BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC
------------ ------------
Nguyễn Thị Thanh Tâm
XÂY DỰNG SỔ TAY ĐIỆN TỬ VỀ CÂY
XANH – HOA KIỂNG Ở TP.HCM PHỤC VỤ
THIẾT KẾ SÂN VƯỜN VÀ QUY HOẠCH
CÂY XANH ĐÔ THỊ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CSDL Cơ sở dữ liệu
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh - Hoa kiểng ở TP.HCM phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì những nhu cầu vui chơi giải trí và đòi hỏi về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng cao. Nhu
cầu tạo lập, xây dựng, thiết kế những cảnh quan và hoa viên đẹp giúp đem đến những tiểu cảnh
xanh mang tính nhân tạo cho con người là nhu cầu có thực. Để thiết kế được những tiểu cảnh đẹp
người thiết kế cần có những hiểu biết về các nguyên lý trong thiết kế, cách bố trí không gian đặc
biệt là cách thức lựa chọn vật liệu thiết kế trong đó có thực vật cảnh sao cho phù hợp với không gian
và điều kiện sinh thái nơi trồng. Việc lựa chọn loài thực vật cảnh phù hợp phải dựa trên rất nhiều
tiêu chí như hình dạng, màu sắc, kết cấu, nhu cầu sinh thái… mà cách tra cứu thông thường sẽ mất
nhiều thời gian và công sức. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép thiết lập
những công cụ tra cứu thông tin rất hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa
kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) phục vụ thiết kế cảnh quan là việc làm hết sức cần thiết.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thiết kế một công cụ tra cứu cây xanh hoa kiểng đáp ứng được
yêu cầu của người thiết kế cảnh quan hoa viên.
Đề tài “Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ
thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Sinh thái học để nhằm giải quyết vấn đề trên. Nội dung luận văn cố gắng giải đáp các
câu hỏi sau:
Nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử của người thiết kế cảnh quan hoa viên như thế nào?
Cơ cấu thành phần cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những thành phần
nào?
CSDL cây xanh hoa kiểng cần có những mục thông tin nào?
Sổ tay điện tử - công cụ dùng để tra cứu phải được thiết kế như thế nào để khai thác thông tin
từ CSDL một cách hiệu quả?
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng sổ tay điện tử tra cứu về cây xanh hoa kiểng phục vụ công tác
thiết kế hoa viên và thiết kế cảnh quan.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Khảo sát và phân tích nhu cầu tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng của người thiết
kế cảnh quan và các bên có liên quan.
- Khái quát và phân tích thành phần loài thực vật hiện có tại Tp.HCM phục vụ xây dựng
CSDL.
- Xây dựng và phân tích chi tiết cấu trúc của CSDL.
- Xây dựng sổ tay điện tử phục vụ tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Tp.HCM và hệ thống cây xanh đô thị
1.1.1. Tổng quan về Tp.HCM
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tp.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10022’ – 11010’ vĩ độ bắc và 106022’ –
107002’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp 2 tỉnh Đồng Nai và Bình
Dương, phía Tây giáp tỉnh Long An.
Tổng diện tích của Tp.HCM là 2.056 km2. Vùng đô thị với 140 km2 bao gồm 19 quận.
Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2, bao gồm 5 huyện với 98 xã. Khoảng cách từ trung
tâm thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km
đường bộ.
Hình 1.1 Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn:
1.1.1.2. Địa hình
Tp.HCM có độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Địa hình Tp.HCM
khá bằng phẳng , dốc thoai thoải nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình
Tp.HCM có thể chia làm 4 dạng chính:
- Dạng gò đồi lượn sóng, cao nhất ở Bắc Củ Chi, rồi đến Hóc Môn, Thủ Đức, độ cao
chênh từ 5 – 35 m.
- Dạng tương đối bằng phẳng ở Nam Bình Chánh, một phần Nhà Bè,
ven sông Sài Gòn, độ cao chênh từ 1 – 2 m.
- Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc Cần Giờ,
một phần nhỏ Thủ Đức, độ cao từ 0,5- 1 m.
- Dạng thấp, mới hình thành ven biển ở Cần Giờ, độ cao từ 0–1 m.
1.1.1.3. Thủy văn
Tp.HCM là nơi thủy hợp của 2 con sông lớn miền Đông Nam Bộ. Sông Sài Gòn chảy
giữa thành phố và sông Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đông. 2 sông này đều có nhiều kênh
rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng của giao động bán nhật triều rất rõ rệt. Về chất
lượng nước có thể chia làm 3 khu vực:
- Vùng nước ngọt (độ mặn < 4‰) ở huyện Củ Chi.
- Vùng nước lợ ở xã Bình Mỹ, Phước Long (Thủ Đức), từ kênh An Hạ tới xã Bình Khánh
huyện Cần Giờ.
- Vùng nước mặn (độ mặn > 18‰) ở các xã khác của Cần Giờ.
1.1.1.4. Khí hậu
Tp.HCM có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ trung bình khoảng
27oC - 29oC, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không quá 5oC.
Lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm với độ ẩm trung bình khoảng 75-80%.
Tp.HCM có 2 mùa trong năm; mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô vào
khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hai hướng gió chính là gió Tây - Tây Nam thổi từ
tháng 5 đến tháng 10 và gió Bắc - Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2286 giờ như vậy mỗi ngày khoảng 6,3 giờ nắng.
Lượng bốc hơi tương đối lớn: 1399 mm/năm, bình quân tháng trong mùa mưa là 2–3 mm/ngày
và tháng mùa khô là 5–6 mm/ngày.
1.1.1.5. Đất đai
Tp.HCM có 6 nhóm đất đai chính bao gồm:
- Nhóm đất phù sa bị nhiễm phèn chủ yếu ở Bình Chánh, một số ở Hóc Môn, Củ Chi.
- Nhóm đất xám và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ chủ yếu ở vùng gò đồi Củ Chi,
Hóc Môn, Thủ Đức, Bắc Bình Chánh.
- Nhóm đất phèn trung bình và đất phèn nhiều ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông
Đồng Nai, Bắc Cần Giờ.
- Nhóm cát ven biển ở Cần Giờ.
- Nhóm các loại đất khác phần lớn bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
1.1.1.6. Các vùng sinh thái
Do điều kiện tự nhiên đặc biệt đã hình thành trước kia ở Tp.HCM các hệ sinh thái rừng
khá đa dạng bao gồm:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ trước đây có ở Củ Chi, Thủ
Đức, ngày nay bị tàn phá gần hết. Ở Củ Chi trước đây có cả kiểu rừng kín thường xanh hay
rụng lá của các cây họ Dầu, họ Đậu, họ Tử Vi có thể xem tương tự như kiểu rừng ẩm vùng Sa
Mát, Cà Tum của Tây Ninh. Ở Thủ Đức với các loài cây còn sót lại trong công viên Suối Tiên
hay các cây sống lẻ quanh các chùa, miếu thì hầu như có dấu vết của kiểu rừng ẩm điển hình
Đông Nam Bộ giống như Mã Đà (Đồng Nai).
- Hệ sinh thái đất phèn còn dấu vết của rừng Tràm nhỏ ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn,
Nhà Bè với các chồi dạng cây bụi (gốc có thể rất lớn) hoặc rừng Tràm trồng ở Tân Tạo.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ khá phong phú và rộng lớn, điển hình cho hệ
thực vật ngập nước mặn của miền Nam Việt Nam. Cả rừng trồng, rừng tự nhiên và hỗn giao
đều mang nặng dấu ấn của các kiểu rừng mưa nhiệt đới vùng duyên hải [5].
1.1.2. Tình hình phân bố mảng xanh đô thị
1.1.2.1. Vai trò của mảng xanh trong môi trường sống
Vai trò của mảng xanh trong môi trường đô thị có thể tóm tắt trong bốn nhóm công
dụng:
- Mảng xanh giúp cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt độ, ngăn và giữ các khí độc từ các khu
công nghiệp, điều hòa độ ẩm không khí.
- Mảng xanh giúp hạn chế xói lở, điều hòa mức thủy cấp, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt,
hạn chế tiếng ồn.
- Mảng xanh có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan
trong đó hoa, cây cảnh là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế.
- Mảng xanh còn cung cấp gỗ, củi, là nơi bảo tồn nguồn gen thực vật, tạo ra các khu vui
chơi, giải trí, sinh hoạt, thư giãn cho người lớn và trẻ em. [11]
1.1.2.2. Tình hình phân bố mảng xanh ở Tp.HCM
Theo Công ty Công viên Cây xanh TPHCM, hiện nay tổng diện tích cây xanh đô thị là
35.299,62 ha, chiếm khoảng 16,8% tổng diện tích toàn thành phố. Tính bình quân, diện tích
cây xanh trên mỗi đầu người chưa tới 3m2. Trong đó, có khoảng 1.771,1 ha cây xanh sử dụng
công cộng (công viên, vườn hoa,…); 699,48 ha cây xanh sử dụng hạn chế (trong các khu chức
năng đô thị như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, y tế…) và
32.829 ha cây xanh chuyên môn (rừng phòng hộ, cây xanh dùng trong nghiên cứu thực vật
học, vườn ươm...). Nếu tính riêng diện tích cây xanh sử dụng công cộng toàn thành phố thì chỉ
đạt trung bình 1,6 m2/người, trong đó khu vực nội thành cũ (gồm 13 quận) chỉ đạt 0,6
m2/người, khu vực quận mới (6 quận) là khoảng trên 2,8 m2/người và ngoại thành là trên 3,3
m2/người.
Tại khu vực nội thành cũ có 956 tuyến đường nhưng chỉ có 660 tuyến trồng được
47.145 cây xanh, còn khu vực 6 quận mới có 174 tuyến đường thì cũng chỉ có 132 tuyến trồng
được khoảng gần 20.000 cây.
Các quận nội thành có mật độ cây xanh bình quân 37m lề đường/cây. Quận có mật độ
cây xanh đường phố cao nhất là quận 3 thì trung bình cũng phải tới 21,7m lề đường/cây; còn
quận Phú Nhuận có mật độ cây xanh thấp nhất, trung bình là 90,3m lề đường/cây.
Sự phân bố của hệ thống công viên, vườn hoa của Tp.HCM không đồng đều. Thành phố
hiện có gần 100 công viên tập trung chủ yếu ở quận 1 (22 công viên) và quận 5 (17 công viên).
Một số quận ven và ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, quận 12 rất ít công viên với diện
tích nhỏ. Theo thống kê của Chế Đình Lý (1995) các công viên lớn như Thảo cầm viên có
2346 cây gỗ, Tao Đàn có 1086 cây và Dinh Độc Lập có 1.125 cây.
Theo các chuyên gia cảnh quan đô thị, hệ thống cây xanh Tp.HCM cũng chưa tạo được
nét đặc thù riêng. Nếu như Hà Nội được biết đến với hoa sữa, Hải Phòng với hoa phượng... thì
Tp.HCM vẫn chưa có loài cây đặc trưng nào. Hầu hết trên các tuyến đường là sự xen lẫn của
các cây như Me, Lim, Sọ Khỉ, Bàng, Sao, Nhạc Ngựa... Trong đó, hầu hết đã già cỗi, bị cắt
trụi, cong queo xấu xí, có cây rễ to ăn ngang, phá nát vỉa hè...
Hàng năm, cây xanh thành phố lại mất đi một ít vì nhiều nguyên nhân như đào đường
thi công công trình ngầm, mở đường, xây dựng đô thị, mưa bão, … Tuy nhiên, việc thay mới,
trồng mới lại chưa được chú trọng.
Theo các chuyên gia môi trường, cây xanh là một trong những yếu tố giúp hạn chế ô
nhiễm môi trường hữu hiệu nhất cho đô thị, nhất là với một thành phố đang phát triển mạnh
như Tp.HCM. Thế nhưng, với tình trạng mảng xanh thiếu hụt và chưa được chú trọng đầu tư
như hiện nay, người dân thành phố đang phải hứng chịu ô nhiễm mỗi ngày.
1.2. Tổng quan về thiết kế cảnh quan, hoa viên
1.2.1. Khái niệm về thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan giúp sự gia tăng giá trị sử dụng và mỹ quan của các công trình kiến
trúc. Nhìn chung, thiết kế cảnh quan có thể được hiểu như là nghệ thuật xây dựng hoa viên.
"Nghệ thuật xây dựng hoa viên là việc lên kế hoạch trồng cây và
bảo vệ những mảnh đất xung quanh nhà phục vụ cho nhu cầu sử dụng và giải trí của con
người. Việc lên kế hoạch trồng cây và bảo vệ chỉ là việc cơ bản để sử dụng đúng các công
trình công cộng." [17]
1.2.2. Các đặc trưng hình thái của thực vật liên quan đến việc lựa chọn loài và thiết kế
hoa viên
1.2.2.1. Hình dạng (form)
Hình dạng (form) là dáng vẻ bên ngoài của cây, bao gồm thân và tán lá. Nhà thiết kế
cây trồng thường được tiến hành trên hình ảnh trưởng thành của một cây. Nhưng dạng trung
gian của cây cũng cần được xem xét, đặc biệt khi loài cây sinh trưởng chậm. Các cây gỗ có thể
có dạng tán tròn, cột, rũ, tháp, bầu dục. Cây bụi và cỏ thì có các dạng hình cột, tròn, tháp, vòm
hay tỏa rộng.
Hình 1.2 Các kiểu hình dạng tán của cây gỗ [18]
Hình 1.3 Các kiểu hình dạng của cây bụi hay cỏ [18]
Các loại hình dáng tạo bởi một nhóm các cây là sự góp phần quan trọng nhất của hình
dạng để phối kết cảnh quan.
Dạng của cây thể hiện dưới hình thức dáng phải phù hợp với chức
năng (cho bóng mát, che khuất tầm nhìn, chống gió, rào chắn...) đồng thời phải tạo ra các
đường cong trang trí thú vị ở một thời điểm.
1.2.2.2. Kết cấu (texture)
Thân, lá, vỏ, chồi là các đặc trưng vật lý tạo thành kết cấu của một cây. Các kết cấu
phân từ mịn đến trung bình, thô, có thể nhìn thấy vì kích thước và hình dạng của các đặc trưng
này và cách thức ánh sáng và bóng hiện ra ở chúng.
Các lá lớn hơn, các thân, chồi thường tạo ra một hiệu ứng và cảm giác thô. Nhưng số
cành và lá và khoảng cách giữa chúng cũng tác động đến kết cấu. Lá dày, chặt tạo ra kết cấu
mịn, trong khi đó các lá tách rời xa nhau sẽ cho một kết cấu thô.
Các kiểu của ánh sáng và bóng râm tùy thuộc nhiều hơn vào bề mặt từng lá trong một
hình dạng dày, chặt. Với một cấu trúc lỏng lẻo, một khối lá và các khoảng trống tương ứng
khống chế ánh sáng và bóng che, tạo ra một kết cấu thô.
Kiểu lá và dạng lá cũng ảnh hưởng đến kết cấu. Lá đơn sẽ hiện ra thô hơn lá kép ngay
cả kích thước lớn và các lá với xẻ phần ở mép lá như lá sồi, thể hiện kết cấu mịn hơn lá bình
thường có kích thước tương đương.
1.2.2.3. Màu sắc
Màu sắc lá cây phân bố từ màu lục sậm đến màu lục, đến màu lục nhạt, màu lục đỏ và
màu lục vàng.
Tầm quan trọng của hoa viên liên quan trực tiếp nhiều đến màu sắc. Thường màu sắc
của lá cây được xem xét nhiều trong thiết kế. Vì lá cây được phô bày trong suốt thời gian trong
năm, nhưng hoa, trái, vỏ và hạt cũng cho màu sắc đáng chú ý. [10][11][15][17][19]
1.2.3. Sự hài hòa trong thiết kế cảnh quan, hoa viên
Sự hòa hợp trong thiết kế hoa viên có nghĩa là sự tổ hợp hài hòa của các phần khác nhau
để tạo ra một cảm giác của một tổng thể. Sự hoà hợp trong một thiết kế hoa viên đạt được bằng
cách kết hợp thành công của 6 yêu cầu: sự đơn giản, thay đổi, nhấn mạnh, cân bằng, liên tục
và cân đối. Các yêu cầu này được thực hiện bằng cách lựa chọn về hình thái, kết cấu và màu
sắc để đạt đến một thiết kế hài hòa.
1.2.3.1. Sự đơn giản
Sự đơn giản tạo ra thanh lịch, tao nhã. Yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra sự đơn
giản của thiết kế là sự lặp lại. Sự lặp lại có thể áp dụng đối với hình dạng, kết cấu và màu sắc
cũng như đối với những cây đặc biệt.
Các cây khác nhau với cùng kết cấu có thể tham gia vào sự đơn
giản bình dị bằng cách lặp lại đặc trưng về kết cấu. Tương tự, các cây có cùng màu, dù rằng
loại khác nhau, có thể góp phần vào sự đơn giản.
Để ngăn ngừa sự đơn điệu, sự lặp lại phải được kìm chế và xem xét một cách thận
trọng. Loài cây được dùng để kiểm soát sự lặp lại và khuấy động sự đơn điệu, yên tĩnh.
1.2.3.2. Sự thay đổi
Sự thay đổi có thể áp dụng đối với hình dạng, màu sắc và kết cấu. Bằng cách thay đổi
hình dạng, kết cấu và màu sắc trong hoa viên, nhà thiết kế sẽ ngăn ngừa sự buồn tẻ cho người
xem và kích thích họ nhìn xa hơn.
Cân bằng thận trọng giữa sự lặp lại và sự thay đổi là cần thiết. Trong khi lặp lại quá
nhiều sẽ gây ra sự đơn điệu, và quá thay đổi có thể gây ra sự hỗn độn.
1.2.3.3. Sự nhấn mạnh
Nhấn mạnh là một cách hoạch định sự chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, trong khi
các đặc trưng kém quan trọng giữ vai trò hỗ trợ.
Các cây nhấn mạnh có các đặc trưng mạnh mẽ một cách đặc biệt, tạo ra cho người ta
chú ý đến riêng chúng trong hoa viên và nhìn chúng với một thời gian lâu hơn.
1.2.3.4. Sự cân bằng
Cân bằng đối xứng được thể hiện bằng cách dùng cùng các cây trồng giống nhau trên
hai phía của đường vào và cả ở hai phía cuối của một ngôi nhà, hay cả hai góc của một lô đất,
sao cho các hình dạng của một phía tạo ra một hình ảnh soi gương trên phía đối diện.
Cân bằng không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng không
cùng kích thước. Ví dụ: một cây to có thể cân bằng với 3 cây bụi nhỏ.
Màu sắc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng bằng cách tăng thêm sức hấp dẫn nhìn cho
một phong cảnh. Ví dụ: một cây có màu sáng trên một cạnh của một đơn vị cây trồng có thể
cân bằng với những phần cuối của đơn vị cây trồng bởi nhiều cây cùng loại hay cùng kích
thước mà có sự thu hút kém hơn.
Kết cấu cũng dự phần vào sự cân bằng. Kết cấu thô thường thể hiện sức nặng để thu hút
tầm nhìn, kết cấu mịn thì nhẹ hơn, ít thu hút hơn. Khi kết cấu thể hiện thay đổi trong một đơn
vị cây trồng, cần nhiều cây có kết cấu mịn hơn để cân bằng với các cây có kết cấu thô hơn.
Sự cân bằng cũng áp dụng cho chiều sâu tầm nhìn. Giữa nền trước, nền giữa, và nền sau
của tầm nhìn phải được hài hòa.
1.2.3.5. Sự liên tục
Đối với tầm mắt di chuyển trong một hoa viên theo chiều hướng đến các điểm nhấn
mạnh, sự liên tục phải được thiết lập. Sự liên tục này có thể được tạo ra bởi một sự phát triển
của hình dạng, kết cấu hay màu sắc. Nó cũng có thể được tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi
loại.
Tuy nhiên, nếu cả 3 tính chất vật lý được dùng cùng một lúc, sự liên tục sẽ biến mất vì
có quá nhiều loại được phơi bày.
Các thay đổi trong hình dạng, kết cấu hay màu sắc nên thể hiện dần dần và tinh tế nhằm
mục đích tạo ra một sự thay đổi hài hòa liên tục.
Chuỗi liên tục được xem như nhịp điệu của hoa viên tạo ra tầm mắt phát triển đến một
điểm nhấn mạnh. Sau đó rời khỏi dần dần để dừng ở một điểm nhấn mạnh khác.
1.2.3.6. Sự cân đối
Bằng các kiểm soát tỉ lệ cân đối của các vật thể trong hoa viên sẽ tạo cảm giác thư giãn
cho người thưởng thức. [10][11][14][15][20].
Khi áp dụng các nguyên lý thíêt kế vào trong thực tế quá trình thiết kế hoa viên và cảnh
quan, nhà thiết kế rất cần đến các thông tin về dạng tán, màu sắc lá, hoa, kết cấu lá mịn hay
thô, đặc điểm ưa sáng hay chịu bóng, chịu hạn hay chịu ẩm … của thực vật. Vì vậy nhà thiết
cần đến một thư viện cây xanh hoa kiểng để tra cứu chọn lựa. Nếu có được một cở sở dữ liệu
dạng điện tử, việc chọn lựa sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. Ý tưởng nghiên cứu của luận văn
xuất phát từ nhu cầu thực tế đó.
1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến việc xây dựng CSDL thực vật của quốc gia mình
để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục. Các CSDL này thường cung cấp những thông tin
khái quát về các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, hiện trạng bảo tồn … của các
loài thực vật. Trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan – hoa viên cũng có khá nhiều CSDL được giới thiệu
dưới dạng CD-ROM hoặc tra cứu trực tuyến trên các website tiêu biểu như:
- Phần mềm Ornamental Plants plus 3.0 sản phẩm của đại học bang Michigan và Hội Liên hiệp
thiết kế cảnh quan Michigan – Hoa kỳ lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 1/2001 dưới dạng CD-
ROM chứa thông tin của các loài thực vật dùng trong thiết kế cảnh quan được chia theo các chủ đề
như: cây gỗ, cây bụi, thực vật che phủ, cây đa niên, cây nhất niên, cây nội thất, … với khoảng 4.000
ảnh minh họa.
- Bộ Công cụ lựa chọn thực vật – sản phẩm của Đại học Connecticut – Hoa
Kỳ dưới dạng một website trong đó có các tùy chọn để tra cứu thực vật dùng trong thiết kế cảnh
quan – hoa viên như: hình thái hoa, màu sắc hoa khi nở, khi tàn, thời gian ra hoa, kết cấu, màu sắc
thân, đặc trưng, màu sắc của quả…
- Phần mềm Interactive Plant Finder & Pruning Guide Encyclopaedia của công ty Complete
Gardens cho phép tìm kiếm thông tin theo tên loài, tên khoa học, chiều cao, màu sắc, mùa ra hoa,
các điều kiện chăm sóc cần thiết của 3500 loài cây xanh hoa kiểng với 9000 hình minh họa.
- Website Woody plant database của Đại học CorNell Hoa Kỳ.
- Website Plant Database of trees, shrubs and vines của Đại học Connecticut – Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu xây dựng CSDL thực vật rừng hoặc thực vật
dùng trong y học như:
- Phần mềm "Sinh vật rừng VN" sản phẩm của tác giả Phùng Mỹ Trung, từng đoạt giải nhất
cuộc thi Trí tuệ Việt Nam đầu tiên - năm 2000 đã được bổ sung, nâng cấp lên phiên bản 2.0, cập
nhật được hơn 6.000 loài sinh vật rừng Việt Nam, bao gồm 2.358 loài thực vật rừng (60% ảnh màu),
1.240 loài cây cảnh … Phần mềm được giới thiệu dưới dạng đĩa CD hoặc tra cứu trực tuyến trên
trang web Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net).
- Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng Hương Sơn - Hà Nội”
của Hoàng Việt Anh và cộng sự xây dựng chương trình CSDL BioHS (Huong Son Biodiviersity
Database) cung cấp thông tin về đa dạng sinh học (IVI, H, Cd, A/F) của 380 loài thực vật và 178
loài động vật. Chương trình được phát triển trên nền MS. Access 2007 và sử dụng bộ công cụ
Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo bản cài đặt chạy độc lập. Dữ liệu GIS được cập
nhật trực tiếp từ môi trường Access và xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview.
- Đề tài “Xây dựng phần mềm tra cứu cây thuốc họ Rau đắng dất (Aizoaceae)” (2007), “Xây
dựng phần mềm tra cứu cây thuốc phân lớp Hoa môi (Lamiideae)” (2007), “Xây dựng cơ sở dữ liệu
về thực vật và vi học của 100 cây thuốc và công cụ tra cứu”, (2008-2010) của Bộ môn thực vật –
Khoa dược – Đại học Dược TpHCM.
Riêng trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan – hoa viên có các công trình nghiên cứu như:
- Sách “Cây trồng đô thị” của Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (1981) giới thiệu các loài thực
vật được phân loại theo công dụng, độ cao, hình khối tán, màu sắc lá, màu sắc hoa, thời gian ra hoa,
thời gian ra lá non…
- Sách “Cây xanh – phát triển và quan lý trong môi trường đô thị” của Chế Đình Lý (1997) giới
thiệu 31 loài cây bụi, tiểu mộc, 32 loài dây leo, 22 loài hoa ngắn ngày, 9 loài cỏ dùng để trang trí, 31
loài thực vật che phủ nền bồn hoa và trồng trong chậu với một số đặc điểm về
màu hoa, kích thước trưởng thành.
- Sách “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Hợp (1998) giới
thiệu 139 loài cây bóng mát, 63 cây thân cột, 47 cây thân leo làm cảnh, 71 cây có thân mọng nước
làm cảnh, 80 cây làm bonsai, 64 cây có lá làm cảnh, 127 cây có hoa làm cảnh, 37 cây có quả - cây ở
nước làm cảnh.
- Đề tài “Điều tra một số cây xanh thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Lan Thi (1994).
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Đinh Quang Diệp (2001).
- Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu cơ sở quy hoạch cây xanh và chọn loại cây trồng phù hợp phục
vụ quá trình đô thị hoá thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Viết Mỹ (2001).
- Đề tài “Xây dựng hệ thống dữ liệu phân loại cây xanh hoa cảnh ứng dụng trong công tác thiết
kế và trang trí cảnh quan đô thị ở một số tỉnh miền đông nam bộ” của Phạm Minh Thịnh (2006).
- Báo cáo khoa học “Vai trò, vị trí của mảng xanh trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị
thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Viết Mỹ (2007) báo cáo tại Hội thảo công viên cây xanh trong
quy hoạch và phát triển đô thị.
CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các loài thực vật bản địa cũng như nhập nội được dùng trong lĩnh vực thiết
kế cảnh quan và hoa viên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện khảo sát tại các cơ quan, công viên, khu du lịch và một số khu dân cư trên địa
bàn Tp.HCM.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích nhu cầu tra cứu thông tin bằng cách khảo sát, lấy ý kiến của người thiết kế cảnh quan
và các bên có liên quan.
- Phân tích cấu trúc thành phần loài thực vật hiện có tại Tp.HCM bằng cách:
Khảo sát và thu thập thông tin để xây dựng danh mục loài thực vật theo hệ thống phân
loại.
Khảo sát và thu thập thông tin để xây dựng danh mục loài thực vật theo nhóm công
dụng.
- Xây dựng CSDL bằng cách:
Nghiên cứu các nguyên lý thiết kế hoa viên, phân tích các nhu cầu thông tin trong thiết
kế hoa viên và cảnh quan để lập các mục thông tin.
Lưu trữ thông tin các loài cây xanh hoa kiểng theo các mục thông tin.
Nghiên cứu biên tập thông tin về đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài từ các tài liệu
về thực vật học đã được công bố.
Chụp ảnh để minh họa cho các loài thực vật trong danh mục.
- Xây dựng công cụ tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng dưới dạng một phần mềm đơn giản.
2.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp khảo sát nhu cầu tra cứu thông tin về thực vật
Dùng phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là các nghệ nhân và
chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan, các chủ cửa hàng cây xanh hoa kiểng. Các vấn
đề cần khảo sát bao gồm:
- Kinh nghiệm thực tế của các nghệ nhân, các chuyên gia về thiết kế cảnh quan, hoa viên
và nhu cầu sinh thái của các loài thực vật cảnh.
- Nhu cầu sử dụng CSDL thực vật và sổ tay điện tử trong việc tra cứu thông tin phục vụ
công tác thiết kế cảnh quan, hoa viên.
2.5.2. Phương pháp thu thập, phân tích cơ cấu thành phần loài cây xanh hoa kiểng
2.5.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên
Thu tất cả các mẫu thực vật trong phạm vi nghiên cứu, mỗi cây thu 3 – 5 mẫu.
Đối với cây gỗ và cây bụi: dùng kéo cắt cây cắt một cành dài 30 cm, có từ 5 – 7 lá
không bị sâu, có mang cụm hoa và quả.
Đối với cây thảo: lấy cả cây có rễ, nếu mẫu dài thì gấp lại làm 2 – 3 khúc; nếu nhiều lá
thì tỉa bớt. Những loài cây cỏ có kích thước lớn, mọng nước không thu cả cây được cần căn cứ
vào các đặc điểm định loại để thu hái. Mẫu cần thu hái của các loài tre nứa là các lóng tre và
mo thân từ đốt thứ 5 đến đốt thứ 7 và ghi rõ đặc điểm, cách mọc của thân ngầm. Mẫu của các
loài cây thuộc nhóm song mây phải có cả tay mây và roi mây.
Đối với cây thủy sinh cần dùng xẻng nhỏ đào cả thân và rễ.
Đối với cây bì sinh ta dùng dao nhỏ hoặc cưa cắt lấy 1 phần cây chủ.
Đối với mẫu rêu, quyết thì mẫu thu phải có bào tử.
Mỗi mẫu được đặt vào giữa tờ giấy báo cỡ lớn gập 4 với kích thước 30 – 40 cm cho
ngay ngắn, lật mặt dưới của 1 hoặc 2 lá lên. Ghi phiếu mẫu cây, để vào mẫu rồi buộc chặt mẫu
trong giá gỗ [1, tr.162][12, tr.21][9, tr. 13].
2.5.2.2. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học
Phân chia các mẫu thu được theo từng họ dựa trên tài liệu:
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân
(1997)
Phân tích mẫu đồng thời ghi chép các đặc điểm về lá (cách sắp xếp
lá, hình dạng lá, số lá trên cành), đặc điểm về hoa (cách sắp xếp, đài, tràng, nhị, nhụy…), đặc
điểm về quả (màu sắc, dạng quả).
Xác định tên khoa học dựa trên các tài liệu:
Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999)
Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn (Trần Hợp, 1998)
Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002)
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999 – 2000)
Kiểm tra tên khoa học và điều chỉnh tên họ, tên chi theo hệ thống của Brummitt theo
các tài liệu:
Vascular plant families and genera (Brummitt, 1992)
Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2001-2005)
2.5.2.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật
Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992).
Từ đó bổ sung thông tin về, dạng sống, công dụng, dạng tán, kết cấu, các nhu cầu sinh thái của
các loài để tạo ra nguồn dữ liệu ban đầu cho sổ tay điện tử.
Các tài liệu được sử dụng bao gồm:
Botanica the illustrated A – Z of over 10,000 graden plants and how to cultivate them
(Geoff Burnie, 1997)
Complete trees, shrubs & hedges (Jacqueline He1riteau, 2005)
Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà (Jiang Quing Hai, Trần Văn Mão,
2008)
Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh (3 tập), (Jiang Quing Hai, Trần Văn
Mão, 2008)
2.5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Excel 2007 để thống kê kết quả khảo sát và phỏng vấn các
nghệ nhân, chuyên gia về nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử
Thống kê số loài và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, tính tỷ lệ
phần trăm các taxon để thấy được tính đa dạng về phân loại của các loài cây xanh hoa
kiểng.
Thống kê, tính tỷ lệ phần trăm số loài theo dạng sống, công dụng, kết cấu và
các nhu cầu sinh thái để thấy được độ đa dạng về các đặc điểm hình thái, sinh thái liên
quan đến thiết kế cảnh quan của các loài cây xanh hoa kiểng.
2.5.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và sổ tay điện tử
Dùng phần mềm Microsoft Access 2003 để xây dựng CSDL và sổ thay điện tử theo các
bước:
- Lập các bảng dữ liệu để quản lý các mục thông tin riêng biệt như danh mục ngành, danh
mục họ, danh mục loài, danh mục kết cấu, danh mục công dụng, danh mục nhu cầu về ánh
sáng, danh mục nhu cầu về nước.
- Tạo mối liên hệ giữa các bảng dữ liệu để liên kết các mục thông tin thành thể thống
nhất .
- Nhập các dữ liệu thu thập được vào bảng dữ liệu.
- Thiết lập những truy vấn thông tin từ CSDL.
- Thiết kế các biểu mẫu để tương tác với người dùng.
- Thiết kế các báo cáo để truy xuất thông tin từ CSDL
- Đóng gói thành một phần mềm đơn giản có thể được sử dụng như một sổ tay điện tử.
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để giải quyết vấn đề được đặt ra trong phần mở đầu, chương này sẽ trình bày các kết quả của 4 nội
dung nghiên cứu bao gồm:
- Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử.
- Kết quả phân tích thành phần loài cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM bao gồm: thành phần loài
theo các bậc phân loại, thành phần loài theo các nhóm công dụng, thành phần loài theo kết cấu và
thành phần loài theo các nhu cầu sinh thái.
- Kết quả xây dựng CSDL bao gồm cấu trúc và ý nghĩa các mục tin trong CSDL.
- Kết quả xây dựng sổ tay điện tử.
3.1. Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử
Sau khi phân tích, tổng hợp từ 30 phiếu khảo sát được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng chính
là các nghệ nhân, chủ hoặc nhân viên các cửa hàng hoa cây kiểng với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ;
các chuyên gia, chuyên viên, nhà quản lý của các công ty kinh doanh hoa cây cảnh và thiết kế công
trình và các chuyên gia, nhà quản lý của các công viên, khu vui chơi giải trí kết quả thu được như
sau:
Về cách thức tra cứu, quản lý thông tin về hoa cây cảnh (bao gồm thông tin về đặc điểm hình
thái, xuất xứ, công dụng và kỹ thuật chăm sóc..): 25 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng
1(96,15 %) dựa vào kinh nghiệm; 2 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(7,69 %) tra cứu trên
các website, 5 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(19,23 %) tra cứu trên sách báo và các tài
liệu in và 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3 (100%) dựa vào kiến thức của các
chuyên gia, chuyên viên của từng bộ phận như khâu thiết kế, khâu chăm sóc bảo trì, khâu sản xuất
và tạo giống cây mới.
Về nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử: 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3
(100%) và 10 trên tổng số 26 người thuộc nhóm đối tượng 1 (38,46 %) cho rằng việc sử dụng sổ tay
điện tử là rất cần thiết và 16 trên tổng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5527.pdf