Xây dựng website bán điện thoại di động - Minhphu mobile

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu sơ lược về cơ quan thực tập 1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Với xu thế chung của xã hội là mở rộng quan hệ, hợp tác phát triển kinh tế trong nước và quốc tế trong mọi lĩnh vực. Do vậy, ngày càng có nhiều công ty được thành lập với các hình thức khác nhau như Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty Cổ phần… CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MINH PHÚ được thành lập ngày 12/06/2004 thuộc hình thức Công ty TNHH, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng website bán điện thoại di động - Minhphu mobile, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các quy định khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu MINH PHÚ Tên viết tắt: MINH PHU Co.,ltd Địa chỉ trụ sở chính: Nhà 139 Bạch mai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội 1.1.2. Đôi nét về các lĩnh vực hoạt động của công ty Hiện tại công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là quần áo thể thao, các trang thiết bị dụng cụ thể dục thể thao); Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Buôn bán trang thiết bị điện tử, tin học. Môi giới thương mại Kinh doanh mua bán trang thiết bị y tế tại Việt nam. Tư vấn mua sắm trang thiết bị phục vụ ngành dược và y tế. Sản xuất, mua bán trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế. Buôn bán thuốc phòng và chữa bệnh cho người, dụng cụ y tế thông thường. Thiết kế phần mềm tin học; Tư vấn và sản xuất phần mềm tin học. Kinh doanh thiết bị vật tư trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. A. Cơ cấu tổ chức: Bao gồm: + Ban giám đốc: Giám đốc : Lê Hải Anh Phó Giám đốc : Nguyễn Minh Phú + Các phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng Marketing, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và Phòng Kế toán tài vụ. B. Nhân sự: Master Quản Trị – KD (01 người), Cử nhân Bách khoa (02 ngời), Cử nhân kinh tế (03 người), Cử nhân ngoại thương (03 người), Cử nhân tài chính kế toán (02 người), cử nhân TDTT (05 người), Cử nhân ngoại ngữ (04 người) Công ty TNHH MINH PHÚ có một cơ cấu đồng bộ, các nhân viên, cán bộ của công ty đều được đào tạo từ các trờng Đại Học chính quy trong và ngoài nước. Công ty TNHH MINH PHÚ cung cấp chủ yếu các thiết bị phục vụ cho các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, tennis, bóng bàn, cầu lông, các môn võ karatedo, teakwondo, pencatsilat và các thiết bị tập luyện thể lực… Các mặt hàng quần áo và thiết bị thể thao của các hãng nổi tiếng như: Grand Sport (Thái Lan), Taraflex (Pháp), Nautilus (Mỹ), Senoh (Nhật), Jinling (Trung Quốc) ….. 1.1.3. Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty MINH PHÚ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG MARKETING PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty MINH PHÚ 1.1.4. Định hướng phát triển công ty trong tương lai Ban lãnh đạo công ty dự kiến sắp tới sẽ phát triển thêm dịch vụ bán điện thoại di động, cung cấp các tiện ích của mạng điện thoại và mạng viễn thông quảng cáo các sản phẩm tới khách hàng thông qua website bán hàng di động của riêng công ty. 1.2. Giới thiệu đề tài 1.2.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, trong đó, công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Với sự ra đời của Internet, sự thay đổi này càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, làm thay đổi cơ bản các chiến lược và tổ chức của các công ty. Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế, các ngành kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp. Chẳng hạn, nó đã góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh mới, hình thành kênh thông tin, cung cấp, phân phối mới trên các thị trường điện tử… Ngày nay, các hoạt động thương mại điện tử như mua bán hàng hoá, dịch vụ, thông tin... đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, với doanh số tăng trưởng hàng năm rất lớn. Đối với các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử thực sự cần thiết vì những lợi ích to lớn mà nó đã, đang và sẽ đem lại. Thương mại điện tử thực sự đã làm thay đổi bộ mặt thế giới, từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho đến thói quen sinh hoạt, mua sắm của từng cá nhân. Năm 1997 khi Việt Nam bắt đầu kết nối internet, khái niệm Thương mại điện tử được hình thành và ngày càng trở thành một khái niệm phổ biến. Internet phát triển mạnh, rất nhiều các doanh nghiệp, công ty đã có các Website riêng để quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm. Trên thực tế nó đã đem lại hiệu quả đáng kể cho các doanh nghiệp, công ty trong việc quảng bá tên tuổi, sản phẩm, dịch vụ và các lĩnh vực hoạt động của công ty tới khách hàng. Khi tìm hiểu tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu MINH PHÚ, hiện tại công ty mong muốn xây dựng một website thương mại điện tử dùng để giới thiệu và bán điện thoại di động. Hiện nay, công ty vẫn chưa có Website để có thể thực hiện những điều trên. Do vậy việc tạo ra Website giới thiệu và bán điện thoại của công ty là rất cần thiết. Được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và công ty TNHH Xuất nhập khẩu MINH PHÚ em đã chọn đề tài: “Xây dựng website bán điện thoại di động – MINH PHÚ mobile” 1.2.2. Nội dung chính của đề tài Thương mại điện tử ngày càng trở nên cần thiết, do nhu cầu kinh doanh, giao dịch thông qua mạng ngày càng tăng lên. Thương mại điện tử góp phần hoàn thiện thương mại truyền thống, làm giảm rủi ro, chi phí, nâng cao hiệu quả thương mại nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng. Bài toán xây dựng website thương mại điện tử bán hàng điện thoại di động là một trong nhưng bài toán thường gặp trong các website bán hàng qua mạng. Mục đích chính của bài toán là giới thiệu được sản phẩm một cách cụ thể và chi tiết đến mọi khách hàng. Giúp khách hàng lựa chọn một cách dễ dàng để tìm được sản phẩm mà họ ưng ý. Bài toán được phân tích dựa trên mô hình thác nước và được tạo ra trên nền công nghệ web sử dụng ngôn ngữ ASP kết hợp với HTML và Javascript với cơ sở dữ liệu Access. Bài toán được chia ra làm các phần chính sau đây: Quản lý bán hàng: Bao gồm việc giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chọn hàng và đặt hàng, cập nhật chỉnh sửa, thêm bớt nội dung hàng, thống kê danh sách khách hàng đã đặt, tìm kiếm sản phẩm, thống kê các sản phẩm bán chạy … Quản lý thông tin: Bao gồm việc giới thiệu đôi nét về công ty, liên hệ, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, giải trí, hỗ trợ các dịch vụ, tin tức thông tin thị trường … Quản trị hệ thống: quản lý thành viên quản trị, thông tin góp ý của các khách hàng, quản lý menu và liên kết, quản lý liên kết quảng cáo, quản lý thống kê các sản phẩm bán chạy và được nhiều khách hàng quan tâm. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về bài toán thương mại điện tử Ngày nay người ta thường nhắc đến thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Và một website thương mại điện tử phải có những gì? mục đích của việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh? 2.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thoả thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh Information Commercial Technology) cũng có nghĩa là thương mại điện tử, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh công việc của các chuyên viên công nghệ. Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo) 2.1.2. Mục đích khi áp dụng thương mại điện tử Mục đích khi doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử vào sản xuất và kinh doanh chính là mục đích căn bản của bài toán chúng ta đang xử lý. Mục đích của một doanh nghiệp khi áp dụng thương mại điện tử là giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp. Các biện pháp nhằm để giảm thiểu chi phí trước tiên là bao gồm việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh đang tồn tại và thành lập các quy trình mới dựa trên nền tảng của các công nghệ Internet. Thông qua việc tích hợp này của các tính năng doanh nghiệp dọc theo chuỗi giá trị, việc tiến hành kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Các lợi thế cho doanh nghiệp có thể là: Tiết kiệm chi phí đầu tư: Phí đầu tư tích hợp cổng tiết kiệm hơn so với việc thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện Linh hoạt trong kinh doanh: Công nghệ cổng thanh toán cung cấp khả năng giải quyết các tình huống kinh doanh phức tạp, quản lý hiệu quả sản phẩm và thông tin khách hàng Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác Giúp giảm chi phí sản xuất. Giúp giảm chi phí bán hàng và quảng cáo tiếp thị sản phẩm Khả năng giao tiếp mới với khách hàng Khách hàng hài lòng hơn Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp Khai thác các kênh bán hàng mới Có thêm khách hàng mới Tăng doanh thu, hiệu quả 2.1.3. Khái niệm về Website thương mại điện tử Cửa hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để giới thiệu và bán. Đây là một chương trình phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng vào giỏ hàng. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng này. Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong lãnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng cá nhân của từng khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về ý thích của khách hàng. Các hình thức được biết nhiều của thương mại điện tử là mua bán sách và nhạc cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối thập niên 1990, cửa hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng thật sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến cũng thường hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế do tiết kiệm được những phí tổn cố định này có thể được tiếp tục chuyển tiếp cho khách hàng. Ngay cả những người bán sách trong Internet tại Đức, bắt buộc phải bán sách theo giá cố định, cũng vẫn có lợi thế là - thông qua việc không thu tiền cước phí gửi - tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến nhà bán sách mà vẫn có cùng một giá. Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp vận và các dịch vụ phân phối, trong khi các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ thường là những người thua cuộc trong biến đổi này. Ngành công nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của thương mại Internet thông qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ thuật cũng như bảo trì các cửa hàng trực tuyến. 2.2. Cơ sở lý thuyết để giải quyết bài toán Ngày nay trên toàn thế giới có rất nhiều các công cụ lập trình giúp các lập trình viên xây dựng ứng dụng nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên xu thế hiện đang phân chia làm loại công cụ chính đó là: Nhóm công cụ phát triển trên môi trường .NET của Microsoft như: Visual Studio 6.0, Visual Studio.NET, hệ quản trị CSDL SQL server, Microsoft Access Nhóm công cụ mã nguồn mở phát triển trên môi trường Java như: Java, Jdeveloper , Jbuilder, JSP, Struts, Oracle… Mỗi nhóm công cụ đểu có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy theo mức độ, phạm vi và thói quen của người lập trình mà lựa chọn công cụ phù hợp để xây dựng ứng dụng. Trong đề tài này tôi sử dụng công cụ lập trình Web ASP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access để xây dựng trang web bán hàng di động. 2.2.1. Công cụ để tiến hành giải quyết bài toán 2.2.1.1. Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu Access a. Một số khái niệm Một trong những tài sản lớn nhất mà ASP có được là khả năng thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu. ASP thường làm việc với hai người bạn đồng nghiệp là Access và hệ cơ sở dữ liệu SQL.Component rất hữu ích giúp chúng ta có thể kết nối vào một cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng ActiveX Data Object để viết nội dung lên màn hình trình duyệt và tạo lập hoặc cập nhật các file cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là một phần không thể thiếu của một bài toán quản lý áp dụng công nghệ thông tin. Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là kho thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý để dễ dàng quản lý và truy tìm. Bất kỳ kho thông tin nào đáp ứng được yêu cầu này đều có thể coi là một cơ sở dữ liệu. b. Quản trị cơ sở dữ liệu Chương trình quản trị cơ sở dữ liệu là một chương trình ứng dụng trên máy tính có các công cụ để truy tìm, sửa chữa, xoá và chèn thêm dữ liệu. Các chương trình này cũng có thể dùng để tạo lập một cơ sở dữ liệu và tạo ra các báo cáo, thống kê. Các chương trình quản trị cơ sở dữ liệu liên quan khá thông dụng hiện nay tại Việt Nam là Foxpro, Access cho ứng dụng nhỏ, DBL, MSSQL và Oracle cho ứng dụng vừa và lớn. Cơ sở dữ liệu (database): kho thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý để dễ dàng quản lý và truy tìm. Bất kỳ kho thông tin nào đáp ứng được yêu cầu này đều có thể coi là một cơ sở dữ liệu (CSDL). Như trên đây, bạn có hai cơ sở dữ liệu: CSDL người quen ghi trong sổ và CSDL trên máy tính. Thông thường, những thông tin trong CSDL được chia thành nhiều mẫu tin có cấu trúc tương đối giống nhau Bảng (table): Là một thành phần cơ bản trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Bảng được hình thành khi sắp xếp các thông tin có liên quan với nhau theo hàng và cột. Các hàng tương ứng với các bản ghi (record) dữ liệu và các cột tương ứng với trường dữ liệu. Các bạn hãy xem bảng Người quen. Các hàng là người, mỗi hàng tương ứng với một người. Các cột là trường (hay lĩnh vực) của thông tin. Ta có các cột Họ tên, Ngày sinh, Điện thoại, Địa chỉ, Tên cơ quan. Bản ghi (record): trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu, đây là một đơn vị hoàn chỉnh nhỏ nhất của dữ liệu, được lưu trữ trong những trường hợp dữ liệu đã được đặt tên. Trong một cơ sở dữ liệu dạng bảng, bản ghi dữ liệu đồng nghĩa với hàng (row). Bản ghi chứa tất cả các thông tin có liên quan với mẫu tin mà cơ sở dữ liệu đang theo dõi. Ví dụ, trong cơ sở dữ liệu về Người quen, bản ghi sẽ liệt kê tên người quen, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ và tên cơ quan. Hầu hết các chương trình đều hiển thị các bản ghi dữ liệu theo hai cách: theo các mẫu nhập dữ liệu và theo các bảng dữ liệu. Các bản ghi dữ liệu được hiển thị dưới dạng các hàng ngang và mỗi trường dữ liệu là một cột. Trường dữ liệu (field): trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu, đây là không gian dành cho một mẫu thông tin trong bản ghi dữ liệu. Trong chương trình quản trị CSDL dạng bảng với dữ liệu được tổ chức theo hàng và cột, thì trường dữ liệu tương ứng với các cột. Như ở bảng Cơ quan, ta có các trường Tên cơ quan, Địa chỉ, Thành phố, Số điện thoại, Lĩnh vực hoạt động. Quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ: là một cách quản lý cơ sở dữ liệu, trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu hai chiều gồm các cột và các hàng, có thể liên quan với nhau nếu các bảng đó có một cột hoặc một trường chung nhau.Chương trình quản trị cơ sở dữ liệu: một chương trình ứng dụng trên máy tính cung cấp các công cụ để truy tìm, sửa chữa, xóa và chèn thêm dữ liệu. Các chương trình này cũng có thể dùng để thành lập một cơ sở dữ liệu và tạo ra các báo cáo, thống kê. Các chương trình quản trị cơ sở dữ liệu liên quan khá thông dụng hiện nay tại Việt Nam là Foxpro, Access cho ứng dụng nhỏ, DB 2, MS SQL và Oracle cho ứng dụng vừa và lớn. Quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access quan hệ là một cách quản lý cơ sở dữ liệu trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu hai chiều gồm các cột và các hàng, có thể liên quan với nhau nếu các bảng đó có một cột hoặc một trường chung nhau. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access là một quá trình xử lý xoay quanh các vấn đề sau đây: Lưu trữ dữ liệu Truy nhập dữ liệu Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu Ba vấn đề chính ở trên có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau và chúng được liệt kê theo thứ tự thực hiện mỗi ứng dụng. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ (Relationship Database Management System - RDMS) được xây dựng làm đơn giản hoá quá trình lưu và đọc dữ liệu RDMS cung cấp khả năng giao tiếp tốt với dữ liệu và giúp người lập trình tự do trong lĩnh vực quản lý truy cập cơ sở dữ liệu. Sau đây là các bước xây dựng một cơ sở dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ: Tổ chức dữ liệu theo nhóm logic (table) Xác định các mối quan hệ giữa các table Tạo tập tin cơ sở dữ liệu và định nghĩa cấu trúc của các table trong cơ sở dữ liệu. Lưu dữ liệu Hai bước đầu là hai bước thiết kế cơ sở dữ liệu và đây là hai bước cực kỳ quan trọng. Nếu được thiết kế tốt, các khía cạnh khác sẽ được giải quyết dễ dàng hơn; ngược lại việc khai thác cơ sở dữ liệu sẽ không hiệu quả và chương trình sẽ có những lỗi rất khó phát hiện. Các bước chính khi tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu: Xác định dữ liệu cần trong ứng dụng Xác định nguồn gốc dữ liệu Tổ chức dữ liệu thành các nhóm logic Tiêu chuẩn hoá dữ liệu và các mối quan hệ giữa chúng Xác định cách sử dụng các bảng 2.2.1.2. Công cụ lập trình Website a. Ngôn ngữ HTML Sơ lược về HTML HTML là ngôn ngữ định dạng, hay đánh dấu. HTML là viết tắt của HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Một Một tập tin .html (file) được đánh dấu bằng các thẻ (tag). Các thẻ HTML sẽ quy định cách hiển thị trên trình duyệt. HTML cho phép người ta đọc được chúng trên máy của mình qua mạng bằng trình duyệt Web.Thẻ là một đoạn mà được giới hạn bởi dấu ngoặc nhọn ''. HTML thực hiện định dạng tập tin HTML trên màn hình. HTML không đưa ra bất cứ mô tả nào về font, hình ảnh đồ hoạ và chỗ để đặt chúng. HTML chỉ gán thẻ cho nội dung tập tin với những thuộc tính nào đó mà sau đó chúng được xác định bởi trình duyệt để xem tập tin này. File định dạng HTML phải được ghi lại với phần mở rộng là .html hoặc .htm HTML gán thẻ cho kiểu chữ, chèn file ảnh đồ hoạ, âm thanh, video vào văn bản, tạo ra mối liên kết bằng hình thức gọi là siêu văn bản. Siêu văn bản là đặc tính quan trọng nhất của ngôn ngữ HTML, điều này có nghĩa là một đoạn văn bản hay đồ hoạ bất kỳ nào cũng có thể liên kết với một tài liêụ HTML khác. Ngôn ngữ HTML chính thức là một bộ đặc biệt bao gồm các thẻ, mà tất cả các trình duyệt đều có thể hiểu được. Một số trình duyệt còn có thể biên dịch được những thẻ bổ sung ngoài phần tiêu chuẩn. Theo thời gian, bộ chuẩn được cập nhật những thẻ mới. Để soạn thảo một file HTML chúng ta có thể dùng bất kỳ một trình soạn thảo đơn giản nào (notepad, pspad, word,...). Các thẻ cơ bản của HTML Có hai loại thẻ cơ bản: thẻ mang thông tin (container tag) và thẻ rỗng (empty tag). Thẻ rỗng là một thẻ không tác động lên cái gì cả. Chúng thường một mình thùc hiện một nhiệm vụ rất đặc biệt, không ảnh hưởng đoạn chữ nào. Ví dụ, tạo một đường kẻ ngang. Đối với thẻ mang thông tin, khi có một thẻ mở thì phải có một thẻ đóng tương ứng, thẻ đóng giống như thẻ mở nhưng trước nó có gạch chéo (/). Ví dụ, thẻ mở cho kiểu chữ in nghiêng là , và thẻ đóng tương ứng là . Cấu trúc cơ bản của một trang HTML ………….. b. Ngôn ngữ ASP (Active Server Page) Khái niệm ASP (Active Server Page) Microsoft Active Server Pages (ASP) không hẳn là một ngôn ngữ lập trình , Microsoft gọi ASP là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server-Side Scripting Enviroment), môi trường này cho phép tạo và chạy các các ứng dụng Web server động , tương tác và có hiệu quả cao. Các đoạn chương trình nhỏ được gọi là Script sẽ được nhúng vào các trang của ASP phục vụ cho việc đóng mở và thao tác với dữ liệu cũng như điều khiển, có tính bảo mật cao và làm tăng khả năng giao tiếp của chương trình ứng dụng. Ðể làm việc trong môi trường này , các ASP coder thường sử dụng VBScript hoặc JavaScript, cả hai loại này đều tự động hỗ trợ ASP Các đoạn ASP script có thể xuất hiện ở mọi nơi trong trang HTML, ASP & HTML có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Với ASP ta có thể chen các script thực thi được vào trực tiếp các file HTML . Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nên đồng thời, điều này cho phép tạo ra các tương tác của Web site một cách linh hoạt uyển chuyển , có thể chen các thành phần HTML động vào trang Web tùy vào từng trường hợp cụ thể. ASP cung cấp một môi trường cho các công cụ đặc tả và phân tích các script trong một file .ASP để các công cụ này xử lý. ASP còn cho phép viết hoàn chỉnh các thủ tục để phát triển Web bằng nhiều ngôn ngữ Script mà trình duyệt có thể hiểu được tất cả. Trên thực tế, vài ngôn ngữ Script được sử dụng trong một file và nó được thực hiện bằng cách định nghĩa ngôn ngữ Script trong một trang của HTML tại nơi bắt đầu thủ tục Script. ASP xây dựng các file ở khắp nơi với phần đuôi mở rộng là *.asp. File .asp là một file text và có thể bao gồm các sự kết hợp sau: Text Các trang của HTML Các câu lệnh của Script Mô tả của ASP Cách hoạt động của mô hình ASP được mô tả tóm tắt qua 3 bước sau: Một ASP bắt đầu chạy khi trình duyệt yêu cầu một file. asp cho Web Server. File. asp đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện (tại máy chủ). Các đoạn chương trình Script trong file. asp đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này, file. asp đó cũng xác định xem là đoạn script nào chạy trên máy người sử dụng. Sau khi thực hiện xong thì kết quả thực hiện của file. asp đó sẽ được trả về cho Web Server Browser của người sử dụng dưới dạng trang Web tĩnh. Cú pháp của ASP: ASP không phải là ngôn ngữ Scripting mà thực ra nó cung cấp một môi trường để xử lý các Script có trong trang HTML. Sau đây là một số quy tắc và cú pháp của ASP. Phân định ranh giới (Delimiter): Các trang của HTML được phân định với text dựa vào các phân định ranh giới. Một phân định ranh giới là một ký tự hay các thứ tự đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc của một đơn vị. Trong trường hợp của HTML, các ký hiệu ranh giới (). Tương tự, các lệnh của Script ASP và các biểu thức đầu ra được phân biệt giữa text và các trang HTML bằng các phân định ranh giới ASP sử dụng phân định ranh giới là để chứa các lệnh Script. VD: tức là gán giá trị football cho biến sport. ASP sử dụng phân định ranh giới là để chứa các biểu thức đầu ra. Như VD trên, biểu thức đầu ra sẽ gửi giá trị football (giá trị hiện thời của biến) cho trình duyệt. Các tính chất và ưu điểm của ASP Các ASP script thông thường chạy trên các server cài IIS ( Microsoft Internet Information Server). Nhưng ASPvẫn có thể làm việc với đa số các Web server trên NT (Netscape, Oreilly ) sử dụng ChiliSoft ASP, có thể trên một số hệ điều hành khác nh Linux, SunSolaris. Quy trình thực hiện một của ASP như sau : khi một user thông qua trình duyệt web gửi yêu cầu tới một file .asp ở server thì script chứa trong file đó sẽ được chạy trên server và trả kết quả về cho browser đó. Khi Web server nhận được yêu cầu tới một file .asp thì nó sẽ đọc từ đầu tới cuối file .asp đó, thực hiện các lệnh script trong đó và trả kết quả về cho Web brower là một trang HTML. Thực ra thì quá trình tạo trang HTML và thực thi script là hai quá trình riêng biệt, script sẽ được ASP engine dịch và thực thi trước khi chuyển kết quả cho Web server, tới giai đoạn này các mã HTML và kết quả sẽ kết hợp để tạo nên một trang Web. Việc nhúng HTML và script chỉ để làm đẩy nhanh tốc độ phát triển ứng dụng mà thôi. Do môi trường hoạt động là mạng nên một script ASP khi được viết ra có thể sử dụng được ở mọi nơi, không cần trình biên dịch hay kết nối. Các ASP script được viết dựa trên các ngôn ngữ hướng đối tượng nên rất tiện lợi, sẵn có các object đi kèm như: Request, Response, Application, Server, Session. Tận dụng được các ActiveX components như : Database access , Content linking, Collaboration Data Object, Browser capabilities,File Access, ... Hơn nữa nó cũng có thể tận dụng được components từ các nhà phân phối khác, cung cấp dưới dạng các file .dll Những tính chất trên đem đến cho ta những lợi ích xác thực, cho phép tạo ra các ứng dụng Web thương mại có tương tác chứ không chỉ đơn thuần là phổ biến các nội dung tĩnh. Ví dụ như để lưu giữ lại thông tin về các khách hàng đã ghé thăm qua web site của mình, các web builder có thế dùng asp để tạo ra các file cơ sở dữ liệu khách hàng lưu trên máy chủ, khi cần có thể tiện tra cứu. • Các Objects & Components cơ bản Object là những đoạn chương trình có khả năng thực hiện những công việc cơ bản nào đó. Mỗi object là một kết hợp giữa lập trình và dữ liệu mà có thể xử lý như một đơn vị thống nhất. Các ASP object cho phép chúng ta giao tiếp tương tác với cả máy chủ lẫn trình duyệt, thông thường chúng ta dùng vài object trong các scripts. Các object này đã sẵn có nên ta chỉ cần nhớ cách sử dụng chúng. Request Object: Request object cho phép lấy thông tin thông qua một HTTP request. Chúng ta có thể dùng Request object để đọc URL, truy cập thông tin từ một form, đọc cookies và các HTTP header. Response Object: Ressponse object là chìa khóa để gửi thông tin tới user, là đại diện cho phần thông tin do server trả về cho Web browser. Chúng ta có thể viết lên màn hình, tái định hướng các trang, tạo các cookies sử dụng Response object. Application Object: Sử dụng Application object chúng ta có thể điều khiển các đặc tính liên quan đến đến việc khởi động và dừng ứng dụng, cũng như việc lưu trữ các thông tin có thể được truy nhập bỏi các ứng dụng nói chung. Server Object: Server object cho phép thực thi một chuỗi các tác vụ chẳng hạn như ánh xạ một đường dẫn ảo tới một đường dẫn vật lý và tạo một instance của một componnet. Session Object: Sử dụng object này chúng ta có thể lưu thông tin liên quan tới từng user đã truy nhập vào site của bạn. Khác với các object, các ASP components là các điều khiển ActiveX ghép nối với ASP để đơn giản hoá các thủ tục thông thường. Chúng ta sẽ lướt qua số components thường được sử dụng. Browser Capabilities: Component này cho phép xác định trình duyệt của user là gì và những tính năng nào được hỗ trợ bởi trình duyệt đó. Collaboration Data Objects (CDO): CDO được liên kết chặt chẽ vói IIS SMTP server, CDO hỗ trợ chúng ta gửi và nhận email. Ví dụ với CDO chúng ta có thể xử lý một form mà không cần nhận biết đó là Perl script hay CGI. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG A: Phân tích sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống 3.1.1 Yêu cầu cần thiết của bài toán Trang Web thương mại điện tử bán điện thoại di động – MINH PHÚ mobile phải đáp ứng những yêu cầu cần thiết sau: Đối với các khách hàng khi truy cập vào trang Web: - Trang web phải có mục riêng để giới thiệu về công ty, địa chỉ liên hệ…để Khi họ truy cập vào trang Web họ có thể xem thông tin về công ty như: Quá trình hình thành, hoạt động kinh doanh, đối tác của công ty cũng như năng lực làm việc của công ty qua những hợp đồng đã ký kết. Thông tin về sản phẩm - dịch vụ, thông tin chi tiết từng sản phẩm cũng như tham khảo giá cả của các mặt hàng - Trang web có phần tin tức về thị trường, thông tin khuyễn mãi… giúp khách hàng có đầy đủ thông tin, có thêm kiến thức nhằm giúp người mua chọn được sản phẩm ưng ý nhất. - Yêu cầu được xem các thông tin về các sản phẩm, thông tin chi tiết về sản phẩm như tính năng, mẫu mã, kích thước của sản phẩm điện thoại … - Chức năng tìm kiếm: Chức năng này giúp khách hàng nhanh chóng tìm được sản phẩm và các tin tức đã đăng. - Chức năng đặt hàng qua trang Web: Điều quan trọng nhất là khách hàng còn đặt hàng hoá mà họ muốn. Đó là những thông tin cần thiết cho việc mua bán qua Website. Đây là phần quan trọng nhất của website thương mại điên tử, do vậy cần phải thiết kế sao cho khách hàng có thể chọn hàng và đặt được hàng theo yêu cầu của mình một cách dễ dàng thuận tiện và nhanh chóng. Phần này phải kết hợp với phần giới thiệu sản phẩm một cách linh hoạt giúp khách hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm trước khi chọn - Ngoài ra họ có thể hỏi ý kiến của công ty về kỹ thuật mà họ muốn biết, đó là các vấn đề liên quan sử dụng, bảo quản, sửa chữa, chế độ bảo hành. Đối với người quản trị, ban lãnh đạo công ty: - Từ những đơn đặt hàng của công ty họ có thể theo dõi tình hình đặt mua sản phẩm của khách hàng, họ có thể kiểm tra các đối tượng khách hàng để từ đó có những hướng đi tốt cho công ty. Ngoài ra họ có thể cung cấp các thông tin về kỹ thuật khi khách hàng yêu cầu… - Yêu cầu của website là người quản trị dễ dàng thêm, sửa, xoá thông tin, danh mục gồm: danh mục thông tin về sản phẩm và dịch vụ, danh mục tin tức và câu hỏi hỗ trợ, danh mục người quản trị, danh mục để quản lý các thông tin của thành viên…. - Chức năng xử lý đơn đặt hàng: Hiện thi được danh sách khách hàng đã đặt hàng, xoá đơn đặt hàng sai quy cách của khách hàng. Hiện thị đầy đủ thông tin giỏ hàng mà khách đã đăng ký mua. Đối với bộ phận kinh doanh: - Cần phải cập nhật và thay đổi các thông tin về sản phẩm - dịch vụ, thông tin thị trường, bảo hành…, Ngoài ra cần phải tập hợp các đơn đặt hàng của khách để xử lý. 3.1.2. Sơ đồ phân cấp chức năng Sơ đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn tổng quát về các chức năng chính của hệ thống, nó giúp xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích và tăng cường cách tiếp cận logic tới phân tích hệ thống Hệ thống bao gồm các chức năng ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26935.doc
Tài liệu liên quan