Lời mở đầu
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
ở Việt Nam, đói nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế – xã hộ bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng và Nhà Nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở huyện Lục Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt được những thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh- quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững.Tuy nhiên trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo vẫn có những hạn chế cần được khắc phục trong những giai đoạn tới.
Sau đây em xin trình bày công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh Lục Nam. Qua đó thấy được thực trạng của quá trình xóa đói, giảm nghèo của các Tỉnh nói riêng và của nước ta nói chung. Dựa vào thực trạng đó thấy được nhưng vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp xóa đói- giảm nghèo cho các giai đoạn tiếp theo, thực hiện một cách có hiệu quả cao.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng:
Người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt kho khăn, ưu tiên hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn đặc biệt khó khăn, hộ nghèo chủ hộ là nữ hộ thuộc diện phải cứu trợ xã hội thường xuyên.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề án giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi toàn huyện, ưu tiên tập trung cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
3. Tên đề tài.
Đề án: Xóa đói giảm nghèo ở huyện Lục Nam
4. Kết cấu nội dung.
Chương I: Cơ sở lý luận xóa đói giảm nghèo
Chương II: Thực trạng nghèo đói ở huyện Lục Nam
Chương III: Giải pháp thực hiện giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2010 của huyện Lục Nam
Chương I: Cơ sở lý luận xóa đói giảm nghèo
1. Khái niệm về đói nghèo:
Tại hội nghị về chống nghèo đói do uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu á TBD (ESCAP) tổ chức tại Bangkok Thái Lan vào 9/1993.Các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng.
“Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế –xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đã được xã hội thừa nhận “,
Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục,văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
Nghèo khổ thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn.
Nghèo khổ thay đổi theo không gian: thông qua định nghĩa này đã chỉ cho chúng ta thấy rằng sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia; từng vùng. Xu hướng chung là các nước càng phát triển ngưỡng đo nghèo đói ngày càng cao.
Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm: nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất .Nghèo không chỉ bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương , không có quyền phát ngôn và không có quyền lưc
Quan điểm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói giản đơn, trực diện hơn .Một số cuộc tham gia của người dân họ cho rằng: nghèo đói là gì ư? là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì ? Bạn nhìn nhà tôi thì biết, ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân.
2. Đặc điểm và nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam.
2.1. Đặc điểm nghèo đói 2006-2010
Tình trạng nghèo về phi lương thực, lương thực là chủ yếu.
Tuy vậy một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn nghèo về lương thực, thực phẩm
Nghèo tập trung ở một số vùng miền (Tây Nguyên,Tây Bắc và miền Tây của Bắc và Nam Trung Bộ).
Xuất hiện nhóm hộ ngèo mới do lạc hậu quả của việc gia nhập WTO, dẫn đến mất việc làm, thu nhập của nhóm làm công ăn lương trong các loại hình doanh nghiệp.
2.2 Nguyên nhân nghèo đói
Nghèo đói do nhiều nguyên nhân, song tập trung 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau.
Một là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn,khí hậu khắc nghiệt .
Nguyên nhân thuộc về chủ quan của nhóm hộ nghèo: thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, đông con, thiếu lao động, tập tục lạc hậu.
Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách và hội nhập kinh tế và chưa kịp điều chỉnh cơ chế chính sách an ninh xã hội phù hợp.
3. Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam.
Theo quyết định số 1700/2005/QĐ -TTG.
Vùng thành thị: 260000đ/người/tháng.
Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) 200000đ/người/ tháng.
3.1 ý nghĩa của việc xác định chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, điều đó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc.
Xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp.
Hoạch định chính sách và các giảI pháp trợ giúp.
Tổ chức thức hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp.
3.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo
3.2.1 Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu
Đây là phương pháp do các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng. Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn uống để tồn tại). Để xác định được nhu cầu này người ta xác định rổ hàng hóa để bình quân hàng ngày một người có được 2100Kcal, rổ hàng hóa khoảng 40 mặt hàng. Rổ hàng hóa tính cho việc nam cũng 40mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng hóa: gạo các loại; lương thực khác quy gạo; thịt các loại; mỡ, dầu ăn; tôm cá; trứng gia cầm các loại; đậu phụ; đường mật. Sữa, bánh, kẹo, mứt, nước mắm, nước chấm; chè, cà phê; rượu, bia, đồ uống khác; đỗ các loại; lạc, vừng; rau các loại; quả chín; từ rổ hàng hóa này người ta tính được số tiền cần thiết chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả của rổ hàng hóa ở thành thị, nông thôn và các vùng rất khác nhau, vì vậy người ta phảI lấy giá trị trung bình của rổ hàng hóa này.
Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm (7 nhu cầu cơ bản còn lại).Thông thường chi cho lương thực thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lương thực thực phẩm. Đối với nhóm giàu tỷ lệ tương ứng là 50% và 50%; đối với nhóm nghèo 70 chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm (LTTP), còn 30% chi tiêu cho phi LTTP (ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội)
Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thục thực phẩm và phi lương thực thực phẩm.
Tổng chi tiêu= chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP
Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu được gọi là đường nghèo chung hay còn gọi là chuẩn nghèo cao.
Giá trị bằng tiền của chi tiêu cho LTTP là đường nghèo lương thực thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp.
Một diều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo, thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo.
Ưu điểm của phương pháp này
Cơ sở khoa học tin cậy; độ chính xác cao; phản ánh sát thực trạng cuộc sống, nhiều quốc gia công nhận và sử dụng, có cơ sở để so sánh với các quốc gia khác. Khi điều chỉnh chuẩn nghèo cho tong năm chỉ cần điều chỉnh cả rổ hàng hóa.
Công thức tính: CNj= (CLTTPj-1 * CSG + CLTTPj-1) /70 *100
Trong đó; CNj chuẩn nghèo năm thứ j
CLTTP: chi tiêu cho lương thực thực phẩm
CSG: tốc độ giá gia tăng của rrổ hàng hóa
Chia 70 và nhân 100 là chi tiêu cho LTTP chiếm 70% tổng chi tiêu.
*Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhất là tính toán giá cả rổ hàng hóa vì giá các mặt hàng ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nông thôn khác nhau, phảI tính toán để có giá trị trung vị hoặc trung bình hợp lý, chính điều này tạo nên sự không hợp lý của chuẩn nghèo cho một địa phương cụ thể, song nó lại có ý nghĩa chung ở cấp quốc gia hoặc cho vùng. Mặt khác, việc thu nhập thông tin các mặt hàng và chi tiêu thực tế của dân cư cũng phức tạp, chỉ có số ít người làm được; chi phí điều tra tốn kém; rổ hàng hóa phảI luôn thay đổi và dễ bị ý muốn chủ quan chi phối; giá cả LTTP và phi LTTP luôn thay đổi và có sự lhác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, do vậy việc tính toán cũng dễ có sai số và bị chi phối bởi ý kiến chủ quan.
3.2.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu hộ gia đình:
Phương pháp này cũng rất khoa học và tưong đối đơn giản, một ssố nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập không đủ chi phí cho lương thực thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy, người ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng ẵ thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong cả nước; tuy nhiên Mỹ và Nhật Bản còn chia cụ thể cho các đối tượng khác nhau, cụ thể chuẩn nghèo vào năm 2001 ở Mỹ đối với người sống một mình, không có người ăn theo dưới 65 tuổi là 8,494USD; đối với gia đình 9 người là 39,223 USD; đối với gia đình 4 ngư3ời là 7,940 USD.
Tuy nhiên có tài liệu khác do Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Châu á phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồnlao động ,bộ lao động –thương binh và xã hội cho rằng “theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội”.
Qua nghiên cứu các tài liệu liên quan đề tài cho rằng việc lấy chuẩn nghèo bằng ẵ hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong ẵ và 1/3 mức thu nhập bình quân; nước phát triển thu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể lấy mức 1/2,nước chem. Phát triển có thể lấy lấy mức 1/3; nước đang phát triển có thể lấy ở khoảng giữa của ẵ và 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người. Đối với nước ta được xếp vào nhóm nước đang phát triển, vào thời điểm năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4.281 nghìn đồng, thì chuẩn nghèo là 1.875 nghìn đồng, tương đương với 156,250 nghìn đồng/người/tháng.Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là 5.183 nghìn đồng/ người/ năm (tính theo tốc độ tăng bình quân của thời kì 1998- 2002 là 6,58% một năm) thì chuẩn nghèo là 2.159 nghìn đồng/ năm, tương 179,9 nghìn đồng/tháng.
Công thức cụ thể của nước ta như sau:
CNJ=(TNJ/2 +TNJ/3):2
Trong đó:
CNJ là chuẩn nghèo năm thứ j
TNJ là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình năm thứ j
Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy ở khoảng giữa của ẵ và 1/3 thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và nó gắn rất chặt với tốc độ tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kinh phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình. Nhưng nhược điểm là sự điều chỉnh chuẩn nghèo có khoảng dao động lớn (từ mức ẵ đến 1/3 do đó dễ bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người tính và việc so sánh giữa các quốc gia giữa các vùng cũng không trên một mặt bằng).
Chương II: Thực trạng nghèo đói ở
huyện Lục Nam.
1. Đặc điểm của huyện Lục Nam.
Lục Nam là huyện miền núi có diện tích 59,688km2, dân số khoảng 21 vạn người, với 8 dân tộc anh em chung sống. Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính gồm 25 xã và 2 thị trấn, trong những năm qua nhờ những thành tựu trong quá trình đổi mới cùng với cả nước Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Nam đã thu được những thành tựu quan trọng, kinh tế-xã hội liên tục phát triển. Do kinh tế tăng trưởng khá cùng với việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình dự án trên địa bàn huyện, đời sống của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, các hộ thoát nghèo vững chắc hơn bộ mặt của những xã nghèo xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi; hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% các xã có trạm y tế, trường tiểu học và bưu điện xã, sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt được nhiều kết quả, hệ thống mạng lưới quy mô trường học được củng cố và phát triển, năm 2003 Lục Nam được công nhận phổ cập giáo dục PT cơ sở. Đào tạo nghề từng bước được quan tâm chỉ đạo , số lao động được đào tạo nghề bình quân mỗi năm từ 1500-2000 người, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12 đến 18%.Mạng lưới Ytế từ huyện đến thôn bản được củng cố và tăng cường, đặc biệt là hệ thống y tế thôn, bản và y tế xã. Hệ thống khám chữa bệnh có BHYT được thực hiện 27/27 xã thị trấn, việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em và đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện nhờ đó mà sức khỏe của cộng đồng tăng nhanh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, tỷ lệ tăng dân số giảm đã ngăn chặn đẩy lùi một số dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn huyện.
2. Thực trạng nghèo đói ở huyện Lục Nam.
2.1 Tỷ lệ nghèo đói ở huyện Lục Nam.
Theo kết quả năm 2006 tại thời điểm 1/2006 huyện có 21540 hộ nghèo/46225 hộ dân chiếm tỉ lệ 46,6 % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
Trong đó có:
15078 hộ chiếm 70% tổng số hộ nghèo là thiếu kinh nghiệm sản xuất.
2154 hộ chiếm 10% tổng số hộ nghèo là thiếu kinh nghiệm làm ăn.
643 hộ chiếm 2,98% tổng số hộ nghèo là thiếu lao động.
864 hộ chiếm 4,02 % tổng số họ nghèo là hộ đông con.
1623 hộ chiếm 7,53% tổng số hộ nghèo là thiếu đất sản xuất.
648 hộ chiếm 3,01% tổng số hộ nghèo là tai nạn rủi ro ốm đau.
528 hộ chiếm 2,45% tổng số hộ nghèo là do thiếu việc làm.
2.2 Đặc điểm các hộ nghèo ở huyện Lục Nam.
2.2.1 Đặc điểm về nhân khẩu học:
Số khẩu trung bình của một hộ trong mẫu điều tra chia theo 2 nhóm : nghèo và không nghèo và phân theo đơn vị xã thể hiện;
Bảng 1: Số khẩu trung bình của một hộ điều tra phân theo nhóm
thu nhập:
Xã
Bình quân số nhân khẩu của hộ điều tra
Nghèo
Không nghèo
Bình quân khẩu trên 1 hộ
1 Đan Hội
4,5
2,6
2,6
2 Tiên Nha
4,2
2,8
2,6
3 Đông Phú
4,4
3,1
2,8
4 Đông Hưng
4,0
3,5
3,3
5 Yên Sơn
5,1
1,9
1,5
6 Cẩm Lý
4,0
2,7
1,6
7Nghĩa Phương
4,6
1,4
4,2
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
Chung cả huyện số khẩu trung bình của một hộ theo số liệu niêm giám, thông kê Lục Nam là 2,6 người .Trong khi đó số khẩu trung bình thuộc diện nghèo do các xã báo cáo là 4,4 người.
Dễ nhận thấy rằng, số hộ không thuộc diện nghèo có số khẩu trung bình thâp hơn nhiều so với các hộ của nhóm nghèo. Đặc diểm này mang tính phổ biến đối với tất cả huyện trong Tỉnh.
Bảng 2: Nhân khẩu trung bình/hộ phân tích theo vùng sinh thái.
Vùng
Không nghèo
Nghèo
Đồi
2,7
4,3
Đồng Bằng
2,8
4,6
Núi
2,9
3,8
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
Theo số liệu trên khuynh hướng đông nhân khẩu trong hộ đi liền với nghèo đói vẫn được thể hiện tương đối rõ nét.
2.2.2 Đặc điểm về lao động
Bảng 3: Bình quân lao động trong một hộ.
Xã
Bình quân số lao động một hộ(lđ)
Tỉ lệlao động nữ(%)
1 Đan Hội
3,14
57,25
2 Tiên Nha
2,3
55,64
3 Đông Phú
2,46
55,94
4 Đông Hưng
2,72
52,67
5 Yên Sơn
2,38
51,86
6 Cẩm Lý
2,34
53,33
7 Nghĩa Phương
2,46
51,47
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
Điều quan tâm là lao động nữ chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng lao động, tính chung cho các xã 54,06%. Trong các hộ điều tra bình quân 2,51 lao động/hộ, như vậy là không thiếu lao động. Tuy nhiên ở một số xã có tình trạng thiếu lao động vì bình uân chỉ có gần 2 lao động .
2.2.3 Đặc điểm về tiếp cận giáo dục:
Trong cùng một nhóm hộ, thì hộ nghèo có tỷ lệ trình độ cấp III thấp hơn hộ không nghèo: 2,01% .Nhưng nhìn chung toàn bộ điều tra có trình độ giáo dục phổ biến là cấp II trong tất cả nhóm hộ.
Trong cùng một cấp giáo dục,thì nhóm đói nghèo có xu hướng giảm tỷ lệ số người có trình độ giáo dục ở các cấp, càng lên cao, càng ít dần. Trong khi đó số hộ không nghèo lại có xu hướng ngược lại, càng lên cấp giáo dục cao hơn, tỷ lệ càng tăng.
Trong số các hộ thuộc diện nghèo, đặc biệt là nhóm họ đói có trình độ văn hoá thấp hơn cả cấp II, trong khi tỷ lê này ở nhóm nghèo là 22,7%.Nhóm không nghèo có tỷ lệ nhân khẩu đạt trình độ cấp II cao nhất là 37,88%.
Bảng 4: Trình độ văn hóa của các hộ điều tra (%)
Cấp văn hóa
Không nghèo
Nghèo
Tỉ lệ các cấp theo tong nhóm nghèo (%)
Cấp I
26,55
38,96
Cấp II
58,9
57,97
Cấp III
14,55
3,07
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
ở các xã nghèo, vùng nghèo rất nhiều giáo viên.bình quân 1000 dân mới có 2,36 giáo viên mầm non ; 4,4 giáo viên cấp I ; 3,25 giáo viên cấp II và 0,33 giáo viên cấp III. Khoảng cách từ nhà đến trường trung bình là 1,45km , nhưng có nhiều nơi trên 2 km.Những diều kiện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của con em người nghèo.
2.2.4 Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác để tạo thu nhập.
Về ngành sản xuất.
Bảng 5: Số người của các hộ điều tra phân theo địa danh và ngành
sản xuất.
Xã
Nông nghiệp
Nghề khác
Lâm, nông nghiệp
Làm thuê
Dịch vụ buôn bán nhỏ
Thủ công
1 Đan Hội
297
63
3
40
8
2 Tiên Nha
301
29
29
19
3 Đông Phú
285
49
6
31
6
4 Đông Hưng
432
5 Yên Sơn
538
7
17
76
17
6 Cẩm Lý
219
46
3
3
7 Nghĩa Phương
404
31
Chung
2476
225
44
176
44
19
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
Trong tổng số 3260 người thuộc các hộ điều tra, có tới 86,91 % thuần nông. Như vậy, thuần nông là nết đạc trưng cho tình trạng nghèo đói của cả huyện. Có xã trọng điểm nghèo như Đông Hưng 100% số người điều tra là thuần nông. Tỷ lệ làm dịch vụ buôn bán quá nhỏ (0,42%), làm thuê cũng ít(1,65%). Số hộ diều tra của 3 xã Tiên nha, Nghĩa phương, Đông Hưng, không có ai làm dịch vụ buôn bán nhỏ, tương ứng với đặc điểm là cả ba huyện này đều thuộc diện nghèo nhất trong toàn Huyện.
Phân tích tỉ lệ các ngành nghề ngay trong tong hộ cho chúng ta bức tranh rõ nét hơn về đặc điểm là nghèo đói đi liền với tình trạng thuần nông không có thêm nghề phụ.
Bảng 6: Phân tích tỉ lệ các ngành nghề hoạt động trong tong giai nhóm
hộ (%).
Ngành nghề sản xuất
Không nghèo
Nghèo
Chung cho các hộ
Nông nghiệp thuần
79,69
88,05
83,87
Nghề khác
3,38
1,61
2,5
Dịch vụ buôn bán nhỏ
1,3
0,92
1,11
Lâm nghiệp, nông nghiệp
2,31
1,61
1,96
Làm thuê
2,32
2,53
2,43
Nghề thủ công
0,46
0,23
*Tính theo số liệu thống kê của Tỉnh
Nhóm không nghèo có tỉ lệ thuần nông thấp hơn cả 79,69%. Như vậy, phân tích nguồn thu nhập theo ngành nghề mà các hộ đang tham gia hoạt động cho thấy một nét chung của các hộ điều tra: thuần nông là bạn đường của tình trạng nghèo đói
3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở huyện Lục Nam:
3.1 Nguyên nhân thiếu vốn:
Với khoảng 69% số hộ cho rằng thiếu vốn dẫn đến nghèo đói, trong đó chỉ có 2% trả lời là không phải nguyên nhân thiếu vốn
Sự tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo là còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ vay vốn ngân hàng mới chiếm 54,14%. Trong tổng số hộ vay ngân hàng có tới 50,63% số hộ không có khả năng trả số nợ quá hạn
Sở dĩ hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ nghèo còn giản đơn,không thâm canh thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc vay về không biết làm gì, phần do lãi suất còn cao và một phần do thủ tục vay còn phức tạp.
3.2 Điều kiện sản xuất khó khăn.
Nguyên nhân này bao hàm các nội dung phong phú liên quan đến nhiều vấn đề về điều kiện sản xuất.
Đối với ngành trồng trọt, khó khăn chủ yếu là nước tưới, kênh mương xuống cấp, đặc biệt là nguồn nước tưới cho cây lúa, thứ hai là giống lúa, giống cây ăn quả,dịch bệnh cây trồng, phân bón, khoa học kỹ thuật.
Trong chăn nuôi khó khăn chủ yếu là thiếu vốn, giống, tiêu thụ, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh.
Lâm nghiệp khó khăn lớn nhất là nạn phá rừng bừa bãi, công tác bảo vệ rừng rất khó khăn.
Ngành buôn bán nhỏ chủ yếu là thiếu vốn.
Về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; Mặc dù trong những năm gần đây các xã đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều nơi cơ sở hạ tầng còn rất yếu kém, nhất là các xã miền núi.
3.3 Nguyên nhân dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất
Mặc dù xếp thứ ba nhưng đây lại là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến nghèo đói, 55% số hộ cho rằng thiếu kinh nghiệm làm ăn. Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân nguyên nhân không có kinh nghiệm sản xuất được đánh giá khá tập trung.
Kết quả điều tra cho thấy, 11,27% số hộ được tập huấn về làm khuyến nông, 3,68% số hộ được tập huấn về làm dự án. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động lại không được hướng dẫn cách làm ăn đã dẫn đến cảnh nghèo đói triền miên đối với nhiều hộ gia đình nông dân đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào ít dân tộc. Điều này càng củng cố thêm nhận định: muốn các hộ thoát nghèo trước hết cần giúp họ kiến thức, cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm ăn giỏi, sau đó mới đến các yếu tố vật chất khác thì sự giúp đỡ mới có kết quả.
3.4 Nguyên nhân ít đất:
Thiếu đất sản xuất của các hộ nghèo có thể được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản.Tuy nhiên việc xóa đói lại không thể thực hiện bằng cách cấp đất sản xuất lương thực mà phải gồm nhiều biện pháp tổng hợp khác. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo trong lựa chọn các giải pháp thích hợp giúp họ xóa đói, vấn đề quan trọng là giúp họ làm gì để có thu nhập thì mới có khả năng tiếp cận được lương thực.
3.5 Nguyên nhân thiếu việc làm:
Vấn đề việc làm hiện nay vẫn là vấn đề nóng của xã hộị. Với tình hình kinh tế phát triển khoa học phát triển nhannh, lượng lao động thiếu việc, thất nghiệp làm do không đáp ứng được yêu cầu của công việc .Và nhất là những người có trình độ văn hóa thấp thì để kiếm được một việc làm có thu nhập ổn định là rất khó khăn. Như vậy vấn vấn đề việc làm của những người nghèo là rất khó khăn.
4.Những khó khăn thách thức trong công tác giảm nghèo.
4.1 Điều kiện tự nhiên:
Thời tiết khắc nghiệt, mưa, bão thường xảy ra là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn cho việc thực hiện giảm nghèo.
4.2 Điều kiện xã hội:
Do có sự tác động của nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, trình độ dân trí còn thấp.
Do hậu quả của chiến tranh bằng chất độc diôxin Mỹ để lại di chứng rất nặng nề, người bị khuyết tật, bệnh tật, dị dạng dị tật.cần phải được quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Công tác chỉ đạo: Một số cấp ủy chính quyền ở các xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm chỉ đạo dẫn đến việc điều tra rà soát hộ nghèo thiếu chuẩn xác, thiếu kế hoạch giảm nghèo, kết quả thực hiện thấp.
Tuy hộ nghèo đã giảm mạnh nhưng chưa bền vững, số hộ thoát nghèo đời sống còn gặp nhiều khó khăn kinh tế chưa ổn định.
Đội ngũ cán bộ XĐGN hầu hết là kiêm nhiệm vừa thiếu về số lượng, yếu về năng lực lại thường xuyên thay đổi.
Việc theo dõi giám sát đánh giá các chương trình giảm nghèo chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ, cơ quan thường trực BCĐ giảm nghèo chưa có đủ thông tin để tham mưu đề xuất với UBND.
5.Các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở huyện Lục Nam.
Chính sách tín dụng: Các hộ chính sách, hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất nhưng việc sử dụng đồng vốn chưa có hiệu quả cao.
Chính sách hỗ trợ người nghèo về ytế: Đã thực hiện cấp giấy khám chữa bệnh cho người nghèo và người thuộc xã đặc biệt khó khăn một số cơ sở ytế xã, thị trấn thực hiện chưa tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo trong giáo dục, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học tập như miễn giảm tiền học phí... và các khoản đóng góp khác như hỗ trợ sách bút, đồ dùng học tập cho các em học sinh người nghèo, chưa được thường xuyên.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Đã được các cấp các ngành địa phương đặc biệt quan tâm thực hiện bằng nhiều nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách huyện, ngân sách huyện, huy động từ cộng đồng, số nhà xây mới chỉ là nhà thay thế nhà tạm, nhà rột nát về lâu dài chưa đảm bảo.
Thực hiện chính sách cứu trợ thường xuyên: Đã duy trì trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng yếu thế như già cô đơn, không nơi nương tựa trẻ mồ côi nhưng qui định của nhà nước mới trợ cấp ở mức 65.000đ/tháng.
Chính sách trợ cước trợ giá các mặt hàng phục vụ miền núi, dân tộc đã đảm bảo cho nhân dân vùng sâu vùng xa được cấp, mua các mặt hàng thiết yếu góp phần hỗ trợ đảm bảo sản xuất.
Dự án khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư cho người nghèo hướng dẫn cách làm ăn kinh nghiệm sản xuất nhưng việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất đối với người nghèo còn hạn chế dẫn đến kết quả sản xuất chưa cao.
Thực hiện dự án xây dựng mô hình XĐGN: Đã xây dựng được một số mô hình có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước tạo điều kiện vay vốn, đầu tư khoa học kỹ thuật nhưng chưa thu hút được nhiều lao động, kết quả sản xuất chưa cao do nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh...
Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề:
Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo quản nông sản, thực phẩm cho các xã nghèo nhưng nguồn kinh phí cho công tác này còn hạn chế.
Thực hiện dự án đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Hàng năm đã tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, số cán bộ làm công tác XĐGN được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Dự án hỗ trợ dạy nghề và xuất khẩu lao động: Nhằm trợ giúp người nghèo có tay nghề cần thiết để tạo được việc làm tại chỗ. Công tác dạy nghề đang đứng trước những thách thức là phải tìm ra những nghề phù hợp với thị trường lao động, phải đảm bảo hài hòa giữa học nghề và việc làm, mặt khác định mức chi cho dạy nghề còn thấp chưa phù hợp.
Về xuất khẩu lao động: Chưa có cơ chế chung về chính sách hỗ trợ tiền học phi đào tạo ngoại ngữ, phí làm hộ chiếu vi sa, khám sức khỏe cho lao động nghèo xuất khẩu.
Chương III: Giải pháp thực hiện giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2010.
1. Mục tiêu giảm nghèo:
1.1. Mục tiêu tổng thể
Tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, tự lực vươn lên thoát nghèo. Đẩy nhanh tốc độ tăng thu nhập cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa người nghèo và người giàu.
Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế của đất nước. Phấn đấu các xã trong huyện cơ bản có đủ công trình thiết yếu, các tiến bộ về giáo dục, ytế, văn hóa, nước sinh hoạt. Phấn đấu các xã nghèo thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn ra khỏi chương trình 135.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46,6% năm 2006 xuống còn 20% vào năm 2010, xóa xong nhà bán kiên cố xuống cấp, không còn hộ chính sách nghèo, giảm 50% hộ nghèo dân tộc thiểu số.
* Chỉ tiêu giảm nghèo từ 2006-2010
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Dân số
Người
207.350
209.776
212.230
214.713
217.226
219.767
2
Tổng số hộ dân
Hộ
46.225
40.910
47.605
48.311
49.027
49.753
3
Tỷ lệ hộ nghèo
%
46,6
40
34
29
24
20
4
Số hộ nghèo
Hộ
21.540
18.764
16.186
14.010
11.767
9.950
5
Tỷ lệ hộ nghèo giảm
%
6,6
6
5
5
4
6
Số hộ nghèo giảm
Hộ
2.776
2.578
2.176
2.243
1.817
2. Các giải pháp thực hiện giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2010.
2.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
2.1.1- Nội dung:
Cung cấp tín dụng với lãi xuất ưu đãi cho các hộ nghèo tạo cơ hội cho các hộ ngèo được tiếp cận với tín dụng ưu đãi.
Mức vay: Tối đa không vượt quá 10 tr đ
Điều kiện vay: Những hộ được chính quyền cấp xã duyệt, đưa vào danh sách hộ nghèo theo chuẩn mới của giai đoạn 2006-2010
Cơ chế vay: Thực hiện cho vay trực tiếp hoặc ủy thác thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội phụ nữ hội cựu chiến binh hội nông dân.
2.1.2- Giải pháp huy động vốn
+ Trung ương, tỉnh hỗ trợ thông qua ngân hàng chính sách xã hội 60.400 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương 1.000 triệu đồng
2.1.3 Tổ chức thực hiện:
Ngân hàng chính sách chủ trì phối hợp với các ngành đề xuất các biện pháp cho vay hộ nghèo. Chính quyền xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng trong việc hướng dẫn hộ nghèo vay vốn và thanh toán vốn đúng kỳ hạn.
- Phòng Nội vụ - Lao Động TBXH có trách nhiệm xác nhận hộ nghèo, hộ chính sách làm cơ sở cho các cấp xét duyệt vay vốn.
2.2. Hỗ trợ người nghèo trong y tế
2.2.1- Nội dung:
Các đối tượng người nghèo, người dân ở các xã đặc biệt khó khăn ốm đau đến khám chữa bệnh đều được miễn viện phí.
Củng cố mạng lưới ytế cơ sở nhất là ytế xã, thôn, bản đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm ytế, đào tạo đội ngũ y bác sỹ về làm việc cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ ytế công. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả cho người nghèo trong việc cung cấp dịch vụ ytế cơ bản có chất lượng ở tuyến xã, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo.
2.2.2 Hình thức khám cữa bệnh miễn phí
Mua và cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo và người dân ở xã đặc biệt khó khăn.
TT
Chỉ tiêu
Tổng số
2006
2007
2008
2009
2010
I
Số đối tương cấp thẻ BHYT
461.300
107.135
91.065
89.300
87.400
86400
1
đối tượng hộ nghèo
278.766
46.998
60.668
58.700
56.700
55.700
2
Người dân ở xã đặc biệt KK
182.534
60.137
30.397
30.600
30.700
30.700
II-
Nhu cầu khi mua thẻ BHYT
27.678
6.428
5.450
5.350
5.250
5.200
2.2.3- Nguồn kinh phí:
Ngân sách trung ương đảm bảo 100% mua thẻ BHYT cho ngưòi nghèo.
2.2.4- Giải pháp thực hiện:
Phòng Nội vụ LĐTBXH có trách nhiệm tiếp nhận và cấp thẻ BHYT cho người nghèo đúng thời hạn.
Các ngành có liên quan, các cơ sở ytế thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo có bảo hiểm ytế.Tuyến huyện tiếp nhận và cung cấp trang thiết bị, cung ứng thuốc cho tuyến ytế cơ sở. Phát triển nâng cao đội ngũ cán bộ ytế xã, thôn bản đảm bảo đủ biên chế cho các trạm ytế xã. Khuyến khích các tổ chức các đội ytế lưu động (kể cả quân dân y kết hợp ) phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn.
2.3. Hỗ trợ người nghèo trong giáo dục:
2.3.1- Nội dung:
Miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng cho học sinh là con hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, trẻ em tàn tật.
- Giảm 50% học phí và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường là con em hộ nghèo khác.
- Hỗ trợ tiền sách giáo khoa, vở viết cho học sinh cấp tiểu học phổ thông là con các hộ nghèo , hộ dân tộc ít người và trường DTNT, và HS ở các xã đặc biệt khó khăn.
2.3.2-Biểu nhu câu kinh phí:
TT
Chỉ tiêu
ĐV
tính
Tổng số
2006
2007
2008
2009
2010
1
số học sinh
HS
24.426
6.445
6.384
6.338
4.35._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36062.doc