Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu

Tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu: Mục lục ™–õ—˜ Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục mô hình Lời mở đầu 01 Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng I – Tập đoàn kinh tế 04 1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 04 2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 06 2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 06 2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn 07 2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn 08 3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế 09 3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp... Ebook Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý trong tập đoàn 09 3.2. Theo cấu trúc sở hữu 10 3.3. Theo loại hình liên kết 12 4. Công ty mẹ- công ty con 13 4.1. Công ty mẹ 13 4.2. Công ty con 15 II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng 16 1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 17 2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 19 2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính 19 2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới 20 2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 20 2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu 21 2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính 21 2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin 22 3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 23 4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 24 4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 24 4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp 25 4.3. Quy mô lớn 29 4.4. Dịch vụ tài chính đa dạng 32 5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng 34 Chương II Triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu I - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 36 II - Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam 37 1. Những thành tựu đạt được 37 1.1. NHTM NN 37 a. Năng lực tài chính 38 b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước 39 c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng 40 1.2. NHTM CP 41 a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng 41 b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao 42 c. Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. 44 1.3. Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường 46 2. Những hạn chế và thách thức 49 2.1. Sự hạn chế về năng lực tài chính 49 2.2. Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn 51 2.3. Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập 52 III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam 54 IV - Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu 56 1. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu 56 2. Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu 57 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59 Chương III Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam I - Lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam 61 II - Đánh giá khả năng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng của Việt Nam 65 1. Điều kiện vĩ mô 65 1.1. Môi trường pháp lý 65 1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng 66 1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính 67 2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank 68 3. Điều kiện nội tại của Vietcombank 68 3.1. Mô hình tổ chức hoạt động 69 3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa 70 3.3. Quy mô hoạt động 71 3.4. Tiềm lực tài chính 74 III - Những đề xuất 75 1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 75 1.1. Hành lang pháp lý 75 1.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và Nhà nước 76 1.3. Công tác giám sát 77 2. Về phía Vietcombank 78 2.1. Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa 78 2.2. Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ 79 2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 84 2.4. Cơ cấu lại các công ty con 87 Kết luận 88 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Danh mục từ viết tắt ™–õ—˜ Danh mục từ viết tắt tiếng Việt BCTC : Báo cáo tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTM NN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTM CP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNNg : Ngân hàng nước ngoài TCTD : Tổ chức tín dụng VNBC : Hệ thống kết nối thẻ Việt Nam VPĐD : Văn phòng đại diện Danh mục từ viết tắt tiếng Anh ALCO Asset-Liability Management Committiee Quản lý tài sản nợ – tài sản có ATM Automated Teller Machine Máy giao dịch tự động ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CAR Capital Adequacy Ration Hệ số an toàn vốn EU European Union Liên minh châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế M&A Merge and Acquisition Sáp nhập và mua lại ROE Return on Equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Return on Asset Lợi nhuận trên tổng tài sản PR Public relations Quan hệ công chúng WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Danh mục tên một số ngân hàng Agribank :NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Vietcombank(VCB): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCBS : Công ty chứng khoán Vietcombank VCBF : Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VCB VCBL : Công ty cho thuê tài chính Vietcombank Incombank(ICB) : Ngân hàng Công Thương Việt Nam BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ACB : NHTM CP Á Châu EAB : NHTM CP Đông Á ABBank : NHTM CP An Bình SCB : NHTM CP Sài Gòn GiaDinhBank : NHTM CP Gia Định Sacombank : NHTM CP Sài Gòn Thường Tín Habubank : NHTM CP Nhà Hà Nội MB : NHTM CP Quân đội MHB : NH Phát triển nhà và đồng bằng sông Cửu Long Eximbank : NHTM CP Xuất - Nhập khẩu Techcombank : NHTM CP Kỹ thương Southern Bank : NHTM CP Phương Nam SCB : NHTM CP Sài Gòn HSBC : HongKong and Shanghai Banking Corporation ANZ : Australia and New Zealand Banking Group BNP : Banque Nationale de Paris MUFG : Mitsubishi UFJ Financial Group UOB : United Overseas Bank, Singapore Danh mục bảng biểu, mô hình ™–õ—˜ Bảng 1: Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới 30 Bảng 2: Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007) 30 Bảng 3: Tổng tài sản của Top 10 Ngân hàng lớn nhất thế giới 31 Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 38 Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN 40 Bảng 6: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 43 Bảng 7: Những vụ sáp nhập lớn của Châu Âu 56 Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 38 Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006 41 Biểu 3: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 44 Biểu 4: Tốc độ tăng thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 45 Mô hình ngân hàng đa năng 26 Mô hình quan hệ công ty mẹ-con 26 Mô hình công ty sở hữu tài chính 26 Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn 62 Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank 69 Mô hình cơ cấu tổ chức đề xuất 80 Mô hình quản trị rủi ro đề xuất 82 Mô hình khối ngân hàng cá nhân đề xuất 85 Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp đề xuất 86 Lời mở đầu ™–õ—˜ Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng của thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu với sự mở rộng quy mô của các tập đoàn tài chính sang các nước ở tất cả các châu lục. Sự tăng trưởng vượt bậc ấy không chỉ xuất phát sự nới lỏng quy định của Chính phủ các nước về việc mở rộng phạm vi kinh doanh của ngân hàng ra các lĩnh vực tài chính khác (bảo hiểm, chứng khoán). Làn sóng tập đoàn hóa các tổ chức tài chính không chỉ dừng lại ở những nước phát triển và những nước công nghiệp mới mà còn ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình cải cách và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD khác trong nền kinh tế. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, có tốc độ tăng trưởng GDP cao (8,4% năm 2006) và ngành ngân hàng thời gian qua đang dần được củng cố về mọi mặt theo thông lệ quốc tế. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007 mở ra cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, trong đó phải thực hiện cam kết về mở cửa ngành ngân hàng, theo đó những ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới được phép mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa là hệ thống ngân hàng nước ta phải đối diện với một cuộc cạnh tranh quyết liệt trước các tập đoàn tài chính nước ngoài. Trước tình hình đó, nhu cầu xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở nước ta trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu” cho khóa luận của mình. Mục tiêu của khóa luận là lựa chọn được một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp và hữu hiệu với thực tiễn tình hình thị trường dịch vụ tài chính nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ kinh nghiệm của một số tập đoàn tài chính Châu Âu; đồng thời, tìm ra được một NHTM Việt Nam hội đủ một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tập đoàn, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng đó thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Về kết cấu, khóa luận được chia làm ba chương: Chương I: Lí luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Ở chương này, người viết tập trung làm rõ những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến tập đoàn tài chính - ngân hàng. Từ những cơ sở lý thuyết này để tiến hành tìm hiểu thực trạng và triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Chương II: Triển vọng phát triển mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu. Vấn đề được tập trung phân tích trong chương II là từ thực trạng hệ thống NHTM nước ta để khẳng định việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời học tập kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu. Chương III: Những kiến nghị xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Ở chương này, người viết đã lựa chọn được mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam. Ngoài ra, người viết cũng đã đánh giá khả năng, triển vọng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên những điều kiện khách quan và nội tại của bản thân ngân hàng. Đồng thời, đề xuất một vài kiến nghị, thiết nghĩ rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cho một ngân hàng tiềm năng thành công trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên của Việt Nam. Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một đề tài mới ở Việt Nam, nên chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích sâu và tổng quát nhằm đúc kết thành những kiến thức chung, thống nhất. Với tác phẩm nhỏ này, người viết kỳ vọng đóng góp được tiếng nói trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam - vấn đề đang rất được nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng quan tâm. Do hạn chế về phương pháp tiếp cận của một sinh viên cũng như nguồn tài liệu thu thập được, nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề đang rất “thời sự” này. Người viết xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn và những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Hà Nội, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Thị Ánh Tuyết Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng I - TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1. Khái niệm tập đoàn kinh tế Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn ở mọi lĩnh vực đã bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 và không ngừng lớn mạnh cho đến ngày nay: từ tập đoàn đầu nhớt Mobile, BP, Shell đến tập đoàn công nghiệp ôtô như Toyota, General Motor, Ford, Rolls Royce,… đến tập đoàn bán lẻ như Wal Mart,…tập đoàn công nghệ, truyền thông như AOL, Planet,…và tập đoàn ngân hàng như Citigroup, HSBC Holdings, Bank of America,… Tập đoàn kinh tế được gọi tên rất đa dạng với những mô hình tổ chức không giống nhau giữa các nước: Conglomerate (là tên gọi tập đoàn phổ biến ở Châu Âu), Holding Company (tại Mỹ và nhiều nước khác), Business Houses (tại Ấn Độ), Chaebol (ở Hàn Quốc), Zaibatsu và Keiretsu (lần lượt được gọi ở Nhật trước và sau Thế chiến II), và tên gọi phổ biến được dùng ở nhiều nước là Group hay Business Group. Ở Hàn Quốc, theo Luật Thương mại (Korea Fair Trade Act), Chaebol là một tổ hợp các công ty quy mô lớn mà các hoạt động kinh doanh của nó được điều hành bởi một người xác định. Đặc điểm quan trọng nhất là sự tập trung cao quyền sở hữu tập đoàn thuộc về một số cá nhân và gia đình họ, những người này sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của tất cả các công ty thành viên của tập đoàn. Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì: "Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển." Trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, tại Điều 146, tập đoàn kinh tế chỉ được nhắc đến là một hình thức của nhóm công ty: “1.Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. 2.Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tập đoàn kinh tế; c) Các hình thức khác.” Tại Điều 149 : “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế. Từ cuối năm 1995, nước ta đã có một số tập đoàn trong những ngành kinh tế then chốt, bao gồm tập đoàn dệt may, tập đoàn than và khoáng sản, tập đoàn bưu chính - viễn thông. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP về thí điểm thành lập tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt đã đánh dấu một bước phát triển mới cho triển vọng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam. Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế nhưng chung quy lại, có thể hiểu: tập đoàn kinh tế là một tổ hợp lớn các đơn vị thành viên, liên kết với nhau thông qua mối quan hệ về tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,…và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân, thường có một “công ty mẹ” đóng vai trò là “thương hiệu” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” chủ yếu về mặt tài chính và chiến lược phát triển. 2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Tuy tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau, được nhận thức chưa thống nhất giữa các quốc gia nhưng chúng vẫn mang trong mình những đặc điểm chung cơ bản: - Tập đoàn kinh tế hình thành dựa trên những nhu cầu thực tế khách quan của các hoạt động kinh tế, là kết quả quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thông qua các hình thức tích tụ hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở trình độ cao nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Tập đoàn kinh tế sẽ gặp thất bại nếu hình thành trên cơ sở áp đặt, gán ghép các đơn vị thành viên bằng mệnh lệnh hành chính. - Về tổ chức: tập đoàn kinh tế là tập hợp của một số đơn vị thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính,… Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ, thị trường,…) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên cơ sở cùng có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn. Trong tập hợp đó, có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại. Các tập đoàn đa phần được tổ chức theo mô hình “công ty mẹ – công ty con”. Công ty mẹ sở hữu lượng lớn (hoặc hoàn toàn) trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chính cũng như về mặt chiến lược phát triển. - Về cơ cấu sở hữu: sở hữu trong tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp, là cấu trúc đa sở hữu, theo đó công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên khác. Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độc lập với tư cách pháp nhân riêng. Những công ty con này có thể là những mắt xích trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá hoặc hoạt động trong những lĩnh vực độc lập, không liên quan gì với nhau. - Về qui mô và phạm vi hoạt động: các tập đoàn kinh tế thường có qui mô lớn về vốn, lao động, doanh thu,… Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt ra biên giới một quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia. Tập đoàn kinh tế đang hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh, nhằm đạt được những ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất. - Lĩnh vực kinh doanh: tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế phát triển theo xu hướng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnh vực giữ vị trí mũi nhọn. - Về chiến lược kinh doanh chung: cơ quan đầu não của tập đoàn đảm trách việc soản thảo chiến lược theo định hướng chung của toàn tập đoàn và được thực hiện thống nhất bởi các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Chiến lược chung được xây dựng trên cơ sở: phân tích nhu cầu thị trường và xu hướng biến đổi, ý đồ chiến lược phát triển của các nhà hoạch định chính sách, tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước… 2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn - Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có trụ sở chính, không có cơ quan hành chính thường trực chung của tập đoàn. - Có một số thiết chế quản trị chung của tập đoàn như Hội đồng chiến lược, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng quản trị. Các thành viên trong những hội đồng hay uỷ ban này hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất, thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn. Thông thường chủ tịch và các thành viên trong hội đồng và uỷ ban hưởng lương chính từ các công ty thành viên và được hưởng thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm do các công ty thành viên đóng góp theo quy định chung. Khái niệm tập đoàn thường kèm theo “công ty xuất phát” hay “công ty gốc”, “công ty đứng đầu”, “công ty sáng lập”,…Vị thế của công ty này trước hết được biểu hiện ở biểu tượng logo của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của các công ty thành viên trong tập đoàn. - Công ty trong tập đoàn hành động theo chiến lược chung, theo bản đồ phân bố thị trường, với các quan hệ gắn bó về vốn, thương hiệu, văn hoá, ngoại giao,… Cơ chế điều hành chung của tập đoàn chủ yếu dựa trên quan hệ về lợi ích kinh tế minh bạch và uy tín, cũng như các cam kết trong quy chế chung của tập đoàn, chứ không dựa trên mệnh lệnh hành chính. Các pháp nhân trong tập đoàn có chung quyền được bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép từ những công ty ngoài tập đoàn. 2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn - Đặc trưng quan trọng nhất là mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập: có tài sản riêng, trụ sở riêng, thị trường riêng, thậm chí ngành nghề riêng. Do đó, giữa các công ty trong tập đoàn có sự khác nhau về mức thu nhập, tình trạng rủi ro và quy mô tài chính. - Nhìn chung, các tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, thông qua đàm phán để mua bán, liên doanh, sáp nhập, hợp nhất,… Trong đó, một công ty khởi xướng và đóng vai trò sáng lập ra tập đoàn (hình thức tập trung tư bản) từ nhiều công ty thành viên, hoặc từ một công ty lớn tách ra thành nhiều công ty độc lập (hình thức tích tụ tư bản). Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh tế không phải do mệnh lệnh hành chính Nhà nước mà do quyết định của nhà doanh nghiệp, được dư luận xã hội, thị trường và Nhà nước thừa nhận. 3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế Có nhiều mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế khác nhau tuỳ theo tiêu chí phân loại. Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, người viết xin trình bày các mô hình: 3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn (1) Mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực Tập đoàn theo cấu trúc tổ chức này tập trung ở vai trò của Văn phòng đầu não (head office) trong các hoạt động của tập đoàn, đứng đầu Văn phòng là Uỷ ban điều hành (executive committee) và dưới là các phòng ban chức năng phụ trách các mảng hoạt động chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài chính. Đặc trưng của mô hình này là sự tập trung quyền lực về các quyết định sản xuất - kinh doanh của cả tập đoàn đều được đặt dưới tay của Tổng Giám đốc. Uỷ ban điều hành quản lý các phòng ban chức năng thông qua việc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Do sự tập trung quyền lực quá nhiều vào nhà quản lý cấp cao nên mô hình này đã hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các thành viên trong tập đoàn. Hiện nay, trên thế giới hầu như không còn tập đoàn kinh tế nào được tổ chức theo mô hình này nữa. (2) Mô hình theo cấu trúc Holding Khác với mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực, mô hình theo cấu trúc Holding không có sự kiểm soát tập trung mà hoạt động theo kiểu phân quyền giữa các bộ phận trong tập đoàn. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn theo cấu trúc Holding bao gồm một Văn phòng và các công ty thành viên. Văn phòng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung cả tập đoàn mà không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Trong khi đó, các công ty thành viên hoạt động tương đối độc lập. Dạng phổ biến nhất của mô hình này là theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ và các công ty con đều là những pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, có quyền tự chủ khá cao về hoạt động kinh doanh và tài chính. Do vậy, các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trở thành như những giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con chủ yếu là mối quan hệ vốn, theo đó, công ty mẹ sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của công ty con. (3) Mô hình theo cấu trúc hỗn hợp Mô hình này phối hợp giữa hai cấu trúc: cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực với cấu trúc Holding. Trong đó, cơ cấu tổ chức bao gồm 3 cấp: - Cấp thứ nhất là cơ quan đầu não của tập đoàn, là cấp cao nhất chịu trách nhiệm quản lý chung về ba vấn đề cốt tử: một là, xây dựng và thông qua các chiến lược (như chiến lược đầu tư, gia nhập hay rút khỏi thị trường, định hướng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm,…); hai là, quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong của tập đoàn; ba là, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát, đánh giá các cán bộ cao cấp của tập đoàn. - Cấp thứ hai là các ban chức năng có nhiệm vụ giúp cơ quan đầu não xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát các công ty con. Nhờ đó, đảm bảo trật tự trong tập đoàn cũng như giúp cho quá trình ra quyết định mang tính khoa học hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro. Các ban chức năng bao gồm ban kế hoạch, tài chính, nhân sự, kiểm toán, pháp chế,…hoặc các ban quản lý theo sản phẩm, nhãn hàng, khu vực địa lý,... - Cấp thứ ba là các công ty con độc lập, thực hiện hoạt động sản xuất-kinh doanh theo chiến lược và kế hoạch chung mà tập đoàn đã xác định. 3.2. Theo cấu trúc sở hữu (1) Mô hình sở hữu giản đơn Cty mẹ Cty liên doanh, liên kết Cty con III Cty con II Cty con I Cty liên doanh, liên kết Cty cháu1 …………….. Trong mô hình này, công ty mẹ đầu tư chi phối các công ty cấp 2 (công ty con), đến lượt các công ty cấp 2 tiếp tục đầu tư chi phối các công ty cấp 3 (công ty cháu). Công ty cấp trên chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữ phần vốn góp của công ty cấp dưới một cách trực tiếp. Trên thực tế, mô hình đơn giản, thuần tuý này ít tồn tại. (2) Mô hình sở hữu chéo Việc sở hữu chéo có thể diễn ra theo 2 hình thức: giữa các công ty thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau; hoặc công ty mẹ trực tiếp đầu tư và chi phối các công ty cháu. Trong cấu trúc sở hữu chéo giữa các công ty đồng cấp, các công ty này phải đủ mạnh về vốn để đầu tư lẫn nhau nhằm tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn và tránh được sự thôn tính của các thành phần ngoài tập đoàn. Các chaebol của Hàn Quốc hầu hết đều có cơ cấu sở hữu chéo này như Samsung, Huyndai, LG,…;ở Mỹ như General Motor, General Electric,… Một dạng sở hữu chéo khác là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty cháu, nhằm kiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do yêu cầu về vốn khi công ty cháu gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình. (3) Mô hình sở hữu hỗn hợp Mô hình sở hữu hỗn hợp là dạng kết hợp của hình thức sở hữu giản đơn và 2 hình thức sở hữu chéo. Do có cấu trúc sở hữu đan xen nhiều cấp nên đây là mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu, song lại được áp dụng rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Cùng với sự phát triển cao độ của thị trường tài chính và cạnh tranh toàn cầu, các tập đoàn phải có hệ thống tài chính vững mạnh và các mối liên hệ nội bộ chặt chẽ để hạn chế sự thôn tính. 3.3. Theo loại hình liên kết (1) Mô hình liên kết ngang là chủ yếu Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết ngang bao gồm các doanh nghiệp trong cùng một ngành, thường là các đối thủ cạnh tranh của nhau trước đó, nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp độc lập này buộc phải liên kết với nhau để cùng hoạt động sản xuất-kinh doanh, tăng sức cạnh tranh chung. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những khâu thuộc liên kết chính của tập đoàn, và tiến hành những hoạt động đòi hỏi vốn lớn như: đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, trang bị và quản lý trang thiết bị và công nghệ hiện đại của cả tập đoàn… Các công ty con có thể được phân công sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hoặc được phân công chuyên môn hoá và phối hợp hoạt động với nhau. (2) Mô hình liên kết dọc là chủ yếu Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết dọc bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ về công nghệ, quy trình sản xuất,…(cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất) tạo thành một liên hợp sản xuất, kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh. Không những vậy, khi tập đoàn càng lớn mạnh, sẽ dần mở rộng hoạt động đầu tư sang lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nhằm tăng cường sức mạnh tài chính, giữ vững vị thế doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh và nguy cơ bị thôn tính. Về hoạt động chủ chốt của các công ty trong tập đoàn, công ty mẹ cũng thực hiện chức năng quản lý, điều phối chung, đồng thời nắm giữ các bộ phận then chốt trong dây chuyền công nghệ và thị trường. Các công ty con hoạt động chuyên môn hoá và phối hợp với nhau theo đặc thù công nghệ. (3) Mô hình liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực Tập đoàn kinh tế có cấu trúc liên kết hỗn hợp bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực có quan hệ hoặc không có quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất,…nhưng có mối quan hệ tài chính chặt chẽ. Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp thực hiện sản xuất- kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn cho các công ty khác trong tập đoàn và hưởng lợi nhuận trên phần vồn góp của mình vào các công ty con. 4. Công ty mẹ- công ty con Tập đoàn kinh tế được ví như một “đoàn tàu” luôn cần có một “đầu tàu” - công ty mẹ - có đủ khả năng lái đoàn tàu kéo theo các “toa tàu” - các công ty con - theo đúng lộ trình đã được định sẵn. Do đó, công ty mẹ - công ty con là khái niệm cơ bản gắn liền với tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng. 4.1. Công ty mẹ Công ty mẹ là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được thừa nhận có năng lực đủ mạnh về một hoặc một số yêu cầu nhất định để kiểm soát và chi phối các công ty khác trong tập đoàn theo những nguyên tắc và phương thức nhất định. Công ty mẹ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty con với nhau và giữa các công ty con với chính nó thông qua hoạt động như bảo lãnh nợ và hoạt động thương mại nội bộ. Mục đích đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con là hưởng phần lợi nhuận trên vốn góp. Trong các tập đoàn kinh tế lớn, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Công ty mẹ chỉ thực sự là “đầu tàu” bền vững khi nó hơn hẳn các công ty khác trong tập đoàn về một hay một số điều kiện quan trọng có liên quan đến hoạt động kinh doanh như về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thương hiệu. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Công ty mẹ thường chi phối các công ty khác theo những thế mạnh khác nhau. Công ty mẹ có thể kiểm soát công ty con này theo tỷ lệ vốn góp, đồng thời có thể chi phối một hoặc một số công ty khác theo công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu. Mục đích cao nhất là đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong tập đoàn. Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các công ty khác trong tập đoàn. Theo tính chất và phạm vi hoạt động, trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ được chia làm 2 loại: Công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (pure holding company - PHC): hoạt động kinh doanh chính của PHC là đầu tư vốn vào các công ty khác. Trách nhiệm chủ yếu của các nhà quản lý cấp cao ở PHC là ra quyết định chiến lược phát triển tổng thể của cả tập đoàn. Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh (operating holding company - OHC): OHC bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty con, còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà quản lý cấp cao của OHC không chỉ tập trung vào việc ra các quyết định điều hành kinh doanh của công ty mình, mà còn ra quyết định mang tính chiến lược của tập đoàn. Đây là mô hình công ty mẹ - công ty con thường gặp ở nhiều quốc gia. Tổng hợp từ những tài liệu về mô hình này, có thể rút ra 3 nhiệm vụ chính của công ty mẹ: Đề ra các chiến lược, định ._.hướng phát triển tổng thể của cả tập đoàn. Phân bổ nguồn lực của các công ty con thông qua hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản,… Sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết với các công ty ngoài tập đoàn hình thành các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mới. 4.2. Công ty con Các công ty con là các doanh nghiệp độc lập được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, tự nguyện chịu sự chi phối và kiểm soát của một công ty mẹ theo những nguyên tắc và phương thức nhất định. Mỗi công ty con được phép thành lập các công ty khác, hoặc tham gia góp vốn của mình vào công ty khác sau khi được phép của công ty mẹ. Tuỳ theo mức độ chi phối của công ty mẹ đối với công ty con, có thể phân loại công ty con thành: Công ty con phụ thuộc toàn phần: công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty con. Công ty con dạng này được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân độc lập. Công ty con phụ thuộc từng phần: công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không đầu tư vốn vào công ty con mà chỉ chi phối, kiểm soát công ty con qua công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu. Hình thức pháp lý của công ty con phụ thuộc từng phần khá đa dạng: công ty cổ phần do công ty mẹ nắm cổ phần chi phối, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty liên doanh do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối, công ty liên kết. Công ty mẹ và các công ty con là những pháp nhân độc lập nên mối quan hệ giữa chúng thường là quan hệ thị trường. Mọi quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con được thực hiện theo hợp đồng kinh tế. Ở nước ta, mô hình công ty mẹ - công ty con được quy định trong Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về chuyển đổi các Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, “là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết)” (Điều 18 Khoản 1). II - TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự chuyển dịch từ xu hướng ngân hàng quốc tế sang ngân hàng toàn cầu. Hoạt động ngân hàng quốc tế là hoạt động ngân hàng xuyên biên giới thể hiện qua việc huy động vốn trong nước để cho vay nước ngoài. Ngày nay, các ngân hàng toàn cầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc thiết lập các chi nhánh và ngân hàng con để thu hút vốn và cung cấp tín dụng tại nước đó, như cho vay tiêu dùng, nhận thế chấp, cho vay doanh nghiệp,…và thâm nhập thị trường vốn. Từ nhu cầu khách quan trong kinh doanh, hình thành nên những tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ trên thế giới, phải kể đến Citigroup (Mỹ), Deutsche Bank (Đức), HSBC Holdings Plc (Anh),… Tuy nhiên, tập đoàn tài chính - ngân hàng vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ ở Việt Nam. 1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng Từ những kiến thức về tập đoàn kinh tế và công ty mẹ - công ty con, phần nào đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan ban đầu về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì tập đoàn tài chính - ngân hàng chính là một tập đoàn kinh tế mà lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ tài chính ngân hàng, hoạt động chủ yếu theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn tài chính thường do một ngân hàng cỡ lớn đứng đầu, với doanh thu của tập đoàn phần lớn xuất phát từ doanh thu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với vai trò quan trọng của ngân hàng trong một tập đoàn tài chính như thế, nên tập đoàn tài chính thường đồng nghĩa với tập đoàn tài chính - ngân hàng. Như vậy, trong khoá luận, người viết dùng xen kẽ hai cách gọi này mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Định nghĩa về tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng như về tập đoàn kinh tế chưa có sự thống nhất trên phạm vi thế giới, do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội, nhu cầu khách hàng, các qui định của pháp luật giữa các nước. Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) Tập đoàn tài chính được gọi là “financial conglomerate” (conglomérat financier). Theo chỉ thị 2002/87/EC, để được gọi cái tên đó, liên kết phải thoả mãn 3 điều kiện: Có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặc chứng khoán và ít nhất một công ty triển khai hoạt động về bảo hiểm. Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là hạt nhân của tập đoàn, củ thể là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tài chính trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%. Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng/ chứng khoán và bảo hiểm), tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phải lớn hơn 10%, hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ euro. Còn ở Mỹ, tập đoàn tài chính được gọi là công ty sở hữu tài chính (financial holding company). Theo quy định của Đạo luật Gramm-Leach-Bliley (GLB Act) được thông qua năm 1999, ngân hàng nắm vốn (ngân hàng mẹ) mà được phép cung cấp các dịch vụ đa dạng như một tập đoàn tài chính cần hội đủ điều kiện về vốn. Tất cả các công ty con phải được quản lý tốt và thoả mãn điều kiện về an toàn vốn: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10%, tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 6% và đòn cân nợ (vốn cấp 1/ tổng tài sản) ít nhất 5%. Ngoài ra, công ty nắm giữ vốn này hay công ty mẹ trong tập đoàn tài chính không nhất thiết phải cung cấp các dịch vụ tài chính mà chức năng chính của nó là ra các quyết định chiến lược, sau đó quản trị và điều hành mọi hoạt động chung của các công ty con theo định hướng chiến lược ấy. Tại diễn đàn hợp tác (Joint forum) năm 2001, các nhà kinh tế đến từ nhiều quốc gia đã đưa ra định nghĩa về tập đoàn tài chính như sau: tập đoàn tài chính là “bất kỳ một tổ hợp các công ty được quản lý chung, mà hoạt động kinh doanh được ưu tiên là cung cấp dịch vụ tài chính hay ưu tiên thuộc ít nhất hai lĩnh vực trong ba lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm)”. Như vậy, từ những quan điểm trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về tập đoàn tài chính - ngân hàng như sau: Tập đoàn tài chính - ngân hàng, trước hết là một tập đoàn kinh tế mà bao gồm hai hoặc nhiều định chế tài chính khác nhau hoạt động ở các lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm) được liên kết chặt chẽ với nhau để khai thác thế mạnh của nhau, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; đứng đầu là một ngân hàng cỡ lớn chi phối các công ty thành viên khác bằng mối quan hệ giữ cổ phần, cho vay vốn và điều phối nhân sự, quyết định những chiến lược và kế hoạch dài hạn của cả tập đoàn, nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tại Việt Nam, hiện chưa có một văn bản chính thức nào quy định về việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, với sự kiện thành lập tập đoàn tài chính Bảo hiểm Bảo Việt năm 2005 và Dự án cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước đã dẫn đến yêu cầu cần thiết phải có văn bản pháp lý điều chỉnh thống nhất sự thành lập và hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng. 2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng Từ những năm cuối thế kỷ 20, xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính đã diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới. Các tổ chức tài chính lớn có xu hướng chuyển đổi mạnh từ một tổ chức tài chính hoạt động chuyên biệt sang mô hình hoạt động đa năng ở tất cả các lĩnh vực tài chính. Vậy sự chuyển đổi này xuất phát từ những nguyên nhân tất yếu nào hay nói cách khác, các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới được hình thành trên những cơ sở và điều kiện chung nào? Theo những tài liệu tổng hợp được cho thấy có sáu nguyên nhân chủ yếu. 2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính Xã hội càng phát triển, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, nhu cầu của con người cũng trở nên đa dạng phức tạp hơn, nhất là nhu cầu của mỗi cá nhân, mỗi công ty về dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Dịch vụ e-banking ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Ngân hàng không thể đơn độc cung cấp tốt dịch vụ này mà phải liên kết sức mạnh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác. Con người với xu hướng ưa chuộng những gói sản phẩm toàn diện, one-stop shopping. Khách hàng không chỉ tìm đến ngân hàng để gửi tiền, tín dụng, thanh toán mà còn muốn uỷ thác cho ngân hàng quản lý tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư (đầu tư dự án, đầu tư chứng khoán,…), phát hành chứng khoán, mua bảo hiểm,… Ngân hàng chuyên biệt, với sự hạn chế về năng lực không thể cung cấp được các nhu cầu trọn gói này của khách hàng. Mô hình này đã trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) phát triển. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời từ nhu cầu khách quan đó của thị trường. 2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới Để đối phó với việc suy giảm lợi nhuận từ những dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng trở nên năng động hơn trong việc đem đến cho khách hàng mục tiêu những tiện ích vượt trội. Khách hàng đạt được sự hài lòng tối đa khi được sử dụng trọn gói sản phẩm. Sự hài lòng quyết định tính sẵn sàng chi trả của người sử dụng dịch vụ, từ đó ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận. Nhưng để tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng thì ngân hàng với quy mô nhỏ không thể làm được, tất yếu phải hình thành mô hình lớn hơn, hoạt động chuyên nghiệp hơn. Sự phát triển công nghệ thông tin đem lại các dịch vụ tài chính đa dạng với chi phí thấp, thúc đẩy các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và thông tin tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính. Cạnh tranh về dịch vụ tài chính không chỉ tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống mà còn tồn tại giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và công ty phi tài chính. Sự gia tăng về số lượng các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cải thiện hoạt động quản lý, mở rộng năng lực hoạt động bằng cách liên kết với nhau, tạo sức mạnh tổng thể, hoặc thành lập các công ty con. 2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế Có thể nói là chưa bao giờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại thế giới diễn ra mạnh mẽ như bây giờ. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hoá được di chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn, song song với nó là các luồng ngân lưu cũng gia tăng lưu lượng tương ứng. Các ngân hàng, vì thế phải tăng cường liên kết, liên doanh với các định chế tài chính nước ngoài để cung cấp tốt nhất các dịch vụ tài chính - ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cùng với quá trình tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư cũng trở nên sôi động. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được mở rộng, các nhà cung cấp tài chính đang hướng đến các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là khi sự gia tăng cạnh tranh trong các thị trường cũ trở thành mối đe doạ làm giảm lợi nhuận. Các nhà cung cấp tài chính xâm nhập thị trường nước ngoài chủ yếu bằng hình thức mua lại và sáp nhập (M&A), bởi tận dụng được cơ sở vật chất mà có thể đáp ứng tốt thực tiễn kinh doanh của thị trường mục tiêu. Vì thế, mô hình ngân hàng toàn cầu cũng đang trở nên phổ biến. Như vậy, xu hướng toàn cầu hoá là nguyên nhân khiến cho ngân hàng mở rộng phạm vi, mạng lưới hoạt động. Để quản lý hiệu quả hoạt động của ngân hàng với quy mô lớn mang tầm quốc tế thì mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan. 2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu Ngân hàng được xem là một ngành kinh doanh niềm tin. Khi ngân hàng giành được niềm tin của khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc khẳng định được thương hiệu của mình, và vì vậy, sẽ có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu. Ngân hàng, nhờ lợi thế cạnh tranh về uy tín thương hiệu sẽ tiến hành thâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, chứng khoán bằng cách thiết lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Các công ty thường sử dụng tên, logo và hoạt động dưới thương hiệu của ngân hàng mẹ. Khi đó, hình ảnh của các công ty thành viên này đã được đảm bảo bởi uy tín của ngân hàng mẹ, vì thế dễ dàng tiếp cận khách hàng, thâm nhập thị trường thành công hơn, đặc biệt là thị trường hiện tại của ngân hàng. Như vậy, tập đoàn tài chính - ngân hàng đã được hình thành từ nhu cầu thực tiễn hoạt động đó. 2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, sự nới lỏng dần các quy định trong lĩnh vực tài chính của các cơ quan có thẩm quyền đã tạo nền tảng cho sự ra đời và phát triển của các tập đoàn tài chính. Việc giảm các quy định chi tiết trong luật pháp về tài chính của các nước không chỉ giúp cho quá trình hội nhập về tài chính phát huy tác dụng, giúp các tổ chức này tự chủ và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Các quy định được nới lỏng còn tạo ra một môi trường có lợi cho việc hợp nhất các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, từ đó đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Về phía các cơ quan kiểm soát thị trường dịch vụ tài chính, nhờ có sự cải tiến trong công nghệ quản trị rủi ro và đặc biệt là công khai tài chính của các tổ chức kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giám sát và kiểm soát hiệu quả mà không cần áp đặt các quy định, luật lệ quá chi tiết và hà khắc. Chẳng hạn, tại Mỹ, Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 cấm các ngân hàng và công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của nhau và Đạo luật Bank Holding company năm 1956 hạn chế sự sáp nhập giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Nhưng đến năm 1999, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley đã dỡ bỏ những quy định của hai đạo luật trên, tạo điều kiện cho sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các định chế tài chính khác. Năm 1993, Nhật Bản lần đầu tiên cho phép các ngân hàng và công ty chứng khoán được tham gia vào lĩnh vực của nhau bằng cách thành lập các công ty con. Còn ở Châu Âu, việc nới lỏng các quy định diễn ra từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, và đến năm 2002, Liên minh châu Âu EU đã chính thức ban hành một Chỉ thị thống nhất về tập đoàn tài chính bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (Chỉ thị 2002/87/EC). 2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin Cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ từ những năm 1980 là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ cho xu hướng hình thành tập đoàn tài chính trên thế giới. Ảnh hưởng của nhân tố này được thể hiện ở các khía cạnh: Một là, công nghệ thông tin phát triển tạo ra những cơ hội kinh doanh mới với những sản phẩm tài chính ứng dụng kỹ thuật hiện đại, như dịch vụ ngân hàng trực tuyến (online banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking),…không những chỉ do ngân hàng cung cấp mà còn do các công ty phi tài chính, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Khách hàng khi sử dụng những dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao sẽ tiết kiệm được chi phí hơn và tiện lợi hơn so với dịch vụ truyền thống. Do đó mở ra một thị trường bán lẻ béo bở cho các ngân hàng và các nhà cung cấp khác. Hai là, những tiến bộ trong xử lý dữ liệu và truyền thông đã làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và chi phí quản lý trong ngân hàng. Chi phí thấp hơn giúp các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mở rộng hơn nữa ranh giới hoạt động hiện tại sang các thị trường tiềm năng khác. Điều này đã đưa đến giải pháp về việc lựa chọn một cấu trúc tổ chức hoạt động mới - cấu trúc tổ chức của một tập đoàn tài chính có quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn. Ba là, sự phát triển công nghệ thông tin cung cấp cho các nhà quản trị các kỹ thuật quản lý rủi ro tinh vi và hiệu quả hơn, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong ngành tài chính - lĩnh vực được xem là kinh doanh rủi ro. Chu trình quản lý rủi ro là một chu kỳ khép kín gồm bốn giai đoạn: xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro. Những kỹ thuật này giúp các tổ chức tài chính không những đánh giá, quản trị được chính mình mà còn đánh giá được các tổ chức khác, phục vụ cho mục tiêu sáp nhập, mua lại. 3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng Về mặt kinh tế vĩ mô: một môi trường kinh tế phát triển ổn định, có sức cạnh tranh cao trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng. Thu nhập người dân tăng lên, cuộc sống được cải thiện cùng với sự phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các chủ thể khác trong nền kinh tế khiến cho nhu cầu thị trường cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, trọn gói hơn. Trước nhu cầu không ngừng tăng lên đó của thị trường, trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển ổn định, phải tăng cường mở rộng quy mô bằng cách thiết lập thêm các công ty con hoặc liên kết với các tổ chức kinh tế khác. Do đó, sự kết hợp nhằm tạo ra một tập đoàn tài chính kinh doanh hiệu quả cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, mà không thể dùng biện pháp hành chính, mệnh lệnh từ Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ là điều kiện cần để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các tập đoàn. Nhà nước chỉ nên can thiệp bằng việc xây dựng hệ thống các quy định rõ ràng về điều kiện chung để một tổ chức tài chính phát triển lên tập đoàn; về cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư, liên kết giữa các định chế… Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng mà tự nhận thấy mình có khả năng phát triển lên thành tập đoàn thì bản thân, trước hết phải đáp ứng được các điều kiện bên trong tập đoàn: tình hình tài chính tốt, đủ năng lực về vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro,…Ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, trong đó xác định sản phẩm cốt lõi, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến… Chỉ khi công ty mẹ mạnh về vốn, công nghệ, khả năng quản lý nhân lực và thị trường tốt, từ đó mới có thể thiết lập các công ty con và liên kết được với các công ty thành viên khác. 4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng Sáp nhập và hợp nhất có thể nói là phương thức nhanh nhất để một ngân hàng có đủ năng lực vươn ra hoạt động đa năng và hướng tới toàn cầu, để các tập đoàn không ngừng tăng cường sức mạnh và mở rộng quy mô cả về vốn và về mặt địa lý. Các tổ chức tài chính với những lợi thế riêng đã liên kết với nhau nhằm tận dụng sức mạnh của nhau, phục vụ cho mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất có thể. Ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ JPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa 550 ngân hàng và các định chế tài chính khác. Năm 2007, thương vụ mua sáp nhập lớn nhất trong lịch sử sẽ thuộc về hai đại gia: ngân hàng Châu Âu Barclays Plc của Anh và ABN Amro của Hà Lan với giá trị giao dịch 89,7 tỷ USD. (Phụ lục 1: Top các thương vụ M&A lớn nhất thế giới đến 4/2007). Ngoài ra, tập đoàn tài chính còn được hình thành theo phương thức tăng trưởng truyền thống. Theo đó, xuất phát từ một ngân hàng thương mại đáp ứng được các điều kiện: quy mô vốn lớn, mạng lưới kinh doanh rộng khắp, khả năng quản trị điều hành hiệu quả, tiềm lực công nghệ cao,…có thể tự mình xây dựng và phát triển thành tập đoàn tài chính. Với hướng đi này, ngân hàng sẽ thành lập các công ty con trực thuộc với chức năng hoạt động khác nhau, nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng và hỗ trợ hoạt động cho ngân hàng mẹ trong việc đưa ra gói sản phẩm toàn diện,…Tuy nhiên, phương thức này thường được áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu của tập đoàn. Sau khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định, các tập đoàn dạng này cũng sẽ tiến hành phương thức sáp nhập và hợp nhất với các định chế khác nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong một thị trường tài chính phát triển toàn cầu. 4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng có cơ cấu tổ chức rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình khác nhau. Theo Bank of Japan (2005), tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể được tổ chức theo 3 mô hình: + Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking) + Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship) + Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company) Loại hình Ngân hàng đa năng Quan hệ công ty mẹ- con Công ty sở hữu tài chính Mô hình Cổ đông Ngõn hàng Kinh doanh ngõn hàng Kinh doanh chứng khoỏn Kinh doanh bảo hiểm Cổ đông Ngân hàng Công ty chứng khoán Công ty bảo hiểm Công ty mẹ Cổ đông Ngân hàng Công ty chứng khoán Công ty bảo hiểm Sự chi phối của cổ đông công ty đứng đầu Các cổ đông của ngân hàng chi phối tất cả hoạt động kinh doanh (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) Cổ đông ngân hàng Trực tiếp chi phối ngân hàng Gián tiếp chi phối các công ty chứng khoán và bảo hiểm Cổ đông công ty mẹ gián tiếp chi phối tất cả các công ty con trong cả ba lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Vai trò của Ban quản trị công ty đứng đầu Trực tiếp điều hành các hoạt động của mỗi công ty con. Trực tiếp điều hành hoạt động ngân hàng. Thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Ban quản trị công ty mẹ có quyền nắm giữ cổ phần ở tất cả các công ty con. Quan hệ vốn giữa các lĩnh vực kinh doanh Không có sự tách biệt vốn chính thức giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, song vẫn có thể có sự phân phối vốn cho mục đích quản trị nội bộ trong mỗi lĩnh vực. Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình. Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình. Việc cách ly rủi ro giữa các lĩnh vực Rất khó để ngăn ngừa rủi ro giữa các hoạt động kinh doanh. Những tác động của mạng an toàn lên một hoạt động kinh doanh sẽ lan truyền trực tiếp đến những hoạt động khác. Có thể cách ly rủi ro ở một mức nhất định. Những tác động của mạng an toàn lên ngân hàng mẹ có thể lan truyền trực tiếp đến các công ty con. Tương đối dễ dàng cách ly các rủi ro. Những tác động của mạng an toàn lên một lĩnh vực không tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác. Điển hình Ở Châu Âu, ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh chứng khoán, nhưng không có một nước công nghiệp lớn nào cho phép một công ty đơn lẻ hoạt động cả ba lĩnh vực tài chính. ở Mỹ và Nhật Bản, mô hình này chỉ được chấp thuận khi các ngân hàng quốc gia tham gia kinh doanh chứng khoán hoặc bảo hiểm. Cấu trúc này được áp dụng ở nhiều tập đoàn quốc tế. Được áp dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật Bản và chủ yếu là các ngân hàng lớn. (Nguồn : The expansion of Corporate Groups in the Financial Services Industry: Trends in Financial Conglomeration in Major Industrial Country - Bank of Japan) Trong mỗi mô hình có một cấu trúc tổ chức khác nhau. Khác nhau giữa các cấu trúc tổ chức chủ yếu về quyền chi phối của cổ đông công ty đứng đầu với các công ty con, quyền điều hành của ban quản trị công ty đứng đầu trong mọi hoạt động của các công ty con. Mối quan hệ vốn giữa công ty đứng đầu với các công ty thành viên khác và giữa các công ty thành viên khác với nhau tác động lớn đến mức độ lây truyền rủi ro cũng như tính an toàn của một đơn vị trong tập đoàn đến các đơn vị còn lại. Tuy nhiên, cả 3 mô hình đều có điểm chung lớn nhất, đó là vai trò hạt nhân của ngân hàng, sở dĩ như vậy là vì ngân hàng có những đặc trưng lợi thế hơn hẳn các công ty khác về các mặt: chức năng hoạt động ngân hàng đảm bảo tốt hơn cho quá trình quản trị tài chính, quy mô và phạm vi hoạt động rộng hơn trong lĩnh vực tài chính và mức độ quan hệ với các chủ thể trên thị trường, đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hơn,… Vì vậy, hiện nay, các tập đoàn tài chính - ngân hàng chủ yếu do các ngân hàng cỡ lớn đứng đầu. Vị thế của ngân hàng này trước hết biểu hiện ở biểu tượng (logo) của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của các công ty con trong tập đoàn. Các ngân hàng lớn thường là những chủ thể chủ động mua các tổ chức tài chính khác. Sau quá trình sáp nhập, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, tên và logo sẽ được thay thế bằng tên và logo của tập đoàn (thực chất là của ngân hàng nhận sáp nhập). Trong 2 mô hình: mô hình quan hệ công ty mẹ - công ty con và mô hình công ty sở hữu tài chính, quyền quản lý cả tập đoàn thuộc về công ty đứng đầu thông qua mối quan hệ về vốn. Công ty mẹ trong mô hình công ty sở hữu tài chính không nhất thiết phải tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh riêng nào đó mà tập trung vào quản lý chung các vấn đề của cả tập đoàn. Việc quản lý tập trung trong mô hình công ty sở hữu tài chính mang lại hiệu quả cao hơn nên hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tất cả các bộ phận trong tập đoàn được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc, bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng điều hành, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban quản lý rủi ro và các uỷ ban khác. Hội đồng quản trị tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua các đòn bẩy kinh tế. Các công ty thành viên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty thành viên có ban quản trị và ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động riêng của công ty đó theo định hướng và chiến lược chung của cả tập đoàn. Các thành viên trong Hội đồng quản trị và các uỷ ban chức năng hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Chính nhờ mô hình chặt chẽ và rõ ràng như vậy, do đó, dù có cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có thay đổi nào (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách), tập đoàn vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được khách hàng. 4.3. Quy mô lớn Các tập đoàn tài chính - ngân hàng có quy mô rất lớn về vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động cả trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Với quy mô vốn lớn và tài sản khổng lồ, các tập đoàn tài chính luôn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn trước các đối thủ cạnh tranh. Trong một tập đoàn tài chính - ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho tập đoàn phát triển lâu dài. Nguồn vốn của công ty mẹ phải đủ mạnh để: - Thứ nhất, cung cấp và phân bổ vốn cho các công ty con trong tập đoàn - Thứ hai, đủ khả năng đầu tư cho các chương trình và dự án phát triển sản phẩm mới, tăng cường trang thiết bị và công nghệ hiện đại. - Thứ ba, cho phép mở rộng trụ sở, các chi nhánh và văn phòng nhằm bắt kịp với sự phát triển của thị trường, mở rộng địa bàn phục vụ, đa dạng các đối tượng khách hàng. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của tập đoàn tài chính - ngân hàng rất lớn, và chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP. Bảng 1 : Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới Đơn vị: triệu USD Số liệu về tập đoàn tài chính - ngân hàng Số liệu về quốc gia Tập đoàn Xếp hạng Tổng tài sản Vốn CSH CAR (%) Tên nước GDP TổngTS/ GDP Citigroup 1 1.484.101 74.415 11,85 Mỹ 10.833.492 14 % HSBC Holdings 3 1.276.778 67.259 12,00 Anh 1.552.437 82 % MTFG 7 980.285 39.932 11,76 Nhật 3.978.728 25 % Bank of China 11 515.972 34.851 11,04 TQ 1.649.329 31 % Kookmin Bank 76 176.577 7.830 11,01 HQ 679.674 26 % DBS 83 107.451 7.207 15,80 Singapore 104.993 102 % Maybank 161 46.549 3.201 15,10 Malaixia 117.775 40 % Bangkok Bank 196 36.029 2.460 13,50 Thái Lan 163.491 22 % Bank of the Philipine Islands 396 8.365 975 8,50 Philipin 96.929 8,6% (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, The Banker, UBS, website của các ngân hàng, WB và ADB, số liệu năm 2004) Quy mô về tổng tài sản của các tập đoàn tài chính - ngân hàng không ngừng tăng mạnh, đạt được những con số khổng lồ. Bảng 2 : Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007) Tập đoàn Theo số lượng Theo tài sản Tập đoàn có tài sản >1000tỷUSD Số lượng Tỷ lệ Giá trị tài sản Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ về sl Giá trị tài sản Tỷ lệ Tập đoàn tài chính 88 88% 58.421,19 94,7% 21 21% 30.379,69 49,3% Tập đoàn kinh tế khác 12 12% 3.243,75 5,3% 0 0 0 0 Tổng 100 100% 61.664,94 100% 21 21% 30.379,69 49,3% (Nguồn: tổng hợp và tính toán từ www.forbes.com) Trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới về tổng tài sản tháng 3/2007, đã có đến 88 tập đoàn tài chính, chiếm gần 95% tổng tài sản của cả 100 tập đoàn. Hơn thế nữa, trong số 100 tập đoàn này, có 21 tập đoàn có giá trị tài sản lên tới hơn 1000 tỷ USD, điều đặc biệt là tất cả 21 tập đoàn này đều thuộc khu vực tài chính và có tổng giá trị tài sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của 100 tập đoàn lớn nhất. Điều đó đã cho thấy sự lớn mạnh chưa từng thấy của lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Tổng tài sản của 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới tăng liên tục cùng với sự đổi ngôi của những gã khổng lồ trong hệ thống các tập đoàn tài chính thế giới qua các năm 1985, 1995 và đầu năm 2007. Năm 1985, đó là thời đại của Citicorp với 167 tỷ USD, 10 năm sau Duetsche Bank dẫn đầu với 503 tỷ USD và gần đây, vào tháng 3/2007, vị trí cao nhất thuộc về tập đoàn tài chính Barclays với 1.949 tỷ USD. Bảng 3 : Tổng tài sản của Top 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới Đơn vị: tỷ USD Tháng 3/2007 1995 1985 Hạng Tên tập đoàn Giá trị tài sản Tên tập đoàn Giá trị tài sản Tên tập đoàn Giá trị tài sản 1 Barclays 1.949 Deutsche Bank 503 Citicorp 167 2 BNP Paribas 1.898 Sanwa Bank 501 Dai-Ichi Kangyo Bank 158 3 Citigroup 1.884 Sumitomo Bank 500 Fuji Bank 142 4 HSBC Holdings 1.861 Dai-Ichi Kangyo Bank 499 Sumitomo Bank 135 5 UBS 1.777 Fuji Bank 487 Mitsubishi Bank 133 6 Royal Bank of Scotland 1.705 Sakura Bank 478 Banque National de Paris 123 7 ING Group 1.615 Mitsubishi Bank 475 Sanwa Bank 123 8 Mitsubishi UFJ Financial 1.586 Norinchukin ._.dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về vấn đề sáp nhập, hợp nhất hay mua lại các TCTD. Trong khi đó khung pháp lý về những hoạt động này là nền tảng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn công khai minh bạch tại các TCTD. Văn bản pháp lý khác không kém phần quan trọng và có tác động trực tiếp tới việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính là luật điều chỉnh mô hình kinh doanh mới này về các vấn đề nền tảng như: định nghĩa tập đoàn tài chính, những tiêu chí và điều kiện để thành lập một tập đoàn tài chính, những quy định về cấu trúc tổ chức quản lý tập đoàn, v.v.. đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và chuẩn mực kế toán. Nhưng trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005, tại điều 149 mới chỉ đưa ra định nghĩa hết sức khái quát: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Và cho đến giờ vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn của Chính phủ về vấn đề này. 1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng Mặc dù tập đoàn tài chính được thiết lập trên cơ sở tự nguyện và không theo mệnh lệnh hành chính, song Chính phủ có một vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách hình thành và phát triển tập đoàn tài chính trên cơ sở các NHTM lớn, nhất là các NHTM NN. Theo Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, việc cải cách các NHTM NN được thực hiện theo hướng “từng bước cổ phần hoá các NHTM NN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng” và “phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước” nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhưng cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển đổi các NHTM NN còn thiếu. 1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính Sự phát triển của thị trường tài chính là môi trường thuận lợi cho NHTM mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo tiền đề mở rộng quy mô hoạt động, hình thành các công ty con kinh doanh đa lĩnh vực. Nhìn chung trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam tăng trưởng khá cao ở cả 3 lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường tài chính Việt Nam đang là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2006, thị trường vốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc và nhanh chóng trở thành “địa điểm” đầu tư hấp dẫn. Các ngân hàng lớn lần lượt thiết lập các công ty chứng khoán, bên cạnh các công ty hoạt động về bảo hiểm, quản lý tài sản, cho thuê tài chính,…. Tuy nhiên, so với thị trường ở các nước trong khu vực, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế như: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tài chính còn nghèo nàn và đơn điệu về số lượng lẫn chất lượng, khả năng cung ứng các dịch vụ tài chính mới còn hạn chế. Do đó, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tập đoàn tài chính ngân hàng, đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ của thị trường dịch vụ tài chính. 2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank - Là NHTM quốc doanh được thành lập từ 1/4/1963 - Vốn điều lệ: 4.357 tỷ đồng (31/12/2006) - Là NHTM phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam. - Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Là NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard,…Hiện đang là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. - Là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. - Là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” - một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm. 3. Điều kiện nội tại của Vietcombank Vietcombank là NHTM NN, nên được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Nhà nước cả về tài lực, trí lực và môi trường vĩ mô thuận lợi. Hơn nữa, Vietcombank cũng đang sở hữu những điều kiện nội tại tích cực, đầy triển vọng để phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng bản chất của một tập đoàn trên thị trường tài chính Việt Nam. 3.1. Mô hình tổ chức hoạt động Hội đồng quản trị Ban Tổng Giỏm đốc Ban kiểm soỏt ALCO Hội đồng tớn dụng TW P. Kiểm tra nội bộ TW Hội đồng tớn dụng cỏc ĐCTC HỘI SỞ CHÍNH P. Quan hệ KH P. Quan hệ NH Đại lý P. Quản lý vốn LDCP P. Đầu tư dự toỏn P. Tổng hợp thanh toỏn P. Qlý đề ỏn cụng nghệ Trung tõm tin học Trung tõm thanh toỏn P. Kế toỏn quốc tế P. Kế toỏn tài chớnh P. TH và Phõn tớch KT P. Quản lý thẻ P. Quản lý ngõn quỹ P. Vốn P. KD ngoại tệ P. Kế toỏn vốn P. Quản lý tớn dụng P. Cụng nợ P. Thụng tin Tớn dụng P. Tổ chức Cỏn bộ và Đào tạo Văn phũng P. Thụng tin tuyờntruyền P. Phỏp chế P. Quản lý xõy dựng cơ bản P. Quản trị Cỏc bộ phận hỗ trợ khỏc MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC Sở giao dịch Cỏc chi nhỏnh Cỏc cụng ty con MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC Văn phũng đại diện Paris –Moscow-Singapore Cụng ty tài chớnh Việt Nam tại Hồng Kụng Vietcombank là doanh nghiệp Nhà nước, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91; bao gồm hai cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại hội sở chính có Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu ở hai chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được phân định rõ ràng và thực thi đúng, dẫn đến sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không hiệu quả, nhập nhàng về trách nhiệm. Ban Kiểm soát thay vì kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị, thì lại trực thuộc Hội đồng này, Uỷ ban ALCO, Hội đồng tín dụng lại thuộc Ban Tổng Giám đốc. Do vậy, các hoạt động quản trị ngân hàng chủ yếu và quan trọng như quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản, quản lý tài sản nợ - có, kiểm soát kiểm toán nội bộ,… thiếu sự hợp tác và rất phân tán, không được cập nhật về thông tin. Vấn đề kiểm soát rủi ro chưa được chú trọng, trong khi đó ngân hàng được xem là một ngành kinh doanh rủi ro. Đó có thể được xem là điểm yếu nhất của hệ thống tổ chức Vietcombank trong quá trình xây dựng thành tập đoàn. 3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa Tập đoàn thực sự phải là tập hợp đa sở hữu. Vì vậy, trong mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, công ty mẹ - NHTM phải hoạt động theo loại hình ngân hàng cổ phần. Xét ở điều kiện này, Vietcombank là NHTM NN đầu tiên có thể đáp ứng được. Ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Vietcombank. Theo đó, Hình thức cổ phần hóa: được xác định là giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại Vietcombank, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ (giá trị phần vốn Nhà nước tại Vietcombank theo sổ sách kế toán đã được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2006 là 11.127.248 triệu đồng). Cơ cấu phát hành cổ phiếu: Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của Vietcombank là 15.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn một, tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu là 30% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán đấu giá công khai trong nước là 6,5% vốn điều lệ, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và cho các đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn là 3,5% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược không quá 20% vốn điều lệ. Trong giai đoạn hai, Vietcombank sẽ phát hành và niêm yết tại nước ngoài nhưng tỷ lệ không vượt quá 15% vốn điều lệ. Về nhà đầu tư chiến lược: Vietcombank sẽ chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là các tổ chức tài chính có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực; có chiến lược và văn hóa kinh doanh phù hợp; có chuyên môn, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động và đảm bảo không có xung đột về lợi ích với chiến lược phát triển của Vietcombank. Vietcombank sẽ có tối đa không quá 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Với nhà đầu tư chiến lược trong nước, đối tượng lựa chọn là các đối tác hoặc bạn hàng truyền thống. Nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư dài hạn, không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian ít nhất là 5 năm, kể từ ngày NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các nhà đầu tư chiến lược được tham gia trong cơ cấu tổ chức quản lý Vietcombank sau cổ phần hóa. Như vậy, với việc lựa chọn kỹ càng các nhà đầu tư chiến lược giúp Vietcombank khi đi vào hoạt động theo mô hình NHTMCP sẽ sở hữu một đội ngũ quản lý, điều hành tiên tiến, đầy năng lực và am hiểu thị trường. Đó là chìa khóa thành công trong tương lai cho sự vận hành tốt một tập đoàn tài chính - ngân hàng có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn với đa dạng các rủi ro. 3.3. Quy mô hoạt động Để chuyển đổi sang tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Công ty mẹ - NHTM phải nắm giữ/ chi phối một số công ty con có tư cách pháp nhân. Theo Bản cáo bạch và trang tin trên www.vietcombank.com.vn, Vietcombank có hệ thống các công ty con, công ty liên doanh liên kết: Công ty tài chính Việt Nam tại HongKong (Vinafico), được thành lập năm 1987, với lĩnh vực hoạt động chính là tài chính và đầu tư, vốn điều lệ là 36.021.000 HK$ Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, thành lập năm 1996 với vốn điều lệ 14.914.439 USD. Công ty cho thuê tài chính (VCBL) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập năm 1998, hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. VCBL hoạt động chính trong lĩnh vực cho thuê tài chính các máy móc thiết bị và các động sản khác; tư vấn, nhận bảo lãnh về những dịch vụ có liên quan đến cho thuê tài chính. Công ty quản lý nợ và quản lý tài sản (VCB-AMC) được thành lập vào năm 2002 với tổng vốn điều lệ 5,2 tỷ đồng. VCB-AMC với hoạt động chính là quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay. VCBS là công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities Company Ltd)- thành viên 100% vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được thành lập từ năm 2002, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Công ty được cấp phép hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ chứng khoán: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn phát hành và tự doanh. Vốn điều lệ là 60 tỷ đồng (VCB đang hoàn thành thủ tục nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng) Công ty liên doanh TNHH Vietcombank-Bombay-Bến Thành với đối tác Bombay Investment - HongKong, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, được thành lập năm 2005, với vốn điều lệ là 17.600.000 USD Ngân hàng liên doanh Chohung Vinabank (CVB) là ngân hàng liên doanh giữa Vietcombank với đối tác Chohung Bank - Hàn Quốc, với vốn điều lệ hiện nay là 230 tỷ đồng, đã được thành lập từ năm 1993. Vốn góp của Vietcombank chiếm 50%. Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank (Vietcombank Fund Management)- VCBF là liên doanh giữa Vietcombank (tỷ lệ vốn góp là 51% Vốn điều lệ của VCBF) với công ty Viet Capital Holdings Pte của Singapore với vốn điều lệ 8 tỷ đồng (được ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động từ ngày 2/12/2005). Sau khi nhận giấy phép, VCBF đã ra mắt Quỹ VPF1 với quy mô vốn 200 tỷ đồng, tương đương 12,5 triệu USD. Ngoài VPF1, VCBF dự kiến tiếp tục huy động vốn từ các nhà đầu tư và lập thêm các quỹ tại Việt Nam, cũng như tại nước ngoài. VCBF sẽ chú trọng đầu tư vào các công ty có lịch sử kinh doanh tốt, có tiềm năng phát triển, được cổ phần hóa hoặc có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu trong và ngoài nước. Trong năm 2007, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCB Cardif) sẽ được thành lập, với quy mô vốn 140 tỷ đồng, gồm 45% vốn góp của Vietcombank, 43% vốn Cardif và 12% vốn còn lại của SeaBank. VCB Cardif sẽ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ; đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; giám định tổn thất; quản lý quỹ và đầu tư vốn; các lĩnh vực khác liên quan đến bảo hiểm nhân thọ. Hệ thống các công ty này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và đều có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập với ngân hàng mẹ - Vietcombank. Đấy là những nỗ lực đáng kể để thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010 của Vietcombank : “trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng, hoạt động đa năng hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới”. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính hạn chế, số lượng các công ty con được thành lập còn ít và phần lớn hoạt động theo mô hình công ty TNHH 100% vốn của ngân hàng mẹ. Các công ty con do ngân hàng mẹ nắm giữ 100% vốn rất khó mở rộng quy mô, do phụ thuộc hoàn toàn về vốn của ngân hàng mẹ. Nhận thức được hạn chế này, trong kế hoạch cổ phần hóa của mình, Vietcombank đã quyết định sẽ cổ phần hóa tất cả công ty con của ngân hàng sau khi quá trình cổ phần hóa ngân hàng mẹ hoàn thành. 3.4. Tiềm lực tài chính Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện mang tính nền tảng của một tập đoàn kinh doanh, đặc biệt điều kiện này càng quan trọng hơn đối với tập đoàn tài chính - ngân hàng. Vietcombank tự hào là ngân hàng có hệ số an toàn vốn đạt trên chuẩn 8% theo thông lệ quốc tế (8,5% năm 2006), tổng vốn điều lệ lớn thứ hai trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam với 4.357 tỷ đồng (31/12/2006), dẫn đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống với lợi nhuận trước thuế đạt 3.894 tỷ đồng (năm 2006). Có thể nói, so với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thì Vietcombank có khả năng tài chính tốt, nhưng khả năng tài chính đó vẫn đang ở thời kỳ đầu phát triển, chưa thể tạo được nền tảng vững chắc cho việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Cổ phần hóa là phương thức chủ yếu để tăng quy mô tài chính mà Vietcombank đã lựa chọn cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước. Theo Quyết định phê duyệt phương án Cổ phần hóa Vietcombank mà Thủ tướng Chính phủ đã ký, vốn điều lệ sẽ là 15 nghìn tỷ đồng, đưa Vietcombank trở thành một đại gia trên thị trường tài chính Việt Nam, một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Đó là nền tảng khá vững để Vietcombank tiến hành các bước hướng tới một tập đoàn tài chính - ngân hàng thành công. III - NHỮNG ĐỀ XUẤT 1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước Khi ngân hàng hay các TCTD khác phát triển mạnh và trở thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng, điều đó chứng tỏ các thị trường tài chính ở đó đã ở trình độ khá cao cùng với một thể chế và nền tảng pháp lý phát triển ở mức độ tương xứng mới có đủ khả năng hỗ trợ và tạo điều kiện tốt. Do vậy, đã đến lúc hệ thống pháp luật về ngân hàng nói riêng và thị trường dịch vụ tài chính nói chung cần có những bước “chuyển mình” mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập tài chính quốc tế. 1.1. Hành lang pháp lý Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho loại hình tập đoàn tài chính - ngân hàng được thiết lập và phát triển, Chính phủ cần ban hành hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật điều chỉnh hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng. Các văn bản pháp lý cần thiết phải nói lên được các yêu cầu và điều kiện về các khía cạnh: Điều kiện đối với các ngân hàng muốn đăng ký thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng phải đáp ứng đủ các chỉ tiêu tài chính: hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu,…điều kiện minh bạch thông tin ngân hàng, đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới,… Những quy định điều chỉnh trực tiếp tập đoàn tài chính - ngân hàng: tài trợ vốn cho các đơn vị thành viên phi ngân hàng từ nguồn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế, việc bán chéo sản phẩm, việc chia sẻ thông tin,… Hoàn chỉnh khung pháp lý về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần vốn tối thiểu, khi giao dịch phải qua phê chuẩn của NHNN và Bộ Tài chính, sáp nhập đến mức nào để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh cạnh tranh, chế độ thuế, nguyên tắc hạch toán kế toán, định giá ngân hàng,… Mặt khác, Luật các TCTD dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua vào năm 2008 cần quy định rõ loại hình TCTD theo mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, đây cũng là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc thành lập, quản lý và tiến hành hoạt động. 1.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính phủ và Nhà nước Trước thực tế nước ta, chưa có một tập đoàn tài chính - ngân hàng nào, việc hình thành tổ chức này chưa có tiền lệ nên là một vấn đề mới mẻ. Để các nhà lãnh đạo các ngân hàng, các TCTD khác có sự hiểu biết về khái niệm mới này và có sự nhận thức được tầm quan trọng, tính tất yếu của nó, NHNN nên mở những diễn đàn, hội thảo khoa học có sự tham gia của các chuyên gia thấu đáo về vấn đề này. Từ đó, mỗi ngân hàng sẽ tự nghiên cứu để thấy vấn đề này là thiết thực đối với ngân hàng mình và đề ra phương hướng tự xây dựng tập đoàn (đối với các ngân hàng lớn) hoặc tự nguyện liên kết (đối với các ngân hàng nhỏ). Đẩy nhanh quá trình thực hiện lộ trình cổ phần hóa tất cả các NHTM gắn liền với hiện đại hóa công nghệ và trình độ quản lý… Thiết nghĩ, không nhất thiết Nhà nước nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi hai lý do: Nhà nước vẫn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất mà không cần nắm giữ đến 51% cổ phần; và việc nắm giữ trên 51% sẽ làm hạn chế quy mô vốn và khả năng mở rộng quy mô vốn của tổ chức tài chính này. Theo lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hiện nay, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM CP của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. Do vậy, cần nới lỏng hơn nữa tỷ lệ tham gia cổ phần, nhất là tỷ lệ tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài để các ngân hàng có thể tìm được những cổ đông chiến lược phù hợp, đồng thời có thể tạo động lực để các tổ chức tài chính nước ngoài tích cực thực hiện những cam kết hỗ trợ, nâng cao năng lực của các ngân hàng Việt Nam như: tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, truyền đạt kinh nghiệm quản lý cho cán bộ lãnh đạo,… Củng cố, phát triển các NHTM CP theo hướng tăng nhanh, mạnh tiềm lực tài chính gắn với nâng cao trình độ quản lý, điều hành ngân hàng, khuyến khích quá trình cạnh tranh tăng vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu phát triển của ngân hàng. Khuyến khích các giao dịch mua lại và sáp nhập, nhất là đối với các ngân hàng yếu kém, có nguy cơ phá sản. Quá trình sáp nhập cũng có thể diễn ra giữa các NHTM NN sau cổ phần hóa với các NHTM CP nhằm tăng cường năng lực và quy mô cho các NHTM NN trong chiến lược phát triển lên thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. 1.3. Công tác giám sát Sự hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng đặt ra rất nhiều thách thức cho cơ quan giám sát thị trường dịch vụ tài chính quốc gia. Trước khi có tập đoàn tài chính, mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) do một cơ quan giám sát khác nhau. Trong việc giám sát mỗi lĩnh vực, các cơ quan giám sát có mục tiêu, phạm vi, quyền hạn, cách thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng tập đoàn là một chỉnh thể tổng hợp ba lĩnh vực kinh doanh nói trên. Do vậy, Một là, cần có một cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan giám sát, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác và tổng thể trên phạm vi cả tập đoàn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là giám sát hiệu quả tập đoàn tài chính. Hai là, đánh giá rủi ro một cách tổng thể cả tập đoàn, việc này sẽ giúp đánh giá rủi ro tập đoàn chính xác và đầy đủ hơn, mặt khác sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý và giám sát các tập đoàn tài chính ngân hàng. Ba là, yêu cầu về thông tin nhằm đánh giá liệu các tập đoàn có đáp ứng được các yêu cầu về mặt luật pháp hay không. Muốn vậy, cần thành lập một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về báo cáo tổng hợp, đồng thời chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan như thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức của tập đoàn, thông tin về quyền sở hữu, quyền quyết định, kế hoạch chiến lược của tập đoàn, v.v.. Nói tóm lại, phương pháp giám sát và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát ngành tài chính Việt Nam là điều kiện quan trọng, tạo tiền đề cơ bản về môi trường pháp lý, nhằm duy trì sự ổn định, an toàn của các tổ chức tài chính nói riêng và toàn hệ thống tài chính nói chung. 2. Về phía Vietcombank 2.1. Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa Vietcombank đề ra phương hướng nhiệm vụ với phương châm: “tập trung thực hiện chương trình cổ phần hóa, tạo nền tảng cơ bản cho việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng”. Theo đó, tập trung khẩn trương thực hiện những bước tiếp theo của quá trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN khi mà phương án cổ phần hóa đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ Quyết định số 1289/QĐ-TTg vào ngày 26/9/2007. 2.2. Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ Cấu trúc tổ chức và quản lý hiện nay của Vietcombank không phù hợp với sự vận hành của một NHTM CP, tiền đề để xây dựng lên thành tập đoàn. Hội đồng quản trị với Ban điều hành không có sự tách bạch, phân định rõ ràng về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm. Ban kiểm soát chưa hoạt động đúng chức năng là bộ phận độc lập với HĐQT tiến hành giám sát mọi hoạt động ngân hàng, mà lại trực thuộc HĐQT (một thành viên HĐQT là trưởng Ban kiểm soát), do vậy hiệu quả kiểm soát không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động. Việc phân chia các phòng ban còn theo các nghiệp vụ kinh doanh, theo kiểu “cung cấp cho khách hàng cái mà mình có”, chưa dựa vào khách hàng, chưa xem khách hàng là trung tâm phục vụ. Hơn nữa, Vietcombank còn chưa chú trọng đến việc kiểm soát các loại rủi ro phức tạp trong kinh doanh ngân hàng: rủi ro rín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro hoạt động,… ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐễNG HĐQT Ban kiểm soỏt Kiểm toỏn nội bộ Ban Tổng Giỏm đốc Uỷ ban quản lý rủi ro Hội đồng tớn dụng Hội đồng nhõn lực và đói ngộ Khối Ngõn hàng cỏ nhõn P. Kiểm tra, kiểm soỏt nội bộ P. Thẩm định tớn dụng P. Quản lý tớn dụng P. Cụng nghệ thụng tin P. Quản lý nguồn vốn ………. P. Kế toỏn P. Nhõn sự P. Hành chớnh P. Nghiờn cứu phỏt triển P. Thư ký phỏp chế P. Tư vấn tài chớnh….. ………. Văn phũng HĐQT Bộ phận Front office Bộ phận Back office Bộ phận Service office Khối Ngõn hàng doanh nghiệp Khối Dịch vụ tài chớnh Uỷ ban ALCO Uỷ ban quản lý rủi ro tớn dụng Theo ý kiến của người viết, Vietcombank nên cơ cấu lại tổ chức như sau: Đây là mô hình mà các ngân hàng tiên tiến trên thế giới như HSBC, Citigroup… đang áp dụng. Bởi, nó mang lại nhiều ưu điểm phù hợp với hoạt động của NHTM CP quy mô lớn. (1) Mô hình đảm bảo tuân thủ các chiến lược khách hàng Việc chia thành 3 bộ phận front office, back office, service office đã thể hiện chến lược của ngân hàng là tập trung vào khách hàng, luôn coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm, động thái của từng nhóm khách hàng, từ đó phục vụ khách hàng tốt nhất, tạo nên dấu ấn riêng của Vietcombank. Front office là nơi đón tiếp, tiếp nhận mọi nhu cầu của khách hàng, các nhu cầu này sẽ được phục vụ, giải quyết, thẩm định ở bộ phận chuyên nghiệp là back office. Và mọi hoạt động của ngân hàng được hỗ trợ từ bộ phận service office. Đây là một mô hình mà chưa một NHTM Việt Nam nào làm được, mặc dù đã có sự phôi thai ở một số NHTM CP như ACB, Sacombank,… (2) Phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các ban, phòng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất. HĐQT là cơ quan quản lý, có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng giám đốc theo một quy trình nghiêm ngặt. Ban kiểm soát phải trực thuộc Đại hội đồng cổ đông nhằm có sự đánh giá và giám sát khách quan nhất. Ngoài ra, vai trò điều hành kinh doanh của Ban Tổng giám đốc được phân cấp rõ ràng với HĐQT, giữa Ban Tổng giám đốc với các phòng ban trực thuộc thông qua cơ chế làm việc rõ ràng. Với mô hình tổ chức này đã khắc phục được những yếu kém tồn tại trong chế độ làm việc lạc hậu do chế độ sở hữu Nhà nước để lại. (3) Mô hình tổ chức đảm bảo cơ chế giám sát rủi ro độc lập, kiểm soát lẫn nhau, nhằm cung cấp cho cấp trên những thông tin từ nhiều khía cạnh mà vẫn đảm bảo được tính chuyên nghiệp, chất lượng của thông tin. Mô hình quản trị rủi ro Đại hội đồng cổ đụng Kiểm toỏn nội bộ Ban kiểm soỏt HĐQT Uỷ ban quản lý rủi ro Ban Tổng Giỏm đốc Uỷ ban quản lý tài sản nợ cú (ALCO) Uỷ ban quản lý rủi ro tớn dụng - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro hối đoỏi - Rủi ro lói suất Rủi ro tớn dụng Phũng kiểm tra, kiểm soỏt nội bộ Rủi ro hoạt động Phũng cụng nợ Khối phũng vốn Phũng Quản lý tớn dụng Phũng Cụng nghệ thụng tin Phũng Kế toỏn Trong cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, có Ban kiểm soát trực thuộc, thay mặt các cổ đông giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng; nhằm đảm bảo mọi hoạt động của HĐQT, Ban điều hành tuân thủ các chiến lược, định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong Ban kiểm soát, có bộ phận kiểm toán nội bộ. Mô hình hiện tại của Vietcombank, Ban kiểm soát lại thuộc HĐQT. Hơn nữa, Ủy ban ALCO, Hội đồng tín dụng trung ương đều thuộc Ban điều hành là một điều bất hợp lý. Hơn nữa lại chưa có Ủy ban riêng chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng - rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Trong mô hình quản trị rủi ro mới theo tiêu chuẩn quốc tế, các bộ phận quản lý rủi ro sẽ báo cáo trực tiếp lên HĐQT của ngân hàng và thông báo cho Tổng Giám đốc về các hoạt động của mình. HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trước Đại hội đồng cổ đông trước mọi vấn đề có liên quan đến rủi ro của ngân hàng. Chính vì thế, ủy ban quản lý rủi ro (trong đó có 2 bộ phận chuyên trách là ủy ban ALCO, ủy ban quản lý rủi ro tín dụng) trực thuộc HĐQT. Còn phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc, độc lập với hoạt động hàng ngày; phối hợp với các phòng ban khác để phát hiện, phòng ngừa các rủi ro hoạt động để báo cáo cho Ban Giám đốc, từ đó báo cáo cho HĐQT những thông tin liên quan đến rủi ro hoạt động. Đây là một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả đã được thực nghiệm chứng minh bởi các ngân hàng lớn trên thế giới. Vietcombank với định hướng trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng, hoạt động với quy mô lớn hơn, thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro phức tạp hơn; trong khi đó, hệ thống quản trị rủi ro hiện tại của Vietcombank đang trở nên lỗi thời, mất tác dụng, không phù hợp với hoạt động của một NHTM CP; thì yêu cầu áp dụng mô hình quản trị rủi ro mới càng trở nên cấp thiết. 2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng Vietcombank với thế mạnh là hoạt động đối ngoại, nhất là tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Do vậy, Vietcombank cần xác định đó là “sản phẩm lõi” của mình và có chiến lược phát triển rõ ràng, rồi từ đó thực hiện kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm. Vietcombank cần thực hiện kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm theo xu hướng chung của các tập đoàn tài chính trên thế giới là tập trung vào khách hàng, đối với mỗi đối tượng khách hàng có sự phân chia theo nghiệp vụ ngân hàng. Điều này được thực hiện thành công khi áp dụng mô hình tổ chức mới (đã được trình bày ở phần 2.3 của chương này). Theo đó, trong bộ phận front office, được chia ra 3 mảng hoạt động mà cơ sở phân chia là dựa vào khách hàng: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ tài chính. Giỏm đốc Khối Ngõn hàng Cỏ nhõn SẢN PHẨM Thẻ thanh toỏn (quốc tế, nội địa) Tiền gửi & Đầu tư Tớn dụng cỏ nhõn Bảo hiểm HỖ TRỢ KấNH PHÂN PHỐI Hỗ trợ Nghiệp vụ &IT Quản lý rủi ro Nhõn sự Marketing &PR Giỏm đốc Cỏc chi nhỏnh Giỏm đốc Ngõn hàng Điện tử Ngõn hàng đối tỏc Mô hình khối ngân hàng cá nhân Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp Giỏm đốc Khối Ngõn hàng Doanh nghiệp SẢN PHẨM Quản lý tiền mặt HỖ TRỢ KấNH PHÂN PHỐI Hỗ trợ Nghiệp vụ &IT Quản lý rủi ro Nhõn sự Marketing &PR Giỏm đốc Cỏc chi nhỏnh Giỏm đốc Ngõn hàng Điện tử Ngõn hàng đối tỏc Thanh toỏn quốc tế Tớn dụng doanh nghiệp Tài chớnh doanh nghiệp Tiền tệ & Nguồn vốn Bằng cách tổ chức này, Vietcombank có khả năng cung cấp một dịch vụ trọn gói chất lượng cao hơn cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Đây là nền tảng cho sự phát triển của tập đoàn khi có sự phối kết hợp giữa các lĩnh vực tài chính khác nhau, khách hàng sẽ được phục vụ một cách toàn diện, mặt khác, ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có, giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 2.4. Cơ cấu lại các công ty con Sau khi tiến hành xong quá trình cổ phần hóa ngân hàng mẹ - Vietcombank, đó là lúc cần tiến hành cổ phần hóa các công ty con trực thuộc. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và các công ty con, cần đảm bảo vai trò chi phối của ngân hàng mẹ đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính. Các công ty con là các pháp nhân độc lập. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh liên kết để cùng với ngân hàng mẹ cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng, hoàn hảo, các giải pháp tài chính hiệu quả, sáng tạo, mang lại các giá trị gia tăng mới, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thực hiện sứ mệnh của toàn bộ hệ thống Vietcombank “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVNH019.doc