MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc khuyến khích đầu tư, thành lập doanh nghiệp trong nước và Nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập với hàng ngàn hoạt động kinh doanh khác nhau, trong đó phải kể đến là loại hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, một ngành kinh doanh rất phát triển hiện nay. Đến nay, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đã có hơn 37 công ty tham gia ( danh sách do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam công bố), trong đó có các cô
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng kế hoạch Marketing cho dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm của Công ty Cổ phần Sao Khuê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty bảo hiểm lớn có danh tiếng của Nước ngoài cạnh tranh với các công ty bảo hiểm trong nước như AIG, Liberty, MIC, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí PVI, .. hàng năm số doanh thu tiền bảo hiểm lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 3% trong GDP.
Tuy nhiên, xem xét một cách cụ thể hoạt động của các công ty Bảo hiểm và của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hiện nay, chưa có công ty nào khai thác dịch vụ “ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm”. Trong khi thực tế là có rất nhiều công ty, cá nhân phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí để hoàn tất hồ sơ, thủ tục trong việc đòi bồi thường bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm sau khi sự cố xảy ra hoặc ngược lại, tình trạng chây ỳ nộp phí bảo hiểm của các công ty, cá nhân diễn ra như là một hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường. Nhu cầu cấp thiết nảy sinh xuất phát từ hoạt động chuyên môn hoá của các công ty, các cá nhân là họ cần một “Công ty chuyên nghiệp đại diện” đứng ra thực hiện công việc trên.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường và cơ hội rất lớn này, các Cổ đông sáng lập đã quyết định thành lập Công ty Sao Khuê Việt Nam để kinh doanh khai thác dịch vụ “ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm” . Yêu cầu đặt ra là Công ty Sao Khuê Việt Nam cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch Marketing như thế nào để có thể thu hút được khách hàng, làm cho khách hàng biết đến dịch vụ của Công ty, từ đó có thể ổn định hoạt động, tiến tới thâm nhập, mở rộng thị trường và đạt được các mục tiêu đề ra. Xuất phát từ yêu cầu trên, Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch marketing cho dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm của Công ty Cổ phần Sao Khuê Việt Nam.
I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO KHUÊ VIỆT NAM
1. Giới thiệu về Công ty:
Công ty Cổ phần Tư vấn và thu hồi bảo hiểm Sao Khuê Việt Nam
Thành lập trong tháng 02 năm 2009
Ngành nghề kinh doanh : Dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm ( Bảo hiểm phi nhân thọ)
Trụ sở : 614 Lạc Long quân, Tây Hồ Hà Nội
Vốn điều lệ : 2 tỷ đồng
Số lượng thành viên sáng lập: 5 người
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm các Phòng – Ban như sơ đồ dưới đây :
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ
PHÓ GĐ
PHÒNG BÁN HÀNG
PHÒNG THỊ TRƯỜNG
KẾ TOÁN
QH KHÁCH HÀNG
GĐ-BT
BỘ PHẬN GÍA
KIỂM SOÁT NGHIỆP VỤ
PHÒNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp
2) Dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm
Dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm là hoạt động do Sao Khuê đứng ra làm đại diện, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các cá nhân trong việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ đòi bồi thường bảo hiểm, rút ngắn được thời gian, chi phí và nhân lực cho hoạt động này. Các phí này có thể thu hồi sau tai nạn hoặc thu hồi phí bảo hiểm nợ quá hạn. Cách thức tiến hành Dịch vụ này sẽ triển khai theo các hướng chủ yếu như sau :
Một là, ký hợp đồng tư vấn cho khách hàng về việc thu hồi phí bảo hiểm. Sao Khuê sẽ hướng dẫn cho khách hàng cách thức và thủ tục tiến hành đòi bồi thường bảo hiểm trong thời gian nhanh nhất.
Hai là, Sao Khuê sẽ trực tiếp tiến hành hoạt động thu hồi phí bảo hiểm trên cơ sở ký hợp đồng với khách hàng theo tỷ lệ % nhất định tính trên tổng phí bảo hiểm thu hồi.
Ba là, Sao Khuê sẽ tiến hành định giá tổn thất và mua đứt giá trị bảo hiểm cần thu hồi với khách hàng, Sao Khuê là bên thụ hưởng phí bảo hiểm sau khi thu hồi.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAO KHUÊ VIỆT NAM
1. Mục đích:
Xây dựng kế hoạch marketing cho hoạt động dịch vụ là việc làm cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về hoàn thiện các dịch vụ bảo hiểm, một trong những lĩnh vực rất phát triển hiện nay. Bên cạnh hiệu quả kinh doanh đối với Công ty cổ phần Sao Khuê nói riêng nó còn góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh cho các Công ty, cá nhân khác vì giúp cho họ tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho việc giải quyết sự cố, tập trung chuyên sâu hơn vào hoạt động chính của mình.
2. Phân tích môi trường Marketing
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1 Chính trị
Việt Nam có sự ổn định chính trị cao, đó là đánh giá của rất nhiều Chuyên gia và các Tổ chức Nước ngoài khi nhận định về Nước ta, minh chứng cho việc này là số lượng các công ty Nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam nói chung và trong ngành kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nói riêng tăng lên, cho thấy môi trường đầu tư khá thuận lợi và hấp dẫn. Đây cũng là cơ sở cho việc thành lập và kinh doanh của Sao Khuê. Hệ thống Luật đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế, nhất là Luật doanh nghiệp và Luật lao động; Tuy nhiên, đối với ngành kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, các chính sách thuế còn nhiều điểm bất cập như thuế Giá trị gia tăng tính cho doanh thu phí bảo hiểm hay khoản bồi thường cho khách hàng phải chịu thuế,v,v…, nhưng nhìn chung môi trường chính trị là thuận lợi đối với Công ty Sao Khuê.
2.1.2. Kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất tăng và chỉ số giá tiêu dùng CPI của hầu hết các hàng hóa tăng cao, làm cho kinh tế đất nước trong tình trạng rất khó khăn. Các tổ chức tín dụng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lựa chọn dự án cho vay vốn, đây là yếu tố bất lợi cho Sao Khuê trong giai đoạn đầu khi mới thành lập. Tình trạng thất nghiệp tăng cao do các doanh nghiệp cắt giảm nhân viên để cắt giảm chi phí, song những lao động có chuyên môn kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm lại không nhiều, đây là khó khăn để triển khai mở rộng quy mô của Sao Khuê.
Xem xét tổng thể thì môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc thành lập của Công ty Sao Khuê Việt Nam như đã phân tích. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là trong năm qua ngành dịch vụ bảo hiểm vẫn tăng trưởng cao, trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng 41% so với năm 2007 ( số liệu Bộ tài chính ) do các doanh nghiệp làm ăn tốt.
2.1.3. Xã hội
Thực tế cho thấy thu nhập của người dân đã tăng lên rất nhiều, số lượng cá nhân tham gia bảo hiểm tăng lên cả về số lượng và chất lượng ( giá trị bảo hiểm), như bảo hiểm xe cơ giới ( Mô tô, ô tô), trung bình năm sau so với năm trước tăng 17%, bên cạnh đó trình độ văn hóa, nhận thức của người dân cũng tăng lên, trước đây người dân nhìn nhận việc mua bảo hiểm để bảo đảm sự an toàn của tài sản và hoạt động kinh doanh là một việc làm không thực sự cần thiết, nhưng nay họ chủ động tham gia và đóng góp đáng kể vào việc tăng doanh thu của ngành bảo hiểm thời gian qua. Đây là yếu tố thuận lợi đối với hoạt động của công ty Sao Khuê bởi đây là một trong những khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm tới.
2.1.4. Công nghệ
Yếu tố công nghệ cũng cần được xem xét và ứng dụng trong hoạt động của Công ty Sao Khuê thời gian tới. Hiện nay, các công ty nhất là các công ty bảo hiểm lớn trong nước và Nước ngoài đã áp dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình hoạt động của mình, từ khâu giám định, xác định nguyên nhân tai nạn, đến theo dõi quá trình xử lý vụ việc và bồi thường đều được sử dụng máy móc hiện đại; điều này giúp cho việc tiết kiệm thời gian, chi phí, tính toán và đo lường khá chính xác các yếu tố ảnh hưởng và tiết kiệm được nhân lực.
2.2. Phân tích môi trường vi mô
Phân tích môi trường vi mô để nhận biết các yếu tố biến đổi của môi trường ngành có tác động đến như thế nào đến kế hoạch Marketing của doanh nghiệp, việc phân tích này dựa trên cơ sở của Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter thuộc trường kinh doanh Harvard Mỹ.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trên thị trường dịch vụ bảo hiểm hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Sao Khuê Việt Nam là các Công ty Bảo hiểm, các công ty Tư vấn Luật,...đây là hai nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà theo đánh giá của Sao Khuê, hai nhóm đối thủ này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Công ty để giành giật thị trường và khách hàng do họ có những ưu thế sau đây :
+ Có một lượng khách hàng ổn đinh vì đã có thời gian động nhất định trong ngành, chính vì vậy họ hiểu rõ khách hàng, nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
+ Có tiềm lực tài chính và vị thế doanh nghiệp nhất định trên thị trường, nhất là những doanh nghiệp lớn của Nhà nước và Nước ngoài. Tâm lý khách hàng sẽ muốn hợp tác với những công ty có thương hiệu mạnh và uy tín cao.
+ Có các chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng qua việc giảm giá và trích tỷ lệ hoa hồng cao, đây là yếu tố kích thích khách hàng lớn và lợi thế của nhóm đối thủ này do họ đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô, trong khi Sao Khuê vừa mới thành lập và khả năng tài chính còn hạn chế.
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đây là những doanh nghiệp đang có dự định tham gia vào thị trường dịch vụ này, đó có thể là những doanh nghiệp bảo hiểm mới, các công ty Luật hoặc doanh nghiệp thành lập tương tự như Sao Khuê Việt Nam. Vấn đề đặt ra là Sao Khuê sẽ phải hành động như thế nào trong điều kiện đó để chiếm lĩnh được thị phần và hạn chế sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng này.
2.2.3.Khách hàng
Các nhóm khách hàng tiềm năng của dịch vụ này tương đối đa dạng, có thể chia tập hợp các khách hàng thành những nhóm chủ yếu sau đây :
+ Nhóm các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã và đang tham gia bảo hiểm ( Bảo hiểm phi nhân thọ )
+ Các tổ chức và cá nhân
+ Các công ty bảo hiểm
Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy, hiện nay sức ép từ khách hàng đến các Công ty kinh doanh bảo hiểm hoặc dịch vụ khác liên quan đến một số yếu tố sau đây :
Một là, sức ép về giá và chất lượng dịch vụ
Khách hàng luôn đòi hỏi một chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý nhất, điều này tạo ra áp lực lớn cho Công ty nhất là trong điều kiện mới thành lập, khi giá cả và uy tín đều chưa được phù hợp và ổn định.
Hai là, sức ép về các chính sách khuyến mại, hỗ trợ
Đây là yếu tố gây bất lợi nhiều cho Sao Khuê, tỷ lệ hoa hồng và trợ giá cho các khách hàng thường của các đối thủ cạnh tranh rất cao, trong khi Sao Khuê lại mới tham gia vào thị trường nên chưa thể áp dụng các chính sách này.
Ba là, sức ép về sự ra đi của khách hàng, đồng nghĩa với việc khách hàng tìm đến đối thủ cạnh tranh khác
Sao Khuê Việt Nam phải chứng minh và nâng cao uy tín bằng chất lượng dịch vụ của mình trong quá trình hoạt động, không thể giữ khách hàng khi mà bản thân Sao Khuê chưa làm tốt những vấn đề này, và đó là vấn đề Sao Khuê luôn ghi nhớ trong hành động.
2.2.4. Nhà cung ứng
Sức ép Nhà cung ứng đối với Công ty Sao Khuê chính là các Ngân hàng, cá nhân sẽ tham gia cổ đông của Công ty. Do biến động về kinh tế,chính sách thắt chặt tiền tệ của các Tổ chức tín dụng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng vay vốn, đầu tư mở rộng sản xuất của Sao Khuê.
2.2.5. Sản phẩm thay thế
Đây cũng là mối đe doạ với Công ty Sao Khuê Việt Nam, như trên đã phân tích, các khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh khác nếu Sao Khuê không có một chất lượng dịch vụ tốt, một chính sách giá phù hợp và các chính sách hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, Công ty cũng phải tính toán đến yếu tố này để đưa ra được một kế hoạch phù hợp nhất.
3. Phân tích môi trường nội bộ Công ty
3.1.Thuận lợi
+ Đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trung bình trên 7 năm, đội ngũ sáng lập viên của Công ty Cổ phần đầu tư Sao Khuê là một thế mạnh mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được. Hơn nữa, do bảo hiểm là một ngành kinh doanh khá đặc thù chính vì vậy nếu không có kinh nghiệm và hiểu biết sâu trong lĩnh vực thì rất khó khăn trong việc xác định nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề.
+ Sự khác biệt của sản phẩm
Như trên đã trình bày, dịch vụ này hiện chưa được các doanh nghiệp hoặc các công ty bảo hiểm chú trọng, một mặt do tính chuyên sâu trong hoạt động nên các doanh nghiệp bảo hiểm chưa có sự nghiên cứu và đầu tư, mặt khác các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Vì vậy, Công ty Sao Khuê có nhiều lợi thế về khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
+ Vốn đầu tư ban đầu thấp
Đầu tư vốn ban đầu của Công ty không cao, tuỳ theo mức độ của từng vụ việc, Công ty có thể lựa chọn phương án này hoặc phương án khác sao cho đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Khách hàng và thị trường đa dạng
- Việc tham gia bảo hiểm phi nhân thọ của bất kỳ một tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp nào cũng là đối tượng khách hàng của hoạt động này. Điều này là thuận lợi vô cùng lớn khi doanh nghiệp mới thành lập.
- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tương đối đa dạng gồm nhiều loại hình bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, phương tiện cơ giới, bảo hiểm tầu,.. tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân đoạn thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao khả năng thu lợi nhuận tối đa.
3.2. Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty Sao Khuê cũng có những khó khăn sau đây :
+ Tiếp cận và lôi kéo khách hàng
Do mới thành lập và do hoạt động kinh doanh mới nên rất khó khăn cho việc tiếp cận và lôi kéo khách hàng. Trong khi, nếu các công ty lớn có tiềm lực hoặc các công ty bảo hiểm chú trọng đến hoạt động này thì Công ty cổ phần đầu tư Sao Khuê Việt Nam sẽ gặp khó khăn.
+ Chi phí khuyếch trương, quảng cáo
Cũng do mới thành lập và phải tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu và chứng minh qua hoạt động của mình; vì vậy, trong thời gian đầu công ty sẽ rất khó khăn trong việc cân đối các chi phí đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, để khách hàng biết và sử dụng dịch vụ thì chi phí cho quảng cáo là không thể thiếu song, sẽ rất khó khăn vì tài chính khá eo hẹp.
3.3. Cơ hội:
+ Nền kinh tế phát triển kéo theo nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển. Tỷ lệ các doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng tăng lên, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ của Công ty Sao Khuê ngày càng hoàn thiện và phát triển. Thêm vào đó, chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là một cơ hội lớn cho việc thành lập và hoạt động của Sao Khuê Việt Nam
+ Học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp Nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam. Hiện nay, có hơn 1000 sản phẩm bảo hiểm và đó cũng là cơ hội cho Công ty Sao Khuê Việt Nam tiếp cận, lựa chọn để đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Hợp tác với các công ty lớn có tiềm lực tài chính để phát triển sâu và rộng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với một thị trường rộng và đa dạng như thị trường bảo hiểm, với số lượng khách hàng đông đảo, Sao Khuê Việt Nam có nhiều sự lựa chọn khách hàng tiềm năng, xây dựng chính sách, kế hoạch phục vụ khách hàng cũng thuận lợi.
3.4. Thách thức:
+ Đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lớn, có tiềm lực là việc làm vô cùng khó khăn, thêm vào đó, chính sách và các quy định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm thường xuyên thay đổi sẽ là trở ngại lớn cho Công ty Sao Khuê trong giai đoạn sắp tới.
+ Để xây dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường trong thời gian tới là rất khó khăn đối với Công ty, bên cạnh hoạt động khuyếch trương, quảng cáo để khách hàng biết đến, Công ty Sao Khuê Việt Nam cũng cần phải chứng tỏ được năng lực qua thực hiện công việc, và điều này diễn ra trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để chiếm ưu thế, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ mới cũng là thách thức không nhỏ đối với Sao Khuê.
4. Thực trạng thị trường hiện nay
4.1. Thị trường bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm ở nước ta là thị trường tiềm năng và đang phát triển, hiện nay trên thị trường bảo hiểm có khoảng 1000 sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, tham gia, một số loại hình bảo hiểm mà thường xuyên các khách hàng đã tham gia là:
+ Thị trường bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (FIRE)
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản (PAR)
- Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp (IAR)
- Bảo hiểm hoả hoạn nhà tư nhân
- Bảo hiểm tiền (MN)
- Bảo hiểm trộm cướp (THI)
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hoả hoạn và rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
+ Bảo hiểm xe cơ giới ( bảo hiểm vật chất và TNDS chủ xe ô tô và xe máy )
- Bảo hiểm TNDS bắt buộc mô tô - xe máy
- Bảo hiểm TNDS tự nguyện mô tô - xe máy
- Bảo hiểm vật chất mô tô - xe máy
- Bảo hiểm vật chất xe ô tô
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái xe
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Hàng hóa xuất - nhập khẩu
Hàng hóa vận chuyển nội địa
+ Bảo hiểm khách du lịch :
- Bảo hiểm khách du lịch trong nước - Bảo hiểm khách Việt Nam du lịch nước ngoài - Bảo hiểm khách nước ngoài du lịch Việt Nam
Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, dù còn non trẻ, nhưng có tốc độ phát triển khá mạnh. Nếu năm 1995, mới chỉ có 1 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì đến hết năm 2008 cả nước đã có 37 công ty, trong đó có 21 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 7 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm và 8 công ty môi giới bảo hiểm với đa dạng các loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng như xu hướng thành lập thêm các công ty bảo hiểm trong nước trong đó, một số doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi, thương hiệu mạnh, như: Bảo Việt; Bảo Minh; PJICO, PVI, PTI,... Tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm đến hết năm 2008 là 5.827 tỉ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỉ đồng. Vốn đầu tư trở lại nền kinh tế năm 2008 đạt trên 57.000 tỉ đồng tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2007.
Bất chấp khó khăn của nền kinh tế trong những tháng đầu năm 2008, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao khi đa số DN đều đạt được kết quả tốt. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, doanh thu bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2008. Tổng phí bảo hiểm gốc toàn thị trường ước đạt 5.486 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ năm 2007. Các công ty bảo hiểm trên thị trường đạt doanh thu bảo hiểm gốc lớn như: Bảo hiểm Bảo Việt đạt 1.675 tỷ đồng, tăng 50%; Pjico đạt 520 tỷ đồng, tăng 44%; Bảo Minh đạt 1.009 tỷ đồng, tăng 23,6%; PVI đạt 1.113 tỷ đồng, tăng 6,5%.
Doanh thu phí của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (2002 - 2008)
Đơn vị: Tỉ đồng
Doanh nghiệp
bảo hiểm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
6 tháng 2008
1. Bảo Việt Việt Nam
968,3
1.277,1
1.862,3
2.113,4
1.860,6
1.940,1
1.675
2. Bảo Minh
395,4
603,2
973,8
1.158,2
966,9
1.136,7
1.009
3. PJICO
137,4
265,8
489,3
605,7
550,8
702,6
520
4. PVI
98,1
138,1
198,8
243,8
341,8
567,0
1.113
5. PTI
66,5
99,7
124,4
161,5
226,4
249,1
1169
Toàn thị trường
1.717,8
2.598,2
3.817,2
4.715,5
4.382,2
5.429,8
5.486
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm của các công ty thuộc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Trong giai đoạn 2002 - 2007, doanh thu phí tăng hơn 3 lần, từ 1.717,8 tỉ đồng năm 2002 lên 5.429,8 tỉ năm 2007 và con số này chỉ tương đương với doanh thu 6 tháng đầu năm 2008, 5.486 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp trên thị trường, PVI có tốc độ tăng trưởng cao nhất - tăng gấp gần 6 lần, tiếp đến là PTI. Đánh giá chung, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang tồn tại những vấn đề sau :
+ Năng lực tài chính của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nước ta và hầu hết các doanh nghiệp ở lĩnh vực này còn rất hạn chế so với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và thế giới. Tổng vốn điều lệ đăng ký mới chỉ đạt hơn 4.800 tỉ đồng, tương đương với vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam, nếu quy đổi ra USD thì số vốn này chỉ ngang bằng với vốn điều lệ của một doanh nghiệp bảo hiểm hạng trung bình ở Ma-lai-xi-a.
+ Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Vấn đề hạ phí bảo hiểm, lôi kéo nhân viên và đại lý đang là vấn đề "nóng" của thị trường.
+ Do hạn chế về năng lực tài chính, mức giữ lại của các doanh nghiệp còn thấp, đặc biệt những nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường thấp luôn có tỷ lệ tái bảo hiểm lớn (bảo hiểm hàng không, dầu khí, tài sản kỹ thuật,...).
+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Số lao động được đào tạo bài bản không nhiều, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên và đại lý chưa tốt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh doanh nghiệp nói riêng và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung
4.2. Tình hình bồi thường phí bảo hiểm thời gian qua
Điều đáng nói là cùng với việc tăng lên của doanh số phí bảo hiểm phi nhân thọ thì trong 6 tháng đầu năm 2008, bảo hiểm phi nhân thọ phải thực hiện một số vụ bồi thường lớn như: vụ thiết bị khoan Nacap (PVI thực hiện), ước tính tổn thất 785.000 USD; 3 vụ tổn thất của Xi măng Cẩm Phả (PTI/Pjico thực hiện), ước tính 1,7 triệu USD; vụ Xi măng Hạ Long (PTI thực hiện), ước tính tổn thất 1,8 triệu USD. Tổn thất hàng hóa với số ước bồi thường khoảng gần 12 triệu USD.
Dưới đây là tình hình bồi thường phí bảo hiểm qua các năm từ 2002 đến 2008 của một số công ty, nó cho biết cứ 1 đồng phí bảo hiểm thì cần phải chi bồi thường bao nhiêu đồng. (đơn vị: lần )
Tên doanh nghiệp
2002
2003
2004
2005
2006
2007
6 tháng 2008
1. Bảo Việt Việt Nam
0,51
0,46
0,41
0,47
0,51
0,54
0,57
2. Bảo Minh
0,54
0,38
0,28
0,45
0,58
0,54
0,55
3. PJICO
0,45
0,43
0,45
0,49
0,65
0,48
0,52
4. PVI
0,13
0,11
0,14
0,23
0,22
0,26
0,37
5. PTI
0,46
0,46
0,45
0,37
0,44
0,50
0,53
Toàn thị trường
0,51
0,38
0,31
0,46
0,50
0,51
0,53
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm của các công ty (2002 – 2008) )
Cũng theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Việt Nam, tình trạng bồi thường bảo hiểm một số lĩnh vực tăng lên đột biến như bảo hiểm xe cơ giới 51,6%, bảo hiểm con người 47 %, bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tầu 42%. Tổng phí bồi thường bảo hiểm của năm 2008 ước đạt 6.400 tỷ đồng.
4.3. Thực trạng bồi thường phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm hiện nay
Đây là vấn đề đáng quan tâm vì thực tế là có rất nhiều khách hàng phải bỏ nhiều thời gian và chi phí để tiến hành đòi bồi thường phí bảo hiểm sau sự cố xẩy ra, thậm chí sự cố đó không phải do lỗi của họ gây ra. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường viện dẫn nhiều lý do để trì hoãn hoặc kéo dài thời hạn bảo hiểm gây bức xúc cho khách hàng.
Tham gia bảo hiểm thường rất dễ , nhưng để lấy được tiền bảo hiểm lại rất khó” vấn đề này đúng hay không ? Người tham gia bảo hiểm phải làm gì để mọi việc trở nên “suôn sẻ”? Cho đến nay có thể vấn đề vẫn đang đúng. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể minh chứng cho nhận định trên.
Một khách hàng (chủ xe du lịch bốn chỗ) mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm than phiền: do ông mua bảo hiểm vật chất chiếc xe của mình nên trong quá trình đi công tác xa xe gặp tai nạn bị hư hỏng, phải sửa chữa hơn 1 triệu đồng. Để hoàn tất hồ sơ yêu cầu bồi thường, ông đã phải tốn thời gian gần hai tháng trời đi nhiều nơi xin xác nhận, chi phí đi lại và thời gian thu thập hồ sơ, chờ đợi nhận bảo hiểm cũng vượt quá khoản tiền nhận được.
Không hẳn bất cứ khách hàng nào bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để thu thập hàng đống hồ sơ, giấy tờ đòi bảo hiểm cũng nhận được khoản tiền bồi thường. Nhiều trường hợp khách hàng đã vô cùng bức xúc vì đã bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường một cách hết sức vô lý.
Công ty TNHH Tiến Lên (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có mua bảo hiểm vật chất 15 xe cơ giới tại một Công ty Bảo hiểm với tổng phí 72 triệu đồng. Ngày 26-5-2008, trong lúc giao nhận hàng, chiếc xe cẩu này đã bị phóng điện và cháy toàn bộ, rất may tài xế và phụ xe thoát nạn.
Ngay khi tai nạn xảy ra, Công ty Tiến Lên đã báo cho công ty bảo hiểm và Công ty cũng cử nhân viên xuống hiện trường, cho kéo chiếc xe về TP.HCM để chờ giải quyết. Sau hơn hai tháng thu thập khoảng 20 loại giấy tờ theo yêu cầu của Công ty Bảo hiểm để hoàn tất hồ sơ yêu cầu bồi thường (số tiền bảo hiểm cho chiếc xe là 600 triệu đồng), Công ty Tiến Lên tưởng đã yên tâm để nhận tiền bảo hiểm.
Thế nhưng, đúng một tháng sau kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ (trong khi theo bản qui tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ giới mà công ty đưa ra thời hạn tối đa để giải quyết bồi thường là 15 ngày), Công ty bảo hiểm đã ra văn bản từ chối bồi thường vì lý do “xe đi vào đường cấm, khu vực cấm...”, thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm của bảo hiểm.
Theo giải thích của Công ty bảo hiểm nọ, căn cứ vào biên bản hiện trường của cơ quan công an, nguyên nhân cháy là do xe vi phạm “an toàn lưới điện” tại khu vực nên công ty không bồi thường. Tuy nhiên, thực tế hiện trường xảy ra tai nạn là bãi đất trống, hằng ngày vẫn dùng làm nơi giao nhận hàng của cơ sở Trường Tiến, có nhiều xe qua lại tại đây. Ở bãi giao hàng này không hề có biển cấm của bất cứ cơ quan chức năng nào.
Theo đại diện của Công ty Tiến Lên, việc họ mua bảo hiểm là “mua cái rủi ro”. Trong trường hợp này vì tài xế không thấy có biển cấm hay cảnh báo gì về tình trạng lưới điện nên mới cho xe vào giao hàng và đã suýt gặp nguy hiểm về tính mạng chứ không phải thấy biển báo cấm mà vẫn đi vào. Công ty bảo hiểm viện dẫn điều khoản xe đi vào “đường cấm, khu vực cấm” không chịu bồi thường là thiệt thòi cho công ty.
Một minh chứng khác, Bà Lê Thị Thu Hương (ngụ khu phố 7 phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, Kiên Giang) có đơn gửi các cơ quan chức năng khiếu nại một công ty bảo hiểm lớn đã “thoái thác trách nhiệm bồi thường, bắt bẻ thủ tục vô lý, cắt xén số tiền phải bồi thường, kéo dài thời gian để chiếm dụng số tiền chi trả, gây thiệt hại cho người được bảo hiểm”…
Vào ngày 8/4/2008, bà Hương ký hợp đồng bảo hiểm tàu cá KG-91478-TS, công suất 450cv, tải trọng 63,54 tấn với Công ty bảo hiểm nọ – Chi nhánh Kiên Giang, phí bảo hiểm 25 triệu đồng, tương đương 1% giá trị chiếc tàu.
Theo hợp đồng bà Hương sẽ được bồi thường 2,5 tỷ nếu tàu bị sự cố ngoài ý muốn làm hư hại 100%. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15/4/2008 đến ngày 15/4/2009.
Ngày 3/7/2008, tàu của bà Hương trong lúc đang đánh bắt ngoài khơi thuộc biển Vũng Tàu thì gặp sự cố chập điện cháy tàu, thiệt hại 100 %. Sau khi sự cố xảy ra, bà Hương đã làm đầy đủ các thủ tục pháp lý để được nhận tiền bảo hiểm, nhưng phía Cty Bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho rằng chiếc tàu chỉ trị giá 1.858.416.123 đồng ?
Việc định giá con tàu trên 1,8 tỷ đã bị bà Hương phản đối quyết liệt, bà Hương nói: “Khi nhân viên đến ký hợp đồng bán bảo hiểm họ định giá con tàu tôi 2,5 tỷ đồng. Đây là một việc làm khó hiểu của Công ty bảo hiểm nọ, “kiểu bán bảo hiểm một đằng bồi thường một nẻo”.
Nhiều khách hàng khi mua bảo hiểm hiện nay cũng tỏ ra rất bức xúc vì những qui định bất hợp lý trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm được ký kết có nội dung rất sơ sài, trong khi đó những qui định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chỉ được qui định cụ thể trong những quyết định, qui tắc khác mà công ty phát hành căn cứ theo các văn bản của Nhà nước về vấn đề này.
Các qui định ấy lại rất chung chung, nhất là các điều khoản về miễn trừ trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm hoàn toàn mù mờ, khó hiểu. Từ đó dẫn đến tình trạng công ty bảo hiểm có thể tùy nghi muốn bồi thường cho khách hàng nào cũng được.
Theo ý kiến của khách hàng và nhiều luật sư, luật gia từng tham gia trong các vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm thường buộc khách hàng phải có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ hồ sơ, giấy tờ yêu cầu bồi thường là không đúng, nhất là đối với các biên bản hiện trường, kết luận của cơ quan công an về nguyên nhân tai nạn...
Đây là những tài liệu mà cơ quan công an không thể cung cấp cho người dân, ngoại trừ khi công ty bảo hiểm yêu cầu. Trong khi đó, theo qui tắc về bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ phối hợp với chủ xe và cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết tai nạn, thu thập giấy tờ cần thiết nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại và phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Trên thực tế khi có tai nạn xảy ra, khách hàng thường không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía công ty bảo hiểm, phải tự mình thu thập hồ sơ, giấy tờ để yêu cầu bồi thường. Công ty bảo hiểm thường chỉ ngồi chờ, phó mặc mọi nghĩa vụ cho khách hàng.
Hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng dân sự, phải có sự thỏa thuận bình đẳng giữa hai bên. Qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hiện nay có thể thấy khách hàng chưa có được sự “bình đẳng” khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Nhiều người “lỡ” mua bảo hiểm đã than thở: nếu biết trước sẽ phải làm gì để đòi được tiền bảo hiểm thì chẳng bao giờ họ mua bảo hiểm , trừ khi bị bắt buộc mua theo qui định!
5. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Mặc dù thị trường bảo hiểm đa dạng nhưng qua phân tích thông tin và căn cứ vào quá trình điều tra thực tế, Công ty cổ phần Sao Khuê Việt Nam xác định và lựa chọn trong thời gian đến cuối năm 2009, chỉ tập trung vào khai thác và cung cấp dịch vụ cho đoạn thị trường (thị phần bảo hiểm xe cơ giới ). Sự lựa chọn này xuất phát từ những vấn đề thực tiễn sau đây :
+ Doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2007 đạt gần 2.500 tỷ đồng, trong khi năm 2008 tăng gần gấp 2,5 lần ( hơn 6 nghìn tỷ), điều này cho thấy khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sự an toàn, ổn đinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi có rủi ro xẩy ra họ được bù đắp. Theo số liệu cung cấp của Cục đăng kiểm Việt Nam sự tăng lên rất nhanh của phương tiện cơ giới nhất là phương tiện ô tô và mô tô, năm 2007 có 721.859 ô tô, 23 triệu xe mô tô, thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên hơn 800.000 ô tô và gần 30 triệu xe mô tô.
+ Tỷ lệ bồi thường phí bảo hiểm tăng lên hàng năm và tăng rất cao đối nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Nếu trong năm 2007, toàn thị trường phải bồi thường 2,769.198 tỷ đồng, trong đó bồi thường bảo hiểm xe cơ giới chiếm 22,33% thì đến năm 2008, con số bồi thường đã tăng lên 6.400 tỷ đồng và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới chiếm 51,6 %. Đây chính là nguồn lợi lớn tạo cơ hội cho Sao Khuê khai thác có hiệu quả.
+ Các doanh nghiệp bảo hiểm chạy đua tìm kiếm khách hàng để tăng doanh số bảo hiểm, mở rộng thị phần của mình nhưng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng thì lại không được chú trọng, nên đã xảy ra tình trạng “ Đem con bỏ chợ” và các khách hàng tảy chay.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6128.doc