LỜI MỞ ĐẦU
Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó nói lên giá trị, chỗ đứng của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Do đó xây dưng một thương hiệu mạnh luôn là mục tiêu thôi thúc các doanh nghiệp đạt tới
Đối với Việt Nam thì vấn đề thương hiệu được nói đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau các vụ : Cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc .... bị đánh cắp thương hiệu. Thì các doanh nghiệp của chúng ta cũng đã bắt đầ
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ý thức được việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình, vai trò của thương hiệu tới hiệu quả kinh doanh. Thương hiệu mạnh không chỉ nói lên giá trị của sản phẩm mà còn nói lên sự nổi tiếng của công ty, đại diện cho hình ảnh quốc gia. Tuy nhiên đối với măt hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay, thì việc xây dựng thương hiệu hiện nay vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm tới sản xuất mà không quan tâm lãng phí một tài sản vô hình của mình. Một số khác thì coi việc xây dựng thương hiệu chỉ cần đặt cái tên thật hay mà không biết rằng việc xây dựng thương hiệu là quá trình lâu dài, và đòi hỏi phải có sự nỗ lực liên tục và các kỹ năng và phương pháp
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp đã thúc đẩy em nghiên cứu và chọn đề tài : “ Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ”
Bố cục của đề tài gồm 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về thương hiệu sản phẩm
Chương 2 : Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay
Chương 3 : Giải pháp xây dựng thương hiệu trong thời gian tới
Do khuôn khổ của chuyên đề, kiến thức của người viết nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong có được sự góp ý và đóng góp của thầy cô và các bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU
Định nghĩa
Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, … hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh
Các ký hiệu, biểu tượng là một phần của một thương hiệu nhưng định nghĩa này như thế vẫn hoàn toàn đầy đủ. Walter Landor, một công ty đi đầu trong công nghiệp quảng cáo thì cho rằng : “ thương hiệu nói một cách đơn giản là một lời hứa. nó đưa ra một đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thông qua việc đặc định và cá biệt hoá sản phẩm, dịch vụ mà nó cung cấp”.
Trong cuốn sách “Building Strong Brands”, David Aaker đã định nghĩa : “ thương hiệu là một bất động sản giá trị nhất trên thế giới, đó là một góc trong tâm tưởng mỗi khách hàng”.và định nghĩa giá trị thương hiệu là: “ một tổ hợp tài sản (hay nợ nần) của công ty gắn kết với tên, biểu tượng thương hiệu và cộng thêm (hoặc bớt đi) vào giá trị của hàng hoá, dịch vụ”.
Đó là những định nghĩa rất hay nhưng có lẽ chính xác nhất vẫn là định nghĩa“ một thương hiệu là một tổ hợp những nhận thức trong tâm trí khách hàng”
Định nghĩa này có nhiều ưu điểm vì : thứ nhất, nó chỉ rõ rằng một thương hiệu rất khác với một sản phẩm hay dịch vụ. Một thương hiệu là một mảng vô hình tồn tại trong tâm trí khách hàng. Thứ hai, định nghĩa cho ta hiểu ý nghĩa của khái niệm “nấc thang trung thành” với thương hiệu của khách hàng. Mỗi người khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau về một sản phẩm, dịch vụ và do đó họ ở những nấc thang khác nhau của chiếc thang trung thành. Thứ ba, định nghĩa này chỉ ra cách thức xây dựng một thương hiệu. Một thương hiệu không chỉ được tạo dựng qua các biện pháp quảng cáo hiệu quả hay các logo đẹp mắt mà nó được tạo dựng qua toàn bộ những gì sản phẩm đem đến cho khách hàng. Cuối cùng, định nghĩa này rất ngắn gọn và dễ nhớ.
Thương hiệu thường được cấu tạo bởi hai bộ phận
Phần phát âm được: là những phần có thể đọc được như tên sản phẩm, tên công ty, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu và các yếu tố phát âm được khác.
-Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được, không tác động vào thính giác mà chỉ có thể được ghi nhận bằng thị giác như hình vẽ, màu sắc, biểu tượng, kiểu dáng, thiết kế, bao bì và các yếu tố khác được cảm nhận bằng thị giác.
Thương hiệu thể hiện ra bề ngoài là thiết kế của sản phẩm, dịch vụ, tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng…Tên thương hiệu đặt cho các sản phẩm có thể dựa vào con người dựa vào địa danh, tên động vật, hoặc các từ gắn liền với ý nghĩa của sản phẩm hoặc gợi lên những thuộc tính hoặc lợi ích quan trọng. Một số tên thương hiệu khác được thiết kế bao gồm các tiền tố và hậu tố nghe có vẻ khoa học hoặc quý giá ( bộ vi xử lý Intel, máy tính Compaq). Các yếu tố khác của thương hiệu như logo, biểu tượng có thể được căn cứ vào con người, địa điểm và các vật, các hình ảnh trừu tượng… theo các cách khác nhau.Thường thương hiệu được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá. Thực ra thương hiệu là một khái niệm rộng hơn. Thương hiệu là là bất kỳ những gì gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhằm làm phân biệt sản phẩm này với những sản phẩm khác và làm người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm. Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền.
1.2. Nội dung thương hiệu
Thương hiệu được cấu thành từ một tập hợp các dấu hiệu bao gồm: tên sản phẩm, tên công ty, con số, chữ viết tắt, logo hay biểu tượng, màu sắc,... và được phân thành hai nhóm sau:
- Nhóm dấu hiệu đọc được: gồm từ ngữ, chữ viết tắt, con số nhưng quan trọng nhất là tên sản phẩm. Ví dụ như Bia Sài Gòn, phần mềm Windows, bột giặt Omo, thuốc lá 555, bia 333... Yêu cầu đối với nhóm này là phải dễ đọc, dễ nhớ, tôn tạo chất lượng, tạo dựng uy tín và tranh thủ được thiện cảm.
- Nhóm dấu hiệu không đọc được, như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, ký hiệu, âm nhạc, kiểu chữ đặc thù.... Chúng ta có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được. Biểu tượng là một dấu hiệu mang tính điển hình hoá cao, có quy cách chặt chẽ, cô đọng và được cấu tạo bằng hình ảnh có cấu trúc nghiêm ngặt. Biểu tượng cần thể hiện được nghệ thuật thẩm mỹ cao, gây được ấn tượng mạnh, thu hút được sự chú ý như ngôi sao ba cánh trong một vòng tròn của Medcedes là sự cách điệu vô lăng xe hơi, cánh đại bàng và nét chữ in đậm có chân màu đỏ của Honda, chữ BP màu vàng trên nền xanh lá cây của Bristish Petrolium...
Ngoài ra, một thương hiệu hoàn chỉnh thường có thêm phần khẩu hiệu. Đây là phần không được pháp luật bảo hộ nhưng nó lại là những dấu hiệu quan trọng để thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp muốn đưa tới người tiêu dùng. Thông qua khẩu hiệu, khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng mà hàng hoá mang đến cho họ. Khẩu hiệu phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp cần truyền tải và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm giác sang trọng hoặc tò mò khi tiêu dùng sản phẩm (ví dụ: Biti’s- Nâng niu bàn chân Việt; Vinamilk- sức khoẻ và trí tuệ, Unilever -phục vụ thế giới người tiêu dùng, EZ-up- Cho mắt ai mãi tìm; Triump- Thời trang và hơn thế nữa; Dream- Không ngừng ước mơ; Heinerken- Chỉ có thể là Heinerken... )
Mục tiêu, ý nghĩa của thương hiệu
Mục tiêu
Mục tiêu của xây dựng thương hiệu là khuyến khích hoạt động sáng tạo, tạo nên những thương hiệu độc đáo, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã hội.
1.3.2. Ý nghĩa của thương hiệu
Thực tế hiện nay, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với người mua, thương hiệu giúp họ phần nào biết được về chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả mua hàng và nhận biết những sản phẩm mới có thể có ích cho họ. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhờ có thương hiệu họ có thể thống kê và quản lý các hàng hoá lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn. Thông qua quản lý việc đăng ký thương hiệu, họ có cơ sở để xử lý các vụ tranh chấp thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và quản lý.
Về mặt kinh tế
- Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, nhờ đó họ mua hàng nhiều hơn.
- Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm.
- Dễ thu hút khách hàng mới
- Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn
- Tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường
- Định giá cao và siêu cao (đối với thương hiệu cao cấp) cho phép doanh nghiệp thu được siêu lợi nhuận.
- Thương hiệu mạnh tạo uy tín cho việc giới thiệu thêm sản phẩm mới
- Thương hiệu mạnh tạo hình ảnh công ty, thu hút đầu tư, thu hút nhân tài.
- Thương hiệu mạnh tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Thương hiệu mạnh tạo sự trung thành của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp có nhiều khả năng lượng thứ của khách hàng khi doanh nghiệp mắc sai lầm.
Về mặt quản lý
- Thương hiệu giúp doanh nghiệp xử lý tốt các đơn đặt hàng. Mỗi doanh nghiệp thường sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, ngoài thương hiệu gia đình (như Vinamilk), mỗi sản phẩm đều có thương hiệu riêng (như Hồng Ngọc, Phương Nam, Ông Thọ...). Với các thương hiệu cá biệt này, doanh nghiệp có thể xử lý đơn đặt hàng cho từng loại, khi có rắc rối với một loại sản phẩm mang thương hiệu nào cũng sẽ được doanh nghiệp xác định nhanh và tìm cách xử lý kịp thời.
- Thương hiệu mạnh tạo nên sự xuyên suốt và tập trung trong nội bộ doanh nghiệp về việc xây dựng thương hiệu
- Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng trung thành và kiểm soát tốt hơn việc hoạch định marketing- mix
- Thương hiệu giúp người bán phân đoạn thị trường. Hãng P&G thay vì chỉ bán một loại bột giặt đã tung ra mười loại, mỗi loại có công thức khác nhau nhằm vào những thị trường riêng biệt.
Thương hiệu đã được đăng ký được pháp luật bảo vệ, không bị các doanh nghiệp khác đánh cắp.
Đăng ký thương hiệu
Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu
Nội dung đăng ký thương hiệu
Theo tài liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hầu như không giới hạn đối với các loại thương hiệu đăng ký. Thương hiệu có thể là một hoặc là sự kết hợp của những từ, chữ và những chữ số. Chúng có thể gồm hình vẽ, những ký hiệu, những dấu hiệu ba chiều, những dấu hiệu có thể nghe được như âm nhạc hoặc âm thanh, hương thơm hoặc màu sắc, sử dụng những đặc tính riêng biệt. Ngoài những thương hiệu xác định nguồn gốc thương mại của hàng hoá hoặc dịch vụ, còn tồn tại một vài loại thương hiệu, nhãn hiệu khác. Những nhãn hiệu tập thể thuộc về một hội, trong đó các thành viên sử dụng chúng để xác định mức chất lượng và yêu cầu do hội đặt ra. Những hiệp hội đó có thể đại diện cho kế toán, kỹ sư hoặc kiến trúc sư...
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu khá rộng bao gồm nhãn hiệu như VINATABA (thuốc lá), Trung Nguyên (cà phê), SAGIANG (bánh phồng tôm), VINAMILK (sữa); chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá như Phú Quốc (nước mắm), Tân Cương (chè), Chợ Đào (gạo), Made in Vietnam (“ xe máy, máy tính thương hiệu Việt Nam”); tên thương mại như PETRO VIETNAM, VNPT (Tên viết tắt của Tổng công ty Dầu khí; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông)... Do đó, đăng ký thương hiệu ở đây được hiểu là đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ hàng hoá (đăng ký trong nước), đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (khi đăng ký quốc tế).
Phương thức đăng ký thương hiệu
Đăng ký thương hiệu chính là cách để các doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, không bị xâm phạm bởi các doanh nghiệp khác. Hiện nay, trên thế giới, có ba phương thức đăng ký thương hiệu, đó là trực tiếp nộp đơn đến văn phòng thương hiệu quốc gia, gửi thư bảo đảm qua bưu điện và đăng ký qua mạng. Ở Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận hai phương thức đăng ký là nộp đơn trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm đến Cục Sở hữu trí tuệ (tên mới của Cục Sở hữu công nghiệp). Đăng ký qua mạng được nhiều nước trên thế giới chấp nhận trong đó có Mỹ. Hiện nay Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình, xem có ai tranh chấp không, bao giờ được công nhận.
Để đăng ký thương hiệu ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau:
- Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tới các Cơ quan Sở hữu trí tuệ nước ngoài đó.
- Nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng ký thương hiệu theo Thoả ước Madrid của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), trong đơn cần chỉ định các nước xin bảo hộ. Đơn này được chuyển tới Văn phòng WIPO tại Thuỵ Sỹ để xét duyệt và có thể được bảo hộ thương hiệu tại 52 nước thành viên của Thoả ước Madrid.
Nếu xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu thông qua hệ thống CTM. Đơn có thể gửi đến Cơ quan Sở hữu trí tuệ của EU là OHIM có trụ sở tại Tây Ban Nha hoặc bất kỳ Cơ quan Sở hữu công nghiệp nào trong các nước EU. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần là thương hiệu sẽ được bảo hộ tại 15 nước EU.
Thủ tục đăng ký thương hiệu
Theo luật pháp của các quốc gia trên thế giới, để đăng ký thương hiệu, trước hết phải chọn cho doanh nghiệp mình một thương hiệu và tìm hiểu xem thương hiệu đó đã được đăng ký chưa, sau đó gửi đơn đăng ký tới văn phòng thương hiệu quốc gia hoặc khu vực. Đơn đăng ký thương hiệu phải thể hiện rõ ràng thương hiệu đăng ký, bao gồm màu sắc, kiểu dáng, đặc điểm ba chiều. Đơn đăng ký phải gồm danh sách hàng hoá hoặc dịch vụ mà thương hiệu thể hiện. Dấu hiệu đó phải đáp ứng mọi điều kiện nhằm nhận được sự bảo vệ đối với các thương hiệu. Nó phải được đặc định hoá rõ rệt để phân biệt các thương hiệu khác nhau của các sản phẩm khác nhau. Thương hiệu không được gây nhầm lẫn hoặc lừa dối khách hàng cũng như vi phạm trật tự công cộng hay giá trị đạo đức. Cuối cùng, những quyền được áp dụng đối với chủ thương hiệu này không thể giống hoặc tương tự những quyền được dành cho một chủ thương hiệu khác.
Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có hệ thống đăng ký và bảo vệ thương hiệu. Mỗi văn phòng quốc gia hoặc khu vực đều giữ sổ đăng ký thương hiệu chứa thông tin đầy đủ về tất cả các hồ sơ đăng ký và sự gia hạn, các cuộc thẩm tra, nghiên cứu, khả năng phản đối của các bên thứ ba. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đăng ký chỉ giới hạn trong từng nước. Để tránh rắc rối do đăng ký riêng rẽ với văn phòng thương hiệu ở từng nước hoặc từng khu vực, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) điều hành một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở hai hiệp ước, Hiệp ước Madrid liên quan đến việc đăng ký thương hiệu quốc tế và nghị định thư Madrid. Cá nhân có mối liên hệ với một nước tham gia một trong hai hiệp ước này, nếu đăng ký với cơ quan thương hiệu của nước đó đều có thể nhận được một sự bảo đảm đăng ký quốc tế có hiệu lực trong một số hoặc tất cả các nước thuộc liên hiệp Madrid.
Ở Việt Nam, các thủ tục để đăng ký thương hiệu được hướng dẫn cụ thể trong thông tư của bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường số 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp như sau:
Đăng ký thương hiệu trong nước
Trước khi đăng ký thương hiệu, các doanh nghiệp nên tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hoá chỉ được bảo hộ khi được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ phải là tên địa lý của một nước hoặc một địa phương là nơi mà hàng hoá tương ứng được sản xuất và hàng hoá đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con người) của nước, địa phương đó quyết định.
Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu, cần tiến hành nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại bất kỳ địa điểm tiếp nhận đơn nào khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể gửi bằng hình thức bảo đảm qua Bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.
Các yêu cầu chung về đơn đăng ký thương hiệu là đơn phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, và phải đáp ứng các yêu cầu chung về hình thức như sau:
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Văn bằng bảo hộ, loại Văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể trình bày bằng ngôn ngữ khác.
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm) trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu được đưa thêm vào đơn với lý do cần thiết để bổ trợ hoặc minh hoạ thêm mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn, do đó có thể được trình bày một cách khác;
- Nếu loại tài liệu nào cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó bằng cách điền vào những chỗ thích hợp dành riêng;
- Mỗi loại tài liệu phải bao gồm đủ số lượng bản theo yêu cầu; nếu một loại tài liệu bao gồm nhiều trang thì tại giữa đầu mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ảrập;
- Các tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ một cách rõ ràng sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa.
- Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưng phải dịch ra tiếng Việt:
+ Giấy uỷ quyền (nếu có)
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao đơn đã nộp; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động....)
+ Giấy chuyển quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu quyền ưu tiên và quyền đó được thụ hưởng từ người khác)
+ Các tài liệu liên quan nhằm chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (đơn đầu tiên, chứng nhận trưng bày tại triển lãm...);
+ Các tài liệu gốc hoặc sao từ bản gốc mà người nộp đơn đưa vào đơn để bổ trợ cho đơn.
Các yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Ngoài các yêu cầu chung trên, đơn nhãn hiệu còn phải tuân theo các yêu cầu sau:
Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây: Mục 8 thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có gắn mẫu nhãn hiệu, làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành, gồm 3 bản; (xem phụ lục 1)
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm 1 bản;
- Mẫu nhãn hiệu, gồm 15 bản;
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...) gồm 1 bản;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...), gồm 1 bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó, gồm 1 bản;
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng...
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản.
Các tài liệu trên phải nộp đồng thời, riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn:
- Bản gốc tài liệu giấy uỷ quyền nếu trong đơn đã có bản sao
- Tài liệu bản sao đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ảrập hoặc chữ số Lamã thì phải dịch ra chữ số Ảrập. Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt khác nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm, dịch vụ (theo Thoả ước Nixơ).
Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác phải được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ 80mm x 80mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15mm.
Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Các yêu cầu đối với đơn đăng ký tên gọi xuất xứ
Ngoài các yêu cầu chung, đơn tên gọi xuất xứ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành, gồm 3 bản; (xem phụ lục)
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v.), gồm 1 bản;
- Bản thuyết minh về đặc thù chất lượng của sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong đó có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm 1 bản;
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất hoặc kinh doanh thương mại có tính chất, chất lượng đặc thù và được sản xuất tại vùng lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá đó (phù hợp với thuyết minh trong tài liệu thuyết minh) gồm 1 bản;
- Bản sao Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá do nước xuất xứ cấp, hoặc tài liệu của nước xuất xứ xác nhận quyền của người nộp đơn được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ tại nước xuất xứ (nếu tên gọi xuất xứ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài) gồm 1 bản;
- Bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá trong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn, gồm 1 bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần) 1 bản;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản
Nếu người nộp đơn chỉ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đối với một tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng bạ từ trước thì trong đơn không cần có các tài liệu: bản thuyết minh về đặc thù chất lượng của sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong đó có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá trong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn. Nếu tên gọi xuất xứ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài thì trong đơn không cần có hai tài liệu trên và bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v.)
Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng bản gốc của giấy uỷ quyền có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn nếu trong đơn đã có bản sao.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chất đặc thù của loại sản phẩm mang tên gọi xuất xứ và xác nhận rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất ra mang tính chất đặc thù đó là các cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá của trung ương hoặc địa phương nơi có tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Sau khi doanh nghiệp nộp đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra lại danh mục các tài liệu ghi trong tờ khai; đóng dấu xác nhận ngày đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ vào tờ khai; ghi nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu ghi trong tờ khai và số tài liệu thực có trong đơn; sơ bộ kiểm tra đơn để kết luận có tiếp nhận đơn hay không; gửi cho người nộp đơn một tờ khai đã đóng dấu xác nhận ngày đơn đến, số đơn và có ghi kết quả kiểm tra danh mục tài liệu, có họ tên, chữ ký của cán bộ nhận đơn.
Sau đó Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý hồ sơ của đơn đã tiếp nhận và xét nghiệm hình thức. Nếu đơn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo, người nộp đơn phải sửa chữa các thiếu sót đó. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ ghi trên dấu nhận đơn; riêng đơn có tài liệu nộp muộn thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày bổ sung đủ các tài liệu đó. Trước ngày kết thúc thời hạn nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ phải xét nghiệm xong về mặt hình thức và phải có thông báo cho người nộp đơn.
Tiếp đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xét nghiệm nội dung đơn nếu đơn đó đã được chấp nhận hợp lệ và người nộp đơn nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Trong thời hạn này, người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn và phải nộp lệ phí theo quy định nhưng việc sửa đổi, bổ sung không được làm thay đổi bản chất đối tượng, không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã nêu trong đơn.
Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn là 9 tháng với đơn nhãn hiệu, 6 tháng đối với đơn tên gọi xuất xứ tính từ ngày ký thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu trong quá trình xét nghiệm nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm nội dung có thể kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho mục đích sửa chữa, bổ sung tài liệu.
Đăng ký quốc tế thương hiệu
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sau để thực hiện việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình tại nước ngoài
Nộp đơn đăng ký quốc tế qua Thoả ước Madrid
Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá có hiệu lực từ năm 1891. Việt Nam là thành viên của Thoả ước này từ năm 1949. Tính đến ngày 18/1/2002 có 52 nước tham gia Thoả ước Madrid. Làm và nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ra nước ngoài theo thoả ước Madrid được quy định cụ thể trong điều 24 thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế thương hiệu theo thoả ước Madrid với điều kiện thương hiệu đó đã được đăng ký tại Việt Nam.
Đơn này phải được làm bằng tiếng Pháp theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí, bằng cách ghi vào các mục riêng dành cho người nộp đơn (trừ các mục dành riêng cho Cục Sở hữu trí tuệ và Văn phòng quốc tế) và phải kèm theo các mẫu thương hiệu. Trong đơn cần ghi rõ các nước thành viên Madrid mà người nộp đơn muốn thương hiệu được bảo hộ. Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số lệ phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn. Nếu người nộp tin chắc số lệ phí được tính là đúng hoặc sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số lệ phí phải nộp, người nộp đơn phải nộp khoản lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế. Ngoài ra người nộp đơn cũng phải nộp thêm khoản lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn đăng ký quốc tế thương hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày Cục này nhận đơn sẽ được coi là ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó.
Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký.
Đơn quốc tế phải chịu những khoản phí sau:
- Phí cơ bản (653 Fr Thuỵ Sỹ) cho nhãn hiệu đen trắng; 903 Fr. Thuỵ Sỹ cho đơn yêu cầu bảo hộ màu);
- Phí bổ sung đối với mỗi bên tham gia được chỉ định (73 Fr. Thuỵ Sỹ cho mỗi nước);
- Phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm.
Đăng ký quốc tế có hiệu lực 10 năm, có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp phí gia hạn.
Ưu điểm của việc đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid là sau khi đăng ký thương hiệu với Cơ quan xuất xứ (Cục sở hữu trí tuệ) chủ thương hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ cho một cơ quan và chỉ phải nộp các khoản phí cho một cơ quan. Thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng cơ quan thương hiệu của các bên tham gia khác nhau, bằng các ngôn ngữ khác nhau và phải trả các khoản phí riêng biệt cho từng cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng các lợi thế trên.
Nộp đơn trực tiếp
Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều có Luật bảo hộ thương hiệu hàng hoá. Khác với đơn đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid, để thương hiệu của mình được bảo hộ tại một nước nào đó các doanh nghiệp phải nộp đơn trực tiếp vào nước đó. Mỗi nước phải nộp một đơn yêu cầu bảo hộ thương hiệu hàng hoá. Đơn phải làm bằng ngôn ngữ của nước đó, phải trả các khoản phí liên quan cho cơ quan thương hiệu của nước đó.
Việc nộp đơn trực tiếp có những thuận lợi:
- Được chọn bất kỳ quốc gia nào mà mình cho rằng thương hiệu cần phải được bảo hộ (miễn là ở nước đó có luật bảo hộ thương hiệu hàng hoá). Nếu nộp đơn theo Thoả ước Madid thì chỉ được chọn nước là thành viên của Thoả ước.
- Đơn yêu cầu bảo hộ thương hiệu nộp trực tiếp không bị phụ thuộc vào việc thương hiệu đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ hay chưa, không bị ràng buộc về mẫu thương hiệu, khối lượng bảo hộ (danh mục sản phẩm/dịch vụ).
Chẳng hạn để đăng ký thương hiệu hàng hoá sang Mỹ và Nga, các doanh nghiệp phải thực hiện các bước như sau:
Đăng ký thương hiệu hàng hoá sang Mỹ
Cơ sở nộp đơn đăng ký thương hiệu hàng hoá:
- Thương hiệu đã sử dụng tại Mỹ
- Thương hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ
- Thương hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (l._.à thành viên của Công ước Paris hoặc của thoả ước về thương hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
- Thương hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thoả ước về thương hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận)
Quy trình xét nghiệm:
- Đơn đăng ký thương hiệu hàng hoá sẽ được xét nghiệm trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của xét nghiệm viên trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký thương hiệu hàng hoá.
- Nếu không có đơn phản đối, thương hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng hoặc đã đăng ký tại một nước khác sẽ được cấp giấy chứng nhận. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng thương hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký thương hiệu sẽ được cấp bằng.
- Như vậy thời gian đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.
Lệ phí đăng ký một thương hiệu hàng hoá tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại thương hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn thương hiệu cũng phải nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.
Địa chỉ liên lạc:
- Tại Hà Nội: Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP), 51B Lý Thái Tổ, Hà Nội, ĐT: (04)88260687. E-mail: investiphn@hn.vnn.vn
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: INVESTIP, 31 Hàn Thuyên, quận 1, tp HCM. ĐT: (08)8292400. Email: investiphcm@hcm.vnn.vn
Đăng ký thương hiệu sang Nga
Để đăng ký thương hiệu sang Nga, người đăng ký phải nộp đơn cho Viện sở hữu công nghiệp Nga theo mẫu của Viện. Sau đó các nhân viên phân tích của Viện sẽ tiến hành giám định thương hiệu đó. Chu trình giám định chia làm 2 phần: Giám định sơ bộ và giám định đơn đăng ký. Chỉ sau khi đơn lọt qua được phần giám định sơ bộ để xem có bị trùng mẫu không thì Viện mới tiến hành giám định kỹ đơn của người xin cấp chứng nhận. Giấy chứng nhận của Viện cấp cho căn cứ trên những đặc điểm riêng biệt của người xin giám định.
Theo thủ tục thông thường, chu trình xét duyệt đơn này kéo dài từ 1,5 đến 2 năm. Có phương thức làm gấp rút cũng phải mất 6 tháng theo các mốc thời gian như sau:
- Ký nhận đơn của người xin cấp chứng nhận: vào ngày nộp hay ngày hôm sau
- Quyết định tiếp nhận hay từ chối đơn: nhanh- 10 ngày, chậm 1,5 tháng.
- Tiến hành đăng ký thương hiệu: nhanh 5-6 tháng, chậm 1,5-2 năm.
- Cấp chứng nhận thương hiệu hàng hoá: nhanh 10 ngày, chậm 1,5-2 tháng tính từ ngày nhận kết quả giám định lần cuối.
Về phí đăng ký thương hiệu: được chia làm 2 phần:
- Phần thu vào ngân sách nhà nước
- Phần trả cho cơ quan tiến hành đăng ký
Tuỳ vào mặt hàng và thương hiệu hàng hoá, phần nộp cho ngân sách nhà nước có thể bắt đầu từ 10000 rúp đến 100000 rúp. Tiền trả cho Viện có thể từ 200$ đến 500$.
Giấy chứng nhận thương hiệu hàng hoá được lưu giữ trong 10 năm, sau đó phải gia hạn.
Những quy định pháp lý hiện nay trên thế giới về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp
3.1. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu
Khi muốn đăng ký thương hiệu hàng hoá ra nước ngoài, một trong những cách mà các doanh nghiệp nghĩ đến là đăng ký qua hệ thống Madrid. Hệ thống này được tạo nên từ hai Hiệp ước là Hiệp định Madrid và Thoả ước Madrid. Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu được thông qua ngày 14 tháng 4 năm 1891 cho phép tất cả các quốc gia ký kết Hiệp định được bảo hộ thương hiệu hàng hoá, dịch vụ của mình ở một nước hoặc tất cả các nước thành viên. Việc này được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký quốc tế trong lĩnh vực đó ở một nước, bằng một ngôn ngữ (tiếng Pháp) với những thủ tục đơn giản nhất, nộp một khoản phí bằng một đồng tiền duy nhất.
Gần 100 năm sau vào ngày 27 tháng 6 năm 1989 một hiệp ước liên quan cũng được thông qua ở Madrid được gọi là Thoả ước liên quan đến đăng ký quốc tế thương hiệu của Hiệp định Madrid và thường được gọi tắt là Thoả ước Madrid. Thoả ước này vẫn dựa trên mục đích cơ bản của Hiệp định Madrid nhưng cho phép nộp đơn đăng ký bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và làm phong phú thêm những quy định ban đầu của Hiệp định Madrid. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng Hiệp định Madrid và Thoả ước Madrid vẫn là hai Hiệp ước riêng biệt nhưng vì giữa chúng có nhiều điểm chung nên thường được đề cập đến như là “Hệ thống đăng ký Madrid”.
a. Quy định về đăng ký quốc tế thương hiệu theo Thoả ước Madrid
Thoả ước Madrid cho phép bất cứ cá nhân hay công ty nào của nước thành viên bảo hộ hàng hoá, dịch vụ của mình trên bất kỳ hay toàn bộ quốc gia thành viên còn lại bằng cách đăng ký quốc tế thương hiệu. Bất cứ lúc nào, sau khi đăng ký tại quốc gia mình, người đăng ký có thể nộp đơn đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá hay dịch vụ đó. Người nộp đơn cần xác định rõ những quốc gia chỉ định. Đơn đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ được chuyển đến trụ sở chính của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Gơnevơ, nơi sẽ cấp chứng chỉ đăng ký và công bố việc đăng ký. Đồng thời, WIPO cũng sẽ gửi các bản sao của đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký thương hiệu của những quốc gia chỉ định trong đơn đăng ký. Tuy nhiên, mỗi cơ quan tiếp nhận đăng ký vẫn có quyền từ chối bảo hộ thương hiệu hàng hoá ở đất nước đó. Do vậy, đăng ký thương hiệu quốc tế chỉ có hiệu lực ở những quốc gia mà đơn đăng ký không bị từ chối hoặc sự phản đối không thành công.
b. Từ chối
Cơ quan đăng ký thương hiệu ở mỗi quốc gia chỉ định sẽ có thời gian 18 tháng để từ chối bảo hộ thương hiệu ở quốc gia mình. Trong trường hợp có sự phản đối việc từ chối thì thông báo có thể tiến hành sau 18 tháng, miễn là cơ quan đó thông báo với WIPO rằng sự phản đối có thể thành công.
c. Những đối tượng có thể đăng ký quốc tế thương hiệu theo Thoả ước Madrid
Những đơn đăng ký theo thoả ước Madrid phải là đơn của các cá nhân hoặc doanh nghiệp của những nước đã ký Thoả ước này. Quốc gia mà cá nhân hay doanh nghiệp mang quốc tịch hoặc thiết lập hoạt động kinh doanh hiệu quả và thực tế sẽ được coi là quốc gia của doanh nghiệp đó. Một người trước khi nộp đơn đăng ký quốc tế phải nộp đơn đăng ký thương hiệu tại quốc gia của mình.
d. Ngày đăng ký quốc tế
Ngày đăng ký thương hiệu quốc tế là ngày tổ chức đăng ký thương hiệu ở quốc gia của người đăng ký nhận được đơn đăng ký miễn là WIPO nhận được đơn đăng ký đúng mẫu trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó. Nếu WIPO không nhận được đơn đăng ký đúng mẫu trong vòng hai tháng kể từ ngày đó thì ngày WIPO nhận được đơn đăng ký sẽ là ngày đăng ký. Việc khiếu nại do chưa đăng ký quốc gia hoặc do đăng ký cùng một thương hiệu có thể thực hiện miễn là đơn đăng ký thương hiệu quốc tế được nộp trong vòng 6 tháng sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu quốc gia.
e. Ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ của Thoả ước Madrid là tiếng Anh và tiếng Pháp
f. Chi phí
WIPO sẽ tính phí cơ bản cho việc nộp đơn đăng ký quốc tế một thương hiệu theo 3 cấp. Người nộp đơn cũng phải nộp thêm một khoản phí cho mỗi quốc gia chỉ định trong đơn đăng ký. Tuy nhiên, một số quốc gia sẽ tính phí riêng với từng cá nhân và loại phí sẽ thay cho phí đối với quốc gia chỉ định do WIPO tính và sẽ cao hơn đáng kể so với phí chỉ định quốc gia.
Khi gia hạn, một lần nữa WIPO sẽ thu khoản phí cơ bản và một khoản phụ phí cho các quốc gia chỉ định. Đối với một số quốc gia nhất định, một khoản phí riêng sẽ được tính đối với việc gia hạn.
g. Sự phụ thuộc vào đăng ký tại quốc gia sở tại
Đăng ký thương hiệu quốc tế phụ thuộc vào hiệu lực của đăng ký thương hiệu quốc gia trong 5 năm đầu. Nói cách khác, nếu đơn đăng ký tại quốc gia sở tại bị từ chối hay nhầm lẫn, sai sót hoặc bị huỷ trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế thì việc đăng ký thương hiệu quốc tế cũng bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, có một điều khoản quan trọng về vấn đề này đó là nếu đăng ký quốc tế thương hiệu bị huỷ bỏ trên cơ sở này thì người sở hữu thương hiệu vẫn có quyền nộp đơn đăng ký ở tất cả các quốc gia được phép đăng ký và vẫn giữ ngày đăng ký thương hiệu quốc tế như cũ. Để giữ ngày đăng ký, cần phải chuyển việc đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ thành đơn đăng ký quốc gia trong vòng 3 tháng kể từ ngày bị huỷ bỏ.
h. Mở rộng phạm vi bảo hộ
Sau khi đăng ký quốc tế thương hiệu, có thể mở rộng phạm vi bảo hộ sang các quốc gia khác. Đơn xin mở rộng lãnh thổ bảo hộ có thể nộp bất cứ lúc nào sau khi đăng ký. Việc đăng ký quốc tế thương hiệu sẽ có hiệu lực ở các quốc gia được chỉ định thêm kể từ ngày WIPO chấp nhận đơn đăng ký mở rộng lãnh thổ bảo hộ. Một lần nữa, các cơ quan tiếp nhận đăng ký ở các quốc gia chỉ định thêm vẫn có quyền từ chối bảo hộ thương hiệu trên lãnh thổ nước mình.
i. Thời hạn hiệu lực
Đăng ký bảo hộ theo Thoả ước Madrid sẽ có hiệu lực trong 10 năm đầu và sẽ được gia hạn mỗi lần 10 năm
k. Cơ quan tiếp nhận đăng ký
Việc tiếp nhận đăng ký thương hiệu quốc tế có thể được giao cho một hoặc toàn bộ các quốc gia chỉ định đối với một số hoặc toàn bộ hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải là thành viên được phép của quốc gia sở tại cho phép đảm nhận việc này theo thoả ước Madrid. Tên và địa chỉ các cơ quan này được ghi trong văn bản của WIPO.
Hiệp định những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ( TRIPS) của WTO
Hiệp định TRIPS được thảo luận và thông qua ở vòng đàm phán Uruguay năm 1986-1994 lần đầu tiên chính thức đưa các quy định về sở hữu trí tuệ vào hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực quy định trong điều 02 Điều ước quốc tế cơ bản về sở hữu trí tuệ, là Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của sở hữu trí tuệ vì các nước thành viên WTO phải điều chỉnh pháp luật của họ để phù hợp với hiệp định TRIPS. Hiệp định này bảo hộ các lĩnh vực: bản quyền và các quyền liên quan; thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, giống cây trồng mới.
Những quy định về thương hiệu trong hiệp định này được nêu ở phần 2 từ điều 15 đến 21. Về khía cạnh này, Hiệp định nêu rõ những kiểu dấu hiệu nào thích hợp, đủ điều kiện để được bảo vệ như những thương hiệu và những quyền tối thiểu nào mà những người sở hữu thương hiệu được công nhận. Theo Hiệp định này, những thương hiệu dịch vụ cũng phải được bảo vệ như những thương hiệu hàng hoá. Những thương hiệu nổi tiếng ở mỗi quốc gia phải được bảo hộ kể cả khi chưa đăng ký. Các quy định cụ thể của Hiệp định này về thương hiệu như sau:
a. Đối tượng được bảo hộ
Bất cứ dấu hiệu nào hoặc sự kết hợp các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều được gọi là thương hiệu. Những dấu hiệu như vậy cụ thể là tên riêng, những chữ, số và các biểu tượng, sự kết hợp màu sắc hoặc sự kết hợp các dấu hiệu như vậy sẽ được đăng ký như là những thương hiệu. Nếu những dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan thì các thành viên phải đăng ký thông qua việc phân biệt khả năng sử dụng của chúng. Điều kiện để các thành viên có thể đăng ký là những dấu hiệu đó phải phân biệt được bằng mắt thường.
Các doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu tuỳ thuộc vào việc sử dụng. Tuy nhiên, một thương hiệu được sử dụng trong thực tế không phải là điều kiện để một người đăng ký bảo hộ. Doanh nghiệp được phép nộp đơn đăng ký thương hiệu có ý định sử dụng trong vòng 3 năm. Tính chất của hàng hoá ở đơn đăng ký thương hiệu không được trùng với hàng hoá đã nộp đơn trước đó.
Các doanh nghiệp sẽ công bố thương hiệu trước khi hoặc ngay sau khi được đăng ký và phải có lý do hợp lý thì mới được bác đơn. Các doanh nghiệp có thể được tạo điều kiện để đăng ký môt thương hiệu đã bị phản đối.
b. Quyền của chủ sở hữu
Chủ sở hữu thương hiệu đã đăng ký có quyền ngăn cản tất cả bên thứ ba nào sử dụng những dấu hiệu thương mại giống hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký mà việc sử dụng này có thể dẫn đến nhầm lẫn khi không được phép của chủ sở hữu thương hiệu. Quyền được mô tả trên đây sẽ không xâm phạm đến bất kỳ quyền lợi nào đã có từ trước hay ảnh hưởng đến khả năng một thành viên khác có quyền sử dụng sản phẩm.
Điều 6bis của Công ước Paris (1967) sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích đáng về chi tiết đối với dịch vụ. Để xác định một thương hiệu có nổi tiếng hay không, các thành viên phải tính đến sự hiểu biết của đông đảo công chúng về thương hiệu trong khu vực.
c. Những ngoại lệ
Có thể đặt ra một số ngoại lệ hạn chế đối với quyền được cấp với điều kiện không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường thương hiệu hàng hoá và không ảnh hưởng bất hợp lý tới quyền của chủ sở hữu thương hiệu.
d. Thời hạn bảo hộ
Đăng ký ban đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký của một thương hiệu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian không ít hơn 7 năm. Thương hiệu có thể được gia hạn với số lần không giới hạn.
e. Yêu cầu sử dụng
Nếu người đăng ký không sử dụng thương hiệu trong thời gian ít nhất là 3 năm thì đăng ký đó bị huỷ bỏ trừ phi người sở hữu thương hiệu có những lý do biện minh xác đáng cho việc không sử dụng này. Đó phải là những lý do khách quan cản trở việc sử dụng thương hiệu đó như quy định hạn chế nhập khẩu hoặc những quy định của chính phủ nước khác đối với hàng hoá hoặc dịch vụ được bảo vệ bằng thương hiệu.
Khi người sở hữu thương hiệu đồng ý, người khác có thể sử dụng thương hiệu đó nhằm mục đích duy trì việc đăng ký thương hiệu.
f. Những yêu cầu khác
Người đã đăng ký thương hiệu được độc quyền sử dụng thương hiệu đó. Những người khác chỉ được sử dụng thương hiệu này nếu được người chủ sở hữu thương hiệu chuyển nhượng
Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ của ASEAN
Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại cũng như đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN và tầm quan trọng của sự hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ khu vực, ngày 15 tháng 12 năm 1995, tại Băng Cốc Thái Lan, đại diện chính phủ các nước Brunei, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan để tạo cơ sở vững chắc cho tiến trình phát triển kinh tế khu vực, tạo nên một ASEAN phồn thịnh. Phạm vi hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ không kể những lĩnh vực khác gồm có: bản quyền và các quyền liên quan, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật thông tin và sơ đồ bố trí mạch tích hợp.
Các hoạt động hợp tác theo Hiệp định này nhằm mục đích thúc đẩy việc quản lý hành chính quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia ASEAN, để thúc đẩy hợp tác ASEAN trong việc thực hiện và bảo hộ sở hữu trí tuệ và để khai thác khả năng thiết lập hệ thống thương hiệu, văn bằng sáng chế ASEAN.
Để đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các nước ASEAN, các doanh nghiệp có thể điền vào 2 mẫu đăng ký. Trong mẫu đăng ký khu vực có hướng dẫn cụ thể để giúp người đăng ký dễ dàng khi điền mẫu.
3.4. Luật thương hiệu của các quốc gia
Thương hiệu là một mảng trong sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có luật liên quan đến thương hiệu và đăng ký thương hiệu. Tại Nhật Bản, bên cạnh các luật nhằm mục đích bảo hộ sở hữu trí tuệ như Luật văn bằng sáng chế, Luật thiết kế, Luật bản quyền, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật về sơ đồ bố trí mạch tích hợp thì Luật thương hiệu cũng có tầm quan trọng lớn góp phần bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Tại Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào dùng chữ “thương hiệu” nhưng thương hiệu được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) hay các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, chính là các đối tượng của sở hữu công nghiệp. Do đó những văn bản pháp lý về thương hiệu cũng là những văn bản pháp lý về sở hữu công nghiệp. Đó là những văn bản sau :
- Nghị định số 31/CP (23.01.1981) và Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật- hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.
Nghị định số 197/HĐBT (14.12.1982) và Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá
- Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (11.2.1989)
- Nghị định số 84/HĐBT (20.03.1990) về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật- hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng
- Nghị định số 63/CP (24.10.1996) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp
- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP (06.03.1999) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- Nghị định số 54/2000/NĐ-CP (03.10.2000) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
- Nghị định số 06/2001/NĐ-CP (01.02.2001) về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp
4. Sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế.
Trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay khi thứ tồn tại theo quy luật của thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất không ngừng cạnh tranh để dành ưu thế về mình. Trong khi chất lượng giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp ngày càng được thu hẹp, thì vấn đề cốt lõi của các doanh nghiệp để có thể dành lợi thế trong kinh doanh là chú trong đầu tư xây dựng thương hiệu có uy tín.
Sau khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài càng gay gắt hơn. Nhất là đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh của các nước có thế mạnh như Trung Quốc, các nước ASEAN…Là mặt hàng được coi là chiến lược của Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhưng đến nay chưa có tên tuổi, đa số khi xuất khẩu đều mang nhãn mác nước ngoài, do đó đã làm giảm rất nhiều giá trị của sản phẩm. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của thương hiệu Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây đã có chính sách khuyến khích phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp và các làng nghề cũng đã băt đầu quan tâm hơn đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm của mình. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình cũng là bước đầu cho thấy sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY
Khái quát thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây
Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ
Nhận thức của doanh nghiệp và nhà quản lý
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thương hiệu ngày càng trở thành vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như hình ảnh của đất nước trên thị trường thế giới. Nó ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến hang loạt những vụ thương hiệu hang Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài, nhà nhà, người người nhắc đến thương hiệu nhưng thật sự hiểu biết về thương hiệu không nhiều. Ngay cả đối với doanh nghiệp và nhà quản lý, thương hiệu là vấn đề cốt lõi quyết định đến thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhưng nhận thức về vấn đề này vẫn còn khá mơ hồ và lúng túng. Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm về vấn đề này : một số người thì thờ ơ với thương hiệu, một số thì nóng vội cái gì cũng gắn với thương hiệu mà không rõ bản chất của vấn đề là cốt lõi để có thương hiệu mạnh là chất lượng sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu trong nền kinh tế thị trường, chưa thấy rõ ảnh hưởng của thương hiệu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệo mình. Cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng chỉ thổi phồng lên, nhất là cho ngành thủ công mỹ nghệ đa số mang tính truyền thống nên việc xây dựng thương hiệu là vô ích. Trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ thì đây là vấn đề không chỉ đối với doanh nghiệp mà là cả nhà quản lý. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm chắc về thủ tục đăng ký thương hiệu hang hóa : đăng ký ở đâu, làm như thế nào và cần những tài liệu gì. Đối với nhà quản lý, nhiều cán bộ còn lúng túng chưa phân biệt rõ thế nào là nhãn mác, nhãn hiệu, thương hiệu. Theo nghiên cứu mới đây, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có giá trị thấp là do chúng ta chưa xây dựng được hình ảnh của mình, mới chỉ dừng lại ơ việc gia công làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Trong hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ số đơn vị đăng ký, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình rất ít, mới có 4 sản phẩm đăng ký thương hiệu tại nước ngoài. Qua đó chúng ta thấy phần nào sự lơ là của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Xu hướng thứ hai là sùng bái thương hiệu mà quên đi cái cốt lõi của thương hiệu mạnh là chất lượng sản phẩm. Các nhà doanh nghiệp cứ cho rằng đăng ký thương hiệu là bán được sản phẩm, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm
Như vậy, cho đến nay nhận thức về xây dựng thương hiệu sản phẩm của nhiều doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng và trong tất cả các lĩnh vực còn nhiều vấn đề lơ là. Để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, cần phải mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức thương hiệu cho những người này, vì họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng danh tiếng cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thương trường thế giới.
Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây
Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây đã cho thấy phần nào kết quả nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp và nhà quản lý. Theo Thoả ước Ni-xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu ngày 15.06.1957, được sửa đổi tại Stốckhôm 14.07.1967 và tại Giơnevơ ngày 13.05.1977 và được bổ sung tại Giơnevơ ngày 28.09.1979. Thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu nằm trong nhóm 19, 20, 21. Theo thỏa ước Ni-xơ ta có:
Ðơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ theo nhóm sản phẩm từ 1999 đến 2007
Nhóm sản phẩm và dịch vụ
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
01
216
135
114
194
177
273
343
356
397
02
97
61
42
77
138
251
216
321
405
03
392
254
340
410
453
536
807
836
921
04
56
38
32
61
51
66
60
87
108
05
765
774
820
1166
1415
1629
2928
4169
5756
06
105
68
92
146
145
202
230
346
353
07
124
82
71
155
216
300
353
452
479
08
36
31
26
67
46
41
59
103
79
09
493
351
281
528
461
617
815
1060
1193
10
72
57
35
62
89
88
92
126
142
11
144
149
93
188
227
390
417
587
664
12
206
121
233
482
385
409
347
584
650
13
12
09
00
13
0
3
4
7
2
14
86
43
34
65
37
61
86
112
131
15
03
03
01
8
1
8
5
20
12
16
217
266
148
235
265
293
429
435
452
17
64
47
36
76
73
65
81
101
126
18
125
44
32
84
62
101
166
175
266
19
91
79
60
81
147
345
418
415
565
20
75
51
41
74
70
154
266
312
333
21
156
95
57
143
125
192
241
242
279
22
11
10
07
21
8
12
28
33
37
23
12
05
08
35
8
14
32
37
31
24
38
43
25
73
34
65
145
131
155
25
237
254
187
341
350
412
671
697
895
26
17
22
12
59
11
14
18
39
58
27
18
12
01
10
7
8
8
30
24
28
126
64
55
90
80
62
129
158
192
29
230
160
153
211
335
528
557
622
650
30
391
326
311
579
627
921
1029
1263
1504
31
62
52
40
110
162
311
366
514
370
32
236
116
76
212
255
320
446
590
714
33
103
43
36
84
54
135
134
256
252
34
175
112
128
120
127
137
120
147
118
35
135
197
288
551
623
1079
1653
2035
2262
36
93
82
45
149
98
158
276
308
393
37
139
76
27
136
123
216
396
462
507
38
66
44
28
154
58
73
67
91
163
39
86
76
52
129
139
182
280
386
502
40
19
33
06
24
27
47
152
167
227
41
119
91
16
134
108
187
295
407
572
42
514
264
76
438
347
259
327
448
570
43
191
290
468
609
44
73
99
135
212
45
8
16
42
49
Nguồn : Cục sở hữu trí tuệ
Như bảng trên, ta thấy đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ tăng theo các năm, trong đó nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đã tăng cao trong những năm gần đây. Năm 1999 thì nhóm mặt hàng này chỉ là 322 tổng số đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ, đến năm 2007 đã tăng đột biến lên 1177 tăng gấp 3 lần. Nhưng tỉ lệ này chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với tổng số đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ, chỉ chiếm khoảng gần 5%. Qua đó chúng ta thấy phần nào nhận thức của các doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu tính theo nhóm hàng từ năm 1999 đến năm 2007
Theo báo cáo của cục sở hữu trí tuệ, thì số lượng nhãn hiệu hàng hóa mới được các doanh nghiệp Việt Nam bảo hộ năm 2007 tăng 14,5 lần so với năm 1992. Số đơn nộp theo thỏa ước Madrid cũng tăng đáng kể. Mấy năm trở lại đây số lượng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của người Việt Nam cũng tăng rất nhiều so với các năm trước.
Ðơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp
từ 1992 đến 2007
Năm
Ðơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
1992
890
592
1482
1993
1747
613
2360
1994
1595
3022
4617
1995
2270
3866
6136
1996
1419
2712
4131
1997
2217
3416
5633
1998
2323
3118
5441
1999
1645
3165
4810
2000
1614
2028
3642
2001
2380
1786
4166
2002
3483
2399
5882
2003
3095
3250
6345
2004
6560
2258
8818
2005
8599
3536
12135
2006
10641
4275
14916
2007
12884
5134
18018
Nguồn : Cục sở hữu trí tuệ
Trong năm 2007 thì số lượng nhãn hiệu hàng hóa mới của người Việt Nam bảo hộ đã tăng gấp gần 3 lần so với người nước ngoài. Nhưng so với số lượng các doanh nghiệp đang kinh doanh thì con số này vẫn còn khá thấp. Đây không chỉ là vấn đề không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cả của những nhà hoạch định chính sách phát triển của đất nước, trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia
Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực của Việt Nam
Mặt hàng mây tre đan
Hiện nay các mặt hàng mây tre đan của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 80 thị trường với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên những mặt hàng xuất khẩu vẫn là những mặt hàng truyền thống như : khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ,…. Thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng cao nhất đối với các mặt hàng này, cụ thể trong tháng 5 kim nghạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre đan của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 817 nghìn USD tăng 18,6% so với tháng 4. Tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 3,7 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2006. Một số mặt hàng tre đan xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng khá mạnh là các mặt hàng Bình làm bằng tre trong tháng 5 đạt 256 nghìn USD, tăng 106,5% so với tháng 4. Mặt hàng rổ, rá bằng tre đạt 73 nghìn USD tăng 3689,9% . Mặt hàng khay tre đạt 88 nghìn USD tăng 156,3% ; mặt hàng giỏ tre đạt 3 nghìn USD tăng 422%.... Bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ giảm như bát, đĩa bằng tre, chậu tre, mành tre, thùng, sọt bằng tre…Kế đén là thị trường Đức với kim nghạch xuât khẩu trong tháng 5 đạt 647 nghìn USD tăng 71,2% so với tháng 4, đưa tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan của Việt Nam vào thị trường Đức đạt 2,4 triệu USD, tăng 181,5% so với cùng kỳ 2006 và chiếm 11,8% tổng kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu vào Đức trong tháng 5 là bát, đĩa tre, rổ, rá, bình tre, bàn ghế tre , hộp tre …..
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu mây tre đan, nhưng rất ít các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp. Công ty sản xuất – dịch vụ và xuất khẩu nam Hà Nội ( Haprosimex ) là một trong hiếm những doanh nghiệp xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm của mình. Trong những mặt hàng mới có thảm rơm chùi chân. Rơm được phơi khô, xông bằng lưu huỳnh cho trắng áo ngoài cọng rơm, rồi được thắt bím để kết thành thảm như đay cói. Với nguyên liệu rơm, thảm có giá thấp hơn số lượng thảm được nhiều hơn. Nhiều khách hàng từ Ý, Slovakia, Đan Mạch, Nhật đặt hàng thảm rơm với số lượng lớn. Haprosimex đã xuất hơn 100 container hàng thảm rơm trị giá 3.200 USD. Mặt hàng thảm rơm đã tạo ra nhiều công ăn việc làm lúc nông nhàn cho người dân các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như Long An, Tiền Giang. Từ kiểu dép đan cói trước đây, Haprosimex thay bằng nguyên liệu dây bình lục và bẹ chuối. Dép bình lục, dây chuối được kết them hoa vải để tạo nét độc đáo, dùng đi trong nhà. So với dép cói chỉ có một màu vàng của cói, dép đan bằng bẹ chuối có màu vàng ngà của bẹ chuối phơi khô, lại có cả màu mốc tự nhiên của thân chuối , được khách hàng nước ngoài ưa thích. Chỉ riêng mặt hàng dép mới này công ty đã xuất sang các nước Nhật, Tây Ban Nha , Hàn Quốc nhiều lô hàng trị giá 500000 USD. Nếu cứ làm theo những kiểu dép cũ thì sẽ không thể hấp dẫn khách hàng đặt mua những hợp đồng lớn như vậy.
Riêng mặt hàng rương đựng quần áo, vật dụng gia đình có hình quả bí ngô ( bí đỏ ) là mặt hàng mới gây thích thú cho nhiều khách hàng. Trên khung sắt uốn hình trái bí ngô, các chất liệu bằng dây rừng, dây chuối, dây đay… khéo léo quyện vào nhau tạo thành hình bí ngộ nghĩnh. Trước đây công ty đã xuất cả trăm ngàn rương đủ loại hình dáng : vuông , trụ, tam giác…Những kiểu rương này đã quá quen thuộc đến nhàm chán. Thế là tìm cách đưa ra kiểu dáng mới và đạt hiệu quả cao.
Nhưng nhìn chung các mẫu mã của các doanh nghiệp Việt Nam thường làm theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. V._.đăng ký ra thị trường nước ngoài là khá tốn kém.
Tuyên truyền quảng bá thương hiệu
Một thương hiệu luôn phải được chăm sóc, duy trì và phát triển. Để phát triển thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp cần tuyên truyền, quảng bá tỉ mỉ cho thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trên các phương tiện khác nhau, tiến hành giới thiệu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị, tăng cường công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra một mối thiện cảm và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng với hàng hoá của doanh nghiệp.
Các công cụ để thực hiện quảng bá thương hiệu gồm có quảng cáo, quan hệ với công chúng, hội chợ triển lãm thương mại. Quảng cáo có thể được thực hiện trên các phương tiện nghe nhìn như trên truyền hình, đài phát thanh, qua internet; trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, các tờ catalogue, các tờ rơi, lịch quảng cáo; trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáo điện tử, các pha nô quảng cáo hay quảng cáo trên các phương tiện giao thông, vật phẩm quảng cáo, quảng cáo bằng các sự kiện lạ. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể quảng bá thương hiệu bằng cách kết hợp các tour du lịch thăm các làng nghề truyền thống, để du khách trực tiếp tham quan và xem tân mắt quá trình làm ra sản phẩm.
Tóm lại, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt động để tạo ra cho được một “hình ảnh rõ ràng và khác biệt” cho riêng mình.
Những giải pháp về chính sách phát triển
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Con người là mục tiêu đồng thời cũng là chủ thể của mọi hoạt động nên muốn xây dựng được thương hiệu vững mạnh cần phải có những con người có trình độ chuyên môn giỏi về lĩnh vực thương mại. Do đó, cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để mọi người đều có nhận thức đúng đắn về thương hiệu, xây dựng được một đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi để tạo cho doanh nghiệp thương hiệu độc đáo và có khả năng đứng vững trên thị trường.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phải được xây dựng cho cả các cán bộ trong các cơ quan quản lý thương hiệu và cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với các cán bộ nhà nước trong các cơ quan quản lý thương hiệu, cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để họ có khả năng cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến thương hiệu trên thế giới và xử lý việc đăng ký thương hiệu của các doanh nghiệp nhanh chóng. Những cán bộ này rất quan trọng nên hơn ai hết họ là những người cần có kiến thức sâu rộng, nhận thức toàn diện về thương hiệu để giúp đỡ các doanh nghiệp, những nhà vườn làm các thủ tục đăng ký thương hiệu.
Trong nội bộ các công ty cũng cần coi trọng chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Những người trong phòng ban chức năng chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu phải được đào tạo thành những người giỏi, có chuyên môn trong công việc. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là nhiệm vụ của riêng họ mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong công ty. Toàn bộ thành viên phải nhận thức được vấn đề này và nỗ lực hết sức cho sự thành công của thương hiệu doanh nghiệp. Một chính sách đào tạo nhân lực hợp lý sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu vững mạnh.
Chính sách hỗ trợ tài chính
Vốn là một vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp nước ta đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu. Khi Việt Nam mở cửa, nhiều công ty đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Do có tiềm lực tài chính mạnh mẽ họ không những tôn vinh thương hiệu của họ tại thị trường Việt Nam mà còn nhanh chóng tận dụng cả những thương hiệu Việt Nam bằng cách mua lại những thương hiệu nổi tiếng và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là tập đoàn Unilever đã chớp cơ hội khai thác chỉ dẫn địa lý Phú Quốc (một địa danh lịch sử nổi tiếng đã in đậm dấu ấn trong tâm trí người Việt) với sản phẩm nước mắm Knoor Phú Quốc. Tập đoàn này cũng đã nhanh tay mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD sau đó đổi mới hình ảnh, đưa P/S thành thương hiệu lớn của hãng tại Việt Nam.
Tài chính có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại rất thiếu vốn nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đệ trình được dự án khả thi để xây dựng thương hiệu. Bản thân doanh nghiệp cũng phải ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu để có chiến lược đầu tư thích đáng cho xây dựng và quảng bá, coi đó là khoản tiền đầu tư thu lợi nhuận cho tương lai chứ không phải là khoản chi phí.
Chính sách xúc tiến thương mại quốc tế
Hiện nay, khái niệm xúc tiến thương mại được nhắc tới nhiều mà cơ quan trực tiếp quản lý của Việt Nam là Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại. Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua, bán (xúc tiến xuất khẩu) và cung ứng dịch vụ bao gồm các hoạt động: thông tin thương mại -nghiên cứu thị trường, tổ chức tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức cho các đoàn thương nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường Việt Nam, đại diện thương mại hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, triển lãm, khuyến mại hàng hoá và dịch vụ.
Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ không thể được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến cũng như không thể nổi tiếng nếu không có chính sách xúc tiến thương mại quốc tế tốt. Đây là vấn đề mà cả nhà quản lý vĩ mô lẫn nhà doanh nghiệp đều phải quan tâm. Họ phải phối hợp với nhau để xác định thị trường, phong tục, tập quán tiêu dùng, sở thích, niềm tin, mức độ thanh toán, các yêu cầu của thị trường, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu.
Những giải pháp tổ chức và quản lý thương mại
Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Như chúng ta đã biết, nhận thức sẽ quyết định hành động của con người, có nhận thức đúng thì mới hành động đúng được. Vì vậy muốn xây dựng thương hiệu nói chung, thương hiệu cho hàng nông sản nói riêng, cần phải nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp về vấn đề này. Sự hiểu biết đầy đủ về bảo hộ thương hiệu sẽ thúc đẩy việc tạo ra và bảo hộ kịp thời các thương hiệu. Nếu không có nhận thức đầy đủ về thương hiệu, các cơ quan quản lý không thể hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp, không thể bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp khỏi bị làm giả còn các doanh nghiệp không những không bảo vệ được hàng hoá của mình mà có khi còn vô tình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chẳng hạn như cơ sở sản xuất đã sử dụng trước các nhãn hiệu hàng hoá nhưng không xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho mình dẫn đến tình trạng người sử dụng sau lại đăng ký bảo hộ trước (theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên- điều 16 NĐ63/CP) hoặc có trường hợp người sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp nhưng không biết mình đã trùng hoặc tương tự nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp của người khác.
Để nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải:
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị về thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý hàng năm. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý thương hiệu tham dự các khoá học, hội thảo ngắn ngày tại nước ngoài.
- Phát hành các văn bản pháp quy dưới dạng thông tin chuyên đề, sách hỏi đáp phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, tập san thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp.
- Tổ chức các hội thi sáng tạo, thiết kế thương hiệu và có quy định rõ thương hiệu phải có khả năng bảo hộ.
Đơn giản hoá phương thức tổ chức đăng ký thương hiệu
Việc bảo hộ thương hiệu hàng hoá trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay ngày càng quan trọng và càng mang tính quốc tế cao nên việc tạo ra sự đơn giản về thủ tục, ít tốn kém về kinh phí và hiệu quả cao trong việc xác lập quyền đối với thương hiệu hàng hoá trong nước và ra nước ngoài là tất yếu. Thực tiễn về việc thực hiện các thủ tục trong việc nộp Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam và ra nước ngoài còn nhiều thiếu sót trong giai đoạn hình thức và đạt hiệu quả thấp trong giai đoạn nội dung. Có tới hơn 60%
số đơn không được chấp nhận hợp lệ về hình thức đúng thời hạn vì có thiếu sót, người nộp đơn chưa được hướng dẫn đầy đủ về thủ tục và do đó ảnh hưởng đến ngày nộp đơn hợp lệ và thời hạn xét nghiệm nội dung đồng thời kết quả của đơn cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị kéo dài bằng một thời hạn tương ứng. Vì vậy, để được thông qua đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và nhiều lần đi lại.
Để đơn giản hoá phương thức đăng ký thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ nên thuê một công ty tin học viết phần mềm đăng ký, tổ chức đăng ký qua mạng. Khi các doanh nghiệp muốn nộp đơn đăng ký thương hiệu, họ tự khai vào mẫu trên mạng, nếu những thương hiệu họ định đăng ký trùng hoặc có bất cứ sai sót nào về mặt hình thức thì máy không chấp nhận. Như thế các doanh nghiệp sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc xét nghiệm hình thức và Cục sở hữu trí tuệ cũng nhàn hơn.
Những kiến nghị và đề xuất
Kiến nghị đối với nhà nước
Cần sớm xây dựng và hoàn thiện Bộ luật thương hiệu riêng
Xây dựng luật thương hiệu riêng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về thương hiệu. Bởi vì khi đã nắm vững được luật trong nước ý thức xây dựng và bảo vệ của nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khỏi bỡ ngỡ khi gặp phải các tranh chấp về thương hiệu ở nước ngoài. Trên cơ sở luật thương hiệu, Chính phủ đưa ra những văn bản hướng dẫn thống nhất, tránh những mâu thuẫn.
Hiện nay, luật điều chỉnh các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam được gộp trong một phần của Luật Dân sự, các văn bản dưới luật cũng được ban hành để điều chỉnh tất cả các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hàng hoá, tên xuất xứ, bí mật thương mại, bằng sáng chế, thiết kế, giống cây mới...với tên gọi chung là“sở hữu công nghiệp”. Từ đó các văn bản pháp lý cũng đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh chung cho “sở hữu công nghiệp” và “nhãn hiệu” khiến cho người đọc cảm thấy rất mơ hồ vì các thủ tục về đăng ký, thời gian bảo hộ, người nộp đơn, quyền ưu tiên, quyền nộp đơn của các đối tượng là không thể giống nhau. Đây là nguyên nhân khiến cho điều luật khó đi vào cuộc sống khiến người dân cảm thấy đăng ký thương hiệu cho hàng hoá là vấn đề phức tạp, khó khăn.
Thương mại ngày càng phát triển thì vai trò của thương hiệu ngày càng quan trọng đặc biệt đối vớí hàng thủ công mỹ nghệ một mặt hàng chủ lực của nước ta. Chính phủ cần xây dựng một luật thương hiệu cơ bản có tính tới các thay đổi về mặt kinh tế, xã hội hướng tới hệ thống luật có tính cả việc sử dụng thương hiệu trên internet. Đây là công việc mà có nước trên thế giới đã đi trước chúng ta hơn 100 năm.
Tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Chính phủ không nên dùng ngân sách Nhà nước để bao cấp hoàn toàn trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vì số doanh nghiệp của chúng ta rất nhiều mà nên tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, có chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu. Các chính sách này bao gồm chính sách về pháp lý đảm bảo hệ thống pháp luật minh bạch, có hiệu lực trong đăng ký và xử lý tranh chấp, bảo hộ quyền sử dụng thương hiệu; chính sách hỗ trợ tài chính như cho những doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về thương hiệu, có chiến lược xây dựng thương hiệu khả thi vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp; chính sách giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu không chỉ tại thị trường trong nước mà ở cả thị trường nước ngoài.
Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có tính đặc thù, dễ mở rộng quy mô ra các vùng lân cận, dễ bắt chước mà ý thức về thương hiệu của người nông dân còn thấp. Vì vậy, nhà nước cần tổ chức tuyên truyền đến các vùng nông thôn, tổ chức các lớp học miễn phí, nâng cao nhận thức của họ về thương hiệu. Các vấn đề về thương hiệu cũng nên được đưa vào các trường đại học, để những chủ nhân tương lai của đất nước có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, góp phần xây dựng thương hiệu Việt Nam vững mạnh. Có như vậy thì mới tránh được việc xâm phạm thương hiệu một cách vô ý.
3.1.3. Xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu
Để giới doanh nghiệp có thể nắm bắt được các qui định của luật pháp quốc tế cũng như ở riêng từng thị trường xuất khẩu thì vai trò phổ biến, tuyên truyền và tập huấn của các cơ quan pháp luật và các cơ quan chức năng khác là vô cùng cần thiết. Việc hàng loạt các thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp nước ta chưa sẵn sàng hội nhập, chưa trang bị cho mình kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế cũng như chưa được sự hỗ trợ kịp thời từ phía nhà nước. Khi hiệp định thương mại mới trong quá trình đàm phán thì các công ty của Mỹ đã tranh thủ đăng ký trước các thương hiệu của Việt Nam, để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra thì việc phổ biến các qui định về thương hiệu hay những đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ khác cần phải được tiến hành kịp thời, sâu rộng trong giới doanh nghiệp.
Việc thành lập trung tâm như trên sẽ phân định rõ ràng các công việc cần làm, vai trò của tổ chức cụ thể hơn và đáp ứng kịp thời những người có nhu cầu tìm hiểu một cách thuận lợi hơn. Chức năng chính của trung tâm tư vấn về thương hiệu như sau:
- Cung cấp thông tin, hỗ trợ việc làm thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế. Vai trò này khiến trung tâm có đặc điểm như một văn phòng tư vấn pháp luật giúp các doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ xin đăng ký cũng như những hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, các công việc cần đáp ứng trong suốt qui trình đăng ký hay khi có những tranh chấp xảy ra. Với sự tồn tại của tổ chức như vậy sẽ loại bỏ được tâm lý e ngại của các doanh nghiệp cho rằng thủ tục đăng ký quốc tế là rất phức tạp, phiền hà và tốn kém. Bên cạnh đó, cần đặt ra mục tiêu cho tổ chức nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu, tạo mọi thói quen cho tất cả các doanh nghiêp phải đăng ký thương hiệu như là xin cấp giấy phép kinh doanh khi bắt đầu có ý định đầu tư, gây dựng một nhãn hiệu, mặt hàng nào đó.
- Thứ hai là chức năng về xây dựng thương hiệu. Kích thích nhu cầu xây dựng thương hiệu, nâng cao quyết tâm và mức độ đầu tư cho thương hiệu; huấn luyện và giúp doanh nghiệp biết cách xây dựng và đầu tư có hiệu quả cho thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao về marketing cũng như sự am hiểu về đặc điểm nhu cầu của các thị trường khác nhau, từ cách thức tiếp cận, thu thập thông tin tới thiết kế thương hiệu, rồi các chương trình quảng bá thương hiệu..., sự yếu kém về vốn kiến thức và kinh nghiệm nói trên không chỉ riêng ở khối doanh nghiệp mà cả ở các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại. Vì vậy cần phải có tổ chức nghiên cứu sâu và có chuyên môn riêng. Hiện nay, ở nước ta cũng đã có các công ty tư vấn về xây dựng thương hiệu nhưng đây là loại hình kinh doanh mới cho nên sẽ không thể tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm hay tính chuyên nghiệp trong khi đó thuê một công ty tư vấn nước ngoài thì vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp.
3.1.4. Điều chỉnh quy định về hạn chế chi phí quảng cáo
Hiện nay các doanh nghiệp đều cho rằng việc nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp đầu tư 5- 7% doanh thu cho chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm là một yếu tố cản trở khả năng phát triển thương hiệu của công ty. Ngoại trừ các sản phẩm đặc chủng thì hầu hết các công ty đều phải đầu tư cho quảng cáo tiếp thị khi muốn giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam sẽ rất khó được người tiêu dùng biết tới khi mà chi phí đầu tư để quảng cáo tiếp thị mặt hàng chỉ bằng 5-7% doanh thu trong khi đối thủ cạnh tranh lại là các hãng nước ngoài có thể đầu tư tới 40% cho quảng cáo thương hiệu, để phủ tràn ngập thông tin về hàng hoá trên thị trường.
Mỗi mặt hàng có những đặc điểm khác nhau, trong một chu kỳ sống của một sản phẩm các hoạt động về khuyếch trương thương hiệu cũng đòi hỏi qui mô và tần suất khác nhau vì vậy việc cố định mức chi phí như vậy sẽ làm cho các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được các mức chi phí đầu tư cho thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Chính phủ cần phải điều chỉnh ở mức hợp lý và linh hoạt với từng loại mặt hàng, thị trường, vòng đời của sản phẩm... hay có thể bỏ mức khống chế về chi phí quảng cáo tiếp thị thương hiệu vì còn có nhiều biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn là hạn chế đầu ra của doanh nghiệp.
Đề xuất đối với doanh nghiệp - điều kiện để có thương hiệu mạnh và uy tín cao.
Nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ
Tiến trình hội nhập đang gõ cửa từng doanh nghiệp. Sự thành công đến đâu trong quá trình này là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và thương hiệu mạnh chính là yếu tố để doanh nghiệp tự khẳng định mình. Yếu tố làm cho thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hoá, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng mà hàng hoá mang lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp có mặt hàng thủ công mỹ nghệ cần:
- Tăng tỷ lệ hàng chất lượng cao: đây là giải pháp duy nhất để giải quyết tồn tại lớn từ lâu nay của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của nước ta là số lượng tăng nhưng giá trị lại luôn giảm. Nhược điểm lớn nhất của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam là chưa có nhiều hàng có giá trị nghệ thuật, số lượng nhiều nhưng chủ yếu là có phẩm cấp trung bình và kém. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần tập trung đầu tư vào chiều sâu chất lượng từ khâu chọn nguyên liệu.
- Bao bì và đóng gói sản phẩm: việc ghi nhãn hàng phải tuân thủ đầy đủ các qui định của nước nhập khẩu. Bao bì hàng hoá là yếu tố tác động đầu tiên tới thị giác, tâm lý của người tiêu dùng. Họ yêu cầu rất cao nên cần phải ghi đầy đủ những thông số về nguồn gốc. chất liệu....
Nâng cao ý thức của tất cả thành viên trong công ty về thương hiệu
Như đã đề cập ở trên, chất lượng hàng hoá, các dịch vụ chăm sóc khách hàng là gốc rễ của khả năng thâm nhập, phát triển và tồn tại của một thương hiệu mà những yếu tố này lại chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, công nhân sản xuất, đội ngũ nhân viên bán hàng, các đại lý phân phối hàng hoá. Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì môi trường văn hoá doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài lãnh đạo cũng như khả năng dùng người của ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo cần có các biện pháp khen thưởng khích lệ hợp lý, sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc-phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi thành viên từ công nhân sản xuất tới những người có học vị cao đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty, họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới.
Vì vậy, mỗi công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để công nhân hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên.
Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, mỗi công ty sẽ xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp, có các quyết sách đúng đắn về đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động marketing đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty. Tất nhiên trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được sự đồng hành và hỗ trợ về mặt chính sách, đào tạo, tài chính của nhà nước.
3.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển trong một môi trường kinh tế cạnh tranh mang qui mô toàn cầu như hiện nay thì đều phải có một chiến lược phát triển của riêng mình, phù hợp với môi trường doanh nghiệp cũng như có khả năng thích ứng với những thay đổi của các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàng khác cần xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình. Để khỏi lúng túng ở giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp nên mời một công ty tư vấn chuyên nghiệp về xây dựng thương hiệu để tìm hiểu các phương án xây dựng thương hiệu từ nhu cầu phát triển của công ty mình, hai bên sẽ phối hợp cùng nhau để xây dựng một chương trình hành động tổng lực dài hạn.
Các yêu cầu sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu khác nhau, việc lựa chọn chiến lược thương hiệu tên nhãn hiệu thống nhất, tên nhãn hiệu riêng biệt, tên nhãn hiệu tập thể hay kết hợp đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường và nhu cầu phát triển của công ty. Trong quá trình triển khai chiến lược, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các bước đã lập ra để thương hiệu đó trở thành tài sản vô giá và được bảo vệ an toàn.
Liên kết để xây dựng thương hiệu
Hiện nay, uy tín thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất kém, năng lực xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp cũng rất yếu cả về kinh nghiệm, tính chuyên môn và vốn đầu tư. Trên thị trường các nước phát triển, các kênh phân phối rất chặt chẽ và xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang tăng dần, trước mắt thì các doanh nghiệp của ta không đủ khả năng thể tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ để trực tiếp giới thiệu thương hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành hàng là vô cùng cần thiết. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một hội ngành hàng sẽ tạo ra sức mạnh có thể đáp ứng được các hợp đồng có giá trị lớn thời gian giao hàng nhanh, yêu cầu đa dạng về mẫu mã. Sự liên kết trong tiếp thị và quảng bá thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt là: mở rộng khách hàng trên cơ sở cùng nhau giới thiệu khách hàng; cùng nhau chia sẻ các thông tin về thị trường, xu hướng mẫu mã, các rủi ro cần tránh... và cùng nhau xúc tiến thương mại; hỗ trợ và chia sẻ với nhau về kỹ thuật và kinh nghiệm, nguồn nguyên vật liệu; kết hợp hàng của các thành viên để quảng bá sản phẩm, tiếp thị chung cho phép tiết kiệm được chi phí và tập trung uy tín.
Với những lợi ích như trên, các doanh nghiệp nên phối hợp cùng nhau xây dựng thương hiệu chung (tập thể) cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính đặc thù của từng vùng... tránh tình trạng hàng xuất khẩu mà không có thương hiệu.
3.2.5. Mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu
Đầu tư cho công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường
Để có thể định vị được thương hiệu hàng hoá của mình trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu gia công hay qua các trung gian nước ngoài. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu tìm những thị trường có nhu cầu tiêu dùng mặt hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp, tham gia các hội chợ, mở các văn phòng đại diện để giới thiệu, tiếp thị hàng hoá.
Bên cạnh đó để thương hiệu của doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn, cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng để có thể sản xuất ra những mặt hàng có tính năng, mẫu mã độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị thương hiệu sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn gây thiện cảm, phù hợp với tập quán văn hoá của thị trường.
Đầu tư cho đào tạo chuyên nghiệp về thương hiệu
Tính “chuyên nghiệp” là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi thương hiệu, đôi khi người ta coi việc đặt tên, viết khẩu hiệu, đoạn nhạc, thiết kế logo, bao bì, các băng rôn, xây dựng các chương trình quảng cáo tiếp thị... như một công việc nghệ thuật thực thụ vì nó liên quan tới nhiều yếu tố mang tính văn hoá. Công việc này đòi hỏi người thực hiện không những phải nhạy cảm với xu hướng, thị trường, kiến thức kinh doanh mà còn phải am hiểu về nghệ thuật, tập quán văn hoá để có những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích, thị hiếu, tập tục, tín ngưỡng, bản sắc văn hoá của từng nhóm người tiêu dùng, từng nước, từng dân tộc và từng nền văn hoá. Bên cạnh đó, những người làm công tác về thương hiệu phải có óc sáng tạo, nhanh nhạy, có những ý tưởng độc đáo, sâu sắc gây thiện cảm và thu hút được sự chú ý của các đối tượng mục tiêu.
Để hội đủ được các phẩm chất trên thì những người quản lý về thương hiệu của doanh nghiệp phải được đào tạo bài bản, hiện nay ở Việt Nam các trường đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này rất hiếm và còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Cho nên trước mắt các doanh nghiệp phải tự khắc phục bằng cách đầu tư cho các cán bộ của mình được tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức trong nước hay quốc tế tổ chức, đi tìm hiểu khảo sát thực tế.
Bảo vệ thương hiệu
Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ và phát triển thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng... và khả năng bảo vệ của luật pháp để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể.
Việc đầu tiên để bảo vệ thương hiệu là doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Khi làm việc này nên thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước. Các chuyên gia thường có gần như đủ tên những danh mục thương hiệu và hình dáng các loại sở hữu công nghiệp ở thị trường mà doanh nghiệp cần đăng ký. Thông qua đó họ sẽ tư vấn cho doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu như thế nào, kiểu dáng sở hữu công nghiệp ra sao đặc biệt là thương hiệu đó có phù hợp với văn hoá, tôn giáo của người bản địa hay không.
Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá một cách rộng khắp và hoàn hảo cùng với không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thương hiệu cũng như sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu. Mở rộng hệ thống phân phối sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá của doanh nghiệp và nhận được thông tin tư vấn từ doanh nghiệp, nhờ đó mà hạn chế sự thâm nhập của hàng giả nhãn hiệu. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với hàng nhái thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ càng làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng và giúp đỡ cộng đồng xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện pháp rất hữu hiệu.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng thương hiệu cần có sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cũng như sự giúp đỡ của nhà nước. Việc xây dựng thương hiệu cần thời gian, do đó ngay từ bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phải bắt đầu từ : nghiên cứu thị trường, đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng. Việc thiết kế thương hiệu cũng cần có tính khoa học và tính thương mại đảm bảo cho việc đăng ký và quảng bá thương hiệu.
Chuyên đề đã đi vào nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cũng như tồn tại, hạn chế. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với doanh nghiệp cũng như nhà nước để việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có hiệu quả hơn. Việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần tích cực trong việc đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc. Nếu có thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ mạnh thì sản phẩm mang bản sắc người Việt sẽ chắc chắn có chỗ đứng ở thị trường trong nước và quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Tạo dựng và quản trị thương hiệu” ( Lê Anh Cường, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2003)
2. “Quản trị tài sản nhãn hiệu” (Đào Công Bình, Nhà xuất bản trẻ, 2003)
3. Báo Vietnam Investment News, Diễn đàn doanh nghiệp
4. Nguyễn Thanh Hồng Đức: Nhãn hiệu mạnh- lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở thế kỷ XXI, Nghiên cứu kinh tế số 297(2/2003)
5. Giáo trình marketing lý thuyết
.Nguyễn Thanh Hồng: Vai trò của Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trong việc tham gia giải quyết các khiếu nại, tranh chấp và xử lý các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
-www.brandactive.com
-www.brandedge.com
-www.brandwizard.com
-www.buildingbrands.com
-www.brandbooter.com
-www.fearlessbranding.net
-www.interbrand.com
-www.branddesign.com
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế, cùng toàn bộ giảng viên Trường Kinh Tế Quốc Dân, những người đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn em trong suốt 4 năm học qua để em có những kiến thức quý giá như ngày hôm nay.
Đặc biêt em xin gửi lời cảm ơn đến. GS.TS - Đỗ Đức Bình, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ CBCNV trong Công ty cổ phần XNK mây tre Việt Nam đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Du
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33372.doc