LờI NóI ĐầU
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật ,sự hội nhập kinh tế của các nước và xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới . Một doanh nghiệp muốn hoà nhịp với sự phát triển đó ,hoạt động một cách có hiệu quả thì điều quan trọng nhất là doanh nghiệp đó phải có được một bộ máy quản lý, một mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, khoa học. Hoạt động của bộ máy quản lý đó phải phát huy được các thế mạnh của doanh nghiệp, tận dụng được tối đa khả năng, năng lực trìnhđộ củ
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ tại trung tâm tin học và tự động hoá Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mỗi CBCNV trong doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mỗi doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng được bản mô tả công việc, từ đó tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho mỗi CBCNV 1 cách hợp lý, khoa học. Bản TCCD sẽ giúp cho cán bộ quản lý xắp xếp định biên lao động cho hợp lý trong dây truyền sản xuất, đồng thời giúp cho mỗi cán bộ công nhân viên biết rõ được các công việc họ phải làm và các chức năng nhiệm vụ ,quyền hạn của họ trong công việc, từ đó gắn công việc với trách nhiệm của họ, tận dụng được tối đa năng lực của họ, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
Trung tâm tin học và tư động hoá Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam.Trung tâm mới đuợc thành lập từ năm 1995 trở lại đây. Đứng trước sự phát triển vễ mọi mặt của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thiết nhgĩ để trung tâm có thể phát triển hội nhập vào nền kinh tế ,đạt được các mục tiêu ngắn hạn ,dài hạn mà trung tâm đã đề ra ,thì trung tâm cần phải sớm xây dựng cho mình một bộ máy hoạt động quản lí khoa học mà mấu chốt là phải xây dựng dược bảnTCCDCV một cách khoa học.
Xuất phát từ mục tiêu trên cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS .Vũ Thị Mai và các thầy cô giáo trong khoa tôi đã mạnh dạn chọn đề tài :
"Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ tại trung tâm tin học và tự động hoá Petrolimex " làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với mục đích xây dựng bản TCCDCB nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức ,quản lý tại trung tâm tôi đã nghiên cứu các đặc điểm công nghệ ,các tính chất của từng loại công việc v.v...liên quan dến việc xây dựng TCCDCB tại phòng tư động hoá .Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, phỏng vấn ,chuyên gia v.v...theo quan điểm có hệ thống .
Kết cấu của luận văn gồm có các phần:
Chương I:Một số lý luận chung nhằm xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ .
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức tại trung tâm PIAC.
Chương III: Xây dựng chức danh tại phòng tự động hoá -Trung tâm PIAC.
Do tính chất công việc tại phòng Tự động hoá của trung tâm còn khá mới mẻ, việc xây dựng TCCD cho loại công việc này chưa được tiến hành nhiều ở Việt Nam. Thêm vào đó thời gian, khả năng và trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót .
Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè.
Chương I
Một số lý luận chung về xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức
I. Khái niệm về chức danh và tiêu chuẩn chức danh viên chức.
Chức danh công việc là tên gọi thể hiện rõ chức trách ,nhiệm vụ cụ thể, cấp trình độ (trình độ chuyên môn nghiệp vụ v.v...) và hiểu biết của một dạng hoạt động quản lý nào đó để làm cơ sở cho công tác quản lý cán bộ trong công nghệ quản lý.
Như vậy chức danh công việc cho ta biết chức năng ,nhiệm vụ , quyền hạn và công việc cụ thể của người lao động có chức danh đó phải thực hiện. Do vậy trong công tác quản lý chức danh dùng để phân định các dạng hoạt động lao động quản lý khác nhau trong công nghệ quản lý nhằm thực hiện các quá trình quản lý có hiệu quả.
Phân loại chức danh.
*Theo pháp luật nhà nước hiện hành thì có hai loại chức danh:
Chúc danh công chức và Chức danh viên chức.
Công chức nhà nước.
Nghị định 169/ HĐBT của hội đồng bộ trưởng ban hành ngày NH25/5/1991 xác định :”Công chức nhà nước Việt Nam là công dân Việt Nam được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương; ở trong hay ngoài nước;đã được xếp vào một nghạch hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp”. Công chức nhà nước bao gồm:
Những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ,ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
Những người làm việc trong các trường học ,bệnh viện ,cơ quan nghiên cứu khoa học ,cơ quan báo chí ,phát thanh ,truyền hình của nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
Những người làm việc trong các đại sư quán ,lãnh sụ quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan bộ quốc phòng.
Những người được tuyể dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của các cơ quan toà án viện kiểm soát cấp cao
Viên chức nhà nước bao gồm:
Sĩ quan hạ sĩ quan trong quân đội , bộ đội biên phòng.
Người giữ chức vụ trong hệ thống lập pháp , hành pháp ,tư pháp được Quóc hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp bầu cử ra theo nhiệm kỳ .
Người làm việc trong các tổ chuức sản xuất kinh doanh của nhà nước.
Theo thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH - Thông tư hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn ,nghiệp vụ trong doanh nghiệp, các chức danh viên chức gồm.
Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp ,kỹ sư cao cấp;
Chuyên viên chính,kinh tế viên chính,kỹ sư chính;
Chuyên viên ,kinh tế viên ,Kỹ sư;
Cán sự ,kỹ thuật viên;
Nhân viên văn thư;
Nhân viên phục vụ.
Các chức danh khi xây dựng phải có các yêu cầu sau:
+ Chức danh thể hiện rõ phạm vi của chuyên môn kỹ thuật của một hoạt động quản lý nào đó và phải gắn với một chuyên ngành cụ thể.
+ Chức danh thể hiện rõ trình độ của chuyen môn kỹ thuậtvà gắn với trình độ đào tạo chuyên ngành nào đó trong xã hội.
+ Chức danh phải phân định rõ giới hạn các hoạt động quản lý,không được phép sảy ra các hiện tượng trùng lặp hoặc bỏ trống phần nào trong toàn bộ quá trình quản lý.
Muốn đạt được các yêu cầu trên thì mỗi chức danh công việc cần phải xay dựng một bản tiêu chuẩn chức danh.
Tiêu chuẩn chức danh là những qui định về chức năng nhiệm vụ chuyên môn ,trình độ chuyên môn và thâm niên công tác cho một chức danh nào đó đã được xác định.
Bản tiêu chuẩn chức danh xây dựng được phải thoả mãn các yêu càu sau:
+ Tiêu chuẩn chức danh phải thể hiện được phạm vi công việc quản lý mà người lao động thực hiện .Phạm vi này được thể hiện chính xác trong chức năng và nhiệm vụ của chức danh.
+ Tiêu chuẩn chức danh phải qui định rõ trình đọ tối thiểuvề chuyên môn kỹ thuật mà người lao động phải có .Trình độ này phải phù hợp với các cấp đaò tạo trong xã hội .
+ Tiêu chuẩn chức danh phải thể hiển rõ kinh nghiệm tối thiểu của người lao động khi thực hiện chức danh này.Kinh nghiệm này thường được đánh giá bằng năm công tác thực tế cho chuyên môn đã được qui định trong tiêu chuẩn chức danh.Không được phép lấy theo năm công tác nói chung.
+ Tiêu chuẩn chức danh phải cụ thể ,dễ hiểu ,đơn giản và phù hợp với thực tế của đơn vị.
II,Cơ sở khoa học dể xây dựng tiêu chuẩn chức danh
Để xây dựng được tiêu chuẩn chức danh môt cách hợp lý ,khoa học , chính xác và hợp pháp khi xây dựng ta cần phải dựa vào các yếu tố sau:
Dựa vào nội dung tiêu chuẩn chức danh và bản tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ dùng để xây dựng tiêu chuẩn các chức danh viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước của thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 04/04/1998
Nội dung tiêu chuẩ chuyên môm nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức gồm có 4 phần:
Chức trách :qui định cụ thể chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
Kiến thức :Qui định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn nghiêp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.
Kỹ năng : Qui định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.
Yêu cầu trình độ: Qui định trình độ cần thiết đạt được (gồm : văn bằng ,chứng chỉ qua các câp đào toạ )của từng chức danh nghề dầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu.
Bản tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ dùng để xây dựng tiêu chuẩn các chức danh viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước ,xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức cho các nghạch nghiệp vụ và các ngạch kỹ thuật.Đối với các ngạch kỹ thuật gồm có cac tiêu chuẩn.
1. Kỹ thuật viên :
a) Chức trách
Thực hiện các nhiệm vụ Kỹ thuật thường xuyên lặp lại ( can ,vẽ chi tiết hoá thiết kế , thu thập thông tin và xử lý số liệu ,vận hành khai thác thiết bị ,hướg dẫn kỹ thuật thực hành...) .Sử dụng thành thạo các trang thiết bị , máy móc ,dụng cụ ...để thửc hiện công việc được giao.
Quản lý kỹ thuật được giao như :Hướng dãn ,theo dõi ,kiểm tra,bảo đảm các hoạt động sản xuất được thực hiện theo đúng qui trình kỹ thuạt ,qui trình công nghệ ,qui phạm tiêu chuẩn định mức ...
-Hướng dẫn công nhân áp dụng các sáng kiến ,cải tiến kĩ thuật ,thao tác kĩ thuật ,tổ chức nơi làm việc khoa học ,bảo vệ môi trường nơi làm việc...
Đề xuất biện pháp cải tiến lao động trong phạm vi tổ chức nơi làm việc ;
Phát hiện những bất hợp lý trong thực hiện công nghệ và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục kỹ thuạt theo trách nhiệm được giao.
b) Hiểu biết:
Nắm được những vấn đề cơ bản kỹ thuật được giao ;
Nắm được kiến thức lý thuyết trung cấp về chuyên ngành kỹ thuật và có trình độ thực hành trong viẹec giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật được giao.
Nắm được các qui trình ,qui phạm kĩ thuật ,tiêu chuẩn ,định mức ,kĩ thuật an toàn lao động đối với người và thiết bị theo công việc được giao .
c) Làm được :
Các nội dung công việc cụ thể làm được do doanh nghiệp qui định theo thống kê các công việc cho tuừng chức danh nghề đày đủ của viên chức trong doanh nghiệp.
d) Yêu cầu trình độ :
Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật về một chuyên nghành kỹ thuật .
2. Kỹ sư :
a) Chức trách
Xây dựng ,chỉ đoạ thực hiện phương án công tác kĩ thuật được giao ,như : thiết hkế ; thi công ,công nghệ ,gia công chế biến ,vận hàmh lắp đặt ,bảo quản và sửa chữa thiết bị kỹ thuật...
Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật được giao như : thực hiện hoặc chỉ đạo việc thực hiện theo đúng thiết kế ,qui trình ,qui phạm kỹ thuật ,định mức kỹ thuật ,tiêu chuẩn kỹ thuật ,chất lượng sản phẩm ,kỹ thuật an toàn lao động ,bảo vệ môi sinh ,môi trường...
Trực tiếp hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật , đề xuất các giải pháp kỹ thuật ,cải tiến kỹ thuật ,sản xuất sản phẩm mới .
Tham gia công tác đào tạo ,bồi dưỡng trình độ chuyên môn ,tay nghề cho kỹ thuật viên và công nhân . Tham gia biên soạn tài liệu ,bài giảng .
Có quỳên phát hiện ,đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ trong phạm vi quyền hạn được giao các hoạt động kỹ thuật trái với qui định hiện hành của quản lý kỹ thuật và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình
b) Hiểu biết
Nắm được chủ trương ,phương hướng phát triển kĩ thuật của ngành và của doanh nghiệp .
Nắm chắc những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kĩ thuật được giao ; có kiến thức về một số kĩ thuật liên quan .
Nắm chắc nghiệp vụ quản lý kĩ thuật và tổ chức triển khai thực hiện kĩ thuật tại doanh nghiệp .
Nắm đước các thông tin về phát triển kĩ thuật chuyên nghành trong nước và các nước trong khu vực .
c) Làm được
Các nội dung công việc cụ thể làm được do doanh nghiệp qui định theo thống kê các công việc cho tư chức danh nghề đầy đủ của viên chức trong doanh nghiệp .
d) Yêu cầu trình độ
Tốt nghiệp đại học về chuyên nghành kĩ thuật được giao ;
Sử dụng thành thạo các loại máy vi tính ;
Biết một ngoại ngữ đọc , hiểu được sách nghiệp vụ kỹ thuật được giao.
3.Kỹ sư chính
Chức trách
Chủ trì giải quyết hoặc tổ chức thực hiện cải tiến ,đổi mới kĩ thuật ,chuyên nghành kỹ thuật có liên quan đến một số chuyên nghành kĩ thuật khác ;
Tổ chức chỉ đạo công tác quản lý khoa học kỹ thuật ,như : chỉ đạo giám định công tác thiết kế , xây dựng công nghệ ,qui trình qui phạm ,định mức tiêu chuẩn kĩ thuật ,xây dựng và triển khai ứng dụng khoa học kĩ thuật , chế tạo sản phẩm mới ...;
Nghiên cứu ,biên soạn để hoàn chỉnh hệ thống định mức ,tiêu chuẩn kĩ thuật của doanh nghiệp ;
Tổng kết đánh giá hiệu quả các phương án kĩ thuật . Đề xuất các biện pháp bổ xung ,sửa đỏi qui trình định mức ,kĩ thuật ...;
Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa hạc kĩ thuật để phát triển kĩ thuật như : đè xuất các phương án ,giải pháp kĩ thuật cải tiến đổi mới sản phẩm ,đổi mới thiết bị , công nghệ ,thay thế nguyên vật liệu ...;
Tham gia đào tạo ,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ,tay nghề cho kỹ sư, kỹ thuật viên ,công nhân . Tham gia biên tập ,biên soạn tài kiệu kĩ thuật;
Có quyền phát hiện ,đề nghị ,điều chỉnh ,hoặc đình chỉ trong phạm vi quỳên hạn được giao các hoạt động kĩ thuật trái với qui định hiện hành của quản lý kĩ thuật và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
Hiểu biết.
Nắm chắc chủ tương ,phương hướng phát triển kinh tế - kỹ thuật của nhà nước và của nghành ;
Có kiến thức sâu về chuyên nghành kĩ thuật và một số chuyên nghành kĩ thuật có liên quan ;
Có kiến thức kinh tế ,hiểu biết sâu nghiệp vụ quản lýkĩ thuật ,khoa học kỹ thuật chuyên ngành . Nắm vững phương pháp tổ chức chỉ đạo triển khai công tác kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật ;
Am hiểu tình hình kinh tế xã hội liên quan đến kĩ thuật chuyên ngành ; nắm vững các thông tin kinh tế , phát triển kĩ thuật chuyen ngành trong nước và nước ngoài .
Làm được
Các nội dung công việc cụ thể làm được do doanh nghiệp qui định theo thống kê các công việc cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức trong doanh nghiệp
Yêu cầu trình độ
Đã có thời gian tối thiểu ở ngạch kỹ sư từ 6 năm trở lên ;
Qua lớp bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp vầ trung cấp quản lý hành chính của nhà nước
Có đề án , công trình nghiên cứu , sáng tạo được áp dụng
Có một ngoại ngữ đọc ,nói và nghe thông thạo .
4.Kỹ sư cao cấp
Chức trách
Chủ trì ,tổ chức xây dựng các phương án kỹ thuật . Lập các luận chứng kinh tế -kỹ thuật của các công trình quan trọng của doanh nghiệp hoạc ngành ,lĩnh vực ; Tổ chức chỉ đạo triển khai hiện các phương án
Chủ trì tổ chức việc xét duyệt các phương án kỹ thuật ,các luận chứng kinh tế - kỹ thuật của công trình thuộc chuyên ngành kỹ thuật .Tham gia giám định những sáng kiến ,sáng chế và kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất ;
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các vấn đề ,các đề tài khoa học kỹ thuật của nhà nươc ,ngành và doanh nghiệp ;
Chủ trì xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp ;
Biến soạn ,biên tập tài liệu ,giáo trình phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật .Tham gia giảng dậy ở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên ngành kỹ thuật ;
Có quỳên phát hiện ,điều chỉnh hoặc đình chỉ trong phạm vi quyền hạn được giao các hoạt động kỹ thuật trái với qui định hiện hành của quản lý kĩ thuật và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình .
Kiến thức
Nắm vững đường lối ,chủ trương phát triển kinh tế, kỹ thuậtcủa nhà nước và của ngành ;
Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chuyên ngành được giao và nắm chắc một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan ;
Nắm vững kiến thức kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế của ngành ;
Hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ quản lý khoa học kỹ thuật ,về tổ chức triển khai , thực hiện kỹ thuật trong phạm vi doanh hoặc của ngành ;
Am hiểu sâu, rộng tình hình kinh tế ,xã hội cũa đất nước và thế giới liên quan dến lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành ; Nắm chắc các thông tin kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và ngoài nước ;
Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế .
Kỹ năng
Các nội dung công việc cụ thể lầm được do doanh nghiệp qui định theo thống kê các công việc cho từng chức danh nghề đày đủ của viên chức trong doanh nghiệp
Yêu cầu trình độ:
Có trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng ;
Đã có thời gian tối thiểu ở ngạch kỹ sư chính từ 9 năm trở lên ;
Qua khoá dào tạo về quản lý kinh tế -kĩ thuật và tốt nghiệp học viện hành chính Quốc gia ở ngạch cao cấp ;
Có đè án sáng tạo và công trình nghiên cứu được áp dụng ;
Có ít nhất một ngoại ngữ đọc ,nói và nghe thông thạo .
Tuy nhiên để xây dựng tiêu chuẩn chức danh được chính xác và xác thực hơn ,ngoài việc dựa vào nội dung tiêu chuẩn chức danh và bản tiêu chuẩn chức danh mãu đi kềm thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH ,ta còn cần phải phân tích công nghệ quản lý của doanh nghiệp ,từ đó xem xét xem các tiêu chuẩn chức danh thực tế còn cần phải làm những công việc nào trong công nghệ quản lý
III) Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ
1)Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ
Theo thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH tì phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệpvụ được xây dựng như sau :
Căn cứ váo nội dung tiêu chuẩn và bản tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ dùng để xây dựng tiêu huẩn các chức danh viên chức (đã nêu ở phần II chương I). Các doanh nghiệp xây dựngtiêu chuẩn chuyên mmôn nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chưc phù hợp với công nghệ , tổ chức sản xuất ,kinh doanh và tổ chức lao động của doanh nghiệp mình .
Việc xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ trog doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau :
Theo từng bộ phân chuyên môn ,nghiệp vụ (phòng ,ban ) ,trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao ,tiến hành thốngkê đầy đủ tất cả các công việc phải thực hiện .
Căn cứ vào bản tiêu chuẩn gốc ,tiến hành dánh giá ,phân loại mức đọ phức tạp của các công việc được thống kê theo 4 cấp trình độ sau :
Cán sự ,kỹ thuật viên ;
chuyên viên, kỹ sư ;
Chuyên viên chính, kỹ sư chính ;
Chuyên viên cao cap ,kỹ sư cao cáp.
Trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại công việc ,tiến hành xác định chức danh nghề đầy đủ của viên chức .
Xác định phần chúc tráchđối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức .
Qui định phần hiểu biết của từng chức danh nghè đầy đủ của viên chức .
Qui định các công việc đòi hỏi phải làm được đối với từng chức danh nghề đày đủ của viên chức .
Qui định phần yêu cầu trình độ đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức .
Tổng hợp và cân đối tiêu chuẩn giữa các chức danh nghề đầy dủ của viên chức theo 4 cấp trình đọ bảo đẩm tính hợp ly ,tránh sai sót.
Tổ chức lấy ý kiến trong doanh nghiệp và hoàn thiện tiêu chuẩn.
2)Phương pháp thu thập và phân tích thông tin để có thể tiến hành trình tự xây dựng tiêu chuẩn chức danh.
Để có thể tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh một cách chính xác, khoa học và hợp lý ta phải tiến hành phân tích công việc nhằm làm rõ quy trình và quá trình hoạt động của các phòng ban cũng như làm rõ các công việc, các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để hoàn thành công việc.
2.1)Phân tích công việc và ứng dụng của nó đối với việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc
Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng và là công cụ cơ bản nhất trong mọi giai đoạn của công tác quản trị nhân lực. Việc quản trị nhân lực trong một doanh nghiệp nếu như thiếu quá trình phân tích công việc thì năng suất lao động sẽ thấp, công nhân viên sẽ giẫm chân lên nhau hoặc đổ lỗi cho nhau, không ai biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong quá trình sản xuất; lương bổng-thăng thưởng sẽ tuỳ tiện; việc đào tạo huấn luyện công nhân viên sẽ khó khăn và dĩ nhiên nhà quản trị cũng khó hoạch định tài nguyên nhân sự.
Trong cuốn Nguyễn Hữu Thân, quản trị nhân sự-nhà Xuất Bản Thống kê năm 1998- nêu rõ:
" Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức”
Nói một cách cụ thể hơn, phân tích công việc là mmột tiến trình mô tả và ghi lại mục tiêu của một công việc, các nhiệm vụ và hoạt động của nó, các điều kiện hoàn thành công việc, các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để hoàn thành công việc.
Như vậy, muốn xây dựng được bản tiêu chuẩn chức danh công việc
(TCCDCV) một cách hoàn chỉnh, các công việc được phân công cho mỗi chức danh cụ thể, rõ ràng, không trồng chéo và phù hợp với từng yêu cầu trình độ chuyên môn, phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh và điều kiện công nghệ của doanh nghiệp thì ta phải tiến hành phân tích công việc. Vì theo như khái niệm ở trên thì việc phân tích công việc sẽ cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó; mối tương quan của công việc đó với các công việc khác; các kiến thức và kỹ năng cần thiết; các điều kiện làm việc. Nhờ các kết quả thu được này ta sẽ đi tiến hành phân định, đặt tên các chức danh và quy định cụ thể các chức năng, nhiệm vụ, các yêu cầu, trình độ đối với từng chức danh sao cho khoa học, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế.
Mối quan hệ giữa phân tích công việc và việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức có thể trình bày theo sơ đồ sau:
Công tác cụ thể
Nhiệm vụ
Phân tích công việc
Mô tả công việc
Mô tả tiêu chuẩn công việc
Tiêu chuẩn chức danh viên chức
- Chức trách
- Kiến thức
- Yêu cầu trình độ
- Kỹ năng
Kỹ năng
Khả năng
Kiến thức
Trách nhiệm
2.2) Tiến trình phân tích công việc nhằm xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc
Để thực hiện quá trình phân tích công việc, trước hết ta phải nghiên cứu kỹ các công việc bằng cách xem lại sơ đồ tổ chức, nói chuyện với các cá nhân quen thuộc với công việc đó và tham khảo ý kiến của các quản đốc hay trưởng phòng để kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu được.
Tiến trình phân tích công việc nhằm xây dựng TCCDCV được tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin phân tích công việc
Trước khi tiến hành phân tích công việc ta phải xác định mục đích của việc sử dụng thông tin phân tích công việc.
Mục đích ở đây là sử dụng các thông tin phân tích công việc để xây dựng TCCDCV do đó ta cần phải xác định rõ các công việc nào, ở bộ phận phòng ban nào cần xây dựng TCCDCV. Các đặc trưng, đặc điểm của công việc, công việc đó hiện đang sử dụng công nghệ như thế nào và tiến hành phân loại các công việc xem nó thuộc ngạch kỹ thuật hay ngạch nghiệp vụ.Từ đó ta mới ấn định các phương pháp thu thập thông tin.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Bằng các tài liệu sẵn có(đã thu thập dược trước khi bắt đầu phân tích công việc) như: Sơ đồ tổ chức; sơ đồ tiến trình công việc... , ta xem xét xem công việc này liên quan đến công việc khác như thế nào, chức vụ và tuyến quyền hạn của nó. Sau đó ta tham khảo ý kiến của quản đốc hay trưởng phòng để kiểm tra và cân đối lại cho phù hợp với quy trình sản xuất hiện tại.
Tiếp theo ta cần phải tiến hành thu thập thông tin xuất phát từ mục đích đã được lựa chọn( xây dựng TCCDCV)
Có nhiều cách để thu thập thông tin.Tuy nhiên mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Do vậy để thông tin thu được chính xác, xác thực và nhanh nhất thì ta phải biết kết hợp các phương pháp với nhau để khắc phục được các hạn chế trong quá trình thu thập thông tin.Việc kết hợp phương pháp này với phương pháp khác là tuỳ thuộc vào từng loại thông tin thu thập,mục đích của việc thu thập thông tin và tuỳ từng công ty xí nghiệp.Sau đây là một số phương pháp phổ biến:
Bảng câu hỏi(Questionaires)
Theo phương pháp này người nghiên cứu sẽ xây dựng các câu hỏi sau đó sẽ phát cho tất cả các nhân viên để họ trả lời các câu hỏi đã thiết kế sẵn. Nội dung của bảng câu hỏi tuỳ thuộc vào mục đích của nội dung cần thu thập.Các thông tin thu thập để phân tích công việc hoặc xây dựng TCCD thường hướng vào các nội dung sau: miêu tả nhiệm vụ hoặc mục đích của công việc, khối lượng công việc...
+ Ưu điểm của phương pháp: Có thể thu thập thông tin một cách dễ dàng, ít tốn kém.
+ Nhược điểm:
Công nhân không thích điền vào những câu hỏi một cách chi tiết , vì vậy sẽ không trả lời câu hỏi một cách đầy đủ.
Công nhân sẽ có thể trả lời sai câu hỏi.
Phưong pháp này thường áp dụng khi thu thập thông tin từ nhiều đối tượng do đó mất nhiều thời gian và kinh phí.
b)Phương pháp quan sát(Observation)
Theo phương pháp này người nghiên cứu sẽ trực tiếp quan sát, xem xét quy trình, quá trình tiến hành hoạt động sản xuất của công nhân.
+Ưu điểm:
Người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn tiến trình hoạt động của công nhân.
+Nhược điểm;
Các thông tin thu đượcbị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người bị quan sát( không thích người khác quan sát mình, hoặc họ làm khác đi khi có người khác quan sát mình)
Các thông tin thu được còn bị hạn chế bởi trình độ hiểu biết của người quan sát.
c)Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng( Critical Incedentechinique)
Là một phương pháp quan sát đòi hỏi người quan sát phải hành vi của những người lao động làm việc có hiệu quả.
+Ưu điểm: Thấy được sự linh động trong việc thực hiện cùng một công việc ở nhiều người khác nhau.
+ Nhược điểm:
Hạn chế trong việc xây dựng hành vi trung bình để thực hiện công việc.
Tốn nhiều thời gian để thu thập thông tin.
d)Phương pháp nhật ký công việc( Diary)
Là phương pháp mà phân tích thu thập thông tin bằng cách yêu cầu công nhân ghi lại, mô tả lại các hoạt động của mình để thực hiện công việc hàng ngày vào một cuốn sổ.
+Ưu điểm:
Thu thập được tài liệu thực tế và tài liệu này rất phong phú.
Nhờ phương pháp này mà vấn đề công nhân phóng đại của công việc trong các phương pháp( bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn) được khắc phục.
+ Nhược điểm: Việc ghi chép có thể không liên tục và không nhất quán.
e)Phương pháp phỏng vấn( Interview)
Là việc đàm thoại giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu. Trong phương pháp này nhà phân tích nên phỏng vấn cả công nhân lẫn quản đốc. Đầu tiên nên phỏng vấn công nhân trước, giúp công nhân mô tả các nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành. Sau đó nhà phân tích sẽ phỏng vấn quản đốc để thêm thông tin, đồng thời kiểm tra lại thông tin do công nhân cung cấp có chính xác không, và làm sáng tỏ một số điểm nào đó.
+ Ưu điểm: Giúp ta tìm hiểu 1 cách linh hoạt về công việc.
+ Nhược điểm: Tốn thời gian và đòi hỏi người phỏnh vấn phải có kỹ thuật phỏng vấn tốt.
f)Phương pháp hội thảo chuyên gia(Pannel experts )
Trong phương pháp này các chuyên gia được mời dự 1 cuộc họp để thảo luận về những công việc cần được thực hiện ( các chuyên gia bao gồm: công nhân lành nghề, đốc công, tổ trưởng,các nhà lãnh đạo, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phân tích.)
Các ý kiến trao đổi giữa các thành viên sẽ làm sáng tỏ, bổ sung thêm các chi tiết mà người nghiên cứu thu thập được từ các phương pháp khác.
+ Ưu điểm: Giúp ta thu thập được nhiều thông tin có giá trị( vừa mang tính thực tế vừa mang tính khoa học)
+ Nhược điểm: Phương pháp này thường tốn thời gian.
Bước 3: Triển khai bảng mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn công việc để tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc
Sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các thông tin phân tích công việc thì người nghiên cứu phải tiến hành xây dựng( soạn thảo) hai tài liệu cơ bản đó là bảng mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn công việc
Từ bảng mô tả công việc(là bản liệt kê chính xác và xúc tích những điều mà công nhân phải thực hiện) sẽ cho ta biết công nhân viên phải làm cái gì, làm thế nào, và các điều kiện mà các nhiệm vụ đó được tiến hành. Do đó ta sẽ xem xét và xây dựng được nhiệm vụ và chức trách của mỗi đầu công việc của bản TCCDCV cần xây dựng.
Từ bản mô tả tiêu chuẩn công việc( là bản trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành một công việc nào đó) ta sẽ biết được các yêu cầu, hiểu biết của công việc đó đòi hỏi nhằm xây dựng bản TCCDCV.
Như vậy, có thể nói việc xây dựng TCCDCV bản chất của nó chính là việc tiến hành phân tích công việc. Muốn xây dựng được bản TCCDCV một cách hợp lý và khoa học phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, tính chất công việc và điều kiện công nghệ thì người nghiên cứu phải hiểu rõ vấn đề phân tích công việc, việc phân tích công việc càng tỉ mỉ, cặn kẽ, chính xác thì việc xây dựng TCCD càng chính xác.
CHƯƠNG II :
Thực trạng cơ cấu lao động và tình hình quản lý cán bộ công nhân viên tại trung tâm tin học và tự động hoá
I).Khái quát về quá trình hình thành và phát triẻn của trung tâm tin học và tự động hoá Petrolimex “PIAC”
1.1).Sự hình thành và phát triển của trung tâm
Xuất phát từ xu thế phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tự động hoá ở Việt Nam, từ nhu cầu đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành xăng dầu và mục tiêu phát huy tiềm năng về con người, trình độ của đội ngũ cán làm công tác tin học và tự động hoá (TH & TĐH) của ngành. Trung tâm tin học và tự động hoá được ra đời theo quyết định 45/QĐ - TCT ngày 24/01/1995 của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam mà tiền thân của nó là phòng tin học của Tổng công ty xăng dầu hình thành từ năm 1990. Tuy nhiên cho đến ngày 27/05/1998 theo quyết định số 252 / QĐ - TCT của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Trung tâm TH & TĐH mới được chính thức thành lập với đầy đủ tư cách pháp nhân (có vốn, tài khoản, con dấu riêng), trung tâm TH & TĐH Petrolimex, tên giao dịch quốc tế là : Petrolimex Infmation & Automation Center (PIAC), là đơn vị trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Trung tâm được Tổng công ty giao tài sản và tiền vốn ban đầu đảm bảo mức vốn pháp định và đáp ứng phương án sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng, bản toàn và phát triển số vốn được giao, Trung tâm phải thực hiện đầy đủ các qui định của Tổng công ty và chấp hành hệ thống luật pháp của nhà nước, thực hiện đăng ký và nộp đầy đủ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo phân cấp của Tổng công ty
Qua thực tế 5 năm hoạt động Trung tâm đã không ngừng phát triẻn và lớn mạnhvề mọi mặt. Kể từ khi thành lập, cùng với sự hoạt động của trung tâm, đội ngũ cán bộ chuyên môn ( TH & TĐH ) được phân công tập trung vào những lĩnh vực cụ thể, chuyên trách từng mảng công việc nhất định, Trung tâm có thời gian và đủ nhân lực để triển khai nhanh chóng và có hiệu quả hơn các chương trình ứng dụng TH & TĐH, cung ứng thiét bị và giải pháp mạng, đào tạo cho các đơn vị trong ngành…Đặc biệt, các chương trình tin học quản lý kinh doanh, kế toán, tài chính của trung tâm đã dược cài đặt, đào tạo ứng dụng thống nhất trong toàn ngành, đóng góp cho quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của ngành một cách có hiệu quả. Trung tâm cũng từng bước thực hiện nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho như : triển khai nhanh chóng được các công trình tự động hoá kho dầu, bến xuất hàng, pha chế dầu nhờn một cách có khoa học và kịp thời góp phần thưdcj hiện bước đầu một chương trình hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật mà ngành đã đề ra. Hoạt động triển khai các dịch vụ tin học và tự động hoá của trung tâm trong ngành đã thốnh nhất háo và thực hiện được nhữnh mục tiêu chấn chỉnh về quản lý, trên phương diện toàn ngành đã tiết kiệm đá._.ng kể chi phí cho việc ứng dụng CNTT của ngành, nâng cao trình độ CNTT cho CBCNV từ TCT đến cơ sở. Hình thành một bộ máy tổ chức hoạt động tương đối khoa học và có nề nếp. Xây dựng được một số các chuẩn mực, định mức, qui chế cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động CNTT
Đội ngũ CBCNV trong trung tâm đã dần từng bước làm quen với hoạt động kinh doanh tư duy kinh tế thị trường, ý thức về khách hàng và đã tính toán hiệu quả kinh tế trong từng hành vi hoạt động của mình. Số lượng CBCNV trong trung tâm ngày một tăng, năm 1997 trung tâm có 27 người, đến nay ssố CBCNV đó đã là 42 người, tăng 55,56%
Với tình hình lao động và nhữnh thành tựu đạt được như đã nêu ở trung tâm trên đã đặt ra các mục tiêu phát triển trong 10 năm tới cụ thể :
Giai đoạn 1 ( 2001 – 2005 )
Cung cấp các dịch vụ nội bộ nghành là chủ yếu tỉ lệ thị trường 70/30 trong ngành / ngoài ngành
Thăm dò thị trường xuất khẩu sản phẩm CNTT & TĐH trước mắt là đào tạo và cung cấp sản phẩm phần mềm tại Lào
Giai đoạn 2 ( 2005 – 2010 )
Cung cấp các dịch vụ ngoài ngành là chủ yếu tỷ lệ thị trường 70/30 ngoài ngành / trong ngành
Đặt văn phòng tại nước ngoài ( 01 – 02 )
Gia công các phần mềm theo đơn đặt hàng tại nước ngoài các sản phẩm và dịch vụ
Tư vấn về phát triển và ứng dụng CNTT & TĐH vào sản xuất
Sản phẩm phần mềm ( Chủ yếu là các sản phẩm phục vụ quản lý điều hành kinh doanh cho các doanh nghiệp )
Dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ trên lĩnh vực công nghệ thông tin và tự động hoá
Cho thuê cơ sở hạ tầng CNTT – Trung tâm Dữ liệu ( chia sẻ chi phí truyền thông )
Dịch vụ kế toán điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ
Dịch vụ trị giá gia tăng về CNTT ( các thông tin về khách hàng, đối tác , nhu cầu thị trường …)
Cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ đầu tư
Trung tâm dữ liệu tại Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, ( Cần Thơ ). Kèm theo là các đường truyền thông Leadline
Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tại Hà Nội
Phòng thí nghiệm, nghiên cứu về các sản phẩm phần mềm
Phòng thí nghiệm, nghiên cứu về mạng truyền thông
Phòng thí nghiệm, nghiên cứu về TĐH
Các bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất phần mềm ( Thiết kế hệ thống, lập trình, Test sản phẩm )
Bộ phân bán hàng và hỗ trợ người sử dụng với sản phẩm phần mềm củat công ty
Bộ phận đào tạo ( Nghiên cứu sản phẩm mới, biên soạn giáo trình, tổ chức đào tạo…)
Bộ phận nghiên cứu các giải pháp truyền thông mạng
Bộ phận tư vấn các giải pháp về CNTT & TĐH
Bộ phận thiét kế sản xuất các sản phẩm TĐH
Bộ phận vận hành Trung tâm dữ liệu
Bộ phận làm dịch vụ giá trị làm gia tăng thu nhập, chất lọc thông tin – Data wherehouse
Bộ phận kế toán điện tử cho các doan nghiệp nhỏ
1.2. Nhiệm vụ sản xuất và tình hình thực hiện nhiệm vụ của sản xuất tại trung tâm :
-Kể từ khi hoạt động ( năm 1996 ) dựa trên cơ sở kế hoạch Tổng công ty giao hàng năm về đầu công việc và giá trị thực hiện, tiền lương, chi phí… Trung tâm hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi ( Bao gồm tioền lương, khấu hao và các chi phí khác ) và có lợi nhuận với các chức năng, nhiệm vụ chính mà Tổng công ty giao cho cụ thể như sau :
1.Tổ chức kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, vật tư, thiết bị phục vụ nghành tin học và tự động hoá đáp ứng nhu cầu của tổng công ty và xã hội
2.Quản lý công tác qui hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử - tự dộng hoá của TCT
+ Nghiên cứu xây dựng, định hướng đầu tư cơ sở công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử – tự động hoá của toàn TCT
+ Trên cơ sở định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử – tự động hoá, xác định yêu cầu kỹ thuật của các dự án đầu tư về công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử – tự động hoá trong toàn ngành, là bộ phận thường trực trong việc quản lý, triển khai và hỗ trợ thực hiện các dự án trong lĩnh vực này sau khi đã được hội đồng thẩm dịnh dự án của Tổng công ty phê duyệt
+ Phối hợp với các công ty trong và ngoài nước để triênr khai các dự án, hợp tác liên doanh, liên kết và chuyển giao về công nghệ thông tin ( CNTT ), viễn thông, điện tử – tự động hoá ( ĐT – TĐH ) sau khi Tổng giám đốc đã quyết định chủ trương
+ Nghiên cứu mô hình quản lý CNTT, viễn thông, ĐT - TĐH nước ngoài áp dụng cho điều kiện Việt Nam và từng bước áp dụng vào điều kiện thực tế của TCT
3. Quản lý cơ sở kỹ thuật, thiết bị tin học
+ Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị về CNTT, viễn thông, ĐT – TĐH của toàn ngành về số lượng, giá trị, chủng loại, chế đọ hoạt động công nghệ, vận hành khai thác, thay thế, đầu tư mới và chuyển giao kỹ thuật làm căn cứ cho các qui hoạch
+ Quản lý công tác sửa chữa lớn, thay thế, thống nhất trang thiết bị CNTT, viễn thông, ĐT- TĐH trên cơ sở kế hoạch hàng năm và định hướng hoạt động của ngành, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị
+ Chỉ đạo, xử lý các yêu cầu phần mềm đột xuất phục vụ kinh doanh dịch vụ
+ Nghiên cứu, đề xuất việc chỉ đạo và thực hiện nhập trang thiết bị CNTT, viễn thông, ĐT- TĐH cho toàn ngành trên cơ sở định hướng sử dụng lâu dài
+ Thẩm tra các thiết kế về kỹ thuật và các phương án đầu tư CNTT, viễn thông, ĐT- TĐH
4. Quản lý công nghệ tin học hoá
+ Quản lý công tác triển khai ứngdụng tin học hoá trong quản lý ngành xăng dầu
+ Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ … xây dựng các qui trình và tổ chức đào tạo về tin học
Quyền của trung tâm
1.Đối với các đơn vị trong ngành
+ Được phép kiểm tra hoạt động về CNTT, truyền thông, TĐH của các cơ sở trong toàn ngành
+ Được quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp những thông tin có liên quan dến hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý
+ Được quyền yêu cầu tạm dừng các hoạt động CNTT- TĐH, truyền thông nếu xét thấy các hoạt động này có ảnh hưởng đến an toàn và lợi ích kinh tế của nganhf
+ Được quyền thay mặt TGĐ ký các công văn, thư từ giao dịch với các đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
+ Được ký các hợp đồng dịch vụ về lĩnh vực CNTT và các đơn vị trực thuộc TCT
2. Đối với các đơn vị ngoài ngành
+Theo sự uỷ quyền của TGĐ, được phép ký các hợp đồng nhập khẩu thiết bị CNTT (các thiết bị tin học, truyền thông, ĐT – TĐH), các hợp đồng nghiên cứu triển khai và dịch vụ KH – KT với các đơnvị ngoài ngành
+ Được phép tham gia đấu thầu các công trình liên quan trong lĩnh vực Tin học, CNTT & TĐH
+ Được quyền ký thư từ, điện tín giao dịch với các đơn vị ngoài TCT trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của trung tâm
+ Được quyền thay mặt TCT quan hệ đối ngoại và quốc tế về các vấn đè kỹ thuật công nghệ thông tin sau khi có sự đồng ý của TGĐ
+Được quyền tham gia các hội thảo, triển lãm trong và ngoài nước về lĩnh vực được phân công sau khi có chủ trương và đã được TGĐ phê duyệt
Các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá mà trung tâm sản xuất và kinh doanh bao gồm:
+ Các hàng hoá kinh doanh tại trung tâm
Hàng hoá tại trung tâm bao gồm các loại sản phẩm liên quan đến CNTT & TĐH mà trung tâm mua về ( mua trong nước hoặc nhập khẩu qua tổng công ty ) nhằm mục đích để sản xuất, kinh doanh như sau :
Máy tính, máy in, các thiết bị ngoại vi và phụ kiện đi kèm máy tính như card mạng, mouse, fillter sereen, ploter, hard disk, scaner.. và các thiết bị truyền thông …)
Các thiết bị điện tử đo tính, điều khiển liên quan tới tự động hoá
Các phàn mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiẻn..,
Các thiết bị thông tin liên lạc, viễn thông, văn phòng
+ Các sản phẩm sản xuất và dịch vụ của trung tâm
Phần mềm ứng dụng: hệ thống phần mềm kế toán thống kê cho Petrolimex và xã hội, các phần mề quản lý khác
Phần mềm hệ thống
Phần mềm điều khiển
Các thiết bị liên quan đến CNTT & TĐH
Các dịch vụ tư vấn CNTT
Các dịch vụ truyền thông
Các dịch vụ đào tạo
Các dịch vụ sửa chữa và bảo hành bảo trì sản phẩm, dịch vụ
Các dự án CNTT & TĐH
Các dự án chuyển giao CNTT
Các hoạt động sản xuất dịch vụ khác về lĩnh vực CNTT, điện tử và TĐH
-L:à đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, ra đời với mục đích sản xuất kinh doanhcông nghệ tin học và tự động hoá phục vụ trong ngành và xã hội. Do vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trung tâm có 2 mối quan hệ riêng biệt
+ Quan hệ sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong ngành
Để đảm bảo tính thống nhất toàn ngành, triển khai đồng bộ thuận lợi cho công tác tổng hợp báo cáo, dễ kiểm tra và tiết kiệm chi phí, nhữnh dự án, hệ thống chương trình lớn có tính chất ngành như bảo trì, phát triển hệ thống chương trình quản lý kinh doanhkế toán ( PIS ), nghiên cứu triển khai tự động hoá, dự án truyền thông, đào tạo kiến thức mới theo định hướng của ngành…tổng công ty sẽ giao trực tiếp nhiệm vụ và thanh toán chi phí với trung tâm. Trung tâm hạch toán giá thành quyết toán với Tổng công ty
Đối với các đơn vị trong ngành có yêu cầu đòi hỏi riêng về lĩnh vực CNTT ( phần mề, đào tạo ) triển khai lắp đặt mạng và cung cấp thiết bị, dự án tự động hoá, trung tâm ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị và được thể hiẹn cụ thể qua sơ đồ sau: ( bảng 1 )
+ Quan hệ sản xuất kinh doanh với các đơn vị ngoài ngành
Các đơn vị ngoài ngành có yêu cầu đòi hỏi về lĩnh vực CNTT ( phần mềm, đào tạo ) triển khai lắp đặt mạng và cung cấp các thiết bị thuộc lĩnh vực tin học & TĐH, trung tâm cũng trực tiếp ký hợp đồng với các đơn vị và thống nhất triển khai dự án, thanh quyết toángiữa trung tâm với đơn vị ( không phải qua TCT ), được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau :
Khách
hàng
PIAC
Nhà cung
cấp
Thanh quyết toán với nhà nước cung cấp
Triển khai dự án
Thanh quyết toán với trung tâm
Nhu cầu (1)
Báo giá khách hàng(4)
Báo giá (3)
Yêu cầu chào giá (2)
Với nhiệm vụ và qui trình hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, qua thực tế hoạt động 5 năm từ 1996 – 2001 trung tâm đã đạt được một số thành tựu như :
+ Hoạt động triển khai các dịch vụ tin học và tự động hoá đã thống nhất và dần dần hoàn thiện hơn, tiết kiệm chi phí cho việc ứng dụng CNTT của các đơn vị trong ngành
+ Trung tâm đã nghiên cứu được một số các sản phẩm phần mềm về kế toán, kinh doanh, quản trị nhân lực ( đã đăng ký bản quyền tác giả )
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm ngày một hiệu quả, doanh thu hàng năm không ngừng nâng cao, lao động bình quân và thu nhập bình quân/ lao động được cải tiến theo hướng khả quan
Những kết quả đạt được thông qua một só chỉ tiêu tài chính
Đvt : 1000đ
ST2
Các chỉ tiêu
Thực hiện năm 1997
Thực hiện năm 1998
Thực hiện năm 1999
Tăng trưởng bình quân %
1
Tổng doanh thu
1.413.000
2.159.250
12.064.324
Trong đó
1.1
Doanh thu dịch vụ
1.413.000
2.159.250
2.988.189
-Phần mềm tin học, dịch vụ xử lý Y2K
730.000
860.000
1.955.656
-Đào tạo
316.300
446.615
268.190
-Bảo trì thiết bị
98.450
89.600
108.000
-Sản phẩm dịch vụ TĐH
86.000
589.642
505.323
-Dịch vụ mạng, CCTB
182.250
173.386
151.020
1.2
Kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin
677.968
9.076.135
2
Chi phí
2.044.756
2.382.893
3
Lợi nhuận
180.000
264.000
909.842
195,5
4
Lao động bình quân
27
32
34
12,4
5
NSLĐBQ / LĐ
52.333
88.656
102.941
43
6
Tổng quĩ lương
569.000
912.000
971.200
7
Lợi nhuận bình quân / LĐ
6.677
8.250
26.760
173
8
Tiền lương bình quân/LĐ/ tháng
1.756
2.356
2.382
9
Thu nhập bình quân / LĐ
2.641
3.119
3.162
10
Vốn kinh doanh
2.500.000
2.500.000
0
Đạt được những thành tựu như trên là nhờ vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân, CBCNV của trung tâm trong quá trình hoạt đọng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, trung tâm cũng còn có một số hạn chế như :
+ Các hoạt động triển khai cho ngành về CNTT & TĐH còn thiếu khách quan, một số lĩnh vực chưa thể hiện rõ giữa kinh doanh và phục vụ. Bên mua ( người giao ) và bên bán ( người thực hiện ) còn chưa rành mạch về quyền và trách nhiệm của mình. Dộu đến có những quan điểm và đánh giá không có sơ sở và lệch lạc, xuất hiện sự nghi ngờ thiếu tin cậy của TCT và các công ty đối với trung tâm
Một số những yêu cầu về xây dựng ngân hàng dữ liệu ngành hệ thống truỳen thông cung cấp thông tin phân tích hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo TCT, đầu tư CNTT có trọng tâm trọng điểm, xây dựng cấp độ, chuẩn trang thiét bị và tự động hoá. Đáp ứng một số sản phẩm phần mềm cho một số lĩnh vực khác của quản lý… chưa thực hiện được. Hàng hoá, sản phẩm chưa thực sự thoả mãn người dùng trên 3 tiêu thức ( Chất lượng, giá cả, thời gian )
Với một trung tâm mới được thành lập và đi vào hoạt động chính thức ( từ cuối năm 1998 trung tâm mới có đăng ký kinh doanh, thì việc còn tồn đọng những hạn chế, nhược điểm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Song thiết nghĩ để hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được cao hơn nữa thì trung tâm cần phải xác ddịnh cơ chế, khả năng, định hướng một cách rõ ràng cụ thể trong vấn đề tổ chức kinh doanh trong và ngoài ngành
II) Cơ cấu lao động của trung tâm tin học và tự động hoá PETROLIMEX
Được chính thức thành lập ngày 27/ 05/1998 theo quyết định 252/QĐ - TCT. Trung tâm tin học và tự động hoá Petrolimex trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam./ Tên giao dịch quốc tế là Petrolimex Information & Automation Centre ( PIAC ). Trung tâm ra đời với mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho các dơn vị trong ngành và ngoài xã hội. Trong quá trình hoạt động của mình trung tâm có các trách nhiệm sau:
+ Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc tổ chức kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, vật tư, thiết bị phục vụ ngành tin học và tự dộng hoá đáp ứng nhu cầu của TCT và xã hội
+Tổ chức quản lý khai thác an toàn và hiệu qủa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn tổng công ty, hệ thống thông tin liên lạc tại văn phòng tổng công ty và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong và ngoài nước
+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc định hướng chiến lược và xác định qui mô phát triển công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử – tự động hoá theo các kế hoạch nhắn hạn và dài hạn, xác định yêu cầu công nghệ và hỗ trợ cho các dự án triẻn khai ứng dụng, phát triển của tổng công ty
Với những trách nhiệm trên, cơ cấu tổ chức hoạt động của trung tâm được thể hiện như sau:
*Tổ chức bộ máy của trung tâm
Trung tâm có giám đốc và phó giám đốc giúp việc. Giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Tổng công ty về tổ chức chỉ đạo, diều hành mọi hoạt động của trung tâm theo qui định của tổng công ty
Trung tâm có trụ sở tại số 1 Khâm Thiên – Hà Nọi, chưa có các chi nhánh tại các địa phương. Lúc đầu trung tâm có các phòng ban
+ Phòng tin học
+ Phòng tự động hoá
+ Phòng thiết bị
+ Phòng kế toán - tài chính
+ Phòng tổ chức – hành chính
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của sản xuất, cũng như chiến lượcphát triển kinh doanh, trung tâm còn lại các phòng ban
-Phòng tin học
-Phòng tự động hoá
-Phòng kế toán - tài chính
-Phòng tổ chức hành chính
Mối quan hệ giữa các phòng ban trong cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm được thể hiện qua sơ đồ sau:
PIAC
Giám đốc
Phòng
TCHC
TP
Phòng
NV
TP
Phòng
KTTC
TP
CB
CB
CB
CB
CB
CB
Nhân lực hiện tại của trung tâm có 42 người với độ tuổi bình quân tương đối trẻ (34 tuổi) , trong đó lao động nữ là 9 người chiếm 21,43% số lao động của trung tâm. Đảng viên là 13 người, chiếm 30,95% và dân tộc là 1 người. Để hiểu rõ hơn về thực trạng chấtlượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của trung tâm ta có thể xem xét cơ cấu lao động dưới các dạng sau:
Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng lao động
Loại hợp đồng
Số người
Tỷ lệ %
Lao động ký hợp đồng thử việc
1
2.38
Hợp đồng thời hạn 1 năm
11
26.19
Hợp đồng thời hạn3 năm
13
30.95
Hợp đồng theo một công việc nhất định
3
7.14
Hợp đồng không xác định thời hạn
14
33.33
Cơ cấu lao động phân theo trình độ
Trình độ
Số người
Tỷ lệ %
Trên đại học ( 1 TS khoa học, 1 thạc sĩ kinh tế )
2
4.76
Đại học
35
83.33
Trung cấp
4
9.52
Sơ cấp ( vệ sinh, quét dọn )
1
2.38
Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề đào tạo
Cấp bậc chuyên ngành đào tạo
Số người
Tỷ lệ
Tiến sĩ khoa học TĐH
1
2.38
Thạc sĩ KTTC
1
2.38
Đại học công nghệ thông tin
15
35.71
Đại học chuyên ngành tự động hoá
6
8.33
Đại học chuyên ngành toán
2
4.76
Đại học chuyên ngành kinh tế
6
14.29
Các chuyên ngành đào tạo khác
8
19.05
Thông qua quá trình phân tích và xem xét cơ cấu lao đông ở trên ta nhận thấy số lượng lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm và 3 năm là tương đối lớn, chiém 57,14%. Sở dĩ số lao động thuộc loại hợp đồng này chiếm tỉ lệ cao như vậy là do trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của một trung tâm đã không ngừng phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao số lượng lao động tại trung tâm ( Năm 1997 trung tâm mới chỉ có 27 người, đến nay số lao động của trung tâm đã tăng lên 42 người, tăng 15 người )
Chất lượng lao động tại trung cũng tương đối cao. Số lượng lao động có trình dộ đại học và trên đại học là 37 người, chiếm 88,1% và hầu hết số lao động này đang làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo của mình. Đây cũng chính là nhân tố hết sức quan trọng, góp phần vào sự hoạt động có hiệu quả của trung tâm trong những năm qua. Hiểu được tầm quan trong của nhân tố này, hàng năm trung tâm không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng lao đọng của đội ngũ CBCNV đang làm việc tại trung tâm. Hỗu hết số lao động của trung tâm đã tham gia dự các khoá học của trung tâm tổ chức về luật doanh nghiệp, luật hình sự, phương pháp soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ
Để hiểu rõ hơn số lượng lao động trên đã được phân công, sử dụng như thé nào ở mỗi phòng ban và để hiểu được tiến trình hoạt động của mỗi phòng ban trong cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm ta đi xem xét các ván đề:
1)Chức năng, nghiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận phòng ban.
Phòng tin học
*Chức năng
1.Tham mưu tư ván cho lãnh đạo trung tâm và tổng công ty về định hướng chiến lược ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch triển khai ứng
2. Xây dựng ngân hàng dữ liệu ngành
3.Quản lý thống nhất, bảo đảm an toàn việc ứng dụng tin học trong quản lý, chỉ đạo,điều hành của TCT đối với tất cả các đơn vị trong ngành.
4.Viết các phần mềm đào tạo phục vụ công tác quản lý theo yêu cầu của TCT và nhu cầu xã hội
5. Đào tạo tin học trong ngành và ngoài xã hội
*Nhiệm vụ :
1.Nghiên cứu khuynh hướng công nghệ CSDL trên thế giới và trong nước. Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo trung tâm và TCT về định hướng chiến lược ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành xăng dầu và chiến lược kinh doanh tin học ra thị trường bên ngoài
2.Xây dựng các qui định, tiêu chuẩn đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin( phần mềm và truyền thông )thống nhất trong toàn ngành
3.Tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao hàng năm
3.1.Xây dựng ngân hàng dữ liệu ngành, xây dựng hệ thống mạng truyền thông, tổ chức, quản lý việc khai thác đảm bảo tính an toàn, bí mật và hợp lý trong toàn ngành
3.2.Viết phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành của TCT và nhu cầu xã hội
3.3.Soạn thảo giáo trình đào tạo cơ bản, tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình theo các Version của sản phẩm và đào tạo, tập huấn triển khai ứng dụng các sản phẩm phần mềm của trung tâm trong toàn ngành và xã hội.
3.4. Bảo hành bảo trì nâng cấp các phần mềm hiện đang áp dụng trong toàn ngành và xã hội
3.5.Tiếp cận thị trường xã hội bán các sản phẩm phần mềm và xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài .
4. Tổ chức tự đào tạo nâng cao ,xây dựng đội ngũ cán bộ tin học của toàn ngành
5. Tham gia xây dựng các quy trình quản lý, xây dựng mức chi phí, tính toán giá thành, xây dựng kế hoạch trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của phòng.
6. Tham gia các dự án phát triển công nghệ thông tin và doanh nghiệp theo sự phân công của giám đốc thông tin.
*Quyền hạn:
Được quyền giao dịch với các nhà cung cấp và khách hàng trong quá trình nghiên cứu
Được quyền đề nghị các phòng ban của TCTy và các đơn vị cung cấp các yêu cầu thông tin về quản lý và các nghiệp vụ quản lý ở lĩnh vực có nhu cầu viết chương trình phần mềm.
Được quyền ký kết các hợp đồng mua- bán các sản phẩm theo mức độ được phân cấp.
Được quyền đề xuất và kiến nghị với giám đốc về tổ chức, biên chế của phòng đảm bảo hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao của phòng ( kèm theo là chức danh các công việc được phân công )
Phòng tự động hoá
*Chức năng
Tham mưu , tư vấn cho lãnh đạo trung tâm (TT) và TCTy về định hướng chiến lược ngắn hạn , dài hạn và kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá cho ngành xăng dầu.
Nghiên cứu các sản phẩm công nghệ tiên tiến của thế giới về lĩnh vực công nghệ tự động hoá nhằm triển khai áp dụng có hiệu quả tại TCTy xăng dầu và xã hội.
Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng cán bộ công nghệ tự động hoá (TĐH) trong toàn ngành
Xúc tiến xây dựng và trực tiếp triển khai các dự án hiện đại hoá ứng dụng công nghệ tự động hoá trong toàn nghành xăng dầu theo yêu cầu của các đơn vị cơ sở trong toàn ngành và xã hội .
Tham gia các dự án ngoài ngành xăng dầu
*Nhiệm vụ :
Tham gia xây dựng trương trình tổng thể về ứng dụng công nghệ tự động hoá tổng công ty xăng dâù về định hướng chiến lược ngắn hạn , dài hạn giai đoạn 1998-2000 và giai đoạn 2000-2010(nhiệm vụ TCTYgiao)
Xây dựng , tham gia các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ vcà nhà nước .
Xây dựng các cấp độ TĐH các kho xăng dầu trong toàn ngành.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch được giao hằng năm.
4.1.Tư vấn xây dựng dự án đầu tư, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán cho các công trình tự động hoá cho các đơn vị trong và ngoài ngành xăng dầu.
4.2. Tư vấn đầu tư cung cấp các thiết bị đo lường, tự động điều khiển chuyên ngành dầu khí, xăng dầu.
4.3Thiết kế chế tạo các phần cứng, tủ điều khiển mạch điều khiển
4.4.Thiết kế xây dựng các phần mềm điều khiển SCADAvà tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý MIS
4.5.Quản lý dự án, thi công lắp đặt các trang thiết bị và toàn bộ hệ thống TĐH
4.6.Soạn thảo giáo trình, tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị đo lường và TĐH
5.Tham gia xây dựng các qui trình quản lý, xây dựng định mức chi phí, tính toán giá thành, xây dựng kế hoạch trong lĩnh vực hoạt động SXKD của phòng
6.Quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm, tài sản của trung tâmphục vụ quá trình SXKD của phòng và trung tâm
7.Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng cán bộ công nghệ tự động hoá trong toàn ngành
8.Tham gia các dự án phát triển CNTT và doanh nghiệp theo sự phân công của giám đốc trung tâm
*Quyền hạn
1.Được quyền giao dịch với các nhà cung cấp và khách hàng trong quá trình nghiên cứu
2.Được quyền đề nghị các phòng ban của TCT và các đơn vị cung cấp yêu cầu thông tin về quản lý và các nghiệp vụ quản lý ở lĩnh vực ứng dụng TĐH
3.Được quyền ký các hợp đồng mua bán sẩn phẩm theo mức độ được phân cấp
4.Được quyền đề xuất và kiến nghị với giám đốc về tổ chức, biên chế của phòng nhằm đảm bảo hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao của phòng ( kèm theo là chức danh các công việc được phân công )
Phòng tổ chức hành chính
*Chức năng
1.Công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng truyền thống, bảo vệ nội bộ
2.Tổ chức bộ máy, màng lưới và công tác cán bộ
3.Tổ chức, quản lý lao động tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động
4.Công tác hành chính, văn thư
5.Công tác đối ngoại
6.Đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV Trung tâm
*Nhiệm vụ
+Tổ chức
1.Tìm hiểu tâm tư, tình cảm CBCNV trong cơ quan, đề xuất các biện pháp nhằm tạo động lực gắn bó CBCNV với trung tâm
2.Quản lý, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng
3.Đề xuất tổ chức bộ máy, màng lưới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và hướng phát triển của trung tâm
4.Đề xuất qui hoạch, đề bạt cán bộ
+Lao động tiền lương
5.Đề xuất tuyển dụng ký hợp đồng lao động
6.Làm các chế độ bảo hiểm
7.Xây dựng định mức lao động tổng hợp và đơn giá tiền lương hàng năm trình tổng công ty và các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt
8.Xây dựng, theo dõi bổ xung sửa đổi kịp thời các qui chế quản lý lao động, tiền lương, trả lương, phân phối thu nhập đối với người lao động áp dụng trong trung tâm
9.Theo dõi ngày công và kết quả lao động, tính toán chi trả lương, thưởng, phúc lợi
10.Đề xuất nâng bậc lương hàng năm
11.Trang bị phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với đặc điểm từng công việc
+Hành chính
12.Mua, sửa chữa thường xuyên các trang thiết bị văn phòng
13.Tiếp nhận theo dõi xử lý các công văn đi và đến
14.Đón và chỉ dẫn khách đến và làm việc tại trung tâm
15.Chẩn bị các điều kiện về phương tiện ( mua vé tàu xe, máy bay, thông tin đến các đơn vị nơi đến công tác hoặc xe con của trung tâm đưa đón CBCNV đi công tác )
16.Quản lý, mua, cấp phát văn phòng phẩm
17.Phục vụ nước uống cho cán bộ công nhân
18.Mua, sưu tầm các tài liệu văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất và truyền thống của trung tâm
19.Dọn dẹp các phòng làm việc và khu vực trung tâm hàng ngày
20.In ấn giáo trình tài liệu, lo các điều kiện về ăn ở, tổ chức phục vụ công tác đào tạo
21.Làm chính sách đối với các đối tác thường xuyên có quan hệ hợp tác giúp đỡ trung tâm
22.Tham gia các công tác xã hội của trung tâm
23.Khai thác thông tin đưa vào mạng Exchange
*Quyền hạn
1.Được quyền tham gia trực tiếp với giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ trong quá trình xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương và các vấn đề có liên quan trong kế hoạch tài chính kinh doanh và các kế hoạch cân đối khác
2.Được quyền tham gia trực tiếp với công đoàn trung tâm và phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Tổng công ty kiểm tra các đơn vị thành viên trong lĩnh vực lao động, tiền lương, thực hiện bộ luật lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động
3.Được đề nghị các phòng nghiệp vụ trung tâm cung cấp thông tin, báo cáo thuộc lĩnh vực lao động tiền lương và các vấn đề khác có liên quan
4.Được quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao
5.Được quyền yêu cầu CBCNV cung cấp những giấy tờ cần thiết liên quan đến bản thân và gia đình và báo cáo những vấn đề có liên quan đến an ninhvà kinh tế của từng CBCNV
6.Được quyền từ chối những đề nghị của các phòng khác trái với qui định hiện hành của nhà nước, Tổng công ty và trung tâm đề ra
7.Được quyền kiểm tra việc chấp hành nội qui, qui chế tổng công ty và trung tâm đề ra
8.Được quyền đề xuất và kiến nghị với giám đốc về tổ chức biên chế của phòng nhằm đảm bảo hoàn thanhf tốt chức năng và nhiệm vụ được giaop của phòng ( kèm theo là chức danh các công việc được phân công )
Phòng kế toán tài chính
*Chức năng
1.Giám sát bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm
2.Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế cho lãnh đạo về tình hình tài chính của trung tâm
3.Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng khai thác nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trung tâm
4.Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng tiêu thụ hsản phẩm hàng hoá, kảh năng sinh lợi cũng như tình hình ảnh hưởng làm thay đổi những điều kiện sản xuất kinh doanh, giúp giám đốc dự đoán chính xác tình hình phát triển của trung tâm trong tương lai
5.Tổ chức công tác kế toán thống kế phù hợp với tổ chức sxkd, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, hướng dẫn chế độ chính sách QLKTTC
6.Lưu giữ, bảo quản, quản lý tài liệu kế toán, vật tư tài sản, tiền mặt
7.Tham mưu về nghiệp vụ quản lý kế toán tài chính phục vụ cho việc lập trình và quảng cáo, giới thiệu chương trình tài chính kế toán với khách hàng
*Nhiệm vụ
1.Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trug thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của trung tâm, phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh
2.Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của trung tâm theo chế độ qui định
3.Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và các qui định của cấp trên cho toàn bộ CBCNV trong trung tâm thực hiện
4.Tổng hợp xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích hoạt động KTTC kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính của trung tâm. Kiểm tra, ký các hồ sơ mua, bán vật tư hàng hoá, hoàn thiện các hợp đồng và nghiệm thu thanh toán các khoản phải trả và đôn đốc thu hồi các khoản công nợ
5.Tính toán trích nộp đúng hạn các khoản phải nộp ngân hàng nhà nước, nộp BHXH, KPCĐ. Phối hợp với các phòng tổ chức thanh toán BHXH cho CBCNV
6.Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của trung tâm
7.Phối hợp các bộ phận từng bước xây dựng những qui định phục vụ cho quản lý và kinh doanh tại trung tâm
8.Lập báo cáo bán hàng, thống kê doanh thu theo các lĩnh vực. Hạch toán các bút toán điều chỉnh, trích phân bổ … kết chuyển xác định kết quả kinh doan 9.Phát hành các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hoá trên cơ sở trình phê duyệt giá mua, bán, quản lý hoá đơn VAT đã phát hành và chưa phát hành
10.Hạch toán và tính toán giá thành sản phẩm, dự án theo từng công trình, dự án và khoản mục giá thành
11.Quản lý quĩ tiền mặt tại trung tâm, chịu trách nhiệm về lượng tiền mặt tồn quĩ. Lập sổ quĩ, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản với ngân hàng. Báo cáo tồn quĩ, nhu cầu bổ xung hoặc nộp ngân hàng, những vấn đề liên quan đến chính sách của ngân hàng về lãi tiền vay, tiền gửi, phí chuyển tiền, thời gian chuyển tiền, thủ tục vay vốn…
12.Kiểm tra và lập báo cáo tài sản có định theo định kỳ và theo nhu cầu đột xuất
13.Quản lý hàng hoá tồn kho, mở thẻ kho, bảng kê theo dõi nhập xuất kho từng loại hàng hoá NVL
*Quyền hạn
1.Được quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong trung tâm chuyển đầy đủ kịp thời những tài liẹu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra kế toán
2. Được quyền yêu cầu các bộ phận hạch toán đúng tài khoản thuê, đảm bảo hoá đơn chứng từ hợp pháp, đúng thuế xuất, nộp thông báo thuế ( thuế nhập khẩu, thuế môn bài… )
3. Được quyền kiểm tra sự chính xác, tính hợp lý hợp lệ của chi phí, đúng chế độ và định mức cho phép
4.Được quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân thanh toán thu hồi công nợ
5.Được quyền đề nghị._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV569.DOC