Xây dựng và phát triển Website hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học.
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, đào tạo đại học đang được Đảng và nhà nước quan tâm chú ý nằm nâng cao chất lượng cử nhân, kỹ sư… ngang tầm khu vực. Việc đào tạo cũng như học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên được nhà trường quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Mục tiêu là hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một hoạt động thường xuyên và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị tốt cho việc hoạt độ
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và phát triển Website hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiên cứu khoa học của mình nếu sinh viên tiếp tục học thạc sỹ hay tiến sỹ sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện tốt điều này, công tác quản lý và hỗ trợ giáo viên và sinh viên đối với việc nghiên cứu khoa học cần phải được hoàn thiện.
Công tác quản lý là công việc phức tạp và tốn nhiều công sức. Một vấn đề đặt ra là hiện nay công tác quản lý trong hệ thống trường học còn gặp không ít những khó khăn do hầu hết các thao tác đều thực hiện thủ công bằng tay, việc lưu trữ thông tin được thực hiện trên giấy tờ sổ sách tốn rất nhiều công sức, tiền của của nhà nước.
Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin về các đề tài khoa học, cũng như các tài liệu báo cáo khoa học đã có là mất nhiều thời gian và công sức. Các thủ tục đăng kí đề tài khoa học cũng rườm rà và mất thời gian. Những hạn chế này đã không khuyến khích và gây nhiều khó khăn cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là trong kỷ nguyên máy tính, các áp dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trở nên đặc biệt hữu ích đối với mọi lĩnh vực trong cuộc sống thì việc xây dựng một hệ thống tin học hóa quản lý và hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên và giáo viên là hết sức cần thiết.
Trước yêu cầu đó, việc xây dựng một phần mềm chuyên dụng quản lý đề tài khoa học và hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên là cần thiết và rất có ý nghĩa.
Nội dung của tài liệu bao gồm:
Phần I: Mô tả tổng quan về tổ chức
Phần II: Khảo sát hệ thống.
Tổng quan về hệ thống cũ: Tìm hiểu khái quát hoạt động của các bộ phận chức năng trong hệ thống.
Đánh giá hệ thống cũ: Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống cũ
Lợi ích của hệ thống mới
Yêu cầu đối với hệ thống mới.
Phương án xây dựng hệ thống mới
Phần III: Phân tích hệ thống.
Nhận diện các chức năng.
Sơ đồ phân cấp chức năng.
Biểu đồ luồng dữ liệu.
Từ điển dữ liệu
Biểu đồ thực thể liên kết.
Mô hình quan hệ
Phần IV: Thiết kế hệ thống.
Lựa chọn công cụ: Công cụ thiết kế, quản trị dữ liệu và lập trình.
Thiết kế hệ thống về dữ liệu.
Thiết kế chương trình:
Thiết kế giao diện.
Thiết kế module chương trình.
Phần V: Đánh giá hệ thống.
Tự đánh giá hệ thống.
Hướng phát triển của đề tài.
MÔ TẢ TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC
Mô tả khái quát về tổ chức
Trường Đại Học Công Nghệ- Đại học Quốc Gia Hà Nội có trụ sở tại nhà E3 trong trường ĐHQGHN tại 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội, được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở Khoa Công Nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học.
Trường Đại học Công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ Đại học, sau Đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội.
Hiện tại, trường có 115 cán bộ công nhân viên chính thức, trong đó gần 80 cán bộ giảng dạy, gồm 1 viện sỹ, 16 giáo sư và phó giáo sư, 33 tiến sĩ. Số còn lại phần lớn là cao học hoặc đang theo học cao học. Hiện trường đang đào tạo 4075 sinh viên (cả chính khóa và tại chức), trong đó có khoảng 551 học viên sau đại học. Hằng năm có trên 500 sinh viên và trên 50 học viên cao học tốt nghiệp.
Nhiệm vụ của tổ chức
Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo các chuyên viên có trình độ nghiệp vụ cao và nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển trên các lĩnh vực: Công nghệ Thông Tin và Điện Tử Viễn Thông, Vật Lý Kỹ Thuật và Cơ Học Kỹ Thuật. Trường cố gắng đáp ứng được một phần nhu cầu về nguồn nhân lực trong các lĩnh vực trên của Việt Nam trong tương lai gần.
Các mục tiêu của tổ chức
Các mục tiêu của trường đại học Công Nghệ là:
Nâng cao chất lượng dạy và học: trường đã và đang phấn đấu để bắt kịp tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo của khu vực, và trở thành trung tâm tốt nhất của Việt Nam.
Mở rộng phạm vi cũng như đa dạng hóa các hình thức đào tạo: được sự cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo, trường lập kế hoạch để áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, hiện đang rất phổ biến trên thế giới trong vài năm gần đây, và tổ chức hệ đào tạo chất lượng cao.
Hiện đại hóa nội dung cũng như quá trình đào tạo và quản lý hành chính. Trường cố gắng để tin học hóa tất cả các hoạt động quản lý đào tạo và sinh viên, cũng như các hoạt động điều hành công việc. Tiến tới xây dựng một Đại học số hóa đầu tiên ở Việt Nam.
Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án
Nhiệm vụ của trường ĐH Công nghệ được phê duyệt trong Quyết định về tổ chức của ĐHQG HN về tăng cường năng lực hoạt động quản lý của trường đại học Công Nghệ.
Quyết định của ĐHQG HN về mô hình xây dựng đại học số hóa.
Hiện trạng tổ chức và năng lực của đơn vị
Hiện nay trường có 5 phòng chức năng, 3 khoa chuyên ngành, 5 phòng thí nghiệm và 2 trung tâm nghiên cứu, cùng một số bộ phận trực thuộc khác. Tất cả nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu- hiệu trưởng trường.
Các cán bộ trong trường:
Trình độ nghiệp vụ: thông thạo, làm tốt các công việc được giao.
Trình độ công nghệ thông tin: phần lớn đều có hiểu biết sâu, rộng và đã từng làm việc trên các hệ thông tin học hóa khác.
KHẢO SÁT HỆ THỐNG.
Hệ thống quản lý đề tài khoa học và hỗ trợ nghiên cứu khoa học có thể được mô tả khái quát bao gồm các chức năng chính như sau:
Đăng kí đề tài khoa học
Hỗ trợ tra cứu tài liệu báo cáo
Quản lý đề tài khoa học
Tổng quan về hệ thống cũ
Đăng ký đề tài khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức theo từng năm. Tháng 10 hàng năm, giáo viên các bộ môn trong từng Khoa đăng kí các đề tài nghiên cứu có thể báo cáo vào cuối năm học với phòng nghiên cứu khoa học của trường ĐH Công Nghệ. Nội dung đăng ký gồm tên đề tài, mô tả đề tài, mục tiêu, số sinh viên có thể tham gia, yêu cầu đối với sinh viên tham gia…
Danh sách các đề tài này được phòng nghiên cứu khoa học thông báo vào đầu tháng 11 cho các lớp để sinh viên được biết. Khi sinh viên cảm thấy mình có đủ điều kiện về kết quả học tập, yêu cầu của đề tài và muốn tham gia nghiên cứu thì viết đơn xin tham gia và gửi cho phòng đào tạo, đồng thời có thể liên hệ trực tiếp với thầy giáo, cô giáo nhận hướng dẫn đề tài. Nếu sinh viên muốn làm nghiên cứu khoa học với đề tài khác không có trong danh sách các đề tài giáo viên đăng kí thì phải liên hệ với một giáo viên trong trường hoặc ngoài trường đứng ra hướng dẫn, giáo viên này sẽ đăng kí với phòng nghiên cứu khoa học tên đề tài và sinh viên phải đăng kí như trường hợp trên. Ngoài ra trường cũng khuyến khích sinh viên thành lập các nhóm tự nghiên cứu (hiện nay trong trường đã thành lập câu lạc bộ sáng tạo của sinh viên và học viên cao học, nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học trong sinh viên).
Các thầy, cô nhận hướng dẫn sẽ xem xét danh sách các sinh viên đăng kí tham gia vào đề tài và chọn ra những sinh viên được tham gia. Danh sách này sẽ được trường viết quyết định cho tham gia nghiên cứu khoa học.
Hỗ trợ tra cứu tài liệu báo cáo
Sinh viên có thể tra cứu nội dung các đề tài nghiên cứu khoa học đã báo cáo và các tài liệu báo cáo khoa học đã có. Muốn làm được điều này sinh viên phải liên hệ với phòng nghiên cứu khoa học của trường cụ thể là bộ phận quản lý tư liệu nghiên cứu và đăng kí mượn tài liệu. Sinh viên phải biết kí hiệu lưu kho của tài liệu để đăng kí mượn. Những kí hiệu này có trong danh sách tài liệu báo cáo lưu tại phòng nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể tham khảo. Mọi tài liệu đều chỉ có ở dạng bản mềm và muốn mượn thì sinh viên phải nộp thẻ sinh viên lại cho phòng nghiên cứu khoa học, và không phải ai cũng được mượn bất kì tài liệu nào mà phải có giới thiệu của thầy hướng dẫn.
Quản lý đề tài khoa học
Nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm mô tả đề tài, các thông tin người nghiên cứu, thời gian nghiên cứu… và tài liệu báo cáo đều do phòng nghiên cứu khoa học của trường đảm nhận. Mọi công việc xóa, sửa, bổ xung đều do bộ phận quản lý tư liệu thực hiện và nếu có nhu cầu thì thầy hướng dẫn phải liên hệ trực tiếp với bộ phận này của phòng. Các công việc có thể thực hiện đối với đề tài nghiên cứu khoa học chưa báo cáo là: sửa tên, mô tả nội dung, thầy hướng dẫn, sinh viên tham gia…, xóa đề tài khỏi danh sách đăng kí…
Đánh giá hệ thống cũ
Trên đây là mô tả hoạt động của hệ thống, qua xem xét, công tác quản lý hệ thống đã bộc lộ một vài ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Cơ cấu quản lý chặt chẽ và lôgic nếu thực hiện đúng các nguyên tắc của quy trình quản lý thì công việc được tiến hành chính xác đảm bảo hiệu quả cũng như yêu cầu dạy học.
Việc quản lý dựa vào sức người là chính, nên trong quá trình quản lý luôn đi sát với tình hình thực tiễn của nhà trường, điều này là rất quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý con người.
Bên cạnh đó, phương tiện để quản lý là giấy tờ sổ sách nên có thể di chuyển đem theo dễ dàng, việc tra cứu sửa chữa được tiến hành mà không cần những điều kiện cầu kỳ như máy móc, trang thiết bị hiện đại và các điều kiện phụ trợ như: Môi trường làm việc, điều kiện điện áp ...
Nhược điểm:
Việc lưu trữ hồ sơ của đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các thông tin cần thiết trong công tác quản lý hệ thống đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các chứng từ với một số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm, chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho những người trực tiếp điều hành với những biện pháp bảo quản và hình thức kiểm tra, kiểm kê phức tạp.
Khi lưu trữ thông tin bằng phương pháp truyền thống, dễ xảy ra sai sót, và nếu có sai sót thì việc sửa đổi gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn muốn sửa thông tin trong sổ điểm phải ghạch bằng bút đỏ rồi sửa lại ở bên cạnh, sẽ rất không hay nếu phải sửa đổi nhiều lần.
Tốn nhân lực vì trong mỗi khâu cần một số người quản lý và giúp việc.
Việc đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên và đăng kí tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên đôi khi rườm rà và mất thời gian, dẫn tới làm chậm tiến độ thực hiện đề tài.
Công tác hỗ trợ sinh viên tra cứu tài liệu báo cáo là rất kém. Việc mượn tài liệu bản cứng là rất khó khăn, hơn nữa trường không lưu tài liệu báo cáo bản mềm nên tài liệu không phong phú và đôi lúc thiếu.
Lợi ích của hệ thống mới
Từ phía người sử dụng:
Đăng ký dễ dàng, từ xa qua hệ thống mạng nội bộ
Đẩy nhanh hiệu quả, cũng như tiến độ thực hiện đề tài thông qua các hoạt động trợ giúp tìm tài liệu, hỗ trợ hoạt động hướng dẫn giữa cán bộ hướng dẫn và sinh viên thực hiện
Từ phía chủ đầu tư dự án (Đại học Công Nghệ):
Nâng cao vị thế của trường với các dự án tin học hóa
Đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu cũng như chất lượng đào tạo
Tiếp cận những công nghệ mới
Những lợi ích kinh tế
Từ phía người quản lý
Nâng cao năng xuất làm việc, hiệu quả công việc quản lý
Yêu cầu đối với hệ thống mới
Chính vì những nhược điểm nói trên, đứng trước yêu cầu của sự phát triển khoa học và kỹ thuật, nguyện vọng của đông đảo các thầy cô giáo làm công tác quản lý và giảng dạy, mong muốn thiết thực của mọi sinh viên đã đang và sẽ tham gia nghiên cứu khoa học, đòi hỏi hệ thống quản lý và hỗ trợ nghiên cứu khoa học của trường phải có sự thay đổi, cụ thể là cần phải được tin học hóa.
Các yêu cầu của hệ thống
Hệ thống mới được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, khắc phục được những nhược điểm của hệ thống cũ phân chia lại các chức năng một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và trao đổi đồng thời phát huy được vai trò quyết định của người quản lý, sử dụng khoa học kỹ thuật mà ở đây là máy tính điện tử vào một số khâu trong qui trình quản lý của toàn hệ thống. Hệ thống mới cần có được phần mềm đảm bảo các tính năng sau:
Lưu trữ đề tài khoa học (nội dung, danh sách người tham gia…)
Lưu trữ tài liệu báo cáo khoa học (bản mềm)
Quản lý người sử dụng hệ thống (người quản trị, giáo viên, sinh viên)
Quản lí đề tài nghiên cứu khoa học
Trợ giúp tra cứu đề tài khoa học, tài liệu báo cáo nghiên cứu (liên kết với các nguồn tài liệu từ các thư viện các trường đại học lớn trên thế giới, từ các cán bộ của trường đang học tập tại các trường đại học nước ngoài)
Hỗ trợ giao tiếp giữa người hướng dẫn nghiên cứu khoa học (giáo viên) và người tham gia nghiên cứu khoa học (sinh viên) học (hay hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hoạt động hướng dẫn từ các giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu sinh của trường đang nghiên cứu ở nước ngoài, hoặc các giáo sư các trường đại học nước ngoài)
Hỗ trợ kết hợp giữa đề tài nghiên cứu nhỏ vào trong các dự án lớn của Khoa, Trường, các đơn vị khác.
Bởi đây là các phần việc thường xuyên phải thực hiện và có khả năng thực hiện bằng máy tính điện tử. Yêu cầu đối với các phần mềm này là:
Phần mềm có một giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Tạo ra mối liên hệ logic và chặt chẽ giữa các tệp dữ liệu
Việc tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác
Đảm bảo việc bảo mật cho người sử dụng, đảm bảo người sử dụng thực hiện đúng phạm vi chức năng.
Chức năng của hệ thống
Hệ thống có các chức năng phục vụ các đối tượng sử dụng khác nhau. Các đối tượng sử dụng đó bao gồm: người quản trị hệ thống, giáo viên và sinh viên tham gia và không tham gia nghiên cứu khoa học.
Các chức năng phục vụ chung
Đăng kí sử dụng hệ thống (dành cho sinh viên và giáo viên chưa là thành viên sử dụng hệ thống)
Tra cứu đề tài khoa học (dành cho mọi đối tượng)
Tra cứu tài liệu báo cáo (dành cho mọi đối tượng)
Tìm kiếm thông tin chung (dành cho mọi đối tượng)
Trợ giúp (giới thiệu, hỏi đáp - dành cho mọi đối tượng)
Cập nhật thông tin cá nhân (dành cho thành viên của hệ thống: giáo viên và sinh viên tham gia nghiên cứu, người quản trị hệ thống)
Thông báo
Các chức năng phục vụ giáo viên
Đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học
Nhận hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (sửa thông tin, nội dung, yêu cầu xóa đề tài nghiên cứu khoa học)
Quản lý tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học (ghi nhận tài liệu báo cáo khoa học, cập nhật tài liệu báo cáo khoa học…)
Hỗ trợ giao tiếp với sinh viên nghiên cứu thông qua diễn đàn hoạt động nghiên cứu khoa học (diễn đàn phục vụ riêng cho từng đề tài)
Các chức năng phục vụ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
Đăng kí tham gia nghiên cứu khoa học
Quản lý tài liệu báo cáo khoa học (cập nhật tài liệu báo cáo)
Hỗ trợ giao tiếp với giáo viên hướng dẫn thông qua diễn đàn hoạt động nghiên cứu khoa học (diễn đàn phục vụ riêng cho từng đề tài)
Các chức năng phục vụ quản trị hệ thống
Quản trị người sử dụng (thêm, xóa, sửa thông tin người sử dụng hệ thống, phân quyền truy cập cho người dùng)
Quản trị đề tài (thêm, xóa, sửa thông tin đề tài nghiên cứu khoa học)
Quản trị tài liệu báo cáo (thêm, xóa, sửa tài liệu báo cáo khoa học)
Quản trị thông tin chung của hệ thống (thông tin về các bộ môn, thông tin về các lớp trong khoa…)
Quản trị thông tin của các diễn đàn (xóa, sửa nội dung mẩu tin)
Thông báo tin mới (cập nhật thông tin chung của website)
Phương án
Dựa vào những phân tích trên, phương án giải quyết bài toán được đưa ra là xây dựng hệ thống trở thành website “Nghiên cứu khoa học” có đầy đủ các chức năng chức năng của hệ thống được mô tả trên. Trong đó sử dụng một máy tính chủ của trường làm công cụ lưu trữ thông tin của hệ thống và xử lý, thực hiện những chức năng của hệ thống mà máy tính có thể thực hiện được đó là các thao tác quản trị cơ sở dữ liệu (thông tin người sử dụng, đề tài khoa học, tài liệu báo cáo…). Người sử dụng hệ thống có thể truy cập trực tiếp vào website và sử dụng hệ thống bằng các máy nối mạng nội bộ tại trường hoặc từ xa bằng máy tính có kết nối mạng Internet
Phương án này phù hợp với yêu cầu thực tế đồng thời giải quyết được vấn đề tránh lãng phí thời gian, nguồn nhân lực và công sức lao động, xử lý các thông tin một cách tự động, chính xác với mội khối lượng lớn và trong nhiều năm tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô cùng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Mô tả nghiệp vụ của hệ thống
Biểu đồ mức đỉnh của hệ thống
Sơ đồ phân cấp chức năng
Hệ thống Website hỗ trợ NCKH (0)
Đăng kí (1)
Quản lý đề tài khoa học
Quản trị
người dùng
Tra cứu tài liệu
Tra cứu đề tài khoa học
Quản lý tài liệu
Sửa đề tài khoa học
Đăng kí tham gia NCKH
Đăng kí đề tài khoa học
Đăng kí hướng dẫn sinh viên
Diễn đàn
Quản lý tài liệu báo cáo
Quản lý Forum
Tìm kiếm chung
Đăng kí sử dụng hệ thống
Tra cứu (2)
Hoạt động NCKH (3)
Quản trị (4)
Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Phân rã chức năng “Đăng ký”
Phân rã chức năng "Tra cứu"
Phân rã chức năng “Hoạt động NCKH”
Phân rã chức năng “Quản trị hệ thống”
Mô hình quan hệ thực thể E-R
Qua quá trình khảo sát và phân tích hệ thống, các thực thể liên kết của hệ thống trong phạm vi của báo cáo bài tập bao gồm các kiểu thực thể sau: thành viên, đề tài, tài liệu, đăng ký, chủ đề, bài viết.
Mô hình quan hệ thực thể
Sơ đồ quan hệ thực thể
Thành viên
Đăng ký
Thành viên
Tài liệu
Đề tài
hướng dẫn
tham gia
có
đăng tải
có
Chủ đề
Bài viết
về
thuộc
viết
Thuộc tính của các thực thể
Thành viên
Mã người sử dụng (thuộc tính định danh)
Họ tên
Học hàm, học vị
Nơi công tác
Địa chỉ
Điện thoại
Địa chỉ hòm thư điện tử
Thông tin cá nhân
Đề tài
Mã đề tài (thuộc tính định danh)
Tên đề tài
Tóm tắt
Mục đích
Yêu cầu (đối với sinh viên)
Số sinh viên tối đa tham gia
Năm học bắt đầu
Ngày bảo vệ
Tài liệu
Mã đề tài (thuộc tính định danh)
Mã tài liệu (thuộc tính định danh)
Tên tài liệu
Nội dung
Tên tệp
Mã bản cứng (mã bản cứng được lưu tại phòng tư liệu, nếu có)
Mã người cập nhật (tải)
Ngày cập nhật (tải)
Được công nhận (người hướng dẫn công nhận tài liệu là có giá trị)
Đăng kí
Mã đề tài (thuộc tính định danh)
Mã người đăng kí (thuộc tính định danh)
Ngày đăng kí
Nội dung
Được chấp nhận (được nhận hướng dẫn nghiên cứu)
Chủ đề
Mã chủ đề (thuộc tính định danh)
Tên chủ đề
Mã đề tài (Đề tài nghiên cứu khoa học mà chủ đề phục vụ)
Mã người sử dụng (tạo mới chủ đề)
Ngày bắt đầu
Bài viết
Mã bài viết (thuộc tính định danh)
Mã chủ đề (thuộc tính định danh)
Nội dung
Tên tệp đính kèm
Ngày viết
Mã người sử dụng (người viết bài)
Mô hình quan hệ
Các quan hệ được chuẩn hóa
Thành viên
(masudung, ten, hodem, hocvi, congtac, diachi, dienthoai, thudientu, thongtin)
Hướng dẫn (mới)
(madt, manguoihd, hdchinh)
Đề tài
(madt, tendt, manhd (FK), tomtat, mucdich, yeucau, sosv, nambd, ngaybv)
Tài liệu
(matl, madt (FK), tentl, noidung, tentep, mabancung, manguoitai (FK), ngaytai, dcongnhan)
Đăng kí
(madt (FK), manguoidk (FK), ngaydk, noidung, dchapnhan)
Chủ đề
(macd, tencd, madt (FK), manguoitao (FK), ngaybd)
Bài viết
(mabv, macd (FK), noidung, tentep, ngayviet, manguoiviet (FK))
Lược đồ mô hình quan hệ
Thành viên
masd
ten
…
Đề tài
madt
#manhd
…
Tài liệu
matl
#madt
#manguoitai
…
Đăng kí
#madt
#manguoidk
…
Chủ đề
macd
#madt
#manguoitao
…
Bài viết
mabv
#macd
#manguoiviet
…
Hướng dẫn
#manguoihd
#madt
…
Chú ý : abc – khóa chính
#abc khóa ngoại
Chương III. Thiết kế hệ thống.
Thiết kế dữ liệu
Dựa trên các thực thể liên kết, dựa trên phân tích dữ liệu theo mô hình quan hệ, sau khi thêm và sửa một số thông tin cần thiết, các file dữ liệu của hệ thống thiết kế gồm có:
Bảng “Người dùng”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
username
varchar(40)
No
password
varchar(200)
Yes
NULL
firstname
varchar(100)
Yes
NULL
lastname
varchar(100)
Yes
NULL
initial
varchar(30)
Yes
NULL
office
varchar(200)
Yes
NULL
country
varchar(50)
Yes
NULL
city
varchar(50)
Yes
NULL
address
varchar(200)
Yes
NULL
Phone
varchar(20)
Yes
NULL
email
varchar(200)
Yes
NULL
avantar
varchar(200)
Yes
NULL
info
text
Yes
NULL
Admin
tinyint(1)
No
0
giaovien
tinyint(1)
No
0
sinhvien
tinyint(1)
No
1
Bảng “Đề tài”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
madt
int(11)
No
auto_increment
tendt
text
No
tomtat
text
Yes
NULL
mucdich
text
Yes
NULL
yeucau
text
Yes
NULL
sosv
int(11)
No
0
Namhoc
int(4)
No
2000
Ngaybv
date
Yes
NULL
Bảng “Hướng dẫn”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
manguoihd
varchar(40)
No
madt
int(10)
No
0
Hdchinh
tinyint(1)
No
1
ghichu
text
Yes
NULL
Bảng “Tài liệu”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
matl
int(11)
No
auto_increment
madt
int(11)
No
0
tentl
text
No
noidung
text
Yes
NULL
tentep
varchar(200)
Yes
NULL
mabancung
varchar(20)
Yes
NULL
manguoicn
varchar(40)
No
ngaycn
date
No
0000-00-00
congnhan
tinyint(1)
No
0
Bảng “Đăng ký”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
madt
int(11)
No
0
manguoidk
varchar(40)
No
chapnhan
tinyint(1)
No
0
noidung
text
Yes
NULL
Ngaydk
date
No
0000-00-00
Bảng “Chủ đề”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
macd
int(11)
No
0
tencd
text
No
madt
int(11)
Yes
NULL
manguoitao
varchar(40)
No
Ngaybd
date
No
0000-00-00
Bảng “Bài viết”
Tên trường
Kiểu
Null
Giá trị mặc định
Ghi chú
mabv
int(10)
No
auto_increment
macd
int(10)
No
0
noidung
text
Yes
NULL
tentep
varchar(200)
Yes
NULL
ngayviet
date
No
0000-00-00
manguoiviet
varchar(40)
No
Thiết kế website
Thiết kế module
Các module chương trình
Xử lý phiên (session)
Tên modun: Sessions
Đầu vào: Thông tin ghi vào session
Đầu ra: Thông tin lưu trong session
Chức năng:
Xử lý session
Xử lý trang mẫu
Tên modun: FastTemplate
Đầu vào: Thông tin cần xử lý về trang mẫu
Đầu ra: Trang mẫu được xử lý theo yêu cầu
Chức năng:
Tạo trang nội dung theo mẫu
Tiền xử lý
Tên modun: initprocess
Đầu vào:
Đầu ra: Các thông tin cần có ban đầu của website
Chức năng:
Xử lý lấy thông tin ban đầu (thông tin người sử dụng…)
Xử lý chức năng
Tên modun: Process
Đầu vào: Các yêu cầu chức năng
Đầu ra: Thông tin cần có theo chức năng
Chức năng:
In trang
Tên modun: Pages
Đầu vào: Các yêu cầu in trang web
Đầu ra: Trang web cần hiển thị
Chức năng:
In trang nội dung
Các module cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu về đề tài khoa học
Tên modun: DetaiDB
Đầu vào: Các yêu cầu thao tác với cơ sở dữ liệu về đề tài khoa học, các tham số tìm kiếm đề tài khoa học, các tham số đề tài khoa học cần cập nhật
Đầu ra: Nội dung cơ sở dữ liệu về đề tài khoa học
Chức năng:
Tìm kiếm đề tài khoa học
Cập nhật cơ sở dữ liệu về đề tài khoa học
Cơ sở dữ liệu về tài liệu báo cáo
Tên modun: TailieuDB
Đầu vào: Các yêu cầu thao tác với cơ sở dữ liệu về tài liệu báo cáo, các tham số tìm kiếm tài liệu báo cáo, các tham số tài liệu báo cáo
Đầu ra: Nội dung cơ sở dữ liệu về tài liệu báo cáo khoa học
Chức năng:
Tìm kiếm tài liệu báo cáo
Cập nhật cơ sở dữ liệu về tài liệu báo cáo
Cơ sở dữ liệu về thông tin đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học
Tên modun: DangkyDB
Đầu vào: Các yêu cầu thao tác với cơ sở dữ liệu về đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Đầu ra: Nội dung cơ sở dữ liệu về bản đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
Chức năng:
Cập nhật cơ sở dữ liệu về bản đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học
Cập nhật danh sách sinh viên đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học, danh sách sinh viên được nhận hướng dẫn
Cơ sở dữ liệu về tài khoản người sử dụng
Tên modun: UserDB
Đầu vào: Các yêu cầu thao tác với cơ sở dữ liệu về tài khoản người sử dụng, thông tin giáo viên, sinh viên, nhân viên và thao tác về cả thông tin bộ môn
Đầu ra: Nội dung cơ sở dữ liệu về tài khoản người sử dụng
Chức năng:
Tìm kiếm người dùng (giáo viên, sinh viên, người sử dụng)
Cập nhật cơ sở dữ liệu về tài khoản người sử dụng, bộ môn
Chú ý: Các thao tác đối với cơ sở dữ liệu về bộ môn và tài khoản người sử dụng có thể được tách riêng khi mở rộng hệ thống hoặc sử dụng các module ở các hệ thống khác khi hệ thống này được tích hợp vào hệ thống lớn hơn
Cơ sở dữ liệu về diễn dàn
Tên modun: forumDB
Đầu vào: Các yêu cầu thao tác với cơ sở dữ liệu về diễn đàn
Đầu ra: Nội dung cơ sở dữ liệu về diễn đàn
Chức năng:
Cập nhật cơ sở dữ liệu về diễn đàn
Thiết kế giao diện
Trang chính
Bản tin
Login
Banner
Menu
Liên kết
Footer
Thông
báo nhanh
Bản tin 1
Bản tin 2
Các lựa chọn xem bản tin
Trang nội dung
Banner
Menu
Footer
Nội dung
Liên kết (VD NCKHàNoidung)
Trang đăng ký
Banner
Footer
Form đăng ký
Trang quản trị hệ thống 1
Banner
Menu
Footer
Danh sách quản trị
Chức năng 1
Chức năng 2
Chức năng 3
Chức năng 4
Chức năng 5
Chức năng 6
Chức năng 7
Chức năng 8
Trang diễn đàn
Banner
Footer
Diễn đàn à Chủ đề (Liên kết)
Bài viết 1
Bài viết 2
Mô tả diễn đàn
Form đăng ký đề tài
Tên đề tài :
Mã đề tài :
Tóm tắt :
Yêu cầu :
Mục đích :
Năm bắt đầu :
Số sinh viên :
Mã đề tài
Họ tên người hướng dẫn
xxxx-xxxy
Gửi đăng ký
Nhập lại
Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học
Người hướng dẫn :
Form đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học
Tên đề tài :
Mã đề tài :
Nội dung :
Năm bắt đầu :
Mã đề tài
Họ tên người hướng dẫn
xxxx-xxxy
Gửi đăng ký
Nhập lại
Đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học
Tên đề tài
Người hướng dẫn :
Họ tên người đăng ký (Hyperlink)
Người đăng ký :
Form đăng ký sử dụng hệ thống
Tên tài khoản :
Tên (First name):
Mật khẩu :
Nhập lại mật khẩu :
Họ (Last name) :
Tên đệm (Middle name) :
Chức danh (Initials) :
Nơi công tác (Office) :
Đất nước (Country) :
Thành phố (City) :
Địa chỉ (Address) :
Số điện thoại (Tel) :
Thư điện tử (email) :
Sinh viên
Giới thiệu :
Gửi đăng ký
Nhập lại
Đăng ký tài khoản sử dụng
Lựa chọn công cụ
Lựa chọn công cụ đúng là một yếu tố quyết định rất lớn đối với hiệu quả và thành công của một ứng dụng. Yêu cầu của bài toán cho việc lưu trữ CSDL ngày càng cao với một lượng thông tin cần lưu trữ. xử lý ngày càng nhiều, với nhiều người truy cập cùng một lúc và hỗ trợ môi trường mạng... Hiện nay có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu hữu ích giải quyết tốt những yêu cầu đó như hệ quản trị Oracle, SQL Sever trên môi trường Windows, PostgresSQL trên môi trường Linux ...Trong đó hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp, ổn định, rẻ (có bản miễn phí dùng tốt) và chạy trên cả môi trường Unix-Linux và Windows, là thích hợp trong việc sử dụng để xây dựng hệ thống.
Đối với ngôn ngữ lập trình, Php với Jscript là bộ ngôn ngữ lập trình thông dụng, thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng web có sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySql. Php dễ lập trình, chạy ổn định, nhanh và với mã nguồn mở phong phú ta có thể dễ dàng tái sử dụng các module sẵn có để phát triển hệ thống. Hơn nữa Php có thể chạy trên cả môi trường Windows và Unix-Linux.
Do vậy hệ thống được phát triển trên nền ngôn ngữ lập trình Php với Jscript và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24786.doc