BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hương Trà
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG ÁNH
SÁNG" VÀ "LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" VẬT LÝ
THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học vật lý
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm cố gắng học tập và nghiên cứu tại phòng khoa học và công nghệ-sau
đại học – Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP. HCM,
143 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương `Sóng ánh sáng` và `lượng tử ánh sáng` Vật lý THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi đã hoàn thành đề tài luận văn này.
Và để đạt đƣợc điều đó tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi rất nhiều.
Đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Khắc Định – Trƣởng khoa
Vật Lý-Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM – Là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho khóa
luận này. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi từ lúc xác định hƣớng đi của đề tài, cung cấp tài
liệu, hƣớng dẫn giải quyết những khó khăn trong lúc nghiên cứu, cho đến khi hoàn
chỉnh đề tài.
Tiếp đến, tôi gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Tiến – Hiệu trƣởng trƣờng
PTTH Dân Lập Châu Á Thái Bình Dƣơng, Q1, TP.HCM đã tạo mọi điều kiện để tôi
thực hiện thực nghiệm sƣ phạm cho đề tài của mình.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Chiên – đồng nghiệp bộ môn vật lý của tôi đã ủng hộ
và giúp đỡ, cố vấn trong quá trình soạn bộ câu hỏi TNKQ cũng nhƣ ra đề kiểm tra.
Cảm ơn bạn Phùng Thị Cẩm Tú – đồng nghiệp và là bạn học, đã phụ giúp tôi xử lí
kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
Cảm ơn các thầy cô ở tổ phƣơng pháp và lí luận dạy học môn vật lý – Phòng sau
KHCN-sau Đại học – trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM đã trang bị kiến thức cho
tôi, phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Vì thời gian và điều kiện có hạn, nội dung của đề tài chắc chắn có phần sai sót. Rất
mong đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
TP.HCM . tháng 7 năm 2009.
Ngƣời thực hiện
Lê Thị Hƣơng Trà
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ 1
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................8
1.1. Cơ sở của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ................................................................... 8
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay. ....... 8
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý ........................................ 9
1.2. Phát huy tính tích cực học tập của HS ............................................................................. 10
1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ................................................................ 10
1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lý của HS ...................................................... 11
1.2.3. Những đặc trưng của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức .................................. 12
1.3. Cơ sở lí luận của phƣơng pháp trắc nghiệm trong việc phối hợp các phƣơng án dạy
học vật lý có hiệu quả ...................................................................................................................... 13
1.3.1. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm tự luận ............ 13
1.3.2. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng TN khách quan ................... 14
CHƢƠNG II: SOẠN THẢO, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC CHƢƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VÀ “LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG” LỚP 12
THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ....................................21
2.1. Những nội dung, kiến thức cơ bản của chƣơng “sóng ánh sáng” và chƣơng “lƣợng tử
ánh sáng” ......................................................................................................................................... 21
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “sóng ánh sáng” .............................................................. 21
2.1.1.1.Sơ đồ cấu trúc chương: .................................................................................................. 21
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “lượng tử ánh sáng” ....................................................... 23
2.2. Xây dựng phƣơng án dạy học các bài học cụ thể cùng việc sử dụng bộ câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp trong chƣơng “sóng ánh sáng” và “lƣợng tử ánh sáng” ................................. 25
2.2.1. Bài thứ nhất : TÁN SẮC ÁNH SÁNG ....................................................................... 25
2.2.2. Bài thứ hai : GIAO THOA ÁNH SÁNG ................................................................... 31
2.2.3. Bài thứ ba: CÁC LOẠI QUANG PHỔ ..................................................................... 39
2.2.4. Bài thứ tư: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI ............................................ 47
2.2.5. Bài thứ năm: TIA X .................................................................................................... 54
2.2.6. Bài thứ sáu:HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LƢỢNG TỬ ................... 60
2.2.7. Bài thứ bảy: HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN TRONG ............................................ 69
2.2.8. Bài thứ tám: HIỆN TƢỢNG QUANG – PHÁT QUANG ........................................ 77
2.2.9. Bài thứ chín: MẪU NGUYÊN TỬ BO ...................................................................... 84
2.2.10. Bài thứ mười: SƠ LƢỢC VỀ TIA LAZE ................................................................. 91
3
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................98
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................................98
2.3. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 98
2.4. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 98
2.5. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................... 98
2.6. Thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................................................... 98
2.6.1. Kết quả thực nghiệm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm chương Sóng
Ánh Sáng: ..................................................................................................................................... 99
2.6.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
chương Lượng tử ánh sáng: ..................................................................................................... 103
2.7. Kết luận chƣơng 3............................................................................................................ 107
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................109
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................111
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng hòa nhập với thế giới trong cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bằng những cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực. Chính vì thế, nhu cầu của một xã hội đang trên đà phát triễn cần phải có những
con ngƣời lao động có năng lực, năng động, có khả năng tự lực, tự chiếm lĩnh tri thức
suốt đời. Nên nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là phải đổi mới để đào tạo những con
ngƣời nhƣ thế. Đó là nhiệm vụ thách thức, nan giải đối với chúng ta hiện nay.
Trƣớc tình hình thực tiễn đó, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nƣớc ta đã đề
cập đến nhiều phƣơng pháp giảng dạy khác nhau nhƣ: phƣơng pháp thực nghiệm,
phƣơng pháp mô hình, phƣơng pháp tƣơng tự, phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn
đề….theo định hƣớng “đặt HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt
động tự lực, tự giác; tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thứ ”; “thông qua việc
dạy kiến thức để dạy HS kỉ năng cách tiếp cận, tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức khoa
học”….Chắc chắn rằng nếu vận dụng những phƣơng pháp trên một cách hợp lý vào
giảng dạy thì sẽ đạt kết quả theo mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, những phƣơng pháp
này hiện nay vẫn còn đƣợc áp dụng rất hạn chế với nhiều lý do khách quan, chủ quan.
GV là lực lƣợng nòng cốt trong việc đổi mới cách dạy và cách học. GV phải
chuyển từ vai trò là ngƣời chủ động truyền đạt sang vai trò ngƣời tổ chức, điều khiển,
hƣớng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của HS. Để làm đƣợc điều này, ngƣời GV
phải tạo đƣợc sự hứng thú, động lực cho HS thực hiện hoạt động học tập của mình.
Thiết nghĩ, tại sao những năm gần đây, Đài truyền hình tổ chức hàng loạt các
games show ở mọi lĩnh vực dành cho mọi lứa tuổi nhƣ: Đƣờng lên đỉnh Olympia, Đấu
trƣờng 100, Ai là triệu phú, Rồng vàng, Rung chuông vàng….dƣới các hình thức trắc
nghiệm. Các Games show này vừa là sân chơi giải trí, vừa là nơi để học tập những
kiến thức bổ ích nên thu hút rất đông đảo ngƣời chơi cũng nhƣ ngƣời xem. Vậy thì tại
sao chúng ta không biến những tiết học lý thuyết truyền thống thành những games
show nho nhỏ với sự lựa chọn những câu hỏi trắc nghiệm thích hợp và sự giải thích
dẫn dắt của GV, bên cạnh đó vẫn vận dụng những phƣơng pháp dạy học tích cực để
tạo sự hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Nhất là, hình thức này rất thích hợp
với bộ môn Vật Lý–một môn khoa học tự nhiên và liên quan đến đời sống hằng ngày
5
của con ngƣời rất nhiều. Ngoài ra, những năm gần đây, hình thức kiểm tra, thi học kỳ,
thi tốt nghiệp là trắc nghiệm. Việc giảng bài cùng với việc lựa chọn một số câu hỏi
trắc nghiệm thích hợp sẽ giúp HS làm quen, rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm
trong quá trình học.
Chính vì vậy, với ý tƣởng trên, mong muốn góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới
phƣơng pháp giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm trong chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm
phát huy tính tích cực của HS trong học tập” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong
chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và chƣơng “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm
phát huy tính tích cực của HS trong học tập” là nhằm soạn thảo bộ câu hỏi trắc
nghiệm trong hai chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” ở lớp 12 THPT
cùng với việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đó tạo hứng thú, sinh động nhằm lôi
cuốn HS, phát huy tính tích cực học tập của HS, rèn luyện những kỉ năng cần thiết
trong kiểm tra, thi cử…Thông qua đó, HS có thể hiểu bài sâu hơn, rộng hơn, có hứng
thú và năng lực cho việc chiếm lĩnh tri thức suốt đời.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: HS lớp 12 khi học tập chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng”.
Đối tƣợng nghiên cứu: quá trình dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử
Ánh Sáng” theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh
Sáng” lớp 12 THPT và sử dụng chúng sẽ phát huy đƣợc tính tích cực của HS, đồng
thời giúp HS rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tiến trình giảng dạy và xây dựng phƣơng án dạy học những bài học cụ
thể trong hai chƣơng: “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT cùng
với việc lựa chọn một số câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của HS.
6
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực
của HS trong dạy học vật lý nhằm vận dụng vào quá trình dạy học những kiến thức
cụ thể của chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp trắc nghiệm.
Phân tích nội dung, kiến thức cần dạy trong chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và
chƣơng “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Tìm hiểu thực tế dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng”
ở các trƣờng THPT. Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của khó khăn, sai lầm và
đề ra hƣớng khắc phục.
Soạn thảo phƣơng án dạy học trong từng bài học cụ thể của chƣơng “Sóng Ánh
Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi
trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, học tập của HS.
Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập từng bài, kiểm tra cuối chƣơng “Sóng
Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng”.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT: nhằm xác định mức độ phù
hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc giảng dạy chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, theo hƣớng phát huy tích cực của HS với
việc kết hợp lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm.
Đề xuất một số ý kiến, nhận xét.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu mục tiêu đổi mới trong dạy học nói chung và trong vật lý nói riêng.
Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học nhằm tìm hiểu các quan điểm dạy học hiện
nay, tìm hiểu các phƣơng pháp giảng dạy truyền thống, phƣơng pháp giảng dạy đổi
mới và cơ sở lí luận việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận của phƣơng pháp trắc nghiệm.
7
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên môn:
Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập để xác định
nội dung, kiến thức, cấu trúc logic mà HS cần nắm vững trong hai chƣơng “Sóng
Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT. Nghiên cứu các dạng câu hỏi
trắc nghiệm trong các kỳ thi, trong các tài liệu tham khảo thuộc kiến thức của hai
chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Tìm hiểu thực tế dạy học hai chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh
Sáng” lớp 12 THPT thông qua dự giờ, trao đổi với GV, sử dụng phiếu điều tra ở
một số trƣờng THPT, phân tích kết quả và đề xuất nguyên nhân của những khó
khăn, sai lầm và hƣớng khắc phục.
7.3 Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm sƣ phạm:
Tiến hành dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12
THPT theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS với sự kết hợp câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp.
Phân tích tình hình diễn biến cụ thể của từng bài học trên lớp học.
Phân tích những câu trắc nghiệm sử dụng trong bài giảng cũng nhƣ những câu
hỏi trắc nghiệm dùng trong bài kiểm tra đánh giá.
Xử lí số liệu và phân tích kết quả kiểm tra.
Đề xuất những nhận xét sau thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá tính khả thi của đề
tài. Phân tích những ƣu, nhƣợc điểm, điều chỉnh lại cho thật phù hợp.
8
CHƢƠNG I
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH CÙNG VỚI VIỆC PHỐI HỢP PHƢƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Cơ sở của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện
nay.
Nhƣ ta đã biết, hiện nay nhịp độ phát triễn của khoa học, kỉ thuật, công nghệ của
mọi mặt đời sống xã hộ nhanh chóng đến mức trong một đời ngƣời đã diễn ra nhiều
thay đổi căn bản trong nhiều lĩnh vực, làm cho những tri thức thu nhận ở nhà trƣờng
không còn đủ nữa. Con ngƣời phải tự lực thu nhận thêm tri thức mới, kỉ năng mới và
phải biết phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề mới nảy sinh, biết sáng tạo trong từng
công việc. Nhƣng với phƣơng pháp dạy học truyền thống lại không làm đƣợc điều đó
vì theo kiểu dạy học này chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỉ năng
áp dụng kiến thức theo mẫu có sẵn. Mặc dù chúng ta đã cố cải tiến để cho HS tích
cực, chủ động, sáng tạo nhƣng vẫn trong khuôn khổ của các hoạt động thụ động. Nó
vẫn không thay đổi căn bản của vấn đề.
Vì điều kiện cơ sở vật chất trƣờng học, điều kiện xã hội còn thấp nên việc vận
dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống còn ở mức tối thiểu nên càng không đáp ứng
đƣợc yêu cầu mới của việc dạy học. Ví dụ, kết quả thống kê qua nhiều thăm dò ý kiến
về đánh giá thực trạng cách dạy và cách học vật lý trên địa bàn TP. HCM ở ba đối
tƣợng GV giảng dạy vật lý, tổ trƣởng chuyên môn và Ban giám hiệu cho thấy sự nhất
trí cao về những nhận định sau: “Trên lớp, Thầy làm việc nhiều hơn trò; Phƣơng pháp
giảng dạy nghèo nàn, đơn điệu, còn nặng về thuyết trình một chiều: Thầy giảng – trò
nghe, thầy đọc – trò chép; giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, xa rời thực
tế; phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu, chƣa đánh thức và khơi dậy tìm năng; GV ít quan
tâm đến đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu hoạt động nhận thức tích cực của HS; GV ít
chú trọng khâu luyện tập, bồi dƣỡng, phát triễn năng lực tƣ duy sáng tạo cho HS (theo
báo cáo khoa học của đề tài Tìm và thể nghiệm các phƣơng pháp dạy và học Vật Lý ở
trƣờng THPT TP.HCM theo phƣơng pháp dạy học tích cực). Ngoài ra, cách đánh giá
và kiểm tra kiến thức của chúng ta cũng vẫn theo cách thức đã có từ mấy chục năm
9
qua, vẫn chủ yếu là kiểm tra sự ghi nhớ, hiểu một số kiến thức cơ bản và vận dụng
chúng để giải một số bài tập vật lý theo một số dạng nhất định và việc đánh giá cũng
chỉ dựa trên các kết quả trên. Trong khi đó không kiểm tra năng lực của HS về
phƣơng pháp nghiên cứu, về khả năng giải quyết vấn đề, về các năng lực hoạt động
khác trong học tập vật lý nhƣ đề xuất giả thuyết, xây dựng thí nghiệm….Các hình
thức kiểm tra cũng đơn điệu, chủ yếu là hình thức tự luận.
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý
Theo quan điểm nhận thức luận của duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức
luận diễn ra theo con đƣờng: từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ
duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Thực tiễn còn là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn
kiểm tra chân lí của nhận thức. Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích
mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn bao gồm nhiều
yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kì quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm
những yếu tố nhƣ nhu cầu, lợi ích, mục đích, phƣơng tiện và kết quả. Các yếu tố liên
hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể
xảy ra. Chính từ trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con ngƣời
hình thành và phát triễn. Quá trình học tập của HS về bản chất là quá trình nhận thức
những kinh nghiệm của nhân loại đã tích lũy đƣợc. Do đó, quá trình này cũng phải
đƣợc tổ chức theo các quy luật nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là
phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính HS.
Khi bàn về phƣơng pháp giáo dục J. Piaget đã nhấn mạnh đến vai trò hoạt động
của HS. Ông nói: “trẻ em đƣợc phú cho tính hoạt động thật sự và giáo dục không thể
thành công nếu không sử dụng và không thật sự kéo dài tính hoạt động đó”. Nhƣ vậy
có thể nói hoạt động của trẻ trong quá trình giáo dục và giáo dƣỡng là yếu tố không
thể thiếu đƣợc và để kéo dài hoạt động đó thì việc tích cực hóa đƣợc coi là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất. Điều này cũng cần phải đƣợc quán triệt trong tiến
trình khắc phục quan niệm của HS trong dạy học vật lý.
Mục đích của dạy học là phát triễn toàn diện cho HS. Điều đó nói lên rằng giữa
dạy học và phát triễn có mối quan hệ mật thiết. Đó là mối quan hệ hai chiều biện
chứng: phát triễn là mục đích cuối cùng của hoạt động dạy học, đồng thời khi tƣ duy
của HS phát triễn thì việc thu nhận và vận dụng kiến thức của HS sẽ nhanh hơn, hiệu
10
quả hơn, quá trình dạy học diễn ra một cách thuận lợi hơn. Nghĩa là sự hoạt động và
trí tuệ của con ngƣời có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không có hoạt động thì trí
tuệ không thể phát triễn tốt hơn đƣợc. Bởi vì, trí tuệ có bản chất hoạt động, không phải
“nhất thành nhất biến” trí tuệ đƣợc hình thành dần trong hoạt động cá nhân.
Nhìn chung dạy học bằng cách này hay cách khác đều có thể góp phần phát triễn
HS, nhƣng dạy học đƣợc coi là đúng đắn nhất nếu nó đem lại sự phát triễn cho ngƣời
học. Theo Vƣgotxki: “dạy học đƣợc coi là tốt nhất nếu nó đi trƣớc sự phát triễn và nếu
nó kéo theo sự phát triễn” . Lý luận dạy học cũng chỉ ra rằng: “ Dạy học phải có tác
dụng thúc đẩy sự phát triễn trí tuệ của ngƣời học”. Một mặt trí truệ của HS chỉ có thể
phát triễn tốt khi thầy giáo phát huy tốt vai trò của ngƣời tổ chức, điều khiển làm giảm
nhẹ khó khăn cho HS trong quá trình nhận thức. Mặt khác, đối với HS để phát triễn trí
tuệ của mình không có cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách
tích cực và tự giác. Đó chính là bản chất của mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học,
giữa hoạt động và phát triễn.
Tâm lý học hoạt động là một trong những cơ sở quan trọng khẳng định yêu cầu
của việc tổ chức hoạt động học tập cho HS. Hoạt động là quá trình thực hiện các quan
hệ giữa mình với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội), giữa mình với ngƣời khác,
giữa mình với bản thân. Trong quá trình đó con ngƣời bộc lộ tâm lý (năng lực, ý chí,
mong muốn…) ra bên ngoài. Trong lao động thì chuyển năng lực của con ngƣời thành
sản phẩm lao động, trong giao lƣu thành mối quan hệ. Diễn ra song song với quá trình
này là quá trình con ngƣời chuyển đối tƣợng hoạt động của mình vào thế giới nội tâm
tạo nên tâm lí, nhân cách của bản thân. Tóm lại, quan hệ giữa mình với thế giới bên
ngoài, con ngƣời vừa thay đổi thế giới bên ngoài vừa thay đổi bản thân, con ngƣời vừa
tạo ra sản phẩm lao động, vừa hoàn thành nhân cách bản thân.
1.2. Phát huy tính tích cực học tập của HS
1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
Hoạt động là một khái niệm triết học, đó là một trong những phạm trù quan trọng
của tâm lý học, hoạt động đƣợc xem nhƣ là sự đáp ứng của chủ thể trƣớc những tác
động bên ngoài. Tích cực là một nét của tính cách, đƣợc thể hiện qua hành động, thái
độ hăng hái của chủ thể, khi thực hiện công việc một cách khoa học, nhằm đạt đƣợc
mục đích cuối cùng và qua đó, bản thân chủ thể có một bƣớc chuyển mình.
11
Tích cực hoá hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tƣ duy,
đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao
của bản thân, nhằm đạt đƣợc mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. Tính tích
cực trong hoạt động nhận thức của HS thể hiện ở những hoạt động trí tuệ là tập trung
suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho đƣợc lời giải hay của một bài toán
khó cũng nhƣ hoạt động chân tay là say sƣa lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Trong học
tập hai hình thức biểu hiện này thƣờng đi kèm nhau tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ. Các
dấu hiệu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS thƣờng đƣợc biểu hiện:
- HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả
lời của bạn và thích đƣợc phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra.
- HS hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em chƣa rõ.
- HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỉ năng đã có để nhận thức các
vấn đề mới.
- HS mong muốn đƣợc đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các
nguồn kiến thức khác nhau có thể vƣợt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
Tính tích cực hoạt động nhận thức của HS phổ thông có thể phân biệt theo 3 cấp độ sau:
- Sao chép, bắt chƣớc: Kinh nghiệm hoạt động bản thân HS đƣợc tích luỹ dần thông
qua việc tích cực bắt chƣớc hoạt động của GV và bạn bè. Trong hoạt động bắt
chƣớc cũng có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp.
- Tìm tòi, thực hiện: HS tìm cách độc lập suy nghĩ giải quyết các bài tập, mò mẫm
những cách giải khác nhau và từ đó tìm ra lời giải hợp lý nhất cho vấn đề nêu ra.
- Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, độc đáo, hoặc cấu tạo những bài tập mới cũng
nhƣ cố gắng tự lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh cho bài học. Lẽ đƣơng
nhiên là mức độ sáng tạo của HS có hạn nhƣng đó là mầm móng để phát triển tính
sáng tạo về sau.
1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lý của HS
Vật lý học là bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc, tính chất và các hình thức
biến đổi cơ bản nhất của vật chất. Quá trình nhận thức vật lý khá phức tạp, cùng một
lúc phải vận dụng nhiều phƣơng pháp riêng của bộ môn vật lý và phƣơng pháp của
các khoa học khác. Muốn hoạt động nhận thức vật lý có kết quả trƣớc hết phải quan
12
tâm đến việc hình thành kỉ năng, kỉ xảo thực hiện các thao tác trên. Bên cạnh, phải có
phƣơng pháp suy luận, khả năng tƣ duy trừu tƣợng, tƣ duy logic, tƣ duy sáng tạo.
Hoạt động nhận thức vật lý là khá phức tạp. Tuy nhiên có thể kể đến các hành
động chính của hoạt động nhận thức vật lý sau:
- Quan sát hiện tƣợng tự nhiên, nhận biết đặc tính bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng.
- Tác động vào tự nhiên, làm bộc lộ những mối quan hệ, những thuộc tính của sự
vật, hiện tƣợng. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tƣợng.
- Xác định mối quan hệ hàm số giữa các đại lƣợng.
- Xây dựng những giả thiết hay mô hình để lý giải nguyên nhân của hiện tƣợng quan
sát đƣợc. Từ giả thiết, mô hình suy ra những hệ quả.
- Xây dựng các phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra các hệ quả.
- Đánh giá kết quả thu đƣợc từ thí nghiệm.
- Khái quát hóa kết quả, rút ra tính chất, quy luật hình thành các khái niệm, định luật
và thuyết vật lý.
- Vận dụng kiến thức khái quát vào thực tiễn.
1.2.3. Những đặc trưng của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức
Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong học tập của HS thực chất là tập hợp các
hoạt động nhằm chuyển biến vị trí từ học bị động sang chủ động, tự bản thân đi tìm
kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Đặc trƣng cơ bản của tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học
tập là sự linh hoạt của HS dƣới sự định hƣớng, đạo diễn của ngƣời tự từ bỏ vai trò chủ
thể (GV) với mục đích cuối cùng là HS tự mình khám phá ra kiến thức cùng với cách
tìm ra kiến thức. Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực trong hoạt động
nhận thức của HS thì quá trình dạy học đó phải diễn biến sao cho:
- HS đƣợc đặt ở vị trí chủ thể, tự giác, tích cực, sáng tạo trong hoạt động nhận thức
của bản thân.
- GV tự từ bỏ vị trí của chủ thể nhƣng lại là ngƣời đạo diễn, định hƣớng trong hoạt
động dạy học.
- Quá trình dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu những quan niệm, kiến thức sẵn có
của ngƣời học, khai thác những thuận lợi đồng thời nghiên cứu kỉ những chƣớng
ngại có khả năng xuất hiện trong quá trình dạy học.
13
- Mục đích dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức, kỉ năng, kỉ xảo mà
còn phải dạy cho HS cách học, cách tự học, tự hoạt động nhận thức nhằm đáp ứng
các nhu cầu của bản thân và xã hội.
1.3. Cơ sở lí luận của phƣơng pháp trắc nghiệm trong việc phối hợp các phƣơng
án dạy học vật lý có hiệu quả
1.3.1. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm tự luận
1.3.1.1. Khái niệm về trắc nghiệm tự luận:
Trắc nghiệm tự luận là phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng
công cụ đo lƣờng là các câu hỏi. Thông thƣờng một bài thi có từ 1 đến 5 câu hỏi, HS
phải trả lời dƣới dạng một bài viết trong khoảng một thời gian định trƣớc, đây là
phƣơng pháp thông dụng nhất hiện nay.
1.3.1.2. Đánh giá kết quả học tập qua trắc nghiệm tự luận:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm tự luận cần bao gồm nội dung định tính lẫn định lƣợng,
có nhƣ thế khi làm bài HS mới thể hiện hết những hiểu biết của mình về vấn đề đã học
cũng nhƣ khả năng vận dụng những hiểu biết đó vào những tình huống khác nhau.
Khi chọn nội dung kiểm tra, GV cần tính đến trình độ chung của HS trong lớp và
thời gian cần thiết hoàn thành bài làm. Không nên chỉ chọn một đầu bài mà cần chọn
nhiều đầu bài có nội dung tƣơng đƣơng nhau, nhƣng hỏi nhiều khía cạnh khác nhau.
Đánh giá HS về kết quả học tập không chỉ căn cứ vào điểm số của bài kiểm tra, mà
phải qua cả tinh thần thái độ học tập, ý chí tự lực và tinh thần sáng tạo, thậm chỉ phải
lƣu ý cả điều kiện và hoàn cảnh của HS. Mặt khác, cũng cần xem xét bài làm đó trong
mối quan hệ nó với các bài làm trƣớc đó. GV ghi nhận xét vào bài làm của HS, để các
em thấy rõ những thiếu sót hoặc mức tiến bộ của mình.
1.3.1.3. Ƣu và nhƣợc điểm của trắc nghiệm tự luận:
Ƣu điểm: Có thể đo đƣợc nhiều trình độ nhận thức theo hệ thống phân loại
B.Bloom, đặc biệt là ở trình độ tổng hợp. Không những kiểm tra đƣợc kiến thức HS
mà còn kiểm tra đƣợc kĩ năng, kỉ xảo về giải bài tập, thực hiện các phép tính, vẽ đồ
thị, chứng minh các công thức.
Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý
niệm sở thích và diễn đạt tƣ tƣởng.
Hình thành cho HS thói quen suy diễn, khái quát, phát huy tính độc lập sáng tạo.
14
Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn kém so với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Nhƣợc điểm: Độ tin cậy thấp do số lƣợng các câu hỏi hạn chế và việc chọn mẫu
câu hỏi thiếu tính chất tiêu biểu, độ tin cậy còn bị giảm đi vì phụ thuộc vào tính chất
chủ quan, trình độ của ngƣời chấm. Độ giá trị thấp do phụ thuộc vào yếu tố chủ quan
khi chấm bài. Cùng một bài thi của HS, cùng một ngƣời chấm nhƣng ở hai thời điểm
khác nhau hoặc hai ngƣời chấm độc lập thì điểm số hầu nhƣ khác nhau. Việc chấm
điểm khó chính xác so với trắc nghiệm khách quan.
1.3.2. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng TN khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS bằng
các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Thuật ngữ “khách quan”ở đây để chỉ tính chất
khách quan khi chấm bài. Tuy nhiên, về mặt nội dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu
hỏi có ảnh hƣởng bởi tính chất chủ quan của ngƣời soạn câu hỏi. Trắc nghiệm khách
quan có các loại sau:
1.3.2.1. Trắc nghiệm ghép đôi (Trắc nghiệm xứng – hợp)
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm ghép đô._.i và cách trả lời
- Trắc nghiệm ghép đôi (còn gọi là trắc nghiệm xứng – hợp) có cấu trúc gồm hai
cột: Cột bên trái và cột bên phải, mỗi cột gồm danh sách các phần tử (những chữ,
nhóm chữ, câu ...). Dựa trên tiêu chuẩn về mặt kiến thức định trƣớc, HS phải ghép
đúng từng cặp phần tử ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.
- Để đo lƣờng kiến thức về các mối tƣơng quan, HS có thể ghép các từ với ý
nghĩa tƣơng ứng; ghép các phát minh khoa học với tên các nhà bác học đã khám phá;
ghép các biến cố với ngày tháng xảy ra biến cố; ghép các chữ, tên với các phần khác
nhau của một giản đồ, bản đồ; ghép tên gọi và khái niệm của nó ...
- Số phần tử ở hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau, tuy nhiên trên thực tế ta
thƣờng cho số phần tử ở cột bên trái không bằng số phần tử của cột bên phải, vì rằng
khi số phần tử của hai cột bằng nhau thì khi HS ghép đôi, hai phần tử cuối cùng mặc
nhiên đƣợc ghép với nhau mà không phải lựa chọn.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi
- Loại trắc nghiệm ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những
chữ “ai”, “ở đâu”, “khi nào”, “cái gì”. GV có thể dùng loại này để cho HS ghép một
15
số từ ghi trong cột bên trái với một số từ ghi trong cột bên phải sao cho phù hợp về
nội dung cần kiểm tra.
- Các câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi dễ viết và dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi
cần kiểm tra với mục tiêu ở mức độ kiến thức không cao lắm, nhất là với đối tƣợng là
HS ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
- Khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi, điều dễ thấy nhất là đỡ tốn
giấy (tất nhiên, đối với kinh phí của một trƣờng phổ thông, điều này không thật sự gây
khó khăn lớn).
- Khi sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi để kiểm tra, đòi hỏi HS phải có
sự chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết, khả năng diễn ra sự đoán mò khi làm bài
giảm nhiều, nhất là khi bài kiểm tra trắc nghiệm ghép đôi có từ tám đến mƣời phần tử.
- Loại trắc nghiệm ghép đôi có thể dùng để đo lƣờng các mức trí năng khác
nhau, nó đƣợc xem là hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay
thiết lập các mối tƣơng quan. Nếu đƣợc soạn thảo một cách khéo léo thì loại trắc
nghiệm ghép đôi có thể đƣợc dùng để đo lƣờng những mức trí năng cao hơn.
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi
- Đối với mục tiêu cần đo lƣờng các mức kiến thức có tầm trí năng cao, việc
soạn thảo câu hỏi cần rất nhiều thời gian và cũng đòi hỏi nhiều công phu, nên các GV
thƣờng chỉ dùng loại câu trắc nghiệm ghép đôi để trắc nghiệm các kiến thức về ngày
tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ hoặc để lập các hệ thức, phân loại.
Đây là một hạn chế xuất phát từ chủ quan của mỗi GV.
- Đối với các mục tiêu nhƣ thẩm định các khả năng sắp đặt, áp dụng kiến thức,
vận dụng nguyên lí ..., loại trắc nghiệm ghép đôi là không thích hợp.
- Nếu số lƣợng các phần tử trong mỗi cột quá dài, HS phải mất nhiều thời gian
để đọc nội dung của cả hai cột mỗi lần muốn ghép đôi.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm ghép đôi
- Số phần tử trong mỗi cột phải thích hợp (khoảng 6 đến 8 phần tử là vừa). Nếu
số phần tử quá nhiều, HS sẽ gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn và mất nhiều thời gian
dành cho kiểm tra. Nếu số phần tử quá ít, tính may rủi khi lựa chọn sẽ tăng, kết quả
kiểm tra sẽ thiếu chính xác.
16
- Số phần tử ở cột bên trái nên nhiều hơn số phần tử ở cột bên phải, mỗi phân tử
ở cột bên phải có thể đƣợc dùng nhiều lần, điều này có tác dụng giảm bớt yếu tố may
rủi khi HS lựa chọn.
- Khi soạn thảo, cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn để ghép tƣơng ứng các phần
tử ở hai cột và phải nêu rõ mỗi phần tử ở cột bên trái có thể đƣợc dùng một lần hay
nhiều lần trong quá trình ghép đôi.
- Các câu hỏi soạn thảo nên có tính đồng nhất, hoặc có liên hệ với nhau. Các
phần tử trong cột bên trái nên đƣợc sắp xếp theo một thứ tự hợp lí nào đó, còn các
phần tử trong cột bên phải có thể sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
1.3.2.2. Trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm có câu trả lời ngắn và cách trả lời
Loại trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực chất chỉ là
một loại, chúng chỉ khác nhau về dạng thức của vấn đề đặt ra:
- Nếu đƣợc trình bày dƣới dạng câu hỏi, ta gọi là trắc nghiệm có câu trả lời ngắn.
Để trả lời, HS phải tự mình đƣa ra những câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn sử dụng câu
trả lời ngắn đúng nhất trong số các câu trả lời ngắn cho trƣớc.
- Nếu đƣợc trình bày dƣới dạng một câu phát biểu chƣa đầy đủ (chỗ khuyết đƣợc
điền kí hiệu “..........”, thì loại này gọi là trắc nghiệm điền khuyết. Để trả lời loại câu
trắc nghiệm này, HS phải tự mình đƣa ra những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ
trống sao cho phù hợp hoặc lựa chọn sử dụng những từ hay cụm từ phù hợp nhất trong
số các từ hay cụm từ cho trƣớc để điền vào chỗ trống.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn
- HS có cơ hội đƣợc trình bày những câu trả lời theo ý kiến chủ quan của mình,
phát huy đƣợc óc sáng tạo của HS.
- Phƣơng pháp chấm điểm nhanh hơn, tuy nhiên việc cho điểm đôi khi vẫn còn
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của GV, tính khách quan của việc cho điểm có phần bị
giảm bớt.
- Loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn dễ soạn hơn
loại ghép đôi, nhƣng có độ tin cậy cao hơn.
17
- Loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thích hợp cho
những vấn đề có yêu cầu tính toán, đánh giá mức độ hiểu biết các nguyên lí, giải thích
sự kiện ..., đồng thời nó còn giúp HS rèn luyện đƣợc trí nhớ khi học.
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn
- Khi soạn thảo, GV thƣờng có khuynh hƣớng trích nguyên văn các câu từ sách
giáo khoa sau đó tạo chỗ khuyết bằng cách bỏ đi một số từ hay cụm từ nhất định trong
câu, điều đó làm mất tính sáng tạo khi trả lời của HS.
- GV có thể đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo (do khác với ý của GV),
nhất là khi HS đọc theo sách và tài liệu ngoài sách giáo khoa.
- Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn có khuynh hƣớng đề cập đến
những vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thƣờng
bị thu hẹp, nhằm vào chi tiết hay các sự kiện vụn vặt.
- Các yếu tố nhƣ chữ viết, đánh vần sai, có thể ảnh hƣởng đến việc đánh giá câu
trả lời.
- Việc chấm bài mất tƣơng đối nhiều thời gian và thiếu yếu tố khách quan. GV
có thể phải cho điểm một phần hay toàn phần cho một câu trả lời khác với đáp án của
GV khi soạn thảo bài kiểm tra.
- Khi câu điền khuyết có nhiều chỗ trống, HS có thể bị rối trí, kết quả là điểm số
thƣờng có độ tƣơng quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập của
HS, do đó độ giá trị của bài kiểm tra giảm.
- Việc chấm bài không thể thực hiện bằng máy nhƣ một số hình thức trắc nghiệm
khác.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả
lời ngắn
Khi soạn thảo các câu trắc nghiệm điền khuyết cần lƣu ý những điểm sau:
- Nên sử dụng loại câu hỏi này khi chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng.
- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, HS phải biết đƣợc các chỗ trống cần điền thêm hay
câu trả lời phải thêm vào dựa trên những tiêu chí nào, dựa trên kiến thức căn bản nào.
- Tránh lấy nguyên văn các câu có sẵn trong sách giáo khoa để tránh việc HS
phải học thuộc lòng.
- Tránh viết các câu có nội dung diễn tả mơ hồ, khó hiểu.
18
- Chỉ nên chừa trống những chữ có ý nghĩa quan trọng.
- Khi chỗ trống cần điền là một số đo, nên nói rõ để HS phải ghi thêm đơn vị.
- Nên đặt chỗ trống vào cuối câu hỏi hoặc phần giữa câu hỏi hơn là đầu câu.
- Trong một câu, không nên chừa trống quá nhiều chữ trọng yếu.
- Các khoảng trống trong một câu nên có chiều dài bằng nhau để HS không liên
tƣởng đến độ dài hay ngắn của các chữ cần điền thêm vào.
1.3.2.3. Trắc nghiệm đúng – sai
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm đúng – sai và cách trả lời
Câu trắc nghiệm đúng – sai có cấu trúc gồm một nhận định nào đó kèm theo hai
phƣơng án trả lời: Đúng và Sai.
Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, HS phải lựa chọn một trong hai phƣơng án
trả lời: Hoặc là đúng, hoặc là sai.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai
- Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, nó
giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi
tƣơng đối ngắn.
- Viết các câu trắc nghiệm loại “đúng-sai”, vì có cấu trúc đơn giản nên nhanh
chóng tuy nhiên vẫn đảm bảo đƣợc tính chất khách quan khi chấm điểm,..
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai
- HS vẫn có thể đoán mò với xác suất 50% do đó độ tin cậy thấp và khó dùng để
chẩn định yếu điểm của HS.
- Khi dùng câu hỏi dạng này, GV thƣờng có khuynh hƣớng trích nguyên văn các
câu trong sách giáo khoa do đó tập thói quen học thuộc lòng hơn là tìm hiểu, suy nghĩ.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm đúng – sai
Khi soạn thảo câu trắc nghiệm loại đúng sai, cần chú ý những điểm sau:
- Phát biểu câu nhận định thật rành mạch, ngắn gọn.
- Phải biết rõ là câu hỏi đƣợc viết ra sẽ có thể xếp loại chính xác là đúng hay sai,
tránh những câu nhận định kiểu “lập lờ”.
- Tránh những từ có tính chất khẳng định nhƣ: “tất cả”, “bao giờ cũng”, “không
bao giờ”, “luôn luôn”, “đôi khi” ...
19
- Tránh câu nhận định mang tính phủ định, nhất là phủ định kép (phủ định của phủ
định).
- Tránh những câu hỏi chứa nhận định có nhiều hơn một ý, đặc biệt là trong đó có
một ý là đúng còn các ý khác là sai.
- Tránh trƣờng hợp mà câu trả lời đúng chỉ tuỳ thuộc vào một chữ, một từ hay một
câu không quan trọng.
1.3.2.4. Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ)
a. Cấu trúc câu trắc nghiệm MCQ và cách trả lời
- Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có cấu trúc gồm câu dẫn và các phƣơng án
trả lời cho sẵn. Thông thƣờng, câu dẫn phải đảm bảo hai yêu cầu: yêu cầu về kiến thức
và yêu cầu về trắc nghiệm, câu dẫn có thể trình bày dƣới nhiều hình thức khác nhau
nhƣ hình vẽ, đồ thị, phát biểu bằng lời ... Đối với các phƣơng án trả lời ta hay sử dụng
bốn hoặc năm phƣơng án, trong đó có một phƣơng án đúng còn các phƣơng án còn lại
(gọi là câu mồi) phải có vẻ nhƣ đúng hay hợp lí.
- Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, HS phải chọn câu trả lời đúng
nhất hay hợp lí nhất theo yêu cầu của câu dẫn.
b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm MCQ
- Sử dụng loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể kiểm tra kiến thức ở nhiều mức
độ khác nhau, do đó GV có thể dùng loại trắc nghiệm này để kiểm tra, đánh giá những
mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau.
- Yếu tố đoán mò của HS giảm đáng kể do số phƣơng án lựa chọn tăng lên và
cũng chính vì vậy mà trắc nghiệm nhiều lựa chọn có độ tin cậy cao hơn.
- Với một bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ta có thể đo đƣợc cả khả năng “nhớ”,
“áp dụng”, “suy diễn” ... nên tính chất giá trị đƣợc nâng cao.
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm và cũng
đòi hỏi cao khả năng xét đoán, phân tích của HS trong quá trình làm bài trắc nghiệm.
- Nhờ có thể phân tích đƣợc câu hỏi mà ta có thể xác định đƣợc câu hỏi nào là quá
dễ, câu hỏi nào là quá khó, câu mồi nào là hay, câu mồi nào là dở để từ đó có thể điều
chỉnh, thay đổi.
- Kết quả trắc nghiệm nhiều lựa chọn phản ánh chính xác hơn trình độ của HS.
20
c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm MCQ
- Nhƣợc điểm dễ thấy nhất đối với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn là khó soạn
câu hỏi. Thực tế cho thấy, việc tìm một câu trả lời đúng nhất không khó nhƣng tìm
đƣợc ba hoặc bốn câu mồi có vẻ hợp lí là khó khăn, nhất là các câu hỏi phải đo đƣợc
các mục tiêu ở mức cao hơn so với mức nhớ kiến thức.
- Đối với HS thông minh, có óc sáng tạo, các em có thể không thoả mãn hoặc cảm
thấy khó chịu với phƣơng án trả lời cho sẵn trong khi các em có thể trả lời hay hơn.
- Dùng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, không thể đánh giá khả năng sáng tạo của HS.
- Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn không đo đƣợc khả năng phán đoán và khả năng
giải quyết vấn đề của HS.
- Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn tốn
nhiều giấy để in câu hỏi, đặc biệt là khả năng “trộn” câu hỏi khó có thể thực hiện bằng
tay mà phải nhờ có sự hỗ trợ của máy tính.
d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm MCQ
Khi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cần chú ý những điểm sau:
- Câu dẫn phải thoả mãn hai yêu cầu:
+ Diễn đạt rõ ràng vấn đề kiến thức, mang trọn ý nghĩa, tránh viết những câu mơ hồ.
+ Phải đặt ra yêu cầu cụ thể về cách chọn phƣơng án trả lời.
Nếu có thể diễn đạt một câu mà thoả mãn cả hai yêu cầu thì nên diễn đạt một câu
ngắn gọn. Nếu không thì có thể dùng hai câu để đạt đƣợc hai yêu cầu kể trên.
- Số lƣợng phƣơng án trả lời phải phù hợp (có thể dùng bốn hoặc năm phƣơng án)
tuy nhiên nên thống nhất số lƣợng phƣơng án trả lời cho một bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Các câu mồi phải không đúng nhất, song vẫn có vẻ hợp lí.
- Phải chắc chắn có một câu trả lời đúng.Từ ngữ dùng chính xác,tránh từ tối nghĩa.
- Không nên đặt câu kiểm tra đòi hỏi HS phải nhớ những sự kiện vụn vặt, ngƣợc
lại cũng không nên dùng câu trắc nghiệm đòi hỏi phải tính toán dài dòng, phức tạp.
- Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phƣơng án cho sẵn mà chúng lại có
nội dung trái ngƣợc nhau hay mâu thuẫn với nhau.
- Cẩn thận khi dùng các mệnh đề nhƣ “Tất cả các câu trên đều đúng” hay “tất cả
các câu trên đều sai”. Nếu dùng thì phải dùng nhiều lần nhƣ các câu hỏi khác.
- Tránh viết những câu mà trong câu dẫn và phƣơng án trả lời đúng có những từ
tƣơng tự hay giống hệt nhau.
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên đề xoay quanh một đơn vị kiến thức cụ thể.
21
CHƢƠNG 2
SOẠN THẢO, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VÀ
“LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG” LỚP 12 THPT NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
2.
2.1. Những nội dung, kiến thức cơ bản của chƣơng “sóng ánh sáng” và chƣơng
“lƣợng tử ánh sáng”
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “sóng ánh sáng”
2.1.1.1. Sơ đồ cấu trúc chƣơng:
2.1.1.2. Mục tiêu cơ bản của các bài trong chƣơng “sóng ánh sáng”
2.1.1.2.1. Mục tiêu cơ bản chung của chƣơng “sóng ánh sáng”
- Nắm đƣợc các hiện tƣợng tự nhiên về tán sắc ánh sáng, giao thoa, nhiễu xạ. Từ
đó suy ra ánh sáng có tính chất sóng.
- Phân biệt ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
Sóng ánh sáng
Tán sắc ánh
sáng
Máy quang phổ
Các loại quang
phổ
Giao thoa ánh
sáng
Bƣớc sóng và
màu sắc ánh
sáng
Nhiễu xạ ánh
sáng
thuyết điện từ
về ánh sáng
Tia hồng ngoại
Tia tử ngoại
Thang sóng
điện từ
Tia Rơnghen
22
- Nắm đƣợc cấu tạo và ứng dụng của máy quang phổ. Nhận biết đƣợc các loại
quang phổ và ứng dụng của nó. Nắm đƣợc đặc điểm chính, bản chất, cách tạo và ứng
dụng thực tế của các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X trong thang sóng điện từ.
2.1.1.2.2. Mục tiêu cơ bản của từng bài trong chƣơng “sóng ánh sáng”
o Bài 24. Tán sắc ánh sáng
Mô tả đƣợc hiện tƣợng tán sắc ánh sáng qua lăng kính trong hai thí nghiệm của
Newton và nêu đƣợc hiện tƣợng tán sắc là gì, giải thích hiện tƣợng tán sắc bằng
hai giả thuyết của Newton.
Phân biệt đƣợc ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
o Bài 25. Giao thoa ánh sáng
Nêu đƣợc hiện tƣợng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
Mô tả đƣợc thí nghiệm về nhiễu xạ ánh sáng và thí nghiệm Young về giao thoa
ánh sáng.
Nêu đƣợc vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
Nêu đƣợc điều kiện để xảy ra hiện tƣợng giao thoa ánh sáng.
Nêu đƣợc hiện tƣợng giao thoa, nhiễu xạ chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Lập đƣợc các công thức cho vị trí của các vân sáng, vân tối, khoảng vân.
Nêu đƣợc mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định (bƣớc sóng xác định
trong chân không).
Nhớ đƣợc giá trị phỏng chừng của bƣớc sóng với vài màu thông dụng: Đỏ,
vàng, lục, lam, tím.
Giải đƣợc các bài toán về giao thoa ánh sáng đơn sắc.
o Bài 26. Các loại quang phổ
Mô tả đƣợc cấu tạo và công dụng của máy quang phổ lăng kinh.
Nêu đƣợc quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ là gì. Đặc
điểm chính, cách phát và một số ứng dụng cụ thể của mỗi loại quang phổ.
o Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Nêu cách phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Nêu đƣợc tính chất công dụng nguồn phát của tia hồng ngoại và tử ngoại.
Nêu đƣợc sự giống và khác nhau giữa hai tia này và ánh sáng khả kiến.
23
o Bài 28. Tia X
Nêu đƣợc cách tạo, tính chất và bản chất của tia X.
Trình bày cấu tạo hoạt động của ống Culitgiơ.
Nhớ một số ứng dụng quan trọng của tia X.
Kể đƣợc tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ.
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “lượng tử ánh sáng”
2.1.2.1. Sơ đồ cấu tạo chƣơng
2.1.2.2. Mục tiêu cơ bản của các bài trong chƣơng “lƣợng tử ánh sáng”
2.1.2.2.1. Mục tiêu cơ bản chung của chƣơng “lƣợng tử ánh sáng”
- Nêu đƣợc hiện tƣợng quang điện là gì.
- Phát biểu đƣợc định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu đƣợc nội dung cơ bản của thuyết lƣợng tử ánh sáng.
- Nêu đƣợc ánh sáng có lƣỡng tính sóng – hạt.
- Nêu đƣợc hiện tƣợng quang điện trong là gì.
Hạt ánh sáng
(Photon)
Hiện tƣợng
quang điện
ngoài
Các định luật
quang điện
Hiện tƣợng
quang điện
trong
Quang điện trở
Pin quang điện
Hiện tƣợng
quang-phát
quang
Hiện tƣợng lân
quang
Hiện tƣợng
huỳnh quang
Thuyết lƣợng
tử ánh sáng
Lƣỡng tính
Sóng-Hạt
Mẫu nguyên tử
Bo
Sơ lƣợc về
Lazer
24
- Nêu đƣợc quang điện trở và pin quang điện là gì. Nắm đƣợc ứng dụng của hiện
tƣợng quang điện trong.
- Nêu đƣợc thế nào là hiện tƣợng quang – phát quang. Hiểu đƣợc thế nào là sự
huỳnh quang và lân quang của một số chất. Dựa vào thuyết lƣợng tử ánh sáng giải
thích sự huỳnh quang và lân quang của một số chất.
- Nêu đƣợc hai tiên đề Bo về cấu tạo nguyên tử. Nêu đƣợc sự tạo thành quang
phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ của nguyên tử Hydrô.
- Nắm đƣợc lazer là gì. Đặc điểm tia lazer. Nắm đƣợc nguyên tắc tạo ra tia lazer.
2.1.2.2.2. Mục tiêu cơ bản của từng bài trong chƣơng lƣợng tử ánh sáng
o Bài 30. Hiện tƣợng quang điện – thuyết lƣợng tử ánh sáng
Nắm đƣợc thí nghiệm của Hec về hiện tƣợng quang điện.
Nêu đƣợc hiện tƣợng quang điện là gì.
Nắm đƣợc tác nhân gây ra hiện tƣợng quang điện là gì.
Phát biểu đƣợc định luật về giới hạn quang điện.
Nêu đƣợc nội dung cơ bản của thuyết lƣợng tử ánh sáng.
Dựa vào thuyết lƣợng tử giải thích hiện tƣợng quang điện và định luật về giới
hạn quang điện.
Nắm đƣợc lƣỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.
o Bài 31. Hiện tƣợng quang điện trong
Nắm đƣợc chất quang dẫn là gì. Nêu đƣợc hiện tƣợng quang điện trong là gì.
Dựa vào thuyết điện tử ánh sáng để giải thích hiện tƣợng quang điện trong.
Nêu đƣợc quang điện trở và pin quang điện là gì và ứng dụng của nó.
o Bài 32. Hiện tƣợng quang – phát quang
Nêu đƣợc sự phát quang là gì, hiện tƣợng quang – phát quang là gì.
Nắm đƣợc hiện tƣợng huỳnh quang và lân quang.
Nêu đƣợc đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.
Dựa vào thuyết lƣợng tử ánh sáng giải thích đặc điểm ánh sáng huỳnh quang.
o Bài 32. Mẫu nguyên tử Bo
Nêu đƣợc hai tiền đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.
Nêu đƣợc sự tạo thành quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hidro.
25
o Bài 34. Sơ lƣợc về lazer
Nêu đƣợc tia lazer là gì, đặc điểm của tia lazer.
Nắm đƣợc thế nào là sự phát xạ cảm ứng.
Nêu đƣợc cấu tạo của lazer và nguyên tắc tạo ra tia lazer.
Nắm đƣợc một vài ứng dụng của lazer.
2.2. Xây dựng phƣơng án dạy học các bài học cụ thể cùng việc sử dụng bộ câu hỏi
trắc nghiệm phù hợp trong chƣơng “sóng ánh sáng” và “lƣợng tử ánh sáng”
2.2.1. Bài thứ nhất :
2.2.1.1. Mục tiêu bài học
a. Mục tiêu kiến thức
- Mô tả hai thí nghiệm của Newton và rút ra kết luận từ thí nghiệm.
- Nêu đƣợc hiện tƣợng tán sắc ánh sáng là gì.
- Phân biệt ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
- Chiết suất môi trƣờng trong suốt đối với mỗi đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
b. Mục tiêu kỉ năng
- Giải thích đƣợc hiện tƣợng tán sắc từ hai thí nghiệm của Newton.
- Nắm đƣợc dụng cụ, cách bố trí thí nghiệm của Newton.
- Vận dụng, giải thích đƣợc các hiện tƣợng tự nhiên.
2.2.1.2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Giáo viên :
- Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng và thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc
- Bài trình diễn powerpoint gồm: Các hình ảnh sinh động về màu sắc, hình 24.1
và 24.2 SGK có hiệu ứng về đƣờng truyền tia sáng, hệ thống câu hỏi thích hợp.
b. Học sinh :
- Ôn đƣờng đi tia sáng khi qua lăng kính, công thức lăng kính, góc lệch cực tiểu.
2.2.1.3. Thiết kế phƣơng án xây dựng kiến thức trong bài học
a. Lựa chọn phƣơng pháp
- Vì hiện tƣợng tán sắc ánh sáng trực quan và khá phổ biến trong đời sống, để xây
dựng kiến thức bài học này, GV có thể dùng phƣơng pháp nêu vấn đề bằng cách đƣa
ra hiện tƣợng hoặc hƣớng dẫn HS tự làm thí nghiệm, dẫn dắt tự phát hiện vấn đề.
TÁN SẮC ÁNH SÁNG
26
b. Phƣơng án
- Đầu tiên, hƣớng dẫn HS ôn kiến thức cũ về lăng kính cần dùng để hiểu kiến thức
mới của bài học này.
- Tiếp theo, cho HS xem thí nghiệm(hoặc tự làm nếu có điều kiện) về hiện tƣợng
tán sắc, và để HS tự nhận biết kết quả thí nghiệm.
- Đặt vấn đề để HS tự phát hiện vai trò của lăng kính trong hiện tƣợng trên và đặc
điểm của ánh sáng mặt trời, ánh sáng đơn sắc.
- Từ đó, hƣớng dẫn HS giải thích hiện tƣợng tán sắc và những ứng dụng của hiện
tƣợng này trong đời sống, khoa học kĩ thuật.
- Cuối cùng, tùy thuộc vào trình độ của lớp học. GV chốt lại kiến thức, cho trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm vận dụng, tái hiện kiến thức vừa học hoặc để kiểm tra hiệu
quả tiết học có thể yêu cầu các em trả lời các câu hỏi đã soạn sẵn vào phiếu học tập.
Khi nêu vấn đề, dẫn dắt HS tự xây dựng kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm. Sau mỗi phần trả lời, mỗi phần kiến thức GV phải chốt lại thông tin hoặc giải
nghĩa rõ hơn để HS khắc sâu, ghi nhớ kiến thức.
2.2.1.4. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : chuẩn bị kiến thức
GV nêu các câu hỏi về sự truyền các tia sáng đơn
sắc qua lăng kính và góc lệch của tia sáng
Câu 24.1: Khi chiếu chùm sáng song song, đơn sắc
vào mặt bên của lăng kính thì tia ló sẽ:
A. Truyền thẳng theo phương của chùm tia sáng tới
B. Lệch phương so với chùm tia tới
C. Lệch phương về phía đáy so với chùm tia tới
D.Lệch phương về phía đỉnh so với chùm tia tới
Câu 24.2: Đối với một lăng kính có hình dạng nhất
định (góc chiết quang A không đổi) thì góc lệch phụ
thuộc như thế nào vào chiết suất của lăng kính
A. Tỉ lệ thuận B. Tỉ lệ nghịch
C. Phụ thuộc theo hàm sin D. Không phụ thuộc
GV có thể đề nghị HS giải thích vì sao.
HS thảo luận nhóm ôn
lại kiến thức cũ và trả lời
Đáp án C
Đáp án A
27
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại:
- Tia sáng đơn sắc qua lăng kính bị khúc xạ về
phía đáy lăng kính.
- Góc lệch D phụ thuộc chiết suất n của lăng
kính, n càng lớn thì D càng lớn.
HS tiếp nhận và khắc sâu
Hoạt động 2: Khảo sát thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sự tán sắc ánh sáng
GV dùng hình ảnh cầu vòng để đặt vấn đề vào bài
GV dùng màn hình trình chiếu (hoặc vẽ trên khổ giấy
lớn), giúp HS tìm hiểu mục đích và bố trí thí nghiệm
GV định hƣớng HS quan sát để phát hiện xem khi
chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính thì ngoài hiện
tƣợng khúc xạ còn có hiện tƣợng gì nữa xảy ra. Sau
đó tiến hành thì nghiệm.
Sau khi tiến hành thí nghiệm GV đƣa ra câu hỏi:
Câu 24.3: Trong thí nghiệm của Newton về tán sắc
ánh sáng, khi chiếu vào lăng kính một chùm ánh sáng
mặt trời ta thấy:
A. Chùm sáng ló bị lệch về phía đáy.
B. Chùm sáng ló bị tách thành dải có màu liên tục.
C. Chùm sáng ló vừa bị lệch về phía đáy lăng kính
vừa bị tách ra thành dải sáng liên tục nhiều màu
D. Chùm sáng ló giống hệt chùm tia tới
Câu 24.4: Hãy sắp xếp thứ tự màu sắc quan sát được
trong chùm sáng ló trong thí nghiệm của Newton:
………………………………………………………….
GV giúp HS rút ra kết luận về hiện tƣợng tán sắc ánh
sáng và cho HS biết dải màu quan sát đƣợc gọi là
quang phổ.
Câu 24.5: Có phải lăng kính đã làm đổi màu ánh
sáng hay không?.......................................................
HS theo dõi thí nghiệm và
nhận biết hiện tƣợng xảy ra
rồi thảo luận nhóm và đƣa ra
nhận định, kết luận của nhóm
Ngoài khúc xạ còn có chùm
tia ló là chùm sáng gồm
nhiều màu biến thiên liên tục
từ đỏ đến tím giống màu cầu
vòng.
Đáp án C
theo từ đỉnh đến đáy lăng
kính, màu sắc chùm tia ló có
thứ tự: Đỏ, cam, vàng, lục,
lam, chàm, tím.
Phát biểu kết luận về hiện
tƣợng tán sắc: Sự tán sắc ánh
sáng là sự phân tách một
chùm ánh sáng phức tạp
thành chùm sáng đơn sắc.
28
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc
GV nêu phƣơng án thí nghiệm: dùng ánh sáng đơn
sắc qua lăng kính và tiến hành thí nghiệm 2 nhƣ SGK
Trở lại với hiện tƣợng tán sắc ánh sáng, GV đặc vấn
đề: ánh sáng đơn sắc không bị đổi màu khi qua lăng
kính, vậy tại sao ánh sáng trắng khi qua lăng kính lại
bị phân tán thành nhiểu thành phần đơn sắc biến thiên
liên tục từ đỏ đến tím? Các em có ý kiến gì về cấu
trúc của ánh sáng trắng không?
Giúp HS chốt lại kết luận về ánh sáng trắng: Ánh
sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc.
HS quan sát và đƣa ra nhận
xét: không phải lăng kính là
nguyên nhân làm đổi màu
ánh sáng.
HS rút ra kết luận: ánh sáng
đơn sắc là ánh sáng không bị
đổi màu khi qua lăng kính.
HS thảo luận cùng nhóm.
Hoạt động 3: giải thích hiện tƣợng tán sắc ánh sáng
GV đặt câu hỏi dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi:
Câu 24.6: Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính,
tia ló bị tán sắc do:
A. Góc chiết quang A của lăng kính thay đổi
B. Góc lệch của các ánh sáng đơn sắc khác nhau
C. Thủy tinh có tác dụng lọc màu ánh sáng mặt trời
D. Lăng kính làm đổi màu ánh sáng
Câu 24.7: Khi qua lăng kính, góc lệch của tia sáng
đơn sắc trong chùm ánh sáng trắng khác nhau vì:
A. Góc chiết quang của lăng kính
B. Góc tới của ánh sáng trắng
C. Chiết suất của lăng kính đối với mỗi màu đơn
sắc khác nhau là khác nhau
D. Mỗi màu đơn sắc khác nhau khi qua lăng kính
bị khúc xạ
Căn cứ lời giải thích của HS, GV nhấn mạnh: qua
hiện tƣợng tán sắc, ta có một phát hiện quan trọng đó
là chiết suất của một môi trƣờng trong suốt có liên hệ
với màu sắc ánh sáng. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc kết luận bản chất của ánh sáng
HS thảo luận nhóm, dùng
kiến thức đã chuẩn bị đƣa ra
đáp án
Đáp án B
Đáp án C
Sau khi trả lời câu hỏi, từ
những đáp án đã có, HS rút
ra kiến thức, đó là:
- Nguyên nhân tán sắc ánh
sáng trắng là do các thành
phần đơn sắc bị khúc xạ với
những góc lệch khác nhau.
-Góc lệch của các thànhphần
đơn sắc khác nhau vì chiết
suất của lăng kính đối với
mỗi đơn sắc đó khác nhau.
29
Hoạt động 4: tìm hiểu ứng dụng của hiện tƣợng tán sắc ánh sáng
GV dùng màn hình chiếu cho HS xem hình ảnh cầu
vòng ở nhiều cảnh khác nhau: cầu vòng sau cơn
mƣa, cầu vòng cạnh thác nƣớc, cầu vòng cạnh những
ống phun nƣớc lớn… và yêu cầu HS giải thích
GV kết luận nguyên nhân gây ra cầu vòng. Giới thiệu
bài đọc thêm để HS tham khảo.
GV nêu ứng dụng quan trọng: tạo ra máy quang phổ.
HS thảo luận và đƣa ra cách
giải thích riêng
Hoạt động 5: Củng cố, ôn tập bài học
GV lựa chọn thời gian thích hợp chốt lại kiến
thức cần nắm trong bài và trả lời câu hỏi TNKQ
HS trả lời câu hỏi
Câu 24.8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu đúng:
1. Chùm ánh sáng…………..sau khi đi quan lăng kính…………..thành một dải màu
gồm nhiều màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng …………..
2. Chùm sáng…………..bị lệch nhiều nhất. Chùm sáng…………..bị lệch ít nhất.
3. Dải sáng có màu liên tục từ đỏ đến tím gọi là…………..của ánh sáng mặt trời.
4. Sự tán sắc ánh sáng là sự………một chùm sáng phức tạp thành các………
5. Ánh sáng trắng là ánh sáng tập hợp…………..
6. Nguồn phát ánh sáng trắng: …………..
Câu 24.9: Trong thí nghiệm của Newton, khi chiếu vào lăng kính một chùm sáng có
màu đơn sắc, ta thấy chùm sáng ló:
A. Bị lệch về phía đáy lăng kính và có màu giống hệt ánh sáng tới
B. Bị lệch về phía đáy lăng kính và đổi thành màu khác
C. Không bị lệch và cũng không đổi màu
D. Bị đổi thành màu khác
Câu 24.10: Trong thí nghiệm của Newton về tán sắc ánh sáng trắng chứng tỏ:
A. Lăng kính làm đổi màu ánh sáng trắng.
B. Ánh sáng trắng là ánh sáng tạo bởi sự chồng chập của nhiều ánh sáng đơn sắc.
C. Ánh sáng trắng là ánh sáng có màu xác định.
D. Lăng kính làm màu sắc của ánh sáng trắng thêm đa dạng.
30
Câu 24.11: Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc của Newton nhằm chứng minh:
A. Lăng kính làm đổi màu của ánh sáng đơn sắc.
B. Ánh sáng có bất kì màu gì khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị đổi màu khi qua lăng kính.
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu xác định và bị đổi màu khi qua lăng kính.
Câu 24.12: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào lăng kính thủy tinh, chùm sáng ló ra
khỏi lăng kính là:
A. Chùm sáng trắng. B. Chùm sáng đơn sắc.
C. Dải màu liên tục từ đỏ đến tím. D. Tùy thuộc vào góc tới.
Câu 24.13: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng:
A. Có màu xác định. B. Không bị đổi phương khi qua lăng kính.
C. Không bị tán sắc khi qua lăng kính. D. Bị đổi màu khi qua lăng kính.
Câu 24.14: Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng là do:
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc và góc lệch của mỗi ánh
sáng đơn sắc khác nhau khi qua lăng kính sẽ khác nhau.
B. Sự đổi màu của ánh sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
C. Cường độ ánh sáng bị thay đổi do truyền từ môi trường này sang môi trường kia.
D. Lăng kính làm đổi màu ánh sáng trắng.
Câu 24.15: Nói về tính chất sóng của ánh sáng, tập hợp đại lượng nào sau đây đặc
trưng cho tính chất sóng của ánh sáng:
A. Vận tốc t._..10
-20
(J) B. 6625.10
-20
(J) C. 6,625.10
-20
(J) D. 66,25.10
-20
(J)
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 2 9,0 1 4,5 18 81,8 0
Đối chứng
(23)
1 4,3 4 17,3 4 17,3 14 60,8 0
Tổng số
(45)
2 4,4 6 13,3 5 11,1 32 71,1 0
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 70,8% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 8: Mọi photon truyền trong chân không đều có cùng:
A. Năng lượng. B. Bước sóng. C. Vận tốc. D. Tần số.
A B C* D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 3 13,6 17 77,2 1 4,5 0
Đối chứng
(23)
1 4,3 5 21,7 14 60,8 3 13,0 0
Tổng số
(45)
2 4,4 8 17,8 31 68,9 4 8,9 0
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 62,5% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
125
Câu 9: Công thoát của electron ra khỏi xêdi (Cs) là 1,875eV thì giới hạn quang điện của
xêdi là:
A. 0,6625m B. 6,6m C. 0,7m D. 0,66m
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
15 68,1 3 13,6 1 4,5 2 9,0 1
Đối chứng
(23)
12 52,1 3 13 2 8,6 5 21,7 1
Tổng số
(45)
27 62,8 6 14,0 3 7,0 7 16,3 2
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó:63,6% Độ phân cách: 0,50
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 10: Pin quang điện là thiết bị biến đổi…..ra điện năng:
A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. năng lượng bức xạ.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 1 4,5 1 4,5 19 86,3 0
Đối chứng
(23)
2 8,6 2 8,6 5 21,7 13 56,5 0
Tổng số
(45)
3 6,7 3 6,7 7 15,6 32 71,1 0
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 62,5% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 11: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng chất bán dẫn giảm mạnh điện trở khi bị chiếu
sáng.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, khi được giải phóng, electron thoát khỏi chất bán dẫn và
trở thành các electron dẫn.
C. Đối với một bức xạ điện từ nhất định thì nó sẽ gây ra hiện tượng quang dẫn dễ hơn
hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng quang điện và hiện tượng quang dẫn có cùng bản chất.
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 15 68,1 5 22,7 1 4,5 0
Đối chứng
(23)
3 13,0 10 43,4 6 26,0 3 13,0 1
Tổng số
(45)
4 9,1 25 56,8 11 25,0 4 9,1 1
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
126
Độ khó: 75,0% Độ phân cách: 0,50
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 12: Chất quang dẫn là chất:
A. dẫn ánh sáng. B. dẫn điện tốt hơn khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
C. có khả năng truyền ánh sáng khi bị nung nóng.
D. có khả năng phát sáng trong bóng tối.
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
2 9,0 17 77,2 1 4,5 1 4,5 1
Đối chứng
(23)
3 13,0 12 52,1 3 13,0 4 17,3 1
Tổng số
(45)
5 11,6 29 67,4 4 9,3 5 11,6 2
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 73,9% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng:
Tấm kính đỏ có khả năng:
A. tán xạ mạnh ánh sáng đỏ. B. hấp thụ ít ánh sáng đỏ.
C. phản xạ rất ít ánh sáng đỏ khi đi qua nó. D. khúc xạ ánh sáng đỏ khi đi qua nó.
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
10 45,4 4 18,1 3 13,6 3 13,6 1
Đối chứng
(23)
9 39,1 7 30,4 4 17,3 2 8,6 2
Tổng số
(45)
19 45,2 11 26,2 7 16,7 5 11,9 3
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 52,4% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu khó .
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng quang-phát quang?
A. Ánh sáng phát ra từ các vạch trên áo của công nhân làm đường, vệ sinh vào buổi tối.
B. Ánh sáng phát ra trên các biển giao thông vào buổi tối khi có đèn xe đi qua.
C. Ánh sáng phát ra từ các công tắc đèn dạ quang.
D. Ánh sáng từ bút màu dạ quang.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
3 13,6 1 4,5 2 9,0 16 72,7 0
Đối chứng
(23)
5 21,7 2 8,6 4 17,3 10 43,4 2
Tổng số
(45)
8 18,6 3 7,0 6 14,0 26 60,5 2
127
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 68,2% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 15: Chất quang - phát quang khác với các chất phát quang khác ở chỗ nào?
A. hấp thụ nhiệt rồi phát ra ánh sáng. B. hấp thụ điện năng rồi phát ra ánh sáng.
C. hấp thụ hóa năng rồi phát ánh sáng. D. hấp thụ năng lượng photon rồi phát ánh sáng.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
0 0,0 3 13,6 3 13,6 15 68,1 1
Đối chứng
(23)
0 0,0 7 30,4 3 13,0 12 52,1 1
Tổng số
(45)
0 0,0 10 23,3 6 14,0 27 62,8 2
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó:73,9% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 16: Hiện tượng lân quang và huỳnh quang khác nhau ở chỗ:
A. Thời gian tắt ánh sáng phát quang khi thôi chiếu ánh sáng kích thích.
B. Bước sóng ánh sáng phát quang.
C. Màu sắc ánh sáng phát quang.D. Bước sóng ánh sáng kích thích.
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
20 90,9 0 0 1 4,5 1 4,5 0
Đối chứng
(23)
16 69,5 1 4,3 3 13,0 3 13,0 0
Tổng số
(45)
36 80,0 1 2,2 4 8,9 4 8,9 0
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 79,2% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 17: Trong mẫu nguyên tử của Bo:
A. ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
B. nguyên tử bức xạ khi chuyển lên mức năng lượng cao hơn.
C. khi chuyển về mức năng lượng thấp hơn, nguyên tử không bức xạ.
D. ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ cũng không hấp thụ năng lượng.
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
17 77,2 2 9,0 1 4,5 2 9,0 0
Đối chứng
(23)
13 56,5 2 8,6 2 8,6 5 21,7 1
Tổng số
(45)
30 68,2 4 9,1 3 6,8 7 15,9 1
128
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 69,6% Độ phân cách: 0,67
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 18: Mẫu nguyên tử Bo và mẫu nguyên tử Ruđơpho khác nhau ở điểm nào:
A. hình dạng quỹ đạo của electron. B. lực tương tác giữa electron và hạt nhân.
C. trạng thái có năng lượng ổn định. D. mô hình nguyên tử có hạt nhân.
A B C* D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 6 27,2 11 50,0 3 13,6 1
Đối chứng
(23)
2 8,6 6 26,0 8 34,7 4 17,3 3
Tổng số
(45)
3 7,3 12 29,3 19 46,3 7 17,1 4
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 70,0% Độ phân cách: 0,50
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 19: Electron của nguyên tử hidrô đang chuyển động trên quỹ đạo M thì quang phổ của
nó có thể có bao nhiêu vạch:
A. 3 vạch. B. 4 vạch. C. 2 vạch. D. 1 vạch.
A B C* D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
4 18,1 2 9,0 14 63,6 2 9,0 0
Đối chứng
(23)
6 26,0 2 8,6 12 52,1 2 8,6 1
Tổng số
(45)
10 22,7 4 9,1 26 59,1 4 9,1 1
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 65,2% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 20: Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái dừng có năng lượng EM=-1,5 eV sang trạng
thái có năng lượng EL=-3,4 eV. Bước sóng của bức xạ phát ra khi chuyển trạng thái trên là:
A. 0,434m. B. 0,486m. C. 0,564m. D. 0,654m.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 4 18,1 2 9,0 15 68,1 0
Đối chứng
(23)
3 13,0 4 17,3 3 13,0 11 47,8 2
Tổng số
(45)
4 9,3 8 18,6 5 11,6 26 60,5 2
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 58,3% Độ phân cách: 0,67
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
129
Câu 21: Khi các nguyên tử hiđrô được kích thích để electron chuyển lên quỹ đạo M thì sau
đó các vạch quang phổ mà nguyên tử có thể phát ra sẽ thuộc vùng
A. hồng ngoại và khả kiến. B. hồng ngoại và tử ngoại.
C. khả kiến và tử ngoại. D. hồng ngoại, khả kiến và tử ngoại.
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
8 36,3 6 27,2 2 9,0 5 22,7 1
Đối chứng
(23)
6 26,0 6 26,0 2 8,6 6 26,0 3
Tổng số
(45)
14 34,1 12 29,3 4 9,8 11 26,8 4
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 35,0% Độ phân cách: 0,42
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu khó .
Câu 22: Muốn một chất phát quang ra ánh sáng khả kiến có bước sóng lúc được chiếu
sáng thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng:
A. bằng bước sóng của ánh sáng phát quang.\
B. lớn hơn bước sóng của ánh sáng phát quang.
C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng phát quang.
D. tùy thuộc vào chất phát quang.
A B C* D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
3 13,6 4 18,1 12 2 9,0 1
Đối chứng
(23)
3 13,0 6 26,0 7 30,4 4 17,3 3
Tổng số
(45)
6 14,6 10 24,4 19 46,3 6 14,6 4
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 38,1% Độ phân cách: 0,50
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu khó .
Câu 23: Tia Laze không có đặc điểm nào sau đây:
A. độ định hướng cao. B. độ đơn sắc cao. C. cường độ lớn. D. công suất lớn.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
3 13,6 0 0 2 9,0 17 77,2 0
Đối chứng
(23)
4 17,3 1 8,6 5 21,7 12 52,1 1
Tổng số
(45)
7 15,9 1 2,3 7 15,9 29 65,9 1
130
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 73,9% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 24: Tia Laze:
A. luôn có màu đỏ.
B. có màu sắc rất đa dạng, phụ thuộc vào nguồn tạo ra nó.
C. luôn là bức xạ không nhìn thấy.
D. chỉ tạo ra được từ rubi hồng ngọc.
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
4 18,1 17 77,2 1 4,5 0 0,0 0
Đối chứng
(23)
7 30,0 12 0,52 3 13,0 0 0,0 1
Tổng số
(45)
11 25,0 29 65,9 4 9,1 0 0,0 1
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 73,9% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu dễ.
Câu 25: Phát xạ cảm ứng có nghĩa là:
A. sự tạo ra một bức xạ mới do hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. sự tạo ra một photon từ một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích bằng một photon
giống hệt khác bay ngang qua nguyên tử đó.
C. một vật có khả năng phát xạ ánh sáng, nếu dùng một bức xạ khác chiếu vào nó.
D. một vật có khả năng phát xạ ánh sáng, nếu được kích thích bằng điện, nhiệt, chiếu các
tia giàu năng lượng…
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
0 0,0 15 68,1 4 18,1 2 9,0 1
Đối chứng
(23)
0 0,0 10 43,4 6 26,0 5 21,7 2
Tổng số
(45)
0 0,0 25 59,5 10 23,8 7 16,7 3
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 61,9% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 26: Hiện tượng quang điện là quá trình dựa trên:
A. sự giải phóng các electron từ mặt kim loại do tương tác của chúng với các photon.
B. sự giải phóng các electron khi kim loại bị nung nóng.
C. sự phát sáng do các electron trong nguyên tử nhảy từ mức năng lượng cao xuống các
mức năng lượng thấp hơn.
D. sự giải phóng các photon từ bề mặt kim loại do kim loại bị kích thích.
131
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
16 72,7 2 9,0 2 9,0 2 9,0 0
Đối chứng
(23)
11 47,8 2 8,6 3 13 4 17,3 3
Tổng số
(45)
27 64,3 4 9,5 5 11,9 6 14,3 3
Đây là câu hỏi ở mức độ BIẾT.
Độ khó: 59,1% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 27: Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của electron quang điện bật ra
khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với electron:
A. ở ngay bề mặt kim loại và hấp thu năng lượng của một photon.
B. hấp thu toàn bộ năng lượng của một photon.
C. hấp thu được nhiều photon nhất.
D. hấp thu được photon có năng lượng lớn nhất.
A* B C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
14 63,6 2 9,0 3 13,6 2 9,0 1
Đối chứng
(23)
11 47,8 3 13,0 4 17,3 4 17,3 1
Tổng số
(45)
25 58,1 5 11,6 7 16,3 6 14,0 2
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 63,6% Độ phân cách: 0,67
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu có độ khó vừa phải.
Câu 28: Dùng bức xạ có năng lượng photon 1=2,4eV chiếu vào catốt của tế bào quang điện,
có hiện tượng quang điện xảy ra. Khi chiếu vào catốt đó một đơn sắc màu tím có bước sóng
2=0,5m thì:
A. hiện tượng quang điện không thể xảy ra. B. hiện tượng quang điện chắc chắn xảy ra.
C. tùy thuộc vào kim loại làm bằng catốt. D. không xác định được.
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
2 9,0 16 72,7 2 9,0 2 9,0 0
Đối chứng
(23)
5 21,7 10 43,4 3 13,0 2 8,6 3
Tổng số
(45)
7 16,7 26 61,9 5 11,9 4 9,5 3
132
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 47,6% Độ phân cách: 0,67
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu khó .
Câu 29: Điện trở của một dây quang dẫn có đặc điểm nào dưới đây:
A. có giá trị rất lớn. B. có giá trị không đổi.
C. có giá trị rất nhỏ. D. có giá trị thay đổi được.
A B C D* Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
1 4,5 1 4,5 1 4,5 19 86,3 0
Đối chứng
(23)
2 8,6 2 8,6 4 17,3 15 65,2 0
Tổng số
(45)
3 6,7 3 6,7 5 11,1 34 75,6 0
Đây là câu hỏi ở mức độ HIỂU.
Độ khó: 83,3% Độ phân cách: 0,33
Đây là câu có độ phân cách khá tốt và là câu dễ.
Câu 30: Trong bóng tối, các vật nhựa phát quang thường phát ánh sáng màu xanh lục vì:
A. ban ngày nó đã hấp thụ những bức xạ có bước sóng lớn hơn bước sóng màu xanh lục
từ ánh sáng trắng.
B. ban ngày nó đã hấp thụ những bức xạ lam,chàm, tím, tử ngoại từ ánh sáng trắng.
C. ban ngày nó đã hấp thụ những bức xạ hồng ngoại, đỏ, cam,vàng từ ánh sáng trắng.
D. ban ngày nó đã hấp thụ những bức xạ có tần số nhỏ hơn bước sóng màu xanh lục từ
ánh sáng trắng.
A B* C D Bỏ
chọn
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ
(%)
Thực nghiệm
(22)
3 13,6 13 59,0 3 13,6 3 13,6 0
Đối chứng
(23)
4 17,3 9 39,1 5 21,7 4 17,3 1
Tổng số
(45)
7 15,9 22 50,0 8 18,2 7 15,9 1
Đây là câu hỏi ở mức độ VẬN DỤNG.
Độ khó: 56,5% Độ phân cách: 0,58
Đây là câu có độ phân cách tốt và là câu khó.
133
PHỤ LỤC 2: XỬ LÍ BÀI KIỂM TRA BẰNG PHẦN MỀM TEST CỦA THẦY LÝ
MINH TIÊN
=================================================
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM
# Trac nghiem : SONG ANH SANG
# Ten nhom : lop 12
* So cau TN = 30
* So bai TN = 45
Thuc hien xu ly luc 22g 7ph Ngay 25/ 6/2009
=================================================
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 16.044
Do lech TC = 5.815
Do Kho bai TEST = 53.5%
Trung binh LT = 18.750
Do Kho Vua Phai = 62.5%
----------------------------------------------------------------------
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.820
* Sai so tieu chuan cua do luong :
SEM = 2.465
----------------------------------------------------------------------
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis
1 29 0.644 0.484 | 17.655 13.125 0.373
*
2 27 0.600 0.495 | 17.333 14.111 0.271
3 14 0.311 0.468 | 19.500 14.484 0.399
**
4 28 0.622 0.490 | 17.750 13.235 0.376
*
5 31 0.689 0.468 | 17.194 13.500 0.294
6 33 0.733 0.447 | 16.727 14.167 0.195
7 17 0.378 0.490 | 18.118 14.786 0.278
8 27 0.600 0.495 | 16.593 15.222 0.115
9 29 0.644 0.484 | 17.793 12.875 0.405
**
134
10 25 0.556 0.503 | 18.680 12.750 0.507
**
11 20 0.444 0.503 | 18.850 13.800 0.432
**
12 29 0.644 0.484 | 17.793 12.875 0.405
**
13 29 0.644 0.484 | 17.862 12.750 0.421
**
14 29 0.644 0.484 | 18.172 12.188 0.493
**
15 17 0.378 0.490 | 18.412 14.607 0.317
*
16 8 0.178 0.387 | 22.000 14.757 0.476
**
17 19 0.422 0.499 | 18.474 14.269 0.357
*
18 28 0.622 0.490 | 18.000 12.824 0.432
**
19 17 0.378 0.490 | 18.882 14.321 0.380
*
20 29 0.644 0.484 | 17.621 13.188 0.365
*
21 14 0.311 0.468 | 20.500 14.032 0.515
**
22 23 0.511 0.506 | 18.870 13.091 0.497
**
23 24 0.533 0.505 | 18.667 13.048 0.482
**
24 29 0.644 0.484 | 18.517 11.563 0.572
**
25 13 0.289 0.458 | 18.615 15.000 0.282
26 24 0.533 0.505 | 18.833 12.857 0.513
**
27 22 0.489 0.506 | 18.773 13.435 0.459
**
28 33 0.733 0.447 | 17.909 10.917 0.532
**
29 24 0.533 0.505 | 18.625 13.095 0.474
**
30 31 0.689 0.468 | 17.194 13.500 0.294
-----------------------------------------------------------------------
Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis
Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05
Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01
2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay
3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i
Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i
* BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN
RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac
5 -1.899 1.202 1 F
6 -1.727 1.545 2 F
7 -1.555 1.889 2 F
135
8 -1.383 2.233 2 D
9 -1.211 2.577 3 D
10 -1.039 2.921 3 D
11 -0.867 3.265 3 D
12 -0.695 3.609 4 D
13 -0.524 3.953 4 D
14 -0.352 4.297 4 C
15 -0.180 4.641 5 C
16 -0.008 4.985 5 C
17 0.164 5.329 5 C
18 0.336 5.673 6 C
19 0.508 6.016 6 B
20 0.680 6.360 6 B
21 0.852 6.704 7 B
22 1.024 7.048 7 B
23 1.196 7.392 7 B
24 1.368 7.736 8 B
25 1.540 8.080 8 A
26 1.712 8.424 8 A
27 1.884 8.768 9 A
BANG DIEM THO
01 111111011111111011011111111111 27
02 111111111111110101111111101111 27
03 111111111111110101101111110111 26
04 110111100111111111110111011101 24
05 110101000111111110111111110110 22
06 111111111010110101010011111111 23
07 111110111111111111001111000111 24
08 100110011011111011111011001111 21
09 101111111111011101010100111000 20
10 011100111101100011110011111111 21
11 001111111100011011111110110011 21
12 011011111111111010010101010110 20
13 110011001101110011010111011101 19
14 110011001111110011010101011101 19
15 110011000101110011011011011111 19
16 100011001111110011011011011110 19
17 010010001101110011011111011101 18
18 110011001011110010111101001101 18
19 110011001011110010110101001101 17
20 110011101101110000000000011111 15
21 110111001111110000000000001111 15
22 010111001011100011011001000001 14
23 100111011001110000110101110000 15
24 010111011001010001111100000101 15
25 110101011001110001110000010110 15
26 100111010001110000000001101111 14
27 100111010001011001111001001101 16
28 100101010000111000010111010111 15
29 100101010100101001010111010110 15
30 100101010100001001010011011111 15
31 100100111100001001100111011111 17
32 011111111100001001100111011111 20
33 001100111110001001100111010111 17
34 101010000100010010100010000100 9
35 110100000100000100010010010110 10
136
36 010110000001101010010010000100 10
37 001010000001101010000100100100 9
38 001100000001100001000100101010 9
39 010011000001100001010000100000 8
40 100001111000010001000001000001 9
41 000011010000000001000001000001 6
42 010101111010000000000010000001 9
43 100001111010000000000000000001 7
44 010001111110000000010000000000 8
45 010010010000010000000000000001 5
-----------------------------------------------------------------------
*** HET ***
=================================================
KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM
# Trac nghiem : LUONG TU ANH SANG
# Ten nhom : LOP 12
* So cau TN = 30
* So bai TN = 45
Thuc hien xu ly luc 11g39ph Ngay 26/ 6/2009
=================================================
* CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO
tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM
Trung Binh = 17.378
Do lech TC = 5.994
Do Kho bai TEST = 57.9%
Trung binh LT = 18.750
Do Kho Vua Phai = 62.5%
-----------------------------------------------------------------------
* HE SO TIN CAY cua BAI TEST
(Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban)
He so tin cay = 0.830
* Sai so tieu chuan cua do luong :
SEM = 2.469
----------------------------------------------------------------------
137
* BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM
*** Mean(cau) = DO KHO(cau)
*** Rpbis = DO PHAN CACH(cau)
Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis
1 30 0.667 0.477 | 18.267 15.600 0.210
2 21 0.467 0.505 | 19.714 15.333 0.365
*
3 24 0.533 0.505 | 19.792 14.619 0.431
**
4 16 0.356 0.484 | 20.375 15.724 0.371
*
5 27 0.600 0.495 | 19.444 14.278 0.422
**
6 29 0.644 0.484 | 18.483 15.375 0.248
7 32 0.711 0.458 | 18.844 13.769 0.384
**
8 31 0.689 0.468 | 18.968 13.857 0.395
**
9 27 0.600 0.495 | 19.333 14.444 0.400
**
10 32 0.711 0.458 | 18.906 13.615 0.400
**
11 25 0.556 0.503 | 19.560 14.650 0.407
**
12 29 0.644 0.484 | 19.759 13.062 0.535
**
13 19 0.422 0.499 | 19.368 15.923 0.284
14 26 0.578 0.499 | 19.269 14.789 0.369
*
15 27 0.600 0.495 | 19.852 13.667 0.506
**
16 36 0.800 0.405 | 18.722 12.000 0.449
**
17 30 0.667 0.477 | 19.633 12.867 0.532
**
18 19 0.422 0.499 | 20.000 15.462 0.374
*
19 26 0.578 0.499 | 19.615 14.316 0.437
**
20 26 0.578 0.499 | 19.808 14.053 0.474
**
21 14 0.311 0.468 | 20.571 15.935 0.358
*
22 19 0.422 0.499 | 20.421 15.154 0.434
**
23 29 0.644 0.484 | 19.207 14.063 0.411
**
24 29 0.644 0.484 | 19.345 13.813 0.442
**
25 25 0.556 0.503 | 19.600 14.600 0.415
**
26 27 0.600 0.495 | 19.704 13.889 0.475
**
27 25 0.556 0.503 | 19.840 14.300 0.459
**
138
28 26 0.578 0.499 | 19.615 14.316 0.437
**
29 34 0.756 0.435 | 18.441 14.091 0.312
*
30 22 0.489 0.506 | 20.182 14.696 0.458
**
-----------------------------------------------------------------------
Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis
Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05
Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01
2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay
3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i
Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i
* BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN
RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac
4 -2.232 0.536 1 F
5 -2.065 0.870 1 F
6 -1.898 1.203 1 F
7 -1.732 1.537 2 F
8 -1.565 1.871 2 F
9 -1.398 2.204 2 D
10 -1.231 2.538 3 D
11 -1.064 2.872 3 D
12 -0.897 3.205 3 D
13 -0.730 3.539 4 D
14 -0.564 3.873 4 D
15 -0.397 4.207 4 C
16 -0.230 4.540 5 C
17 -0.063 4.874 5 C
18 0.104 5.208 5 C
19 0.271 5.541 6 C
20 0.438 5.875 6 C
21 0.604 6.209 6 B
22 0.771 6.542 7 B
23 0.938 6.876 7 B
24 1.105 7.210 7 B
25 1.272 7.543 8 B
26 1.439 7.877 8 B
27 1.605 8.211 8 A
28 1.772 8.545 9 A
29 1.939 8.878 9 A
-----------------------------------------------------------------------
01 101111111111111111111111111111 29
02 111111111111111111110111111111 29
03 011111111111111111110111111111 28
04 101110111111111111110111111111 27
05 111001110111111111101111111011 25
06 111001110011111111110111111110 24
07 111001101111011111111011111111 25
08 010011101111011111111011111111 24
09 110110011111011111111011111011 24
139
10 110111111111111110101011000010 21
11 110110010111111110101111000111 21
12 101111111111111110111011000010 22
13 011111111111101111010001001111 22
14 011011111111001110010111111111 23
15 011011111100001110000111111111 20
16 011011011101001010010111011110 18
17 101011110001001110011110111001 18
18 101011110001010100110010111111 18
19 100011111101010111110110010110 19
20 110011111101010101100110010110 18
21 010011111101000110110001010110 16
22 010011111101000110111001010110 17
23 001001011101001110110001011110 16
24 101110101001001110110001011100 16
25 100010100101101110111001110100 16
26 101110110100001110010101111000 16
27 101100000010011110011001111011 16
28 101011110100110100001100101111 17
29 101101110110110100000100101100 15
30 100001001110110001000110100111 14
31 101101111110110001000010100100 15
32 100000111110110001000110100011 14
33 101101111010100001000110000010 13
34 010010100010011110100000000010 10
35 101111100011011100100000000000 12
36 111010100001011100000011000000 11
37 110010110000000000101011111001 13
38 100000011111000110110000111010 14
39 110000001100000110110011111101 15
40 100000001100011000110011100010 11
41 000000001011111101010010000011 12
42 010000110010000111000001000011 10
43 000001010100000000000011000010 6
44 000001000101000111000000010100 8
45 000001000000100000000000001010 4
PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÂU THEO ĐỘ KHÓ VÀ ĐỘ
PHÂN CÁCH
Bảng tổng hợp các câu theo độ khó Bài Kiểm Tra Chƣơng SÓNG ÁNH SÁNG:
Mức độ khó Câu hỏi số Tổng số Tỉ lệ
Câu rất dễ Không có 0 0%
Câu dễ 4 1 3,3%
Câu vừa phải 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15, 17, 18, 19, 20, 23, 26, 27 18 60,0%
Câu khó 1, 12, 13, 16, 14, 21, 22, 24, 25, 28, 29, 30 11 36,7%
Câu rất khó Không có 0 0%
140
Bảng tổng hợp các câu theo độ phân cách Bài Kiểm Tra Chƣơng SÓNG ÁNH SÁNG:
Mức độ phân cách Câu hỏi số Tổng
số
Tỉ lệ
Câu có độ phân cách rất tốt 5, 10, 12, 13, 15, 19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28,
29
14 46,7%
Câu có độ phân cách tốt 1, 2, 3, 4, 6, 7, 11, 14, 16, 17, 20 11 36,7%
Câu có độ phân cách tạm
đƣợc
8, 9, 18, 27 4 13,3
Câu có độ phân cách kém 30 1 3,3%
Bảng tổng hợp các câu theo độ khó Bài Kiểm Tra Chƣơng LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG:
Mức độ khó Câu hỏi số Tổng số Tỉ lệ
Câu rất dễ Không có 0 0%
Câu dễ 6, 7, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 24, 29 1 3,3%
Câu vừa phải 1, 2, 5, 8 ,9, 10, 19, 20, 26, 27 18 60,0%
Câu khó 1, 3, 4, 13, 21, 23, 25,28, 30 11 36,7%
Câu rất khó Không có 0 0%
Bảng tổng hợp các câu theo độ phân cách Bài Kiểm Tra Chƣơng LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG:
Mức độ phân
cách
Câu hỏi số Tổng số Tỉ lệ
Câu có độ phân
cách rất tốt
0 14 46,7%
Câu có độ phân
cách tốt
2, 3,4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20,
21, 23, 24,25, 26, 27, 28, 29, 30.
11 36,7%
Câu có độ phân
cách tạm đƣợc
0 4 13,3
Câu có độ phân
cách kém
1 1 3,3%
141
PHỤ LỤC 4: PHỤ LỤC ĐÁP ÁN
Câu 24.1: C Câu 25.21: B Câu 27.14: A Câu 34.2: B
Câu 24.2: A Câu 25.22: C Câu 27.15: A Câu 31.6: B Câu 34.4: D
Câu 24.3: C Câu 25.23: A Câu 27.16: C Câu 31.7: C Câu 34.5: A
Câu 24.5: không Câu 25.24: B Câu 27.17: A Câu 31.8: C Câu 34.6: D
Câu 24.6: D Câu 25.25: C Câu 27.18: D Câu 31.9: D Câu 34.7: C
Câu 24.7: C Câu 25.26: C Câu 31.10: A Câu 34.8: A
Câu 24.9: A Câu 25.27: B Câu 28.7: A Câu 31.11: B Câu 34.9: D
Câu 24.10: B Câu 25.28: D Câu 28.8: D Câu 31.12: A Câu 34.10: B
Câu 24.11: C Câu 28.9: C Câu 31.13: B Câu 34.11: A
Câu 24.12: C Câu 26.4: A Câu 28.10: A Câu 31.14: C Câu 34.12: B
Câu 24.13: C Câu 26.5: C Câu 28.11: B Câu 31.15: C Câu 34.13: D
Câu 24.14: A Câu 26.6: B Câu 28.12: B Câu 31.16: B Câu 34.14: A
Câu 24.15: A Câu 26.7: D Câu 28.13: A
Câu 24.16: D Câu 26.8: B Câu 28.14: B Câu 32.6: D
Câu 24.17: B Câu 26.9: A Câu 28.15: C Câu 32.7: B
Câu 24.18: D Câu 26.10: C Câu 32.8: D
Câu 24.19: C Câu 26.11: D Câu 30.3: C Câu 32.9: A
Câu 24.20: A Câu 26.12: B Câu 30.4: C Câu 32.10: C
Câu 25.5: A Câu 26.13: C Câu 30.6: B Câu 32.11: B
Câu 25.6: B Câu 26.14: A Câu 30.7: B Câu 32.12: A
Câu 25.7: C Câu 26.15: B Câu 30.8: A Câu 32.13: D
Câu 25.8: B Câu 26.16: C Câu 30.9: A Câu 32.14: A
Câu 25.9: B Câu 26.17: D Câu 30.10: D Câu 32.15: A
Câu 25.10: C Câu 26.18: D Câu 30.11: B
Câu 25.11: D Câu 30.12: B Câu 33.7: C
Câu 25.12: B Câu 27.2: A Câu 30.13: D Câu 33.8: C
Câu 25.13: B Câu 27.3: D Câu 30.14: A Câu 33.9: D
Câu 25.14: A Câu 27.4: C Câu 30.15: A Câu 33.10: D
Câu 25.15: A Câu 27.8: B Câu 30.16: A Câu 33.11: C
Câu 25.16: B Câu 27.9: C Câu 30.17: D Câu 33.12: B
Câu 25.17: B Câu 27.10: D Câu 30.18: B Câu 33.13: D
Câu 25.18: B Câu 27.11: D Câu 30.19: A
Câu 25.19: D Câu 27.12: B Câu 30.20: A
Câu 25.20: A Câu 27.13: C Câu 30.21: C
142
DANH MỤC VIẾT TẮT
SGK - Sách giáo khoa.
GV - Giáo viên.
HS - Học sinh.
CHTN - Câu hỏi trắc nghiệm.
TNKQ - Trắc nghiệm khách quan.
TNSP - Thực nghiệm sƣ phạm.
ĐC - Đối chứng.
TN - Thực nghiệm.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5215.pdf