Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý đại cương"

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Khoá: 2005 - 2009 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009 LỜI CẢM ƠN Để cuốn luận văn được hoàn thành em đã được sự giúp đỡ từ bạn bè và đặc biệt là Thầy đã hướng dẫn và đã tận tình sửa chữa lại cho em về các câu trắc nghiệm cũng như cách trình bày luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn đã giúp

pdf170 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý đại cương", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đỡ em và em cũng xin cảm ơn khoa Vật Lý trường Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em thực hiện đề tài này. Tuy đã cố gắng nhưng vẫn còn những sai sót mong các Thầy, Cô đọc và nhận xét để em rút kinh nghiệm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà A. Mở đầu I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kỹ năng đủ và chắc chắn. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo cho đất nước những người lao động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lí cả quá trình này. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết những tình huống thực tế. Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và một phần nào đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì qua các cuộc cải cách giáo dục việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa được sự quan tâm đúng mức. Hình thức thi cử theo lối luận đề quen thuộc đã tồn tại khá lâu nay bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là trong khâu ra đề thi và khâu chấm thi. Đa số các bài kiểm tra luận đề chỉ nhằm khảo sát khả năng nhớ hay thuộc lòng những gì học sinh đã học qua các bài giảng, sách vở. Còn đối với các kỳ thi lớn như thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay thi tuyển sinh đại học thì nhìn chung các đề thi cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chưa khảo sát được tình hình học tập của họ. Hậu quả của cách kiểm tra đánh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà giá như vậy là làm cho học sinh phải ghi nhớ kiến thức như một nghĩa vụ, học biết đó rồi quên ngay sau đó; lý thuyết thì thuộc một cách máy móc nhưng khi vận dụng thì gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó là sự bất cập trong khâu chấm thi. Đáp án đề thi được đưa ra nhiều khi còn gây tranh cãi, ngay các các phương án cho điểm cũng gây tranh cãi. Việc tổ chức chấm thi với hàng loạt bài thi theo lối luận đề rất mất thời gian và tốn kém. Rõ ràng việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung ngày càng trở nên cần thiết. Với các ưu điểm vốn có của mình, trắc nghiệm khách quan sẽ phần nào khắc phục được những hạn chế của hình thức luận đề và giúp cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng, ít tốn kém hơn. Hơn nữa nếu có thể kết hợp phương pháp trắc nghiệm với các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác thì có thể đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong tương lai, theo nghề nghiệp đã chọn, em sẽ trở thành giáo viên Vật lý thì việc tìm hiểu hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là rất cần thiết. Thông qua đề tài này, em có thể có được các kỹ năng cần thiết để soạn thảo một bài kiểm tra hay một bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đó, từ đó có thêm được một công cụ hữu hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập Vật lý của sinh viên. Xuất phát từ tất các các lý do trên, với sự hướng dẫn của Thầy Dương Đào Tùng, em chọn đề tài Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kháh quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý Đại Cương cho luận văn tốt nghiệp của mình. II. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở mức độ lý luận có thể nói là hiện nay các tài liệu về trắc nghiệm bằng tiếng Việt rất ít, chưa được phổ biến rộng. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã sử dụng chủ yếu hai tài liệu tiếng Việt là Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB ĐHTH TPHCM (2 tập_Tập 1 xuất bản năm 1995 và Tập 2 xuất bản năm 1998) của tác giả GS. Dương Thiệu Tống và một tài liệu về trắc nghiệm khách quan do khoa Tâm lý giáo dục biên soạn phục vụ cho việc giảng dạy (đây là tài liệu lưu hành nội bộ trong trường ĐHSP TPHCM). Ở mức độ thực nghiệm, trong một vài năm gần đây các môn chuyên ngành của khoa Vật Lý ở trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cũng đã dùng hình thức trắc nghiệm khách quan trong các kỳ thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà để đánh giá kết quả học tập của sinh viên như môn Cơ, Điện, Quang, Vật lý hạt nhân, Vật lý thống kê… Một mức độ thực nghiệm cao hơn là sau khi được chính thức cho phép triển khai phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kì thi tuyển sinh năm 2001, sau đó bộ GDĐT đã quyết định dời lại đến năm 2005 mới triển khai, Đại Học Quốc Gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) đã tổ chức thí điểm thi theo phương pháp này tại An Giang, Bình Thuận và tại TPHCM. Ông Nguyễn Hội Nghĩa, giám đốc trung tâm khảo thí ĐHQG TPCHM, đã cho biết trong số 11 môn thi đại học có 10 môn đã thực hiện xong ngân hàng câu hỏi, mỗi môn có 500 câu nhưng đó cũng chỉ là các câu hỏi thô chưa qua thử nghiệm và phân tích. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn dựa trên chương trình đang áp dụng cho các kỳ thi tuyển sinh hằng năm, bao gồm toàn bộ chương trình thi. Mỗi câu hỏi gồm 4 đáp án chọn 1. Thời gian trung bình cho mỗi câu là 2 phút, điểm số cho mỗi câu có giá trị ngang nhau. Tỉ lệ các câu trắc nghiệm khó, dễ và trung bình tương ứng là 30%, 30% và 40%. Về kĩ thuật, ĐHQG TPHCM đã biên soạn và nghiệm thu phần mềm quản lý, khai thác ngân hàng đề thi với các chức năng chủ yếu: nhập câu hỏi trắc nghiệm, quản lý câu hỏi trắc nghiệm với các ngôn ngữ khác nhau, bổ sung, tu chỉnh, cập nhật ngân hàng câu hỏi, chấm bài thi, phân tích thống kê và hiển thị kết quả. Trên đây là một số tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, qua sự tìm hiểu này sẽ giúp em có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và đầy đủ hơn về đề tài của mình, đồng thời qua đó có thể học tập các ưu điểm để bổ sung các ý hay cho đề tài của mình cũng như rút kinh nghiệm tránh mắc phải các sai sót. III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn theo các mức độ nhận thức cho phần “Các định luật bảo toàn” trong chương trình Vật Lý đại cương và tiến hành thực nghiệm trên 91 sinh viên lớp Lý I hệ chính quy trường Đại học Sư phạm TPHCM. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Nghiên cứu mục đích và nội dung của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học vật lý ở trường Đại học Sư phạm TPHCM. 2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, xây dựng quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà 3. Phân tích nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn chương trình Vật lý đại cương. Trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu nhận thức ứng với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được. 4. Vận dụng quy trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần “Các định luật bảo toàn” trong chương trình Vật lý đại cương. 5. Tiến hành thực nghiệm ở lớp Lý I hệ chính quy trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh để đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và từ đó hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm và xử lý các thông tin có nội dung liên quan đến đề tài. Đồng thời nghiên cứu nội dung phần Các định luật bảo toàn chương trình Vật lý đại cương. 2. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức thực nghiệm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn tại lớp Lý 1 hệ chính quy trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Luận văn được trình bày gồm 2 phần và 4 chương. Bên cạnh đó là một số phụ lục. Cụ thể như sau: Mở đầu (trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của luận văn). Chương I: Tổng quan về hình thức kiểm tra trắc nghiệm (trình bày vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học vật lý, các ưu điểm và nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm, so sánh trắc nghiệm và luận đề, quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn) Chương II: Nội dung kiến thức phần Các định luật bảo toàn (trình bày cấu trúc, đặc điểm, tóm tắt nội dung chính). Chương III: Vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn (phân tích nội dung kiến thức và vận dụng qui trình soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Các định luật bảo toàn trong chương trình Vật Lý đại cương. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Chương IV: Thực nghiệm sư phạm (trình bày quá trình thực nghiệm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tại lớp Lý I trong đó bao gồm mục đích, đối tượng, phương pháp và kết quả của thực nghiệm sư phạm) Kết luận (nêu kết luận chung và các ý kiến đề xuất). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà B. CÁC PHẦN CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ I) Quan niệm về kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra được hiểu là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của người kiểm tra lên một đối tượng nào đó nhằm thu được những dữ kiện, những thông tin cần thiết. - Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động tiếp theo. Trong dạy học và trong giáo dục kiểm tra-đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục, nó bao gồm các yếu tố: xác định mục tiêu giáo dục, soạn thảo chương trình, kiểm tra và đánh giá kết quả. Kiểm tra là một hoạt động nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra - đánh giá tạo thành một chu trình khép kín. II) Một số khái niệm cơ bản dùng trong đo lường và đánh giá: - Đo lường: đo lường là quá trình mô tả bằng một chỉ số, mức độ cá nhân đạt được (hay đã có) một đặc điểm nào đó (như khả năng, thái độ...) đo lường thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng hay tiêu chí trong một khoá học, một giai đoạn học. - Trắc nghiệm: là một dụng cụ hay một phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tích của một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với những yêu cầu, nhiệm vụ học tập đã được dự kiến. - Kiểm tra: là một hoạt động nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. - Lượng giá: là đưa ra một thông tin ước lượng về trình độ, phẩm chất của một cá nhân, một sản phẩm. Trong dạy học, dựa vào các điểm số một học sinh đạt được, người thầy giáo có thể ước lượng trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh đó. Số lượng giá cho ta biết trình độ tương đối của một học sinh so với tập thể lớp, so với yêu cầu của chương trình học tập, nhưng chưa trực tiếp nói lên thực chất trình độ của chính học sinh đó. - Đánh giá: đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. - Độ tin cậy: độ tin cậy của một dụng cụ đo là khái niệm cho biết mức độ ổn định, vững chãi của các kết quả đo được khi tiến hành đo vật thể đó nhiều lần. Một đề kiểm tra được coi là có độ tin cậy nếu kết quả làm bài phản ánh đúng trình độ người học và đúng mục đích đánh giá. - Độ giá trị: độ giá trị của một dụng cụ đo là một khái niệm chỉ ra rằng dụng cụ này có khả năng đo đúng được cái cần đo. III) Khái quát về các phương pháp kiểm tra- đánh giá trong giáo dục: 1) Các phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục hiện nay: Hiện nay ở Việt Nam đã biết đến một hệ thống phương pháp và kỹ thuật đánh giá khá phong phú. Về phương pháp đánh giá trong giáo dục có thể chia thành 2 loại: phương pháp trắc nghiệm và phương pháp quan sát sư phạm. Về kỹ thuật đánh giá, có thể sử dụng: phiếu ghi chép chuyện vặt, phiếu kiểm kê, thang xếp hạng, trắc nghiệm, các câu hỏi kiểm tra, bài tập, trình diễn của học sinh, học sinh tự đánh giá. Tuỳ theo mục đích, đối tượng, giáo viên có thể chọn và sử dụng một số kỹ thuật vừa nêu. Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục gồm: quan sát, vấn đáp, viết. Trong viết còn bao gồm nhiều hình thức như: tự luận, trắc nghiệm. Giới thiệu sơ lược về các phương pháp trên: - Phương pháp quan sát sư phạm sử dụng trong trường hợp cần ghi lại những nét độc đáo về tính cách, thái độ, hành vi, tình huống xảy ra trong dạy học, chúng thường không có tiêu chuẩn đồng nhất trong đánh giá nên thường được dùng để đánh giá học sinh nhỏ tuổi hoặc có hứng thú đặc biệt. - Phương pháp trắc nghiệm gồm có 2 loại: Phương pháp vấn đáp. Phương pháp viết gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.  Trắc nghiệm tự luận: TNTL là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình.  Trắc nghiệm khách quan: TNKQ là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu học sinh phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. Trắc nghiệm này được gọi là "khách quan" vì tiêu chí đánh giá là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà 2) Luận đề và trắc nghiệm khách quan: Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm cả. Theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có nghĩa là "đo lường", "nghiệm" là "suy xét, chứng thực". 2.1) Những điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và luận đề: - Trắc nghiệm hay luận đề đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được. - Dù là trắc nghiệm hay luận đề đều có thể sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lí, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề. - Cả hai loại trắc nghiệm và tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan của người làm. - Giá trị của cả hai loại trắc nghiệm và tự luận tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng. 2.2) Những điểm khác nhau giữa trắc nghiệm và luận đề: - Một câu hỏi luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. - Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn. - Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm, thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. - Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng của người soạn thảo trắc nghiệm ấy. Ngược lại, chất lượng của một bài luận đề tuỳ thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài. - Một bài thi theo lối luận đề tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác, trong khi một bài trắc nghiệm khó soạn nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác hơn. - Với loại luận đề thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng riêng của mình. Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua các tỷ lệ câu trả lời đúng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà - Trong các câu hỏi trắc nghiệm dựa vào nhiệm vụ học tập của người học, và trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu một cách rõ ràng hơn là trong các bài luận đề. - Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán. Ngược lại, một bài luận đề cho phép và đôi khi khuyến khích sự "lừa phỉnh" bằng các ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra các bằng chứng khó có thể xác định. - Sự phân bố điểm số của một bài thi luận đề có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại với bài trắc nghiệm thì phân bố điểm số thí sinh hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc nghiệm. 2.3) Nên sử dụng luận đề để khảo sát thành quả học tập trong các trường hợp: - Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề thi chỉ được sử dụng một lần, không dùng lại nữa. - Khi thầy giáo cố gắng dùng mọi cách có thể được để khuyến khích tưởng thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết. - Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu sự tưởng tượng của học sinh, sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết. - Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của chúng. - Khi thầy giáo tin tưởng vào khả năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt. - Khi không có nhiều thời gian để soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm bài. 2.4) Nên sử dụng trắc nghiệm khảo sát thành quả học tập trong các trường hợp sau: - Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát có thể được sử dụng lại vào một lúc khác. - Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan người chấm bài. - Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử. - Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả. - Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt, và gian lận thi cử. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Từ nhận xét tổng quát trên về các trường hợp sử dụng trắc nghiệm hay luận đề để khảo sát thành quả học tập, áp dụng vào việc kiểm tra đánh giá trong các môn học, trong đó có bộ môn Vật Lý. IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM: 1) Ưu điểm: hình thức kiểm tra trắc ngiệm sẽ có các ưu điểm sau: - Có thể đo lường những khả năng suy luận như sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt. Có thể kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về các sự kiện một cách hữu hiệu. - Có thể bao gồm nhiều lãnh vực rộng rãi trong mỗi bài thi trắc nghiệm, với nhiều câu hỏi bao quát khắp nội dung chương trình giảng dạy. - Khuyến khích học sinh tích cực tích luỹ nhiều kiến thức và khả năng. Giúp ngăn ngừa nạn học tủ và học vẹt rất phổ biến trong học sinh hiện nay. - Công việc chấm điểm nhanh chóng, việc chấm điểm rất chính xác và thuần nhất. Điểm số bài trắc nghiệm rất đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài. 2) Khuyết điểm: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm sẽ có những khuyết điểm sau: - Một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhất về trắc nghiệm khách quan là thí sinh có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài trắc nghiệm khách quan. Chỉ trích này chỉ đúng với một bài trắc nghiệm ngắn và gồm toàn những câu có hai lựa chọn: đúng - sai, nhưng nếu đó là một bài trắc nghiệm dài, gồm nhiều câu hỏi và mỗi câu có nhiều lựa chọn thì thực tế thí sinh không thể đạt điểm cao nếu chỉ làm bài trắc nghiệm theo lối đoán mò. Một trong các phương pháp tìm hiểu xem các thí sinh có đoán mò hay không là xem độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Nếu tất cả thí sinh đều đoán mò thì hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm là 0. Do đó nếu bài trắc nghiệm có hệ số tin cậy cao thì có thể tin tưởng rằng sự đoán mò chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào các điểm số của thí sinh. - Chỉ trích thứ hai được nêu ra về trắc nghiệm là trắc nghiệm chỉ đòi hỏi thí sinh "nhận" ra những gì đã học qua các câu trả lời cho sẵn thay vì "nhớ" các thông tin ấy và viết ra trên giấy. Tuy nhiên bằng cách thực hiện nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm so sánh trắc nghiệm với luận đề và với hình thức điền khuyết (nghĩa là câu hỏi bằng cách điền thế vào các chỗ trống) các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trắc nghiệm cũng có khả năng tiên đoán thành quả học tập không kém gì luận đề, và có sự tương quan gần như hoàn toàn giữa các điểm số thu được bằng hai hình thức trắc nghiệm và điền khuyết. Hơn nữa, công dụng của trắc nghiệm không chỉ nhằm khảo sát khả năng "nhớ" các thông tin mang tính chất "sự kiện", khả năng "nhớ" lại những Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà gì đã nghe, đã đọc mà còn hướng đến các khả năng cao hơn, vì vậy lời chỉ trích trên đã quan niệm không đúng về công dụng của trắc nghiệm. - Chỉ trích thứ ba về trắc nghiệm là trắc nghiệm không khảo sát được mức độ cao của quá trình tư duy. Người ta thường cho rằng bài thi luận đề mới nhằm khảo sát khả năng này còn trắc nghiệm chỉ khảo sát được khả năng nắm vững thông tin mang tính chất sự kiện. Thật ra điều này có thể đúng với những bài trắc nghiệm soạn thảo cẩu thả hay người soạn thảo chưa nắm chắc các mục tiêu soạn thảo và đánh giá. Nhưng đối với các bài trắc nghiệm được soạn thảo một cách cận thận và kỹ càng thì các khả năng nói trên là những mục tiêu khảo sát mà người soạn thảo trắc nghiệm phải quan tâm đến đầu tiên, trước và trong khi soạn thảo các câu trắc nghiệm, và kỹ thuật phân tích yếu tố hiện đại có thể giúp cho các nhà làm trắc nghiệm phân tích được những khả năng nào mà bài trắc nghiệm họ soạn thảo đã có thể khảo sát được. - Chỉ trích thứ tư là trắc nghiệm không khảo sát được khả năng sáng tạo. Khuyến khích sự sáng tạo là một trong các ưu điểm của luận đề. Mặt khác, trắc nghiệm hoàn toàn khách quan gồm những câu hỏi và câu trả lời cho sẵn mà thí sinh chỉ việc lựa chọn, và điểm số của thí sinh ấy là tổng số các câu trả lời đúng. Như vậy, một bài trắc nghiệm hoàn toàn khách quan khó có thể khảo sát khả năng sáng tạo. Vì vậy gần đây, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm thường xen vào bài trắc nghiệm những câu hỏi thuộc loại điền khuyết hay cây trả lời ngắn. Các câu trả lời này được đánh giá theo mức độ đạt được các tiêu chuẩn sáng tạo đã định sẵn. Như vậy, trắc nghiệm loại này không còn hoàn toàn khách quan nữa vì đã có yếu tố chủ quan xen vào. Hình thức trắc nghiệm này được xem như là một sự phối hợp cả trắc nghiệm khách quan lẫn luận đề. 3) Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm thông dụng: 3.1) Loại câu trắc nghiệm đúng - sai: loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S). 3.1.1) Ưu điểm: - Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm, có thể làm tăng lên tính tin cậy của bài trắc nghiệm. - Viết các câu trắc nghiệm đúng - sai dễ hơn so với các loại câu trắc nghiệm khác. - Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong thời gian thi tương đối ít ỏi. 3.1.2) Khuyết điểm: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà - Với loại câu này học sinh có may rủi 50% chọn đúng câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán mò. - Các câu trắc nghiệm loại này sẽ trở nên tầm thường, sáo ngữ nếu người soạn thảo trích ra những câu có sẵn trong sách giáo khoa, rồi chép nguyên văn các câu ấy làm câu trắc nghiệm. - Những câu đúng - sai được trích ra từ sách giáo khoa có thể khuyến khích và tưởng thưởng những học sinh học thuộc lòng như vẹt. - Tính khoa học kém. - Các câu đúng - sai bị tách ra khỏi văn bản và không có căn bản để so sánh và thẩm định, tính đúng hay sai tương đối của chúng. 3.1.3) Nguyên tắc soạn thảo câu trắc nghiệm đúng - sai: - Những câu phát biểu cần phải dựa trên những ý niệm căn bản mà tính đúng hay sai phải chắc chắn, không tuỳ thuộc vào quan niệm riêng của từng người, từng tác giả hay dựa trên một giả định đặc biệt hay bất thường nào đó. - Lựa chọn những câu phát biểu nào mà một người có khả năng trung bình không thể nhận ra là đúng hay sai nếu không có đôi chút suy nghĩ. - Không nên chép nguyên văn những câu trích từ sách giáo khoa. - Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu phức tạp, bao gồm quá nhiều chi tiết. - Tránh dùng những từ như "tất cả", "không bao giờ", "không thể nào"...Những câu có những từ ấy thường là những câu sai. Cũng vậy, những từ như "thường thường", "đôi khi", "một số người"... thường hay được dùng với các câu đúng. Học sinh có nhiều kinh nghiệm có thể khám phá ra điều này một cách dễ dàng. 3.2) Loại đối chiếu cặp đôi: Là loại trắc nghiệm gồm hai cột , mỗi cột gồm một danh sách những chữ, nhóm chữ hay câu. Người làm bài phải chọn trong cùng một tập hợp các lựa chọn câu nào hay từ nào phù hợp nhất vời mỗi câu trắc nghiệm đã cho. Dựa trên một kiến thức tiêu chuẩn nào đó định trước, người làm bài sẽ ghép mỗi chữ, nhóm chữ, hay câu của một cột với một phần tử tương ứng của cột thứ hai. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau, mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi. 3.2.1) Ưu điểm: - Đòi hỏi thí sinh phải chuẩn bị tốt trước khi thi vì yếu tố đoán mò giảm đi rất nhiều. Thêm vào đó, nếu số phần tử ở hai cột khác nhau thì yếu tố may rủi, đoán mò càng giảm đi nhiều hơn. - Rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ "ai", "ở đâu","khi nào", "cái gì"... Trong Vật lý, giáo viên có thể cho học sinh đối chiếu các đại Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà lượng vật lý với các tính chất, ý nghĩa tương ứng; các phát minh với tên các nhà vật lý... - Loại đối chiếu cặp đôi dễ viết và dễ dùng. 3.2.3) Khuyết điểm: - Nếu số phần tử ở hai cột là như nhau thì trong trường hợp học sinh biết được hầu hết các câu hỏi ngoại trừ một hay hai câu còn lại, học sinh có thể đoán trúng được hai câu còn lại ấy. - Nếu cột câu hỏi và cột lựa chọn quá dài thì sẽ làm mất thời gian của học sinh. Cứ mỗi câu họ lại phải đọc hầu hết tất cả các câu lựa chọn, trong đó có nhiều lựa chọn rõ ràng là không thích hợp. 3.2.3) Nguyên tắc soạn thảo câu trắc nghiệm loại đối chiếu cặp đôi: - Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử trong cột trả lời với phần tử tương ứng trong cột câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng một lần hay dùng nhiều lần. - Số phần tử để chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số phần tử trong cột câu hỏi và mỗi phần tử trong cột trả lời nên được dùng nhiều lần để giảm bớt yếu tố may rủi. - Nên sắp xếp các phần tử theo một thứ tự hợp lý nào đó. Tất cả các phần tử cùng danh sách nằm trên cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi học sinh phải lật qua lật lại một trang nhiều lần. 3.3) Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ): Câu hỏi thuộc loại nhiều lựa chọn gồm có hai phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn". Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời hay câu bổ túc để cho học sinh lựa chọn. - Phần gốc dù là câu hỏi hay câu bỏ lửng, phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. - Phần lựa chọn gồm có nhiều lối giải đáp có thể lựa chọn trong số đó có một lựa chọn được dự định cho là đúng, hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mồi nhử". Điều quan trọng là phải làm sao cho những mồi nhử ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với những học sinh chưa đọc kỹ hay chưa hiểu kỹ bài học. 3.3.1) Ưu điểm: - Dễ chấm, điểm số chính xác và khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. Hiện nay, tất cả các bài trắc nghiệm trong các kỳ thi quan trọng đều ._. được chấm bằng máy. Thời gian chấm bài nhanh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có nhiều mức độ nhận thức khác nhau mà các hình thức khác không có được. - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể được thiết kế để kiểm tra trí tuệ, để có thể thấy được sự khác biệt hay đặc biệt của trí tuệ. Điều đó mang đến thông tin phản hồi có hiệu quả. - Dễ thống kê điểm số. Số liệu thống kê có thể giúp ta phân biệt được câu khó, dễ và có thể phân biệt được sự khác biệt về năng lực của học sinh. - Bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn dễ quản lý, nên thường sử dụng trong các kỳ thi quan trọng. - Số lượng nội dung kiến thức trong bài kiểm tra trắc nghiệm rộng, bao quát. Bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn có cấu trúc bao gồm câu hỏi ở mức độ định nghĩa và định phân. - Trong bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn có nhiều nội dung, đòi hỏi người dạy phải dạy phần bao quát, mở rộng của nội dung, không nên tập trung quá sâu vào một nội dung kiến thức. - Đánh giá đúng năng lực học sinh, tránh tình trạng học tủ, học thuộc lòng, học vẹt. - Hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương pháp "đánh sai trừ điểm". Thí sinh đánh sai câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn sẽ bị trừ điểm. Số điểm trừ bằng xác suất của câu hỏi đó. Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn với 4 phương án trả lời, xác suất mỗi câu là 25%, thí sinh trả lời sai sẽ bị trừ 0,25 điểm. Điều này hạn chế được thí sinh đoán mò. - Số thí sinh được kiểm tra - đánh giá đông. - Nội dung kiểm tra bao quát, dàn trải, phủ kín nội dung hay chương trình môn học. - Nâng cao mức độ tư duy của người học. - Dựa vào các số liệu thu được, người dạy có thể đánh giá chính xác từng người học, lớp học. - Người học có thể tự chấm bài của mình một cách dễ dàng khi biết đáp án. 3.3.2) Khuyết điểm: - Thời gian biên soạn câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn rất tốn kém do phải in ấn với số lượng lớn và mất nhiều thời gian, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. - Nếu biên soạn hình thức câu hỏi theo hướng gợi nhớ sẽ dễ biên soạn, nhưng không thể hiện năng lực sáng tạo của học sinh. - Óc sáng tạo không thể kiểm tra qua bài trắc nghiệm (1 bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn với đầy đủ nhận thức của Bloom rất khó). Những câu hỏi lan man, rời rạc như là câu hỏi tự luận, có thể kiểm tra được tính sáng tạo, tuy những Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà câu hỏi mang tính tự luận có tính tin cậy thấp, nội dung không phong phú, đa dạng. - Thí sinh dễ đoán mò trong câu trả lời. 3.3.3) Nguyên tắc soạn thảo câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ): - Số lựa chọn: thông thường là 4 lựa chọn hoặc tối đa là 5 lựa chọn. Vì nếu có ít lựa chọn thì tỉ lệ làm đúng do may rủi cao trong khi nếu có nhiều lựa chọn thì câu trắc nghiệm trở nên rườm rà, khó đối chiếu các lựa chọn với nhau. - Đáp án đúng được đặt ở vị trí hoàn toàn ngẫu nhiên. - Mồi nhử có giá trị khi nó hấp dẫn tức là thoạt nhìn nó có vẻ là đúng và nếu học sinh chưa hiểu bài hoặc học bài không kỹ sẽ bị đánh lừa. Các mồi nhử phải có sức hấp dẫn ngang nhau. Muốn mồi nhử có giá trị lôi cuốn như vậy thì người soạn trắc nghiệm không thể tự ý nghĩ ra một cách chủ quan mà phải tuân thủ các bước đi khách quan sau:  Ra câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung trắc nghiệm để học sinh tự trả lời.  Thu các bản trả lời và loại bỏ những câu trả lời đúng, chỉ giữ lại những câu trả lời sai.  Thống kê, phân loại các câu trả lời SAI và ghi tần số xuất hiện của các loại câu sai.  Ưu tiên chọn các câu sai có tần số cao làm mồi nhử. Như vậy, mồi nhử chính là những câu sai thường gặp của chính học sinh chứ không phải của người soạn trắc nghiệm hay nói khác đó là những sai lầm khách quan của học sinh chứ không phải những sai lầm do giáo viên nghĩ ra. - Về hình thức, đáp án đúng và các mồi nhử phải có vẻ bề ngoài giống nhau, có độ dài ngang nhau và hình thức ngữ pháp giống nhau. Tránh vô tình tiết lộ đáp án đúng bằng cách để cho đáp án đúng có độ dài dài hơn mồi nhử. - Tránh dùng những từ có ý nghĩa tuyệt đối như: "chắc chắn rằng", "tất cả", "không bao giờ"... những câu chứa những cụm từ ấy thường là các câu sai. Ngược lại những cụm từ như: "thường thường", "đôi khi"... thường được dùng ở các câu đúng. Học sinh có nhiều kinh nghiệm có thể trả lời chính xác mà không cần hiểu bài. - Phần gốc dù là câu hỏi hay câu bỏ lửng cũng phải tạo ra được cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng. Nếu phần gốc là một câu phủ định, người soạn trắc nghiệm nên in nghiêng hoặc tô đậm từ, chữ diễn tả sự phủ định để học sinh không nhầm lẫn vì vô ý. - Câu trắc nghiệm có một đáp án đúng và chỉ một mà thôi. Tránh câu trắc nghiệm có hơn một lựa chọn đúng hoặc không có lựa chọn nào đúng cả. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà - Phần gốc và mỗi lựa chọn của phần trả lời phải phù hợp, ăn khớp nhau về mặt ngữ pháp: phần lựa chọn ghép với phần gốc thành một câu hỏi đáp hợp logic (nếu phần gốc là câu hỏi) hoặc một câu hoàn chỉnh (nếu phần gốc là câu bỏ lửng). 3.4) Loại câu điền khuyết: Các câu điền khuyết có thể có hai dạng: có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hoặc là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà học sinh phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn. 3.4.1) Ưu điểm: - Có thể thay thế cho câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn khi ta không tìm ra số mồi nhử cần thiết. - Thí sinh không thể đoán mò như trong các loại câu trắc nghiệm khách quan khác vì phải nhớ hoặc nghĩ ra câu trả lời thay vì chỉ chọn lựa câu trả lời đúng trong số các câu đã cho sẵn. - Loại câu điền khuyết dễ soạn hơn các loại câu trắc nghiệm khách quan khác. - Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. 3.4.2) Khuyết điểm: - Cách chấm điểm loại câu điền khuyết không dễ dàng và điểm số không đạt được tính khách quan tối đa. Việc chấm điểm các loại câu điền khuyết nhiều khi rất khó khăn và mất nhiều thời gian do không thể sử dụng bảng đục lỗ hay máy chấm. - Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác ý kiến giáo viên nhưng vẫn hợp lý. - Khi có quá nhiều chỗ trống trong câu hỏi sẽ làm học sinh rối trí. 3.4.3) Nguyên tắc soạn câu trắc nghiệm loại điền khuyết: - Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Thí sinh phải biết các chỗ trống phải điền hoặc câu trả lời phải thêm vào dựa trên căn bản nào. - Tránh lấy nguyên văn các câu từ sách giáo khoa để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng. - Mỗi khi học sinh cần điền vào một số đo vào chỗ trống phải nói rõ đơn vị. - Trong câu có nhiều chỗ trống để điền thì các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để thí sinh không đoán được các chữ phải điền. Các khoảng trống phải có đủ chỗ cho các câu trả lời. - Bất kỳ câu trả lời nào đúng cũng đều phải được điểm mặc dù câu trả lời có thể khác với đã soạn. Ví dụ học sinh dùng từ đồng nghĩa chẳng hạn. IV) QUY TRÌNH SOẠN THẢO MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan gồm 9 bước. Các bước của quy trình này phải được tiến hành đúng thứ tự không thể đảo lộn. 1) Xác định mục đích của bài trắc nghiệm: Một bài trắc nghiệm chỉ ích lợi và có hiểu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Đó có thể là một bài thi cuối học kỳ nhằm cho điểm và xếp hạng học sinh; có thể chỉ là bài kiểm tra thông thường, nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần, một chương của môn học; cũng có thể là một bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, hay có thể là một bài trắc nghiệm nhằm mục đích tập luyện, giúp học sinh hiểu thêm bài học... Tóm lại, trắc nghiệm có nhiều mục đích và người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn được bài trắc nghiệm giá trị, vì chính mục đích này chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm dự định soạn thảo. 2. Phân tích nội dung kiến thức cần kiểm tra đánh giá và viết các mục tiêu nhận thức cho từng nội dung: Ở bước này, người soạn thảo cần phải tìm hiểu nội dung các kiến thức cần kiểm tra đánh giá. Nếu người soạn là một giáo viên thì nội dung cần kiểm tra đánh giá có thể là một số tiết dạy đủ tạo thành một khối kiến thức hoàn chỉnh, một hay nhiều chương trong sách giáo khoa…Người soạn thảo cần phải tìm hiểu xem trong nội dung đó có các khái niệm nào, các định luật nào, các định nghĩa, các công thức và các tính chất… quan trọng nào có thể khảo sát học sinh. Sau khi đã phân tích nội dung kiến thức cần kiểm tra đánh giá thì người soạn thảo phải viết các mục tiêu nhận thức vào từng nội dung. Khi tiến hành viết các mục tiêu nhận thức thì cần lưu ý một số điểm sau:  Một nội dung có thể liên quan đến nhiều mục tiêu nhận thức.  Mục tiêu cần phải cụ thể.  Mục tiêu phải có thể đo được.  Mục tiêu phải có thể đạt được.  Mục tiêu phải hướng vào kết quả. 3. Xác định số câu hỏi trong bài trắc nghiệm và mức độ khó của các câu hỏi: Số câu hỏi của một bài trắc nghiệm khách quan tùy thuộc vào lượng thời gian dành cho việc kiểm tra. Thời gian càng dài thì số câu càng nhiều. Nếu là kiểm tra một tiết (45 phút) số câu có thể từ 40 đến 50 câu, nếu là kỳ thi lớn (thời gian có thể đến 120 phút) số câu có thể từ 100 trở lên. Về mối quan hệ này có thể nói: thời gian càng dài, càng có nhiều câu hỏi. Số câu trong một bài Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà trắc nghiệm thường được quyết định bởi các yếu tố: mục tiêu đánh giá đặt ra, thời gian và điều kiện cho phép (khi tổ chức thi, thời gian cho một bài trắc nghiệm thường chỉ nên trên dưới một giờ và tối đa là 120 phút), độ khó của câu trắc nghiệm. Một bài trắc nghiệm gồm các các câu trắc nghiệm quá dễ thường không có hiệu quả đo lường khả năng của học sinh. Để đạt được hiệu quả đo lường khả năng, nên lựa chọn các câu trắc nghiệm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm xấp xỉ bằng 50% số câu hỏi. Tuy nhiên, khi độ khó trung bình là 50% thì độ khó trung bình của từng câu trắc nghiệm là khác nhau và biến thiên từ 15% đến 85%. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mục đích của bài trắc nghiệm mà người soạn thảo sẽ xác định độ khó của các câu trắc nghiệm. Ví dụ nếu nhằm mục đích lựa chọn một số ít học sinh để cấp học bổng thì mức độ khó của các câu hỏi trong bài trắc nghiệm này sẽ rất cao so với mức độ khó của các câu hỏi trong một bài trắc nghiệm nhằm mục đích lựa chọn một số học sinh kém để theo học lớp phụ đạo. Việc xác định số câu hỏi trong bài trắc nghiệm và mức độ khó của các câu hỏi còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng là đối tượng của bài trắc nghiệm. Đối tượng khác nhau thì số câu hỏi và mức độ khó của các câu hỏi của bài trắc nghiệm sẽ khác đi. 4. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm: Thiết lập dàn bài trắc nghiệm là dự kiến phân bố hợp lý các câu hỏi của bài trắc nghiệm theo mục tiêu và nội dung cần kiểm tra đánh giá sao cho có thể đo lường chính xác khả năng mà ta muốn đo. Để thực hiện hiệu quả công việc này người soạn trắc nghiệm cần đưa ra một số quyết định như: cần khảo sát những gì ở học sinh ?, cần đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào ?... trước khi thiết lập dàn bài. Thông thường, khi muốn thiết lập một dàn bài trắc nghiệm, người ta xét đến một ma trận hay còn gọi là bảng quy định 2 chiều: một chiều là nội dung và một chiều là mục tiêu. Trên ma trận ghi số câu cần kiểm tra cho mỗi nội dung và mục tiêu. Ví dụ minh họa một dàn bài trắc nghiệm Nội dung Mục tiêu Mục 1 Mục 2 Mục 3 Tổng cộng Tỷ lệ Nhận biết 3 4 3 10 25% Hiểu, áp dụng 3 3 4 10 25% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Vận dụng 6 6 8 20 50% Tổng cộng 12 13 15 40 100% 5. Tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm: Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, người soạn thảo trắc nghiệm đã có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm. Khi tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm, đầu tiên người soạn thảo cần phải lựa chọn loại câu hỏi sẽ sử dụng trong bài trắc nghiệm. Cần lưu ý rằng không nên sử dụng nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau trong một bài trắc nghiệm vì như vậy chỉ làm rối trí học sinh một cách vô ích. Hiện nay, hình thức câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là hình thức thông dụng nhất, hơn nữa dạng câu với nhiều lựa chọn có thể sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích khảo sát. Sau đó người soạn thảo bắt đầu viết các câu hỏi trắc nghiệm cho bài trắc nghiệm. Trong quá trình viết, người soạn thảo cần tuân thủ đúng những nguyên tắc soạn thảo các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thông dụng đã được đề cập ở trên (cụ thể là phần 3 ở III) để tránh mắc phải các sai sót và có thể soạn thảo được những câu trắc nghiệm có chất lượng. Bên cạnh đó, người soạn thảo cần dựa trên số lượng câu hỏi của bài trắc nghiệm, độ khó của các câu hỏi, mục tiêu cần khảo sát… để tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm đúng mục đích mà mình đã dự định. 6. Thẩm định lại các câu trắc nghiệm đã viết: Sau khi đã kết thúc việc viết các câu hỏi trắc nghiệm, người soạn thảo đã có được một bài trắc nghiệm hoàn chỉnh, nhưng để có thể sử dụng bài trắc nghiệm này để khảo sát thành quả học tập thì vẫn còn phải thực hiện một vài công đoạn nữa.Và công đoạn tiếp theo là cần phải thẩm định lại bài trắc nghiệm vừa viết xong. Trước hết, người soạn thảo cần xem xét lại bài trắc nghiệm của mình một cách cẩn thận, qua đó có thể sửa chữa lại những câu trắc nghiệm mà mình chưa hài lòng về mồi nhử, về cách trình bày câu, về vị trí đáp án đúng…Sau đó có thể nhờ các chuyên gia hay đồng nghiệp để phát hiện ra sai lầm, thiếu sót của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tiến hành sửa chữa. Ví dụ nếu đây là một bài kiểm tra trong lớp và người soạn thảo là một giáo viên thì có thể đưa bài trắc nghiệm này ra tổ bộ môn để các giáo viên khác xem xét, đánh giá, góp ý, giúp ta tìm ra các sai lầm, thiếu sót của bài trắc nghiệm. 7. Tiến hành khảo sát bài trắc nghiệm đã viết: Mục đích của công việc này là nhằm tìm hiểu xem bài trắc nghiệm ta mới soạn có đáng tin cậy hay không, các câu trắc nghiệm có tốt hay không từ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà đó có những điều chỉnh và bổ sung cần thiết đối với hệ thống câu hỏi đã soạn. Ở công đoạn này, người soạn thảo sẽ tiến hành thử nghiệm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã được thẩm định. Nếu đây là một bài trắc nghiệm ở lớp học, giáo viên có thể tiến hành thử nghiệm tại một lớp khác mà sẽ không làm kiểm tra với bài trắc nghiệm này hoặc có thể tiến hành khảo sát tại một lớp ở trường khác. Để đảm bảo kết quả khảo sát mang tính chính xác cao, giáo viên có thể tổ chức như một buổi kiểm tra nghiêm túc bằng trắc nghiệm, có thể xáo trộn các câu trắc nghiệm trong các bộ đề, bố trí sao cho các học sinh ngồi gần nhau sẽ làm các đề khác nhau và tiến hành coi buổi kiểm tra này thật sự nghiêm túc. Lưu ý giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm trước khi tiến hành khảo sát. 8. Đánh giá kết quả khảo sát bài trắc nghiệm bằng phương pháp thống kê Hoàn thành các bước trên, người soạn thảo đã có được bài trắc nghiệm đã được thử nghiệm. Điều mà ta cần quan tâm là bài trắc nghiệm có đáng tin cậy hay không?, bài trắc nghiệm có vừa sức học sinh hay không?, các câu trắc nghiệm đã soạn có tốt không?, độ khó của bài trắc nghiệm là bao nhiêu?... Nói cách khác, ta cần phải mô tả kết quả của bài trắc nghiệm bằng các dữ kiện thống kê liên quan đến độ khó, hệ số tin cậy của toàn bài trắc nghiệm, độ khó và độ phân cách của từng câu…Với các dữ kiện ấy, ta mới có cơ sở để tin tưởng rằng bài trắc nghiệm của ta là tốt, và nếu nó chưa được tốt lắm thì ta cần phải sửa chữa như thế nào cho tốt hơn. 8.1 Phân tích bài trắc nghiệm 8.1.1 Điểm trung bình của bài test (Mean): được tính bằng cộng tất cả các điểm số (của bài làm học sinh) và sau đó chia cho tổng số bài (hay tổng số học sinh làm bài). Gọi X là điểm bài trắc nghiệm của một học sinh và N là số học sinh làm bài thi: X Mean N   8.1.2 Điểm trung bình lý thuyết (Mean LT): 2 K TMeanLT  K là điểm tối đa của bài trắc nghiệm. (Bài trắc nghiệm có K câu thì điểm tối đa là K) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà T là điểm số do may rủi mà có. Tùy thuộc vào số lựa chọn của câu hỏi mà T được tính khác nhau:               22 2 22 2 2 1 2 25% 1.96 2.58 100% 100% 1 2 1 1 1 tt xy TC xy xy TC tt T xK SMean Zx N SMean Zx N Z Z Mean x K MeanLT x K N X X N N xr r r N XY X x Y R N X X N Y Y KR K                                             Nếu là câu đúng sai, xác suất may rủi 50% thì 50%T xK  Nếu là câu 4 lựa chọn, xác suất may rủi 25% thì 25%T xK  Nếu là câu 5 lựa chọn, xác suất may rủi 20% thì 20%T xK * Lưu ý: Ta có thể đánh giá độ khó bài trắc nghiệm căn cứ trên điểm trung bình.  Nếu Mean của lớp xấp xỉ Mean LT: bài trắc nghiệm là vừa sức đối với học sinh.  Nếu Mean của lớp > MeanLT: bài trắc nghiệm là dễ đối với học sinh.  Nếu Mean của lớp < MeanLT: bài trắc nghiệm là khó đối với học sinh. Như vậy, vấn đề là ta phải tìm hiểu ý nghĩa của “xấp xỉ”, “>”, “<” là như thế nào?. Ta cần phải xác định được hai giá trị biên (chỗ có dấu ?) giúp ta dự đoán mức độ khó, dễ, vừa phải. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Muốn tìm giá trị hai biên, ta có thể sử dụng công thức sau: Giá trị biên dưới SMean Zx N   Giá trị biên trên SMean Zx N   Trong đó: Mean là trung bình, S là độ lệch tiêu chuẩn, N là số học sinh. X là giá trị tùy thuộc vào xác suất tin cậy định trước. Ví dụ nếu chọn xác suất tin cậy 95% thì 1.96Z  , nếu xác suất tin cậy là 99% thì 2.58Z  . 8.1.3 Độ khó của bài trắc nghiệm: Độ khó bài = .100%Mean K 8.1.4 Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm: Độ khó vừa phải .100%MeanLT K  Đối chiếu các trị số của bài với trị số lý thuyết để rút ra kết luận về độ khó của bài. 8.1.5 Độ chênh lệch tiêu chuẩn toàn bài: độ lệch tiêu chuẩn là căn số bậc hai của số trung bình của bình phương các độ lệch. (Độ lệch = hiệu của một điểm số so với trị số trung bình)     22 1tt N X X N N      Với X là điểm bài trắc nghiệm của một học sinh và N là số học sinh làm bài. Độ lệch tiêu chuẩn là số đo lường cho biết các điểm số trong một phân bố đã lệch đi so với trung bình là bao nhiêu. Nếu  là nhỏ thì các điểm số tập trung quanh trung bình và ngược lại thì các điểm số lệch xa trung bình. 8.1.6 Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm: Ta dùng công thức Spearman_Brown (với cách phân đôi bài trắc nghiệm: một nửa gồm các câu lẻ gọi là X; một nửa gồm các câu chẵn gọi là Y): 2 1 xy TC xy xr r r   ? ? Dễ Vừa phải Khó Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Với rTC là hệ số tin cậy. X là tổng điểm các câu lẻ, Y là tổng điểm các câu chẵn. rxy là hệ số tương quan Pearson giữa tổng X và tổng Y trong bài test. Công thức tính hệ số tương quan Pearson như sau:          2 22 2xy N XY X x Y R N X X N Y Y                  * Lưu ý: Nếu dùng máy tính để xử lý, thường dùng công thức Kuder_Richardson căn bản 2 1 211TC tt KR K           Với I = độ lệch tiêu chuẩn câu i. tt = độ lệch tiêu chuẩn toàn bài. K = số câu bài trắc nghiệm. Hệ số tin cậy có giá trị từ 0 đến 1. Nếu càng gần 1 thì hệ số tin cậy của thang đo càng cao. Với các bài trắc nghiệm, ta thường mong đợi giá trị của hệ số tin cậy từ 0.9 trở lên. Thường với các bài trắc nghiệm gồm các câu mới soạn, giá trị của hệ số tin cậy chỉ từ 0.6 đến 0.8. Nếu bài trắc nghiệm gồm các câu soạn cẩu thả thì hệ số tin cậy còn thấp hơn. 8.2 Phân tích từng câu trắc nghiệm Phân tích câu trắc nghiệm là việc làm rất cần thiết và rất hữu ích cho người soạn trắc nghiệm. Nó giúp cho người soạn thảo:  Biết được những câu nào là quá khó, những câu nào là quá dễ.  Lựa ra các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi và kém.  Biết được lý do vì sao các câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn. Một bài trắc nghiệm, sau khi được sửa đổi trên căn bản của sự phân tích như trên có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích. Phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm: Tìm các giá trị độ khó câu, độ phân cách câu và thẩm định các mồi nhử. 8.2.1 Độ khó của một câu trắc nghiệm: Độ khó của câu trắc nghiệm được xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm người trả lời đúng câu trắc nghiệm ấy. Tỷ lệ phần trăm ấy được gọi là trị số p. Vậy, với một câu trắc nghiệm i: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Độ khó câu trắc nghiệm có giá trị từ 0 đến 1. Câu có độ khó bằng 0 là câu quá khó, nguợc lại câu có độ khó bằng 1 (hay 100%) là câu quá dễ, những câu hỏi loại này không có giá trị đánh giá, cần phải đuợc xem xét lại. 8.2.2 Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm đuợc gọi là tốt đó là bài trắc nghiệm gồm những câu trắc nghiệm có mức độ trung bình hay mức độ khó vừa phải. Độ khó vừa phải của một số lọai câu trắc nghiệm thông dụng:  Loại Đúng_Sai: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 50% do đó độ khó vừa phải của câu Đúng_Sai là   %752%50%100  . Nói cách khác, câu trắc nghiệm loại Đúng_Sai có độ khó vừa phải nếu có 75% học sinh trả lời đúng câu ấy.  Loại câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 25%. Vậy độ khó vừa phải của câu 4 lựa chọn là   %5.622%25%100  . Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm với 4 lựa chọn đuợc xem là vừa phải nếu có 62.5% học sinh trả lời đúng câu ấy.  Loại câu trắc nghiệm có 5 lựa chọn: có tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 20%. Vậy độ khó vừa phải của câu 5 lựa chọn là   %602%20%100  . Nói cách khác, độ khó của câu trắc nghiệm với 5 lựa chọn đuợc xem là vừa phải nếu có 60% học sinh trả lời đúng câu ấy.  Loại câu điền khuyết: Độ khó vừa phải là 50%, nghĩa là 50% học sinh trả lời đúng câu hỏi ấy. 8.2.3 Độ phân cách câu: 8.2.3.1 Mục đích của phân tích độ phân cách câu: kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép người soạn trắc nghiệm phân biệt đuợc học sinh giỏi với học sinh kém, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có độ phân cách cao. 8.2.3.2 Phương pháp xác định độ phân cách của câu trắc nghiệm: Độ khó câu TN = Trị số p của câu i = số nguời trả lời đúng câu i số nguời làm bài trắc nghiệm Độ khó vừa phải của câu TN = 100% + % do may rủi 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà 8.2.3.2.1 Phương pháp đơn giản áp dụng ở lớp học: Sau khi đã chấm và cộng tổng điểm bài trắc nghiệm, ta có thể thực hiện các buớc sau để xác định độ phân cách câu: Buớc 1: Xếp đặt các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp. Buớc 2: Căn cứ trên tổng điểm bài trắc nghiệm, lấy 27% số nguời được điểm cao nhất_xếp vào nhóm giỏi (nhóm cao) và 27% số nguời có điểm thấp nhất_xếp vào nhóm kém (nhóm thấp). Buớc 3: Lập bảng tỷ lệ phần trăm làm đúng các câu trắc nghiệm với nhóm cao và nhóm thấp. Buớc 4: Tính độ phân cách câu (D) theo công thức: D = Tỷ lệ % nhóm cao làm đúng câu TN – Tỷ lệ % nhóm thấp làm đúng câu TN Ví dụ: Một bài trắc nghiệm 40 câu được ra cho 100 sinh viên, kết quả phân tích 4 câu trắc nghiệm đầu tiên trong số 40 câu đuợc trình bày trong bảng duới đây: Câu Nhóm cao (%) Nhóm thấp (%) D 1 71 42 29 2 60 24 36 3 47 42 05 4 38 61 -23 8.2.3.2.2 Phương pháp tính chỉ số phân cách với máy tính: Sử dụng công thức tuơng quan điểm nhị phân. Đó là tuơng quan cặp giữa điểm câu trắc nghiệm với tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N nguời. pq MM R tt qp pbis   Với Mp = tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i. Mq = tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i. tt = độ lệch tiêu chuẩn của toàn bài trắc nghiệm. p = tỷ lệ nguời làm đúng câu i. q = tỷ lệ nguời làm sai câu i pq 1 . 8.2.3.3 Giải thích ý nghĩa độ phân cách câu: Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Nếu trong một câu mà tất cả nhóm cao đều làm đúng, còn tất cả nhóm thấp đều làm sai thì 00.1D , hoặc nếu tất cả nhóm thấp đều làm đúng, còn tất cả nhóm cao đều làm sai thì 00.1D . Câu như vậy có độ phân cách tuyệt đối, trường hợp này thường phải loại bỏ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Các chuyên gia về trắc nghiệm đã đưa ra một thang đánh giá chỉ số phân cách như duới đây để lựa chọn các câu trắc nghiệm tốt dùng ở lớp học:  D từ 0.4 trở lên: câu có độ phân cách rất tốt.  D từ 0.30 đến 0.39: câu có độ phân cách khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn.  D từ 0.20 đến 0.29: câu có độ phân cách tạm đuợc, cần phải điều chỉnh.  D từ 0.19 trở xuống hay âm: câu có độ phân cách kém, cần phải loại bỏ hay phải gia công, sửa chữa nhiều. * Lưu ý: Khi lựa chọn các câu trắc nghiệm căn cứ vào chỉ số phân cách, ta cần nhớ một điều là chỉ số phân cách D càng cao thì càng tốt. Với các bài trắc nghiệm tương đương, bài nào có chỉ số phân cách trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy tốt nhất (đáng tin cậy nhất). 8.2.4 Phân tích các mồi nhử Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu trắc nghiệm, ta cần làm cho mỗi câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách xem xét các tần số đáp ứng sai (số người chọn trong từng mồi nhử) cho mỗi câu hỏi. Với các chọn lựa là mồi nhử, ta mong đợi số người trong nhóm cao chọn ít hơn số người trong nhóm thấp. Nếu có trường hợp ngược lại, số người nhóm cao lại chọn nhiều hơn, ta phải đọc lại câu nhiễu này, xem xét về ngữ nghĩa và các dấu hiệu chứa đựng trong nó, có làm cho câu này thực sự là sai không. Khi cần thiết ta phải so sánh nó với câu được gọi là đáp án đúng. Một số tiêu chuẩn để chọn được câu trắc nghiệm tốt:  Những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách cao hoặc quá thấp là những câu kém cần phải xem xét lại để loại đi hay sửa chữa cho tốt hơn.  Với lựa chọn đúng trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng trong nhóm cao phải nhiều hơn số người trả lời đúng trong nhóm thấp.  Với lựa chọn sai (mồi nhử), số người trong nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn số người trong nhóm thấp lựa chọn câu này. 8.3 Các loại điểm số trắc nghiệm 8.3.1 Điểm thô trên một bài trắc nghiệm: Với bài trắc nghiệm, mỗi câu hỏi chỉ có thể quy về đúng hay sai. Câu trả lời đúng thường được tính là 1 điểm. Tổng cộng các điểm số từng câu trắc nghiệm được gọi là điểm thô. Điểm thô của bài trắc nghiệm không giúp ta so sánh giữa các bài trắc nghiệm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà có độ khó khác nhau. Vì vậy, thường phải đổi điểm thô thành các loại điểm khác phù hợp với việc nghiên cứu, trình bày và giải thích. 8.3.2 Điểm tiêu chuẩn: là điểm biến đổi từ điểm thô dựa trên cơ sở độ lệch tiêu chuẩn của phân bố điểm số. Nó thường được sử dụng trong trắc nghiệm vì: có thể xử lý bằng mọi phuơng pháp toán học, cho phép ta thực hiện so sánh các trắc nghiệm hoặc giữa các nhóm người, mỗi loại điểm tiêu chuẩn có trung bình và độ lệch tiêu chuẩn chung cho mọi bài trắc nghiệm và mọi nhóm người. Điểm tiêu chuẩn có ưu điểm vì nó có thể dùng để tính toán hay đối chiếu các kết quả. Như: so sánh hai hay nhiều điểm trung bình của một bài kiểm tra ra trên nhiều nhóm, đối chiếu điểm trên các bài trắc nghiệm khác nhau, tính hệ số tương quan…Một số loại điểm tiêu chuẩn thông dụng: điểm Z, điểm V, điểm T, điểm AGCT, điểm Stanine (9 bậc)… 8.3.3 Công thức đổi điểm thô sang một số điểm tiêu chuẩn: 8.3.3.1 Điểm Z: là loại điểm tiêu chuẩn căn bản, nó cho ta biết hiệu số giữa một trị số điểm thô nào đó với điểm trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm. s XXZ  Với X = một điểm thô. X  = điểm thô trung bình của nhóm làm trắc nghiệm. s = độ lệch tiêu chuẩn của nhóm ấy. Điểm tiêu chuẩn Z có nhược điểm là vào khoảng một nửa số điểm Z là số âm, và tất cả điểm Z đều phải mang một hay nhiều số lẻ. 8.3.3.2 Điểm tiêu chuẩn V: Căn bản giống như điểm Z, nhưng đuợc quy về phân bố bình thường có trung bình bằng 10 và độ lệch tiêu chuẩn là 4. Loại điểm này được áp dụng tại nước ta trước 1975, với hệ thống điểm từ 200  . Để có điểm V, trước hết đổi điểm thô X ra Z, sau đó áp dụng công thức và làm tròn số để nhận giá trị nguyên: Điểm tiêu chuẩn 104  ZV Ngày nay, để phù hợp với hệ thống điểm từ 100  , có thể dùng điểm tiêu chuẩn V mới với trung bình bằng 5 và độ lệch chuẩn là 2: Điểm V (mới) 52  Z Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Tổng quát, nếu ta đổi một điểm thô X sang một loại điểm tiêu chuẩn Xtc có trung bình Mtc và độ lệch tiêu chuẩn stc nhờ trung gian điểm Z thì áp dụng công thức Điểm tiêu chuẩn tctctc MZsX  9. Dựa trên kết quả đánh giá bài trắc nghiệm theo phương pháp thống kê, tiến hành sửa chữa, bổ sung những thiếu sót và sai lầm để hoàn chỉnh bài trắc nghiệm Sau khi hoàn thành bước trên, người soạn thảo đã mô tả được kết quả của bài trắc nghiệm bằng các dữ kiện thống kê liên quan đến độ khó, hệ số tin cậy của toàn bài trắc nghiệm, độ khó và độ phân cách của từng câu…Với các dữ kiện ấy, người soạn thảo đã có cơ sở để chọn lọc các câu trắc nghiệm tốt, tức là các câu trắc nghiệm có độ khó, độ phân cách và các mồi nhử đều đạt yêu cầu, và đồng thời người soạn thảo._. .................................................................... ............ *** Cau so : 32 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 13 5 22 3 1 Ti le % : 30.2 11.6 51.2 7.0 Pt-biserial : 0.17 0.21 -0.25 -0.02 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 33 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 24 11 3 0 Ti le % : 13.6 54.5 25.0 6.8 Pt-biserial : 0.29 -0.46 0.28 0.05 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 34 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 13 10 5 15 1 Ti le % : 30.2 23.3 11.6 34.9 Pt-biserial : 0.37 -0.03 -0.28 -0.14 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 35 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 20 14 1 0 Ti le % : 20.5 45.5 31.8 2.3 Pt-biserial : -0.14 0.06 0.15 -0.28 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 36 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 24 8 4 0 Ti le % : 18.2 54.5 18.2 9.1 Pt-biserial : 0.05 0.10 0.01 -0.26 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 37 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 8 9 12 15 0 Ti le % : 18.2 20.5 27.3 34.1 Pt-biserial : -0.17 -0.27 0.46 -0.07 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Muc xacsuat : NS NS <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 38 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 15 8 18 3 0 Ti le % : 34.1 18.2 40.9 6.8 Pt-biserial : -0.27 -0.07 0.38 -0.13 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 39 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 23 2 6 13 0 Ti le % : 52.3 4.5 13.6 29.5 Pt-biserial : -0.20 -0.19 0.14 0.20 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 40 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 11 9 22 1 1 Ti le % : 25.6 20.9 51.2 2.3 Pt-biserial : -0.20 -0.10 0.21 0.14 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 41 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 13 5 14 11 1 Ti le % : 30.2 11.6 32.6 25.6 Pt-biserial : 0.46 0.20 -0.27 -0.30 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 42 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 1 27 3 12 1 Ti le % : 2.3 62.8 7.0 27.9 Pt-biserial : -0.15 0.20 -0.14 -0.08 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 43 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 11 17 4 0 Ti le % : 27.3 25.0 38.6 9.1 Pt-biserial : -0.06 -0.18 0.27 -0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà .................................................................... ............ *** Cau so : 44 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 32 5 3 4 0 Ti le % : 72.7 11.4 6.8 9.1 Pt-biserial : 0.20 -0.33 -0.05 0.10 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 45 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 6 22 0 15 1 Ti le % : 14.0 51.2 0.0 34.9 Pt-biserial : -0.24 -0.24 NA 0.43 Muc xacsuat : NS NS NA <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 46 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 14 10 9 10 1 Ti le % : 32.6 23.3 20.9 23.3 Pt-biserial : 0.26 -0.17 -0.20 0.11 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 47 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 13 26 3 2 0 Ti le % : 29.5 59.1 6.8 4.5 Pt-biserial : -0.32 0.43 -0.16 -0.13 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 48 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 11 12 13 8 0 Ti le % : 25.0 27.3 29.5 18.2 Pt-biserial : 0.23 0.24 -0.32 -0.15 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 49 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 6 7 26 5 0 Ti le % : 13.6 15.9 59.1 11.4 Pt-biserial : -0.01 0.26 0.05 -0.35 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 .................................................................... ............ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà *** Cau so : 50 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 10 3 20 11 0 Ti le % : 22.7 6.8 45.5 25.0 Pt-biserial : -0.03 -0.05 0.28 -0.26 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 51 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 1 34 6 0 Ti le % : 6.8 2.3 77.3 13.6 Pt-biserial : -0.19 0.19 0.12 -0.09 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 52 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 11 15 10 1 Ti le % : 16.3 25.6 34.9 23.3 Pt-biserial : -0.31 -0.24 0.54 -0.12 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 53 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 1 3 38 0 Ti le % : 4.5 2.3 6.8 86.4 Pt-biserial : 0.26 0.02 0.11 -0.24 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 54 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 27 6 5 6 0 Ti le % : 61.4 13.6 11.4 13.6 Pt-biserial : 0.01 -0.03 -0.01 0.03 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 55 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 23 8 7 6 0 Ti le % : 52.3 18.2 15.9 13.6 Pt-biserial : 0.27 0.14 -0.31 -0.21 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 56 Lua chon A B* C D Missing Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Tan so : 8 24 5 6 1 Ti le % : 18.6 55.8 11.6 14.0 Pt-biserial : -0.18 0.18 -0.31 0.16 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 57 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 6 28 5 5 0 Ti le % : 13.6 63.6 11.4 11.4 Pt-biserial : -0.35 0.50 -0.22 -0.15 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 58 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 4 28 6 0 Ti le % : 13.6 9.1 63.6 13.6 Pt-biserial : -0.14 -0.05 0.09 0.06 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 59 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 10 9 4 21 0 Ti le % : 22.7 20.5 9.1 47.7 Pt-biserial : -0.20 -0.12 -0.30 0.43 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 60 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 13 4 6 21 0 Ti le % : 29.5 9.1 13.6 47.7 Pt-biserial : -0.21 -0.10 -0.13 0.34 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 .................................................................... ............ *** HET **** Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà PHỤ LỤC 3 CÁC KẾT QUẢ KHẢO SÁT THU ĐƯỢC Ở LẦN KHẢO SÁT THỨ HAI KẾT QUẢ ĐIỂM THÔ CỦA SINH VIÊN T1 10111011101101011110111100110010110001001101111110 32 T2 00000111011111111011010000000000000001000101101110 21 T3 00010111011101111001010000100000101000000101001110 21 T4 11110111111111111111011111011011110111110110111111 43 T5 11110111011111011111011110110110100111110011101011 37 T6 00110011111001111001001000110011000111011101111111 30 T7 10000101101111000101110000110011001000001001101111 24 T8 10011101101111101010010001100010110000110111100100 26 T9 10010111011110001011011000100011000000000111111101 25 T10 00110111111110101101011000011110100111100101101110 31 T11 00110111001010001000010000100010101010010101010111 21 T12 10011111111100111111011000100101101110101010111111 34 T13 00000111101111011000010000010000010001001100001001 18 T14 00011111111001010000100010001010100000100001001110 20 T15 01010101001100011100011010100000001001100100001100 19 T16 00000010001010000010000100100000001000000110001101 12 T17 10100001100000010101011001010010000001000101100101 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà T18 10010101100111000000011111001001100001100001100111 23 T19 10010111101110001011000000010001000001110111011111 25 T20 00110011011010001111011110101010110001001001100011 26 T21 01011111011111111000011000100101010001000011001100 25 T22 10001111101100011100011000000111001001000101001011 23 T23 10011111010101011111011101100011110101000011100111 31 T24 11111111111111111111111011011011110111100110111111 43 T25 11011111011111011110011111100110100001111011001111 35 T26 11010111111111011111000100110011111011100011101111 35 T27 00011111011110110101011000111001000010100111111010 28 T28 00100001011100010000010001100011001010010000101110 18 T29 10110111111110111111110010001111101001000111111111 36 T30 00000111011110001110011101000110110101100110011111 28 T31 00010111111110011111001010010010000001000001011001 23 T32 00010011010110000110000000110011000000000001000001 14 T33 00010111110001111100101011110000010000100100101100 23 T34 11001101100100011010111010101011100101101000000010 24 T35 00011001111111001000001101000011011111000011000001 23 T36 10011111111111111111111110011110110010110111111110 40 T37 00000111111110111111110010001010001010001010001111 27 T38 10100111100110111100010101000111100010000001111100 25 T39 01001011011100011100011001101011100001000111000011 24 T40 10010111001000011100000010100010000100000011111101 20 T41 00010001001110111100001100100010001101000000011001 19 T42 00000111001001111011011100000000000001000000111011 19 T43 00000011011110001111110001000001001001000000110100 19 T44 11101111110101011100011101010110101011101011011111 34 T45 00011110011111111111110110111110001101111011111110 37 T46 00010111011110111111111111001111101111101111101111 39 T47 00111111111111111111111111111111110101110011111011 43 ================================================= KET QUA PHAN TICH BAI TRAC NGHIEM # Trac nghiem : Chương các định luật bảo toàn # Ten nhom : Lớp Lý 1B * So cau TN = 50 * So bai TN = 47 Thuc hien xu ly luc 16g41ph Ngay 8/ 4/2009 ================================================= * CAC CHI SO VE TRUNG BINH va DO KHO tinh tren diem TOAN BAI TRAC NGHIEM Trung Binh = 26.830 Do lech TC = 7.911 Do Kho bai TEST = 53.7% Trung binh LT = 31.250 Do Kho Vua Phai = 62.5% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà --------------------------------------------------------------------------- ----- * HE SO TIN CAY cua BAI TEST (Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban) He so tin cay = 0.843 * Sai so tieu chuan cua do luong : SEM = 3.139 -------------------------------------------------------------------- ------------ * BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM *** Mean(cau) = DO KHO(cau) *** Rpbis = DO PHAN CACH(cau) Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis 1 21 0.447 0.503 | 30.143 24.154 0.376 ** 2 10 0.213 0.414 | 31.900 25.459 0.333 * 3 14 0.298 0.462 | 31.214 24.970 0.361 * 4 32 0.681 0.471 | 28.969 22.267 0.395 ** 5 17 0.362 0.486 | 30.706 24.633 0.369 * 6 36 0.766 0.428 | 28.500 21.364 0.382 ** 7 38 0.809 0.398 | 28.079 21.556 0.324 * 8 45 0.957 0.204 | 26.933 24.500 0.062 9 25 0.532 0.504 | 28.920 24.455 0.282 10 31 0.660 0.479 | 29.452 21.750 0.461 ** 11 39 0.830 0.380 | 27.410 24.000 0.162 12 38 0.809 0.398 | 28.211 21.000 0.359 * 13 31 0.660 0.479 | 28.097 24.375 0.223 14 23 0.489 0.505 | 29.696 24.083 0.355 * 15 20 0.426 0.500 | 30.500 24.111 0.399 ** 16 34 0.723 0.452 | 28.353 22.846 0.311 * 17 39 0.830 0.380 | 28.308 19.625 0.412 ** 18 31 0.660 0.479 | 29.355 21.937 0.444 ** 19 26 0.553 0.503 | 29.769 23.190 0.413 ** 20 25 0.532 0.504 | 30.200 23.000 0.454 ** 21 13 0.277 0.452 | 31.308 25.118 0.350 * 22 36 0.766 0.428 | 28.250 22.182 0.325 * 23 29 0.617 0.491 | 29.034 23.278 0.354 * 24 19 0.404 0.496 | 30.579 24.286 0.390 ** 25 18 0.383 0.491 | 31.000 24.241 0.415 ** 26 17 0.362 0.486 | 29.118 25.533 0.218 27 26 0.553 0.503 | 26.269 27.524 -0.079 28 19 0.404 0.496 | 30.421 24.393 0.374 ** 29 15 0.319 0.471 | 32.267 24.281 0.471 ** 30 14 0.298 0.462 | 33.357 24.061 0.537 ** 31 34 0.723 0.452 | 28.647 22.077 0.372 * 32 23 0.489 0.505 | 28.435 25.292 0.199 33 24 0.511 0.505 | 31.292 22.174 0.576 ** Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà 34 14 0.298 0.462 | 31.143 25.000 0.355 * 35 17 0.362 0.486 | 25.941 27.333 -0.085 36 15 0.319 0.471 | 32.133 24.344 0.459 ** 37 16 0.340 0.479 | 31.750 24.290 0.447 ** 38 31 0.660 0.479 | 28.484 23.625 0.291 * 39 21 0.447 0.503 | 31.762 22.846 0.560 ** 40 11 0.234 0.428 | 32.273 25.167 0.380 ** 41 12 0.255 0.441 | 30.000 25.743 0.235 42 23 0.489 0.505 | 27.217 26.458 0.048 43 24 0.511 0.505 | 31.250 22.217 0.571 ** 44 33 0.702 0.462 | 27.727 24.714 0.174 45 28 0.596 0.496 | 29.500 22.895 0.410 ** 46 21 0.447 0.503 | 29.714 24.500 0.328 * 47 36 0.766 0.428 | 28.111 22.636 0.293 * 48 34 0.723 0.452 | 27.647 24.692 0.167 49 32 0.681 0.471 | 29.750 20.600 0.539 ** 50 31 0.660 0.479 | 27.484 25.563 0.115 ------------------------------------------------------------------------------ -- Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05 Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01 2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay 3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i * BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac 12 -1.875 1.251 1 F 13 -1.748 1.504 2 F 14 -1.622 1.756 2 F 15 -1.495 2.009 2 D 16 -1.369 2.262 2 D 17 -1.243 2.515 3 D 18 -1.116 2.768 3 D 19 -0.990 3.020 3 D 20 -0.863 3.273 3 D 21 -0.737 3.526 4 D 22 -0.611 3.779 4 D 23 -0.484 4.032 4 C 24 -0.358 4.285 4 C 25 -0.231 4.537 5 C 26 -0.105 4.790 5 C 27 0.022 5.043 5 C 28 0.148 5.296 5 C 29 0.274 5.549 6 C 30 0.401 5.802 6 C 31 0.527 6.054 6 B 32 0.654 6.307 6 B Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà 33 0.780 6.560 7 B 34 0.906 6.813 7 B 35 1.033 7.066 7 B 36 1.159 7.318 7 B 37 1.286 7.571 8 B 38 1.412 7.824 8 B 39 1.538 8.077 8 A 40 1.665 8.330 8 A 41 1.791 8.583 9 A 42 1.918 8.835 9 A 43 2.044 9.088 9 A -------------------------------------------------------------------- ------------ *** HET *** =========================================== Trac nghiem : Chương các định luật bảo toàn * Ten nhom lam TN : Lớp Lý 1B * So cau : 50 * So nguoi : 47 * Xu ly luc 20g56ph * Ngay 8/ 4/2009 =========================================== .................................................................... ............ *** Cau so : 1 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 4 21 9 12 1 Ti le % : 8.7 45.7 19.6 26.1 Pt-biserial : -0.04 0.38 -0.30 -0.11 Muc xacsuat : NS <.01 <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 2 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 10 10 14 13 0 Ti le % : 21.3 21.3 29.8 27.7 Pt-biserial : 0.33 0.01 -0.03 -0.29 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 3 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 14 14 13 0 Ti le % : 12.8 29.8 29.8 27.7 Pt-biserial : -0.08 -0.02 0.36 -0.29 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 4 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 1 3 11 32 0 Ti le % : 2.1 6.4 23.4 68.1 Pt-biserial : -0.16 -0.16 -0.29 0.39 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 5 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 17 9 14 0 Ti le % : 14.9 36.2 19.1 29.8 Pt-biserial : 0.09 0.37 -0.05 -0.42 Muc xacsuat : NS <.05 NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 6 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 4 5 1 36 1 Ti le % : 8.7 10.9 2.2 78.3 Pt-biserial : -0.36 -0.04 -0.28 0.38 Muc xacsuat : <.05 NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 7 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 38 4 1 4 0 Ti le % : 80.9 8.5 2.1 8.5 Pt-biserial : 0.32 -0.18 -0.15 -0.21 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 8 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 45 0 2 0 Ti le % : 0.0 95.7 0.0 4.3 Pt-biserial : NA 0.06 NA -0.06 Muc xacsuat : NA NS NA NS .................................................................... ............ *** Cau so : 9 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 8 8 25 6 0 Ti le % : 17.0 17.0 53.2 12.8 Pt-biserial : -0.11 0.02 0.28 -0.31 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà .................................................................... ............ *** Cau so : 10 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 4 31 6 0 Ti le % : 12.8 8.5 66.0 12.8 Pt-biserial : -0.27 -0.20 0.46 -0.23 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 11 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 39 3 0 5 0 Ti le % : 83.0 6.4 0.0 10.6 Pt-biserial : 0.16 -0.17 NA -0.06 Muc xacsuat : NS NS NA NS .................................................................... ............ *** Cau so : 12 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 1 38 1 7 0 Ti le % : 2.1 80.9 2.1 14.9 Pt-biserial : -0.11 0.36 -0.07 -0.32 Muc xacsuat : NS <.05 NS <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 13 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 4 3 9 31 0 Ti le % : 8.5 6.4 19.1 66.0 Pt-biserial : -0.02 -0.05 -0.22 0.22 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 14 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 23 15 1 0 Ti le % : 17.0 48.9 31.9 2.1 Pt-biserial : -0.38 0.35 -0.07 -0.03 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 15 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 13 6 20 7 1 Ti le % : 28.3 13.0 43.5 15.2 Pt-biserial : -0.09 -0.22 0.40 -0.26 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS .................................................................... ............ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà *** Cau so : 16 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 1 10 34 0 Ti le % : 4.3 2.1 21.3 72.3 Pt-biserial : -0.25 -0.03 -0.21 0.31 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 17 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 39 8 0 0 Ti le % : 0.0 83.0 17.0 0.0 Pt-biserial : NA 0.41 -0.41 NA Muc xacsuat : NA <.01 <.01 NA .................................................................... ............ *** Cau so : 18 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 31 6 7 3 0 Ti le % : 66.0 12.8 14.9 6.4 Pt-biserial : 0.44 -0.37 -0.18 -0.09 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 19 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 14 7 0 0 Ti le % : 55.3 29.8 14.9 0.0 Pt-biserial : 0.41 -0.36 -0.12 NA Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NA .................................................................... ............ *** Cau so : 20 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 14 5 2 25 1 Ti le % : 30.4 10.9 4.3 54.3 Pt-biserial : -0.27 -0.23 -0.10 0.45 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 21 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 18 13 6 10 0 Ti le % : 38.3 27.7 12.8 21.3 Pt-biserial : -0.01 0.35 -0.30 -0.13 Muc xacsuat : NS <.05 <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 22 Lua chon A* B C D Missing Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Tan so : 36 2 5 3 1 Ti le % : 78.3 4.3 10.9 6.5 Pt-biserial : 0.32 -0.26 -0.06 -0.23 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 23 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 29 4 4 10 0 Ti le % : 61.7 8.5 8.5 21.3 Pt-biserial : 0.35 -0.13 -0.18 -0.21 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 24 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 13 19 6 8 1 Ti le % : 28.3 41.3 13.0 17.4 Pt-biserial : -0.33 0.39 -0.09 -0.01 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 25 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 19 18 3 1 Ti le % : 13.0 41.3 39.1 6.5 Pt-biserial : -0.10 -0.35 0.42 0.06 Muc xacsuat : NS <.05 <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 26 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 17 12 8 10 0 Ti le % : 36.2 25.5 17.0 21.3 Pt-biserial : 0.22 0.14 -0.26 -0.16 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 27 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 9 26 8 3 1 Ti le % : 19.6 56.5 17.4 6.5 Pt-biserial : -0.03 -0.08 -0.08 0.19 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 28 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 6 19 15 0 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Ti le % : 14.9 12.8 40.4 31.9 Pt-biserial : -0.35 0.15 0.37 -0.23 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 29 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 4 15 21 0 Ti le % : 14.9 8.5 31.9 44.7 Pt-biserial : -0.02 -0.22 0.47 -0.31 Muc xacsuat : NS NS <.01 <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 30 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 20 0 13 14 0 Ti le % : 42.6 0.0 27.7 29.8 Pt-biserial : -0.19 NA -0.34 0.54 Muc xacsuat : NS NA <.05 <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 31 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 2 34 5 5 1 Ti le % : 4.3 73.9 10.9 10.9 Pt-biserial : -0.17 0.37 -0.19 -0.20 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 32 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 23 10 7 7 0 Ti le % : 48.9 21.3 14.9 14.9 Pt-biserial : 0.20 0.20 -0.27 -0.23 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 33 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 5 24 2 15 1 Ti le % : 10.9 52.2 4.3 32.6 Pt-biserial : -0.25 0.58 -0.09 -0.36 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 34 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 24 14 3 0 Ti le % : 12.8 51.1 29.8 6.4 Pt-biserial : -0.20 -0.07 0.36 -0.25 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà Muc xacsuat : NS NS <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 35 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 24 4 17 0 Ti le % : 4.3 51.1 8.5 36.2 Pt-biserial : 0.27 0.04 -0.13 -0.08 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 36 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 7 22 3 15 0 Ti le % : 14.9 46.8 6.4 31.9 Pt-biserial : 0.24 -0.55 -0.10 0.46 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 37 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 16 8 10 11 2 Ti le % : 35.6 17.8 22.2 24.4 Pt-biserial : 0.45 -0.40 0.04 -0.11 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 38 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 11 31 2 3 0 Ti le % : 23.4 66.0 4.3 6.4 Pt-biserial : -0.31 0.29 0.06 -0.08 Muc xacsuat : <.05 <.05 NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 39 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 21 11 10 5 0 Ti le % : 44.7 23.4 21.3 10.6 Pt-biserial : 0.56 -0.14 -0.25 -0.38 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 40 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 11 25 4 0 Ti le % : 14.9 23.4 53.2 8.5 Pt-biserial : -0.21 0.38 0.02 -0.34 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà .................................................................... ............ *** Cau so : 41 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 17 18 0 12 0 Ti le % : 36.2 38.3 0.0 25.5 Pt-biserial : -0.25 0.04 NA 0.23 Muc xacsuat : NS NS NA NS .................................................................... ............ *** Cau so : 42 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 10 23 7 0 Ti le % : 14.9 21.3 48.9 14.9 Pt-biserial : -0.08 0.11 0.05 -0.11 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 43 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 4 8 24 11 0 Ti le % : 8.5 17.0 51.1 23.4 Pt-biserial : -0.27 -0.25 0.57 -0.27 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 44 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 8 4 33 0 Ti le % : 4.3 17.0 8.5 70.2 Pt-biserial : 0.04 -0.22 -0.02 0.17 Muc xacsuat : NS NS NS NS .................................................................... ............ *** Cau so : 45 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 5 6 28 0 Ti le % : 17.0 10.6 12.8 59.6 Pt-biserial : -0.44 0.02 -0.13 0.41 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 46 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 21 4 11 4 Ti le % : 16.3 48.8 9.3 25.6 Pt-biserial : -0.16 0.33 -0.13 -0.19 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS .................................................................... ............ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà *** Cau so : 47 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 5 36 4 2 0 Ti le % : 10.6 76.6 8.5 4.3 Pt-biserial : -0.07 0.29 -0.29 -0.10 Muc xacsuat : NS <.05 <.05 NS .................................................................... ............ *** Cau so : 48 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 5 3 34 5 0 Ti le % : 10.6 6.4 72.3 10.6 Pt-biserial : 0.03 0.04 0.17 -0.31 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 .................................................................... ............ *** Cau so : 49 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 2 5 32 0 Ti le % : 17.0 4.3 10.6 68.1 Pt-biserial : -0.31 -0.13 -0.36 0.54 Muc xacsuat : <.05 NS <.05 <.01 .................................................................... ............ *** Cau so : 50 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 5 3 31 0 Ti le % : 17.0 10.6 6.4 66.0 Pt-biserial : 0.07 -0.13 -0.17 0.12 Muc xacsuat : NS NS NS NS ........................................................................... ..... *** HET **** Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Dương Đào Tùng SVTH: Trần Trịnh Minh Hoà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7387.pdf
Tài liệu liên quan