Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 tại Xí Nghiệp cơ khí 79

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc Tế ( International Standards Organization) HTQLCL Hệ thống Quản lý chất lượng CBCNV Cán bộ, công nhân viên. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, MẪU Bảng Tên Trang Bảng 1 Sản phẩm của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006-2008 12 Bảng 2 Máy móc thiết bị của Xí Nghiệp trong tháng 11/2008 16 Bảng 3 Số lượng và chất lượng lao động Xí Nghiệp cơ khí 79 21 Bảng 4 Bậc thợ của Xí Nghiệp đến 31/10/2008 22 Bảng 5 Doanh thu của Xí Nghiệp

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 tại Xí Nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong giai đoạn 2006-2008 25 Bảng 6 Lợi nhuận của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006-2008 26 Bảng 7 Tình hình sai hỏng sản phẩm trong 2 năm 2007 và 2008 34 Bảng 8 Tình hình sản xuất trong 10 ngày đầu tháng 3/2009 44 Bảng 9 Một số chỉ tiêu Kế hoạch năm 2009-2010 52 Bảng 10 Kế hoạch chi phí sản xuất cho một số loại sản phẩm năm 2008 53 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Xí Nghiệp 16 Hình 1.2 Quy trình công nghệ 22 Hình 1.3 Quy trình kiểm tra Nguyên vật liệu của Xí Nghiệp 37 Hình 1.4 Hệ thống kho tàng 42 Hình 1.5 Kế hoạch xây dựng HTQLCL 57 Mẫu 1 Biên bảng kiểm nghiệm 39 Mẫu 2 Phiếu nhập kho 40 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các Doanh nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho thị trường, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Các Doanh nghiệp cũng cần phải liên tục nâng cao năng suất nhằm hạ giá thành sản phẩm gia tăng thêm giá trị cho khách hàng, duy trì sản xuất gia tăng thị phần trong và ngoài nước. Để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết này, các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ được nhu cầu phải trang bị cách thức và các công cụ cần thiết nhằm quản lý chất lượng và cải tiến năng suất, thực hiện mục tiêu “Làm đúng ngay từ đầu”. Sau khi kết thúc đợt thực tập tổng hợp tại Xí Nghiệp cơ khí 79, em nhận thấy rằng vấn đề xây dựng và thực hiện hệ thống quản trị chất lượng đang là một trong những vấn đề nổi cộm của Xí Nghiệp. Vì là một Xí Nghiệp trực thuộc Nhà máy cơ khí chính xác Z111 của Bộ Quốc Phòng, chuyên sản xuất các loại bánh răng, phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp cho Quốc Phòng và làm các hàng kinh tế nên việc áp dụng ISO để mọi hoạt động đều diễn ra cách liên tục, hạn chế những sai hỏng, nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của Xí Nghiệp trên thị trường. Vì vậy việc áp dụng ISO 9000:2000 luôn được Ban Giám Đốc và các Phòng ban hết sức chú trọng trong nhiều năm nay nhưng việc xây dựng và áp dụng đã gặp rất nhiều khó khăn do nhiều cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp chưa nhận thức hết vai trò của việc áp dụng ISO vào công tác quản trị và sản xuất nên dẫn đến tình trạng hàng hoá sai hỏng có biểu hiện gia tăng, hàng bảo hành nhiều. Khách hàng thường xuyên góp ý do sản phẩm không theo những yêu cầu, thông số kỹ thuật đưa ra. Lượng khách trung thành với Xí Nghiệp có sự giảm sút do chất lượng kém, thời gian giao nhận hàng không đảm bảo. Trước thực trạng trên em đã chọn đề tài: “Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 tại Xí Nghiệp cơ khí 79” để làm báo cáo thực tập chuyên đề. Báo cáo của em chia thành 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Xí Nghiệp cơ khí 79 và sự cần thiết, điều kiện xây dựng và thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000:2000. 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Xí Nghiệp 3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm 2006 đến 2008 Sự cần thiết áp dụng ISO 9000:2000 tại Xí Nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại Xí Nghiệp cơ khí 79. 1. Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng. 2. Đánh giá chung về quản lý chất lượng tại Xí Nghiệp 3. Các vấn đề cần giải quyết khi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000: 2000 Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000: 2000 tại Xí Nghiệp cơ khí 79 1. Định hướng phát triển của Xí Nghiệp trong thời gian tới 2. Một sô giải pháp Kiến nghị đề xuất. Mặc dù báo cáo này chỉ nghiên cứu một vấn đề rất nhỏ trong hệ thống các lĩnh vực quản trị nói chung nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Xí Nghiệp Cơ Khí 79 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, cảm ơn Thầy giáo – GS. TS Nguyễn Đình Phan đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. CHƯƠNG I: XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 79 VÀ SỰ CẦN THIẾT,ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ISO 9000: 2000 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1.1. Quá trình hình thành: Công ty cơ khí Z179 được chính thức thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1972. do quyết định của cục quản lý xe. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bộ Quốc Phòng, công ty không ngừng phát triển và trưởng thành. Công ty Cơ khí Z179 là một công ty sản xuất công nghiệp Quốc Phòng để góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ngày một vững mạnh. Tiền thân của Z179 là từ những trạm sửa chữa trong kháng chiến chống Pháp, tiến tới thành lập các xưởng sửa chữa trong hòa bình. Công ty Cơ khí Z179 ra đời trong giai đoạn cả nước đang ra sức hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Từ những yêu cầu và nhiệm vụ cần phải xây dựng ngành vận tải quân sự có một đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi, có một nền sản xuất với chuyên môn kĩ thuật tiên tiến. Cục Quản lý xe đã giao cho Z179 một nhiệm vụ quan trọng: Chế thử các phụ tùng thay thế cho các loại xe cơ giới. Động cơ bánh xe, bánh răng cám, trục khuỷu, bánh răng côn xoắn, máy nén khí, bơm trợ lực tay lái lần lượt được chế tạo thành công và đưa vào sản xuất hàng loạt. Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành Z179 đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Xí nghiệp cơ khí 79 trực thuộc Nhà máy cơ khí chính xác 11. Được thành lập theo quyết định số 123/2003/QĐ- BQP ngày 9/9/2003. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 01/16000292 ngày 8/7/2004. Địa chỉ Xí Nghiệp cơ khí 79 : km 12- Quốc lộ 1A- Thị trấn Văn Điển – Huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.861.5255. Fax: 043.8615255 1.2. Quá trình phát triển: Giai đoạn 1: Từ năm 1972 đến năm 1974: Để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao nên sau khi hình thành Z179 nhanh chóng phát triển về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện. Cục chỉ định Ban Giám Đốc, chỉ định hàng ngũ cán bộ quản lý chủ chốt. Từ các tổ nay trở thành các ngành sản xuất như ngành cơ khí, ngành dụng cụ, ngành nóng. Ở mỗi ngành đã được trang bị đầy đủ về người và các trang thiết bị hiếm quý. Ban Vật tư , Ban Quân y cũng lần lượt ra đời. Quân số cán bộ, chiến sỹ, công nhân ngày tăng nhanh. Do yêu cầu phát triển của ngành xe nên trong năm 1971 cục quản lý xe giao cho Z179 nghiên cứu chế thử và đi vào sản xuất động cơ xe Trường Sơn, chế tạo trục khuỷu, máy nén khí, bơm trợ lực tay lái bầu giảm xóc ngang, cần gạt mưa và nhiều bộ gá lớn nhỏ cho các nhà máy bạn trong Cục. Muốn hoàn thành được nhiệm vụ, công ty đã nhanh chóng ổn định về mọi mặt. Các cấp lãnh đạo trong nhà máy đã tập trung vào việc tập hợp được cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm tổ chức lại sản xuất và xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên yêu ngành, yêu nghề phục vụ lâu dài trong Quốc Phòng và cho sự lớn mạnh của ngành xe mai sau. Công ty cơ khí Z179 đã phấn đấu liên tục trở thành công ty được tổng cục phân cấp loại 2, có cơ cấu tổ chức hòan chỉnh, có các trang thiết bị tương đối hiện đại nhằm phục vụ lâu dài cho ngành xe. Giai đoạn 2: Từ 1975 đến 1985: Ngay từ đầu năm 1975 Tổng cục Kĩ Thuật đã chủ trương hợp nhất một số xí nghiệp nhỏ tạm thời, bao cấp nhập thành những quy mô sản xuất lớn vào Z179. Nhiệm vụ đặt ra ngay lúc đó là phải vận chuyển tòan bộ các trang thiết bị nhân lực về địa điểm tập kết sao cho an tòan tuyệt đối về người và của. Song song với việc di chuyển, công ty vừa thiết kế, vừa thi công, vừa xây dựng và lắp đặt thiết bị để đi vào sản xuất đảm bảo kế hoạch năm. Công ty đã hết sức cố gắng ổn định công việc và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngay sau khi sát nhập công ty đã được giao nhiệm vụ chính là sản xuất bánh răng, phụ tùng gầm ô tô, ngoài ra còn tiến hành sản xuất các phụ tùng thay thế để đáp ứng yêu cầu cấp bách cho việc sửa chữa xe phục vụ cho chiến đấu. Ngay từ giữa năm 1975, sau khi sát nhập công ty đã đưa ngay vào lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh răng cho nên cuối năm 1975 dây chuyền sản xuất này đã đi vào ổn định. Sản phẩm bánh răng sau này trở thành sản phẩm chính và là một trong những mặt hàng truyền thống của công ty. Từ những năm 1978 đến năm 1980, công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng đột xuất để phục vụ kịp thời cho chiến đấu như sản xuất xích xe tăng, sản xuất các công trình xa để phục vụ sửa chữa lưu động, sản xuất hơn 2000 cần gạt mưa, 10000 kẹp cáp, 10 triệu đạn bi, 1 triệu con dao tông, 13846 xẻng, 5966 cuốc bộ binh, 362 ghế hành quân, 60 ngàn biển số ô tô, chế tạo thử buồng nổ… Trong thời gian này việc sản xuất ra nhiều mặt hàng phục vụ chiến đấu trở thành phong trào thi đua sôi nổi. Mọi người coi đây là mặt trận và mỗi cá nhân là một chiến sỹ trên mặt trận ấy. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là thành tích đạt được trong sản xuất của công ty. Trong những năm vừa xây dựng, vừa trưởng thành, vừa góp phần phục vụ chiến đấu công ty vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất mà Tổng cục giao. Ba năm liền công ty đều được Tổng cục cấp bằng khen. Giai đoạn 3: Từ 1986 đến nay: Trong những năm đầu xóa bỏ chế độ bao cấp, công ty gặp rất nhiều khó khăn, do chưa kịp thích nghi với điều kiện mới. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong công ty chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, còn nhiều ý kiến chủ quan, quan liêu, cửa quyền nên tình hình sản xuất kinh doanh có chiều hướng đi xuống, lương của cán bộ công nhân viên chức còn chưa được bảo đảm, đời sống của cán bộ công nhân viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và phát triển. Do đặc thù của sản phẩm bánh răng là ít nơi có thể sản xuất, chế tạo được và chất lượng sản phẩm của công ty lại cao và ổn định nên công ty đã tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các hợp đồng kinh tế ngày càng nhiều. Công ty không chỉ chuyên sản xuất về bánh răng mà còn chế tạo sản xuất cho một số máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành sản xuất công nghiệp cơ khí, cho nông nghiệp. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người công nhân được nâng cao, khiến tình hình sản xuất của công ty ngày càng sôi động. Công ty không những hoàn thành vượt chỉ tiêu của Bộ đề ra mà còn phát động nhiều phong trào thi đua sản xuất nên năm nào cũng được Bộ khen thưởng. Theo quyết định số 123/2003/QĐ- BQP ngày 9/9/2003 Công ty cơ khí Z179 được sáp nhập vào Nhà máy cơ khí chính xác Z111 và được chuyển đổi thành Xí Nghiệp cơ khí 79. 2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Xí Nghiệp Cơ khí 79 2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: 2.1.1. Sản phẩm: Xí Nghiệp Cơ khí 79 chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế. Bao gồm các loại: Phụ tùng ô tô, xe máy, các cơ cấu truyền động như: Bánh răng côn xoắn, côn thẳng, bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng. Trục bánh vít và các dạng trục then hoa. Hộp số các loại dùng cho: ô tô, xe máy, máy thủy, máy nông nghiệp, và phụ tùng khác dùng trong các ngành dệt, nhiệt điện. Phụ kiện đường dây tải điện, bi nghiền xi măng, nghiền than. Đĩa xích xe máy dùng cho xe Honda, Suzuki, Dayang, Yamaha.. Các loại dụng cụ cắt gọt: dao phay lăn răng, dao sọc, bao hình, dao chuốt, quả lô cán ren, cán thép. Các loại bánh xe làm việc trong môi trường ăn mòn. Trong đó mặt hàng truyền thống của Xí Nghiệp là bánh răng côn xoắn có nhiều ưu thế trên thị trường sản phẩm cơ khí. Bên cạnh đó Xí Nghiệp còn sản xuất sản phẩm cho thị trường nông, lâm, ngư nghiệp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài theo đơn đặt hàng của khách. Dưới đây là một vài hình ảnh sản phẩm của Xí Nghiệp cơ khí 79: Bảng 1: Sản phẩm của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006-2008 STT Tên sản phẩm Đơn vị 2006 2007 2008 A HÀNG QUỐC PHÒNG Cái 20.000 29.651 37.128 B HÀNG KINH TẾ Cái 207.087 328.826 314.299 I. Nhóm bánh răng côn xoắn Bộ 61.128 89.901 91.707 1. Côn xoắn benla Bộ 15.302 27.389 31.251 2. Côn xoắn xe TY7E Bộ 30.000 48.727 47.600 3. Bánh răng côn xoắn khác Bộ 15.826 13.785 12.856 II. Phụ kiện đường dây Cái 54.810 88.142 61.000 III. Phụ tùng máy cày Cái 16.145 19.739 15.846 IV Phụ tùng băng tải Con 25.985 61.952 78.260 V Phụ tùng ô tô. máy xúc Cái - 14.259 3.900 VI Phụ tùng xe máy Cái 3.175 2.215 - VII Hàng cột vi ba Cái 12.586 17.780 21.000 VIII Giá trị các hàng khác Cái 33.258 34.838 42.586 TỔNG 227.087 358.477 351.427 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Vật tư) Như vậy, tỷ trọng cơ cấu sản phẩm trong 3 năm từ 2006 đến 2008, những sản phẩm Nhóm hàng Bánh răng côn xoắn chiếm tỷ trọng lớn nhất do Xí nghiệp đã được chiếm chủ yếu thị trường trong nước xuất khẩu ra thị trường Đài Loan. Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng Kinh tế chiếm tỷ trọng lớn từ 89% đến 92% so với tổng sản phẩm sản xuất của XÍ nghiệp. 2.1.2. Thị trường: 2.1.2.1. Thị trường tiêu thụ: Vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm có những biến động đáng kể do khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây. Do Xí Nghiệp Cơ khí 79 trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên sản phẩm sản xuất ra có cả sản phẩm công nghiệp Quốc Phòng và sản phẩm kinh tế. Sản phẩm công nghiệp Quốc Phòng chủ yếu được tiêu thụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, dưới sự hỗ trợ tiêu thụ của Tổng Cục Kĩ Thuật Công nghiệp Quốc Phòng nên thị trường khá rộng lớn trải dài từ Bắc vào Nam . Đối với các mặt hàng Kinh tế cách đây 2 năm Xí Nghiệp đã cung cấp sản phẩm của mình không chỉ miền Bắc mà đã lan rộng cả miền Trung, miền Nam với thương hiệu “Phụ tùng máy nổ 79”, cũng trong năm 2006 Xí Nghiệp đã ký được hợp đồng chế tạo, lắp ráp máy cưa xuất khẩu cho thị trường Đài Loan nhưng vài năm gần đây, cơ chế của Doanh nghiệp Nhà nước thủ tục làm việc rườm rà kèm theo chất lượng giảm sút đã khiến cho uy tín của Xí Nghiệp trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng. 2.1.2.2. Thị trường nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực Quốc phòng Xí Nghiệp cũng được Bộ cung cấp với số lượng lớn nên việc mở rộng thị trường trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phục vụ cho an ninh quốc phòng là không thể. Xí Nghiệp chỉ thực hiện sản xuất các mặt hàng Quốc Phòng khi có chỉ tiêu của Bộ giao và khi hòan thành quá trình sản xuất, Xí Nghiệp phải bàn giao lại số sản phẩm đó cho Bộ và Bộ thực hiện việc cấp phát cho các đơn vị có liên quan. Tại Xí Nghiệp cơ khí 79 nguyên vật liệu dùng để sản các mặt hàng cho Quốc phòng thì được Bộ cung cấp với số lượng lớn phù hợp với kế hoạch chỉ tiêu do Bộ giao nên Xí Nghiệp không gặp khó khăn trong việc tìm mua các loại vật tư này. Phòng Kế hoạch- Vật tư thông qua các chỉ tiêu đó tổ chức tiếp nhận vật tư rồi điều hành quá trình sản xuất các mặt hàng này sao cho kịp tiến độ của Bộ Vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng kinh tế, Xí Nghiệp phải tìm mua trên thị trường. Chính vì vậy, việc xác định nhà cung ứng có ý nghĩa tích cực trong việc sản xuất xem xét vấn đề giá cả chất lượng của từng loại, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, cách vận chuyển…Xí Nghiệp xác định cho mỗi loại vật tư từ hai đến ba nhà cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau để lựa chọn sao cho chi phí thấp nhưng phải đáp ứng đủ uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng , chất lượng nguyên vật liệu, việc thực hiện được hợp đồng… từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp. Các loại vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm như thép các loại ( thép cacbon, théo hợp kim , thép dụng cụ …) nhôm, đồng, gang …. Xí Nghiệp phải mua ở các công ty vật tư nhập khẩu tổng hợp. Các loại vật liệu này công nghiệp trong nước chưa đáp ứng được nên Xí Nghiệp thường lựa chọn sản phẩm của Nhật, Liên Xô cũ, Hàn Quốc để đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ phù hợp với năng lực tài chính của Xí Nghiệp. Còn đối với các loại vật tư phụ như que hàn, than, vòng bi, dây đai, các dụng cụ đo, dụng cụ cắt… bán nhiều trên thị trường, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Xí Nghiệp có thể dễ dàng mua mỗi khi có nhu cầu mà không gặp khó khăn nào cả. Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị Hệ thống cơ sở vật chất của Xí nghiệp bao gồm trụ sở làm việc, máy móc trang thiết bị, phương tiện làm việc. Trụ sở làm việc được xây dựng từ những năm 1972, qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp hiện Xí nghiệp hiện có quy mô gồm tòa nhà văn phòng 2 tầng và khu phân xưởng sản xuất rộng gần 800m2 Tầng 1 bao gồm phòng Lễ tân , các phòng ăn, phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch- Vật tư, 1 phòng họp với diện tích nhỏ. Tầng 2 bao gồm phòng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng Kỹ thuật, Phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng họp cỡ lớn. Khu Phân xưởng sản xuất được xây dựng khang trang phân chia theo từng phân xưởng 1, 2, 3, 4. Phương tiện trang thiết bị máy móc làm việc: Các trang thiết bị hoạt động văn phòng: Ô tô, máy Photo, điều hòa không khí trong Phòng họp, máy vi tính, máy in… Hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tại các phân xưởng trong đó hiện đại nhất là máy CNC (đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do công nhân thực hiện được giảm thiểu). Các máy móc thiết bị khác chủ yếu có xuất xứ từ Liên Xô, Nhật Bản do Bộ Quốc Phòng cung cấp từ những ngày đầu thành lập, được sử dụng từ những năm 70. Phòng Kế toán cho biết: Đa số các máy móc này đã khấu hao hết. Đánh giá chung trình độ máy móc công nghệ kỹ thuật của Xí nghiệp còn lạc hậu. Tuy nhiên vẫn còn hoạt động tốt, độ chính xác cao mặc dù năng suất chỉ đạt 60-70% (Theo nhận định của trưởng Phòng Kế toán). Hiện Xí nghiệp có tổng cộng 248 máy móc chính. Ngoài ra còn có một số máy móc thiết bị do chính đội ngũ kỹ sư của Xí nghiệp sáng chế như máy trộn cát, máy gia công cơ khí đơn giản. Máy móc của Xí nghiệp là thiết bị đặc thù nên cũng khó có khả năng cải tiến nâng cấp như máy mài nghiền bánh răng côn xoắn. Chính vì vậy Xí nghiệp luôn định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa để đạt được năng suất, hiệu suất sử dụng cao nhất Bảng 2 : Máy móc thiết bị của Xí Nghiệp trong tháng 11/2008 Loại Thiết bị Sô máy móc thiết bị đang hoạt động tại các phân xưởng Tồng số máy đang sử dụng Máy móc thiết bị hiện có trong Xí Nghiệp Hiệu suất sử dụng A1 A2 A3 A4 Máy tiện 7 12 16 35 62 56,45% Máy phay 9 5 8 22 46 47,26% Máy mài 5 4 3 12 21 57,14% Máy khoan 4 9 13 19 68,42% Máy doa 1 1 2 4 50% Máy bào sọc 1 6 7 7 100% Máy búa 8 8 8 100% Máy dập ép 5 5 6 83,33% Lò nhiệt luyện 6 6 8 75% Máy khác 4 3 5 9 21 67 31,34% TỔNG SÓ MÁY HIỆN CÓ 248 ( Nguồn: Phòng Kế Hoạch- Vật tư) 2.3. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động: 2.3.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức: Xí nghiệp Cơ khí 79 là xí nghiệp trực thuộc Nhà máy Z111 của Bộ Quốc Phòng nhưng cơ cấu tổ chức giống như cơ cấu của Công ty. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp PGĐ KTSX PGĐ KD PGĐ hành chính P Kỹ thuật P Cơ điện P KCS P KH Vật tư P TC kế toán P Lao động P Hành chính P Chính trị Giám đốc ---> Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Chức năng chung của các phòng ban trong Công ty là giúp giám đốc nắm tình hình, giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất và phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông qua các quyết định kiểm tra quá trình sản xuất chung, theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch về kỹ thuật và những điều kiện thời gian. Mặc dù các phòng ban chức năng không có quyền đưa ra quyết định đối với cơ quan ngành dọc, tuy nhiên trong những công việc nhất định họ cũng được giao quyền trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn đối với cán bộ chức năng và cấp phân xưởng, thậm chí đến tận công nhân sản xuất. 2.3.2. Chức năng của các Phòng Ban 2.3.2.1. Phòng Kinh Doanh: a. Phòng Kế hoạch - Vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế năm trước do Phòng Kế tóan gửi xuống rồi thông qua đó lập ké hoạch sản xuất từng kì ( tháng, quý, năm). Ngoài ra, phòng Kế hoạch còn phải thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vấn đề ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác như: marketing, quảng cáo sản phẩm, đưa ra các kế hoạch tham dự các hội chợ. Phòng Kế hoạch phải tạo mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, sẵn sàng cung ứng đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho khách hàng. Ngòai việc phải lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng Kế hoạch - vạt tư còn phải tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thíêt cho sản xuất và sửa chữa của Xí Nghiệp. Phải tính toán chi tiết lượng vật tư dự trữ , bảo hiểm cần thíêt cho cả giai đoạn sản xuất trong kỳ. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Tính toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từ đó xác định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất. Phòng Tài chính- Kế tóan: Thực hiện việc tổng kết báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Phân tích, tính tóan cụ thế, chi tiết mức độ hoàn thành kế hoạch của Xí Nghiệp. Lập bảng tổng kết tài sản cụ thể của từng thời kì để cho Phòng Kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng Lao động: Thực hiện việc quản lý lao động. Cụ thể là về tiền lương, tiền thưởng của lao động trực tiếp và gián tiếp trong tháng, quý, năm. Về các vấn đề liên quan đến sự biến động của nguồn nhân lực trong kỳ, thực hiện các công việc theo dõi số ngày làm việc của từng công nhân, nhân viên, tính tóan số ngày nghỉ phép, ốm đau của cán bộ công nhân viên chức trong Xí Nghiệp. Phòng Lao động tính tóan lương, bảo hiểm xã hội và phải đảm bảo các vấn đề liên quan đến việc an tòan lao động, đào tạo huấn luyện tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong tòan Xí Nghiệp. 2.3.2.2. Phòng Kỹ thuật sản xuất : Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật chung cho toàn Xí Nghiệp. Dựa vào các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ thiết kế để điều hành tổ chức thiết kế, lập quy trình sản xuất, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm, phù hợp với thiết bị của Xí Nghiệp. Xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về phương hướng duy trì , đẩy mạnh , phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ, phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp ngày càng tốt hơn. xây dựng đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ lâu dài cho công tác đảm bảo kỹ thuật. Phòng Cơ điện: Quản lý kỹ thuật thiết bị năng lượng. Phải đảm bảo mọi quy định đối với quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo cho sản xuất : nước, điện. Ngăn ngừa, hạn chế các hư hỏng bất thường, khai thác tối đa công suất thiết kế của thiết bị và hệ thống năng lượng. Tìm mọi biện pháp để cải tiến, hiện đại hóa và đổi mới thiết bị nhằm tạo nên chất lượng sản phẩm và năng suất cao hơn. Phòng KCS: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị dụng cụ đo lường, đề xuất với giám đốc các biện pháp sử dụng sao cho hợp lý và có hiệu quả. Đảm bảo kỹ thuật và các phương pháp đo cho mọi người sử dụng phương tiện dụng cụ đo trong Xí Nghiệp. Cùng với các cán bộ của phòng Kỹ thuật tìm ra các nguyên nhân sai hỏng hàng loạt. 2.3.2.3. Phòng Hành Chính: Phòng Hành chính: Bao gồm một số phòng ban như văn thư, y tế, tổ bảo vệ, nhà trẻ, nhà ăn nhằm đảm bảo đời sống tinh thần và thể lực cho công nhân viên tòan Xí Nghiệp. Ngòai ra tổ bảo vệ còn có nhiệm vụ giữ cho tình hình an ninh sản xuất của Xí Nghiệp được ổn định, tránh thất thóat tài sản. Phòng Chính trị: Có nhiệm vụ nghiên cứu các nghị quyết của Đảng và cấp trên đề ra. Thông qua các biên bản, nghị quyết đó, tiến hành các hoạt động nhằm hướng dẫn và giáo dục tòan bộ cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp thực hiện đúng đắn đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Tổ chức các bủôi nói chuyện sinh hoạt tập thể nhằm tìm ra các định hướng đúng đắn cho Xí Nghiệp trong thời gian sắp tới sao cho phù hợp với đường lối và chính sách đã đề ra. Nhìn chung, mỗi phòng ban trong Xí Nghiệp đều có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Mỗi phòng ban đều tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính của mình và kết hợp với các phòng ban khác thực hiện các kế hoạch chung của tòan Xí Nghiệp 2.3.3. Trình độ chuyên môn của lao động Xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp đồng thời cũng là Phó Giám đốc của Nhà máy Z111 chịu trách nhiệm cao nhất về các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong phạm vi được Giám đốc của Nhà máy cho phép. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc phụ trách về Kỹ thuật sản xuất, phụ trách kinh doanh, phụ trách hành chính. Xí nghiệp tự thực hiện việc phân công quản lý cho các chức danh ( Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng..) Tính đến thời điểm 31/10/2008, tổng số lao động của Xí nghiệp cơ khí là 214 người với các Chức danh và trình độ chuyên môn như sau: Bảng 3: Số lượng và chất lượng lao động Xí nghiệp cơ khí 79 STT Chức danh, nghiệp vụ chuyên môn Giới tính Trình độ chuyên môn Nam Nữ Thạc sỹ Đại học Trung, Sơ cấp 1 Ban Giám Đốc 3 1 2 2 2 Trưởng , phó phòng Kỹ Thuật 2 1 3 3 Trưởng, phó phòng Kinh doanh 4 3 1 5 1 4 Trưởng phó Phòng Hành chính 1 4 3 2 5 Công nhân 114 81 4 191 Tổng 124 90 3 17 194 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Vật tư) Như trong bảng ta thấy cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của Xí Nghiệp như sau: Bộ phận quản lý: Trình độ trên đại học 3. Đại học: 13. Bộ phận sản xuất Đại học: 4 Trung, sơ cấp: 191 người Đối với bộ phận quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ rất tốt, đa phần đều đại học, đã công tác lâu năm tại Xí Nghiệp. Người có thâm niên công tác thấp nhất là 7 năm, rất nhiều kinh nghiệm và được bố trí phù hợp với yêu cầu của công việc. Đối với bộ phận sản xuất: Hiện nay trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao do Xí Nghiệp đã đầu tư đúng mức cho việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Trong Xí Nghiệp, công nhân bậc 3/7 – 4/7 chiếm khoảng 20 – 25%, còn lại là công nhân bậc 5/7 -7/7. Trình độ tay nghề của công nhân cao, sản xuất được các yêu cầu về chất lượng cũng như kỹ thuật của sản phẩm. Công nhân có thể thích ứng được với điều kiện làm việc liên tục, căng thẳng nhằm đạt đúng tiến độ được đề ra. Với số công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao, Xí Nghiệp có thể thay đổi cơ cấu công nhân trực tiếp sản xuất cho phù hợp với tình hình chung sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tính đến ngày 31/10/2008 số lượng công nhân của Xí Nghiệp là Bậc thợ bình quân = Bảng 4:Bậc thợ của Xí Nghiệp tính đến ngày 31/10/2008 Bậc thợ 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Bậc thợ bình quân Số lượng ( người) 41 17 28 50 59 5.35 ( Nguồn: phòng Hành chính- lao động) 2.4. Đặc điểm kỹ thuật: Hình 1.2: Quy trình công nghệ như biểu diễn ở sơ đồ dưới đây Vật tư Tạo phôi bằng phương pháp đúc Ủ phôi bằng lò điện hoặc lò phản xạ Gia công cơ khí bán tinh Tôi cải tiến Gia công cơ khí tinh Thấm đa nguyên tố. Nhiệt luyện Xử lý bề mặt sản phẩm Gia công sau nhiệt luyện Đóng gói bảo quản Nhập Kho Khi có đơn đặt hàng, phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế quy trình sản xuất đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phù hợp với trang thiết bị của Xí Nghiệp, xây dựng các định mức vật tư cho từng loại. Quy trình công nghệ cơ bản như trên, phụ thuộc vào yêu cầu của đơn hàng. Thành phẩm được kiểm tra đóng gói và nhập kho. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm 2006- 2008: 3.1. Doanh thu và lợi nhuận đạt được: 3.1.1. Doanh thu : Trong thời gian 3 năm từ 2006 đến năm 2008, Xí Nghiệp cơ khí 79 đã tránh được tình trạng sản xuất trì trệ không hòan thành kế hoạch sản xuất đã đề ra. Ban Giám đốc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, phân xưởng điều hành sản xuất trực tiếp nên trong 3 năm gần đây nhất, Xí Nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định. Chấm dứt những năm không hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu đạt được các kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, giá trị trăng trưởng bình quân đạt cao, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn Xí Nghiệp, giữ được năng lực sản xuất hàng Quốc phòng để lúc yêu cầu là sẵn sàng đáp ứng. Bảng số liệu dưới đây sẽ giúp ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp trong những năm gần đây. Qua bảng số liệu ta có thể thấy doanh thu của Xí Nghiệp có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Từ 2005 đến năm 2008 doanh thu của Xí Nghiệp đã tăng từ hơn 3 tỷ đến gần 6.7 tỷ. Đấy cũng là nhờ vào sự cố gắng của tòan thể cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp. Ngòai những chỉ đạo của Bộ và Nhà nước giao, Ban giám đốc Xí Nghiệp còn hết sức cố gắng trong việc tìm kiếm những hợp đồng lớn có lợi nhuận cao. Bảng 4: Doanh thu của Xí Nghiệp cơ khí 79 giai đoạn 2006 đến 2008 STT Tên sản phẩm 2006 2007 2008 A HÀNG KINH TẾ 2.264.671.926 4.000.439.173 5.541.872.150 I. Nhóm bánh răng côn xoắn 1.096.217.143 1.411.941.400 1.967.466.460 1. Côn xoắn benla 283.241.300 254.215.600 725.198.219 2. Côn xoắn xe TY7E 562.429.843 643.513.500 458.135.418 3. Bánh răng côn xoắn khác 250.546.000 514.212.300 784.132.823 II. Phụ kiện đường dây 845.123.632 851.212.300 842.350.365 III. Phụ tùng máy cày 91.851.351 157.269.421 487.138.941 IV Phụ tùng băng tải 68.234.000 214.641.211 358.522.554 V Phụ tùng ô tô. máy xúc - 556.120.000 681.459.761 VI Phụ tùng xe máy 38.025.800 120.000.000 - VII Hàng cột vi ba 125.220.000 289.254.841 164.791.254 VIII Giá trị các hàng khác 1.845.796.271 887.745.841 1.362.813.115 B Hàng Quốc Phòng 1.295.817.600 903.087.331 1.137.160.726 TỔNG CỘNG 3.560.489.526 4.903.526.504 6.679.032.876 (Đơn vị: nghìn đồng) ( Nguồn phòng Kế Toán) Có thể thấy tốc độ tăng doanh thu của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006-2008 như sau: Đối với mặt hàng Quốc Phòng: Năm 2006 doanh thu đạt được là 1.295.817.600VNĐ nhưng đến năm 2007 thì mặt hàng Quốc phòng có dấu hiệu giảm sút :Tốc độ doanh thu so với năm 2006 là -30.3%. Năm 2008 doanh thu có tăng 25.9% so với năm 2007 nhưng so với năm 2006 thì có sự sụt giảm - 0,12%. Mặt hàng Quốc Phòng tuy có sự giảm sút nhưng các nhiệm vụ do Bộ giao thì Xí Nghiệp đã hoàn thành tốt, được bằng khen của Tổng cục Quốc Phòng. Đối với mặt hàng Kinh Tế: Trong thời gian 3 năm, mặt hàng Quốc Phòng của Xí Nghiệp có dấu hiệu giảm sút thì mặt hàng Kinh tế lại trên đà tăng trưởng là một tín hiệu rất khả quan cho Xí Nghiệp khi tự chủ về mặt kinh doanh, phụ thuộc vào Bộ ít đi. Năm 2007 tăng 76% so với năm 2006. Năm 2008._. kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng nhưng doanh thu của Xí Nghiệp có tăng 0,3% so với năm 2007 và tăng 144% so với năm 2006 Lợi nhuận: Tổng lợi nhuân mà Xí Nghiệp đã đạt được trong những năm gần đây đều có sự tăng trưởng đáng mừng, Từ năm 2005 đến nay lợi nhuận của Xí Nghiệp tăng nhanh không còn xảy ra tình trạng lỗ như mấy năm trước đó. Bảng số liệu cho thấy lợi nhuận năm 2007 tăng vượt bậc so với năm 2006 đạt gần 4 tỷ. Nguyên nhân có sự tăng đột biến là do Xí Nghiệp đã cân đối được các khoản thu và chi, có nhiều tiến bộ vượt bậc lĩnh vực quản trị sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn giữ được chất lượng tốt. Bên cạnh đó năm 2007 Xí Nghiệp đã nhận được hợp đồng xuất khẩu sang Đài Loan một số sản phẩm Bánh răng và sản xuất máy cưa nên làm tăng doanh thu, lợi nhuận Bảng 5: Lợi nhuận của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006-2008 (Đơn vị: nghìn đồng) STT Tên sản phẩm 2006 2007 2008 A HÀNG KINH TẾ 1.307.264.563 2.225.984.086 2.793.710.487 I. Nhóm bánh răng côn xoắn 535.813.106 1.111.941.400 713.064.079 1. Côn xoắn benla 123.241.300 254.215.600 265.481.238 2. Côn xoắn xe TY7E 262.420.653 643.513.500 121.813.800 3. Bánh răng côn xoắn khác 150.151.153 214.212.300 325.769.041 II. Phụ kiện đường dây 545.123.178 351.568.450 460.868.912 III. Phụ tùng máy cày 32.851.351 87.269.421 151.681.784 IV Phụ tùng băng tải 21.586.000 74.576.852 87.139.700 V Phụ tùng ô tô. máy xúc - 324.871.461 124.830.450 VI Phụ tùng xe máy 18.025.800 61.048.046 - VII Hàng cột vi ba 65.220.000 89.254.841 687.619.876 VIII Giá trị các hàng khác 88.648.128 125.458.615 568.513.686 B Hàng Quốc phòng 690.256.004 321.148.956 805.426.890 Lợi nhuận 1.997.523.567 2.547.138.042 3.599.145.377 (Nguồn: Phòng Kế toán) Ta thấy Lợi nhuận của Xí nghiệp có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 tăng 549.614.475 Đồng tương đương tăng 27,5% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 1.052.007.335 đồng tương đương 41,5% so với năm 2007. Đối với mặt hàng Kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong toàn Xí nghiệp. Năm 2007 lợi nhuận thu về gấp đôi so với năm 2006. 3.2. Đánh giá chung: 3.2.1. Ưu điểm: Qua các phần đánh giá ở trên ta có những khái quát nhất định về toàn cảnh của Xí Nghiệp trong những năm gần đây – đã có những bước tiến đáng kể. Lợi nhuận của Xí Nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 đã tăng từ gần 2 tỷ đến 3 tỷ rưỡi, chấm dứt tình trạng nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao, kinh doanh trên thị trường không đủ bù lỗ, thường xuyên nợ lương của Cán bộ công nhân viên. Trong quý 1 năm 2009 Xí Nghiệp đã đạt doanh thu là gần 1 tỷ ( cụ thể 981.568.000 VNĐ) bằng 1/2 tổng doanh thu cả năm 2006. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí Nghiệp ngày càng phát huy được năng lực làm việc. Xí Nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà đầu tư chú trọng vào con người, khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện để phát triển sán xuất. Trong thời gian tới với những định hướng đúng đắn của Bộ Quốc phòng- Kinh tế, Ban giám đốc nhà máy Z111, Ban Giám đốc Xí Nghiệp cơ khí 79 và sự đồng lòng, sáng tạo của cán bộ công nhân viên chắc chắn sẽ có những bước tiến đáng kể, nhiều thành công mới, đáng tự hào. Trên thị trường trong nước, Xí Nghiệp đã có những chỗ đứng nhất định. Sản phẩm truyền thống của Xí Nghiệp tuy đang xuất hiện một vài đối thủ cạnh tranh của tư nhân nhưng vẫn khó có thể cạnh tranh nổi. Xí Nghiệp đã có những đầu tư đúng đắn, mạnh dạn vào cải tiến máy móc nên phần nào củng cố vị thế của Xí Nghiệp trên thị trường sản xuất bánh răng côn xoắn. Xí Nghiệp cũng đã có những bước tiến khá lớn khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu phụ tùng máy cưa ra thị trường rất ổn định Đài Loan Trong 2 năm 2007, 2008 Xí Nghiệp đều vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhược điểm : Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng tự hào thì Xí Nghiệp còn những hạn chế cần khắc phục như Máy móc của Xí Nghiệp đã đi vào tình trạng cũ kỹ lạc hậu đa số đều được sử dụng từ những năm 70,hiệu suất của máy thấp. Phong cách làm việc vẫn mang đậm phong cách của thời bao cấp, vẫn dựa vào ngân sách của Bộ và Nhà máy Z111. Mặc dù Xí Nghiệp gặp rất thuận lợi trong việc vay vốn của các ngân hàng quân đội nhưng tình hình tài chính của Xí Nghiệp vẫn không ổn định. Các nguồn vốn dành cho việc đầu tư sản xuất chưa nhiều. Hợp đồng kinh tế không đều đặn, khi thì có quá nhiều làm công nhân phải làm ca 3 nhưng cũng có những thời gian công nhân nghỉ gần hết vì không có việc. Trong thời gian gần đây, Xí Nghiệp đã nhận được rất nhiều lời phàn nàn của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Số lượng hàng sai hỏng trong quá trình sản xuất tăng lên đáng kể, lượng hàng mà khách hàng mang đến bảo hành ngày một nhiều. Sự cần thiết áp dụng ISO 9000:2000 tại Xí Nghiệp: ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization – ISO) ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kể cả dịch vụ hành chính. Bộ tiêu chuẩn ISO 900 về hệ thống chất lượng được xây dựng dựa trên triết lý: “ Nếu hệ thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất sẽ tốt” ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa, mục tiêu là nhằm ngăn ngừa những khuyết tật về chất lượng. Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi rất nhanh, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa cho các Doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng kinh doanh sản xuất đã làm cho chỗ đứng của Xí Nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng. Để đối mặt với sự cạnh tranh này, Xí Nghiệp phải đổi mới cách thức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn ISO 9000 được coi là giải pháp nhằm giúp Xí Nghiệp đáp ứng yêu cầu này và dành lại vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp lãnh đạo Xí Nghiệp tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng, đồng thời cũng là phương tiện để khách hàng có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng . ISO 9000 hướng dẫn Xí Nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Việc áp dụng ISO 9000 sẽ khắc phục sự tụt hậu về quản lý, sự yếu kém của hoạt động quản lý chất lượng tại Xí Nghiệp đã tồn tại từ những ngày đầu thành lập do mang đậm tính bao cấp. Một HTQLCLhiện đại theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Xí Nghiệp cũng như giúp khách hàng tin tưởng chất lượng sản phẩm của Xí Nghiệp sẽ luôn được đảm bảo. Khi áp dụng hệ thống Quản trị chất lượng ISO 9000: 2000, Xí Nghiệp sẽ đạt được những lợi ích sau: Các mặt hàng của Xí Nghiệp có chất lượng ổn định, giảm tỷ lệ phế phẩm: Một HTQLCLphù hợp với ISO 9000 sẽ giúp Xí Nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cách có hệ thống và có kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra và chi phí bảo hành làm lại sản phẩm. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng theo yêu của tiêu chuẩn sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy, Hệ thống chất lượng sẽ rất cần thiết để cung cấp các sản phẩm ổn định về chất lượng cho khách hàng. Tiết kiệm được các chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực hiện Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 giúp Xí Nghiệp tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản xuất. Hệ thống cung cấp đầy đủ các phương tiện giúp Cán bộ công nhân viên Xí Nghiệp thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó giảm tối đa khối lượng công việc phải làm lại và hạn chế chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được lãng phí vè thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời nếu Xí Nghiệp có HTQLCL tốt sẽ giảm được chi phí kiểm tra, kiểm soát. Tiết kiệm không chỉ cho Xí Nghiệp mà còn cả với khách hàng. Tăng tính cạnh tranh. Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với tính cạh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO sẽ đem đến cho Xí Nghiệp lợi thế cạnh tranh vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng ISO Xí Nghiệp sẽ có một giấy thông hành, đảm bảo với khách hàng là sản phẩm của Xí Nghiệp phù hợp với chất lượng đã cam kết. Trong thực tế phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được mua một sản phẩm đảm bảo chất lượng đúng như lời cam kết của nhà sản xuất. Một vài yêu cầu trong đơn hàng của Xí Nghiệp đã ghi rất rõ ràng, sản phẩm phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Và Xí Nghiệp đã bỏ lỡ các hợp đồng kinh tế này do thiếu chứng nhận ISO 9000 Kiểm soát toàn viện và xuyên suốt hệ thống sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp. Khách hàng tin tưởng sẽ làm gia tăng uy tín, thương hiệu của Xí Nghiệp trên thị trường. Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm của Xí Nghiệp và minh chứng cho khách hàng thấy các hoạt động của Xí Nghiệp đều được kiểm soát cách gắt gao. Hệ thống chất lượng còn cung cấp các dữ liệu để sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất, các thông số về sản phẩm cách rõ nét, qua đó không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao ý thức của người lao động. Tạo điều kiện mở rộng thị trường. Với việc chất lượng ngày càng ổn định và nâng cao, Xí Nghiệp sẽ tạo lòng tin đối với khách hàng điều đó đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng không chỉ thị trường trong nước mà bước chân ra thị trường nước ngoài. Đối với Cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp : Biết được mục tiêu, yêu cầu của công việc được phân công, chủ động và thoải mái khi làm việc, sáng tạo trong việc nâng cao năng suất lao động. Tạo nề nếp làm việc khoa học, công nghiệp, chuyên nghiệp gắn trên cơ sở công việc được giao. Công nhân mới có điều kiện tốt hơn, bắt kịp yêu cầu công việc do có bản mô tả công việc cụ thể và chi tiết trong hệ thống tài liệu của Xí Nghiệp. Được cung cấp phương pháp làm việc đúng ngay từ đầu. Được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Nhận biết rõ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc. Đối với khách hàng của Xí Nghiệp: Được cung cấp các sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vượt sự mong đợi. Được cung cấp các bằng chứng để củng cố niềm tin với chất lượng sản phẩm của Xí Nghiệp. Từ những phân tích trên, để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh , Xí Nghiệp cơ khí 79 cần phải xây dựng và thực hiện HTQLCLtheo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 79 1. Thực trạng quản lý chất lượng 1.1. Thực trạng chất lượng: Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” Yêu cầu ở đây chính là những nhu cầu hay mong muốn được nêu ra hay ở dạng tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó nên định nghĩa này được chấp nhận cách rộng rãi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. Định nghĩa này thể hiện tính thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Xí Nghiệp cơ khí 79 là một đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên thị trường kinh tế và các mặt hàng phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng nên Xí Nghiệp nhận thức rất rõ rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để Xí Nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao của Bộ Quốc phòng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. Sản phẩm của Xí Nghiệp bao gồm : Phụ tùng ô tô, xe máy, cá cơ cấu truyền động như: Bánh răng côn xoắn, côn thẳng, bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng. Trục bánh vít và các dạng trục then hoa. Hộp số các loại dùng cho: ô tô, xe máy, máy thủy, máy nông nghiệp, và phụ tùng khác dùng trong các ngành dệt, nhiệt điện. Phụ kiện đường dây tải điện, bi nghiền xi măng, nghiền than. Đĩa xích xe máy dùng cho xe Honda, Suzuki, Dayang, Yamaha.. Các loại dụng cụ cắt gọt: dao phay lăn răng, dao sọc, bao hình, dao chuốt, quả lô cán ren, cán thép. Các loại bánh xe làm việc trong môi trường ăn mòn. Trong thời gian gần đây, chất lượng của Xí Nghiệp không ổn định. Số lượng khách hàng đến bảo hành sản phẩm nhiều. Một số đơn hàng bị trả lại toàn bộ do không đáp ứng hết yêu cầu của khách hàng. Số lượng sản phảm sai hỏng trong quá trình sản xuất do lỗi của công nhân tăng lên đáng kể. Bảng 6: Tình hình sai hỏng sản phẩm trong 2 năm 2007 và 2008 Tên sản phẩm Đơn vị 2007 2008 Số lượng sản phẩm Số không đạt yêu cầu % không đạt Số lượng sản phẩm Số không đạt yêu cầu % không đạt Côn xoắn benla Bộ 27.389 1.012 3.69% 31.251 720 2.3% Côn xoắn xe TY7E Bộ 48.727 2786 5.71% 47.600 2.579 5.42% Bánh răng côn xoắn khác Bộ 13.785 618 4.48% 12.856 578 4.5% Phụ kiện đường dây Cái 88.142 2.550 2.89% 61.000 1.913 3.12% Phụ tùng máy cày Cái 19.739 582 2.9% 15.846 638 4.03% Phụ tùng băng tải Con 61.952 3.180 5.13% 78.260 3.373 4.31% Phụ tùng ô tô. máy xúc Cái 14.259 800 5.6% 3.900 165 4.23% Phụ tùng xe máy Cái 2.215 125 5.64% - - - Hàng cột vi ba Cái 17.780 500 2.81% 21.000 664 3.16% Giá trị các hàng khác Cái 33.258 3.000 9.02% 42.586 2.194 5.15% TỔNG 327.246 15.156 4.63% 314.029 12.824 4.08% (Nguồn Phòng Kế hoạch- Vật tư) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình sai hỏng hàng hóa của Xí Nghiệp có tiến bộ hơn rất nhiều. Tỷ lệ từng loại mặt hàng hỏng đã giảm sút như Bánh răng côn xoắn Benla giảm 1,36% sai hỏng so với năm 2007…. Tổng sai hỏng của năm 2008 chỉ còn 4,08% giảm 0,57% so với năm 2007. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng đối với Xí Nghiệp. Nhưng bên cạnh đó thì sản phẩm sản xuất không đúng tiến độ. Hàng bảo hành, hàng do khách trả lại tăng trong thời giân vừa qua. Có thể thấy rõ hơn qua bảng tình hình sản xuất trong 10 ngày đầu tháng 3/ 2009 tại Xí nghiệp. STT Tên sản phẩm Bảng 6: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 10 NGÀY ĐẦU THÁNG 3 /2009 Đơn vị tính Số lượng đặt hàng Ngày nhận đơn hàng Ngày giao hàng Bộ phận thực hiện Số lượng sản phẩm hoàn thành Chú ý I Phụ tùng ô tô máy xúc 1 Vành răng Z82 – benlaz 7522 Cái 30 17/2/09 5/4/09 A3 16 Đã hoàn thành được 14 cái. Hiện nay vẫn chưa nhập hết phôi 2 Mâm phanh Cái 10 1/3/09 25/3/09 A1 10 Đã tiện xong nhưng chưa phay doa và nguội. Không giao hàng đúng hạn được 3 Đầu nối các đăng Bộ 15 15/1/09 31/2/09 A2+A3 Đầu tháng khách hàng trả lại sản phẩm do tiện chưa đạt yêu cầu. Đã bàn giao cho phòng KH II Xí Nghiệp cơ khí Quang Trung 1 Hộp số Q80 Hộp 12 15/3/09 7/5/09 A1 4 Việc đúc phôi quá chậm 2 Vành răng Z49 Cái 40 15/1/09 31/3/09 A2 35 Phòng KH VT tổng hợp số liệu thiếu về việc mua bạc đồng bánh răng nên chưa hoàn thành III Cục dân quân tự vệ 1 Lựu đạn tập Quả 1600 24/1/09 31/3/09 1500 Còn 1000 quả do A1+A2 chưa hoàn thành thủ tục nhập kho IV Công ty thép Vinasteel 1 Trục nối hoa mai Cái 25 17/2/09 6/4/09 A3 + A1 18 Gia công hỏng 4 cái 2 Đầu nối trục truyền lực Cái 86 17/2/09 15/3/09 A2 86 Hoàn thành nhập kho 3 Moay ơ- cầu xe MAKITO Bộ 1 17/2/09 15/3/09 A3 Cái thứ 1 A3 làm hỏng do đọc sai bản vẽ. Chuyển cho A2 làm V Hàng bảo hành 1 Quân chủng Hải Quân Vỏ hộp số Hộp 6 1/3/09 15/3/09 A2 4 Tiện chưa đạt yêu cầu. Sau 15/3 không giao hàng thì khách huỷ hợp đồng 2 Xí nghiệp Khe Xim Cụm Visai- cầu xe Kraz Cụm 4 6/3/09 Yêu cầu cán bộ xuống Quảng Ninh kiểm tra 1.2. Thực trạng quản lý chất lượng tại Xí Nghiệp : Do đặc thù của Xí Nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng và Nhà máy Z111 và các đơn hàng kinh tế nên vấn đề chất lượng chưa được các cấp lãnh đạo, công nhân viên trong Xí Nghiệp thực sự quan tâm. Các hoạt động quản lý chất lượng của Xí Nghiệp chỉ tập trung vào việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và chất lượng thành phẩm cuối cùng. Các hoạt động này không mang tính hệ thống và không được quản lý nghiêm ngặt nên số lượng hàng không đạt yêu cầu, số lượng hàng phế phẩm khá cao. 1.2.1. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Đặc điểm vật tư của Xí Nghiệp là rất dễ bảo quản, chủng loại vật tư đa dạng, khối lượng lớn bao gồm các loại sắt thép, nhôm, kẽm, nhựa vòng bi, vòng đao… Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng tại Xí Nghiệp Tại Xí Nghiệp cơ khí 79 , vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng Quốc phòng được Bộ cung cấp với số lượng lớn phù hợp với kế hoạch chỉ tiêu được giao nên Xí Nghiệp không hề gặp khó khăn nào trong việc tổ chức tìm mua các loại vật tư này. Vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng kinh tế, Xí Nghiệp phải tìm mua trên thị trường. Chính vì vậy, việc xác định nhà cung ứng có ý nghĩa tích cực trong việc sản xuất xem xét vấn đề giá cả chất lượng của từng loại, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, cách vận chuyển…Xí Nghiệp xác định cho mỗi loại vật tư từ hai đến ba nhà cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau để lựa chọn sao cho chi phí thấp nhưng phải đáp ứng đủ uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng , chất lượng nguyên vật liệu, việc thực hiện được hợp đồng… từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp. Các loại vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm như thép các loại ( thép cacbon, théo hợp kim , thép dụng cụ …) nhôm, đồng, gang …. Xí Nghiệp phải mua ở các công ty vật tư nhập khẩu tổng hợp. Các loại vật liệu này công nghiệp trong nước chưa đáp ứng được nên Xí Nghiệp thường lựa chọn sản phẩm của Nhật, Liên Xô cũ, Hàn Quốc để đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ phù hợp với năng lực tài chính của Xí Nghiệp. Còn đối với các loại vật tư phụ như que hàn, than, vòng bi, dây đai, các dụng cụ đo, dụng cụ cắt… bán nhiều trên thị trường, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Xí Nghiệp có thể dễ dàng mua mỗi khi có nhu cầu mà không gặp khó khăn nào cả. Công tác tổ chức tiếp nhận vật tư ở Xí Nghiệp là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển và bộ phận quản lý vật tư. Tất cả các loại vật tư nhập về đều tiến hành nhập kho, việc thu mua cung cấp vật tư cho sản xuất đều được Phòng Kế hoạch vật tư đảm nhận. Hình 1.2. Quy trinh kiểm tra nguyên liệu của Xí Nghiệp như sau: Nguyên vật liệu Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu Không bình thường Lập biên bản kèm các giấy tờ đến bên bán vật tư giải quyết. Trình Giám đốc Bình thường Lập phiếu kiểm định Nhập kho nguyên vật liệu Vật tư mua về phải được kiểm nghiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách xem có hợp tiêu chuẩn không. Ban kiểm nghiệm gồm có một đại diện Phòng Kế hoạch – vật tư thường là phó phòng , người chuyên điều hành các vấn đề liên quan đến vật tư, một đại diện phòng KCS ( Phòng Quản lý chất lượng của Xí Nghiệp), và một thủ kho ( kho vật tư tổng hợp). Theo tiến trình công việc, đại diện phòng KCS tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại trước sự chứng kiến của ban kiểm nghiệm, lập hai biên bản kiểm nghiệm một giao cho phòng Kế hoạch- vật tư, một giao cho Phòng Kế toán. Trường hợp vật tư không đúng quy cách, chất lượng như yêu cầu thì lập thêm một liên kèm theo các chứng từ có liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư để giải quyết, sau đó đại diện Phòng Kế hoạch- vật tư trình bày lên ban giám đốc và chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, Trường hợp vật tư đúng tiêu chuẩn, quy cách thì nhập kho đúng theo thủ tục ( Mẫu biên bản kiểm nghiệm và mẫu nhập kho). Trên cơ sở hoá đơn và giấy báo nhận hàng và các biên bản kiểm nghiệm Phòng Kế hoạch vật tư lập “ Phiếu nhập kho” thành 3 liên có thể lập chung cho nhiều vật tư cùng loại, cùng kho hoặc có thể riêng cho từng loại. Trong đó một liên giao cho người nhập, một liên giao cho Phòng kế hoạch- vật tư, một liên giao cho người nhập, một liên giao cho phòng Kế toán để làm thủ tục thanh toán. Vật tư sau khi làm đầy đủ mọi thủ tục tiếp nhận được chuyển vào kho của Xí Nghiệp, được quản lý bảo quản không để xảy ra tình trạng hư hỏng thất thoát. Mẫu 1: BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Căn cứ …số … ngày… tháng …năm…của ….. Ban kiểm nghiệm gồm: Ông (Bà):…………………… Trưởng ban Ông (Bà):…………………… Uỷ viên Ông (Bà):…………………… Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại: STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất VT( SP, Hàng hoá ) Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách phẩm chất Số lượng không đúng quy cách phẩm chất A B C D E 1 2 3 F Ý kiến của ban kiểm nghiệm:…………………………….. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Đơn vị:….. Bộ phận:….. Mẫu số 05- VT Ban hành theo quyết định số 186C/CĐKT ngày 14-3-1995 Của Bộ Tài Chính BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM ( Vật tư, sản phẩm, hàng hoá) Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban (Ký tên ) (Ký tên ) (Ký tên ) Đơn vị:….. Địa chỉ:…. TC/QĐ/CĐKT PHIẾU NHẬP KHO Ngày… tháng ….năm…. Nợ…… Số…. Có……..Số… Họ tên người giao hàng…………………………………………………………… -Theo………..số……..ngày………..tháng……….năm………..của……………… Nhập tại kho:……………… STT Tên, nhãn hiệu,quy cách phẩm chất VT (SP, HH) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Cộng Cộng thành tiền ( bằng chữ):…………………………………. Nhập, ngày ………tháng………….năm………. Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Mẫu 2: PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01-VT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Của Bộ Tài Chính Hoạt động kiểm tra kiểm soát chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm : Do đặc thù của hoạt động sản xuất không chỉ mang đậm tính kinh doanh mà còn sản xuất hàng cho Bộ Quốc Phòng nên Ban lãnh đạo Xí Nghiệp cơ khí 79 rất chú trọng đến khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư và thành phẩm sản xuất. Biện pháp chủ yếu của Xí Nghiệp là thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng vật tư khi mua và thành phẩm cuối cùng. Phòng KCS của Xí Nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sản phẩm, các tài liệu để kiểm tra và thử nghiệm vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm bao gồm các quy trình, hướng dẫn phân tích và kiểm tra tiêu chuẩn cho vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm. Đối với vật tư do Bộ Quốc Phòng cấp thì Xí Nghiệp không tiến hành kiểm định chất lượng. Đối với nguyên vật liệu mua từ bên ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Xí Nghiệp xác định cho mỗi loại vật tư từ hai đến ba nhà cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau để lựa chọn sao cho chi phí thấp nhưng phải đáp ứng đủ uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng , chất lượng nguyên vật liệu, việc thực hiện được hợp đồng… từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp đạt tiêu chuẩn chất lượng. Phòng Kế hoạch – vật tư thương lượng giá cả và giao kết hợp đồng. Đối với việc kiểm tra và thử nghiệm bán thành phẩm trong quá trình sản xuất: Hiện tại trong quá trình tiến hành sản xuất, tại mỗi phân xưởng, tổ trưởng sẽ tiến hành giám sát chất lượng từng bán thành phẩm. Nếu có thành phẩm nào hỏng không đạt yêu cầu thì sẽ đề nghị công nhân làm lại, nếu sản phẩm có xu hướng hỏng đồng loạt thì sẽ cho dừng sản xuất, báo cáo với phòng KCS, phòng Kỹ thuật để tìm ra nguyên nhân sai hỏng hàng loạt và quyết định tái chế hoặc vẫn cho tiếp tục nếu việc khắc phục lỗi dễ dàng. Đối với việc kiểm tra thành phẩm: Sau khi sản xuất xong phòng Kỹ thuật và phòng KCS tiến hành lấy mẫu kiểm tra kiểm định chất lượng. Nếu như không đảm bảo chất lượng theo quy định thì yêu cầu phân xưởng làm lại, nếu như phân xưởng đó không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ chuyển giao cho phân xưởng khác làm, bố trí làm thêm giờ để đảm bảo thời gian giao hàng đúng, đủ cho khách hàng. Nếu như sản phẩm đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho và bảo quản tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm. Để thuận tiện cho công tác quản lý và bảo quản vật tư, Xí Nghiệp đã xây dựng hệ thống kho tàng cách hợp lý để thuận tiện cho việc cấp phát và tiếp nhận vật tư, thành phẩm. Các phân xưởng tiến hành làm thủ tục nhập kho thành phẩm chuẩn bị cho công tâc tiêu thụ sản phẩm của Xí Nghiệp. Phần sản phẩm hỏng các phân xưởng thu hồi nhập kho phế liệu chờ kế hoạch tái chế lại. Hình 1.3. Hệ thống kho tàng của Xí Nghiệp Kho Vật liệu chính Kho tổng hợp của Xí Nghiệp Kho Cơ điện Kho Thành phẩm Kho Vật liệu phụ Kho bán thành phẩm mua ngoài Kho dụng cụ Kho phế liệu, Phé phẩm Quá trình cấp phát vật tư Kho Phân xưởng ( Tại từng phân xưởng) Quá trình sản xuất sản phẩm Đào tạo phát triển đội ngũ nguồn nhân lực: Hiện nay lực lượng đội ngũ lao động của Xí Nghiệp đông, và tỷ lệ giữa lao động quản lý và lao động sản xuất không cân đối. Lao động quản lý của Xí Nghiệp mặc dù có học vấn khá tốt ( đa phần đều có trình độ đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý) song do làm việc trong môi trường bao cấp của Bộ Quốc Phòng nên đa phần đều thụ động , sức ỳ cao, không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Đối với hoạt động đào tạo, Xí Nghiệp căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng phân xưởng, kế hoạch sản xuất, định hướng phát triển để xây dựng các chương trình đào tạo cho toàn Xí Nghiệp. Việc đào tạo hay thi lên bậc đều do phòng Hành chính – Tổ chức phụ trách. Hàng năm Xí Nghiệp đều cử cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học trung và dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho người lao động để có thể tiếp thu và điều hành được những máy móc hiện đại tiên tiến. Hàng năm Xí Nghiệp đều cử từ 15-30 công nhân đi học lớp đào tạo huấn luyện kỹ thuật dài hạn ở trường đào tạo Kỹ thuật của Bộ Quốc phòng và tổ chức kèm cặp ngay tại Xí Nghiệp đối với công nhân mới vào. Đối với hoạt động tuyển dụng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu đề xuất của các phòng ban, phân xưởng, Phòng Hành chính- Tổ chức tiến hành tổng hợp và lập đề xuất lên Ban Giám đốc xem xét. Hạn chế của công tác tuyển dụng là Xí Nghiệp vẫn mang đậm chế độ bao cấp, chưa thu hút được các ứng viên có khả năng và trình độ về làm việc do nhiều vấn đề như Xí Nghiệp chú trọng ưu tiên các ứng viên là con em của cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp,mức lương không hề hấp dẫn các ứng viên có năng lực. Trong việc sử dụng lao động đặc biệt là lao động quản lý, do Xí Nghiệp chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ nên việc đánh giá kết quả công việc, kết quả đóng góp cho từng người là hạn chế do không có cơ sở khoa học, đánh giá theo cảm tính. Trong các phân xưởng hầu hết lao động có trình độ sơ cấp, thực hiện công việc theo kiểu “chỉ đâu đánh đấy” không chủ động thực hiên trong quá trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, phải làm lại khá cao. 1.2.4. Quản lý máy móc thiết bị trong Xí nghiệp: Hiện nay Xí nghiệp đã đầu tư thêm máy CNC- việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất đã tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác. Đây có thể coi là một yếu tố quyết định làm tăng khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường chính vì vậy trong năm 2008 ta cũng thấy được số lượng sản phẩm sai hỏng giảm đi đáng kể. Theo đánh giá một cách khách quan thì hiện nay trình độ máy móc tại Xí nghiệp còn lạc hâu, tuy nhiên những máy móc này vẫn hoạt động tốt, độ chính xác khá cao, mặc dù năng suất chưa cao. Vì trực thuộc Bộ Quốc phòng dưới sự kiểm soát của Nhà máy Z111 nên việc mua thêm máy móc phải thông qua sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, thủ tục khá phức tạp nên trong năm nay Xí nghiệp chưa có chủ trương mua thêm máy móc thiết bị nào cả. Ngoài những máy móc mua ngoài hiện có tại Xí nghiệp thì cũng có một số máy móc do chính đội ngũ kỹ sư trong Xi nghiệp chế tạo thông qua các phong trào thi đua, sáng tạo kỹ thuật đã phát động trong Xí nghiệp. Việc quản lý máy móc thiết bị tại Xí nghiệp có khá nhiều hạn chế, Xí nghiệp hoàn toàn không lập lý lịch của từng máy móc thiết bị đang sử dụng do vậy tình trạng hiện thời của máy móc như thế nào thì chỉ công nhân sử dụng máy đó nắm rõ, và khi xảy ra sự cố hỏng hóc mới báo lên cho tổ trưởng và phòng Kỹ thuật để lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. Việc quản lý theo kiểu cứ sản xuất, vận hành, hỏng thì sửa, điều đó làm cho việc sản xuất đảm bảo các đơn hàng của Xí nghiệp là hạn chế, tốn kém về thời gian, chi phí sửa chữa. Bên cạnh đó, do việc phân công chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng trong Xí nghiệp nên việc quản lý hầu hết giao khoán cho các phân xưởng, Phòng Kế toán thì theo dõi quản lý về các chỉ tiêu tài chính như khấu hao, kiểm tra số lượng nên ý thức bảo quản bảo dưỡng , sử dụng vận hành tùy thuộc hầu hết vào người lao động. Các cán bộ kỹ thuật trong Xí nghiệp, có ít người hiểu hết cách vận hành, sử dụng mà phân công cho một vài người nên nhiều khi vận hành có nhiều trục trặc không đáng có. Thật sự là Xí nghiệp vẫn chưa làm chủ được những máy móc hiện đại. Khuyến khích lao động: Nhận thấy nguồn nhân lực đóng vai trò khá lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Xí nghiệp, Ban lãnh đạo đã hết sức cố gắng chú ý đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của Cán bộ công nhân viên. Về vấn đề thu nhập của người lao động, Xí nghiệp đã cố gắng hết sức thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn Xí nghiệp. Mức lương hện tại tăng đáng kể so với những năm trước. Đối với công nhân, trả lương theo sản phẩm hoặc lương định mức, lương khoán, lương khoán có thưởng. Đối với gián tiếp, Xí nghiệp trả lương thời gian. Ngoài tiền lương theo thời gian thực tế làm việc còn được hưởng lương theo phụ cấp công chức. Về mặt tinh thần, Xí nghiệp đã có những biện pháp giúp cho Cán bộ công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32831.doc
Tài liệu liên quan