Tài liệu Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo hình thức chỉ dẫn địa lý: ... Ebook Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo hình thức chỉ dẫn địa lý
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo hình thức chỉ dẫn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kế Hoạch và Phát Triển cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Quy hoạch&Thiết kế nông nghiệp, các cán bộ, phòng ban trong Viện, đặc biệt là các cán bộ tại phòng Phân vùng kinh tế nông nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Qua đây, tôi cũng gửi đến gia đình, bạn bè, những người thân đã động viên tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOC (hoặc AOP)
Tên gọi xuất xứ có bảo hộ
AFTA (ASEAN Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Bộ KH & CN
Bộ khoa học và công nghệ
Bộ NN & PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CDĐL
Chỉ dẫn địa lý
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CIRAD
Tổ chức nghiên cứu vì sự phát triển của Pháp
CP
Chính phủ
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
GATH
Hiệp hội chung về thuế quan và thương mại, Geneva 1947
GDTH
Giáo dục tiểu học
HTX
Hợp tác xã
ICCRI
Viện nghiên cứu cà phê và ca cao Indonexia
IGP
Chỉ dẫn địa lý có bảo hộ
INAO
Viện Tên gọi xuất xứ Pháp
LN
Lâm nghiệp
NĐ-CP
Nghị định-chính phủ
NHHH
Nhãn hiệu hàng hóa
NN
Nông nghiệp
TBXH
Thương binh xã hội
TGXX
Tên gọi xuất xứ
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TRIPS (Trade-Related Intellectual Property Rights)
Hiệp định Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Sở NN & PTNT
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXCN
Sản xuất công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
Viện QH & TKNN
Viện quy hoạch và thiết kế kỹ thuật nông nghiệp
WIPO
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thể giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT
TÊN BẢNG
TRANG
1. Sơ đồ 1 13
Mô hình xây dựng thương hiệu
14
2. Sơ đồ 2
Quá trình xây dựng tên gọi xuất xứ cho sản phẩm
15
3. Sơ đồ 3
Quy trình 9P trong marketing
16
4. Sơ đồ 4
Mô tả hoạt động tiêu thụ lúa gạo của vùng nghiên cứu
53
5. Sơ đồ 5
Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 66
62
6. Sơ đồ 6
Mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm 68
64
7. Bảng 1
Diện tích các loại đất vùng lòng chảo Điện Biên
38
8. Bảng 2
Một số tính chất lý học của đất trồng lúa vùng lòng chảo Điện Biên 46
39
9. Bảng 3
Diễn biến thời tiết khí hậu của khu vực lòng chảo Điện Biên
41
10. Bảng 4
Tình hình sử dụng đất đai vùng nghiên cứu so với huyện Điện Biên năm 2008 51
44
11. Bảng 5
Tình hình sản xuất lúa vùng lòng chảo Điện Biên
50
MỤC LỤC
Lời nói đầu 7
Phần I: Cơ sở lý luận 8
I. Một số khái niệm cơ bản 8
1. Thương hiệu 8
2. Nhãn hiệu hàng hóa 9
3. Tên gọi xuất xứ hàng hóa 10
4. Thị trường 11
II. Thương hiệu sản phẩm 12
1. Thành phần của thương hiệu sản phẩm 12
1.1 Thành phần chức năng 12
1.2 Thành phần cảm xúc 12
2. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm 13
3. Tác dụng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm 16
3.1 Với doanh nghiệp 16
3.2 Với người tiêu dùng 17
III. Chỉ dẫn địa lý 19
1. Sự phát triển CDĐL và TGXX trên thế giới 19
1.1 Giới thiệu chung 19
1.2 CDĐL và Hiệp định TRIPS 20
2. Thể chế và chính sách của Việt Nam về CDĐL và TGXX 22
2.1 CDĐL và TGXX trong các quy định về thể chế của Việt Nam 22
2.2 Quy trình xây dựng CDĐL và TGXX 23
IV. Kinh nghiệm trong xây dựng và bảo hộ CDĐL cho sản phẩm 28
1. Trên thế giới 28
1.1 Thái Lan với tiến trình sử dụng quy định về CDĐL 28
1.2 Kinh nghiệm xây dựng CDĐL cho cà phê chè ở Indonexia 30
2. Ở Việt Nam 33
2.1 Xây dựng và bảo hộ sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu 33
2.2 Xây dựng CDĐL gạo Tám xoan Hải Hậu 34
Phần II. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 36
I. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu 36
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 36
2. Tình hình kinh tế xã hội 45
II. Thực trạng sản xuất và phân phối gạo đặc sản Điện Biên 49
1. Thực trạng sản xuất lúa 49
2. Tình hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 51
3. Thực trạng phân phối và tiêu thụ gạo đặc sản 52
III. Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 55
1. sự cần thiết xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 55
2. Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 57
IV. Điều kiện xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên theo CDĐL 59
1. Điều kiện về sản phẩm 59
2. Điều kiện chính quyền địa phương 60
V. Các thủ tục tiến hành xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 65
1. Xác định chủ thể 65
2. Xác định bộ hồ sơ 65
3. Tiến hành các thủ tục nộp đơn và theo đuổi đơn 67
VI. Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 68
1. Khung thể chế và pháp lý chưa hoàn thiện 68
2. Sự hiểu biết về CDĐL và TGXX còn hạn chế 69
3. Chưa có sự thống nhất về vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan 70
4. Vai trò của Hiệp hội, nghiệp đoàn trong xây dựng thương hiệu còn mờ nhạt 70
Phần III. Giải pháp 72
1. Hoàn thiện khung pháp lý của nhà nước về CDĐL 72
2. Nâng cao sự hiểu biết về TGXX và CDĐL 73
3 Phân rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan 73
4 Tiến tới xây dựng Hiệp hội sản xuất gạo Điện Biên, nâng cao vai trò của người nông dân 58
5 Một số giải pháp khác 59
Tài liệu tham khảo 61
Lời nói đầu
Ngày nay, người tiêu dùng luôn nhìn thấy các nhãn hiệu trong quá trình mua bán các sản phẩm. Trong xã hội hiện đại nếu không có nhãn hiệu người tiêu dùng sẽ mất định hướng trong tiêu dùng, khó chọn lựa các mặt hàng mà mình tin tưởng hoặc theo nhu cầu. Những sản phẩm sản xuất tại những địa danh nổi tiếng, người mua hàng hoàn có thể tin cậy vào sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Sự hình thành tên gọi của nông sản đặc sản đó gắn liền với địa danh vùng sản xuất nguyên liệu và được giới hạn bởi ranh giới của một lãnh thổ (có thể là một xã, nhiều xã, nhiều huyện...) mà ở đó có những điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt hoặc rất có thể do những tập quán kỹ thuật canh tác khác biệt đã tạo nên chất lượng sản phẩm có sự khác biệt và trở thành những nông sản đặc sản nổi tiếng.
Những sản phẩm nổi tiếng ngày càng bị đối mặt với những thách thức nhằm bảo vệ quyền lợi thuộc về quyền sở hữu trí tuệ; và đặc biệt hơn, những kiến thức truyền thống và tài nguyên của "tác giả" phải chống lại sự bắt trước, nhái lại sản phẩm; quyền lợi của người sản xuất không được bảo vệ, người tiêu dùng bị lừa gạt bởi những sản phẩm giả danh, kém chất lượng.
Gạo Điện Biên là một trong những nông sản đặc sản mà hiện nay nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo này không được ổn định, người tiêu dùng không được sử dụng sản phẩm gạo đúng chất lượng thực sự. Điều này khiến người nông dân trồng lúa bị thua thiệt nhiều trong sản xuất và danh tiếng bị ảnh hưởng.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo hình thức chỉ dẫn địa lý” với mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định và nâng cao vị trí của sản phẩm đặc sản này trên thị trường trong nước, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đăng bạ tên gọi xuất xứ, nhằm bảo hộ không chỉ những cho người sản xuất mà cho cả người tiêu dùng.
Phần I. Cơ sở lý luận
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Thương hiệu
Trước thập niên 80, khái niệm giá trị thương hiệu hoàn toàn xa lạ với giới kinh doanh cũng như đối với những chuyên gia thẩm định giá trị doanh nghiệp. Bước sang thập niên 80, sau hàng loạt các cuộc sáp nhập người ta bắt đầu nhận thức được “Thương hiệu” là một loại tài sản đáng giá. Điều này được minh chứng qua giá cả giao dịch của những vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thời bấy giờ, tập đoàn Nestlé đã mua Rowntree với giá gấp 3 lần giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán và gấp 26 lần lợi nhuận của công ty. Kể từ đó, quá trình định hình giá trị thương hiệu ngày một rõ ràng hơn. Cho đến lúc này sự tồn tại của giá trị thương hiệu trong thế giới kinh doanh là điều tất yếu. Các nhà quản trị cũng như các chuyên gia đều phải thừa nhận rằng “Sức mạnh của Công ty không chỉ đơn giản chứa đựng trong phương pháp chế biến, công thức hay quy trình công nghệ riêng mà còn là cách làm sao cho mọi người trên thế giới muốn dùng”. Đó chính là thương hiệu.
Có rất nhiều nhiều người nghĩ khả năng từ thương hiệu được dịch trực tiếp từ tiếng Anh “Trade mark” (Trade – thương mại, mark - hiệu), nhưng đa số các doanh nghiệp hiện nay họ dùng từ “Brand” để tạm dịch là Thương hiệu. Cho tới nay vẫn còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về Thương hiệu.
Có người cho rằng Thương hiệu là nhãn hiệu, hoàn toàn không có gì khác với nhãn hiệu. Thương hiệu chính là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, vì vậy được pháp luật thừa nhận và có thể trao đổi mua bán được trên thị trường.
Một quan điểm khác cho rằng thương hiệu chính là tên thương mại, nó được dùng cho doanh nghiệp (ví dụ Honda, Yamaha…). Theo quan niệm này thì Honda là thương hiệu còn Future và Super Dream là nhãn hiệu hàng hoá. Nói như thế thì Biti’s là gì? Panasonic là gì?.
Có quan điểm lại cho rằng Thương hiệu là thuật ngữ chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Quan điểm này đến nay được nhiều người ủng hộ, tuy nhiên một nhãn hiệu cũng có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý (ví dụ rượu vang Bordaux, kẹo dừa Bến Tre, lụa Hà Đông…) và nhãn hiệu có thể được phân biệt trên cơ sở phần phân biệt trong tên thương mại (ví dụ, Vinaconex được tạo nên từ tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex…)
Theo quan điểm tổng hợp về thương hiệu: “Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Các thành phần marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một Thương hiệu” – Ambler & Styles.
Tóm lại, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt và rõ nét của hàng hoá, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu được tạo nên bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố biểu hiện bên ngoài: tên gọi, biểu tượng, hình tượng, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý …và các yếu tố tiềm ẩn đằng sau (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, cách phục vụ của doanh nghiệp và những lợi ích đích thực đem lại cho người tiêu dùng từ hàng hoá, dịch vụ đó). Đây là yếu tố quan trọng làm cho các dấu hiệu thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng, tạo nên uy tín thương hiệu.
2. Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH)
Tại điều 785 Bộ Luật dân sự Việt Nam qui định Nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) như sau: nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có tính phân biệt, dễ nhận biết và ghi nhớ: không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đó và không thuộc các dấu hiệu mà luật pháp không chất nhận làm nhãn hiệu. Dấu hiệu này được cá nhân, pháp nhân chọn làm biểu tượng để đăng ký bảo hộ sở hữu theo qui định chi tiết tại Điều 2 và 6 của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 6/2001/NĐ - CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ.
Theo tổ chức Sở Hữu trí tuệ thế giới WIPO thì : “ Nhãn hiệu hàng hoá được hiểu là một dấu hiệu đặc trưng để chỉ rõ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó được một cá nhân hay doanh nghiệp nhất định sản xuất hoặc cung cấp”.
Theo điều 15 Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS): “ Nhãn hiệu hàng hoá là bất kì một dấu hiệu hay tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với với hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp khác.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ có quy định cụ thể dấu hiệu có khả năng phân biệt bao gồm từ ngữ, tên, hình chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình dạng của hàng hoá hoặc hình dạng của bao bì hàng hoá.
Ngày nay các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu hàng hoá được mở rộng, người ta cho rằng bất kì một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan người khác cũng có thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt.
Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên.
Nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu dùng để chỉ ra rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được chủ nhãn hiệu chứng nhận về xuất xứ địa lý, vật liệu sản xuất ra sản phẩm, phương pháp sản xuất ra sản phẩm, tiêu chuẩn thực hiện dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, hoặc các phẩm chất khác.
Tên nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên, Kẹo Kinh Đô, sữa Vinamilk…
Dấu hiệu nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được nhưng không đọc được, bao gồm các biểu tượng, hình vẽ, màu sắc,…ví dụ: logo, biểu tượng con hổ của Tiger.
3. Tên gọi xuất xứ hàng hóa (TGXX)
Tên gọi xuất xứ hàng hoá (TGXX) được qui định tại điều 786 Bộ Luật dân sự: Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của một nước, một địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng này có tính chất, chất lượng, đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc dáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả 2 yếu tố đó quyết định.
Trên cơ sở điều 786 Bộ Luật dân sự, tại Điều 7 của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định: "Một tên giọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ phải là tên địa lý của một nước hoặc một địa phương là nơi mà hàng hoá tương ứng được sản xuất và hàng hóa đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con người của nước, địa phương đó quyết định)".
4. Thị trường
Thị trường là một tập hợp những người mua hàng, bán hàng hiện có và sẽ có. Theo Philip Kotler (2006), một nền kinh tế đơn giản gồm 4 thành phần: một ngư dân, một thợ săn, một thợ gốm và một nông dân. Bốn thành phần này tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình theo ba phương thức khác nhau.
Một là: tự cung, tự cấp, trong đó mỗi người tự kiếm cho mình mọi thứ cần thiết.
Hai là: Trao đổi phân tán, mỗi người đều coi ba người còn lại là những khách hàng tiềm năng hợp thành thị trường của mình.
Ba là: Trao đổi tập trung, Tại đây xuất hiện một nhân vật trung gian cần thiết gọi là “ nhà buôn”, tồn tại ở đâu đó liên quan trực tiếp với 4 người này, tại nơi người ta gọi là chợ. Cả 4 người đều đem thứ mình có đến cho nhà buôn rồi lấy thứ mà họ cần ở đó.
Như vậy sự hình thành nhà buôn và thị trường đã làm giảm thiểu số thương vụ cần thiết, nói cách khác là đã làm tăng hiệu quả thương mại.
Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld, thì thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và người bán, không có một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kể đến người mua và người bán. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những người bán khác nhau có thể đặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, khi đó giá thị trường được hiểu là giá bình quân phổ biến.
Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng hợp lý. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với thị trường.
Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mất cân đối ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó. Chính vì vậy cần có những chính sách của nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường.
Thông tin thị trường không chỉ giúp nông dân ra quyết định có lợi trong thời hạn ngắn và khi nào, ở đâu để sản xuất phục vụ thị trường cũng như giá cả mà họ mong đợi có được. Thông tin thị trường cũng có những chức năng quan trọng khác, giúp nông dân quyết định sản xuất cái gì. Từ đó giúp người nông dân biết được những xu hướng, cơ hội thị trường và họ có cơ hội thành công hơn những người khác.
II. Thương hiệu sản phẩm
1. Thành phần của thương hiệu sản phẩm
1.1 Thành phần chức năng
Thành phần này có mục đích cung cấp lợi ích chức năng của thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm. Nó bao gồm các thuộc tính mang tính chức năng (functional attributes) như công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung (features), chất lượng.
1.2 Thành phần cảm xúc
Thành phần này bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Các yếu tố này có thể là nhân cách thương hiệu, biểu tượng, luận cứ giá trị hay còn gọi là luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt là USP (unique selling proposition), vị trí thương hiệu đồng hành với công ty như quốc gia xuất xứ , công ty nội địa hay quốc tế,… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi ích tâm lý cho khách hàng mục tiêu la nhân cách thương hiệu. Aaker định nghĩa : “Nhân cách thương hiệu là một tập thuộc tính của con người gắn liền với một thương hiệu”.
Dựa vào thành phần nhân cách con người, Aaker đưa ra năm thành phần của nhân cách thương hiệu, thường được gọi là “the big five” (5 cá tính chính) đó là:
Chân thật (sincerity) vi dụ như Kodak.
Hứng khởi (excitement) ví dụ như Beneton.
Năng lực (competence) vi dụ như IBM.
Tinh tế (sophistication) vi dụ như Mercedes
Phong trần/mạnh mẽ (ruggedness) vi dụ như Nike
2. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Mỗi một thương hiệu sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều có các hình thức xây dựng riêng nhưng không phải thương hiệu được đăng ký bảo hộ mới là thương hiệu mà có những thương hiệu chưa được đăng ký nhưng rất nổi tiếng. Qua nghiên cứu có thể bao quát lại quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm được trải qua các bước sau :
Bước 1: Lựa chọn đối tượng xây dựng thương hiệu, khảo sát thị trường tìm hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bước 2: Tiến hành thiết kế định vị thương hiệu cho sản phẩm, bao gồm các công việc thiết kế nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, logo, biểu tượng, bao bì đóng gói sản phẩm...
Bước 3: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, một thương hiệu có thể không đăng ký nhưng muốn thương hiệu bền vững thì cách làm tốt nhất là đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan quản lý thương hiệu (Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam). Công việc này sẽ được chủ thể xây dựng thương hiệu làm đơn đăng ký thương hiệu, yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thương hiệu và nộp lên cơ quan quản lý thương hiệu, chờ họ xét duyệt. Nếu thương hiệu hợp pháp thì thương hiệu đó sẽ được đăng bạ và bảo hộ trên thị trường và nếu chưa hợp lệ thì chủ thể sẽ hoàn tất thủ tục lại và đệ trình đơn yêu cầu duyệt tiếp.
Nghiên cứu thị trường, xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Thiết kế định vị thương hiệu cho sản phẩm:Tên, logo, biểu trưng,...
Doanh nghiệp xây dựng uy tín & hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm (hàng hoá/dịch vụ)
Thương hiệu bền vững
Xây dựng mạng lưới phân phối đưa thương hiệu tới người tiêu dùng
Quảng bá thương hiệu, thông tin sản phẩm
Không ngừng đầu tư vào nghiên cứu phảt triển, sáng tạo (TH, SP...)
Tác động tích cự tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước. Tạo dựng một phong cách đặc biệt và khác biệt của thương hiệu.
Các hỗ trợ từ bên ngoài:
Nhà nước:
Cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp.
Tăng cường giải quyết nhanh vấn đề bảo hộ. Đồng thời tuyên truyền khuyến khích quảng bá thương hiệu.
Tổ chức cá nhân khác: Hộ trợ về nguồn lực, tư vấn,...
Đối tượng tiêu dùng chấp nhận gắn bó và phổ biến thương hiệu
Nguồn : Cục Sở hữu trí tuệ
Sơ đồ 1 : Mô hình xây dựng thương hiệu
Sau khi đăng kí được thương hiệu, chủ thể quản lí thương hiệu không ngừng xây dựng uy tín thương hiệu bằng cách tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cùng hoạt động quảng cáo để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Để xây dựng thương hiệu sản phẩm dưới dạng TGXX và CDĐL cũng dựa trên nguyên tắc của cấc bước trên. Nhưng do đặc thù của dạng thương hiệu này đòi hỏi phải chứng minh được NGXX và đặc điểm tự nhiên để tạo nên những đặc trưng của sản phẩm.
Xác định sản phẩm
Xây dựng bản đồ sinh thái và kinh tế xã hội về sản xuất sản phẩm
Xây dựng hiệp hội SX, CB và KD sản phẩm: Quy trình sản xuất và quản lý chất lượng
Nghiên cứu truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (của vùng sản xuất, tiêu dùng
Xin đăng bạ
Quảng bá sản phẩm
Kiểm tra giám sát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm
Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ bản quyển tập thể
( bảo vệ TH tập thể)
Quy hoạch sản xuất nông thôn: tưới tiêu, giống – phát triển rộng
Di sản truyền thống xác nhận
Nguồn : Phòng Chỉ dẫn địa lý – Cục Sở hữu trí tuệ
Sơ đồ 2. Quá trình xây dựng tên gọi xuất xứ cho sản phẩm
Có thể tóm tắt quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu qua sơ đồ sau :
Nguồn :
Sơ đồ 3 : Quy trình 9P trong Marketing
3. Tác dụng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm
3.1 Với doanh nghiệp
Thương hiệu thể hiện hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp và có thể là của cả một quốc gia nên một thương hiệu phát triển sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia với bạn hàng. Thương hiệu tạo nên hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng, giúp cho sản phẩm tăng giá trị và có ý nghĩa hơn.
Thương hiệu, một tài sản vô hình của doanh nghiệp có giá trị cao được thể hiện một cách tiềm ẩn thông qua sự cảm nhận, sự tin tưởng chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua uy tín thương hiệu đem lại cho doanh nghiệp một lượng khách hàng lớn, một khoản lợi ích lớn cả trong hiện tại và tương lai.
Thương hiệu mang TGXX & CDĐL còn đem lại lợi ích lớn đó chính là thúc đẩy sở hữu trí tuệ chống hàng giả, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần duy trì sản phẩm truyền thống mang nét văn hoá riêng của vùng, quốc gia.
Thương hiệu tác động đến uy tín thương hiệu, làm tăng uy tín của thương hiệu, của doanh nghiệp. Uy tín thương hiệu đem đến cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn cả trong hiện tại lẫn tương lai bằng một lượng khách hàng lớn và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.
Thương hiệu chỉ có giá trị với doanh nghiệp khi nó được người tiêu dùng tin tưởng khi sử dụng. Thương hiệu góp phần làm tăng thu nhập trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hàng hóa. Nhiều công ty trở nên nổi tiếng không phải do quy mô đầu tư và đổi mới công nghệ mà chính là nhờ vào thương hiệu. Một chiếc áo sơ mi ( chất liệu như nhau ) do các công ty may của Việt Nam sản xuất nếu mang thương hiệu Việt Tiến thì được bán với giá 220.000 VNĐ/chiếc, nếu chiếc áo này mang thương hiệu Piere – Cardin thì được bán với giá 526.000 VNĐ/chiếc. Như vậy phần giá trị tăng thêm là do thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khác hàng mới, các khách hàng tiềm năng. Thực tế cho thấy người tiêu dùng rất ưa tìm hàng hóa có thương hiệu, mặc dù hàng hóa đó có giá cao hơn hàng hóa cùng loại.
Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động Marketing. Thực chất thương hiệu cũng là một trong những công cụ Marketing, xúc tiến thương mại của doanh nghiệp nhằm tấn công vào thị trường mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm nhập thị trường, đồng thời nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà khâu phân phối của doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi và có hiệu quả hơn.
Thương hiệu là yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện vượt lên so với các đối thủ khác. Các hàng hóa có thương hiệu luôn tạo được sự bền vững trong cạnh tranh, tạo sự tin cậy của khách hàng với sản phẩm.
3.2 Với người tiêu dùng
Thương hiệu tác động tới tâm trí người tiêu dùng giúp họ nhận biết được sản phẩm, tin tưởng vào sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm đúng mục đích và nguyện vọng của mình, giúp họ giảm thời gian tìm kiếm sản phẩm và cảm thấy mình sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm có thương hiệu mạnh.
Thương hiệu bắt nguồn từ cảm nhận của con người về sản phẩm dịch vụ mà họ nhận được. Do đó thương hiệu được tạo lập bởi nhận thức và niềm tin của con người. Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng, vì càng ngày con người càng có nhiều sự lựa chọn mà họ lại có rất ít thời gian để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có, và việc có một thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng. Một thương hiệu mạnh cũng mang lại cho khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm : đó là dịch vụ, niềm tin, là các giá trị cộng thêm cho khách hàng, cả về mặt chất lượng và cảm tính.
Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ. Ngày nay con người ngày càng quan tâm đến những mong muốn của mình, họ chỉ mua những thứ họ mong muốn chứ không phải những thứ họ cần (tất nhiên là khi họ có tiền). Và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những mong muốn của khách hàng.
Thương hiệu tạo lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, về các đặc điểm lý tính của sản phẩm, về giá cả mà họ tiêu dùng. Nhờ có thương hiệu của sản phẩm mà người tiêu dùng biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tin tưởng hàng hóa đó có chất lượng đảm bảo, nó đã được người tiêu dùng và thời gian kiểm chứng.
Thương hiệu góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Thương hiệu của sản phẩm được Nhà nước bảo hộ sẽ là rào cản ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái ,….
Thương hiệu khuyến khích tâm lý người tiêu dùng mua các hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu nổi tiếng. Nhiều người tiêu dùng sẵn lòng trả tiền ở các mức giá cao khi mua sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, hoặc nhiều người tiêu dùng chỉ tìm mua những hàng hóa có thương hiệu thì mới an tâm về chất lượng của hàng hóa đó.
Như vậy thương hiệu không chỉ được tạo ra bởi những nhà sản xuất mà còn tồn tại trong nhận thức của khách hàng.
III. Chỉ dẫn địa lý (CDĐL)
1. Sự phát triển Chỉ dẫn địa lý và Tên gọi xuất xứ trên thế giới
1.1 Giới thiệu chung
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói chung đã được đặt ra và phát triển từ lâu đời, ngay từ thời cổ đại, nhiều vùng đã có tục lệ dùng một dấu hiệu riêng gắn lên sản phẩm để đánh dấu người sản xuất hoặc người chủ sở hữu của sản phẩm đó. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá để bảo vệ lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, các nước phát triển đều đã sớm xây dựng và ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá. Ý tưởng xác định sự đặc biệt nổi bật và đáng tin cậy của hàng hoá mà do giới hạn vùng địa lý tạo nên đã được hình thành và phát triển tại Châu Âu. Pháp là nước đầu tiên thông qua quyết định về vấn đề bảo vệ Nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.
Đầu thế kỉ 19, luật bảo vệ hàng hoá về quyền Sở hữu trí tuệ có liên quan đến tên gọi Nguồn gốc nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý... lần đầu tiên chính thức được thông qua tại Châu Âu.
Sang thế kỷ 20, một vấn đề đặt ra là: Để bảo vệ 1 yếu tố và chất lượng danh tiếng của sản phẩm nên được bảo vệ như thế nào?. Sau nhiều điều chỉnh đã đi đến thống nhất: Hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rất thuận tiện cho việc xác định chất lượng. Đây là lần đầu tiên một tổ chức pháp luật về vấn đề xác định chất lượng sản phẩm và chỉ dẫn địa lý có mối liên kết thống nhất.
Công ước Paris đã quy định tương đối cụ thể về trách nhiệm của các nước thành viên trong việc bảo đảm quyền đối với chỉ dẫn địa lý của các công dân. Sau Công ước Paris, các thoả ước và hiệp định sau đây cũng có những quy định Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ hàng hoá:
- Vào năm 1891, Thoả ước Madrid quy định về việc sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc không được sử dụng bất kì dấu hiệu nào nhằm gây ra sự nhầm lẫn, hình dung sai về chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá đối với người tiêu dùng trong quan hệ mua bán, chào bán, quảng cáo.... Thoả ước này cũng quy định về việc chống lại chỉ dẫn sai nguồn gốc của hàng hoá, hành vi chỉ dẫn sai là hành vi lừa dối, bịp bợm gây ra những nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng. Hiện nay tổ chức này chịu sự quản lý của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
- Hiệp định GATT (Hiệp hội chung về thuế quan và thương mại, Geneva 1947) cũng có những nội dung tương tự như Thoả ước Madrit quy định về chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, hàng hoá.
- Thoả ước Lisbon về bảo hộ Tên gọi xuất xứ hàng hoá, bảo vệ Chỉ dẫn địa lý và đăng ký Quốc tế Tên gọi xuất xứ hàng hoá (1958), quy định các nước thành viên có nghĩa vụ duy trì hiệu lực bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá khi mà tên gọi đó còn được bảo hộ tại nước có xuất xứ sản phẩm.
- Hiệp định TRIPS là sự thoả thuận cuối cùng hiện nay để bảo vệ cho Chỉ dẫn địa lý và giải quyết cho nhiều loại sở hữu trí tuệ.
1.2 Chỉ dẫn địa lý và Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) định nghĩa Chỉ dẫn địa lý như sau: Những địa danh mà ở đó có nguồn gốc xác định rõ ràng, trong vùng lãnh thổ được xác định của một vùng hay một địa phương trong lãnh thổ đó, cho chất lượng hàng hoá nổi tiếng hoặc những đặc điểm đặc biệt khác của hàng hoá do vùng chỉ dẫn địa lý đó đem lại. Về thuật ngữ Chỉ dẫn địa lý có nội hàm rộng liên quan đến sản phẩm có nguồn gốc từ 1 địa phương, một lãnh thổ, một khu vực thì mới được chính thức hoá trên phạm vi toàn cầu về những điều kiện, yếu tố cấu thành địa lý của hàng hoá.
Có 3 điều khoản trong Hiệp định TRIPS có liên quan tới chỉ dẫn đặc biệt cần quan tâm và điều đó được tóm tắt tại Điều 22, 23, 24._..
- Điều 22 liên quan đến sự cần thiết để bảo vệ những chỉ dẫn địa lý.
+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPS, Chỉ dẫn địa lý được xác định như sau: "Là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của 1 nước thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có uy tín chất lượng hoặc đặc tính khác của hàng hoá chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định".
+ Khoản 2(a) Điều 22 Hiệp định TRIPS quy định:Căn cứ vào tính chất đặc thù của hàng hoá bắt nguồn từ một địa phương, một nước hoặc 1 khu vực, Nghĩa vụ của các nước thành viên là phải quy định pháp lý cho các bên liên quan nhằm ngăn chặn việc sử dụng các chỉ dẫn có khả năng sai lệch về nguồn gốc địa lý của sản phẩm thực. Trong trường hợp có hành vi sử dụng các Chỉ dẫn địa lý sai lệch về nguồn gốc của sản phẩm, các nước thành viên có quyền từ chối hoặc sử dụng biện pháp cứng rắn hơn là tước hiệu lực đăng kí của nhãn hiệu hàng hoá mang một chỉ dẫn sai lệch đó tại nước đó.
+ Khoản 2 (b) Điều 22 quy định: Các nước thành viên đồng thời phải đưa ra các hình thức pháp lý nhằm ngăn chặn bất kỳ việc sử dụng nào có thể gây ra hành vi cạnh tranh bất hợp pháp được quy định tại Điều 10 bis Công ước Paris.
Sự bảo vệ chỉ dẫn được ban hành cho sự kết nối giữa đặc điểm thực tế của sản phẩm được tạo ra do nguồn gốc của vị trí địa lý. Hơn nữa, điều khoản này bảo vệ cho khách hàng khỏi sự quảng cáo sai sự thật. Đặc biệt những nước thành viên của WTO không thể sử dụng sai hoặc nhầm lẫn (lừa lọc dối trá) chỉ dẫn, cá nhân và quốc gia đã bị cấm đăng ký sai tên gọi.
- Khoản 1 Điều 23 cung cấp bổ xung vấn đề bảo vệ chỉ dẫn địa lý với rượu vang nho và rượu mạnh. Hơn nữa trong trường hợp này, việc sử dụng tên sai bị cấm, thậm trí ngay cả trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc đúng nhưng bị loại vì 1 lý do nào đó, hoặc chỉ dẫn địa lý được biến đổi cách sử dụng hoặc đi theo những cụm từ như "loại", "kiểu", "phân loại", "dạng" "phỏng theo" hay những thuật ngữ tương tự như vậy... tên gọi đều không được sử dụng. Kết quả là 1 quốc gia hay tập thể phải chứng minh việc không lừa rối khách hàng bằng việc thêm thông tin trên nhãn rượu vang nho và rượu mạnh để tránh có sẵn chỗ sao chép hay mô phỏng của sản phẩm khác.
- Điều 24 chỉnh lý hướng vào những tính chất đặc biệt của sản phẩm. Uỷ ban có trách nhiêm kiểm tra chất lượng sản phẩm, cũng như quản lý việc sử dụng Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ…. Hơn nữa, Uỷ ban cần khuyến khích những nước thành viên WTO nghiên cứu để đăng ký những sản phẩm có Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ.
Nói chung, Chỉ dẫn địa lý rất có lợi do một số đặc điểm sau:
Nó bảo vệ sản phẩm và làm cho số lượng sản phẩm ngày một gia tăng.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hoá con người, đất, môi trường của địa phương đó.
Chúng không thể tự do di chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác.
Chúng được bảo vệ thì chính thu nhập của người dân ở đó được bền vững.
2. Thể chế và chính sách của Việt Nam về Chỉ dẫn địa lý và Tên gọi xuất xứ
2.1 Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ trong các quy định về thể chế của Việt Nam
Sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tác phẩm do con người tạo ra qua các hoạt động sáng tạo và các tác phẩm đó được gọi là tài sản trí tuệ. Sự tồn tại của sở hữu trí tuệ được chia làm hai nhóm đó là sở hữu công nghiệp và quyền tác giả.
Như vậy, CDĐL và TGXX nằm trong nhóm đối tượng được bảo hộ thông qua sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý và cấp văn bằng bảo hộ là Cục sở hữu trí tuệ - Bộ KH & CN. Các nội dung về CDĐL và TGXX được các văn bản pháp luật đề cập đến từ năm 1995, tuy nhiên, từ dó đến nay không có nhiều các văn bản quy định cụ thể về nội dung này
CDĐL và TGXX là hai đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp. Sự tồn tại của các đối tượng này gắn liền và không thể tách rời với sự tồn tại và phát triển của những địa danh địa lý cụ thể. Trong các văn bản quy định của Việt Nam, các đối tượng này được định nghĩa như sau:
“CDĐL được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quóc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia.
- Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được do nguồn gốc địa lý tạo nên.” (Điều 10, Nghị định 54/2000/NĐ-CP)
“ Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của quốc gia, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ quốc gia, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.”(Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam, ngày 28/10/1995)
Nghị định 54/2000/NĐ-CP cũng quy định rõ: nếu một CDĐL là TGXX hàng hóa thì việc bảo hộ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về TGXX hàng hóa. Như vậy, theo quy định của Việt Nam, TGXX hàng hóa là một trường hợp đặc biệt của CDĐL, các yêu cầu đối với một sản phẩm TGXX được gắn liền với các điều kiện cụ thể sau:
Tên địa lý của một quốc gia, địa phương;
Hàng hóa phải được sản xuất tại địa phương;
Hàng hóa có chất lượng và tính đặc thù;
Chất lượng và tính chất được quyết định bởi các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương đó.
2.2 Quy trình xây dựng CDĐL và TGXX
2.2.1 Quyền sở hữu và sử dụng CDĐL và TGXX
Quyền sở hữu là một khái niệm gắn liền với những đối tượng cụ thể trong quy định về sở hữu trí tuệ. Đối với CDĐL và TGXX, việc quy định đối tượng sở hữu là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Có người hiểu đó là thuộc quyền sở hữu của người đặt đơn đầu tiên yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Có ý kiến cho rằng đó là quyền sở hữu của chính quyền địa phương. Nhưng trên thực tế, định nghĩa về TGXX đã cho thấy, đây là một đối tượng không có quyền sở hữu của riêng một tổ chức hay cá nhân nào mà nó thuộc về tài sản chung mang tính cộng đồng của tất cả những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tại địa phương. Theo đó, tất cả các đối tượng đều có quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ TGXX đó.
Theo quy định, quyền sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ là chủ thể đứng tên trên văn bằng bảo hộ.
Vấn đề được đặt ra là theo quy định, mọi tổ chức kinh doanh và cả những cơ quan quản lý về mặt lãnh thổ đều có quyền nộp đơn, trong khi TGXX phải gắn liền với một sản phẩm cụ thể và phải chứng minh nguồn gốc từ sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Nhưng nếu các cơ quan quản lý về mặt lãnh thổ có quyền nộp đơn thì vấn đề yêu cầu về sản xuất sản phẩm sẽ không được giải quyết. Đây chính là điểm yếu của quy định về CDĐL và TGXX của Việt Nam.
2.2.2 Quy định về hồ sơ xin bảo hộ sản phẩm TGXX
Để có được quyền sử dụng TGXX, các đối tượng sử dụng phải nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ lên Cục Sở hữu trí tuệ. Theo quy định của các văn bản pháp luật của Việt Nam thì một hồ sơ xin được bảo hộ TGXX cho các sản phẩm của Việt Nam bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận sử dụng TGXX hàng hóa;
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…);
- Bản thuyết minh về đặc thù chất lượng sản phẩm mang TGXX hàng hóa, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (là cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa của trung ương hoặc địa phương nơi có TGXX hàng hóa);
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất kinh doanh thương mại có tính chất, chất lượng đặc thù và được sản xuất tại vùng lãnh thổ tương ứng với TGXX hàng hóa đó;
- Bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với TGXX hàng hóa, trong đó có chỉ dẫn điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn;
- Giấy ủy quyền (nếu cần);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
Theo quy định này, để có được một hồ sơ xin đăng ký bảo hộ TGXX, vai trò của các đơn vị như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chứng nhận chất lượng đặc thù của sản phẩm xác nhận chủ thể đứng tên đăng ký có sản xuất sản phẩm mang những đặc điểm đã mô tả trong hồ sơ và đúng là sản xuất tại địa phương. Như vậy, những nội dung này sẽ phải được chứng minh trên thực tế có diễn ra đúng như vậy hay không?
- Các cơ quan quản lý lãnh thổ mà đặc biệt là UBND tỉnh không được quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn trong việc xác định và xác nhận hồ sơ xin bảo hộ.
- Chủ thể đứng tên xin bảo hộ phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp, trên thực tế, đối với các sản phẩm nông nghiệp, việc sản xuất của các hộ gia đình là nhỏ lẻ và các sản phẩm có thể trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua chế biến. Như vậy, các hộ gia đình sản xuất nhỏ có được nộp hồ sơ xin bảo hộ cho sản phẩm của mình hay không? Và các tổ chức hội nghề nghiệp không có giấy phép kinh doanh có các hoạt động tập thể chung về sản xuất, chế biến và cả thương mại có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất thì có quyền đứng tên đăng ký xin bảo hộ hay không? Những nội dung này chưa có trong quy định hiện hành và các quy định này cho thấy vai trò của các tổ chức dân sự như hiệp hội, nghiệp đoàn chưa được coi trọng. Trong khi đó, chính các tổ chức này lại đóng vai trò quyết định tới sự thành công của CDĐL và TGXX ở các nước.
- Trong các quy định về ranh giới lãnh thổ vùng được bảo hộ CDĐL và TGXX, không quy định rõ ràng trong thuyết minh rằng đây là bản đồ mô tả lãnh thổ của địa phương được mang TGXX hay bản đồ mô tả vùng sả xuất, vùng nguyên liệu cho sản xuất…và nếu mô tả phạm vi sản xuất thì phải mô tả theo nguyên tắc nào và có qua hội đồng thẩm định hay sự xác nhận của cơ quan chuyên môn hay quản lý nhà nước hay không?
- Các quy định CDĐL và TGXX chưa có văn bản về việc xác định nguồn gốc của sản phẩm như: được sản xuất như thế nào, kiểm soát ra sao để chứng minh cho người tiêu dùng rằng sản phẩm đó đúng là được sản xuất tại vùng địa lý được bảo hộ.
Trong điều kiện như vậy, việc các sản phẩm dù đã được đăng bạ nhưng chưa được bảo hộ cũng bắt nguồn từ việc thiếu những quy định của nhà nước trong kiểm soát sản phẩm bảo hộ. Mặc dù theo quy định, khi một sản phẩm được đăng bạ, nó phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về mặt hồ sơ, điều đó cũng có nghĩa là đối tượng đặt đơn đầu tiên sẽ được cấp quyền sử dụng
2.2.3 Quá trình đăng bạ và bảo hộ tên gọi xuất xứ
Hiện nay, theo quy định thì việc đăng bạ và bảo hộ TGXX được tiến hành qua 6 bước cơ bản sau:
- Nộp đơn: Chủ thể đứng tên xin đăng ký bảo hộ sẽ phải nộp hồ sơ theo quy định của Cục sở hữu trí tuệ hoặc các điểm tiếp nhận đơn do Cục thiết lập.
- Tiếp nhận đơn: Khi đơn được nộp thì Cục sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ theo các thủ tục giấy tờ đã được quy định, nếu hồ sơ đầy đủ các nội dung thì sẽ được tiếp nhận.
- Xử lý hồ sơ đã tiếp nhận: Sau khi đơn đã được tiếp nhận, một bộ hồ sơ sẽ được tách ra để lưu giữ tình trạng ban đầu của đơn, các tài liệu còn lại được gộp thành một bộ tài liệu để phục vụ cho hoạt động xét nghiệm tiếp theo.
- Xét nghiệm hình thức: Các nội dung được xét nghiệm bao gồm: ngôn ngữ, thông tin yêu cầu bắt buộc trong tờ khai, thông tin về chủ thể nộp đơn, đối tượng nộp đơn và đối tượng xin bảo hộ…Nếu những thông tin trong hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn trong vòng hai tháng. Chủ thể nộp đơn có quyền sửa và bổ sung thông tin trong đơn nhưng không được mở rộng về phạm vi và bản chất của đối tượng xin bảo hộ.
- Công bố đơn hợp lệ: Sau khi đơn được xét nghiệm nội dung và được bổ sung thông tin đầy đủ theo yêu cầu hiện hành thì đơn được công bố là hợp lệ.
- Xét nghiệm về nội dung: Mục đích là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được mô tả và xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Song song với việc xác định tính xác thực của những mô tả trên thực tế, trong quá trình xét nghiệm nội dung, Cục sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia thuộc lĩnh vực có liên quan. Các cơ quan, chuyên gia được trưng cầu phải chịu trách nhiệm với ý kiến của mình.
Sau khi hồ sơ được tiến hành xét nghiệm xong về mặt nội dung thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định đăng bạ sản phẩm. Trong quyết định đăng bạ, các nội dung thông tin cần phải có là:
- Tên và địa chỉ người yêu cầu bảo hộ TGXX hàng hóa;
- Số đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ;
- Ngày nộp đơn;
- Tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- TGXX hàng hóa;
- Phạm vi lãnh thổ tương ứng;
- Danh mục sản phẩm mang TGXX hàng hóa;
- Tóm tắt đặc trưng chất lượng sản phẩm;
- Danh sách tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng TGXX hàng hóa;
- Số đăng bạ TGXX hàng hóa đó.
Khi một sản phẩm được đăng bạ TGXX hàng hóa, sản phẩm đó sẽ được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định đăng bạ.
Khi quá trình đăng bạ sản phẩm hoàn thành, các chủ thể xin bảo hộ sẽ được tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng TGXX, những đối tượng này phải nằm trong danh sách các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng TGXX được ghi trong quyết định đăng bạ.
Mặc dù quy định rằng khi một sản phẩm có quyết định đăng bạ thì sản phẩm đó sẽ được bảo hộ vô thời hạn, nhưng trong trường hợp các yếu tố địa lý quyết định đến tính chất đặc thù của sản phẩm thay đổi, làm cho yếu tố đó mất đi tính đặc thù thì các giấy chứng nhận sử dụng và quyết định đăng bạ sẽ bị đình chỉ hiệu lực cùng một ngày. Ngoài ra trong quá trình sử dụng TGXX, các đối tượng sẽ bị chấm dứt quyền sử dụng nếu:
- Chủ thể không sử dụng TGXX trong 5 năm liền, hoặc chủ thể đứng tên sử dụng không còn tồn tại hoặc không hoạt động mà không có người thừa kế hợp pháp;
- Không đảm bảo chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm đã đăng ký;
- Không thực hiện các yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chất lượng hàng hóa và tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng đặc thù của sản phẩm khi cần thiết.
Quá trình đăng bạ và bảo hộ TGXX theo quy định của Việt Nam được quy định theo các bước rất cụ thể, tuy nhiên, những quy định đó mới chỉ dừng lại ở các yêu cầu về mặt chỉ tiêu. Còn những nội dung cụ thể thì chưa được quy định như: những nội dung gì cần phải xét nghiệm và phải trưng cầu ý kiến của chuyên gia và các tổ chức, việc xét nghiệm cần dựa trên các yếu tố khoa học như thế nào, việc kiểm tra và giám định chất lượng ra sao, ai là người thực hiện…
IV. Kinh nghiệm trong xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm
1. Trên thế giới
1.1 Thái Lan với tiến trình sử dụng quy định về CDĐL
Động thái sử dụng CDĐL như một biện pháp bảo hộ hàng nông sản và thực phẩm của Thái Lan xuất phát từ những thực tế trên thị trường, mà cụ thể là nguy cơ mất đi thị trường sản phẩm truyền thống của người Thái, đó là gạo Jasmine.
Gạo Jasmine Thái (sau này lấy tên là Hom Mali) là một sản phẩm đã được công nhận về danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước về mẫu mã, hạt cơm và hương vị đặc biệt của sản phẩm. Nhưng tháng 9/1997. một công ty của Mỹ là RiceTec đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một sản phẩm của mình với tên “Jasmati” và tiến hành các công việc tiếp thị và giới thiệu sản phẩm như là một bản sao của gạo Jasmine Thái. Điều này có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Một giải pháp đã được chính phủ Thái Lan đưa ra đó là sử dụng các quy định về CDĐL trong Nghị định Trips, nhưng khó khăn đã nảy sinh với hai lý do chính là:
- Jasmine không phải là tên vùng địa lý, vì thế cần phải tạo lập một sự nhận thức của người tiêu dùng về mối liên quan giữa gạo Jasmine với tên địa lý Hom Mali.
- Quy định về bảo hộ CDĐL chưa có trong luật của Thái Lan, do vậy, CDĐL của nước này không thể được bảo hộ tại nước ngoài.
Một giải pháp đã được lựa chọn mang tính tạm thời là Chính phủ Thái Lan đã ban hành một tiêu chuẩn định sẵn của gạo Jasmine, cho phép sử dụng nhãn hiệu thương mại là Hom Mali. Đây được coi là một dấu hiệu chứng nhận cho nguồn gốc của sản phẩm gạo Jasmine. Tất cả những ai muốn sử dụng nhãn hiệu Hom Mali đều phải đáp ứng được các quy định trong sản xuất và chế biến nhằm đưa ra thị trường một loại sản phẩm có đủ các tiêu chuẩn được Chính phủ quy định. Điều này đã trở thành một trong những tiền đề rất quan trọng cho việc sử dụng CDĐL và TGXX sau này của người Thái.
Song song với quá trình đó là những biện pháp tích cực nhằm thể chế hóa những quy định của Trips trong luật pháp của Thái lan. Quốc hội đã nhanh chóng đưa dự luật về CDĐL vào bàn thảo, trong khi đó, Chính phủ tiến hành một chương trình nhằm tạo tiền đề cho việc áp dụng các quy định này.
- Dự luật CDĐL đã được Quốc hội Thái Lan thảo luận vào năm 2002. Sau 5 lần bị bác bỏ, vào tháng 3/2003, dự luật vẫn gặp phải sự phê phán mạnh mẽ từ phía Quốc hội do những lo ngại rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ bảo hộ các cây trồng và giống vật nuôi bản địa. Cho đến tháng 3/2004, Luật về CDĐL mới được thông qua, theo đó các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm từ khu vực công nghiệp và thủ công cũng sẽ được bảo hộ theo luật này.
- Cùng với sự nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ Thái Lan đã tiến hành xây dựng chương trình hỗ trợ người dân địa phương phát triển và thương mại hóa sản phẩm chủ yếu sựa vào truyền thống, sự tinh thông bản địa và kiến thức địa phương. Chính phủ trợ giúp như công nghệ và kỹ thuật quản lý để làm cho người dân địa phương có thể thương mại hóa sản phẩm của mình thông qua cửa hàng tiêu thụ trong và ngoài nước hoặc thông qua Internet. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ đào tạo công nghệ sản xuất mới, giới thiệu sản phẩm và cách thiết kế mẫu mã bao bì nhằm đưa ra các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của thế giới.
Với chương trình này, Thái Lan đã có hơn 1000 sản phẩm từ 75 tỉnh thành khác nhau được sản xuất và tiêu thụ qua các kênh hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, một khó khăn lại nảy sinh khi luật về CDĐL chưa được Quốc hội thông qua, nhưng các sản phẩm đã bị lạm dụng tên gọi và 1000 sản phẩm được hỗ trợ có nguy cơ mất di lợi thế trên thị trường.
Một thách thức được đặt ra kể từ khi Luật CDĐL có hiệu lực vào tháng 4/2004 là làm thế nào để tạo ra sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm và bằng cách nào để luật được biết đến rộng rãi và giám sát có hiệu quả bất cứ sự vi phạm nào. Giải pháp tốt nhất được lựa chọn là thực hiện hệ thống ghi chép và địa phương, các công ty thương mại, giới thiệu sản phẩm đóng vai trò là người giám sát quá trình thực hiện quy trình sản xuất và sự ổn định về mặ chất lượng. Đồng thời đây cũng là những đơn vị thực hiện chức năng giám sát những sự vi phạm trên thị trường.
Với những giải pháp đó, Luật CDĐL đã được đi vào thực tế và giải quyết được những khó khăn của các sản phẩm đặc sản trên thị trường, kết quả là từ tháng 2/2004 chưa có trường hợp nào phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án.
1.2 Kinh nghiệm xây dựng CDĐL cho cà phê chè ở Indonexia
Indonexia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Quốc gia nghìn đảo này có tiềm năng to lớn về những sản phẩm đặc thù mang tính dân tộc và địa lý như: cà phê, đậu khấu, côca, tiêu trắng…
Quá trình tiến hành áp dụng bảo hộ CDĐL ở Indonexia trong một bối cảnh khá giống với Việt Nam. Đó là môi trường thể chế chưa được hoàn chỉnh, quy định về CDĐL được đề cập đến trong Luật Nhãn hiệu số 15 năm 2001, tuy nhiên lại chưa có một quy chế cụ thể về các bước tiến hành xây dựng CDĐL như thế nào. Mặc dù cho đến nay việc áp dụng các CDĐL của Indonexia vẫn chưa phát huy được hiệu quả nhưng những bước tiến hành và khó khăn hiện nay có thể cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm quý, cụ thể là:
- Các hoạt động nghiên cứu đóng một vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một thể chế trong việc áp dụng CDĐL, cụ thể là việc ban hành Nghị định hướng dẫn cho Luật Nhãn hiệu số 15. Từ năm 2002, với sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu Pháp là Cirad (Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Pháp) và INAO (Viện tên gọi xuất xứ của Pháp), các kết quả nghiên cứu đã giúp các cơ quan của Indonexia xây dựng một dự thảo về các quy định của Chính phủ trong việc áp dụng CDĐL. Sự ra đời của dự thảo đã nhận được sự thảo luận và ý kiến đóng góp của tất cả các cơ quan có liên quan như: Bộ Nghiên cứu & Công nghệ Indonexia, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Thương mại, các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ. Các thảo luận đều nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và phát huy khả năng tham gia của các bộ phận từ sản xuất đến thương mại và bảo vệ thị trường.
- Sản phẩm được lựa chọn đầu tiên trong quá trình nghiên cứu phát triển TGXX của Indonexia đó là cà phê Bali Kintamani, những bước đi cụ thể của quá trình này bao gồm:
+ Trao quyền cho các tổ chức nông dân:
Hầu hết những nông dân trồng cà phê tại vùng Bali đều thuộc một tổ chức nông dân truyền thống. Tại khu vực triển khai xây dựng Indonexia, có đến 58 tổ chức nông dân dạng này hoạt động dựa trên nguyên tắc thống nhất và dân chủ. Chính vì những vai trò trên, các tổ chức này rất quan trọng trong việc xây dựng CDĐL.
Với sự hỗ trợ của Cirad và INAO, chính quyền địa phương Bali và Viện nghiên cứu cà phê và ca cao Indonexia đã thực hiện các công việc đào tạo cho các tổ chức nông dân, nhằm nâng cao năng lực cho nông dân về quy trình xử lý chế biến, nâng cao chất lượng, sự năng động của xã hội, cách nếm cà phê, kiểm soát chất lượng cà phê…
+ Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm:
Quy trình sản xuất tại khu vực này tương đối thống nhất, theo đó cà phê được canh tác theo phương thức hữu cơ bằng cách bón phân hữu cơ do họ tự sản xuất, không sử dụng thuốc trừ sâu. Các vườn cà phê được trồng xen kẽ các loại quýt, cam vừa để nâng cao giá trị sản xuất vừa tạo hương vị đặc biệt cho cà phê. Một nỗ lực lớn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho các tổ chức nông dân đó là việc thay đổi phương pháp xử lý nhằm đưa ra sản phẩm có chất lượng, nhiều hương, nguyên quả và độ acid cao.
Chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi tổ chức nông dân một bộ máy bóc vỏ để thực hiện quy trình xử lý mới, nhờ đó mang lại những lợi ích hữu hiệu về chất lượng của cà phê Bali.
+ Quảng bá và tiếp thị:
Viện nghiên cứu cà phê và ca cao Indonexia (ICCRI) đã tiến hành kết nối giữa các tổ chức sản xuất cà phê với một công ty xuất khẩu cà phê với mục đích thiết lập một hệ thống quảng bá và tiếp thị rộng khắp và có hiệu quả thông qua công ty này. ICCRI giữu vai trò trung gian, thúc đẩy việc thực hiện những nội dung hợp tác, theo đó, công ty xuất khẩu đảm bảo tiêu bao toàn bộ sản phẩm cho nông dân với quy trình sản xuất chung thống nhất, đồng thời người nông dân có trách nhiệm cung ứng cà phê cho công ty với giá hợp lý theo hợp đồng.
Kết quả là vào năm 2004-2005, giá cà phê được sản xuất theo quy trình mới tăng cao gấp 2 lần giá cà phê chế biến theo quy trình cũ.
+ Xác định tính đặc thù của sản phẩm:
Sau khi chất lượng sản phẩm được xác định, việc khoanh vùng diện tích phù hợp được tiến hành, ranh giới sản xuất được xác định bởi các yếu tố: giống, địa hình, độ cao, mạng lưới thủy văn…Dựa trên hệ thống thông tin địa lý trên bản đồ quy hoạch vùng nông nghiệp là cơ sở để lựa chọn mẫu nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu mẫu đã xác định được mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm, độ cao và mật độ che phủ của hệ thống cây bóng mát.
+ Đào tạo về CDĐL
Đào tạo và hướng dẫn các thông tin về hệ thống bảo hộ CDĐL, phương pháp đánh giá chất lượng bằng cảm quan cho các quan chức chính phủ, giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu, nông dân, lãnh đạo các tổ chức nông dân nhằm phổ cập kiến thức về một lĩnh vực mới. Điều này còn góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống CDĐL sau này.
+ Thành lập các nhóm, hiệp hội quản lý CDĐL:
Nhiệm vụ quản lý sản phẩm mang CDĐL được giao cho một tổ chức của những người sản xuất, chế biến và thương mại, có thể là nhóm hoặc hiệp hội. Các tổ chức này được sự hỗ trợ của nhà nước và khung thể chế, chính quyền địa phương về tài chính và quảng cáo tiếp thị, các cơ quan khác trong việc thực hiện hệ thống giám sát…
+ Lập hồ sơ xin đăng bạ:
Một hồ sơ đăng bạ sản phẩm đã được xây dựng với các cơ sở khoa học chặt chẽ bao gồm:
. Bản mô tả sản phẩm, trong đó tên của sản phẩm, các công đoạn sản xuất bắt buộc như trong trang trại, xử lý sau thu hoạch…;
. Quy trình sản xuất và chế biến;
. Bản đồ mô tả sản xuất (bản đồ khoanh vùng) bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người;
. Khả năng truy xuất của sản phẩm: dụng cụ kiểm tra, giám sát và hồ sơ theo dõi sản phẩm;
. Mối liên hệ giữa các yếu tố đặc thù về địa lý, lịch sử, đặc thù về chất lượng, truyền thống, tổ chức thực hiện;
. Cơ chế kiểm tra giám sát bao gồm hệ thống kiểm tra nội bộ và hệ thống kiểm tra bên ngoài.
Các nghiên cứu và triển khai về cà phê Bali đã đạt được những kết quả đáng quý. Cà phê Bali đã được thị trường thế giới tiếp nhận với giá trị cao hơn so với thông thường. Trong quá trình đó có vai trò của các tổ chức của người sản xuất về tổ chức và quản lý sản xuất, chỉ dẫn địa lý, chính quyền địa phương về quảng bá và tiếp thị sản phẩm.
Nhưng thực tế cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết: sự thiếu hiểu biết về CDĐL và TGXX của người dân và các cơ quan nhà nước. Các sản phẩm đang phải đối mặt với vấn đề tiếp thị và quảng bá nhằm đạt được một giá trị sản phẩm phù hợp cho việc vận hành hệ thống quản lý và nâng cao chất lượng, khả năng truy xuất…
Môi trường thể chế nhà nước vẫn còn bỏ ngỏ khi mà quy chế thực hiện của Luật Nhãn hiệu số 15 vẫn chưa được ra đời. Trong khi đó, người tiêu dùng lại chưa có kiến thức về CDĐL, vì thế việc xử lý những vi phạm trên thị trường gặp nhiều khó khăn.
2. Ở Việt Nam
2.1 Xây dựng và bảo hộ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
Quá trình xây dựng TGXX nước mắm Phú Quốc được thực hiện giai đoạn đầu tương đối tốt, nhưng đáng tiếc là các hoạt động hỗ trợ không được kéo dài và liên tục.
Sau khi đăng bạ, mọi hoạt động hỗ trợ đã không được tiếp tục trên thực địa, việc tư vấn xây dựng TGXX đã tách rời hỗ trợ xây dựng tổ chức ngành hàng, tổ chức liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân, do vậy kết quả đạt được bị hạn chế. Các vấn đề tồn tại lại không có các nhà tư vấn trợ giúp, TGXX không tiến triển đã làm mất lòng tin của người sản xuất về lợi ích của công việc này.
Hệ thống pháp lý của Việt Nam về CDĐL và TGXX, các quy định về quyền lập hội hay các tổ chức dân sự chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là những quy trình hành chính tại địa phương và trung ương liên quan tới việc lập hồ sơ, thẩm định, đăng bạ, cấp quyền sử dụng...
Quy định về hệ thống kiểm soát chất lượng không rõ ràng giữa kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Vai trò của các tác nhân cũng không rõ ràng trong khai thác và kiểm soát các hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng, bao bì, nhãn mác, thương mại các sản phẩm của TGXX nước mắm Phú Quốc.
Huyện Phú Quốc hiện nay chưa có quy hoạch vùng sản xuất, đóng chai cho các nhà thùng từ Tp. Hồ Chí Minh về, người sản xuất tại Hồ Chí Minh không biết phải làm gì để thực hiện quy định đóng chai của Bộ Thủy sản nếu muốn được sử dụng TGXX.
2.2 Xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Tám xoan Hải Hậu
Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là nơi nổi tiếng từ lâu với sản phẩm gạo Tám xoan. Mặc dù đặc sản Tám xoan đã đưa Hải Hậu trở thành địa danh nổi tiếng, nhưng thời gian qua, người dân địa phương lại không mặn mà và tâm huyết với việc trồng và kinh doanh sản phẩm này. Nguyên nhân chủ yếu là người nông dân sản xuất đặc sản này không có lãi bằng các giống lúa mới cho năng suất cao như Tám tiêu, Tám ngố và cả Bắc Hương của Trung Quốc.
Đứng trước đòi hỏi cần phải bảo tồn, phát triển giống lúa Tám xoan, phát triển kinh tế - xã hội thông qua cây trồng này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam xây dựng, chuẩn hóa và hỗ trợ bà con áp dụng mô hình quản lý sản phẩm cho tất cả các giai đoạn từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, cho đến các hoạt động thu mua, chế biến, đóng gói, tiếp thị, tiêu thụ.
Song song với việc xây dựng hệ thống quản lý canh tác và thương mại cho sản phẩm, ngày 08/06/2006, Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu đã có đơn gửi Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo Tám xoan. Từ ngày 31/05/2007, chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo Tám xoan đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận bảo hộ.
Với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị kinh tế của sản phẩm gạo Tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” đã được nâng lên đáng kể : những hộ nông dân trước đây canh tác lúa tám quy mô nhỏ đã gia nhập vào Hiệp hội, cùng tiến hành việc canh tác, chế biến lúa Tám theo 1 quy trình chuẩn. Người dân được hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật; sản phẩm được tiêu thụ theo kênh thị trường riêng, do đó, giá bán gạo cao hơn giá bán theo kênh phân phối tự do từ 800 – 1000 đ/kg … Nhờ đó, các giống lúa Tám truyền thống được bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm gạo Tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” của Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu là tuân thủ các quy định của tên gọi xuất xứ. Có thể nói gạo Tám xoan Hải Hậu là sản phẩm đầu tiên của Nông nghiệp Việt Nam thực hiện xây dựng tên gọi xuất xứ theo thể thức mới, đặc biệt là xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến và thương mại.
Phần II. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên
I. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu (khu vực lòng chảo Điện Biên)
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1 vị trí địa lý
Điện Biên là huyện biên giới Việt - Lào, có 19 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pha Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, của khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu mạch sang Lào; huyện có diện tích tự nhiên 163.926 ha (đất NN 13.544 ha, đất LN 36.956 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên); dân số 108.389 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác);
Khu vực lòng chảo huyện Điện Biên: Phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra Bang (Lào); phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Mường Mày t._.ông nghiệp về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
IV. Điều kiện xây dựng thương hiệu dưới hình thức chỉ dẫn địa lý
1. Điều kiện về sản phẩm
1.1 Tính đặc thù của gạo đặc sản Điện Biên
Từ điều kiện tự nhiên của địa phương, lòng chảo Địên Biên là vùng có tiểu vùng khí hậu đặc biệt, có 2 mùa rõ rệt, đất đai khá tốt, hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, trình độ dân trí khá, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh giống lúa chất lượng cao tham gia vào thị trường. Do đó trong nhiều năm gần đây, một số giống lúa tẻ thơm như: IR 64, Hương Thơm số 1, Bắc Thơm 7..., đã được đưa vào gieo trồng trên địa bàn huyện.
Qua nghiên cứu, phân tích mẫu lúa vùng nghiên cứu tại những trung tâm chuyên môn có được các chỉ tiêu chất lượng như sau:
Các mẫu gạo vùng nghiên cứu, qua xay xát đều đạt được tỷ lệ thu hồi cao, tỷ lệ gạo lật từ 77 – 78%, tỷ lệ gạo xát thu được từ 68 – 71%, tỷ lệ gạo nguyên của giống Bắc thơm 7 và IR64 đạt trên 60% (tỷ lệ tấm thấp <5%), giống Hương Thơm số 1 có tỷ lệ tấm cao hơn <10% tấm.
Khối lượng M1000 hạt thóc của các giống ổn định, giống Bắc thơm 7 là 19,7g, giống IR64 25,3g, giống Hương Thơm số 1 là 24,3g.
Độ dài hạt của các giống cũng ổn định: giống Bắc thơm 7 là 6,3 mm, tỷ lệ D/R là 2,9; giống IR64 2,1 mm, tỷ lệ D/R là 3,3; giống Hương Thơm số 1 là 6,25mm, tỷ lệ D/R là 3,03.
Hàm lượng Amylose của các giống đều khá cao, từ 15%CK với giống Hương Thơm số 1; 19% với giống Bắc thơm 7 và 24% với giống IR64. Đặc biệt, hàm lượng Protein của các giống đều ở mức cao từ 8 – 10%. Đây là đặc điểm nổi trội về chất lượng của lúa gạo vùng lòng chảo Điện Biên.
1.2 Có thị trường tiềm năng phát triển
Chất lượng gạo Điện Biên đã được người tiêu dùng công nhận. Tất cả số người được hỏi đều đã từng sử dụng qua gạo Điện Biên, và họ đánh giá gạo Điện Biên ở mức ngon và rất ngon. Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng giá gạo ở mức cao nên mức độ tiêu dùng của họ chưa thật sự nhiều. Riêng có Sơn La là thị trường tiêu thụ khá lớn của gạo Điện Biên, đa số người dân ở đây đều có nhu cầu sử dụng gạo Điện Biên do khoảng cách địa lý giữa Điện Biên và Sơn La không xa, việc vận chuyển, tính nguyên chất của gạo được đảm bảo, mức độ sử dụng cao. Thị trường Hà Nội thì đánh giá gạo Điện Biên không quá đắt, nên tiêu dùng cũng ở mức tương đối ổn định.
Tuy nhiên qua điều tra cũng cho thấy một thực tế là giá gạo Điện Biên tại các thị trường tỉnh khác đôi lúc còn thấp hơn so với giá gạo tại tỉnh Điện Biên. Đó là do gạo Điện Biên mang tới các thị trường này đã bị pha trộn theo một tỷ lệ nhất định với loại gạo khác, được các cửa hàng bán với giá thấp, dễ bán và thu lời cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh gạo Điện Biên mỗi doanh nghiệp với 1 nhãn mác, thương hiệu khác nhau gây ra tình trạng dễ trà trộn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Do đó việc xây dựng một thương hiệu được bảo hộ với nhãn mác, logo … đủ tiêu chuẩn là một công việc hết sức cần thiết. Để có thể xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên cần loại bỏ những thói quen sản xuất trước kia và thay vào đó là các quy trình kĩ thuật đã được chuẩn hóa, các quy định về nhãn mác và điều lệ hoạt động của Hiệp hội phải được các hộ sản xuất lúa thực hiện theo quy định, tạo sự đồng nhất trong sản xuất, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm.
2. Điều kiện chính quyền địa phương
2.1 Chủ trương phát triển tính hàng hóa của sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu
Tỉnh Điện Biên có chủ trương phát triển xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tất cả các sản phẩm đặc sản của vùng, trong đó gạo đặc sản Điện Biên là ưu tiên số 1. Thực hiện chủ trương của tỉnh, các Sở, Ban, Ngành tìm mọi điều kiện thuận lợi để cùng với nông dân sản xuất tạo ra sản lượng lúa cao nhất, chất lượng lúa đảm bảo nhất. phục vụ cho nhu cầu lương thực không những trong tỉnh mà còn xuất sang các vùng, các quốc gia khác. Để xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên dưới hình thức CDĐL cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý và các cơ quan chuyên môn từ tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên, và các hộ sản xuất lúa gạo đặc sản Điện Biên, theo đó mỗi cơ quan thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để thực thi chủ trương phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu theo CDĐL cho gạo Điện Biên.
Việc xác định vai trò của các tổ chức cá nhân tham gia quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho gạo Điện Biên là việc làm rất cần thiết và quan trọng, sự tham gia của các cá nhân thể hiện qua sơ đồ 5. Trong sơ đồ cho thấy có 8 tác nhân chính tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu đó là: Viện Quy Hoạch& Thiết kế Nông nghiệp Việt Nam, Sở nông nghiệp&PTNT tỉnh Điện Biên, Sở Khoa học& Công nghệ tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên, Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên, hộ nông dân sản xuất gạo đặc sản, hộ kinh doanh và tiêu thụ gạo đặc sản và Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
Tư vấn hỗ trợ xây dựng Hiệp Hội, thương hiệu
Tư vấn hỗ trợ xây dựng quy trình kĩ thuật
Xét duyệt thủ tục
Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên
Viện Quy hoạch& Thiết kế NN Việt Nam
Sở KH& CN tỉnh Điện Biên
UBND huyện Điện Biên
Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên
Quản lý quy trình kĩ thuật xây dựng thương hiệu
Các hộ sản xuất gạo đặc sản
Các hộ kinh doanh và tiêu thụ gạo Điện Biên
Xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đăng bạ và bảo hộ thương hiệu
Nguồn : Viện QH&TKNN Việt Nam
Sơ đồ 5 : Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên
a. Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp :
Xuất phát từ chủ chương chiến lược của Chính Phủ, ngành trong việc xúc tiến quá trình xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản. Viện có vai trò quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ triển khai quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho gạo Điện Biên như: tham gia xây dựng và kiểm soát quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến thu hoạch và bảo quản, tư vấn nông dân thành lập Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên, tư vấn hỗ trợ Hiệp Hội xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch xúc tiến thương mại (xây dựng kênh phân phối, quảng cáo tiếp thị sản phẩm thông qua truyền hình, triển lãm hội chợ…), tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất và chế biến, tư vấn xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu…
b. Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên
Sở nông nghiệp tỉnh Điện Biên và Uỷ ban nhân dân huyện Điện Biên là hai cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn và phê duyệt, cấp giấy phép kinh doanh gạo Điện Biên. Các thủ tục xét duyệt cho dự án phát triển thương hiệu Điện Biên trước tiên phải được hai cơ quan này thông qua. Hiện nay sở nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã phê duyệt các thủ tục cho việc gạo Điện Biên được mang tên gọi chỉ dẫn địa lý.
Mặt khác, Sở NN & PTNT tỉnh còn có trách nhiệm trong việc hỗ trợ Viện QH&TKNN trong việc xây dựng bản đồ khu vực địa lý cho vùng lúa đặc sản, xây dựng các mô hình thâm canh thử nghiệm, hỗ trợ một phần về vốn cho nông dân…
c. Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Điện Biên :
Xuất phát từ chủ trương, chiến lược của Chính phủ, ngành trong việc xúc tiến xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản. Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia để có thể kết luận và đưa ra tiêu chuẩn địa phương cho sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên, từ năm 2005. Tiêu chuẩn này đã cho thấy mức độ thơm ngon, dẻo đặc thù của giống gạo đặc sản, người tiêu dùng từ đó ưa dùng hơn, nông dân sản xuất an tâm hơn vì có giá đầu ra khá cao và ổn định. Hiện nay, khi tất cả đã đủ điều kiện chín muồi để Điện Biên có thể đăng kí thương hiệu gạo đặc sản theo TGXX, Sở Khoa học Công nghệ tiếp tục là cơ quan đứng ra làm đơn vị chủ trì dự án.
d. Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên
Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên là đơn vị thành lập tất yếu một khi thương hiệu gạo Điện Biên được bảo hộ, đóng vai trò quan trọng như chủ thể xây dựng thương hiệu. Thông qua việc thực hiện tất cả các hoạt động từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông dân, giúp nông dân nâng cao thu nhập. Hiệp Hội giám sát các quy trình kỹ thuật để tạo nên sản phẩm chất lượng góp phần tăng uy tín sản phẩm, Hiệp Hội qua đó tăng uy tín thương hiệu.
e. Nông dân sản xuất lúa
Nông dân huyện Điện Biên là những người trực tiếp tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao và là người trực tiếp sản xuất ra gạo Điện Biên. Họ là những người nắm bắt rõ nhất về phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, nguyên nhân gây bệnh của giống lúa đặc sản này. Chính vì vậy nông dân là những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm góp phần tạo nên thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên bền vững.
2.2 Chủ trương xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm gạo đặc sản là cần thiết. Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chức năng đầu tư xây dựng để giám sát tình hình hoạt động sản xuất lúa gạo đặc sản để có thể tiện cho việc quản lý về tư vấn khoa học kĩ thuật, xem xét quy mô chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu việc áp dụng và kiểm sát áp dụng các quy định về kĩ thuật sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm mang CDĐL nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hội
đồng
tư
vấn
UBND cấp tỉnh
Cơ quan quản lý chất lượng
(Viện QH&TKNN, Sở NN&PTNT, ….)
Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên
Cơ quan kiểm soát chất lượng(trung tâm kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản thực phẩm)
Các hộ sản xuất gạo đặc sản
Nguồn : Viện QH&TKNN Việt Nam
Sơ đồ 6 : Mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm
V.Các thủ tục tiến hành xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên
1. Xác định chủ thể
Với các điều kiện như đã phân tích ở trên, gạo đặc sản Điện Biên đủ điều kiện để được đăng kí theo TGXX và CDĐL. Theo quy định tại Điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền đăng kí CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước, theo đó Nhà nước cho phép các tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL thực hiện quyền đăng kí CDĐL. Tuy nhiên, người thực hiện quyền đang kí CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên theo CDĐL, việc cần thiết là phải thành lập một Hiệp Hội gạo Điện Biên đứng ra đại diện cho nông dân sản xuất lúa gạo đặc sản, người đứng đầu Hiệp Hội sẽ thay mặt cho Hội nộp đơn đăng kí bảo hộ CDĐL lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
2. Xây dựng bộ hồ sơ
Gạo đặc sản Điện Biên được xây dựng thương hiệu theo CDĐL vì đã đáp ứng được điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đó là :
Sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên có nguồn gốc địa lý từ cánh đồng Mường Thanh, khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Theo điều 81 của Luật Sở hữu trí tuệ, danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên mang CDĐL của cánh đồng Mường Thanh được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm gạo Điện Biên, điều đó được thấy rõ qua các điều tra về thị hiếu người tiêu dùng ở các tỉnh Hà Nội, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và sản lượng lúa gạo hàng hóa mà cánh đồng Mường Thanh cung cấp cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh, quốc gia khác.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên được xác định bằng các chỉ tiêu định tính, định lượng, cảm quan …thể hiện ở bảng 20, các chỉ tiêu này đã được Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lương nông sản thực phẩm, viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chứng nhận.
Ngoài ra gạo Điện Biên còn đáp ứng được các điều kiện địa lý liên quan đến CDĐL theo Điều 82 của Luật Sở hữu trí tuệ, đó là các yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang lại từ cánh đồng Mường Thanh - khu vực lòng chảo huyện Điện Biên.
Yếu tố về điều kiện tự nhiên : thể hiện đầy đủ và chi tiết trong phần địa bàn nghiên cứu. Có thể thấy rõ 3 yếu tố về tự nhiên cơ bản tạo nên tính đặc thù của gạo Điện Biên, đó là : Khí hậu, đất đai và nguồn nước.
Yếu tố về con người : những người nông dân Điện Biên có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất gạo đặc sản. Họ có các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo cho năng suất và chất lượng lúa gạo.
Khu vực mang CDĐL theo điều 83 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng được xác định là có ranh giới rõ ràng và chính xác, ranh giới này là khu vực lòng chảo huyện Điện Biên mà khu vực sản xuất là cánh đồng Mường Thanh.
Hồ sơ đăng kí CDĐL bao gồm :
- Tờ khai đăng kí CDĐL : 02 tờ khai ( theo mẫu quy định )
- Chứng từ nộp, lệ phí
- Quy chế sử dụng CDĐL bao gồm ít nhất các nội dung sau :
+ Địa điểm sản xuất, quy trình sản xuất, nguyên liệu, sản phẩm. hệ thống quản lý sản xuất, bảo quản, bao gói, gắn nhãn sản phẩm gạo đặc sản Điên Biên( e-ti-ket), vận chuyển, tiêu thụ, nhân lực, các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, giải quyết khiếu nại, tố cáo quyền và lợi ích người sử dụng …
+ Phí quản lý CDĐL .
- Thuyết minh đặc thù sản phẩm : bao gồm tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định CDĐL cần bảo hộ trong đơn CDĐL ( theo ĐIều 106 – Luật Sở hữu trí tuệ ) gồm :
+ Tên gọi, dấu hiệu có CDĐL .
+ Sản phẩm mang CDĐL .
+ Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên : 02 bản.
Bản mô tả phải được UBND tỉnh xác nhận căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế.
+ Mô tả sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên, bao gồm tất cả các đặc tính lí, hóa học, tính chất định tính, định lượng, cảm quan của sản phẩm gạo Điện Biên.
+ Cách xác định khu vực địa lý của khu vực lòng chảo huyện Điện Biên tương ứng với CDĐL.
+ Chứng cứ về sản phẩm gạo đặc sản Điện Biện có xuất xứ từ cánh đồng Mường Thanh, khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
+ Bản mô tả phương pháp sản xuất lúa gạo đặc sản .
+ Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù và danh tiếng của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên gắn với tên tuổi của cánh đồng Mường Thanh.
+ Thông tin về cơ chế tự kiểm tra của Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên.
- Bản đồ khu vực chuyên sản xuất lúa gạo đặc sản Điện Biên tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Bản đồ này phải được UBND cấp tỉnh xác nhận căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
- Giấy ủy quyền ( nếu nộp đơn thông qua đại diện ).
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
3. Tiến hành các thủ tục nộp đơn và theo đuổi đơn
3.1 Nộp đơn
Tất cả các tài liệu trên được Hiệp Hội gạo đặc sản Điện Biên, phối hợp với UBND huyện Điện Biên, hoàn thiện, lập thành bộ hồ sơ gửi lên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Điện Biên để được xem xét trước khi gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Khi có đầy đủ các thủ tục yêu cầu trong đơn và gửi lên cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ngày nộp đơn là ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận. Sau khi nhận đơn trong thời hạn 1 tháng, đơn đăng kí sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Nếu đủ tiêu chuẩn, sau 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ ( Điều 110 – Luật Sở hữu trí tuệ ).
Nộp lệ phí : chứng từ nộp phí, lệ phí đăng kí bảo hộ sản phẩm gạo đặc sản Điện Biên theo CDĐL
3.2 Tiến hành các thủ tục sửa đổi đơn
Sau khi đơn đã được công nhận là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ thẩm định nội dung đơn trong vòng 6 tháng để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ, đơn đủ điều kiện và không bị từ chối thì được Cục Sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng kí quốc gia về Sở hữu công nghiệp ( theo Điều 118, 119 Luật Sở hữu trí tuệ ). Văn bằng bảo hộ CDĐL sẽ ghi nhận tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng CDĐL, CDĐL được bảo hộ tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL, tính đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực mang CDĐL. Giấy chứng nhận đăng kí CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp ( Theo Điều 92, 93 Luật Sở hữu trí tuệ ).
VI. Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng thương hiệu gạo Điện
1. Khung thể chế và pháp lý chưa hoàn thiện
Quan điểm về CDĐL và TGXX chưa thực sự có sự kết nối. Trên thực tế, TGXX chỉ là một trường hợp đặc biệt của CDĐL. Tuy nhiên, hầu hết các quy định của Việt Nam như Bộ Luật Dân Sự, Nghị định 63/CP, Thông tư 3055/TT-SHCN đều chỉ đề cập đến TGXX, trong khi đó, CDĐL lại không được nhắc đến trong Bộ Luật Dân Sự - một quy định đầu tiên và là nền tảng cho các quy định sau mà chỉ được đề cập đến trong Nghị định 54/2000/NĐ-CP. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết các sản phẩm của các địa phương đều được định hướng xây dựng TGXX còn CDĐL chỉ được hiểu đơn giản là việc phát triển nhãn hiệu, không có tính chất bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất, cũng như mang lại lợi ích cho địa phương. Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, ngay cả các bộ chủ quản cũng không có định hướng hỗ trợ cho sự phát triển về CDĐL.
Thể chế và chính sách được xây dựng ít dựa trên kết quả nghiên cứu về mặt khoa học. Hoạt động phát triển diễn ra trước hoạt động nghiên cứu do đó trong quá trình xây dựng TGXX, những khó khăn gặp phải không được giải quyết và những nội dung triển khai khó áp dụng được trong thực tế.
Những nội dung quy định còn nhiều bất cập, các quy định chưa cụ thể, chưa thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành), các địa phương trong việc quản lý lãnh thổ và quản lý hành chính, tách rời giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu, quyền quản lý, các thủ tục tiến hành bảo hộ và xử lý vi phạm, vai trò của tư vấn khoa học trong sự phát triển của TGXX.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã có những thay đổi so với quy định cũ. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là những quy định về TGXX không được đề cập đến trong luật, trong khi đó, những nội dung yêu cầu về đơn, các yếu tố được bảo hộ đối với CDĐL lại có sự tương đồng với quy định về TGXX trước khi luật ra đời, và so với quy chế của châu Âu.
2. Sự hiểu biết về CDĐL và TGXX còn hạn chế
Quan điểm và nhận thức về CDĐL và TGXX của Việt Nam chưa rõ ràng, các bộ ngành quan tâm nhiều đến TGXX. Trong khi đó, CDĐL lại không được quan tâm nhiều mặc dù tác dụng của hai hình thức này có lợi ích tương đồng. Trái lại, Luật sơ hữu trí tuệ ban hành chỉ đề cập đến CDĐL, còn TGXX không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật.
Bản thân chính quyền địa phương cũng như những người sản xuất gạo đặc sản Điện Biên rất hạn chế về mặt hiểu biết những quy định về CDĐL và TGXX.Phần đông nông dân, những người sản xuất gạo đặc sản, khi được hỏi về thương hiệu, nhãn hiệu, CDĐL và TGXX thì câu trả lời hầu như là không biết. Chính quyền và các cơ quan có liên quan của địa phương cũng trong tình trạng chưa hiểu rõ về các khái niệm này.
Sự hiểu biết còn hạn chế sẽ kéo theo khả năng quản lý TGXX gặp nhiều khó khăn. Thiếu kiến thức, chưa hiểu rõ những lợi ích mà việc xây dựng thương hiệu theo CDĐL mang lại sẽ kéo theo tâm lý ngại rủi ro về đầu tư cho sản phẩm gạo Điện Biên như: chưa mạnh dạn đầu tư vốn, chưa thấy được tầm quan trọng của CDĐL...
Hoạt động xây dựng CDĐL còn hạn chế trong huy động sự tham gia đầu tư của các cộng đồng dân cư, tổ chức dân sự người sản xuất, doanh nghiệp địa phương: chưa thu hút được sự tham gia của các hộ nằm trong vùng thích hợp và rất thích hợp...
CDĐL và TGXX chưa được quảng bá và tuyên truyền đúng mức để người tiêu dùng hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của chúng.
3. Chưa có sự thống nhất về vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan
Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức nghiệp đoàn, cơ quan chuyên môn, quản lý (được thể hiện qua vai trò của Nhà nước) trong quy định của châu Âu là rất rõ ràng. Trong khi đó, tại Việt Nam, sự chồng chéo, trách nhiệm chưa cụ thể là điểm thiếu ngay từ các quy định của Nhà nước.
Quy định Sở hữu trí tuệ của Việt Nam về CDĐL hiện nay, cũng như các quy định về TGXX trước kia chưa phân rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc ra quy định quản lý chất lượng sản phẩm TGXX. Do đó, có thể kéo theo việc Bộ NN & PTNT và các bộ chuyên ngành khác cùng tham gia, vừa gây lãng phí thời gian, tiền bạc, vừa chưa giải quyết được một cách triệt để vì bộ này có thể ỷ lại vào bộ kia.
Nếu không làm rõ vai trò của các Bộ thì việc xây dựng và quản lý chất lượng TGXX cho sản phẩm đặc sản nói chung và gạo Điện Biên nói riêng sẽ rất khó khăn và không thống nhất.
Hơn thế nữa, vai trò của các cơ quan xử lý khi có vi phạm về TGXX và CDĐL xảy ra cũng chưa rõ ràng. Các sản phẩm đặc sản trong đó có gạo Điện Biên đang phải đối mặt với sự lạm dụng thương hiệu, sản phẩm hàng giả, hàng nhái, gạo bị pha trộn tràn ngập thị trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu, lợi ích của người sản xuất, người nông dân, các bên liên quan và suy giảm lòng tin của người tiêu dùng. Do đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, bộ nào sẽ đứng ra giải quyết, hay khi các bộ cùng giải quyết vấn đề này thì trách nhiệm của từng bộ như thế nào?
4. Vai trò của hiệp hội nghiệp đoàn trong xây dựng thương hiệu còn mờ nhạt
Do các tổ chức nông dân, hộ chế biến còn yếu, ngay cả ở Điện Biên cũng chưa có Hiệp hội những người sản xuất gạo, vì vậy vai trò của người sản xuất và nông dân rất mờ nhạt.
Quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm CDĐL và TGXX tại các địa phương thường không có sự tham gia của các đại diện nông dân trong khi họ lại sở hữu và quyết định hệ thống sản xuất, do vậy lợi ích của họ ít được chú ý.
Sự thiếu vắng các tổ chức dân sự chuyên nghiệp trong sản xuất, phân phối trong các ngành hàng lương thực và thực phẩm (hiệp hội, nghiệp đoàn của nhà sản xuất, chế biến…) đã cản trở quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát nhãn mác, thúc đẩy hợp tác giữa các tác nhân trong xây dựng TGXX.
Quy trình xây dựng, thẩm định CDĐL còn nhiều hạn chế: không phát huy vai trò của tổ chức người dân, thiếu cán bộ trình độ cao, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát, xét duyệt các thủ tục cho việc đăng bạ sản phẩm. Các hoạt động triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu khung thể chế.
Phần III. Giải pháp
1. Hoàn thiện khung pháp lý của nhà nước về CDĐL
Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện là khó khăn lớn nhất trong quá trình áp dụng CDĐL và TGXX tại Việt Nam trong 5 năm qua. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình bảo hộ những sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới:
- Vận dụng những quy định của châu Âu và các tổ chức kinh tế khác như AFTA, WTO về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quy chế 2081/92 của Cộng đồng chung châu Âu để xây dựng quy chế chung cho Việt Nam;
- Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ là rất tốt, nó sẽ tạo dựng một khung pháp lý mới cho quá trình xây dựng CDĐL ở Việt Nam. Tuy vậy, vẫn cần phải có những sự bổ sung trong quá trình đưa luật vào đời sống, cụ thể là:
+ Cần đưa TGXX vào khung thể chế của nhà nước bằng các văn bản dưới luật, vì đây là một hình thức phổ biến và rất có hiệu quả tại châu Âu;
+ Thiết lập hệ thống quản lý về CDĐL chung cho tất cả các sản phẩm thông qua vai trò và chức năng của một tổ chức chuyên ngành của nhà nước;
+ Quy định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng thông qua việc quy định rõ vai trò đại diện cho Nhà nước tại các địa phương, bộ ngành;
+ Quy định về quy trình xây dựng hồ sơ, các bước tiến hành thiết lập quyền cho sản phẩm CDĐL;
+ Quy định cụ thể về phương pháp khoanh vùng sản phẩm, mô tả chất lượng và quy trình sản xuất đặc thù. Trong đó cần quy định rõ ràng các văn bản này cần sự chứng thực và xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền nào (cơ quan quản lý hay cơ quan khoa học), địa phương hay trung ương;
+ Quy định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng CDĐL: nhà nước, các cơ quan chuyên môn như: các bộ chuyên ngành, cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân sử dụng…;
+ Các quy định về quy trình sản xuất truyền thống, hệ thống kiểm soát, mô tả thực trạng sản xuất và thị trường…cần có sự xác nhận hay chứng thực của cơ quan nào hoặc cần phải do cơ quan nào tiến hành tổng hợp và đánh giá.
2. Nâng cao sự hiểu biết về CDĐL và TGXX
Để nâng cao sự hiểu biết về CDĐL và TGXX của người dân thì rất cần sự hỗ trợ của các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học.
Tổ chức các khóa đào tạo cung cấp kiến thức về CDĐL và TGXX cho các cơ quan từ trung ương , các viện nghiên cứu, cán bộ địa phương và các tổ chức của người sản xuất.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi…
Nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ cán bộ bằng các đợt tập huấn với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn. Khi đó, những cán bộ chủ chốt này sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc giới thiệu các kiến thức mới cho người nông dân.
3. Phân rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan
Cần có những quy định rõ ràng vai trò của các bộ, cơ quan chuyên môn trong việc hỗ trợ xây dựng các sản phẩm mang CDĐL và TGXX.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các bộ chuyên ngành khác như Bộ Thủy sản, Bộ Công an, Bộ Thương mại…nên cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ hình thành hội đồng quốc gia về CDĐL và TGXX. Hội đồng này có các cơ quan nghiên cứu – phát triển có năng lực về CDĐL và TGXX làm tư vấn và phục vụ hội đồng trong thẩm định các vấn đề thể chế và kỹ thuật. Mặt khác, hội đồng này sẽ điều phối tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề này.
Cần có một sự phối hợp liên bộ, phân rõ trách nhiệm từng bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Công an, Bộ Thương mại…trong việc phát triển sở hữu trí tuệ về CDĐL và TGXX; xây dựng các quy trình hành chính cụ thể để cho việc đăng bạ và bảo hộ được thuận tiện hơn.
4. Tiến tới xây dựng hiệp hội sản xuất gạo Điện Biên, nâng cao vai trò của người nông dân
Cần thúc đẩy hình thành các tổ chức dân sự chuyên nghiệp của nông dân và các tác nhân ngành hàng trong nông nghiệp nông thôn. Những tổ chức này sẽ trợ giúp nhà nước phát triển các sản phẩm đặc sản trên cơ sở liên kết tập thể.
Cần tiến hành xây dựng và đăng ký thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên. Trước hết cần thành lập Hiệp hội sản xuất gạo. Nhìn chung đa số người dân đều có mong muốn gia nhập Hiệp hội gạo đặc sản Điện Biên (nếu được thành lập) và tuân thủ đúng các nguyên tắc sản xuất, chế biến gạo theo hướng hàng hóa chất lượng.
Xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển và khai thác CDĐL và TGXX; khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần trong ngành hàng.
Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bảo vệ người sản xuất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh. Hướng các HTX nông nghiệp có chức năng làm đại diện tiêu thụ lúa gạo cho nông dân để đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp, HTX nông nghiệp phải trở thành một chủ thể tài chính được quyền vay vốn ngân hàng…
Mạnh dạn thành lập HTX, hiệp hội thu gom và tiêu thụ sản phẩm gạo do nông hộ sản xuất ra. Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài để có những quyết định đúng.
Các hộ nông dân tham gia sản xuất trực tiếp cần phải đảm bảo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng đồng thời cũng tự mình liên doanh, liên kết timg thị trường, tránh trông chờ ỷ lại vào các cơ quan chức năng.
5. Một số giải pháp khác
* Giải pháp bảo vệ thị trường
Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các điểm bán sản phẩm, người thu gom, người mua buôn.
Cần có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất và người thu mua, doanh nghiệp thu mua nông sản. Chủ doanh nghiệp thu mua nông sản có thể ứng vốn cho nhà sản xuất.
Kiểm soát chặt chẽ việc chế biến, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo vệ sin an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
* Giải pháp tổ chức quản lý, chính sách
Tập trung quy hoạch vùng sản xuất trong vùng để từ đó tạo ra các vùng sản xuất đủ lớn kết hợp với thực hiện tốt việc đăng ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, thực hiện theo chủ trương liên kết bốn nhà.
Huyện cần có cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiems mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thông tin kịp thời giá cả, nhu cầu các loại nông sản cho hộ nông dân nắm bắt để tổ chức sản xuất, cung ứng và xây dựng thương hiệu cho gạo Điện Biên.
Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp đặc biệt về giống, phân bón, vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân
* Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông
Cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đầu tưu nâng cấp đường giao thông từ khu vực dân cư vào khu vực sản xuất để thuận tiện cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm, nhất là khu vực các xã phía cuối của vùng giao thông vẫn còn khó khăn.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1995), Bộ Luật Dân Sự.
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân Sự.
3. Nghị định 63/CP/1999.
4. Nghị định 54/2000/NĐ-CP
5. Thông tư số 3055/TT-SHCN.
6. Nguyễn Quốc Thịnh; Nguyễn Thành Trung, “Sách thương hiệu với nhà quản lý”.
7. Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ, Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, 7/2002.
8. Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho đặc sản của địa phương.
9. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (2002), Những giải pháp để phát triển đăng kí cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam.
10. Lê Xuân Tùng, Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội.
11. Philip Kotler(2001), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê.
12. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (2007), Lợi ích xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển.
13. Đào Thế Anh; Bùi Thị Thái (2005), “Nghiên cứu phát triển sản phẩm có tên gọi xuất xứ địa lý trên cơ sở tổ chức nông dân và ngành hàng”.
Các Website :
Website Bộ NN&PTNT Việt Nam :
Website Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới :
Website Cục Sở hữu trí tuệ : http:// www.noip.com.vn
Website thương hiệu Việt :
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25646.doc