BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM DUY NGHĨA
XÂY DỰNG WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN
TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT
TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa
học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Trọng Tín
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được sự g
150 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp đỡ, động
viên của rất nhiều người, là nguồn khích lệ lớn lao đã giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Lê Trọng Tín.
Thầy đã rất tận tình góp ý chuyên môn, vạch ra định hướng, ý tưởng,
động viên tôi trong những lúc khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quí thầy cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư
phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh
trường THPT Phú Ngọc, THPT Điểu Cải, THPT Nguyễn Hữu Cảnh và
các thầy cô đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
nghiệm sư phạm.
Tôi xin hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và
bạn bè. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận
văn này.
Phạm Duy Nghĩa
3
MỤC LỤC
5TMỤC LỤC5T .................................................................................................... 3
5TMỞ ĐẦU5T ..................................................................................................... 11
5TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI5T ............. 15
5T1.1.5T 5TLịch sử vấn đề nghiên cứu5T ................................................................ 15
5T1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học5T ....................................................... 17
5T1.2.1. Phương pháp dạy học5T ........................................................................................ 17
5T1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học5T ........................................................ 17
5T1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [9]5T ............................................... 18
5T1.2.4. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [24]5T .......................... 19
5T1.2.5. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT5T ............................................................ 20
5T1.2.6. Công nghệ thông tin và truyền thông với dạy học Hóa học [38]5T ......................... 21
5T1.3. Tự học qua mạng và lợi ích5T ................................................................. 26
5T1.3.1. Khái niệm tự học5T ............................................................................................... 26
5T1.3.2. Tự học qua mạng5T............................................................................................... 26
5T1.3.3. Lợi ích của tự học qua mạng5T ............................................................................. 27
5T1.4. Website5T ................................................................................................. 28
5T1.4.1. Khái niệm website [57]5T ..................................................................................... 28
5T1.4.2. Các phần mềm thiết kế website5T ......................................................................... 30
5T1.5. Thực trạng sử dụng web trong dạy học hóa học ở một số trường
THPT tỉnh Đồng Nai5T .................................................................................. 41
5T1.6. Vài nét về trường THPT Phú Ngọc tỉnh Đồng Nai5T ............................ 46
5T1.6.1. Một vài nét về trường THPT Phú Ngọc5T ............................................................. 46
5T1.6.2. Tình hình học sinh và giáo viên bộ môn Hóa học của trường5T ....................... 47
5T óm tắt chương 15T .................................................................................... 48
5TChương 2: XÂY DỰNG WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ,
CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN5T ........................................................................ 49
4
5T2.1. Tổng quan về chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn5T ................................................ 49
5T2.1.1. Chương Nguyên tử5T ............................................................................................ 49
5T2.1.2. Chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn5T.............. 54
5T2.2. Mục đích thiết kế website5T .................................................................... 59
5T2.3. Yêu cầu và nguyên tắc kế website5T ....................................................... 59
5T2.3.1. Yêu cầu5T ............................................................................................................. 59
5T2.3.2. Nguyên tắc5T ........................................................................................................ 59
5T2.4. Quy trình thiết kế website5T ................................................................... 62
5T2.5. Cấu trúc của website5T ........................................................................... 64
5T2.6. Nội dung của website5T ........................................................................... 65
5T2.6.1. Trang chủ5T .......................................................................................................... 65
5T2.6.2. Trang “Bài học”5T ................................................................................................ 74
5T2.6.3. Trang “Bài tập”5T ................................................................................................. 85
5T2.6.4. Trang “Thi – Kiểm tra”5T ..................................................................................... 87
5T2.6.5. Trang “Lịch sử hóa học”5T ................................................................................... 90
5T2.6.6. Trang “Hóa học vui”5T ......................................................................................... 91
5T2.6.7. Trang “Phim tài liệu”5T ........................................................................................ 92
5T2.6.8. Trang “Thảo luận”5T ............................................................................................ 94
5T2.6.9. Trang “Liên hệ”5T ................................................................................................ 95
5T2.7. Sử dụng Website đã thiết kế để nâng cao chất lượng dạy học5T .......... 96
5T2.7.1. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng Website5T ............................................ 96
5T2.7.2. Sử dụng Website để nâng cao chất lượng dạy học5T ............................................. 99
5T óm tắt chương 25T .................................................................................. 101
5TChương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5T ............................................... 102
5T3.1. Mục đích thực nghiệm5T ....................................................................... 102
5T3.2. Nội dung thực nghiệm5T ....................................................................... 102
5T3.4. Tiến hành thực nghiệm5T ..................................................................... 104
5T3.5. Kết quả thực nghiệm5T ......................................................................... 106
5
5T3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính5T ............................................................. 106
5T3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng5T .......................................................... 111
5T óm tắt chương 35T .................................................................................. 125
5TKẾT LUẬN5T ............................................................................................... 127
5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T ........................................................................ 134
5TPHỤ LỤC5T .................................................................................................. 138
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
kdt : Đại lượng kiểm định t (Student) tính theo công thức
α,kt : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
5TUBảng 1.1. Thống kê số lượng 55 GV tham gia điều traU5T .......................................... 41
5TUBảng 1.2. Thống kê số lượng 172 HS tham gia điều traU5T ......................................... 41
5TUBảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của giáo viênU5T ....................... 41
5TUBảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của học sinhU5T ........................ 43
5TUBảng 3.1. Danh sách các cặp lớp TN – ĐCU5T .......................................................... 104
5TUBảng 3.2. Danh sách GV nhận xét websiteU5T .......................................................... 106
5TUBảng 3.3. Nhận xét của GV về websiteU5T ................................................................ 107
5TUBảng 3.4. Nhận xét của HS về websiteU5T ................................................................ 108
5TUBảng 3.5. Điểm bài kiểm tra lần 1U5T ....................................................................... 111
5TUBảng 3.6. Điểm bài kiểm tra lần 2U5T ....................................................................... 112
5TUBảng 3.7. Tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm traU5T .................................................... 113
5TUBảng 3.8. Phân phối tần số 2 bài kiểm traU5T ............................................................ 114
5TUBảng 3.9. Phân phối tần suất 2 bài kiểm traU5T ......................................................... 114
5TUBảng 3.10. Bảng phân phối tần suất lũy tích 2 bài kiểm traU5T .................................. 114
5TUBảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm traU5T ...................................... 119
5TUBảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm traU5T............................ 123
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
5TUHình 1.1. Giao diện Macromedia Dreamweaver 8U5T ................................................. 31
5TUHình 1.2. Giao diện Macromedia Flash Professonal 8U5T............................................ 33
5TUHình 1.3. Giao diện Macromedia Flash Professonal 8U5T............................................ 33
5TUHình 1.4. Giao diện Tester 1.0U5T ............................................................................... 35
5TUHình 1.5. Giao diện Sothink SWF Quicker 4.5U5T ...................................................... 36
5TUHình 1.6. Giao diện Math Type 6.0U5T ....................................................................... 37
5TUHình 1.7. Giao diện CuteFTP 8.0 ProfessionalU5T....................................................... 39
5TUHình 1.8. Giao diện Ultra Video Splitter 5.2U5T .......................................................... 40
5TUHình 2.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo KirkpatrickU5T .......................................... 64
5TUHình 2.2. Sơ đồ cấu trúc website “www.hoahoc.somee.com”U5T ................................ 64
5TUHình 2.3. Giao diện trang chủ websiteU5T ................................................................... 67
5TUHình 2.4. Giao diện Form ý kiến đóng gópU5T ............................................................ 68
5TUHình 2.5. Giao diện thẻ Advance trong DreamweaverU5T ........................................... 69
5TUHình 2.6. Giao diện thanh Toolbar trong DreamweaverU5T ......................................... 70
5TUHình 2.7. Giao diện Menu InsertU5T ............................................................................ 70
5TUHình 2.8. Giao diện trang chủ khi hoàn thànhU5T ........................................................ 71
5TUHình 2.9. Giao diện nội dung của trang chủU5T ........................................................... 71
5TUHình 2.10. Giao diện thẻ New DocumentU5T .............................................................. 72
5TUHình 2.11. Giao diện thanh PropertiesU5T ................................................................... 74
5TUHình 2.12. Giao diện trang Bài họcU5T ........................................................................ 75
5TUHình 2.13. Mô hình nguyên tửU5T ............................................................................... 75
5TUHình 2.14. Mô hình nguyên tửU5T ............................................................................... 76
5TUHình 2.15. Cách tạo một Layer guideU5T .................................................................... 76
5TUHình 2.16. Cách vẽ một đường dẫnU5T........................................................................ 77
5TUHình 2.17. Mô hình nguyên tử khi hoàn thànhU5T ....................................................... 77
5TUHình 2.18. Giao diện sơ đồ phân bố electron vào các obitan nguyên tửU5T ................. 78
9
5TUHình 2.19. Layer đầu tiên trong phần mềm orbitanU5T ................................................ 79
5TUHình 2.20. Giao diện thanh PropertiesU5T ................................................................... 79
5TUHình 2.21. Giao diện phần mềm khi hoàn thànhU5T .................................................... 80
5TUHình 2.22. Các ô nguyên tố khi hoàn thànhU5T ........................................................... 82
5TUHình 2.23. Giao diện Bảng tuần hoàn khi hoàn thànhU5T ............................................ 83
5TUHình 2.24. Giao diện bảng tuần hoàn khi hoạt độngU5T ............................................... 84
5TUHình 2.25. Giao diện bảng tuần hoàn hoàn chỉnhU5T ................................................... 85
5TUHình 2.26. Giao diện trang Bài tậpU5T ........................................................................ 86
5TUHình 2.27. Giao diện phần Video dạy học trong trang Bài tậpU5T ............................... 87
5TUHình 2.28. Giao diện trang Thi – Kiểm traU5T ............................................................. 88
5TUHình 2.29. Giao diện soạn câu trắc nghiệm của Tester 1.0U5T ..................................... 89
5TUHình 2.30. Câu hỏi khi hoàn chỉnhU5T ........................................................................ 89
5TUHình 2.31. Giao diện trang Lịch sử hóa họcU5T ........................................................... 91
5TUHình 2.32. Giao diện trang Hóa học vuiU5T ................................................................. 92
5TUHình 2.33. Giao diện trang Phim tài liệuU5T ................................................................ 93
5TUHình 2.34. Video được up lên YoutubeU5T.................................................................. 94
5TUHình 2.35. Giao diện trang Thảo luậnU5T .................................................................... 94
5TUHình 2.36. Giao diện Forum Thảo luậnU5T .................................................................. 95
5TUHình 2.37. Giao diện trang Liên hệU5T ........................................................................ 95
5TUHình 2.38. Giao diện Form Ý kiến của bạn trên trang web WufooU5T ......................... 96
5TUHình 3.1. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1U5T .......................... 115
5TUHình 3.2. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2U5T .......................... 116
5TUHình 3.3. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3U5T .......................... 116
5TUHình 3.4. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4U5T .......................... 117
5TUHình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN5 và ĐC5U5T .......................... 117
5TUHình 3.6. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN6 và ĐC6U5T .......................... 118
5TUHình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN7 và ĐC7U5T .......................... 118
5TUHình 3.8. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN8 và ĐC8U5T .......................... 119
10
5TUHình 3.9. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1U5T ...................... 120
5TUHình 3.10. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2U5T .................... 120
5TUHình 3.11. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3U5T .................... 121
5TUHình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4U5T .................... 121
5TUHình 3.13. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN5 và ĐC5U5T .................... 122
5TUHình 3.14. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN6 và ĐC6U5T .................... 122
5TUHình 3.15. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN7 và ĐC7U5T .................... 123
5TUHình 3.16. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN8 và ĐC8U5T .................... 123
11
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang
diễn ra như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình
thành và phát triển rất nhanh. Việt Nam còn là một nước đang phát triển, nguồn
nhân lực trình độ cao còn thiếu và yếu. Vì vậy, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
có trình độ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng
cao, yêu cầu đào tạo thế hệ học sinh trung học phổ thông đang tăng lên rất nhanh cả
về số lượng và chất lượng.
Trong những năm qua, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục – đào tạo
của nước ta đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã
hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về
phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong
các trường phổ thông chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ
hoạt động tích cực, chủ động của trò. Việc dạy và học chủ yếu đều gắn liền với sách
giáo khoa và bảng trắng, thiếu trực quan sinh động, nhiều nội dung còn trừu tượng,
khó hiểu, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngành giáo dục đang áp
dụng nhiều biện pháp nhằm thay đổi cách học và cách dạy, khuyến khích sử dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và
học tập của học sinh, giúp học sinh có nguồn tư liệu phóng phú và trực quan để tìm
hiểu và học tập.
Ngoài ra, hiện nay với hình thức kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc
nghiệm khác quan đòi hỏi học sinh phải có tính thần học tập chủ động, dựạ vào
những nguồn tài liệu sẵn có, thuận tiện, trực quan, đáng tin cậy. Trong khi đó, hiện
nay nguồn tư liệu học tập trên mạng tuy phong phú nhưng còn dàn trải, chưa tập
trung, nguồn tài liệu chưa được phân loại phù hợp với việc học tập của học sinh.
Chưa có website nào thật sự thuận tiện cho công việc học tập của học sinh.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG WEBSITE
CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO
12
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC” nhằm tạo ra nguồn tài liệu trực quan, sinh động, thuận
tiện cho học sinh học tập, ôn tập, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập, tạo
bước tiền đề quan trọng trong việc gây hứng thú học tập, rèn luyện năng lực học tập
cho học sinh khi mới bước vào cấp học mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng website phục vụ việc dạy và học chương nguyên tử, chương bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để nâng cao
chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu:
Việc xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản để phục vụ học tập.
− Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ của đề tài
− Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
− Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 10 cơ bản.
− Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng các trang web vào dạy và học bộ
môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
− Nghiên cứu các phần mềm và cách sử dụng các phần mềm để xây dựng
website.
− Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 (cơ bản).
− Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
− Tổng kết đề tài nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
− Xây dựng Website “chương Nguyên tử, chương Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 (cơ bản) trung học phổ thông.
− Địa bàn nghiên cứu thử nghiệm Website: Trường THPT Phú Ngọc, THPT
Điểu Cải, THPT Nguyễn Hữu Cảnh tỉnh Đồng Nai.
− Thời gian nghiên cứu: học kì I năm học 2010 – 2011.
13
6. Giả thuyết khoa học
Nếu website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học và định luật tuần hoàn cho học sinh lớp 10 (cơ bản) trung học phổ thông được
xây dựng tốt, có nội dung đầy đủ, hấp dẫn, giao diện đẹp sẽ kích thích hứng thú học
tập, hỗ trợ tốt cho học sinh tự học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đem lại
lợi ích cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động
học tập và có nguồn tư liệu học tập sinh động.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
− Đọc và nghiên cứu tài liệu.
− Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hóa trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
− Điều tra tình hình thực tiễn về việc sử dụng website vào dạy và học.
− Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
− Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả
điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
− Sử dụng các phần mềm và công thức để xử lý kết quả thực nghiệm.
8. Những đóng góp mới của đề tài
− Sử dụng công nghệ thông tin xây dựng các bài học dưới dạng website, làm
nguồn tư liệu hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá
nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
− Website còn cung cấp nhiều thông tin lí thú và bổ ích, giúp học sinh yêu
thích và có hứng thú với môn hóa học, tạo mối liên hệ giữa học và hành, ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
− Website giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy
chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định
luật tuần hoàn.
14
− Tăng cường thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh qua việc trao đổi,
thảo luận trên Website và qua Email.
15
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển của Internet chỉ cần tìm trên mạng là đã có rất
nhiều các website về hoá học nhưng chủ yếu đều là tiếng Anh, điều này gây trở ngại
lớn trong việc tìm kiếm tri thức của HS phổ thông. Các website của các trường
THPT phần lớn 10Tmới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường,
trợ giúp phụ huynh theo dõi điểm số của HS,… mà không có các dịch vụ liên quan
đến học trực tuyến. 10TMột số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các
website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi HS phải biết chọn lọc
thông tin để tiếp nhận nếu không sẽ rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại
đói kiến thức. Trên mạng có rất nhiều e- book nhưng chủ yếu là kênh chữ, ít sinh
động.
Bên cạnh đó, số lượng đề tài về nghiên cứu thiết kế website tự học trong các
khóa luận và luận văn tốt nghiệp đến nay chưa nhiều. Sau đây là một số khoá luận
và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và
ĐHSP Hà Nội:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục môi
trường trong môn Hóa ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
3. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho
việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no
mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng
cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập
chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và
Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
16
6. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver
MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong
việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu
huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
8. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và
Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học
của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP TP.HCM.
9. Lương Công Thắng (2006), Lập website bằng phần mềm Dreamweaver về
những thí nghiệm lượng nhỏ của hóa học hữu cơ được thiết kế bằng phần mềm
Peowerpoint, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
10. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương
Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
11. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương trình
hóa hoc lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
12. Ngô Thị Phương Bích (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương nhóm oxy lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
13. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa
hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
14. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn
hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TP.HCM.
15. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh
các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường THPT, Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
16. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học
ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
17. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực
17
tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
Các website này đều có điểm chung là giúp GV và HS có một công cụ dạy
hiệu và học quả, giúp nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù vậy, còn tồn tại một số
vấn đề sau:
− Tư liệu học tập còn chưa phong phú.
− Các bài học chưa phân rõ mục lục để thuận tiện tìm kiếm trong quá trình học.
− Phần bài tập còn ít, chưa phân loại bài tập và các bài mẫu hướng dẫn học
sinh.
− Chưa có bài tập trắc nghiệm để học sinh ôn tập kiến thức.
− Hình ảnh, các đoạn phim minh họa còn chưa phong phú và thuận tiện.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học
1.2.1. Phương pháp dạy học
Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều [4], PPDH là một trong những thành tố quan
trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực
hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc hay không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH
của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà
giáo dục quan tâm.
PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người
học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống
nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
PPDH theo nghĩa rộng bao gồm:
+ Phương tiện dạy học.
+ Hình thức tổ chức dạy học.
+ PPDH theo nghĩa hẹp.
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới trong phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các
chị thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chị thị số 14 (4-1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của
18
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho HS” [17].
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.
1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [9]
− Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”,
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào
những tình huống thực tế của đời sống, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm
thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được
kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó,
không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng
tạo.
− Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kỹ năng thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ
được nâng lên gấp bội.
− Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợ._.p tác
giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận,
tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ,
qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu
biết và kinh nghiệm sống của thầy cô giáo.
− Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
19
Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích cực, GV
phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên
quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá
lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho
sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.
Nhìn chung từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn
đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm
lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
yêu cầu của chương trình.
1.2.4. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [24]
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu,
thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau. Sau đây là
một số xu hướng đổi mới cơ bản:
− Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái
hiện sang sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo.
− Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp
học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời.
− Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc
sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hoá kiến thức sang lối học coi trong
việc vận dụng kiến thức.
− Cá thể hoá việc dạy học.
− Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy
học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học.
− Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn
thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng
nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học.
− Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự
20
phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
1.2.5. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của CNTT.
CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho
quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nó thâm nhập và chi
phối hầu hết các lĩnh vực trong xã hội và là một trong các động lực quan trọng nhất
của sự phát triển. Trong giáo dục – đào tạo, việc đổi mới PPDH bằng cách sử dụng
CNTT đang là một xu thế của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành
chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi
nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI do ảnh hưởng của ICT”.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà
nước rất coi trọng. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo
dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của chính phủ về chương
trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết trung ương 2
khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của
Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 – 2010,…
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII)
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu
cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình
dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS” [13].
Nghị quyết được cụ thể hóa bằng chỉ thị 58 – CT/TW (17/10/2000) của Bộ
Chính trị, trong đó nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác
giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào
tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”.
Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã quyết định chọn
năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài
chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo bước đột phá về
21
ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong
những năm tiếp theo. Chỉ thị cũng nêu rõ “CNTT là một phương tiện để tiến tới một
xã hội hóa học tập”. Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức
đưa chỉ tiêu thi đua về ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu
dương các cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có đóng góp tích cực về ứng dụng
CNTT trong giáo dục.
Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT và đánh giá xếp hạng website của các cơ
sở giáo dục.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị
55/2008/CT–BGDĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 (30/09/2008).
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình
thức dạy học. Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các
hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có
những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng
cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo
dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như
kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm
kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
1.2.6. Công nghệ thông tin và truyền thông với dạy học Hóa học [38]
1.2.6.1. Tổng quan về công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học
Công nghệ thông tin và truyền thông ICT (Information & Communication
technology) là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất đã, đang và sẽ xâm
nhập, làm thay đổi mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, giáo dục
dường như còn là lĩnh vực rất chậm thay đổi. Người ta dạy đủ mọi thứ chỉ với bảng
đen, phấn trắng, sách và vở. ICT còn xa lạ với nhiều thầy cô không những ở bậc
Tiểu học, Trung học mà ngay cả ở các trường đại học. Nguyên nhân gây ra sự chậm
đổi mới trong ngành Giáo dục không những vì thiếu máy tính, thiếu cơ sở hạ tầng
22
mà còn vì sự thiếu hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực ICT.
Hoá học là một khoa học của các biểu tượng. Tất cả các kết quả nghiên cứu
về các chất và sự biến đổi của chúng đều phải được biểu diễn dưới dạng các phương
trình phản ứng hoá học, các đồ thị, sơ đồ, biểu bảng,… Tất cả các biểu tượng đó đều
có thể được trình bày một cách trực quan nhờ ứng dụng ICT.
Chương trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên chu kì 3 nhằm mục đích
cung cấp cho các thầy, cô giảng dạy môn Hóa học những hiểu biết ban đầu về ICT,
có thể sử dụng trong dạy học, từ các thiết kế, trình diễn bài giảng Hóa học trên đa
phương tiện đến cách khai thác thông tin trên mạng Internet, trao đổi thông tin qua
Email. Các kĩ năng cơ bản làm việc với máy vi tính, sử dụng một số phần mềm như
MS Word, MS PowerPoint, ChemOffice, ISIS/DRAW nhằm nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn Hóa học.
1.2.6.2. Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông với dạy học hóa học
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính,
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua truyền
hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ
lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các
phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả
năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt
đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, chuyển từ “lấy giáo viên làm trung
tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều
có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy
học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình,
thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học
tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở
nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương
23
pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội
dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý
và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên cũng có nhiều
thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn
trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và
truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập,
cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò
chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ
động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản
thân mình.
1.2.6.3. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với
phương pháp giảng dạy truyền thống là:
− Tốc độ xử lí, truyền đạt thông tin rất lớn, tiết kiệm thời gian, công sức của
thầy và trò. Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video,
camera… với âm thanh, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo
kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác
quan.
− Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra
trong điều kiện nhà trường. Mô phỏng các khái niệm lí thuyết trừu tượng,
những thí nghiệm hoá học độc hại hoặc diễn ra quá nhanh hay quá chậm,
những thí nghiệm đòi hỏi lượng mẫu lớn như các nghiên cứu về phổ IR
(hồng ngoại), XRD (nhiễu xạ tia X), NMR (cộng hưởng từ hạt nhân)…
− Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những
công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh
vực khác nhau.
24
− Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai
thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu
để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và
sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
− Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy
luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật
mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông
trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi
trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực
tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết
học tập mới.
− Người học hứng thú hơn, tự chủ hơn về thời gian và không gian. Thiết lập
môi trường học tập mới gần hơn với môi trường làm việc tương lai của học
sinh. Rèn khả năng hợp tác cho học sinh, sinh viên không những ở trong
nước mà còn với các bè bạn nước ngoài qua Email.
− Giá các thiết bị ICT ngày càng giảm. Do vậy, ngày càng nhiều người có khả
năng sở hữu được một máy tính cá nhân và kết nối internet toàn cầu.
1.2.6.4. Một số khó khăn khi áp dụng ICT vào dạy học hóa học
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và
truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được
những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm
tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
− Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng
trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ
giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối
với phần nhiều bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều
nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều
kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn
25
cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt
bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần
phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến
thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và
các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học
sinh.
− Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên
vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn
né tránh. Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó
thay đổi, lối áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy
học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy
sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách
chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và
đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời
phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược
điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ
thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính
trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
− Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng
lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
− Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học
bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ.
− Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu;
sử dụng không thường xuyên. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo
viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công
nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
− Trở ngại về nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục và của giáo viên.
− Tình trạng hỗn loạn, không thể kiểm soát được của thông tin trên mạng
Internet.
26
− Giá các thiết bị ICT ngày càng giảm, nhưng vẫn còn cao so với thu nhập của
người Việt Nam.
1.3. Tự học qua mạng và lợi ích
1.3.1. Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là:
“…quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo
dục, đào tạo.”.
8T Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá
trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan
trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.
GS-TS Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ môi trường trả lời
thẳng vào câu hỏi về kinh nghiệm của riêng ông trong việc tự học: “Mỗi khi muốn
hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu mình phải viết một bài về vấn đề đó. Vậy là tôi
phải tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và phải đào sâu, nắm vững mới viết ra
mạch lạc được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các phụ lục tài liệu cho những chỗ
khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị chất vấn”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem
phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người
hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa
chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã
nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư
viện,… Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn,
các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học
đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.3.2. Tự học qua mạng
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT thì việc học qua mạng ngày càng
trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết. Với hình thức học này người học sẽ chủ động
tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân
tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm,…với sự hỗ trợ của máy tính và
27
mạng Internet.
1.3.3. Lợi ích của tự học qua mạng
Bill Gates, ông chủ tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: “Một trong những
điều kỳ diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính
Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phẳng,…
Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài
giảng lên Internet. Người học có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài
giảng, chủ đề…, thậm chí là những giáo sư danh tiếng để học tập mà không phải trả
tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới”.
Với tác động của Internet, môi trường dạy học đã thay đổi rất nhiều:
− Yếu tố thời gian không bị ràng buộc chặt chẽ, xuất hiện khả năng giáo dục
không đồng bộ.
− Yếu tố không gian sẽ không còn ràng buộc, xuất hiện các lớp học ảo có quy
mô lớn.
− Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu nữa. Người học phải
tìm cách truy tìm thông tin họ cần, đáng giá và xử lý thông tin để biến tri
thức qua giao tiếp.
− Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hóa.
− Mối quan hệ giữa người dạy và người học theo chiều dọc sẽ được thay thế
bởi mối quan hệ theo chiều ngang. Người dạy trở thành chuyên gia, hướng
dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động thích nghi. Nhóm trở
nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn và hợp tác.
− Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa
biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn
đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học
hỏi thêm. Dần dần, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát
triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
− Việc đánh giá không còn dựa nhiều vào thi cử như trước nữa, mà dựa vào
quá trình tiêu hóa tri thức, biểu hiện ở năng lực tiến hành nghiên cứu, thích
nghi, giao tiếp, hợp tác,…
28
− Sự khác biệt giữa các loại hình và cấp bậc giáo dục sẽ ít quan trọng hơn
trước đây vì giáo dục thường xuyên sẽ quan trọng nhất.
− Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp
dẫn, tiện dụng cho người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
− T
ự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một
khối lượng lớn thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi
so với việc tìm kiếm trên sách báo.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định
khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của
mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng
không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người
thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học
trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”
(Thủ tướng Phạm Văn Đồng-1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học
thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho HS
biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc chìa
khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
1.4. Website
1.4.1. Khái niệm website [57]
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường
chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet.
Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức
HTTP. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận
hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động).
− Lịch sử phát triển của internet và www
Vào cuối những năm 60, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tài trợ cho một nhóm sinh
viên từ nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu của Mỹ để tham gia chương trình
nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của
mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency – tên của tổ chức tài trợ chi
29
phí nghiên cứu cho chương trình này). Sau đó, mạng này được các trường Đại học
cùng nhau phát triển để trở thành một mạng chung cho các trường Đại học, gọi là
ARPAnet – ông tổ của Internet ngày nay. Ban đầu, mạng này được các trường Đại
học sử dụng, sau đó Quân đội cũng bắt đầu tận dụng, và cuối cùng Chính phủ Mỹ
quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thương mại và cộng đồng.
Mạng Internet ngày nay đã trở thành một mạng liên kết các mạng máy tính nội bộ
và các máy tính cá nhân trên khắp toàn cầu.
Cho đến ngày nay, mọi người đều công nhận rằng sự phát minh ra Internet là
một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ XX và sự phát
minh này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Sự ảnh hưởng của
Internet lên nền kinh tế thế giới, lên cuộc sống của mỗi người trên thế giới sẽ còn
tiếp tục trong nhiều năm tới, đặc biệt là ở các nước đang và chưa phát triển.
World Wide Web là một hệ thống siêu văn bản có thể liên kết nhiều loại văn
bản ở nhiều nguồn khác nhau. World Wide Web được một kỹ sư người Anh là Tim
Berners–Lee phát minh và hoàn thiện vào năm 1991. Xuất phát từ nhu cầu hệ thống
lại những ghi chép lộn xộn của mình, nhanh chóng tìm ra và liên kết được với
những tài liệu tham khảo tại bất cứ chỗ nào trên một văn bản, Tim Berners-Lee đã
phát minh ra một phần mềm trên một giao diện văn bản có thể tạo ra các liên kết với
các file dữ liệu trong máy tính của mình, sau đó phát triển tính năng này có thể liên
kết với bất cứ file dữ liệu nào trong các máy tính trên mạng Internet. Từ đó ra đời
khái niệm trang Web là một loại siêu văn bản có địa chỉ cụ thể và duy nhất, trên
trang web có thể đặt các liên kết tới các trang web khác một cách đơn giản và tiện
lợi. Tập hợp các trang web ở khắp nơi trên thế giới thông qua mạng Internet tạo
thành World Wide Web.
− Ưu thế của website so với sách giấy và sách điện tử (e–book):
+ Truy cập được mọi lúc, mọi nơi có máy tính và có kết nối internet.
+ Nhiều hình ảnh, phim minh họa rõ nét, hấp dẫn.
+ Khả năng lưu trữ lớn, có thể chứa rất nhiều thông tin, hình ảnh, phim,…
+ Có sự liên kết với các trang web học tập khác.
30
+ Có thể tạo ra sự tương tác học tập cao giữa thầy – trò, trò – trò, từ đó
việc học tập trở nên chủ động, sáng tạo, thầy trò có thể chia sẻ tài liệu một
cách dễ dàng và thuận tiện.
− Hạn chế:
Bên cạnh những mặt mạnh thì website cũng có những hạn chế của nó so với
sách in giấy và e–book như:
+ Website cần đưa lên mạng internet toàn cầu phải cần có hosting và domain,
nếu không tìm được các hosting và domain miễn phí thì phải mua và bảo
dưỡng thường xuyên.
+ Muốn truy cập được internet phải có máy tính và mạng internet, điều này hơi
bất tiện và khó khăn đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa và những
nơi chưa có internet.
+ Việc sử dụng hiệu quả hay không còn phụ thuộc và trình độ tin học của mỗi
người vì vậy cần tốn nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh cách sử dụng
internet cho thật hiệu quả.
1.4.2. Các phần mềm thiết kế website
1.4.2.1. Macromedia Dreamweaver 8
Dreamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và
quản lý các trang web. Dreamweaver cung cấp các công cụ phác thảo trang web cao
cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML) mà không cần viết các dòng
lệnh giúp chúng ta không biết lập trình web cũng có thể thiết kế được các trang web
động một cách dễ dàng, trực quan. Với Dreamweaver chúng ta có thể dễ dàng
nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks,
Shockwave, Generator, Authorwave vv...
Các tính năng biên soạn hình ảnh của Dreamweaver cho phép ta nhanh
chóng bổ sung các mã thiết kế và các tính năng vào các trang mà không cần viết
một dòng mã. Với Dreamweaver chúng ta có thể bổ sung các đối tưọng Flash mà
chúng ta trực tiếp tạo ra trong Dreamweaver như: Flash button, Flash Text, Flash
Movie.
Dreamweaver hỗ trợ rất mạnh việc đưa các tập tin Flash lên trang Web, cụ
thể ta có thể đưa tập tin SWF lên trang Web một cách dễ dàng và thuận tiện. Ngoài
31
ra chúng ta có thể tạo và chỉnh sửa hình ảnh trong Macromedia Firework, sau đó
nhập trực tiếp vào Dreamweaver và mã nguồn HTML tự động cập nhật.
Với Dreamweaver chúng ta có thể quản lý các Local và Remote site giúp cho
việc quản lý các trang web trong các site cục bộ và các website điều khiển từ xa có
thể đồng bộ. Ngoài ra Dreamweaver còn cho phép chúng ta chỉnh sửa trực tiếp
HTML. Với Quick Tag Editor chúng ta có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ
một HTML mà không cần thoát khỏi cửa sổ tài liệu. Chế độ soạn thảo trang web
bằng HTML giúp chúng ta có thể thiết kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML.
Dreamweaver còn hỗ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet giúp
chúng ta định dạng trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang web này.
Vùng làm việc của chương trình Deamweaver rất linh động và dễ sử dụng gồm các
thành phần như sau: Document, Launcher, Object Palette, Property Inspector,
Floating Palette và các context menu(menu ngữ cảnh)... để mở các thành phần này
chúng ta có thể vào menu Window → chọn tên của thành phần cần hiển thị.
Hình 1.1. Giao diện Macromedia Dreamweaver 8
1.4.2.2. 1TMacromedia Flash Professonal 8
Macromedia Flash MX 2004 là một phần mềm ứng dụng bao gồm các công
cụ được sử dụng để tạo ra các hoạt hình, đồ hoạ vectơ… và các Website. Flash tạo
32
ra các tập tin .swf có kích thước nhỏ và tương thích với nhiều môi trường và người
dùng có thể xuất ra các tập tin với nhiều phần mở rộng nhau để thuận tiện cho người
sử dụng như: exe, gif, mov…
Flash là một ứng dụng được thiết kế tốt để xây dựng các tập tin đa phương
tiện. Có thể đưa vào nhiều loại media vào trong Flash bao gồm: văn bản, đồ hoạ,
video, pdf và âm thanh…
Flash là một phần mềm chuyên dụng để thiết kế hoạt hình động cho các trang
web. Flash cho phép thiết kế hoạt hình với những kĩ thuật đơn giản, ít tốn thời gian
và cho hình ảnh đẹp vì vậy ngoài việc được dùng trong các thiết kế hoạt hình cho
web thì Flash còn được dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Một mặt mạnh nữa của Flash là Flash xử dụng một ngôn ngữ kịch bản để lập
trình có tên là ActionScript. Đây là một ngôn ngữ lập trình khá mạnh cho phép tạo
ra những ứng dụng tương đối phức tạp. Vì vậy Flash được dùng nhiều trong web
nhờ có khả năng tích hợp rất mạnh với Dreamweaver.
Trong hoá học Flash cho phép thiết kế nhiều dạng ứng dụng khác nhau. Từ
việc tạo ra các hoạt hình minh hoạ các thí nghiệm khó hoặc là không có điều kiện
làm thí nghiệm, làm các ứng dụng nhỏ, các hình động… Tập tin .swf còn có thể tích
hợp được vào trong Powerpoint nên rất thuận tiện cho giáo viên khi thiết kế bài
giảng bằng giáo án điện tử.
33
Hình 1.2. Giao diện Macromedia Flash Professonal 8
1.4.4.3. Adobe photoshop
Adobe Photoshop là một phần mềm đồ họa chuyên dụng của hãng Adobe
Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là
phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các
ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002,
Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện
nay là Adobe Photoshop CS5 (Version 12.0).
Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn
được sử dụng trong các hoạt động như thiế._. kết nối Internet.
− Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là các thiết bị hiện đại như
máy vi tính, máy chiếu,…cho các trường THPT.
− Sở Giáo dục cần có máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo
kho tư liệu giáo dục, elearning,… hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị
trực thuộc (host Domain name) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung.
− Cần xây dựng cho mỗi trường một website hoặc cung cấp kinh phí để mỗi
trường tự chủ lập một website riêng, không chỉ là nơi để giáo viên và học
sinh học tập, trao đổi thông tin mà còn là nơi liên hệ giữa nhà trường và cha
mẹ học sinh.
2.2. Với các trường THPT
− Nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy
học. Nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương
132
tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế
sôi nổi và để những GV còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt
là GV đã có tuổi và GV mới vào nghề. Đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo,
trao đổi kinh nghiệm giữa các GV từ đó đề xuất với chuyên môn những giải
pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho GV, có chế độ đãi ngộ cho
những GV có bài giảng điện tử giá trị, tích cực lao động sáng tạo trong nghề,
đồng thời đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng
dạy,…
− Mỗi trường cần có một website, có một trang riêng dành cho các bộ môn.
Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên được tập huấn, tự xây dựng trang web
cho mình để dạy học, làm nơi để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những
công nghệ mới trao đổi những phương pháp dạy học hay.
− Mỗi trường nên có một GV phụ trách phòng máy và thiết bị để hỗ trợ, giúp
đỡ GV trong quá trình chuẩn bị và tổ chức dạy học khi cần thiết.
2.3. Với giáo viên các trường THPT
− GV cần nhận thức đúng đắn vai trò của CNTT trong dạy học, phải có niềm
đam mê, yêu thích và tích cực trong việc dạy học ứng dụng CNTT.
− Bản thân từng GV phải tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ CNTT.
− GV cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên
truy vào các trang web và tham gia vào các diễn đàn: bachkim.vn,
dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn.
3. Hướng phát triển của đề tài
− Trên nền tảng của website hiện có bổ sung thêm nội dung các chương
trong chương trình hoá học lớp 10 và mở rộng phạm vi thực hiện ở lớp 11,
lớp 12.
− Bổ sung thêm hệ thống bài tập và đề thi.
− Xây dựng vở ghi trên lớp cùng hệ thống các hoạt động thảo luận nhóm cho
từng bài học để học sinh có thể tự học tốt hơn.
− Nghiên cứu thêm một số phần mềm khác để xây dựng website có tính
chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.
133
− Phát triển trang web theo hướng phục vụ việc dạy học từ xa (e-learning)
đối với bộ môn Hóa học ở trường THPT.
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc
ứng dụng công nghệ thông tin, internert trong quá trình dạy học đối với môn Hóa
học ở trường phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Những kết quả
thu được của luận văn chỉ là kết quả hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn, phức
tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra. Chúng tôi rất mong nhận
được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các bạn
đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Đổi mới phương pháp dạy học trong các
trường đại học, cao đẳng.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp
và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn, Dự án phát triển giáo
dục trung học phổ thông.
3. Sở GD và ĐT TP.HCM – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (2006),
Tuyển tập 10 năm đề thi Olympic 30 – 4 Hóa học 10, NXB Giáo dục.
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm
TP.HCM.
5. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Đại học Sư
phạm TP.HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.
7. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
và đại học, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa
học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), PPDH hóa học (tập 1), NXB
Giáo dục.
12. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), PPDH hóa học (tập 2), NXB
Giáo dục.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII
(1997), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
135
14. Geoffrey Petty (2005), Dạy học ngày nay, Trường ĐHSP Hà Nội.
15. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB
Thanh Niên.
16. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực – lấy người
học làm trung tâm, NXB Giáo dục.
17. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
18. Robert J.Marzano, Debre J. Pickering, Jane E. Pollock (2005), Các phương
pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.
19. Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học – Tập 1, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
20. Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các
chương mục quan trọng trong chương trình – Sách giáo khoa hóa học phổ
thông, ĐHSP. Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lý luận
dạy học hóa học, NXB Giáo dục.
22. Nguyễn Trường Sinh (2004), Macromedia Flash MX 2004, NXB Lao động
xã hội, TP. HCM.
23. Nguyễn Trường Sinh (chủ biên), Lê Minh Hoàng, Hoàng Đức Hải (2004),
Các kĩ thuật ứng dụng trong Flash và Dreamweaver, NXB Lao động – xã
hội, TP.HCM.
24. Nguyễn Xuân Thành (2000), Đổi mới phương pháp dạy học, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
25. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM.
26. Lê Trọng Tín (2006), (1999), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường
phổ thông trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo
(2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.
28. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả, NXB Khoa
học xã hội.
29. Lê Minh Triết (1996), Từ điển các danh nhân khoa học và kĩ thuật thế giới,
NXB Trẻ, TP.HCM.
136
30. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) (2006), Hóa học 10 -
nâng cao, NXB Giáo dục.
31. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) (2006), Hóa học 10 -
cơ bản, NXB Giáo dục.
32. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Giáo
dục.
33. Nguyễn Xuân Trường (2002), Hóa học vui, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
34. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
35. Nguyễn Xuân Trường (1998), Hóa học vui, NXB Khoa học và kĩ thuật.
36. Thế Trường (2003), Hóa học các câu chuyện lí thú, NXB Giáo dục.
37. Trung tâm Tin Học ĐHSP (2006), Bài giảng thiết kế web (Dreamweaver).
38. Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Cam, Lê Nguyễn Trung Nguyên (2002),
Ứng dụng CNTT & TT trong giảng dạy các môn tự nhiên ở trường phô
thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm.
39. Vũ Bội Tuyền (2001), Hóa học thật diệu kì (tập 1), NXB Thanh Niên,
TP.HCM.
40. Phạm Viết Vượng (2005), Lý luận giáo dục, NXB Giáo dục.
Tiếng anh
41. John W. Hill (1988), Chemistry for changing times, Macmillan.
42. John B. Russell (1992), General Chemistry, Mc Graw Hill.
Trang web
43. 5T
44. 5T
45. 5T
46. 5T
hoc.html
47. 5T
48. 5T
49. 4T
50. 5T
51. 5T
137
52. 5T
53. 5T
con-duong-den-vinh-quang.aspx
54. 5T
55. 5T
56. 5T www.thietkewebvietnam.net
57. 5T
58. 5T
59.
60. 5T
nguyen-to-I-874277/
61. 5T
62. 5T
63.
64. 5T
65. 5T
138
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của GV
ở trường THPT.
2. Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của HS trong học ở
trường THPT.
3. Phụ lục 3: Đề và đáp án bài kiểm tra chương “Nguyên tử”.
4. Phụ lục 4: Đề và đáp án bài kiểm tra chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học và định luật tuần hoàn”.
5. Phụ lục 5: Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về Website (dành cho GV).
6. Phụ lục 6: Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về Website (dành cho HS).
P1
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GV TRONG DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Kính chào quý thầy cô!
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “XÂY DỰNG
WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC”. Những thông tin của quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu điều tra sẽ giúp
chúng tôi đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy và học môn
Hóa học ở trường THPT hiện nay. Rất mong nhận được các ý kiến của quý thầy cô!
Xin quý thầy (cô) vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
− ............................................................................................................................... H
ọ và tên: . ................................................................... ........... Số năm giảng dạy:..........
− ............................................................................................................................... T
rình độ: Cao Đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ .
− ............................................................................................................................... T
rường THPT thầy (cô) đang công tác: ...........................................................................
− ............................................................................................................................... T
ỉnh (thành phố): .................................................................................................
Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào những phương án phù hợp nhất.
1. Trường thầy (cô) có đủ phòng máy tính và thiết bị máy móc khác phục vụ cho nhu cầu
giảng dạy và học tập?
Có đầy đủ, hoàn chỉnh. Có đầy đủ, đáp ứng phần lớn
nhu cầu giảng dạy và học tập.
Còn sơ sài. Chưa được trang bị.
2. Thầy cô sử dụng công nghệ thông tin cho bao nhiêu phần bài giảng
Từ 75% đến 100%. Từ 50% đến 75%.
Từ 25% đến 50%. Từ 0% đến 25%.
3. Quý thầy (cô) có thường lên internet tìm tài liệu nghiên cứu hoặc để biên soạn giáo án
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không sử dụng.
4. Thầy (cô) thường sử dụng những phần mềm nào để biên soạn, tổ chức ngân hàng đề
trắc nghiệm?
STT Phần mềm
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử dụng
1 Powerpoint
2 Chemoffice
3 ChemSketch
P2
4 Violet
5 Crocodile
6 Phần mềm khác:……………………
5. Thầy (cô) đã từng sử dụng trang web nào vào dạy học hay chưa?
Đã từng sử dụng. Chưa bao giờ.
6. Sự quan tâm của nhà trường như thế nào về việc thầy (cô) ứng dụng tin học vào
việc dạy học?
Luôn động viên, khuyến khích.
Có cũng được, không có cũng được.
Không quan tâm đến việc này.
7. Thầy (cô) có những thuận lợi gì khi áp dụng CNTT vào việc dạy học của mình?
Trường có phòng máy tính đầy đủ, được kết nối internet.
Có sự quan tâm, động viên và hướng dẫn tận tình của nhà trường.
Nội dung trên mạng internet phong phú.
Có nhiều phần mềm dạy học đơn giản và hiệu quả.
CNTT ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn.
8. Thầy (cô) có những khó khăn gì khi áp dụng CNTT vào việc dạy học của mình?
Phòng máy tính của trường còn thiếu, mạng internet không ổn định.
Trường chưa quan tâm đến việc áp dụng CNTT vào dạy học.
Trình độ tin học của một số GV còn hạn chế.
Việc áp dụng CNTT còn theo phong trào, chưa được hướng dẫn và học tập
một cách bài bản để mang lại hiệu cao trong dạy học.
9. Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào trong việc dạy học?
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng bài tập hóa học.
Phương pháp trực quan
10. Thầy (cô) có cảm thấy việc xây dựng một website giúp GV và HS có nguồn tư liệu,
bài giảng để giảng dạy và học tập là cần thiết không?
Rất cần thiết. Cần thiết.
Không cần thiết. Không có ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)!
Mọi chi tiết xin liên hệ: Phạm Duy Nghĩa (5Tduynghiad84@yahoo.com5T)
Trường THPT Phú Ngọc – Định quán – Đồng Nai
P3
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GV TRONG DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Kính chào quý thầy cô!
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “XÂY DỰNG
WEBSITE CHƯƠNG NGUYÊN TỬ, CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC”. Những thông tin của các em cung cấp trong phiếu điều tra sẽ giúp
chúng tôi đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy và học môn
Hóa học ở trường THPT hiện nay. Rất mong nhận được các ý kiến của các em!
Các em vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
− ............................................................................................................................... H
ọ và tên: . ........................................................................................... .. Học lớp:..........
− Học trường
THPT:……………………………..Tỉnh (thành phố): ..................................................
Các em vui lòng hãy đánh dấu vào những phương án phù hợp nhất.
1. Trường em được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng như thế nào?
Có đầy đủ, hoàn chỉnh. Có đầy đủ, đáp ứng phần lớn
nhu cầu giảng dạy và học tập.
Còn sơ sài. Chưa được trang bị.
2. Các em thường sử dụng mạng internet hay không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không sử dụng.
3. Các em thường lên mạng internet để làm gì?
Tìm tài liệu học tập. Nghe nhạc, xem phim.
Chơi game. Chat với bạn bè.
4. Em có sử dụng trang web hay phần mềm Hóa học nào để học tập hay không?
Có. Không.
5. Theo em, nguyên nhân vì sao HS ít sử dụng internet vào việc học tập của mình?
Do số lượng website về học tập còn hạn chế hoặc chưa phục vụ tốt nhu cầu học
tập của học sinh.
Học sinh chưa có thói quen học trên mạng.
Nhiều HS còn chưa biết dùng internet hoặc không được tiếp cận với internet.
Nguyên nhân khác……………………………………………………………
6. Theo em, việc ứng dụng CNTT có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập hay
không?
Rất nhiều.
Nhiều.
Ít.
P4
Không ảnh hưởng.
7. Em có thường hay lên mạng tìm hiểu các website về Hóa học hay không?
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ.
8. Nguồn tài liệu mà em thường tham khảo để học tập là
Internet.
Sách tham khảo.
Sách giáo khoa, sách bài tập.
Các loại sách báo khác.
9. Các em có cảm thấy việc xây dựng một website giúp GV và HS có nguồn tư liệu,
bài giảng để giảng dạy và học tập là cần thiết không?
Rất cần thiết. Cần thiết.
Không cần thiết. Không có ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em!
Mọi chi tiết xin liên hệ: GV: Phạm Duy Nghĩa (duynghiad84@yahoo.com)
Trường THPT Phú Ngọc – Định quán – Đồng Nai
P5
PHỤ LỤC 3
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG NGUYÊN TỬ
Mã đề 207
Câu 1: Phát biểu sai là
A. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
B. Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u.
C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
D. Trong nguyên tử số proton có thể không bằng số electron.
Câu 2: Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử N157 là
A. 7. B. 22. C. 14. D. 15.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố Ar (Z=18) có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là
A. 3sP2P3pP2P. B. 4sP2P4pP4P. C. 3sP2P3pP4P. D. 3sP2P3pP6P.
Câu 4: Số lớp electron của photpho (Z=15) là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5: Một nguyên tử M có 20 electron và 22 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là
A. 4220 M. B.
40
22 M. C.
22
20 M. D.
42
22 M.
Câu 6: Trong các cấu hình sau, cấu hình electron của nguyên tử kim loại là
A. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P. B. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP4P.
C. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P. D. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP5P.
Câu 7: Nguyên tử hidro có 3 đồng vị: P1PH, P2PH, P3PH và nguyên tử clo có 2 đồng vị 35Cl
P
Pvà 37 Cl . Trong tự
nhiên có thể có bao nhiêu loại phân tử hidro clorua cấu tạo từ các đồng vị trên?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 8: Số electron ở phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong nguyên tử N147 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3pP3P. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
A. 13. B. 13+. C. 15. D. 15+.
Câu 10: Các electron của nguyên tử nguyên tố X phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 4 electron. Nguyên
tố X có
A. 10 electron. B. 4 electron. C. 12 electron. D. 14 electron.
Câu 11: Phát biểu sai là
A. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
B. Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử là:1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…
C. Trong nguyên tử các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
D. Trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Câu 12: Trong các cấu hình sau đây, cấu hình sai là
A. 1sP2P2sP2P2pP5P. B. 1sP2P2sP3P. C. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P. D. 1sP2P2sP2P2pP3P.
Câu 13: Nguyên tử Ti (Z=22) có cấu hình electron là
A. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P3dP2P4sP2P. B. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P3dP4P.
C. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P4sP2P3dP2P. D. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P4sP4P.
Câu 14: Biết mRnR ≈mRpR ≈ 1u và mReR≈
1
1840
u. Trong nguyên tử H21 , hạt nhân có khối lượng gấp bao
nhiêu lần khối lượng vỏ nguyên tử ?
A. 11040. B. 22086. C. 3680. D. 1840.
Câu 15: Cho 4 nguyên tử X2311 ,
48
24Y ,
24
12 M ,
24
11Z ,
12
6 A . Cặp nguyên tử đồng vị của nhau là
A. M, Z. B. A, M. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 16: Đại lượng đặc trưng cho nguyên tử và hạt nhân nguyên tử là
A. số proton và số khối. C. số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A.
B. số electron và số khối. D. số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số proton.
Câu 17: Số hiệu nguyên tử, số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số n, số e trong 2512Mg lần lượt là
A. 12, 25, 12+, 12, 13, 12. B. 12, 13, 12, 13, 13, 12.
P6
C. 25, 25, 12, 12, 13, 12. D. 12, 25, 12, 12, 13, 12.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp
ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
Câu 19: Xét cấu hình electron của nguyên tử X (Z=15), nhận xét sai là:
A. X có 5 electron ở lớp ngoài cùng. B. X là kim loại.
C. X có 3 lớp electron. D. X có lớp ngoài cùng chưa bão hòa.
Câu 20: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử X là 63,54. Biết X có 2 đồng vị trong đó X6529 chiếm
27%. Số khối A của đồng vị thứ 2 là
A. 73. B. 63. C. 62. D. 64.
Câu 21: Số đơn vị điện tích hạt nhân của lưu huỳnh là 16. Biết các electron của nguyên tử lưu huỳnh
được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M), lớp ngoài cùng có 6 electron. Số electron ở lớp L trong
nguyên tử lưu huỳnh là
A. 12. B. 8. B. 10. D. 6.
Câu 22: Nguyên tố Mg (Z=12) thuộc loại nguyên tố
A. f. B. s. C. p. D. d.
Câu 23: Trong nguyên tử Fe (Z=26), số electron ở lớp N là
A. 6. B. 2. C. 4. D. 8.
Câu 24: Những nguyên tử 4020 Ca,
39
19 K,
41
21 Sc có cùng
A. số nơtron. B. số khối. C. số hiệu nguyên tử. D. số electron.
Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng các loại hạt là 34. Số hạt mạng điện nhiều gấp 1,833 lần số
hạt không mang điện. Số khối của R là
A. 34. B. 11. C. 22. D. 23.
----------- HẾT ----------
Đáp án
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 207
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp
án D C D D A C A B D D A B A C C C D B B B B B B A D
P7
PHỤ LỤC 4
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Mã đề 375
Câu 1: R tạo với hidro hợp chất có công thức RHR3R. Công thức oxit cao nhất của R với oxi là
A. ROR5R. B. ROR3R. C. RR2ROR5R. D. RR2ROR3R.
Câu 2: Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
A. tính phi kim giảm. B. bán kính nguyên tử giảm.
C. tính kim loại giảm. D. độ âm điện tăng.
Câu 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố là ROR3R, trong đó oxi chiếm 48% về khối lượng. Nguyên tử
khối của R là
A. 51. B. 52. C. 32. D. 25.
Câu 4: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P4sP1P. Phát biểu đúng là
A. X thuộc nhóm IB. B. X thuộc chu kì 4.
C. X thuộc nhóm VIIA. D. X thuộc chu kì 1.
Câu 5: Một nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm VA. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm halogen (nhóm VIIA) là
A. nsP2PnpP5P. B. nsP1PnpP6P. C. nsP1P. D. nsP2PnpP7P.
Câu 7: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. X là nguyên tố
A. kim loại. B. khí hiếm. C. lưỡng tính. D. phi kim.
Câu 8: Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít HR2R (đktc) . Kim loại đó là:
A. stronti. B. bari. C. canxi. D. magie.
Câu 9: Cho F (Z=9). Flo là
A. kim loại. B. có thể là kim loại hoặc phi kim. C. khí hiếm. D. phi kim.
Câu 10: Cho S (Z=16), Na (Z=11), K (Z=19), O (Z=8). Các nguyên tố thuộc cùng chu kì 3 là
A. S và Na. B. S và O. C. S, Na, K và O. D. S, Na và K.
Câu 11: Dãy sắp xếp các nguyên tố theo tính kim loại tăng dần là (Cho Na (Z=11), Mg (Z=12), Al
(Z=13))
A. Al Mg > Na.
Câu 12: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. X có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 6.
Câu 13: Hóa trị của N trong hợp chất NHR3R là A. 1. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 14: Oxit cao nhất của một nguyên tố là ROR3R. Nguyên tố thuộc nhóm
A. IA. B. IIIA. C. IIA. D. VIA.
Câu 15: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì có……. bằng nhau.
A. số e hóa trị. B. số lớp và số e hóa trị. C. số lớp e. D. số electron.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự là 7, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 2, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 1, nhóm VIIIA. D. chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 17: Cho Si (Z=14), P (Z=15),Cl (Z=17), S (Z=16). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính
phi kim là
A. S < Cl < P < Si. B. Si < P < Cl < S.
C. Cl < S < P < Si. D. Si < P < S < Cl.
Câu 18: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân là 15.
Số điện tích hạt nhân của X và Y lần lượt là
A. 8 và 9. B. 15 và 16. C. 1 và 5. D. 7 và 8.
Câu 19: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RHR3R. Trong oxit mà R có
hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 20: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Phát biểu sai là:
A. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 → 8.
P8
B. Tính axit các oxit, hidroxit tăng dần.
C. Tính bazơ các oxit, hidroxit tăng dần.
D. Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất với hidro giảm từ 4 →1.
Câu 21: Tính chất không biến đổi tuần hoàn là
A. cấu hình electron. B. điện tích hạt nhân. C. tính phi kim. D. tính kim loại.
Câu 22: Cho độ âm điện của: N = 3,04 ; O =3,44. So sánh tính phi kim của N và O, ta được
A. N = O. B. N O.
Câu 23: Mg có cấu hình electron là 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P. Mg có khuynh hướng cho đi bao nhiêu e để đạt cấu
hình bền của khí hiếm?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 24: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3sP2P3pP4P. Cấu hình electron đầy đủ của X là
A. 2sP2P2pP6P3sP2P3pP4P. B. 3sP2P3pP4P. C. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP4P. D. 1sP2P2sP2P2pP6P3sP2P3pP6P.
Câu 25: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng
HTTH, X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32.
Hai nguyên tố X và Y là
A. Mg (Z = 12) và Ca (Z = 20). B. Al (Z = 13) và K (Z = 19).
C. Si (Z = 14) và Ar (Z = 18). D. Na (Z = 11) và Ga (Z = 21).
-------------------- Hết --------------------
Đáp án
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 375
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp
án
C A B B A A B B D A B D C D C A D D C C B B C C A
P9
PHỤ LỤC 5
PHIẾU NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ WEBSITE HÓAHỌC
(Dành cho giáo viên)
Quý thầy cô kính mến!
Website Hoahoc là một website bước đầu thiết kế hai chương về nguyên tử và bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 cơ bản nhằm tạo ra nguồn tài liệu trực quan, sinh
động, thuận tiện cho học sinh học tập, ôn tập, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập, tạo
bước tiền đề quan trọng trong việc gây hứng thú học tập, rèn luyện năng lực học tập cho học
sinh khi mới bước vào cấp học mới. Những thông tin của quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu
nhận xét – đánh giá sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp của website Hoahoc, từ đó có
thể thiết kế website hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý thầy (cô) cung
cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên
cứu. Rất mong nhận được các ý kiến của quý thầy cô!
Xin quý thầy (cô) vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
- Thầy (cô) đang dạy tại Tỉnh (Thành phố): .................................................................
- Số năm kinh nghiệm:
Dưới 5 năm. Từ 5 đến dưới 15 năm.
Từ 15 đến 25 năm. Trên 25 năm.
Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của
mỗi tiêu chí sau khi sử dụng thử website Hoahoc:
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
1 2 3 4 5
Đánh giá về nội dung
− Đầy đủ kiến thức cần thiết
− Phong phú
− Kiến thức chính xác, khoa học
− Thiết thực
Đánh giá về hình thức
− Thiết kế khoa học
− Bố cục hợp lí, logic
− Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện
Đánh giá về tính khả thi
− Dễ sử dụng
− Phù hợp với trình độ học tập của HS
− Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS
− Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính)
P10
− Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS
Hiệu quả của việc sử dụng website
− HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
− HS hứng thú học tập
− Nâng cao khả năng tự học của HS
− Chất lượng dạy học được nâng lên
− Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học
Một số ý kiến khác:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)!
Mọi chi tiết xin liên hệ: Phạm Duy Nghĩa (5Tduynghiad84@yahoo.com5T)
Trường THPT Phú Ngọc – Định quán – Đồng Nai
P11
PHIẾU NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ WEBSITE HÓAHỌC
(Dành cho học sinh)
Chào các em học sinh!
Website Hoahoc là một website bước đầu thiết kế hai chương về nguyên tử và bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 cơ bản nhằm tạo ra nguồn tài liệu trực quan, sinh
động, thuận tiện cho học sinh học tập, ôn tập, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập, tạo
bước tiền đề quan trọng trong việc gây hứng thú học tập, rèn luyện năng lực học tập cho học
sinh khi mới bước vào cấp học mới. Những thông tin của các em cung cấp trong phiếu nhận
xét – đánh giá sẽ giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp của website Hoahoc, từ đó có thể
thiết kế website hoàn chỉnh hơn. Rất mong nhận được các ý kiến của các em!
Các em vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
- Họ tên HS : ...............................................................................................................
- Trường THPT (Tỉnh/Thành Phố): ...............................................................................
Các em vui lòng hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí
sau khi sử dụng thử website Hoahoc:
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
1 2 3 4 5
Đánh giá về nội dung
− Đầy đủ kiến thức cần thiết
− Phong phú
− Kiến thức chính xác, khoa học
− Thiết thực
Đánh giá về hình thức
− Thiết kế khoa học
− Bố cục hợp lí, logic
− Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện
Đánh giá về tính khả thi
− Dễ sử dụng
− Phù hợp với trình độ học tập của HS
− Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS
− Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính)
− Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS
Hiệu quả của việc sử dụng website
− HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
P12
− HS hứng thú học tập
− Nâng cao khả năng tự học của HS
− Chất lượng dạy học được nâng lên
− Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học
Một số ý kiến khác:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em!
Mọi chi tiết xin liên hệ: Phạm Duy Nghĩa (5Tduynghiad84@yahoo.com5T)
Trường THPT Phú Ngọc – Định quán – Đồng Nai
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5257.pdf