Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LOAN XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60-31-10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GẤM Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm

pdf131 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong điều tra này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Sau đại học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS Nguyễn Thị Gấm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê huyện Đại Từ, UBND, các cơ sở, hộ sản xuất ở các xã Văn Yên, Quân Chu, La Bằng, Hoàng Nông, Phú Xuyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv MỤC LỤC Trang bìa phụ .............................................................................................. i Lời cam đoan.............................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................ iii Mục lục ..................................................................................................... iv Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.......................................................... xi Danh mục các bảng biểu ........................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3 4. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn ............................................................................. 3 Chƣơng I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4 1.1. Cơ sở khoa học.................................................................................. 4 1.1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững.......................... 4 1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề ........................................................ 8 1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái ..................................................... 15 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương............................. 17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................... 18 1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững.............. 18 1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam................ 22 1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên .... 24 1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 26 1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................. 26 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27 1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 1.2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................... 28 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................... 29 Chƣơng II. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................. 30 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT- XH huyện Đại Từ .................. 30 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................... 30 2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................... 30 2.1.1.2. Địa hình ............................................................................. 30 2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................ 31 2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản ........................................... 32 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................ 32 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế năm 2005 ........................................ 35 2.1.2.2. Nguồn nhân lực .................................................................. 38 2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện .................................................. 39 2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển .................................................. 41 2.2. Đặc điểm của các xã vùng đệm VQG tam đảo có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển làng nghề .......................................................... 43 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ............................................ 43 2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế ..................................................... 44 2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội ........................................................... 47 2.3. Thực trạng ngành nghề và làng nghề của huyện đại từ ........................... 48 2.3.1. Phân bố và phát triển ngành nghề, làng nghề .............................. 48 2.3.2. Tình hình vốn sản xuất .............................................................. 49 2.3.3. Thị trường đầu vào và đầu ra ..................................................... 50 2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề ....... 52 2.4. Tình hình sản xuất một số nghề trên địa bàn huyện đại từ....................... 52 2.4.1. Nghề và chế biến chè ................................................................ 52 2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất ......................................... 52 2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè ....................................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi 2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè ....................................................... 57 2.4.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây chè................... 58 2.4.1.5. Các loại hình kinh tế tham gia SX, chế biến và tiêu thụ chè ........ 59 2.4.1.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè ......................... 59 2.4.1.7. Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè huyện Đại Từ .......................................................... 66 2.4.2. Nghề trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu............................. 68 2.4.2.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra ......................................... 68 2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm ......... 69 2.4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm trên địa bàn huyện ................................................................... 72 2.4.2.5. Thuận lợi và khó khăn ........................................................ 78 2.5. Hiện trạng về du lịch ....................................................................... 81 2.5.1. Tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ ......................................... 81 2.5.2. Hoạt động du lịch tại huyện Đại Từ ........................................... 81 2.5.2.1. Hoạt động du lịch ............................................................... 81 2.5.2.2. Các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................ 82 2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức...................................... 83 Chƣơng III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................................... 84 3.1. Những định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề, du lịch.................................................................................................... 84 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ............. 84 3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch ..................................... 85 3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch .......... 85 3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch....... 86 3.1.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch ................. 86 3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của chính phủ ........................................................................................ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii 3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ ..................... 89 3.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng làng nghề khu du lịch sinh thái các xã vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ................. 91 3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề ............................................. 91 3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật .............................................. 91 3.2.1.2. Giải pháp về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm ......... 91 3.2.1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư ....................................... 94 3.2.1.4. Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần kinh tế ............................................................................................ 94 3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch.................................................. 96 3.2.2.1. Đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch ................................... 96 3.2.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch .... 96 3.2.3. Các giải pháp phát triển làng nghề, khu du lịch........................... 96 3.2.3.1. Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các làng nghề ........................................................................................ 96 3.2.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô ....................................................... 103 3.2.4.1. Về tổ chức quản lý ........................................................... 103 3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................... 103 3.2.4.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng ................................. 104 3.2.4.4. Giải pháp về môi trường ................................................... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................109 I. Kết luận............................................................................................ 109 II. Kiến nghị ........................................................................................ 110 1. Đối với nhà nước .......................................................................... 110 2. Đối với tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ ....................................... 110 3. Đối với các hộ sản xuất, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp, công ty .. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................112 PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................... 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ và ký hiệu viết tắt Giải thích ATK An toàn khu VQG Vườn Quốc Gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá HTX Hợp tác xã SX Sản xuất KTCB Kiến thiết cơ bản ADB Ngân hàng Châu Á LĐLĐ Liên đoàn lao động TNCS Thanh niên cộng sản BTXM Bê tông xi măng SC Sửa chữa CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH Công nghiệp hoá TTCN Tiểu thủ công nghiệp DT Diện tích XH Xã hội UBND Uỷ ban nhân dân GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài THPT Trung học phổ thông KT – XH Kinh tế xã hội ĐVT Đơn vị tính SL Sản lượng GT Giá trị TSCĐ Tài sản cố định NL Nguyên liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 01: Số hộ, vùng điều tra năm 2007 ..................................................... 27 Bảng 02: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế huyện Đại Từ.......... 33 Bảng 03: Giá trị ngành nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm ..................... 34 Bảng 04: Giá trị một số cây trồng trong huyện tính trên 1ha diện tích........... 35 Bảng 05: Giá trị ngành công nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm...................... 36 Bảng 06: Hoạt động thương mại dịch vụ huyện Đại Từ qua 3 năm ............... 37 Bảng 07: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động huyện Đại Từ......................... 38 Bảng 08: Thu hút vốn đầu tư phát triển ....................................................... 41 Bảng 09. Tình hình sử dụng đất ở các xã vùng đệm VQG Tam Đảo ............. 43 Bảng 10: Kết quả sản xuất cây lúa qua các năm .......................................... 45 Bảng 11: Kết quả sản xuất cây chè qua 3 năm ............................................. 46 Bảng 12.Tình hình dân số, lao động của vùng năm 2007 ............................. 47 Bảng 13: Tình hình phát triển ngành nghề trên địa bàn huyện ...................... 48 Bảng 14: Diện tích chè qua các năm ........................................................... 53 Bảng 15: Kết quả trồng chè qua các năm .................................................... 54 Bảng 16: Năng suất, sản lượng chè ............................................................. 55 Bảng 17: Kết quả huy động vốn cho đầu tư sản xuất chè ............................. 56 Bảng 18: Giá tiêu thụ chè trên địa bàn huyện .............................................. 58 Bảng 20: Chi phí cho sản xuất và chế biến chè của hộ điều tra ..................... 62 Bảng 21: Kết quả sản xuất chế biến chè của hộ điều tra ............................... 64 Bảng 23: Chi phí cho sản xuất nấm của hộ điều tra...................................... 69 Bảng 24: Kết quả sản xuất nấm của hộ điều tra ........................................... 70 Bảng 25: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra ........................................ 71 Bảng 26: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành SX nấm.................. 73 Bảng 27: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trước khi trồng nấm ............................................................................. 75 Bảng 28: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình sau khi trồng nấm ..................................................................................... 76 Bảng 29: Quy hoạch vùng chè chất lượng cao ............................................. 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý tưởng về phát triển bền vững sớm hình thành trong xã hội loài người. Nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX ý tưởng này mới được phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào của xã hội. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại bảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đó là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Thực hiện đường lối quan điểm phát triển bền vững của nhà nước, các địa phương trong cả nước đã và đang tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình dựa trên những lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng xuất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,... đang là những vấn đề gây ảnh hưởng tới phát triển bền vững của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Tại các vùng nông thôn có đến 80% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội còn kém phát triển, với tiềm lực về khoa học, công nghệ còn hạn chế, vốn sản xuất thiếu, lao động phổ thông dư thừa, thiếu lao động có tay nghề cao nên chưa có khả năng để phát triển ngay nền sản xuất công nghiệp, vì vậy cần phải chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, coi đó là một bước đệm, song song với việc tích luỹ tạo tiền lực để tiến dần lên nền sản xuất đại công nghiệp. Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Xét riêng quá trình phát triển kinh tế bền vững thì sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo 4 yêu cầu đó là: Chất lượng, giá cả, quy mô sản phẩm sản xuất và thời gian cung ứng sản phẩm. Vì vậy, cần thiết phải phát triển nền nông nghiệp đa chức năng vừa sản xuất nông phẩm hàng hoá và phát triển du lịch sinh thái và tạo môi trường sống đẹp. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn gắn với phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu của các địa phương và của cả nước trong gia đoạn hiện nay. Xuất phát từ xu thế phát triển theo hướng bền vững của đất nước, để góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm VQG Tam Đảo huyện Đại Từ tôi nghiên cứu đề tài: Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quan Xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích, làm rõ sự cần thiết xây dựng làng nghề và khu du lịch sinh thái ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Phân tích hiện trạng của hoạt động du lịch, các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Đại Từ. Xây dựng các mô hình làng nghề để cung cấp các sản phẩm đặc trưng của địa phương ra ngoài tỉnh đồng thời cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông thôn. Xây dựng tua du lịch sinh thái lịch sử dọc phía đông dãy núi Tam Đảo kết hợp tham quan làng nghề. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát triển, đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, tình hình phát triển nghề phụ, quá trình phát triển làng nghề và hoạt động du lịch tại các xã nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: 11 xã nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo. Thời gian từ 2005 - 2007. 4. Đóng góp mới của luận văn Việc đưa ra được mô hình phát triển kinh tế mới là mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mong muốn đề tài được ứng dụng vào thực tế góp phần phát triển kinh tế xã hội Huyện Đại Từ nói chung và các xã vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng. 5. Bố cục của luận văn Phần mở đầu Chương I: Một số vấn đề về lý luận chung Chương II: Hiện trạng làng nghề, khu du lịch và xây dựng mô hình làng nghề khu du lịch sinh thái huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Chương III: Những giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững 1.1.1.1.1. Khái niệm Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lênhay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [15]. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của liên hợp quốc “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [13]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ gìn giữ. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Rohannesburrg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [13]. 1.1.1.1.2. Phát triển nông thôn bền vững Trong vòng năm thập kỷ vừa qua, thế giới đã từng trăn trở tìm tòi con đường phát triển nông thôn. Trước hết là cuộc "cách mạng xanh", thành tựu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 của việc phát triển nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp, hướng mọi cố gắng vào phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý tài nguyên của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Bước sang thập kỷ 70, người ta tập trung chú ý đến việc làm và thu nhập, tăng trưởng và sự công bằng... trong suốthai thập kỷ tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm phát triển nông thôn đa chức năng nhấn mạnh vào khía cạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường nông thôn [29]. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao phúc lợi, giảm đói nghèo và bảo đảm công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống của dân và giảm số hộ đói nghèo. Nhưng những thành quả của tăng trưởng được phân phối như thế nào để tránh tình trạng thiếu công bằng, một số người giàu lên, còn đa số người khác vẫn sống trong nghèo khổ, chênh lệch giàu - nghèo gia tăng là vấn đề đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Đối với nông thôn, nông dân là khu vực thụ hưởng ít nhất kết quả của đổi mới, đang còn nhiều khó khăn và là bộ phận bị thiệt thòi nhất khi nước ta gia nhập WTO, thì nhiệm vụ phát triển nông thôn bền vững được đặt ra lại càng cấp bách. Nông thôn là địa bàn để người dân (chủ yếu là hộ gia đình nông dân) sinh sống và phát triển. Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: Sản xuất và cung ứng nông phẩm cho xã hội; giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái [28]. Về kinh tế, đó là phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất lao động và năng suất ruộng đất, tạo ra những vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đó cũng là quá trình phát triển thêm nhiều ngành nghề, làng nghề, các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 công nghiệp cùng với các tổ chức hoạt động dịch vụ ở nông thôn. Phát triển hơn nữa các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về văn hóa, đó là phát triển và mở rộng các hình thức nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng lao động cho nông dân, để họ tiếp cận với yêu cầu mới của sản xuất, kinh doanh. Trong đó cần trú trọng giáo dục nghề nghiệp cho nông dân vùng bị thu hồi đất, để họ sớm có việc làm phù hợp. Các thiết chế văn hóa ở nông thôn cần được củng cố và phát triển; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những làng nghề truyền thống của từng vùng. Về xã hội, đó là giải quyết việc làm, yêu cầu bức xúc số một hiện nay của nông thôn. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp sẽ giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối (dự kiến năm 2010, lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm dưới 50% lao động xã hội so với hiện nay là khoảng 70%). Vì vậy, giải quyết việc làm cho nông dân không chỉ là yêu cầu cấp bách để tận dụng lao động nông thôn lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho họ, mà cấp bách hơn nữa là ở những vùng đất bị thu hồi, tránh tình trạng số người này ồ ạt chuyển vào thành phố, gây ra nhiều vấn đề xã hội rất khó giải quyết. Nội dung phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đô thị hoá, kiểm soát dân số, bảo vệ môi trường sinh thái [32]. * Tình hình phát triển nông thôn bền vững ở Việt nam Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta đã đạt nhiều kết quả phát triển khả quan nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng. Suốt từ Đại hội IV đến Đại hội X Đảng ta đã luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên trước hết; công nghiệp hoá-hiện đại hoá trước hết là công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Từ năm 1990, an ninh lương thực nước ta được bảo đảm và đã bắt đầu xuất khẩu gạo, mỗi năm một tăng từ lúc 1,5 triệu tấn/năm đến trên 4 triệu tấn/năm góp phần giải quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 lương thực toàn cầu, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008 hiện nay. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5%/năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước… Tuy nhiên, trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đang còn nhiều vấn đề nổi cộm, búc xúc kìm hãm sự phát triển [30]. Vấn đề ruộng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2001 đến 2007 cả nước đã bị mất 500 nghìnha đất nông nghiệp, riêng năm 2007 mất 120 nghìnha, trong đó nhiềuha đất trồng lúa màu mỡ do đô thị hoá và công nghiệp hoá; bình quân đất nông nghiệp/1 nhân khẩu hiện nay rất thấp, có nơi chỉ trên 1sào/1 khẩu. Các vùng mất đất nông nghiệp nhiều là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Đất nông nghiệp ít nhưng lại phân tán, chia nhỏ, manh mún càng tạo ra cho sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển chậm [30]. Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách nhà nước giảm nhanh về tỷ trọng. Thực tế mấy năm qua, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng: năm 1990 là 20% đến năm 2001 chỉ còn 10%, năm 2007 còn 8%, nếu cả khu vực nông thôn 14% trong tổng vốn từ ngân sách nhà nước [30]. Vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cũng rất ít chỉ chiếm trên 3%, riêng năm 2007 chỉ chiếm 1,8% tổng số vốn FDI của cả nước. Thiếu vốn đầu tư khiến cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển chậm, đây là khó khăn lớn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta [30]. Đời sống lao động, việc làm ở nông thôn đang là vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay, do ruộng đất quá ít lại giảm nhanh. Nhiều vùng nông thôn, số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hộ nghèo còn lớn, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãng ra, số hộ giàu do lao động nông nghiệp còn ít. Trong 10 triệu hộ nông dân hiện nay, số hộ có trang trại chỉ chiếm trên 1%. Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp chưa chặt chẽ, tác động của công nghiệp và nông nghiệp chưa rõ, thị trường nông thôn yếu kém, tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, môi trường sinh thái ở nông thôn ngày càng suy giảm, dịch bệnh ở người, gia cầm, gia súc có xu hướng phát triển và lan rộng ở nông thôn [30]. 1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề 1.1.1.2.1. Khái niệm về làng nghề Làng nghề là một cộng đồng được tập trung trên một địa bàn nhỏ, ở đó dân cư cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại hàng hoá hoặc dịch vụ, trong đó có ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng, thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó [17]. Như vậy, các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa ._. nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nông thôn nước ta. Để xác định làng nghề cụ thể cần căn cứ các tiêu chí đó là: - Làng nghề đó phải là những làng quê mà nông nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định, nhưng do điều kiện ruộng đất có hạn, dân cư ngày càng đông đúc nên số lao động dư thừa ngày càng nhiều. Nhu cầu giải quyết việc làm để tạo ra thu nhập cho người lao động là đòi hỏi cấp bách của làng. - Phải có ít nhất một người, một gia đình, một doanh nghiệphay một dòng tộc làm nghề, sản xuất kinh doanh phát triển nghề đó làm hạt nhân. - Phải tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của làng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Phải có sản phẩm đã trở thành hàng hoá, giao lưu đáp ứng được nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất của làng. - Phải có thị trường tiêu thụ độc lập hoặc thị trường giao lưu qua các doanh nghiệp thương mại. - Phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất. - Phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu thuận tiện như: đường xá, điện, công cụ sản xuất… - Phải có nguồn lao động trong làng ổn định và tạo ra nguồn lao động phụ ở các địa phương lân cận để đáp ứng nhu cầu lao động khi cần thiết. - Phải có sự quan tâm hỗ trợ về các mặt của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Làng nghề là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào chủ trương chính sách, quy định của từng địa phương. Mỗi khu vực, địa phương có thể có những quy định về những tiêu chí nhận dạng làng nghề khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tầm quan trọng của các hoạt động ngành nghề nói riêng tại địa phương. 1.1.1.2.2. Phân loại làng nghề + Phân theo lịch sử tồn tại và phát triển: Theo tiêu chí trên người ta phân chia các làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống thường là một bộ phận dân cư sinh sống giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách khỏi sản xuất nông nghiệp cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân quanh vùng [19]. Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 kỳ bước sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay khái niệm về làng nghề không chỉ còn bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên làm các ngành nghề thủ công nghiệp mà nó được mở rộng ra theo hướng hiểu là những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông [20]. + Phân chia theo tính chất của sản phẩm Có thể phân chia làng nghề thành các nhóm sau: Nhóm I: bao gồm các nghề gốm sứ, sơn mài thêu ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại. Đây là những làng nghề thủ công mỹ nghệ có sản phẩm được ưa chuộng không những trong mà cả ngoài nước. Tiềm năng thị trường xuất khẩu tương đối lớn, vấn đề hiện nay là các biện pháp maketing còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Nhóm II: Các làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường gồm dệt chiếu, làm nón, đan mành rổ rá bồ sọt... Đây là những làng nghề mà sản phẩm của chúng đang bị chèn ép lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ về vật liệu mới, cạnh tranh với hàng nước ngoài... Nhóm III: Gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: làm bún, bánh, làm đường, làm mật, chế biến nông, lâm, thuỷ sản các loại... Nhìn chung nguyên liệu cung ứng cho các làng nghề này là khá phong phú. Nhóm IV: Các làng nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như nề, mộc rèn, hàn, đúc, làm cày bừa... Nhóm V: Bao gồm các nghề khác: Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, bởi một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này, lại vừa thuộc nhóm khác. Một số nghề đối với địa phương cơ sở được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô thì có thể chưa được coi là làng nghề truyền thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Ngoài ra, người ta còn thực hiện phân chia làng nghề theo số nghề có đóng góp đáng kể trong giá trị sản xuất của địa phương thành làng một nghề, làng đa nghề hoặc để thuận tiện cho quản lý người ta thực hiện chia theo địa giới hành chính, tỉnh, huyện, xã. 1.1.1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề đa dạng và phong phú, bao gồm: Các cơ sở ngành nghề và hộ cá thể. Hộ cá thể thường tồn tại 2 loại hộ là hộ kiêm nghề, hộ chuyên nghề. - Hộ kiêm là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề. - Hộ chuyên là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động trong hộ cũng như thuê thêm lao động ngoài tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp và đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của họ. Các hộ chuyên có thể có đất nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu. Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn là những cơ sở ở nông thôn chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động phi nông nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh theo luật định. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở chuyên nghề được chia thành 5 nhóm: Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và xí nghiệp quốc doanh. Các cơ sở chuyên nghề hình thành ngày càng nhiều, với vai trò quan trọng trong phát triển ngành nghề nông thôn. 1.1.1.2.4. Đặc điểm của làng nghề Làng nghề gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp: Sự ra đời của làng nghề trước tiên được xuất phát từ 1 bí quyết nào đó của làng, sau này do sự phát triển của xã hội, sự đô thị hoá ở các vùng nông thôn làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp, nhu cầu việc làm trong nông thôn ngày càng nhiều. Tuy vậy, ở nông thôn thì sản xuất nông nghiệp là việc làm không thể thiếu được. Vì sản xuất phi nông nghiệp của làng nghề cũng nhiều khi gặp rất nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 khó khăn, vì vậy mà họ vẫn phải sản xuất nông nghiệp để phục vụ sinh hoạt và nhu cầu sống của họ. Nguyên vật liệu trong các làng nghề thường là nguyên vật liệu tại chỗ, đó là các nguyên liệu được lấy từ sản xuất nông nghiệp hoặc các hoạt động khác ngay trong nông thôn nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có vừa nhiều, vừa rẻ, mặt khác giúp cho làng nghề kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. Công nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là công nghệ thủ công, công nghệ mang tính đơn chiếc, nhiều sản phẩm chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều làng nghề phát triển, công nghệ được đổi mới nhưng vẫn phải dựa vào đôi bàn tay và khối óc tinh tế của người thợ. Phần lớn lao động được sử dụng trong các làng nghề là lao động thủ công, dựa vào đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ đầy sáng tạo của người thợ. Phương thức dạy nghề chủ yếu là theo phương thức truyền nghề vừa học, vừa làm. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu quy mô hộ gia đình, một số ít đã phát triển thành hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 1.1.1.2.5. Vai trò của làng nghề trong phát triển KT-XH nông thôn Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, làng nghề có vị trí vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình CNH-HĐH nông thôn. - Các làng nghề bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Các sản phẩm của các làng nghề là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của các dân tộc khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá, nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế.… Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Vịệt Nam. Điều đó cũng không có gì khác là giữ và phát huy một bộ phận của nền văn hoá - văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một thế giới ngày càng hiện đại. - Hình thành loại hình sản xuất có tính chất công nghiệp ngay tại địa bàn nông thôn, bên cạnh hoạt động nông nghiệp. Để hoạt động có hiệu quả, bắt buộc các làng nghề phải áp dụng việc tổ chức sản xuất một cách khoa học dựa trên sự phân công và hợp tác lao động phù hợp với từng loại hình nghề nghiệp. Sự phân công hợp tác đó có thể là đơn giản như nghề (mây tre đan, dệt chiếu), có thể phức tạp như (rèn, mộc, chạm khắc), các trang thiết bị mới hiện đại thay thế dần sức lao động cũng được ưu tiên sử dụng. Như vậy, sự phát triển của các làng nghề cũng là sự phát triển của công nghiệp địa bàn nông thôn làm cho nông thôn phát triển dần theo hướng CNH - HĐH. - Phát triển làng nghề sẽ giải quyết tốt nhu cầu việc làm tại chỗ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong sự chuyển dịch đó lao động nông thôn có điều kiện tiếp cận sản xuất mới được tiếp xúc và giao lưu với xã hội bên ngoài nhiều hơn, do đó trình độ hiểu biết, dân trí cũng được nâng lên từng bước. Có thể coi ngành nghề không chỉ là cơ hội nâng cao thu nhập mà còn là cơ hội phát triển dân trí tiếp cận sản xuất hàng hoá và thị trường nhanh hơn. - Các làng nghề phát triển góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân, tận dụng mặt bằng sản xuất. Mức huy động vốn nhàn rỗi trong dân mới chỉ đạt khoảng 36% trong tổng lượng vốn hiện có. Ngành nghề nông thôn phát triển là một biện pháp rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 tốt nhằm huy động những nguồn vốn này vào sản xuất. Thực tế, ở làng nghề hầu hết các đơn vị sản xuất đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, tức là họ đã tận dụng được toàn bộ số vốn nhàn rỗi của mình. Nếu khai thông được hoàn toàn nguồn vốn trên, thì lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn sẽ tăng lên đáng kể. - Phát triển làng nghề tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Muốn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn rộng lớn của nước ta, đòi hỏi phải nguồn vốn rất lớn, mà chỉ Nhà nước thì không thể làm được. Thu nhập được tạo ra từ các làng nghề, từ ngành nghề nói chung sẽ là nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp này. Qua nghiên cứu tìm hiểu ở một số làng nghề chúng tôi thấy ở đây không chỉ đời sống của đồng bào được nâng cao, cơ sở vật chất tốt hơn mà điều kiện chính trị xã hội cũng ổn định hơn, làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài của địa phương của tỉnh và cả nước. 1.1.1.2.6. Làng nghề và phát triển nông thôn bền vững Phát triển làng nghề gắn với phát triển nông thôn bền vững đó là sự phát triển kết hợp hài hoà giữa 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường Về mặt kinh tế: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, sử dụng tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, không khí, tiếng ồn, đa dạng sinh học...), giảm tối đa chất độc hại và khó phân huỷ, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về mặt xã hội: tích cực xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Bảo vệ tài nguyên và môi trường: khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nước... Xây dựng một xã hội bền vững về môi trường theo nguyên lý: “về lâu dài, số lượng chủng loại cây con bị huỷ diệt không được vượt quá số chủng loại được phát triển; sự sói mòn đất không được vượt quá mức hình thành đất đai, việc phá rừng không được vượt quá mức tái sinh cửa rừng; lượng Cacbon sinh ra không được vượt quá lượng cacbon tổng hợp, số lượng cá được đánh bắt không vượt quá khả năng tái sinh của cá, số lượng trẻ em sinh ra không vượt quá số người chết đi” [6]. 1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái 1.1.1.3.1. Khái niệm - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [16]. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch [16]. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năm đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai [16]. Hoạt động bền vững trong lĩnh vực du lịch là - “các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng đến khả năm đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [5]. Du lịch - sự gắn bó giữa văn hoá và kinh tế. Bản chất của du lịch là văn hoá, kinh tế vừa là phương tiên vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Hiện nay có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 đến 60% dòng khách du lịch có mục tiêu tìm hiểu nền văn hoá khác lạ, cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hoá. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hoá, cách ứng xử văn hoá của điểm đến và trình độ văn hoá của những nhà tổ chức chuyên nghiệp [21]. - Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [16]. - Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [16]. 1.1.1.3.2. Vai trò phát triển du lịch “Du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ...” và ”du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sau sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao” [21]. - Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấnhay trình độ chuyên môn cao và đa phần ở các vùng sâu, vùng xa nơi người lao động địa phương vốn rất khó tìm được việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. - Phát triển du lịch góp phần đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất của các địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo và giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế đối ngoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 - Phát triển du lịch góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch và các nguồn vốn khác đầu tư cho khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. - Phát triển du lịch hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nhiều dự án với quy mô lớn tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả và đầy triển vọng. 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Mỗi làng nghề đều gắn liền với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống nói riêng. Hiện nay du lịch làng nghề đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương như Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, Gốm Bát Tràng... Đến với làng nghề du khách sẽ được tận hưởng khung cảnh làng quê thanh bình và đồng thời được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc trực tiếp với những nghệ nhân và thậm chí được cùng tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm. Sự phát triển của các làng nghề giúp cho ngành du lịch quảng bá, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Du lịch làng nghề đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hoá, cùng khám phá sản xuất sản phẩm thì các làng nghề sẽ trở thành điểm thu hút khách du lịch quan trọng. Sự phát triển du lịch gắn liền với việc xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch như: hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí, bán sản phẩm, đồ lưu niệm... Từ đó, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh vào khu vực, tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và ngược lại cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được phát triển tác động trở lại tạo điều kiện chư hoạt động du lịch, các làng nghề phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững 1.1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới * Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động bằng cách thu hẹp kiểu sản xuất cần nhiều lao động, mở rộng việc sản xuất tập trung vốn và kỹ thuật... Chỉ có phương thức sản xuất với quy mô lớn mới phù hợp cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững [12]. Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... [12]. * Kinh nghiệm của Thái Lan xây dựng nền nông nghiệp chất lƣợng cao, sức cạnh tranh mạnh Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững [12]. Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. * Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với làng nghề của một số quốc gia châu Á [30] Năm 1979, ông Hiramatsu, Thống đốc quận Oita, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khởi động phong trào “Một làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP). Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới. Chẳng mấy lâu sau, các sản phẩm của mô hình OVOP đã có tính cạnh tranh trên cả nước Nhật Bản và thế giới, nhưng vẫn giữ được giá trị của nền văn hoá địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Sau thành công của phong trào OVOP ở Nhật Bản, Thái Lan và Lào cũng đã áp dụng mô hình này và thực tế cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước này. Nhưng vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một phong trào mới mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (có tên viết tắt là OTOP). Tư tưởng xuyên suốt của OTOP là tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. 1.1.2.1.2. Những kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... Phát triển mạnh ngành nghề chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Các nước đã đánh giá đúng vị trí của công nghiệp chế biến nông sản công nghiệp phục vụ nông nghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động, xã hội, từ đó xây dựng được chương trình phát triển toàn diện và tổ chức hệ thống quản lý toàn ngành có hiệu lực. Coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Coi trọng công tác quy hoạch trong đó quan tâm đến tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề. Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình. Đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn Các nước này đã rất coi trọng đầu tư chất xám cho các làng nghề (đào tạo cố vấn, cán bộ quản lý, xây dựng các dịch vụ cố vấn, phát triển các Viện nghiên cứu ngành nghề); đầu tư vốn thích đáng cho phát triển ngành nghề ở nông thôn. Nhà nước có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn bằng việc đề ra một hệ thống đồng bộ các chính sách có tác dụng khuyến khích từ nghiên cứu, dịch vụ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển. Phong trào “Mỗi huyện một sản phẩm”. Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. góp phần phát huy sáng tạo và tự chủ; phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện phát triển du lịch, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh những bài học thành công, trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn của các nước cũng còn một số hạn chế đáng chú ý là: Nảy sinh sự tranh chấp đất đai giữa công nghiệp tiểu thủ công nghiệp với đất nông nghiệp. Ngoài đất đai ra còn có sự tranh chấp về lao động, vốn giữa ngành này với ngành khác đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Công nghiệp nông thôn nhiều nước đang gây ô nhiễm môi trường sinh thái nặng nề. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển đã phá vỡ hệ sinh thái nông thôn, khai thác tài nguyên cũng như chất thải bừa bãi làm huỷ hoại môi trường thiên nhiên… 1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam 1.1.2.2.1. Phát triển làng nghề ở Việt Nam Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay cả nước có 2017 làng nghề, thu hút hàng chục vạn cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình. Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Năm 1991, xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 300 triệu USD và năm 2005 đạt 700 triệu USD. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên trong qua trình phát triển làng nghề Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Các làng nghề Việt Nam chưa tạo được tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề [23]. 1.1.2.2.2. Phát triển du lịch, du lịch sinh thái ở Việt Nam Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch được khơi dậy với những nét đặc sắc, phong phú và đa dạng với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch dọc theo bờ biển, du lịch tại các đảo ngoài khơi, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng như: Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, Phong nha Kẻ Bảng, đô thị cổ Hội An..., nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng như Tuần Châu, Hòn Tre, Mũi Né... đã tạo ra một diện mạo mới nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách sạn, nhà hàng được đầu tư với quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ du khách. Du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng hấp dẫn và thu hút nhiều hơn khách du lịch thế giới và trong nước. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt, tính chuyên nghiệp trong phục vụ ngày càng được nâng cao, vị thế du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể. Kết quả hoạt động du lịch năm 2007: Khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 17,2% so với năm 2006; Khách du lịch nội địa ước đạt 19, 2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006; Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8%so với năm 2006 [26]. Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Chưa thể khẳng định được du lịch Việt Nam đã phát triển bền vững vì còn nhiều vấn đề chưa tốt, đặc biệt là sản phẩm du lịch, các hoạt động vui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 chơi chủ yếu là ăn uống, chưa tạo được không khí, màu sắc văn hóa địa phương; chưa có sự đầu tư đúng mức để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, nhất là những chương trình bảng diễn nghệ thuật dân tộc chuyên dành cho du khách; có những thế mạnh chưa khai thác được như du lịch sông nước... Khi kinh tế phát triển mạnh, tất nhiên du lịch cũng tăng theo, nhất là khách trong nước, nhưng do chưa có chính sách dài hạn, cụ thể, nhất là về đầu tư con người, khách sạn và điểm đến. Nên du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất ổn: Các khách sạn, công trình phục vụ du lịch và giải trí "bung ra" thiếu sự quy hoạch thận trọng, nhiều trường hợp phá hoại các di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên; nạn kẹt xe, ô nhiễm cũng ảnh hưởng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam; môi trường văn hoá - xã hội chịu tác động của lối sống ngoại lai cũng có những biến đổi xấu đi. Tệ nạn mại dâm, nghiện hút, bệnh xã hội (chèo kéo khách, ăn xin, ăn mày, tranh cướp khách, doạ dẫm, mê tín dị đoan...), ảnh hưởng trực ti._. phải ra nghị quyết về phát triển ngành nghề trên địa bàn của mình và thể chế hoá Nghị quyết bằng các chương trình hành động cụ thể. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan và UBND các xã, Thị trấn trong tổ chức triển khai thực hiện; Mặt Trận Tổ Quốc và các Đoàn thể nhân dân tăng cường vận động, gây dựng phong trào phát triển ngành nghề nhằm giải quyết lao động, tăng thu nhập cho nhân dân. Các phòng ban liên quan và UBND các xã,Thị trấn phân công cán bộ phụ trách, theo dõi và tổ chức thực hiện phát triển ngành nghề theo chương trình, kế hoạch đề ra hàng năm của huyện. 3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách Tích cực triển khai và hướng dẫn thực hiện để các làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện được hưởng các các chính sách theo Quyết định số:2020/QĐ-UB ngày 28/8/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Sở Nông Nghiệp &PTNT đã hướng dẫn tại văn bản số 314 /CV-HD- NN ngày 04/5/2004). Trên cơ sở chế độ chính sách của Trung ương, của Tỉnh cần ưu tiên cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng mới và mở rộng quy mô sản xuất các ngành nghề; tạo mọi điều kiện cho các đối tượng vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, định mức và thời gian vay phù hợp để phát triển ngành nghề. Vận dụng các chính sách miễn giảm thuế với các cơ sở sản xuất trong những năm đầu để khuyến khích ngành nghề phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Cấp uỷ Đảng các cấp, đặc biệt là ở cấp xã có Nghị quyết về phát triển kinh tế địa phương theo các lĩnh vực: Làng nghề nông thôn, du lịch ở đơn vị mình và định kỳ kiểm điểm, kiểm tra đôn đốc thực hiện. Tăng cường trách nhiệm của UBND xã, Thị trấn, các ngành chức năng để thực hiện quản lý Nhà nước, cụ thể: Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thuê đất để phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Có chính sách miễn giảm thuế đất và tiền thuê đất để mở rộng quy mô phát triển ngành nghề. Cần nâng cao vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ ở các xã vì thực tế cho thấy đây là lực lượng có quyết định rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề nhất là việc tiếp thu nghề mới. Tuyên truyền, phổ biến luật Du lịch đến các chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn theo luật định Khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. 3.2.4.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các xã vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ. Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tận dụng và khai thác tốt nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất tại các khu quy hoạch khu dân cư của các xã, thị trấn trong huyện để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hàng năm huyện cân đối một phần ngân sách để kích cầu cùng với nguồn vốn nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng đường bê tông nông thôn cho các xã, thị trấn. - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là các nguồn vốn tập trung của Chính phủ để đầu tư có trọng điểm, tạo được sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 bứt phá trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã, thị trấn dọc triền đông VQG Tam Đảo. - Vận động sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân trong việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như: Hiến đất và tài sản, đóng góp bằng ngày công lao động, bằng tiền trong các lĩnh vực giải phóng mặt bằng xây dưng công trình, làm đường bê tông, 3.2.4.4. Giải pháp về môi trường Thực hiện các hỗ trợ các nhóm xã hội chính, các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững bao gồm: * Đối với Phụ nữ: Tăng cường giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt, trình độ nghề nghiệp và năng lực quản lý kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo: Mở rộng huy động vốn và hình thành quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ nghèo; Khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ; Thành lập các tổ hợp tác nhằm tạo việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh; Hình thành phong trào lựa chọn mô hình tiêu dùng hợp lý, chống lãng phí tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Tham gia bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương: Phát động phong trào sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình; Phát động phong trào phụ nữ đi đầu trong việc thực hiện mô hình tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm và chống lãng phí; Xây dựng các mô hình phụ nữ tự quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 * Đối với thanh, thiếu niên: Huy động thanh, thiếu niên tham gia chủ động và tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương, đặc biệt là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của thanh, thiếu niên và liên quan đến tương lai lâu dài của nhiều thế hệ mai sau. Hỗ trợ thanh niên tự tạo thêm việc làm bằng những chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất đai, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, tìm thị trường tiêu thụ... Nhân rộng những điển hình tiên tiến về doanh nghiệp thanh niên, dự án do thanh niên làm chủ, nhà doanh nghiệp trẻ, đặc biệt đối với những dự án đòi hỏi sự gắn kết lâu dài lợi ích của những người thực hiện đối với kết quả công việc như trồng rừng, khai phá vùng đất mới, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. * Đối với nông dân: Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề nghiệp và hướng dẫn kiến thức kỹ thuật, kinh tế và xã hội cho nông dân. Động viên nông dân tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học theo đúng qui định; ứng dụng các kỹ thuật sản xuất nông sản sạch. Xây dựng, phổ biến và ứng dụng rộng rãi các mô hình thành công về kinh tế hộ gia đình theo hệ sinh thái vườn-ao-chuồng (VAC), vườn-ao- chuồng-rừng (VACR). * Đối với hoạt động phát triển du lịch. Lồng ghép quy hoạch phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển và kinh doanh du lịch. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, trong đó lồng ghép những yêu cầu phát triển bền vững vào công tác quản lý nhà nước về du lịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch. Hỗ trợ các cộng đồng dân cư tham gia quản lý công tác du lịch trên địa bàn của địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm giảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của nhân dân địa phương. Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hóa dân tộc. Huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, bảo vệ di sản và môi trường. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán. Khuyến khích cải thiện đời sống thông qua sử dụng bền vững rừng và quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cư. Trao các hợp đồng bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm cộng đồng dân cư để bảo đảm công tác bảo vệ và quản lý phù hợp với các khu rừng phòng hộ Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng. * Đối với hoạt động của các hộ sản xuất, các cơ sở ngành nghề,làng nghề. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất bạc màu, khô hạn. nguyên nhân chủ yếu do phương thức canh tác còn lạc hậu; tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất; Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Nước ta là một nước nông nghiệp, có đến 80% dân số ở nông thôn, một đặc điểm lớn của nghề nông là dân số đông và có khoảng thời gian nông nhàn dài. Để sử dụng lao động của các hộ gia đình một cách hợp lý, thì giải pháp hữu hiệu nhất đó là phát triển ngành nghề ngay tại địa phương. Phát triển ngành nghề nông thôn, không những giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra được những sản phẩm độc đáo, chứa đựng, bảo lưu giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc. Phát triển du lịch ở Việt Nam đang được coi là một giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đây được coi là ngành công nghiệp không khói tạo ra một giá trị sản xuất và xuất khẩu to lớn. Trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế để góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề đặt ra là phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển làng nghề, khu du lịch bền vững nói riêng là mục tiêu quan trọng mà Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang quan tâm. Đó là phải phát triển như thế nào để các thế hệ hiện nay và trong tương lai có được cuộc sống hạnh phúc về vật chất cùng như tinh thần. Sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Từ cũng đòi hỏi tuân thủ theo những quy luật chung của đất nước, trên cơ sở khai thác hiệu quả mọi nguồn lực đểt thúc đẩy kinh tế tăng trường nhanh và bền vững [2]. Qua nghiên cứu đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội huyện Đại Từ và các xã vùng đệm VQG Tam Đảo chúng ta thấy cần thiết xây dựng mô hình làng nghề, các khu du lịch sinh thái, du lịch lịch sử đề nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với việc phát triển nông thôn bền vững. Trong giai đoạn 2008 - 2010 chú trọng tập trung: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 - Xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm, làng nghề trồng, chế biến chè. - Xây dựng hoàn thiện các tua du lịch, loại hình du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch dọc triền Đông VQG Tam Đảo. - Hình thành và xây dựng mô hình du lịch làng nghề gắn với sản xuất và chế biến chè. II. Kiến nghị 1. Đối với nhà nước Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thuê đất, xuất, nhập khẩu hàng hoá... cho các đối tác đầu tư. Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho phát triển làng nghề như xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư kỹ thuật, vốn cải tạo và đảm bảo môi trường. Ổn định, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Tạo môi trường kinh tế tài chính lành mạnh cho đầu tư phát triển. 2. Đối với tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương, các hoạt động du lịch trên địa bàn. Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn. - Tạo môi trường thuận lợi thủ tục đầu tư, ưu đãi về thuê đất, thuê mặt nước, các loại thuế... - Xây dựng quy hoạch phát triển ngành chè, du lịch trên địa bàn - Hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiến thị trường cho các sản phẩm sản xuất của làng nghề. Xây dựng kế hoạch, chương trình quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương. Xúc tiến công tác xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Thái Nguyên. - Hỗ trợ về vốn để phát triển sản xuất trong các làng nghề đặc biệt là vốn vay ưu đãi, tránh thủ trục phiền hà, phức tạp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 - Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là hệ thống đường giao thông, y tế, nước sạch, giáo dục... - Tổ chức mở rộng các hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn về số lượng và chất lượng. Có quy hoạch chi tiết về bảo vệ môi trường và các tiểu chuẩn về môi trường tại làng nghề, các khu du lịch. 3. Đối với các hộ sản xuất, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp, công ty - Cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai hoạt động có hiệu quả. - Chủ động nắm bắt thường xuyên các chủ trương, định hướng phát triển của nhà nước để xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Tránh tình trạng sản xuất ồ ạt theo phong trào khi giá cao, thu hẹp sản xuất khi sản phẩm không tiêu thụ được gây mất ổn định thị trường, tổn thất về kinh tế. - Chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ trong nước, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất lớn về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Thành lập các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành nghề để trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Tổ chức liên kết, liên danh để có đủ năng lực thực hiện các hợp đồng lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ X. [2]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ khoá XX tại đại hội đại bảng Đảng bộ huyện lần thứ XXI. [3]. Báo cáo kết quả thực hiện dự án ứng dụng khoa học và công nghệ dự án xây dựng mô hình trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu trên địa bàn huyện Đại Từ, Tháng 6 năm 2007. [4]. Báo cáo phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững tại hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2 của Bộ nông nghiệp và PTNT, tháng 5 năm 2006. [5]. Biển Việt Nam, số 12/2004, Tr18-19-Phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường biển. [6]. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững/ Trung tâm giáo dục DS -SK- MT của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. [7]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010. [8]. Chương trình phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch giai đoạn 2006 - 2010- Huyện uỷ Đại Từ. [9]. Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2006-2010. [10]. Chương trình hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012. [11]. Đề án Phát triển ngành nghề và làng nghề nông thôn huyện Đại Từ giai đoạn 2006 - 2010. [12]. Đặng Kim Oanh - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 7/2007 - Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước Châu Á [13]. Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 [14]. Giải pháp huy động vốn đầu tư của huyện Đại Từ, năm 2006. [15]. Kinh tế phát triển / Tập thể bộ môn kinh tế phát triển ĐH KTQD, 1995. [16]. Luật du lịch số 44/2005/QH11 Quốc hội khoá 11 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005. [17]. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH vùng Đồng bằng Sông Hồng của Ban kinh tế trung ương tháng 5 - 2002. [18]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên. [19]. Nguyễn Duy Hà (2007), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKT &QTKD Thái Nguyên. [20]. Nguyễn Thị Hiền (2003), Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Trường ĐHKTQD Hà Nội. [21]. Phạm Từ (2008), Phát triển du lịch - nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá, Tạp chí Cộng sản ngày 27/2/2008. [22]. Phương án số 78/PA-UBND ngày 02/11/2006 về xây dựng mô hình trồng nấm dược liệu và nấm thực phẩm huyện Đại Từ. [23]. Phát triển Du lịch gắn với làng nghề: Có thể từ mô hình OVOP và OTOP, Tin du lịch VIETNAM OPENTOUR - Công ty TNHH Du lịch Mở Việt Nam. [24]. Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến 2020. [25]. Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè / Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2006. [26]. Trung tâm tin học - Ngành du lịch tổng kết công tác năm 2007 triển khai nhiệm vụ năm 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 [27]. Tiềm năng và định hướng phát triển một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Đại Từ. [28]. Tăng Minh Lộc, Phó cục trưởng cục HTX và PTNT - Bộ nông nghiệp và PTNT - Bài phát bảng: Những chủ trương, giải pháp phát triển nông thôn bền vững - công bằng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam đến năm 2020” tại hội nghị toàn thể ISG ngày 07/11/2007. [29]. Tương Lai Việt báo chủ nhật, 03 tháng 6 năm 2007, Bàn tiếp chuyện phát triển bền vững và nông thôn, nông dân. [30]. Thanh Trúc, Để nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển bền vững Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày 7/7/2008. [31]. Thái Nguyên có 30 xóm được công nhận làng nghề. [32]. Vũ Trọng Khải, Chiến lược phát triển nông thôn bền vững, Tạp chí Tia sáng ngày 08/7/2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 01: Kết quả điều tra 50 hộ dân sản xuất nấm mỡ tại xã Văn Yên. TT hộ Điều tra sản xuất nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập trước khi trồng nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập sau khi trồng nấm S ản lư ợ n g (K g ) N ăn g x u ất (K g /tấn N L ) Q u y m ô (T ấn n g u y ên liệu ) T ổ n g ch i p h í (N g h ìn đ ồ n g ) G iá th àn h (N g h ìn đ ồ n g ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g n ấm (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) 1 425 213 2 2.500 5,9 0,57 2 10,7 7,5 2,5 1,7 1,3 13 0,57 2 11,4 8,8 2,5 1,7 1,8 14,8 2 218 145 1,5 1.674 7,7 0,61 2 6,8 7,0 1,0 0,5 8,5 0,61 3 6,5 8,5 2,5 0,5 0,5 12,0 3 500 250 2 2.500 5 0,57 2 10,8 7,3 1,6 2,5 1,3 12,7 0,3 2 11,8 5,8 1,1 2,5 1,3 2,5 13,2 4 175 350 0,5 725 4,1 0,4 1 7 4,8 1,5 2,0 1,5 9,8 0,21 1 9,1 3,3 2,5 2,5 3,5 1,0 12,8 5 375 250 1,5 1.875 5 0,8 3 9,5 7,8 2,1 1,9 1,0 12,8 0,8 3 10,4 10,0 2,7 1,9 1,9 16,5 6 586 293 2 2.600 4,4 0,47 3 5,5 5,3 2,3 0,7 1,2 9,5 0,3 3 8,2 3,8 1,8 2,9 1,2 3,3 13,0 7 500 250 2 2.500 5 0,51 2 9,7 6,3 2,4 1,8 1,0 11,5 0,51 2 11,2 6,3 2,4 1,8 1,0 2,5 14,0 8 155 155 1 1.250 8,1 0,35 3 6,2 7,2 0,8 0,3 8,3 0,35 3 7,9 8,4 1,4 0,3 0,3 10,4 9 310 155 2 2.560 8,3 0,4 2 6,2 5,0 1,8 1,0 7,8 0,4 2 7,3 6,0 2,3 1,0 0,5 9,8 10 330 220 1,5 1.875 5,7 0,37 2 5,6 2,5 2,7 1,4 0,7 7,3 0,27 2 7,5 2,5 1,7 1,4 1,7 1,4 8,7 11 520 260 2 2.580 5 0,55 2 10,6 6,5 1,1 2,6 1,8 12 0,45 2 13,0 7,5 1,1 1,6 1,9 2,6 14,7 12 210 140 1,5 1.725 8,2 0,7 3 6,6 10,0 3,4 0,4 13,8 0,7 3 9,4 10,0 3,6 0,4 0,4 14,4 1 1 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 TT hộ Điều tra sản xuất nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập trước khi trồng nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập sau khi trồng nấm S ản lư ợ n g (K g ) N ăn g x u ất (K g /tấn N L ) Q u y m ô (T ấn n g u y ên liệu ) T ổ n g ch i p h í (N g h ìn đ ồ n g ) G iá th àn h (N g h ìn đ ồ n g ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g n ấm (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) 13 500 250 2 2.200 4,4 0,55 2 11,5 6,2 1,0 2,8 2,0 12 0,51 2 13,7 7,2 1,0 2,8 2,0 1,8 15,8 14 350 175 2 2.500 7,1 1 3 7,2 10,6 2,1 1,0 2,0 15,7 1 3 10,7 11,6 2,4 1,0 2,0 1,0 18,0 15 175 350 0,5 740 4,2 0,5 3 5,5 5,5 2,3 1,0 0,7 9,5 0,5 3 7,8 6,5 3,3 1,0 2,1 1,0 13,9 16 383 255 1,5 1.875 4,9 0,41 1 7,8 3,2 1,6 2,8 1,2 8,8 0,2 1 11,7 3,2 1,6 5,9 1,2 2,0 13,9 17 290 145 2 2.300 7,9 0,42 2 5,4 5,2 2,2 0,6 8 0,42 2 6,3 5,2 2,2 0,7 0,6 8,7 18 275 275 1 1.350 4,9 0,71 2 9 10,3 2,1 1,4 0,7 14,5 0,71 2 10,4 10,3 2,1 1,5 0,7 1,4 16,0 19 85 170 0,5 625 7,4 0,57 2 5,6 8,4 1,8 0,3 10,5 0,57 2 6,8 8,4 1,8 0,6 0,2 11,0 20 250 125 2 2.100 8,4 0,65 3 6 9,6 2,0 0,4 12 0,65 3 7,0 9,6 2,1 0,4 0,4 12,5 21 90 300 0,3 405 4,5 0,4 2 5 5,8 1,7 0,5 0,5 8,5 0,4 2 5,2 6,3 2,3 1,0 0,5 0,5 10,6 22 150 300 0,5 635 4,2 0,4 2 9,5 4,2 1,9 0,9 3,2 10,2 0,2 2 10,0 3,2 1,9 2,7 3,2 0,9 11,9 23 700 350 2 2.900 4,1 0,65 3 11 5,7 1,5 4,0 3,0 14,2 0,5 3 13,8 5,6 1,5 6,7 3,0 4,1 20,9 24 285 190 1,5 1.575 5,5 0,77 3 15 9,4 2,1 3,9 1,0 16,4 0,77 3 16,5 11,4 7,6 1,1 1,0 1,3 22,4 25 45 150 0,3 315 7 0,51 2 5 6,4 2,1 0,3 8,8 0,51 2 5,4 6,4 2,1 0,9 0,1 9,5 26 300 200 1,5 2.175 7,3 0,62 2 8,5 8,8 1,6 0,8 11,2 0,62 3 8,7 9,8 1,6 0,8 0,8 13,0 27 233 155 1,5 2.025 8,7 0,41 1 4,8 5,2 2,1 0,3 7,6 0,41 1 5,4 5,2 2,1 0,3 0,3 7,9 28 100 200 0,5 640 6,4 0,35 1 5,8 2,5 4,7 0,3 7,5 0,27 1 7,0 2,6 3,6 1,4 0,4 8,0 1 1 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 TT hộ Điều tra sản xuất nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập trước khi trồng nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập sau khi trồng nấm S ản lư ợ n g (K g ) N ăn g x u ất (K g /tấn N L ) Q u y m ô (T ấn n g u y ên liệu ) T ổ n g ch i p h í (N g h ìn đ ồ n g ) G iá th àn h (N g h ìn đ ồ n g ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g n ấm (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) 29 220 220 1 1.380 6,3 0,45 2 5,2 7,5 1,1 0,8 9,4 0,45 3 6,5 7,5 1,1 0,8 0,8 10,2 30 230 230 1 1.090 4,7 0,72 3 11,5 9,4 3,3 1,2 0,6 14,5 0,72 3 9,3 11,4 1,6 1,2 0,6 1,2 16,0 31 218 145 1,5 1.675 7,7 0,51 2 6,5 7,6 1,5 0,4 9,5 0,51 2 6,2 7,6 1,5 0,4 0,5 10,0 32 500 250 2 2.500 5 0,64 3 12,6 7,6 1,9 2,5 2,5 14,5 0,64 3 14,0 9,3 1,9 1,5 2,5 2,5 17,7 33 175 350 0.5 718 4,1 0,43 2 5,8 5,0 2,2 1,0 8,2 0,43 2 6,5 5,6 2,7 1,0 1,0 10,3 34 270 180 1,5 1.917 7,1 0,25 1 5,2 4,5 1,2 0,8 6,5 0,21 1 6,8 4,5 1,2 0,8 0,8 7,3 35 90 300 0,3 405 4,5 0,6 2 14,2 9,9 1,9 1,5 2,5 15,8 0,3 2 15,7 9,9 1,9 1,5 3,6 0,5 17,4 36 105 210 0.5 525 5 0,71 2 7 8,0 1,5 0,5 0,5 10,5 0,71 3 8,0 11,0 1,5 0,5 0,9 0,5 14,4 37 460 230 2 2.392 5,2 0,57 3 12,8 7,5 2,0 1,5 3,0 14 0,5 3 15,0 8,6 2,0 1,5 3,0 2,2 17,3 38 233 155 1,5 2.023 8,7 0,65 2 5,8 6,5 1,0 0,5 8 0,65 2 6,8 7,6 4,0 0,5 0,3 12,4 39 100 200 0,5 640 6,4 0,46 2 8,8 7,2 1,2 1,0 2,0 11,4 0,46 2 9,5 7,2 1,2 1,0 2,0 0,4 11,8 40 220 220 1 1.386 6,3 0,55 2 13,2 5,6 1,4 5,6 1,8 14,4 0,2 2 15,6 5,6 1,4 5,6 3,8 0,8 17,2 41 250 125 2 2.100 8,4 0,44 2 8 6,7 1,3 0,4 1,2 9,6 0,44 2 8,0 6,7 1,3 0,4 1,2 0,4 10,0 42 51 170 0,3 352 6,9 0,6 3 6,5 7,7 0,8 0,5 9 0,6 3 6,0 7,7 2,8 0,5 0,2 11,2 43 100 200 0,5 420 4,2 0,51 2 7 7,4 2,2 0,6 0,6 10,8 0,51 2 7,5 7,4 2,2 0,6 0,6 0,6 11,4 44 500 250 2 2.500 5 0,5 3 10,6 7,2 1,0 2,5 1,5 12,2 0,48 3 13,2 10,1 1,0 0,7 1,5 2,5 15,8 1 1 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) TT hộ Điều tra sản xuất nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập trước khi trồng nấm Tổng hợp điều tra sản xuất, thu nhập sau khi trồng nấm S ản lư ợ n g (K g ) N ăn g x u ất (K g /tấn N L ) Q u y m ô (T ấn n g u y ên liệu ) T ổ n g ch i p h í (N g h ìn đ ồ n g ) G iá th àn h (N g h ìn đ ồ n g ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) D iện tích can h tác (h a ) L ao đ ộ n g (N g ư ờ i) V ố n đ ầu tư (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g lú a (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g ch è (T r.đ ) T h u n h ập từ ch ăn n u ô i (T r.đ ) T h u n h ập k h ác (T r.đ ) T h u n h ập từ trồ n g n ấm (T r.đ ) T ổ n g th u n h ập (T r.đ ) 45 160 320 0,5 656 4,1 0,41 2 6 5,4 0,8 0,9 1,4 8,5 0,41 2 6,2 5,4 1,0 0,9 1,4 0,9 9,6 46 375 250 1,5 1.875 5 0,4 1 7,5 4,9 1,2 1,8 0,9 8,8 0,2 1 8,6 4,9 0,3 1,8 0,9 1,9 9,8 47 155 155 1 1.240 8 0,45 2 8,2 7,8 1,2 1,5 10,5 0,45 2 9,4 8,2 1,2 1,5 0,3 11,2 48 310 155 2 2.604 8,4 0,72 2 8,4 9,0 0,7 0,5 10,2 0,72 2 8,4 11,0 1,8 0,5 0,5 13,8 49 330 220 1,5 1.914 5,8 0,52 3 8 8,0 0,7 1,3 0,6 10,6 0,52 3 9,8 8,0 1,7 1,3 0,6 1,4 13,0 50 85 170 0,5 629 7,4 0,35 1 8,3 3,3 2,5 1,0 2,7 9,5 0,14 1 9,0 4,3 2,5 1,0 2,7 0,2 10,7 1 1 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 Phụ lục 02: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giá thành SX nấm Regression Statistics Multiple R 0,897067 R Square 0,804729 Adjusted R Square 0,79642 Standard Error 0,696628 Observations 50 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 2 93,996361 46,99818 96,8455196 2,1379E-17 Residual 47 22,808639 0,48529 Total 49 116,805 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 10,77696 0,4549916 23,68605 8,9617E-28 9,86162991 11,69228 Quy mô 0,030376 0,160043 0,189797 0,85028542 -0,29158934 0,352341 Năng xuất -0,02162 0,0015982 -13,5271 8,0431E-18 -0,02483496 -0,0184 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 Phụ lục 03: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình trƣớc khi trồng nấm Regression Statistics Multiple R 0,930829 R Square 0,866443 Adjusted R Square 0,857733 Standard Error 0,960531 Observations 50 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 275,3307 91,77689 99,47416 3,99E-20 Residual 46 42,44054 0,92262 Total 49 317,7712 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 1,028844 0,608774 1,690026 0,09779 -0,19655 2,254241 Diện t ích canh tác 7,69231 1,241157 6,197691 1,46E-07 5,193993 10,19063 Lao động 0,413984 0,258551 1,601168 0,116186 -0,10645 0,93442 Vốn đầu tư 0,586739 0,056459 10,39232 1,18E-13 0,473093 0,700385 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 Phụ lục 04: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình sau khi trồng nấm Regression Statistics Multiple R 0,948763902 R Square 0,900152941 Adjusted R Square 0,893641177 Standard Error 1,088118583 Observations 50 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 491,011105 163,67037 138,2349 5,05E-23 Residual 46 54,4640943 1,1840021 Total 49 545,4752 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 0,26084484 0,67345367 0,3873241 0,700303 -1,09475 1,616435 Diện t ích canh tác 6,091520756 1,09694968 5,5531451 1,35E-06 3,883478 8,299564 Lao động 0,664396764 0,30210616 2,1992161 0,032928 0,056289 1,272504 Vốn đầu từ 0,886918007 0,05300720 16,732029 3,47E-21 0,78022 0,993616 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9595.pdf
Tài liệu liên quan