Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tình Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm n

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên, ủy ban nhân dân huyện Đăk Mil, ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Đăk Mil, Phòng Nông nghiệp - Địa chính và Phòng thống kê huyện Đăk Mil, Trạm Khuyến nông và Trạm Khí tượng Thủy văn huyện Đăk Mil, một số cơ quan đoàn thể khác, các chủ hộ mô hình và nông dân huyện Đăk Mil. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: GS TS KH. Nguyễn Hữu Tề, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. TS. Trương Hồng, Phó trưởng phòng Khoa học kế hoạch và hợp tác quốc tế Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trưởng Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. ThS. Chế Thị Đa, Phó trưởng Bộ môn giống, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. KS. Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Đăk Lăk. KS. Đỗ Quang Danh, Trưởng Trạm Khuyến nông Đăk Mil Tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc Bộ môn giống, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Tập thể lãnh đạo UBND huyện Đăk Mil, UBND các xã trên địa bàn huyện Đăk Mil, Phòng Nông nghiệp - Địa chính và Phòng thống kê huyện Đăk Mil, các chủ hộ mô hình, các cộng tác viên khuyến nông và các bạn đồng nghiệp. Tập thể lãnh đạo và các thầy cô trong Khoa sau đại học Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội, trường Đại học Tây Nguyên. Các thầy cô trong Bộ môn Cây lương thực, Khoa nông học, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, 2003 Danh mục các chữ viết tắt CC1 Cành cấp 1. C1 Cấp 1. CSB Chỉ số bệnh. CV Hệ số biến thiên. ĐK Đường kính. ĐC (đ/c) Đối chứng. FPR Farmer participatory research. MH Mô hình. KHKT Khoa học kỹ thuật. ORSTOM Organisation Rechèrche Scientifique et Technique Outre – Mer. RCBD Randomized Complete Block Designs. TT & BVTV Trồng trọt và bảo vệ thực vật. TB Trung bình. UBND ủy ban nhân dân. Danh sách các bảng Trang Bảng 3.1. Các đặc trưng khí hậu thời tiết huyện Đăk Mil - tỉnh Đăk Lăk. 38 Bảng 3.2. Diện tích cà phê phân theo các xã trên địa bàn huyện Đăk Mil tại thời điểm điều tra năm 2000. 41 Bảng 3.3. Kết quả của một số chỉ tiêu điều tra ở 5 xã trồng cà phê trọng điểm trên địa bàn huyện. 43 Bảng 3.4. Một số đặc điểm của các vườn cà phê vối xây dựng mô hình ghép cải tạo. 46 Bảng 3.5. Mức đầu tư phân bón trung bình 3 năm ở các vườn xây dựng mô hình 47 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu hóa tính đất của các vườn xây dựng mô hình. 48 Bảng 3.7. Thời vụ cưa và tỷ lệ(%) gốc cà phê mọc chồi sau cưa 30 ngày tại các điểm xây dựng mô hình. 49 Bảng 3.8. Thời vụ ghép và tỷ lệ(%) gốc cà phê đạt tiêu chuẩn ghép sau cưa 60 ngày tại các điểm xây dựng mô hình. 50 Bảng 3.9. Số tinh dòng cà phê vối chọn lọc và cây thực sinh trồng thay thế (đ/c) trong mô hình ở các địa điểm. 51 Bảng 3.10. Tỷ lệ gốc ghép sống sau 30, 60 ngày của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc. 53 Bảng 3.11. Tỷ lệ gốc ghép sống sau 30, 60 ngày của các vườn mô hình. 54 Bảng 3.12. Tỷ lệ gốc ghép sống có lá biểu hiện bất thường sau phép 3 tháng. 56 Bảng 3.13. Kết quả xử lý hiện tượng bị xoăn và bạc lá cà phê ghép bằng Nucafe. 57 Bảng 3.14. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo sau 3 tháng. 58 Bảng 3.15. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau ghép cải tạo 3 tháng. 59 Bảng 3.16. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo sau 6 tháng. 61 Bảng 3.17. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau cải tạo 6 tháng. 62 Bảng 3.18. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo sau 12 tháng. 63 Bảng 3.19. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau cải tạo 12 tháng. 64 Bảng 3.20. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo sau 18 tháng. 66 Bảng 3.21. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau ghép cải tạo 18 tháng. 67 Bảng 3.22. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của những tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo. 72 Bảng 3.23. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của các vườn mô hình 73 Bảng 3.24. So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của cây ghép và cây thực sinh 74 Bảng 3.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo 18 tháng. 77 Bảng 3.26. So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các vườn mô hình. 78 Bảng 3.27. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối ghép trên địa bàn huyện Đăk Mil 79 Bảng 3.28. Tình hình bệnh rỉ sắt ở các tinh dòng cà phê ghép và cây thực sinh. 80 Bảng 3.29. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil. 82 Bảng 3.30. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ghép cải tạo và trồng thay thế bằng cây thực sinh sau 18 tháng. 84 Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo trong giai đoạn kinh doanh (ghép 250 cây/ha). 86 Danh sách các hình Hình 1. Tinh dòng 6/18 sau ghép 27 tháng tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hình 2. Tinh dòng 17/12 sau ghép 27 tháng tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hình 3. Tinh dòng 14/8 sau ghép 27 tháng tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hình 4. Tinh dòng 13/8 sau ghép 27 tháng tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hình 5. Tinh dòng 2/3 sau ghép 18 tháng tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hình 6. Vườn nhân chồi ghép. Hình 7. Chồi ghép đạt tiêu chuẩn. Hình 8. Các bước trong ghép cải tạo. Hình 9. Cây ghép sau 3 tháng. Hình 10. Cây thực sinh 3 tháng tuổi. Hình 11. Cây ghép sau 15 tháng . Hình 12. Cây thực sinh 15 tháng tuổi. Hình 13. Tinh dòng 2/3, 6/18, 17/12, 14/8 sau ghép 18 tháng tại huyện Đăk Mil. Danh sách các Biểu đồ Trang Biểu đồ 1. Lượng mưa, bốc hơi, nhiệt độ trung bình ở huyện Đăk Mil. 39 Biểu đồ 2. Sinh trưởng đường kính gốc của cây ghép và cây thực sinh. 69 Biểu đồ 3. Sinh trưởng chiều cao cây của cây ghép và cây thực sinh. 69 Biểu đồ 4. Sinh trưởng số cặp cành C1 của cây ghép và cây thực sinh. 69 Biểu đồ 5. Sinh trưởng chiều dài cành C1 của cây ghép và cây thực sinh. 71 Biểu đồ 6. Sinh trưởng số đốt/cành C1 của cây ghép và cây thực sinh 71 Biểu đồ 7. Dài lóng đốt của cây thực sinh và cây ghép. 71 Biểu đồ 8. Tốc độ tăng trưởng của cây ghép và cây thực sinh. 76 Mục lục Trang Lời cam đoan i Lời cám ơn ii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vii Danh mục các biểu đồ viii Mục lục ix Mở Đầu 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích 3 3. Yêu cầu 4 4. Giới hạn đề tài 4 Chương 1. Tổng quan tài liệu 5 1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối 5 1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối 9 1.3. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam 12 1.4. Các nguồn gen phục vụ chọn tạo và các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê 15 1.5. Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam 20 1.6. Ghép cà phê - một giải pháp tiến bộ ứng dụng thành tựu của chọn tạo giống trên thế giới và Việt Nam 26 Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 30 2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 30 2.2. Nội dung nghiên cứu 31 2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 31 2.4. Phương pháp phân tích đất 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35 35 Chương 3. Kết quả và thảo luận 36 3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Mil 36 3.1.1. Vị trí địa lý 36 3.1.2. Địa hình, đất đai 36 3.1.3. Khí hậu thời tiết 37 3.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đăk Mil 41 3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê toàn huyện 41 3.2.2. Kết quả điều tra các xã trồng cà phê trọng điểm thuộc huyện Đăk Mil 42 3.3. Kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo 45 3.3.1. Đặc điểm của các vườn cà phê vối xây dựng mô hình 46 3.3.2. Thời vụ cưa và ghép ở các vườn xây dựng mô hình 48 3.3.3. Các tinh dòng cà phê vối và cây thực sinh trồng thay thế trong mô hình nghiên cứu 51 3.3.4. Tỷ lệ gốc ghép sống sau 30, 60 ngày 52 3.3.5. Tỷ lệ gốc ghép sống có lá biểu hiện bất thường và biện pháp khắc phục 56 3.3.6. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo qua các giai đoạn 58 3.3.7. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng 72 3.3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo sau 18 tháng 76 3.3.9. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép trên địa bàn huyện Đăk Mil 78 3.3.10. Bệnh gỉ sắt 80 3.3.11. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil 81 3.3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo 84 3.3.13. Hiệu quả nhân rộng của mô hình 87 Kết luận và đề nghị 88 Tài liệu tham khảo 90 mở đầu 1. Đặt vấn đề Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới, cũng như tại Việt Nam [19][7]. Việc trồng trọt, chế biến, tiêu thụ cà phê đã đem lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và là ngành kinh doanh lớn trên thế giới, chỉ đứng sau dầu lửa [53]. Sản xuất cà phê đã có ý nghĩa thiết yếu trong phát triển nông thôn, tác động trực tiếp lên đời sống của hàng triệu nông hộ nhỏ ở các nước đang phát triển [19]. ở Việt Nam, cây cà phê đã được trồng trên 100 năm nay [28]. Chỉ trong vòng trên 20 năm nay, từ chỗ chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối [36]. Theo số liệu thống kê, vào cuối năm 2000, cả nước có trên 598.000 ha, với sản lượng xuất khẩu trên 686.000 tấn, đạt giá trị trên 500 triệu USD [27], đứng thứ 2 sau lúa gạo về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp [7]. Ngành cà phê Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi, trong đó có các đồng bào dân tộc thiểu số và tham gia thực sự có hiệu quả vào các chương trình kinh tế, xã hội (định canh, định cư; xóa đói giảm nghèo) [4]. Đăk Lăk là tỉnh trồng cà phê trọng điểm và lớn nhất cả nước. Theo thống kê của Sở Địa chính, Sở Thương mại và Du lịch Đăk Lăk năm 2000, diện tích cà phê ở Đăk Lăk có trên 264.000 ha, sản lượng gần 350.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị trên 267 triệu USD [27]. Đăk Mil là huyện nằm về phía nam của tỉnh Đăk Lăk, theo số liệu thống kê của huyện năm 2000 thì toàn huyện có diện tích gần 30.000 ha, đứng thứ 3 so với 17 huyện và thành phố trong tỉnh [26], do vậy cũng đóng góp đáng kể về diện tích, cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh. Tuy nhiên giá cà phê trong một vài năm gần đây liên tục bị giảm sút, giá bình quân của niên vụ 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là 1.530, 1.370, 823, 350 USD/tấn [27][3] và hiện nay có sự biến động lớn từ 500 -750 USD/tấn, nên diện tích phần nào có chiều hướng giảm xuống. Yếu tố tác động gây nên tình trạng nêu trên một mặt do tăng trưởng nhanh về sản lượng (Brazil từ 5,3 triệu bao năm 1990 lên 9,5 triệu bao năm 2001; Việt Nam từ 1,068 triệu bao năm 1990 lên 13,95 triệu bao năm 2001) [35] gây ảnh hưởng tới cán cân cung cầu, mặt cơ bản khác là do chất lượng sản phẩm của nước ta kém, giá thành sản phẩm cao nên sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp. Giá bán cà phê của ta thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác từ 100 - 200 USD/tấn [3] nên đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng chất lượng sản phẩm chưa cao, ngoài vấn đề về thiếu công nghệ chế biến; tập quán thu hái còn nhiều quả xanh gây tỷ lệ hạt đen khá cao (từ 2 - 8%) - trong khi cà phê xuất khẩu loại 1 chỉ chiếm 10% [1], còn do vấn đề trồng trọt; chăm sóc gây nên - trong đó đáng chú ý nhất là vấn đề về giống. Thật vậy, diện tích cà phê ở Đăk Lăk nói chung, Đăk Mil nói riêng, trong những năm 1983 - 1997 do giá cà phê ưu đãi, đem lại lợi nhuận cao nên đã phát triển với tốc độ quá nhanh và buộc phải dựa vào chọn lọc hàng loạt trên những vườn còn lại sau ngày giải phóng và mới trồng giai đoạn 1980-1990 [13]. Phần lớn diện tích cà phê của nước ta (khoảng 95%) là cà phê vối [19]. Cà phê vối có tính tự không hợp (self-incompatibility) [65][79] nên phương pháp chọn lọc hàng loạt đã và đang áp dụng hiện nay còn bọc lộ nhiều nhược điểm như: - Luôn có từ 10 - 15% số cây trên vườn cho quả quá nhỏ [19] đã ảnh xấu đến chất lượng sản phẩm: thể hiện ở cỡ hạt khá nhỏ, trọng lượng 100 nhân thấp (13-14g), tỷ lệ hạt đạt tiêu chuẩn loại 1 (trên sàng 6,3mm) chỉ đạt 30-40% và chất lượng sản phẩm không đồng đều [6]. - Vườn cây mang tính đa dạng cao, tỷ lệ cây cho năng suất thấp (chỉ đạt dưới 20% năng suất trung bình của toàn vườn) luôn chiếm từ 10 - 12%, bệnh rỉ sắt xuất hiện ngày càng nhiều, tỷ lệ cây bị nhiễm chiếm từ 35 - 75%, nhiều cây bị bệnh nặng gây rụng lá và cho năng suất cách năm làm hạn chế năng suất của vườn cây, tăng giá thành sản phẩm [9][10][12][14]. Như vậy có thể nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cà phê nhân cho các vườn trồng bằng hạt chọn lọc hàng loạt đang tồn tại phổ biến trong sản xuất cà phê vối ở Việt Nam, nếu ta biết đầu tư vào công tác cải tiến giống, áp dụng các biện pháp thích hợp nâng cao độ đồng đều về giống, trong đó có biện pháp ghép thay tán cây giống xấu bằng những dòng vô tính chọn lọc. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để góp phần nhân rộng tiến bộ kỹ thuật ghép cải tạo cây giống xấu trên vườn cà phê vối kinh doanh, đồng thời cải thiện chất lượng hạt, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, của ngành sản xuất cà phê ở Đăk Lăk nói chung và Đăk Mil nói riêng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì việc thực hiện đề tài: " Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk" là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Mục đích - Cải tạo vườn cà phê vối hiện đang cho năng suất thấp, chất lượng kém - Làm mô hình mẫu để chuyển giao công nghệ ghép đến đông đảo bà con nông dân, phục vụ công tác khuyến nông ở địa phương. - Đánh giá tính thích ứng của một số tinh dòng cà phê vối chọn lọc cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, kháng bệnh rỉ sắt trên địa bàn huyện Đăk Mil, để làm đa dạng thêm số lượng tinh dòng hiện có phục vụ ghép tại địa phương. Yêu cầu - Ghi nhận, theo dõi được tình hình sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất cây ghép và phẩm cấp hạt cà phê nhân sống của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sử dụng trong xây dựng mô hình. - Đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của mô hình so với tập quán canh tác cà phê hiện nay của địa phương. Giới hạn đề tài Đề tài áp dụng các kết quả nghiên cứu về cây cà phê đã được công nhận là các tiến bộ kỹ thuật cho phép áp dụng trong sản xuất của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Viện nghiên cứu cà phê Eakmat trước đây) trong điều kiện ở huyện Đăk Mil. Trong đó quan tâm đến giải pháp: ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh cho năng suất thấp bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc. Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại Chi coffea thuộc họ Rubiacea, bộ Rubiales và có khoảng 100 loài khác nhau. Phần lớn các loài cà phê thường trồng và có giá trị kinh tế là thuộc nhóm Eucofea K. Schum, ngoài ra còn 3 nhóm khác: Paracoffea Miq, Mascareocffea Chev và Agrocoffea Pierre (Auguste Chevalier) [76]. Nhóm Eucofea được chia thành 5 nhóm phụ: Erythocoffea, Pachycofea, Nacocoffea, Melanoaoffea và Mozambicoffea. Trong đó chỉ có 2 nhóm phụ đầu là có hai loài cà phê quan trọng nhất Coffea arabica Line (cà phê chè) và Coffea canephora Pierre (cà phê vối) đang được trồng phổ biến hiện nay. Cà phê vối (Coffea canephora) có nguồn gốc trong các vùng rừng thấp ở châu Phi nhiệt đới, được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 và được đặt tên bởi nhà thực vật học người Pháp, Piere, 1897 [76]. Dựa theo các đặc điểm hình thái học và nông học, trong trồng trọt Berthaud [41] đã chia loài Coffea canephora làm 2 giống: Coffea canephora var. kouillou: thân mọc dạng bụi, cành cơ bản phân nhiều cành thứ cấp và có xu hướng rũ xuống, lá dài và nhỏ, sớm ra hoa, quả, hạt nhỏ, chịu hạn khá được tìm thấy ở bờ Biển Ngà và Congo (Petit Indiene). Giống này ít có giá trị kinh tế vì năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh. Coffea canephora var. robusta: thân to, mọc thẳng, cành cơ bản khỏe, ít phân cành thứ cấp, tán thưa, lá và quả to, chín muộn. Giống này được tìm thấy ở Zaire và Bờ Biển Ngà (Robusta Ebobo). Coffea canephora var. robusta được ưa chuộng nhờ sinh trưởng khỏe, năng suất cao và chống chịu bệnh. ở Việt Nam [3] có trên 95% diện tích cà phê được trồng bằng giống cà phê này và được gọi là giống cà phê vối, riêng tại Đăk Lăk tỷ lệ này chiếm trên 99%. Tuy nhiên, không dễ gì xếp cây cà phê trong tập đoàn hay trong vườn kinh doanh vào một trong hai giống trên vì luôn tồn tại các dạng trung gian ở nhiều mức độ. 1.1.2. Đặc tính di truyền và các phương pháp nhân giống cà phê vối Số nhiễm sắc thể của họ Rubiacea là x=11. Loài C. canephora là nhị bội (2n=22) và hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn do tính tự không hợp [42][59][23]. Devreux và ctv [79] cho rằng tính tự không hợp của cà phê vối là theo kiểu giao tử (gametophyte), còn Berthaud [65] đã chứng minh tính tự không hợp được kiểm soát bởi chuỗi alen tại locus S. Tính tự không hợp nghiêm ngặt của cà phê vối có ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc di truyền của các đời con và là nhân tố quyết định việc chọn lựa sơ đồ, chiến lược chọn tạo giống. Tới nay nỗ lực nhằm vượt qua trở ngại của tính tự không hợp ở cà phê vối hầu như chưa thành công. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đối với cà phê vối người ta có thể sử dụng 2 phương pháp nhân giống: phương pháp hữu tính và phương pháp vô tính. * Phương pháp hữu tính: là phương pháp nhân giống bằng hạt, hiện đang được sử dụng phổ biến. Phương pháp này ngoài mục đích dùng để nhân nhanh diện tích cà phê sản xuất đại trà, nó còn giúp tạo ra các cây đầu dòng tốt qua con đường lai tạo, cung cấp hạt giống chọn lọc. Các nhà chọn giống cà phê vối ban đầu chú trọng chọn lọc theo con đường hữu tính dựa trên việc chọn bố mẹ: Chọn bố mẹ theo kiểu hình trong điều kiện để thụ phấn tự do và đánh giá đời con. Cách này chỉ có hiệu quả đối với tính trạng đơn gen có tính di truyền cao. Trung bình và phương sai của đời con do thụ phấn tự do không ổn định khiến cho chọn lọc theo kiểu hình kém hiệu quả. Chọn bố mẹ dựa trên biểu hiện kiểu gen thông qua ước lượng khả năng phối hợp từ các đời con do thụ phấn có kiểm soát dưới hình đầu giao hay lai dialen. Chiến lược lai tạo cà phê vối Robusta có thể khai thác tiềm năng làm gia tăng năng suất do sự lai tạo các quần thể phân biệt rõ ràng của Cônglense và Guinean. Con lai thường khỏe mạnh và cho năng suất cao (Berthaud, 1986; Leroy, 1993). Tuy nhiên bản chất dị hợp của bố mẹ gây biến thiên năng suất cá thể trong đời con cao, nên các nhà chọn giống ít đánh giá cao giống tổng hợp và giống lai. Tiềm năng năng suất trung bình của đời con luôn thấp hơn dòng vô tính được chọn từ chính đời con đó. ở Côte d' Ivoire, năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ bằng khoảng 60% các dòng vô tính chọn lọc hiện có (Capot, 1977) và các con lai tốt nhất cũng mới có thể đạt được 75% năng suất (Bouhamont và ctv, 1980). Tại Madagscar và Cameroon các giống lai tốt nhất mới có thể đạt 75 - 100% năng suất dòng vô tính làm đối chứng. Nhìn chung chọn lọc hữu tính thực sự chưa có kết quả rõ rệt, năng suất của các cây đầu dòng luôn luôn cao hơn cây trồng bằng hạt. Chỉ những con lai gần đây từ nhị hóa cây đơn bội mới có thể thực sự là gọi là con lai F1 (Montagnon,1998). Tại Côte d, Ivoire cây lai đầu tiên giữa các dòng đơn bội kép được trồng từ năm 1985, sinh trưởng khá đồng đều , gần như cây vô tính. Một số tổ hợp lai từ các thể đơn bội kép ở Côte d' Ivoire đã thể hiện ưu thế lai và cho năng suất ngang với dòng vô tính (Trịnh Đức Minh, 1999). Trong thực tế, ở Châu á và một số nước ở Châu Phi phát triển cà phê vối chủ yếu vẫn là giống tổng hợp, giống lai, hạt giống chọn lọc hàng loạt. Vì nhân giống bằng hạt dễ thực hiện, giá thành thấp, vườn cây lại mang tính đa dạng, đảm bảo tính bền vững (Loschetal,1992; Trịnh Đức Minh, 1999), tuy nhiên vườn cây luôn xuất hiện một tỷ lệ cây xấu 10 - 15% [16]. Việc ghép cải tạo bằng cách dùng các dòng chọn lọc là một biện pháp tối ưu để khắc phục nhược điểm này (Trịnh Đức Minh, 1998). * Phương pháp vô tính: cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên việc chọn lọc hàng loạt ít mang lại hiệu quả để cải thiện giống, nhất là các tinh trạng do nhiều kiểu gen kiểm soát như năng suất, cỡ hạt, tính kháng bệnh gỉ sắt. Việc cải thiện bằng con đường vô tính là con đường duy nhất cho kết quả nhanh, đảm bảo được các đặc tính chọn lọc (Dublin, 1967) [80]. Nhân vô tính đối với cà phê người ta thường dùng các biện pháp sau: - Ghép: với cà phê vối đã thử nghiệm nhiều kiểu ghép và kết quả rất biến thiên [77]. Mặc dù các cá thể được tinh dòng hóa thì đồng nhất về di truyền, nhưng sinh trưởng của cây ghép cũng chịu ảnh hưởng phần nào của gốc ghép do sức sống của gốc ghép hoặc do phản ứng không hợp trong tổ hợp ghép, sự không hợp nhau giữa các loài cũng có thể xảy ra [87]. Tại Indonesia và Madagascar ghép được sử dụng để phục hồi các vườn cà phê già cỗi. Gốc ghép có tính kháng rất được ưa chuộng ở những nơi trồng cà phê có dịch bệnh hại rễ như ở Guatemala và gần đây ở cả Costa Rica, Colombia, Brazil [45][55][88]. Trong nghiên cứu giống, ghép dùng để rút ngắn chu kỳ chọn lọc và lưu giữ cây trong tập đoàn [67][75]. - Giâm cành: cây cà phê vối tương đối dễ giâm cành, tỷ lệ thành công cao với nguyên liệu thu trên chồi vượt từ vườn nhân chồi. Phần lớn các quốc gia trồng cà phê vối đều có nghiên cứu ứng dụng và đưa ra quy trình phù hợp với điều kiện địa phương nhất là tại Châu Phi [80][88]. Trong thập kỷ 60 và 70, Bờ Biển Ngà và Mandagascar đã công nghiệp hóa giâm cành tại các trung tâm có khả năng sản xuất 1 triệu cây/năm, tỷ lệ thành công khoảng 60% [55]. Quy trình giâm cành áp dụng tại Viện nghiên cứu cà phê (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) cũng đạt kết quả tương tự [11]. Tuy nhiên cây cành giâm khá nhạy cảm với môi trường bất thuận, nhất là đối với thiếu nước trong vài năm [45]. Vật liệu cành giâm này chỉ nên áp dụng ở những vùng trồng thuận lợi về nước tưới và có khả năng thâm canh cao. - Invitro: cây cà phê, đặc biệt là cà phê vối, sinh sản tốt trong điều kiện invitro. Ngay từ 1970 đã có công trình nghiên cứu đầu tiên của Starisky [58] tại Hà Lan về sự hình thành thể phôi từ mô sẹo. Nuôi cấy cành nhỏ hoặc ngọn chồi thì dễ làm nhưng tốc độ nhân chậm [56]. Cấy mô lá, lóng, đốt và cấy sẹo trong môi trường lỏng hoặc đặc, tạo ra phôi vô tính với tốc độ nhân nhanh, cho phép sản xuất theo lối công nghiệp. Gần đây hướng nghiên cứu tạo cây từ gây soma tần số cao được nhiều tác giả chú ý và bước đầu có kết quả [50][52]. Ngược lại, nuôi cấy tế bào đơn và tế bào trần chưa tỏ ra hữu ích đối với cây cà phê [57]. Biến dị soma trong nuôi cấy invitro khi trồng ngoài đồng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa khuyến cáo trồng rộng rãi. Tại Việt Nam các công trình tiên phong của Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Thị Quỳnh đã cho những chỉ dẫn tốt và có tính khả thi cao. Các phương pháp nhân vô tính invitro cho cà phê chè lẫn cà phê vối đang được áp dụng tại Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam nhằm hỗ trợ việc nhân nhanh một số kiểu gen có giá trị. Đối với cà phê vối cũng như các loài cà phê khác, tạo cây đơn bội để phục vụ trong lai tạo nhờ kỹ thuật nuôi cấy invitro bao phấn, tiểu bào tử hoặc noãn chưa thực sự thành công vì chưa thể tái sinh cây hoàn chỉnh có sức sống, nhưng đây là hướng có triển vọng đang được tiếp tục nghiên cứu [51][83]. 1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối 1.2.1. Đặc điểm thực vật học + Thân và bộ rễ của cây cà phê vối: cà phê vối là loài cây nhỡ, trong điều kiện tự nhiên thân cao từ 8 - 12 m. Trong thực tế sản xuất người ta hãm ngọn, thường để cao tối đa 2,0 - 2,2 m. Cây có 3 loại rễ: rễ cọc, rễ trụ và rễ con. Rễ cọc có độ dài từ 0,3 - 0,5 m, mọc từ thân chính, dùng làm trục giữ thân. Hệ rễ trụ là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ trụ có thể ăn sâu xuống đất 1,2 - 1,5 m. Rễ trụ càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn của cà phê càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ trụ và phát triển ra xung quanh thành hệ thống rễ con. Hệ thống rễ con này hầu hết tập trung ở lớp đất mặt (0 - 30 cm), có nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng. Sự phát triển của bộ rễ cà phê chủ yếu phụ thuộc vào độ dày tầng đất, độ xốp đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân tưới nước và chế độ canh tác [30]. + Cành và lá cà phê: các cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), các cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20 - 40 ngày. Cây cà phê chè một năm tuổi có khoảng 6 - 10 cặp cành, cà phê vối có khoảng 10 - 12 cặp cành cơ bản. Cà phê 2 năm tuổi có nhiều tầng cành. Trong thực tiễn sản xuất cây cà phê vối cần được bấm ngọn ở độ cao khoảng 1,2 - 1,4 m để tập trung dinh dưỡng nuôi những cành cơ bản ở dưới. Sau thu hoạch 2 - 3 năm cần nâng chiều cao của cây bằng cách nuôi chồi vượt trên đỉnh tán nhằm tạo tiếp 6 - 8 cành cơ bản mới. Lúc này chiều cao của cây cần khống chế 1,8 - 2,2 m. Chiều cao cây, cũng như số cành cơ bản, cành thứ cấp và sự phát triển của chúng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình trạng thổ nhưỡng, chế độ chăm sóc, tỉa cành. Cà phê vối có phiến lá to, hình bầu hoặc hình mũi mác, có màu xanh sáng hoặc đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, chiều rộng từ 10 - 15 cm, dài từ 20 - 30 cm. Tuổi thọ của lá cà phê vối từ 7 - 10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn, dễ gây ảnh hưởng tới năng suất. Cành và lá có tương quan chặt với năng suất cà phê. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chính lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả. Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Các thí nghiệm cắt bớt lá trong giai đoạn cây mang quả non thì năng suất có thể giảm 30%. Trong quá trình quả hình thành và phát triển, tùy theo số lượng quả mà lượng tinh bột trong lá giảm rõ rệt. Tuy nhiên đến khi quả gần chín lượng tinh bột lại tăng lên. Đây chính là một yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao [30]. + Hoa và quả cà phê: cây cà phê trồng bằng hạt sẽ bắt đầu ra hoa vào năm thứ 3 sau trồng, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì năm thứ hai đã cho thu hoạch, song chỉ nên khai thác từ năm thứ 3 trở đi khi cây đã thực sự trưởng thành. Hoa cà phê vối mọc trên nách lá ở các cành ngang thành từng cụm từ 1 - 5 cụm, mỗi cụm từ 1 - 5 hoa. Tràng hoa màu trắng lúc nở có mùi thơm như hoa nhài. Hoa cà phê vối nói chung chỉ phát triển trên những cành tơ được hình thành từ những năm trước và rất hiếm khi ra hoa lại trên các đốt đã mang quả trước đây, vì vậy việc tạo hình, tỉa cành, chế độ dinh dưỡng đối với cây cà phê là những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tạo cho cây luôn có một cành tơ dự trữ để cho quả ở năm sau. Đối với cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên cần phải có một thời gian khô hạn, ít nhất là 2 - 3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa và vào giai đoạn hoa nở yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, sương mù không nhiều để quá trình thụ phấn được thuận lợi . Cây cà phê vối là cây tự bất hợp, tức là không có khả năng tự thụ phấn, do vậy trong điều kiện cây mọc hoang dại, cũng như các vườn được trồng bằng hạt có rất nhiều dạng hình khác nhau và cũng chính vì thế nên việc phân loại thực vật đối với cây cà phê vối hết sức khó khăn. Số lượng và chất lượng hoa nở trên cây cà phê, ngoài yếu tố di truyền quy định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nhau như thời gian và mức độ khô hạn trong thời gian phân hóa mầm hoa, lượng mưa hoặc nước tưới kích thích hoa nở, sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian hoa nở, tình trạng dinh dưỡng trong cây, kỹ thuật tạo hình, tỉa cành ... Sau khi hoa đã được thụ phấn, quả phát triển khá nhanh. Thời gian nuôi quả tùy theo loài cà phê, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết. Quả cà phê vối có thời gian sinh trưởng 9 - 11 tháng. Cà phê là cây trồng có tỷ lệ rụng quả khá cao, thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của quả cà phê, hiện tượng rụng quả non thường do quá trình thụ phấn kém, sâu bệnh hoặc thời tiết khắc nghiệt, còn thời kỳ giữa và cuối hiện tượng rụng quả thường do sự thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng gây ra. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá giảm mạnh. Cà phê càng nhiều quả, dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này thường kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng. Như vậy cần phải bón phân kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn quả hình thành và phát triển nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả, tăng năng suất và chất lượng cà phê [30][32]. 1.2.2. Yêu cầu sinh thái Cây cà phê vối cần khoảng nhiệt độ thích hợp là 24 - 300C, thích hợp nhất 24 - 260C, ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ẩm độ không khí trên 80%, lượng mưa yêu cầu hàng năm 1500 - 2000 mm và phân bố đều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối ưa ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở những có độ cao dưới 800m so với mặt biển. Đất trồng cà phê đòi hỏi phải có tầng canh tác dày trên 0,7 m, tơi xốp, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến hơi nặng. Về hóa tính cây cà phê có thể trồng trên đất độ pHKCl từ 4,5 - 6,5, song thích hợp nhất là từ 4,5 - 5,0, hàm lượng mùn trên 3%. Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng phát triển thuận lợi. Tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao [30][33]. 1.3. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam Cà phê vối là loài được trồng phổ biến nhất chiếm gần 30% tổng diện tích cà phê của thế giới và gần 25 % tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm [32]. Các nước trồng nhiều cà phê vối._. gồm có Cameroon, Coté d' Ivoire, Uganda, Madagascar, ấn Độ, Indonesia, Philippin, Brazil, Việt nam,..., chiếm 90% diện tích cà phê vối trên thế giới [32]. Trong 10 năm từ 1990 đến 2000 tình hình sản xuất cà phê trên thế giới đã có sự thay đổi lớn không những về tăng diện tích, sản lượng, mà đặc biệt là có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa hai nhóm cà phê chè và cà phê vối theo chiều hướng bất lợi cho cà phê vối [35]. Năm 1990 tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất khoảng 95 triệu bao (60kg/bao), trong đó cà phê chè là 67,3 triệu bao chiếm 70,1% và cà phê vối là 27,8 triệu bao chiếm 29,9%. Đến tháng 9 năm 2001 tổng sản lượng cà phê của thế giới đã tăng lên tới 114,32 triệu bao, trong đó cà phê chè là 69,1 triệu bao chiếm 60,4% và cà phê vối là 45,23 triệu bao chiếm 39,6%. Như vậy tổng sản lượng tăng lên trong vòng 10 năm qua chủ yếu là cà phê vối, trong đó đặc biệt là Brazil (từ 5,3 triệu bao năm 1990 lên 9,5 triệu bao năm 2001), sau đến Việt Nam (từ 1,068 triệu bao năm 1990 lên 13,95 triệu bao năm 2001 [35]. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng rất cao về diện tích cà phê vối, cũng như sản lượng cà phê trong vòng trên 15 năm trở lại đây. Mặc dù cây cà phê đã được trồng cách đây trên 100 năm, nhưng do nhiều lý do khác nhau mãi đến năm 1975 diện tích cà phê của Việt Nam vẫn không đáng kể, chỉ có khoảng 13.400 ha [28]. Sau 1975 với chủ trương của nhà nước diện tích cà phê có tăng nhanh, nhưng do nóng vội và không quan tâm đầy đủ đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết nên phần lớn sau đó bị hủy bỏ, riêng tỉnh Đăk Lăk đã phải thanh lý trên 5.000 ha. Sau 1986 diện tích và sản lượng cà phê lại tăng lên không ngừng nhờ chính sách khuyến khích của nhà nước. Sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam qua các thời kỳ [22] được thể hiện như sau: + Năm 1975 có 13.400, sản lượng 6.100 tấn. + Năm 1980 có 22.500 ha, sản lượng 8.388 tấn. + Năm 1985 có 44.858 ha, sản lượng 12.340 tấn. + Năm 1990 có 119.314 ha, sản lượng 64.101 tấn. + Năm 1995 có 175.000 ha, sản lượng 240.000 tấn. Trong niên vụ 98 -99 cả nước có trên 380.000 ha, sản lượng xấp xỉ 400.000 tấn [34]. Niên vụ 1999 - 2000, với sản lượng xuất khẩu 686.000 tấn, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng được xếp vào nước có năng suất cao nhất thế giới [29], năng suất bình quân đạt trên 1,5 tấn/ha. Tại các nước trồng cà phê vối mức năng suất trung bình 200 - 600 kg/ha trong hệ thống canh tác truyền thống và trên 1 tấn/ha với giống chọn lọc và kỹ thuật canh tác mới. Năng suất trung bình đạt đỉnh cao 2-3 tấn/ha ở các trạm thực nghiệm trồng dòng vô tính chọn lọc với mật độ 1200 - 2000 cây/ha [55][69][71][80][88]. ở Việt Nam cây cà phê vối phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên với diện tích đến năm 2000 là trên 411.039 ha, trong đó hầu hết là cà phê vối. Trong 4 tỉnh Tây Nguyên thì (Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk) thì Đăk Lăk là tỉnh có diện tích lớn nhất trên 264.000 ha, chiếm trên 64% và chủ yếu là cà phê vối (99%) [8][3]. Sự tăng trưởng nhanh của ngành cà phê Việt Nam một mặt đã làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu của cà phê thế giới, mặt khác không đảm bảo được chất lượng cà phê do thiếu công nghệ chế biến và kỹ thuật trồng trọt, đây là nguyên nhân làm cho giá cà phê hiện nay, nhất là 2001 - 2002 tụt xuống mức thấp nhất so với hàng chục năm qua. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải bằng mọi cách làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thế giới. Hiện nay tuy có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được nghiên cứu và áp dụng trong nghề trồng cà phê như biện pháp giữ ẩm và cung cấp nước, tao hình, mật độ trồng và khoảng cách trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhưng cần quan tâm nhất vẫn là vấn đề về chọn tạo và nhân giống, đặc biệt là áp dụng công nghệ ghép cải tạo các vườn cà phê cho năng suất thấp bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hạt cà phê thương phẩm. 1.4. Các nguồn gen phục vụ chọn tạo và các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê 1.4.1. Các nguồn gen phục vụ chọn tạo - Vật liệu hoang dại và bán hoang dại: ORSTOM rất coi trọng cây cà phê vối trong quá trình điều tra thu thập từ 1975. Tại Cộng Hòa Trung Phi, Berthaud và Guillaumet [68] đã thu thập ba quần thể trong vùng rừng gần sông Oubangui gồm 1.500 kiểu gen. Cà phê Nana ở Ndongui là một trong ba quần thể này đã thu hút được sự chú ý vì sớm cho quả và năng suất khá cao, cây có kích thước nhỏ, phân nhiều cành, cho phép trồng dày. Tại Bờ Biển Ngà, Berthaud và ctv [67] đã tiến hành thu thập trong các khu rừng phía Tây và trong vùng Savan trên 9 quần thể hoang dại, khoảng 200 kiểu gen. Chúng mang các đặc điểm chung như: + Có xu hướng mọc đơn thân, cành rũ, hình thành nên tán dù. + Ra hoa, đậu quả sớm trong năm (tháng 10 - 11). + Quả nhỏ, khi chín chuyển sang màu đỏ tím. + Nói chung nhiễm gỉ sắt nặng, nhưng cũng có cây không bệnh. Gần đây Anthony [64] chỉ tìm được vài chục dạng cà phê vối hoang dại tại Cameroon và Zaire. Berthaud [66] và Charrier [75] đề nghị các điều tra trong tương lai nên gắn với các vùng đa dạng cao như Tây Phi, Trung Phi và vùng cao Châu Phi. - Vật liệu từ các quần thể trong trồng trọt: vật liệu trồng ban đầu trong nghề trồng cà phê vối là sử dụng trực tiếp cà phê có nguồn gốc hoang dại, số thế hệ trong trồng trọt chưa nhiều, hơn nữa cây cà phê vối có tính tự không hợp, trồng phổ biến vẫn bằng hạt nên trong trồng trọt còn duy trì tính đa dạng khá cao, chính vì vậy các quần thể trồng từ hạt trong trồng trọt là nguồn quan trọng để thu thập vật liệu ban đầu cho lai tạo và chọn lọc. Tại Bờ Biển Ngà người ta đã thu thập được 700 kiểu gen chọn lọc trong trồng trọt, ngoài 800 kiểu gen có nguồn gốc hoang dại. Tập đoàn này thường xuyên được làm phong phú thêm các kiểu gen Guinean hoang dại và Congolese từ các quần thể trong trồng trọt [86]. Để phục vụ chọn tạo giống, tập đoàn nguồn gen trồng tại các cơ quan nghiên cứu thường gồm các thành phần sau: + Đời con của cà phê hoang dại + Cây cà phê chọn lọc từ vườn sản xuất kinh doanh (nguồn quan trọng) + Con lai giữa các bố mẹ chọn lọc + Các dòng vô tính chọn lọc địa phương hoặc nhập nội. 1.4.2. Các tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc Đối với cà phê vối các mục tiêu chọn lọc chủ yếu là năng suất cao và cải thiện cỡ hạt. Các mục tiêu kết hợp thêm là tính thích nghi với môi trường, chống chịu sâu bệnh. Do quá coi trọng năng suất, sản lượng và do mục đích sử dụng chủ yếu để chế tạo cà phê hòa tan hoặc đấu trộn với cà phê chè nên chất lượng nước uống của cà phê Robusta ít được chú ý. Tuy vậy mức ngưỡng của các tiêu chuẩn chọn lọc luôn được nâng dần theo thời gian nhất là kích cỡ hạt. Trong chọn tạo giống cần phải lai tạo và sự di truyền của những tính trạng cần được cải thiện luôn là chiến lược hợp lý. Hiện nay so với cà phê chè, cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều [20]. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: việc tạo ra giống cà phê có năng suất cao là tiêu chuẩn hàng đầu. Năng suất của cà phê phụ thuộc vào năng suất trung bình của cây và số cây trên ha. Các phương pháp canh tác cà phê rất khác nhau và phức tạp. Việc chọn tạo giống cà phê vối thường tiến hành trong hệ thống canh tác tiêu chuẩn hóa, hiện nay các trạm nghiên cứu ở Châu Phi áp dụng hệ canh tác tiêu chuẩn [20] như sau: + Mật độ trồng 1300-2000 cây/ha + Tạo hình đa thân, cứ 4-6 năm cưa đốn một lần + Trồng không che bóng và có bón phân khoáng. Tại Việt Nam giống cà phê vối được đánh giá trong hệ thống canh tác có vài đặc điểm chính như: + Mật độ trồng 1100-1330 cây/ha + Tạo hình đơn thân, hãm ngọn cao 1,3-1,4 m + Không che bóng, có tưới nước và bón phân khoáng. Tuy nhiên theo thời gian các kỹ thuật nông học tiến bộ dần, các nhà chọn tạo giống khi tạo giống mới cũng cần phải được thử nghiệm trong các hệ thống canh tác tiến bộ [90]. Năng suất từng cây cà phê phụ thuộc vào kiến trúc cây, khả năng sinh trưởng và sinh sản. Vì vậy khi phân tích thấu đáo các yếu tố cấu thành năng suất phải kể đến thành phần sinh trưởng của cây cà phê (chiều cao cây, đường kính thân, độ dài cành cơ bản và của lóng, ...), cũng như các thành phần năng suất (số đốt mang quả, số quả trên đốt, tỷ lệ hạt tròn và hạt lép, tỷ lệ tươi nhân, cỡ hạt. Đối với cà phê vối chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về di truyền số lượng của các yếu tố cấu thành năng suất như Walyaro đã nghiên cứu đối với cà phê chè [63]. De Reffye và Snoeck [89] đã phát triển các mô hình toán về năng suất cho thấy chỉ số sinh sản đóng góp chính vào năng suất cây là số quả tối đa trên đốt. Số quả tối đa này liên quan trực tiếp với: trung bình số hoa trên đốt, tỷ lệ noãn thành hạt, số quả tối đa trên cụm quả (liên quan đến cỡ hạt, dạng quả, chiều dài cuống quả). Đáng tiếc, đến nay vẫn chưa đủ hiểu biết về di truyền của các thành phần chính cấu thành năng suất để có thể cải thiện cà phê vối theo mô hình hợp lý. - Sự ổn định năng suất: cà phê là cây lâu năm, các kiểu gen cần phải ít biến thiên về năng suất hàng năm và thích ứng tốt với các điều kiện trồng trọt khác nhau. Năng suất hàng năm có tương quan chặt giữa các năm và với năng suất tích lũy trong giai đoạn 5,10 và thậm trí 15 năm, hệ số tương quan giữa năng suất tích lũy của 4 năm với của 5 hoặc 6 năm thường trên 0,9 nên không cần theo dõi qua năng suất quá 4 vụ [53][69][80]. Do đó, có thể chọn lọc về năng suất chỉ sau 3-4 vụ thu hoạch và chu kỳ chọn lọc có thể chỉ cần 6-7 năm. - Tính kháng sâu bệnh: so với cà phê chè, các nghiên cứu về tính kháng do di truyền ở cà phê vối còn rất hạn chế, nhất là đối với bệnh nấm và côn trùng. Tuy nhiên trong chọn tạo và nhân giống hiện nay người ta thường chú ý nhất tới : + Tính kháng bệnh gỉ sắt: bệnh rỉ sắt (H. vastatrix) xuất hiện chủ yếu trên lá cà phê vối. Biểu hiện nhiễm bệnh rất khác nhau theo từng cây và điều kiện môi trường. Từ các tập đoàn cà phê hoang dại ở Bờ Biển Ngà, Berthaud và Charrier [44] cho biết tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao (73%), trừ một quần thể hầu như kháng hoàn toàn (RAII). Cà phê Nana từ Cộng Hòa Trung Phi tỏ ra ít bị nhiễm (10%) số cây. Robusta chịu bệnh gỉ sắt hơn Kouillou. Nghiên cứu bệnh gỉ sắt trên cà phê vối vùng Tây Nguyên [9][10] cho những nhận xét: vườn trồng bằng hạt có tỷ lệ cây bệnh 35 - 75%, trong đó 10 - 20% cây nhiễm bệnh nặng. Mức độ nhiễm bệnh rất khác nhau giữa các cá thể trong cùng một quần thể vườn thể hiện tính kháng ngang. Có 3 dạng nhiễm bệnh chia theo diễn biến mức độ bệnh trong năm. Dạng phổ biến nhất chiếm 70% tổng số cây bệnh là bệnh phát sinh từ tháng 6, phát triển mạnh từ tháng 11 và đạt đỉnh cao vào tháng 11 - 12 với tỷ lệ lá bệnh trung bình 80% và chỉ số bệnh 2 - 15%. Chỉ số bệnh 7% bắt đầu làm giảm năng suất và được coi như ngưỡng gây hại. Các kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, bón phân, tạo hình ... không hạn chế được sự phát triển của bệnh. Sử dụng giống kháng là biện pháp tốt nhất. Tính kháng được đánh giá hai năm trong đó một năm khi cây còn nhỏ tuổi và một năm khi cây đạt năng suất cao [49]. Di truyền học của tính kháng gỉ sắt trên cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều. Tính kháng có lẽ là do nhiều gen. Berthaud & Charrier nhận thấy trong các đời con do lai nhân tạo tỷ lệ cây kháng khi lây nhiễm bệnh biến thiên 20 - 66% [44]. Các kết quả sơ bộ từ nghiên cứu tính kháng trên cây cà phê vối đơn bội kép phần nào chứng minh giả thuyết tính kháng đa gen là có cơ sở, đa số đời con mẫn cảm bệnh, ngoại trừ dòng vô tính IF 149 cho đời con phần lớn có tính kháng [78]. + Bệnh phá hoại mạch dẫn, gây tổn thương rễ: bệnh này do nấm Fusarium xylaroides gây ra. Bệnh này tàn phá các vườn cà phê Châu Phi giữa các năm 1930 và 1950, khởi phát nặng trên cà phê Excelsa ở Trung Phi rồi lan sang Tây Phi trên cà phê C. abeokutae Cramer và C. canephora. Dạng Kouillou bị thiệt hại đáng kể, còn Robusta tỏ ra kháng cao hơn [44]. Những cây kháng được chọn lọc để cung cấp vật liệu chọn tạo giống. Tại Việt Nam vài năm gần đây hội chứng vàng lá do bộ rễ bị tổn thương đang được quan tâm, một trong những giải pháp lâu dài là chọn lọc giống kháng với một số bệnh rễ [38]. + Các loại bệnh và sâu hại khác ít quan trọng trên cà phê vối nên hiếm thấy các nghiên cứu về tính kháng. - Cải thiện chất lượng cà phê: chỉ tiêu đánh giá chất lượng cà phê nhân thường bao gồm: cỡ hạt, hàm lượng caffein và chất lượng cà phê tách. Nhưng do các thành phần chất lượng rất phức tạp và đa dạng khó cải thiện, hơn nữa ở Việt Nam những phân tích hóa học và đánh giá về chất lượng cà phê tách còn nhiều hạn chế nên trong chọn lọc đối với cà phê vối thường chỉ chú ý đến cỡ hạt. Cỡ hạt cà phê vối trung bình đạt 12 - 15 g/100 hạt, dạng tròn và màu nâu nhạt. Cỡ hạt được phân cấp theo trọng lượng 100 hạt ở độ ẩm 12 - 13% trọng lượng hoặc theo % hạt được giữ lại trên sàng có các cỡ lỗ theo quy ước. Giữa các kiểu gen có sự khác nhau lớn về trọng lượng 100 hạt (5 - 25 g/100hạt) và có thể di truyền được. Ngưỡng chọn lọc cho phép chọn lọc những cây có hạt to trên 16 - 18g/100 hạt hoặc 80% hạt cấp 1 được giữ lại trên sàng số 16 có đường kính lỗ tròn là 6,3 mm và nên được tính toán lặp lại ít nhất 2 năm [82][74]. Cỡ hạt chịu ảnh hưởng rõ của thiếu nước trong thời kỳ quả tăng nhanh thể tích [31]. Do đó, cùng một dòng vô tính nhưng nếu trồng trong các tập đoàn ở Bờ biển Ngà chịu thời kỳ khô hạn dài thì hạt nhỏ hơn từ 3-5 g/100 hạt so với tại Madagascar [44]. Tưới nước trong thời kỳ khô hạn phần nào làm giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng nước trên sự phát triển của hạt [74]. Một trong những nhược điểm dễ nhận thấy của cà phê vối thương phẩm ở Việt Nam hiện nay là cỡ hạt còn khá nhỏ, trọng lượng 100 nhân chỉ 12 - 14 g [20], tỷ lệ hạt trên sàng 6,3 mm chỉ khoảng 20 - 30% mặc dù trong hệ thống thâm canh khá cao đã đưa năng suất lên hàng đầu thế giới. Qua thâm canh, cỡ hạt không gia tăng mấy trong khi năng suất tăng mạnh, chứng tỏ rào cản chính ở đây là bản chất di truyền của vật liệu giống đi vào trồng trọt. Cần phải coi cỡ hạt là chỉ tiêu chọn lọc chính. Với tập đoàn cà phê vối hiện có tại Viện nghiên cứu cà phê cho phép tiếp tục chọn lọc có hiệu quả những kiểu gen có cỡ hạt lớn và cố định chúng qua con đường nhân vô tính. Tuy nhiên, trong sản xuất kinh doanh cần chú ý đúng mức việc phát triển vật liệu trồng là những dòng vô tính năng suất cao và cỡ hạt lớn thì mới nhanh chóng cải thiện cỡ hạt của cà phê vối thương phẩm Việt Nam. 1.5. Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1. Trên thế giới - Các nước trồng cà phê vối đã và đang tạo ra các giống tổng hợp và giống lai như sau: + ấn Độ: Sử dụng 2 đời con của các cây mẹ S270 và S274 + Cameroon một số con lai đang được khảo nghiệm + Bờ biển ngà: có 10 con lai + Madagascar: có 6 con lai + Indonesea: sử dụng 4 con lai Mức năng suất thí nghiệm của các giống này dao động trong khoảng 1-3 tấn nhân/ha, tùy theo điều kiện chăm sóc và cơ cấu giống. Tuy nhiên, bản chất dị hợp của bố mẹ gây biến thiên lớn trong đời con, như đã thấy rõ ở các vườn kinh doanh. Phân tích từng cây ở các đời con hữu tính mọc từ hạt cho thấy rằng 1/4 số cây cho năng suất cao nhất chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng [45][53][82]. Do tính biến thiên năng suất cá thể luôn cao trong đời con nên các nhà chọn giống ít chú ý đến giống tổng hợp và giống lai. Năng suất trung bình của các đời con luôn thấp hơn các dòng vô tính chọn ra từ chính đời con đó. Tại Bờ Biển Ngà, Capot đã nêu rõ năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ bằng 60% của các dòng vô tính chọn lọc [73]. Các giống lai tốt nhất mới có thể đạt 75% [70] hay 100% [53] dòng vô tính làm đối chứng. - Cây cà phê vối là cây công nghiệp dài ngày có tính tự không hợp nên chon lọc vô tính thể hiện rõ tính hiệu quả. Trong những năm 1960 các nhà chọn giống cà phê vối đã hết sức cố gắng tìm những cây tốt ở các vườn kinh doanh và tập đoàn [84]. Thông qua chọn lọc bằng mắt, tỷ lệ chọn lọc vào khoảng 1/1000. Sau đó vài trăm cây tạm tuyển được nhân vô tính đưa vào các thí nghiệm so sánh để chọn tiếp những cây tốt nhất. Bên cạnh đó chọn dòng vô tính mới còn tiến hành trong các đời con lai có kiểm soát, đánh giá cá thể chính xác hơn, tỷ lệ chọn thành công khoảng 1%. Trước khi phóng thích , luôn phải xác định được tính thích ứng của mỗi dòng vô tính. Các kết quả chọn dòng vô tính rất hấp dẫn và tiến bộ [44]: + Bờ Biển Ngà: 7 dòng vô tính năng suất 1,7 - 3,3 tấn/ha + Cộng Hòa Trung Phi: 10 dòng vô tính năng suất >2 tấn nhân/ha + Cameroon: 9 dòng vô tính năng suất >2 tấn nhân/ha + Madagascar: 8 dòng vô tính năng suất 2-3 tấn nhân/ha + Uganda: 10 dòng vô tính năng suất 2,3 - 3,5 tấn nhân/ha + Togo: 5 dòng vô tính năng suất 2,1 - 3 tấn nhân/ha. Tại hầu hết các nước Châu Phi dòng vô tính được nhân dưới dạng giâm có rễ dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của các Sở khuyến nông. Indonesea sử dụng dòng vô tính để ghép thay tán cho các vườn cây trồng bằng hạt. - Trong hai thập kỷ 1960 và 1970, Capot J. bằng phương pháp lai khác loài giữa cà phê chè và cà phê vối tứ bội đã tạo ra con lai khác loài C. arabusta có chất lượng ngon hơn cà phê Robusta [71][72], nhưng con lai này hoàn toàn không đáp ứng được sự mong đợi do độ hữu thụ kém và khá mẫn cảm với các loại ký sinh [43][81]. Nhiều quốc gia rất quan tâm đến con lai khác loài giữa cà phê trồng trọt và hoang dại nhằm đưa các tính trạng độc đáo vào giống trồng trọt (tính chịu hạn, tính kháng bệnh, tính kháng tuyến trùng ... ) như Brazil [48], Colombia, Madagascar [43], ấn Độ [62], Kenya [61] và Bờ Biển Ngà [84][85]. Từ các con lai khác loài tốt tiến hành chọn lọc vô tính đã tạo ra các dòng vô tính có năng suất cao giữ nguyên được tính trạng tốt của con lai, chẳng hạn từ con lai tốt Congusta tại Madagascar đã tạo được các dòng vô tính có năng suất cao tương đương C. canephora [88]. - Hiện nay tại Bờ Biển Ngà đã và đang tạo ra được một số con lai F1 thực sự đồng nhất trong chương trình chọn lọc hồi quy từ những cây đơn bội kép của C. canephora [40][78]. Kết quả cho thấy các cây lai đầu tiên được trồng từ 1985, sinh trưởng khá đồng đều, gần như cây nhân vô tính. Thông báo của Lashermes, Charier & Couturon cho biết ưu thế lai có thể hiện, một số tổ hợp lai cho năng suất ngang với dòng vô tính [47]. 1.5.2. ở Việt Nam Cây cà phê vối đã có ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc [24] tại trại Phú Hộ (Vĩnh phú), chỉ trồng thuần cà phê Robusta và Kouillou nhưng không nghiên cứu chọn lọc. Trong những năm 1960 - 1964 trạm Tây Hiếu đã bình tuyển cây đầu dòng cà phê vối năng suất cao và cũng đã tiến hành nhiều thí nghiệm giâm cành, ghép nhưng sau đó công trình không được tiếp tục, chỉ đạt được những kết quả nhất định trong phạm vi nghiên cứu [25]. Tuy cà phê vối được trồng khá lâu nhưng không có công trình nghiên cứu về chọn lọc giống cũng như lĩnh vực khác. Sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, từ 1980 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu công việc tuyển cây đầu dòng ở các vườn có sẵn trong sản xuất. Đến năm 1985 triển khai các thí nghiệm khảo sát tập đoàn và so sánh dòng vô tính, mở đầu cho công tác chọn tạo giống giai đoạn 1. Trong giai đoạn 1 tiêu chuẩn chọn lọc chú trọng về năng suất, kích cỡ hạt trung bình, trọng lượng 100 nhân >13 g và tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) >40% và giai đoạn đó tình hình bệnh gỉ sắt hầu như không đáng kể đối với cây cà phê vối [15]. Năm 1990 - 1995 tiếp tục triển khai các thí nghiệm khu vực hóa và đã đưa ra sản xuất những dòng vô tính chọn lọc dựa trên những tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc cụ thể như sau: + Năng suất: trong tập đoàn chọn các dòng cho năng suất cao trên trung bình + s (độ lệch chuẩn). ở các thí nghiệm so sánh giống, chọn các dòng có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa. Đối chứng được dùng chung cho các thí nghiệm là hỗn hợp cây thực sinh của cây mẹ và có bản chất tương tự như vật liệu trồng trong sản xuất đại trà. Năng suất phải được theo dõi ít nhất 4 năm liền và các dòng có năng suất cao thường phải có tính ổn định 2 - 3 vụ. Những dòng năng suất cao được chọn tiếp theo các tiêu chuẩn sau: + Cỡ hạt: sử dụng số liệu trung bình của 2 mẫu trong 2 vụ. Các chỉ tiêu cỡ hạt được tính từ mẫu 300g cà phê nhân (khoảng 1,5 kg quả chín). Dòng vô tính được chọn cỡ hạt trung bình trở lên: trọng lượng 100 nhân > 13g (A0 = 13%) và tỷ lệ hạt trên sàng 6,3 mm trên 40%. Dòng vô tính khu vực hóa có trọng lượng 100 nhân >14g và hạt trên sàng 6,3 mm >50%. Kể từ 1994 các dòng chọn lọc phải có trọng lượng100 nhân >16g và hạt trên sàng 6,3 mm >70%. + Tỷ lệ quả tươi/nhân: dưới 4,5 (theo trọng lượng). + Bệnh gỉ sắt: chỉ số bệnh (CSB) dưới 2%, không gây rụng lá và không gây ảnh hưởng tới năng suất. + Kiểu hình: tán gọn, cành khỏe, phân cành thứ cấp vừa phải, chùm quả sai. Các dòng vô tính cà phê vối chọn lọc [18] được công nhận giống quốc gia của Việt Nam đạt các chỉ tiêu trên nền canh tác bình thường như sau: * 16/21: Năng suất 2,81- 4,1 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,2 - 4,4; trọng lượng 100 nhân 14,1-14,2 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 44,4 - 48,6 %; chỉ số bệnh gỉ sắt 0,07 - 0,2 %. * 04/55: Năng suất 2,85 - 5,92 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,0 - 4,2; trọng lượng 100 nhân 15,2 - 15,7 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 58,6 - 68,3 %; chỉ số bệnh gỉ sắt 0,3 - 0,9%. * 01/20: Năng suất 2,9 - 3,75 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,3 - 4,4; trọng lượng 100 nhân 14,5 - 14,6 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 46,3 - 50,4 %; chỉ số bệnh gỉ sắt 0,2 - 0,48%. Nếu trên nền thâm canh cao các dòng vô tính trên cho năng suất rất thuyết phục. Các diện tích được trồng từ năm 1995 - 1997 cho thấy: đạt trên 3,5 tấn nhân/ha (16/21), trên 3,7 tấn nhân/ha (04/55), trên 3,4 tấn (01/20). Từ 1994 - 1995 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu giai đoạn 2, chương trình thu thập vật liệu khởi đầu theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương phẩm để nâng cao chất lượng cà phê vối Việt Nam [5]. Từ 1995-1998 triển khai khảo sát tập đoàn và so sánh dòng vô tính, đồng thời triển khai các thí nghiệm so sánh các đời con thụ phấn tự do. Từ 1998 đến nay triển khai các thí nghiệm khu vực hóa, tiếp tục theo dõi để sớm đưa ra sản xuất những dòng vô tính chọn lọc, lập vườn sản xuất hạt đa dòng. Hiện có trên 10 dòng vô tính [7] có triển vọng đã được chọn lọc và đang khu vực hóa như: 13/8; 26/6; 2/3; 6/18; 17/12; 11/3 A4 1/20; 5/3; 5/8; 14/8; 2/17; 5/5 ngoài khả năng cho năng suất cao (trung bình trên 3 tấn nhân/ha), còn có cỡ hạt cải thiện rõ rệt, trọng lượng 100 nhân trung bình đạt 19,08 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 77,73%, tỷ lệ quả tươi/nhân 4,5, kháng rỉ sắt cao (CSB trung bình 0,49%). Đây là nguồn giống để có thể phục vụ cho công tác cải thiện giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê vối ở Đăk Lăk. Đặc biệt bộ dòng vô tính này có đầy đủ các dòng vô tính chín sớm, chín trung bình và chín muộn, do đó rất thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu giống để có thể rải vụ. Để tiến tới chọn ra được các dòng vô tính chọn lọc phù hợp cho từng vùng sinh thái, từ năm 1998 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành thí nghiệm khu vực hóa ở Krong Buk - Đăk Lăk, Nông Trường Trà Đa - Gia Lai , Lộc Nam Bảo Lộc và Bàu Cá - Đồng Nai với qui mô 04 ha [21]. Để tiến tới được công nhận là giống quốc gia thì yêu cầu đặt ra được ghi nhận tại Hội nghị Khoa học Ban TT & BVTV tại phía Nam ngày 20 và 21/8/2002 là cần phải được khu vực hóa rộng rãi ở nhiều địa phương hơn nữa, với qui mô lớn hơn (10 ha). Chính vì vậy việc tiếp tục xem xét 5 tinh dòng trong 11 dòng nêu trên (2/3; 17/12; 6/18; 13/8; 14/8) trên địa bàn Huyện Đăk Mil, Tỉnh Đăk Lăk cũng không ngoài mục tiêu trên. Các thành tựu trong công tác giống đã đạt được nêu trên tại Việt Nam, cũng như trên thế giới đều dựa vào sơ đồ chọn lọc tổng quát sau đây: Các bước Giống tạo ra - Cà phê hoang dại - Cà phê trồng trọt - Nhập nội Các thí nghiệm so sánh dòng vô tính Dòng vô tính (Nhân vô tính) Tập đoàn Khả năng phối hợp (dialen) Các thí nghiệm so sánh dòng vô tính Dòng vô tính (Nhân vô tính) Các thí nghiệm So sánh con lai Vườn cấp hạt giống cách ly Giống tổng hợp hoặc giống lai (Nhân hữu tính) Sơ đồ tổng quát cải tiến C. canephora (IFCC, 1963) 1.6. Ghép cà phê - một giải pháp tiến bộ ứng dụng thành tựu của chọn giống trên thế giới và Việt Nam 1.6.1. Các nghiên cứu về ghép cà phê trên thế giới Ghép đã được áp dụng từ khá lâu trên cây cà phê. Ngay từ 1888 nhà làm vườn ở Java (G. van Riemsdịk) đã áp dụng ghép chẻ hông chồi cà phê chè lên cà phê dâu da (liberica) với ý định làm tăng tính kháng gỉ sắt của cây cà phê chè, mặc dù kỹ thuật ghép được cải tiến dần cho tỷ lệ sống cao nhưng không làm tăng tính kháng gỉ sắt, sau đó chỉ được áp dụng rải rác trên một số vườn kinh doanh để ghép chồi có năng suất cao lên gốc ghép cho năng suất thấp [20]. Tại Indonesea [45], Madagascar [55][88] và ở ấn Độ [39] ghép được sử dụng để phục hồi các vườn cà phê giảm năng suất dưới ngưỡng kinh tế. ở ấn Độ [60] ghép cà phê cũng đã được quan tâm tại Lalbagh, Bangalore vào thời kỳ 1890 bằng cách dùng chồi cà phê chè ghép lên gốc cà phê mít, chồi cà phê mít ghép lên gốc cà phê chè và cà phê chè ghép trên gốc cà phê chè . Vào năm 1917 tại Uganda, Maitland đã ghép chồi cà phê chè, dâu da, mít lên gốc ghép cà phê vối nhưng gốc ghép mọc không tốt nên không chú ý phát triển [60], cho tới 1930 Snowden lại ứng dụng ghép chẻ cà phê chè và vối lên các loại gốc ghép cà phê vối, dâu da và mít để trồng các vườn sản xuất hạt giống, kết quả cho thấy tất cả các loại gốc ghép đều phù hợp cao với cà phê vối và cà phê chè có phần thành công hơn trên gốc dâu da. Vào năm 1928 các nghiên cứu về ghép cà phê mới được tiến hành lại và sử dụng nhiều vật liệu gốc ghép và chồi ghép tại Bangalore. Hiện nay phương pháp ghép nối ngọn được áp dụng rộng rãi ở các trạm nghiên cứu thuộc cục cà phê và các đồn điền ở nhiều vùng cà phê. Năm 1993, Ramachandran và cộng sự đã nghiên cứu ghép ngọn thành công đối với những chủng Cv.Cauvery trên gốc ghép cà phê vối. Các nghiên cứu về ghép chồi ngọn Catimor lên gốc ghép Arabusta và Robusta. Năm 1999, Anvil Kumar và Srinivasan đã mô tả chi tiết phương pháp ghép nối ngọn để phục vụ cho việc ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của gốc ghép lên chồi ghép cho thấy: gốc ghép có ảnh hưởng đến đường kính gốc, chiều dài cành song không có ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cà phê tách (San Ramon). Về tỷ lệ thành công của phuơng pháp ghép, các nghiên cứu của Vandervossen, 1977 ghi nhận được tỷ lệ thành công từ 85 - 90% trong điều kiện ở Kenya. Người ta đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép gồm: Tính không tương hợp của gốc và chồi ghép. Dạng cây. Nhiệt độ và ẩm độ. Điều kiện oxy. Kỹ năng của người ghép. Kỹ thuật ghép Tình trạng sức khỏe của chồi và gốc ghép. Tuổi của chồi và gốc ghép. Tình trạng sinh lý, sinh hóa của chồi ghép và gốc ghép. Cấu trúc giải phẫu của chồi và gốc ghép. Theo kết quả của trạm nghiên cứu cà phê Chikmagalur, Karnataka, ấn Độ, cây cà phê chè ghép trên gốc cà phê Robusta 60 tuổi sau 2 năm cho 5 kg quả chín/cây. Cà phê Arabusta ghép trên gốc cà phê Robusta 20 - 25 tuổi cho năng suất 10 - 15 kg quả/cây sau 26 tháng ghép [60]. Gốc ghép có tính kháng rất được ưa chuộng ở những vùng trồng cà phê có dịch bệnh hại rễ [54], nhất là bệnh tuyến trùng thường xảy ra nghiêm trọng ở những vùng trồng cà phê lâu đời. Những đồn điền ở Guatemala và những vùng khác ở Châu Mỹ Latin hầu như phát triển nhiều cà phê chè dựa trên gốc ghép cà phê vối để lợi dụng tính kháng bệnh rễ ở cà phê vối và chất lượng tốt ở cà phê chè [46]. ở Kona 80% diện tích cà phê bị tuyến trùng hại rễ đã làm mất 60% năng suất. Bằng việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh như Coffea dewevrei (Serracin,1999) đã sản xuất được hàng loạt cây giống kháng bệnh trồng thay thế và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trên cây cà phê thì ghép là một kỹ thuật có giá trị để tạo những cây giống kháng bệnh như ở Kenya, Brazil, Colombia đã làm đối với cà phê chè. Trong nghiên cứu chọn giống, ghép được dùng để rút ngắn chu kỳ chọn lọc và lưu giữ cây trong tập đoàn [67][75]. Hầu hết các phương pháp ghép trong nghề trồng cây ăn quả đều được áp dụng thử trên cây cà phê và cho các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, ghép chẻ nối ngọn được coi là phương pháp phù hợp hơn cả, ghép mầm ít được sử dụng. Các chỉ dẫn ghép chẻ nối ngọn trước đây thường làm trên gốc lớn 8-12 tháng tuổi, chồi ghép mang 2-3 cặp lá, tỷ lệ sống thường dưới 60%, thậm chí tại Madagascar ghép khác loài cà phê vối trên cà phê mít tỷ lệ sống đạt 15% [77]. 1.6.2. Nghiên cứu ghép cà phê ở Việt Nam Tại Việt Nam sau hàng loạt các thí nghiệm có hệ thống trên cây con trong vườn ươm tại Viện nghiên cứu cà phê vào những năm 1994 - 1996, phương pháp ghép chẻ nối ngọn được cải tiến thành công với tỷ lệ sống trong vườn ương đạt trên 95% nhờ sử dụng gốc khá nhỏ tuổi và chồi ghép chỉ mang một cặp lá. Nhờ kỹ thuật ghép trong vườn ươm đạt hiệu quả cao đã giúp nhân nhanh các dòng vô tính chọn lọc, rút ngắn thời gian chọn tạo [15]. Các nghiên cứu trồng cây ghép bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc như 4/55; 1/20 sau 2 năm đã cho năng suất từ 5 - 7kg quả/cây, sau 3 năm năng suất từ 15 - 20 kg quả/cây. Đặc biệt có mô hình trồng cây cà phê vối ghép tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên sau 3 năm trồng cho năng suất 7 tấn nhân/ha, bình quân là 4,5 tấn/ha khi bước vào kinh doanh ổn định. Phương pháp ghép non nối ngọn để cải tạo những dạng cây xấu trên vườn cà phê vối kinh doanh cũng đã được Viện nghiên cứu cà phê tiến hành từ năm 1992, ở một số vườn tại Viện và ở một số hộ gia đình lân cận. Các đánh giá bước đầu đã khẳng định cây cà phê ghép cải tạo ngoài đồng ruộng có tốc độ sinh trưởng nhanh gần gấp đôi so với cây trồng bằng hạt, mau cho quả, đặc biệt là năng suất cao, chất lượng hạt được cải thiện và kháng được bệnh rỉ sắt. Kết quả về tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất đạt được đối với cây ghép cải tạo ngoài đồng ruộng thu được rất thuyết phục và kỹ thuật này đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học công nghệ cho phổ biến trong sản xuất theo quyết định số 2767 NN-KHCN/QĐ ngày 29 tháng 10 năm 1997. Hiện nay tiến bộ này đang được khuyến cáo áp dụng với hai mục đích: sản xuất cây giống tr._.- 10/12 Chín muộn 4. 14/8 20 - 25/12 Chín muộn 5. 17/12 25 - 30/12 Chín muộn Theo đánh giá của Chế Thị Đa (2001) trong hai thí nghiệm so sánh giống tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Buôn Mê Thuột) thì thời kỳ chín của tinh dòng 6/18 vào đầu tháng 11; 13/8 vào giữa tháng 11; 17/12 vào cuối tháng 11; 2/3 vào đầu tháng 12 và 14/8 vào tháng 12. Khi so sánh với kết quả ghi nhận ở bảng 3.23 cho thấy trong điều kiện huyện Đăk Mil thì thời kỳ chín của tinh dòng 2/3; 13/8; 14/8 không có sự sai khác, nhưng tinh dòng 6/18 có phần chín muộn hơn 5 - 10 ngày, đặc biệt tinh dòng 17/12 thời kỳ chín có sự khác biệt hơi xa. Điều này một phần có thể do ở năm đầu cây cà phê còn tơ, có nhiều dinh dưỡng dự trữ, mặt khác có thể do tác động của điều kiện khí hậu ở Đăk Mil, các tinh dòng có xu hướng chín chậm hơn so với vùng thực nghiệm. Theo tiêu chuẩn phân chia nhóm chín của Trần Thị Hoàng Anh, Trịnh Đức Minh [2] thì các tinh dòng 13/8; 6/18 thuộc nhóm chín trung bình và các tinh dòng 2/3; 17/12; 14/8 thuộc nhóm chín muộn. 3.3.10. Bệnh gỉ sắt Bảng 3.28. Tình hình bệnh rỉ sắt ở các tinh dòng cà phê ghép và cây thực sinh Xử lý Năm 2001 Năm 2002 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) A- Ghép cải tạo 1. 2/3 0 0 0 0 2. 14/8 0 0 0 0 3. 6/18 0 0 0 0 4. 13/8 0 0 0 0 5. 17/12 0 0 0 0 TB5 0 0 0 0 B- Trồng thay thế 6. Thực sinh (đ/c) 7,3 0,34 11,6 0,56 Trong điều kiện của Việt Nam, việc chọn giống cà phê vối ngoài việc chú trọng vào năng suất cao và cỡ hạt lớn, các nhà chọn tạo còn phải quan tâm bổ sung thêm tính kháng bệnh gỉ sắt vì quần thể cà phê vối của Việt Nam bị nhiễm bệnh gỉ sắt khá nặng [17]. Chính vì vậy các tinh dòng chọn lọc đã đang khu vực hóa để đưa vào sản xuất đại trà đã được các nhà chọn tạo chú ý đến vấn đề này. Để xem xét khả năng kháng bệnh gỉ sắt của 5 tinh dòng chọn lọc (2/3; 14/8; 13/8; 17/12; 6/18) đưa vào ghép cải tạo, khu vực hóa trên địa bàn huyện chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt. Với thời gian ghép cải tạo còn ít (18 - 19 tháng), chúng tôi mới tiến hành ghi nhận được hai lần vào hai thời điểm thuận lợi cho bệnh gỉ sắt phát triển (tháng 12/2001; tháng 12/2002) tương ứng với giai đoạn 7 và 19 tháng sau ghép, kết quả ở bảng 3.26 cho thấy: các tinh dòng chọn lọc đưa vào ghép cải tạo hiện tại đều kháng bệnh gỉ sắt tốt vì sau 7 và 19 tháng tuổi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của các tinh dòng vẫn bằng không, trong khi đó ở cây thực sinh trồng thay thế cả hai thời điểm quan trắc trên đều xuất hiện bệnh gỉ sắt và có chiều hướng tăng dần, sau 7 tháng mới nhiễm ở mức nhẹ (CSB = 0,34), sau 19 tháng bệnh đã nhiễm ở mức trung bình (CSB = 0,56). Ngoài ra khi tham khảo chỉ số bệnh của các tinh dòng này trong 2 thí nghiệm so sánh giống trồng bằng cây ghép ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy sau 4 năm trồng dòng 6/18, 2/3, 17/12 cũng vẫn chưa xuất hiện bệnh gỉ sắt, chỉ có 13/8 và 14/8 bắt đầu xuất hiện nhưng với chỉ số bệnh rất thấp 0,18 - 0,3 tương ứng với mức độ nhiễm nhẹ [7]. 3.3.11. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil Đối với cà phê vối các mục tiêu chọn lọc không những năng suất cao mà còn chú ý đến cải thiện cỡ hạt [20]. Cỡ hạt cà phê lớn thì tỷ lệ cấp hạt R1 cao, do vậy giá bán sẽ cao hơn. Đây là chỉ tiêu quan trọng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của cà phê vối của Việt Nam trên thị trường thế giới. Kết quả nghiên cứu về phẩm cấp hạt của 5 dòng vô tính chọn lọc sử dụng trong xây dựng mô hình được thể hiện trong bảng 3.29: Bảng 3.29. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil Nội dung Số quả /kg Tươi /nhân P100 nhân (g) Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) A. Tinh dòng ghép 1. 2/3 650 f 4,5 b 16,1 c 72,6 c 2.14/8 666 e 4,4 b 19,3 a 81,3 a 3. 6/18 680 c 4,5 b 14,8 d 67,6 d 4. 13/8 671 d 4,3 b 17,1 b 79,9 b 5.17/12 648 f 4,5 b 17,4 b 81,6 a TB5 663 4,4 16,9 76,6 B. Trồng bằng hạt tự chọn 6. Thực sinh thu bói 850 b 4,8 a 13,9 e 46,7 e 7. Thực sinh KD 975 a 4,7 a 11,4 f 38,7 f CV (%) 0,22 2,32 1,19 0,94 LSD0,01 3,19 0,21 0,37 1,04 - Các dòng vô tính quả tương đối lớn trung bình 648 - 680 quả /kg, trong khi cây thực sinh kinh doanh, cũng như thu bói cho quả hơi nhỏ nên số quả/kg cao 850 - 975 quả. Trong các dòng vô tính theo dõi thì dòng 17/12 và 2/3 quả to nhất, tiếp đến là dòng 2/3 (666 quả/kg), quả nhỏ nhất là dòng 6/18 (680 quả/kg). Sự khác biệt về trị số này giữa các dòng vô tính và cây thực sinh là rất có ý nghĩa. - Tỷ lệ tươi nhân của các tinh dòng đều thấp (4,4 - 4,5), đáp ứng tiêu chuẩn chọn lọc, trong khi ở cây thực sinh tỷ lệ này vẫn cao (4,7 - 4,8). Tỷ lệ tươi/nhân càng thấp thì cà phê nhân thành phẩm càng cao, do đó năng suất nhân cao. - Trọng lượng100 nhân của các tinh dòng chọn lọc trừ tinh dòng 16/8 (đạt14,8 g) hơi thấp hơn ngưỡng chọn lọc, còn lại dao động 16,1 - 19,3g, đều đáp ứng theo tiêu chuẩn chọn lọc (>= 16g), trong đó cao nhất là dòng 14/8, tiếp đến là 13/8 và 17/12, trong khi ở cây thực sinh kinh doanh, cũng như thực sinh thu bói lấy mẫu trong sản xuất đại trà trọng lượng 100 nhân rất thấp 11,4 - 13,9 g. - Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng vô tính chọn lọc đều ở ngưỡng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn lọc ( >70%), luôn tỏ ra cao hơn nhiều so với thực sinh thu bói, cũng như thực sinh kinh doanh thu đại trà ngoài sản xuất. Tỷ lệ đạt cao nhất là dòng 14/8 và 17/12 (> 81%); tiếp đến là 13/8 (79,9%) và 2/3 (72,6%) và thấp nhất là 16/8 (67,6%). Đối với cà phê vối trồng bằng hạt tỷ lệ này chỉ đạt từ 38,7 - 46,7%. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá bán cà phê Việt Nam không cao trên thị trường thế giới so với các nước trong khu vực như ấn Độ, Indonesia. Qua xem xét các chỉ tiêu phẩm cấp hạt cho thấy có 4 tinh dòng trong 5 tinh dòng tỏ ra đáp ứng đủ tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc, riêng tinh dòng 6/18 trọng lượng 100 nhân, cũng như tỷ lệ hạt trên sàng 16 hơi thấp, nếu theo tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc từ năm 1994 trở lại đây thì chưa thật toại nguyện, song so với cây thực sinh sản xuất đại trà hiện nay thì vẫn nổi bật. 3.3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo 3.3.12.1. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ghép cải tạo và trồng thay thế bằng cây thực sinh Để thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo so với việc trồng thay thế bằng cây thực sinh, từ đó giúp đẩy nhanh việc nhân rộng mô hình ghép cải tạo cho nông dân trên địa bàn huỵên nói riêng, tỉnh Đăk Lăk nói chung, chúng tôi tiến hành phân tích kinh tế của mô hình, số liệu ghi nhận ở bảng 3.30. Bảng 3.30. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ghép cải tạo và trồng thay thế bằng cây thực sinh sau 18 tháng Chỉ tiêu Đơn vị tính Cây ghép Cây thực sinh 1. Năng suất kg nhân/hố 0,54 - 2. Chi phí đ/gốc 3.067 3.140 - Cưa đ/gốc 1.000 - - Chồi ghép đ/gốc 600 - - Vật tư ghép đ/gốc 417 - - Công ghép và chăm sóc sau ghép đ/gốc 1.050 - - Đào gốc cây cà phê cũ đ/gốc - 1.000 - Đào hố trồng đ/hố - 1.000 - Cây giống đ/cây - 1.000 - Công trồng đ/hố - 140 3. Thu từ sản phẩm đ/hố 5.400 - 4. Lãi ròng đ/hố +2.333 -3.140 Ghi chú - Vật tư ghép (đ/gốc): + Cọc: 50đ. + Túi giấy chụp: 280đ. + Túi nilon chụp: 67đ. + Dây buộc: 20đ. - Chồi ghép: 300 đ/chồi (2 chồi/gốc). - Giá cà phê nhân: 10.000 đ/kg. Kết quả cho thấy tổng chi phí cho việc ghép một gốc (2 chồi ghép) hết 3.067 đồng, trong khi trồng lại bằng cây thực sinh thì chi phí cao hơn hết 3.140 đồng/gốc. Mặt khác lợi thế của cây ghép là sớm cho thu hoạch, sau 18 tháng ít nhất thu được 0,54 kg cà phê nhân/hố, tương đương với thu nhập 5.400 đồng/hố (giá cà phê 10.000 đ/kg), còn cây thực sinh sau 18 tháng chưa có thu nhập. Qua tính toán cho thấy sau 18 tháng đối với cây ghép sau khi trừ chi phí còn thu về 2.333 đồng/hố, cây thực sinh vẫn chưa có thu nên vẫn âm 3.140 đ/hố. Nếu một ha ghép cải tạo 250 gốc, sau khi trừ chi phí 140.000 đ/ha cho việc ghép lại (tỷ lệ gốc ghép lại 18% tương đương gần 45 gốc/ha) thì sau 18 tháng lãi ròng thu về cũng không phải nhỏ gần 450.000 đ/ha, còn trồng thay thế thì vẫn âm 785.000 đồng/ha, nhưng điều đáng quan tâm hơn là trồng bằng cây thực sinh thì tính chắc chắn về khả năng cho năng suất, chất lượng hạt, tính kháng bệnh gỉ sắt không cao do đặc điểm di truyền của cà phê vối, từ đó khó nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm, làm giảm hiệu quả kinh tế. Mặt khác việc đào bỏ gốc cũ là việc khó làm và đặc biệt cây cà phê trồng lại sau 2 - 3 rất dễ bị bệnh thối rễ, còi cọc hoặc chết. 3.3.12.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo trong giai đoạn kinh doanh Các tinh dòng cà phê vối được chọn lọc thường có tiềm năng năng suất cao, chất lượng hạt tốt , kháng bệnh gỉ sắt và vượt trội hơn nhiều so với cây thực sinh chọn lọc hàng loạt. Sinh trưởng khỏe vượt trội, sớm cho năng suất cao là lợi thế hết sức hấp dẫn của các dòng vô tính chọn lọc khi ghép cải tạo những cây giống xấu trên vườn cây đang kinh doanh. Tuy nhà vườn bị hụt năng suất trong năm cưa, nhưng không đáng kể bởi 10-20% số cây cưa vốn đã có năng suất thấp. Bù lại trong hai vụ kế sau cây ghép cho tổng sản lượng cao gấp 7 - 10 lần những cây đựơc thay thế, chẳng hạn sau 30 tháng thân ghép đã cho 2 vụ thu hoạch bói tổng cộng lên tới 15 - 20 kg quả, trong lúc cây thực sinh trồng lại chỉ cho khoảng 5 - 7 kg quả [19]. Hiệu quả của việc thay thế cây xấu bằng biện pháp ghép dòng chọn lọc thể hiện hết sức thuyết phục, có tính khả thi cao trong việc ước tính hiệu quả thể hiện ở bảng 3.31. Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo trong giai đoạn kinh doanh (ghép 250 cây/ha) Công thức Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 1. Mô hình (MH) + Năng suất (kg/ha) 1.955 2.090 2.830 2.902 + Thu nhập (Triệu đồng/ha) 19,55 20,90 28,30 29,02 2. Đối chứng (ĐC) + Năng suất (kg/ha) 2.400 2.400 2.400 2.400 + Thu nhập (Triệu đồng/ha) 24,00 24,00 24,00 24,00 3. So sánh (MH - ĐC) + Năng suất (kg/ha) -415 -310 +430 +502 + Thu nhập (Triệu đồng/ha) -4,15 -3,10 +4,3 +5,02 Ghi chú: * Đối chứng (không ghép): năng suất bình quân là 2.400 kg nhân/ha. * Đối với mô hình (ghép 250 gốc/ha). + Cây cần ghép có năng suất <= 2 kg nhân/cây, trung bình là 1,8 kg/cây. + Năng suất bình quân của 850 cây còn lại là 2,3 kg/cây. * Năng suất của cây ghép. + Sau 18 tháng (năm 2): 0,54 kg nhân/hố. + Sau 30 tháng (năm 3): 3,50 kg nhân/hố. + Sau 42 tháng (năm 4): 3,80 kg nhân/hố. * Giá cà phê nhân xô: 10.000 đ/kg. * Thu nhập = Năng suất x giá bán. Theo ước tính, với giá cà phê thấp 10.000 đ/kg thì bắt đầu vào năm thứ 3 (sau ghép 30 tháng) vườn ghép cải tạo (250 cây/ha) sẽ cho thu nhập vượt trội hơn so với vườn không ghép cải tạo 4,3 triệu đồng/ha và đến năm thứ tư trở đi thì thu nhập từ vườn ghép cải tạo còn cao hơn nữa vượt trên 5 triệu đồng/ha. Con số này thực sự còn cao hơn nữa nếu giá cà phê cao hơn. Nhưng một điều hấp dẫn là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu được ghép cải tạo thay thế cây giống xấu không những tăng năng suất, mà còn tăng được chất lượng hạt từ đó sẽ tăng sức cạnh tranh và giá bán cao, trong khi giá thành hạ do tăng năng suất, sẽ góp phần đem lại lợi nhuận kinh tế không nhỏ. Nếu giả định có khoảng trên 50% diện tích cà phê của huyện (10.000 ha) được ghép cải tạo loại bỏ 25 - 30% cây xấu thì sau 3 năm thu nhập của người dân tăng lên khoảng 43 tỷ đồng, năm thứ 4 tăng 50 tỷ đồng (giá bán cà phê nhân xô là 10.000 đ/kg), nếu giá bán cao hơn hoặc bán theo tỷ lệ cấp hạt R1 thì chắc chắn số tiền thu nhập sẽ tăng lên nữa. Mặt khác với chu kỳ 15 năm thu hoạch của cây ghép thì hiệu quả kinh tế đem lại là khá cao. 3.3.13. Hiệu quả nhân rộng mô hình Với kết quả mô hình đạt được rất khả quan ngay sau 15 tháng ghép, bằng mô hình thực tế hiện có trên địa bàn huyện đã thu hút được đông đảo người nông dân quan tâm, cho đến nay đã có khá nhiều nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn đã và đang tiếp tục tiếp thu kỹ thuật ghép cải tạo cây giống xấu trên vườn cà phê kinh doanh. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Trạm Khuyến Nông Đăk Mil thì trong 2 năm (2002 -2003) số nông dân xin tham gia học tập kỹ thuật này lên tới trên 800 hộ và số hộ đã áp dụng ghép cải tạo khoảng 200 hộ. kết luận và đề nghị Kết luận 1. Diện tích cà phê kinh doanh trồng bằng hạt ở Đăk Mil chiếm 90,8 - 93,5%, song chất lượng vườn cà phê không tốt: tỷ lệ số cây quả nhỏ, ít quả, bị rỉ sắt nặng chiếm 29,5 - 33,6%, bởi vậy năng suất cà phê vối kinh doanh ở các xã điều tra mới đạt 2,15 - 2,45 tấn/ha, nếu so với năng suất cà phê bình quân của thế giới thì năng suất cà phê ở các điểm nghiên cứu khá cao, nhưng so với khả năng cho năng suất cà phê của Việt Nam thì thực sự còn thấp. 2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép bằng các tinh dòng chọn lọc luôn cao hơn có ý nghĩa so với cây trồng bằng hạt (thực sinh). Cụ thể tốc độ tăng trưởng đường kính gốc tăng 14,9%; chiều cao cây tăng 47,5%; số cành cấp 1 tăng 41,1%; chiều dài cành cấp 1 tăng 22,4% và số đốt tăng 55,6% so với đối chứng. 3. Trong điều kiện ở Đăk Mil, các dòng 2/3; 14/8; 17/12 chín muộn hơn so với tinh dòng 13/8 và 6/18. Cả 5 tinh dòng 2/3; 14/8; 13/8; 17/12; 6/18 qua 2 năm theo dõi đều cho thấy có khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt. 4. Sau ghép 18 tháng các tinh dòng cà phê vối ghép đã cho năng suất trung bình 0,56 kg nhân/hố. Năng suất thực thu giữa các tinh dòng ghép là tương đương nhau sau 18 tháng ghép. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với cây thực sinh như: tỷ lệ tươi nhân thấp (4,4 - 4,5); trọng lượng 100 nhân lớn (14,8 - 19,3g); tỷ lệ hạt R1 (trên sàng 16) cao (67,6 - 81,6%), trong khi đối với cây thực sinh các chỉ tiêu này lần lượt là 4,7 - 4,8; 11,4 - 13,9g; 38,7 - 46,7% và sau 18 tháng cây ghép không những đã cho thu hồi chi phí mà còn có lãi trên 2000 đ/hố, trong khi đó cây thực sinh trồng thay thế thì chưa cho thu hoạch. 5. Ghép cải tạo đối với vườn cà phê kinh doanh với 250 cây thì sau 30 tháng có khả năng tăng năng suất từ 430 - 502 kg nhân/ha và chất lượng hạt cà phê được cải thiện rõ rệt. Các tinh dòng cà phê ghép 17/12, 13/8, 14/8, 6/18, 2/3 trong mô hình tại các địa điểm đều có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất bói khá (0,5-0,6 kg nhân/hố). Bước đầu có thể nhận định rằng các tinh dòng này là tương đối thích nghi với địa bàn huyện. Đề nghị 1. Ngoại trừ những cây có hệ rễ kém, còn lại không nên cải tạo vườn cây bằng cách trồng thay thế bằng cây thực sinh vì khả năng sinh trưởng chậm hơn, lâu cho thu hoạch hơn và tính chắc chắn về khả năng cho năng suất, chất lượng hạt, tính kháng bệnh rỉ sắt không cao do đặc điểm di truyền của cây cà phê vối. 2. Để mô hình nhanh chóng được nhân rộng cần tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật ghép, cũng như có kế hoạch cung cấp chồi ghép của các tinh dòng chọn lọc cho nông dân trên địa bàn. Tài liệu tham khảo Tiếng việt Hoàng Anh (1999), Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam, Hội thảo chất lượng cà phê nhân, Vicofa, 11/1999. Trần Thị Hoàng Anh, Trịnh Đức Minh và ctv (2000),"Khảo sát sự ra hoa, đậu quả của cà phê", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999 - 2001, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên, tr. 19 - 31. Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối (coffea canephora var. robusta) đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đăk Lăk, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Lê Quang Chút (1996), "Phát triển sản xuất cà phê ở Tây Nguyên: hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường", Tạp chí khoa học và quản lý kinh tế, (7), tr. 283 - 285. Chế Thị Đa và Trịnh Đức Minh (1997), "Bình tuyển cây đầu dòng và khảo sát các tập đoàn cà phê vối trồng 1995 và 1996", Kết quả nghiên cứu khoa học 1996, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 35 - 40. Nguyễn Thị Đa (1997), "Điều tra đánh giá chất lượng cà phê và xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượnh cà phê ở các vùng sinh thái khác nhau", Kết quả nghiên cứu khoa học 1996, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 427 - 439. Chế Thị Đa (2001), Chọn lọc dòng vô tính cà phê vối (coffea canephora Pierre) có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt trong điều kiện Đak Lak, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Trương Hồng (2001), Bài giảng sử dụng phân bón cho cà phê, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, tr. 1. Trần Kim Loang (1995), "Kết quả điều tra tình hình bệnh rỉ sắt trên cây cà phê vối ở Đak Lak và kết quả bước đầu trong việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học", Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 - 1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 334-381. Trần Kim Loang (1997), Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ canh tác đến bệnh rỉ sắt hại cà phê và biện pháp phòng trừ tại Tây Nguyên, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Trịnh Đức Minh (1985), "Kỹ thuật giâm cành cà phê vối", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, (2), ủy ban khoa học tỉnh Đak Lak, tr. 15-19. Trịnh Đức Minh, Phan Quốc Sủng (1991), "Nghiên cứu tập đoàn và chọn tạo giống cà phê vối (C. canephora Pierre)", Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước "Xây dựng vườn tập đoàn, nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè, vối và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong việc kinh doanh cây cà phê" giai đoạn 1986-1990, Hôi nghị nghiệm thu đề tài cấp nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Hà nội, ngày 13-5-1991. Trịnh Đức Minh (1995), "Tiêu chuẩnnăng suất quả, quả và hạt của cây đầu dòng trong công tác cải tiến cây cà phê vối. Một số ý kiến về tiêu chuẩn cây mẹ và quả làm giống theo hệ thống chọn lọc 4 tốt trong sản xuất", Kỷ yếu kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983-1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 576-587. Trịnh Đức Minh (1996), "Kết quả tuyển cây đầu dòng cà phê vối hai năm 1994-1995 và khảo sát tập đoàn trồng 1995", Kết quả nghiên cứu khoa học 1995, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 1 - 20. Trịnh Đức Minh (1997), "Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các dòng vô tính cà phê vối: 16/21; 4/55; 1/20", Báo cáo xin công nhận giống, Viện nghiên cứu cà phê. Trịnh Đức Minh (1997), Báo cáo điều tra phân loại cây cà phê vối kinh doanh tại Nông trường Eatul, Viện nghiên cứu cà phê. Trịnh Đức Minh (1998), "Kết quả chọn lọc giống cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1997-1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên. Trịnh Đức Minh, Chế Thị Đa và ctv (1998), "Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora var. robusta): 16/21; 1/20; 004/55", Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6), tr. 131-133. Trịnh Đức Minh (1999), Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân vô tính cho cà phê vối (Coffea canephora Pierre) trong điều kiện ở tỉnh Đak Lak, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Trịnh Đức Minh (1999), "Cải tiến giống cà phê vối", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 168-199; 211-213. Trịnh Đức Minh (2002), "Kết quả chọn lọc dòng vô tính cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt", Báo cáo xin công nhận giống, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Đoàn Triệu Nhạn (1998), Tình hình thị trường và phương hướng sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam, VINACAFE. Đoàn Triệu Nhạn (1999), "Tình hình sản xuất và thương mại cà phê trên thế giới", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 13-18. Nguyễn Sĩ Nghị (1982), Trồng cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. Nguyễn Sĩ Nghị, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, Nguyễn Võ Linh (1996), Cây cà phê Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. Phòng thống kê Đăk Mil (2000), Niên giám thống kê 2000 huyện Đăk Mil. Sở Thương mại và Du lịch Đak Lak (2000), Báo cáo tổng kết công tác tiêu thụ cà phê niên vụ 1999-2000, Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê nhân, ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak. Phan Quốc Sủng (1995), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. Phan Quốc Sủng (1999), "Vị trí kinh tế của cây cà phê ở Việt Nam và trên thế giới", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 5 -12. Vũ Cao Thái, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Trường (1999), Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hồ Chí Minh, tr. 12-22. Hoàng Thanh Tiệm (1996), Kết quả chọn lọc giống cà phê chè Catimor F6 kháng bệnh gỉ sắt và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất trong điều kiện ở Đak Lak, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, 1996. Hoàng Thanh Tiệm (1999), "Nguồn gốc và phân loại thực vật học cây cà phê", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 51 -63. Hoàng Thanh Tiệm (1999), "Yêu cầu sinh thái của cây cà phê", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 87-95. Hoàng Thanh Tiệm (2000), áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê vối tỉnh Đak Lak, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên. Hoàng Thanh Tiệm (2001), "Định hướng phát triển cà phê chè ở Việt Nam trong những năm tới", Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên, (7), tr. 2-3. Nguyễn Văn Trương (2000), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu, Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê nhân, ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak. ủy ban nhân dân huyện Đak Mil (2002), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Đăk Mil, tỉnh Đak Lak thời kỳ 2001-2010. Viện nghiên cứu cà phê (1997), Điều tra nghiên cứu hội chứng vàng lá cà phê và biện pháp phòng trừ. Tiếng Anh Anil Kumar and C.S, Srinivasan, A preliminary Study on Conversion of Old Robusta into Arabica, [Online] Available htp://www.indiacoffee.org/newsletter /8/ plantersworld.html, 17/10/2002. Berthaud J. (1987), "Utilisation of Coffea canephora haploids: results of studies in progress", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 453-458. Berthaud J., Charrier A. (1988), "Genetic resources of coffea", Coffee, vol.4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 1-42. Bouharmont P. (1963), Somatic chromosomes of some Coffea species, Euphytica, 12, pp. 254-257. Cambrony H.R., "Arabusta and other interspecific fertile hybrids", Coffee, vol.4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 263-290. Charrier A., Berthaud J. (1988), "Breeding of Robusta", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 167-198. Ferwerda F.P. (1969), "Breeding of canephora coffee", Outlines of Perennial crop Breeding in the Tropics, Veenman & Znen NV, Wageningen, pp. 189-241. HORT 494-1, Reasons for Grafting & Budding. [Online] Available 1.cit. cornell.edu/courses/hort 494/graftage/reasons GB Left.html, 8/10/2002. Lashermes P., Charrier A., Couturon E. (1993), "On the use of doubled haploids in gggenetics and breeding of C. canephora", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts. Monaco LC., Carvalho A., "Coffee breeding for leaf rust resistance", 7th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 437-445. Montagnon C., Leroy T. and Eskes A.B. (1998), "Varietal improvement of coffea canephora (Criteria and breeding methods)", Plantations reseearch, development 5, (1), pp. 29-33. Noriega C., Sondahl M.R. (1993), "Coffee micropropagation via high frequency somatic embryo production in liquid culture", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts. Petiard V., Ducos J.P., Paillard M., Spiral J., Zamarripa A. (1993), "Biotechnologies appliquées auux caféiers", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts. Petiard V., Ducos J.P., Zamarripa A. (1993), "Production of coffee somatic embryos in bioreacter", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts. Ravohitraviro T. (1980), Considerations on correlations between growth characteristics and yield components of robusta coffee, Doctoral thesis, Universitty of Madagascar. Smith A. (1988), "Introduction", Coffee, vol.4: Chemistry, Elsevier Applied Science, pp. 1-41. Snoeck J. (1988), "Cultivation and harvesting of the Robusta coffee", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 91-128. Sondahl M.R. (1979), "Coffee", Plant cell and tissue culture: Principles and application, Ohio State Univ. Press, Columbus, pp. 527 - 584. Sondahl M.R., Loh W.H.T (1979), "Cooffee biotechnology", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 235-262. Starisky G. (1970), Embryooid formation in callus tissues of cooffee, Acta Botanica Neerlandica,19, pp. 509-514. Sybbengga J. (19660), Genetics and cytology of coffee, Bibliographia genetica, 19. Top working in coffee, Central coffee reseach in stitute, India, Platinium Jubilee, 1925-2000. Van der Vossen H.A.M, Walyaro D.J.A. (1981), The coffee breeding proggramme in Keenyya: A preview of pogress made since 1971 and plan of action for the coming years, Kenya coffee, 46, pp. 113-130. Vishveshwara S. (1975)), Studies on coffee selection, Indian coffee, 39, pp. 366-374. Walyaro D.J.A. (1983), Considerations in breeding for improved yield and quality in arabica coffee (C. arabica), Thesis, Wageningggen. Tiếng Pháp Anthony F. (1992), Les ressources génétiques des caféiers: collêct, gestion d' un conservatoirre et évaluation de la diversité génétique, ORSTOM (Paris), Serie TDM, 81. Berthaud J. (1980), "L' incompatibility chez Coffea canephora: methode de test et détermonism génétique", Café Cacao Thé, (24), pp. 267-274. Berthaud J. (1985), Les Ressources Génétiqué chez lé Caféiers Africaines: Populations Sylvestres, échanges Génétique et Mise en Culture, Doctoral Thesis, University of Pais XI, Orsay. Berthaud J. (1980), Guillaumet J.L., Le Pierré D., Lourd M. (1977), "Les própections des caféiers sauvages et leur mise en collections", 8th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 365-372. Berthaud J. (1980), Guillaumet J.L. (1978), "Les caféiers sauvages en Centrafrique", Café Cacao Thé, (22), pp. 171-186. Bouharmont P., Awemo J. (1980), "La sélection végétative du caféier robusta au Cameroun", Café Cacao Thé, (23), pp. 227-254. Bouharmont P., Lotodé R. (1986), "La sélection générative du caféier robusta au Cameroun. Analyse des résultats d' un essai d' hybrides diallèle implanté en 1973", 11th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 507-518. Capot J. (1972), "L' améleoration du caféiers en Côte d' Ivoire. Les hybrides arabusta", Café Cacao Thé, (16), pp. 3-16. Capot J. (1975), "Obtention et perspectives d' un nouvel hybride de caféier en Côte d' Ivoire: L' Arabusta", 7th International Colloquium on the Chemistry of Coffee, ASIC, Paris, pp. 449-459. Capot J. (1977), "L' améleoration du caféiers robusta en Côte d' Ivoire", Café Cacao Thé, (21), pp. 233-242. Charmetant P., Leroy T. (1985), "Etude de l'influence des différents facteurs agronomiques et génératiques sur la granulométrie du café robusta", 11th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 489-494. Charrier A. (1980), "La conservation des ressources génétiqué du genre Coffea", Café Cacao Thé, (24), pp. 249-257. Chevalier A. (1947), "Les caféiers du Globe. Systématique de caféiers et faux caféiers", Encyclopédie biologique, Fascicule III, P. Lechevalier, Paris, pp. 356. Coste R. (1995), "Multiplication du caféiers", Les caféiers et les cafés dans le monde, Tome I, G.P. Maisonneuve & Larose, Paris, pp. 65-85. Couturon E., Berthaud J. (1982), "Présentation d' une methode de récupération d' haploides spontanes et d' obtention de plantes diploides homozygotes chez C. canephora", 10th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 385-391. Devreux M., Valleys G., Pochet P., Gilles A., Rechèrches sur autótérilité du caféier robusta (C. canephora Pierre), Publication INEAC, Série Scientific, (78). Dublin P. (1967), "L' Amélioration du caféier en République Centraficaine: Dix années de sélection clonal", Café Cacao Thé, (11), pp. 101-136. Duceau P. (1980), "Critères de séléction pour l' amélioration des hybrides arabusta en Côte d' Ivoire", Café Cacao Thé, (24), pp. 275-279. IFCC (1963), Les principes de la sélection des caféiers canephoroides et libérioexcelsoides. Leur application au travaux des centres de recherches de l' Institut Francaise du Café et du Cacao en Côte d' Ivoire, à Madagascar et en République Centrafricaine, Bull, (5), Paris. Lanaud C. (1981), "Production de plantules de C. canephora par embryogenèse somatique réalisée à partir de culture invitro d' ovules", Café Cacao Thé, (25), pp. 231-236. Louarn J. (1982), "Bilan des hybridations interspécifiques entre caféiers africains diploides en collection en Côte d' Ivoire", 10th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 375-384. Louarn J. (1993), "Structure génétiqué des caféiers africains diploides bas ée sur la fertilité des hybrides interspécifiques", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 243-252. Montagnon C., Leroy T., Yapo A. (1992), "Ananyse de le diversité génotypique et phénotypique de quelques groupes de caféiers (Coffea canephora) en collection: cons équen ces sur leur utilisation", Café Cacao Thé, (36), pp. 187-198. Pierrès D.L. (1987), "Considé rations sur les imcompatibilités de greffe pour la culture du caféier", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 783-790. Snoeck J. (1968), La sélection végétative du caféier robusts à la malgache, Café Cacao Thé, (12), pp. 223-235. Snoeck J., De Reffye Ph. (1968), "Mòdele mathématique aléateire et simulation de la croissance et de l' architecture du caféier robusta", Café Cacao Thé, (20), pp. 180-189. Snoeck J. (1987), "L' améloration des techniques culturales en caféiculture", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 519-544. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33885.doc
Tài liệu liên quan