Xí nghiệp 359 – Công ty 319 – Bộ quốc phòng (KT)

LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, mục tiêu hàng đầu cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vận động, phát triển, đổi mới phương thức quản lý, cách thức sản xuất phủ hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, sự ra đời vào phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. nền kinh tế càng phát triển, kế

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Xí nghiệp 359 – Công ty 319 – Bộ quốc phòng (KT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán càng trở nên quan trọng và là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của nhà nước và của doanh nghiệp. là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế, việc thực hiện tốt hay không tốt để ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Không nằm ngoài quy luật chung của sự phát triển đó, công ty... đã, đang và sẽ tìm ra và hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, hệ thống cung cấp thông tin kế toán tài chính sao cho có hiệu quả cao nhất nhằm cung cấp những thông tin thực sự bổ ích cho việc ra quyết định điều hành công ty của giám đốc. Qua quá trình học tập bộ môn kế toán và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp 359 – Công ty 319 – Bộ quốc phòng, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cũng như của cô chú kế toán của xí nghiệp, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp. Trong giới hạn của báo cáo thực tập tổng hợp em xin trình bày một số vấn đề sau: Phần I: Tổng quan về xí nghiệp 359. Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp. Phần III: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại xí nghiệp 359. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do thời gian hạn hep và trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 359 Lịch sử hình thành phát triển của xí nghiệp. Xí nghiệp 359 – công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng được thành lập ngày 25/3/1959. trong thời kỳ bao cấp xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất gạch ngói đất nung theo kế hoạch của trên để phân phối cho cán bộ chính sách trong quân đội. Từ năm 1993 trở lại đây được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước trong quân đội tự hạch toán kinh doanh theo quyết định số 384/QĐ- QP ngày 27/7/1993 và giấy phép kinh doanh số 313720 ngày 06/04/2001 của sở kế hoạch đầu tư thành phố hải phòng cấp, có nhiệm vụ sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp – giao thông, thuỷ lợi. Trụ sở của xí nghiệp đặt tại lô 3- đường Lê Duẩn – phường Bắc Sơn- quận Kiến An- thành phố Hải Phòng. Lĩnh vực hoạt động sản xuất gạch, vật liệu xây dựng và xây lắp: - Có diện tích mặt bằng 7500m² - Có một nhà làm việc 3 tầng, diện tích sử dụng 930 m² là nơi làm việc của ban giám đốc và các phòng ban của xí nghiệp. - Một nhà làm việc 2 tầng có diện tích sử dụng 350 m² là nơi làm việc của các đội xây lắp và phân xưởng. - Môt nhà ăn tập thể diện tích 300 m² - Hai dãy nhà 1 tầng dùng làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên ở tập thể. - Một dây truyền sản xuất và một lò nung tuynel, 5000m² nhà kính dùng để phơi gạch. - Và một số loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thi công công trình như xe ôtô, máy ủi, máy đào, máy xúc... Trong những năm qua xí nghiệp đã trải qua nhiều bước thăng trầm trước những yêu cầu nhiệm vụ củng cố tổ chứ sxkd đặc biệt trong những năn 1986- 1990 chuyển đổi cơ chế xí nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt. Song với truyền thống đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn xí nghiệp vẫn duy trì giữ vững sản xuất, đảm bảo việc làm cho công nhân, từng bước ổn định đời sống của cán bộ CNV – Người lao động xí nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường. Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, xí nghiệp đã mạnh dạn đổi mới đầu tư một dây truyền công nghệ sản xuất đồng bộ hiện đại nung bằng là nung tuynel. Tháng 12 năm 1994 khởi công xây dựng lắp đặt hệ thống chế biến tạo hình và trên 5000m2 nhà kính phơi gạch tuynel, với tồng giá trị xây lắp là 14 tỷ đồng với công suất đạt 20 triệu viên/ năm. Tháng 8 năm 1995 những viên gạch tuynel đầu tiên ra đời, đảm bảo đạt các thông số tiêu chuẩn chất lượng việt nam 1450 – 86 TCVN đủ sức cạnh tranh trên thị trường Hải Phòng. Nhiệm vụ: - SXKD vật liệu xây dựng như gạch ngói đất nung. - Đại lý kinh doanh vận tải, vật tư, vật liệu xây dựng. - Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp – giao thông thuỷ lợi. Quyền hạn: - Xí nghiệp 359 là doanh nghiệp thành viên của công ty xây dựng 319 – bộ quốc phòng chịu sự quản lý trực tiếp của công ty về mọi mặt, xí nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có đăng kí kinh doanh riêng do thành phố hải phòng cấp, có tài khoản tại ngân hàng, có con dâu riêng. - Được tự chủ sxkd theo hướng của công ty, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ quyền lợi. - Trên cơ sở nhiệm vụ và chỉ tiêu từ trên giao, chủ động thực hiện các hoạt động sxkd, đươch giao dịch tìm kiếm thì trường tạo việc làm, xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm, được ký các hợp đồng kinh tế. - Được tuyển chọn lao động hợp đồng ngắn hạn, dài hạn phù hợp vớ luật lao động và quy định của bộ quốc phòng. - Có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế địa phương, dưới sự hướng dẫn của cơ quan thuế theo luật định. Có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương nơi đóng quân và các cơ quan của đơn vị có liên quan để phối hợp hoàn thành nhiệm vụ. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh của xí nghiệp. Đặc điểm kinh doanh Đặc điểm của lĩnh vực sản xuất gạch Xí nghiệp 359 – công ty 319 – bộ quốc phòng lắp đặt dây truyền công nghệ sản xuất gạch nung tuynel của ucraina * Phương pháp sản xuất: -Sản xuất theo phương pháp chế biến tạo hình dẻo, phơi trong nhà kính, kết hợp sấy cưỡng bức trong lò xây tuynel và trong lò nung tuynel, nhiệt độ trong lò nung là 1050- 1100ºC. Đây là phương pháp sản xuất tiên tiến nhất việt nam và trên thế giới. * Đặc tính kỹ thuật của lò sấy: - Kích thước kênh sấy (42,3 x 2,75 x 2,50). - Sức chứa16 goòng - Năng suất ( sấy từ w1= 12 – 14% xuống w2 = 3,5%) tương ứng 3090 viên/ giờ - Thời gian sấy là 20 giờ. - Số gạch mộc xếp trên mặt goong là 3500 viên theo tiêu chuẩn. - Gạch mộc sau khi ra khỏi lò sấy được xe cẩu điện chuyển đến trước lò nung và đẩy vào lò. Lò nung tuyênl khác hẳn lò vòng và lò đứng đã được xây dựng tại xí nghiệp trước đây. Lò này có ưu điểm: + Chất lượng sản phẩm đồng đều và ổn định ( phế phẩm 5%). + Tiêu hao nhiên liệu giảm từ 20- 30% tuỳ theo loại sản phẩm sản xuất. + Đa dạng hoá các loại sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. + Năng suất lao động tăng xấp xỉ 70%, điều kiện làm việc được cải thiện, công nhân lao động ít chịu ảnh hưởng môi trường nóng và bụi như lò vòng, lò đứng, lò nằm. * Đặc tính kỹ thuật lò nung: - Kích thước cơ bản khi nung (94 x 2,75 x 2,5m) - Năng suất 60600 sản phẩm/24giờ. - Thời gian nung (min) 48 giờ. - Nhiệt lượng nung (max) 1100ºC. - Phế phẩm nung (max) 5%. Đặc điểm của lĩnh vực xây dựng Hiện nay xí nghiệp có 5 đội xây dựng. Các đội được biên chế đầy đủ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kế toán, nhân viên vật tư…Từng đội nhận kinh phí của xí nghiệp và hạch toán độc lập. Mỗi đội chia thành nhiều tổ. Mỗi tổ thi công một công trình. Đối với một số công trình đặc biệt, xí nghiệp được Nhà nước và Bộ Quốc phòng chỉ định thầu thông qua công ty, còn lại các công trình khác, xí nghiệp phải thực hiện đấu thầu, khi trúng thầu xí nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, thành lập công trường chuẩn bị thi công, rồi lập phương án tổ chức thi công và bảo vệ phương án, sau đó tiến hành thi công theo kế hoạch được duyệt. Khi công trình hoàn thành sẽ được nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình rồi làm quyết toán bàn giao cho chủ đầu tư. Đặc đìểm tổ chức sản xuất kinh doanh Đặc điểm tổ chức của lĩnh vực sản xuất gạch Sơ đồ 1-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch tuynel Đất khai thác cơ giới Bãi thành phẩm Băng tải gạch Nhà kính phơi gạch Lựa chọn phân loại sản phẩm Nước Nhào đùn liên hợp Máy cán mịn Băng tải Máy nhào 2 trục Than pha 80% Máy cán thô Băng tải B500 Cấp liệu thùng Nung tuynel Sấy tuynel Máy cắt tự động Bãi dự trữ Nhà chứa đất Qua sơ đồ 1-1, trang 5 ta có thể mô tả dây chuyền công nghệ như sau: Đất ngoài được khai thác vận chuyển bằng xe cơ giới về bãi ủ để dự trữ, sau khi ủ phong hoá thời gian 3 tháng dùng máy ủi ủi vào trong khu vực chứa đất. Dất rơi xuống thùng cấp liệu để cung cấp đều đặn cho máy các thô qua băng tải B500 dài 20m. Máy cán thô có khe hở 5mm làm nhiệm vụ nghiền nát đập phá vỡ cấu trúc ban đầu của đất. Qua máy cán thô đất rơi xuống máy nhào hai trục có lưới lọc đặt ngay phía dưới, tại vị trí máy nhào có bố trí cơ cấu pha than (than đã được nghiền nhỏ có cỡ hạt 3mm) khoảng 80- 100% lượng than cần thiết để nung sản phẩm. Máy nhào 2 trục có lưới lọc bảo đảm đồng nhất nguyên liệu và than có máy tưới nước để tăng thêm độ dẻo và đồng đều ra khỏi máy nhào dưới dạng các cục đất hình trụ Ф30mm dài 50- 60 mm, nhờ băng tải B500 dài 12m nguyên liệu rơi vào máy cán mịn có khe hở 1- 1,5 mm, tạo cho đất thành bột mịn thuận lợi cho các hạt đất được liên kết với nhau. Nguyên liệu rơi vào máy nhào đùn liên hợp hút chân không. Dưới tác dụng của máy nhào 1 trục đất được trộn đầu lần cuối thêm nước cho đủ độ ẩm tạo hình (nếu thấy độ ẩm tạo hình chưa đạt) qua buồng chân không không khí bị hút ea khỏi khối đất gần hết tạo cho khối đất có độ xiết đặc rơi xuống máy ép đùn và được đùn ra khỏi mồm máy dưới dạng băng tải đất liên tục. Máy cắt gạch tự động sẽ cắt các băng đất thành các viên gạch theo một kích thước quy định. Phế phẩm và các phần thừa khi cắt được thu nhặt và sử dụng lại. Gạch mộc qua băng tải được chuyển lên các xe 2 bánh đấy tới phơi tại nhà kính. Việc phơi gạch trên sân cáng tiến hành trên nguyên tắc sử dụng triệt để sân phơi, các viên gạch xếp thoáng tiếp xúc nhiều nhất với gió, ánh nắng, bảo đảm hình dáng của viên gạch bán thành phẩm. Xây dựng các cáng phơi ở khu cực hợp lý để bảo đảm diện tích sân cáng phơi khoảng 5000m². Gạch mộc sau khi phơi ở cáng từ 7- 10 ngày (tùy điều kiện thời tiết) giảm độ ẩm từ 20- 22% còn khoảng từ 12- 14% dùng xe 2 bánh chuyển sang khu vực để xếp lên goòng đưa và sấy cưỡng bức trong lò tuynel. Goong gạch sai khi qua sấy được đẩy thằng vào lò nung tuynel không phải tháo gỡ và xếp lại. Nguồn cung cấp nhiệt cho lò sấy chủ yếu là lấy từ vùng làm nguội sản phẩm và khí thải của lò nung nên tiết kiệm nguyên liệu tăng hiệu quả kinh tế. Đặc điểm tổ chức của lĩnh vực xây dựng Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức của lĩnh vực xây dựng Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình Tiến hành tổ chức thi công theo kế hoạch được duyệt Tổ chức hồ sơ đấu thầu Thông báo trúng thầu Chỉ định thầu Hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư Lập ban chỉ huy công trường Lập phương án tổ chức thi công Bảo vệ phương án và biện pháp thi công Công trình hoàn thành làm quyết toán giao cho chủ đầu tư Lập biên bản nghiệm thu thanh toán công trình Đặc điểm tổ chức quản lý và chính sách quản lý tài chính- kinh tế đang được áp dụng tại đơn vị Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp 359 GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỖC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ BAN KẾ HOẠCH VẬT TƯ BAN TÀI CHÍNH TỔ CHỨC NHÂN SỰ BAN TIÊU THỤ KINH DOANH BAN CHÍNH TRỊ HẬU CẦN PHÂN XƯỞNG SX, ĐỘI XÂY LẮP + Chức năng của giám đốc - Giám đôc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp. quản lý điều hành xí nghiệp theo chế độ một thủ trưởng có quyền điều hành sxkd cao nhất trong doanh nghiệp. chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về các hoạt động của doanh nghiệp mình. - Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp sao cho tinh giản, có hiệu quả nhất: giám đốc có quyền đề nghị lên cấp có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật phó giám đốc- kế toán trưởng. - Ký kết các hợp đồng kinh tế, chủ động thực hiện các hoạt động sxkd, hoạt động tài chính, tổ chức về nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của cấp trên. + Phó giám đốc kế hoạch – kỹ thuật: là người giúp giám đốc điều hành hoạt động của xí nghiệp theo sự phân cấp uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền trong quá trình điều hành chỉ đạo các phòng, ban, đôi, phân xưởng đã được phân công, giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo trong những trường hợp cần thiết không phải thông qua phó giám đốc. Trong quá trình điều hành có những ý kiến khác nhau giữa phó giám đốc được phân công với các đôi, phân xưởng, phòng ban thì báo cáo giám đốc và quyền quyết định cuối cùng là của giám đốc xí nghiệp. + Phó giám đốc chính trị: là người phụ trách về công tác Đảng – công tác chính trị, ra quyết định lãnh đạo SXKD hàng tháng. Theo dõi, chỉ đạo hoạt động các tổ chức quần chúng như phụ nữ, công đoàn, thanh niên và làm công tác phát triển đảng viên mới. + Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích hoạt động kinh tế của xí ngiệp, quản lý sử dụng các nguồn vốn an toàn đúng mục đích. Có quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. + Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Đảng uỷ, Ban giám đốc quản lý điều hành các hoạt động của xí nghiệp. Ban kế hoạch – vật tư: Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch SXKD, xây dựng chiến lược SXKD, kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn theo dõi lập biểu tính toán giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Nắm chắc năng lực của xí nghiệp về máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng như cung cầu của thị trường đề ra kế hoạch phù hợp với khả năng của xí nghiệp. - Xây dựng định mức vật tư, định mức mức tiền lương cho đơn vị sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân – người lao động. - Xây dựng kế hoạch mua bán vật tư chủ yếu như than, đất, xăng dầu, phụ tùng thay thế để kịp thời phục vụ sản xuất. Có kế hoạch dự trữ vật tư các loại theo định mức tránh để tồn kho gây ứ đọng vốn. Nhập xuất vật tư kịp thời, lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, năm. Ban tài chính xí nghiệp: - Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn trình giám đốc đồng thời có trách nhiệm thực hiện cũng như quản lý nghiệp vụ, cán chỉ tiêu tài chính. - Thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như thanh quyết toán, tạm ứng tiền lương cho cán bộ - công nhân viên, hạch toán, thống kê cập nhật chứng từ lập báo cáo tài chính kịp thời, đúng chế độ nhà nước quy định. - Lập kế hoạch chỉ tiêu và dự phòng để phục vụ kịp thời, chủ động cho nhiệm vụ SXKD. - Tiến hành các công việc hạch toán kinh tế các kết quả hoạt động SXKD, tổng hợp các số liệu xử lý phân tích các hoạt động kinh tế theo kỳ báo cáo, mở sổ sách theo dõi toàn bộ tài sản của xí nghiệp định kì kiểm kê đánh giá tài sản cố định. - Thường xuyên theo dõi nguồn vật tư hàng hoá tồn kho, nguồn vốn lưu động đề xuất với giám đốc những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn. - Giám sát kiểm tra các hợp đồng kinh tế mua bán vật tư hàng hoá, mua sắm máy móc thiết bị, tài sản, xây sựng cơ bản hoàn thành quyết toán và thanh lý các hợp đồng trên khi đã thực hiện xong. - Phối kết hợp với các phòng ban liên quan để xác định chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các chi phí các hoạt động SXKD để làm cơ sở hạch toán. - Là nơi giải quyết các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan đến lợi ích của người lao động và CB – CNV trong toàn xí nghiệp. Cơ quan tổ chức nhân sự: - Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý lao động, nắm chắc hồ sơ lý lịch, trình độ chuyên môn của từng người về tâm tư nguyện vọng của từng CB – CNV, đề xuất với giám đốc trong công tác sắp xếp nhân sự đảm nhiệm công việc phù hợp với chuyên môn kỹ thuật, đẻ nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc cao, nắm bắt quân số tăng giảm của từng bộ phận. - Nếu làm tốt công tác quản lý nhân sự, tham mưu cho giám đốc chính xác khách quan sắp xếp phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ban tiêu thụ sản phẩm - Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc, tổ chức thực hiện công tác hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Đây là ban quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thường xuyên có cán bộ đi thị trường tiếp thị, chào hàng, nắm bắt tình hình cung cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm, lắng nghe ý kiến của khách hàng góp ý, đề xuất với giám đốc kịp thời để điều chỉnh giá bán sản phẩm, chế độ khuyến khích đại lý, môi giới cán bộ tiêu thụ một cách hợp lý. - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên phương tiện vận chuyển sản phẩm. - Nhận bốc xếp hàng hoá vận chuyển dến chân công trình theo yêu cầu của khách hàng không kể thời gian bảo đảm đầy đủ kịp thời an toàn, tạo uy tín đối với khách hàng, chống gây hư hao tổn hàng hoá. Ban chính trị hậu cần * Công tác đảng – công tác chính trị: Thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, truyền thống của đơn vị, tổ chức phong trào văn hoá, thể thao, thi đua sản xuất, đưa tin người tốt việc tốt của xí nghiệp, kẻ vẽ panô, tranh cổ động. - Giúp đồng chí phó giám đôc – bí thư đảng uỷ về công tác đảng, công tác chính trị, sơ tổng kết các phong trào thi đua động viên kịp thời những tập thể cá nhân tiêu biểu. - Duy trì hoạt động các tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên Hội phụ nữ. * Công tác hậu cần đời sống: - Đảm bảo và quản lý tốt các trang thiết bị văn phòng làm việc của đơn vị. - Duy trì bếp ăn tập thẻ cho CB – CNV ăn thường xuyên và ăn ka. - Làm tốt công tác vệ sinh toàn đơn vị. - Chăm sóc cây cối để đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp. Phân xưởng sản xuất, đội xây lắp: - Sản xuất các loại sản phẩm theo chỉ tiêu nhiệm vụ được giám đốc giao. - Tổ chức phân công lao động hợp lý phù hợp với tính chất yêu cầu của công việc, kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các quy trình công nghệ của người lao động. - Động viên khuyến khích người lao động phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuệt ứng dụng vào sản xuất. - Sửa chữa thường xuyên và định kỳ kịp thời máy móc thiết bị, công cụ lao động phương tiện phục vụ sản xuất. - Giải quyết kịp thời các phát sinh trong phạm vi quyền hạn cho phép, vượt quá khả năng phải xin ý kiến giám đốc giải quyết. - Các đội xây dựng tổ chức điều hành thi công các công trình đảm bảo tiến độ chất lượng, an toàn dưới sự phân công của giám đốc xí nghiệp. Tình hình kinh tế, tài chính, lao động... của xí nghiệp Qua số liệu trình bày trong bảng 1-4, trang 13 ta thấy: Năm 2008 đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao. Theo kế hoạch sản lượng đề ra là 46,5 tỷ đồng nhưng trong năm đơn vị đã đạt được 51.280.293.000 đồng. như vậy, năm 2008 đã vượt so với năm 2007 là 4.780.293.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 10%. Doanh thu đạt 46.092.279.001 đồng tăng 5.592.279.001 đồng so với năm 2007 và bằng 113% doanh thu năm 2007. Chi phí trong năm 2008 đã bỏ ra 44.959.025.542 đồng trong đó năm 2007 là 39.650.000.000 đồng, vượt năm 2007 là 5.309.025.542 đồng, tăng 13%. Như vậy lợi nhuận 2008 của xí nghiệp đạt 1.133.253.459 đồng, tăng 283.253.459 đồng so với năm 2007 và tương ứng với tốc độ tăng là 33%. Tổng quỹ lương năm 2008 đạt 878.854.200 đồng trong khi năm 2007 là 673.200.000 đồng. như vậy tổng quỹ lương năm 2008 tăng 205.654.200 đồng và vượt 30% so với năm 2007. Điều này là dễ hiểu do số lượng lao động trong năm 2008 tăng 64 lao động so với kế hoạch ( thực tế năm 2008 số lao động là 574, trong khi năm 2007 là 510 lao động). Như vậy thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 14000 đồng và bằng 101% năm 2007. Như vậy ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2008 tại xí nghiệp là tốt. Điều này giúp xí nghiệp bảo toàn và phát triển vốn tốt, đời sống cán bộ công nhân lao động được đảm bảo, thu nhập của người lao động tương đối ổn định, công nhân phấn khởi yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị. Bảng số 1-4: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu 2007 2008 2008 so với 2007 +/- % 1 Giá trị sản lượng 46.500.000.000 51.280.293.000 4.780.293.000 110% 2 Doanh thu 40.500.000.000 46.092.279.001 5.592.279.001 114% 3 Chi phí 39.650.000.000 44.959.025.542 5.309.025.542 113% 4 Lợi nhuận 850.000.000 1.133.253.459 283.253.459 133% 5 Tổng quỹ lương 673.200.000 878.854.200 205.654.200 131% - Tổng số lao động 510 574 64 113% - Thu nhập bình quân 1.320.000 1.334.000 14.000 101% 6 Nộp ngân sách 4.288.000.000 4.942.424.855 654.424.855 115% Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vào nửa cuối năm 2008 nên ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. điều này làm cho lợi nhuận của xí nghiệp không cao. Do đó xí nghiệp cần phải có biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn trong năm 2009. Về quan hệ với ngân sách nhà nước. Theo số liệu trình bày ở bảng 1-5, trang 15, năm 2007 xí nghiệp đã phải nộp 4.288.000.000 đồng cho ngân sách nhà nước, trong khi đó trong năm 2008 xí nghiệp phải nộp 4.942.424.855 đồng, như vậy tăng 15% so với năm 2007. Xí nghiệp phải nộp các khoản thuế sau: + thuế giá trị gia tăng : 4.608.459.886 đồng Trong đó thuế GTGT được khấu trừ là: 2.589.646.825 đồng + thuế thu nhập doanh nghiệp : 317.310.969 đồng + thuế đất, thuế môn bài.. : 16.654.000 đồng Tổng cộng : 4.942.424.855 đồng Bảng số 1-5 BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 1/1/2008 31/12/2008 ĐN so với CN +/- % A. Tài sản ngắn hạn 24.646.173.730 28.904.097.373 4.257.923.643 117% I- Tiền 3.118.364.946 6.231.034.291 3.112.669.345 200% 1- Tiền mặt tại quỹ 237.967.047 457.919.926 219.952.879 192% 2- Tiền gửi ngân hàng 2.880.397.899 5.773.114.365 2.892.716.466 200% II- Các khoản phải thu ngắn hạn 14.014.201.092 14.894.296.283 880.095.191 106% 1. Phải thu khách hàng 12.883.401.345 13.013.977.977 130.576.632 101% 2. phải thu nội bộ ngắn hạn 0 737.981.519 737.981.519 3. các khoản phải thu khác 1.130.799.747 1.142.336.787 11.537.040 101% III- hàng tồn kho 6.010.945.459 6.010.945.459 0 100% IV- tài sản ngắn hạn khác 1.502.662.233 1.767.821.340 265.159.107 118% 1. chi phí trả trước ngắn hạn 70.000.000 0 -70.000.000 2. tài sản ngắn hạn khác 1.432.662.233 1.767.821.340 335.159.107 123% B- tài sản dài hạn 3.193.083.944 3.232.720.431 39.636.487 101% I. tài sản cố định 3.048.594.949 3.090.209.731 41.614.782 101% II. tài sản dài hạn khác 144.488.995 142.510.700 -1.978.295 99% Tổng cộng 27.839.257.674 32.136.817.804 4.297.560.130 115% Qua số liệu đã trình bày ở bảng 1-5, trang 16 thì nhìn chung tổng tài sản cuối năm 2008 đã tăng khá lớn so với đầu năm. Ta thấy tổng tài sản của xí nghiệp đầu năm là 27.839.257.674 đồng trong khi tổng tài sản cuối năm 2008 là 32.136.817.804 đồng, như vậy năm 2008 tổng tài sản đã tăng 4.297.560.130 đồng và bẳng 115% so với đầu năm. Sự biến động về tài sản như vậy là do sự biến động của các chỉ tiêu sau: – Tài sản ngắn hạn * Sự biến động của vốn bằng tiền: Đầu năm 2008 đạt 3.118.364.946 đồng, cuối năm đạt 6.231.034.291 đồng. Như vậy cuối năm 2008 tiền mặt tại xí nghiệp tăng 3.112.669.345 đồng, gấp 2 lần đầu năm. Điều này là dễ hiểu do lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều tăng lên rất nhiều trong năm 2008. Tiền mặt tại két tăng từ 237.967.047 đồng (đầu năm) lên 457.919.926 đồng ( cuối năm). Như vậy đầu năm tiền mặt tại két tăng 219.952.879 đồng, bằng 192% so với cuối năm . Còn tiền gửi ngân hàng cuối năm đã tăng gấp 2 lần so với cuối năm (cuối năm: 5.773.114.365 đồng; đầu năm: 2.880.397.899 đồng). Nguyên nhân có sự biến động mạnh như vậy là do xí nghiệp có chủ trương đẩy mạnh thu hồi các khoản phải trả, giảm bớt hàng tồn kho trả chậm, đẩy mạnh việc bán hàng thu tiền ngay và các công trình xây dựng mà xí nghiệp nhận dự thầu đã hoàn thành bàn giao và quyết toán. * Sự biến động của các khoản phải thu: Chỉ tiêu này đầu năm là 14.014.201.092 đồng còn đến cuối năm là 14.894.296.283 đồng. Như vậy cuối năm 2008 tăng 880.095.191 đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng 6%. Điều này là do hầu như các khoản phải thu năm 2008 đều tăng nhưng với tốc độ tăng không nhanh. Trong đó ta phải đặc biệt chú ý đến khoản phải thu nội bộ cuối năm 2008 là 737.981.519 đồng trong khi đầu năm không có khoản phải thu nội bộ. Điều này làm cho các khoản phải thu tăng đáng kể trong năm 2008. Nợ phải thu tăng do các phòng ban vẫn chưa tích cực thu nợ. Việc các khoản phải thu tăng như vậy làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp như tình hình thanh quyết toán của xí nghiệp. Do đó xí nghiệp cần tích cực thu hồi công nợ để giảm khả năng bị bạn hàng chiếm dụng vốn trong khi tình hình tài chính của xí nghiệp hạn hẹp nói riêng và tình hình kinh tế việt nam trong năm 2009 sẽ có những biến động xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Sự biến động về chỉ tiêu hàng tồn kho: Với số liệu ở bảng 1-5, trang 16, hàng tồn kho của xí nghiệp đầu năm là 6.010.945.459 đồng, cuối năm 2008 vẫn là 6.010.945.459 đồng. điều này là do xí nghiệp nguồn nguyên nhiên vật liệu ( như than, đất...) năm 2008 tương đối ổn đinh, không có sự biến động về giá cả. Nhưng lượng hàng hoá, nguyên vật liệu dự trữ khá lớn ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng quay vòng vốn chậm, hàng hoá ứ đọng nhiều có thể là dấu kiệu không tốt đối với xí nghiệp. Do đó phòng kế hoạch – vật tư cần chú trọng đến việc dự trữ hàng hoá sao cho hợp lý, phối hợp với phòng tiêu thụ nhằm nhanh chóng bán các sản phẩm đang tồn kho để xí nghiệp có thể sản xuất một cách trôi chảy. * biến động của các tài sản ngắn hạn khác: Nhìn chung các tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên. Đầu năm, các loại tài sản ngắn hạn khác là 1.502.662.233 đồng, đến cuối năm là 1.767.821.340 đồng, tăng 265.159.107 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 118%. Trong đó ta đặc biệt chú ý đến khoản chi phí trả trước ngắn hạn đầu năm là 70.000.000 đồng, cuối năm là 0 đồng. Điều này có thể giải thích do xí nghiệp có một số công cụ dụng cụ bị hỏng đã đem bán và do năm 2007 xí nghiệp đã phải phải sửa chữa một số máy móc phục vụ cho xây dựng nên đến năm 2008, xí nghiệp căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong kì. Do đó làm cho chi phí trả trước ngắn hạn giảm xuống. Như vậy, tài sản ngắn hạn cuối năm 2008 tăng 4.257.923.643 đồng và bằng 117% so với đầu năm 2008 (bảng 1-5, trang 16). Như đã giải thích ở trên là do hầu như các chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn đều tăng trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhiều nhất. do đó xí nghiệp cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ tiền mặt tại quỹ và có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế đầy biến động động trong năm tới. - Tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Trong cuối năm tài sản cố định tăng từ 3.048.594.949 đồng lên 3.090.209.731 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1%. Còn các tài sản dài hạn khác cuối năm 2008 đã giảm 1.978.295 đồng so với đầu năm (tài sản dài hạn khác cuối năm: 142.510.700 đồng, đầu năm là 144.488.995 đồng). Do đó trong năm 2008, tài sản dài hạn có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng 1% (đầu năm là 3.193.083.944 đồng còn cuối năm 2008 là 3.232.720.431 đồng) (bảng 1-5, trang 16). Nguyên nhân là do xí nghiệp mới đầu tư máy móc, dây truyền sản xuất nên tạm thời xí nghiệp chưa mua sắm gì thêm, xí nghiệp chỉ đầu tư một số máy tính phục vụ công tác hằng ngày cho các phòng ban. Vì thế, tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác tăng không đáng kể Bảng số 1-6 BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 1/1/2008 31/12/2008 ĐN so với CN +/- % A- Nợ phải trả 23.160.901.470 26.832.440.193 3.671.538.723 116% 1- Nợ ngắn hạn 23.019.645.244 26.620.288.967 3.600.643.723 116% 2- Nợ dài hạn 141.256.226 212.151.226 70.895.000 150% B. vốn chủ sở hữu 4.678.356.204 5.304.377.611 626.021.407 113% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.065.966.619 4.455.579.158 389.612.539 110% 2. Quỹ dự phòng tài chính 385.782.479 499.107.824 113.325.345 129% 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 226.607.106 349.690.629 123.083.523 154% Tổng cộng 27.839.257.674 32.136.817.804 4.297.560.130 115% Qua số liệu ở bảng 1-6, trang 20 : Tổng nguồn vốn của xí nghiệp cuối năm là 32.136.817.804 đồng, trong khi tổng nguồn vốn đầu năm là 27.839.257.674 đồng. như vây, tổng nguồn vốn cuối năm tăng 4.297.560.130 đồng và bằng 115% tổng nguồn vốn đầu năm 2008. Tình hình biến động của tổng nguồn vốn năm 2008 của xí nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự biến động của các chỉ tiêu sau: * Nợ ngắn hạn: Trong năm 2008 xí nghiệp 359 đã tăng nợ ngắn hạn từ 23.019.645.244 đồng (đầu năm) lên 26.620.288.967 đồng. Như vậy chỉ tiêu này tăng 3.600.643.723 đồng, và tăng 16% so với đầu năm. Điều này có thể giải thích là do xí nghiệp đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng, đồng thời được sự giúp đỡ tạo điều kiện về tài chính của bạn hàng. Nhìn ở khía cạnh vĩ mô đó là một chỉ tiều tốt vì nó giúp cho xí nghiệp tận dụng nguồn vốn này để tăng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, xí nghiệp cần phải chú ý là nếu xí nghiệp không có kế hoạch cân đối hợp lý để nợ phải trả tăng cao và kéo dài sẽ làm mất uy tín của xí nghiệp. Ngoài ra, xí nghiệp phải có kế hoạch thanh toán cac khoản nợ sắp đến hạn để có thể yên tâm sản xuất kinh doanh, không gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính của xí nghiệp. * Nợ dài hạn: Căn cứ vào bảng đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của xí nghiệp ta thấy chỉ tiêu này cũng đã tăng lên, đầu năm là 141.256.226 đồng còn cuối năm 2008 là 212.151.226 đồng, tăng 70.895.000 đồng. Điều này là do trong năm 2008 xí nghiệp đã đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình. Nhìn chung, năm 2008 các khoản nợ phải trả của xí nghiệp đã tăng lên 3.671._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5812.doc