Xây dựng Website giới thiệu du lịch - Hà Nội

Tài liệu Xây dựng Website giới thiệu du lịch - Hà Nội: ... Ebook Xây dựng Website giới thiệu du lịch - Hà Nội

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng Website giới thiệu du lịch - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.GIỚI THIỆU I.1.Giới thiệu chung Nói đến Hà Nội là nói đến mảnh đấtv ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Là một dải đất cổ nên văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ quốc ngữ. Các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao tục ngữ đều mang những nét đặc trưng rất Hà Nội, thanh lịch và tinh tuý: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An và người Hà Nội không: Gặp em anh nắm cổ tay Mượn vá cái áo mượn may cái quần mà là: Hỡi cô đội nón ba tầm Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang Phiên rằm chợ chính Yên Quang Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua Nét thanh lịch của Hà Nội còn được thể hiện qua cái ăn cái mặc và được người ta lấy đó làm chuẩn. Trước đây người ta thường nói là người Hàng Đào cảnh vẻ ăn cái giá cắn làm đôi, không bao giờ người ta chê Hà Nội ăn phàm uống phủ, người ta có thể chê người Hà Nội quá cảnh vẻ, quá kỹ tính, cái giá cắn làm đôi đó chính là sự thanh lịch rất chọn lọc, cái tính tinh chọn tính nâng cao trong sinh hoạt, trong cuộc sống. Hà Nội cũng là đề tài của văn học. Phố Hàng Buồm tức là phường Hạ Khẩu ngày xưa với rất nhiều cao lâu tửu quán, trà đình đã đi vào thơ của Nguyễn Du, hay phố Hàng Giấy, trên phố Hàng Đậu xưa kia là xóm ca trù, xóm ả đào, giải trí, vui chơi. Những chợ đêm Hán Xuân, chợ đền Bạch Mã, chùa cầu Đông với sự tích Tú Uyên gặp Giáng Kiều, những cái này ở trong phố đi vào văn học, trở thành đề tài của văn học cổ điển. Hà Nội còn có nét đặc trưng khác nữa: đặc trưng của Hà Nội 36 phố Phường. Người ta còn cho rằng tiếng của Hà Nội là tiếng của vùng 36 phố phường. Phường và phố khác nhau như thế nào? Theo sách văn hoá Việt Nam thì: Phường là nơi sinh sống - hội họp của những người cùng làm một nghề. Ví dụ như: phường chèo, phường thợ. Phường ngoài nội dung chỉ những tổ chức của những người cùng làm một nghề trên còn có cách gọi khác nữa là: chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ....Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng mà ngày nay còn gọi là cửa hiệu. Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy dài nên các dãy gồm nhiều "phố" ấy cũng được gọi là phố. Và dần dần cái từ với nghĩa là một dãy các cửa hàng đã lấn át cái từ phố nguyên nghĩa và thế là 36 phố phường Hà Nội đã ra đời, bắt nguồn từ bằng "hàng" như: Hàng Bạc, Hàng Đào... Để hiểu rõ về nét đặc trưng của Hà Nội 36 phố phường, phóng viên VOVNews đã có cuộc gặp gỡ với Nhà Nghiên cứu, Nhà Hà Nội học - Nguyễn Vinh Phúc. Ông cho biết: Thăng Long hình thành từ đời nhà Lý 1010, lúc bấy giờ dân cư không đông, nhưng sau đó thì dân cư tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc, mà cả vùng Thanh lẫn Nghệ cũng kéo về Thăng Long Hà Nội để sinh cơ lập nghiệp. Đây là dải đất kinh kỳ nên các nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội, cao hơn các địa phương, những người tài giỏi của đất nước đã tập trung về Hà Nội. Trước đây, người giỏi nghề, người tài khéo đều tập trung ở cửa sông Tô và sông Hồng. Sông Tô Lịch là sông to, là thông thương quan trọng của Hà Nội nên thuyền bè muốn vào Hà Nội buôn bán đều phải Tô Lịch cho nên cửa sông Tô này trở nên sầm uất. Đời Nhà Lê, Thăng Long chia làm 36 phường, phường là diện, phố là tuyến, trong từng phường có rất nhiều phố. Chẳng hạn như phường Đông Tác thì có phố Hàng Bạc, phố Hàng Giầy, Hàng Mắm, Mã Mây. Sang đời Nhà Nguyễn, khi Thăng Long đổi tên là Hà Nội (năm 1831), thì Hà Nội không chỉ là 36 phường nữa mà chia ra làm 250 phường, thôn, trại khác nhau. Ví dụ phường Nhà Lê được chia là dăm bảy phường, thậm chí hàng chục phường, thôn trại nhỏ dưới thời nhà Nguyễn. Đến bây giờ, nói đến Hà Nội 36 phố phường là người ta nghĩ ngay đến phía bắc Hồ Gươm kéo đến tận chợ Đồng Xuân, đến Quán Thánh đổ ngược lại. Tại khu vực 36 phố phường người tứ xứ kéo về, người làng Giới Tế về họp thành làng Mành để đan mành, người Châu Khê - Hải Dương về làm nghề vàng bạc lập ra phố Hàng Bạc, người làng Chắm ở Phong Lâm - Văn Lâm - Hải Dương kéo về lập ra phố Hàng Giày ra ngõ Hải Thượng để đóng giày, dép, người làng Nhị Khê kéo về Hà Nội để làm nghề tiện, tiện gỗ. Do vậy, các phố của Hà Nội mang tên các hàng nghề, sản xuất, thủ công nghiệp hay là nghề buôn bán thương nghiệp. Hiện nay, cũng chính tại khu vực 36 phố phường xưa được gọi là khu phố cổ. Khu phố cổ này bao gồm đáy nhỏ một bên là đường bờ sông đê cũ: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật một bên là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Gà, kéo xuống Hàng Bông rồi từ Hàng Bông chạy ra phía Đông, Hàng Đồng - Cầu Gỗ, trở lại khu vực Trần Quang Khải theo hình thang với đỉnh là phố Hàng Đậu.../. I.2.Giới thiệu trang Web Hà Nội – một thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta là một danh thắng cổ kính với các di tích lịch sử, nét văn hóa đặc sắc, nền văn hiến lâu đời. Vì vậy, Hà Nội là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, trang Web này chúng em thiết kế với chủ đề du lịch Hà Nội gồm 5 nội dung chính là: 1.Các chùa ở Hà Nội 2.Các Bảo tàng ở Hà Nội 3.Các công viên ở Hà Nội 4.Phố cổ Hà Nội 5.Ẩm thực Hà Nội Với 5 nội dung chính này chúng em mong muốn đem đến cho các du khách một cẩm nang du lịch trước khi đến Hà Nội. Bằng cách thiết kế đơn giản, dễ hiểu và đặc biệt là nêu bật được những nét văn hóa lâu đời của Hà Nội ngàn năm văn hiến. II.Nội dung trang Web II.1.Các chùa Hà Nội II.1.1.Chùa Bà Đá a.- LỊCH SỬ KIẾN TẠO NGÔI CHÙA Chùa Bà Đá hiện nay  tọa lạc tại số 3 Phố Nhà Thờ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước kia nơi này gọi thôn Tiên Thị (còn gọi thôn Tự Tháp hay Bảo Thiên Tự Tháp, thôn Hương Nghĩa), thuộc phường Bảo Thiên, Tổng Tiên Túc, Huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, Kinh Đô Thăng Long. Trong một tấm bia của chùa lại ghi “thuộc Tổng Thuận Mỹ, Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức Hà Nội”. Ngôi chùa thì vẫn nguyên vị trí tại một khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, danh tiếng của Thủ Đô Việt Nam. Theo những bia bảng, thuyền phả và khoa giáo lưu truyền lại, thì chùa này khởi đầu gọi là chùa Sùng Khánh, khai sáng từ năm Bính Thân (1056), niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 3, đời Vua Lý Thánh Tôn, (Vua thứ 3 triều đại nhà Lý Bát Điệp). Sau khi xây dựng chùa xong liền đúc quả chuông đồng rất lớn, tiếp đó thì Toà Tháp Bảo Thiên vĩ đại dựng lên cao ngất gần đất chùa (nơi xây tháp này thành chùa Bảo Thiên). Chùa Bà Đá trước và sau trải bao phen tang thương biến đổi, bị chiến tranh xâm lược tàn phá nhiều lần, nên các thứ kiến tạo quy mô nói trên, đều đã mất hết từ lâu. Trong khoảng thời gian niên hiệu Hồng Đức, Canh Dần 1470-1498 Mậu Ngọ) đời vua Lê Thánh Tôn, chùa chỉ còn là một ngôi am tranh. Khi nhân dân khai móng xây tường làm Chùa, bỗng thấy một pho tượng bằng đá hình dáng phụ nữ, dân chúng cho là Thánh Giáng, liền đưa lên thiết lập bàn thờ, xây chùa ngói để phụng sự, pho tượng này sau bị mai một. Đến thời kỳ cuối đời Lê Trịnh (Hiến Tôn – Trịnh Sâm 1767-1782). Khi đào đất xây tường làm lại ngôi chùa, hễ bức tường xây lên thì lại bị đổ, đào sâu xuống nữa, thì thấy pho tượng đá xuất hiện ra, như vậy người ra cho rằng: Tượng này linh thiêng. Sau khi hoàn thành công việc tu tạo thờ phượng, thập phương kéo đến lễ bái ngày càng đông đúc. Từ đấy có tên gọi là Chùa Bà Đá. Lại đến năm Bính Ngọ (1786), Quân Mãn Thanh phá huỷ ác liệt trước khi quân Vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long. Ngôi Chùa Bà Đá bị tiêu thổ, đất chùa bỏ hoang một thời gian. Trước kia phạm vi đất đai tự viện rất rộng, thừa dịp hoang phế người ra lấn chiếm mất nhiều, chỉ còn lại một khoảnh đất nhỏ. Viên quan  địa phương ra sức cho dân sở tại dọn sạch khu đất còn lại đó, thì lại tìm thấy pho tượng đá cũ chìm ngập dưới đất chỗ đống tro tàn, mà vẫn còn nguyên vẹn, nhân dân vui mừng, khởi tấm lòng thành tín, người hằng tâm, người hằng sản, gom góp nhau cất lại ngôi chùa nhỏ mới và sự sùng bái lại thịnh vượng hơn xưa. Năm Cảnh Thịnh nguyên niên (Quý Sửu – 1793). Tín đồ bản tự thỉnh được một vị cao tăng là Hòa Thượng Khoan Giai, từ Sơn Môn Hồng Phúc về chứng cảnh, xây dựng chùa  ngói tố hảo, đặt hiệu chùa  là Linh Quang Tự. Từ đấy về sau, qua nhiều lần mở mang, trùng tu, trùng tạo, trở thành cảnh già lam đồ sộ như ngày nay. b.- ĐẠO MẠCH LƯU TRUYỀN Cả một thời gian dài đăng đẵng, trải dài 737 năm trước năm 1793, không thấy nói có vị sư nào Trụ trì chùa này, như vậy Hòa Thượng Khoan Giai tức là vị sư tổ chùa Linh Quang (Bà Đá). Vậy Ngài Khoan Giai vốn là vị thứ V và là đệ tử sư tổ Bản Lai Tính Chúc, Đạo Chu Thuyền Sư, Tổ thứ IV phái Thuyền Tào Động, ở chốn Tổ Hồng Phúc (Chùa Hoè Nhai) Hà Nội. Kể từ vị thủy tổ khai tôn là Đức Thủy Nguyệt thuyền sư (cuối thế kỷ thứ XVI) trở xuống. Về lịch đại truyền đăng chùa Linh Quang, đến năm Mậu Thân (1968) thì kết thúc đời trụ trì cuối của hai pháp phái thuyền tôn này. Mô tả Chùa Bà Đá được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn. Trong chùa có nhiều tượng gỗ. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhưng hiện diện cả hai hệ ý thức tín ngưỡng Phật giáo và Thiên chúa giáo. Chùa vốn là trường sở của Lâm Tế tông; hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong chùa có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Tại chùa hàng năm vẫn thường xuyên là nơi tổ chức các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trước kia trong chùa có Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời) được coi là một trong tứ khí của Hà Nội. II.1.2.Chùa Một Cột Lịch sử Chùa được xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm 1049. Chùa chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, nhà vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)". Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa đời nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ...". Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955 do kiến-trúc-sư Nguyễn Bá Lăng đảm-nhiệm. Không gian chung quanh Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa con gái vua Đinh Tiên Hoàng, có một cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê. Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958. Địa Chỉ Chùa Diên Hựu, người ta thường gọi là Chùa Một Cột, Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, Huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng Thành, Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, Quận Ba Đình, Hà Nội. Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết: Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan. Tạm dịch: Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục, Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang. Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962. Trong quan niệm của người quân tử, hoa sen là thứ tượng trưng cho những gì cao quý nhất. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị, nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết của hiền nhân, nơi nào có hồ sen thì đấy là nơi thanh tịnh. Hoa sen để chỉ những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần mà không bị danh lợi ràng buộc, cám dỗ. Chùa Một Cột là một tác phẩm nghệ thuật tuy đơn giản nhưng lại thể hiện một cách trọn vẹn tâm linh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Chùa Một Cột gồm một ngôi chùa nhỏ được gọi là Liên Hoa Đài (đài Hoa Sen), mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên một cột hình trụ xây giữa hồ vuông. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên cột vươn cao lên khỏi mặt nước trồng toàn sen. Vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen. Bên trong chùa có một bàn thờ, thờ tượng phật Quan Âm Bồ Tát, xây dựng và bảo tồn đúng như giấc mộng của vua Lý Thái Tông cách đây ngót 1000 năm trước.     Ngay bên cạnh chùa có một cây đặc biệt, đấy là cây Bồ Đề, được chiết từ gốc cây Bồ Đề mà Đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2-1958, tổng thống Ấn Độ trực tiếp tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong dịp người sang thăm. Xung quanh Chùa Một Cột là một quần thể quan trọng và thiêng liêng của quốc gia, nơi có Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, vườn Bách Thảo…   Hằng ngày, nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc và khách quốc tế về đây thăm viếng Người nằm trong lăng, thăm nơi ở của Người… và thăm chùa Một Cột, chùa đi ra từ trong giấc mộng của vua đời Lý. II.1.3.Chùa Láng Nằm ở phía tây kinh thành Thăng Long xưa, chùa Láng (còn gọi là Chiêu Thiền Tự, chùa Cả) hiện lên uy nghi mà thanh thoát, nhẹ nhàng giữa những thửa ruộng xanh mướt mát hiếm hoi còn được người dân làng Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) gắng gìn giữ lại để trồng loại húng đặc trưng với mùi thơm quyến rũ không đâu có được của làng.Chùa được xây cất từ đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) để thờ chư Phật, thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông. Tám thế kỷ đã trôi qua, diện mạo cũng đã thay đổi nhiều sau những lần sửa chữa, tu bổ nhưng ngôi chùa vẫn tọa lạc ở đó và bố cục nhịp nhàng, cân đối của quần thể kiến trúc vẫn giữ được những nét cơ bản. Diện mạo ngôi chùa mà chúng ta thấy ngày nay là từ lần trùng tu khoảng giữa thế kỷ XIX. Cảnh quan rộng lớn, phong phú, đẹp đẽ với các bộ phận kiến trúc mỹ thuật bắt đầu ngay từ cổng vào. Cổng vào chùa là một hàng cột bốn hoa biểu bằng gạch xây với 3 mái cong thanh thoát. Hàng cột vuông vức vươn cao, cao nhất trong quần thể, tạo ra vẻ uy nghi. Đặc biệt, 3 mái cong không phủ lên đỉnh cột mà là gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai bên kia. Qua cổng chùa, trải ra một vạt sân gạch, giữa sân là một sập đá, chỗ mà trước kia mỗi khi mở hội được dùng làm nơi chồng đòn kiệu, cuối sân là cửa tam quan. Từ đây, một đường thần đạo hai bên có tường hoa dẫn tới nhà Bát Giác là nơi đặt tượng thánh khi làm lễ dâng hoa ngày hội. Qua nhà Bát Giác là chùa chính với tiền đường, trung đường, thiêu hương và thượng điện. Ngoài ra, còn có hai dãy dải vũ, nhà chuông, nhà khách, khu thờ tổ, thờ Mẫu và vườn tháp mộ tạo nên không gian kiến trúc vừa bề thế vừa thoáng đãng, giữ cho các khối kiến trúc xây dựng có một quan hệ tương xứng, cân đối. Nhưng do mới làm lại vào giữa thế kỷ XIX nên chùa Láng không còn giữ được nhiều di vật cổ. Cách bài trí cũng không có gì đặc biệt, ngoài hai điểm đáng lưu ý là dưới mái hành lang có hai dãy động thập điện đắp khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở âm ty để răn đe kẻ gian ác. ở hậu cung, ngoài các pho tượng Phật thông thường ra, có đặt tượng vua Lý Thần Tông và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tượng vua bằng gỗ, tượng thiền sư bằng mây đan, ngoài có phủ sơn. Sự có mặt của hai pho tượng này bắt nguồn từ truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vua không có con nên sau truyền ngôi cho chính người con trai đó của Sùng Hiền Hầu, trở thành vua Lý Thần Tông (1116-1138). Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của ông là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hàng năm, chùa tổ chức lễ thánh là ngày giỗ của thiền sư Từ Đạo Hạnh vào dịp 26-9 âm lịch và ngày hội chùa vào 7-3 âm lịch với nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi ca hát truyền thống dân gian,... Nơi đây đã trở thành trung tâm bảo tồn và sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa, nghệ thuật rất lâu đời và quý báu của thủ đô. II.2.Phố cổ Hình ảnh mái ngói chồng chéo nhau, tường rêu, các dãy cột gỗ cổ phía trước những ngôi nhà hai gian với cửa sổ trang trí hài hoà … Đó chính là hồn của phố cổ Hà Nội, di sản văn hoá “ Hà Nội - một nghìn năm Thăng Long” mà các thành phố hiện đại không thể có. Khi nói đến phố cổ Hà Nội, chúng ta phải kể đến mạng lưới không gian đô thị với hệ thống các phố nhỏ, ngõ hẹp tiếp nối những đường quanh tự nhiên được chia theo chiều thẳng đứng của thành phố. Các ngôi nhà được xây dọc hình ống với mái ngói rêu gồ ghề bao phủ với nhiều vẻ trang nhã mang đậm tính truyền thống Việt Nam. Đặc trưng tiêu biểu của phố cổ là các phố và ngõ dài được tạo giống như hình răng lược. Tất cả các ngôi nhà hai bên đường đều theo kiểu “ nhà ống” với đặc điểm là trần nhà thấp, bề ngang hẹp nhưng lại rất dài và được sắp xếp cạnh nhau, nguồn gốc của nhà ở Việt Nam. Một mặt giống như một hình ống dài và hẹp, mặt kia đối diện với phố hoặc ngõ khác. Bố cục cũng tương tự như sau: Gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối vào đó là bếp và khu phụ. Phần lớn là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây dật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đấu ngộ nghĩnh. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ( vì các triều đại cũ cấm dân không được nhìn mặt vua, nhất là nhìn từ trên cao, khi vua ngự giá trên đường. Các phố được sắp xếp dựa trên những phường thủ công, phương thức sản xuất, tổ chức xã hội, thiết chế tín ngưỡng, văn hóa và thậm chí các phố còn được bố cục theo cách xây dựng, được liên kết bởi những vùng khác nhau trong cả nước nơi các phố xuất hiện sau các phường. Điều đó có nghĩa là một nhóm thợ thủ công tập hợp lại để tập trung sản xuất và thương mại trước khi phố và tên phố được hình thành. Vì vậy, đặc tính chung của nhiều phố cổ Hà Nội là các phố bắt đầu với từ tiếng Việt “ Hàng”, được gắn theo sau bởi một từ chỉ một nghề nào đó, ví dụ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc,.. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nhiều phố với những tên bắt đầu với từ Hàng đã có những tên phố bị đổi, trong khi đó một số phố khác vẫn giữ lại được sự nguyên vẹn như một giá trị đặc biệt của Thăng Long Hà Nội cổ kính. Từ phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm, du khách có thể tản bộ dọc Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường để tới chợ Đồng Xuân. Bên cạnh chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã, hàng năm cứ đến thời điểm tết Trung thu thì cả phố Hàng Mã luôn tràn ngập thị trường đồ chơi nhiều màu sắc cho trẻ em. Đi bộ từ cuối Hàng Mã thẳng đến phố Hàng Chiếu( là phố chuyên bán chiếu),đầu phố khác bắt đầu là Ô Quan Chưởng (Cổng Đông Hà) - một di tích còn tương đối nguyên vẹn của 36 phố cổ. Phố Hàng Bạc, bên trong phố cổ Hà Nội, là trung tâm của các thợ vàng bạc và thợ kim hoàn tạo ra những đồ trang sức đẹp và công phu, nổi tiếng ở trong cũng như ngoài nước. Trong mắt của hầu hết du khách, phố cổ Hà Nội là di sản hiếm có, một thực thể sống còn sót lại qua nhiều thử thách của thời gian. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan sát thấy phố cổ là nét đẹp quyến rũ của Hà Nội; nếu nó không tồn tại thì Hà Nội sẽ mất đi vẻ đẹp hấp dẫn mà không nơi đâu có được. Ở Việt Nam, ngoài Hội An, chỉ có Hà Nội là còn giữ được một số ngôi nhà cổ. Do khí hậu, thời tiết, chất liệu, nguyên vật liệu xây dựng và do cả chiến tranh, diện mạo của khu phố cổ như hiện thấy chỉ có từ cuối thế kỷ XIX. Nhưng theo các nguồn sử liệu khác nhau thì khu phố này đích thực là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập, tức là đã có tới gần ngàn năm tuổi. Nói về địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn là trục Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ. Trước khi người Pháp đến, các phố đều chung một dáng dấp, chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của mặt hàng sản xuất hay kinh doanh tại những nơi đó: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ... Tất cả các ngôi nhà hai bên đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâu có khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục cũng tương tự như sau: Gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hòn non bộ, thả cá vàng), quanh sân là các cây cảnh, giàn hoa. Gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối vào đó là khu phụ. Phần lớn là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn, với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây dật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đấu ngộ nghĩnh. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ (vì các triều đại cũ cấm  dân không được nhìn mặt vua, nhất là nhìn từ trên cao, khi vua ngự giá trên đường). Nhà ống ở khu phố cổ Hà Nội bé nhỏ, bình dị, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Người mua kẻ bán vào mọi thời điểm, đem lại cảnh tượng tấp nập và nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính là tổng thể do người xưa đã sắp xếp thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa mà tồn tại, sinh sôi... Bên cạnh các nhà ống còn phải kể tới các đình chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này trước hết là các nơi thờ của các làng thôn phường cũ, như đình 38 Hàng Đường là của làng Đức Môn, một làng mà phố Hàng Đường chạy qua nay là chùa Huyền Thiên. 54 Hàng Khoai là chùa của làng cùng tên, nay là đất đai phố Hàng Khoai. Các công trình đó phản ánh gốc gác của cư dân kinh thành từ nhiều nơi khác về làm ăn, như đình Hoa Lộc 90 Hàng Đào là của phường nhuộm màu ở Đan Loan (Hải Hưng) lập ra, đình Tú Đình Thị 2A ngõ An Thái là nơi thờ tổ nghề thêu dân làng thêu Quất Động (Hà Tây) dựng nên... Mặt khác, sự tồn tại của các đình miếu còn là bằng chứng về tâm linh người Hà Nội cũ. Bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Hà Nội luôn luôn tìm cách hoà đồng với một thế giới tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang màu sắc huyền thoại, thiêng liêng, ở đó có thể giao hoà cùng với quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.Ngày nay, qua các biến động của lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ có biến dạng, nơi ít nơi nhiều, song bóng dáng của thời xưa dù chỉ là của thế kỷ XIX song cũng đã là dư trăm tuổi vẫn còn lưu lại ở dăm căn nhà này, ở vài đoạn phố kia và đặc biệt ở cái không gian văn hoá vẫn đậm đà hương vị cổ. Cho nên, khu phố cổ với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn, những con đường ăm ắp người đi, những đền chùa mái cong mềm mại, lại còn cả những không gian, cây xanh mượt mà và ngọt ngào hương... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp chỉ thành phố Hà Nội mới có.Từ cuối những năm 80 thế kỷ XX, khi có chính sách đổi mới, đời sống kinh tế được cải thiện, việc buôn bán phát triển, rất nhiều nhà trong khu phố cổ bị sửa chữa và xây lại với kết cấu cột sàn bê tông ba, bốn tầng làm mất dần vẻ đẹp kiến trúc cổ kính truyền thống.Khu phố cổ Hà Nội vẫn là một "kỷ niệm" mà người xưa gửi cho người ngày nay để rồi truyền lại cho đời sau. Chính quyền thành phố đang có những dự án để bảo vệ và tôn tạo quỹ đô thị quý hiếm này. II.2.1.Phố Hàng Gai Ở Việt Nam, ngoài Hội An, chỉ có Hà Nội là còn giữ được một số ngôi nhà cổ. Do khí hậu, thời tiết, chất liệu, nguyên vật liệu xây dựng và do cả chiến tranh, diện mạo của khu phố cổ như hiện thấy chỉ có từ cuối thế kỷ XIX. Nhưng theo các nguồn sử liệu khác nhau thì khu phố này đích thực là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập, tức là đã có tới gần ngàn năm tuổi. Nói về địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn là trục Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ. Trước khi người Pháp đến, các phố đều chung một dáng dấp, chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của mặt hàng sản xuất hay kinh doanh tại những nơi đó: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ... Tất cả các ngôi nhà hai bên đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâu có khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục cũng tương tự như sau: Gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hòn non bộ, thả cá vàng), quanh sân là các cây cảnh, giàn hoa. Gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối vào đó là khu phụ. Phần lớn là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn, với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây dật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đấu ngộ nghĩnh. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ (vì các triều đại cũ cấm  dân không được nhìn mặt vua, nhất là nhìn từ trên cao, khi vua ngự giá trên đường). Nhà ống ở khu phố cổ Hà Nội bé nhỏ, bình dị, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Người mua kẻ bán vào mọi thời điểm, đem lại cảnh tượng tấp nập và nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính là tổng thể do người xưa đã sắp xếp thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa mà tồn tại, sinh sôi... Bên cạnh các nhà ống còn phải kể tới các đình chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này trước hết là các nơi thờ của các làng thôn phường cũ, như đình 38 Hàng Đường là của làng Đức Môn, một làng mà phố Hàng Đường chạy qua nay là chùa Huyền Thiên. 54 Hàng Khoai là chùa của làng cùng tên, nay là đất đai phố Hàng Khoai. Các công trình đó phản ánh gốc gác của cư dân kinh thành từ nhiều nơi khác về làm ăn, như đình Hoa Lộc 90 Hàng Đào là của phường nhuộm màu ở Đan Loan (Hải Hưng) lập ra, đình Tú Đình Thị 2A ngõ An Thái là nơi thờ tổ nghề thêu dân làng thêu Quất Động (Hà Tây) dựng nên... Mặt khác, sự tồn tại của các đình miếu còn là bằng chứng về tâm linh người Hà Nội cũ. Bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Hà Nội luôn luôn tìm cách hoà đồng với một thế giới tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang màu sắc huyền thoại, thiêng liêng, ở đó có thể giao hoà cùng với quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.Ngày nay, qua các biến động của lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ có biến dạng, nơi ít nơi n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7949.doc
Tài liệu liên quan