Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ

LỜI MỞ ĐẦU Quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ đang là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hiện tại mô hình quản lý đào tạo này cũng đang được áp dụng ở khá nhiều các trường đại học, cao đẳng. Đây là một mô hình đào tạo phổ biến trên thế giới, nó cho phép sinh viên được phép đăng kí môn học mình muốn học, thời gian học trong tuần… Như vậy sinh viên có thể hoàn toàn chủ động về thời gian học cũng như thời khóa biểu của chính mình. Do đó nó được đánh giá là một mô hình hay và linh hoạt. Khoa

doc162 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý đào tạo quốc tế là một khoa trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đang áp dụng mô hình đào tạo này để quản lý và đào tạo sinh viên. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề quản lý tại đây vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Đứng trước nhu cầu thực tế của khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế trong việc tin học hóa công tác quản lý, tác giả đã nhận thấy sự cần thiết của một hệ thống thông tin quản lý đào tạo dựa trên công nghệ Web, do đó đề tài tác giả lựa chọn cho chuyên đề thực tập là “Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ”. Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế và bài toán quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ. Chương 2: Cơ sở phương pháp luận phát triển Website. Chương 3: Xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ tại khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế. Chương 3 là chương cuối cùng của chuyên đề và đồng thời cũng là chương trình bày những công việc mà tác giả đã thực hiện được trong thời gian thực tập tại khoa Quản lý đào tạo quốc tế - trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Thị Song Minh, người trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp tác giả có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, xin cảm ơn TS. Phan Thủy Chi và các anh chị tại khoa Quản lý đào tạo quốc tế - trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHOA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 1.1 Giới thiệu về khoa quản lý đào tạo quốc tế. Ngày 25/10/2003, tiền thân là Văn Phòng Quản lý Dự án thuộc khoa Sau đại học, Khoa QLĐT đã chính thức ra đời với nhiệm vụ tập trung các nguồn lực của ĐHKTQD, phát huy tối đa thế mạnh của Trường để phát triển và quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học và tổ chức quốc tế tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế trong tương lai. Tên pháp định: Khoa quản lý đào tạo quốc tế. Tên tiếng anh: Facutly of international education management. Tên viết tắt: FIE. Văn phòng khoa: Tầng 3- Nhà 6- Trường đại học kinh tế quốc dân- 207- Giải Phóng- Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (04) 3869 7296 Fax: (04) 3869 1798 Web: www.neufie.edu.vn Ngành nghề hoạt động: giáo dục đào tạo Trưởng khoa: PGS.TS Hoàng Văn Hoa Mục tiêu hoạt động: Tập trung nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh của Trường ÐHKTQD trong quản lý và phát triển các chương trình, dự án hợp tác với các trường đại học và các tổ chức quốc tế, tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế của chính ÐHKTQD. Chức năng: Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược và các chính sách phát triển đào tạo quốc tế của Trường ÐHKTQD; Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình liên kết quốc tế về  đào tạo, bồi dưỡng ở các hệ đại học và sau đại học. Các dự án, chương trình hợp tác đào tạo quốc tế đang thực hiện tại Khoa: - Chương trình cử nhân quốc tế ngành quản trị kinh doanh IBD. - Dự án Cao học Việt-Bỉ hợp tác với Ðại học Tổng hợp Tự do Bruxelles,  Vương quốc Bỉ do Cộng đồng tiếng Pháp của Bỉ hỗ trợ với ba chương trình đào  tạo   Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh    Chương trình Thạc sỹ Kinh tế và Quản lý công    Chương trình Thạc sỹ Quản trị Doanh nghiệp và Hệ thống thông tin -Dự án Cao học Việt-Mỹ hợp tác với Ðại học Tổng hợp Bang Washington,  Mỹ đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh -Dự án “Xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo công chức địa phương” hợp  tác với Ðại học Tổng hợp Insubria, ý và Ðại học Tổng hợp Autonoma, Tây Ban Nha do Liên hiệp Châu Âu tài trợ -Dự án “Xây dựng tài liệu giảng dạy môn Tiêu chuẩn hoá trong các công  ty và thị trường” hợp tác với Ðại học Tổng hợp Hamburg, CHLB Ðức; -Ngoài ra, Khoa cũng phối hợp với các tổ chức khác thực hiện các  chương trình bồi dưỡng giáo viên về kinh tế và quản trị kinh doanh. Những thành tích đạt được: Các chương trình thạc sỹ hợp tác với Ðại học Tổng hợp Tự do Bruxelles, Vương  quốc Bỉ: Sau 7 năm hợp tác, các chương trình đã đào tạo tổng cộng khoảng 300 thạc sỹ. Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh hợp tác với ÐH Tổng hợp  Washington, Hoa kỳ: Sau 5 năm hợp tác, chương trình đã đào tạo được 39 thạc sỹ và hiện đang có 70  học viên ở cả Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Phương hướng hoạt động giai đoạn 2008-2012: Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đại học và thạc sỹ  theo chuẩn mực quốc tế (chương trình được các trường đại học của Mỹ, Châu Âu  và khu vực công nhận tương đương và chấp nhận kết quả học tập của học viên) do Trường Ðại học Kinh tế Quốc dân cấp bằng; Tham mưu cho Ban giám hiệu để khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các chương trình hợp tác đào tạo vào phát triển nhà trường và để phát triển có chọn lọc các chương trình đào tạo mới nhằm góp phần hình thành các chuyên ngành đào tạo mới, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà  trường; Nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của các chương trình hợp tác đào tạo hiện do Khoa quản lý, khai thác nguồn lực của các chương trình vào đào tạo và  phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tổ chức bộ máy của khoa Trưởng khoa Phó Trưởng Khoa Triển khai đào tạo và hỗ trợ SV Văn phòng Marketing và Hợp tác PT Văn thư Trợ lý khoa Quản lí lưu học sinh Theo dõi các CT, DA hợp tác của Trường Chương trình Cử nhân QTKD QT Các dự án CH (Việt Bỉ, Việt Mĩ, Việt Lào) Giám đốc dự án Điều phối viên dự án Chủ nhiệm chương trình Cán bộ chương trình (phụ trách học thuật, QL chất lượng, HĐ cựu học viên…) Chủ nhiệm chương trình Chủ nhiệm lớp Cán bộ chương trình (phụ trách học thuật, QL chất lượng, HĐ ngoại khóa…) Marketing Phát triển các chương trình, dự án mới Các chuyên ngành, hệ đào tạo: Hệvà chuyên ngành đào tạo theo dự án, chương trình Mục tiêu 1. Hệ đại học Chuyên ngành quản trị kinh doanh    (Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh quốc tế, hợp tác với tập đoàn Giáo dục Tyndale, Singapore, International Edexcel và đại học Tổng hợp Sunderland, Vương quốc Anh) Trang bị cho sinh viên kiến thức hiện đại,  các kỹ năng quản trị, giao tiếp, ngoại ngữ và phương pháp tư duy chủ động sáng tạo 2. Hệ sau đại học Cao học quản trị kinh doanh (Dự án Cao học Việt Bỉ, hợp tác với trường Kinh tế và quản lý Solvay-Bruxelles, đại học Tự do Bruxelles) Đào tạo các nhà quản lý kinh doanh chuyên nghiệp, đạt trình độ thạc sỹ được Quốc tế công nhận, thích ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu. Cao học  kinh tế và quản lý công (Dự án Cao học Việt Bỉ, hợp tác với trường Kinh tế và quản lý Solvay-Bruxelles, đại học Tự do Bruxelles) Đào tạo các nhà quản lý chuyên nghiệp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đạt trình độ thạc sỹ được Quốc tế công nhận Cao học quản trị kinh doanh và Tiến sỹ kinh tế (Dự án Cao học Việt-Lào, hợp tác với Đại học Quốc gia Lào, CHDCND Lào) Trang bị cho các nhà quản lý của CHDCND Lào những kiến thức hiện đại, những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh đạt tới trình độ thạc sỹ và tiến sỹ được Bộ giáo dục của Việt Nam công nhận. Bồi dưỡng sau đại học về kinh tế và quản lý Trang bị các kiến thức và kỹ năng hiện đại, cập nhật về kinh tế và quản lý cho người đã tốt nghiệp đại học có nhu cầu học tập liên tục. Năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên Khoa hiện có 15 cán bộ, giáo viên chính thức (trong biên chế và Hợp đồng của Trường) trong đó có 1 Phó Giáo sư 2 Tiến sỹ 2 NCS 7 Thạc sỹ 3 Cử nhân 85% cán bộ của Khoa được đào tạo sau đại học ở nước ngoài, có khả năng giảng dạy và làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh với chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, Khoa có 1 chuyên gia nước ngoài, 3 cán bộ ký hợp đồng với Khoa, 3 cán bộ giáo viên làm việc bán thời gian. Đặc biệt, Khoa có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các giảng viên của Trường và các cán bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kết quả đào tạo: Số sinh viên nhập học của các dự án, chương trình đào tạo của Khoa QL Đào tạo Quốc tế (2003-2008) Dự án, chương trình theo bậc đào tạo 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 2008-2009 1. Hệ đại học Chương trình Cử nhân QTKD Quốc tế 115 116 143 2. Hệ sau đại học a) Dự án Cao học Việt-Bỉ 95 45 102 102 64 105 b Dự án Cao học Việt-Mỹ 34 29 18 c) Dự án Cao học Việt-Lào Cao học QTKD Tiến sỹ Kinh tế 80 96 20 d) Các dự án đào tạo cán bộ công chức 90 117 Tổng số thạc sỹ đã đào tạo trong giai đoạn 2003-2008 là 240 người Hoạt động NCKH, hợp tác quốc tế khác - Nghiên cứu khoa học và tư vấn: Khoa đã chủ động tìm kiếm và khai thác các hợp đồng nghiên cứu và tư vấn tập trung vào các hợp đồng nghiên cứu tư vấn có yếu tố nước ngoài. Trong 5 năm đã thực hiện 03 chương trình nghiên cứu tưu vấn cho Bộ Y tế, Bộ Nội vụ. - Hội thảo khoa học quốc tế về Kinh tế và Quản lý công PET06 (2004-2006) Khoa đã hoàn thành nhiệm vụ được Nhà trường giao tổ chứcHội thảo khoa học quốc tế về Kinh tế và Quản lý công được gọi tắt là PET06 do Hiệp hội Kinh tế Công Quốc tế (APET) phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2006. Hội thảo PET06 là một sự kiện lớn đối với gới nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 nhà khoa học kinh tế, trong đó có hơn 200 nhà khoa học nước ngoài đến từ các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc 38 quốc gia. Hội thảo này là tiền đề mở ra các cuộc trao đổi học thuật và khuyến khích các công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam và châu Á. Giáo sư Robert J. Aumann (giải Nobel về kinh tế năm 2005) đã tham dự Hội thảo. 1.2 Giới thiệu về chương trình cử nhân quốc tế ngành quản trị kinh doanh IBD. Đây là chương trình đạo tạo hệ đại học liên thông của khoa quản lý đào tạo quốc tế. Các đối tác của chương trình: - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế và quản lý ở Việt nam. Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường Đại học danh tiếng và tổ chức giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới. Nhà trường có một cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và một đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của các chương trình đào tạo quốc tế. Khoa quản lý Đào tạo Quốc tế là đơn vị thực hiện chức năng xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo quốc tế, nhằm phát huy các thế mạnh tổng hợp của Trường, tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo của chính trường KTQD được quốc tế công nhận. Website: www.neu.edu.vn , www.neufie.edu.vn - Tập đoàn Giáo dục Tyndale – Singapore Tập đòan Giáo dục Tyndale- Singapore được thành lập từ năm 1990, là một tổ chức giáo dục có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo được công nhận toàn cầu. Tập đoàn Tyndale được lựa chọn là đối tác chính thức cung cấp các chương trình đào tạo lấy bằng Diploma Quốc gia BTEC của Edexcel, Vương quốc Anh. Website: www.tyndale.com.sg - Tổ chức Edexcel Vương quốc Anh Edexcel là một trong những tổ chức khảo thí và cấp bằng lớn nhất tại Anh về giáo dục hàn lâm và dạy nghề, họat động dưới sự giám sát của Ủy ban Quản lý Chương trình và Văn bằng Quốc gia (QCA-Qualifications and Curriculum Authority, UK). Diploma Quốc gia BTEC là một chương trình đào tạo uy tín của Edexcel, được nhiều trường đại học của Anh, Mỹ, Úc chấp nhận. Chương trình Diploma Quốc gia BTEC của Edexcel được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt nam công nhận. Website: www.edexcel.org.uk, www.edexcel-international.org - Trường Đại học Tổng hợp Sunderland Với khoảng 93% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, Đại học Tổng hợp Sunderland đã gây dựng được một danh tiếng đáng tự hào là Trường Đại học của doanh nghiệp và việc làm. Năm 2001, Trường ĐHTH Sunderland được Tổ chức xếp hạng các trường đại học Anh, The Guardian University Guide, bầu chọn là Trường Đại học mới tốt nhất trong năm. Trường được Tạp chí Times bình chọn là Trường Đại học mới tốt nhất nước Anh về nghiên cứu. Website: www.sunderland.ac.uk Hệ thống tổ chức và quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chịu tránh nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc tổ chức, quản lý đào tạo và quản lý sinh viên chương trình. - Hội đòng định hướng chương trình: bao gồm đại điện của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tập đoàn Giáo dục Tyndale- Singapo, Tổ chức Edexcel International và Trường Đại học tổng hợp Sunderland, Vương quốc Anhl có nhiệm vụ tư vấn cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc tổ chức, quản lý đào tạo và quản lý sinh viên. -Khoa quản lý đào tạo quốc tế: chịu trách nhiệm trước ban Giám hiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện việc tổ chức các hoạt động đào tạo và quản lý sinh viên của Chương trình. -Ban điều hành chương trình là đơn vị trực thuộc Khoa Quản lý đào tạo Quốc tế, chịu sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm khoa về theo dõi, quản lý chương trình đào tạo và quản lý sinh viên của Chương trình, Ban điều hành chương trình bao gồm Chủ nhiệm chương trình, cán bộ phụ trách hoạt động ngoại khóa, cán bộ phụ trách quản lý sinh viên và các chủ nhiệm lớp. Các ưu điểm nổi bật của chương trình IBD@NEU - Chương trình đào tạo quốc tế Bằng Đại học quốc tế của ĐHTH Sunderland (tại Việt nam) hoặc của các trường ĐH Anh, Mỹ, Úc. Đây là chương trình đào tạo Đại học liên thông, bao gồm ba giai đoạn: (i) lấy chứng chỉ tiếng Anh và phương pháp học tập của Tyndale, (ii) lấy bằng Diploma Quốc gia BTEC của Exdecel, và (iii) lấy bằng Đại học Quốc tế của Trường ĐHTH Sunderland. Ngoài ra, tùy theo năng lực và khả năng tài chính, các bạn có thể lựa chọn các trường ĐH của Anh, Mỹ, Úc để học năm cuối và lấy bằng tại đó. - Phương pháp giảng dạy hiệu quả Các giảng viên quốc tế và các giảng viên hàng đầu của ĐH KTQD cùng tham gia giảng dạy. Các giảng viên trong chương trình được lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe về chuyên môn và phương pháp sư phạm. Các giảng viên luôn chú trọng đến việc áp dụng cách tiếp cận hiện đại, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Sinh viên là trung tâm của toàn bộ quá trình đào tạo. Vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ là “ dạy cái gì?”, mà là “sinh viên tiếp thu được cái gì?” và “ sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế như thế nào?”. Do đó,IBD@NEU có tính ứng dụng thực tiễn và định hướng nghề nghiệp cao. - Cơ sở vật chất hiện đại Hệ thống phòng học được trang bị các phương tiện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên. Bên cạnh đó, các sinh viên sẽ được tiếp cận với hệ thống thư viện phong phú, cập nhật, và các nguồn tài liệu tham khảo của các trường Đại học quốc tế. Chương trình có trang web riêng với các tính năng thông tin, hỗ trợ giáo dục trực tuyến. Tất cả các nỗ lực của IBD@NEU là tạo được môi trường tốt nhất đế sinh viên nâng cao hiệu quả học tập. - Chất lượng đảm bảo Chương trình tuân thủ hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ của Edexel. Tổ chức Edexel đảm bảo uy tín của mình bằng cách thực hiện vai trò giám sát chất lượng trong quá trình thực hiện. Việc giám sát này do Văn phòng Đại diện châu Á & Australia của Edexel tại Kuala Lumpur và Edexel International tại Vương quốc Anh cùng kết hợp thực hiện. Cùng với tâm huyết của những người làm chương trình, điều này đảm bảo mang  đến cho các bạn sinh viên những cơ hội đào tạo ngang tầm quốc tế ngay tại Việt Nam. - Chi phí hợp lý và linh hoạt Tại Việt Nam, học phí cho toàn bộ chương trình là 13.500 USD, chia thành nhiều giai đoạn. Phù hợp với khả năng tài chính và các dự định, định hướng về công việc. Chi phí của toàn bộ khóa học để có bằng ĐHTH Sunderland ở Việt Nam chỉ tương đương với học phí một năm Đại học ở Anh, do đó, đây là cơ hội để bạn chuẩn bị hành trang cho tương lai của mình một cách tốt nhất với chi phí hợp lý nhất. Bên cạnh chương trình thông thường lấy bằng ĐHTH Sunderland sau bốn năm tại Việt Nam, sinh viên có một lựa chọn cho phép chuẩn bị tài chính tốt hơn cho năm học cuối tại nước ngoài: sau năm học thứ ba, với bằng Cao đẳng Quốc gia BTEC được công nhận, sinh viên có thể bắt đầu đi làm. Với sự chuẩn bị tốt về kiến thức, kinh nghiệm thực tế, cũng như khả năng tài chính, bạn sẽ quyết định lựa chọn trường đại học nào thích hợp nhất với mình khi quay trở lại năm học cuối. Chương trình đào tạo Chứng chỉ tiếng Anh Tyndale Bằng Cao đẳng quốc gia BTEC (2 năm tại VN) Bằng cử nhân QTKD DHTH Sunderland ( 1 năm tại VN) Hoặc chuyển tiếp sang các trường đại học khác của Anh, Mỹ, Úc… Và lấy bằng của đại học đó TOEFL 550/ IELST 60. Năm thứ ba Cao đẳng quốc gia BTEC - Kế toán quản trị chi phí và lập ngân sách. - Chiến lược kinh doanh - Dự án nghiên cứu - Lập kế hoạch Marketing - 4 môn chuyên ngành Năm thứ hai Cao đẳng quốc gia BTEC - Marketing - Quản lý nguồn lực tài chính - Hành vi tổ chức - Môi trường kinh doanh - Kĩ thuật định lượng - Luật kinh doanh - 2 môn tự chọn Năm thứ nhất Chứng chỉ tiếng Anh (Tyndale) Chứng chỉ DHKTQD - Tiếng anh học thuật 2, 3 ,4 - Kĩ năng học tập - Kĩ năng ứng dụng tin học Năm thứ tư tại Việt Nam Bằng cử nhân QTKD DHTH Sunderland Chiến lược Marketing Quản lý chiến lược nguồn nhân lực Sự phát triển đương đại của quản lý và kinh doanh Quản lý tài chính Quản lý chiến lược Quản lý dự án Học phí Theo tỷ giá hối đoái hiện hành, học phí của chương trình như sau: ·         Năm thứ nhất: USD 2000 ·         Năm thứ hai: USD 3000 ·         Năm thứ ba: USD 3000 ·         Năm thứ tư tại Việt Nam: USD 5500 Học phí có thể thay đổi, phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ và sự thay đổi học phí tại ĐHTH Sunderland. Nhìn chung, sự thay đổi này không quá 10% một năm. Tuyển sinh Điều kiện dự tuyển: - Tốt nghiệp PTTH và đạt điểm tổng kết lớp 12 từ 6.0 trở lên (hoặc lớp 11 đối với thí sinh dự tuyển sớm), hoặc tương đương - Đạt điểm thi Đại học tối thiểu điểm sàn, hoặc vượt qua kỳ thi tuyển của chương trình. Cách thức dự tuyển: - Bước 1: thí sinh viết bài luận trên lớp và làm bài thi kiến thức tổng hợp (bao gồm tiếng việt, toán, logic) Những thí sinh có kết quả kì thi tuyển sinh đại học gần nhất từ mức điểm sàn theo quy định của Bộ GD&DT trở lên được phép lấy kết quả thi tuyển sinh đại học thay thế cho kì thi này. - Bước 2: Tham dự kỳ phỏng vấn trực tiếp và làm bài kiểm tra tiếng anh. Xét tuyển - Điểm xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh sẽ xét tuyển dựa trên cơ sở tổng hợp điểm tổng kết, điểm thi Đại học và kết quả phỏng vấn. Điểm XT= Điểm PT*2.0 + Điểm KTTH/Điểm TSDH*4.5 + Điểm PV*3.5 Trong đó: Điểm XT: điểm xét tuyển Điểm KTTH: điểm kiến thức tổng hợp Điểm TSDH: điểm tuyển sinh đại học Điểm PV: điểm phỏng vấn - Điểm kiểm tra tiếng Anh: cần đạt mức yêu cầu của Chương trình (tương đương trình độ B) Quy mô tuyển sinh: 50 người Đánh giá và công nhận kết quả học tập - Giai đoạn 1: Việc đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh được thực hiện theo từng cấp độ trong chương trình do Tập đoàn giáo dục Tyndale thiết kế. Cuối mỗi cấp độ Tiếng anh, sinh viên sẽ tham dự kỳ kiểm tra để chuyển lên cấp độ sau. Điều kiện tham gia kì kiểm tra cuối cấp độ: tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kì trong quá trình học tập, đạt yêu cầu trong các bài tập theo ý kiến đánh giá của giảng viên. Hệ thống đánh giá bài thi ở cuối mỗi cấp độ (final exam) được tính theo thang điểm 100 với cách xếp loại như sau: Điểm Xếp loại >=40 Đạt <40 Không đạt Nếu không đạt ở cấp độ nào thì sinh viên học lại ở cấp độ đó. Với mỗi cấp độ, có các kì kiểm tra/ kì thi: Kiểm tra trong quá trình học tập: Sinh viên sẽ được đánh giá kết quả học tập trong suốt quá trình. Các bài kiểm tra giữa kì, bài đánh giá tiến bộ của sinh viên, bài tập ở nhà… được tính theo thang điểm 10. Nếu điểm kiểm tra >=5.0 xếp loại đạt, nếu <5.0 xếp loại không đạt. Điểm tổng hợp của các bài kiểm tra này được đưa vào bang điểm theo dõi học tập của sinh viên. Kì thi hết cấp độ: Trước mỗi kì đánh giá lần 1, danh sách sinh viên tham gia dự thi, thời gian địa điểm thí sẽ được đăng tải trên Website của khoa. Sinh viên đủ điều kiện tham gia đánh giá lần 1 nhưng không thể tham gia vì lý do cá nhân, cần nộp đơn đề nghị lên ban điều hành chương trình trước kì đánh giá lần 1 chậm nhất 3 ngày. Nếu đơn được chấp thuận sinh viên sẽ được tham dự kì đánh giá lại mà không phải nộp phí. Những trường hợp khác không thể tham dự kì đánh gia lần 1 do nguyên nhân đột xuất, cần nộp đơn giải trình kèm giấy tờ xác nhận hợp lệ tới Ban điều hành Chương trình trong vòng 3 ngày sau khi kì đánh giá lần 1 kết thúc. Sinh viên không đủ điều kiện tham gia kỳ đánh giá lần 1 do vắng mặt trên lớp quá mức quy định (quá 15% tổng số tiết của môn học) và sinh viên vắng mặt không có lý do hợp lý coi như đã tham gia kỳ đánh giá lần 1 và phải nhận điểm 0. Thi lại Kì đánh giá lại sẽ được tổ chức sau khi có kết quả của kì đánh giá lần 1 từ 5-10 ngày. Đối tượng tham dự: Sinh viên đã tham gia ký đánh giá lần 1 của môn học có điểm không đạt hoặc chưa tham gia đánh giá lần 1. Danh sách sinh viên kì đánh giá lại, thời gian và địa điểm thi lại sẽ được đăng tải trên website của Khoa kèm thông báo thời gian nộp phí thi lại. Sinh viên tham dự kỳ đánh giá lại phải đóng lệ phí theo quy định của Chương trình (50USD/1 cấp độ) chậm nhất trước kì đánh giá lại l ngày. Nếu sinh viên tham dự kỳ đánh giá lại có điểm không đạt, sinh viên sẽ phải học lại cấp độ đó. - Đánh giá kết quả học tập giai đoạn BTEC (giai đoạn 2) Kết quả học tập được đánh giá theo hệ thống đánh giá của tổ chức giáo dục Exdexcel International, bao gồm đánh giá về kiến thức và ký năng thông qua các bài tập/ bài thi: bài tập trên lớp (in class Assignment); Bài tập ở nhà (Take – home Assignment); Bài thi (Final Examination) Các bài tập/ bài thi được đánh giá theo các nội dung (outcome), mỗi nội dung được chia thành các tiêu chí nhỏ hơn (criterion). Sinh viên được công nhận đạt ở các bài tập/ bài thi khi đạt ở tất cả tiêu chí. Nếu không đạt ở tiêu chí nào, sinh viên phải làm lại ở tiêu chí đó. Bên cạnh đó, sinh viên đồng thời được đánh giá dựa trên các tiêu chí nâng cao (M, D grade). Sinh viên phải nộp bài tập/ bài thi đúng thời gian quy định. Nếu không, sinh viên sẽ bị coi như mất quyền nộp bài tập/ bài thi của lần đó. Khi có kết quả bài tập, ban điều hành chương trình sẽ tổ chức buổi trả bài và lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về kết quả bài tập. Ngoài ra, sinh viên được xem lại bài tập vào thời gian quy định của chương trình Bài tập (Take - home Assignment): được nộp tối đa 2 lần. Những sinh viên chưa nộp bài hoặc chưa đạt yêu cầu ở lần 1 được nộp bài lần 2 để làm lại các tiêu chí chưa đạt. Sinh viên đóng lệ phí nộp lại bài theo quy định. 10USD: nếu số tiêu chí ở bài làm lại từ 50% tổng số tiêu chí đánh giá trở lên. 5USD: nếu số tiêu chí ở bài làm lại dưới 50% tổng số tiêu chí đánh giá. Bài thi (Final Exam): nhằm đánh giá những tiêu chí chưa được thẻ hiện trong các bài tập. Danh sách sinh viên dự thi, thời gian và địa điểm thi được đăng tải trên website của khoa trước khi kì thi bắt đầu. Sinh viên đủ điều kiện dự thi nhưng không thể tham dự vì lý do cá nhân cần nộp đơn đề nghị lên ban điều hành chương trình chậm nhất là 3 ngày trước khi kì thi bắt đầu hoặc trong vòng 3 ngày sau khi kì thi với những lý do đột xuất. Nếu đơn được chấp nhận, sinh viên sẽ được tham dự thi lại mà không phải đóng phí thi lại. Những sinh viên không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 15% tổng số tiết của môn học sẽ phải tham gia kì đánh giá lại và phải nộp lệ phí theo quy định. Kết quả bài tập là kết quả tổng hợp của các tiêu chí mà sinh viên đạt được. Kết quả môn học: kết quả cuối cùng của môn học là tổng hợp kết quả của các bài tập/ bài thi của sinh viên đó. Điểm Xếp loại D Xuất sắc ( Distinction) M Giỏi (Merit) P Đạt (Pass) R Làm lại các tiêu chí chưa đạt (rework) F Học lại (Fail) Trong trường hợp sinh viên đã đạt ở kỳ đánh giá lần 1, có quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc, mong muốn được nâng điểm sẽ được xem xét để tham gia kì đánh giá nâng điểm. Kì đánh giá nâng điểm chỉ áp dụng đối với các bài tập (Assignment). Trong trường hợp này, kết quả đánh giá cuối cùng là kết quả mà sinh viên nhận được sau kì đánh giá nâng điểm. Để tham gia đánh giá nâng điểm, sinh viên phải nộp lại bài tập với tất cả các tiêu chí và phải đóng lệ phí theo quy định. Học lại Sinh viên sẽ phải học lại môn học trong các trường hợp sau: + Nhận điểm F (không đạt các tiêu chí đánh giá của môn học sau lần nộp bài thứ hai). + Nghỉ từ 50% số tiết của môn học trở lên. + Vi phạm kỉ luật ở mức bị dừng học và phải học lại môn học. - Đánh giá kết quả học tập chương trình đại học (giai đoạn 3) Việc đánh giá kết quả học tập thực hiện theo hệ thống đánh giá của trường Đại học Tổng hợp Sunderland, Vương quốc Anh. Tùy theo đặc điểm của môn học, hình thức đánh giá môn học có thể là bài tập cá nhân, bài tập nhóm, báo cáo, dự án (gọi chung là bài tập); bài thi hết môn học hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Đối với kì cuối môn học, một năm có 4 kì thi được xác định cố định về thời gian, Sinh viên đù điều kiện tham dự sau 2 tháng sẽ được nhận kết quả. Nếu không đạt, sinh viên sẽ được tham dự kì thi lại. Sau kì thi lại, nếu không đạt, sinh viên sẽ phải học lại môn học. Sinh viên phải đóng lệ phí, học phí cho các lần thi lại, học lại môn học theo quy định. Việc đánh giá môn học được tính theo thang điểm 100 với cách xếp loại như sau: Điểm Đánh giá >=70 Giỏi 60-69 Khá 50-59 Trung bình khá 40-49 Trung bình <40 Không đạt Đánh giá các môn học bổ trợ Ngoài hệ thống đánh giá của các đối tác nước ngoài theo từng giai đoạn, còn hệ thống đánh giá của Trường DHKTQD đối với những môn bổ trợ. Hệ thống đánh giá của Trường DHKTQD được tính theo thang điểm 10. Điểm môn học >=5.0 được xếp loại “đạt”, điểm môn học <6.0 xếp loại “không đạt”. Các môn học do Trường DHKTQD đảm nhận bao gồm cả các môn học bắt buộc và môn học tự chọn, được sắp xếp hợp lý theo từng giai đoạn. Đối với các môn tự chọn, sinh viên phải đăng kí học ngay từ đầu mỗi kì. Sinh viên phải có điểm đạt trở lên ở các môn bổ trợ mới đủ điều kiện xem xét hoành thành chương trình đào tạo. 1.3 Thực trạng tin học hóa tại khoa quản lý đào tạo quốc tế và bài toán quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ Hiện nay khoa đã trang bị cho tất cả các bàn làm việc của khoa máy tính để bàn, và được dùng chủ yếu cho mục đich tính toán, lưu trữ dữ liệu về sinh viên, điểm, hệ thống chat nội bộ, và hệ thống mail nội bộ. Phần mềm được sử dụng chủ yếu để tính toán xử lý dữ liệu trong khoa là Microsoft Excel. Toàn bộ công việc tính toán xử lý được làm thủ công trên Microsoft Excel. Khoa cũng đang sử dụng một Website www.neufie.edu.vn. Website này được xây dựng và phát triển bởi công ty Time Universal Communications. Đây là một website chủ yếu để đưa giới thiệu về khoa, đưa thông tin tuyển sinh, lịch học hay thông báo tới sinh viên lên mạng. Sinh viên, học sinh quan tâm đến chương trình chỉ cần truy cập Website để xem thông tin mà không cần phải lên trực tiếp văn phòng khoa. Ngoài ra Website hiện tại cũng có hệ thống quản lý sinh viên, quản lý chương trình, quản lý lớp học, quản lý điểm, quản lý lịch học, quản lý thời khóa biểu, quản lý giảng đường, quản lý thu học phí, quản lý cán bộ giáo viên, quản lý việc viết bài trên Website. Trong thời gian tới đây, khoa đang có kế hoạch phát triển tiếp website hiện tại của khoa để đáp ứng nhu cầu quản lý của chương trình cử nhân IBD, đồng thời cũng thêm chức năng giúp sinh viên chương trình đăng kí tín chỉ trực tuyến. 1.4 Đề xuất giải pháp xây dựng Website quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ tại khoa Quản lý đào tạo quốc tế Mục tiêu: Xây dựng một Website để quản lý điểm sinh viên chương trình IBD đồng thời cho phép sinh viên đăng kí tín chỉ và quản lý việc đăng kí tín chỉ của sinh viên. Phạm vi giải pháp: Hệ thống được ứng dụng cho sinh viên và quản lý chương trình IBD, khoa Quản lý đào tạo quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chức năng chính của hệ thống - Đây là một Website về quản lý, mục đích chính của Website là quản lý đào tạo theo hình thức tín chỉ của chương trình IBD. Website sẽ bao gồm 2 nội dung chính là quản lý việc đăng kí tín chỉ của sinh viên và quản lý điểm của sinh viên trong quá trình học tập tại khoa. - Do đây là một Website nên phải có tối thiểu 2 quyền đó là quyền sinh viên và quyền quản trị. Với quyền sinh viên sẽ được thực hiện việc đăng kí tín chỉ khi bắt đầu khóa học. Đồng thời có thể xem điểm của mình trong suốt quá trình học tập tại khoa. Với quyền quản trị có thể quản lý toàn bộ hoạt động đăng kí của sinh viên, lên lịch học tập, quản lý điểm và quản lý các danh mục liên quan đến hoạt động của Website đồng thời xuất các báo cáo theo yêu cầu. - Với chức năng quản lý đăng kí tín chỉ: cho phép sinh viên đăng kí trực tuyến qua mạng Internet, hạn chế số thành viên của lớp theo yêu cầu, hạn chế số môn đăng kí của sinh viên theo yêu cầu. Quản lý các lớp môn học của từng môn học cũng như lịch học của từng lớp đó. - Với chức năng quản lý điểm: cho phép sinh viên đăng nhập và xem bảng điểm cá nhân của mình. Với nhà quản lý sẽ nhập điểm của từng môn của từng sinh viên vào cơ sở dữ liệu sau đó chương trình tự tính toán, tổng hợp và xuất các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý. Báo cáo có thể bao gồm các nội dung như báo cáo bảng điểm theo lớp, môn học. Xem bảng điểm cá nhân của sinh viên theo mã sinh viên. Ngoài ra có thể giúp cán bộ in danh sách những sinh viên được phép làm bài thi cuối môn học (final exam). - Ngoài ra hệ thống còn hỗ trợ tương tác với các ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel như nhập trực tiếp dữ liệu từ một file excel vào cơ sở dữ liệu như danh sách sinh viên (do danh sách sinh viên hiện đang được quản lý trên Microsoft Excel, việc kết xuất trực tiếp sẽ giảm tải được khâu nhập liệu ban đầu), danh sách môn học…. hay xuất dữ liệu sang Microsoft Word, Microsoft Excel. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN WEBSITE Tổng quan về phương pháp phát triển hệ thống thông tin Thông tin và vai trò của thông tin trong các tổ chức. Kh._.ái niệm thông tin. Trong lịch sự tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành một trong nhưng nhu cầu sống còn của con người và khái niệm "thông tin" đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học. Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Và thông tin đã trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu, trực tiếp của điều khiển học, của lý thuyết thông tin và tin học. Từ đó có rất nhiều đinh nghĩa về thông tin. Nhìn chung, những định nghĩa đó đều cố gắng tiếp cận với bản chất của thông tin nhưng chỉ tử những góc độ, phương diện nhất định nào đó của nó. Có thể xem xét thông tin từ góc độ phân biệt các loại thông tin như thông tin kinh tế, thông tin khoa học - kỹ thuật, thông tin văn hoá - xã hội… Cũng có thể xem xét thông tin từ góc độ đánh giá vai trò của thông tin, như nhà khoa học Đức E.Pietch đã chỉ ra "Thông tin là một sản phẩm mà với ý nghĩa, công dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lượng nguyên liệu của nước đó”… Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner). Từ góc độ tin học, thông tin là một bản tin, thông báo nhằm cung cấp một hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. Vai trò của thông tin trong các tổ chức Tổ chức: là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể để làm dễ dàng việc đạt mục tiêu bằng hợp tác và phân công lao động. Chủ thể quản lý thu nhận thông tin từ môi trường và từ chính các đối tượng quản lí của mình mà xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra và kiểm soát hoạt động của toàn bộ tổ chức. kết quả lao động của cán bộ quản lý chủ yếu là các quyết định tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Có thể nói thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Thông tin là thể nền của quản lý cũng giống như năng lượng là thể nền của mọi hoạt động. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực. Hệ thống thông tin (HTTT). Khái niệm hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp các ràng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và các thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage). Nguồn Thu thập Xử lý và lưu giữ Phân phát Đích Kho dữ liệu Hình 2.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Như hình trên minh họa, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. Phân loại các hệ thống thông tin Có hai cách phân loại các hệ thống thông tin trong các tổ chức hay được dùng. Một cách lấy mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại và một cách lấy nghiệp vụ mà nó phục vụ làm cơ sở để phân loại. a) Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Mặc dù rằng các hệ thống thường sử dụng các công nghệ khác nhau nhưng chúng phân biệt nhau trước hết bởi loại hoạt động mà chúng trợ giúp. Theo cách này có năm loại Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing System): Hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc các nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thực hiện các giao dịch đó. Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp. Một số hệ thống thuộc loại này như: hệ thống trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hóa đơn, theo dõi khách hàng, … Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System): Là những hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Nói chung, chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu. Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp, dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà chúng sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu của hệ xử lý giao dịch. Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chỉ tiêu, theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường … là các hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System): Là những hệ thống được thiết kế với mục đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Quá trình ra quyết định thường bao gồm ba giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án. Về nguyên tắc một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ra. Thêm vào đó nó còn phải có khả năng mô hình hóa để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp. Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình. Hệ thống chuyên gia ES (Expert System): Đó là những hệ thống cơ sở trí tuệ, có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí tuệ và một động cơ suy diễn. Có thể xem lĩnh vực hệ thống chuyên gia như là mở rộng của những hệ thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chuyên gia hoặc như một sự tiếp nối của lĩnh vực hệ thống trợ giúp lao động trí tuệ. Tuy nhiên đặc trưng riêng của nó nằm ở việc sử dụng một số kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo, chủ yếu là kỹ thuật chuyên gia trong cơ sở trí tuệ bao chứa các sự kiện và các quy tắc được chuyên gia sử dụng. Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage): Hệ thống thông tin loại này được sử dụng như một trợ giúp chiến lược. Khi nghiên cứu một hệ thống thông tin mà không tính đến những lý do dẫn đến sự cài đặt nó hoặc không tính đến môi trường trong đó nó được phát triển, ta nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là một hệ thống xử lý giao dịch hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định hoặc một hệ chuyên gia. Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức, có thể là một khách hàng, một nhà cung cấp và cũng có thể là một tổ chức khác của cùng ngành công nghiệp…. Hệ thống tăng cường sức cạnh tranh là những công cụ thực hiện các ý đồ chiến lược. Chúng cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu các lực lượng cạnh tranh như khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cạnh tranh mới xuất hiện, các sản phẩm thay thế và các tổ chức khác trong cùng ngành công nghiệp. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. Có thể xem bảng phân loại các hệ thống thông tin trong một doanh nghiệp sản xuất để hiểu cách phân chia này. Tài chính chiến lược Marketing chiến lược Nhân lực chiến lược Kinh doanh và sản xuất chiến lược Hệ thống thông tin văn phòng Tài chính chiến thuật Marketing chiến thuật Nhân lực chiến thuật Kinh doanh và sản xuất chiến thuật Tài chính tác nghiệp Marketing tác nghiệp Nhân lực tác nghiệp Kinh doanh và sản xuất tác nghiệp 2.1.2.3 Vai trò của hệ thống thông tin đối với tổ chức Ngày nay, vai trò của thông tin đối với các tổ chức trở nên vô cùng quan trọng. Nó đã trở thành một tài sản quý giá đối với mỗi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, hệ thống thông tin là một công cụ hiệu quả để thực hiện công việc đó. Hệ thống thông tin tạo sự liên lạc giữa hệ thống quản trị và hệ thống tác nghiệp, đảm bảo sự vận hành của chúng làm cho tổ chức doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. Một hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra được những quyết định đúng đắn và phù hợp, hoạch định tốt các nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ sở kỹ thuật của hệ thống thông tin. Phần cứng tin học. Phần cứng là một cơ sở quan trọng không thể thiếu của một hệ thống thông tin hiện đại. Phần cứng tin học bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi, phần cứng mạng. Máy tính điện tử. Máy tính điện tử (Computer System) là tập hợp các bộ phận để thực hiện các nhiệm vụ nhập dữ liệu vào, xử lý dữ liệu, đưa dữ liệu ra, lưu trữ thông tin và cà kiểm soát, điều khiển các hoạt động đó. Nguyên lý cơ bản của máy tính điện tử đã được đề ra từ những năm 1883, nhưng mãi tới năm 1946 chiếc máy tính điện tử vạn năng đầu tiên mới được chế tạo thành công tại Đại học Penxivan (Mỹ). Tên máy đó là ENIAC (Electronic Numerical Intergrator and Calculator), thời gian chế tạo hết 8 năm, nặng 30 tấn và chiếm diện tích khoảng 100 m2. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, máy tính ra đời với số lượng ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại. Chiếc máy vi tính đã không còn xa lạ với mọi người, bất cứ ai cũng có thể tiếp xúc và sử dụng máy tính một cách dễ dàng. Chức năng của một máy tính điện tử có thể được mô tả qua sơ đồ sau: CÁC THIẾT BỊ VÀO Nhập dữ liệu và chương trình vào máy tính CÁC THIẾT BỊ RA Đưa thông tin từ trong máy ra THIẾT BỊ NHỚ NGOÀI Lưu trữ dữ liệu và chương trình cho các công việc xử lý BỘ NHỚ TRONG Lưu trữ dữ liệu và các chương trình máy tính trong thời gian xử lý. BỘ XỬ LÝ LỆNH Thực hiện chỉ thị và điều khiển xử lý BỘ LOGIC VÀ SỐ HỌC Thực hiện các phép toán số học và so sánh Hình 2.2: Chức năng của một máy tính điện tử Các thiết bị ngoại vi Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài thùng máy được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ). Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là: Thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính. Thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính. Một số thiết bị ngoại vi thường gặp: Thiết bị vào: Bàn phím (Keyboard) Chuột (Mouse) Màn hình nhạy cảm (Tactile Screen) … Thiết bị ra: Máy vẽ (Plotter) Băng từ (Tape) … Phần cứng mạng Phần cứng mạng bao gồm các thiết bị phục vụ cho việc truyền tải dữ liệu giữa các máy tính trong mạng máy tính của tổ chức. Một số thiết bị mạng thường được sử dụng như: router, switch, modem, card mạng, các loại cáp truyền dữ liệu, … Phần mềm Phần cứng (máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi) là một phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống thông tin, tuy nhiên máy tính chỉ có tác dụng tốt khi nó được sử dụng vào những việc mà ta cần phải làm. Máy tính không thể họat động được nếu thiếu các lệnh chi tiết hay các chương trình phần mềm. Phần mềm làm cho phần cứng máy tính ứng dụng được vào các vấn đề cần giải quyếtvà làm cho nó trở thành có ích. Phần mềm được chia làm ba loại lớn: Phần mềm hệ thống: Phần mềm hệ thống giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy tính. Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích.... Mục đích của phần mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị,.... Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng là các chương trình điều khiển máy tính trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về xử lý thông tin. Có bao nhiêu nhiệm vụ thì sẽ có bấy nhiêu chương trình ứng dụng. Với các máy tính cá nhân số lượng chương trình như vậy đang tăng lên gấp bội. Có thể chia phần mềm ứng dụng ra làm hai loại chính: Phần mềm ứng dụng đa năng: VD như phần mềm xử lý văn bản, phần mềm quản lý tệp, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm đồ họa … Phần mềm ứng dụng chuyên biệt: VD như phần mềm kế toán, phần mềm Marketing, phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp, phanà mềm quản lý sản xuất … Phần mềm phát triển: Phần mềm phát triển thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v...Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI). Cơ sở về mạng máy tính Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn để nhằm cho phép chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu.... Các thành phần của mạng có thể bao gồm: Các hệ thống đầu cuối kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi,... Môi trường truyền mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ. Giao thức truyền thông là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. Những ưu điểm của mạng máy tính đối với tổ chức: Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác như sức mạnh của các CPU được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn. Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc. Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức. Cơ sở dữ liệu Những nhà quản lý luôn luôn phải lưu trữ và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý và kinh doanh của mình. Trong một tổ chức những dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu với dung lượng rất lớn (hàng tỷ byte thậm chí lớn hơn rất nhiều). Ngày này, người ta sử dụng máy tính và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để giao tác với các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm ứng dụng giúp tạo ra, lưu trữ, tổ chức và tìm kiếm dữ liệu từ một cơ sở dữ liệuđơn lẻ hoặc từ một số cơ sở dữ liệu. Microsoft Access, Microsoft SQL Server, Oracle … là những ví dụ điển hình về hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin Sự cần thiết phải phát triển một HTTT HTTT có vai trò vô cùng quan trọng đối với tổ chức, giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, đạt được những mục đích đề ra với chi phí thấp nhất có thể. Một HTTT không tốt, không phù hợp với tổ chức sẽ khiến cho việc quản lý các nguồn lực không chính xác, gây ra những tổn thất lớn về tài chính cho tổ chức. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, công nghệ luôn luôn thay đổi, các HTTT rất dễ trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của tổ chức. Vấn đề cấp thiết đối với mỗi tổ chức là sự đòi hỏi phải phát triển HTTT. Ta xem xét cụ thể các nguyên nhân dẫn đến việc đòi hỏi phải phát triển một HTTT: Nguyên nhân xuất phát từ những yêu cầu mới của quản lý: Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển một HTTT mới. Những luật mới của chính phủ mới ban hành, việc ký kết một hợp tác mới, sự mở rộng qui mô sản xuất, những tác động mới của doanh nghiệp cạnh tranh … tất cả những sự thay đổi đó đều có tác động mạnh mẽ đến tổ chức buộc tổ chức phải có những phản ứng thích hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu mới. đây là một động lực lớn dẫn đến việc phát triển HTTT của tổ chức. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong công nghệ: Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải xem lại những thiết bị hiện cớ trong HTTT của mình. Khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời, nhiều tổ chức phải rà soát lại các HTTT của mình để quyết định những gì họ phải cài đặt khi muốn sử dụng những công nghệ mới này. Nguyên nhân từ những thay đổi về chính trị: Những thay đổi về mặt chính trị cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một HTTT. Chẳng hạn, không phải là không có nhưng HTTT được phát triển chỉ vì người quản lý muốn mở rộng quyển lực của mình. Phương pháp phát triển HTTT. Mục đích của dự án phát triển một tHTTT là có được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và hòa nhập được vào các hoạt động của tổ chức. Việc phát triển một HTTT như vậy là rất phức tạp, đòi hỏi nhiều tâm huyết, để có thể làm chủ được công việc này, tiết kiệm được thời gian và công sức, người tiến hành phát triển HTTT cần phải tiến hành một cách nghiêm túc và có phương pháp. Nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT dựa trên ba nguyên tắc cơ sở chung sau: Nguyên tắc sử dụng các mô hình: Trong quá trình phát triển một HTTT, cần sử dụng các mô hình để mô tả các đối tượng đang nghiên cứu, việc mô hình hóa các đối tượng như vậy sẽ giúp có một góc nhìn tổng quát về đối tượng và từ đó có thể đưa ra những phương án phát triển phù hợp. Trong thực tế, thường sử dụng ba loại mô hình: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng: Đây thực chất là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặ chung trước khi xem xết chi tiết.sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này là hiển nhiên. Tuy nhiên, khi phát triển, ta cần xem xét việc phát triển từng bộ phận chi tiết của hệ thống rồi sau cùng mới tích hợp các bộ phận lại để giảm sự phức tạp của quá trình phát triển hệ thống. Nguyên tắc chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế. Các bước phát triển một HTTT. Phương pháp phát triển HTTT được sử dụng ở đây gồm bẩy bước: Đánh giá yêu cầu. Phân tích chi tiết. Thiết kế logic. Đề xuất các phương án của giải pháp. Thiết kế vật lý ngoài. Triển khai kỹ thuật hệ thống. Cài đặt và khai thác. Đánh giá yêu cầu. Một dự án phát triển HTTT không thể được tiến hành ngay sau khi có bản yêu cầu. Vì những dự án như vậy đòi hỏi đầu tư không chỉ tiền bạc, thời gian mà cả nguồn nhân lực, do đó quyết định về vấn đề này phải được thực hiện sau mộ cuộc phân tích cho phép xác định cơ hội và khả năng thực thi. Sự phân tích này được gọi là quá trình đánh giá yêu cầu. Giai đoạn đánh giá yêu cầu nhằm mục đích: Xác định chính xác vấn đề của hệ thống hiện tại. Ước đoán độ lớn của dự án. Xác định những thay đổi có thể xảy ra đối với tổ chức do việc thực hiện dự án đem lại, đánh giá tác động của những thay đổi đó. Đánh giá khả thi của dự án và đưa ra gợi ý cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định. Phân tích chi tiết. Mục đích chính của giai đoạn này là đưa ra được chẩn đoán về hệ thống đang tồn tại, nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề xuất ra được các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu trên. Để làm điều đó phân tích viên phải có một hiểu biết sâu sắc về môi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống. Một số kiến thức cần thiết cho giai đoạn phân tích chi tiết. Các phương pháp thu thập thông tin: - Phỏng vấn: Đây là công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển HTTT. PHỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu, gặp được những người chịu trách nhiệm trên thực tế, số người này có thể không được ghi trên văn bản tổ chức, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Đặc biệt là mục tiêu của tổ chức. - Nghiên cứu tài liệu: Cùng với phỏng vấn, đây cũng là mộ công cụ thu thập thông tin đắc lực cho các phân tích viên. Nghiên cứu tài liệu cho phép nhiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như: lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ra. - Sử dụng phiếu điều tra: Khi cần lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên phạm vi địa lý rộng thì dùng tới phiếu điều tra. Các câu hỏi trên phiếu điều tra phải rõ ràng, đơn nghĩa, và phải ghi theo cách thức dễ tổng hợp. Có thể chọn đối tượng gửi phiếu điều tra theo một số cách sau: Chọn những đối tượng có thiện chí, tích cực trả lời. Chọn nhóm ngẫu nhiên trên danh sách. Chọn mẫu có mục đích. Phân thành các nhóm (lãnh đạo, quản lý, người sử dụng, phục vụ …) rồi chọn ngẫu nhiên từ các nhóm đó. - Quan sát: Trong thực tế, có những việc không được thể hiện trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để đâu, đưa cho ai, có sắp xếp hay không, lưu trữ có khóa hay không… với những việc như thế, phân tích viên phải tự mình quan sát. Quan sát sẽ có khi gặp khó khăn vì người bị quan sát không thực hiện giống như ngày thường. Mã hóa dữ liệu: Được xem là việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn. Việc mã hóa dữ liệu nhằm: Nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng: Chẳng hạn trong tập tin về hàng hóa, nếu mỗi mặt hàng được nhận diện chỉ bởi cái tên thì sẽ có khả năng xảy ra sự nhầm lẫn khi có nhiều hàng hóa trùng tên hoặc có nhiều tên hay viết không chính xác tên hàng. Do đó cần phải gán cho mỗi hàng hóa một thuộc tính định danh. Mô tả nhanh chóng các đối tượng: Chẳng hạn tên một công ty thường rất dài, khó nhớ hoặc khó viết, vì vậy sẽ làm chậm việc nhập mỗi lần làm việc với tên công ty đó. Nếu được nhập qua một số ký hiệu ngắn gọn rồi truy tìm trong bảng mã hóa thì sẽ nhanh và chính xác hơn. Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn: Chẳng hạn trong một tập tên khách hàng, ta muốn làm việc với những khách hàng thuộc tỉnh, thành phố khác nhau. Nếu trong mã hóa có bao hàm những ký hiệu để thể hiện khía cạnh phân nhóm trước như vậy thì làm việc với chúng sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. Các công cụ mô hình hóa: Sơ đồ luồng thông tin: Được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin: Xử lý: Thủ công Tin học hóa hoàn toàn Giao tác người – máy Thủ công Tin học hóa Kho lưu trữ dữ liệu: Dòng thông tin: Điều khiển: Tài liệu Hình 2.3: Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin Các phích vật lý: Rất nhiều thông tin không được thể hiện trên sơ đồ như khuôn dạng (format) của các thông tin vào/ ra, thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý, … các phích vật lý được sử dụng để mô tả chi tiết các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có ba loại phích: Phích luồng thông tin có mẫu như sau: Tên tài liệu: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Vật mang: Hình dạng: Nguồn: Đích: Phích kho chứa dữ liệu có mẫu như sau: Tên kho dữ liệu: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Vật mang: Chương trình hoặc người truy nhập: Phích xử lý có mẫu như sau: Tên xử lý: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Phân ra thành các IFD con: Phương tiện thực hiện: Sự kiện khởi sinh: Chu kỳ: Cấu trúc của thực đơn: Phương pháp xử lý: Sơ đồ luồng dữ liệu: Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các kho lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu: Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin Nguồn hoặc đích Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý Kho dữ liệu Tệp dữ liệu Hình 2.4: Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu Các mức của DFD: Sơ đồ ngữ cảnh (Contex Diagram): Thể hiện rất khái quát nội dung chính của httt. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần nhìn một lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa dễ nhìn, có thể bỏ qua các ho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Phân rã sơ đồ: Để mô tả hệ thống chi tiết hơn, người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Băt đầu từ sơ đồ khung cảnh người ta phân rã thành các sơ đồ mức 0, mức 1, … Các phích logic: Giống như phích vật lý, phích logic hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống. Có 5 loại phích logic: Mẫu phích xử lý logic: Tên xử lý: Mô tả: Tên DFD liên quan: Các luồng dữ liệu vào: Các luồng dữ liệu ra: Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng: Mô tả logic của xử lý: Mẫu phích luồng dữ liệu: Tên luồng: Mô tả: Tên DFD liên quan: Nguồn: Đích: Các phần tử thông tin: Mẫu phích phần tử thông tin: Tên phần tử thông tin: Loại: Độ dài: Tên DFD liên quan: Các giá trị cho phép: Mẫu phích kho dữ liệu: Tên kho: Mô tả: Tên DFD liên quan: Các xử lý liên quan: Tên sơ đồ cấu trúc dữ liệu có liên quan: Mẫu phích tệp dữ liệu: Tên tệp: Mô tả: Tên DFD liên quan: Các phần tử thông tin: Khối lượng (bản ghi, ký tự): Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD: Mỗi dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu. Dữ liệu chứa trên hai vật mang khác nhau nhưng luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất. Xử lý luôn phải được đánh mã số. Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau. Tên cho xử lý phải là một động từ. Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý. Đối với việc phân rã DFD: Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân rã tiếp. Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã. Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Xử lý không phân rã tiếp thêm thì được gọi là xử lý nguyên thủy. Mỗi xử lý nguyên thủy phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống. Thiết kế logic. Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xác những gì mà hệ thống mới phải làm để đặt được những mục tiêu được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn luôn tuân thủ những ràng buộc của môi trường. Sản phẩm của giai đoạn thiết kế logic là mô hình hệ thống mới bằng các sơ đồ luồng dữ liệu DFD, sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD, các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích logic của từ điển hệ thống. Đề xuất các phương án của giải pháp. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là thiết lập các phác họa cho mô hình vật lý, đánh giá chi phí và lợi ích cho phác họa, xác định khả năng đạt các mục tiêu cũng như sự tác động của chúng vào lĩnh vực tổ chức và nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra những khuyến nghị cho lãnh đạo những phương án hứa hẹn nhất. Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này nhằm mục đích mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được lựa chọn ở giai đoạn trước. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì những mô tả chính xác ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc thường ngày của người sử dụng. Triển khai HTTT. Triển khai hệ thống nhằm xây dựng một hệ thống hoạt động tốt, kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là phần tin học hóa của HTTT – đó chính là phần mềm. Việc hoàn thiện mọi tài liệu hệ thống và tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng, cho thao tác viên cũng là trách nhiệm của những nhà thiết kế hệ thống. Cài đặt và khai thác HTTT. Mục tiêu của giai đoạn này là tích hợp hệ thống được phát triển vào các hoạt động của tổ chức và đáp ứng với những thay đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng. Giai đoạn này có hai khổi công việc: chuyển đổi về mặt kỹ thuật và chuyển đổi về mặt con người. 2.2 Tổng quan về phương pháp thiết kế Website 2.2.1 Mạng Internet và dịch vụ mạng toàn cầu World Wide Web 2.2.1.1 Mạng Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) d._.{ width: 950px; margin: 0 auto; background: #FFFFFF; } .narrow #ja-wrapper { width: 750px; } #ja-containerwrap, #ja-containerwrap-fr, #ja-containerwrap-fl, #ja-containerwrap-f { clear: both; } #ja-containerwrap, #ja-containerwrap-fr { background: url(mainwrap-bg.gif) repeat-y 23%; } #ja-containerwrap #ja-container { background: url(dot.gif) repeat-y 77% 0; } #ja-containerwrap-fl { background: url(dot.gif) repeat-y 75% 0; } #ja-containerwrap-fl #ja-container { background: none; } #ja-containerwrap-fr #ja-container { background: none; } #ja-mainbody, #ja-mainbody-fr { float: right; width: 77%; } #ja-mainbody #ja-contentwrap { float: left; width: 70%; } #ja-mainbody-fl { float: left; width: 100%; } #ja-mainbody-fl #ja-contentwrap { float: left; width: 74.8%; background: none; } #ja-mainbody-fl #ja-col2 { float: right; width: 25%; } #ja-mainbody-f { float: none; width: 100%; } #ja-container { padding: 20px 0 0; } #ja-content { padding: 0 20px; margin: 0; clear: both; display: block; } /* HEADER --------------------------------------------------------- */ #ja-headerwrap { background: #5D6B74; position: relative; height: 200px; line-height: normal; } #ja-header { height: 200px; } h1.logo { font-size: 300%; display: block; float: left; margin: 0; padding: 0; width: 218px; height: 48px; } .narrow h1.logo { width: 172px; } h1.logo a { width: 217px; height: 48px; display: block; float: left; text-decoration: none; text-transform: uppercase; outline: none; } .narrow h1.logo a { width: 172px; background: url(logo-narrow.gif) no-repeat; } #ja-newsflash { line-height: normal; height: 170px; position: relative; width: 22.9%; float: left; background: #5D6B74; } #ja-scroll_1, #ja-scroll_2 { background: #5D6B74; } #ja-pathwaywrap { background: url(opaque-default.png); clear: both; height: 30px; } #ja-pathway { display: block; padding: 10px 0 5px; color: #D0D9DF; width: 77%; float: right; text-indent: 20px; position: relative; } #ja-pathway strong { margin-right: 10px; } #ja-pathway img { margin: 0 5px 0; } #ja-pathway a { font-weight: bold; color: #D0D9DF; text-decoration: none; } /* MAIN NAVIGATION --------------------------------------------------------- */ #ja-mainnavwrap { clear: both; background: url(dot.gif) repeat-y 218px 0; } .narrow #ja-mainnavwrap { background: url(dot.gif) repeat-y 173px 0; } #ja-mainnav { float: right; width: 77%; } #ja-mainnavwrap a, #ja-mainnavwrap a:hover, #ja-mainnavwrap a:active, #ja-mainnavwrap a:focus { outline: none; } #ja-subnavwrap { } #ja-subnav { } /* Default Joomla! Menu */ a.mainlevel { padding: 5px 0 5px 20px; width: 90%; display: block; color: #2A343A; text-decoration: none; background: url(a-mainlevel.gif) no-repeat bottom left; } a.mainlevel:hover, a.mainlevel:active, a.mainlevel:focus { color: #2A343A; text-decoration: none; background: url(a-mainlevel-hover.gif) no-repeat bottom left; } a.mainlevel#active_menu { color: #0064A1; background: url(a-mainlevel-hover.gif) no-repeat bottom left; font-weight: bold; text-decoration: none; } a.sublevel { padding: 2px 4px 2px 20px; display: block; color: #2A343A; text-decoration: none; background: url(bullet-list.gif) no-repeat 10px 9px; } a.sublevel:hover, a.sublevel:active, a.sublevel:focus { color: #0064A1; text-decoration: none; } #active_menu { color: #0064A1; font-weight: bold; } /* MODULE --------------------------------------------------------- */ div.moduletable h3 { font-size: 170%; padding: 0 2px 10px; margin: 0 -2px 10px; border-bottom: 1px solid #D0D9DF; color: #0064A1; font-weight: normal; } div.moduletable { padding: 0 10px 10px; margin-bottom: 30px; } #ja-col1 div.moduletable { padding-left: 0; margin-bottom: 15px; } #ja-col1 div.moduletable H3 { color: #0064A1; } #ja-col2 div.moduletable { padding-right: 0; margin-bottom: 15px; } div.moduletable-blank { background: none; padding: 0; margin-bottom: 15px; } /* SPOTLIGHT --------------------------------------------------------- */ /* Spotlight Box Style */ .ja-box-full, .ja-box-left, .ja-box-right, .ja-box-rightcol { float: left; overflow: hidden; padding: 0; } .ja-box-full div.moduletable, .ja-box-left div.moduletable, .ja-box-right div.moduletable, .ja-box-rightcol div.moduletable { padding: 0 20px 20px 20px; } .ja-box-left div.moduletable h3, .ja-box-full div.moduletable h3 { background: #92A3AE; } .ja-box-left, .ja-box-full { background: #FFFFFF; } .ja-box-right div.moduletable h3 { background: #5D6B74; } .ja-box-right { background: #F4F6F7; } .ja-box-rightcol div.moduletable h3 { background: #3C4A53; } .ja-box-rightcol { background: #E3E8EB; } /* Bottom Spotlight */ #ja-botslwrap { float: left; clear: both; width: 100%; } #ja-botsl { } #ja-botsl h3 { color: #FFFFFF; margin: 0 -20px 10px; padding: 6px 20px; font-size: 100%; text-transform: uppercase; letter-spacing: 1px; } #ja-botsl div.moduletable { margin: 0; } #ja-botsl ul { padding: 0; margin: 0 !important; } #ja-botsl li { padding: 0 0 0 13px; margin: 0; background: url(bullet-list.gif) no-repeat 2px 10px; } #ja-botsl td { padding: 0; } #ja-botsl .article_seperator { display: none; } #ja-botsl table { border-spacing: 0; border-collapse: collapse; } /* LEFT COLUMN + RIGHT COLUMN --------------------------------------------------------- */ #ja-col1 { float: left; width: 22.9%; overflow: hidden; } #ja-col1 div.ja-innerpad { padding: 1px 15px 10px 20px; } #ja-col2 { float: right; width: 30%; overflow: hidden; } #ja-col2 div.ja-innerpad { padding: 1px 20px 10px 10px; } #ja-col1 table, #ja-col2 table { border-collapse: collapse; border-spacing: 0; } #ja-col1 ul li, #ja-col2 ul li { padding-left: 15px; margin: 0; background: url(bullet-list.gif) no-repeat 3px 9px; } #ja-col1 ul, #ja-col2 ul { margin: 0; } /* USER TOOLS --------------------------------------------------------- */ #ja-usercolorswrap, #ja-usertoolswrap { position: absolute; top: 0; right: 15px; font-size: 11px; } *+html #ja-usertoolswrap { right: 0; } #ja-usertools { margin: 0; padding: 10px 0 4px 0; } * html #ja-usertools { /*IE 6*/ float: left; } *+html #ja-usertools { /*IE 7*/ padding: 8px 0 4px 0; } #ja-usercolors ul, #ja-usertools ul { margin: 0; padding: 0; float: left; } #ja-usercolors ul li, #ja-usertools ul li { margin: 0; padding: 0; list-style: none; background: none; display: inline; } #ja-usercolors img, #ja-usertools img { padding: 0; margin: 0 0 0 2px; } #ja-usercolors { float: left; padding: 10px 5px 4px; } /* FOOTER --------------------------------------------------------- */ #ja-footerwrap { border-top: 5px solid #D0D9DF; padding: 20px 0; clear: both; position: relative; } #ja-footer { padding: 0 0 20px 0; width: 77%; float: right; position: relative; color: #3C4A53; background: url(dot.gif) repeat-y 0 0; } #ja-footer small, #ja-footer address { padding: 0 0 0 20px; font-style: normal; display: block; float: left; font-size: 100%; color: #3C4A53;} #ja-footer ul { margin: 0 0 5px 20px; padding: 0; } #ja-footer li { margin: 0; padding: 0; display: inline; background: none; } #ja-footer li a { display: inline; padding: 0 20px 0 0; line-height: normal; text-decoration: none; text-transform: uppercase; font-weight: bold; color: #5D6B74; } #ja-footer li a:hover, #ja-footer li a:active, #ja-footer li a:focus { text-decoration: none; color: #5D6B74; } /* Search */ #ja-searchwrap { width: 22.99%; float: left; background: #3C4A53; height: 30px; } #ja-search { background: url(icon-search.gif) no-repeat center left; padding-left: 17px; margin: 6px 0 0 20px; } #ja-search .inputbox { width: 150px; padding: 2px 5px 3px; color: #D0D9DF; background: #3C4A53; border: 1px solid #3C4A53; } .narrow #ja-search .inputbox { width: 100px; } /* MISCELLANOUS ----------------------------------------------------------- */ ul.accessibility { position: absolute; top: -100%; } #ja-banner { text-align: center; } div.back_button a, div.back_button a:hover, div.back_button a:active { margin: 10px 0; display: block; background: none!important; text-decoration: none!important; } #mod_login_password, #mod_login_username { width: 80%; } #mod_login_remember { border: none; background: none; } /* JA Newsflash */ div.nftitle, div.nfimages, div.nfcontent { padding: 0 20px 0 20px; } div.nftitle { font-size: 170%; color: #FFFFFF; font-family: "Trebuchet MS", Tahoma, Arial, Helvetica, sans-serif; margin-top: 0; } div.nftitle a { text-decoration: none; border: none; color: #FFFFFF; } div.nfimages { text-align: center; } div.nfcontent { color: #D0D9DF; margin: 0; } /* Clearfix */ .clearfix:after { clear: both; display: block; content: "."; height: 0; visibility: hidden; } * html > body .clearfix { width: 100%; display: block; } * html .clearfix { height: 1%; } /* Firefox Scrollbar Hack - Do not remove */ html { margin-bottom: 1px; height: 100%!important; height: auto; } .fieldset { margin-bottom: 6px; } .fieldset, .fieldset td, .fieldset p, .fieldset li { font-size: 11px; } .panel { color: #000000; padding: 10px; border: 2px outset; } Code xử lý - Code tầng data access using System; using System.Collections.Generic; using System.Text; using System.Data.SqlClient; using System.Data; using System.Configuration; using System.Web; using System.Web.Configuration; using System.Web.Security; public class DBHelper : IDisposable { private static SqlConnection conn = null; public DBHelper() { try { if (conn == null || conn.State == ConnectionState.Closed) initConnection(); } catch (SqlException e) { // e.StackTrace(); Console.WriteLine("Can not open Connection" + e.Message); } } private void initConnection() { string strConn = WebConfigurationManager.ConnectionStrings["ibd"].ConnectionString; conn = new SqlConnection(strConn); conn.Open(); } protected void prepareCommand(SqlCommand cmd, string SPName, List paramlist) { // Init SqlCommand if (conn == null || conn.State == ConnectionState.Closed) initConnection(); cmd.CommandTimeout = 1000; cmd.Connection = conn; cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure; cmd.CommandText = SPName; // Process paramlist if (paramlist != null) { foreach (SqlParameter param in paramlist) { cmd.Parameters.Add(param); } } } public SqlDataReader ExecuteQuery(string SPName, List paramlist) { //SqlDataReader read = null; try { SqlCommand cmd = new SqlCommand(); prepareCommand(cmd, SPName, paramlist); return cmd.ExecuteReader(); } catch (SqlException e) { Console.WriteLine("Can not create Command" + e.Message); } return null; } public int ExecuteNonQuery(String SPName, List paramlist) { SqlCommand cmd = new SqlCommand(); prepareCommand(cmd, SPName, paramlist); return cmd.ExecuteNonQuery(); } public int ExecuteScalar(string SPName, List paramlist) { int num = 0; try { SqlCommand cmd = new SqlCommand(); prepareCommand(cmd, SPName, paramlist); num = Convert.ToInt32(cmd.ExecuteScalar()); } catch (SqlException e) { Console.WriteLine("Can not create Command" + e.Message); num = 0; } catch (InvalidCastException e) { Console.WriteLine("Can not get Data" + e.Message); num = 0; } return num; } public DataSet ExecuteDSQuery(string SPName, List paramlist) { SqlCommand cmd = new SqlCommand(); prepareCommand(cmd, SPName, paramlist); SqlDataAdapter adapter = new SqlDataAdapter(); adapter.SelectCommand = cmd; DataSet dataset = new DataSet(); adapter.Fill(dataset); return dataset; } public int FillDataTable(DataSet ds, string SPName, List paramList) { SqlCommand cmd = new SqlCommand(); prepareCommand(cmd, SPName, paramList); SqlDataAdapter adapter = new SqlDataAdapter(cmd); return adapter.Fill(ds); } public void Dispose() { if (conn != null || conn.State != ConnectionState.Closed) { conn.Close(); } } } - Code tầng bussiness object Lớp Student.cs using System; using System.Collections.Generic; using System.Text; using System.Data.SqlClient; using System.Data; using System.Data.SqlTypes; namespace DataEntity { public class Student { private string studentID; public string StudentID { get { return studentID; } set { studentID = value; } } private string firstName; public string FirstName { get { return firstName; } set { firstName = value; } } private string lastName; public string LastName { get { return lastName; } set { lastName = value; } } private string password; public string Password { get { return password; } set { password = value; } } private string email; public string Email { get { return email; } set { email = value; } } private Boolean sex; public Boolean Sex { get { return sex; } set { sex = value; } } private DateTime birthday; public DateTime Birthday { get { return birthday; } set { birthday = value; } } private string address; public string Address { get { return address; } set { address = value; } } private string homePhone; public string HomePhone { get { return homePhone; } set { homePhone = value; } } private string mobilePhone; public string MobilePhone { get { return mobilePhone; } set { mobilePhone = value; } } private string status; public string Status { get { return status; } set { status = value; } } private string classID; public string ClassID { get { return classID; } set { classID = value; } } private string notes; public string Notes { get { return notes; } set { notes = value; } } public Student() { } public Student Get(string SPName, List paramList) { Student Student = null; DBHelper helper = new DBHelper(); // Build parameter list SqlDataReader reader = helper.ExecuteQuery(SPName, paramList); if (reader.Read()) { Student = new Student(); Student.StudentID = reader.GetString(0); Student.FirstName = reader.GetString(1); Student.LastName = reader.GetString(2); Student.Password = reader.GetString(3); try { Student.Email = reader.GetString(4); Student.Sex = reader.GetBoolean(5); Student.Birthday = reader.GetDateTime(6); Student.Address = reader.GetString(7); Student.HomePhone = reader.GetString(8); Student.MobilePhone = reader.GetString(9); Student.Status = reader.GetString(10); Student.ClassID = reader.GetString(11); Student.Notes = reader.GetString(12); } catch (SqlNullValueException e) { Console.WriteLine(e.ToString()); }; } reader.Close(); return Student; } public List GetList(string SPName, List paramList) { List StudentList = new List(); DBHelper helper = new DBHelper(); // Build parameter list SqlDataReader reader = helper.ExecuteQuery(SPName, paramList); while (reader.Read()) { Student Student = new Student(); Student.StudentID = reader.GetString(0); Student.FirstName = reader.GetString(1); Student.LastName = reader.GetString(2); Student.Password = reader.GetString(3); Student.Email = reader.GetString(4); Student.Sex = reader.GetBoolean(5); Student.Birthday = reader.GetDateTime(6); Student.Address = reader.GetString(7); Student.HomePhone = reader.GetString(8); Student.MobilePhone = reader.GetString(9); Student.Status = reader.GetString(10); Student.ClassID = reader.GetString(11); Student.Notes = reader.GetString(12); StudentList.Add(Student); } reader.Close(); return StudentList; } public static int FillDSStudent(DataSet ds, string SPName, List paramList) { DBHelper helper = new DBHelper(); int result = helper.FillDataTable(ds, SPName, paramList); return result; } public static int getStudentbyName(DataSet ds, String name) { DBHelper helper = new DBHelper(); List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@name", SqlDbType.NVarChar, 30); param.Value = name; paramList.Add(param); return helper.FillDataTable(ds, "spGetStudentbyName", paramList); } public int Insert() { DBHelper helper = new DBHelper(); List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@FirstName", SqlDbType.NVarChar, 50); param.Value = this.FirstName; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@LastName", SqlDbType.NVarChar, 50); param.Value = this.FirstName; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Password", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.Password; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Email", SqlDbType.NVarChar, 100); param.Value = this.Email; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Sex", SqlDbType.Bit); param.Value = this.Sex; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Birthday", SqlDbType.DateTime); param.Value = this.Birthday; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Address", SqlDbType.NVarChar, 200); param.Value = this.Address; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@HomePhone", SqlDbType.VarChar, 20); param.Value = this.HomePhone; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Mobile", SqlDbType.VarChar, 20); param.Value = this.MobilePhone; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Notes", SqlDbType.NVarChar, 200); param.Value = this.ClassID; paramList.Add(param); return helper.ExecuteNonQuery("spInsertStudent", paramList); } public static int Delete(String id) { DBHelper helper = new DBHelper(); List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@StudentID", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = id; paramList.Add(param); return helper.ExecuteNonQuery("spDeleteStudent", paramList); } public int Update() { DBHelper helper = new DBHelper(); List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@StudentID", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.StudentID; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@FirstName", SqlDbType.NVarChar, 50); param.Value = this.FirstName; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@LastName", SqlDbType.NVarChar, 50); param.Value = this.LastName; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Password", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.Password; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Email", SqlDbType.NVarChar, 100); param.Value = this.Email; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Sex", SqlDbType.Bit); param.Value = this.Sex; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Birthday", SqlDbType.DateTime); param.Value = this.Birthday; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Address", SqlDbType.NVarChar, 200); param.Value = this.Address; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@HomePhone", SqlDbType.VarChar, 20); param.Value = this.HomePhone; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Mobile", SqlDbType.VarChar, 20); param.Value = this.MobilePhone; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Notes", SqlDbType.NVarChar, 200); param.Value = this.Notes; paramList.Add(param); return helper.ExecuteNonQuery("spUpdateStudent", paramList); } public int Login() { DBHelper helper = new DBHelper(); List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@StudentID", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.StudentID; paramList.Add(param); param = new SqlParameter("@Password", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.Password; paramList.Add(param); SqlDataReader reader = helper.ExecuteQuery("spLoginStudent", paramList); if (reader.HasRows) { reader.Close(); return 1; } reader.Close(); return 0; } public void getStudent() { List paramList = new List(); SqlParameter param = new SqlParameter("@StudentID", SqlDbType.VarChar, 50); param.Value = this.StudentID; paramList.Add(param); Student stu= Get("spGetStudent", paramList); this.StudentID = stu.StudentID; this.FirstName = stu.FirstName; this.LastName = stu.LastName; this.Password = stu.Password; this.Email = stu.Email; this.Sex = stu.Sex; this.Birthday = stu.Birthday; this.Address = stu.Address; this.HomePhone = stu.HomePhone; this.MobilePhone = stu.MobilePhone; this.Status = stu.Status; this.ClassID = stu.ClassID; this.Notes = stu.Notes; } } } -Code tầng presentation Trang default.aspx.cs using System; using System.Data; using System.Configuration; using System.Collections; using System.Web; using System.Web.Security; using System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using System.Web.UI.WebControls.WebParts; using System.Web.UI.HtmlControls; using DataEntity; public partial class _Default : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { } protected void btnLogin_Click(object sender, EventArgs e) { if (rdAdmin.Checked) { Admin ad = new Admin(); ad.UserName = txtUser.Text; ad.Password = txtPassword.Text; if (ad.Login() == 1) { Session["admin"] = txtUser.Text; Session["SubjectId"] = null; Session["SubClassID"] = null; Session["ClassID"] = null; Session["StudentID"] = null; Session["SubjectScoreID"] = null; Session["ExerciseID"] = null; Response.Redirect("Admin/ManageAdmin.aspx"); } else { lblStatus.Visible = false; lblStatus.Text = "Ten dang nhap hoac mat khau sai. Moi ban dang nhap lai"; txtPassword.Text = ""; txtUser.Text = ""; } } if (rdStudent.Checked) { Student st = new Student(); st.StudentID = txtUser.Text; st.Password = txtPassword.Text; if (st.Login() == 1) { Session["Student"] = st.StudentID; Response.Redirect("StudentProfile.aspx"); } else { lblStatus.Visible = false; lblStatus.Text = "Ten dang nhap hoac mat khau sai. Moi ban dang nhap lai"; txtPassword.Text = ""; txtUser.Text = ""; } } } } Trang RegisterSubject.aspx.cs using System; using System.Data; using System.Configuration; using System.Collections; using System.Web; using System.Web.Security; using System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using System.Web.UI.WebControls.WebParts; using System.Web.UI.HtmlControls; using System.Collections.Generic; using DataEntity; public partial class RegisterSubject : System.Web.UI.Page { public static String subjectID; protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { if (Session["Student"] == null) Response.Redirect("Default.aspx"); String id = Session["Student"].ToString(); Student stu = new Student(); stu.StudentID = id; stu.getStudent(); lblNameStu.Text = stu.FirstName + " " + stu.LastName; if (ddlSubject.Items.Count == 0) { DataSet dset = new DataSet(); Subject.FillDSSubject(dset); ddlSubject.Items.Add("------------"); for (int i = 0; i < dset.Tables[0].Rows.Count; i++) { ddlSubject.Items.Add(dset.Tables[0].Rows[i][1].ToString()); } DataSet ds = new DataSet(); Register.FillDSRegister(ds, id); GridView1.DataSource = ds; GridView1.DataBind(); } } protected void LinkButton4_Click(object sender, EventArgs e) { String id = Session["Student"].ToString(); Response.Redirect("ViewTimetable.aspx?id=" + id); } protected void LinkButton3_Click(object sender, EventArgs e) { String id = Session["Student"].ToString(); Response.Redirect("ViewScore.aspx?id=" + id); } protected void LinkButton1_Click(object sender, EventArgs e) { String id = Session["Student"].ToString(); Response.Redirect("ChangeInformation.aspx?id=" + id); } protected void LinkButton2_Click(object sender, EventArgs e) { String id = Session["Student"].ToString(); Response.Redirect("RegisterSubject.aspx?id=" + id); } protected void ddlSubject_SelectedIndexChanged(object sender, EventArgs e) { String subjectName = ddlSubject.SelectedItem.Text; subjectID=Subject.getSubjectID(subjectName); } protected void btnSelect_Click(object sender, EventArgs e) { DataSet dset = new DataSet(); SubClass.FillDSSubClass(dset, subjectID); HtmlTableRow r = new HtmlTableRow(); HtmlTableCell c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl("Class Name")); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl("Number of Student")); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl("Start Date")); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl("End Date")); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl("Time Table")); r.Cells.Add(c); Table1.Rows.Add(r); DataSet ds = new DataSet(); for (int i = 0; i < dset.Tables[0].Rows.Count; i++) { r = new HtmlTableRow(); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl(dset.Tables[0].Rows[i][0].ToString())); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl(dset.Tables[0].Rows[i][2].ToString())); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl(dset.Tables[0].Rows[i][3].ToString())); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); c.Controls.Add(new LiteralControl(dset.Tables[0].Rows[i][4].ToString())); r.Cells.Add(c); c = new HtmlTableCell(); HtmlTable t = new HtmlTable(); t.Border = 1; TimeTable.FillDSTimeTableBySubClass(ds, dset.Tables[0].Rows[i][0].ToString()); HtmlTableRow rr = new HtmlTableRow(); HtmlTableCell cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl("Date")); rr.Cells.Add(cc); cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl("Room")); rr.Cells.Add(cc); cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl("Shift")); rr.Cells.Add(cc); t.Rows.Add(rr); for (int j = 0; j < ds.Tables[0].Rows.Count; j++) { rr = new HtmlTableRow(); cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl(ds.Tables[0].Rows[j][0].ToString())); rr.Cells.Add(cc); cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl(ds.Tables[0].Rows[j][1].ToString())); rr.Cells.Add(cc); cc = new HtmlTableCell(); cc.Controls.Add(new LiteralControl(ds.Tables[0].Rows[j][2].ToString())); rr.Cells.Add(cc); t.Rows.Add(rr); } ds.Tables[0].Clear(); c.Controls.Add(t); r.Cells.Add(c); Table1.Rows.Add(r); TextBox1.Visible = true; btnRegister.Visible = true; Label2.Visible = true; } } protected void btnRegister_Click(object sender, EventArgs e) { String id = Session["Student"].ToString(); if (Register.checkRegister(id, subjectID) == 0) { Register regis = new Register(); regis.StudentID = id; regis.SubClassID = TextBox1.Text; regis.Insert(); TextBox1.Visible = false; btnRegister.Visible = false; Label2.Visible = false; Label4.Visible = true; Label4.Text = "DANG KI THANH CONG"; DataSet ds = new DataSet(); Register.FillDSRegister(ds, id); GridView1.DataSource = ds; GridView1.DataBind(); } else { Label4.Visible = true; Label4.Text = "Ban da dang ki mon nay roi"; } } protected void GridView1_RowDeleting(object sender, GridViewDeleteEventArgs e) { int id = Convert.ToInt32(e.RowIndex); String subClass = GridView1.Rows[id].Cells[1].Text; int regisID=Register.getRegisterID(Session["Student"].ToString(), subClass); Register.Delete(regisID); DataSet ds = new DataSet(); Register.FillDSRegister(ds, Session["Student"].ToString()); GridView1.DataSource = ds; GridView1.DataBind(); } protected void LinkButton5_Click(object sender, EventArgs e) { Session["Student"] = null; Response.Redirect("Default.aspx"); } } DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin……………………….. 28 Hình 2.2: Chức năng của một máy tính điện tử…………………………….. 33 Hình 3.1 Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD)………………………………. 77 Hình 3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh……………………………… 78 Hình 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0……………………………………….. 78 Hình 3.4 Sơ đồ mức 1 của tiến trình 1.0 – Quản lý sinh viên……………… 79 Hình 3.5 Sơ đồ mức 1 của tiến trình 2.0 - Quản lý đăng kí tín chỉ…………. 80 Hình 3.6 Sơ đồ mức 1 của tiến trình 3.0 – Quản lý điểm…………………... 81 Hình 3.7 Sơ đồ mức 1 của tiến trình 4.0 – Báo cáo………………………… 81 Hình 3.8 Sơ đồ quan hệ thực thể - ERD……………………………………. 83 Hình 3.9 Cơ sở dữ liệu……………………………………………………… 84 Hình 3.10 Giao diện trang chủ……………………………………………… 95 Hình 3.11 Giao diện trang sinh viên………………………………………... 96 Hình 3.12 Giao diện trang thay đổi thông tin cá nhân……………………… 97 Hình 3.13 Giao diện trang đăng kí lớp môn học……………………………. 98 Hình 3.14 Giao diện trang xem bảng điểm cá nhân………………………… 99 Hình 3.15 Giao diện trang xem lịch học cá nhân…………………………… 100 Hình 3.16 Giao diện trang quản lý danh mục người quản lý……………….. 101 Hình 3.17 Giao diện trang quản lý danh mục lớp học……………………… 102 Hình 3.18 Giao diện trang quản lý danh mục môn học…………………….. 103 Hình 3.19 Giao diện trang quản lý danh mục lớp học phần………….…….. 104 Hình 3.20 Giao diện trang quản lý danh sách sinh viên……………………. 105 Hình 3.21 Giao diện trang quản lý bảng điểm theo sinh viên………………. 106 Hình 3.22 Giao diện trang quản lý Assignment của bảng điểm…………….. 107 Hình 3.23 Giao diện trang quản lý Outcome của từng assignment………… 108 Hình 3.24 Giao diện trang báo cáo bảng điểm lớp…………………………. 109 Hình 3.25 Giao diện trang báo cáo danh sách sinh viên đăng kí môn học…. 110 Hình 3.26 Trang quản lý tin tức…………………………………………….. 111 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25244.doc
Tài liệu liên quan