Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 1
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
TS. Trần Xuân Thực
Hiệu trƣởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
ThS. Trƣơng Minh Trí
Trưởng Phòng KH&HTQT, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Đặt vấn đề: Trong những năm qua hệ thống giáo dục đại học ở nước ta phát triển
với quy mô ngày càng lớn. Đội ngũ giảng viên đại học đang phát triển cả về số
lượng và trình độ chuyên môn.
6 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và phát triển mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục đại học tại trường đại học xây dựng Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xu hướng tăng quy mô đào tạo đại học đã và đang
đặt ra những yêu cầu cấp bách về tổ chức quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của trường Đại
học Xây dựng Miền Trung trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Từ khoá: Hệ thống giáo dục Đại học, đảm bảo chất lượng.
Đảm bảo chất lượng trong giáo
dục đại học đã và đang là mối quan tâm
lớn ở các trường Đại học ở nước ta.
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung,
luôn xác định phải thực hiện công tác
đảm bảo chất lượng đào tạo một cách
có hiệu quả. Đây là một giải pháp quản
lý quan trọng để giải quyết mâu thuẫn
giữa nhu cầu phát triển tăng quy mô
giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
các lĩnh vực kinh tế - xã hội cho khu
vực Miền Trung – Tây Nguyên trong
điều kiện các nguồn nhân lực cho giáo
dục và đào tạo còn hạn chế. Cũng như
nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực, việc xây dựng và phát triển một hệ
thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học nói chung và thực hiện công tác
kiểm định các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo đại học nói riêng là điều
hết sức cần thiết.
1. Mô hình tổng thể quá trình đào tạo đại học (xem Hình 1)
Hình 1: Mô hình tổng thể quá trình đào tạo đại học
Mô hình tổng thể quá trình đào tạo
đại học là cơ sở để xây dựng các tiêu chí
đánh giá chất lượng đào tạo các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 2
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chất
lượng đào tạo của nhà trường trước hết là
kết quả của quá trình đào tạo và được thể
hiện trong hoạt động nghề nghiệp của
người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với
môi trường làm việc không chỉ phụ thuộc
vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác của môi trường như
quan hệ cung – cầu, giá cả sức lao động,
chính sách sử dụng và bố trí công việc
của nhà nước và người sử dụng lao động
v.v Do đó khả năng thích ứng còn phản
ảnh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội và
thị trường lao động (xem Hình 2).
Hình 2: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo
Xuất phát từ quan niệm về chất
lượng đào tạo nêu trên, hệ thống các tiêu
chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học
đối với từng ngành đào tạo nhất định có
thể bao gồm các tiêu chí sau:
1. Phẩm chất về xã hội – nghề nghiệp
(đạo đức, ý thức, trách nhiệm, uy tín, v.v)
2. Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý,
sinh học, v.v
3. Trình độ kiến thức, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Năng lực hành nghề (cơ bản và
thực tiễn).
5. Khả năng thích ứng với môi
trường làm việc.
6. Năng lực nghiên cứu và tiềm năng
phát triển nghề nghiệp.
Đối với các tiêu chí về trình độ kiến
thức, kỹ năng có thể dựa vào các tiêu chí
phân loại kiến thức – kỹ năng của Bloom
về các mức sau (xem bảng 1).
Bảng 1: Phân mức trình độ kiến thức – kỹ năng (dựa theo phân loại của Bloom)
Thành phần
Mức chất lƣợng
Kiến thức Kỹ năng
1. Biết 1. Bắt chước
Trung bình 2. Hiểu 2. Hình thành các kỹ năng ban
đầu (theo chỉ dẫn)
Trung bình khá 3. Vận dụng 3. Hình thành kỹ năng cơ bản
(đúng, độc lập,)
Khá 4. Phân tích / Tổng hợp 4. Liên kết, phối hợp kỹ năng,
nguyên công
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 3
Thành phần
Mức chất lƣợng
Kiến thức Kỹ năng
Cao 5. Đánh giá 5. Hình thành các kỹ xảo
Rất cao 6. Phát triển 6. Phát triển kỹ năng, kỹ xảo
7. Sáng tạo 7. Sáng tạo
Dựa vào các phân mức trình độ
kiến thức và kỹ năng nêu ở bảng trên
chúng ta có thể thiết kế các bài tập đánh
giá tổng hợp về trình độ phát triển kiến
thức, kỹ năng nói riêng và năng lực hành
nghề và phát triển nghề nghiệp của người
tốt nghiệp sau một quá trình đào tạo đồng
thời kết hợp với các đánh giá khác về
phẩm chất xã hội – nghề nghiệp, về sức
khỏe và đặc trưng tâm sinh lý, v.v
2. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất
lƣợng của Nhà trƣờng
Cùng với hoạt động ở cấp vĩ mô,
Nhà trường đã bắt tay vào việc xây dựng
hệ thống đảm bảo chất lượng và chia sẻ
với các trường bạn về kinh nghiệm trong
việc này. Chúng tôi hình dung trước mắt
những công việc cụ thể sau:
- Tuyên bố sứ mệnh: Việc tuyên bố
sứ mệnh không phải là một thủ tục pháp
lý, mà phản ánh bản chất nhân văn sâu sắc
vị thế của một trường đại học đối với
cộng đồng. Đó là biểu hiện đầu tiên của
sự cam kết đảm bảo chất lượng. Việc
tuyên bố sứ mệnh cũng đã được thực hiện
thông qua Hội đồng khoa học và Đào tạo
của trường, với những số liệu cụ thể về
lịch sử của trường và dự báo phát triển.
- Công bố các chuẩn mực chất lượng
đối với sinh viên tốt nghiệp, và trên cơ sở
của các chuẩn mực này, tiến hành rà soát
lại toàn bộ chương trình khung đào tạo.
- Nhà trường đã mạnh dạn xác lập
một định chế cụ thể cho vấn đề đảm bảo
chất lượng. Trong bộ máy quản lý truyền
thống của trường, các định chế sẵn có như
phòng Tổ chức, phòng Kế hoạch – tài
chính, phòng Quản trị thiết bị, dễ được
chấp nhận, còn việc đưa vào các định chế
mới thường sẽ gặp khó khăn về mặt tâm
lý. Nhà trường đã có các phòng chức năng
tư vấn cho lãnh đạo trường trong việc
thiết kế, thực hiện và giám sát quá trình
đảm bảo chất lượng của trường.
- Kết quả nhà trường đã đạt được
trong những năm qua đối với quá trình
đảm bảo chất lượng là:
+ Có một sứ mệnh được tuyên bố rõ
ràng.
+ Có một bản kế hoạch chiến lược
trung hạn 2005 – 2030 được phân tích
trong mối quan hệ với thực hiện sứ mệnh.
+ Có một định chế kiểm soát chất
lượng cho trường.
+ Có một bộ số liệu khảo sát tổng
thể về tình hình đào tạo, tài chính, nhân
lực của trường được xây dựng thành một
cơ sở dữ liệu sử dụng lâu dài.
3. Các chuẩn và tiêu chí đánh giá các
điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo
Dựa trên sơ đồ tổng quát nêu trên về
quá trình đào tạo đại học (Hình 1), hệ
thống các tiêu chí được thiết kế với 6 tiêu
chí và 50 chỉ số chính đánh giá các điều
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 4
kiện đảm bảo chất lượng về giáo dục đại học Việt Nam (bảng 2).
Bảng 2: Hệ thống chỉ số đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
TT Tiêu chí Chỉ số theo tiêu chí Điểm
Thông tin chung - Ngày thành lập, địa chỉ
- Chức năng và nhiệm vụ đào tạo, nghiên
cứu khoa học, dịch vụ
- Quy mô đào tạo của trường theo các ngành
nghề, hệ đào tạo
- Quan hệ quốc tế
1
Quản lý - Cơ cấu và cơ chế hệ thống quản lý
- Tổ chức
- Lập kế hoạch thực hiện
- Đánh giá
10
2
Chƣơng trình đào tạo - Tỷ lệ các chương trình đào tạo đạt chuẩn
- Định hướng mục tiêu đào tạo của các
chương trình
- Cấu trúc và nội dung các chương trình đào
tạo
- Khung thời gian chương trình, tỷ lệ các
học phần
- Cập nhật kiến thức và kỹ năng khoa học –
công nghệ hiện đại
- Phát triển chương trình đào tạo
20
3
Nghiên cứu và dịch vụ - Số lượng và kết quả dự án, đề tài nghiên
cứu các cấp
- Kinh phí nghiên cứu/giảng viên
- Số lượng các báo cáo khoa học các cấp
- Các thu nhập từ nghiên cứu và dịch vụ
- Các giải thưởng về khoa học – công nghệ,
về dịch vụ
10
4
Giảng viên và sinh viên - Chất lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo
- Số lượng sinh viên/ giảng viên
- Tỷ lệ % về thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư và
giáo sư
- Cơ cấu ngành nghề của đội ngũ giảng viên
- Thời gian giảng dạy
20
5
Trang thiết bị, cơ sở vật
chất
- Số m2/ học sinh (phòng học, diện tích đất,
phòng thí nghiệm, thư viện,)
- Thư viện, sách tham khảo, tài liệu
- Trang thiết bị giảng dạy, đa phương tiện,
20
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 5
phòng chuyên môn hóa, phòng thí nghiệm,
.v.v
- Khu thể thao, dịch vụ
- Kết nối internet
6
Nguồn tài chính - Đa dạng các nguồn tài chính (chính phủ,
học phí của sinh viên, thu nhập từ dịch vụ,
hỗ trợ, )
- Chi phí đào tạo sinh viên/ năm
- Các nguồn thu nhập tài chính, chi tiêu và
quản lý tài chính
20
Tổng kết 100
4. Các cơ sở, phƣơng pháp đánh giá và
kiểm định chất lƣợng đào tạo đại học
Để đánh giá chất lượng nói chung và
chất lượng đào tạo đại học nói riêng cần
dựa trên các cơ sở sau:
- Chuẩn kiến thức - kỹ năng nghề
nghiệp: các ngành nghề trong xã hội rất
đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, khoa học –
công nghệ, phân công lao động xã hội.
Mỗi một ngành nghề lao động xã hội đều
đòi hỏi ở người hành nghề những kiến
thức, kỹ năng chuyên biệt cũng như các
phẩm chất và năng lực xã hội và cá nhân
khác. Đây không chỉ là căn cứ quan trọng
để xây dựng danh mục ngành đào tạo,
mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo mà
còn là một căn cứ để so sánh, đánh giá
chất lượng đào tạo.
- Mục tiêu và nội dung đào tạo:
quá trình đào tạo là quá trình hiện thực
hóa “mục tiêu và nội dung đào tạo” ở
người tốt nghiệp. Chất lượng đào tạo là
kết quả của quá trình đào tạo với các
mục tiêu, nội dung phương pháp xác
định, do đó mục tiêu và nội dung
phương pháp đào tạo là cơ sở để đánh
giá chất lượng đào tạo.
- Chất lượng đào tạo được thể
hiện trong quá trình hành nghề của
người tốt nghiệp do đó việc lấy ý kiến
đánh giá của người sử dụng lao động,
tình hình việc làm và phát triển nghề
nghiệp là cơ sở quan trọng để đánh giá
chất lượng đào tạo.
- Các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo (cơ sở vật chất, giáo viên,
tổ chức quản lý nhà trường,)
Để làm rõ được các chỉ số đặc trưng
cho đào tạo nói chung và chất lượng đào
tạo nói riêng chúng ta có thể sử dụng các
phương pháp đánh giá sau:
1. Phỏng vấn: phỏng vấn học sinh
tốt nghiệp, giáo viên, cán bộ quản lý nhà
trường, người sử dụng lao động.
2. Phân tích đánh giá mục tiêu,
chương trình đào tạo.
3. Kiểm tra – đánh giá công tác quản
lý, phương pháp đào tạo và kết quả học
tập trong quá trình đào tạo.
4. Thi tốt nghiệp cuối khóa đào tạo.
5. Tổ chức trắc nghiệm đánh giá
theo năng lực hành nghề.
6. Điều tra – khảo sát: điều tra tình
hình việc làm của người tốt nghiệp, khảo
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 6
sát hoạt động nghề nghiệp thực tế, quan
sát quá trình đào tạo.
7. Kiểm định các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên.
5. Kết luận
Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng
đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con
người lao động” có thể hiểu là kết quả
của quá trình đào tạo và được cụ thể hóa
ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá
trị sức lao động hay năng lực hành nghề
của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong
hệ thống đào tạo đại học. Vì vậy, để đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực đối với thị
trường lao động, Trường Đại học Xây
dựng Miền Trung luôn coi trọng về chất
lượng đào tạo đại học không chỉ dừng ở
kết quả của quá trình đào tạo trong nhà
trường với những điều kiện đảm bảo chất
lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên, mà còn phải tính đến mức độ phù
hợp và khả năng thích ứng của sinh viên
tốt nghiệp với môi trường làm việc thực
tế trong xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_phat_trien_mo_hinh_bao_dam_chat_luong_giao_duc_d.pdf