BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP I
-----------------------------
HUỲNH QUỐC THÍCH
XÂY DỰNG MƠ HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ ROBUSTA BỀN VỮNG
TRÊN CƠ SỞ SỬ DỤNG PHÂN BĨN VÀ NƯỚC TƯỚI HỢP LÝ
TẠI HUYỆN KRƠNG PĂK - TỈNH ðẮKLẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60 62 01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HỒNG MINH TẤN
HÀ NỘI – 2007
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin c
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất cà phê Robusta bền vững trên cơ sở sử dụng phân bón và nước tưới hợp lý tại huyện Krông Pak, tỉnh ĐakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả
HUỲNH QUỐC THÍCH
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………ii
LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- GS.TS. Hồng Minh Tấn, người hướng dẫn trực tiếp và đã đĩng gĩp
nhiều ý kiến quan trọng trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và viết
luận văn
- TS. Lê Ngọc Báu, TS. Trình Cơng Tư, TS. Dave A.D’Haeze, TS.
Daniel Wahby, ThS. Bùi Tuấn, ThS. ðỗ Ngọc Sỹ, KS. ðào Hữu Hiền và tập thể
cán bộ, nhân viên Dự án Phát triển Nơng thơn ðăkLăk, Cơng ty tư vấn cà phê
EDE Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Khoa học kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp
Tây Nguyên, Trung tâm nghiên cứu đất, phân bĩn và mơi trường Tây Nguyên,
Chi nhánh Cafecontrol tại ðắkLắk, UBND hai xã Ea Kuăng và Hịa Tiến, huyện
Krơng Păk, các hộ nơng dân cùng tham gia nghiên cứu, đã nhiệt tình tạo điều
kiện, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu.
- Tập thể các thầy cơ giáo Bộ mơn Sinh lý, Khoa Nơng học, Khoa sau
ðại học trường ðại học Nơng nghiệp I đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và
đĩng gĩp ý kiến để tác giả hồn thành luận văn này.
Tác giả cũng chân thành cám ơn:
Ban giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn ðăkLăk, tập thể
chuyên viên Phịng Trồng trọt – Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn,
Phịng kinh tế huyện Krơng Păk, và các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và cơng tác
HUỲNH QUỐC THÍCH
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Bảng các chữ viết tắt vi
Danh mục các hình vi
Danh mục các bảng vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu – yêu cầu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
1.4. Giới hạn của đề tài 5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
2.1. Cây cà phê, sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 13
2.3. Một số kết quả về bĩn phân và tưới nước cho cà phê 21
2.4. Vài nét về phát triển bễn vững 27
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðối tượng 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 33
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định 35
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Tình hình sử dụng phân bĩn và nước tưới cho cà phê vối ở ðắkLắk 37
4.1.1. Tình hình sử dụng phân bĩn 39
4.1.2. Tình hình tưới nước cho cà phê ở ðắkLắk 46
4.2. Xây dựng mơ hình bĩn phân và tưới nước hợp lý cho cà phê vối 50
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………iv
4.2.1. ðặc tính đất trồng cà phê ở các mơ hình 51
4.2.2. Biến động dinh dưỡng trong lá cà phê trước và sau thí nghiệm 53
4.2.3. ðộ ẩm đất ở các mơ hình quản lý nước tưới 54
4.2.4. Tình hình sinh trưởng và phát triển cây cà phê trên các mơ hình
thực nghiệm 56
4.2.5. Hiệu quả kinh tế của mơ hình 65
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 76
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………v
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT Khoa học kỹ thuật
PTNT Phát triển nơng thơn
USDA Bộ nơng nghiệp Mỹ
UBND Ủy ban nhân dân
ICO Tổ chức cà phê thế giới
PRA (Participatory rural appraisal) Phương pháp phỏng vấn nhanh
nơng thơn
FPR (Farmer participation research) Phương pháp nghiên cứu cĩ sự
tham gia của nơng dân
RAVC (Return above variable cost) Lợi nhuận
GR (Gross return) Tổng thu
TC (Total variable cost) Tổng chi phí khả biến
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1: Quan hệ giữa lượng phân N bĩn và năng suất cà phê tươi
4.2: Quan hệ giữa lượng phân P2O5 bĩn và năng suất cà phê tươi
4.3: Quan hệ giữa lượng phân K2O bĩn và năng suất cà phê tươi
4.4: Quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất cà phê tươi
4.5: Hiệu quả kinh tế ở các mơ hình
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006
2.1: Phân cấp độ phì của đất trồng cà phê
2.3: Lượng phân bĩn cho cà phê trong điều kiện cĩ che bĩng và khơng che bĩng
4.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh ðắkLắk (1997 – 2006)
4.2: Tổng hợp tình hình sản xuất cà phê ở ðắkLắk
4.3: Lượng phân bĩn theo chủng loại chủ yếu tại ðắkLắk
4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê huyện Krơng Păk (2001 – 2006)
4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê ở xã Ea Kuăng và Hịa Tiến giai
đoạn 2001 – 2006
4.6: Thành phần hĩa học đất trước khi làm mơ hình
4.7: Thành phần hĩa học đất sau khi làm mơ hình
4.8: Thành phần dinh dưỡng trong lá cà phê trước khi làm mơ hình
4.9: Thành phần dinh dưỡng trong lá cà phê sau khi làm mơ hình
4.10: ðộ ẩm đất trước và sau khi tưới ở các mơ hình tưới nước
4.11: Tình hình phát triển đốt cành trong mùa mưa
4.12: Tỷ lệ đậu hoa ở các mơ hình
4.13: Tỷ lệ nở hoa sau các đợt tưới
4.14: Tỷ lệ đậu quả ở các mơ hình
4.15: Tỷ lệ rụng quả ở các mơ hình
4.16: Thể tích và khối lượng 1.000 quả cà phê tươi
4.17:Năng suất trung bình các mơ hình sau hai năm thực hiện
4.18: Tỷ lệ hạt trên sàng phân loại
4.19: Hiệu quả kinh tế trung bình qua hai năm thực hiện
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………1
1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Ngành cà phê Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn.
Cách đây hơn 20 năm, từ một đất nước chưa cĩ tên trong danh sách các nước
xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu
cà phê trên thế giới, sau Brazil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối
(Robusta). Trong sản xuất nơng nghiệp, cà phê được coi là một trong những
cây cơng nghiệp lâu năm cĩ giá trị kinh tế cao, nhu cầu xuất nhập khẩu với
kim ngạch lớn trên thị trường thế giới. ðược xác định là một trong những cây
cơng nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đĩng
một vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngành cà phê đã tham gia
cĩ hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định cư, xĩa
đĩi giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi
trong đĩ cĩ một phần là đồng bào các dân tộc thiểu số và đĩng gĩp một tỷ
trọng khơng nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm của đất nước.
ðắkLắk là tỉnh trung tâm Tây Nguyên, cĩ diện tích tự nhiên 1.312.537
ha, đất sản xuất nơng nghiệp 464.818 ha. Trong nhĩm đất đỏ vàng của tỉnh cĩ
290.049 ha đất nâu đỏ trên đá Bazan rất thích hợp cho cây cơng nghiệp lâu
năm, hầu hết đã được sử dụng trồng cà phê, cao su, hồ tiêu...
Diện tích cây cà phê của tỉnh ðắkLắk chiếm trên 1/3 diện tích cà phê cả
nước, với sản lượng hơn 50% sản lượng cà phê của Việt Nam. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để ngành sản xuất cà phê phát triển một cách bền vững, trong
khi ðắkLắk là một vùng chuyên canh cà phê cĩ tỷ trọng lớn nhất trong cả
nước, chiếm 35,75% diện tích cả nước. Theo số liệu thống kê đến cuối năm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………2
2006, diện tích cà phê của tỉnh ðắkLắk cĩ 170.740 ha với sản lượng 435.025
tấn, so với cách đây 20 năm (1986) đã tăng 5,7 lần về diện tích; 2,2 lần về
năng suất và 65,9 lần về sản lượng. Mức tăng diện tích và sản lượng cà phê
vượt xa mọi kế hoạch trước đĩ (diện tích cà phê ðắkLắk đến năm 2005 ổn
định 135.000 ha) [30], trong vịng 10 năm từ năm 1997 đến năm 2007 diện
tích cà phê ðăkLăk đã tăng 33,72%, tăng 44.000 ha, bình quân mỗi năm tăng
hơn 4.000 ha.
Thực tế việc giá cà phê trên thị trường thế giới gia tăng đã kích thích
người dân phát triển cây cà phê một cách ồ ạt, bất chấp những cảnh báo về
tính bền vững trong sản xuất và những tác động mơi trường. Do vậy, một số
diện tích cà phê đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là các yêu cầu kỹ thuật
cơ bản đối với cây cà phê khơng bảo đảm như:
Trồng trên đất cĩ độ dốc quá cao (>25o), khơng phù hợp, cĩ độ phì
thấp, đất sỏi đá, đất trũng;
Thiếu phân hữu cơ, khơng trồng cây che bĩng, cây che phủ bảo vệ, cải
tạo đất, thiếu cây đai rừng chắn giĩ;
Khơng đủ nước tưới hoặc thiếu nguồn nước tưới;
Hủy hoại mơi trường sinh thái, đặc biệt là phá rừng để lấy đất trồng cà
phê;
Quy trình trồng, thâm canh chăm sĩc khơng đồng bộ, đặc biệt là đầu
tư phân bĩn, tưới nước chủ yếu theo kinh nghiệm nên rất mất cân đối,
lãng phí và gây tác động xấu đến mơi trường.
Từ năm 2000, chủ trương của tỉnh ðắkLắk là giảm diện tích cà phê trên
những vùng đất khơng thích hợp, đất dốc, thiếu nguồn nước tưới; đồng thời
tăng cường đầu tư thâm canh từ khâu trồng trọt đến thu hoạch, chế biến, bảo
quản để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và nâng cao giá trị trên thị
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………3
trường. Nếu diện tích cây cà phê trên địa bàn đến năm 2004 giảm cịn 165.126
ha thì đến năm 2006 diện tích cà phê lại tăng lên 174.740 ha, mà nguyên nhân
là sau nhiều năm giá xuống thấp thì một vài năm trở lại đây giá cà phê trên thị
trường tăng dần, người sản xuất cĩ lãi.
Thực tế, hậu quả của việc mở rộng diện tích cà phê một cách nhanh
chĩng ồ ạt vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đã làm cho hàng
chục ngàn ha rừng bị chặt phá, dẫn đến việc đất đai bị xĩi mịn, suy kiệt dinh
dưỡng, độ che phủ mặt đất bị suy giảm nghiêm trọng, làm tụt mạch nước
ngầm và khả năng giữ nước của đất. Theo kết quả điều tra của Chi cục thủy
lợi ðắkLắk năm 2004, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngầm
ở tỉnh ðắk Lắk cho sản xuất nơng nghiệp chiếm khoảng 56% chủ yếu là dùng
cho các cây cà phê, tiêu và một số loại cây trồng khác.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngầm gần như chưa kiểm
sốt được dẫn đến một số vùng cĩ nguy cơ mực nước ngầm bị hạ thấp, kéo
theo chất lượng nước bị thay đổi.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây
dựng mơ hình sản xuất cà phê Robusta bền vững trên cơ sở sử dụng phân
bĩn và tưới nước hợp lý tại huyện Krơng Păk tỉnh ðắkLắk”.
1.2. MỤC TIÊU - YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở điều tra thực trạng sản xuất cà phê ở huyện Krơng Păk, xây
dựng được một mơ hình sản xuất cà phê Robusta bền vững tại huyện Krơng
Păk, tỉnh ðắkLắk, tiết kiệm tài nguyên nước tưới, sử dụng phân bĩn hợp lý
mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………4
1.2.2. Yêu cầu
ðiều tra hiện trạng sản xuất cà phê cà phê ở huyện Krơng Păk, chủ
yếu là các biện pháp kỹ thuật bĩn phân và tưới nước của nơng dân,
mối quan hệ giữa kỹ thuật trồng cà phê truyền thống với năng suất và
hiệu quả của sản xuất cà phê tại địa phương.
Thử nghiệm mơ hình quản lý bĩn phân và tưới nước cho cà phê để từ
đĩ khẳng định hiệu quả của mơ hình và phổ biến cho nơng dân trồng
cà phê tại huyện Krơng Păk
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của phân bĩn và nước tưới đến sinh trưởng và năng suất cà
phê ở huyện Krơng Păk, tỉnh ðắkLắk.
Làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng mơ hình sản xuất cà phê bền
vững ở tỉnh ðắkLắk.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra khuyến cáo cho nơng dân trồng
cà phê ở huyện Krơng Păk nĩi riêng và ðắkLắk nĩi chung một mơ hình
sản xuất cà phê cĩ hiệu quả trên cơ sở sử dụng phân bĩn và nước tưới
tiết kiệm hợp lý.
Áp dụng mơ hình sẽ tăng hiệu quả sản xuất cà phê cho nơng dân, giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường, tăng tính bền vững của việc sản xuất cà phê
cho vùng.
Gĩp phần tăng thu nhập, xĩa đĩi, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………5
1.4. GIỚI HẠN CỦA ðỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc đánh giá so sánh
mơ hình quản lý phân bĩn và quản lý nước tưới một cách hợp lý cho
diện tích cà phê vối kinh doanh cĩ độ tuổi trung bình 15 – 18 năm tại
hai xã Ea Kuăng và Hịa Tiến huyện Krơng Păk.
Thời gian nghiên cứu 2005 – 2006
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………6
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÂY CÀ PHÊ, SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊ THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Vài nét về nguồn gốc và phân loại cà phê
Cà phê chè (Coffea arabica L.) sống ở độ cao 1.500 – 2.000 m. Cây cà
phê chè thuộc dạng bụi, cao 3 – 4 m, ở điều kiện thuận lợi chiều cao cĩ thể từ
6 – 7 m, cành và lá mọc đối xứng, lá hình trứng, nhọn đầu, cuống lá ngắn, hoa
màu trắng, hương thơm nhẹ, mọc ở nách lá, quả cà phê chè chín cĩ màu đỏ
hoặc vàng, hình trứng, đường kính từ 10 – 18 mm, hạt cĩ màu xanh xám,
xanh lục, xanh cốm hoặc sẫm. Cà phê chè cĩ đặc tính tự thụ phấn vào khoảng
90%, vì vậy độ thuần chủng cao hơn các loại cà phê khác [11], [12]. Trong
điều kiện bình thường hạt phấn cĩ thể duy trì sức nẩy mầm trong thời gian từ
24 – 36 giờ. Tuy nhiên nếu được bảo quản trong điều kiện chân khơng ở nhiệt
độ âm 18 oC, hạt phấn cĩ thể kéo dài sức nẩy mầm của chúng tới 3 năm hoặc
hơn nữa [48], [50].
Cà phê vối (Coffea canephora Pierre) cĩ nguồn gốc ở rừng nhiệt đới
ẩm, trải dài từ Guiné đến Uganda và Angola. Lồi cà phê vối (Coffea
canephora) mới được phát hiện ở châu Phi vào cuối thế kỷ 19 trong các vùng
rừng thấp thuộc châu thổ sơng Congo và được đặt tên bởi nhà thực vật học
người Pháp, Pierre, 1897. Cà phê vối cĩ đặc điểm thụ phấn chéo bắt buộc nên
quần thể rất đa dạng về hình thái nếu được nhân giống bằng hạt. Cây cà phê
vối (Coffea canephora) là cây nhỡ, cao 8 – 12 m, cĩ nhiều thân, ít cành thứ
cấp, cành dài lả lướt.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………7
Coffea canephora var. robusta là chủng cà phê vối được trồng nhiều
nhất, chiếm trên 90% diện tích cà phê vối trên thế giới. ðặc trưng thực vật của
chủng này là cây khỏe, tán thưa, lá to, cành cơ bản khoẻ, ít cành thứ cấp, cho
năng suất cao và cĩ khả năng kháng bệnh khá. Nhược điểm chính của giống
này là khả năng chịu hạn kém. Cà phê vối được trồng nhiều ở Châu Phi và
châu Á. Ở Việt Nam cĩ trên 95% diện tích cà phê được trồng bằng giống cà
phê này và được gọi là giống cà phê vối, riêng tại ðắkLắk đa số nơng dân
trồng bằng giống cà phê vối (Coffea canephora). Ở Việt Nam, cà phê vối
nhĩm Robusta và Kuillou trồng ở miền Nam được du nhập từ đảo Java
Inđơnesia và Cộng hịa Trung Phi (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982) [10].
Cà phê vối mọc khỏe, dễ trồng, chịu thâm canh, năng suất cao. Do đặc
tính cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, năng suất cao nên cây cà phê vối được
phát triển khá nhanh trong vịng 30 năm trở lại đây.
Về phẩm chất, cà phê vối cĩ vị ngon nhưng kém vị hương nên ít được
ưa chuộng bằng cà phê chè. Quả cà phê vối nhỏ hơn cà phê chè, tỷ lệ quả
tươi/nhân thấp (4,2 – 4,7), hàm lượng cafein từ 2,5 – 3% cao hơn cà phê chè
(1,8 – 2%). Cà phê vối là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hịa tan và hiện
nay chiếm trên 32% sản lượng cà phê trên thế giới.
Cà phê mít (Coffea excelsa Chev.) phát hiện đầu tiên vào năm 1902 ở
Ubangui – Chari nên thường được gọi là cà phê Chari. Cây gỗ nhỡ, cĩ chiều
cao từ 15 – 20 m sinh trưởng khỏe, ít kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn nắng khá,
Lá to hình trứng hoặc mũi mác, chiều dài lá tối đa 25 – 40 cm. Quả hình
trứng, hơi dẹt, cĩ núm lồi, khi chín cĩ màu đỏ sẫm. Hạt màu xanh ngã vàng,
hàm lượng cafein thấp, khoảng 1,02 – 1,15%. Phẩm chất cà phê mít nĩi chung
kém, vị chua, ít hương hoặc khơng hương, trên thị trường cĩ giá trị thấp. Ở
Việt Nam, cây cà phê mít trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm ðồng và
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………8
Gia Lai. Hiện nay diện tích cây cà phê mít đã giảm đi rất nhiều.
Cà phê mít dâu da (Coffea liberia Bull,in Hiern) cĩ nguồn gốc ở
Liberia. Cây nhỡ cao 15 – 18 m, cành khỏe, lĩng dài, lá to hình bầu dục, quả
trịn dài, to giống quả dâu da. Nhân màu vàng hoặc hơi nâu, phẩm chất kém
giá trị thấp.
Cà phê chè Catimor (Coffea arabica var. catimor) được tạo ra ở Bồ
ðào Nha năm 1959, là sản phẩm lai tạo giữa giống Caturra (Coffea arabica
var. caturra) và giống lai Timor (Hybrido de Timor) [12]. Cây trưởng thành
sớm và cho năng suất cao, thường là bằng hoặc hơn các loại giống thương
mại khác. Catimor cĩ đặc điểm thân thấp và tiềm năng năng suất cao; kháng
bệnh rỉ sắt và chịu hạn tốt. Tại Ấn ðộ giống Catimor trong sản xuất mang tên
“Cauvery” đang rất được ưa chuộng. Tại Colombia nĩ cĩ tên “La Variedad
Colombia”. Một số đời con lai Catimor thế hệ F3, F4 từ Bồ ðào Nha, Cu Ba
và Colombia đã nhập vào Việt Nam từ năm 1986 – 1987; từ năm 1988 – 1995
kết hợp nhiều phương pháp đánh giá và chọn lọc quần thể Viện KHKT Nơng
Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc được giống Catimor thế hệ F6 cĩ khả
năng kháng bệnh gỉ sắt cao được Bộ Nơng nghiệp và PTNT chính thức cơng
nhận và cho phổ biến ra sản xuất [7].
2.1.2. Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Cà phê là cây cơng nghiệp đặc sản lâu năm của vùng nhiệt đới, nhưng
sản phẩm lại được tiêu dùng phần lớn ở các nước ơn đới. Các nhà khoa học
Thụy Sỹ đã phân tích hạt cà phê và cho thấy trong hạt cà phê cĩ 670 chất
thơm tạo thành mùi tổng hợp tuyệt vời. Hoạt chất cafein (0,8 – 3% khối lượng
chất khơ của hạt) cĩ tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức làm việc của trí
ĩc và hoạt động của hệ tuần hồn, bài tiết, nâng cao phản ứng của hệ thống cơ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………9
bắp. Do vậy, sau khi uống cà phê con người cảm thấy sảng khối và làm việc
cĩ hiệu quả hơn.
Tập quán uống cà phê trước đây hầu như chỉ cĩ ở tầng lớp thượng lưu.
Ngày nay, cà phê đã trở thành thức uống thơng dụng của các tầng lớp nhân
dân lao động ở nhiều nước trên thế giới.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của các
nước đang phát triển (chỉ sau dầu khí) và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ này chiếm trên
90% đối với Uganda, Rwanda và trên 50% ở các nước Guatemala, Ethiopia,
El Salvado... Tổng giá trị xuất khẩu cà phê hằng năm trên thế giới biến động
từ 6,7 đến 10,5 tỷ USD, vượt xa 2 loại cây trồng cung cấp nước uống chính là
ca cao và chè tương ứng là 3,3 và 2,6 tỷ USD (Hilten, 1982) (dẫn theo Hồng
Thanh Tiệm, 2004) [21]. Hiện nay, trên thế giới cĩ khoảng 75 nước trồng cà
phê, trong đĩ cĩ 51 nước xuất khẩu cà phê. Diện tích cà phê trên thế giới
khoảng 11,3 – 11,5 triệu ha, sản lượng biến động khỏang 5,6 – 6,2 triệu
tấn/năm, Trong đĩ diện tích cà phê chè chiếm 70% [23], sản lượng cà phê chè
(Arabica) chiếm 67,2%, cà phê vối (Robusta) chiếm 32,8%. Năng suất bình
quân cà phê nhân của thế giới chỉ đạt mức 5,5 tạ/ha, tốc độ phát triển về năng
suất rất chậm (0,1%/năm). Số liệu dự báo trong báo cáo tháng 12/06 của Bộ
Nơng nghiệp Mỹ (USDA) (dẫn nguồn Reuters, 15/01/2007) [35], cho thấy,
sản lượng cà phê thế giới vụ 2006/07 cĩ thể đạt 128,6 triệu bao (60kg/bao),
tăng 4,9 triệu bao so với mức dự báo tháng 6 và tăng 13% so với mức 113,66
triệu bao niên vụ 2005/06, trong đĩ sản lượng cà phê của Braxin và Việt Nam
tăng lần lượt 29% và 22%, tương ứng 46,5 triệu bao và 16,5 triệu bao [35].
Cà phê giao dịch trên thị trường thế giới chủ yếu là cà phê nhân xanh
(95%). Thị trường tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các nước cơng nghiệp phát
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………10
triển EEC, Mỹ, Nhật… Trong đĩ các nước Bắc Âu cĩ mức tiêu thụ tính theo
đầu người cao nhất như Phần Lan 11 kg/người/năm; ðan Mạch, Thụy ðiển
trên 8 kg/người/năm, thấp nhất là Anh chỉ trên 2 kg/người/năm. Mức tiêu thụ
cà phê của Nhật đang cĩ xu hướng tăng dần, đến nay đạt khoảng
3kg/người/năm. Trong khi đĩ mức tiêu thụ bình quân đầu người ở các nước
sản xuất cà phê lại khá thấp, chỉ khoảng 1 kg/người/năm. Ngay cả ở những
nước cĩ mức tiêu dùng nội địa cao như Brazil, Ấn ðộ, Indonesia thì mức tiêu
thụ cũng chỉ khoảng 3 kg/người/năm [17].
Năm 2005, xuất khẩu cà phê thế giới ước đạt 86,74 triệu bao, giảm
4,47% so với 90,75 triệu bao năm 2004. Mặc dù giảm về khối lượng nhưng
kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới năm 2005 đạt 9,25 tỷ USD, tăng mạnh so
với mức 6,88 tỷ USD năm 2004.
Lượng cà phê xuất khẩu của tồn cầu từ 81,3 triệu bao niên vụ
2005/2006 tăng lên đến hơn 97 triệu bao niên vụ 2006/2007 [28].
Theo Safras & Mercado (Reutuer, 15/01/2007) [35], sự gia tăng giá cả,
cải tiến phương pháp canh tác, thời tiết diễn biến thuận lợi và việc đẩy nhanh
tiến độ trồng mới cây cà phê của Braxin là những nhân tố gĩp phần nâng cao
sản lượng cà phê thế giới vụ 2006/2007. ðiều đáng lưu ý là mặc dù sản lượng
cà phê thế giới vụ 2006/07 dự báo tăng lên đạt mức kỷ lục, giá cả mặt hàng
này vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong các tháng cuối năm 2006.
USDA đưa ra dự báo, vụ 2006/2007, dự trữ cà phê thế giới đạt 23 triệu
bao, giảm 22% so với vụ 2002/03, trong khi tiêu thụ cĩ khả năng sẽ tăng
lên. Gần đây CONAB (Companhia Nacional de Abastecimento) dự báo, sản
lượng cà phê vụ 2007/2008 của Braxin vào khoảng 31,1 – 32,3 triệu bao [35].
Theo ơng Nesto Osorio, giám đốc điều hành Tổ chức cà phê quốc tế
(IOC) thì dự đốn đầu tiên cĩ thể rút ra sản lượng cà phê tồn cầu vụ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………11
2007/2008 chỉ cĩ thể vào khoảng 109 – 112 triệu bao, trong khi nhu cầu
chung cĩ thể đạt khoảng 118 – 120 triệu bao. Nhìn lại năm 2006, lượng tiêu
dùng tồn cầu ước tính khoảng 116 triệu bao, tăng 1 triệu bao so với năm
2005 [28].
2.2.3 Sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
Hiện nay cả nước ta cĩ 600.000 hộ dân với khoảng trên 1 triệu người
trồng cà phê, tổng diện tích cà phê của Việt Nam năm 2006 đã lên tới trên
488.700 ha, sản lượng đạt vào khoảng 14,2 triệu bao, tương đương 853.500
tấn, năng suất bình quân 15 – 17 tạ/ha, trong đĩ tập trung chủ yếu ở các tỉnh
trong khu vực Tây Nguyên chiếm 89,1% diện tích cà phê cả nước. Cĩ thể nĩi
năng suất cà phê vối của Việt Nam đứng vào bậc nhất thế giới.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam
giai đoạn 1996 - 2006
Trong đĩ Năm Kinh doanh (ha) Kinh doanh (ha) (%) KD
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
1996 254.173 158.100 62,2 20,2 320,1
1997 340.351 174.260 51,2 24,1 420,5
1998 370.602 205.690 55,5 19,8 409,3
1999 408.015 249.705 61,2 20,4 509,8
2000 561.933 477.085 84,9 16,8 802,3
2001 565.300 473.600 83,8 17,7 840,6
2002 522.200 492.400 94,3 14,2 699,7
2003 509.973 480.478 94,2 15,7 755,1
2004 503.241 491.858 95,7 16,9 834,6
2005 491.400 481.100 97,9 15,9 767,7
2006 488.700 481.200 98,5 17,7 853,5
(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và PTNT, Niên giám cà phê 2005 – 2006;
VICOFA,2007)[28]
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2006, cả nước xuất khẩu
được 912.533 tấn với kim nghạch đạt 1,12 tỷ USD và 08 tháng đầu năm 2007
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………12
giá trị xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD [28].
Theo số liệu của Cục chế biến (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn), cà phê nhân Việt Nam cĩ chất lượng kém, tỷ lệ loại bỏ là khá cao trên
thế giới: Năm 2005 cà phê Robusta của Việt Nam phải loại bỏ chiếm 89% của
thế giới (1,65 triệu bao) và 6 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ này là 88%, tăng 9%
so với cùng kỳ năm trước. ðây thực sự là một báo động về tình trạng chất
lượng cà phê Việt Nam.
Bởi thế nên Việt Nam đang phải đối mặt với nghịch lý: Từ năm 2001
đã là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 thế giới nhưng lại đứng thứ 5 về
kim ngạch sau Brazil, Colombia, Mexico và Indonesia do giá bán thấp hơn
15% - 20%. Nghịch lý thứ hai là sản phẩm cà phê hịa tan hầu như chưa xuất
khẩu được bởi giá chào bán quá cao: 4,6 USD/kg trong khi cà phê hịa tan của
các nước chào bán chỉ khoảng 3 USD/kg
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tiêu thụ nội địa của cà phê Việt
Nam cịn quá ít, khoảng 500 gr/người/năm. Một số nghiên cứu gần đây của
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường cà phê nội địa
của Việt Nam cĩ thể tiêu thụ đến 70.000 tấn/năm [42]. Trong khi đĩ theo
Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt
khoảng 5% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam, thấp nhất trong số các nước
sản xuất cà phê [42]. Trong những năm gần đây, cả hai sản phẩm cà phê bột
và cà phê hịa tan của các thương hiệu Cafe Moment, Vinacafe, Nescafe,
Trung Nguyên, G7, VN, Biên Hịa đã trở nên quen thuộc, trong đĩ hai hãng
chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường này là Vinacafe với 50,4% và Nescafe
với 33,2%.
Theo nhĩm nghiên cứu Trần Quỳnh Chi, Muriel Figuié và Trần Thị
Thanh Nhàn (2004) [42] thì, tiêu thụ cà phê/đầu người ở hai thành phố lớn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………13
năm 2004 của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp. Mức tiêu thụ bình quân đầu
người ở TP Hồ Chí Minh là 1.651 gr/người/năm và ở Hà Nội là 752
gr/người/năm. So với năm 2002, mặc dù tần suất mua cà phê năm 2004,
lượng cà phê tiêu thụ bình quân trong gia đình ở cả hai thành phố năm 2004
đều tăng với số lượng lớn. Lượng tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh tăng 21% trong
2 năm, trong khi mức tăng của Hà Nội đạt khoảng 25% nhưng do xuất phát
điểm thấp hơn nên năm 2004, lượng tiêu thụ tuyệt đối ở Hà Nội vẫn thấp hơn
TP Hồ Chí Minh rất nhiều. Mức tăng trong 2 năm ở 2 thành phố là do chất
lượng cà phê được cải thiện, nhận thức của người dân về thành phần dinh
dưỡng và tác dụng tốt đối với sức khoẻ và lượng quà tặng bằng cà phê nhiều
hơn.
Trong thực tế, thời gian qua cà phê Việt Nam đã cĩ nhiều tiến bộ trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tuy nhiên theo Cục Chế biến nơng lâm
sản, thì mặc dù kim ngạch xuất khẩu cà phê ở nước ta trong thời gian qua tăng
chủ yếu là nhờ giá cà phê thế giới tăng chứ khơng phải từ sự gia tăng chất
lượng của sản phẩm cà phê trong nước.
ðể khắc phục tình trạng đĩ, năm 2005 Việt Nam đã ban hành tiêu
chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4913 – 2005 theo đĩ áp dụng phân loại theo
cách tính lỗi để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê thế giới.
2.2.YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ
Cà phê là cây cơng nghiệp nhiệt đới cĩ những yêu cầu sinh thái rất khắc
khe, nếu hiểu biết khơng đầy đủ về các đặc tính sinh thái của từng loại cà phê
đối với từng yếu tố khí hậu, đất đai khác nhau sẽ để lại tác hại kéo dài trong
nhiều năm về sau [10].
Các tác giả Wilson (1985) [51]; Wrigley (1988) [52] và Raju (1993)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………14
[46] đều cho rằng đất đai và khí hậu là 2 yếu tố sinh thái quan trọng của đời
sống cây cà phê.
2.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố cĩ ảnh hưởng mang tính hạn chế đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê. Phạm vi thích hợp với nhiệt độ tùy thuộc
vào từng lồi và từng giống cà phê.
Cà phê chè yêu cầu điều kiện khí hậu cĩ chế độ tán rừng, mát, cĩ độ
cao từ 1.300 – 1.800 m so với mặt biển. Cà phê chè cĩ thể sinh trưởng và phát
triển ở nhiệt độ từ 5 oC – 30 oC, thích hợp nhất nhiệt độ từ 15 oC – 24 oC;
Nhiệt độ trên 30oC, quá trình quang hợp sẽ ngừng [54]. Kết quả nghiên cứu
của Altamann (1968) [37] cho rằng lá cà phê chè ngồi nắng ở nhiệt độ 20 oC
trong 1 giây chỉ quang hợp được khoảng 7 mol CO2 so với cây trồng khác là
15 – 25 mol CO2.
Khi nhiệt độ xuống 5 oC cây bắt đầu giảm sinh trưởng và nếu kéo dài sẽ
gây thiệt hại đến cây (Cannel, 1987) [39].
Cà phê vối yêu cầu điều kiện khí hậu nĩng ẩm, mưa nhiều và được
phân rõ 2 mùa chính là mùa khơ và mùa mưa trong năm. ðây là yếu tố đặc
biệt, tạo nên tình trạng thiếu hụt nước, cĩ quan hệ với quá trình phân hố
mầm hoa. Ở ðắkLắk, nhiệt độ bình quân từ 23,3 oC – 23,5 oC, vào tháng 12
và tháng 1. Nhiệt độ thấp nhất trong năm từ 20 – 21oC, nhiệt độ cao nhất từ
25 – 26 oC. Biên độ nhiệt ngày/đêm trên 10 oC. ðây là yếu tố thuận lợi cho
quá trình tích lũy chất khơ và tạo các hương thơm cần thiết trong sản phẩm cà
phê (Lê Ngọc Báu, 1993) [2].
Nhiệt độ là yếu tố giới hạn khá quan trọng đối với cây cà phê (Nguyễn
Sỹ Nghị, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, Nguyễn Võ Linh, 1996) [11],
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………15
René Coste, 1989 [14]. Cây cà phê vối là loại kém chịu nĩng nhất, trong đĩ
chủng Robusta chịu nĩng kém hơn cả. Nhiệt độ tối thích trung bình đối với cà
phê vối và cà phê mít là 22 – 26 oC; nếu nhiệt độ đạt tới 36 – 38 oC cà phê
non cháy khơ. Nhiệt độ tối thích cho hạt cà phê nảy mầm là 28 – 30 oC, nhiệt
độ tối thích cho hoa cà phê nở (từ 2 – 5 giờ sáng) là 24 – 25 oC (Phạm Quang
Anh và cộng sự – 1985) [1], [11]. Theo Phan Quốc Sủng, 1987 [18] nhiệt độ
thích hợp nhất là 24 – 26 oC, nhiệt độ xuống tới 0 oC làm thui cháy các đọt
non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là ở những vùng cĩ xuất hiện
sương muối. Giĩ rét và nĩng đều là nhưng bất lợi đối với sinh trưởng của cây
cà phê.
2.2.2. Nước
Sau nhiệt độ, nước là yếu tố cĩ tính chất quyết định đến đời sống cây cà
phê. Cà phê vối là loại chịu hạn kém nhất, địi hỏi lượng mưa cả năm từ 1.500
– 2.000 mm, phân bố tương đối đều trong năm, với mùa khơ ngắn khoảng trên
dưới hai tháng cĩ ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng, năng suất và kích
thước và phẩm chất cà phê hạt. ðắkLắk cĩ lượng mưa trung bình từ 1.500 –
1.900 mm bảo đảm đủ ẩm cho cà phê sinh trưởng phát triển tốt. ðắkLắk cĩ 2
mùa rõ rệt (mùa khơ và mùa mưa), tổng lượng mưa cả năm khoảng 1.700 –
1.800 mm. Mùa khơ kéo dài từ đầu tháng 11 đến hết tháng 4 và cĩ lượng mưa
chiếm 1._.0 – 12% tổng lượng mưa cả năm. Kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Báu
(1993) [2] cho biết sự phân chia 2 mùa rõ rệt là yếu tố hết sức cần thiết để cây cà
phê phân hố mầm hoa tối đa, tạo tiền đề để cĩ năng suất cao. Các vụ cà phê
được mùa bội thu thường trùng với các năm cĩ mùa khơ rõ rệt, tiếp theo là một
mùa mưa nhiều làm cà phê sinh trưởng phát triển mạnh, phát triển nhiều cành tơ,
đến vụ khơ cây phân hố mầm hoa mạnh, cho nhiều hoa quả (Nguyễn Sĩ Nghị,
1982) [10]. Sự phân bố lượng mưa giữa các tháng cịn ảnh hưởng rõ rệt đến khả
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………16
năng cho năng suất hơn so với tổng lượng mưa trong năm (Dean, 1939) [40] và
(Suerez de Castro, 1960) [47].
Mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng,
phát triển quả cà phê và tạo năng suất cao.
Trong điều kiện khí hậu ở Buơn Ma Thuột, đợt tưới lần đầu cho cà phê
chè giống Catimor chậm hơn hẳn một tháng so với cà phê vối. Tưới như vậy
khơng những gây ảnh hưởng tới năng suất mà cịn làm cho kích thước quả lớn
hơn (Hồng Thanh Tiệm, 1990) [20].
Cây cà phê vối yêu cầu lượng mưa thích hợp hàng năm từ 1.200 –
2.500 mm, tối thích từ 1.500 – 2.000 mm; đồng thời cà phê cần một vài tháng
khơ hạn để cây ra hoa tập trung, ra hoa đồng đều, số lượng phân hố mầm hoa
nhiều, chín tập trung và cho năng suất cao. Mùa mưa kéo dài, phân bố đều
trong các tháng xen kẻ với mùa khơ ngắn cĩ tác dụng thúc đẩy cà phê sinh
trưởng dinh dưỡng mạnh và tạo điều kiện cho cà phê sinh trưởng sinh thực
vào mùa khơ sang năm, tập trung nhựa với tỷ lệ C/N cao để phân hố mầm
hoa mạnh và ra hoa đậu quả nhiều. Do vậy trong mùa khơ cây cà phê cần
được tưới nước mới bảo đảm yêu cầu sinh trưởng phát triển.
Cây cà phê mít cĩ khả năng chịu nhiệt và hạn tốt nhất. Do đặc điểm này
mà cà phê mít thường được trồng những vùng khơng cĩ khả năng tưới nước.
2.2.3. ðộ ẩm khơng khí
ðộ ẩm khơng khí cĩ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà
phê vì nĩ cĩ liên quan đến việc thốt hơi nước của cây. Kết quả nghiên cứu
của Boyer (1969) [55] cho thấy khi đo lượng bốc hơi nước trên các vườn cà
phê đã kín tán vào mùa khơ lạnh là 75 mm/tháng và mùa mưa nĩng là 150
mm/tháng.
ðộ ẩm khơng khí lớn hạn chế thốt bơi nước của lá và ngược lại. ðộ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………17
ẩm tối thích cho cà phê sinh trưởng phát triển là khoảng 70 – 90%, hoa cà phê
nở tốt trong điều kiện độ ẩm đạt 90 – 97% ở khoảng thời gian từ 2 – 5 giờ
sáng [1]. ðộ ẩm quá thấp cộng với điều kiện khơ hạn, nhiệt độ cao trong mùa
khơ sẽ làm cho mầm, nụ hoa bị thui chột, quả non bị rụng.
Cây cà phê vối yêu cầu độ ẩm khơng khí khoảng từ 70 – 90%. Ở Tây
Nguyên, giĩ đơng bắc làm cho độ ẩm khơng khí xuống thấp từ 40 – 50%.
Trong thời kỳ đĩ, cây cà phê bị ảnh hưởng khơng tốt, lá non bị khơ, cháy một
phần hoặc tồn bộ lá. Mặt khác, độ ẩm khơng khí thấp kéo theo thốt hơi
nước của cây nhanh và đất bị khơ kiệt làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp
dinh dưỡng và nước cho cà phê.
2.2.4. Ánh sáng
Cây cà phê cĩ nguồn gốc vùng nhiệt đới nên cĩ phản ứng ngày ngắn.
Các vùng trồng cà phê chính trên thế giới cĩ thời gian chiếu sáng từ 10 giờ 30
– 13 giờ (gần chí tuyến) và 12 giờ (gần xích đạo). Trong điều kiện chiếu sáng
lớn hơn 14giờ/ngày cây khơng ra hoa kết quả được. Theo các kết quả nghiên
cứu của Piringer (1955) [45] về biểu hiện của cây cà phê ở thời kỳ cây con
đối với quang chu kỳ thì cây cà phê thuộc cây ngày ngắn.
Cà phê là cây ưa bĩng, chịu ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ làm cho
cây bị kích thích ra hoa, nếu khơng được đầu tư chăm sĩc bĩn phân, tưới
nước thật tốt sẽ bị khơ cành, khơ quả làm suy yếu vườn cây (Phạm Quang
Anh và cộng sự, 1985) [1]. Ánh sáng tán xạ cĩ tác dụng điều hịa sự ra hoa,
phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ cĩ lợi cho cây
cà phê. Cà phê vối là cây chịu ánh sáng trực xạ yếu, những nơi ánh sáng trực
xạ cĩ cường độ mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bĩng thích hợp để
điều hịa ánh sáng, điều hịa quá trình quang hợp của vườn cây (Phan Quốc
Sủng, 1987) [18]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………18
Cây cà phê chè thích nghi với ánh sáng tán xạ, cĩ thể trồng hoặc khơng
trồng cây che bĩng cho cây cà phê. Nếu cĩ cây che bĩng thì cây cà phê khỏi
bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, làm giảm nhiệt độ, chống được sương
muối, giĩ lạnh ban đêm và cĩ thể duy trì độ ẩm khơng khí. Ngồi ra, cây che
bĩng cịn cĩ tác dụng chống xĩi mịn, rửa trơi, tạo ra lượng hữu cơ lớn, cải tạo
lý tính đất. Tuy nhiên, việc trồng cây che bĩng cĩ một số hạn chế là tranh
chấp mơi trường sống, tranh chấp nước và dinh dưỡng với cây cà phê.
Những kết quả nghiên cứu cây cà phê của Viện KHKT Nơng Lâm
nghiệp Tây Nguyên cho thấy muốn cĩ năng suất cao phải điều tiết cây che
bĩng hợp lý hoặc trong trường hợp đầu tư thâm canh cao cĩ thể loại bỏ cây
che bĩng hồn tồn vì trong trường hợp này, cây cà phê cĩ khả năng tự che
bĩng lẫn nhau. Trong điều kiện khí hậu và đất đai khơng thuận lợi thì cần cĩ
cây che bĩng (Phạm Quang Anh, 1984) [1] và (Vasudera, 1981) [49].
Kết quả điều tra của Lê Ngọc Báu (1997) [3] cho thấy các vườn thâm
canh cĩ năng suất cao ở ðắkLắk khơng cĩ hoặc cĩ ít cây che bĩng với quy
mơ diện tích từ 0,5 – 1 ha cho năng suất cao đạt trung bình 4,5 tấn trở lên.
Những năm gần đây qua kinh nghiệm thực tế và kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả đã chứng minh rằng cây cà phê cĩ thể trồng ngồi nắng, khơng
cần cây che bĩng đồng thời chăm bĩn đầy đủ, nhất là tăng cường bĩn phân,
nhờ vậy đạt được năng suất cao (Phạm Quang Anh và cộng sự, 1985) [1],
(Phan Quốc Sủng, 1987) [18].
2.2.5. Giĩ
Cây cà phê cĩ nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới nĩng ẩm, nên ưa khí
hậu nĩng ẩm giĩ nhẹ, các trường hợp giĩ bão, giĩ nĩng, giĩ rét... đều gây hại
cho cây cà phê. Giĩ là yếu tố sinh thái quan trọng đối với vùng chuyên canh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………19
cà phê ðắkLắk, vì khi giĩ thổi mạnh liên tục thì điều kiện khơ hạn ở đây càng
trở nên khắc nghiệt. Giĩ mạnh quá làm cây cà phê bị rách lá, rụng lá, các lá
non bị thui đen, giĩ nĩng làm lá bị khơ, gãy cành, nhiều cây bị đỗ ngã, cĩ khi
bị bật rễ... Giĩ mạnh làm tăng cường quá trình bốc hơi mặt đất và thốt hơi
nước của cây đặc biệt trong mùa khơ, khơng những làm cho độ ẩm khơng khí
bị giảm sút mạnh mà cịn làm cho dự trữ nước trong các lớp đất mặt bị khơ
kiệt, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và sản lượng cà phê nhất là cà phê vối
(Phạm Quang Anh và cộng sự, 1985 [1], Phan Quốc Sủng, 1987) [18].
Giĩ nhẹ tạo điều kiện thuận lợi để lưu thơng khơng khí, tăng cường khả
năng bốc hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ phấn; nhưng giĩ
mạnh sẽ làm rụng lá, quả, gẫy cành và thậm chí thiệt hại đến năng suất cà phê.
Theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sĩc, thu hoạch và chế biến cà phê
vối (2005) [31], [26], vườn cây cà phê cần phải cĩ đai rừng chính, khoảng
cách giữa hai hàng đai rừng từ 200 – 300m, gồm hai hàng muồng đen (Cassia
siamea), thẳng gĩc với hướng giĩ chính hoặc xiên 600 so với hướng giĩ
chính, cịn đai rừng phụ thì thẳng gĩc với đai rừng chính và khoảng cách giữa
hai hàng đai rừng phụ là 30 – 45 m, mỗi đai rừng phụ là một hàng muồng đen
hoặc cây ăn quả, cây cách cây 6 – 9 m.
2.2.6. ðất đai
Cà phê là loại cây lâu năm, cĩ bộ rễ khỏe, phàm ăn, địi hỏi đất tốt để
phát triển và cho năng suất cao, cà phê trồng trên đất tốt khơng chỉ cho năng
suất cao mà đời sống kinh tế cũng dài hơn (Nguyễn Sỹ Nghị, Trần An Phong,
Bùi quang Toản, Nguyễn Võ Linh, 1996) [11].
Các nhà nghiên cứu đất trồng cà phê đều nhất trí cho rằng đối với cà phê
thì lý tính đất quan trọng hơn hố tính đất và nguồn gốc địa chất của đất. Loại
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………20
đất tốt để trồng cà phê là loại đất cĩ tầng canh tác dầy, cĩ độ tơi xốp khoảng
60%, tỷ trọng 2,65, giữ và thốt nước tốt.
Khi nghiên cứu về tinh chất đất thích hợp cho cà phê ở ðắkLắk, một số
nhà khoa học đã quan tâm tới một số chỉ tiêu đất sau :
Theo Phạm Quang Anh (1985) [1] chỉ tiêu cơ bản của đất cà phê
ðắkLắk cĩ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lâu đến sinh trưởng phát triển cây
cà phê: tầng đất dày trên 100 cm, độ kết von nhỏ hơn 10%, hàm lượng mùn
lớn hơn 3%, hàm lượng N lớn hơn 0,2% và kali lớn hơn 0,15%
Về đất trồng cà phê đã từ lâu, được nhiều nhà khoa học nơng nghiệp
trên thế giới đầu tư nghiên cứu. Anonymous (1991) [38]; Krishnamurthy Rao
(1985) [44] cũng đưa ra các chỉ tiêu đất trồng cà phê với các chỉ tiêu lý hố
tính đất tương tự.
- pH KCl : 4,5 - 5,5 - K2O(%) : 0,10 - 0,15
- Mùn (%) : >2 - Tầng dầy (cm) : > 70
- N(%) : 0,15 - 0,2 - C/N : 12
- P2O5(%) : 0,1 - 0,15
Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên đưa ra bảng phân cấp độ
phì đất trồng cà phê ở ðắkLắk (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Phân cấp độ phì của đất trồng cà phê
Chỉ tiêu Cao Trung bình Thấp
Chất hữu cơ (%) > 3,50 2,5 - 3,5 < 2,5
N tổng số (%) > 0,20 0,12 - 0,20 < 0,12
P2O5 dễ tiêu (mg/100g) > 6 4 - 6 < 4
K2O dễ tiêu (mg/100g) > 25 10 - 25 < 10
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………21
ðắkLắk cĩ 290.049 ha đất nâu đỏ trên đá Bazan chiếm 22,10% diện
tích tự nhiên, phần lớn cà phê được trồng trên nhĩm đất này. ðây là loại đất
tốt để trồng cà phê, với các đặc tính vật lý thích hợp như cấu tượng đồn lạp
bền vững, độ tơi xốp, độ phì cao, thốt nước nhanh. Lê Ngọc Báu (1997) [3],
Nguyễn Quang Tuấn (1997) [22], kết luận rằng: năng suất cà phê cĩ tương
quan với hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu và kali
dễ tiêu.
Theo Phan Quốc Sủng, 1987 [18] dù trồng trên loại đất nào, thì vai trị
của con người cĩ tính chất quyết định. Ngay cả khi cà phê trồng trên đất
bazan nếu khơng được chăm sĩc tốt sẽ dẫn đến cây cịi cọc, năng suất thấp.
Tĩm lại các tác giả đều nhất trí đất tốt nhất cho cà phê là tầng canh tác dầy,
thốt và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ chua nhẹ, giàu hữu cơ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng cao.
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ BĨN PHÂN VÀ TƯỚI NƯỚC CHO CÀ PHÊ
2.3.1. Về bĩn phân
Hiệu quả của việc sử dụng phân bĩn rất khác nhau tùy vào loại đất,
điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác... Việc sử dụng một lượng phân bĩn cao
cho những vùng cĩ lượng mưa thấp và phân bố khơng đều, vườn cây khơng
được tưới nước, cĩ nhiều cây che bĩng... thường khơng mang lại hiệu quả.
Cà phê là loại cây lâu năm nên việc cung cấp dinh dưỡng khơng phải
chỉ để nuơi quả mà cịn để tạo ra những cành lá dự trữ cho năm sau. Theo
Bheemaiah (1992), lượng dinh dưỡng lấy đi từ sản phẩm thu hoạch chỉ bằng
1/3 tổng số dinh dưỡng mà cây cần để nuơi quả và bộ khung tán. Lượng dinh
dưỡng trong 1.000 kg quả tươi cĩ 15 kg N; 2,5 kg P2O5; 24 kg K2O (Catani).
Cịn trong 1.000 kg nhân cà phê (bao gồm vỏ quả) biến động từ 30 kg N;
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………22
3,75 kg P2O5 và 36,5 kg K2O (Forestier, 1969) đến 40,83 kg N; 5,27 kg P2O5 ;
49.6 kg K2O (dẫn theo Trương Hồng, 1999) [6].
Ở Ấn ðộ lượng phân bĩn bình quân cho 1 ha cĩ năng suất dưới 1 tấn là
80 kg N, 60 kg P2O5, 80 kg K2O và trên 1 tấn là 120 kg N, 90 kg P2O5, 120 kg
K2O (Bheemaiah, 1992) (dẫn theo Trương Hồng, 1999) [6].
Tại Việt Nam, Tơn Nữ Tuấn Nam (1993) [8] khuyến cáo lượng phân
bĩn cho 1 ha cĩ cĩ năng suất 3 tấn nhân là 340 kg N, 100 Kg P2O5 và 230 Kg
K2O. Kết quả nghiên cứu của Trình Cơng Tư (1999) [24] cho thấy tổ hợp
phân khống cĩ ý nghĩa nhất đối với sinh trưởng và năng suất cà phê vối kinh
doanh trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên là 400 N, 150 P2O5, 400 K2O/ha và đạt
năng suất 3,71 tấn/ha.
Lượng phân bĩn cho cây cà phê được sử dụng rất khác nhau tùy thuộc
vào năng suất, tính chất đất nhưng nhìn chung ở các vườn khơng cĩ cây che
bĩng, lượng phân bĩn được khuyến cáo luơn luơn cao hơn khi cĩ cây che
bĩng. Theo De Geus, (1973) (dẫn theo Hồng Thanh Tiệm, 2004) [21] lượng
phân bĩn cho 1 ha cà phê ở một số nước như sau:
Bảng 2.3: Lượng phân bĩn sử dụng cho cà phê trong điều kiện cĩ
che bĩng và khơng che bĩng
Nước Nguồn Vườn cây N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg)
Ecuador Sylavain,1965 Cĩ che bĩng 100 50 100
Khơng che bĩng 150-200 75-100 150-200
El
Salvador
Viện cà phê
Salvador
Cĩ che bĩng
Khơng che bĩng
120-180
160-240
40-60
50-80
40-60
50-80
Hawaii Goto, 1956 Khơng che bĩng 412 112 448
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………23
Ngồi các nguyên tố đa lượng NPK, cây cà phê cĩ yêu cầu khá cao về
lưu huỳnh. Theo kết quả nghiên cứu của Tơn Nữ Tuấn Nam thì phần lớn đất
trồng cà phê của Việt Nam đều thiếu nguyên tố này. ðất đỏ bazan tuy cĩ hàm
lượng lưu huỳnh khá cao, từ 300 – 700 ppm nhưng khơng đủ để bảo đảm cho
cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và tác giả đề nghị bổ sung từ 30 – 60 kg
S/ha/năm bằng cách dùng phân amonium sulphate (SA), là loại phân cĩ chứa
24% S để thay thế một phần phân urê (Tơn Nữ Tuấn Nam, 1999) [9] và Trình
Cơng Tư, 1999 [24] cũng đã khuyến cáo nên sử dụng phân N dưới dạng SA
với mức 100 kg/ha để giải quyết vấn đề thiếu lưu huỳnh của cây cà phê vối
trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên.
Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất cà phê vối ở Tây Nguyên
cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Trương Hồng (1999) [6] nhận xét:
bĩn bổ sung thêm 20 tấn phân chuồng/ha theo chu kỳ 3 năm bĩn 1 lần đã cĩ
tác dụng nâng cao năng suất trên 15% và cĩ hiệu quả kinh tế cao hơn so với
đối chứng khơng bĩn phân chuồng. Trình Cơng Tư (1999) [24] cũng cĩ kết
luận tương tự và khuyến cáo nên bĩn bổ sung 10 tấn phân chuồng/ha/năm để
nâng cao hiệu quả sử dụng của phân khống.
Kết quả điều tra của Phân viện Thiết kế quy hoạch Nơng nghiệp miền
Trung (2004) [32] cho thấy tỷ lệ hộ bĩn phân chuồng cho cà phê thay đổi tuỳ
vùng, biến động từ 21% ở huyện Krơng Păk đến 100% ở vùng Buơn Ma
Thuột. Trung bình cĩ trên 50% nơng dân bĩn phân hữu cơ (chủ yếu là phân
chuồng) cho vườn cà phê với lượng bĩn từ 15 – 30 m3/ha, chu kỳ 3 – 4 năm
bĩn một lần.
2.3.2. Về tưới nước
ðặc tính sinh lý cà phê cần một thời gian khơ hạn ngắn để phân hĩa
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………24
mầm hoa để cho năng suất cao, chín tập trung. Nhưng nếu thời kỳ khơ hạn
kéo dài làm cho cây khơng hút được nước và dinh dưỡng, cây bị suy kiệt và
khơ héo.
Tây Nguyên nĩi chung và ðắkLắk nĩi riêng cĩ mùa khơ hạn kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên vấn đề tưới nước cho cà phê trong mùa khơ
ở ðắkLắk đặc biệt quan trọng. Tại ðắkLắk trong mùa khơ lượng mưa hầu
như khơng cĩ, nhưng lượng nước bốc hơi thì rất lớn. Một số vùng ở ðắkLắk
vào mùa khơ lượng nước bốc hơi 1 ngày đêm là 7 – 8 mm, như vậy trong 1
tháng lượng nước bốc hơi tổng cộng 210 – 240 mm, tương đương với 2.400
m
3/ha. Nên tưới nước là biện pháp kỹ thuật bắt buộc, cĩ tác dụng quyết định
đến năng suất cà phê.
Phần lớn các nơng dân trồng cà phê đều dựa vào kinh nghiệm, tùy vào
điều kiện thời tiết từng năm mà các vườn cây được tưới từ 3 – 5 đợt, bình
quân năm 2004 của các điểm điều tra là 3,5 đợt, với lượng nước tưới bình
quân 2.797m3/ha/năm. Như vậy so với quy trình đã ban hành (2.000 –
2.500m3/ha), nơng dân trồng cà phê đã sử dụng một lượng nước tưới rất
nhiều, gây lãng phí. Sự lãng phí này khơng những làm giảm hiệu quả sản xuất
cà phê mà cịn làm thất thốt dinh dưỡng do bị rửa trơi khi tưới một lượng
nước lớn vào bồn chứa ở gốc cà phê trong thời gian rất ngắn.
Trong điều kiện khí hậu ở ðắkLắk cĩ hai mùa rõ rệt, là mùa mưa và
mùa khơ. Mùa khơ thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do đĩ
vào mùa khơ việc tưới nước cho cà phê là vấn đề quan trọng cần được chú ý,
vì đây là giai đoạn cây cà phê cần được điều chỉnh (cung cấp) lượng nước đầy
đủ để sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện cho quá trình ra hoa đậu quả tốt để
đạt được năng suất và chất lượng cao.
Từ trước đến nay, các phương pháp tưới nước cho cà phê ở ðắkLắk
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………25
gồm: tưới gốc (tưới dí), tưới tràn, tưới phun mưa (dạng béc)..., đều đã được
thực hiện và hiện nay vẫn duy trì chủ yếu là phương pháp tưới gốc (tưới dí).
Theo kết quả tổng hợp của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
ðắkLắk [29] trong vịng 5 năm trở lại đây tình hình diễn biến thời tiết khá
phức tạp, hạn hán xảy ra liên tục trên diện rộng, mùa khơ 2002 – 2003 thì
diện tích cây cà phê bị hạn là 40.437 ha, chiếm 17,04%, trong đĩ diện tích bị
mất trắng (chưa được tưới lần nào) là 5.677 ha, chiếm 14,04% diện tích bị
khơ hạn. Mùa khơ năm 2003 – 2004 thì diện tích cà phê bị hạn 6.004 ha, cĩ
gần 500 ha cà phê thiếu nước tưới tập trung chủ yếu ở huyện Krơng Bơng,
nhưng bước sang mùa khơ năm 2004 – 2005 thì diện tích cà phê bị hạn lên
đến 99.348 ha, chiếm 60,16% diện tích hiện cĩ, trong đĩ diện tích cĩ khả
năng cho thu hoạch rất thấp là 31.456 ha, chiếm 31,66% diện tích bị khơ hạn
và mùa khơ năm 2006 – 2007 diện tích cà phê bị khơ hạn khoảng 5.060 ha và
diện tích bị thiệt hại nặng là 577 ha.
Theo đánh giá của Tổ chức lương nơng thế giới (FAO) hơn 2/3 (cĩ
nhiều đánh giá khác là gần 90% - FAO) nước từ các sơng suối, hồ chứa và các
tầng nước ngầm được dùng để tưới cho nơng nghiệp. Nơng nghiệp khơng
những là người dùng nước với khối lượng lớn nhất mà cịn là hộ dùng nước
giá thấp, hiệu quả kinh tế thấp và bao cấp cao (FAO Reforming Irrigation and
Drainage policy, Rome 1995, Tr.9-FAO Irigation and Drainage, paper No.52)
(dẫn theo Trần An Phong,1996) [14].
ðể đảm bảo cho cà phê ra hoa kết quả trong mùa khơ được dễ dàng,
mỗi ha cà phê kinh doanh cần từ trung bình 2.000 – 2.500 m3 nước chia làm
4 – 6 lần tưới với hình thức tưới phun mưa hoặc tưới dí. ðối với tưới phun
mưa lần tưới đầu tiên khối lượng nước từ 700 – 800 m3/ha, các lần sau từ 400
– 500 m3/ha tùy thuộc vào thời tiết, khoảng cách giữa các lần tưới từ 20 – 25
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………26
ngày. Ưu điểm của tưới phun mưa là cải tạo được tiểu khí hậu, thuận lợi cho
quá trình nở hoa đậu quả, nhưng hạn chế của việc tưới phun mưa sử dụng
lượng nước quá lớn và địi hỏi phải đầu tư thiết bị tưới đắt tiền. ðối với tưới
dí (tưới gốc) tiết kiệm được nguồn nước tưới và phù hợp với diện tích vườn
cà phê nơng hộ nhỏ, trồng phân tán.
Hiện nay, người dân thường quan niệm tưới càng nhiều càng tốt, các
vườn cây cĩ đủ lượng nước tưới thường mỗi năm tưới 5 – 6 đợt với khoảng
khoảng 3.000 – 3.800 m3/ha/năm (lượng nước tưới từ 600 – 1.000 lít/gốc/đợt).
Tương tự, theo kết quả nghiên cứu lượng nước tưới tại hai huyện cĩ diện tích
cà phê lớn là Krơng Ana và Cư M’gar tỉnh ðắk Lắk của nhĩm nghiên cứu
Trần Thị Quỳnh Chi và Dave D’haeze (2005) [41] thì lượng nước tưới biến
động khá lớn từ 480 – 1.450 lít/cây/lần, với số lần tưới trung bình 3 – 4
lần/vụ (khoảng 2.200 – 5.500 m3/ha/năm). ðây chính là nguyên nhân gây lãng
phí về nguồn nước, nhân cơng và nhiên liệu, gây ra rửa trơi các chất dinh
dưỡng trong đất..., làm giảm hiệu quả trong sản xuất cà phê. Ngồi ra khi tưới
nhiều nước cịn làm giảm mực nước ngầm và tăng thêm sự mất cân bằng về
nguồn nước ở Tây Nguyên vốn đã rất khan hiếm.
Nĩi chung nhu cầu nước tưới cho cà phê trong mùa khơ ở ðắkLắk là
điều kiện quan trọng và bắt buộc để cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển.
Trong điều kiện canh tác bình thường như hiện nay, lượng nước tưới bình
quân 2.000 – 2.500 m3/ha trong mùa khơ.
Theo kết quả điều tra của Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên
mùa khơ năm 2004 – 2005 là năm cĩ diện tích cà phê bị hạn cao nhất, thì lượng
nước tưới dí gốc bình quân ở những hộ cĩ năng suất cao là 2.700 – 2.800 m3/ha.
Bên cạnh tưới nước thì các biên pháp kỹ thuật kèm theo như tủ gốc,
trồng cây che bĩng, cấy đai rừng chắn giĩ cũng gĩp phần hạn chế tác hại của
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………27
điều kiện thiếu nước tưới. Kết quả nghiên cứu của Harrer (1962) ở Kenya,
Bouharmont (1979) ở Cameroon, Deuss (1967) ở Ivory Coast đều cho thấy
hiệu quả của biện pháp tủ gốc cho tác dụng tăng năng suất rõ rệt so với đối
chứng khơng tủ gốc [13].
Ở một số nước ðơng và Trung Phi biện pháp tủ gốc giữ ẩm thường
được áp dụng rộng rải trên các vườn cà phê và hiệu quả của phương pháp tủ
gốc thường thể hiện rõ ưu điểm ở những nơi cĩ lượng mưa trung bình hàng
năm thấp dưới 1.000 mm. ở Châu Phi trong các đồn điền, chủ các trang trại
thường trồng các loại cỏ voi và các tàn dư xác bã thực vật: rơm rạ, thân lá
ngơ, chuối để làm nguyên liệu tủ gốc.
Lê Ngọc Báu (1999) [4] cho rằng: "Lợi điểm của biện pháp tủ gốc là
giảm sự bốc hơi nước và giữ ẩm cho đất giúp cây tiếp tục sinh trưởng trong
mùa khơ. Cĩ tủ gốc, trong điều kiện khơng tưới cây cĩ tốc độ tăng trưởng lớn
hơn so với đối chứng 63% về đường kính gốc thân và 33% về số cành cấp 1.
Năng suất ở các cơng thức tủ 20 kg/gốc và 20 kg/băng tăng 85,77% so với đối
chứng".
2.4. VÀI NÉT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
2.4.1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Xét một cách tổng thể quá trình phát triển của xã hội lồi người chưa
bao giờ ngừng lại. Nhưng trong quá trình lịch sử cá biệt đã cĩ những xã hội,
những nền văn minh bị suy tàn, thậm chí diệt vong do hoạt động phát triển đã
khai thác quá sức chịu đựng của mơi trường, khiến cho tài nguyên thiên nhiên
cạn kiệt, chất lượng mơi trường bị huỷ hoại, khơng cịn đáp ứng được yêu cầu
bình thường của con người. Những dấu hiệu về khơng bền vững trong phát
triển tồn cầu đã xuất hiện từ những năm 1960. Tình trạng này được làm rõ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………28
trong Hội nghị quốc tế về "Mơi trường và Con người" do Liên hiệp quốc tổ
chức tại Stockholm năm 1972, tiếp đĩ trong báo cáo "Hiện trạng mơi trường
thế giới" cơng bố năm 1984 [14].
Năm 1987 Hội đồng thế giới về mơi trường và phát triển đã đưa ra khái
niệm: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà khơng làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các
nhu cầu của họ" [13].
Phát triển bền vững được xem là phương thức tổng hợp để phịng
chống các nguy cơ suy thối mơi trường và là niềm hy vọng của nhân loại
trên tồn thế giới.
Ở nước ta ngày 12/6/1991 "Kế hoạch Quốc gia về mơi trường và phát
triển bền vững" đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính Phủ) ban hành kèm theo quyết định 187-CT. Gần đây hơn, chỉ thị 36-
CT/TW, ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương ðảng về
cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất
nước; Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (năm 2004) về bảo vệ mơi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước
cũng đã chỉ rõ con đường và các giải pháp bảo vệ mơi trường đã nêu quan
điểm:
"Bảo vệ mơi trường là nội dung cơ bản khơng thể tách rời trong đường
lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các
ngành, là cơ sở để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước" [36].
Các quan điểm về mơi trường và phát triển bền vững đã được văn kiện
ðại hội lần thứ X của ðảng, Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
khẳng định và đã được cụ thể hố trong Chiến lược Bảo vệ mơi trường quốc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………29
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chương trình Nghị sự 21.
ðặc biệt, trong Luật Bảo vệ mơi trường sửa đổi vừa được Quốc hội thơng qua
và cĩ hiệu lực từ ngày 01/7/2006, đã trở thành những chế tài quan trọng trong
việc quản lý, bảo vệ mơi trường, hướng tới sự phát triển bền vững [35].
2.4.2. Nội dung của nền nơng nghiệp bền vững cần được hiểu là:
- Một nền nơng nghiệp biết giữ gìn, phát triển bồi dưỡng và sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nơng nghiệp, đặc biệt là đất và
nguồn nước.
- Một nền nơng nghiệp cĩ trình độ thâm canh cao, biết kết hợp hài hồ
giữa việc sử dụng các kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, nhất là cơng nghệ sinh
học với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của người nơng dân để tạo ra
ngày càng nhiều các sản phẩm nơng nghiệp cĩ chất lượng tốt cung cấp cho xã
hội.
- Một nền nơng nghiệp sạch, biết hạn chế một cách tối đa việc sử dụng
các chất hố học cĩ hại đến mơi sinh, mơi trường và sức khoẻ con người. Kết
hợp một cách hài hồ việc phát triển sản xuất với bảo vệ và tơn tạo mơi
trường. Các sản phẩm do nơng nghiệp làm ra cung cấp cho người tiêu dùng
phải là những sản phẩm sạch, cĩ tác dụng tốt cho sức khoẻ con người.
- Một nền nơng nghiệp cĩ cơ cấu cây trồng và vật nuơi hợp lý, phù hợp
với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Cơ cấu này phải bảo đảm
cho nơng nghiệp khai thác được tối đa lợi thế so sánh, bảo đảm cho nơng
nghiệp phát triển tồn diện với tốc độ nhanh.
- Sự bền vững theo khái niệm kinh tế ám chỉ một mối quan hệ ổn định
và thoả mãn giữa sản xuất nơng nghiệp và tiêu dùng.
Phát triển bền vững khơng phải là một khái niệm mới, mà nĩ cũng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………30
khơng phải là chỉ áp dụng đối với cà phê. Nĩ được định nghĩa bởi Liên Hiệp
Quốc là: “phát triển để đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà khơng làm ảnh
hưởng đến khả năng phát triển của các thế hệ sau”.
Trồng cà phê khơng phải là một việc đơn giản. Vì cà phê là cây lâu
năm nên nĩ luơn gắn liền với cuộc sống của người nơng dân. Tuy nhiên, mức
ổn định của nguồn thu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trồng cà phê là một cơng việc mệt nhọc, vất vả, chưa kể đến sự may
rủi, vì cĩ nhiều yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của con người lại đĩng vai trị
quyết định tới chất lượng cà phê.
Áp dụng vào ngành cà phê, phát triển bền vững, theo như Tổ Chức Cà
phê thế giới (ICO), được định nghĩa là: “cung cấp cà phê cĩ chất lượng tốt mà
vẫn đảm bảo sự phát triển lâu dài cũng như đủ thu nhập cho người sản xuất”.
Theo hiệp ước Liên Hiệp Quốc ký tại Rio De Janeiro vào năm 1992, cĩ
ba trụ cột của phát triển bền vững trong ngành cà phê, đĩ là: mơi trường, xã
hội và kinh tế.
Việc thực hiện đề tài “Xây dựng mơ hình sản xuất cà phê Robusta
bền vững trên cơ sở sử dụng phân bĩn và tưới nước hợp lý tại huyện Krơng
Păk tỉnh ðắkLắk” là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách nhằm duy trì sự
phát triển bền vững một ngành kinh tế quan trọng ở ðắkLắk cũng như ở Tây
Nguyên và cả ngành cà phê Việt Nam.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………31
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðỐI TƯỢNG
ðối tượng nghiên cứu là cây cà phê vối (Coffea canephora var.
robusta), Vườn cây cà phê thí nghiệm mơ hình là vườn cây đang sản xuất của
nơng dân cĩ độ tuổi là 15 – 18 năm, cĩ địa hình đất đai tương đối bằng phẳng,
thuận lợi và phù hợp cho ngành sản xuất cà phê và đạt đại diện chung trong
địa bàn. Diện tích vườn cây 0,8 - 1,0 ha, vườn cây sinh trưởng tốt, tương đối
đồng đều, năng suất đạt trung bình từ 2,5 – 3,5 tấn/ha
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3. 2. 1. ðiều tra
ðiều tra thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn huyện Krơng Păk bao
gồm:
- Diện tích năng suất sản lượng cà phê của huyện Krơng Păk
- Lượng phân bĩn và kỹ thuật bĩn phân
- Lượng nước tưới và kỹ thuật tưới
- Mối tương quan giữa năng suất và lượng nước tưới
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê
3. 2. 2. Xây dựng mơ hình thực nghiệm
ðể xây dựng mơ hình thực nghiệm, chúng tơi dựa trên kết quả nghiên
cứu về bĩn phân cho cà phê ở ðắkLắk của Viện KHKT Nơng lâm nghiệp Tây
Nguyên từ năm 2000 – 2004. Mơ hình thực nghiệm tưới nước dựa trên kết
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………32
quả nghiên cứu về lượng nước tưới cho cà phê trong điều kiện thí nghiệm của
D’haeze Dave và đồng nghiệp tại Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên
từ năm 2000 – 2004[ 33].
Cơng thức thực nghiệm là các mơ hình thực hiện tại xã Ea Kuăng và
Hịa Tiến huyện Krơng Pắk
- ðối chứng (ðC): bĩn phân, tưới nước hồn tồn theo tập quán canh tác của
nơng dân trong vùng (số liệu trung bình về bĩn phân và nước tưới của 2 xã
thực nghiệm mơ hình), cụ thể là:
Phân bĩn: 450N + 200 P2O5 + 350 K2O + 4.000 kg phân chuồng
Nước tưới: 2.800 m3/ha/vụ, tương đương 550 lít/gốc/lần tưới
- Mơ hình thực nghiệm:
Phân bĩn hợp lý (tỷ lệ N:P2O5:K2O = 3:1:3):
270 N + 90 P2O5 + 270 K2O + 5.000 kg phân chuồng/ha,
Nước tưới hợp lý 2.200 m3/ha/vụ, tương đương 390 lít/gốc/lần tưới
Trong hai yếu tố về phân bĩn và nước tưới, thì chúng tơi quan tâm hơn
đến tiết kiệm nước tưới vì liên quan đến tài nguyên nguồn nước và cũng chính
là chi phí nhiều nhất trong gíá thành sản phẩm.
Các mơ hình thực nghiệm được thiết kế như sau:
• ðối chứng (ðC): 450N + 200 P2O5 + 350 K2O + 4.000 kg phân chuồng
2.800 m3/ha/vụ, tương đương 550 lít/gốc/lần tưới
• Mơ hình 1 (MH1): tưới nước (MH) + bĩn phân (ðC)
• Mơ hình 2 (MH2): bĩn phân (MH) + tưới nước (ðC)
• Mơ hình 3 (MH3): bĩn phân (MH) + tưới nước (MH)
Ngồi phân bĩn và nước tưới tất cả các kỹ thuật canh tác khác đều theo
tập quán của nơng dân
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………33
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. 3. 1. Phương pháp lấy mẫu
3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu lá:
Mẫu lá được lấy ở cây tương ứng với vị trí lấy mẫu đất vào thời điểm
nhất định trong ngày từ 7 – 10 giờ sáng; chọn cây cĩ mức sinh trưởng trung
bình và đại diện cho vườn cây; khơng lấy mẫu lá khi cịn ướt, sau khi bĩn
phân hay phun thuốc, phun phân bĩn qua lá; giữ mẫu trong bao và bảo quản
nơi mát, ghi nhã._. xí
nghiệp cà phê ðắk Lắk – 1989
16. Nguyễn Văn Sanh (2007) Xây dựng thang dinh dưỡng khống trên lá cho
cà phê vối kinh doanh tại ðắkLắk, Tạp chí khoa học, Trường ðại học
Tây Nguyên, số 1/2007 (trang 104 – 109)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………72
17. Bùi văn Sỹ (2005), Ảnh hưởng của N,P,K đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất cà phê chè Catimor trên đất đỏ bazan ở Hướng Hĩa – Quảng
Trị, Luận án tiến sỹ nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, Hà Nội
18. Phan Quốc Sủng (1987), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sĩc, chế
biến cà phê, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh ðăkLăk.
19. Phan Quốc Sủng (1999), Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê, Nhà xuất bản nơng
nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
20. Hồng Thanh Tiệm (1990), “Nghiên cứu chọn giống cà phê chè kháng
bệnh rỉ sắt. Báo cáo đề tài khoa học cấp Nhà nứớc “Xây dựng vườn tập
đồn, nghiên cứu giống cà phê chè, vối và xác định các biện pháp kỹ
thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong việc
kinh doanh cà phê”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cà
phê, ðăkLăk.
21. Hồng Thanh Tiệm (2004) “Áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng cà phê vối của tỉnh ðắkLắk”, Báo cáo
khoa học, Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học và
Cơng nghệ tỉnh ðắkLắk
22. Nguyễn Quang Tuấn (1997), Nghiên cứu trúc lơ cà phê ở Êa Tul, Luận văn
thạc sỹ khoa học nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, Hà Nội.
23. Trần ðức Tụng (2007). Tổng quan về cà phê giải pháp nào để cà phê
phát triển bền vững, Các giải pháp phát triển cà phê bền vững, Diễn đàn
khuyến nơng @ cơng nghệ lần thứ 10 – 2007, ðắkLắk
24. Trình Cơng Tư (1999), Hệ thống các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu
quả sử dụng phân đạm cho cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan Tây
Nguyên, Luận án tiến sĩ nơng nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng
nghiệp Việt Nam.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………73
25. Nguyễn Xuân Trường (2007), Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm
sĩc cà phê ở Tây Nguyên, Các giải pháp phát triển cà phê bền vững,
Diễn đàn khuyến nơng @ cơng nghệ lần thứ 10 – 2007, ðắkLắk
26. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2002), Tiêu chuẩn ngành: 10
TCN 478-2002 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sĩc và thu hoạch cà phê
vối, Hà Nội.
27. Cục thống kê tỉnh ðắkLắk, Niên giám thống kê tỉnh ðắk Lắk 2003;
2004; 2005; 2006, ðắkLắk
28. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Niên giám cà phê 2005 – 2006, Hà Nội
29. Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn ðắkLắk (2003, 2004, 2005,
2006, 2007) Báo cáo tổng kết sản xuất nơng nghiệp vụ ðơng xuân, tỉnh
ðắk Lắk
30. Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn ðắkLắk (2003) ðề án quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh ðắkLắk giai đoạn 2002 - 2005,
ðắkLắk
31. UBND tỉnh ðắk Lắk (2005), Quy trình Kỹ thuật trồng, chăm sĩc, thu
hoạch và chế biến cà phê vối, Tiêu chuẩn cà phê nhân - Yêu cầu kỹ thuật
- 2005, ðắkLắk
32. Phân viện Quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp miền Trung (2004) Báo cáo
định hướng phát triển cây cà phê tỉnh ðắkLắk đến 2010 và tầm nhìn 2020
33. Viện KHKT Nơng lâm nghiệp Tây Nguyên (2005), Xác định lượng nước
tưới thích hợp cho một số dịng vơ tính cà phê vối trồng trên đất đỏ
bazan tại ðắkLắk, Báo cáo khoa học
34. Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp (2002), ðánh giá đất phục vụ
cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nơng nghiệp bền vững vùng
Tây Nguyên, Báo cáo khoa học
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………74
35. Website của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, www.vicofa.org.vn
36. Website Tạp chí cộng sản số 108 – 2006 www.tapchicongsan.org.vn
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGỒI
37. Altmann, P. L and Dittmer, D. S, (1968): Biology Data Book. Federation of
American Societies of Experimental Biology, Washington D C, USA, p216.
38. Anonymous. (1991), Fertilizer Technology use. Soil Science Socisety of
America. Inc. Madison. USA.
39. Cannel M.G.R. Coffee. (1987), Botany, Biochemistry and production of bean
and beverage. Eds: Clifford and wilson, p:108-134.
40. Dean, L.A. (1939), Relationship between rainfall and coffee yield in Kona,
district, Hawaii, journal of Agricultural Science (Cambrige) No 67.
41. Tran Quynh Chi, Dave D’heaze, Et al (2005) Assessment of Water, Fertilizer
and Pesticide use for Coffee production in Daklak province - Ha Noi,
October 2005
42. Tran Quynh Chi, Muriel Figue, Tran Thi Thanh Nhan (2006) Domestic
Coffee consumptin in Hanoi and Ho Chi Minh city - Ha Noi, March 2006
43. Dean, L.A. (1939), Relationship between rainfall and coffee yield in Kona,
district, Hawaii, journal of Agricultural Science (Cambrige) No 67.
44. Krisnamurthy Rao, W. And P. K. Ramaiah. (1985), An approach to
ratiaonallistied fertilizer usage for coffee. CCRI.
45. Pringer,A.A, and Borthwick, H.A. (1955), Photoperiodic response of
coffee. Turrialba No 5.
46. Raju, T. And Subramainian, T. R. (1969), Studies on leaf analysis in
NPK nutrition of Arabica coffee. Turrialba, P: 49-56.
47. Suerez De Castro, F. (1960), Distribution of coffee tree root in a Salvador
soil. Cafe EL Salvador.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………75
48. Van der Vossen, H. A. M. (1987), Coffee selection and breeding. In:
Coffee : Botany, biochemistry and production of beans and beverage.
Eds . M.N. Clifford and K. C. Willson, CroomHelm, pp. 48-96.
49. Vasudera, N. and Ratageri, M.C. (1981), Stadies on leaf to crop radio in
two commercial species of coffee grown in India. Journal of coffee
research. No 11.
50. Walyaro, D.j and Van der Vossen, H. A. M. (1980), Breeding for
resistance to coffee berry disease in coffea arabica. Inheritance of the
resistance. Euphytica N0 27. 108. Wilson, K.C. (1985), Climate and Soil.
In coffee Ed. Clifford. M. N. and Wilson K.C.P P: 101.
51. Wilson, K.C. (1985), Climate and Soil. In coffee Ed. Clifford. M. N. and
Wilson K.C.P P: 101.
52. Wrigley, G. (1988), Coffee Longman Scientific anf Technical. New York,
P: 129.
53. Wrigley, G. (1988); Nutrition of coffee tree. In: coffee. AICTA Longman
Scientific & Technical, Compublished in United State With John Wiley
& Sons, Inc., New York, PP.284-288.
54. Wrigley, G. (1988), Planting material In Coffee. Longman Singapore
Publ, Ltd. PP. 165-200.
55. J. Boyer. (1969), Etudo experinrentole des effets du regim d’ huminite du
sol sur la croissance vegetive, la floraison et la frictifion des cafieirs
robusta .café, cacao et thé Vol. 13.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………76
PHỤ LỤC
1. Vị trí tỉnh ðăkLắk trên bản đồ hành chính Việt Nam
Tỉnh ðắkLắk
- DT tự nhiên: 1.312.537 ha
- DT nơng nghiệp: 464.818 ha
- DT lâm nghiệp: 618.278 ha
- DT cà phê: 174.740 ha
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………77
2. Bản đồ tỉnh ðắkLắk và vị trí vùng nghiên cứu
13º30'
12º00'
107º30' 108º00' 109º00'
0
kilometres
20
13º00'
108º30'
∀
PHU YEN
KHANH HOA
LAM DONG
GIA LAI
DAK NONG
CAMBODIA
M 'DRAK
KRONG BONG
KRONG PACH
KRONG NANG
EA KAR
KRONG BUK
CU M'GAR
BUON MA THUOT
EA SUP
EA HLEO
LAK
KRONG ANA
BUON DON
(18.440)
(31)
(2.570) (33.200))
(36.968)
(16.194)
14.241
(18.576)
(1.032)
(923)
(2.415)(6.137)
(24.022)
Vùng nghiên cứu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………78
3. ðặc điểm vùng nghiên cứu
1. Vị trí địa lý:
Huyện Krơng Pắk nằm về phía ðơng tỉnh ðắkLắk, cách trung tâm
thành phố Buơn Ma Thuột 30 km, cĩ Quốc lộ 26 chạy qua nối với tỉnh Khánh
Hịa là một trong những tỉnh cĩ cảng biển lớn ở nước ta, rất thuận lợi cho việc
lưu thơng hàng hĩa đi các tỉnh khác và ra nước ngồi.
- Phía Bắc giáp huyện Krơng Búk;
- Phía Nam giáp huyện Krơng Bơng;
- Phía ðơng giáp huyện Ea Kar;
- Phía Tây giáp thành phố Buơn Ma Thuột.
2. ðặc điểm khí hậu, thời tiết:
Là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu vùng trung tâm và khí hậu vùng phía
ðơng tỉnh. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống khí đồn:
- Khí đồn Tây Nam cĩ nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ
tháng 5 đến tháng 10.
- Khí đồn ðơng - Bắc cĩ nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Vị trí địa lý, chế độ bức xạ mặt trời, cơ chế hồn lưu và điều kiện địa hình
qui định chế độ khí hậu của khu vực là khí hậu nhiệt đới giĩ mùa cao nguyên.
2.1. Nhiệt độ: Nền nhiệt độ tương đối cao so với các khu vực khác:
Tổng nhiệt từ 8.500 – 9.000 oC:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23 – 24 oC;
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: > 20 oC;
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29,5 oC;
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 37,9 oC;
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 9,3 oC;
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………79
- Biên độ nhiệt của các tháng trong năm dao động ít từ 4 – 6 o C, nhưng
biên nhiệt độ ngày đêm từ 10 – 12 oC;
2.2. Ẩm độ: ðộ ẩm tương đối trung bình hàng năm của khu vực là
82%. ðộ ẩm thấp nhất trung bình 21%, tháng cĩ ẩm độ trung bình cao nhất là
tháng 12 (86%).
2.3. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm: 1.026,3 mm;
lượng bốc hơi trung bình vào các tháng mùa mưa là 73,51 mm; lượng bốc hơi
trung bình vào các tháng mùa khơ là 102,36 mm. Lượng bốc hơi mùa này lớn
gấp 15 – 20 lần lượng mưa (tháng 1 và tháng 2) gây ra khơ hạn nặng.
2.4. Chế độ giĩ: Thịnh hành theo 2 hướng chính: Giĩ ðơng và ðơng
Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khơ và tháng 11, hướng xuất hiện ðơng
Bắc, ðơng và ðơng – Bắc. Giĩ Tây và Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa
mưa, hướng xuất hiện Tây, Tây Nam.
2.5. Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 2.473 giờ, tháng cĩ
giờ nắng trung bình thấp nhất 157 giờ (tháng 10), tháng cao nhất 283 giờ
(tháng 3).
2.6. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của khu vực 1.400 –
1.500 mm, là một trong những vùng cĩ lượng mưa năm thấp của tỉnh, phân bố
theo thời gian: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 6 trong năm, lượng mưa bình
quân hàng tháng trên 180 mm, lượng mưa mùa mưa chiếm 85% cả năm, mưa
nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa
trên 19 ngày/tháng. Lượng mưa ngày lớn nhất trong mùa này trung bình 62,96
mm. Tần suất xuất hiện lượng mưa ngày > 50 mm trung bình tháng 15,2%.
2.7. Các yếu tố khác:
- Sương mù: Tần suất xuất hiện sương mù bình quân là 2,2%.
- Giĩ khơ nĩng: Tần suất xuất hiện giĩ khơ nĩng 3,9%.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………80
0,0
50,0
100,0
150,0
200,0
250,0
300,0
350,0
400,0
450,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Lượng mưa
(mm)
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
140,0
160,0
180,0
Bốc hơi
(mm)
2005 2006 2005 2006
Mưa Bốc hơi
Lượng mưa và bốc hơi tại huyện Krơng Păk
(Nguồn: ðài khí tượng thủy văn ðắkLắk)
3. ðặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn sơng ngịi
3.1. ðịa hình, địa mạo: Krơng Pắk cĩ độ cao trung bình 500 m so với
mặt nước biển, nghiêng dần từ Tây - Bắc xuống ðơng - Nam, là một vùng
tương đối bằng phẳng. ðịa hình của huyện chia làm 3 vùng chính sau:
- Vùng núi thấp - sườn dốc: Là phần phía Nam và Tây Nam của huyện,
vùng này cĩ nhiều dãy núi rải rác như Cư Im (618 m), Cư Drang (664 m), Cư
Kplang (648 m) giáp huyện Krơng Bơng và dãy núi cao nhất Cư Ouie (788
m) giáp huyện Krơng Ana, độ dốc khu vực này từ 20,5o trở lên.
- Vùng cao nguyên dãy đồi lượn sĩng: Là phần phía ðơng cao nguyên
Buơn Ma Thuột và Buơn Hồ, phân bố từ Tây sang ðơng phía Bắc huyện. ðộ
cao trung bình 500 – 550 m. ðây là vùng cĩ diện tích lớn nhất của huyện
(khoảng 40.000 ha).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………81
- Vùng trũng thấp: Cĩ độ cao trung bình từ 400 – 450 m, cĩ diện tích
khoảng 12.000 ha nằm ven hạ lưu sơng Krơng Búk và sơng Krơng Pắk ở phía
Nam và ðơng – Nam huyện. Kiểu địa hình bằng phẳng vùng này cĩ nhiều
sình lầy, một số khu vực ngập nước vào mùa mưa.
3.2. Thủy văn, sơng ngịi: Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
ðắkLắk mơ đun dịng chảy trung bình năm của tồn lưu vực > 301/s.km2, chế
độ dịng chảy trong năm tương đối khác biệt giữa 2 mùa, bình quân mơ đun
dịng chảy mùa mưa là 33,57/s.km2, mùa khơ là 17,6/s.km2.
- Mùa lũ khu vực bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9, các tháng xuất hiện lũ
lớn là tháng 9, 10, 11. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, tháng kiệt
nhất là tháng 4 và tháng 5.
Vùng nghiên cứu là hai xã Ea Kuăng và Hồ Tiến thuộc huyện Krơng
Pắk, tỉnh ðắk Lắk, với tổng diện tích tự nhiên của xã Ea Kuăng là 2.800 ha và
xã Hịa tiến là 2.120 ha.
Trong đĩ Hịa Tiến cĩ 992,30 ha đất nơng nghiệp với 510 ha cà phê,
chiếm 51,4% diện tích đất nơng nghiệp; xã Ea Kuăng cĩ 2.330,71 ha đất nơng
nghiệp với 805 ha cà phê bằng 34,54% diện tích đất nơng nghiệp.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………82
4. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Ea Kuăng và Hịa Tiến năm 2006
(Nguồn: Phịng Kinh tế huyện Krơng Pắk, 2006)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………83
5. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2006
Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp xã Ea Kuăng năm 2006
29.52%
34.54%
1.50%
26.30%
8.14% 1 Lúa
2 Cà phê
3 Rau
4 Màu
5 Khác
Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp xã Hịa Tiến năm 2006
19.50%
51.40%
2.07%
24.32%
2.72% 1 Lúa nước
2 Cà phê
3 Rau
4 Màu
5 Khác
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Ea Kuăng và Hịa Tiến,2006)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………84
6. Sơ đồ bố trí mơ hình thực nghiệm
1. Sơ đồ mơ hình thực nghiệm tưới nước tại xã Ea Kuăng
ðộ cao: 492 m
Năm trồng: 1987; khoảng cách 3 x 3m
ðất bazan, địa hình bằng phẳng.
31 cây 32 cây
Diện tích: ~ 0,45 ha
Tổng số cây: 434
Diện tích: ~ 0,45 ha
Tổng số cây: 450
14
câ
y
Diện tích thực nghiệm
(MH1)
Diện tích đối chứng
(ðC)
14
cây
2. Sơ đồ mơ hình thực nghiệm tưới nước tại xã Hồ Tiến
ðộ cao: 458m
Năm trồng: 1986; khoảng cách 3 x 3m
ðất bazan, tầng mặt cĩ ít sỏi.
20 cây 20 cây
Diện tích: ~ 0,49 ha
Tổng số cây: 540
27
câ
y
Diện tích: ~ 0,51 ha
Tổng số cây: 560
28
cây
Diện tích thực nghiệm
(MH1)
Diện tích đối chứng
(ðC)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………85
3. Sơ đồ mơ hình thực nghiệm bĩn phân cân đối tại xã Ea Kuăng
ðộ cao: 492m
Năm trồng: 1990; khoảng cách 3 x 3m
ðất bazan, tương đối bằng phẳng.
17 cây 18 cây
Diện tích: ~ 0,40 ha
Tổng số cây: 561
Diện tích: ~ 0,40 ha
Tổng số cây: 576
33
câ
y
Diện tích thực nghiệm
(MH2)
Diện tích đối chứng
(ðC)
32
cây
4. Sơ đồ mơ hình thực nghiệm bĩn phân cân đối tại xã Hịa Tiến
ðộ cao: 458m
Năm trồng: 1986; khoảng cách 3 x 3m
ðất đỏ bazan, hơi dốc nhẹ
16 cây 17 cây
Diện tích: ~ 0,50 ha
Tổng số cây: 528
Diện tích: ~ 0,50 ha
Tổng số cây: 561
33
câ
y
Diện tích thực nghiệm
(MH2)
Diện tích đối chứng
(ðC)
33
cây
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………86
5. Sơ đồ mơ hình thục nghiệm bĩn phân kết hợp với tưới nước tại Ea Kuăng
ðộ cao: 461m
Năm trồng: 1988; khoảng cách 3 x 3m
ðất bazan, tương đối bằng phẳng.
13 cây 16 cây
Diện tích: ~ 0,46 ha
Tổng số cây: 512
35
câ
y Diện tích: ~ 0,41 ha
Tổng số cây: 455
Diện tích đối chứng
(ðC)
32
cây
Diện tích thực nghiệm
(MH3)
6. Sơ đồ mơ hình thục nghiệm bĩn phân kết hợp với tưới nước tại Hịa Tiến
ðộ cao: 458m
Năm trồng: 1986; khoảng cách 3 x 3m
ðất bazan, tầng mặt cĩ ít sỏi.
14 cây 14 cây
Diện tích: ~ 0,40 ha
Tổng số cây: 462
Diện tích: ~ 0,40 ha
Tổng số cây: 462
33
câ
y
Diện tích thực nghiệm
(MH3)
Diện tích đối chứng
(ðC)
33
cây
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………87
7. Tiêu chuẩn đánh giá lý tính đất trồng cà phê
Cấp Chỉ tiêu I II III
ðộ dốc (0)
ðộ sâu tầng canh tác (cm)
ðộ xốp (%)
Sét vật lý (%)
<5
>100
>60
>60
5-15
70-100
50-60
40-50
>15
<70
<50
<40
Cấp I: Rất thích nghi
Cấp II: Thích nghi
Cấp III: Ít thích nghi
8. Tiêu chuẩn phân cấp độ phì đất bazan trồng cà phê
Cấp Chỉ tiêu I II III
Hữu cơ tổng số (%)
ðạm tổng số (%)
Lân dễ tiêu (mg/100gđất)
Kali dễ tiêu (mg/100gđất
>3,5
>0,20
>6,00
>25
2,5 – 3,5
0,12 – 0,20
3 – 6
10 – 25
<2,5
<0,12
<3
<10
Cấp I: ðộ phì cao, bảo đảm cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao
Cấp II: ðộ phì trung bình, cây cà phê sinh trưởng bình thường
Cấp III: ðộ phì thấp, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê
(Nguồn: Viện KHKT Nơng lâm nghiệp Tây Nguyên)
9. Phân cấp một số chỉ tiêu độ phì đất
Phân cấp độ phì đất Chỉ tiêu Nghèo Trung bình Giàu
Hữu cơ tổng số (%) 3
ðạm tổng số (%N) 0,2
Lân dể tiêu (mgP2O5/100g) 10
Kali dể tiêu (mgK2O/100g) 20
(Nguồn: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000; ðất Việt Nam. Chương VII.
NXB Nơng nghiệp).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………88
10. Những nguyên tố cần thiết và vai trị của chúng đối cây cà phê
TT Nguyên tố Vai trị trong cây
ða lượng
1 ðạm (N) Sinh trưởng của cây, protein, quang hợp
2 Lân (P) Phát triển bộ rễ, quá trình ra hoa, chín quả, hợp chất
cao năng lượng
3 Kali (K) Chất lượng quả, tăng cường chịu hạn, chống bệnh
4 Lưu huỳnh (S) Acid amin, protein, diệp lục tố; kháng bệnh
5 Calci (Ca) Tạo vách tế bào, phát triển là và rễ
6 Magié (Mg) Cấu tạo diệp lục tố, cần cho quá trình nảy mầm
Vi lượng
7 ðồng ( Cu) Cấu tạo diệp lục tố, protein
8 Kẽm (Zn) Cấu tạo nên hoocmon, men; phát triển chiều cao
9 Măng gan (Mn) Cấu tạo các loại men, quang tổng hợp
10 Sắt (Fe) Quang tổng hợp
11 Bo (B) Cần cho quá trình phát triển rễ, thân, ra hoa, đậu quả
12 Molipden (Mo) Cần cho sự chuyển hĩa đạm
13 Clor (Cl) Quang tổng hợp, cân bằng nước trong cây
Cĩ 16 nguyên tố tự nhiên cần cho sự sinh trưởng và phát triển cây
trồng, trong đĩ 3 nguyên tố C,H,O chiếm 94% trong các bộ phận của
cây thì cĩ sẳn trong khơng khí. Các nguyên tố cịn lại được cây lấy từ
đất, phân bĩn.
(Nguồn: Viện KHKT Nơng lâm nghiệp Tây Nguyên)
11. Lượng dinh dưỡng trong các bộ phận của cây cà phê (kg/ha)
Lượng dinh dưỡng (kg) Bộ phận của cây N P K Ca Mg S
Rễ 15 2 25 9 2 2
Cành 14 2 20 6 3 1
Lá 53 11 45 18 7 3
Quả 30 3 35 3 3 3
Tổng số 112 18 125 36 15 9
(Nguồn: FAO, 2005)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………89
12. Ngưỡng dinh dưỡng trong lá cà phê Robusta (Willson, 1985)
Mức độ Chất dinh dưỡng Thiếu Thấp ðủ Cao
ða lượng (%)
N 3,30
P 0,15
K 2,20
Mg 0,36
Ca 1,50
S 0,26
Vi lượng (ppm)
Fe 200
Mn 70
Zn 30
Cu 40
B 90
Mo 0,5 -
(Nguồn: Lê Ngọc Báu, 2005 Tài liệu tập huấn Tiểu giảng viên( ToT)
Dự án sản xuất cà phê bền vững tại Krơng Păk, tinh ðắkLắk) [5]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………90
13. Kết quả điều tra sử dụng phân bĩn và nước tưới
14. Lượng vật tư và nước tưới trung bình của các mơ hình
Trung bình Cơng thức
Phân hữu cơ N P
2
O
5
K2O Nước tưới
Ea Kuăng
ðC 4.000 450 200 350 3.000
MH1 4.000 425 280 230 2.200
MH2 5.000 270 90 270 2.600
MH3 5.000 270 90 270 2.200
Hịa Tiến
ðC 4.000 450 200 350 3.000
MH1 2.000 385 235 245 2.200
MH2 5.000 270 90 270 2.500
MH3 5.000 270 90 270 2.200
N
(kg/ha)
P2O5
(kg/ha)
K2O
(kg/ha)
Phân hữu cơ
(kg/ha)
Nước tưới
(m3/ha/vụ)
Mean 393,78 213,77 260,80 4.404,33 2.668,67
Standard Error 20,02 22,34 15,94 897,52 77,22
Median 362 163 261,5 1.000,00 2.664
Mode 283 163 290 - 2.664
Standard Deviation 155,09 173,03 123,48 6.952,18 598,13
Sample Variance 24.052,48 29.937,94 15.246,91 48.332.763,95 357.759,18
Kurtosis 2,46 12,28 0,66 3,51 0,39
Skewness 1,54 2,93 0,68 1,96 0,78
Range 666 1.106 628 29.000,00 2.553
Minimum 177 0 34 - 1.776
Maximum 843 1,106 662 29.000,00 4.329
Sum 23.627 12.826 15.648 264.260,00 160.120
Count 60 60 60 60,00 60
Confidence
Level(95.0%) 40,06 44,70 31,90 29.000,00 154,51
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………91
15. Phiếu phỏng vấn nhanh nơng dân
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ
Họ và tên chủ hộ:………………………………………, tuổi:...........................
Thơn :.…………….…… xã:……………………..huyện Krơng Păk
Tổng diện tích cà phê hiện cĩ:............................. ha
Loại đất trồng:……...…ðộ dốc:…………..Cách xa nhà ở :……………m
Năm trồng:.......................Mật độ trồng:.......................Số cây hiện cĩ: .............
1. Chi phí phân bĩn:
1.1. Tổng số lần bĩn phân trong một vụ/năm: .................................. lần
Số lần bĩn phân trong mùa mưa: ............................. lần
Số lần bĩn phân trong mùa khơ: ............................... lần
1.2. Lượng phân sử dụng:
2. Cơng lao động: số cơng lao động trong năm: ................cơng, trong đĩ:
2.1. Cơng gia đình tự làm: ........................... cơng
2.2. Cơng thuê ngồi: số cơng..........x............... đồng/cơng = ....................đồng
2.3. Dự tính tổng chi phí cơng trong năm:................................. đồng
Loại phân sử dụng Số lượng (Kg)
Giá mua
(đ/kg)
Tổng số tiền
mua (đồng)
1. Urê
2. Sulphate
3. Kali
4. Lân
5. NPK
Phân vơ cơ
(hĩa học)
6.
1.Phân chuồng
2. Vi sinh Phân hữu cơ
.......
Cộng tổng chi phí mua phân bĩn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………92
3. Tưới nước: Gia đình ơng/bà tưới Pec (phun)[ ], tưới dí [ ], tưới khác[ ]
3.1. Số lần tưới trong 1 năm sản xuất cà phê: ........................lần/ vụ/năm
3.2. Dự tính lượng nước tưới cho 01 lần tưới.........................(m3/ha)
3.3. Mỗi lần tưới bao nhiêu lít nước cho 01 gốc:................................lít/gốc
3.4. Gia đình cĩ bị thiếu nước tưới cho cà phê hay khơng: cĩ [ ] khơng [ ]
3.5. Thiếu nước tưới cĩ: thường xuyên[ ]thỉnh thoảng[ ] đơi khi [ ]
3.6. Các khoản chi phí cho tưới tiêu:
- Thủy lợi phí (nếu cĩ): ..........................................đồng/ha/năm
- Chi phí cho nhiên liệu: ..........................................đồng/vụ/năm
- Chi phí thuê tưới: .............................đồng/giờ (hoặc đồng/lần tưới)
- Chi phí khác: ................................đồng/lần tưới (hoặc cả vụ)
4. Chi khác (xay xát, chế biến, vận chuyển ...) ......................................... đồng
5. Tổng chi phí sản xuất trong năm: ...................................................... đồng
6. Năng suất, sản lượng thu hoạch và giá bán
6.1. Năng suất thu hoạch:…...........…kg quả tươi/ha; ................kg nhân/ha
6.2. Sản lượng thực thu:…….......tấn quả tươi, cà phê nhân…..…......…tấn
6.3.Giá bán trung bình:..........đồng/kg quả tươi, cà phê nhân….....…đồng/kg
7. Tổng thu nhập do bán cà phê: ............................................. đồng
8. Tiền lãi thu được trong năm:.............................................. đồng
Ngày tháng năm
Người điều tra
(Họ tên và chữ ký)
GHI CHÚ:Lựa chọn ghi dấu [x]
Khơng chọn ghi [0]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………93
16. Phiếu điều tra người dân tự ghi
PHIẾU ðIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ
Họ và tên chủ hộ:………………………………………, Mã số:..................
Thơn :.…………….…… xã:……………………..huyện Krơng Păk
Tổng diện tích cà phê hiện cĩ:............................. ha
Năm trồng:.......................Mật độ trồng:.......................Số cây hiện cĩ: .............
Tuần/tháng: .........................................................................................................
Nội dung ðVT Cộng Thứ Hai
Thứ
Ba
Thứ
Tư
Thứ
Năm
Thứ
Sáu
Thứ
Bảy
Chủ
nhật
I. Phân bĩn và nước
1. Tổng chi phí đồng
- ðạm (N) kg
1.2. Chi phí đồng
- Lân (P2O5) kg
1.3Chi phí đồng
- Kai (K2O) kg
1.4. Chi phí đồng
- Nước m3
1.5. Chi phí đồng
- Chi khác
1.6. Chi phí đồng
II. Tổng cơng lao động
2. Tổng chi phí đồng
Cơng của gia đình cơng
2.1. Chi phi đồng
Cơng thuê cơng
2.2. Chi phí đồng
- Làm cỏ cơng
- Bĩn phân cơng
- Tưới nước cơng
- Thu hoạch cơng
- Vận chuyển cơng
- Khác cơng
Sản thu lượng tươi kg
Sản lượng nhân kg
Tr
ư
ờn
g
ð
ại
họ
c
Nơ
n
g
n
gh
iệ
p
H
à
Nộ
i –
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sỹ
kh
o
a
họ
c
Nơ
n
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
…
…
…
…
…
…
94
17
.
Th
ốn
g
kế
cơ
n
g
tr
ìn
h
th
ủy
lợ
i t
ỉn
h
ð
ắk
Lắ
k
n
ăm
20
05
Tr
o
n
g
đĩ
Ch
iề
u
dà
i k
ên
h
(m
)
D
iệ
n
tíc
h
tư
ới
(ha
)
ST
T
ð
ịa
ph
ươ
n
g
Tổ
n
g
số
CT
TL
H
ồ
ch
ứa
ð
ập
dâ
n
g
Tr
ạm
bơ
m
D
u
n
g
tíc
h
tr
ữ
(10
3 m
3 )
K
ên
h
ch
ín
h
(m
)
K
ên
h
n
há
n
h
(m
)
D
iệ
n
tíc
h
lú
a
(ha
)
D
iệ
n
tíc
h
cà
ph
ê
(ha
)
ð
ắk
Lắ
k
53
3
44
1
63
29
42
1.
17
0
87
.
95
4
28
8.
96
7
17
.
86
3
40
.
60
9
1
B
u
ơn
M
a
Th
u
ột
31
27
4
0
33
.
14
4
48
.
30
3
11
.
96
6
1.
40
1
5.
16
1
2
K
rơ
n
g
A
n
a
75
63
3
9
28
.
06
3
75
.
22
2
83
.
15
1
2.
67
5
5.
79
9
3
K
rơ
n
g
Pă
k
78
64
8
6
44
.
72
1
60
.
90
0
24
.
17
7
3.
26
5
7.
44
7
4
K
rơ
n
g
Bu
k
65
64
1
0
16
.
17
9
20
.
86
7
3.
48
5
32
0
5.
58
8
5
K
rơ
n
g
Bơ
n
g
21
12
9
0
11
.
95
6
59
.
65
3
53
.
96
7
1.
06
5
16
0
6
K
rơ
n
g
N
ăn
g
47
46
1
0
11
.
94
8
14
.
20
5
1.
01
9
21
8
2.
93
6
7
Ea
H
'le
o
31
30
1
0
4.
70
1
6.
65
0
-
66
1.
55
9
8
Ea
Su
p
4
4
0
0
14
2.
79
0
60
.
00
0
-
1.
20
0
-
9
Ea
K
ar
52
40
1
11
36
.
38
8
48
.
74
6
37
.
03
6
2.
44
5
2.
25
7
10
Cư
M
'g
ar
48
40
8
0
35
.
30
4
55
.
46
0
11
.
00
0
2.
12
5
7.
53
2
11
Lă
k
30
12
15
3
28
.
44
3
74
.
57
1
31
.
32
9
1.
92
6
90
12
M
'D
ră
k
41
34
7
0
15
.
63
9
22
.
55
1
2.
36
9
32
7
1.
82
3
13
B
u
ơn
ð
ơn
10
5
5
0
11
.
89
4
40
.
82
6
29
.
46
8
83
0
25
7
(N
gu
ồn
Ch
i c
ục
Th
ủy
lợ
i ð
ắk
Lắ
k -
20
05
)
Tr
ư
ờn
g
ð
ại
họ
c
Nơ
n
g
n
gh
iệ
p
H
à
Nộ
i –
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sỹ
kh
o
a
họ
c
Nơ
n
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
…
…
…
…
…
…
95
18
.
K
ết
qu
ả
ph
ân
lo
ại
kí
ch
cỡ
hạ
t
(T
ỷ
lệ
%
)
N
ăm
20
05
N
ăm
20
06
Tr
u
n
g
bì
n
h
Cơ
n
g
th
ức
N
o
18
N
o
16
N
o
14
N
o
12
N
o
18
N
o
16
N
o
14
N
o
12
N
o
18
N
o
16
N
o
14
N
o
12
Ea
K
u
ăn
g
ð
C
7,
39
30
,3
3
43
,3
2
16
,2
9
9,
85
33
,7
7
43
,1
3
11
,4
9
8,
62
32
,0
5
43
,2
3
13
,8
9
M
H
1
8,
90
28
,6
0
44
,3
6
15
,0
7
9,
89
30
,1
6
44
,3
5
12
,4
9
9,
40
29
,3
8
44
,3
6
13
,7
8
M
H
2
7,
53
30
,3
2
44
,4
1
13
,9
7
12
,7
3
38
,1
7
39
,6
0
7,
84
10
,1
3
34
,2
5
42
,0
1
10
,9
1
M
H
3
6,
84
30
,2
1
41
,4
3
18
,7
1
7,
92
32
,8
44
,1
4
13
,1
1
7,
38
31
,5
1
42
,7
9
15
,9
1
H
ịa
Ti
ến
ð
C
8,
56
25
,0
2
41
,9
9
19
,3
5
14
,0
9
35
,1
3
37
,9
4
10
,6
4
11
,3
3
30
,0
7
39
,9
6
15
,
00
M
H
1
7,
68
25
,6
6
43
,3
9
19
,4
5
13
,8
4
32
,6
8
38
,7
5
12
,6
3
10
,7
6
29
,1
7
41
,0
7
16
,0
4
M
H
2
11
,2
6
29
,0
2
39
,6
4
17
,0
0
16
,2
5
39
,8
6
34
,1
5
8,
23
13
,7
6
34
,4
4
36
,9
0
12
,6
2
M
H
3
9,
44
22
,2
2
44
,6
0
20
,0
2
12
,0
9
32
,2
1
41
,2
6
12
,3
1
10
,7
7
27
,2
2
42
,9
3
16
,1
7
G
hi
ch
ú:
Cỡ
sà
n
g
v
à k
íc
h
th
ướ
c
lỗ
sà
n
g
th
eo
TC
V
N
48
07
20
01
(IS
O
41
05
19
91
)
cỡ
sà
n
g
m
m
cỡ
sà
n
g
m
m
cỡ
sà
n
g
m
m
cỡ
sà
n
g
m
m
N
o
10
10
4,
00
N
o
14
14
5,
60
N
o
16
16
6,
30
N
o
19
19
7,
50
N
o
12
12
4,
75
N
o
15
15
6,
00
N
o
17
17
6,
70
N
o
20
20
8,
00
N
o
12
1/
2
13
5,
00
N
o
18
18
7,
10
(N
gu
ồn
:
QT
K
T
tr
ồn
g,
ch
ăm
sĩ
c,
th
u
ho
ạc
h
và
ch
ế
bi
ến
cà
ph
ê
vố
i -
U
BN
D
tỉ
n
h
ð
ắk
Lắ
k,
20
05
)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………96
19. Một số hình ảnh thực nghiệm mơ hình bĩn phân,
tưới nước hợp lý cho cà phê
Hình 1: Mơ hình thực nghiệm tưới nước hợp lý
Hình 2: Mơ hình bĩn phân kết hợp tưới nước hợp lý
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………97
Hình 3: Bấm giờ kiểm tra lượng nước tưới
Hình 4: Canh lượng nước tưới bằng đồng hồ bấm giờ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………98
Hình 5: Cột dây đánh dấu cành quan trắc
Hình 6: ðánh dấu cành cà phê quan trắc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………99
Hình 7: Nơng dân tự đếm nụ hoa
Hình 8: Nơng dân
được hướng dẫn lấy
mẫu đất kiểm tra độ
ẩm trước khi tưới
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………100
Hình 9: Lắp đặt
đồng hồ đo lượng
nước tưới (ảnh trên)
Hình 10: Sử dụng
đồng hồ bấm giờ để
xác định lượng
lượng nước tưới
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2292.pdf