MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 3
1. Khái niệm khu công nghiệp 4
2. Cơ cấu của khu công nghiệp 4
3. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7
1. Những thành tựu đạt được 7
2. Những mặt hạn chế 14
III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 19
1. Bài học kinh nghiệm 20
2. Định hướng và mục tiêu 21
3. Một số giải pháp 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM K
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Xây dựng & phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẢO 30
PHỤ LỤC 31
XHCN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
CNXH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TBCN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
KCN KHU CÔNG NGHIỆP
KCX KHU CHẾ XUẤT
NEP CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
GDP TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
TNHH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XDCB XÂY DỰNG CƠ BẢN
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết cùng với các phương pháp khác, đề tài “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách quan về vai trò, thực trạng của khu công nghiệp trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển; đồng thời đi sâu tìm hiểu một số giải pháp để tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế của các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài phụ lục và tài liệu tham khảo, đề án trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Lý luận chung về khu công nghiệp
Phần II: Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Phần III: Kiến nghị và giải pháp
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có được hướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S Trương Đức Lực đã giúp đỡ em hoàn thành đề án của mình.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
Khái niệm khu công nghiệp
Trong xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các “tụ điểm” công nghiệp với quy mô và tính chất khác nhau như cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất,…
Hiện nay có nhiều tranh cãi có tính học thuật về khu công nghiệp, các quan niệm này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu nhất định như phát triển các khu công nghiệp, quản lý nhà nước và khu công nghiệp hoặc khai thác tác động của khu công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo quan niệm thông thường, khu công nghiệp là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. Quy chế khu công nghiệp (Ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ) quy định khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng khu công nghiệp là một khu vực phụ không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của khu công nghiệp mà không nhất thiết phải có một quy chế đặc thù.
Theo Nghị định số 36/CP ngày 24 /04/1997 của Chính Phủ cho rằng, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy, khu công nghiệp có thể hiểu là một phương thức tổ chức các hoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với những chế độ ưu đãi đặc biệt so với những hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn lại trên lãnh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và thực hiện các mục tiêu chính sách khác. Khu công nghiệp được thành lập không chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cả thu hút đầu tư trong nước.
Cơ cấu của khu công nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng cần phải nghiên cứu khi xây dựng công nghiệp là xác lập hợp lý cơ cấu của từng khu công nghiệp trong mỗi lãnh thổ. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy cơ cấu một khu công nghiệp thường bao gồm những bộ phận chủ yếu sau:
Một là, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, trong đó phải kể đến:
Các doanh nghiệp nòng cốt. Đó là các doanh nghiệp được xây dựng căn cứ vào lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt đối của vùng.
Các doanh nghiệp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nòng cốt. Loại này có một số dạng: Các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nòng cốt; các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên của khu công nghiệp.
Hai là, các cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất khác (nông nghiệp, ngư nghiệp,…).
Ba là, các cơ sở giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.
Bốn là, các cơ sở xử lý phế thải, bảo vệ môi trường.
Vai trò khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Các khu công nghiệp đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nói chung. Vai trò tích cực tác động của các khu công nghiệp có thể xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếu như:
Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất…).
Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.
Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động (kể cả làm việc tại các khu công nghiệp, các việc làm phụ trợ ngoài khu công nghiệp, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển khu công nghiệp,…).
Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về quản lý). Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức,…
Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân địa phương có khu công nghiệp và cả nước nói chung.
Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng. Vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các khu công nghiệp trong việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các khu công nghiệp, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý,…) tạo nên một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus…) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thụ, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam (kể cả tâm lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp - một yếu tố không nhỏ trong quá trình phát triển).
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Những thành tựu đạt được
Xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở nước ta được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kì nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 – 2006), hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Hình thành hệ thống các khu công nghiệp trên cả nước, huy động được lượng vốn đầu tư lớn.
Các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Đến cuối tháng 12/2005, các nước có 131 khu công nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha. Các khu công nghiệp được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy mô các khu công nghiệp đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các khu công nghiệp thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng kí vào khu công nghiệp ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991 – 1995, số dự án đầu tư nước ngoài có 155 dự án, đến năm 2001 – 2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001. Tính đến cuối tháng 12/2005, các khu công nghiệp đã thu hút được 2.120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD.
Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp những năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài, chúng ta còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của thành phần kinh tế trong nước. Nếu như trong 5 năm 1991 – 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, thì đến 5 năm 2001 – 2005 thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng.
Khu công nghiệp đã tạo ra một kết cấu hạ tầng mới, hiện đại
Tại các khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại đó có giá trị lâu dài không chỉ đối với địa phương có khu công nghiệp mà góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, các khu công nghiệp do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 khu công nghiệp được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp với tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các khu công nghiệp còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ đồng (34 khu công nghiệp). Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là Công ty Phát triển KCN Thăng Long, Công ty Phát Triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), Công ty cổ phần KCN Tân Tạo,… Trên phạm vi cả nước, đến cuối năm 2005, có 79 khu công nghiệp đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 khu công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Không chỉ vậy, các khu công nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên hệ liên kết ngành trong phát triển kinh tế. Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các địa phương đã thành lập và hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng mỗi năm tăng thêm từ 2 – 5 khu công nghiệp. Trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, có thêm 15 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các khu công nghiệp ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:
Trong thời kỳ 2001 – 2005, các khu công nghiệp đã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã vận hành được nâng lên hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005.
Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã vận hành thu hút được hơn 2 triệu USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/ha). Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong 5 năm 2001 – 2005 đạt trên 0,33 USD/ha.
Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong khu công nghiệp được huy động khoảng 80 – 100 người với giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng/ha/năm.
Khu công nghiệp có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương
Các khu công nghiệp tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh trạnh của sản phẩm, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của cả nước, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp tăng đều qua các năm và tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp đều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm. Trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp (kể cả trong và ngoài nước) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp 5 lần so với 5 năm trước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khu công nghiệp trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp thời kỳ 5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm; trong 5 năm tiếp sau (2001 – 2005), giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên gần 20% năm 2005.
Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp thời kỳ 2001 –2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 1996 – 2000.
Các doanh nghiệp khu công nghiệp bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp khu công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với 5 năm 1996 – 2000.
Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất cùng với những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11 doanh nghiệp đều tập trung ở khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (phần lớn của Nhật Bản) như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel,… Các dự án đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất mà còn mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư từng bước nâng cao vị thế và sự hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực.
Ngoài ra, các khu công nghiệp còn có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành các lĩnh vực. Khu công nghiệp mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh khu công nghiệp. Liên kết ngành trong khu công nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ khu công nghiệp bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho các doang nghiệp khu công nghiệp hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh khu công nghiệp.
Các khu công nghiệp ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hoá, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các khu công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ,…góp phần tiêu thụ nông sản các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn cung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân. Khu công nghiệp góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, có sức lan toả lớn, chuyển các địa phương từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xu hướng lan toả từ các khu công nghiệp, ở các địa phương này sẽ còn được mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước,…
Việc phát triển các khu công nghiệp có tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương nơi khu công nghiệp đóng và địa phương lân cận. Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và ổn định. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.
Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các khu công nghiệp không chỉ trực tiếp thúc đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong 15 năm qua, mà còn có tác động lan toả rộng rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là hạt nhân của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội địa phương
Phát triển khu công nghiệp đã mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Trong thời kỳ 2001 – 2005, các khu công nghiệp đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời ký trước (1991 – 2000), hiện nay (đến tháng 5/2006), các khu công nghiệp đã thu hút được khoảng 864.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút còn lớn hơn nhiều (ước tính lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệu người).
Phát triển khu công nghiệp đồng nghĩa với việc hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hiện nay, một số khu công nghiệp đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam – Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng kỹ thuật – công nghệ Biên Hoà,…).
Doanh nghiệp trong khu công nghiệp có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng thông qua những thành tựu đã đạt được ở trên. Các khu công nghiệp đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hoá công nghệ, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, các khu công nghiệp cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, nhằm thích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Những mặt hạn chế
Mặc dù trong thời gian qua, các khu công nghiệp đã khẳng định những thành công và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên đã xuất hiện những hạn chế nổi cộm trong quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Đó là:
Chất lượng quy hoạch còn thấp, thực hiện quy hoạch chưa triệt để
Danh mục quy hoạch các khu công nghiệp mới nêu được tên, địa điểm và diện tích, việc ưu tiên thành lập các khu công nghiệp trong quy hoạch theo thứ tự chưa được đề cập tới. Việc xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương. Xuất hiện tình trạng phát triển khu công nghiệp quá nóng ở các địa phương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các khu công nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư. Khu công nghiệp được xây dựng ở các địa phương có nội dung hoạt động, lĩnh vực ngành nghề thu hút đầu tư gần giống nhau (chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, điện tử,…), cho nên khi đi vào sản xuất, chắc chắn có những sản phẩm giống nhau, dẫn đến những sự cạnh tranh gay gắt không cần thiết, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm nản lòng các nhà đầu tư.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, phức tạp; hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp còn chưa cao
Một số khu công nghiệp triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, suất đầu tư quá cao, chồng chéo về quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp chưa phát triển như KCN Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ, Hải Phòng 96 (Hải Phòng), KCN Bắc Phú Cát (Hà Tây), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc), KCN Cái Lai IV (Thành phố Hồ Chí Minh),…Tại một số địa phương như Long An, Tây Ninh,… trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân, dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án. Về công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp còn nhiều khó khăn. Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định,…
Các khu tái định cư chậm được đầu tư xây dựng, thiếu đất để xây dựng hoặc đang xây dựng dở dang. Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp thường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu công nghiệp với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Vấn đề lao động trong khu công nghiệp
Trong những năm qua, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được lực lượng lao động hàng năm khoảng trên 7 vạn lao động, tuy nhiên lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 4 – 5% trong tổng số lao động trong các khu công nghiệp, kỹ thuật viên chiếm 4 – 5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo hơn 30% và còn lại hơn 60% là lao động giản đơn. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa. Để giải quyết tình trạng này, các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, tăng chi phí cho đào tạo. Đây là yếu tố vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Hiện các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được hơn 860.000 lao động trực tiếp, trong đó gần 40% là lao động ngoại tỉnh. Tại hầu hết các khu công nghiệp, lao động ngoại tỉnh thường phải sống và làm việc trong điều kiện rất khó khăn. Họ phải thuê nhà ở khu vực xung quanh khu công nghiệp để cư trú với điều kiện sống tạm hết sức tạm bợ. Rất ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp cũng chỉ bảo đảm về nhà ở cho số lượng công nhân rất thấp: khoảng 6,5% – 15% trong tổng số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp.
Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp xử lý kỷ luật, sa thải công nhân một cách tuỳ tiện, trái pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa ký kết thoả ước lao động tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chính sách tiền lương trả cho người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chậm thay đổi và rất lạc hậu so với biến động của giá cả thị trường và tỷ giá hối đoái. Do các vấn đề tiền lương, đời sống người lao động chưa được giải quyết thoả đáng, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra các tranh chấp lao động. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2005 và đầu năm 2006, tình trạng đình công xảy ra liên tiếp với số lượng lớn công nhân.
Vấn đề môi trường trong khu công nghiệp
Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp mặc dù đã được chú trọng hơn nhưng đa số các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước còn chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Nhiều khu công nghiệp chưa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải. Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy. Những nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa,… thường có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.
Ô nhiễm về nước thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Hiện chỉ có 33 khu công nghiệp đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang xây dựng, còn lại các khu công nghiệp khác đều trực tiếp thải ra sông, biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh, nhất là những khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, hoá chất,… có lượng nước thải ra với khối lượng lớn và có tính độc hại cao.
Một số vấn đề khác
Hiện nay các khu công nghiệp hoạt động trên cơ sở Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ, nhưng những năm vừa qua, nhiều văn bản mới đã được ban hành và áp dụng trong thực tế, nhiều điều khoản trong Nghị định 36/CP đã bộc lộ những bất cấp, chưa được đổi mới phù hợp với các quy định hiện hành. Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước. Tuy Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2003) về cơ bản đã thể hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, song phạm vi điều chỉnh còn chưa bao quát và thiếu nhiều quy định riêng đối với hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp.
Trong thẩm định dự án thành lập khu công nghiệp chưa thực sự chú trọng đến phương án đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi; việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và người dân còn chưa chặt chẽ, dẫn đến người dân bị thu hồi đất chưa được đền bù thoả đáng, gây khiếu kiện kéo dài; chính sách về việc làm, ổn định đời sống, xây dựng khu tái định cư cho người dân còn chậm thiếu thống nhất, gây khó khăn cho dân. Thủ tục cấp phép đầu tư còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự phát huy nguyên tắc “một cửa, một đầu mối” trong khu công nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý về khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Trình độ, năng lực cán bộ, công chức của Ban Quản Lý k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0183.doc