Xây dựng phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ TÀI THỰC TẬP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN HÀ NỘI,NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2010 HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Lê Quỳnh Giang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 23 Nguyễn Thị Hà (Nhóm trưởng) Phạm Thanh Hoài Hạ Huy Thành Phạm Văn Cảnh Đàm Quang Quý HÀ NỘI,NGÀY 07THÁNG 05NĂM 201

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….5 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………....7 2.Phương pháp thực hiện……………………………………………...7 3.Công cụ cài đặt……………………………………………………...7 CHƯƠNG 2:KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG/TÌM HIỂU BÀI TOÁN I.Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………....8 II.Quy trình hoạt động của hệ thống……………………………………….9 III.Nội dung luật thuế thu nhập cá nhân 1.Phạm vi áp dụng…………………………………………………….9 1.1.Đối tượng nộp thuế………………………………………………..9 1.2.Thu nhập chịu thuế………………………………………………..9 1.3.Giảm trừ gia cảnh………………………………………………..11 1.4.Căn cứ tính thuế………………………………………………… 12 1.5.Kê khai,nộp thuế…………………………………………………14 IV.Tính thuế thu nhập cá nhân 1.Phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần…………15 2.Phương pháp tính thuế theo biểu thuế toàn phần…………………..16 2.Đánh giá hệ thống hiện tại………………………………………… 16 CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG I.Phân tích hệ thống 1.Biểu đồ phân cấp chức năng……………………………………….17 2.Biểu đồ luồng dữ liệu 2.1.Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh……………………....17 2.2.Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh……………………………...18 2.3.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh………………………...19 3.Lược đồ dữ liệu 3.1.Lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ……………………….20 3.2.Lược đồ dữ liệu theo mô hình lien kết………………………..21 II.Thiết kế hệ thống 1.Thiết kế lược đồ chương trình……………………………………...21 2.Đặc tả các modul…………………………………………………...22 3.Các file dữ liệu……………………………………………………..22 4.Các giao diện nhập a.Đăng nhập………………………………………………………24 b.Nhập thong tin về nhân viên……………………………………25 c.Nhập thong tin của người nộp thuế…………………………......26 5.Các biểu mẫu xuất a.Chi tiết hóa đơn………………………………………………..27 b.Tìm kiếm………………………………………………………27 III.Thuật toán 1.Thuật toán tìm kiếm………………………………………………28 2.Các thư viện sử dụng trong chương trình…………………………28 CHƯƠNG 4:GIAO DIỆN PHẦN MỀM/LISTING CHUONG TRÌNH I.Giao diện phần mềm II.Listing chương trình 1.Đăng nhập………………………………………………………….29 2.Nhập thong tin cá nhân của nhân viên thu thuế……………………29 3.Nhập thong tin về người nộp……………………………………….29 4.Xuất ra hóa đơn thu thuế…………………………………………...29 5.Quay lại nhập thong tin của người nộp khác……………………….29 KẾT LUẬN………………………………………………………………...30 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….31 KẾ HOẠCH THỰC TẬP CƠ SỞ …………………………………………32 LỜI NÓI ĐẦU Thuế TNCN đã được áp dụng từ rất lâu ở các nước phát triển. Lần đầu tiên ở Vương quốc Anh, vào năm 1797, khi đó thuế TNCN (Income-tax) được đưa vào thực hiện dưới hình thức khoản thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến chống Napoleon (Pháp) và được hoàn chỉnh, chính thức áp dụng từ năm 1942. Sau đó, nhiều nước tư bản phát triển khác cũng chính thức áp dụng loại thuế này như: Nhật (1887), Mỹ (1913), Pháp (1914)… Sự ra đời của thuế TNCN bắt nguồn từ hai yêu cầu cơ bản đó là để thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế TNCN là một công cụ rất cần thiết để thực hiện việc kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để kiểm soát thu nhập dân cư, nhà nước phải sử dụng đồng thời cả hai cơ chế quản lý quỹ tiền lương, tiền công, chế độ báo cáo quyết toán kinh doanh…và cơ chế kê khai nộp thuế TNCN, tuy ban đầu có thể chưa chính xác, nhưng sẽ là căn cứ để thống kê thu nhập dân cư phục vụ chương trình mục tiêu nghiên cứu quốc gia, hoạch định chính sách phát triển phù hợp khi tính tuân thủ pháp luật, pháp chế xã hội được nâng lên. Vai trò công cụ thực hiện công bằng xã hội thể hiện ở chỗ trong mỗi quốc gia, thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khả năng và trình độ lao động, vị trí công tác, quyền sở hữu về tài sản của cá nhân đó. Tuy nhiên, các yếu tố nói trên của mỗi cá nhân thường không giống nhau nên đã tạo ra sự khác nhau về thu nhập của mỗi người. Chính sự khác nhau ấy là nguồn gốc tạo ra sự phân cực giàu nghèo, là sự bất bình đẳng trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, các nước đã dùng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau trong đó thuế TNCN được xem như một công cụ hữu hiệu để điều tiết bớt thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua các cơ chế và công cụ quản lý đó mà nhà nước sẽ có giải pháp tăng cường hoặc giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư làm cho tổng cầu xã hội giảm hoặc tăng, từ đó có tác dụng co hẹp hay kích thích kinh tế phát triển. Đó chính là vai trò quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN góp phần tác dụng đáng kể. Thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Dù không phải là mục tiêu chủ yếu, song thực hiện phát triển chính sách thuế trực thu nói chung, thuế TNCN nói riêng chính là là việc tạo lập và phát triển nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập quốc dân đầu người ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế TNCN sẽ ngày càng tăng và sẽ ngày một dồi dào.           Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ, thì đến năm 2000 thu được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách. Xây dựng và phát triển, hoàn thiện chính sách thuế TNCN là góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với kinh tế thế giới. Việc ban hành Luật thuế TNCN là bước thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng về lĩnh vực tài chính tiền tệ đồng thời là bước đi phù hợp lộ trình cải cách thuế theo mục tiêu chiến lược Chính phủ đã hoạch định. Nhận thức đúng vai trò vị trí hiện tại cũng như hướng phát triển hoàn chỉnh của chính sách thuế TNCN, quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu của Luật thuế TNCN mới ban hành để tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, vận động toàn dân hiểu biết, chấp hành là nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, công dân theo quy định của Luật Quản lý thuế, ban hành ngày 29/11/2006 NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.Lý do chọn đề tài: Thuế thu nhập cá nhân đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách của nhà nước.Nhưng hiện nay việc quản lý thuế và thu thuế thu nhập cá nhân còn gặp nhiều khó khăn.Nhiều người dân vẫn chưa nắm được các quy định và luật đối với hình thức thuế này.Hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý thu nhập cá nhân đáp ứng được các yêu cầu quản lý của Cục thuế cũng như các đối tượng nộp thuế.Đây là một đề tài còn khá mới mẽ đối với học sinh,sinh viên.Nhằm muốn tìm hiểu các quy định và các luật thuế đối với thuế thu nhập cá nhân của nhà nước nên nhóm đã chọn đề tài này. 2.Phương pháp thực hiện: Tìm hiểu về quy định thuế thu nhập cá nhân,các luật thuế thu nhập cá nhân,các loại đối tượng phải nộp thuế,các chính sách miễn giảm,… Khảo sát,phân tích,đánh giá phần mềm hiện tại và thiết kế hệ thống mới Thiết kế lược đồ dữ liệu,cơ sở dữ liệu Thiết kế các modul,giao diện phần mềm Viết code phần mềm,tạo iên kết tới cơ sở dữ liệu 3.Công cụ sử dụng: Với yêu cầu thiết kế cơ sở dữ liệu,nhóm đã chọn Microsoft SQL server 2000 để tạo cơ sở dữ liệu Với mục đích nhằm tạo ra các form đơn giản và nhanh chóng nhóm đã chọn ngôn ngữ lập trình Microsort Visual C# 2005 và các ứng dụng của Winform cho phép những người lập trình sử dụng không gian tên System.Windows Forms và visual .NET 2005 IDE để tạo ra những ứng dụng chạy trên máy có cài đặt .NET Framework 2.0. Chương II: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG/TÌM HIỂU BÀI TOÁN I.Cơ cấu tổ chức Hệ thống thu thuế Nhà nước được tổ chức như sau: - Ở Trung ương, có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Bộ máy giúp việc cơ quan Tổng cục gồm một số phòng chức năng và phòng nghiệp vụ. Tổng cục thuế do một Tổng cục trưởng phụ trách và có một số Phó tổng cục trưởng giúp việc. - Ở các tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp. Cục thuế do một Cục trưởng phụ trách và có một số Phó cục trưởng giúp việc. Lương của cán bộ lãnh đạo các Cục thuế được áp dụng như đối với các Sở ở địa phương. - Ở các quận, huyện, và cấp tương đương (sau đây gọi chung là huyện) có Chi cục thuế thuộc Cục thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Chi cục thuế do một Chi cục trưởng phụ trách và có một số Phó chi cục trưởng giúp việc. Lương của cán bộ lãnh đạo Chi cục được áp dụng như đối với các phòng, ban của huyện. Tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính Nhà nước, có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế. II.Quy trình hoạt động của hệ thống: Tổng cục thuế Cục thuế Chi cục thuế III.Nội dung luật thuế thu nhập cá nhân 1.Phạm vi áp dụng: 1.1.Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân) bao gồm: Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam) Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm: - Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam; - Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 1.2.Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên gồm: Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền) Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động thể dục thể thao; dịch vụ đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ chỉ tính trên tiền nhà. Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập. Các khoản thu nhập trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế (công thức qui đổi theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này). Thu nhập không thường xuyên bao gồm: Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp biếu, tặng) bao gồm: - Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao. - Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị. - Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm: + Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao; + Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao; + Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. Trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán. 1.3.Giảm trừ gia cảnh -Bản thân :4 triệu đồng -Người phụ thuộc Con đẻ,con nuôi,con ngoài giá thú dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng) Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột,chú ruột,bác ruột của đối tượng nộp thuế. Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột,chị ruột,em ruột) - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. 1.4.Căn cứ tính thuế Là thu nhập chịu thuế và thuế suất 1.4.1. Đối với thu nhập thường xuyên: Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như sau: Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: Đơn vị: 1000đ Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 5.000 0 2 Trên 5.000 đến 15.000 10 3 Trên 15.000 đến 25.000 20 4 Trên 25.000 đến 40.000 30 5 Trên 40.000 40 Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: Đơn vị: 1000đ Bậc Thu nhập bình quân Tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 8.000 0 2 Trên 8.000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 5 Trên 80.000 40 Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được tính theo phương pháp luỹ tiến từng phần (Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này). Đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt nam: áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế. Đối với công dân Việt Nam nếu trong năm tính thuế vừa có thu nhập ở trong nước, vừa có thu nhập ở nước ngoài thì thuế suất áp dụng đối với thời gian ở trong nước theo Biểu thuế đối với người Việt Nam (điểm 2.1.1 Mục này), thời gian ở nước ngoài theo Biểu thuế đối với người nước ngoài (điểm 2.1.2 Mục này). 1.4.2. Đối với thu nhập không thường xuyên: Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên được áp dụng đối với tổng thu nhập chịu thuế: Thuế suất 5% đối với thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ; Thuế suất 10% đối với thu nhập chịu thuế về trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại. 1.5.Kê khai,thu nộp thuế 1.5.1.Tổ chức quản lý thu: Đối với trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân để nộp vào ngân sách Nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân 1.5.2.Đăng ký,cấp và sử dụng mã số thuế - Đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập Lưu ý:Trường hợp cá nhân cùng một lúc nộp thuế thu nhập cá nhân qua nhiều tổ chức chi trả thu nhập thì thực hiện đăng ký tại một đơn vị chi trả thuận lợi nhất để được cấp mã số thuế, sau đó có trách nhiệm thông báo mã số thuế được cấp với các cơ quan chi trả khác. -Đăng ký tại cơ quan thuế: Cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp mã số thuế cho cơ quan thuế. - Mã số thuế cấp cho cá nhân là mã số duy nhất. Mã số thuế được sử dụng trong việc kê khai nộp thuế và quyết toán thuế. 1.5.3.Kê khai,nộp thuế Đối tượng kê khai thuế: - Cơ quan chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập đến mức phải khấu trừ thuế. - Cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế, kể cả trường hợp uỷ quyền cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế theo quy định của pháp luật. Nơi k‎ê khai thuế: Cơ quan chi trả thu nhập có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan thuế cấp nào quản lý thì kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế đó. Cơ quan chi trả thu nhập không có hoạt động sản xuất kinh doanh thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở cơ quan. Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cá nhân liên hệ với Cục thuế địa phương để có hướng dẫn về đăng ký, kê khai thuế và cùng lập Bản ghi nhớ giữa hai bên theo mẫu số 01/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân có trách nhiệm nộp tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02a/TNTX (hoặc mẫu số 02b/TNTX) ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan thuế để xác định số thuế tạm nộp hàng tháng. Thời hạn nộp tờ khai đăng ký chậm nhất là ngày 25 của tháng phát sinh thu nhập. 1.5.4.Biên lai thuế thu nhập và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập: Biên lai thuế thu nhập và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập được quản lý theo các quy định về in, phát hành, quản lý sử dụng ấn chỉ thuế. IV.Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 1.Phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần (đối với thu nhập thường xuyên) -Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hoá theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh,tiền lương,tiền công Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp Cách 1 Cách 2 1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT 2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ 3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ 4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ 5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ 6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ 7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ *Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế 2.Phương pháp tính thuế theo biểu thuế toàn phần Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này 20 0,1 e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này f)Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này 25 2 3.Đánh giá hệ thống hiện tại Hiện tại chưa có hệ thống quản lý thuế hoàn chỉnh,đáp ứng được tất cả các yêu cầu của cơ quan thu thuế cũng như đối tượng nộp thuế. Phần mềm quản lý thuế hiện nay đang trong giai đoạn kiểm thử Chương III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG/ THUẬT TOÁN I. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 1.Biểu đồ phân cấp chức năng: Quản lý thu thuế TNCN Cấp mã thuế TNCN Thu thuế Nhận hồ sơ Duyệt hồ sơ Trả lời Thanh toán Trả biên lai 2.Biểu đồ luồng dữ liệu: 2.1.Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh: Đăng ký mã số thuế Cấp mã số thuế cá nhân Nộp thuế HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGƯỜI NỘP Trả hóa đơn thanh toán 2.2.Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh: Quản lý NGƯỜI NỘP Cấp mã thuế TNCN Thu thuế cá nhân Cấp MSTCN Đăng kýMST Nộp thuế 2.3.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh: 2.3.1.Chức năng cấp mã thuế TNCN Người nộp Nhận hồ sơ Trả lời Duyệt hồ sơ Quản lý Gửi hồ sơ đăng ký Kiểm tra Đủ đk cấp mã thuế TNCN Đã kiểm tra Từ chối 2.3.2.Chức năng thu thuế Người nộp Quản lý Đóng thuế TNCN Trả hóa đơn thanh toán 3.Lược đồ dữ liệu: 3.1.Lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ Ta có các kiểu thực thể: Ta có diagram như sau: 3.2.Lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể liên kết: CT_HD MaTTNCN Manv MaHD Llap Bsung Cthuc TDGT TDKT HOA_DON MaHD MaTTNCN Nlap CQQL TTien NHAN_VIEN Manv Hoten QQ SDT Email NGUOI_NOP MaTTNCN Hoten Nsinh Gtinh SoCMT SoHC Dthoai Dchi Email QG II.THIẾT KẾ HỆ THỐNG 1.Thiết kế lược đồ chương trình :các modul của chương trình Login Đăng nhập Đăng xuất Nhân viên Người nộp Thoát Menu hệ thống Cập nhật Tính thuế Trợ giúp Tính theo biểu thuế lũy tiến Tính theo toàn phần *Đặc tả các modul: -Modul Login:dữ liệu đầu vào là username và password của nhân viên thu thuế.Modul Login sẽ kiểm tra xem username và password có hợp lệ hay không?Sau đó sẽ cho đăng nhập hoặc thoát ra -Modul Cập nhật:Dữ liệu đầu vào là thong tin của nhân viên và thong tin người nộp thuế,sau đó modul này sẽ kiểm tra các thông tin này có đầy đủ và hợp lệ hay không?Ngoai ra nó còn có chức năng them,sửa,xóa thông tin. -Modul Tính thuế:Có chức năng nhận thong tin từ cập nhật sau đó xử lý theo công thức đã có sẵn và trả về kết quả -Modul Trợ giúp:Có chức năng hỗ trợ tìm kiếm thông tin về người nộp,nhân viên thu thuế. 2.Các file dữ liệu a.Bảng nhân viên Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Ghi chú MaNV Char 10 Mã nhân viên thu thuế HTen Nvarchar 30 Họ và tên NS Date/Time 8 Năm sinh QQ Nvarchar 50 Quê quán SDT Real 11 Số điện thoại Email Char 25 Email b.Bảng người nộp Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Ghi chú MaTTNCN Char 10 Mã thuế thu nhập cá nhân HT Nvarchar 30 Họ và tên NS Date/Time 8 Năm sinh GT Int 4 Giới tính SoCMT Char 12 Số chứng minh thư SoHC Char 15 Số hộ chiếu DC Nvarchar 45 Địa chỉ SDT Real 11 Số điện thoại Email Char 25 Email QT Char 20 Quốc tịch c.Bảng hóa đơn Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Ghi chú MaHD Char 10 Mã hóa đơn MaTTNCN Char 10 Mã thuế thu nhập cá nhân CQQL Char 30 Cơ quan quản lý NL Date/Time 8 Ngày lập STN Current 10 Số tiền nộp d.Bảng chi tiết hóa đơn Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Ghi chú MaTTNCN Char 10 Mã thuế thu nhập cá nhân MaNV Char 10 Mã nhân viên LL int 4 Lần lập BS Int 4 Bổ sung CT Int 4 Chính thức TDGT Date/Time 8 Thời điểm giảm trừ TDKT Date/Time 8 Thời điểm kết thúc Tệp Number 50 Tệp lưu trữ 3.Các giao diện nhập a.Giao diện đăng nhập b.Giao diện nhập thông tin về nhân viên c.Giao diện nhập thông tin của người nộp thuế 4.Các biểu mẫu xuất a.Giao diện chi tiết hóa đơn b.Giao diện tìm kiếm thông tin III.THUẬT TOÁN 1.Thuật toán tìm kiếm Có nhiều thuật toán tìm kiếm có thể áp dụng được như: tìm kiếm nhị phân, cây đỏ-đen, cây AVL...Trong đó, Cây đỏ-đen là một cây nhị phân, là một cấu trúc dữ liệu trong khoa học máy tính để tổ chức các thành phần dữ liệu có thể so sánh, chẳng hạn các số. Trong cây nhị phân các thành phần dữ liệu được đưa vào các nút. Trong các nút có một nút khởi đầu không là cây con của nút nào được gọi là nút gốc. Các nút khác đều là con của một nút nào đó và có không quá hai con. Từ nút gốc có một đường đi duy nhất đến mỗi nút khác trên cây.Các nút không có con được gọi là lá (leaf node). Trong cây đỏ đen, các lá được gán giả là null; nghĩa là chúng không chứa bất kỳ dữ liệu nào. Các cây tìm kiếm nhị phân, bao gồm cả cây đỏ-đen, thỏa mãn tính chất: mỗi nút được gán một giá trị sao cho giá trị trên mỗi nút nhỏ hơn hoặc bằng tất cả các giá trị trên các nút thuộc cây con phải và lớn hơn các giá trị nằm trên cây con trái. Điều đó làm cho quá trình tìm kiếm nhanh hơn. Các cây đỏ đen thường đảm bảo một thời gian tốt nhất trong trường hợp xấu nhất cho các phép toán chèn (insertion), xóa (deletion),và tìm kiếm (search). Đây là điều rất tốt khi áp dụng cho từ điển có chức năng thêm, sửa, xóa. Tuy nhiên, với yêu cầu của phần mềm và cơ sở dữ liệu không nhiều nên nhóm đã chọn phương pháp tìm kiếm nhị phân không đệ quy. Có thể nhận thấy là, các phần tử của dãy đã có một thứ tự, do vậy thuật toán tìm kiếm nhị phân trên dãy đã có thứ tự sẽ rút ngắn thời gian tìm kiếm một cách đáng kể. 2.Các thư viện được sử dụng trong chương trình Using System Using System.Collections.Generic Using System.Windows.Forms Using System.Component.Model Using System.Data Using System.Drawing Using System.Text Chương 4: GIAO DIỆN PHẦN MỀM/LISTING CHƯƠNG TRÌNH I.Giao diện phần mềm II.Listing chương trình 1.Đăng nhập Đầu tiên nhân viên thu thuế đăng nhập vào phần mềm điền username và password→Đăng nhập 2.Nhập thong tin cá nhân Sau khi đăng nhập,nhân viên thu thuế khai báo đầy đủ thong tin cá nhân vào bảng→Next 3.Nhập thong tin của người nộp Dựa vào bảng kê khai của người nộp thuế,nhân viên thu thuế sẽ điền đầy đủ thong tin vào các mục của bảng người nộp 4.Xuất ra hóa đơn thu thuế Sau khi nhập xong các thong tin cần thiết,phần mềm sẽ tự động xuất ra biên lai thu thuế 5.Quay lại nhập thông tin của người nộp tiếp theo KẾT LUẬN 1.Kết quả đạt được: Phần mềm có thể thực hiện được các chức năng thêm,sửa,xóa thông tin của nhân viên và của người nộp giúp cho công việc quản lý thuế dễ dàng hơn Có thể tìm kiếm thông tin đầy đủ về người nộp thuế,nhân viên thu thuế,hóa đơn thu thuế giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn Phần mềm thực hiện được chức năng tính ra số thuế thu nhập cá nhân phải nộp sau khi nhận đầu vào là số thu nhập của người nộp thuế Thực hiện được các chức năng đăng nhập vào phần mềm,thoát khỏi phần mềm nêu như người dùng không muốn đăng nhập tiếp Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn , trình độ còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức nhóm,Mặt khác chưa có phần mềm nào trong thực tế để tham khảo nên phần mềm còn nhiều hạn chế và nhiều thiếu sót 2.Kết luận và hướng phát triển: Đây là một phần mềm mang tính thực tiễn rất lớn và phức tạp,do đó nó cũng rất khó khăn trong việc xây dựng phần mềm. Chương trình này có thể phát triển thành các phần mềm quản lý thuế khác,với nhiều chức năng linh hoạt hơn giúp việc quản lý và tính thuế được dễ dàng hơn,đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Anh Đức – Phân tích & Thiết kế hướng đối tượng sử dụng UML, Dương Quang Thiện – Lập trình C# 2005, Nguyễn Văn Ba – Giáo trình Phân tích, Thiết kế hệ thống thông tin, Phạm Quang Trình – Slide bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống Phạm Quang Trình –Bài giảng công nghệ phần mềm. Vũ Lê Quỳnh Giang – Bài giảng C#. KẾ HOẠCH THỰC TẬP CƠ SỞ Nhóm thực hiện: Nhóm 23 Nguyễn Thị Hà Lớp: K1B Phạm Thanh Hoài Lớp: K1B Hạ Huy Thành Lớp: K1B Phạm Văn Cảnh Lớp: K1B Đàm Quang Quý Lớp: K1B Tên đề tài: Xây Dựng Phần Mềm Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Vũ Lê Quỳnh Giang Tuần Thứ Nội dung công việc Kết quả/Sản phẩm I 2 Họp nhóm để đưa ra các vấn đề cần tìm hiểu Đã đưa ra được các vấn đề cần tìm hiểu 3 Tìm hiểu vai trò của thuế thu nhập cá nhân Đã tìm hiểu được vai trò của thuế thu nhập cá nhân 4 Tìm hiểu các quy định và luật đối với thuế thu nhập cá nhân Đã tim hiểu được 5 Tìm hiểu việc đăng ký và cấp phát mã số thuế cá nhân Đã tìm hiểu được 6 Tìm hiểu việc quản lý kê khai,nộp thuế của các đối tượng nộp thuế Đã tìm hiểu được 7 Tìm hiểu các phần mềm hiện tại trên mạng Phần mềm hiện tại đang trong giai đoạn kiểm thử CN Tham khảo ý kiến của nhân viên kế toán về việc tính thuế thu nhập cá nhân Nhiều công ty vẫn chưa phải áp dụng tính thuế TNCN cho nhân viên II 2 Họp nhóm để tổng hợp ý kiến các thành viên và phân tích những công việc cần làm,lựa chọn công cụ cài đặt Đã thống nhất ý kiến của nhóm 3 Tiến hành phân tích hệ thống Đã phân tích được hệ thống 4 Thiết kế lược đồ dữ liệu Đã thiết kế được lược đồ dữ liệu 5 Tiến hành thiết kế hệ th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25627.doc
Tài liệu liên quan