Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên

Tài liệu Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên: ... Ebook Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên

pdf119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 - Trung học phổ thông (THPT) ban khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Oanh Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS - TS. TRẦN THỊ TỬU Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến : - PGS.TS. Trần Thị Tửu, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường THPT Buôn Ma Thuột và THPT Chu Văn An tỉnh Đak Lak đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những trọng tâm chiến lược của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con người - yếu tố quyết định của sự phát triển đất nước, phải tạo sự chuyển biến toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đó là: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử” (Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX). Để nâng cao chất lượng giáo dục và sớm kịp thời hoà nhập với cộng đồng quốc tế, chúng ta phải đổi mới cả về nội dung chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá. Đánh giá vừa là khâu cuối cùng vừa là điểm khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với chất lượng cao hơn. Vì thế, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là một công việc rất phức tạp và rất cần thiết. Quá trình đó, nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều khiển hoạt động dạy học, có tác dụng rất lớn trong việc củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh. Nghị quyết số 37/ 2004/ QH 11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI về giáo dục đã xác định “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Trước yêu cầu đó, trong những năm gần đây, vấn đề cải tiến kiểm tra, đánh giá đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm. Một trong những phương hướng cải tiến có hiệu quả hiện nay là kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào tất cả môn học ở các cấp học và ở cả các kỳ thi : tốt nghiệp, tuyển sinh... Phương pháp trắc nghiệm khách quan cho phép khắc phục được những nhược điểm của phương pháp truyền thống: kiểm tra được nhiều kiến thức trong chương trình, chống thái độ học tủ, học lệch, đối phó; kết quả đánh giá khách quan chính xác, ít tốn thời gian, công sức của giáo viên... Kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, với mỗi bài kiểm tra, mỗi đề thi thường khá nhiều câu mà thời gian tương đối ngắn. Do đó việc tìm ra các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học có ý nghĩa rất lớn. Giải bài tập hóa học không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới. Chính vì thế việc giải các bài toán hóa học có cách giải nhanh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc rèn tư duy, phát triển trí thông minh cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 THPT- ban Khoa học tự nhiên”. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp11 THPT ban KHTN. 3. Mục đích của đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp11 THPT ban KHTN. 4. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt mục đích trên chúng tôi, chúng tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:  Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.  Phân tích các câu hỏi, bài toán phần hiđrocacbon Hóa học lớp 11 ban KHTN và các tài liệu tham khảo.  Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN.  Thực nghiệm sư phạm xác định tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 5. Giả thuyết khoa học Nếu có hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh chính xác, khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và phát triển khả năng tư duy của học sinh THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận - Phương pháp trắc nghiệm. - Bài tập hóa học ở trường phổ thông. - Cấu trúc, nội dung chương trình hoá học THPT. - Một số phương pháp giải nhanh bài tập hóa học ở trường THPT.  Phương pháp điều tra - Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học ở trường THPT. - Thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh sau khi sử dụng hệ thống câu hỏi.  Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phân tích chương trình hoá học THPT, các số liệu thực nghiệm. - Tổng hợp các kết quả thực nghiệm.  Thực nghiệm sư phạm - Đánh giá hiệu quả hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN. - Xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học. 7. Phạm vi của đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN. 8. Điểm mới của luận văn - Cách suy luận để giải nhanh câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN. - Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn áp dụng các cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 THPT ban KHTN. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM 1.1.1. Khái niệm Theo Từ điển Giáo dục học: Trắc nghiệm (test) là “bộ bài tập chuẩn dưới dạng các câu hỏi, hình đố... cần thực hiện để đánh giá, đo lường năng lực trí tuệ, kĩ năng, kĩ xảo và những đặc điểm tâm sinh lý của nhân cách” [18, tr. 360]. Như vậy, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh. 1.1.2. Phân loại [15], [30] Câu hỏi trắc nghiệm có thể phân chia làm 2 loại: câu hỏi trắc nghiệm tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 1.1.2.1. Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh phải tự trình bày ý kiến của mình trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra trong một khoảng thời gian định sẵn. Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết cách sắp xếp các vấn đề một cách hợp lý khoa học. 1.1.2.2. Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Mỗi bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức rộng, mỗi câu nêu ra một vấn đề với những thông tin cần thiết sao cho học sinh phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Bảng 1.1. So sánh hai loại hình trắc nghiệm. Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan - Học sinh tự lựa chọn câu trả lời và cách diễn đạt. - Số câu hỏi ít, nhưng tổng quát. - Học sinh mất nhiều thời gian để suy nghĩ và viết . - Chất lượng đánh giá ít chính xác, phụ thuộc người chấm. - Đề thi không phủ kín chương trình - Dễ soạn, khó chấm, chấm lâu hơn. - Học sinh phải chọn một trong những câu trả lời đã cho. - Số câu hỏi nhiều và có tính chuyên biệt. - Học sinh mất nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. - Chất lượng đánh giá khách quan hơn (máy chấm). - Đề thi phủ kín chương trình. - Khó soạn, dễ chấm, chấm nhanh hơn. Từ bảng so sánh có thể thấy sự khác nhau quan trọng giữa hai phương pháp là tính khách quan. Đối với hình thức tự luận, kết quả chấm phụ thuộc vào người chấm, do đó rất khó công bằng, chính xác. Với trắc nghiệm khách quan, chất lượng đánh giá khách quan hơn do đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm bài. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này. Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong những trường hợp sau: - Khi thí sinh không quá đông. - Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt. - Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của học sinh hơn là khảo sát kết quả học tập. Còn TNKQ nên dùng trong những trường hợp sau: - Khi thí sinh rất đông ( thi tốt nghiệp, tuyển sinh toàn quốc). - Khi muốn chấm bài nhanh, muốn có điểm số đáng tin cậy. - Coi trọng công bằng, chính xác và ngăn chặn sự gian lận trong thi cử. - Khi muốn ngăn chặn nạn học tủ, học vẹt và giảm thiếu sự may rủi. 1.1.3. Các loại câu TNKQ [6], [9], [15], [30], [37] Có thể phân chia thành 4 loại: a. Câu ghép đôi Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở 2 cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.  Ưu điểm Dễ viết, dễ dùng, thích hợp với học sinh THCS. Có thể dùng để đo mức trí năng khác nhau.  Khuyết điểm Không thích hợp cho việc thẫm định các khả năng sắp đặt và vận dụng kiến thức. b. Câu điền khuyết Nêu một mệnh đề bị khuyết một bộ phận (chỗ trống), thí sinh phải điền nội dung thích hợp vào chỗ trống.  Ưu điểm Phát huy được óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, tìm ra câu trả lời.  Khuyết điểm Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chi tiết, vụn vặt. Việc chấm bài thường mất thời gian, không khách quan. c. Câu đúng - sai Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong 2 phương án trả lời để khẳng định nhận định đúng hay sai.  Ưu điểm Là loại câu hỏi đơn giản dùng để kiểm tra kiến thức về sự kiện. Vì vậy việc soạn câu tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, khách quan khi chấm.  Nhược điểm Học sinh có thể đoán mò mà xác suất đúng cao nên độ tin cậy thấp. d. Câu nhiều lựa chọn Đưa ra một nhận định có 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải lựa chọn để đánh dấu vào 1 phương án đúng duy nhất. Câu hỏi gồm có 2 phần, phần dẫn và phần lựa chọn: - Phần dẫn là một câu hỏi, ý tưởng phải rõ ràng giúp học sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì. - Phần lựa chọn gồm 4 – 5 phương án trong số đó có một phương án đúng. Những phương án còn lại được gọi là gây “nhiễu”. - Phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại với nhau phải thành một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp. - Các câu nhiễu cũng phải hấp dẫn với học sinh, đặc biệt với học sinh chưa nắm kĩ bài học. Các “nhiễu“ thường được xây dựng dựa trên những sai sót mà học sinh hay mắc phải, những trường hợp khái quát không đầy đủ. - Sắp xếp phương án đúng là ngẫu nhiên tránh thể hiện một ưu tiên đối với một phương án nào đó.  Ưu điểm - Chấm bài nhanh, chính xác khách quan. - Phản hồi nhanh kết quả học tập của học sinh giúp học sinh điều chỉnh được hoạt động học. - Kiểm tra được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, chống học tủ. - Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau. - Rèn luyện các kỹ năng: dự đoán, lựa chọn phương án giải quyết. - Ít tốn công chấm bài, khách quan trong chấm thi do áp dụng được công nghệ thông tin trong chấm và phân tích kết quả.  Nhược điểm - Không đánh giá được trình độ diễn đạt, lập luận của học sinh. - Mất nhiều thời gian biên soạn đề. - Có yếu tố may rủi trong làm bài do thí sinh có thể tự chọn phương án.  Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp ngay cả khi khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy, khi viết câu này cần lưu ý: - Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang hỏi vấn đề gì. - Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn. - Các câu nhiễu phải có tác dụng gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút học sinh kém. - Nên có 4-5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc. - Không được đưa 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một nội dung kiến thức nào đó. - Các câu trả lời đúng phải được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở các vị trí A, B, C, D, E phải gần như nhau. Dạng trắc nghiệm khách quan được ưa chuộng nhất hiện nay là loại câu có nhiều phương án lựa chọn, hay dùng nhất là 4 phương án lựa chọn. 1.1.4. Định hướng đổi mới về kiểm tra đánh giá Phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là do công tác kiểm tra và đánh giá chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy, “việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất” [24, tr. 289]. Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là một công việc rất phức tạp và rất cần thiết. Quá trình đó, nếu được tiến hành một cách khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều khiển hoạt động dạy học, có tác dụng rất lớn trong việc lĩnh hội, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phát triển trí tuệ cho học sinh. Vì vậy phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, có tính khách quan và độ tin cậy cao. Định hướng đó được thể hiện ở các vấn đề sau: - Về nội dung kiểm tra đánh giá: phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu của môn học, đồng thời phải đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc năng lực tư duy và các bậc kĩ năng kĩ xảo mà môn học phải dự kiến người học phải đạt được. - Về phương pháp kiểm tra đánh giá: cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau (viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập lớn, tiểu luận, luận văn...) - Cần dựa vào chuẩn kiến thức các môn học trong chương trình đào tạo đã được xây dựng thông qua chương trình chi tiết và ngân hàng câu hỏi TNKQ cho tất cả các môn học và quy định dùng chung cho hệ thống giáo dục phổ thông, đại học... - Tổ chức kiểm định chất lượng theo thang bậc chất lượng. Thực tế cho thấy những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao năng lực tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hóa học. Một trong những phương hướng cải tiến có hiệu quả hiện nay là kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và từng bước áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào tất cả môn học ở các cấp học và ở cả các kỳ thi : tốt nghiệp, tuyển sinh... nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu đánh giá kết quả học tập hóa học của học sinh. 1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1. Khái niệm Bài tập hóa học là nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực chủ động sáng tạo [24]. 1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học [4],[12], [24] - Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, biến các kiến thức đó thành kiến thức của chính mình. - Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú thông qua đó mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc nhất. - Là phương tiện để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sâu sắc nhất. - Rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng, tính toán, nhận biết... - Phát triển năng lực nhận thức, trí thông minh cho học sinh. - Phát huy tính tích cực, tự lực, hình thành phương pháp học tập hợp lý cho HS. - Phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng có tác dụng rèn tính kiên nhẫn, chính xác khoa học và sáng tạo cho học sinh. 1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [4], [12], [24] Có rất nhiều cách phân loại bài tập hóa học. Tùy vào mục đích, nội dung, tính chất... ta có thể phân các loại như sau: - Dựa vào mức độ kiến thức: Có dạng bài tập cơ bản hay tổng hợp. - Dựa vào tính chất của bài tập: Có bài tập định tính hay định lượng. - Dựa vào mục đích dạy học: Có dạng bài ôn tập, luyện tập, kiểm tra. - Dựa vào cách tiến hành trả lời: Có dạng TNKQ hay tự luận. - Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: Có dạng bài tập lập công thức, tính khối lượng, thể tích các chất, hiệu suất phản ứng, nhận biết... 1.2.4. Lựa chọn và xây dựng bài tập trong giảng dạy hóa học 1.2.4.1. Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học a. Lựa chọn bài tập Trong nhiều năm qua, do yêu cầu luyện thi và tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp nên khối lượng bài tập hóa học không ngừng được bổ sung và có nhiều bài hay, mới có tác dụng tốt. Trên thị trường sách có rất nhiều sách bài tập hoá học. Vấn đề cần đặt ra là phải biết lựa chọn để dùng sao cho có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau: - Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học. - Các sách bài tập hóa học trên thị trường sách. - Các bài tập trong các giáo trình đại học có thể dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợp chương trình phổ thông. b. Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học [4], [12] Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập. Khi dạy bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Khi ôn tập, củng cố, luyện tập, kiểm tra đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập. Ở Việt Nam khái niệm “bài tập” được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏi hay bài toán. Bài tập hóa học được sử dụng để: - Củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của hóa học. - Rèn kỹ năng. Nếu các bài toán hoàn toàn giống nhau chỉ thay số liệu sẽ gây nhàm chán cho học sinh, nhất là học sinh khá, giỏi. Do vậy cần phải bổ sung nội dung chi tiết mới, vừa có tác dụng đào sâu kiến thức vừa có tác dụng gây hứng thú cho học sinh. - Sử dụng bài tập để rèn tư duy logic. - Sử dụng bài tập để rèn năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh phát triển thì phát hiện sớm vấn đề và giải quyết tốt vấn đề là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Vì thế, rèn cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề hiện nay cần được đặt ra như một mục tiêu đào tạo. 1.2.4.2. Xây dựng bài tập hóa học mới Theo các xu hướng hiện nay: - Loại những bài toán nghèo nàn về nội dung hóa học, nặng về thuật toán học. - Loại những bài tập giả định rắc rối xa rời thực tiễn hóa học. - Xây dựng theo các mẫu bài tập sẵn có hoặc tương tự. - Tăng cường sử dụng bài tập TNKQ. - Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm. - Xây dựng bài tập để phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bằng hình vẽ, sơ đồ, lắp rắp dụng cụ. - Xây dụng bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng. - Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập định lượng. Các dạng bài tập mới cần chú ý xây dựng Bài tập để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề là bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo. Đây là những bài tập ngoài cách giải thông thường còn cách giải phát huy trí thông minh, độc đáo dựa vào đặc điểm của bài toán, gồm: - Lắp rắp dụng cụ thí nghiệm. - Sử dụng đồ thị. - Vẽ đồ thị. - Quy tắc đường chéo. - Bài tập thực nghiệm định lượng. - Bài tập về các hiện tượng hóa học. - Bài tập xác định CTPT, CTCT... 1.2.4.3. Những chú ý khi ra bài tập [4] - Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình. - Các dữ kiện cho trước và kết quả tính toán được của bài tập thực nghiệm phải phù hợp với thực tế. - Bài tập phải vừa sức với trình độ học sinh. - Phải chú ý đến các yêu cầu cần đạt được (thi lên lớp, thi tốt nghiệp hay thi vào đại học) để từng bước nâng cao khả năng giải bài tập của cả lớp. - Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó. - Bài tập phải rõ ràng, chính xác, không đánh đố học sinh. 1.3. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 THPT BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1.3.1. Cấu trúc nội dung chương trình hóa học lớp 11 Chương trình hoá học lớp 11 ban KHTN gồm có 9 chương.  Hệ thống lý thuyết chủ đạo Lý thuyết chủ đạo gồm hệ thống kiến thức cơ sở hoá học dùng để nghiên cứu các chất hoá học đó là: - Sự điện li. - Thuyết cấu tạo hoá học.  Các nhóm nguyên tố hóa học - Nhóm Nitơ. - Nhóm Cacbon.  Các hợp chất hữu cơ - Hiđrocacbon no. - Hiđrocacbon không no. - Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. - Dẫn xuất halogen- Ancol- Phenol. - Anđehit- Xeton- Axitcacboxylic.  Kế hoạch dạy học 2,5 tiết x 35 tuần = 87,5 tiết. 1.3.2. Đặc điểm kiến thức phần hiđrocacbon - Gồm 3 chương: 5, 6, 7. - Chương 5, 6, 7 đề cập đến các loại hiđrocacbon. Bảng 1.2. Nội dung kiến thức phần hiđrocacbon và số tiết lên lớp. NỘI DUNG SỐ TIẾT Chương 5: HIĐROCACBON NO Mở đầu về hiđrocacbon 5.1. Ankan 5.2. Xicloankan 6 Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Mở đầu về hiđrocacbon không no 6.1. Anken 6.2. Ankađien 6.3. Khái niệm về tecpen 6.4. Ankin 8 Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN Mở đầu về hiđrocacbon thơm(Aren) 7.1 Benzen và ankyl benzen 7.2 Styren và naphtalen 7.3 Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên 7 1.3.3. Mục tiêu kiến thức cơ bản phần hiđrocacbon  Về kiến thức - Cấu trúc và danh pháp. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học. - Cơ chế phản ứng. - Phương pháp điều chế và ứng dụng.  Về kĩ năng - Gọi tên. - Viết các PTPƯ. - Giải các bài tập hóa học.  Về thái độ - Lòng say mê khoa học. - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường. 1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.4.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng a. Nội dung  Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.  Khối lượng của hỗn hợp muối bằng tổng khối lượng gốc kim loại cộng tổng khối lượng gốc axit.  Khối lượng oxit bằng khối lượng kim loại cộng khối lượng oxi.  Trong một phản ứng khối lượng một nguyên tố được bảo toàn (bảo toàn nguyên tố). b. Áp dụng  Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong các bài toán vô cơ và hữu cơ khi xác định khối lượng của các chất phản ứng hay sản phẩm hoặc để tính lượng một nguyên tố nào đó.  Trong các phản ứng cháy của hiđrocacbon, axit, rượu... khối lượng O, C, H... luôn được bảo toàn dựa vào khối lượng thu được tính được số mol... dựa vào tỷ lệ các chất ta xác định được CTPT, CTCT...  Định luật bảo toàn khối lượng không tính đến lượng chất dư trong phản ứng hóa học. 1.4.2. Phương pháp bảo toàn điện tích a. Nội dung Tổng số điện tích dương bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối. Vì vậy dung dịch luôn trung hòa về điện. b. Áp dụng Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài tập hóa vô cơ. 1.4.3. Phương pháp bảo toàn electron a. Nội dung Trong quá trình phản ứng thì: Số e nhường = số e thu. Hoặc: Số mol e nhường = số mol e thu. b. Áp dụng Phương pháp này thường được sử dụng trong các phản ứng oxi hóa khử. Khi giải không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần xác định xem có bao nhiêu mol e do chất khử nhường ra và bao nhiêu mol e do chất oxi hóa thu vào. 1.4.4. Phương pháp trị số trung bình a. Nội dung  Dùng giải nhanh các bài toán về hỗn hợp 2 hay nhiều chất.  Trị số trung bình có thể là: khối lượng mol nguyên tử trung bình ( A ), khối lượng mol phân tử trung bình ( M ), số nguyên tử C, H... trung bình của một nguyên tố trong phân tử ( Cn , Hn ...). b. Áp dụng Được áp dụng rộng rãi trong các bài toán vô cơ và hữu cơ.  Hóa vô cơ: - Xác định khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp. - Xác định khối lượng mol nguyên tử của 2 hay nhiều kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp hoặc chu kỳ khác nhau. - % mỗi loại đồng vị của một nguyên tố. - % thể tích các khí trong hỗn hợp. ...  Hóa hữu cơ: - Xác định CTPT của các chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. - Số Cn , Hn ... trong các chất. - % thể tích các khí trong hỗn hợp... 1.4.5. Phương pháp tăng giảm khối lượng a. Nội dung Khi chuyển từ chất A sang chất B (có thể qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng các chất có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau. Dựa vào mối tương quan tỷ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng. b. Áp dụng Được áp dụng rộng rãi trong các bài toán vô cơ và hữu cơ.  Hóa vô cơ: - Các muối thay đổi gốc axit. - Các muối thay đổi cation kim loại. - Từ oxit chuyển sang muối. ...  Hóa hữu cơ: - Các muối thay đổi gốc axit. - Các muối thay đổi cation kim loại. - Từ hiđrocacbon chuyển sang dẫn xuất halogen, rượu... - Từ axit chuyển sang este hoặc ngược lại. ... 1.4.6. Phương pháp đường chéo a. Nội dung  Phương pháp đường chéo thường được dùng để giải bài toán trộn lẫn các chất với nhau có thể đồng thể hoặc dị thể nhưng hỗn hợp cuối cùng phải là đồng thể.  Nếu trộn lẫn các dung dịch thì phải cùng một chất hoặc khác chất nhưng do phản ứng với nước tạo thành một chất.  Trộn 2 dung dịch của chất A với nồng độ khác nhau, ta thu được 1 dung dịch chất A với nồng độ duy nhất. Như vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên.  Sơ đồ tổng quát của đường chéo là: C2 C – C1 M2 M - M1 C hay M C1 C2 – C M1 M2- M b. Áp dụng Được áp dụng trong hóa vô cơ và hóa hữu cơ:  Hóa vô cơ - Trộn 2 dung dịch khác nồng độ. - Trộn chất rắn vào dung dịch ( Na2O vào dung dịch NaOH...). - Cho chất khí vào dung dịch ( SO3 vào dung dịch H2SO4 ... ). ...  Hóa hữu cơ - Trộn 2 dung dịch khác nồng độ. - Trộn 2 chất khí vào nhau (hiđrocacbon với nhau, hiđrocacbon với H2...). ... 1.4.7. Phương pháp biện luận xác định CTPT, CTCT a. Nội dung Biện luận theo các nội dung sau:  Biện luận khối lượng mol nguyên tử theo hóa trị (A – n).  Biện luận theo lượng chất ( gam, mol... ) hoặc gốc hiđrocacbon ( MR ).  Biện luận theo số nguyên tử C, H, O...  Biện luận theo tính chất hóa học.  Biện luận theo công thức đơn giản.  Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra. ... b. Áp dụng Được áp dụng trong hóa vô cơ và hóa hữu cơ:  Hóa vô cơ - Biện luận khối lượng mol nguyên tử theo hóa trị (A – n), theo nhóm trong bảng tuần hoàn. - Biện luận theo lượng chất ( gam, mol... ). - Biện luận theo tính chất hóa học của chất. - Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra: CO2 vào dung dịch Ba(OH)2...  Hóa hữu cơ - Biện luận theo gốc hiđrocacbon ( MR ). - Biện luận theo số nguyên tử C, H, O... để xác định CTPT. - Biện luận theo tính chất hóa học. - Cùng CTPT có thể: ankin – ankađien; axit – este... - Biện luận theo công thức đơn giản của hiđrocacbon, axit, este... - Biện luận theo khả năng phản ứng xảy ra... Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CÓ CÁCH SUY LUẬN ĐỂ GIẢI NHANH PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 BAN KHTN 2.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN XÁC ĐỊNH DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA HIĐROCACBON 2.1.1. Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon dựa vào tỷ lệ số mol CO2 và H2O ( OH CO n n 2 2 ) khi đốt cháy hiđrocacbon 2.1.1.1. Cơ sở  OH CO n n 2 2 < 1 → Ankan: CnH2n+2 + 2 13 n O2 → n CO2 + (n + 1) H2O  OH CO n n 2 2 = 1 → Anken hoặc xiclo ankan: CnH2n + 2 3n O2 → nCO2 + nH2O  OH CO n n 2 2 >1 → Ankin, ankađien, aren: CnH2n-2 + 2 13 n O2→ nCO2+(n-1)H2O CnH2n-6 + 2 33 n O2 → n CO2 + (n -3) H2O  Khi xác định số mol CO2 và số mol H2 O thường gặp: Trường hợp đơn giản, đề ra cho sẵn số liệu. Nếu đề ra chưa cho có thể xác định qua trung gian: - Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, dung dịch Ba(OH)2 dư ... thì: + nCO 2 = nCaCO 3 ( kết tủa) + Khối lượng dung dịch tăng: mtăng = mCO 2 + mH 2 O – mkết tủa + Khối lượng bình tăng bằng tổng khối lượng CO2 và H2O - Cho sản phẩm cháy lần lượt qua các bình: + Bình 1 đựng H2SO4(đ), P2O5 khan, CaCl2 khan…khối lượng bình tăng bằng khối lượng của nước. + Bình 2 đựng nước vôi trong, dd NaOH…khối lượng bình tăng bằng khối lượng của khí cacbonic.  Dựa vào mạch hiđrocacbon: Hở - vòng, trạng thái khí - lỏng - rắn, hay khả năng phản ứng ta phân biệt: - Ankan với xiclo ankan. - Ankin, ankađien hay aren. 2.1.1.2. Các câu trắc nghiệm minh họa và áp dụng Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X người ta thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? A. Ankin. B. Anken. C. Ankan. D. Aren. Suy luận: nCO 2 < nH 2 O → Ankan Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,4 gam hiđrocacbon X cần vừa đủ 3,36 lit oxi (đktc) chỉ thu được CO2 và H2O (hơi) với thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. Vậy hiđrocacbon X là A. xiclo ankan hoac anken. B. C2H4. C. xiclo ankan. D. an ken. Suy luận: Chất khí thể tích tỉ lệ thuận với số mol → nCO 2 = nH 2 O Vậy X là CnH2n (anken hoặc xiclo ankan) . Vậy A đúng. Nhận xét: Mỗi hiđroca._.cbon có công thức phân tử dạng CnH2n đều thoả số liệu của bài ra, học sinh có thể nhầm khi thay chất cụ thể C2H4 và chọn đáp án này. Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn cùng số mol như nhau của 2 hiđrocacbon A và B thu được cùng số mol CO2 , tỷ số mol H2O và CO2 của A và B lần lượt là: 1,5 và 1. Công thức phân tử của A và B lần lượt là: A. C2H6 , C2H4. B. C3H8 , C2H4. C. CnH2n+2 , CnH2n. D. C2H6 , C2H2. Suy luận: - A có 2 2 CO OH n n = 1,5 → A là ankan, duy nhất C2H6 thoả điều kiện - B có 2 2 CO OH n n = 1 → B là C2H4 vì cùng số nguyên tử C với A. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam hơi H2O. Các chất trong X thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ankin. B. Aren C. Ankan D. Anken. Câu 5. Đốt cháy hòan toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CnH2n+2, 0,2 mol CmH2m và 0,3 mol CaH2a-2, thu được 2,52 gam H2O và 7,04 gam CO2.Biết 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon và bằng 1/2 số nguyên tử cacbon của hiđrocacbon còn lại. CTPT 3 hiđrocacbon lần lượt là: A. C2H6, C4H8, C2H2. C. C2H6, C2H4, C4H6. B. CH4, C2H4, C2H2. D. C4H10, C2H4, C2H2. Caâu 6. Đốt cháy hoàn toàn a lít(đktc) hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon thể khí: CnH2n+2 (A), CmH2m (B), CaH2a-2 (C). Dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt vào dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình H2SO4 tăng 2,52 gam, bình NaOH tăng 6,16 gam. Hỗn hợp X phải có đặc điểm nào sau đây? A. Số mol của A bằng số mol của C. B. Số mol của A, B, C phải bằng nhau. C. Số nguyên tử cacbon của A, B,C bằng nhau. D. Số nguyên tử cacbon và số mol của A và C bằng nhau. Caâu 7. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bằng lượng đủ khí oxi. Sản phẩm khí và hơi được dẫn qua bình đựng dung dịch axit H2SO4 đặc thấy thể tích khí khi ra khỏi bình giảm hơn một nữa. Cho biết X thuộc đồng đẳng nào sau đây? A. Ankin. B. Aren. C. Ankan. D. Anken. Câu 8. Đốt cháy cùng một số mol như nhau của ba hiđrocacbon X, Y, Z ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol 2 2 CO OH n n đối với X, Y, Z tương ứng bằng: 0,5; 1; 1,5. Công thức phân tử X, Y, Z lần lượt là: A. C2H6 , C2H4 , C2H2. B. C2H2 , C2H4 , C2H6. C. C4H4 , C4H8 , C4H6. D. C6H6 , C6H12 , C6H18. Câu 9. Ở điều kiện thường hỗn hợp X ở thể lỏng gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình I đựng axit H2SO4 đặc, bình II đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình I tăng 10,8 gam, khối lượng bình II tăng 39,6 gam. Vậy công thức tổng quát của X là A. CnH2n-6. B. CnH2n. C. Cn H2n-2. D. CnH2n+2. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một hiđrocacbon X người ta thu được lượng CO2 nhiều hơn lượng H2O là 6,9 gam. Công thức phân tử của X là A. C6H12. B. C6H6. C. C6H14. D. C6H10. Câu 11. Ở điều kiện thường hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn a lit khí X(đktc) cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình I đựng axit H2SO4 đặc, bình II đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình I tăng 10,8 gam, khối lượng bình II tăng 39,6 gam. Vậy X có công thức nào sau đây? A. CnH2n-6. B. CnH2n. C. Cn H2n-2. D. C2H2 và C3H4. Câu 12. X là hiđrocacbon thể khí ở t0 thường. Đốt cháy hoàn toàn m g X thu được khí CO2 và H2O(h) , trong đó CO2 chiếm 76,52% về khối lượng. CTPT của X là A. C4H8. B. C4H10. C. C4H6. D. C4H4. Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X, thấy 1 < 2 2 CO OH n n <1,5. Hiđrocacbon đó là A. Tất cả ankan từ C3H8 trở đi. C. CH4. B. C3H8. D. Tất cả ankan. Caâu 14 . Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thấy 2 2 CO OH n n > 1,5. Hiđrocacbon đó là A. Tất cả ankan từ C3H8 trở đi. C. CH4. B. C3H8. D. Tất cả ankan. Caâu 15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở trong cùng dãy đồng đẳng thu được 16,8 lit CO2 (đktc) và 13,5g H2O. Hai hiđrocacbon đó thuộc daõy đồng đẳng nào? A. Cyclo ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Aren. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X (điều kiện thường) gồm 2 hiđrocacbon có khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 28 gam. Sản phẩm tạo thành cho đi qua lần lượt các bình đựng P2O5 dư và CaO dư. Bình P2O5 nặng thêm 9 gam còn bình CaO nặng thêm 13,2 gam. Vậy X thuộc đồng đẳng nào sau đây? A. Aren. B. Anken. C. Ankin. D. Ankan. Caâu 17. Đốt một hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y có khối lượng mol hơn kém nhau 28g, thu được 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O. CTPT của X và Y lần lượt laø: A. C2H4 và C4H8. C. CH4 và C3H8. B. C3H8 và C5H10. D. CH4 và C3H6. Câu 18. Hỗn hợp X gồm anken A và ankađien B có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thu được 22,4 lít khí CO2 (đktc). CTPT của A và B lần lượt là: A. C3H8 và C4H6. C. C4H8 và C5H8. B. C2H4 và C3H4. D. C3H6 và C4H6. Câu 19. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít X cần vừa đủ 18 lít khí oxi (các thể tích đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). CTPT 2 anken là: A. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. B. C5H10 và C6H12. D. C2H4 và C3H6. Câu 20. Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ khối lượng phân tử tương ứng là 22: 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO2 và 0,5 mol H2O. CTPT của ankan và ankin là: A. C3H8 và C2H2. C. C3H8 và C3H4. B. C4H10 và C3H4. D. C5H12 và C3H4. Caâu 21. Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở A, B, C không có hiđrocacbon nào chứa quá 2 liên kết đôi. Biết rằng, đốt cháy hoàn toàn: Hỗn hợp X thì thu được số mol CO2 bằng số mol hơi H2O. Hỗn hợp B,C thì được số mol CO2 < số mol hơi H2O. Hiđrocacbon C thì được số mol CO2 = số mol hơi H2O. A, B, C lần lượt thuộc dãy đồng đẳng của: A. ankin hoặc ankađien; ankan; anken. B. ankin hoặc ankađien; ankan; anken hoặc xicloankan. C. anken; ankan; ankin hoặc ankađien. D. anken hoặc xicloankan; ankan; ankin hoặc ankađien. Caâu 22. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thấy 1< OH CO n n 2 2 <1,5. Hiđrocacbon đó là A. tất cả ankin hoặc ankađien từ C4H6 trở đi. B. C4H6. C. tất cả hiđro cacbon chưa no. D. tất cả ankin hoặc ankađien. Caâu 23. Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C không có hiđrocacbon nào chứa quá 2 liên kết đôi. Biết rằng, đốt cháy hoàn toàn: Hỗn hợp X thì thu được số mol CO2 bằng số mol hơi H2O. Hỗn hợp B,C thì được số mol CO2 < số mol hơi H2O. Hiđrocacbon C thì được số mol CO2 = số mol hơi H2O. A, B, C lần lượt thuộc dãy đồng đẳng của A. ankin hoặc ankađien; ankan; anken. B. ankin hoặc ankađien; ankan; anken hoặc xicloankan. C. anken; ankan; ankin hoặc ankađien. D. anken hoặc xicloankan; ankan; ankin hoặc ankađien. Câu 24. Một hỗn hợp khí có khối lượng 15,6 gam gồm 2,24 lít một ankin B và 4,48 lít một hiđrocacbon A ( các thể tích đo đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên, cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 110 gam kết tủa. Hiđrocacbon A thuộc loại nào? A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Aren. 2.1.2. Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon dựa vào công thức tổng quát CnH2n+2-2k. a. Cơ sở - Với k là độ chưa no bằng tổng số liên kết pi( π) và số vòng, k = 2 22 HC nn  (nC, nH là số nguyên tử cacbon, hyđro) - k = 0 → X laø ankan: CnH2n+2 - k = 1 → X laø anken( 1 lieân keát π ) hoaëc xicloankan( 1 voøng ): CnH2n - k = 2 → X laø ankin( 1 lieân keát 3 = 2π) hoaëc ankañien( 2 lieân keát ñoâi = 2π ): CnH2n-2 - k = 4 → X laø aren( 3π + 1 voøng ): CnH2n-6 Ngoài ra có thể dựa vào các công thức tổng quát của ankan, anken... hoặc mạch hiđrocacbon: hở hay vòng, khí, lỏng, rắn hay khả năng phản ứng ta phân biệt: - Ankan với xiclo ankan. - Anken với xiclo ankan. - Ankin, ankađien hay aren. b. Các câu trắc nghiệm minh họa và áp dụng Câu 25. X là hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 4 lít X cần 20 lít oxi thu được 12 lít CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện ). Vậy hiđrocacbon X là A. C3H4. B. C3 H6. C. CnH2n+2. D. C3H8. Suy luaän: - Caùch 1: Ñaët X laø CxHy, ptpö: CxHy + ( x + 4 y ) O2 → x CO2 + 2 y H2O 4lít … 20lít …… 12lít → x = 3 ; ( x + 4 y ) = 4 20 → y = 8 - Caùch 2: PTPÖ: CnH2n+2-2k + 2 13 kn  O2 → n CO2 + ( n+1-k ) H2O 4 ................. 20 .................. 12 → n = 3 2 13 kn  = 4 20 → k = 0 → X laø C3H8. Câu 26. Cho 2 hiđrocacbon mạch hở A và B cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng mol của B gấp 2 lần khối lượng mol của A. Vậy A và B thuộc đồng đẳng của A. cyclo ankan. B. ankan. C. ankin. D. anken. Suy luaän: - MB = 2 MA → CTTQ: CnH2n vì M = 14n - A và B cùng đồng đẳng, mạch hở. Vậy chúng thuộc anken Câu 27. Khi đốt 1 thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. X làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của X là A. C4H8. B. butin. C. xiclo butan. D. anken. Suy luận: CnH2n+2-2k + 2 13 kn  O2 → n CO2 + ( n+1-k ) H2O 1 ........... 6 ...................... 4 → n = 4 2 13 kn  = 6 → k =1 → C4H8 Câu 28. Cho 2 hiđrocacbon A và B cùng dãy đồng đẳng, không làm mất màu dung dịch brom. Khối lượng mol của B gấp 2 lần khối lượng mol của A. Vậy A và B thuộc đồng đẳng của A. cyclo ankan. B. ankan. C. ankin. D. anken. Câu 29. Cho 2 hiđrocacbon A và B cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng mol của B gấp đôi khối lượng mol của A. Vậy A và B thuộc đồng đẳng của A. anken hoặc Xicloankan ( CnH2n ). C. anken ( CnH2n ). B. ankin hoặc Ankađien (CnH2n-2 ). D. ankan ( CnH2n+2 ). Câu 30. Các chất có cùng công thức chung CnH2n-2 chúng A. là đồng đẳng của nhau. B. là các chất thuộc dãy đồng đẳng của ankin. C. chứa 1 liên kết ba hoặc có 2 liên kết đôi trong phân tử. D. có thể là đồng đẳng của nhau, có thể không đồng đẳng của nhau. Hãy chọn đáp án đúng. Câu 31. Để chứng minh công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 người ta dựa vào A. Khái niệm đồng đẳng. B. Ankan là hiđrocacbon no. C. Số electron hoá trị của C và H. D. Khái niệm đồng đẳng hoặc số electron hoá trị của C và H. Ñieàu naøo treân ñaây khoâng chính xaùc. Câu 32. Công thức phân tử tổng quát của hiđrocacbon laø CnH2n+2-2k với k bằng tổng số liên kết pi () và số vòng thì: A. Vôùi k = 0, hiñrocacbon laø ankan. B. Vôùi k = 1, hiñrocacbon laø anken( olefin ). C. Vôùi k = 2 ( 2π ), hiñrocacbon laø ankin hoaëc ankañien. D. Vôùi k = 4 (3π + 1 voøng) hiñrocacbon laø aren. Phaùt bieåu naøo treân ñaây khoâng chính xaùc. Caâu 33. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc ) một hiđrocacbon X, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng của bình tăng 18,6 gam và có 30 gam kết tuả trong bình. Hiđrocacbon X là: A. Propen. C. Buten hoặc cyclo butan. B. Propen hoặc cyclo propan. D. Butin hoặc butađien. Câu 34. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. X có thể kết hợp với H2 tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Công thức cấu tạo của X là A. CH2 = CH – CH2 - CH3. C. CH2 = C( CH3) – CH3. B. CH3 – CH( CH3) – CH3. D. H2C CH H2 C CH3 . Câu 35. Hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2-2k với k bằng tổng số liên kết pi (π) thì số liên kết xích ma là A. 2n + 2 – 2k. C. 2n + 1 + k. B. 3n + 1 – 2k. D. 3n – 1 + 2k. Câu 36. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử của Z gấp đôi khối lượng phân tử của X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là A. 59,1 gam. B. 30 gam. C. 20 gam. D. 10 gam. Câu 37. Một hỗn hợp khí B gồm 2 hiđrocacbon đứng liên tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy 2 lít khí B cần dùng 11,8 lit O2 thì thu được 7,2 lit CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là: A. C3H8 và C4H10. C. C3H4 và C4H6. B. C3H6 và C4H8. D. C2H6 và C3H8. Câu 38. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon no X người ta cần dùng 84 lít không khí (đktc, oxi chiếm 20% thể tích không khí). Công thức phân tử của X là A. C4H10. B. C5H10. C. C5H12. D. không xác định. Câu 39. Hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2-2k với k bằng tổng số liên kết pi (π) thì k có giá trị laø A. 2 22 HC nn  . C. 2 2 HC nn  . B. 2 22 HC nn  . D. 2 2 HC nn  . Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm những lượng bằng nhau về số mol của 2 hyđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 rắn và bình 2 đụng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 1,62 gam và khối lượng bình 2 tăng 3,52 gam. CTPT của 2 hyđrocacbon là: A. C3H8, C3H6. C. C4H6, C4H8. B. C4H10, C4H8. D. C4H10, C4H6. 2.1.3. Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon dựa vào biện luận a. Cơ sở - Dựa vào gốc hiđrocacbon; công thức đơn giản; công thức thực nghiệm, công thức tổng quát, số nguyên tử hiđro luôn chẵn trong hiđrocacbon để biện luận. - Hiđrocacbon CxHy hoặc CxHyOzNt luôn có 2x – 6 ≤ y ≤ 2x+2. - Dựa vào giá trị của k khi tính theo công thức. b. Các câu trắc nghiệm minh hoạ và áp dụng Câu 41. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon X là (CxH2x+1)n. Vaäy X là A. gốc hiđrocacbon no. B. anken. C. ankan. D. xicloankan. Suy luận: - Cách 1: CxH2x+1 là gốc hoá trị 1 cho nên n = 2. Vậy X là ankan. - Cách 2: Số nguyên tử H là chẵn → n = 2,4,6… Khi n =2 thì X có dạng C2xH4x+2 = CaH2a+2 (với a = 2x), là CTTQ của ankan. Câu 42. Công thức thực nghiệm của một đồng đẳng của benzen có dạng (C3H4)n. Vậy công thức phân tử của nó là A. C6H8. B. C12H16. C. C9H12. D. C6H6. Suy luận: (C3H4)n = C3nH4n. A là đồng đẳng của benzen nên: 4n = 2.3n – 6 → n =3 Câu 43. Một hiđrocacbon X có công thức thực nghiệm laø (CH)n. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol H2/Ni, t0 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch Br2. Vaäy X là chất nào sau đây? A. Toluen. B. Stiren. C. Benzen. D. Xiclo hexan. Suy luận: - Cách 1: Có stiren (C8H8) và benzen (C6H6) thoả CTTN, mà 2 66 H HC n n = 3 1 → X: C8H8. - Cách 2: Tỉ lệ 2H X n n = 4 1 → X có 4 liên kết π , mặt khác X tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:1 → X có 3 π ở vòng và 1 π ở mạch → X : C8H8 (stiren) - Cách 3: - n là số chẵn vì số nguyên tử H là chẵn. - 1 mol X phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 , vậy n ≥ 4 (n = 4,6…) → X chứa 4 liên kết π → X có thể: C8H8 (stiren) Câu 44. CTPT các hiđrocacbon có công thức đơn giản nhất: C3H7, C4H5 lần lượt là: A. C6H14 ; C8H10. C. C6H14 ; C12H15. B. C3H7 ; C4H5. D. C12H28 ; C16H20.  Suy luận: Số nguyên tử H trong phân tử hiđrocacbon luôn luôn là một số chẵn; vì vậy chỉ có A và D thoả mà D có C12H28 dư H, nên A đúng.  Cách 2: + C3H7 có dạng tổng quát (C3H7)n = C3nH7n → 7n ≤ 2. 3n + 2 → n ≤ 2 . Vậy n =2. CTPT C6H14 + C4H5 có dạng tổng quát (C4H5)n = C4nH5n → 2. 4n – 6 ≤ 5n → n ≤ 2 . Vậy n =2. CTPT C8H10 Câu 45. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X mạch hở thu được a gam H2O. Ở điều kiện thường X là một chất khí. Biết X không phản ứng với AgNO3/ NH3, mặt khác khi cho X tác dụng với H2 với tỉ lệ mol 1 : 1 và có mặt Ni/t0 có thể tạo thành 2 sản phẩm đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. CH2 = C( CH3) - CH = CH2. C. C CH3C CH3 . B. CH2 = CH – CH = CH2. D. HC C CH2 CH3 . Suy luận:  Đặt X là CxHy , sơ đồ: CxHy → 2 y H2O ag ………… ag  Ta có: 12x + y = 9y → y x = 3 2 . CTĐG X là (C2H3)n , số nguyên tử hiđro là chẵn nên CTPT của X là C4H6. Câu 46. Hiđrocacbon X có công thức đơn giản nhất CH2 là A. Anken. B. Xiclo ankan. C. Anken hoặc xiclo ankan. D. Ankađien. Câu 47. CTTN của một đồng đẳng của benzen có dạng (CH)n. Vậy CTPT của nó là A. C8H8. B. C4H4. C. C9H12. D. C6H6. Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X mạch hở thu được a gam H2O. Ở điều kiện thường X là một chất khí. Biết X có phản ứng với AgNO3/ NH3. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. CH2 = C( CH3) - CH = CH2. C. C CH3C CH3 . B. CH2 = CH – CH = CH2. D. HC C CH2 CH3 . Câu 49. Một hiđrocacbon X có công thức thực nghiệm là (CH)n. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol H2 / Ni, t0 . Ở điều kiện thường X không làm mất màu dung dịch Br2. Vậy X là chất nào sau đây? A. Toluen. B. Stiren. C. Benzen. D. Xiclo hexan. Câu 50. X là hợp chất hữu cơ chứa 24,24% C, 4,04% H và 71,72% Cl. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 gam chất Y thu được 0,072 gam H2O và 0,176 gam CO2. Biết rằng khi thủy phân X và khi khử Y bằng hiđro ta thu được cùng sản phẩm Z. CTPT X, Y lần lượt là: A. C2H4Cl2 ; C2H4O2. C. C2H4Cl2 ; CH2O. B. CH2Cl2 ; CH2O. D. CH2Cl ; CH2O. 2.2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ CÔNG THỨC CẤU TẠO 2.2.1. Xác định CTPT, CTCT dựa vào tính chất hóa học 2.2.1.1. Cơ sở a. Hỗn hợp khí X gồm 1 hiđrocacbon chưa no A và H2 đi qua Ni/t0 được 1 khí B duy nhất , nếu: - VX = 2 VB ; nA = nH 2 → A: anken vì: CnH2n + H2 → CnH2n+2 - VX = 3VB; 2nA = nH 2→A: ankin (ankađien)vì:CnH2n-2+2H2→ CnH2n+2 b. Hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon chưa no và H2 đi qua Ni/t0 được hỗn hợp khí Y thì: - Vhh (giảm) = VH 2 (pư) - Số mol oxi tiêu tốn, số mol CO2, số mol H2O tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn X bằng khi đốt cháy hoàn toàn Y. c. Hỗn hợp có hiđrocacbon A qua dung dịch Brom, thì: - nA = nBr 2 → A là anken vì: CnH2n + Br2 → CnH2nBr2 - 2nA = nBr 2→ A là ankin (ankađien): CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4 - Vhh giảm = VA(pư) ; mdd tăng = mA(pư) d. Hỗn hợp hiđrocacbon A qua ddịch AgNO3/ NH3 có kết tủa thì: - A phải chứa ankin 1 - Vhh giảm = VA(PƯ) ; mdd tăng = mA e. Khi đốt cháy ankan ( A) hoặc ankin ( B) thì: - nA = nH 2 O - nCO 2 - nB = nCO 2 - nH 2 O 2.2.1.2. Các câu trắc nghiệm minh hoạ và áp dụng Câu 1. Cho 1680 cm3 hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brom dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 1120 cm3 (các thể tích đo ở đktc) và đã có 4 gam brom phản ứng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 cm3 hỗn hợp khí X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là: A. CH4 và C3H4. B. C2H6 và C4H6. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C2H2. Suy luận: - 2 hiđrocacbon mạch hở qua dd Br2 có khí thoát ra, thể tích giảm, vậy phải có 1 ankan (A) và 1 hiđrocacbon chưa no(B) - 2Br B n n = 160/4 22400/)11201680(  = 1 : 1 → B là anken - nCaCO 3 = 100 5,12 = 0,125; nA = 0,05 mol ; nB = 0,025 mol - Đặt 2 hiđrocacbon: CnH2n+2 và CmH2m ( m ≥ 2). - Ta có : 0,05n + 0,025m = 0,125 → 2n + m = 5 → n = 1; m = 3 Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp A gồm C2H4 và một hiđrocacbon X thu được 0,125 mol CO2 và 0,15 mol H2O. CTPT của X là A. C3H8. B. C3H6. C. C2H6. D. C2H2. Suy luận: - nCO 2 < nH 2 O → X là ankan vì đốt C2H4 thì nCO 2 = nH 2 O → nX = nH 2 O - nCO 2 = 0,025 mol → n(C2H4 ) = nA – nX = 0,025 mol. - Sơ đồ cháy: C2H4 → 2CO2 ; CnH2n+2 → nCO2 0,025 ........ 0,05 0,025 ....... 0,025n - Tổng số mol CO2 = 0,05 + 0,025n = 0,125 → n = 3 → C3H8 . Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 và 2,7 gam H2O. Ở điều kiện thường X là chất khí, 1mol X tác dụng được với 2 mol Br2 (dd) hoặc 2 mol H2. CTCT của X là A. HC CH . B. HC C CH CH2 . C. HC HC CH CH . D. . Suy luận: - Theo đáp án X là hiđrocacbon - nC = nco 2 = 4,22 72,6 = 0,3 ; nH = 2nH 2 O = 18 7,2 = 0,3 → X có CTĐG: CH → Có A, B và C thỏa, mà 2Br X n n = 2 1 → Chỉ có A. Cách 2: - nCO 2 > nH 2 O → X là ankin hoặc ankađien. - Sơ đồ: CnH2n-2 + 2 13 n O2 → n CO2 + (n-1) H2O 0,3 mol ....... 0,15 mol → n = 2. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankin A thu được 3,6 gam H2O. Hyđro hoá hoàn toàn A bằng lượng vừa đủ H2/Ni, t0 được ankan B. Khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn B là A. 3,6 gam. B. 4,8 gam. C. 7,2 gam. D. 8,0. gam. Suy luận: nA = 0,1 mol. A là ankin nên: 2nA = nH 2 = 0,2 mol nên có thêm 0,2 mol H2O tạo thành, do đó tổng khối lượng H2O thu được laø: 3,6 + 0,2. 18 = 7,2 gam Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 và 2,7 gam H2O. Ở t0 thường X là chất lỏng. 1mol X tác dụng được với 1 mol Br2 (dung dịch) hoặc 4 mol H2. CTPT của X là A. C6H5CH=CH2. B. C6H6. C. C4H4. D. C2H2. Suy luaän: - Töông töï ví duï 1, CTÑG (CH)n → n > 4( chaát loûng). - Tæ leä 2H X n n = 4 1 → X coù 4 lieân keát π, maët khaùc X taùc duïng vôùi dung dòch brom theo tæ leä 1:1 → X coù 3 π ôû voøng vaø 1 π ôû maïch → A thoaû ñieàu kieän. Caâu 6. Cho 784 cm3 hoãn hôïp khí X goàm 2 hiñrocacbon maïch hôû vaøo bình nöôùc brom dö. Sau khi phaûn öùng hoaøn toaøn thaáy thoaùt ra 224 cm3 (caùc theå tích ño ôû ñieàu kieän tieâu chuaån) vaø ñaõ coù 4 gam brom phaûn öùng . Vaäy 2 hiñrocacbon thuoäc hoãn hôïp X laø: A. Ankan vaø Aren. B. Ankan vaø Anken. C. Anken vaø Ankin. D. Ankan vaø Ankin. Suy luaän: - Hiñrocacbon maïch hôû khoâng taùc duïng vôùi brom laø ankan. - nA = 22400 224784  = 0,025( mol) - nBr 2 = 160 4 = 0,025 (mol); nA = nBr 2→ A laø anken. Vaäy B ñuùng. Caâu 7. Coù 3 hiñrocacbon A, B, C coù cuøng soá nguyeân töû cacbon trong phaân töû, chuùng coù tæ leä veà soá nguyeân töû trong phaân töû nhö sau: A 1   C H n n ; B 2   C H n n ; C 3   C H n n . CTPT A, B, C laàn löôït laø A. C2H6 , C2H4 , C2H2. B. C2H2 , C2H4 , C2H6. C. CnH2n-2 , CnH2n , CnH2n+2. D. Khoâng xaùc ñònh ñöôïc. Suy luaän: - Xeùt chaát C 3   C H n n → C laø ankan. CTTQ cuûa C laø CnH2n+2. C H n n = n n 22  = 3 → n = 2 → C laø C2H6. - A , B , C coù cuøng soá nguyeân töû cacbon. Vaäy A, B laø C2H2 , C2H4 . Câu 8. Ñoát chaùy hoaøn toaøn hiñrocacbon X( khí, ôû ñieàu kieän thöôøng) thì trong hoãn hôïp saûn phaåm chaùy, CO2 chieám 76,52% veà khoái löôïng. Bieát X coù phaûn öùng vôùi AgNO3/ NH3 . Hiđrocacbon X laø chất nào sau đây: A. 3-metyl but 1- in. B. Buta 1-3 đien. C. But 2- in. D. But 1-in. Câu 9. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 700ml dung dịch Br2 1,0M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy số mol Br2 giảm đi một nữa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. CTPT của 2 hiđrocacbon là: A. C3H4 , C4H8. B. C2H2 , C4H8. C. C2H2 , C3H8. D. C2H2 , C4H6. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hiđrocacbon X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Tỉ khối của X so với không khí có giá trị trong khoảng 3- 4. X tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1:4 và tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1. Chất X là A. styren. B. benzen. C. vinyl axetylen. D. toluen. Câu 11. Cho hiñrocacbon A taùc duïng vôùi brom trong ñieàu kieän thích hôïp, chæ thu ñöôïc moät daãn xuaát chöùa brom coù tæ khoái hôi ñoái vôùi hiñro laø 75,5. Vaäy coâng thöùc caáu taïo ñuùng cuûa A laø A. H3C C CH3 CH3 CH3 . B. H3C CH CH3 CH2 CH3 . C. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3. D. CH2 = CH – CH2 – CH3. Câu 12. Chaát A coù coâng thöùc phaân töû laø C7H8. Cho A taùc duïng vôùi AgNO3 (dö) trong dung dòch amoniac ñöôïc keát tuûa B. Khoái löôïng phaân töû cuûa B lôùn hôn A laø 214 ñvC. Soá coâng thöùc caáu taïo cuûa A laø A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X mạch hở, ở thể khí thấy khối lượng CO2 sinh ra bằng khối lượng oxi phản ứng. Dẫn X qua dung dịch AgNO3 (dư) trong dung dịch amoniac không thấy kết tủa. Vậy chất X là: A. Butin 1. C. Butin 2 hoặc butađien. B. Butin 1 hoặc butin 2. D. Butin 2 hoặc butađien-1,4. Câu 14. Moät ankan X khi taùc duïng vôùi brom thu ñöôïc 4 daãn xuaát brom ñeàu coù tæ khoái hôi so vôùi khoâng khí baèng 5,207. Coâng thöùc caáu taïo cuûa ankan laø A. H3C CH CH3 CH2 CH3 . B. H3C C CH3 CH3 CH3 . C. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3. D. CH2 - CH2 – CH2 – CH3. Câu 15. Trong moät bình kín chöùa hoãn hôïp khí X goàm hiñrocacbon A vaø H2, vôùi löôïng Ni xuùc taùc. Nung noùng bình moät thôøi gian ta thu ñöôïc moät khí B duy nhaát. Ñoát chaùy hoaøn toaøn A thu ñöôïc 8,8 gam CO2 vaø 1,8 gam H2O. Bieát VX = 3 VB( Ni có thể tích không đáng kể) . Coâng thöùc phaân töû cuûa A laø A. C4H6. B. C3H4. B. C4H4. D. C2H2. Câu 16. Để hiđro hóa hoàn toàn 0,7 gam một olefin cần dùng 246,4 cm3 hiđro (ở 27,30C và 1 at). Công thức phân tử của olefin là chất nào sau đây? A. C3H6. C. C5H10. B. C4H8. D. C2H4. Câu 17. X laø ñoàng ñaúng cuûa benzen, trong X coù 9,43% H veà khoái löôïng. Tieán haønh ñeà hiñro hoaù X trong ñieàu kieän thích hôïp thu ñöôïc styren. CTCT cuûa X laø A. CH2 - CH3 . B. CH3 CH3 . C. CH3 CH3 . D. CH3 CH3 . Câu 18. X coù coâng thöùc phaân töû C8H8. Bieát raèng 3,12 gam chaát X phaûn öùng heát vôùi dung dòch chöùa 4,8 gam brom, coøn cho phaûn öùng vôùi hiñro thì caàn toái ña 2,688 lit hiñro( ñktc). CTCT cuûa X laø A. CH = CH2 . B. CH3 CH3 . C. CH3 CH3 . D. CH3 CH3 . Câu 19. A laø hiñrocacbon coù coâng thöùc phaân töû C4H6. Bieát raèng 1 mol A laøm maát maøu heát 2 mol Br2 (dung dòch). Maët khaùc cho A qua dung dòch AgNO3/ NH3 thu ñöôïc keát tuûa. Vaäy coâng thöùc caáu taïo cuûa A laø A. CH2 = C = CH – CH3. B. CCH3 C CH3 . C. CH2 = CH – CH = CH2. D. HC C CH2 CH3 . Câu 20. Hiñro hoaù ankin C5H8 ta thu ñöôïc isopentan. Vaäy coâng thöùc caáu taïo ñuùng cuûa C5H8 laø A. H3C H C CH3 C CH . B. C C CH2H3C CH3 . C. H3C C CH3 C CH2 . D. H2C C CH3 C H CH2 . Câu 21. Một hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Tách nước hoàn toàn a gam A thu được 0,672 lít khí anken X. Đốt cháy hoàn toàn a gam chất A thu được 52,8 gam CO2. Số công thức cấu tạo của X tối đa có thể có là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 22. Ñoát chaùy hoaøn toaøn 3,9 gam chaát höõu cô X, thu ñöôïc 6,72 lít CO2 ( đktc) vaø 2,7 gam H2O. ÔÛ ñieàu kieän thöôøng X laø chaát khí. 1 mol X tác dụng được với 2 mol Br2( dung dòch) hoaëc 2 mol H2. CTCT cuûa X laø A. HC CH . B. HC C CH CH2 . C. HC HC CH CH . D. HC HC C CH2 . Câu 23. Khi đốt cháy hoàn toàn hyđrocacbon A hoặc B đều thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ mol 3,5 : 2. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06g A hoặc B đều thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,54g N2 ở cùng điều kiện. Cho 9,2g A tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 30,6g kết tủa. Chất B ở điều kiện thường không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. CTCT A, B lần lượt là: A. HC C (CH 2)3 C CH ; C6H5 - CH3. C. HC C CH2 C C CH2 CH3 ; C6H5 - CH3. D. HC C CH CH2 ; HC HC CH CH . E. HC C CH2 CH C CH CH3 ; C6H5 - CH3. Suy luận: - Đốt cháy A hoặc B đều thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol như nhau, mặt khác bay hơi cùng khối lượng đều thu được cùng thể tích → A và B là đồng phân của nhau. - A( B): CxHy → x : y = 3,5 : 4 = 7 : 8 → CTPT A ( B ): (C7H8)n - MA = 5,06 : 28 54,1 = 92 đvC = 92n → n = 1. - A + AgNO3/ NH3 : C7H8 + aAgNO3 + aNH3 → C7H8-aAga + aNH4NO3 → 92 + 107a = 306 → a = 2 → A điankin đầu mạch chứa 2H, dạng C CH . - B không phản ứng với HCl, nên B không có liên kết π mạch hở và B làm mất màu dung dịch KMnO4 → B: C6H5 - CH3. Câu 24. Hyđrocacbon A và B cùng công thức phân tử là C7H8, chúng có tính chất sau: - Hyđrocacbon A phản ứng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 thu kết tủa, với HCl dư cho chất C, trong C chứa 59,66% clo về khối lượng. Chất C phản ứng với hơi Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 2 dẫn xuất halogen. - Hyđrocacbon B không phản ứng với HCl nhưng có phản ứng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng. CTCT của A, B, C là: A. H C C C C H 3 C H 3 C C H ; C H 3 ; H3C CCl2 C CH3 CCl2 CH3 CH3 . B. H C C C C H 3 C H 3 C C H ; C H 3 ; Cl3C CH2 C CH3 CH2 CH3 CCl3 . C. HC C (CH2)3 C CH ; C H 3 ; CH2- CCl2- ( CH2)3 – CCl2- CH2. D. HC C CH CH2 C CH3 CH ; C H 3 ; CCl2- CH2 –CH(CH3)-CH2- CH2- CCl2. Suy luận: - Độ chưa no k = 2 22 HC nn  = 4 ( 4π hoặc 3π + 1vòng). - A: C7H8 + nHCl → C7H8+nCln ( C). - % Cl = n n 5,3692 5,35  x 100% = 59,66% → n = 4→ CTPT của C: C7H12Cl4. - C phản ứng với hơi Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 2 dẫn xuất halogen → C có cấu tạo đối xứng. - B không phản ứng với HCl, nên B không có liên kết π mạch hở và B làm mất màu dung dịch KMnO4 → B: C6H5 - CH3 Câu 25. Hyđrocacbon A và B có CTPT tương ứng là C5H12 và C8H18. A( B) phản ứng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 1 dẫn xuất halogen. Số CTCT của A( B) thoả điều kiện đề bài là A. 7. B. 1. C. 3. D. 5. Câu 26. Ñoát chaùy hoaøn toaøn 1,12 lít hoãn hôïp A goâm C2H4 vaø hiñrocacbon X thu ñöôïc 0,15 mol CO2 vaø 0,125 mol H2O, điều kiện thường X là chất khí. CTPT cuûa X laø A. C5H8. B. C3H4. C. C4H6. D. C2H2. Câu 27. Chất X chứa C, H và có thể có oxi. Trộn 0,12 mol CH4 với 0,24 mol X được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y và cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 4,8M được 70,92 gam kết tủa. CTPT của X là: A. CH2O hoặc C2H6. C. C2H6. B. C2H4O2 hoặc C3H8. D. CH2O. Câu 28. Hỗn hợp A gồm 2 ôlefin là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch axit sufuric đặc và bình 2 đựng dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình 1 tăng a gam còn bình 2 tăng (a + 39) gam. CTPT và % các chất trong A là: A. C3H6, 25% ; C4H8, 75%. C. C3H6, 75% ; C4H8, 25%. B. C2H4, 25% ; C3H6, 75%. D. C3H6, 35% ; C4H8, 65%. Câu 29. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Cho 0,336 lít X qua dung dịch brom dư thấy lượng brom đã phản ứng là 3,2 gam, không có khí thoát ra khỏi dung dịch. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,336 lít X, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4 gam kết tủa. CTPT của 2 hiđrocacbon là: A. C2H4, C4H6. C. C2H2, C4H6. B. C3H6, C2H2. D. C2H4, C4H6 hoặc C3H6, C2H2. Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X thu được a gam H2O. X là đồng đẳng của benzen. X không phản ứng với Br2._.n. - 16 câu dựa vào công thức tổng quát CnH2n+2-2k. - 10 câu biện luận.  60 câu hỏi xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo gồm: - 33 câu dựa vào tính chất hóa học. - 23 câu dựa vào trị số trung bình. - 4 câu dựa vào quy tắc đường chéo.  60 câu hỏi về tính khối lượng, thể tích, số mol, thành phần phần trăm các chất: - 20 câu dựa vào định luật bảo toàn khối lượng. - 20 dựa vào mối quan hệ các chất. - 10 câu dựa vào khối lượng mol phân tử, khối lượng mol phân tử trung bình. - 10 câu dựa vào tính chất của các chất.  30 câu hỏi về tính áp suất, hiệu suất gồm: - 10 câu hỏi tính áp suất. - 10 câu hỏi tính hiệu suất phản ứng cracking. - 10 câu hỏi tính hiệu suất theo chuỗi phản ứng. 1.3. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Buôn Ma Thuột với 4 lớp và THPT Chu Văn An với 2 lớp, tổng cộng có 3 cặp TN- ĐC: TN11B5 - ĐC11B6; TN11B2 - ĐC11B4; TN11A1 - ĐC11A2, chúng tôi đã tiến hành xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá:  Tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá giỏi  Giá trị các tham số đặc trưng: - Giá trị trung bình cộng X . - Giá trị độ lệch chuẩn S. - Hệ số biến thiên V.  Phép thử Student. Từ những kết quả thực nghiệm cho phép đánh giá được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN của đề tài là có tính khả thi và có tác dụng phát triển năng lực tư duy của HS, góp phần giảm tỷ lệ yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá giỏi.. 2. ĐỀ NGHỊ 2.1. Đề nghị với giáo viên THPT khi sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN Trong chương 2 chúng tôi đã xây dựng được 200 câu hỏi TNKQ có cách suy luận để giải nhanh (dạng bài toán hóa học) phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN, theo 4 chủ đề. Trong mỗi chủ đề chúng tôi đều phân thành các dạng khác nhau, với mỗi dạng đều đưa ra cách suy luận để giải nhanh và các câu hỏi áp dụng cho các dạng. Vì chỉ có câu hỏi dạng bài toán nên chúng tôi đề nghị cách sử dụng hệ thống câu hỏi như sau: a) Trong bài truyền thụ kiến thức mới:  Sử dụng ở phần tổng kết cuối mỗi bài với các câu phù hợp với nội dung bài học.  Ví dụ bài an kin có thể sử dụng: - Các câu hỏi xác định dãy đồng đẳng: 11, 21, 22, 48. - Các câu hỏi xác định CTPT, CTCT: 3, 9,12, 43. - Các câu hỏi tính khối lượng, thể tích, số mol, thành phần phần trăm các chất: 1, 43, 54... b) Trong bài luyện tập, ôn tập:  Dùng để kiểm tra việc vận dụng kiến thức của học sinh - Các câu hỏi xác định dãy đồng đẳng hiđrocacbon: 1- 4, 6, 7, 10, 13, 19, 22, 25 - 30, 40 – 47. - Các câu hỏi xác định CTPT, CTCT: 1, 4, 5, 8 –14, 16, 17, 19, 20, 25, 34, 35, 45–48, 57–60. - Các câu hỏi tính khối lượng, thể tích, số mol, thành phần phần trăm các chất: 1, 2, 6, 21 – 24, 40 – 43, 51 - 53. - Các câu hỏi tính áp suất hiệu, suất: 1, 2, 11, 12.  Dùng để phát hiện năng lực tư duy của học sinh - Các câu hỏi xác định dãy đồng đẳng hiđrocacbon: 5, 8, 17, 18, 20, 35, 40, 50. - Các câu hỏi xác định CTPT, CTCT: 7, 23, 26, 27 – 33, 40 – 44. - Các câu hỏi tính khối lượng, thể tích, số mol, thành phần phần trăm các chất: 4 – 6, 10, 19, 20 , 35 – 40, 44, 49, 50, 56, 58, 59. - Các câu hỏi tính áp suất hiệu, suất: 4 – 8, 20 – 30. c) Trong bài kiểm tra đánh giá  Nên phối hợp với các câu lý thuyết để tổ hợp thành đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết phần hiđrocacbon chương trình hóa lớp 11 ban KHTN.  Sử dụng với các câu hỏi khác (lý thuyết, bài toán về rượu, anđehit, axit...) trong phần hóa Hữu cơ để tổ hợp thành đề kiểm tra học kỳ. 2.2. Một số đề nghị với Bộ Giáo dục&Đào tạo và các trường Đại học Sư phạm Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học nói chung và việc áp dụng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN, chúng tôi có một số đề nghị sau: a) Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có cách suy luận để giải nhanh phần hiđrocacbon lớp 11 ban KHTN làm ngân hàng đề thi trắc nghiệm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. b) Tăng cường rèn luyện cho sinh viên cách giải bài tập hóa học ở trường phổ thông. c) Hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính sáng tạo trong việc suy luận để giải nhanh câu hỏi TNKQ. d) Cập nhật các cách suy luận hay, khoa học dùng để giải nhanh câu hỏi TNKQ cho các giáo viên phổ thông trong các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên. Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng tôi hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2004), Một số vấn đề chọn lọc của hoá học, Tập I, II, Nxb Giáo dục. 2. Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hoá học chọn lọc THPT hiđrocacbon, Nxb Giáo dục. 3. Hoàng Thị Bắc (2007), Tạp chí hóa học và ứng dụng, (số 70), trang 1- 4. 4. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TP HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP HCM. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu tập huấn – Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá trong đào tạo giáo viên THCS. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hội thảo tập huấn - Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hóa học. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 THPT môn hoá học, Nxb Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Hội thảo xaây döïng khung ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp hoïc sinh THPT. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề thi tuyển sinh Hoá học, Nxb Giáo dục. 11. Phạm Đức Bình (2007), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hoá hữu cơ, Nxb Thanh Hoá. 12. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 13. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội. 14. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hoá học THPT, Nxb Giáo dục. 15. Đại học Sư phạm TP. HCM (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2006 môn hoá học. Chuyên đề kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng TNKQ. 16. Cao Cự Giác (2006), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hoá học, Tập II, Nxb ĐHQG Hà Nội. 17. Đỗ Tất Hiển, Đinh Thị Hồng (1999), Hoá học 11, Nxb Giáo dục. 18. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2004), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 19. Phạm Văn Hoan (2001), Tuyển tập các bài tập hoá học THPT, Nxb Giáo dục. 20. Traàn Baù Hoaønh (1995), Ñaùnh giaù trong giaùo duïc, Nxb Haø Noäi. 21. Hội hoá học Việt Nam (2007, 2008), Tạp chí Hoá học và ứng dụng. 22. Võ Tường Huy (1998), Phương pháp giải bài tập hoá học, Nxb Trẻ. 23. Nghiêm Xuân Nùng- Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ đại học. 24. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy học hoá học, Tập I, Nxb Giáo dục Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Sửu, Trần Trung Ninh (2007), 450 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá hữu cơ, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 26. Lí Minh Tiên (2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Nxb Giáo dục. 27. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường kết quả học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trường ĐHTH TP Hồ Chí Minh. 28. Cao Cự Giác (2008 ), “Xây dựng một số bài tập bồi dưỡng năng lực tư duy hóa học cho học sinh THPT”, tr.48 tạp chí Giáo dục số 191 kì 1-6/2008. 29. Laâm Quang Thieäp (1996), Quaûn lí chaát löôïng ñaøo taïo vaø caûi tieán phöông phaùp ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp cuûa sinh vieân ñaïi hoïc, Nxb Haø Noäi. 30. Lâm Quang Thiệp (1994), Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 31. Nguyễn Trọng Thọ (2003), Hoá hữu cơ, Nxb Giáo dục. 32. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền, (2006 ), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục. 33. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2006 ), Bài tập hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục. 34. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2006 ), Hóa học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 35. Nguyễn Xuân Trường (1998), Bài tập hoá học phổ thông, Nxb ĐHQG HN. 36. Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2007, Nxb ĐHSP. 38. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái (2002), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11, Nxb Giáo dục. 39. Đào Hữu Vinh (1993), 500 bài tập hoá học, Nxb Giáo dục. 40. Đào Hữu Vinh (2000), 121 bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh giỏi, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 - ĐÁP ÁN CÂU HỎI TNKQ 1. Câu hỏi xác định dãy đồng đẳng hiđrocacbon Câu 1C Câu 11C Câu 21A Câu 31B Câu 41C Câu 2A Câu 12C Câu 22A Câu 32B Câu 42C Câu 3A Câu 13A Câu 23B Câu 33B Câu 43B Câu 4C Câu 14A Câu 24A Câu 34C Câu 44A Câu 5B Câu 15B Câu 25D Câu 35B Câu 45B Câu 6D Câu 16D Câu 26D Câu 36A Câu 46C Câu 7C Câu 17C Câu 27A Câu 37A Câu 47D Câu 8B Câu 18D Câu 28A Câu 38D Câu 48B Câu 9A Câu 19D Câu 29A Câu 39A Câu 49C Câu 10C Câu 20A Câu 30D Câu 40B Câu 50A 2. Câu hỏi xác dịnh CTPT, CTCT Câu 1C Câu 11A Câu 21B Câu 31C Câu 41B Câu 51A Câu 2A Câu 12A Câu 22A Câu 32C Câu 42A Câu 52A Câu 3A Câu 13C Câu 23B Câu 33A Câu 43A Câu 53B Câu 4C Câu 14 Câu 24A Câu 34B Câu 44A Câu 54D Câu 5A Câu 15D Câu 25B Câu 35B Câu 45C Câu 55D Câu 6B Câu 16B Câu 26C Câu 36D Câu 46C Câu 56A Câu 7B Câu 17A Câu 27A Câu 37D Câu 47A Câu 57D Câu 8A Câu 18A Câu 28A Câu 38B Câu 48D Câu 58D Câu 9C Câu 19D Câu 29D Câu 39D Câu 49A Câu 59A Câu 10A Câu 20A Câu 30A Câu 40C Câu 50C Câu 60D 3. Câu hỏi tính khối lượng, thể tích, số mol, thành phần phần trăm các chất. Câu 1C Câu 11C Câu 21C Câu 31A Câu 41A Câu 51A Câu 2B Câu 12A Câu 22B Câu 32D Câu 42A Câu 52B Câu 3B Câu 13A Câu 23D Câu 33A Câu 43A Câu 53A Câu 4A Câu 14D Câu 24A Câu 34A Câu 44D Câu 54A Câu 5A Câu 15A Câu 25C Câu 35A Câu 45A Câu 55B Câu 6D Câu 16D Câu 26A Câu 36D Câu 46A Câu 56A Câu 7C Câu 17C Câu 27D Câu 37A Câu 47A Câu 57C Câu 8A Câu 18A Câu 28A Câu 38A Câu 48A Câu 58B Câu 9C Câu 19A Câu 29A Câu 39B Câu 49D Câu 59A Câu 10A Câu 20A Câu 30A Câu 40A Câu 50B Câu 60A 4. Câu hỏi tinh áp suất, hiệu suất Câu 1C Câu 11B Câu 21A Câu 2A Câu 12C Câu 22B Câu 3A Câu 13A Câu 23D Câu 4A Câu 14A Câu 24D Câu 5A Câu 15B Câu 25B Câu 6C Câu 16D Câu 26A Câu 7A Câu 17A Câu 27A Câu 8B Câu 18B Câu 28C Câu 9C Câu 19B Câu 29D Câu 10C Câu 20A Câu 30A PHỤ LỤC 2 - BÀI DẠY THỰC NGHIỆM SỐ 1 MỘT SỐ CÁCH SUY LUẬN ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TOÁN TNKQ HIĐROCACBON Cách 1: Dựa vào tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O khi đốt cháy hiđrocacbon để xác định dãy đồng đẳng.  Lý thuyết - OH CO n n 2 2 < 1 → Ankan: CnH2n+2 + 2 13 n O2 → n CO2 + (n + 1) H2O. - OH CO n n 2 2 = 1 → Anken hoaëc xiclo ankan: CnH2n + 2 3n O2 → n CO2 + n H2O. - OH CO n n 2 2 >1 → Ankin, ankañien, aren: CnH2n-2 + 2 13 n O2 → n CO2 +(n-1)H2O. CnH2n-6 + 2 33 n O2 → n CO2 + (n -3) H2O.  Các bài toán áp dụng: Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X người ta thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Vậy X thuộc đồng đẳng của A. Ankin. B. Anken. C. Ankan. D. Aren. Suy luận: nCO < nH 2 O → Ankan 2 Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 1 lit X cần 5,9 lít oxi, thu được 3,6 lít CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện). Vậy X gồm A. C3H6 và C4H8. B. C2H4 và C3H6. C. C4H8 và C5H10. D. C3H8 và C4H10. Suy luận: - Đặt CTTQ của 2 hiđrocacbon là C x H y C x H y + ( x + y / 4) O2 → x CO2 + y /4 H2O 1 .............. 5,9 ............ 3,6 → Suy ra: x = 3,6 , y = 9,2 → nCO : nH O < 1. Vậy X thuộc ankan. 2 2  Vì X chất khí nên tỉ lệ số mol cũng là tỉ lệ thể tích, ta có: n1 < x < n2 3 3,6 4. Vậy X gồm: C3H8 và C4H10 Cách 2: Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng  Lý thuyết * Tổng khối lượng các chất phản ứng = Tổng khối lượng các chất tạo thành. * Bảo toàn nguyên tố. Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon thì: - Khối lượng C trong hiđrocacbon = khối lượng C trong CO2: nC (H.C) = nC (CO 2 ) - Khối lượng H trong hiđrocacbon = khối lượng H trong H2O: nH (H.C) = nH (H 2 O) - mH.C = nC (CO 2 ) + nH (H 2 O) - Đối với ankan khi đốt cháy hoàn toàn thì: nankan = nH 2 O - nCO 2 .  Các bài toán áp dụng Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H6, C2H4, C2H2 và H2 thu được 4,48 lít khí CO2 ( đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là A. 1,48 gam. C. 5,92 gam. B. 2,96 gam. D. Không xác định được. Suy luận: - X chỉ gồm hiđrocacbon và hiđro, vậy khối lượng của X chính bằng khối lượng của H (H2O) và khối lượng C (CO2). - mX = 4,22 48,4 . 12 + 18 04,5 . 2 = 2,96 ( gam) Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thể tích khí oxi cần cho phản ứng đốt cháy ở đktc là A. 2,24 lit. B. 3,36 lit. C. 4,48 lit . D. 1,12 lit . Suy luận: Định luật bảo toàn nguyên tố: nO(pư)= nO(CO )+ nO(H O)=2 2 4,22 24,2 . 2 + 18 8,1 . 1 = 0,3 → nO (PU) = 0,15 mol → VO (PU)= 0,15. 22,4 = 3,36 lít 2 2 Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng thu được 9,45 gam H2O và 8,4 lít khí CO2(đktc). Giá trị của a là A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,2 mol. D. 0,25 mol. Suy luận: - nCO = 0,375 mol < nH 2 O = 0,525 mol → X : ankan 2 - nankan = nH O - nCO = 0,525 – 0,375 = 0,15 mol 2 2 Cách 3: Dựa vào khối lượng mol bằng nhau  Lý thuyết: + Các chất có khối lượng mol( M) bằng nhau thì: - % số mol (n) = % khối lượng. - Với chất khí: % số mol (n) = % khối lượng = % thể tích. + So sánh khối lượng mol các chất trong hỗn hợp với khối lượng mol trung bình.  Các bài toán áp dụng Caâu 1. Hỗn hợp X gồm 3 khí: N2O, CO2, C3H8 có % khối lượng bằng nhau. Dẫn X qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 20 gam kết tủa.Thể tích của X là A. 13,44 lít. B. 4,48 lít. C. 8,96 lít. D. Thiếu dữ kiện xác định. Suy luận: - nCO = nCaCO 3 = 2 100 20 = 0,2 mol - 3 khí có khối lượng mol bằng nhau nên: % số mol (n) = % khối lượng → tổng số mol 3 khí = 0,2 . 3 = 0,6 mol. V = 0,6 . 22,4 = 13,44 lít Câu 2. Hỗn hợp X gồm C3H4 , C3H6 , C3H8 có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng của bình tăng là: A. Không xác định được. B. 16,5 gam. C. 7,2 gam. D. 9,3 gam. Suy luận:  XM = 21. 2 = 42 = MC 3 H 6 ( M:C3H4 = 40; C3H8 = 44) 3 chất có số mol bằng nhau  Đốt 0,5 mol X = đốt 0,5 mol C3H6 và: C3H6 → 3 CO2 + 3 H2O  Khối lượng của bình tăng: 3 . 0,5.( 44 + 18) = 9,3 gam Cách 4: Phản ứng cracking  Lý thuyết: Số mol sản phẩm gấp 2 lần số mol chất phản ứng (nếu các chất sản phẩm không bị cracking tiếp.  Các bài toán áp dụng Caâu 1. Cracking 200 lít C4H10 theo sô ñoà C2H4 + C2H6 C4H10 C3H6 + CH4 C4H8 + H2 Sau phản ứng thu được 400 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích đo cùng điều kiện). Hiệu suất của quá trình là: A. 100%. B. 90%. C. 80%. D. Keát quaû khaùc. Câu 2. Cracking 200 lít C4H10 thu được hỗn hợp khí Y gồm: C2H4, C2H6, C3H6 , CH4 và C4H10 có thể tích bằng 380 lít. Hiệu suất quá trình là: A. 100%. B. 90%. C. 80%. D. 85%. Suy luaän: - x là số lít C4H10 bị cracking → 2x là số lít sản phẩm. Ta có : 2x + ( 200 – x) = 380 → x = 180 - Hiệu suất của quá trình là = 200 100.180 = 90% PHỤ LỤC 3 – BÀI DẠY THỰC NGHIỆM SỐ 2 MỘT SỐ CÁCH SUY LUẬN ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TOÁN TNKQ HIĐROCACBON Cách 1: Dựa vào tính chất hoá học  Lý thuyết a. Hỗn hợp khí X gồm 1 hiđrocacbon chưa no A và H2 đi qua Ni/t0 được 1 khí B duy nhất , nếu: - VX = 2VB ; nA = nH → A: anken vì: CnH2n + H2 → CnH2n+2 2 - VX=3VB; 2nA=nH →A: ankin(ankañien)vì:CnH2n-2+2H2→ CnH2n+2 2 b. Hỗn hợp có hiđrocacbon A qua dung dịch Brom, thì tỉ lệ số mol tương tự với a) c. Hỗn hợp hiđrocacbon A qua dung dịch AgNO3/ NH3 có kết tủa thì: - A phải chứa ankin 1 ; - Vhh giảm = VA(PƯ) ; - mdd tăng = mA (pu).  Các bài toán áp dụng Câu 1. Cho 1680 cm3 hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brom dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 1120 cm3 (các thể tích đo ở đktc) và đã có 4 gam brom phản ứng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1680 cm3 hỗn hợp khí X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là A. CH4 và C3H4. B. C2H6 và C4H6. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C2H2. Suy luận: - 2 hiđrocacbon mạch hở qua dd Br2 có khí thoát ra, thể tích giảm, vậy phải có 1 ankan (A) và 1 hiđrocacbon chưa no(B) - 2Br B n n = 160/4 22400/)11201680(  = 1 : 1 → B là anken - nCaCO 3 = 100 5,12 = 0,125; nA = 0,05 mol ; nB = 0,025 mol - Đặt 2 hiđrocacbon: CnH2n+2 và CmH2m ( m ≥ 2). - Ta có : 0,05n + 0,025m = 0,125 → 2n + m = 5 → n = 1; m = 3 Caâu 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X mạch hở thu được a gam H2O. Ở điều kiện thường X là một chất khí. Biết X không phản ứng với AgNO3/ NH3, mặt khác khi cho X tác dụng với H2 với tỉ lệ mol 1 : 1 và có mặt Ni/t0 có thể tạo thành 2 sản phẩm đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. CH2 = C( CH3) - CH = CH2 C. C CH3C CH3 B. CH2 = CH – CH = CH2 D. HC C CH2 CH3 Suy luận: a. Đặt X là CxHy , sơ đồ: CxHy → y/2 H2O ag …………. Ag b. Ta có : 12x + y = 9y → y x = 3 2 . CTĐG X là (C2H3)n , số nguyên tử hiđro là chẵn nên CTPT của X là C4H6. B phù hợp đề ra Cách 2: Dựa vào khối lượng mol trung bình  Lý thuyết M = hh hh n m ; M = ... .... 21   ba bMMa - Với M1 < M < M2 - Nếu hỗn hợp là chất khí có thể thay a, b = V tương ứng. Mở rộng thành số nguyên tử cacbon trung bình, số nguyên tử hidro trung bình, số liên kết trung bình, hoá trị trung bình, gốc hidrocacbon trung bình...  Các bài toán áp dụng Caâu 1. Hỗn hợp khí X gồm hiđro, etan và axetilen. Cho từ từ 6,0 lít X đi qua bột Ni nung nóng thì thu được 3,0 lít một khí duy nhất (các thể tích khí đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với hiđro là giá trị nào sau đây A. 9,5. B. 7,5. C. 20. D. 10. Suy luận: - X ( H2, C2H2, C2H6)   0,tNi C2H6 (1 khí duy nhất) - Ptpư: C2H2 + 2H2 → C2H6 b mol … 2b mol ….. b mol - Đặt số mol của C2H6 (X) là a, ta có a + b = 3 và a + 3b = 6 và a = b = 1,5 mol - XM = 6 2.326.5,130.5,1  = 15 → dX/H 2 = 2 15 = 7,5. Caâu 2. Hỗn hợp X gồm anken A và ankađien B có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thu được 22,4 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của A và B lần lượt là A. C3H4 và C4H4. B. C2H4 và C3H4. C. C4H8 và C5H8. D. C3H6 và C4H6. Suy luận: Đặt công thức chung của A và B là C n Ha. Ta có: C n Ha → n CO2 + 2 a H2O 0,3 mol ….. 1mol . Vậy n = 3,0 1 = 3,333 → n1 = 3 < n < n2 = 4 Caâu 3. Trong một bình kín chứa 0,1 mol hỗn hợp 3 hiđrocacbon A, B, C và O2 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 0,14 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Biết B, C có cùng số nguyên tử cacbon, C có phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3 và số mol của A gấp 4 lần số mol của B và C. CTPT A, B, C lần lượt là A. CH4 ; C3H8 ; C3H4. C. CH4 ; C3H6 ; C3H4. B. CH4 ; C2H4 ; C2H2. D. CH4 ; C4H8 ; C4H6. Suy luận: - mA+B+C = mC(CO 2 ) + mH(H 2 O) = 0,14 . 12 + 0,225 .2 = 2,13 g - CBAM ,, = 1,0 13,2 = 21,3 → MA < CBAM ,, < MB,C → MA= 16 = CH4 - Theo đề: → nA = 0,08 mol vaø nB,C = 0,02 mol→ mA = 0,08 .16 = 1,28 g → mB,C = 2,13 – 1,28 = 0,85 g ; - Đặt CTTQ B& C là: CxH y→ 12 x + y = 02,0 5,8 = 42,5 → x = 3 ; y = 6,5. Kết hợp với giá trị của x = 3 → Gía trị của y là: 4; 6 = y1 < y < y2 = 8. C là ankin → B: C3H8 và C: C3H4 Cách 3: Bieän luaän  Lý thuyết Dựa vào gốc hiđrocacbon; công thức đơn giản; công thức thực nghiệm, công thức tổng quát, số nguyên tử hiđro luôn chẵn trong hiđrocacbon để biện luận. Hiđrocacbon CxHy hoặc CxHyOzNt luôn có 2x – 6  y  2x+2.  Các bài toán áp dụng Câu 1. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon X là (CxH2x+1)n. Vậy X là A. Gốc hiđrocacbon no. B. Anken. C. Ankan. D. Xicloankan. Suy luận: - Cách 1: CxH2x+1 là gốc hoá trị 1 cho nên n = 2. Vậy X là ankan. - Cách 2: Số nguyên tử H là chẵn  n = 2,4,6… Khi n =2 thì X có dạng C2xH4x+2 = CaH2a+2 (với a = 2x), là CTTQ của ankan. Câu 2. Công thức phân tử các hiđrocacbon có công thức đơn giản nhất: C3H7, C4H5 lần lượt là: A. C6H14 ; C8H10. C. C6H14 ; C12H15. B. C3H7 ; C4H5. D. C12H28 ; C16H20. Suy luận + C3H7 có dạng tổng quát (C3H7)n = C3nH7n → 7n ≤ 2. 3n + 2 → n ≤ 2 . Vậy n =2 . CTPT C6H14 + C4H5 có dạng tổng quát (C4H5)n = C4nH5n → 2. 4n – 6 ≤ 5n → n ≤ 2 . Vậy n =2 . CTPT C8H10. Cách 4: Sử dụng quy tắc đường chéo  Lý thuyết - Nếu trộn 2 chất có khối lượng mol là M1 với M2 được hỗn hợp có khối lượng mol trung bình . Ta có: 2 1 V V = 1 2 MM MM   M - Sơ đồ đường chéo M2 M - M1 M M1 M2- M  Các bài toán áp dụng Caâu 1. Để thu được 14 lít hỗn hợp khí H2 và C2H6 có tỉ khối hơi đối với metan bằng 1,5 thì thể tích H2 và C2H6 cần lấy ở đktc là A. 44 lít và 22lít. B. 22 lít và 4 lít. C. 8 lít và 44 lít. D. 3 lít và 11 lít. Suy luận: Áp dụng quy tắc đường chéo giải: M = 1,5. 16 = 24 V1(H2) 2 6 24 V2( C2H6) 30 22 → 2 1 V V = 11 3 →     11 3 2 1 V V Câu 2. Trộn lẫn 1 lít hiđrocacbon X mạch hở ở thể khí với 3 lít oxi được hỗn hợp Y (các thể tích đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết tỉ khối của Y so với hiđro bằng 18,75. Vậy X là: A. C3H6. B. C4H8. C. C3H8. D. C4H6. Suy luận: Sử dụng quy tắc đường chéo V1 = 3 32 MX – 37,5 37,5 V2 = 1 MX 5,5 → XV V1 = 5,5 5,37XM = 1 3 → MX = 54 = C4H6 PHỤ LỤC 4 - ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 1. Crắcking 100 mol C3H8 thu được 190 mol hỗn hợp C2H4, CH4, C3H8. Hiệu suất của quá trình crăcking là A. 95% B. 90% C. 85% D. 100% 2. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, thấy 1 < 2 2 CO OH n n < 1,5. Hiđrocacbon đó là A. Tất cả ankan từ C3H8 trở đi. C. CH4. B. C3H8. D. Tất cả ankan. 3. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí C3H8 và C4H10 đối với hidro là 25,5 Thành phần % thể tích của hỗn hợp đó là A. 50%; 50%. B. 25%; 75%. C. 45%; 55%. D. 30%; 70%. 4. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp A gồm C2H4 và một hiđrocacbon X thu được 0,125 mol CO2 và 0,15 mol H2O. CTPT của X là A. C3H8. B. C3H6. C. C2H6. D. C2H2. 5. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm CH4 , C2H4 và C4H6 người ta thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thể tích khí oxi cần cho phản ứng đốt cháy ở đktc là A. 3.36 lit. C. 2,24 lit. B. 4,48 lit. D. 1,12 lit. 6. Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 hiđrocacbon X thu được 9,45 gam H2O và 8,4 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là A. 0,15 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,25 mol. 7. Hỗn hợp X gồm C2H2 , C2H6 , C2H4 có tỉ khối hơi đối với nito bằng 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng của bình tăng là: A. 6,2 gam. B. 6,5 gam. B. 7,2 gam. D. 6,8 gam. 8. Hỗn hợp X gồm 3 khí: N2O, CO2, C3H8 có % khối lượng bằng nhau. Dẫn X qua dung dịch Ca (OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. % thể tích C3H8 trong X là: A. 33,33%. B. 66,67%. C. 50%. D. Không xác định được. PHỤ LỤC 5 – ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Së gi¸o dôc & ®μo t¹o DAK LAK Họ và tên………………. Tr−êng THPT………………….. Lớp: …………………. Thêi gian: …45 phút………. Ngμy thi : ………………. §Ò KIỂM TRA m«n Hãa 11 (§Ò 3) C©u 1 : Hoãn hôïp khí X goàm 2 hiñrocacbon keá tieáp nhau trong cuøng moät daõy ñoàng ñaúng. Ñoát chaùy hoaøn toaøn 1 lit X caàn 5,9 lít oxi, thu ñöôïc 3,6 lít CO2( caùc theå tích ño cuøng ñieàu kieän). Vaäy X goàm A. C2H4 vaø C3H6. B. C4H8 vaø C5H10. C. C3H8 vaø C4H10. D. C3H6 vaø C4H8. C©u 2 : Moät hoãn hôïp X goàm 2 olefin laø ñoàng ñaúng keá tieáp nhau. Neáu cho 1,792 lít hoãn hôïp X ( 00c, 2,5 at) qua bình dung dòch brom dö, ngöôøi ta thaáy khoái löôïng bình taêng theâm 7 gam. CTPT cuûa 2 olefin laø A. C4H8 vaø C5H8. B. C3H6 vaø C4H6. C. C3H8 vaø C4H6. D. C2H4 vaø C3H6. C©u 3 : Hỗn hợp X chứa ankan A và anken B có thể tích là 4,48 lít (đktc). - Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 7,2 gam H2O và a gam CO2 - Dẫn X qua dung dịch Br2 thấy làm mất màu vừa đủ 16 gam Br2. Giá trị của a là A. 13,2 gam. B. 16,0 gam. C. 10,8 gam. D. 11,8 gam. C©u 4 : Hoãn hôïp khí X goàm hiñro, etan vaø etilen. Cho töø töø 4,0 lít X ñi qua boät Ni nung noùng thì thu ñöôïc 3,0 lít moät khí duy nhaát( caùc theå tích khí ño ôû ñktc). Tæ khoái hôi cuûa X so vôùi hiñro laø giaù trò naøo sau ñaây A. 20,0. B. 25,5. C. 22,5. D. 7,5. C©u 5 : Daãn 100 ml hoãn hôïp khí X: C3H8, C2H4, HCl qua dung dòch nöôùc brom thì laøm maát maøu vöøa ñuû 0,16 gam brom, khí thoaùt ra khoûi bình coù theå tích baèng 50 ml. % theå tích caùc khí laàn löôït laø A. 50%; 30%; 20%. B. 50%; 22,4%; 27,6%. C. 50%; 25%; 25%. D. 33,33; 33,33; 33,34. C©u 6 : Troän laãn 1 lít hiñrocacbon X maïch hôû ôû theå khí vôùi 3 lít oxi ñöôïc hoãn hôïp Y( caùc theå tích ño cuøng ñieàu kieän nhieät ñoä, aùp suaát). Bieát tæ khoái cuûa Y so vôùi hiñro baèng 18,75. Vaäy X laø: A. C5H8. B. C4H8. C. C3H6. D. C4H6. C©u 7 : Cho 1680 cm3 hoãn hôïp khí X goàm 2 hiñrocacbon maïch hôû vaøo bình nöôùc brom dö. Sau khi phaûn öùng hoaøn toaøn thaáy thoaùt ra 1120 cm3 (caùc theå tích ño ôû ñktc) vaø ñaõ coù 8 gam brom phaûn öùng. Maët khaùc neáu ñoát chaùy hoaøn toaøn 1680 cm3 hoãn hôïp khí X roài cho toaøn boä saûn phaåm haáp thuï vaøo dung dòch nöôùc voâi trong dö thu ñöôïc 12,5 gam keát tuûa. Coâng thöùc phaân töû 2 hiñrocacbon laø A. CH4 vaø C2H2. B. CH4 vaø C3H4. C. CH4 vaø C3H6. D. C2H6 vaø C4H6. C©u 8 : Ñoát chaùy hoaøn toaøn a gam hiñrocacbon X maïch hôû thu ñöôïc a gam H2O. ÔÛ ñieàu kieän thöôøng X laø moät chaát khí. Bieát X có phaûn öùng vôùi AgNO3/ NH3. Coâng thöùc caáu taïo cuûa X laø coâng thöùc naøo sau ñaây? A. C CH CH CH2 . B. CH C - CH = CH2. C. HC C CH2 CH3 . D. C CH3C CH3 . C©u 9 : Coâng thöùc phaân töû caùc hiñrocacbon coù coâng thöùc ñôn giaûn nhaát: C2H5, C4H5 laàn löôït laø A. C4H10 ; C8H10. B. C2H5 ; C4H5. C. C8H20 ; C16H20. D. C4H10 ; C16H20. C©u 10 : Ñoát chaùy cuøng moät soá mol nhö nhau cuûa ba hiñrocacbon X, Y, Z ta thu ñöôïc löôïng CO2 nhö nhau vaø tæ leä soá mol 2 2 CO OH n n ñoái vôùi X, Y, Z töông öùng baèng: 0,5; 1; 1,5. Coâng thöùc phaân töû X, Y, Z laàn löôït laø A. C4H4 , C4H8 , C4H6. B. C2H2 , C2H4 , C2H6. C. C6H6 , C6H12 , C6H18. D. C2H6 , C2H4 , C2H2. C©u 11 : Trong moät bình kín chöùa 0,1 mol hoãn hôïp 3 hiñrocacbon X, Y, Z vaø O2 dö . Ñoát chaùy hoaøn toaøn hoãn hôïp thu ñöôïc 3,136 lit CO2 (đktc) vaø 4,05 gam H2O. Bieát Y, Z coù cuøng soá nguyeân töû cacbon, Z không coù phaûn öùng vôùi dung dòch AgNO3/ NH3 vaø soá mol cuûa X gaáp 4 laàn soá mol cuûa Y vaø Z. CTPT X, Y, Z laàn löôït laø A. CH4 ; C3H8 ; C3H6. B. CH4 ; C4H8 ; C4H6. C. CH4 ; C2H4 ; C2H2. D. CH4 ; C3H6 ; C3H4. C©u 12 : Chaát A coù coâng thöùc phaân töû laø C7H8. Cho A taùc duïng vôùi AgNO3/ NH3 ñöôïc keát tuûa B. Khoái löôïng phaân töû cuûa B lôùn hôn A laø 214 ñvC. Soá coâng thöùc caáu taïo cuûa A laø A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. C©u 13 : Hỗn hợp A gồm H2, một ankan và 2 anken là đồng đẳng liên tiếp. Cho 560ml A qua ống chứa bột Ni nung nóng được 448 ml hỗn hợp khí B. Cho B lội từ từ qua bình đựng nước brom dư thấy bình brom nhạt màu và khối lượng bình brom tăng 0,345 gam. Hỗn hợp khí C qua khỏi bình brom có thể tích 280 ml và có tỉ khối so với H2 bằng 14. Công thức phân tử các hiđrocacbon là A. CH4 ; C3H6 ; C4H8. B. C2H6 ; C3H6 ; C4H8. C. CH4 ; C2H4 ; C3H6. D. CH4 ; C4H8 ; C5H10. C©u 14 : Chia hoãn hôïp ankin thaønh 2 phaàn baèng nhau. Phaàn I, ñoát chaùy hoaøn toaøn thu ñöôïc 6,16 gam CO2 vaø 1,8 gam H2O. Phaàn II daãn qua a ml dung dòch Br2 0,8M. Theå tích a caàn duøng laø giaù trò naøo sau ñaây: A. 0,25 lít. B. 0,2 lít. C. 0,12 lít. D. 0,1 lít. C©u 15 : Trong moät bình kín chöùa hoãn hôïp khí X goàm hiñrocacbon A vaø H2, vôùi löôïng Ni xuùc taùc. Nung noùng bình moät thôøi gian ta thu ñöôïc moät khí B duy nhaát. Ñoát chaùy hoaøn toaøn B thu ñöôïc 8,8 gam CO2 vaø 1,8 gam H2O. Bieát VX = 3 VB( Ni có thể tích không đáng kể) . Coâng thöùc phaân töû cuûa A laø A. C4H6. B. C3H4. C. C5H8. D. C2H2. C©u 16 : Hoãn hôïp khí X goàm 1 ankin A vaø H2. Nung X trong bình kín coù Ni, ñeå phaûn öùng hoaøn toaøn ñöôïc hoãn hôïp khí Y( dY/H = 8). Daãn hoaøn toaøn Y qua dung dòch Br2 dö, thì 2 A. khoái löôïng bình brom taêng baèng khoái löôïng cuûa hoãn hôïp Y. B. khoái löôïng bình brom taêng baèng khoái löôïng ankin dö. C. khoái löôïng bình brom khoâng taêng. D. coù 8 gam Br2 phaûn öùng. PHỤ LỤC 6 – PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM CỦA HỌC SINH Së gi¸o dôc & ®μo t¹o DAK LAK Họ và tên………………. Tr−êng THPT………………….. Lớp: …………………. Thêi gian: …45 phút………. Ngμy thi : ………………. M«n Hãa 11 (§Ò sè 3) L−u ý: - ThÝ sinh dïng bót t« kÝn c¸c « trßn trong môc sè b¸o danh vμ m· ®Ò thi tr−íc khi lμm bμi. C¸ch t« sai:    - §èi víi mçi c©u tr¾c nghiÖm, thÝ sinh ®−îc chän vμ t« kÝn mét « trßn t−¬ng øng víi ph−¬ng ¸n tr¶ lêi. C¸ch t« ®óng :  01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7391.pdf