LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trên thế giới công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến và hầu như mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của nền công nghệ mới này. Hiện nay với sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoài những tiện ích đã có những trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo qua mạng, giải trí trên mạng ( nghe nhạc, xem fim, chơi game…) nó đã tiếp cận đến cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người.
Ở Việt Nam trong công nghệ thông tin tuy đã và đang phát triển rất nhanh
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và thiết kế mạng LAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng số đông người dân còn khá xa lạ với công nghệ thông tin. Với xu hướng tin học hoá toàn cầu, việc phổ cập tin học cho người dân là hết sức quan trọng. Vì vậy việc thiết kế và lắp đặt mạng cục bộ cho các cơ quan xí nghiệp và trường học là rất cần thiết.
Mục đích mà nhóm chúng em chọn đề tài này là giúp cho các nhân viên trong công ty hoặc doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, chia sẻ thêm dữ liệu.. giúp cho công việc của các nhân viên thêm thuận tiện và năng suất lao động sẽ đạt hiệu quả rất cao và làm được điều này thì các doanh nghiệp sẽ rất có lợi cho việc cơ cấu tổ chức các phòng ban, và hơn nữa là sẽ giảm chi phí cho các doanh nghiệp một khoản chi phí rất lớn. Việc xây dựng đề tài thiết kế mạng LAN cho công ty cũng giúp cho chúng em rất nhiều cho công việc sau này: Củng cố thêm kiến thức , kinh nghiệm thiết kế các mô hình cách quản lý, hơn thế nữa là thông qua đề tài này nó sẽ cung cấp cho chúng em có thêm cái nhìn sâu hơn nữa về ngành công nghệ thông tin và có thể ứng dụng sâu rộng vào trong thực tế cuộc sống chúng ta.
Ngoài ra thiết kế hạ tầng mạng máy tính còn có thể liên kết cho các nhân viên (sinh viên, người sử dụng máy tính), có thể truy cập, sử dụng thuận tiện, nhanh chóng rút ngắn thời gian và đem lại hiệu quả cao trong công việc..
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG MÁY TÍNH
1.1 Định nghĩa:
Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROM, … điều này gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng:
• Sử dụng chung các công cụ tiện ích
• Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
• Tăng độ tin cậy của hệ thống
• Trao đổi thông điệp, hình ảnh,
• Dùng chung các thiết bị ngoại vi (máy in, máyvẽ, Fax, modem …)
• Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại.
1.2 Kiến trúc mạng
1.2.1Các topo mạng
Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology). Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng này như mạng phân cấp, mạng full mesh, mạng partial mesh…
1.2.1.1Mạng dạng hình sao (Star topology)
Hình 1.1 Mạng hình sao
Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:
-Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau.
-Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.
-Thông báo các trạng thái của mạng...
Ưu điểm
-Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
-Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
-Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
Nhược điểm:
-Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm . Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
-Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
-Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (HUB hay Switch) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với HUB/Switch không cần thông qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển switching hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng mới lắp.
1.2.1.2 Mạng hình tuyến (Bus Topology)
Hình 1.2 Mạng hình tuyến
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác - các nút, đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.
Ư u điểm:
Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
− Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn.
− Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. Cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng.
1.2.1.3 Mạng hình bus
Hình 1.3 Mạng hình bus
Theo cách bố trí hành lang các đường như hình vẽ thì máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu.
Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.
Ưu điểm
- Dùng dây cáp ít, dễ lắp đạt
- Không giới hạn độ dài cáp
Nhược điểm:
- Sẽ gây ra nghẽn mạng khi chuyển lưu lượng dữ liệu lớn
-Khi một trạm trên đường truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải ngừng hoạt động
1.2.1.4Mạng dạng vòng (Ring Topology)
Hình 1.3 Mạng hình vòng
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
Ưu điểm:
-Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
Nhược điểm:
-Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
1.2.1.5Mạng dạng kết hợp
Hình1.4 Mạng dạng kết hợp
1.2.1.5.1Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology)
Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology.
Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào
1.2.1.5.1Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology)
Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.
1.2.1.6Mạng full mesh
Topo này cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với các thiết bị khác mà không cần phải qua bộ tập trung như Hub hay Switch.
Ưu điểm:
- Các thiết bị hoạt động độc lập, khi thiết bị này hỏng vẫn không ảnh hưởng đến thiết bị khác
Nhược điểm:
- Tiêu tốn tài nguyên về memory, về xử lý của các máy trạm
- Quản lý phức tạp
1.2.1.7 Mạng phân cấp (Hierarchical)
Mô hình này cho phép quản lý thiết bị tập chung, các máy trạm được đặt theo từng lớp tùy thuộc vào chức năng của từng lớp, ưu điểm rõ ràng nhất của topo dạng này là khả năng quản lý, bảo mật hệ thống,nhưng nhược điểm của nó là việc phải dùng nhiều bộ tập trung dẫn đến chi phí nhiều
1.3 Đường truyền
1.3.1 Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN.
1.3.1.1 Cáp xoắn đôi
Hình 1-13: Cắp xoán
Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọckim loại ( STP - Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair). Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi giây xoắn với nhau. Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc. STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng:
− Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).
− Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho hầu hếtcác mạng điện thoại.
− Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s.
− Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s.
− Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.
Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường.
1.3.1.2 Cáp đồng trục
Hình 1-14: Cắp đồng trục
Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm (dây dẫn này có thể là dây bện kim loại và vì nó có chức năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc kim). Giữa hai dây dẫn trên cómột lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác (ví dụ như cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh hưởng của môi trường. Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng. Hai loại cáp thường được sử dụng là cáp đồng trục mỏng và cáp đồng trục dày trong đường kính cáp đồng trục mỏng là 0,25 inch, cáp đồng trục dày là 0,5 inch.
Cả hai loại cáp đều làm việc ở cùng tốc độ nhưng cáp đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn Hiện nay có cáp đồng trục sau:
− RG -58,50 ohm: dùng cho mạng ThinEthernet
− RG -59,75 ohm: dùng cho truyền hình cáp Các mạng cục bộ thường sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 - 10 Mb/s, cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thưòng của một đoạn cáp nối trong mạng là 200m, thường sử dụng cho dạng Bus.
1.3.1.3 Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable)
Hình 1-15: Cắp sợi quang
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớpvỏ plastic để bảo vệ cáp. Như vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện). Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, Do đường kính lõi sợi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao. Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra, vì cáp sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnhhưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không thể bị phát hiện và thu trộm bởi các thiết bị điện tử của người khác. Chỉ trừ nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao , nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này.
Các loại cáp Cáp xoắn cặp Cáp ng trục Cáp đồng trục Cáp quang mỏng dày Chi tiết Bằng đồng, Bằng đồng, 2 Bằng đồng, 2 Thủy tinh, 2 có 4 cặp dây dây, đường dây, đường sợi (loại 3, 4, 5) kính 5mm kính 10mm Chiều dài 100m 185m 500m 1000m đoạn tối đa Số đầu nối tối 2 30 100 2 đa trên 1 đoạn Ch ạy 10 Được Được Được Được Mbit/sChạy 100 Được Không Không Được Mbit/s Ch ống nhiễu Tốt Tốt Rất tốt Hoàn toàn Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình Hoàn toàn Độ tin cậy Tốt Trung bình Tt Tốt Lắp đặt Dễ dàng Trung bình Khó Khó Khắc phục lỗi Tốt Dở Dở Tốt Quản lý Dễ dàng Khó Khó Trung bình Chi phí cho 1 Rất thấp Thấp Trung bình Cao trạm
1.3.2 Các thiết bị dùng để kết nối LAN.
1.3.2.1 Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
Hình 1-18: Bộ lặp tín hiệu
. Nó không thay đổi tín hiệu mà chỉ loại bỏ sự méo, nhiễu, khôi phục lại tín hiệu ban đầu
Cho phép tín hiệu được truyền đi xa
Nó chỉ hoạt đồng ở tầng 1 (Physical) của mô hình OSI nên chỉ cho phép kết nối 2 mạng có cùng topo và đặc tính truy cập mạng
Chỉ cho phép sử dụng tối đa 4 Repeater khi muốn truyền tín hiệu đi xa (tối đa 1000 m)
1.3.2.2 Bộ tập trung (Hub)
Hình 1-19: Bộ tập trung
Dùng để nối các mạng hình sao, nó đóng vai trò trung tâm
Nó nhận tín hiệu từ một cổng và phân truyền các cổng còn lại mà không thay đổi tín hiệu. Do đó nó hoạt động giống như một Repeater có nhiều cổng.
. Nó chỉ cho phép nối các mạng có cùng đặc tính
Có hai loại Hub là Hub thụ động và Hub chủ động
1.3.2.3 Cầu (Bridge)
Hình 1-20: Cầu
Hoạt động ở Tầng 2 (Datalink) của mô hình OSI
Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có chuyển đi hay không. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.
Nó có chứa một danh sách các địa chỉ MAC ở mỗi mạng nối vào cổng của chúng và sau đó phân biệt địa chỉ MAC của gói tin mà truyền gói tin đến đúng mạng có chứa máy đích
1.3.2.4 Bộ chuyển mạch (Switch)
Hình 1-21: Bộ lặp tín hiệu
Cũng giống như Bridge, nó hoạt động ở Tầng 2 (Datalink) của mô hình OSI nhưng có nhiều cồng hơn nên cho phép kết nối nhiếu mạng hay máy tính đến nó hơn
Có hai phương thức chuyển mạch là cut-through và store and forward
Thông thường thì Switch chỉ dùng để nối các mạng có cùng đặc tính, nhưng nếu nó là Switch biên dịch thì có thể nối các mạng khác đặc tính (nhưng thường thì dùng Router hay Switch tầng 3).
1.3.2.5 Bộ định tuyến(Router)
Hình 1-22: Bộ định tuyến
Router hoạt động ở tầng 3 (Network) của mô hình OSI, nó cho phép kết nối nhiều mạng LAN hay WAN.Các Router được nối với nhau cho phép định tuyến các bản tin nhận được qua mạng.Có thể dựa vào nhiều thuật toán định tuyến khác nhau như định tuyến tĩnh hay động. Các giao thức định tuyến động thường dùng là RIP, OSPF, IGRP, BGP
Có hai loại là Router phụ thuộc giao thức và Router không phụ thuộc giao thức
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỚI VITICO
2.1 Giới Thiệu Công Ty:
Công ty Vitico địa chỉ đặt tại đương phan châu trinh quận hải châu thành phố ĐN, công ty có nhiệm vụ chuyên mua và bán các loại thiết bị,phụ kiện dành cho tin học ,thiết kế mạng cho các doanh nghiệp,nhận sửa chữa và bảo hành chính hãng thiết bị.
Hiện tại công ty Vitico đang kinh doanh trong thị trường Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam.
2.1 Khảo sát hiện trạng :
Mô hình công ty tin học VITICO bao gồm 3 tầng.
Tầng 1: Gồm 2 phòng :phòng kinh doanh(10 pc+ 1 máy fax) ,phòng kế toán-tài vụ(5 pc +1 máy in)
Tầng 2 : Gồm 3 phòng : phòng server(1 pc),phòng kĩ thuật(15pc), phòng lắp ráp-bảo hành( 10pc + 1 máy in)
Tầng 3 : Gồm 3 phòng: phòng giám đốc(1pc), phòng phó giám đốc(1 pc), phòng kế hoạch(4pc)
Chức năng từng bộ phận:
Ban giám đốc: chỉ đạo và quyết định mọi hoạt động của công ty
Phòng kinh doanh:Mua bán thiết bị tin hoc cho công ty
Phòng kế toán tài vụ :Thực hiện việc thu, chi tài chính phục vụ các hoạt động của công ty đúng với chế độ tài chính và kế hoạch được cấp phát, thực hiện việc chi trả lương cho CBCNV trong công ty.
Phòng server: Điều khiển mọi hoạt động truy nhập mạng trong công ty
Phòng kĩ thuật: Chuyên sửa chữa và thi công lắp đặt các công trình thiết kế mà công ty hợp đồng
Phòng lắp ráp bảo hành:Chuyên lắp ráp cài đặt cấu hình pc và nhận bảo hành toàn bộ thiết bị lỗi do công ty bán.
Phòng kế hoạch:Có nhiệm vụ đưa ra các mục tiêu phấn đấu của công ty, các kế hoạch quảng bá để công ty có thể hoàn thành đạt chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu đề ra.
Điều kiện địa lý:
Toàn bộ các phòng ban làm việc của công ty được xây dựng thành một khu nhà 3 tầng
20m
cầu thang
7m
Phòng kế toán -tài vụ
Phòng kinh doanh
Hành lang tầng 1
20m
7m cầu thang
Phòng server
Phòng kĩ thuật
Hành lang tầng 2
Phòng lắp ráp-bảo hành
20m
7m
cầu thang
Phòng phó giám đốc
Phòng kế hoạch
Hành lang tầng 3
Phòng giám đốc
Sơ đồ mặt bằng khu cần lắp đặt
Yêu cầu khách hàng: Cần chia sẻ tài nguyên,máy in dùng chung
Trao đổi thông tin tài liệu với nhau.
Truy cập internet,có website quảng cáo.
2.2 Phân tích
Dựa vào những yêu cầu mà công ty đề ra ta xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng” như sau:
-Những dịch vụ mạng cần phải có trên mạng :
Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in
Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử
Truy cập Internet .
-Mô hình mạng : client/server
-Kiến trúc mạng: Star
-Mức độ yêu cầu an toàn mạng.
-Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
2.3 Thiết kế
Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau:
-Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
-Công nghệ phổ biến trên thị trường.
-Thói quen về công nghệ của khách hàng.
-Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.
-Ràng buộc về pháp lý.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau.
2.3.1 Thiết kế sơ đồ mạng logic
Swicth L2 16 port
Swicth L2 16 port
15pc
P.Kĩ Thuật
5pc
P.Kinh Doanh
P.Kế Toán
10pc
PSTN
1 pc
Swicth L3 16 port
P.Server
1 pc
1 pc
P. Phó Giám Đốc
P.Giám Đốc
Swicth L2 16 port
P.Kế Hoạch
4pc
10pc
Swicth L2 16 port
P.Bảo Hành
2.3.3 Thiết kế sơ đồ mạng vật lý :
PC
PC
PC
Swicth L2 16 port
Swicth L316 port
Swicth L2 16 port
PC
PC
FAX
Printer
CABLE 5e
CABLE 5e
Swicth L2 16 port
P.Kế Toán(5pc,1 printer)
P.Kinh Doanh(10pc,1 fax)
PC
P.Kế Hoạch(4pc,1 printer)
P.Phó Giám Đốc(1pc)
P.Giám Đốc(1pc)
P.SERVER(1pc)
P.Bảo Hành(10pc)
P.Kĩ Thuật( 15pc)
Tầng 3
Tầng 1
Tầng 2
PC
PC
PC
PC
PC
PC
2.3.4 Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng
Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT, Windows 2000, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như:
-Giá thành phần mềm của giải pháp.
-Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.
- Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm.
Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux.
Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn.
2.4 Cài dặt
Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.
2.4.1 Lắp đặt phần cứng
Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã mô tả.
2.4.2 Cài đặt và cấu hình phần mềm
Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:
-Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm
-Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.
-Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng.
Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng.
Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trên các router và trên các máy tính.
2.5 Kiểm thử
Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.
Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống.
Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu.
2.6 Bảo trì
Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng.
3.4 Danh sách thiết bị ,bảng giá
* Máy chủ (Server)
Chipset
Intel 5000V
Bộ nhớ
2x1GB (2GB) -DDR2-FB DIMM
Vi Xử lý
Intel Xeon Quad-core 5405 (4x2.0Ghz/1066/8MB)
Đồ hoạ
ATI ES1000 16MB
Card mạng
Dual Gigabit LAN
Ổ cứng
2x250GB SATA2 (RAID 0,1,10)
Ổ CD
DVD-ROM /CD-RW (COMBO)
Bàn phím/chuột
Elead PS/2
Giá bán : 1255 USD
21.962.500 VND
Số lượng 1*21.962.500 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
* Máy trạm
Processor
Intel Pentium Dual Core E2180 (2.0Ghz, 800FSB, 1MB Cache)
System chipset
Intel 945GC Express chipset
Memory
1GB DDR2/667MHz, Max 2GB hỗ trợ 2 khe cắm bộ nhớ
Hard disk
200GB Sata, 7200 rpm, 3Gb/s hard drive
Optical Drive
DVD-Rom 16X
Audio
Intergrated Realteck*ALC662, 6 kênh âm thanh
Graphics
Intel GMA 950-DVMT 224MB bộ nhớ cho đồ họa
Network
10/100 Mbps Fast Ethernet (Gigabit Lan)
Front Productivity Port
2 USB ports + Audio
Slot
2 x 32-bit v2.3 master PCI bus slot
Monitor
None
Case
FPT Elead ATX tower 38ºC (350 x 190 x 380mm)
Keyboard, Mouse
FPT Elead PS/2, Optical
Giá bán : 312 USD
5.460.000 VND
Số lượng : 82 máy trạm * 5.460.000 =447.720.000 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
*SWITCH L2
SWITCH 16 Port 10/100Base-T Desktop, SD216
Xuất xứ: Đài Loan
Giá bán :76.2 USD 1.333.500 VND
Số lượng : 6 *1.333.500 = 8.000.000 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
*SWITCH L3
SWITCH L3 12 port 10/100/1000 Layer 3 managed switch,GSM7312
Xuất xứ: Trung Quốc
Giá bán : 1938.2 USD 33.918.500 VND
Số lượng : 1*33.918.500 = 33.918.500
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
*Cable5e
Nước sản xuất: Taiwan
Loại dây: AMP Cat - 5E
Đơn vị tính mét :5000VND
Số lượng : 1.000*5.000=5.000.000 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
* Đầu RJ45
Loại DinTek, 100 cái/ bịch
Giá : 270.000 đ/ bịch
Số lượng : 2*270.000=540.000 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
* PRINTER
Máy in HP LASERJET P2015N PRINTER
Xuất xứ: Trung Quốc
Giá bán: 445.5 USD 7.796.667 VND Số lượng: 2*7.796.667 = 15.593.344 VND
Nơi bán : 139 Hàm Nghi - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo :
Bài giảng thiết kế mạng Lương Việt Nguyên
Giáo trình thiết kế cài đặt mạng Th.s Ngô Bá Hùng
va một số trang wep khac trên mạng
._.