TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
HỶ A THỊ NGỌC
XÂY DỰNG QUI TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM
NƯỚNG TỪ NGUYÊN LIỆU BỘT HẠT SEN KHÔ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
VĂN MINH NHỰT
NĂM 2007
Luận văn đính kèm sau đây, với tựa đề tài: “Xây dựng qui trình chế biến sản phẩm
nướng từ nguyên liệu hạt sen khô” do sinh viên Hỷ A Thị Ngọc thực hiện và báo cáo
đã được hội đồng chấn
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng quy trình chế biến sản phẩm nướng từ nguyên liệu bột hạt sen khô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận văn thông qua.
Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện
Văn Minh Nhựt Nguyễn Thị Thu Thủy
Cần thơ, ngày Tháng năm
2007
Chủ tịch hội đồng
Nguyễn Văn Mười
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn thầy Văn Minh Nhựt đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài
liệu, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài này. Em
xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, các cán bộ của trung
tâm học liệu, Ban chủ nhiệm khoa, thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, cùng tất cả quý thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình giúp
đỡ, trang bị kiến thức cho em trong suốt năm năm qua, giúp em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Thành thật cảm ơn cán bộ phòng thí nghiệm cô Nguyễn Thị Hoàng Minh và tất cả các
bạn sinh viên ngành Công Nghệ Thực Phẩm khoá 28 đã rất tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Cần Thơ, ngày tháng năm
Trân trọng kính chào
Hỷ A Thị Ngọc
TÓM TẮT
Với mục tiêu nhiên cứu: “xây dựng qui trình chế biến sản phẩm nướng từ nguyên liệu
hạt sen khô”. Đây là một sản phẩm mới chưa có mặt trên thị trường. Mục đích của đề
tài là tìm ra cách tạo ra một sản phẩm bánh nướng nguyên liệu chính từ hạt sen khô,
thành phẩm mong muốn có cấu trúc và giá trị cảm quan cao, đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng, nhằm làm đa dạng sản phẩm làm từ hạt sen. Trên cơ sở đó mục tiêu của đề
tài nhằm tìm ra những thông số kỷ thuật về loại bột và tỉ lệ bột phối trộn, nhiệt độ, độ
ẩm và thời gian nướng thích hợp để xây dựng qui trình sản xuất.
Kết quả thí nghiệm chọn bột hạt sen 25%, bột mì ngang với tỉ lệ 15%, độ ẩm khối bột
nhào 25%, nhiệt độ nướng 170oC, thời gian nướng 1,5 phút, thời gian sấy sản phẩm là
25 phút, nhiệt độ 105oC cho kết quả tốt nhất.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................2
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây sen ....................................................................2
2.1.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 2
2.1.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của sen ................................................ 4
2.1.3 Nghề trồng sen ở Đồng Tháp......................................................................... 5
2.2 Quá trình nướng.......................................................................................6
2.2.1 Bản chất – mục đích của quá trình nướng .................................................... 6
2.2.2 Những biến đổi của nguyên liệu tham gia quá trình .................................... 7
2.2.3 Phương pháp thực hiện quá trình............................................................... 10
2.2.4 Yêu cầu về thiết bị........................................................................................ 11
2.3 Nguyên liệu..............................................................................................12
2.3.1 Nguyên liệu hạt sen...................................................................................... 12
2.3.2 Nước............................................................................................................. 12
2.3.3 Phụ gia......................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 13
3.1 Phương tiện thí nghiệm........................................................................... 13
3.1.1 Thời gian......................................................................................................... 13
3.1.2 Địa điểm....................................................................................................... 13
3.1.3 Nguyên liệu .................................................................................................. 13
3.1.4 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ........................................................................ 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................15
3.2.1 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................. 15
3.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................... 17
3.3 Nội dung thí nghiệm................................................................................17
3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định loại bột và tỉ lệ phối trộn...................................... 17
3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định độ ẩm sau khi phối trộn, nhiệt độ và thời gian
nướng thích hợp nhất. ........................................................................................... 18
3.3.3Thí nghiệm 3: Xác định thời gian sấy thích hợp nhất................................... 19
3.3.4 Thí nghiệm 4: Xác định số lượng nấm mốc sau khi bảo quả 10 ngày ........ 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………….22
4.1 Thành phần hoá học của bột hạt sen:....................................................21
4.2 Hàm lượng ẩm, đạm các loại bột ...........................................................21
_Toc169676384
4.3 Thí nghiệm 1: Xác định loại bột và tỉ lệ phối trộn. .............................22
4.4 Thí nghiệm 2: Xác định độ ẩm sau khi phối trộn, nhiệt độ và thời gian
nướng thích hợp nhất....................................................................................23
Trang iv
4.5 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian sấy đến chất lượng sản phẩm
.........................................................................................................................25
4.6 Thí nghiệm 4: Xác định số lượng nấm mốc sau 10 ngày bảo quản ....26
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................27
5.1 Kết luận ....................................................................................................27
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................28
PHỤ LỤC..........................................................................................................viii
Trang v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Phân loại khoa học ...................................................................................5
Bảng 2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hạt sen .........................11
Bảng 3: Sơ đồ bối trí thí nghiệm 1.......................................................................16
Bảng 4: Bảng đánh giá cảm quan........................................................................17
Bảng 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2........................................................................17
Bảng 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3........................................................................ 19
Bảng 7: Bảng đánh giá cảm quan........................................................................19
Bảng 8: Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 4 theo dõi biến đổi của sản phẩm trong quá
trình bảo quản..................................................................................................... 20
Bảng 9: Thành phần hoá học của bột hạt sen......................................................21
Bảng 10: Hàm lượng ẩm và đạm các loại bột……………………………………..21
Bảng 11: Điểm trung bình đánh giá cảm quan....................................................22
Bảng 12: Kết quả đánh giá cảm quan .................................................................23
Bảng 13: Kết quả đánh giá cảm quan 5 mẫu được chọn ở thí nghiệm 2 .............24
Bảng 14: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian sấy đến giá trị cảm quan cấu
trúc của sản phẩm ...............................................................................................25
Bảng 15: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian sấy đến giá trị cảm quan
màu sắc của sản phẩm.........................................................................................25
Bảng 16: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian sấy đến giá trị cảm quan mùi
vị của sản phẩm...................................................................................................25
Bảng 17: Kết quả phân tích thành phẩm ............................................................26
Bảng 18: Bảng số lượng bào tử nấm mốc hiện diện trong quá trình bảo quản .. 26
Trang vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Hoa sen.....................................................................................................2
Hình 2: Các giai đoạn phát triển hoa của sen........................................................4
Hình 3: Sơ đồ biến đổi nhiệt trong quá trình nướng...........................................10
Hình 4: Men Mauripan .......................................................................................13
Hình 5: hạt sen khô .............................................................................................13
Hình 6: Máy nghiền răng ....................................................................................14
Hình 7: Máy nướng bánh ....................................................................................14
Hình 8: Qui trình sản xuất ..................................................................................15
Hình 9: Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 1 ................................................................16
Hình 10: Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 2 ...............................................................18
Hình 11: Bố trí thí nghiệm 3................................................................................19
Hình 12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 ......................................................................20
Hình 13: Sản phẩm sau khi sấy……………………………………………….........26
Trang vii
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cây sen đã gắn liền với cuốc sống người dân Việt Nam từ rất lâu đời, hình ảnh cây sen
rất quen thuộc với chúng ta. Sen dùng làm thực phẩm, hoa sen để trang trí. Ngoài ra
cây sen còn có giá trị trong đời sống tinh thần. Đối với đạo Phật, hoa sen là một vật
quí trọng tôn kính hơn hết. Hoa sen tươi còn dùng để thờ cúng. Không chỉ là món ăn
ngon, bổ, hạt sen còn là vị thuốc quý trong đông y. Sen còn có tác dụng chữa bệnh, do
có tính hàn, an thần nên giúp lợi tiểu, dễ ngủ, chữa thiếu máu, kém ăn …
Ở nước ta sen được trồng nhiều ở Đồng Tháp Mười. Lợi nhuận thu được từ sen cao
gấp nhiều lần so với trồng lúa. Lá, hoa, củ, rễ đều dùng được. Đặc biệt hạt sen có gía
trị dinh dưỡng cao do có hàm lượng protein cao. Hàm lượng này thay đổi theo ngày
tuổi của gương sen khi thu hoạch. Hiện nay nước ta đang xuất khẩu hạt sen khô sang
các nước khác. Tuy nhiên sản phẩm làm từ hạt sen trên thị trường chưa đa dạng lắm,
chủ yếu ở dạng hạt sen tươi, sen khô, mứt hạt sen, hạt sen chiên, nước uống từ hạt
sen….Nhằm góp phần đa dạng sản phẩm làm từ hạt sen, vì vậy nghiên cứu: “xây dựng
qui trình chế biến bánh nướng từ nguyên liệu hạt sen khô” được thực hiện. Đây là một
sản phẩm mới chưa có mặt trên thị trường. Sản phẩm ở có cấu tốt, mỏng còn giữ được
mùi sen, có màu vàng sáng tự nhiên của bánh nướng. Bánh làm từ bột hạt sen khô sẽ
cung cấp cho thị trường một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao, đa dạng
thêm các sản phẩm làm từ sen, giúp giải quyết đầu ra của hạt sen, làm tăng giá trị kinh
tế của cây sen hiện nay.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nhằm tìm ra các thông số về tỉ lệ bột phối trộn, độ ẩm khối bột sau khi nhào, thời gian
và nhiệt độ nướng tối ưu trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhằm tạo ra sản phẩm
bánh nướng có thành phần nguyên liệu chính từ bột hạt sen khô có giá trị cảm quan và
cấu trúc tốt.
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
1
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây sen
2.1.1 Giới thiệu
Bảng 1. Phân loại khoa học
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành
(divisio):
Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Proteales
Họ (familia): Nelumbonaceae
Chi (genus): Nelumbo
Loài (species): N. lutea
(Nguồn:
Một số cách phân loại khác
Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) công nhận
họ này và đặt nó trong bộ Quắn hoa (Proteales), trong nhánh eudicots.
Hệ thống Cronquist năm 1981 cũng công nhận họ này nhưng đặt nó trong bộ Súng
(Nymphaeales) thuộc phân lớp Magnoliidae của lớp thực vật hai lá mầm
(Magnoliopsida).
Hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992) cũng công nhận họ này và đặt nó trong
một bộ riêng của chính nó là bộ Sen (Nelumbonales) thuộc siêu bộ Magnolianae của
phân lớp Magnoliidae (bằng với thực vật hai lá mầm].
Nguồn:
Cây sen thích hợp trồng ở những vùng trũng. Nước dâng đến đâu sen sẽ cao đến đó.
Lá to, hoa có nhiều màu khác nhau tùy theo từng loại giống. Ngoài vai trò là thực
phẩm sen còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt trong hạt sen có chất kháng khuẩn.
Người dân Peru từ xa xưa đã biết lợi dụng đặc tính này của hạt sen để chữa một số
bệnh viêm nhiễm.
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
2
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
Đặc tính cây sen phù hợp với địa hình nước ta, đặc biệt vùng Đồng Tháp Mười là nơi
thuận lợi để trồng sen, trồng sen hiện nay trở thành mô hình sống chung với lũ rất lý
tưởng. Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen lớn nhất nước ta.
Hình 1: Hoa sen
Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của sen hồng (các tên gọi khác sen đỏ, sen
Ấn Độ). Về mặt thực vật học, Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo
các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo. Đây là
một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc
phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ
hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea
caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi
như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ
đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được
đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rải khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung
Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự
nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài
hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực
vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng
tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc
hoa của Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn, trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi
ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to
và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và
có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm
chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong
khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.Có nhiều giống sen được
trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt.
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
3
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể
trồng bằng hạt hay thân rễ.
(Nguồn:
Người ta chia sen làm 3 loại:
Sen cho củ thường có màu trắng, nhóm sen này cho ít bông và gương, trồng
phổ biến ở Vĩnh Long và Hậu Giang.
Sen cho gương: nhóm sen ta (gương lõm), sen Đài Loan (to và phù lên), trồng
nhiều ở huyện Cao lãnh, Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.
Sen cho bông để trang trí: bông có nhiều màu, ít trồng ở nước ta.
2.1.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của sen
Thời gian sinh trưởng và phát triển của sen dao động từ 4 – 5 tháng tuỳ thuộc vào việc
sử dụng giống.Nếu sử dụng giống bằng cây con gieo từ hạt thì thời gian nẩy mầm đến
khi thu hoạch là 5 tháng. Nếu sử dụng giống bằng ngó sen con thì thời gian từ khi mọc
đến khi thu hoạch là 4 tháng.
Hình 2: Các giai đoạn phát triển hoa của sen
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
4
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
2.1.3 Nghề trồng sen ở Đồng Tháp
Theo những lão nông sống lâu năm ở Tháp Mười, sen đã có mặt trên vùng đất này từ
rất lâu. Thời đó, Tháp Mười hoang sơ, dân cư thưa thớt, đồng ruộng nhiễm phèn ít ai
canh tác. Hàng năm, mùa lũ cũng là mùa của sen. Sen đầy ruộng và khắp lung – đìa,
nước lũ đến đâu, sen vươn theo đến đó. Những năm sau giải phóng, thực hiện chủ
trương khai hoang vùng Tháp Mười, sen dần dần bị tiêu diệt nhường chỗ cho cây lúa
phát triển. Sen mất, lúa tăng lên 2 vụ, 3 vụ một năm.
Sau đợt trồng thử nghiệm, sen Đài Loan tỏ ra phù hợp trên vùng đất Cao Lãnh và
Tháp Mười. Năng suất rất cao so với sen địa phương, tinh bột nhiều, hạt tròn, ít lép và
độ đồng đều cao… Nhờ đó diện tích trồng sen ở đây ngày càng tăng lên.
Nếu trồng trên đất mới và chăm sóc tốt, năng suất đạt đến 50 – 60.000 gương/ha. Bình
quân mỗi ha sen cho thu nhập khoảng 20 – 30 triệu đồng/ vụ, cao hơn trồng lúa rất
nhiều. Cái lợi của trồng sen là khi thu hoạch xong vụ đầu tiên, chỉ cần trục đất và bón
phân, sen tiếp tục phát triển tốt vụ 2 mà không cần xuống giống lại. Trồng sen giúp
đất thêm màu mỡ, bởi lá sen và thân sen khi rụng xuống ruộng tạo thành chất hữu cơ
bồi bổ cho đất. Hiện tại, trồmg sen đã giúp cho nhiều nông dân Tháp Mười và Cao
Lãnh khá lên. Đặc biệt, một số hộ còn kết hợp nuôi cá đồng tăng thêm thu nhập đáng
kể. Nhờ hiệu quả trên, đến nay diện tích sen ở Đồng Tháp tăng khoảng 460 ha.
Hiện nay, hạt sen được sử dụng rất phổ biến…, đặc biệt, ngó sen dùng làm gỏi hoặc
xào ăn rất ngon, không thua gì đặc sản bồn bồn. Hoa sen dùng để ướp trà. Hạt sen có
giá trị kinh tế cao nhất trong các bộ phận của cây sen. Hạt sen là nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao. Nó được dùng làm nguyên liệu để chế biến ra
những sản phẩm có chất lượng cao và có thể bảo quản trong thời gian dài hơn như
mứt hạt sen, nước uống hạt sen, làm phụ liệu sản xuất bánh trung thu… Tại Cao
Lãnh, nhiều doanh nghiệp thu mua và chế biến hạt sen xuất khẩu sang Đài Loan,
Singapore, Hồng Công… Hiện nay Cần Thơ cũng là nơi xuất khẩu hạt sen khô sang
thị trường Mỹ, Hồng Công…Tóm lại hiện nay giá trị kinh tế của cây sen ngày càng
được nâng lên.
(Nguồn: Huỳnh Phước Lợi, 2006)
2.2 Quá trình nướng
2.2.1 Bản chất – mục đích của quá trình nướng
Nướng là quá trình xử lý nhiệt, mà nhiệt lượng truyền vào sản phẩm chủ yếu bằng bức
xạ. Đó là một trong những quá trình công nghệ phức tạp, trong đó xảy ra những biến
đổi hóa học, lí học, hóa lí (biến đổi hệ keo) làm cho sản phẩm đạt tới chất lượng yêu
cầu. Theo quan điểm nhiệt – lý thì nướng là quá trình ẩm – nhiệt được đặc trưng bằng
sự truyền nhiệt dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
5
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
Mục đích của quá trình nướng :
• Mục đích chuẩn bị: Trong công nghệ sản xuất đồ hộp rau quả, người ta thường
nướng nguyên liệu để làm sạch vỏ, như nướng ớt để tách vỏ trước khi đóng hộp. Tuy
nhiên phương pháp này hiện nay ít dùng vì tốn năng lượng.
• Mục đích bảo quản: nướng ở nhiệt độ trên 200oC nên tất cả các hệ enzyme
phân giải sẽ mất hoạt tính, ngăn chặn một số hóa chất được hình thành làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên những phần tiếp xúc với nhiệt độ cao một số
thành phần hóa học sẽ bị mất đi như đường bị caramel hóa, vitamin cũng bị phân hủy
và mất đi. Nhưng thay vào đó là sự tạo thành lớp vỏ cứng có tác dụng che chở phần
mềm của sản phẩm (bánh mì).
• Mục đích chế biến: Đây là mục đích chủ yếu của quá trình, dưới tác dụng nhiệt
độ cao sẽ làm chín một số sản phẩm, thích hợp cho mục đích sử dụng, đồng thời dẫn
đến biến đổi lí – hóa và hệ keo làm cho sản phẩm có cấu trúc, mùi vị, màu sắc đặc
trưng, hình thành một số sản phẩm mới như nướng bánh mì, nướng khoai tây,…
Ngoài ra ở nhiệt độ cao, tất cả mọi vi sinh vật gây hại bị tiêu diệt hoàn toàn.
Như vậy trong công nghiệp thực phẩm, quá trình nướng được sử chủ yếu để chế biến
bành mì, bánh bích qui, bánh nướng và cũng có thể thực hiện trong lĩnh vực chế biến
rau quả, ngành chế biến thức ăn phục vụ khách sạn, tiệm ăn, nhà bếp…
2.2.2 Những biến đổi của nguyên liệu tham gia quá trình
Phần lớn các nguyên liệu tham gia quá trình nướng tồn tại ở dạng bột nhuyễn hoặc
dạng rắn có độ ẩm cao như các loại bột mì, bột các loại, men bánh mì, các loại thịt cá
gia vị…
Trong quá trình nướng nguyên liệu bị biến đổi như sau:
Biến đổi vật lý
Sự biến đổi nhiệt độ: trong thiết bị nướng, nhiệt độ cao hầu như không thay đổi, nên
nhiệt độ của nguyên liệu tăng dần. Lớp ngoài cùng tăng nhanh, ở trung tâm tăng
chậm. Gradien nhiệt độ (∆to) giữa trung tâm và lớp vỏ ngoài tăng lên ở giai đọan đầu,
sau đó giảm dần đến và đến chỗ không đổi. Vào giai đoạn cuối, khi sản phẩm gần
chín, gradient nhiệt độ có thể tăng vọt.
Giữa thể tích và khối lượng riêng của nguyên liệu cũng có thể tăng hoặc giảm. Trong
chế biến bánh mì, bánh bích qui và các sản phẩm từ bột khác, quá trình nướng có thể
làm cho thể tích sản phẩm tăng lên do có CO2 trong bột nở cho vào sản phẩm hoặc do
quá trình lên men sinh ra.
Biến đổi hóa lý
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
6
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
• Sự biến đổi của lượng ẩm: song song với sự biến đổi của nhiệt độ là sự biến đổi
của lượng ẩm trong vật liệu, đó là sự bốc hơi. Khi quan sát quá trình nướng bánh bích
qui, ta thấy diễn ra như sau:
o Giai đoạn 1: Khi mới cho vật liệu vào nướng, do nhiệt độ sản phẩm còn thấp
(30 – 40oC) hơi nước ngưng tụ trên bề mặt sản phẩm, ngay sau đó nhiệt độ bên ngoài
tăng cao hơn nhiệt độ trung tâm. Sự chênh lệch nhiệt độ đó làm cho một phần ẩm
chuyển động từ ngoài vào trung tâm dưới dạng hơi, hàm lượng ẩm ở trung tâm bánh
tăng lên 1 – 1,5%.
Hiện tựơng di chuyển ẩm từ ngoài vào trong do sự chênh lệch nhiệt độ còn được gọi là
sự “dẫn nhiệt ẩm”. Khi bị đốt nóng, một phần ẩm ở lớp ngoài sản phẩm bị bốc hơi làm
giảm ẩm, tạo ra sự chênh lệch ẩm với bên trong. Mặc dù tồn tại hai dòng ẩm, nhưng ở
giai đoạn đầu khi gradien nhiệt độ còn cao, dòng ẩm từ ngoài vào lớn hơn dòng từ
trong ra khoảng 1,7 lần. Hai dòng ẩm này từ từ cân bằng khi gradien nhiệt độ giảm
dần còn chênh lệch ẩm lại tăng lên.
o Giai đoạn 2: Nhiệt độ lớp ngoài cùng của vật liệu tăng lên quá 100oC, sự bay
hơi nước xảy ra mãnh liệt hơn làm cho lượng ẩm trong vật liệu ẩm giảm với tốc độ
không đổi. Hướng chuyển ẩm từ trong ra ngoài.
o Giai đoạn 3: Có sự chuyển dịch ẩm từ trong ra ngoài với tốc độ mất hơi nước
giảm hẳn so với giai đoạn hai. Vì lúc này lượng hơi nước tự do và một phần nước liên
kết trong sản phẩm đã bay hơi, còn lại ẩm dạng liên kết khó bay hơi hơn.
Khi nướng bánh, sự tác động tương hỗ giữa protein, tinh bột với nước làm cho bột
nhão tiến tới trạng thái mềm dẻo. Protein tương hỗ biến tính ở 30oC và đông tụ ở
50oC. Tinh bột bị hồ hóa trong quá trình nướng và hấp thu nước nên làm cho sản
phẩm khô hơn.
• Trạng thái sản phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ cao cũng bị biến đổi đáng kể.
Đó là sự hình thành cấu trúc mao xốp và sự tạo thành vỏ. Protid và tinh bột đóng vai
trò chủ yếu trong cấu trúc mao xốp. Ở nhiệt độ khoảng 50- 70oC protid đông tụ giải
phóng nước còn tinh bột thì bị hồ hóa một phần. Protid bị mất nước và tinh bột bị hồ
hóa tạo thành khung xốp mà trên bề mặt có hấp phụ một lớp mỡ mỏng.
Lớp vỏ được hình thành khi đốt nóng vật liệu có dạng mao – xốp – keo – ẩm, do sự
trao đổi ẩm giữa môi trường và sản phẩm nướng. Khi cường độ bay hơi ẩm trên bề
mặt xảy ra mạnh mẽ và tinh bột ở lớp ngoài đã bị hồ hóa phần nào, sự chuyển ẩm đến
bề mặt sẽ không đủ bù đắp lượng ẩm mất đi, bề mặt sẽ khô dần và tạo thành lớp vỏ
cứng. Khi đã khô nhiệt độ lớp ngoài tăng dần, làm cháy sém sản phẩm tại đó. Sự tạo
thành lớp vỏ cứng sẽ hạn chế sự tăng thể tích và quá trình tạo hơi ẩm khi nướng. Vỏ
tạo thành sớm hay muộn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu vỏ tạo
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
7
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
thành quá sớm sẽ cản trở quá trình truyền nhiệt làm cho sản phẩm không chín đều
hoặc hơi ẩm hay CO2 khó thoát hơn làm cho sản phẩm bị vỡ, nứt…Do vậy việc điều
chỉnh chế độ nướng thích hợp, chất lượng, trạng thái sản phẩm sẽ tốt hơn.
• Biến đổi hệ keo: khi nướng các loại bánh, sự tác dụng tương hỗ giữa protid,
tinh bột với nước làm cho bột nhào tiến tới trạng thái mềm dẻo. Protid trương nở ở
nhiệt độ 30oC, nhiệt độ cao hơn thì sự trương nở giảm dần, trên 50oC protid đông tụ và
tách nước. Nước đó sẽ được tinh bột thu hút trong quá trình trương nở của nó. Nhiệt
độ trương nở tốt nhất của tinh bột là 40 – 60oC. Đồng thời với quá trình trương nở là
sự hồ hóa. Quá trình hồ hóa tinh bột xảy ra trong suốt quá trình nướng, thu hút một
lượng nước đáng kể làm cho sản phẩm khô hơn.
Biến đổi hóa học
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một số thành phần hóa học có sự thay đổi. Đường
trong sản phẩm giảm do quá trình caramel hóa ở nhiệt độ cao tạo thành lớp vỏ ngoài
có màu vàng sém. Màu vàng sém của lớp vỏ còn do sản phẩm của phản ứng melanoid
– là phản ứng của đường khử với các acid amin, các protid, peptone. Tinh bột không
hòa tan trong sản phẩm giảm đáng kể do hiện tượng thủy phân một phần tinh bột để
tạo thành tinh bột hòa tan và dextrin. Mức độ biến đổi của các thành phần hóa học tùy
thuộc vào mức độ tiếp xúc với nguồn nhiệt. Lớp ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với
nguồn nhiệt nên các thành phần biến đổi mạnh hơn.
Biến đổi sinh học
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự biến đổi này là sự tăng nhiệt độ khi nướng. Ta biết
rằng vật liệu tham gia quá trình nướng là các loại có nguồn gốc từ động vật và thực
vật, trong chúng có chứa enzim. Nguồn enzim có thể được thêm vào vật liệu trước
khi nướng như men bánh mì, tốc độ tăng nhiệt độ trong khối vật liệu sẽ ảnh hưởng
tới hoạt động của các loại enzim. Tại những điểm mà tốc độ tăng nhiệt nhanh (phần
vỏ) các loại enzim hầu như bị vô hoạt ngay. Còn những phần bên trong của vật liệu
nhiệt độ tăng chậm hơn, thời gian enzim duy trì ở nhiệt độ tối thích của chúng kéo
dài hơn, do vậy chúng hoạt động mạnh hơn. Đó là nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi
chất lượng không tốt ở một số sản phẩm.
Biến đổi vi sinh
Trong sản phẩm ngoài vi sinh vật thường có các chủng nấm mem. Trong giai đoạn
đầu của quá trình nướng khi nhiệt độ còn thấp các vi sinh vật này vẫn hoạt động.
Khi nhiệt độ tăng lên quá 60oC, protid bắt đầu đông tụ, vi sinh vật bị tiêu diệt dần
cho đến khi tiêu diệt hầu như hoàn toàn sau khi nướng. Do vậy bảo quản sản phẩm
được lâu hơn.
Biến đổi cảm quan
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
8
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
Quá trình nướng xúc tiến sự biến đổi tính chất sinh – lí – hóa của các thành phần tham
gia cấu thành sản phẩm, làm cho sản phẩm chín sử dụng được. Sự biến đổi đó cũng
dẫn đến sự tạo thành hương vị, màu sắc đặc trưng hấp dẫn. Tóm lại nướng sẽ làm tăng
giá trị cảm quan đáng kể cho sản phẩm.
(Nguồn: Lê Bạch Tuyết, 1996)
2.2.3 Phương pháp thực hiện quá trình
Chuẩn bị nguyên liệu
Tất cả nguyên vật liệu trước khi nướng phải được tạo hình dáng, kích thước phù hợp
và đồng đều để khi nướng chất lượng sản phẩm phải chín cùng lúc.Tránh hiện tựợng
cháy và chín cục bộ.
Đối với các loại rau, củ phải chọn đồng đều về độ chín sinh lý hoặc độ chín chế biến
thích hợp.
Chế độ nướng
Mỗi loại vật liệu phải có chế độ nướng khác nhau. Ví dụ bánh bích qui, lúc đầu khi độ
ẩm môi trường là 60 – 70% thì nhiệt độ không cao quá 160oC. Tiếp sau đó nhiệt độ
được tăng lên 160 – 400oC, độ ẩm hạ thấp cuối cùng nhiệt độ lại hạ xuống giữ ở nhiệt
độ 250oC để cố định cấu trúc sản phẩm và kết thúc quá trình bay hơi nước.
Thời gian nướng
Là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Mỗi giai đoạn của nhiệt độ đòi hỏi thời gian khác nhau. Ví dụ khi nướng bích qui ở
nhiệt độ 200oC kéo dài 5 -10 phút, còn ở 180o - 200oC là 15 - 35 phút. Sau khi nướng
xong nhất thiết phải làm nguội ngay.
2.2.4 Yêu cầu về thiết bị
Lò nướng bánh và các sản phẩm thực phẩm rau quả gồm nhiều loại và được phân loại
như sau:
Theo phương thức truyền nhiệt có:
• Lò nướng bằng nguyên liệu đốt trực tiếp.
• Lò nướng kênh (rãnh) trong đó chất thải nhiệt là khí nóng dẫn qua thành kênh
vào lò.
• Lò nướng gián tiếp: nhiệt được truyền từ hơi nước qua ống dẫn nhiệt.
• Lò nướng hầm: khí được đốt nóng bằng lửa và được nén vào buồng nướng
• Lò nướng điện: nhiệt được cung cấp từ hệ thống máy.
Theo mức độ cơ giới hóa có:
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng
9
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – Năm 2007 Đại học Cần Thơ
• Lò nướng liên tục: có hệ thống băng tải chuyển vật liệu.
• Lò nướng gián đoạn: quá t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0214.PDF