Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhà đất của Công ty thương mại dịch vụ Thế Sơn

Mục lục Trang Lời nói đầu é & ẹ Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích và có những tính năng to lớn trong việc trợ giúp con người thực hiện các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một đất nước là phát triển hay không là dựa vào tiêu chuẩn về công nghệ. Do vậy, trong lĩnh vực này luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đã mang lại cho ngành những phát minh sáng chế và những cải

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhà đất của Công ty thương mại dịch vụ Thế Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến vượt bậc. Mỗi một phút giây trôi qua, ta lại có thể có được những công nghệ mới hơn hẳn về công dụng, tính năng và quy mô. Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực trong xã hội, góp phần to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Trong công tác quản lý, việc áp dụng quản lý bằng máy tính thay cho các công cụ thủ công ở các công ty, tổ chức, cơ quan trước đây đã mang lại những lợi ích đáng kể. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì một năm sử dụng công nghệ mới bằng mười năm sử dụng công nghệ cũ. Nắm bắt được tầm quan trọng của ngành này, Tổng cục Thống kê đã sớm đưa công nghệ thông tin vào hoạt động với quy mô lớn. Ta có thể nhận thấy rõ điều này tại Trung tâm tính toán Tổng cục Thống kê. Trung tâm với đội ngũ cán bộ nhân viên mạnh về chuyên ngành tin học, công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại đã và đang giúp Tổng cục trong việc điều hành 61 đơn vị Thống kê của các Tỉnh, Thành phố trong cả nước. Trung tâm phải xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ với những yêu cầu cao về nội dung, tính thống nhất, chính xác, liên tục và đặc biệt là tính pháp lý. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện các dịch vụ Tin học. Trong thời gian thực tập tại đây em đã tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động của Trung tâm và đã lựa chọn cho mình một chuyên đề. Sau đó, em đã phát triển thành luận văn tốt nghiệp. Đó là đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhà đất của công ty Thương mại dịch vụ Thế Sơn”. Đây là một trong những phần mềm gia công của Trung tâm. Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Tổng cục thống kê và Trung tâm tính toán Tổng cục thống kê Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Hệ thống thông tinvà ngôn ngữ lập trình Chương 3: Phân tích và thiết kế chương trình Quản lý thông tin nhà đất Khoa Tin học Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân có mục tiêu đào tạo một đội ngũ trí thức có kiến thức cơ bản về Quản lý kinh tế và Quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về tin học, công nghệ phần mềm và có năng lực ứng dụng thành quả mới nhất của công nghệ thông tin trong Kinh tế. Đợt thực tập 15 tuần với mục đích giúp cho sinh viên đi sâu vào thực tế, kết hợp các kiến thức đã được học trong nhà trường vào việc giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Theo yêu cầu của trường và của khoa em đã hoàn thành giai đoạn thực tập của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Tin học Kinh tế đã tạo điều kiện cho em nắm vững hơn các kiến thức chuyên môn đã được trang bị trong trường, tiếp thu kiến thức mới. Em xin cám ơn cô giáo TS. Trần Thu Hà cùng cán bộ Nguyễn Hữu Hoàn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập này! chương 1 Tổng quan về Tổng cục thống kê và trung tâm Tính toán tổng cục thống kê Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Tổng cục thống kê Ngày 20/2/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 695/TTg thành lập Cục Thống kê Trung Ương trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 29/9/1961, Chính phủ ra Nghị định số 131/CP quyết định thành lập Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ và định danh này tồn tại cho đến nay. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Tổng cục Thống kê hiện nay 1) Chức năng Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thống kê trong phạm vi cả nước và cung cấp thông tin bằng số về tình hình kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của Chính phủ. 2) Nhiệm vụ, quyền hạn - Xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản nói trên sau khi đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành. - Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thống kê và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt. - Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê để thực hiện thống nhất trong cả nước. - Tổ chức thu thập, xử lý phân tích và công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội và cung cấp các số liệu đó theo quy định của Chính phủ. - Phối hợp và giúp đỡ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xác định nội dung và phương pháp thu thập số liệu thống kê chuyên ngành. - Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thống kê, xúc tiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực thống kê theo quy định của Chính phủ. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê. - Thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế và xã hội trong việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê. - Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của toàn ngành thống kê (từ trung ương đến cơ sở) theo quy định của Chính phủ. 3) Tổ chức bộ máy - Tổng cục Thống kê do Tổng cục trưởng phụ trách, giúp việc Tổng cục trưởng có các Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, các Phó tổng cục trưởng do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của ngành thống kê. Các Phó tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng về các lĩnh vực được phân công. - Tổng cục Thống kê được tổ chức và quản lý theo ngành dọc từ Trung Ương đến địa phương, cơ cấu tổ chức gồm có: Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: + Vụ Tổng hợp và Thông tin + Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia + Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản + Vụ Công nghiệp + Vụ Xây dựng, Giao thông và Bưu điện + Vụ Thương mại và Giá cả + Vụ Dân số và Lao động + Vụ Xã hội và Môi trường + Vụ Phương pháp, Chế độ thống kê + Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo + Thanh tra + Văn phòng + Vụ Kế hoạch và Tài chính - 61 Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục quản lý cả biên chế làm thống kê ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục - Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê - Trung tâm Tính toán Thống kê - Trường Cán bộ Thống kê Trung Ương I - Trường Trung học Thống kê II - Tạp chí Con số và Sự kiện Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục - Nhà Xuất bản Thống kê - Công ty Sản xuất và Dịch vụ Tổng hợp Trên đây là nhiệm vụ, chức năng, tổ chức bộ máy của Tổng cục thống kê. Hiện tại, em đang thực tập tại trung tâm tính toán Tổng cục thống kê. Trung tâm này được coi là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục có cơ cấu tổ chức riêng và hạch toán độc lập. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm tính toán tổng cục thống kê Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban sau: Phòng Giám đốc Phòng Phó Giám đốc Phòng Hành chính Phòng Kế toán Phòng Cơ sở dữ liệu Phòng Lập trình và đào tạo Phòng Mạng Phòng Nhập liệu Phòng Thu thập và xử lý số liệu A. Chức năng và nhiệm vụ Chức năng và nhiệm vụ tổng quát Trung tâm tính toán thống kê Trung Ương là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng cục, giúp Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, quản lý thống nhất tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, xử lý các số liệu thống kê theo kế hoạch của Tổng cục và thực hiện các dịch vụ tin học. Các nhiệm vụ cụ thể - Giúp Tổng cục thống nhất chỉ đạo phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, khai thác và quản lý kỹ thuật hệ thống máy tính của các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các Cục Thống kê. - Xử lý số liệu thống kê theo kế hoạch của Tổng cục. - Quản lý, điều hành về kỹ thuật và bảo trì mạng máy tính của cơ quan Tổng cục. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu thống kê, cung cấp số liệu từ các cơ sở dữ liệu và các sản phẩm điện tử theo yêu cầu của Tổng cục. - Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các Cục Thống kê ứng dụng các phần mềm chuẩn, trang bị, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị máy tính thuộc ngành Thống kê - Thực hiện các dịch vụ tin học. B. Các hoạt động chính đã tiến hành trong những năm vừa qua. 1- Xử lý thông tin + Xử lý thông tin trên hệ thống máy vi tính cho trong và ngoài ngành thống kê. + Xử lý báo cáo chính thức quý và năm cho các vụ nghiệp vụ thống kê. + Xử lý số liệu Tổng điều tra dân số 1-4 -1989. + Xử lý số liệu Tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản năm 1990. + Xử lý số liệu Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp năm 1994. + Xử lý số liệu Tổng điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp năm 1995. + Xử lý số liệu Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu các năm 1994 – 1997. + Xử lý số liệu Điều tra tài khoản quốc gia năm 1997. + Xử lý số liệu Điều tra lao động việc làm các năm 1996 –1998. + Quản lý và tính chi trả hàng tháng cho 60 vạn đối tượng hưởng các chính sách xã hội. + Chuẩn bị xử lý số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 1- 4 -1999. + Nhận xử lý thông tin các cuộc điều tra theo yêu cầu của khách hàng. 2 - Tham mưu với Lãnh đạo Tổng cục thống nhất chỉ đạo, phát triển công nghệ thông tin thuộc ngành thống kê. + Xây dựng và phát triển các hoạt động tin học hoá quản lý Nhà nước. + Xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu về thống kê kinh tế - xã hội. + Thiết kế , xây dựng và thực hiện dự án “Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê kinh tế - xã hội’’. + Quản trị hệ thống hệ cơ sở dữ liệu thuộc mạng máy tính ngành Thống kê. + Thiết kế, cài đặt và quản trị hệ thống thư tín điện tử và truyền thông trong mạng máy tính thuộc ngành Thống kê. + Tư vấn và xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cho bên ngoài. + Xây dựng các phần mềm chuyên dụng áp dụng trong và ngoài ngành Thống kê. 3- Xây dựng, phát triển các phần mềm + Các phần mềm về tin học hoá quản lý Nhà nước. + Các phần mềm về xử lý thông tin. + Các phần mềm về cơ sở dữ liệu. 4 - Quản lý, điều hành và phát triển các mạng máy tính + Quản trị mạng vật lý và logic mạng tại Tổng cục. + Thiết kế, lắp đặt và bảo trì mạng máy tính cho bên ngoài. 5 - Sửa chữa, bảo trì máy tính và các thiết bị văn phòng. + Sửa chữa, bảo trì các loại máy tính. + Sửa chữa, bảo trì các loại máy văn phòng. 6 - Đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin + Thường xuyên mở các khoá đào tạo về công nghệ thông tin cho ngành thống kê. + Nhận đào tạo mở các khoá đào tạo cho bên ngoài. 7 - Cung cấp và phổ biến thông tin + Cung cấp và phổ biến thông tin thống kê qua mạng máy tính. + Cung cấp và phổ biến thông tin qua các sản phẩm điện tử. 8 - Thực hiện các biện pháp an toàn mạng và an toàn thông tin Lý do lựa chọn đề tài Trung tâm tính toán với ứng dụng tin học mạnh mẽ ngoài nhiệm vụ giúp Tổng cục thống kê trong việc chỉ đạo, quản lý thống nhất tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, xử lý các số liệu thống kê theo kế hoạch còn thực hiện các dịch vụ tin học như tư vấn, thiết kế mạng nội bộ cho một số cơ quan, lập các dự án tin học, nhận đào tạo, mở các khoá đào tạo cho bên ngoài, đặc biệt là xây dựng các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Hiện tại, Trung tâm đang thực hiện một hợp đồng về xây dựng phần mềm quản lý nhà đất với công ty cổ phần dịch vụ thương mại Thế Sơn trụ sở 124 Láng Hạ. Do tính thực tế và khả thi cao của phần mềm cho nên em đã tham gia cùng xây dựng chương trình và lựa chọn phần mềm này làm đề tài thực tập. Đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý Thông tin nhà đất của Công ty Thương mại dịch vụ Thế Sơn”. Vấn đề quản lý nhà đất của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Thế Sơn còn nhiều bất cập. Trước đây, khi chưa có một phần mềm chuyên biệt ứng dụng trong việc quản lý này thì công việc đối với các nhân viên trong công ty rất khó khăn. Họ không có được thông tin kịp thời và không thể tư vấn ngay cho khách hàng bởi vì việc lưu chuyển thông tin từ bàn đăng ký tới bộ phận lưu trữ dữ liệu sau đó đến bộ phân tư vấn còn rất thủ công. Điều này còn dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thống kê và xử lý thông tin. Công đoạn lên báo cáo mất rất nhiều thời gian. Khi khách hàng đến đăng ký mua, bán, thuê hoặc cho thuê nhà đất, bất động sản đều không có được câu trả lời ngay. Họ phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi và đi lại để có được thông tin cần thiết. Đôi khi chuyện nhầm lẫn trong việc đưa thông tin đối với khách hàng vẫn xảy ra. Việc bảo mật thông tin cũng rất quan trọng nhưng lại tuỳ thuộc vào tính trung thực của nhân viên. Như vậy, phần mềm này phải giải quết những vấn đề còn tồn tại và đưa ra được nhiều chức năng mới hỗ trợ việc quản lý một cách tối ưu. Chương 2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin và ngôn ngữ lập trình Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp bao gồm con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu... thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp các ràng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage). Luồng thông tin vào bao gồm thông tin cần cho tra cứu, thông tin luân chuyển chi tiết, thông tin luân chuyển tổng hợp. Luồng thông tin ra được chia thành thông tin đầu ra được tổng hợp từ các thông tin đầu vào, phụ thuộc vào nhu cầu quản lý trong từng trường hợp cụ thể, từng đơn vị cụ thể và các báo cáo. Luồng thông tin này phải thể hiện tính mở, tính giao diện của hệ thống thông tin đầu ra. Ta thấy, tuỳ theo mục đích sử dụng mà người mô tả đưa ra những mô hình hệ thống thông tin thích hợp. Có ba đối tượng mà chúng ta cần phải quan tâm, đó là người sử dụng, nhân viên kỹ thuật và nhà quản lý. Do vậy, ta có ba mô hình của hệ thống thông tin như sau: Mô hình lôgic: mô tả hệ thống làm gì, dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. Mô hình vật lý ngoài: trả lời câu hỏi cái gì? Ai? ở đâu? và Khi nào? Nó đề cập tới khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như các vật mang dữ liệu, vật mang kết quả, hình thức đầu vào, đầu ra và phương tiện thao tác với hệ thống... Mô hình vật lý trong: đây là góc nhìn của nhân viên kỹ thuật. Nó đề cập tới các trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của các chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình giải đáp câu hỏi: Như thế nào? tổng quan về Phân tích, thiết kế và cài đặt một hệ thống thông tin Việc phát triển một hệ thống thông tin mạnh nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một hệ thống thông tin bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế một hệ thống mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó. Phân tích bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chẩn đoán về tình hình thực tế. Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình lôgic và mô hình vật lý ngoài của hệ thống đó. Việc thực hiện hệ thống thông tin liên quan tới xây dựng mô hình vật lý trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ tin học. Cài đặt một hệ thống là tích hợp nó vào hoạt động của tổ chức. Phương pháp phát triển kế hệ thống thông tin quản lý là phương pháp luận để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin bao gồm các lý thuyết, mô hình, phương pháp và các công cụ, với nguyên tắc đi từ cái chung sang cái riêng, chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình lôgic khi phân tích và từ mô hình lôgic sang mô hình vật lý khi thiết kế. 1. Các bước xây dựng một hệ thống thông tin Để xây dựng một hệ thống có cấu trúc phải trải qua các giai đoạn sau: Đánh giá yêu cầu Phân tích chi tiết Thiết kế logic Xây dựng một số phương án Thiết kế vật lý ngoài Triển khai kỹ thuật hệ thống Cài đặt và khai thác Các công đoạn của phát triển hệ thống chi phối lẫn nhau. Kết quả của công đoạn này sẽ là đầu vào của các công đoạn sau và bất kỳ một công đoạn nào có lỗi sẽ dẫn tới toàn hệ thống phải được xem xét lại từ đầu. Ta có mô hình thác nước về các giai đoạn phát triển hệ thống như sau: Đánh gía yêu cầu Phân tích Thiết kế lôgic Xây dựng phương án và giải pháp Thiết kế vật lý ngoài Thực hiện kỹ thuật Cài đặt và khai thác Bảo trì Hình 2: Mô hình Các công đoạn phát triển hệ thống thông tin 2. Phân tích hệ thống thông tin quản lý Mục đích của phân tích hệ thống thông tin là đưa ra được chẩn đoán về hệ thống đang tồn tại nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như các nguyên nhân chính của chúng, xác định các mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề xuất ra được các yếu tố, giải pháp cho phép đạt được mục tiêu trên. Các công cụ và kỹ thuật dùng trong phân tích hệ thống thông tin quản lý: Sơ đồ chức năng BFD (Business Function Diagram) Xác định một cách chính xác các chức năng của hệ thống thông tin quản lý trong miền nghiên cứu. Trong phần này phải xác định rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm đến phương pháp thực hiện các chức năng ấy Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram) Sơ đồ này dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) Là công cụ được dùng để trợ giúp cho bốn hoạt động chính: xác định yêu cầu của người sử dụng, vạch kế hoạch minh hoạ các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới, biểu đạt DFD, viết tài liệu. Sơ đồ DFD có nhiều mức, thấp nhất là mức 0 hay còn gọi là sơ đồ ngữ cảnh. ở mức này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. 3. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý Việc thiết kế hệ thống thông tin được tiến hành qua các bước sau: Nghiên cứu thực tế và xác định các yêu cầu thông tin. Xây dựng các mô hình quan niệm dữ liệu, mô hình xử lý quan niệm dữ liệu, mô hình tổ chức xử lý. Hợp thức hoá. Xây dựng mô hình lôgic dữ liệu. Xây dựng mô hình vật lý dữ liệu và mô hình tác nghiệp vật lý. Kết quả của giai đoạn này là các sơ đồ DFD hoàn chỉnh, các sơ đồ cơ sở dữ liệu DSD (Data Structure Diagram), các bảng sự kiện cập nhật và các bảng kỹ thuật. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý là những giai đoạn quan trọng nhất trong việc thực hiện một đề tài thực tập. Việc nắm rõ các lý thuyết cơ bản sẽ là công cụ tốt nhất để thực hành và hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, ta cũng phải nắm được các ngôn ngữ trợ giúp để viết chương trình hoàn chỉnh. Sau đây là tổng quan về ngôn ngữ mà em lựa chọn cho chương trình của mình. Visual basic và SQL server Máy tính cá nhân được giới thiệu và nhanh chóng phổ biến vì nó cho phép người dùng tận dụng sức mạnh máy tính cá nhân của họ. Khi mạng máy tính được cải tiến, sự chia sẻ tài nguyên như máy in và dữ liệu trở nên phổ biến. Máy chủ phục vụ tập tin (file server) được dùng chia sẻ tài nguyên trên mạng tăng nhanh về số lượng. Người sử dụng có thể dùng những máy client của họ để kết nối với những máy tính khác và chia sẻ tài nguyên. Sự cải tiến trong lãnh vực mạng và sự gia tăng của máy cá nhân đưa đến sự ra đời của mô hình máy tính khách/ chủ (client/server) Trong mô hình client/server, cả client và server tham gia vào quá trình xử lý. Client/server được xem là tiêu biểu của mô hình ứng dụng 2 lớp với nhiều client và một server được kết nối qua môi trường mạng. Phần ứng dụng thực thi tại máy client được kết nối với động cơ cơ sở dữ liệu chạy trên máy server ở xa. ứng dụng từ phía client phát sinh những yêu cầu đến server và server gửi trả dữ liệu cho client. Do vậy, dựa trên yêu cầu đề tài là chương trình được thiết kế để chạy trên môi trường mạng em chọn phần mềm Visual Basic và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để xây dựng chương trình. Visual basic Visual basic đã được phát triển qua nhiều phiên bản nhằm theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ phần mềm. Hiện nay, đã có phiên bản Visual basic 6.0 là một phần của bộ công cụ phát triển ứng dụng Visual Studio. Visual Basic đã và đang là công cụ hàng đầu của Microsoft dùng phát triển các ứng dụng Client. Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hoàn thiện và hoạt động theo điều khiển bởi sự kiện (Event-Driven programming language) nhưng lại rất giống ngôn ngữ có cấu trúc. Visual Basic đã đưa ra phương pháp lập trình mới, nâng cao tốc độ lập trình. Cũng như các ngôn ngữ khác, mỗi phiên bản mới của Visual Basic đều chứa đựng những tính năng mới chẳng hạn như Visual Basic 2.0 bổ sung cách đơn giản để điều khiển các cơ sở dữ liệu mạnh nhất có sẵn, Visual Basic 4.0 bổ sung thêm phần hỗ trợ phát triển 32-bit và bắt đầu chuyển sang thành ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đủ, đến hiện nay mới nhất là Visual Basic 6.0 hỗ trợ nhiều tính năng mạng chẳng hạn OLE DB để lập trình dữ liệu. Các lập trình viên có thể dùng Visual Basic 6.0 để tự mở rộng Visual Basic. Visual Basic có sẵn các công cụ như: các hộp văn bản, các nút lệnh, các tuỳ chọn, các hộp kiểm tra, các hộp liệt kê, các thanh cuộn, các hộp thư mục, tập tin... Có thể dùng các khung kẻ ô để quản lý dữ liệu theo dạng bảng, liên lạc với các ứng dụng Windows khác, truy cập các cơ sở dữ liệu gọi chung là điều khiển thông qua công nghệ OLE của Microsoft. Hệ trợ giúp trực tuyến đầy đủ giúp tham khảo nhanh trong khi phát triển một ứng dụng. Tuy nhiên, Visual Basic 6.0 đòi hỏi phải có đĩa CD ROM kèm theo. Visual Basic còn hỗ trợ cho việc lập trình bằng cách hiện tất cả tính chất của đối tượng mỗi khi ta định dùng đến nó. Đây là điểm mạnh của các ngôn ngữ lập trình hiện đại. Các bước thiết kế một ứng dụng Visual Basic : Xây dựng các cửa sổ mà người dùng sẽ thấy. Quyết định những sự kiện mà các điều khiển trên cửa sổ sẽ nhận ra. Viết các thủ tục sự kiện cho các sự kiện đó (các thủ tục con khiến cho các thủ tục sự kiện đó làm việc). Các nội dung diễn ra khi ứng dụng đang chạy: Visual Basic giám sát cửa sổ và các điều khiển trong từng cửa sổ cho tất cả mọi sự kiện mà từng điều khiển có thể nhận ra (các chuyển động chuột, các thao tác nhắp lên chuột, di chuyển, các gõ phím,...). Khi Visual Basic phát hiện một sự kiện, nếu không có một đáp ứng tạo sẵn cho sự kiện đó, Visual Basic sẽ xem xét ứng dụng để kiểm tra người dùng đã viết thủ tục cho sự kiện đó hay chưa. Nếu đã viết rồi, Visual Basic sẽ thi hành và hình thành nên thủ tục sự kiện đó và quay trở lại bước đầu tiên. Nếu chưa viết, Visual Basic sẽ chờ sự kiện kế tiếp rồi quay về bước đầu tiên. Các bước này quay vòng cho đến khi ứng dụng kết thúc. Sau khi đã tìm hiểu thế nào là hoạt động theo kiểu điều khiển bởi sự kiện và các hỗ trợ của Visual Basic mà phiên bản mới nhất là Visual Basic 6.0, em thấy đây là một trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mạnh nhất và thích hợp với đề tài thực tập của em. SQL Server SQL Server là một tập hợp những sản phẩm phần mềm cùng hoạt động để đáp ứng nhu cầu lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu cho những hệ thống xử lý doanh nghiệp và những trang Web thương mại lớn đồng thời vẫn có thể cung cấp các dịch vụ về dữ liệu cho một doanh nghiệp nhỏ hay một cá nhân. Những nét đặc trưng của SQL Server : Tích hợp với Internet: SQL Server database engine hỗ trợ việc sử dụng XML có những tính năng cần thiết để hoạt động để lưu trữ dữ liệu cho các Web site lớn nhất thế giới. Đó là khả năng tăng giảm quy mô, tính dẵn sàng và tính bảo mật. Khả năng tăng giảm quy mô và tính sẵn sàng Kiến trúc SQL Server Net- library ODS OLE DB SQL Manager Query executor Command Parser Query Optimizer Storage Engine Access Method Row operation Manager Page Manager Lock Manager Text Manager Index Manager Transaction Manager Hình dưới đây là một cách nhìn đơn giản hoá các component của SQL Server và cách mà những component này tác động lẫn nhau để thực thi tất cả chức năng về cơ sở dữ liệu. Tích hợp trong SQL Server Với mỗi phiên bản mới, Visual basic cung cấp cho người phát triển một phương thức mới tốt hơn để làm việc với SQL Server bao gồm các API (Application Programming Interface), các công cụ và các component. Một trong những phương thức này là mô hình đối tượng client-side truy cập SQL Server như SQL-DMO hay ADO. Những tiện ích server-side khác như SQL Server Query Analyzer hoặc Data Transformation Services. Có rất nhiều công cụ và mô hình đối tượng cho phép truy cập SQL Server từ bên trong Visual Basic IDE. Mặc dù mỗi công cụ có mục đích riêng và cài đặt khác nhau nhưng yêu cầu chung là sử dụng để truy xuất và giao tiếp với cơ sở dữ liệu SQL Server. Có thể kể ra các công cụ như: Visual Database Tools, Data Environment Designer, SQL-DMO, ADO và T-SQL Debugger. Truy xuất dữ liệu (Data Access) là một trong những phần quan trọng của ứng dụng. Vì thế phương thức truy cập dữ liệu là một vấn đề chủ yếu trong lập trình Visual Basic. Phương thức truy cập dữ liệu cho biết cách thức giao tiếp giữa Visual Basic với cơ sở dữ liệu. Để kết nối và sử dụng SQL Server có các kỹ thuật: ODBC, DAO, RDO, ADO, Cách thức giao tiếp giữa ADO với OLE DB. Ngày nay, ADO là mô hình được lựa chọn để giao tiếp giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệu SQL Server. Data Consumers Client Application ADO OLEDB Service Providers Cursor Engine Data Shaping OLEDB Data Providers SQL Server Internet publising ODBC JET Active Directory Servicess ADO Mô hình đối tượng ADO cung cấp các phương thức giao tiếp giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệu. ADO là đối tượng nằm bên trên OLE DB, sử dụng những phương thức do OLE DB cung cấp để kết nối, cập nhập, điều khiển hoặc truy xuất dữ liệu SQL Server. ADO là một API hướng đối tượng, nó che chắn các chi tiết phức tạp bên trong OLE DB. Thay vì sử dụng các API do OLE DB cung cấp, người phát triển có thể dùng phương thức của ADO để truy xuất và làm việc với dữ liệu. Có thể kể ra những ưu điểm của ADO như sau: Mô hình đối tượng tối ưu (flatter object model): mô hình đối tượng ADO khác rất nhiều so với DAO và RDO. Nó được tối ưu và không cần truy cập theo thứ tự sử dụng của các đôí tượng. Cải tiến hiệu xuất (improved performance): ADO được thực hiện hiệu quả hơn những thư viện truy cập dữ liệu trước kia và nó ngày càng được hoàn thiên. Với việc cải tiến tốc độ truy cập dữ liệu cũng như phương pháp truy cập không thông qua ODBC đã làm ADO trở thành một giải pháp thực thi hiệu quả nhất. Ngoài ra, ADO yêu cầu bộ nhớ nhỏ hơn những thư viện trước. Vì thế ADO trở thành lựa chọn tốt cho các ứng dụng Internet. Persistent Recordset: thư viện con trỏ phía Client của ADO cho phép lưu trữ Recordset ở những nơi đặc biệt. Khi gọi phương thức save của Recorset, tất cả thông tin của nó được lưu lại bao gồm dữ liệu, siêu dữ liệu, những thuộc tính Creatable recordset: thư viện con trỏ phía client hỗ trợ tính năng tạo mới recordset mà không cần nhận dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Chỉ đơn giản chỉ định các trường tên, loại dữ liệu và thuộc tính của recordset sau đó gọi phương thức Open. Recordset phân cấp (Hierarchical recordset): thư viện con trỏ phía client cộng tác với dịch vụ DataShape cung cấp khả năng tạo các recordset phân cấp. Hỗ trợ đầy đủ cho thủ tục lưu trữ nội: ADO hỗ trợ đầy đủ việc thực thi thủ tục lưu trữ nội thông qua đối tượng Command và tập hợp (collection) tham số. Đối tượng Command chỉ định các thuộc tính của thủ tục lưu trữ nội và gọi phương thức execute để thực thi. Tập hợp tham số hỗ trợ tham số đầu vào, tham số đầu ra và nhận giá trị trả về của thủ tục lưu trữ nội. Đây là phương pháp thích hợp cho việc nhận và cập nhật dữ liệu từ SQL Server. Con trỏ phía Client (Client-side cursors): ADO cung cấp đầy đủ thư viện con trỏ phía client cho pháp người dùng tạo recordset từ SQL Server sau đó ngắt kết nối khi đã nhận được dữ liệu. Để tạo một recordset không kết nối với server (disconnected recordsets) chỉ đơn giản thiết lập thuộc tính ActiveConnection của recordset là Nothing. Như thế Server chỉ phải duy trì một số ít kết nối dữ liệu và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Thư viện này cũng cung cấp cách cập nhật dữ liệu cho các disconnected recordsets. Theo cách này, tất cả dữ liệu bị thay đổi sẽ được cập nhật khi recordset kết nối lại với dữ liệu nguồn. Con trỏ phía server (Server-side cursors): ADO hỗ trợ tạo con trỏ phía server trên SQL Server. Phải thận trọng khi sử dụng con trỏ loại này bởi vì server có thể bị quá tải nhanh chóng nếu thực thi một câu truy vấn không đúng. Tuy nhiên sử dụng con trỏ server sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong một vài trường hợp nhất định. Chương 3 Phân tích và thiết kế Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống là một trong 7 giai đoạn phát triển hệ thống thông tin. Giai đoạn này được tiến hành sau khi đã có những đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định các nguyên nhân chính, đích thực của vấn đề. Để làm điều đó ta phải có những hiểu biết sâu sắc về môi trường hệ thống, hiểu biết thấu đáo về hoạt động của chính hệ thống. Như vậy chỉ có thể bằng các thông tin thu thập được từ hệ thống, ta mới có được những hiểu biết đó. Thu thập thông tin Có 4 phương pháp thu thập thông tin chính: - Phỏng vấn: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ phía hệ thống. Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý bằng cách gặp trực tiếp những người chịu trách nhiệm trên thực tế; thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà mội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Đặc biệt là mục tiêu của tổ chức. - Nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các văn bản liên quan đến tổ chức. - Sử dụng phiếu điều tra: phương pháp này sử dụng khi cần phải lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi vật lý rộng. Câu hỏi trên các phiếu phải rõ ràng, dễ hiểu đối với các đối tượng trong cuộc điều tra, dễ tổng hợp và phân tích đối với người phân tích và thiết kế. - Quan sát: là phương pháp thu thập thông tin._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37019.doc