LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ, tổ chức, cũng như của các công ty; nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ.
Việc xây dựng các trang web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ chức, công ty thậm chí các cá nhân, ngày nay, không lấy gì làm xa lạ. Đối với các chính phủ và các công ty thì việc xây dựng các website riêng càng ng
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng thiết kế Website về kho bạc thị xã Nghĩa Lộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày càng trở nên cấp thiết. Thông qua những website này, thông tin về họ cũng như các công văn, thông báo, quyết định của chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người quan tâm, đến với khách hàng của họ một cách nhanh chóng kịp thời, tránh những phiền hà mà phương thức giao tiếp truyền thống thường gặp phải.
Hoạt động của một cơ quan nhà nước sẽ càng được tăng cường và mở rộng nếu xây dựng được một website tốt. Bắt nguồn với ý tưởng này, cùng với những gợi ý của cô Trần Thị Thu Hà, em đã thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “XÂY DỰNG THIẾT KẾ WEBSITE VỀ KHO BẠC THỊ XÃ NGHĨA LỘ”
Đây là lần đầu tiếp xúc với môi trường mới chuyên nghiệp và lập trình Website là một lĩnh vực rộng nên trong khi thực hiện không tránh khỏi thiếu sót vậy rất mong được sự chỉ bảo,giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và cơ quan thực tập để bài viết thu dược kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Khát quát chung về tình hình cơ bản của Thị xã Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái,hệ thống Kho Bạc Nhà Nước và KBNN Thị xã Nghĩa lộ
1.1. Giới thiệu Thị xã Nghĩa Lộ
Thị xã Nghĩa Lộ được thành lập ngày 08/10/1971 theo Nghị định 190/CP của Hội đồng Chính phủ là Thị xã Tỉnh lỵ của Tỉnh Nghĩa Lộ. Ngày 04/3/1978 Thị xã Nghĩa Lộ hợp nhất và Huyện Văn Chấn - Tỉnh Hoàng Liên Sơn theo nghị định số 56/CP của Hội đồng Chính Phủ, Thị xã Nghĩa Lộ được tái lập theo Nghị định số 31/CP ngày 15/5/1995 của Chính phủ, năm 2003 Thị xã Nghĩa Lộ được mở rộng không gian theo nghị định 16/NĐ-CP sáp nhập thêm 3 xã thuộc Huyện Văn Chấn, với dân số 26.457 người, diện tích 2.966,6ha.
Thị xã Nghĩa Lộ nằm ở trung tâm thung lũng Mường Lò, xung quanh bao bọc bởi núi đồi, tạo nên cánh đồng Mường Lò rộng thứ 2 ở Tây Bắc sau cánh đồng Mường Thanh (Lai Châu) đất đai ở đây tương đối màu mở thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Thị xã Nghĩa Lộ được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội phía Tây của Tỉnh Yên Bái, đã được UBND Tỉnh phê duyệt dự toán quy hoạch tổng thể gắn với trục động lực vùng kinh tế phía Tây của Tỉnh trong giai đoạn (2000 – 2010) đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã giai đoạn 2001 – 2005 đạt 11,3% - cao hơn giai đoạn 1996 – 2000 là 0,7% - cao hơn mục tiêu nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ X đề ra (mục tiêu là 11%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp còn chiếm 6,1% cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 14,2% thương mại dịch vụ 15%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Một số ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu:
*Công nghiệp – Xây dựng: Tộc độ tăng trưởng bình quân Ngành công nghiệp – Xây dựng thời kỳ 2001 – 2005 đạt 12,2%/năm. Trong đó: Ngành công nghiệp đạt 13,6%/năm ngành xây dựng đạt 10,9%/năm.
*Thường mại - Dịch vụ: là ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã. Tộc độ tăng trường bình quân Ngành thường mại – Dịch vụ thời kỳ 2001 – 2005 là 13%/năm.
Trong đó:
+ Ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng... tăng bình quân 14,4% năm
+ Ngành vận tải, thông tin, bưu điện tăng bình quân 13,5% năm
+Các ngành dịch vụ khác tăng bình quân 12,2%/năm
Các ngành thương mại, dịch vụ đều có xu hướng tăng cường, tăng nhanh hơn các ngành kinh tế khác của Thị xã.
*Nông – lâm nghiệp: Tốc độ tăng trưởng ngành nông – lâm nghiệp thời kỳ 2001 – 2005 là 6,5%.
Trong đó: + Ngàng nông nghiệp tăng bình quân 6,2% năm
+ Ngành lâm nghiệp tăng bình quân 9,7% năm
+ Ngành thuỷ sản tăng bình quân 15,4% năm
Giá trị sản xuất ngành nông – Lâm nghiệp (giá CĐ 94) tăng từ 24.885 triệu đồng năm 2000 lên 35.380 triệu đồng năm 2005. Tại 2 thời điểm trên, ngành nông nghiệp tăng từ 23.390 triệu đồng lên 32.730 triệu đồng, ngành lâm nghiệp tăng từ 1.090 triệu đồng lên 1.800 triệu đồng và ngành thuỷ sản tăng từ 405 triệu đồng lên 850 triệu đồng.
Các lĩnh vực về văn hoá – xã hội:
*Dân số - Lao động - Việc làm - Mực sống dân cư.
Năm 2005, dân số Thị xã 26.457 người, với 17 thành phần dân tộc cùng sinh sống, có phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí không đồng đều. Do vậy, lực lượng lao động cũng có nhiều thành phần khác nhau, trình độ lao động qua đào tạo còn thấp. Lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn khá cao, năm 2003 chiếm trên 10% (chủ yếu là số lao động nông nghiệp dôi dư chưa bố trí việc làm ổn định).
-Mức sống dân cư còn thấp, thu nhập bình quân đầu người các năm:
+ Năm 2000: 2.770.000đ/người/năm
+ Năm 2003: 3.680.000đ/người/năm (riêng 4 phường). Sau khi sáp nhật 3 xã, thu nhập bình quân đầu người toàn Thị xã chỉ đạt: 3.009.000đ/người/năm. Thu nhập bình quân các năm đều cao hơn mặt bằng chung toàn Tỉnh và các Huyện phía Tây.
+ Năm 2005: 4,215đ/người/năm
-Công tác xoá đói, giảm nghèo.
+ Năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo có 7,63%, không còn hộ đói, hộ giàu chiếm 3,1%, hộ trung bình 63,5% (phạm vi 4 phường).
+ Năm 2003: Tỷ lệ hộ nghèo của Thị xã giảm còn 4,9% (4 phường0. Sau khi sấp nhập 3 xã, tổng số hộ nghèo toàn Thị là 595/5974 hộ chiếm 10%
+ Năm 2005: Tỷ lệ hộ nghèo của Thị xã giảm còn 5,4%
-Về giáo dục đào tạo:
Thị xã có 24 đơn vị trường học, trong đó có 4 đơn vị trực thuộc Sở giáo dục – Đào tạo (trường trung học sư phạm, trường PTTH Nghĩa Lộ, trường THPT Bán công Nguyễn Trái và Trung tâm giáo dục thường xuyên). Có 21 đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục – Đào tạo Thị xã gồm 6 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 1 trường PTCS (liên cấp 1 – 2), 6 trường THCS và 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ngoài ra còn có các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn các phường, xã. Mạng lưới trường lớp của Thị xã khá phát triển, mặt khác Thị xã đẩy mạnh phong trào chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS nên quy mô các ngành học, bậc học đã phát triển mạnh. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kết quả cao hơn so với mặt bằng chung toàn vùng và toàn Tỉnh. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch giữa các phường nội Thị và các xã mới sáp nhậtp.
- Về y tế: Thị xã có một bệnh viện đa khoá hạng 2 - tuyến 4, quy mô 150 giường, là bệnh viên quân dân y kết hợp, đảm nhận trọng trách khám chữa, điều trị bệnh cho nhân dân các dân tộc trên toàn tuyến phía Tây - Tỉnh Yên Bái, công tác khám chữa bệnh đã đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, các chương trình y tế quốc gia được triển khai đến cơ sở đạt kết quả tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét từ 15 – 20% so với năm trước, giảm tỷ lệ bướu cổ từ 3 – 4% năm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 2 – 3%, tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
- Về văn hoá thông tin: Công tác văn hoá – Thông tin - Thể dục thể thao luôn bám sát và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị. Môi trường văn hoá dược đảm bảo lành mạnh. Do xác định rõ nhiệm vụ triển khai đề án xây dựng Thị xã văn hoá thời kỳ 2003 – 2010 là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, Thị uỷ - HĐND – UBND Thị xã đã chỉ đạo sát sao, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể đến từng xã, phường, tổ dân phố, thôn bản, cụm dân cư.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trong những năm qua, Thị xã được Tỉnh, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy quá trình sản xuất, làm thay đổi cơ bản một mặt đô thị Thị xã, đồng thời tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ thới.
So với các huyện trong vùng phía Tây Tỉnh Yên Bái và mặt bằng chung toàn tỉnh, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thị xã có sự vượt trội, khẳng định tính chất đô thị trung tâm của vùng miền tây Tỉnh Yên Bái. Các ngành dịch vụ phát triển khá, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã. Các hình thức dịch vụ sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ dịch vụ phục vụ cộng đồng đã hình thành và có xu thế phát triển mạnh, các lĩnh vực văn hoá – xã hội. Y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao... Phát triển mạnh, vượt trội so với toàn vùng.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được, nền kinh tế của Thị xã thời kỳ 2001 – 2005 còn bộc lộ những hạn chế sau:
+ Điểm xuất phát thấp, tổng giá trị tăng thêm của Thị xã chỉ bằng 4 – 4,2% tổng giá trị tăng thêm toàn Tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất công nghiệp và thường mại dịch vụ mới bược đầu phát triển.
+ Sau năm 2000, sản xuất công nghiệp đã được phục hồi và phát triển, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, trình độ công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật thấp kém, sản lượng nhỏ, chất lượng kém, hoạt động mang tính từ phát, chưa có định hướng phát triển lâu dài.
+ Sản xuất nông – Lâm nghiệp lựa chọn đúng hướng là sản xuất nông nghiệp đô thị, đã thích ứng dần với cơ thế thị trường. Tạo dựng được sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nhưng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá trị canh tác thấp và tăng chậm, ngành chăn nuôi, thuỷ sản tuy có thế mạnh, những chưa phải là sản xuất hàng hoá, chưa phát huy hết thế mạnh của Thị xã.
Khắc phục những khó khăn, phát huy tất cả những lợi thế sẵn có, sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Thị xã trong những năm tới, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
*Công tác tổ chức máy chính quyền ở địa phương.
Bộ máy chính quyền từ Thị xã đến các xã, phường được kiện toàn từng bước đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả. Các đơn vị trực thuộc UBND Thị xã Nghĩa Lộ gồm 12 phòng, có chức năng tham mưu cho UBND Thị xã về quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, 3 đơn vị sự nghiệp, 7 đơn vị UBND xã, Phường.
1.2. Sự ra đời và chức năng nhiệm vụ của KBNN
1.2.1 Sự hình thành và phát triển hệ thống KBNN
Từ trước tới nay ở mỗi Quốc gia trên thế giới các Nhà nước đều tổ chức một cơ quan quản lý quỹ NSNN (từ Trung ương đến địa phương) đặt trong bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở một số nước cơ quan này còn dảm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác như trực tiếp thu nhận và chi trả theo lệnh của cơ quan tài chính. Cơ quan thựchiện nhiệm vụ như trên gọi là KBNN.
Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà ngân khố trực thuộc bộ tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là phát hành tiến của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản của Nhà nước.
Từ năm 1951 nhiệm vụ của nhà ngân khố được chuyển sang cho hệ thống ngân hàng cùng với sự thành lập của ngân hàng quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn này, trên nền tảng kế hoạch hoá tập trung Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thực hiện vai trò 3 trung tâm chức năng tiền tệ - Tín dụng – Thanh toán trong nền kinh tế quốc dân vừa thực hiện nhiệm vụ của nhà ngân khố bao gồm các công việc như chấp hành quỹ NSNN, tổ chức cấp phát chi trả khoản chi NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính.
Đến những năm cuối thập kỷ 80, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi đặc biệt là hệ thống Ngân hàng được chia làm 2 cấp, vì vậy nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển từ NHNN sang Bộ tài chính. Thực hiện chức năng này để đáp ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế một cách toàn diện có hiệu quả phù hợp với quy định 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về việc Chính phủ cho Bộ tài chính trực tiếp tổ chức và quản lý quỹ NSNN, các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước. Nhà nước đã ra quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 tập hợp hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ 01/04/1990 quá trình hoạt động của hệ thống KBNN 16 năm qua đã khẳng định KBNN là công cụ sắc bén quản lý nền tài chính Quốc gia, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cùng đất nước ta vững bước vào thế kỷ 21.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của KBNN
Nghị định 25/CP ngày 25/04/1995 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của hệ thống KBNN nội dung cơ bản của Nghị định này như sau:
“KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ giúp bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước) quý giữ trữ tài chính của Nhà nước, tiền và tài sản tậm giữ, huy động vốn cho Nhà nước và cho đầu tư phát triển, thanh toán trả nợ vay của Nhà nước...”
*Nhiệm vụ cụ thể của KBNN biểu hiện trên một số khía cạnh sau:
-Quản lý quỹ NSNN:
Về nguyên tắc một khoản thu chi của quỹ NSNN đều được phản ảnh qua KBNN thực hiện tập trung của khoản thu bao gồm các khoản thu về thuế, lệ phí và các khoản thu ngoài thuế kể cả thu viện trợ vay trong và ngoài nước, thực hiện điều tiết số thu NSNN cho ngân sách các cấp theo quy định của các cấp có thẩm quyền. Thực hiện chi trả kiểm soát cả khoản chi NSNN theo từng đối tượng được duyệt. KBNN thực hiện kế toán thu chi quỹ NSNN theo mục lục NSNN theo từng cấp ngân sách theo từng niên độ giúp cho Chủ tịch UBND các cấp tổng hợp quyết toán NSNN đại phương tổng hợp quyết toán NSTW trình bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện quyết toán quỹ NSNN tạm ứng chi NSNN, chi NSNN chưa tập trung được nguồn thu.
-KBNN có nhiệm vụ huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế cho đầu tư phát triển kinh tế cho chỉ tiêu của NSNN. Thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và ngoài nước theo quy định của Chính phủ, tín dụng Nhà nưcớ do KBNN thực hiện gắn liền với nhiệm vụ thu chi NSNN và đầu tư phát triển không nhằm mục đích kinh doanh như Ngân sách mà được cụ thể.
+Tổ chức phát hành trái phiếu KBNN để bù đắp thiếu hụt ngân sách..
+Vay NHNN TW theo dự uỷ quyền của Bộ tài chính khi nguồn thu chưa tập trung kịp.
+Tổ chức tiếp nhận hạch toán, thanh toán trả nợ trong và ngoài nước
+Sử dụng nguồn huy động hình thành nên các quỹ tài trợ cho đầu tư phát triển
+Thực hiện các hình thức huy động khác như ký cược, thu giữ tiền và tài sản khác.
KBNN quản lý quỹ ngoại tệ và quỹ dự trữ tập trung của Nhà nước bao gồm quỹ ngoại tệ của NSTW và địa phương, thực hiện nhiệm vụ nay KBNN tập trung các khoản ngoại tệ bao gồm các khoản thu bán dầu thô, xuất khẩu vật tư hàng hoá từ các khoản thu lệ phí nộp bằng ngoại tệ ... Thực hiện cấp phát chi trả bằng ngoại tệ cho việc nhập khẩu vật hàng hoá, trả nợ nước ngoài, chi các hoạt động dịch vụ. Tổ chức hạch toán thu chi ngoại tệ theo từng ngoại tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của NHNN, mọi hoạt đọng thu chi thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Thực hiện qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Đối với các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước do KBNN quản lý bao gồm quỹ dự trữ tài chính bằng động Việt Nam, bằng ngoại tệ, vàng bạc... KBNN thực hiện việc xuất nhập các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước kiểm soát việc thu chi quỹ này.
Soạn thảo các dự án văn bản pháp quy về quý NSNN quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ để Bộ trưởng BTC ban hành theo thẩm quyền hoắc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
-Ban hành các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động KBNN
-Quản ký tiền gửi các đơn vị dự toán
-Các nhiệm vụ khác
*Tóm lại: Trong nhiệm vụ của KBNN thì việc quản lý quỹ NSNN là cơ bản, nó bao gồm 2 mặt chính là thu và chi quỹ NSNN mà trong đó kiểm soát chỉ là một mạng hoạt động trong quản lý quỹ NSNN.
1.3. KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
KBNN Thị xã Nghĩa Lộ được thành lập ngày 01/07/1995 sau tái lập Thị xã Nghĩa Lộ. Với chức năng, nhiệm vụ là một KBNN cấp Huyện Thị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Tỉnh Yên Bái,quản lý thu chi ngân sách Nhà nước Thị xã, quản lý các đơn vị dự toán và sử dụng kinh tế ngân sách Nhà nước. Quản lý ngân sách cấp xã, phường trong địa bàn Thị xã.
Tổ chức bộ máy của đơn vị:căn cứ vào QĐ số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống KBNN và Nghị định số 25/CP ngày 04/05/1995 của Chính phủ, QĐ số 235/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức Bộ máy KBNN.
Mô hình hoạt động của KBNN Nghĩa Lộ
Giám đốc KBNN
Phó GĐ
Kế hoạch tổng hợp
Kế toán
Bộ phận kho quỹ
Hinh1.1.Sơ đồ Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý và quy chế hoạt động của KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
Tổ chức bộ máy của đơn vị:KBNN Nghĩa Lộ hiện nay có 13 cán bộ trong biên chế. Trong đó trình độ đại học là 4 đồng chí, 02 đồng chí đang theo học đại học, số còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp, các cán bộ đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành ngân hàng và tài chính.
Công tác tổ chức cán bộ bao gồm:
-Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung, trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch tổng hợp, kho quỹ, tổ chức cán bộ.
-Một phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kế toán, công tác kiểm tra, kiểm soát.
Để triển khai nhiệm vụ, KBNN Nghĩa Lộ bố trí 3 bộ phận theo đúng quyết định số 748/KB-QĐ-TCCB ngày 24/12/2003 của Tổng giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN Huyện thị trực thuộc KBNN Tỉnh.
-Bộ phận: Kế toán gồm 05 người (gồm KT trưởng + KTTT)
-Bộ phận: Kế hoạch tổng hợp gồm 04 người (gồm cán bộ kế hoạch, bảo vệ, hành chính)
-Bộ phận: Kho quỹ gồm 02 người (thủ quỹ kiêm thủ kho + Kiểm ngân).
Hình1.2: Tình hình lao động của KBNN Thị xã Nghĩa Lộ qua 3 năm (2004 - 2006)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tốc độ phát triển (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
05/04
06/05
BQ
Tổng số lao động
13
100
13
100
13
100
0
0
0
1. Trình độ đại học
4
30,7
4
30,7
4
30,7
0
0
0
2. Trình độ cao đẳng
5
38,4
5
38,4
7
53,8
0
40
20
3. Trình độ trung cấp
3
23,1
3
23,1
2
15,5
0
-32,9
-16,4
4. Trình độ dưới trung cấp
1
7,8
1
7,8
0
0
0
100
50
Nguồn: KBNN Thị xã nghĩa Lộ
Qua biểu ta thấy số lượng lao động của KBNN Thị xã Nghĩa Lộ qua các năm vẫn giữ nguyên là 13 người, đó là do yêu cầu công việc của cơ quan, trong tổng số lao động thì những người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn hơn, chiếm 38,4% năm 2004 và 2005, lên 7 người năm 2006.Trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá lớn chiếm 30,7%trong 3 năm ,đến năm 2007 sẽ có 2 đồng chí tốt nghiệp đại học và tỷ lệ sẽ tăng lên là 46,2%.trình độ trung cấp ngày càng giảm trong các năm và không còn trình độ sơ cấp nữa.Điều này thể hiện sự quan tâm của cơ quan đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn những nhiệm vụ và chức năng Nhà nước đề ra.
Mặc dù vậy số lao động có trình độ trung cấp và dưới trung cấp vẫn còn, tuy nhiêm loại lao động này có xu hướng giảm, đặc biệt là từ năm 2006 loại lao động dưới trung cấp không còn nữa.
Các nghiệp vụ chính của KBNN Thị xã Nghĩa Lộ: chuyên làm nhiệm vụ quản lý NSNN và tài sản Quốc gia... với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quản lý quỹ NSNN. Với quá trình hoạt động và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta còn nhiều khó khăn song hệ thống KBNN đã từng bước củng cố ổn định, kiện toàn và làm tốt vai trò của mình. Hệ thống KBNN ra đời thực tế qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển. KBNN đã thể hiện rõ vai trò và chức năng của mình trong việc quản lý Thu – Chi quỹ, vốn của Nhà nước góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị - Kinh tế của đất nước góp phần ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ, hạn chế và đẩy lùi lạm phát. Mọi khoản thu chi từ quỹ NSNN để thực hiện thông qua KBNN kiểm soát thanh toán. KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản thu-chi NSNN. Những năm qua ngành tài chính nói chung hệ thống KBNN nói riêng đã trải qua những giai đoạn lịch sử gắn liền với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. KBNN thực sự là một công cuộc quan trọng của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập xã hội với chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính, tập trung nhanh, đúng và đủ các nguồn thu cho NSNN, nhưng vấn đề quan trọng là việc sử dụng đồng tiền sao cho có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng thu-chi. Cùng với hệ thống Kho bạc trong cả nước, KBNN Nghĩa Lộ đã trải qua quá trình hoạt động và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn song KBNN Nghĩa Lộ đã từng bước củng cố ổn định và kiện toàn làm tốt vai trò của mình, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới làm lành mạnh nền kinh tế - xã hội với các nghiệp vụ về quản lý ngân sách nhà nước,các nghiệp vụ kế toán,kế hoạch kiểm ngân,kho quỹ,trái phiếu,tín phiếu,thanh toán vốn,thanh toán dự án…
Trong nhiệm vụ của KBNN nói chung thì việc quản lý quỹ NSNN là cơ bản, nó bao gồm 2 mặt chính là thu và chi quỹ NSNN. Về công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đó là các khoản thu mà cả Cục thuế Tỉnh Yên Bái nói chung, Chi cục thuế Thị xã Nghĩa Lộ nói riêng và hệ thống kho bạc cũng như các Huyện khác trong tỉnh đều thực hiện, các khoản thu này bao gồm: Thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, các khoản phí, lệ phí...
Tình hình thu ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006
Hinh 1.3: Tình hình thu ngân sách Nhà nước năm 2006
Chỉ tiêu
Dự toán
(Tr. đ)
Thực hiện
(Tr. đ)
Thực hiện
so với dự toán
+ (Tr. đ)
+ (%)
Tổng thu ngân sách thị xã
6.501
10.636
4.135
63,6
I- Thu cân đối chi Thị xã
4.906
7.680
2.774
56,5
1, Thu điều tiết cân đối chi
2.670
3.954
1.284
48,0
2, Thu trợ cấp cân đối
2.236
3.726
1.490
66,6
-Trợ cấp chi thường xuyên
1.586
2.796
1.210
76,3
-Trợ cấp xây dựng cơ bản
450
780
330
73,3
-Dự phòng
200
150
-50
-25
II – Các khoản thu để lại chi XDCSHT
1.595
2.956
1.361
85,3
Nguồn: KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
Phần thu ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn qua 3 năm có chiều hướng tăng, tốc độ bình quân mỗi năm là 104,2%, các khoản thu khác đều tăng qua 3 năm cụ thể là: Thu cân đối chi tăng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 107,8%, trong đó thu điều tiết tăng với tốc độ bình quân là 103,8% thu trợ cấp cân đối tăng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 112,7%. Trongd dó trợ cấp chi thường xuyên tăng với độc độ tăng bình quân hàng năm là 104,2% trợ cấp xây dựng cơ bản tốc độ tăng bình quân hàngnăm là 38,9% dự phòng tăng 125,0%. Các khoản thu để lại chi xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 97,4%
Tổng hợp tình hình thu ngân sách Nhà nước ở Thị xã 3 năm qua.
Hinh1.4: Tình hình thực hiện thu ngân sách Thị xã Nghĩa Lộ qua 3 năm (2004 – 2006)
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 04
(Tr. đ)
Thực hiện
năm 05
(Tr. đ)
Thực hiện năm 06
(Tr. đ)
So sánh (%)
05/04
06/05
BQ
Tổng thu ngân sách Thị xã
9.795
10.532,6
10.636
107,5
100,9
104,2
I – Thu cân đối chi Thị xã
6.648
7.780,6
7.680
117,0
98,7
107,8
1, Thu điều tiết cân đối chi
3.675
4.064
3.954
110,5
97,2
103,8
2, Thu trợ cấp cân đối
2.973
3.743,6
3.726
125,9
99,5
112,7
-Trợ cấp chi thường xuyên
2.973
2.592
2.796
100,7
107,8
104,2
-Trợ cấp xây dựng cơ bản
1.001,6
780
-
77,8
38,9
-Dự phòng
150
150
150
100
125,0
II – Các khoản thu để lại chi XDCSHT
3.147
2.725
2.956
86,5
108,4
97,4
Nguồn: KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
Cùng với khai thác các khoản thu và nhiệm vụ chi của cấp chính quyền thị xã, chi ngân sách Nhà nước của Thị xã cũng tăng lên tương ứng với nguồn thu.
Tình hình chi ngân sách Nhà nước ở Thị xã năm 2006
Hinh1.5: Tình hình thực hiện chi ngân sách của Thị xã Nghĩa Lộ năm 2006
Chỉ tiêu
Dự toán
(Tr. đ)
Thực hiện
(Tr. đ)
Thực hiện
so với dự toán
+ (Tr. đ)
+ (%)
Tổng chi ngân sách thị xã
8.008,2
10.065
2.056,8
125
I – Chi thường xuyên
6.938,2
8.844
1.905,8
127,4
1. Chi sự nghiệp kinh tế
1.152
1.123
-29
97
2. Chi sự nghiệp văn xã
686,3
813
126,7
118
3. Chi quản lý hành chính
2.293,2
3.723
1.429,8
162
4. Trung tâm BD chính trị
94,7
95
0,3
100
5. Chi an ninh - Quốc phòng
82
338
256
412
6. Chi ngân sách phường
1.980
2.110
130
106
7. Chi khác ngân sách
450
442
-8
98
8. Chi dự phòng
200
200
-
100
II – Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua NS
1.070
1.221
151
114
Nguồn: KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
Tổng hợp tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước ở Thị xã qua 3 năm qua
Hình 1.6:
Tình hình thực chi ngân sách Thị xã Nghĩa Lộ qua 3 năm (2004 – 2006)
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 04
(Tr. đ)
Thực hiện
năm 05
(Tr. đ)
Thực hiện năm 06
(Tr. đ)
So sánh (%)
05/04
06/05
BQ
Tổng chi ngân sách thị xã
11.037,6
9.717
10.065
88,0
103,5
95,75
I – Chi thường xuyên
7.831,6
6.857
8.844
87,5
128,9
108,2
1. Chi sự nghiệp kinh tế
920,1
766
1.123
83,2
146
114,6
2. Chi sự nghiệp văn xã
651,7
582
813
89,3
139
114,15
3. Chi quản lý hành chính
2.231,8
3.380
3.723
151
110
130,5
4. Trung tâm BD chính trị
80
80
95
100
118
109
5. Chi an ninh - Quốc phòng
175
576
338
329
58,6
193,8
6. Chi ngân sách phường
1.216
1.310
2.110
107
161
134
7. Chi khác ngân sách
2.407
163
442
6,77
271
138,8
8. Chi dự phòng
150
-
200
-
-
-
II – Các khoản chi bằng khoản thu để lại quản lý qua NS
3.206
2.860
1.221
89,2
42,7
65,95
Nguồn : KBNN Thị xã Nghĩa Lộ
Thực hiện chế độ phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ được thực hiện trên cơ sở dự toán ngân sách đã được UBND Tỉnh phê duyệt căn cứ vào khả năng thu, tiến độ thu và các nhu cầu cho hoạt động của cả cơ quan hàng chính, các đơn vị sự nghiệp, UBND các phường bố trí chi cho hợp đồng. Do đặc điểm Thị xã Nghĩa Lộ mới được tái lập, địa giới hành chính nhỏ hẹp, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng nhu cầu chi thì lớn mà khả năng thu, nguồn thu trên địa bàn hạn hẹp hàng năm vẫn còn phải nhờ trợ cấp ngân sách Tỉnh. Do vậy chi ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ trong 3 năm qua mặc dù đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh giao xong chi ngân sách Nhà nước của Thị xã mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cần thiếu tối thiếu cho hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể và các hoạt động sự nghiệp khác.
Hình thức kế toán ngân sách Nhà nước: Sổ sách kế toán theo cân đối kế toán ngân sách Nhà nước của Thị xã hình thức áp dụng là nhật ký sổ cái bao gồm: Sổ nhật ký sổ cái, sổ nhật ký quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi kho bạc, số chi tiết thu, sổ chi tiết chi, các sổ còn lại chưa được mở là do đặc điểm hoạt động không phát sinh hoặc thiếu căn cứ ghi sổ và chưa thống nhất trong ghi chép hạch toán.
Sơ đồ 3: Hình thức kế toán ngân sách Nhà nước của Thị xã Nghĩa Lộ
Chứng từ
Phần thi, lệnh chi, chứngtừ gốc khác
Nhật ký chi Ngân sách Thị xã
Nhật ký thu Ngân sách Thị xã
Phần thu giấp nộp tiền, giấy báo KB phiếu thu
Sổ tiền gửi KB
Sổ quỹ
Sổ chi tiết chi
Sổ chi tiết thu
Báo cáo thu, chi tháng
quý năm
Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động công tác của cơ quan:Cơ sở vật chất kỹ thuật của KBNN Thị xã Nghĩa Lộ đáp ứng được những phần cơ bản cho nhu cầu nhu cầu làm việc của các phòng ban nghiệp vụ.Công tác tin học hóa đã đựợc triển khai khá tốt,thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động công tác của cơ quan tương đối đầy đủ như: Máy vi tính,hệ thống mạng máy tính, máy in, điện thoại …
Do đặc thù của cơ quan cấp huyện thị nên chưa có phòng tin học đúng nghĩa,tuy rằng đã được trang bị thiết bị tin học khá đây` đủ,cán bộ công nhân viên được hướng dẫn từ các cán bộ tin học từ tỉnh và thường đi tập huấn về các nghiệp vụ kho bạc và tin học
Một số khó khăn : trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cấp cơ sở chưa đồng nhất do vậy việc tin học hóa chưa phát huy được nhiều với tiềm năng của nó.
II.Xác định đề tài
KBNN Thị Xã Nghĩa Lộ trong nhiều năm qua đã phát huy được vai trò của nó.Tuy nhiên đối với công tác tin học thì chưa thực sự là phát triển tuy rằng công tác tin học đã giúp cơ quan rất nhiều trong công tác nghiệp vụ.Cơ quan đã có những phần cơ bản của hệ thống mạng,các phần mềm cơ bản phục vụ cho các nghiệp vụ như kế toán,kho quỹ,…Tuy nhiên thời đại ngày nay thời đại mới tin học thực sự trở thành một phương tiện, một xu hướng mới thực sự quan trọng trong thời đại ngày nay.KBNN Thị Xã Nghĩa lộ chưa có một trang Web riêng vì thế với những kiến thức đã tiếp thu tại trường và qua thời gian thực tập tại KBNN Nghĩa Lộ,được trực tiếp quan sát,thu thập các nguồn thông tin và đặc biệt có sự giúp đỡ, hướng dẫn của cơ quan và cô giáo hướng dẫn em xin thực hiện đề tài:Thiết kế Webside KBNN Thị xã Nghĩa Lộ viết trên ngôn ngữ PHP với hi vọng có thể biến trang Web thành nơi cập nhật thông tin,trau dồi kiến thức,nghiệp vụ công tác,marketing và có thể là nơi giải trí,tán gẫu,bầy tỏ ý kiến của các nhân viên cơ quan và các thành viên khác có sự quan tâm đến tin học và ngành dọc này.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG,
THIẾT KẾ WEBSITE
2.1.Giới thiệu tổng quan về Internet[Trích dẫn từ Tạp Chí Công Nghệ Thông Tin,Website: www.echip.com.vn]
2.1.1.Giới thiệu về internet
Internet - cũng được biết với tên gọi Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời của Internet. Sự bùng nổ Internet trong vòng vài năm trở lại đây cũng giống như khi Ti Vi xuất hiện vào đầu những năm 50. Số người dùng gia nhập Internet tăng với tốc độ rất nhanh với cấp số nhân!!
2.1.2.Có thể làm được gì với Net?
Về thực chất, Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, nó tác động sâu sắc vào xã hội, cuộc sống của chúng ta, là một phương tiện cần thiết như điện thoại hay ti vi, nhưng ở một mức độ bao quát hơn nhiều. Chẳng hạn, điện thoại chỉ cho phép bạn trao đổi thông tin qua âm thanh, giọng nói. Với ti vi thì thông tin bạn nhận được sẽ trực quan hơn. Còn Internet lại hơi khác. Nó đưa bạn vào một thế giới có tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể làm mọi thứ: viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và thậm chí còn có thể thực hiện những phi vụ làm ăn.
Ngày nay, khi nói về Internet, mọi người thường đề cập đến việc họ có thể làm gì và đã gặp ai. Khả ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36658.doc