tài sản bình quân đầu người ở mức trung bình của cộng đồng (xã) trở xuống.
Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo 10.000 đồng trở xuống đối với cả hai khu vực, nhưng giá trị tài sản bình quân đầu người ở mức thấp hơn so với cộng đồng (xã).
+ Các yếu tố tác động đến chuẩn nghèo: Có nhiều yếu tố tác động đến chuẩn nghèo đói, tuy nhiên có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là tốc độ tăng giá cả các mặt hàng về lương thực, thực phẩm; phi lương thực, thực phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, để đảm bảo "quyền lợi" của người nghèo, chuẩn nghèo cần phải được điều chỉnh theo chỉ số tăng của giá cả và mức tăng trưởng kinh tế.
- Ưu điểm của chuẩn mới:
Phương pháp tiếp cận xây dựng chuẩn nghèo khách quan cho phép phản ánh thực trạng nghèo đói và phân bố nghèo đói ở Việt Nam. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với phương pháp tiếp cận quốc tế, nhất là các nước đang phát triển.
Sử dụng đầu ra để đánh giá mức sống của người nghèo là bảo đảm tính khách quan khi đánh giá mức sống của người nghèo. Sử dụng chuẩn nghèo cho 2 khu vực thành thị và nông thôn là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010. Áp dụng một chuẩn cho nông thôn và miền núi sẽ có lợi hơn cho người nghèo ở miền núi do chuẩn áp cho khu vực này cao hơn mức thực tế người dân miền núi chi tiêu.
- Nhược điểm của chuẩn mới:
Phương pháp tiếp cận: Nhu cầu lựa chọn để tính chuẩn nghèo là nhu cầu thực tế, chưa phải là nhu cầu "cần thiết" để người dân nông thôn và người dân miền núi được bình đẳng thực sự so với người dân thành thị.
Chưa phản ánh hết đặc thù nghèo đói tại Việt Nam, thực tế cho thấy người nghèo được hỗ trợ nhiều từ chương trình của Chính phủ và các chương trình khác. Các hỗ trợ này chưa được tính vào phần chi phí của các hộ gia đình, do đó có xu hướng làm giảm mức độ phúc lợi thực tế của hộ nghèo. Bên cạnh đó các đặc điểm của người nghèo như trình độ học vấn, việc làm, sức khỏe…chưa thể hiện đầy đủ.
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Chiến lược và một số mô hình xóa đói giảm nghèo của thế giới
1.2.1.1. Quan niệm về giảm nghèo
Khái niệm
Giảm nghèo hay (XĐGN) chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống như khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Bởi nghèo có thể tái sinh, hoặc khi khái niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Do đó, việc đánh giá mức độ giảm nghèo phải được đánh giá trong một thời gian, không gian nhất định.
Giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do đó chỉ có thể từng bước giảm nghèo, chứ chưa thể xóa sạch được nghèo. Chỉ khi nào xã hội loài người đạt tới trình độ xã hội cộng sản như chủ nghĩa Mác - Lênin dự đoán thì hiện tượng nghèo sẽ không còn nữa và giảm nghèo cũng không cần.
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau:
Nếu hiểu nghèo là dạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu song vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức mới tiến bộ hơn.
Nếu hiểu nghèo là do phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công đối với người lao động, do chế độ sở hữu TBCN thì giảm nghèo chính là quá trình xóa bỏ chế độ sở hữu và chế độ phân phối này.
Nếu hiểu nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nước thuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt quá tốc độ phát triển kinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số lại, tất nhiên không phải bằng cách của Malthus đã làm.
Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định và phát triển.
Ở nước ta hiện nay nghèo đói không phải là do bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ đối với lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại. Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Có trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn còn trong khi đó trình độ sản xuất mới, tiên tiến lại chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ. Do đó dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư.
Như vậy, giảm nghèo (XĐGN) ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo (XĐGN) là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo.
Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo. Ngược lại giảm nghèo là nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững. Tuy nhiên trong mối quan hệ này thì giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế, nếu tăng trưởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động… thì giảm nghèo lại chịu tác động quy luật phân hóa giàu nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội… Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều chiều hướng, có khi trái ngược nhau. Do vậy, để đảm bảo được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đòi hỏi Nhà nước có sự can thiệp sao cho sự tác động của các quy luật có hướng đồng thuận. Đây là vấn đề không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng làm được trong quá trình phát triển.
1.2.1.2. Chiến lược chống nghèo đói của thế giới
Vấn đề nghèo đói mang tính toàn cầu, tại các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có người nghèo. Bước sang thế kỷ 21 vẫn còn khoảng 3 tỷ người (gần 1/2 dân số thế giới) sống ở dưới mức 2 USD/ngày. Trong số đó có 1,3 tỷ người sống với mức cực kỳ nghèo, dưới 1 USD/ngày. Với mức gia tăng dân số là 80 triệu người mỗi năm thì số người sống ở dưới mức 2 USD/ngày không chỉ dừng lại ở 3 tỷ như hiện nay mà sẽ tăng lên rất nhiều. Trong báo cáo "Bước vào thế kỷ 21" của WB năm 2000 thì đến năm 2015, số người phải sống dưới mức 1USD/ngày là 1,9 tỷ người (1/3 dân cư trên trái đất). Trong thập kỷ 90, có khoảng 54 nước có nền kinh tế nghèo hơn so với năm 1990, có 21 nước tỷ lệ đói lại gia tăng, 14 nước có số trẻ em chết dưới 5 tuổi nhiều hơn, 12 nước tỷ lệ nhập học tiểu học giảm và có 34 nước tuổi thọ trung bình của người dân cũng bị giảm xuống. Trong những năm 1990, số người đói đã giảm được gần 20 triệu nhưng không kể Trung Quốc thì số người đói lại tăng lên. Khu vực Nam Á và cận sa mạc Sahara của châu Phi là nơi tập trung lớn nhất số người đói [18, tr. 4].
Trong những thập kỷ qua thế giới có rất nhiều cố gắng trong việc giảm đói nghèo. Có rất nhiều các tổ chức quốc tế hăng hái đi đầu trong c«ng tác XĐGN như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và đa ra rất nhiều sáng kiến chống đói nghèo, các phương pháp giúp đỡ các nước đang phát triển, giảm nợ, xóa nợ cho các nước nghèo không có khả năng chi trả. Các chương trình này đều đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng có ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược XĐGN của tất cả các nước trên thế giới trong những năm qua chính là: "Văn bản chiến lược xóa đói giảm nghèo" của WB, và bản "Tuyên bố thiên niên kỷ" của Liên hợp quốc.
Kể từ năm 1999, WB và IMF, đã buộc các nước đang phát triển phải soạn thảo một chiến lược XĐGN và coi đó như một điều kiện tiên quyết nếu họ muốn hưởng nguồn vay ưu đãi hoặc giảm nợ. Chiến lược này được trình bày dưới một hình thức văn bản duy nhất về kinh tế có tên là: Văn bản chiến lược xóa đói giảm nghèo.
Trước hết, các nước đang phát triển cần phải lập một bản đánh giá sơ bộ về bối cảnh kinh tế và thực trạng nghèo khổ của nước mình. Bản chất và những nhân tố quyết định của vấn đề nghèo khổ, cũng như những đặc điểm chính của số dân nghèo khổ cần phải được phân tích cụ thể và chi tiết. Sau đó phải trình bày những bộ phận cấu thành của chiến lược dự kiến để chống đói nghèo, cùng với một loạt các hành động như:
- Các biện pháp ổn định tài chính (giảm thâm hụt công, cải cách thuế khóa, kiểm soát lượng tiền tệ đưa vào lưu thông…).
- Cải cách cơ cấu nhằm tạo thuận lợi cho sự vận hành của các thị trường, và tạo điều kiện cho tăng trưởng (tự do hóa, tư hữu hóa, thiết lập một môi trường ổn định và khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân).
- Cải cách ngành (trong lĩnh vực phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, thông thường cùng với sự đồng quản lý và tham gia của những người thụ hưởng để nâng cao chất lượng và việc cung cấp các dịch vụ cơ bản)
- Cuối cùng là cải cách thể chế, như phân quyền làm cho quá trình ra quyết định gần gũi với người dân liên quan, tăng cường năng lực quản lý của nhà nước, cải thiện sự vận hành của thể chế.
Điểm quan trọng nhất trong các chiến lược mới về XĐGN là đã thừa nhận vai trò chủ chốt và ngày càng rộng mở của toàn bộ các tác nhân can dự vào quá trình soạn thảo và thực thi các chính sách. Các tác nhân ở đây được chia thành ba tập hợp, mỗi tập hợp được chia thành hai nhóm:
- Nhà nước theo nghĩa rộng, với Bộ Tài chính giữ vai trò chủ trì, còn các thể chế công khác (các bộ kỹ thuật, chính quyền địa phương) là những đơn vị phối hợp.
- Xã hội dân sự theo nghĩa rộng với các hội trung gian có tổ chức giữ vị trí chủ trì và công dân, đặc biệt là người nghèo tham gia (tiếng nói của người dân được xem là thể hiện qua công luận).
- Các nhà tài trợ, trong đó các định chế Bretton Woods giữ vai trò chủ trì, các nhà tài trợ khác (song phương và đa phương) cũng được huy động.
Ba tập hợp này không thể thiếu nhau trong quá trình đồng tiến thực hiện chính sách XĐGN như WB đã từng quả quyết "Chúng ta không thể có được một món ăn ngon nếu nồi nấu thiếu ba chân kiềng này" [9, tr. 157].
Đến năm 2000, lại có thêm một tuyên bố chưa từng có từ trước tới nay về sự đoàn kết và quyết tâm giải thoát thế giới khỏi đói nghèo. Bản tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, được thông qua tại cuộc họp lớn nhất từ trước tới nay của các nguyên thủ quốc gia, đã cam kết tất cả các nước giàu và nghèo làm tất cả những gì có thể để xóa đói nghèo, đề cao nhân phẩm và công bằng, đạt được hòa bình, dân chủ và môi trường bền vững. Các nhà lãnh đạo thế giới đã hứa sẽ phối hợp với nhau để hoàn thành các mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển và giảm nghèo trước năm 2015. Bắt nguồn từ bản Tuyên bố Thiên niên kỷ, các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đòi hỏi các nước phải làm nhiều hơn để chống lại tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, sự lan rộng của nạn đói, bất bình đẳng về giới, môi trường suy thoái, và tình trạng thiếu các dịch vụ giáo dục, chăm sóc y tế và nước sạch. Các mục tiêu cũng bao gồm các hành động nhằm giảm các khoản nợ, tăng cường viện trợ, thương mại và chuyển giao công nghệ cho các nước nghèo. Bản Tuyên bố đưa ra 8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất chính là "xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói". Bao gồm hai chỉ tiêu chính: một là, giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày trong giai đoạn 1990 đến 2015; hai là, giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói trong giai đoạn 1990 đến 2015.
1.2.1.3. Mô hình xóa đói giảm nghèo ở châu Âu
Để hiểu được các đặc thù của từng quốc gia trong công tác hỗ trợ xã hội ở châu Âu, chúng ta có thể dựa vào các nhân tố sau để phân biệt: Cách thức chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước và các tác nhân khác trong xã hội, cách xác định về mặt hành chính những đối tượng cần hỗ trợ, lôgíc chủ đạo các biện pháp hỗ trợ và sau cùng là phương thức hỗ trợ. Trên thực tế bốn nhân tố này trả lời cho bốn câu hỏi: Ai là người phải trợ giúp? Ai phải được trợ giúp? Hỗ trợ dựa trên nguyên tắc nào? Bằng những phương tiện gì?
Chia sẻ trách nhiệm: Sự chia sẻ trách nhiệm trong công tác hỗ trợ xã hội giữa Nhà nước và các tác nhân khác trong xã hội, đặc biệt là các địa phương và đoàn thể, phụ thuộc vào truyền thống lịch sử, về chính sách hỗ trợ của Nhà nước mỗi quốc gia. Vì vậy công tác hành chính của hoạt động trợ giúp ở ch©u Âu rất khác nhau. Một số nhà nước đóng vai trò chính, mọi sáng kiến đều nằm dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, một số nước thì nhân tố chính lại là nhân tố xã phường. Sau cùng là sự chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận.
Cách thức xác định "đối tượng cần trợ giúp": Xác định quyền được hưởng trợ cấp xã hội có nghĩa là xác định về mặt hành chính những đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội, có hai quan niệm trái ngược nhau. Quan niệm thứ nhất dựa trên cách xác định một cách đồng nhất không phân loại các đối tượng cần trợ giúp, theo một tiêu chí mà các thiết chế và toàn thể xã hội cho là hợp lý nhất. Tiêu chí cổ điển nhất là tiêu chí về tài chính. Quan niệm thứ hai dựa trên sự đánh giá những rủi ro mà một số bộ phận dân cư gặp phải. Quan niệm này không coi những người dân nghèo là một tổng thể thống nhất, mà coi đó là tập hợp nhiều tầng lớp xã hội có hoàn cảnh khó khăn, đáng được hưởng một sự hỗ trợ dưới hình thức thu nhập tối thiểu.
Lôgíc xác định biện pháp hỗ trợ: Để xác định quyền được hưởng hỗ trợ, trước tiên cần xác định những trợ giúp mà các đối tượng thuộc diện nghèo khổ mong muốn nhận được. Có hai cách tiếp cận, cách thứ nhất dựa theo lôgíc nhu cầu, theo đó mục tiêu đặt ra là phải bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những người nghèo khổ nhất trên cơ sở cung cấp cho họ những phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhà ở...) Cách tiếp cận thứ hai lại xuất phát từ lôgíc địa vị xã hội, mục tiêu đặt ra là giúp đỡ người nghèo nhất trên danh nghĩa công bằng xã hội và nghĩa vụ của chính quyền địa phương đối với đối tượng cần trợ giúp nhưng không làm thay đổi căn bản cơ cấu xã hội hiện nay. Địa vị này phải được xác định trên cơ sở đối chiếu với những địa vị khác trong xã hội, đặc biệt phải thấp hơn so với những người lao động có mức thu nhập thấp nhất. Các nước châu Âu áp dụng chính sách thu nhập tối thiểu đều ít nhiều chịu ảnh hưởng một trong hai cách tiếp cận trên.
Phương thức hỗ trợ: Có hai phương thức hỗ trợ, phương thức thứ nhất là hỗ trợ mang tính hành chính: có nghĩa là bên hỗ trợ dù là một tổ chức hay một cá nhân, áp dụng một cách máy móc theo đúng những gì mà pháp luật quy định chứ không xem xét từng trường hợp cụ thể. Phương pháp này luôn đưa ra một giải pháp rõ ràng và ngay lập tức. Phương thức hỗ trợ thứ hai được hình thành trên cơ sở xem xét từng đối tượng cụ thể và đưa ra giải pháp phù hợp nhất trên cơ sở đánh giá mức độ cần thiết của yêu cầu trợ giúp, đây là phương thức hỗ trợ theo từng đối tượng. Trong trường hợp này nhân viên bảo trợ xã hội phải đánh giá hoàn cảnh sống của từng đối tượng, để làm được như vậy thì họ phải có năng lực chuyên môn cao hơn so với cách hỗ trợ mang tính chất hành chính thuần túy.
Nói tóm lại, những đặc thù của quan hệ trợ giúp xã hội được thể hiện thông qua bốn cặp quan niệm trái ngược nhau: 1) tập trung - phi tập trung; 2) phương pháp tiếp cận đồng nhất - phân loại đối tượng; 3) lôgíc nhu cầu -lôgíc địa vị; 4) hỗ trợ hành chính - hỗ trợ theo từng đối tượng. Những nhân tố khác biệt này sẽ là cơ sở để chúng ta có thể phân loại các mô hình XĐGN.
* Ba mô hình xóa đói giảm nghèo
Ba mô hình XĐGN mà châu Âu thường dùng đó là: Hỗ trợ tập trung, hỗ trợ thỏa thuận và hỗ trợ phân cấp về địa phương.
Bảng 1.4: Các nguyên tắc xác định mô hình xóa đói giảm nghèo
Mô hình
Tác nhân chịu trách nhiệm chính
Phương pháp xác định đối tượng
Lôgíc xác định biện pháp hỗ trợ
Phương thức hỗ trợ
Hỗ trợ tập trung
Nhà nước
Đồng nhất không phân loại hay phân loại đối tượng
Lôgíc nhu cầu hay địa vị xã hội
Hỗ trợ hành chính
Hỗ trợ thỏa thuận
Chia sẻ giữa nhà nước, địa phương và các đoàn thể
Đồng nhất không phân loại
Lôgíc nhu cầu
Hỗ trợ từng đối tượng
Hỗ trợ địa phương
Địa phương
Phân loại đối tượng
Lôgíc địa vị
Hỗ trợ hành chính
Nguồn: [9, tr. 273].
Hỗ trợ tập trung: Mô hình hỗ trợ này dựa trên nguyªn lý quyền lực. Trách nhiệm hỗ trợ chủ yếu do Nhà nước gánh vác, dù rằng Nhà nước có thể sử dụng các cơ cấu chính quyền địa phương hay các đoàn thể để thực hiện một số chính sách hay nhiệm vụ cụ thể nào đó. Người ta có thể xác định đối tượng cần trợ giúp một cách đồng nhất, không phân loại, hoặc có thể phân loại các đối tượng này. Các biện pháp hỗ trợ có thể xác định theo lôgíc nhu cầu hay địa vị. Tuy nhiên, không thể phối hợp các phương pháp xác định này một cách bất kỳ. Phương pháp xác định đối tượng trợ giúp một cách đồng nhất tỏ ra thích hợp với lôgíc nhu cầu hơn, trong khi phương pháp phân tích đối tượng nghèo lại phù hợp với lôgíc địa vị hơn. Tuy nhiên mô hình này chỉ áp dụng phương thức hỗ trợ mang tính hành chính, thể hiện quyền lực của Nhà nước và nguyên tắc vận hành của nó.
Hai nước có chính sách đấu tranh chống đói nghèo rất khác nhau nhưng đều thuộc mô hình hỗ trợ tập trung này là Anh và Pháp.
Hỗ trợ thỏa thuận: Mô hình này quy định sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhiều tổ chức khác nhau trong công tác XĐGN, nhà nước không nắm vai trò chủ đạo và như vậy người ta không trông đợi nhiều ở nhà nước như mô hình trước. Hệ thống phân chia trách nhiệm này thường được áp dụng tại các nước theo chế độ liên bang, trong đó các bang có quyền độc lập hơn về việc áp dụng các chính sách xã hội. Trong mô hình này, đối tượng cần hỗ trợ thường được xác định một cách đồng nhất không phân loại. Chúng ta không thể dễ dàng thực hiện phân cấp quản lý đối với một hệ thống phân loại các đối tượng người nghèo, vì như vậy các thủ tục hành chính, từ việc được xét duyệt quyền được hưởng trợ cấp đến công tác quản lý trợ cấp, sẽ trở nên rất phức tạp. Biện pháp hỗ trợ dựa trên lôgíc nhu cầu. Chỉ cần quy định một đạo luật duy nhất có hiệu lực trên toàn quốc rằng những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có quyền được địa phương hỗ trợ phương tiện để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, công tác thi hành luật được giao cho các địa phương, họ có thể có những đóng góp bổ sung nếu thấy cần thiết. Phương thức hỗ trợ người nghèo trong mô hình này là phương thức hỗ trợ theo từng đối tượng.
Đức là nước gần với mô hình hỗ trợ thỏa thuận nhất, sau đó là các nước Bỉ, Hà lan.
Hỗ trợ địa phương: Khác với hai mô hình trước, mô hình hỗ trợ người nghèo do địa phương quản lý không có sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của nhà nước. Hoạt động hỗ trợ xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương, mà cụ thể ở đây là chính quyền cấp xã, chính quyền địa phương có thể tự do phát huy sáng kiến riêng để giải quyết đói nghèo vì vậy có rất nhiều các phương thức hỗ trợ khác nhau và cũng vì thế mà nảy sinh tình trạng bất bình đẳng giữa các địa phương trong một quốc gia. Trong mô hình này phương pháp xác định đối tượng thường là phương pháp phân loại, bởi vì chính quyền cấp xã hầu như không đủ khả năng để giải quyết vấn đề nghèo đói cho tất cả các đối tượng theo tiêu chí chung. Chính vì vậy mà một số người nằm trong diện đói nghèo nhưng không được hưởng trợ cấp. Một mô hình kiểm soát đói nghèo như vậy rất có thể đưa đến hậu quả là người ta sử dụng nó để đầu cơ ảnh hưởng chính trị.
Các nước Nam Âu đặc biệt là Tây Ban Nha là những nước gần với mô hình hỗ trợ này.
* Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu những mô hình trên
Mô hình và những chính sách XĐGN của các nước châu Âu là những bài học vô cùng quý giá cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên khó có thể đem một mô hình thống nhất nào đó mà áp dụng cho tất cả các nước vì những lý do kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau. Trên thực tế những năm qua, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế thì các nước đang phát triển cũng đã dựa một cách không chính thức vào những mô hình của châu Âu và cũng đem lại một số kết quả khả quan. Với các nguyên tắc có sẵn thì các nước đang phát triển có thể kết hợp thành rất nhiều mô hình XĐGN chứ không chỉ 3 mô hình như của châu Âu, nhưng bằng cách nào thì cũng cần phải trả lời tốt 4 câu hỏi sau.
"Ai là người giúp đỡ?", thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng XĐGN là vấn đề toàn cầu, vì vậy nhiệm vụ chính vẫn phải là của Nhà nước cho dù có kết hợp sự chia sẻ trách nhiệm, như vậy chính sách XĐGN mới có sự thống nhất trên toàn quốc và công bằng với mọi đối tượng được hưởng.
"Ai cần được giúp đỡ?", bằng mọi cách phải xác định được chính xác những đối tượng nào cần được giúp đỡ, tuy nhiên phạm vi đối tượng được hưởng chính sách XĐGN rộng hay hẹp lại phụ thuộc rất nhiều vào thể chế chính trị và điều kiện kinh tế của mỗi nước.
"Nguyên tắc trợ giúp?", Các nước châu Âu đã sử dụng hai nguyên tắc, lôgíc nhu cầu và lôgíc địa vị. Một đất nước có nền kinh tế vững mạnh thì trợ cấp theo lôgíc nhu cầu là tốt nhất, nhưng cách này có nhược điểm làm cho người nghèo luôn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước, nên thường thì các nước vẫn dùng phương pháp lôgíc địa vị.
"Phương thức hỗ trợ?", các nước châu Âu sử dụng hai phương thức, hỗ trợ hành chính và hỗ trợ từng đối tượng. Hầu hết các nước áp dụng theo phương pháp hành chính, áp dụng một cách máy móc những gì đã được pháp luật quy định, cho dù đó có thể là cách làm rất quan liêu, nhiều khi lãng phí, sai mục đích đầu tư, không phù hợp nguyện vọng của người cần trợ cấp. Phương pháp từng đối tượng sẽ rất khó khăn cho đội ngũ làm công tác trợ cấp, nếu không có sự quản lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền và lợi dụng công tác này cho mục đích đầu cơ chính trị ở cấp nhà nước cũng như địa phương.
XĐGN ở Việt Nam hiện nay, thực chất vẫn chưa xây dựng được một mô hình nào thật rõ ràng, không hoàn toàn áp dụng một mô hình nào của châu Âu, mà nó là sự kết hợp của hai mô hình hỗ trợ tập chung và hỗ trợ thỏa thuận. Tác nhân chịu trách nhiệm chính là Nhà nước, nhưng vẫn có sự chia sẻ giữa Nhà nước, các địa phương và đoàn thể, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh ngoài chuẩn nghèo chung vẫn xây dựng một chuẩn nghèo và biện pháp hỗ trợ nghèo riêng của thành phố; Phương pháp xác định đối tượng chủ yếu là đồng nhất không phân loại; Biện pháp hỗ trợ theo hướng lôgíc nhu cầu nhưng trên thực tế không thể đáp ứng được như mong muốn nên biện pháp này phải còn rất lâu nữa mới có thể đạt được đúng với ý nghĩa của nó; Phương thức hỗ trợ dùng phương pháp hành chính là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.
Chỉ khi nào chúng ta xác định được chính xác mô hình XĐGN của mình thì sau đó mới có thể áp dụng được tốt những kinh nghiệm hay mà một số nước có hoàn cảnh giống chúng ta đã trải qua, ví dụ những kinh nghiệm như: XĐGN nhờ vào sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế và việc trải đều những lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại cho mọi thành viên trong xã hội của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo áp dụng rất thành công trong những thập niên qua. Hoặc XĐGN với những kinh nghiệm của Trung Quốc: Thực hiện phương châm tạo điều kiện cho các khu vực nghèo đói có khả năng phát triển, hay nói một cách hình ảnh là giúp họ "tạo ra máu mới" chứ không phải liên tục "tiếp máu" cho họ; Hoặc chính sách khuyến khích, giao nhiệm vụ các địa phương giàu phải giúp đỡ các địa phương nghèo. Đó là những mô hình, những kinh nghiệm XĐGN rất đáng quý với công cuộc XĐGN của Việt Nam.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo
1.2.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo
Ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Chính phủ Cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa được thành lập, ngày đêm phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài nhưng vẫn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xóa đói. Người kêu gọi toàn dân và Chính phủ tập trung toàn bộ lực lượng để chống ba thứ giặc là: "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm," trong đó giặc đói được Người đặt lên hàng đầu với lý do: "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì" [30, tr. 56].
Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kiến quốc ngày 10-1-1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhấn mạnh bổn phận của Nhà nước phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và việc học hành. Người nói:
Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không là gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay:
1 - Làm cho dân có ăn,
2 - Làm cho dân có mặc,
3 - Làm cho dân có chỗ ở,
4 - Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập [30, tr. 152].
Hơn nửa thế kỷ qua, tuân theo lời chỉ giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dướ._.iều, ổn định diện tích hồ tiêu, thâm canh cây chè và trồng giống chè có năng suất cao. Khuyến khích các loại cây công nghiệp có ưu thế vừa đáp ứng yêu cầu tăng dinh dưỡng tại chỗ, vừa đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng đàn gia súc, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến súc sản, thuộc da. Tiếp tục chương trình lai hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, khuyến khích nuôi trồng thủy sản, nuôi ong, nuôi dê.
- Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Trong 5 năm tới trồng mới 30.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 66.000 ha. Hoàn thành cơ bản việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh. Rà soát quỹ đất, chuyển một số diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng rừng để đẩy mạnh thu hút đầu tư trồng rừng nguyên liệu, có chính sách giao đất cho các tổ chức, cá nhân bỏ vốn trồng rừng.
* Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trªn ®Þa bµn TØnh
- Ưu tiên phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và còn nhiều tiềm năng phát triển như thủy điện, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng. Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ.
- Công nghiệp điện năng: Ngoài những công trình lớn của trung ương trên địa bàn như Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, An Khê-KaNak, Sông Ba hạ... Tỉnh cần có chính sách ưu đãi huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và vừa, kết hợp thủy điện với thủy lợi, du lịch.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xuất khẩu. Kết hợp hài hòa nhiều loại quy mô, nhiều trình độ công nghệ thích hợp với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
- Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng khu công nghiệp Trà Đa đủ sức thu hút các cơ sở công nghiệp quan trọng, có trình độ công nghệ cao; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Nam Hàm Rồng, phát triển các cụm công nghiệp Trà Bá-Hàm Rồng, Chư Păh, Chư Sê, An Khê, Ayun Pa.
* Phát triển các ngành dịch vụ
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hệ thống thương mại; mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết liên doanh; thúc đẩy khâu lưu thông, tăng sức mua và mở rộng thị trường, nhất là thị trường nông thôn. Cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách cho vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.
- Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của một số mặt hàng chủ lực của Tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu.
- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ theo hướng hình thành cửa khẩu quốc tế và đô thị biên giới, là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền trung.
- Phát triển mạnh các hoạt động du lịch, tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như: Du lịch lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
* Thực hiện tốt chính sách phát triển các thành phần kinh tế
Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Tạo môi trường hấp dẫn và thuận lợi để khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển có hiệu quả, đảm bảo lợi ích các nhà đầu tư. Khuyến khích hỗ trợ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển.
* Định hướng phát triển các vùng trong Tỉnh
- Vùng động lực: Xây dựng thành phố Pleiku, thị xã An Khê trở thành trung tâm chính trị, công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại của cả Tỉnh. Ayun Pa, Chư Sê trở thành các thị xã làm trung tâm của các huyện lân cận.
- Vùng chuyển tiếp: Bao gồm thị trấn các huyện còn lại cần được tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để trở thành những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của các huyện, là đầu mối giao lưu giữa vùng động lực và các vùng sâu vùng xa.
- Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS: Tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, mở rộng lưới điện đến hộ dân, cấp nước, thủy lợi vừa và nhỏ. Đầu tư để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp ổn định gắn với công nghiệp chế biến.
3.2.2.4. Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền
Trong những năm qua công cuộc XĐGN của cả nước cũng như của Gia Lai đã có những thành công rất phấn khởi, tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, bất cập gây khó khăn cản trở và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công cuộc XĐGN hiện nay.
Kể từ khi phong trào XĐGN được khơi dậy đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay Chính phủ ta đã cho ban hành không biết bao nhiêu quyết định, chỉ thị, văn bản, hướng dẫn, thông tư có liên quan đến công tác XĐGN. Ngay cả những người có trách nhiệm cũng khó có thể nhớ được hết, chø chưa nói gì đến những người nghèo và nhất là người nghèo DTTS ở vùng sâu, vùng xa, hiểu được nội dung, ý nghĩa và thực hiện là vô cùng khó khăn.
Công tác XĐGN liên quan quá nhiều đến các bộ, ban ngành, đoàn thể, có quá nhiều các chủ đầu tư một dự án, một công trình cho nên không tránh khỏi hiện tượng lấn sân, đầu tư không đều, nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tạo ra những thắc mắc giữa những người nghèo, vùng nghèo với nhau. Có những chương trình lớn liên quan đến nhiều bộ, ngành nhưng cũng chỉ là sự tập hợp các bộ, ngành lại với nhau chứ chưa tạo ra một chỉnh thể thống nhất.
Chưa có những mô hình XĐGN cụ thể cho từng địa phương, các địa phương thường là tự làm và tự rút ra những mô hình cho riêng mình. Những công trình xây dựng kÕt cÊu hạ tầng cho các xã ĐBKK còn tỏ ra kém hiệu quả và lãng phí, người dân ít được tham gia làm chủ đầu tư các công trình cho nên họ không mấy mặn mà với những công trình đó, các công trình nhanh chóng bị xuống cấp vì không sử dụng được và người dân không có ý thức bảo vệ những công trình này. Có những công trình chỉ có tác dụng trên lý thuyết, còn thực tế thì không có tác dụng như chương trình xây dựng chợ cho các xã ĐBKK là hoàn toàn bị phá sản, nhất là ở Gia Lai. Chợ được hình thành trên nhu cầu trao đổi thực tế của mọi người dân trong vùng, chứ không phải cứ xây dựng được một vài cái quán là có thể áp đặt thành chợ.
Hiện tại các cấp chính quyền địa phương vẫn đóng vai trò tương đối thụ động, các chương trình chủ yếu mang tính ngành và được thiết kế quản lý từ trung ương. Việc triển khai xuống tận người dân các chủ trương chính sách mới còn chậm. Năng lực cán bộ địa phương chưa theo kịp yêu cầu phân cấp quản lý các nguồn lực. Nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước để phát triển kÕt cÊu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo rất lớn nhưng trình độ của các ban quản lý dự án cấp huyện còn hạn chế, thường thực hiện thông qua các nhà thầu. Các xã chỉ được nhận bàn giao công trình chứ ít được tham gia bàn bạc và giám sát trong quá trình thực hiện. Chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình hiện nay. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ chưa được chú trọng đúng mức, nhất là đối với vùng nghèo, xã nghèo.
Để khắc phục những hạn chế trên, Tỉnh cần phải thùc hiÖn tèt c¸c viÖc sau:
Một là: Trong thời gian tới Tỉnh cần phải có một chiến lược XĐGN mang tính tổng thể, nhưng lại phải thật chi tiết, cụ thể cho từng địa phương, các cấp, các ngành từ tuyến cở sở trở lên. Cần phải thực hiện triệt để cũng như áp dụng một cách phù hợp nhất các chính sách XĐGN của Nhà nước vào từng địa phương của Tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác kế hoạch XĐGN cho các địa phương, từ việc hướng dẫn nội dung, phương pháp, quy trình, xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung của công tác XĐGN. Việc lồng ghép các hoạt động của chiến lược XĐGN với các hoạt động triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương vừa cho phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện các mục tiêu của chiến lược, vừa cho phép tiết kiệm được chi phí và có thể đảm bảo được tính hiện thực của chương trình, mục tiêu đã đề ra trong chiến lược.
Hai là: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa giữa các cấp, các ngành, các Hội, các đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình dự án XĐGN của Tỉnh. Cần thống nhất hơn nữa về quan điểm, mục tiêu, mô hình, phương thức hoạt động và cơ chế kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện.
Ba là: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng ho¹t động của đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở các cấp. Công cuộc XĐGN ở Gia Lai hiện nay rất phức tạp và khó khăn vừa có tính cấp bách nhưng lại vừa có tính lâu dài, vừa mang tính toàn diện nhưng lại phải trọng tâm trọng điểm. Chính vì vậy những người làm công tác XĐGN của Tỉnh đòi hỏi phải có hiểu biết rộng, chuyên môn sâu, tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó ngại khổ, luôn gần dân, coi việc của dân như việc của chính mình, có như vậy công tác XĐGN mới nhanh chóng thành công được.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở Gia Lai hiện nay đang ở trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu, nhất là ở tuyến cơ sở. Vì trình độ có hạn lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc cho nên họ không thể hoàn thành được tốt công việc khó khăn, nặng nhọc này. Hướng tới Tỉnh cần phải thành lập đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN chuyên trách, bán chuyên trách từ cấp thôn bản trở lên, thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để hoạt động của đội ngũ này ngày một chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tỉnh cũng cần có những khuyến khích, đãi ngộ hợp lý cho những người làm công tác này.
Bốn là: Cần phải huy động nhiều hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho công cuộc XĐGN của Tỉnh
- Kêu gọi sự tham gia đóng góp bằng của cải vật chất và tinh thần của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế. Phát huy vai trò của phụ nữ và đặc biệt là các già làng và trưởng bản cho công tác XĐGN của Tỉnh.
- Tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu, các nhà khoa học dễ dàng tiếp cận với nguồn số liệu thống kê để họ có thể tổng hợp, đánh giá, xây dựng các mô hình, chính sách chiến lược XĐGN hiệu quả hơn.
- Tận dụng tốt sự giúp đỡ của các tỉnh, các bộ, ngành, trung ương cũng như sử dụng hiệu quả những nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác XĐGN của Tỉnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên thực tế có rất nhiều giải pháp XĐGN, mỗi địa phương cần phải chọn ra những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện, mục đích của địa phương mình. Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân nghèo đói và công tác XĐGN của Gia Lai trong những năm qua, luận văn đưa ra 2 nhóm giải pháp cơ bản nhằm XĐGN trên địa bàn của Tỉnh.
Nhóm giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo.
Đây là giải pháp đầu tư trực tiếp vào người nghèo thông qua 2 cách, hướng dẫn và hỗ trợ:
Hướng dẫn người nghèo cách thức làm ăn mới với những kỹ thuật canh tác hiện đại hơn, phù hợp với thực tế hiện nay và đem lại hiệu quả cao hơn. Hướng dẫn người nghèo chuyển đổi những ngành nghề mới, cách thu thập lựa chọn thông tin, cách tiếp cận kiến thức thị trường để họ có thể hòa nhập dần với nền kinh tế hiện đại.
Hỗ trợ người nghèo những tư liệu sản xuất thiết yếu như đất đai, nhà cửa, vốn, khoa học kỹ thuật và những nhu cầu thiết yếu khi họ gặp những biến cố rủi ro trong cuộc sống.
Ưu điểm của giải pháp: Đây là cách đầu tư trực tiếp nên hiệu quả của đầu tư là rất nhanh và ít bị lãng phí. Giải pháp này rất phù hợp với những người nghèo thường xuyên bị đói, những người gặp biến cố rủi ro và đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa.
Hạn chế của giải pháp: Đây là giải pháp ngắn hạn, mang tính cá thể, khó thực hiện trên diện rộng, ít tính bền vững. Nếu không cẩn thận giải pháp sẽ có tác dụng phụ, làm cho người nghèo có tính trông chờ, ỷ lại, tư tưởng thích nghèo để Nhà nước hỗ trợ.
Nhóm giải pháp thứ hai: Giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo.
Người nghèo cũng giống như những mầm cây non yếu, rất cần được sống trong môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về các dịch vụ công cộng, về môi trường kinh tế và môi trường pháp lý để họ có thể phát triển và hòa nhập với cộng đồng.
Nhóm giải pháp thứ hai này có ưu điểm và nhược điểm ngược lại với nhóm giải pháp thứ nhất, cho nên hai nhóm giải pháp này không thể tách rời nhau. Nếu chỉ có nhóm thứ nhất mà không có nhóm thứ hai thì XĐGN không triệt để, không bền vững. Nếu chỉ có nhóm thứ hai mà không có nhóm thứ nhất thì người nghèo không thể nắm bắt được những thuận lợi mà Chính phủ tạo ra cho họ. Thậm chí họ ngày càng tụt hậu hơn so với cộng đồng bởi vì cùng sống trong một môi trường thuận lợi thì người giàu và khá giả sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội này tốt hơn rất nhiều so với người nghèo. Tất nhiên tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm mà mà phải cân nhắc sử dụng hai nhóm giải pháp này sao cho linh hoạt.
KẾT LUẬN
Vừa qua (giữa tháng 9-2005) tại NewYork, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện cam kết mục tiêu thiên niên kỷ trong 5 năm qua. Tại Hội nghị, Việt Nam được nhắc đến như là một điểm sáng trong công tác XĐGN. Tính trong khoảng 10 năm trở lại đây Việt Nam đã giảm được 60% nghèo đói, đây được coi như một kỳ tích rất đáng để các nước nghèo khác học tập noi theo. Theo phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hội nghị để có được kết quả trên là nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện triệt để công tác XĐGN, nhờ có những chính sách XĐGN phát huy hiệu quả và sự kết hợp lồng ghép giữa những chính sách XĐGN của Nhà nước với những mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ đưa ra. Liên hợp quốc rất đồng ý với quan điểm của Việt Nam về những phương hướng XĐGN trong thời gian tới và khuyến nghị phải giải quyết nốt hai vấn đề còn tồn đọng đó là: Khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam ngày một gia tăng và tốc độ XĐGN ở các vùng miền núi cho đồng bào DTTS vẫn còn rất chậm. Hy vọng rằng, trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam có những chính sách XĐGN quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa.
Ở Gia Lai người nghèo chủ yếu là đồng bào DTTS tại chỗ (người Bahnar và người Jarai), họ chiếm tới 80% tổng số hộ nghèo của toàn Tỉnh. Số người nghèo nằm trong diện đói phải cứu trợ lương thực từ 2 đến 4 tháng trong một năm là rất lớn, khoảng 86% tổng số hộ nghèo. Mức độ nghèo so với chuẩn nghèo vẫn còn quá thấp, năm 2003 thu nhập bình quân đầu người của người nghèo ở Gia Lai là 66.000 đồng/người/tháng = 82,5% chuẩn nghèo (chuẩn nghèo là 80.000 đồng).
HiÖn nay, tỷ lệ người nghèo là đồng bào DTTS ở Gia Lai có xu hướng ngày một gia tăng bởi vì tốc độ giảm nghèo của họ chỉ bằng một nửa so tốc độ giảm nghèo của người Kinh trong tỉnh. Độ doãng về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo của Tỉnh (hệ số GINI) ngày một tăng nhanh.
Nghèo đói ở Gia Lai có phần đặc biệt hơn các địa phương khác đó là sự thua kém, lạc hậu của cả một dân tộc này so với một dân tộc khác (lạc hậu về kiến thức được thể hiện qua phương thức sản xuất và phong tục tập quán hàng ngày) và sự thua thiệt của một địa phương này so với một địa phương khác (khó khăn hơn về cơ sở hạ tầng và tiếp nhận các dịch vụ công cộng). Chính vì vậy, các giải pháp XĐGN cho Tỉnh cần phải có những đặc trưng riêng. Muốn XĐGN bền vững, Nhà nước và Tỉnh cần phải giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân của đói nghèo, phải tập trung thật mạnh vào đối tượng nghèo đói, bằng mọi cách phải nâng cao kiến thức cơ bản cho người nghèo nhất là đồng bào DTTS sao cho trình độ canh tác, trình độ kinh doanh của họ ngang bằng với mặt bằng chung của đất nước. Có như vậy thì người nghèo mới có thể nắm bắt được những ưu đãi, tận dụng được những thuận lợi mà Nhà nước dành riêng cho họ, từ đó họ mới có thể chủ động thoát nghèo và vươn lên làm giàu được.
Những giải pháp mà luận văn đề cập tới hy vọng góp phần thực hiện tốt công cuộc XĐGN trên địa bàn Tỉnh hòa chung vào công cuộc XĐGN trên phạm vi cả nước, đảm bảo được tính định hướng XHCN nền kinh tế ở nước ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
nh÷ng c«ng tr×nh liªn quan ®Õn luËn v¨n ®· ®îc c«ng bè
NguyÔn Hoµng Lý (2005), "Gi¶i ph¸p xãa ®ãi gi¶m nghÌo ë Gia Lai", Kinh tÕ vµ ph¸t triÓn, (97), tr. 43-45.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, (2004), Báo cáo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2001-2004, Gia Lai.
Ban Chỉ đạo thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2003), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, (2004), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm 2001-2003, Gia Lai.
Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, (2004), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo năm 2004 và mục tiêu 2005.
Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, (2005), Báo cáo để làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Gia Lai.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc miền núi (2004), Hội nghị tập huấn thực hiện phát triển bền vững ở Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.
Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2004), Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2003, Gia Lai.
Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt Nam (2003), Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Gia Lai.
Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2005), Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XIII, Gia Lai.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Võ Văn Giảng (2003), "Di dân tự do đến Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp", Kinh tế và phát triển, (6), tr. 33-35.
Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), "Phân hóa giàu nghèo ở một số nước trên thế giới", Thông tin tư liệu chuyên đề.
Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (1999), Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, Hà Nội.
Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2003), Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2004, Hà Nội.
Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lâm (2004), "Nghèo đói và phát triển với giải pháp về vốn cho người nghèo", Nghiên cứu kinh tế (2), tr. 21-25.
Nguyễn Thị Liên (2002), "Các giải pháp tài chính góp phần xóa đói giảm nghèo", Lý luận Chính trị, (8), tr.17-31.
Ngô Thắng Lợi (2003), "Chiến lược xóa đói giảm nghèo toàn diện của Việt Nam và những giải pháp thực thi", Kinh tế và phát triển, (74), tr. 23-25.
Bùi Thị Lý (2000), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăng ghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Du phong (2002), "Tăng cường đầu tư và chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo phát triển con người ở các vùng miền núi", Kinh tế và phát triển, (6), tr. 4-6
Vũ Thị Ngọc Phùng (2004), "Về công tác xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội", Kinh tế phát triển, (2), tr. 3-9.
Bùi Hồng Quang (2003), "Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở miền Trung và Tây Nguyên", Con số và sự kiện, (5), tr. 19-23.
Nguyễn Bửu Quyền (2004), "Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo", Kinh tế và dự báo, (7), tr.34-36.
Sở Công nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2005), Kết quả dự án trồng 5 triệu ha rừng tỉnh Gia Lai năm 2004 và kế hoạch 2005, Gia Lai.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (2001), Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Gia Lai năm 2001, Gia Lai.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (2002), Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Gia Lai năm 2002, Gia Lai.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (2003), Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Gia Lai năm 2003, Gia Lai.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (2004), Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Gia Lai năm 2004, Gia Lai.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (2004), Đề án triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Gia Lai.
Thủ tướng Chính phủ (2002), Chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội.
Tỉnh ủy Gia Lai (2004), Báo cáo tổng kết tình hình phân phối và phân hóa giàu nghèo ở Gia Lai trong những năm đổi mới, Gia Lai.
Đỗ Xuân Trường (2002), "Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta", Lý luận Chính trị, (2), tr.32-34.
Nguyễn Túc (2003), "Xóa đói giảm nghèo, một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh cho người nghèo nước ta và thế giới", Tạp chí Cộng sản, (19), tr. 8-19.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2005), Quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn của tỉnh, Gia Lai.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2005), Báo cáo hiện trạng khu vực khó khăn 2001-2005, giải pháp giai đoạn 2006 -2010, Gia Lai.
Nguyễn Trọng Xuân (2002), "Thực trạng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở 3 tỉnh Tây Nguyên", Nghiên cứu Kinh tế, (287), tr. 33-42.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
18 định nghĩa về nghèo và những từ cùng nghĩa với nghèo
Nghèo: Ở tình trạng không có học có rất ít những gì thuộc nhu cầu tối thiểu của đời sống vật chất
Nghèo đói: Nghèo đến mức không có ăn
Nghèo hèn: Nghèo ở vị trí thấp kém trong xã hội
Nghèo khó: Nghèo, thiếu thốn về vật chất
Nghèo khổ: Nghèo đến mức khổ cực
Nghèo nàn: Nghèo và ở trong cảnh khó khăn thiếu thốn
Nghèo ngặt: Nghèo hoặc khó khăn đến mức khó mà tìm thấy lối thoát (đời sống nghèo ngặt)
Nghèo rớt: Nghèo đến cùng cực
Nghèo túng: Nghèo và ở trong cảnh luôn túng thiếu
Bấn: có nghĩa là nghèo
Bấn bách: Nghèo túng đến mức không xoay xở vào đâu được
Bần cùng hóa: Làm cho trở thành nghèo đến cùng cực
Bần cùng: Nghèo khổ đến cùng cực, ở vào thé cùng, thế bí
Bần hàn: Nghèo khổ và đói rét
Khổ: Quá khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò, đau đớn về tinh thần.
Khốn cùng: Nghèo túng và khổ cực đến tột độ hoặc ở vào tình cảnh không có lối thoát.
Khốn khổ: Rất khổ sở (về vật chất và tinh thần)
Khốn khó: Nghèo túng khó khăn.
Nguồn: Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phụ lục 2
Rổ lương thực, thực phẩm của cung cấp 2100 K.calo/ngày
(Đơn vị: kg/năm)
Loại lương thực, thực phẩm
Khối lượng lương thực, thực phẩm năm 1993 (kg)
Khối lượng lương thực, thực phẩm năm 2002 (kg)
Chênh lệch (2002 – 2003)
Gạo tẻ
169,60
165,60
-4,00
Gạo nếp
5,90
5,75
-0,15
Ngô
2,10
2,46
0,36
Sắn
9,40
4,21
-5,19
Khoai lang, khoai tây
11,40
4,87
-6,53
Bánh mì, bột mì
0,80
0,72
0,08
Mì sợi,mì tôm
0,70
1,87
1,17
Bánh phở
2,50
2,00
-o,50
Miến
0,80
0,50
-0,30
Thịt lợn
5,20
7,16
1,96
Thịt trâu, bò
0,10
0,34
0,24
Thịt gà
2,30
2,55
0,25
Thịt vịt, gia cầm khác
0,70
1,27
0,57
Thịt khác
0,20
1,27
0,57
Thịt chế biến
0,04
0,13
0,09
Dầu, mỡ ăn
1,50
2,69
1,19
Cá, tôm khô
0,70
0,84
0,14
Trứng gà, vịt
0,40
0,90
0,50
Đỗ tương
3,10
3,94
0,84
Vừng, lạc
0,90
0,85
-0,05
Đỗ xanh
1,00
1,01
0,01
Rau muống
15,00
16,03
1,03
Su hào
6,00
3,30
-2,70
Cải bắp
5,90
5,58
-0,32
Cà chua
3,40
2,72
-0,68
Rau khác
15,20
0,00
-15,20
Cam
0,50
0,78
0,28
Chuối
6,60
6,84
0,24
Xoài
0,60
0,72
0,12
Hoa quả khác
6,30
1,18
-5,12
Nước mắm, nước chấm
6,00
4,52
-1,48
Muối
5,70
3,92
-1,78
Bột ngọt, mì chính
0,80
1,15
0,35
Đường mật
2,50
2,45
-0,05
Bánh kẹo các loại
0,40
1,20
0,80
Sữa và các sản phẩm từ sữa
0,04
0,27
0,23
Đồ uống có cồn
4,10
5,81
1,71
Cà phê
0,10
0,06
-0,04
Chè
2,50
1,02
-1,48
Nguồn: [6].
Phụ lục 3
Chi tiêu các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm nhóm 2 năm 2002
Đơn vị: 1000đ/người/năm
Thành thị
Nông thôn
Nông thôn miền núi
Giáo dục
90.2
85.2
84.7
Y tế
76.5
96.3
87.7
Nước
7.1
1.7
0.3
Điện
58.7
44.8
35.0
Rác thải
1.8
0.1
0.0
Nhà ở
218.3
144.0
118.4
Đồ dùng
139.9
151.6
150.3
Xe máy
34.1
25.9
47.4
Xe đạp
10.3
13.8
12.8
Ti vi
25.1
25.1
23.8
Giường
19.1
24.7
19.0
Khác
171.8
165.8
160.7
Tổng số
853
779
740
Nguồn: [6].
Phụ lục 4
Bình quân thu nhập hộ gia đình theo 5 nhóm thu nhập của Gia Lai năm 2003
Đơn vị tính 1.000 đồng, (giá hiện hành năm đó)
Tiêu chí
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chung
Theo dân tộc
Kinh
Dân tộc ít người
Theo vùng
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
4.350
4.879
4.260
4.925
4.965
4.100
9.386
9.657
9.226
9.452
9.443
9.327
15.327
15.254
1.540
15.205
15.318
15.457
24.370
24.642
23.992
24.853
22.958
24.338
72.176
77.489
44.508
81.376
57.265
50.238
Nguồn: [42, tr. 46].
Phụ lục 5
Bình quân chi tiêu hộ gia đình theo 5 nhóm chi tiêu của Gia Lai
Đơn vị 1.000 đồng (giá hiện hành năm đó)
Tiêu chí
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chung
Theo dân tộc
Kinh
Dân tộc ít người
Theo vùng
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
3.601
3.966
3.542
4.082
4.280
3.371
6.679
6.784
6.637
6.740
6.668
6.654
9.582
9.563
9.598
9.557
9.479
9.627
13.407
13.494
13.253
13.258
13.346
13.279
25.779
26.413
19.467
27.535
22.563
20.495
Nguồn: [42, tr. 48].
Phụ lục 6
Cơ cấu tiêu dùng bình quân 1 hộ (%) theo 5 nhóm thu nhập của Gia Lai năm 2003
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chung:
1- Chi ăn uống
Trong đó:
Lương thực
Thực phẩm
Chi ngoài gia đình
2- Chi tiêu dùng
3- Chi khác
Trong đó:
Giáo dục
Y tế
Công ích
Tiệc, cưới…
100,0
79,2
45,2
32,7
1,2
12,1
8,7
1,2
3,3
0,8
3,5
100,0
68,7
34,4
31,2
3,1
16,3
15,0
3,1
5,6
0,8
4,4
100,0
61,6
27,0
30,3
4,2
18,7
19,8
5,1
6,5
0,7
7,2
100,0
59,6
25,3
28,5
5,8
17,2
23,2
6,8
7,2
1,1
6,1
100,0
47,8
12,4
23,9
11,6
23,0
29,1
9,8
5,9
0,7
8,3
Nguồn: [42].
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn 4
6. Những đóng góp của luận văn 4
7. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 5
1.1. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO 5
1.1.1. Quá trình nhận thức về ®ãi nghèo 5
1.1.1.1. Bản chất của đói nghèo qua các thời kỳ lịch sử 5
1.1.1.2. Những cách nhìn nhận về đói nghèo 9
1.1.2. Xác định chuẩn nghèo 13
1.1.2.1. Xây dựng chuẩn nghèo của thế giới 13
1.1.2.2. Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam 15
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 23
1.2.1. Chiến lược và một số mô hình xóa đói giảm nghèo của thế giới 23
1.2.1.1. Quan niệm về giảm nghèo 23
1.2.1.2. Chiến lược chống nghèo đói của thế giới 25
1.2.1.3. Mô hình xóa đói giảm nghèo ở châu Âu 28
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo 34
1.2.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo 34
1.2.2.2. Quan điểm của Đảng ta về xóa đói giảm nghèo 35
1.2.2.3. Một số chính sách của Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2 40
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ c«ng t¸c XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở GIA LAI 40
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở GIA LAI 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 42
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Gia Lai ảnh hưởng tới công t¸c xóa đói giảm nghèo của Tỉnh 46
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO ĐÓI Ở GIA LAI 48
2.2.1. Thực trạng nghèo đói ở Gia Lai 48
2.2.2. Những nguyên nhân nghèo đói ở Gia Lai 56
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở GIA LAI 64
2.3.1. Thực hiện ch¬ng tr×nh, chÝnh s¸ch vÒ xoá đói giảm nghèo 64
Thực hiện Chương trình 135 64
2.3.2. Huy ®éng c¸c nguån lùc ®Ó t¨ng cêng vèn cho c«ng cuéc xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo trªn ®Þa bµn TØnh 71
2.3.3. Những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77
Chương 3 79
MỤC TIÊU vµ GIẢi PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở GIA LAI 79
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH GIA LAI TRONG THỜi GIAN TỚI 79
3.1.1. Quan điểm xóa đói giảm nghèo cña tØnh Gia Lai 79
3.1.2. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006-2010 80
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở GIA LAI 82
3.2.1. Nhóm giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo 82
3.2.1.1. Tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức làm giàu 82
3.2.1.2. Hướng dẫn người nghèo phương thức canh tác mới 85
3.2.1.3. Tạo việc làm cho người nghèo 89
3.2.1.4. Hỗ trợ người nghèo những lúc gặp rủi ro 91
3.2.2. Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo 93
3.2.2.1. Đầu tư xây dựng kÕt cÊu hạ tầng kinh tÕ - x· héi 93
3.2.2.2. Phát triển các dịch vụ công phục vụ người nghèo 97
3.2.2.3. Ph¸t triÓn kinh tế nhanh, bền vững là nhân tố quyết định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Tỉnh 102
3.2.2.4. Nâng cao vai trò tổ chức, quản lý, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109
KẾT LUẬN 111
nh÷ng c«ng tr×nh liªn quan ®Õn luËn v¨n ®· ®îc c«ng bè 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 118
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2546.doc