Lời mở đầu
Ngày nay, trong tiến trình toàn cầu hoá buộc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải tạo ra sức bật nội tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cùng với việc hoạch định chiến lược kinh doanh, đổi mới chiến lược về thị trường, đổi mới kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác quản trị chi phí, tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở pháp lý, có kế hoạch.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel, em đã được tìm hiểu
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xí nghiệp điện tử chuyên dụng Hà Nội Hanel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình thực tiễn của công ty, nắm bắt được tình hình chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng như việc tổ chức nhân sự và một số đặc điểm chính khác.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Lưu Hoài Nam về phương pháp tiến hành tìm hiểu thực tế và cách nắm bắt thu thập thông tin cần thiết, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các cô chú trong công ty đặc biệt là Cô Hà Bích Hường trưởng cửa hàng đã giúp em có cái nhìn thực tế về tình hình của sự phát triển hàng điện tử trên thị trương nội địa.
Qua thời gian thực tập tại đây, em đã có được một số hiểu biết về công tác quản lý, cùng với kiến thức về bán hàng điện tử. Vì thế em đã có điều kiện để củng cố lại và nâng cao kiến thức đã học tại trường để hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập!
Chương I
Giới thiệu chung về Công ty cổ phần điện tử
chuyên dụng Hanel
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Xí nghiệp điện tử chuyên dụng Hà Nội được thành lập theo quyết định số: 1408 QĐ/UB của UBND Thành phố Hà Nội ký ngày 3/4/1993 trực thuộc Công ty điện tử Hà Nội.
Sau khi thành lập Xí nghiệp đi vào hoạt động với ngành nghề chính là sản suất thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị đo lường và điều khiển.Tổng số vốn được Nhà nước cấp là: 219.782.868 đồng.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình có thể nói hoạt động của doanh nghiệp là không có hiệu quả.Sản phẩm sản xuất ra chất lượng không cao và bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm trước khi cổ phần.
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
Doanh thu
10.114.749
5.055.514
6.826.381
2
Vốn kinh doanh
208.715
219.782
219.782
3
Vốn nhà nước
188.608
182.961
182.961
4
Lợi nhuận trước thuế
121.815
131.433
103.043
5
Lợi nhuận sau thuế
49.047
42.047
31.572
6
Thu nhập bình quân CN
350
400
400
7
Các khoản nộp NS
72.768
89.026
71.471
8
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
23%
19,2%
6,9%
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Đảng và nhà nước nhằm thu hút vốn, nhân lực và trí tuệ vào phát triển kinh tế đất nước, Xí nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá.
Đến 13/10/1999 Công ty cổ phần Điện tử chuyên dụng Hanel (Tên giao dịch HANELJPECo) chính thức được thành lập theo quyết định số 4258/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội với trụ sở chính tại 104 A12 - Khương Thượng - Đống Đa – Hà Nội và Văn phòng công ty tại : P301 – M3 – M4 – Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Mặc dù mới ra đời và hoạt động theo mô hình quản lý mới trong lĩnh vực không còn mới mẻ nhưng với phương hướng đúng đắn nên ngay trong 5 năm hoạt động đầu tiên Công ty đã có những thành công đáng kể :
TT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1
Doanh thu
6.366.228
7.671.851
10.589.149
11.141.177
19.667.861
2
Vốn điều lệ
1.443.300
1.443.300
1.443.300
1.443.300
1.443.300
3
Lợi nhuận trước thuế
125.688
122.511
133.290
155.128
779.494
4
Lợi nhuận sau thuế
105.578
102.909
90.637
105.487
561.236
5
Thu nhập b/quân CN
850
980
1.100
1.250
2.500
6
Các khoản nộp ngân sách
348.706
377.084
394.235
442.700
480.056
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
* Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề hoạt động của Công ty được nhà nước cho phép theo đăng ký kinh doanh là : sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại vật liệu, linh kiện sản phẩm điện tử, thiết bị đo lường điều khiển, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá dịch vụ thương mại và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, hiện tại Công ty đang triển khai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và chuyển giao công nghệ thiết bị điện, điện tử chuyên dụng thiết bị đo lường, thiết bị nghe nhìn trình chiếu và thiết bị dạy học. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiến hành sản xuất một số loại linh kiện điện tử chuyên dùng, các mô đun thực hành phục vụ người tiêu dùng và dùng để giảng dạy trong các trường đào tạo nghề.
* Lĩnh vực hoạt động
Như đã nói ở trên Công ty chủ yếu hoạt động trên hai lĩnh vực kinh doanh và chuyển giao công nghệ.Trong kinh doanh các sản phẩm chính của Công ty được tiêu thụ theo các hình thức: Cung cấp trực tiếp cho các dự án thuộc Bộ giáo dục đào tạo, cho hệ thống các đối tác và cho người tiêu dùng trong nước.Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, công ty thực hiện chuyển giao các thiết bị nghe nhìn trình chiếu, thiết bị dạy nghề cho hệ thống các trường đào tạo trong cả nước.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Điện tử chuyên dụng Hanel
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám Đốc Điều hành
Văn phòng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Cửa hàng phân phối
và giới thiệu sản phẩm
Trung tâm thương mại
Trung tâm điện tử công trình
Trung tâm công nghệ
và hệ thống
hanh
* Chức năng nhiệm vụ mỗi phòng ban
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
- Cấp quản trị cao nhất là đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông trong công ty. Đại hội được họp 2 lần một năm để định ra phương hướng hoạt động và ra quyết nghị cho mọi hoạt động của Công ty.
- Hội đồng quản trị là cơ quan pháp lý của Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội.
- Giám đốc điều hành: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về kết quả hoạt động của Công ty.Giúp việc cho Giám đốc và các trợ lý.
- Văn phòng bao gồm các bộ phận: Phòng hành chính, tổ chức quản trị kế hoạch, kế toán, kinh doanh xuất nhập khẩu, kho quỹ.
Bộ phận tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý về các thủ tục hành chính nhân sự lao động của Công ty, xây dựng lịch trình làm việc của ban giám đốc đón tiếp khách của Công ty, tham mưu tổng hợp cho Bộ phận văn phòng.Đứng đầu tổ chức hành chính là Chánh văn phòng.
Bộ phận kế hoạch: Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ của khách hàng; Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường để đưa ra kế hoạch giá bán, sản lượng tiêu thụ nhằm đạt được lợi nhuận cao.
Bộ phận kế toán: Giúp lãnh đạo Công ty hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính của Công ty cho các cổ đông và các cơ quan chức năng của Nhà nước, xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty; Xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và biên động của các loại tài sản của Công ty.
Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu: Giúp giám đốc trong việc tìm thị trường trong và ngoài nước để khai thác nguồn hàng nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, thực thi kế hoạch bán hàng.Chịu trách nhiệm trong khâu nhập vật tư thiết bị, máy móc, hàng hoá cho nhu cầu tiêu thụ của Công ty.
Bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty được tổ chức thành các cửa hàng, Trung tâm.Đứng đầu là Cửa hàng trưởng và các Giám đốc Trung tâm.
- Cửa hàng phân phối và giới thiệu sản phẩm; Tổ chức bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh gia dụng với các đối tác và tới tận tay người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Trung tâm thương mại: Là nơi giới thiệu và cung cấp các sản phẩm thuộc lĩnh vực đào tào và dạy nghề: các mô hình, thiết bị thực hành nghề điện, điện tử công nghiệp, điện lạnh...
- Trung tâm điện tử công trình: Là nơi thực hiện việc bảo hành, bảo trì các sản phẩm của Công ty bán ra cho khách hàng các thiết bị lắp đặt cho các dự án; thực hiện các dịch vụ sửa chữa cho khách hàng, thực hiện các hợp đồng của cơ quan, đơn vị, các tổ chức về lắp đặt các sản phẩm điện tử, các hệ thống điện, máy móc, thiết bị (như thiết bị tự động báo giờ, bảng điện tử...)
- Trung tâm công nghệ và hệ thống: Trước hết, đây là nơi thực hiện việc thu nhập, nắm bắt và cập nhập các thông tin về các sản phẩm điện, điện tử của các hãng trên thế giới sản xuất ra, từ đó tiến tới làm chủ và có thể cung cấp cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.Trung tâm còn thực hiện đấu thầu các dự án cung cấp trang thiết bị điện tử chuyên dụng cho các cơ quan, đơn vị trong các ngành kinh tế quốc dân.
Ngoài các hoạt động riêng lẻ của các bộ phận thì hoạt động chung của Công ty luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cao cho Công ty.
Trong tương lai Công ty dự định sẽ mở các Trung tâm đào tạo về điện tử chuyên dụng, tạo nguồn và trực tiếp xuất khẩu lao động công nhân điện tử ra nước ngoài và hình thành các Trung tâm sản xuất máy móc, linh kiện cho các sản phẩm điện tử chuyên dụng.
4. Các nguồn lực của công ty.
4.1. Vốn
Là Công ty cổ phần, vốn của Công ty được hình thành từ sự đóng góp của các cổ đông. Cho đến nay tài sản của Nhà nước đã được Công ty thanh toán, cổ phiếu cũng chưa được phát hành ra công chúng nên các cổ đông đều là Cán bộ công nhân viên trong Công ty.Tổng số vốn điều lệ là 1.443.300.000đ được chia thành các cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần.Dự kiến sau 5 năm hoạt động Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng.Trong quá trình hoạt động vốn kinh doanh của Công ty thường xuyên được bổ xung bằng các nguồn vay của các cá nhân và các tổ chức tín dụng.
Biểu 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2002-2004
Đơn vị: 1000đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm2003/2002
So sánh tăng giảm 2004/2003
Số lượng
T.T (%)
Số lượng
T.T (%)
Số lượng
T.T (%)
Số lượng
T.T (%)
Số lượng
T.T (%)
Tổng vốn
5.428.810
6.410.035
6.504.629
985.225
118.16
94.594
101,48
Chia theo sở hữu
2.613.300
48,17
3.598.525
56,14
3.693.119
56,78
985.225
137,70
94.594
104,43
-Vốn chủ sở hữu
1.742.300
32,12
2.135.525
33,32
2.693.119
41,40
393.225
122,57
557.594
126,11
-Vốn vay
871.000
16,05
1.463.000
22,82
1.000.000
15,38
592.000
167,97
-463.000
68,35
Chia theo tính chất
2.811.510
51,83
2.811.510
43,86
2.811.510
43,22
-Vốn cố định
1.368.210
25,22
1.368.210
21,34
1.368.210
20,03
-Vốn lưu động
1.443.300
26,61
1.443.300
22,52
1.443.300
23,19
Tổng vốn kinh doanh năm 2003 tăng 118,16% so với năm 2002 điều đó cho thấy được khả năng kinh doanh với quy mô lớn hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận thu được cao hơn, tổng vốn kinh doanh và vốn cố định và vốn lưu động vẫn giữ nguyên.
4.2. Nhân lực.
Biểu 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 2 năm 2003-2004
Đơn vị : người
tt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng giảm 2004/2003
Số tuyệt đối
%
Tổng số lao động
18
19
+1
105,55
1
Phân theo tính chất
Lao động gián tiếp
14
14
-
-
Lao động trực tiếp
4
5
+1
125
2
Theo giới tính
Lao động nam
11
11
-
-
Lao động nữ
7
8
+1
114,028
3
Theo các bộ phận
Văn phòng
4
4
-
-
Trung tâm thương mại
7
8
+1
114,28
Trung tâm dịch vụ
5
5
-
-
Trung tâm CGCN
2
2
-
-
Qua biểu trên, ta thấy bộ phận văn phòng năm 2004 bố trí hợp lý hơn năm 2003.Số lao động trực tiếp tăng 125%, số lao động gián tiếp không đổi.Tổng số lao động của công ty tăng 105,55%.Đó là những nỗ lực của công ty trong việc sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp hiệu quả trong lao động kinh doanh của công ty.
5. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
* Công tác quản trị nhân sự
Công tác quản trị nhân sự luôn được coi trọng ở Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel, cơ cấu nhân sự từ trên xuống dưới tạo thành một khối liên kết vững chắc theo chức năng, khả năng và trình độ của từng cá nhân.Công tác đào tạo và tuyển dụng của Công ty là chính xác và thích hợp, nó đã và đang phát huy hiệu quả trong từng năm qua.Tuy nhiên qua từng thời kỳ phát triển ở từng bộ phận có những thay đổi về yêu cầu nhân sự nên công tác quản trị nhân sự phải thường xuyên hoạt động một cách tích cực và năng động.
* Công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá
Công ty luôn chú trọng tới công tác tiêu thụ hàng hóa vì trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ hàng hoá quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.Trong những năm gần đây, mỗi năm sự thích ứng về sản phẩm của Công ty với khách hàng ngày càng tăng, thị trường của Công ty ngày càng mở rộng.Để hoà nhập với một thị trường đầy biến động với các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã xây dựng một mạng lưới tiêu thụ hiệu quả bao gồm các cửa hàng, cửa hiệu khang trang, mặt hàng phong phú về mọi chủng loại và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đã đưa mức tiêu thụ liên tục tăng qua các năm.
* Công tác quản trị mua hàng
Đối với Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel, công tác mua hàng cũng được xem như là một yếu tố quan trọng, bởi nó là hoạt động nhằm tạo ra yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, là khâu đầu tiên cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do vậy Công ty đã sớm triển khai ngay công tác mua hàng.Công ty luôn cố gắng tạo cho mình một mối giao tiếp rộng rãi với các nhà cung cấp hàng hoá và lựa chọn cho mình một số lượng nhà cung cấp nhất định.Nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hoá và thị hiếu của người tiêu dùng...từ đó lựa chọn mặt hàng sao cho phù hợp với giá cả và lợi ích của Công ty cũng như lợi ích của người tiêu dùng.
Hiện nay, Công ty thực hiện việc mua hàng theo nhu cầu. Phương thức này thực sự tỏ ra có hiệu quả khi mà Công ty với số vốn có hạn lại vừa phải đối mặt với bao đối thủ cạnh tranh và sẽ khó khăn...Do công tác mua hàng luôn được chuẩn bị tốt mà mỗi chuyến hàng nhập về của Công ty luôn đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý...từ đó tạo ra sự thuận lợi cho công tác bán hàng.
* Công tác quản trị dữ trữ hàng hoá
Cũng như các hoạt động khác, Công ty luôn coi trọng công tác quản trị dữ trữ, Công ty thường xuyên chăm lo tới vì nó là yếu tố tất yếu đảm bảo tính liên tục hoạt động của Công ty, và để có thể mở rộng mức lưu chuyển hàng hoá, tăng giá trị tổng sản lượng, bảo quản giữ gìn vật tư hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.Công ty đã xây dựng kế hoạch dữ trữ hàng hoá hết sức rõ ràng, tuỳ từng thời điểm cụ thể mà lượng hàng hoá dữ trữ cũng thay đổi.Những năm tháng hoạt động, công tác dữ trữ của Công ty tỏ ra rất hiệu quả, luôn đảm bảo lượng hàng hoá bán ra của Công ty.Đồng thời mức dữ trữ rất phù hợp, đảm bảo lượng hàng hoá bán ra nhưng không để Công ty chi phí quá nhiều vào việc bảo quản hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, bến bãi cũng như sự ứ đọng vốn.Cho nên đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Công ty.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Qua bảng dưới ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2004 tăng 176,5% so với năm 2003 với con số tuyệt đối là 8.526,684 triệu đồng, điều đó cho thấy sản phẩm điện tử chuyên dụng của công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trên thị trường.Lợi nhuận của công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel đã tăng lên rõ rệt từ năm 2002 là 90,673 triệu đồng đến năm 2004 là 561,236 triệu đồng.Con số đó thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel.
Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2002-2004
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh+/- 2003/2002
So sánh+/- 2004/2003
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành
Triệu đồng
10.589,149
11.141,177
19.667,861
552,028
105,2
8.526,684
176,5
2
Tổng số lao động
Người
17
18
19
+1
105,8
+1
105,5
3
Vốn lưu động bình quân
Triệu đồng
1.443
1.443
1.443
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
90,673
105,487
561,236
14,814
116,3
455,749
532
5
Nộp ngân sách
Triêu đồng
394,235
442,700
480,506
48,465
112,3
37,806
108,5
6
Thu nhập bình quân 1 lao động
1.000 đồng/tháng
1.100
1.250
2.500
150
113,6
1.250
200
7
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ
%
0,86
0,95
2,85
110,46
300
8
Số vòng quay vốn lưu động
vòng
7,34
7,72
13,63
0,38
105,18
6,91
176,55
Chương II
Phân tích doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần
điện tử chuyên dụng Hanel
1. Nội dung doanh thu tiêu thụ
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất là quá trình doanh nghiệp dùng tiền để mua sắm nguyên vật liệu và những yếu tố đầu vào khác cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về là tạo nên doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ gồm hai nhóm:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Doanh thu từ các hoạt động khác
* Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh thu bán hàng là các khoản thu nhập có được chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho bên ngoài từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Doanh thu bán các sản phẩm hàng hoá thuộc sản xuất kinh doanh chính như doanh thu về bán các thành phẩm, nửa thành phẩm bao gồm cả doanh thu do tiêu thụ sản xuất bằng nguyên liệu của doanh nghiệp và của người đặt hàng, doanh thu về bàn giao khối lượng công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, công tác thiết kế…
+ Doanh thu về tiêu thụ khác như: cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên ngoài, bán các bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm… Ngoài ra, doanh thu của doanh nghiệp còn bao gồm: các khoản trợ giá theo quy định của Nhà nước đối với những sản phẩm hàng hoá được Nhà nước trợ giá (do chính sách kinh tế) như khuyến khích xuất khẩu: mỗi một sản phẩm sẽ được Nhà nước trợ giá cho sản phẩm đó nếu bị thua lỗ; giá trị của các sản phẩm hàng hoá được sử dụng để biếu tặng hoặc tiêu dùng trong doanh nghiệp.
* Doanh thu từ hoạt động khác gồm hai loại:
+ Doanh thu từ hoạt động đầutư tài chính: là các khoản thu từ việc đầu tư tài chính và kinh doanh về vốn đưa lại cho doanh nghiệp. Bao gồm: cá khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh; các khoản thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán; các khoản thu về lãi tiền gửi ngân hàng, về tiền lãi do doanh nghiệp cho các đơn vị tổ chức khác vay vốn…
+ Doanh thù từ các hoạt động bất thường: là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện và không xảy ra thường xuyên. Bao gồm: các khoản thu từ việc bán vật liệu, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ; thu từ các khoản nợ khó đòi mà trước đó đã xoá sổ; thu nhập kinh doanh từ những năm trước (quên chưa vào sổ).
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc thực hiện doanh thu của doanh nghiệp một cách kịp thời sẽ thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, do ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể làm cho doanh nghiệp hoặc phát triển mạnh lên hoặc khiến doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đi dần đến sự phá sản.
2. Phân tích doanh thu theo mặt hàng
Việc xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm làm rõ chất lượng hoạt động và các nguồn tiềm năng cần khai thác trên cơ sở đó đề ra các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Việc xem xét tình hình tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm phát hiện ra các tiềm năng và những hướng chính mà công ty cần chú trọng khai thác và đưa ra những giải pháp nhằm tiêu thụ có hiệu quả cao hơn. Do đó, mà việc xem xét và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm này là cơ sở để đi đến những quyết định đúng đắn.
Với tầm quan trọng như vậy, để hiểu rõ về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty và đề ra phương hướng giải quyết kịp thời những tồn tại, chúng ta hãy đi vào nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2001 qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở biểu 4.
Trong biểu này số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạchlà 880 sản phẩm nhưng thực tế đã tiêu thụ được 938 sản phẩm tăng 58 sản phẩm so với kế hoạch và bằng 106,5% kỳ kế hoạch.
Tình hình cụ thể như sau:
- Máy chiếu
+ Máy để bàn: tăng 5 sản phẩm so với kỳ kế hoạch và bằng 120% kế hoạch
+ Máy xách tay: lượng sản phẩm tiêu thụ bằng với lượng hàng dự kiến kỳ kế hoạch, đạt 100%.
+Máy xách tay mini: lượng hàng tiêu thụ giảm 2 cái so với kế hoạch chỉ đạt 90% so với kế hoạch
Biểu 4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001
STT
Tên sản phẩm
Khối lượng tiêu thụ
Giá bán (1000đ)
Doanh thu
Kế
hoạch
Thực
tế
So sánh
(%)
Kế hoạch
(nghìn)
Thực tế
(nghìn)
So sánh
(%)
Kế hoạch (triệu)
Thực tế
(triệu)
So sánh (%)
I
Máy chiếu
1) Để bàn
25
30
120
83000
8500
102,4
2075
2550
122,8
2) Xách tay
25
25
100
57000
60000
105,3
1425
1500
105,2
3) Xách tay mini
20
18
90
45000
50000
111,1
900
900
100
II
Máy đi nhiệt độ
250
280
112
600
650
108,3
150
182
121,3
III
Máy đo độ ẩm
200
250
125
6500
7000
107,7
130
175
134,6
IV
Camera chiếu tài liệu
20
20
100
26000
30000
115,4
520
600
115,3
V
Catsset học ngoại ngữ
10
15
150
10000
12000
120
100
180
180
VI
Sản phẩm dân dụng
1. Tivi HANEL 17'
100
96
96
3400
3500
102,9
340
336
98,8
2. Tivi HANEL 21'
80
65
52
4350
4500
101,1
348
292
83,9
3. Đầu DVD HANEL
130
150
115,3
1950
2000
102,5
195
300
153,8
4. Đầu Video
80
80
100
1550
1500
97,7
124
120
96,7
5. Tủ lạnh
120
134
113,3
3900
4000
102,7
480
536
111,6
Tổng hợp
880
938
106,5
6787
7671
113,02
- Máy đo nhiệt độ: lượng hàng tiêu thụ tăng 30 chiếc so với kế hoạch đã đề ra trong kế hoạch và bằng 120% kỳ kế hoạch.
- máy đo độ ẩm: số lượng sản phẩm bán được tăng 50 cái so với kế hoạch đề ra và bằng 125% so với kỳ kế hoạch.
- Camera chiếu tài liệu: số lượng tiêu thụ bằng số lượng tiêu thụ được, đạt 100%.
- Catsset học ngoại ngữ: số sản phẩm bán ra tăng 5 cái so với kỳ kế hoạch và bằng 150%.
- Sản phẩm dân dụng
+Tivi HANEL 17': số sản phẩm bán ra giảm 4 cái so với kế hoạch đề ra, chỉ đạt 96% kế hoạch.
+ Ti vi HANEL 21': số sản phẩm bán ra giảm 28 chiếc so với kế hoạch và bằng 50% kế hoạch
+ Đầu VDV HANEL: số sản phẩm bán ra tăng 20 chiếc so với kế hoạch đề ra và bằng 115,3%.
+ Đầu Video HANEL: số lượng thực tế tiêu thụ bằng 100% kế hoạch đề ra
+ Tủ lạnh HANE: số sản phẩm các loại tiêu thụ thực tế so với kế hoạch có sự khác biệt rõ ràng:
- Máy chiếu:
+ Giá bán máy để bàn thực tế đạt: 102,4% so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán máy xách tay thực tế đạt: 105,3% so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán máy xách tay mini thực tế đạt: 111,1% so với kỳ kế hoạch
- Giá máy đo nhiệt độ thực tế đạt 108,3% so với kỳ kế hoạch
- Giá bán máy đo độ ẩm thực tế đạt 107,7% so với kỳ kế hoạch
- Giá bán máy Camera thực tế đạt 115,4% so với kỳ kế hoạch
- Giá bán Catsset học ngoại ngữ thực tế đạt 120% so với kỳ kế hoạch
- Sản phẩm dân dụng
+ Giá bán Tivi HANEL 17' thực tế đạt: 102,9 % so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán Tivi HANEL 21' thực tế đạt: 101,1% so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán đầu DVD HANEL thực tế đạt: 102,5% so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán đầu Video HANEL thực tế đạt: 97,7 % so với kỳ kế hoạch
+ Giá bán tủ lạnh thực tế đạt: 102,7% so với kỳ kế hoạch
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch là 884 triệu đạt được 113,02% so với kế hoạch đã đề ra. Việc tăng doanh thu là do giá cả hàng hoá nhập khẩu có chiều hướng tăng cộng với sự lên giá của đồng ngoại tệ mạnh khiến cho một số mặt hàng chính của công ty bị tăng giá bán.
Việc lập giá bán bình quân mỗi loại sản phẩm kỳ kế hoạch cao hơn so với thực tế đã góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch.
Nguyên nhân là do việc phải tăng giá bán một số mặt hàng chính của công ty do đối tác tăng giá, còn do tình hình kinh tế trong năm qua và việc các đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ.
- Đặc biệt do năm qua 2001 doanh nghiệp đã ký được một số hợp đồng thầu lớn nên đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có bước tiến bộ vượt bậc so với kế họach đề ra.
* Việc lập giá cả bình quân 1 sản phẩm thấp hơn so với giá bán thực tế, tuy mức chênh lệch không lớn, nhưng bị ảnh hưởng đến tổng doanh thu tiêu thụ. Điều này chứng tỏct chưa nắm rõ được xu hướng biến động giá cả của các sản phẩm.
Kết quả trên cũng chứng tỏ các chính sách, đòn bẩy kinh tế tài chính mà HANEL - JPEC áp dụng đã phát huy tác dụng, vai trò tích cực đòi hỏi ban lãnh đạo công ty trong thời gian tới cứ theo định hướng đã đề ra trên cơ sở củng cố, cải tiến, hoàn thiện các giải pháp để đạt tới những lợi ích kinh tế cao hơNhà nướcữa. Muốn hiểu rõ nhân tố nào ảnh hưởng chính tới kết quả trên thì ta phải nghiên cứu cụ thể từng yếu tố, để đưa ra giải pháp chính xác.
3. Những biện pháp công ty áp dụng nhằm tăng doanh thu tiêu thụ
3.1. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh tốc độ sản xuất. Việc đẩy mạnh tốc độ sản xuất sản phẩm là để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp làm như vậy, một mặt để tăng doanh thu mặt khác để tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường và dẫn đến việc khách hàng sẽ tìm đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp cũng không ngừng nâng cao chất lượng hình thức, mẫu mã sản phẩm vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, nó ảnh hưởng lớn tới việc thị trường có chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Để thực hiện được những vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng đến công tác đại tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp rất quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Doanh nghiệp cũng thường xuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
3.2. Phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến giá bán sản phẩm của doanh nghiệp và do vậy nó là một trong những nhân tố kích hoặc kìm hãm tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì lý do này, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để hạ thấp giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp rất chú trọng đến việc áp dụng những thành tựu và khoa học công nghệ vào sản xuất vì đây là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng luôn cố gứng hạ thấp chi phí nguyên vật liệu, tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề cho công nhân ngoài ra doanh nghiệp còn phấn đấu để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, áp dụng các hình thức trả lương, thưởng phạt hợp lý đối với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
3.3.
Kết luận
Trong mấy năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như đẩy mạnh tốc độ nền kinh tế lên cao, giảm lạm phát cải thiện đời sống nhân dân một cách rõ rệt.Đây là sự đóng góp chung của toàn xã hội, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các thành phần kinh tế.Khi đất nước chuyển đổi nền kinh tế đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hàng loạt Công ty Xí nghiệp....ra đời.Nó đã tạo nên một thị trường sôi động.Song nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến sự chọn lọc, đào thải rất khắt khe của nó đối với tất cả các đơn vị kinh tế.Kinh tế thị trường nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có sự nỗ lực hết mình về mọi mặt, dùng hết khả năng, trí tuệ của mình mới mong có thể trụ vững và phát triển trên thương trường được.Rất nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản hoặc giải thể bởi không thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của thị trường.Song cơ chế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều đơn vị làm kinh tế giỏi bằng trí tuệ và thực lực của mình.Trong đó phải kể đến Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel.Công ty đã khẳng định được mình trên thương trường.Qua sự năng động sáng tạo của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết nỗ lực hết mình của toàn thể CBCNV để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp trên đây là sự phản ánh rõ nét tình hình hoạt động thực tế ở Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel năm 2002 đến năm 2003-2004. Bằng việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu, các kết quả đạt được của Công ty, từ đó giúp em hiểu được phần nào tình hình hoạt động của Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel nói riêng và tình hình thị trường hiện nay nói chung.
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Ths.Lưu Hoài Nam, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp. Cùng tập ban lãnh đạo các cán bộ Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23280.doc