Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010

Lời nói đầu Một đất nước, một xã hội muốn có một nền kinh tế phát triển thì phải lấy nền tảng phát triển là công nghiệp. Sự nghiệp đổi mới đất nước ta trong những năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp đã chứng minh cho điều đó. Vì vậy, Đại hội Đảng IX đã khẳng định rõ quyết tâm “Từ nay đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực vư

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợt bậc mới có thể thành công trong cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với Hà Tây, một tỉnh cửa ngõ thủ đô, lại có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề, có cơ sở vật chất kỹ thuật, danh lam thắng cảnh nên Hà Tây có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX đã nhận định giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghiệp trong nền kinh tế và vai trò kế hoạch 5 năm trong hệ thống kế hoạch hoá, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây em đã chọn đề tài: “Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010” làm đề tài nghiên cứu thực tập tốt nghiệp. Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Vai trò của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trong hệ thống kế hoạch hoá. Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001 – 2003. Chương III: Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp hoá trên địa phận tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010 Em xin chân thành cảm ơn Giáo sư Vũ Thị Ngọc Phùng, Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Hoa. Các cô, các bác trong Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây, đặc biệt là Phòng Tổng hợp đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sinh viên: Nguyễn Quế Lâm Chương I vai trò của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp trong hệ thống kế hoạch hoá I. Sự cần thiết phảI xây dựng kế hoạch 5 năm Hệ thống kế hoạch kinh tế quốc dân xét theo thời gian gồm có: - Chiến lược phát triển. - Kế hoạch 5 năm. - Kế hoạch hàng năm. Giữa chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phải có sự ăn khớp về phương hướng phát triển. Mối quan hệ hữu cơ giữa chiến lược, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm được đảm bảo nhờ có mục tiêu chung và những biện pháp chủ yếu, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội theo những nguyên tắc và phương pháp luận thống nhất của kế hoạch hóa kinh tế quốc dân. Tuy mỗi loại kế họach có đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng riêng. Nhưng kế hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa quốc dân, là loại kế hoạch có vị trí quan trọng. Điều này được thể hiện ở những phân tích sau: Chiến lược phát triển là tổng hợp sự phân tích, đánh giá và lựa chọn về các căn cứ, các quan điểm, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên 10 năm và những chính sách thể hiện ở những phân tích sau: Chiến lược phát triển là tổng hợp sự phân tích, đánh giá và lựa chọn về các căn cứ, các quan điểm, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên mười năm và những chính sách thể chế cơ bản để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Thời gian xây dựng chiến lược từ 20 năm đến 30 năm còn gọi là tầm nhìn. Chiến lược là cụ thể hóa tầm nhìn hay tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách thuận lợi. Ngay từ đầu những năm 1990, chúng ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đầu tiên giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu là ổn định và phát triển. Hiện nay có thể nói chúng ta đã ổn định được nền kinh tế và bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nên mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm tiếp theo, giai đoạn 2001- 2010 của nước ta là đẩy mạnh CNH – HĐH. Kế hoạch 5 năm là kế hoạch cụ thể hóa chiến lược trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước nhằm xác định các mục tiêu định hướng, các nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể, các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp chính sách có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm. Xây dựng kế hoạch trong thời gian 5 năm là vì: - Trong điều kiện trình độ phát triển khoa học hiện đại thì 5 năm là thời gian trung bình cần thiết để hình thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong các ngành kinh tế quốc dân, để đưa vào sử dụng phát huy hiệu qủa vốn đầu tư. - Thời hạn 5 năm có thể tiến hành chủ trương đổi mới về công tác quản lý và kế hoạch hóa, áp dụng các chính sách kinh tế. - 5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính chính xác được hoàn thiện, đảm bảo tính định hướng, tác nghiệp. - 5 năm là thời gian đủ để đánh giá hiệu quả của công trình và tiếp tục phát huy nữa hay không. - 5 năm là thời gian cần thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực. - 5 năm là khoảng thời gian gắn giữa hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hóa những phương hướng chủ yếu của xã hội, xác định những mục tiêu cần tập trung, ưu tiên nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Kế hoạch 5 năm tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu, đồng thời thường xuyên duy trì tính cân đối của các yếu tố và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đến nay chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ bẩy 2001 – 2005. Qua mỗi chặng đường 5 năm kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể. Kế hoạch hàng năm là công cụ triển khai và cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, là phân đoạn của kế hoạch năm. Mặt khác, kế hoạch hàng năm còn là công cụ hoàn thiện kế hoạch 5 năm, có tính chất bổ sung đưa vào những vấn đề mới chưa có trong kế hoạch 5 năm. Cũng có thể nói đây là kế hoạch điều hành, bao gồm cả việc thiết lập các cân đối lớn, trên cơ sở nghiên cứu, dự báo thị trường mà điều chỉnh các kế họach tiếp theo. Từ những trình bầy ở phần trên, cho thấy: Kế hoạch 5 năm là yếu tố liên kết chính trong hệ thống kế hoạch, là trọng tâm trong hệ thống kế hoạch, là công cụ quan hệ vĩ mô quá trình phát triển trong thời hạn 5 năm. Mặt khác, Nghị quyết Đại hội IX vẫn tiếp tục khẳng định: “Chuyển dần sang kế hoạch 5 năm là chính, có phân ra từng năm”. Vậy, nhằm nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa ở nước ta cần coi trọng kế hoạch 5 năm, lấy kế hoạch 5 năm là hình thức chủ yếu quản lý nền kinh tế quốc dân. II. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Nền kinh tế quốc dân bao gồm tổng thể các ngành sản xuất vật chất và sản xuất phi vật chất. Trong các ngành sản xuất vật chất thì công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất và giữ một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia. Hoạt động sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác hẳn với hoạt động sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp bao gồm ba hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. - Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội. - Sản xuất và phân phối điện nước và khí. Để thực hiện ba hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: - Công nghiệp khai thác. - Các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước và khí. Hoạt động khai thác là hoạt động mở đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Tính chất tác động của hoạt động này là đưa các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên, tạo ra cơ sở nguyên liệu nguyên thủy cho công nghiệp. Hoạt động chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và trong đời sống. Quá trình chế biến từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng; và cũng có thể một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ những nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là các sản phẩm được coi là nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào sử dụng trong sản xuất hoặc tiêu dùng trong đời sống. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp chế biến gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu: - Công nghiệp sản xuất công cụ lao động. - Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động (nguyên vật liệu lao động) - Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Hoạt động sản xuất và phân phối điện nước là hoạt động tạo ra sản phẩm điện, nước nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Như vậy, có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hóa hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hóa hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác nhau. Trên góc độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất, công nghiệp còn được cụ thể hóa bằng các khái niệm khác nhau: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp lớn và công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nằm trong nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh. 1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân a. Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất to lớn và độc lập. Đó chính là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Vai trò lịch sử của công nghiệp trong việc phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được nghiên cứu bởi học thuyết Mác – Lênin. V.I.Lênin phân tích những luận điểm của Mác - Ăngghen và chứng minh phương hướng phát triển của công nghiệp như là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu đó xuất phát từ bản chất, những đặc điểm vốn có của công nghiệp. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được hiểu là: công nghiệp là ngành có sự ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời công nghiệp có khả năng tạo ra những động lực và định hướng phát triển của các ngành khác. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: - Công nghiệp là một trong ba bộ phận quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế của một nước. Tổng sản phẩm xã hội của một quốc gia. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là tăng tỷ trọng công nghịêp, dịch vụ. - Công nghiệp không chỉ là ngành tác động trực tiếp đến sự phát triển mà còn có tác động gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người thông qua việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân phát triển, mà các ngành này có tác động trực tiếp đến đời sống của con người như nông nghiệp, dịch vụ v.v… Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình do công nghiệp là ngành không chỉ khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại nguyên liệu khoáng sản, thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Trong khi đặc điểm của sản xuất nông nghịêp chỉ có thể tạo ra những sản phẩm từ các nguồn tài nguyên động thực vật đáp ứng nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm của con người. Nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người đối với lương thực, thực phẩm, chỗ ở, ăn, mặc, đi lại học hành, sức khoẻ… thì cần phải có sản phẩm của công nghiệp. - Công nghiệp tác động vào quá trình phát triển của các ngành với tư cách là hình mẫu về sử dụng tư liệu sản xuất tiên tiến, hiện đại, về phương pháp quản lý mới, về ý thức tổ chức, kỷ luật lao động… Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học – công nghệ, ứng dụng vào các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện hơn. Nhờ đó, lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. Do quy luật “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất”, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất làm cho công nghiệp có khả năng định hướng các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất theo mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp. - Công nghiệp là ngành duy nhất có sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế khác và là cơ sở tái mở rộng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thông qua công nghiệp tạo ra và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành. Mặt khác, công nghiệp là cơ sở củng cố quốc phòng của đất nước, sản xuất ra các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại. Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghiệp sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp. Nên công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp yếu tố đầu vào cho các ngành kinh tế khác, để xây dựng cơ sở vật chất, quốc phòng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức. Tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành góp phần quan trọng tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, tăng xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới và là cơ sở cho sự phân công lao động quốc tế… Từ đó, công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế - xã hội: như phân công hợp lý hơn lực lượng sản xuất, phát triển các vùng kinh tế của đất nước, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên, lao động và truyền thống nghề nghiệp của các địa phương, vùng lãnh thổ, xoá bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi… Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay Đảng có chủ trương: “Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết cơ bản những vấn đề về lương thực, thực phẩm, cung cấp nguồn nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa nhằm tạo ra những điều kiện tiên tiến để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa”. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, vai trò của công nghiệp còn thể hiện ở những mặt sau: Có sự liên doanh, liên kết giữa các xí nghiệp công nghiệp đảm bảo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, chế biến sản phẩm … cho các đơn vị sản xuất nông nghịêp. Hình thức liên doanh liên kết giữa các ngành công nghiệp với địa phương về hợp đồng trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hình thức kết hợp gián tiếp phổ biến nhất là thông qua trao đổi hàng hoá, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và thu mua chế biến nông sản thực phẩm để thúc đẩy phát triển nông sản hàng hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta do các ngành lưu thông phân phối thực hiện. Với đặc điểm nước ta hiện nay có 80% dân số sống ở nông thôn và tham gia sản xuất nông nghịêp, việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất ra tư liệu lao động phục vụ cho sản xuất nông nghịêp và công nghiệp chế biến có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghịêp nông thôn, biểu hiện ở việc công nghiệp góp phần tăng năng suất cây trồng – vật nuôi đồng thời tăng giá trị của sản phẩm nông nghịêp. Qua sự trình bầy ở những phần trên, ta thấy ngành công nghiệp chế biến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nên hiện nay, cơ cấu ngành công nghiệp có xu hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta chỉ rõ vai trò chủ đạo của công nghiệp bắt nguồn từ bản chất và đặc điểm ưu việt của nó. Tuy nhiên đối với các ngành kinh tế khác phải tổ chức lại sản xuất, nâng cao khả năng tiếp thu vai trò chủ đạo của công nghiệp. Về phía Nhà nước, phải điều hoà phối hợp hoạt động của các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội theo hướng hỗ trợ sản xuất cho công nghiệp phát huy vai trò chủ đạo. b. Công nghiệp với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Công nghiệp được coi là chìa khoá để phát triển kinh tế xã hội. Vì trình độ phát triển công nghiệp là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, một vùng. Mặt khác năng xuất lao động cao trong công nghiệp là chìa khoá dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến, vì đây là ngành tạo ra khả năng thay thế nhập khẩu có hiệu qủa và cũng là ngành có khả năng tăng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghịêp, làm tăng giá trị nông sản. Công nghiệp càng đóng góp nhiều trong tổng sản phẩm quốc dân là điều kiện để thu nhập theo đầu người tăng cao. c. Phát triển công nghiệp là điều kiện cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có nhiều định nghĩa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) do các cách tiếp cận khác nhau. Nếu xét về mục tiêu, CNH - HĐH là quá trình cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã nêu: “CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Như vậy ở nước ta CNH là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu và năng suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. CNH-HĐH là quát trình mang tính tất yếu lịch sử. Tất cả các quốc gia công nghiệp phát triển hiện nay đều trải qua quá trình CNH ở những thời điểm khác nhau với những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội khác nhau. Với hầu hết các nước đang phát triển hiện nay, CNH là một chính sách chủ yếu và thách thức lớn. Đối với Việt Nam thực hiện CNH – HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực, thoát khỏi cảnh một nước kém phát triển, nghèo và đói, đồng thời giữ vững và ổn định chính trị, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có CNH-HĐH mới đưa nước ta thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Các Mác cho rằng, những thời đại kinh tế khác nhau không phải chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào. Đẩy mạnh CNH – HĐH sẽ giúp chúng ta có lực mới đẩy nhanh tốc độ phát triển, đưa Việt Nam lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Để thực hiện CNH – HĐH đất nước, trước hết phải có nền công nghiệp hiên đại và việc phát triển công nghiệp phải nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội và cho xây dựng cơ cấu kinh tế mới. Do đó, Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Công nghịêp hoá không chỉ đơn giản là tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà là chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân”. Điều này được thể hiện: sản xuất công nghiệp phát triển không ngừng thúc đẩy việc hiện đại hoá bản thân nó mà còn góp phần tăng thêm yếu tố vật chất kỹ thuật để thúc đẩy việc cải tạo và phát triển các ngành kinh tế khác theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo sự trình bày ở những phần trên cho thấy: Phát triển các ngành công nghiệp là nền tảng, là nội dung, là điều kiện cơ bản của CNH – HĐH. Cho nên các biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hóa các ngành công nghiệp phải quán triệt các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phải thực hiện theo yêu cầu của cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải đảm bảo tính đồng bộ, tính đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào hai mục tiêu: - Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp, phát triển nhanh một số nành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tự và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo sản xuất vật liệu. - Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. 2. ý nghĩa của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp Nếu xét hệ thống kế hoạch hóa trên góc độ của bộ phận cấu thành thì hệ thống kế hoạch hóa gồm có: Kế hoạch nông nghiệp, kế hoạch công nghiệp, kế hoạch giao thông vận tải, kế hoạch thương mại – dịch vụ, kế hoạch thu chi ngân sách… Trong đó kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp vừa là bộ phận kế họach biện pháp, vừa là bộ phận kế hoạch mục tiêu trong hệ thống kế hoạch phát triển. Vì nó phục vụ cho một số kế hoạch mang tính chất mục tiêu như: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế …có giá trị hiện hành trên 5 năm. Mặt khác, trong nội dung của kế họach 5 năm phát triển công nghiệp có bao hàm tính định hướng phát triển của ngành công nghiệp. Trong 5 năm là khoảng thời gian đủ cho quá trình đầu tư phát huy hiệu quả, đó là: - Việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng, cần phải có một khoảng thời gian đủ dài là 5 năm mới cho thấy được hướng hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu ngành. - Việc đầu tư phát triển công nghiệp về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, phát triển năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp không thể là trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả của việc đầu tư, những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được và những tồn tại. - Việc đầu tư cho các công trình, dự án phát triển công nghiệp phát huy được hiệu quả như: Dự án phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm cần có thời gian để tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở hiện có; đầu tư mới về công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng; các giải pháp nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến dân doanh phát triển nhanh, mạnh; tổ chức tiêu thủ sản phẩm chế biến, nguyên liệu cho chế biến, tổ chức ngành công nghiệp này … cũng như để đảm bảo được sự phối hợp đồng bộ giữa các chương trình dự án. - Ngày nay trong quá trình hội nhập các tổ chức quốc tế thì vấn đề công nghệ, vốn, năng lực sản xuất, trình độ nhân lực, khoa học kỹ thuật là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với các ngành kinh tế nói chung. Ngành công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nên ngành công nghiệp Việt Nam muốn phát huy tốt vai trò của mình thì bên cạnh việc phát huy nội lực như: nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ truyền thống, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, huy động nguồn vốn trong nước vào sản xuất công nghiệp thì cũng cần phải có chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài áp dụng vào sản xuất công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ cũng phải theo hướng có chọn lọc và sáng tạo. Nghĩa là, khoa học công nghệ được chuyển giao phải vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, địa lý, thời tiết, khí hậu, truyền thống dân tộc… của đất nước ta. Nên thời gian trong kế hoạch 5 năm là cần thiết cho việc phát huy những khoa học công nghệ chuyển giao và khắc phục được những hạn chế để đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của đất nước ta nói chung. 3. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp (trên địa bàn một tỉnh) a. Khái niệm - Xét trên góc độ toàn nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp là kế hoạch cụ thể hóa kế hoạch 5 năm cấp quốc gia đối với các phần có liên quan đến ngành công nghiệp. - Xét trên góc độ ngành: Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp là kế hoạch cụ thể hóa chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển công nghiệp trong lộ trình dài hạn của đất nước. Vậy, kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp là kế hoạch thể hiện thời gian quá trình phát triển của nền kinh tế dưới góc độ công nghiệp. b. Nội dung của kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp (trên địa bàn một tỉnh) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp 5 năm qua: Những mục tiêu phát triển công nghiệp đã đạt được, những khó khăn, tồn tại, những bài học kinh nghiệm. Dự báo các tình huống phát triển khả năng, cơ hội và thách thức. Nghiên cứu các căn cứ xây dựng kế hoạch Quan điểm chỉ đạo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp 5 năm kỳ trước Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp của cả nước Xây dựng các mục tiêu và các chỉ tiêu định hướng phát triển công nghiệp: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân Chỉ tiêu tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung Chỉ tiêu về tỉ trọng mỗi ngành trong sản xuất công nghiệp Chỉ tiêu về giá trị hàng công nghiệp Chỉ tiêu thu nộp ngân sách từ công nghiệp. Chỉ tiêu nguồn nhân lực công nghiệp. Xác định các nhiệm vụ, các chỉ tiêu cụ thể phát triển công nghiệp chia ra từng năm đối với: từng thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, các sản phẩm chủ yếu… của sản xuất công nghiệp. Đề xuất các giải pháp, các cơ chế chính sách nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển công nghiệp có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm. Kế hoạch hóa theo ngành nói chung, kế hoạch hóa công nghiệp nói riêng khả năng kế hoạch được thực hiện cũng cao hơn, do việc lập và thực hiện kế hoạch đều được thực hiện bởi một cơ cấu tổ chức thống nhất. Chính vì vậy, kế hoạch hóa theo ngành ở hầu hết các nước đang phát triển là hình thức phổ biến nhất và là cơ sở xây dựng kế hoạch cấp quốc gia. Tuy nhiên, kế hoạch hóa theo ngành cũng cho thấy có nhiều hạn chế, mà rõ nhất là thiếu sự phối hợp giữa các ngành và các cơ quan. Điều này dẫn đến tình trạng sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực liên quan đến nhiều cơ quan, hạn chế hiệu qủa của lập kế hoạch các dự án và chương trình có nhiều cơ quan tham gia. Vì vậy, trong khi nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch hóa theo ngành, cũng phải nhận thấy rằng, cần phải phối hợp ngành ở cả cấp quốc gia và vùng. Để đảm bảo chất lượng việc thực hiện kế họach hóa theo ngành được thực hiện bởi cơ quan kế hoạch chuyên trách trong từng ngành với đội ngũ các nhà kế hoạch chuyên nghịêp. Chương II Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch PTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005 I. Những yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến PTCN tỉnh Hà Tây 1. Vị trí địa lý a. Điều kiện tự nhiên Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng có toạ độ địa lý 20033' -21018' vĩ độ Bắc và 105017' - 105059' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc ngăn cách bởi sông Hồng chảy qua. Phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam Hà Tây có hai thị xã (thị xã Hà Đông và Sơn Tây) và 12 huyện bao gồm 324 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 2.192,95 km2 với số dân năm 2003 là 2.489200 người, mật độ dân số 1.135 người/km2. Hà Tây là tỉnh đông dân đứng thứ 7 toàn quốc. Dân tộc Kinh chiếm 99%; dân tộc Mường chiếm 0,8% cư trú chủ yếu vùng núi Ba Vì, vùng núi huyện Quốc Oai, Mỹ Đức; dân tộc Dao chiếm khoảng 0,2%, cư trú ở vùng núi Ba Vì. b. Địa hình Hà Tây có địa hình đa dạng, vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng Bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồi núi phía Tây có diện tích tự nhiên 70.400 ha, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng núi có độ cao tuyệt đối 300m trở lên đến độ cao cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m với diện tích 17.000 ha trong đó diện tích rừng quốc gia Ba Vì là 7.400 ha. Các núi đá vôi tập trung ở vùng Tây Nam tỉnh (thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp. Vùng đồi gò có diện tích trên 530.400 ha chủ yếu là đồi thấp, độ cao trung bình 100m xen kẽ các thung lũng. Vùng đồng Bằng phía Đông có diện tích 146.400 ha chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh trong đó 89.000 ha là đất trồng lúa. Độ cao trung bình từ 5-7m so với mặt biển. Địa hình vùng này mang đặc trưng đồng Bằng Bắc Bộ ô trũng đê viền. Nhìn chung địa hình là bằng phẳng, song có hai vùng trũng thấp là vùng Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy) và vùng ứng Hoà Thường Tín (trong đê tả ngạn sông Đáy). Hà Tây có nhiều đỉnh núi cao, nhiều sóng lớn và nhiều hồ đầm. Cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m, núi Gia Đê thuộc Ba Vì có nhiều độ cao 707m, núi Thiên Trù (Mỹ Đức) cao 378m, núi Bộc (Chương Mỹ) 245m, núi Thầy (Quốc Oai) cao 105m. c. Sông ngòi Hà Tây có các con sông chảy qua: Sông Hồng (127km), sông Đà (32 km), sông Đáy (103km), sông Tích (110km), sông Nhuệ (47km), sông Bùi (7km). Hà Tây có các hồ lớn: hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (1.260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Mèo Gù (113 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) thuộc huyện Ba Vì, các hồ Tuy Lai (259 ha), hồ Quan Sơn (283 ha) thuộc huyện Mỹ Đức, hồ Đồng Xương (90 ha) thuộc huyện Chương Mỹ, hồ Tân Xã (300 ha) thuộc huyện Thạch Thất. d. Khí hậu Hà Tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô lạnh. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình nên cũng có các vùng tiểu khí hậu khác nhau. - Vùng núi Ba Vì từ độ cao 700m trở lên là vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C. Lượng mưa trung bình năm trên 2.300mm. - Vùng đồi gò có độ cao trung bình 15-50m trở lên là vùng khí hậu lục địa._. chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình 200C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.300-2.400mm. Vùng đồng Bằng có độ cao trung bình 5-7m chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 23,80C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.300 – 2.400mm. Số giờ nắng trong năm từ 1.300-1.700 giờ, độ ẩm không khí trung bình từ 84-86%. Với tài nguyên khí hậu trên, Hà Tây có điều kiện nuôi trồng được nhiều động thực vật có nguồn gốc tự nhiên khác nhau, nhiệt đới ôn đới thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Yếu tố hạn chế là mùa khô cây trồng thiếu nước và mùa mưa thường bị bão, gây úng ngập. 2. Các nguồn lực a. Nhân lực Năm 2003 dân số Hà Tây là 2.489200 người, mật độ 1.135 người/km2. Dự báo năm 2010 là 3.000.000 người. Năm 2003 Hà Tây có 544.000 học sinh (224.000 học sinh tiểu học, 214.000 học sinh trung học cơ sở, 106.000 học sinh phổ thông trung học). Đây sẽ là nguồn nhân lực của thế kỷ 21 có sức khoẻ, có học vấn cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Số lao động có việc làm năm 2003 là 1.208400 người, trong đó gần 69% là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp. Về trình độ văn hoá 21% lao động nông nghiệp có trình độ phổ thông trung học, 62% trung học cơ sở và 13% tiểu học. Hàng năm tỉnh đào tạo thêm 5.000 cán bộ khoa học kỹ thuật từ trung cấp trở lên là trên 2.000 công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề thủ công điêu khắc, thảm, dệt, may cho 500 người ở các huyện thị. Hiện đang có hơn 2 vạn cán bộ công nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên đang công tác tại các đơn vị sản xuất trong tỉnh. Nguồn nhân lực Hà Tây là dồi dào, có kỹ năng, có văn hoá, nhanh nhậy, tiếp thu nhanh tiến bộ của sản xuất hàng hoá. Đó là thế mạnh. Nhưng Hà Tây đất hẹp người đông, tốc độ tăng dân số và theo đó là tốc độ tăng lao động nhanh đang là sức ép lớn về lao động – việc làm trong những năm tới. Hiện nay lao động nông thôn đang thiếu việc làm, một bộ phận lao động thành thị chưa có nghề nghiệp ổn định. Ngoài ra hiện có rất nhiều các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, các nhà quản lý quê ở Hà Tây đang làm việc ở khắp các tỉnh thành trong cả nước – một lực lượng lớn sẵn sàng giúp đỡ kinh nghiệm, chất xám cho Hà Tây. b. Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu tìm kiếm và thăm dò, Hà Tây có các loại khoáng sản như vàng, pyrit, đá vôi, cát sỏi, than bùn, pudơlan. Nhóm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng: đá vôi làm xi măng có ở 16 điểm thuộc các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai và Ba Vì với tổng trữ lượng là 288 triệu tấn;đá granít ốp lát ở Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức; sét làm gạch ngói ở hầu hết các huyện trong tỉnh; cao lanh ở Ba Vì, Quốc Oai, trữ lượng C1 + C2: 2.780.000 tấn. Nhóm nguyên liệu làm phân bón: Than bùn ở Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, ứng Hoà, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây, Hoài Đức và Phú Xuyên; pyrit (Ba Trại Ba Vì) để sản xuất phân super lân. Nước khoáng: Tại Ba Vì có mỏ nước khoáng. Đây là nước khoáng nhóm 4, nhóm nước khoáng Fluo – Asen hàm lượng 2,14 mg/lít dùng để giải khát và chữa bệnh. Cát sỏi và vật liệu xây dựng khác có trữ lượng lớn đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng của tỉnh. Sét có ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh. c. Tài nguyên lâm nghiệp Rừng ở Hà Tây không nhiều. Rừng tự nhiên có ở hai vùng. Vùng Ba Vì có nhiều chủng loại thực vật phong phú, quý hiếm. Đến nay đã xác định được 872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi trong 60 họ (theo dự đoán có 1.700 loài). Năm 1992, Nhà nước đã công nhận rừng Ba Vì là vườn quốc gia với diện tích 7.400 ha. Khu vực rừng tự nhiên chùa Hương (huyện Mỹ Đức) cũng có nhiều thực vật quý hiếm, được Nhà nước công nhận là khu văn hoá, lịch sử. Rừng ở đây được phân loại thành rừng đặc chủng. Rừng trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. d. Tài nguyên đất - Vùng đồng bằng gồm đất phù sa được bồi 17.000 ha, đất phù sa không được bồi 51.400 ha. Vùng này thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực (cây lúa), rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Vùng gò đồi đất nâu vàng trên phù sa 20.600 ha, thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày (cà phê, trẩu, sơ, thông), cây ăn quả, cây chè, mía, cây thuốc lá và chăn nuôi đại gia súc. Vùng đất gò đồi không những là vùng trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và các cơ sở hạ tầng khác, nhất là dọc đường 21 nối chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây và dọc đường 6 nối thị xã Hà Đông và thị trấn Xuân Mai. e. Tài nguyên nước Về nước mặt: Sông Hồng bao bọc phía Đông, sông Đà ở phía Bắc, sông Đáy và các sông nội địa khác phân đều trong lãnh thổ với độ khá cao là 60 km/km2, khối lượng nước khoảng 180-200 tỷ m3. Do vậy nguồn nước mặt khá dồi dào. Nước ngầm cũng khá dồi dào, vùng đồng bằng chỉ đào sâu 10m là đã có nước, vùng đồi núi thì phải đào sâu hơn. Khoan thăm dò thuỷ địa chất ở Hoà Lạc thấy ở độ sâu 80m đã gặp tầng nước ngầm. f. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng giao thông Các đường giao thông chính đều đi qua Hà Tây: Đường quốc lộ 1, đường sắt, đường số 6 lên Tây Bắc và hai sông lớn là sông Đà và sông Hồng tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá trong và ngoài tỉnh. Đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Hà Tây là 42,5 km, trong đó đường sắt Bắc Nam là 29,5 km, đường vành đai 13km. Đường thuỷ: tuyến đường sông do Trung ương quản lý dài 109km gồm sông Đà 33km, sông Hồng 76km. Tuyến sông Đáy do địa phương quản lý dài 106km, sông Tích, sông Nhuệ 49km chưa được khai thác vận tải, chủ yếu chỉ phục vụ tưới tiêu nước. Hệ thống cảng hiện có: - Cảng Sơn Tây (sông Hồng) năng lực 100-1200 nghìn tấn/năm - Cảng Hồ Vân (sông Hồng) năng lực 100-1200 ngìn tấn/năm. Một số cảng nhỏ như Vạn Điểm (sông Hồng), Vân Đình (sông Đáy) Tế Tiêu (sông Đáy) năng lực 10-20 nghìn tấn/năm và các huyện dọc sông Hồng đều có 1-2 bến nhập than và các vật tư khác. Đường bộ: Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều từ vùng đồng bằng đến vùng gò đồi, có 2.994 km đường bộ, mật độ 1,39 km/km2. Hà Tây là một trong những tỉnh có mật độ cao nhất. Đường bộ đã đến tất cả các xã, các vùng kinh tế và các khu du lịch của tỉnh. Hà Tây là cửa ngõ của Thủ đô, đường vào Nam, đường lên Tây Bắc đều qua đây. Tương lai có cầu Trung Hà nối Hà Tây với vùng phía Tây rộng lớn của Phú Thọ và mở ra đường mới đi Nghĩa Lộ, Lai Châu. Hà Tây có đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, sẽ có đường cao tốc Bắc Nam đi qua và đường xe lửa nối Thủ đô Hà Nội với khu công nghiệp Hoà Lạc, khu du lịch Ba Vì Tương lai sẽ xây dựng sân bay quốc tế mới ở Miếu Môn. g. Tiềm năng về du lịch Hà Tây là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) về số lượng di tích lịch sử (trên 300 di tích). Bình quân 14 di tích/100km2. Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh, nay đã trở thành vườn quốc gia Ba Vì với nhiều cảnh đẹp dưới chân núi như Ao Vua, Khoang Xanh và với các điểm du lịch đẹp như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn. Hà Tây có cả những dãy núi đá vôi trùng điệp chạy dọc ranh giới phía Tây Nam tỉnh (Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) có nhiều hang động và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Vùng núi đá vôi Mỹ Đức với nhiều hang động, tiêu biểu là động Hương Tích, tạo nên thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương), một cảnh quan nổi tiếng với hệ thống chùa chiền từ thấp đến cao vùng với sông suối (Suối Yến), hang động tạo nên cảnh đẹp “Nam thiên đệ nhất động” hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương đến du lịch và trẩy hội mùa xuân. Hà Tây là địa bàn của Nhà nước Văn Lang trong buổi đầu dựng nước. Trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc từ triều Đinh, Lê, Lý, Trần đã sản sinh ra nhiều danh nhân tiêu biểu như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú… xã Đường Lâm là quê hương của hai danh nhân dân tộc là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Hà Tây còn lưu giữ được nhiều đền, chùa nổi tiếng và có giá trị về kiến trúc điêu khắc nghệ thuật và tôn giáo, chùa Đậu ở huyện Thường Tín có tên “Thành Đạo Tự” nằm trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điềm). Chùa Tây Phương ở huyện Thạch Thất với kiến trúc độc đáo nổi tiếng với mười tám vị La Hán, đẹp hiếm có. Chùa Thầy ở huyện Quốc Oai có tên “Thiên Phúc Tự” nơi tu hành của Cao tăng Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ đời Lý, hiện còn giữ được một bệ đế điêu khắc hoa sen, rồng, chim thần rất tinh xảo. Chùa Bôi Khê, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, đền Và, chùa Mía, đình Tây Đằng, lăng Ngô Quyền, đền Nguyễn Trãi, thành cổ Sơn Tây… là những di tích nổi tiếng. II. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch PTCN tỉnh hà Tây giai đoạn 2001-2003 1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003 Chuyển từ nền kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, Hà Tây tận dụng khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhằm đẩy nhanh CNH - HĐH mà trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề vững chắc xây dựng nền kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, chất lượng, phù hợp với tình hình phát triển của cả nước và phù hợp với những đặc điểm riêng có của mình. Đẩy nhanh quá trình chuyển cơ cấu theo hướng tăng nhanh tốc độ và tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn đi theo hướng sản xuất hàng hoá. Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 Hà Tây phải đối mặt với nhiều thách thức như: vốn đầu tư nước ngoài giảm sút, tình hình huy động vốn vào sử dụng gặp không ít khó khăn, tình hình triển khai các khu công nghiệp trong tỉnh diễn biến không như dự kiến… Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong hơn 10 năm đổi mới nhất là giai đoạn 1996-2000 đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005. Những năm gần đây, nông nghiệp Hà Tây đang đi vào phát triển bền vững, năng suất cao, phát triển khá toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về đất đai, lao động, lợi thế giao thông, các vùng nguyên liệu tại chỗ và đặc biệt là lợi thế về các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Bên cạnh đó, sức mua của dân cư tăng chậm, hàng hoá tiêu thụ khó khăn. Hoạt động dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó phải kể đến hoạt động du lịch – một thế mạnh của Hà Tây. Nhìn chung giai đoạn 2001 – 2003, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã theo chiều hướng tiến bộ tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, bước đầu phát triển nông nghiệp hàng hoá. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1 Tổng sản phẩm trong tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999-2003 Đơn vị: Tỷ đồng Giá năm 1994 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 5.314,6 5.736,6 6.190,0 6.797,2 7.424,7 Nông nghiệp 2.228,2 2.317,8 2.401,1 2.575,2 2.708,0 Công nghiệp – X.Dựng 1.582,9 1.806,7 2.050,9 2.359,4 2.721,1 Dịch vụ 1.503,5 1.612,1 1.738,3 1.862,6 1.995,6 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) Bảng 2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999-2003 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 39,57 38,02 36,63 35,90 34,79 Công nghiệp – X.Dựng 30,80 32,35 33,87 34,59 35,94 Dịch vụ 29,63 29,63 29,50 29,51 29,27 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa hợp lý, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh Hà Tây còn khá cao, cao hơn so với trung bình cả nước. Ta có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 3 Cơ cấu kinh tế cả nước giai đoạn 1999-2003 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 22 24,54 23,61 23,6 20,8 Công nghiệp – X.Dựng 30,5 36,72 37,84 38,3 38,9 Dịch vụ 47,5 38,74 38,55 38,1 40,3 2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003 Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá IX đề ra. Năm 2001 đạt 4.087,7 tỷ đồng, tăng 17,72% so với năm 2000 đạt tỷ trọng 33,87% cơ cấu kinh tế GDP của tỉnh. Năm 2002 đạt 5.117 tỷ đồng, tăng 25,19% so với năm 2001 đạt tỷ trọng 34,59% cơ cấu kinh tế GDP. Năm 2003 đạt 6.020 tỷ đồng và tăng 17,65% so với năm 2002 đạt tỷ trọng 35,94% trong GDP của tỉnh (đã đạt chỉ tiêu 35% đến năm 2005 theo nghị quyết Đại hội IX của tỉnh và đứng thứ 14/64 tỉnh, thành phố cả nước); trong đó khối QDTW 406 tỷ, tăng 22,8%; QD ĐP 362 tỷ, tăng 13,2%; Công nghiệp NQD 3191 tỷ đồng, tăng 17,6% và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2061 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2002. Năm 2003 là năm đầu tiên tỷ trọng CN-XD trong GDP đã vượt lên trên tỷ trọng nông nghiệp. Một số sản phẩm theo định hướng của Đại hội IX đề ra có mức tăng trưởng cao, bước đầu có sức tiêu thụ tốt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đó là các sản phẩm: Bia, nước giải khát tăng bình quân 21,5% năm, lắp ráp xe máy, máy kéo tăng bình quân 16,5% năm, thức ăn gia súc tăng bình quân 19,9%, nhiều sản phẩm như: Bình ga, hàng kim khí tiêu dùng, quần áo dệt kim, vải lụa, khăn mặt, giầy thể thao, quần áo may sẵn, đá, xi măng, bê tông thương phẩm, gạch, xi măng, hàng thủ công mỹ nghệ các loại ở các làng nghề…. đang có xu thế phát triển mạnh. Bảng4 Một số sản phẩm công nghiệp chính Tên sản phẩm ĐVT 2000 2001 2002 2003 Đường Gluco nước 1000 l 1100 1219 1460 1500 Vải lụa thành phẩm 1000 m 1979 3090 4300 5500 Bia các loại 1000 l 18776 23212 25500 26000 Quần áo may sẵn 1000 c 5601 4622 5320 5800 Giấy bìa các loại Tấn 4064 4318 5050 5200 Que hàn Tấn 4480 7326 8700 9000 Bình ga Bình 21669 92936 111163 280000 Máy kéo các loại Chiếc 1907 1722 2000 2300 Gạch nung Triệu viên 705 775 950 1000 Xi măng 1000 tấn 124 168 200 200 Mây tre đan 1000 SP 19800 24500 27600 30000 (Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây) Các ngành sản phẩm đang đi dần vào định hướng chung, thể hiện thế mạnh và nhu cầu địa phương, trong đó chế biến nông sản thực phẩm chiếm 45%, cơ khí điện tử 21%, VLXD 14%, dệt may, da giầy 12% tổng giá trị sản lượng năm 2003. Đặc biệt, khối công nghiệp ngoài quốc doanh ở 14/14 huyện thị đều có mức tăng trưởng cao; Điển hình như huyện: Quốc Oai tăng 37%, Hà Đông 32%, Phúc Thọ 31%, Đan Phượng 29%… trong năm 2003. ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng cao và có sản phẩm tiêu thụ mạnh trên thị trường như Công ty sản xuất thức ăn gia súc CP Việt Nam, Công ty VFT, Công ty bao bì Corw Vinalimex; Công ty Vật liệu xây dựng Sungeiway. Về xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh năm 2003 đạt 65 triệu USD, tăng 4,8% so với kế hoạch năm và tăng 14,1% so với năm 2002. Riêng khối Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp huyện thị đạt 383 tỷ đồng Việt Nam, một số huyện đạt giá trị xuất khẩu khá là Thường Tín, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên và Hà Đông. Khối các doanh nghiệp có Công ty Việt Pacific, Công ty Vinawosung, các doanh nghiệp dệt may và Giầy Hà Tây. Các thành phần kinh tế CN-TTCN và làng nghề có chiều hướng phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về số lượng: + Từ năm 2001 đến hết 2003, trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới được 10 HTX, 254 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp quốc doanh (14 doanh nghiệp TW, 22 địa phương), 63 HTX, trên 100 tổ sản xuất, 90 DNTN, 300 Công ty TNHH, Công ty cổ phần, 50 đơn vị sản xuất CN có vốn đầu tư nước ngoài (30 đơn vị đã đi vào hoạt động). Về công nghệ: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ khá, một số doanh nghiệp Trung ương, địa phương và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới xây dựng đã sử dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực khai thác, chế biến VLXD, còn lại là công nghệ lạc hậu, đã sử dụng khoảng trên 30 năm, và chủ yếu công nghệ thủ công truyền thống trong các làng nghề. Về quy mô: Tổng vốn cố định ngành công nghiệp đến nay là trên 5.500 tỷ đồng, đã tăng trên 1.500 tỷ đồng so với năm 2001; Trong đó số doanh nghiệp, cơ sở có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên chiếm 18%; cơ sở, doanh nghiệp có vốn quy mô vừa từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng 34%; cơ sở, doanh nghiệp có vốn quy mô nhỏ dưới 1 tỷ đồng chiếm 48%. Giai đoạn 2001 - 2003 hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khác nhau ở từng khu vực khác nhau: quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương, ngoài quốc doanh và khu cực có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Tây, với phương châm phát huy thế mạnh của “đất trăm nghề” thì khu vực sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh luôn là khu vực chủ lực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất của toàn ngành. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5 Giá sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế Giá năm 1994 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Công nghiệp Trung ương KH 162,107 196,149 239,302 294,342 364,983 TH 175,4 223,7 289,3 330,2 406,5 Công nghiệp Nhà nước địa phương KH 225,714 239,256 254,090 270,352 289,276 TH 237,0 283,5 271,1 320,0 365,3 Ngoài quốc doanh KH 1513,027 1700,242 2076,493 2441,956 2879,067 TH 1.649,2 1.862,5 2.207,1 2.713,0 3.238,4 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài KH 724,067 868,881 1068,724 1367,966 1764,677 TH 854,4 1.053,3 1.320,2 1.754,2 2.061,3 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) 3. Cơ cấu nội bộ công nghiệp tỉnh Hà Tây a. Cơ cấu ngành Xuất phát từ điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Cơ cấu ngành về công nghiệp trên địa bàn có sự phân chia rõ rệt. Sự phân chia này nhằm khai thác tiềm năng về công nghiệp của tỉnh. Trong những năm qua sản xuất công nghiệp đã hình thành nên những ngành chủ yếu, những ngành này thúc đẩy tăng trưởng và phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Các ngành này đã khai thác được thế mạnh về sản xuất trên địa bàn tỉnh và thuận lợi về thị trường tiêu thụ. Sự phân chia này là một tất yếu khách quan và phù hợp với sự phát triển theo quan điểm “Cực tăng trưởng” trong điều kiện hiện nay. Cơ cấu ngành được hiện rõ thông qua tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2003. Bảng 6 Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp tỉnh Hà Tây Giá năm 1994 Đơn vị: % Năm Các ngành 1999 2000 2001 2002 2003 Công nghiệp khai thác 2,20 2,17 1,41 1,38 1,3 Công nghiệp chế biến 97,55 97,58 98,35 98,38 98,45 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 0,25 0,25 0,24 0,24 0,25 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) Qua bảng số liệu ta thấy, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (gần như tuyệt đối) trong các ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Tây. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến vượt mức kế hoạch đề ra tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chủ yếu nhờ tăng sản xuất ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, các ngành nghề thủ công truyền thống. Những ngành này về cơ bản là có thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu ổn định. Do sẵn có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên ngành công nghiệp khai thác luôn chiếm tỷ trọng ổn định mực dù là rất nhỏ so với tổng sản lượng công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ do Hà Tây không có lợi thế so sánh về sản xuất và phân phối điện, tỉnh chỉ tập trung vào sản xuất và phân phối nước. Cụ thể ta xét bảng số liệu sau: Bảng 7 Giá trị sản xuất công nghiệp Giá cố định 1994 ĐVT: Triệu đồng 2000 2001 2002 2003 Tổng số 3472137 4087700 5117000 6020000 1. Công nghiệp khai thác 66781 51898 59371 65982 Tận thu và đóng bánh than 2599 2657 2673 2710 Công nghiệp khai thác đá 64182 49241 56698 63272 2. Công nghiệp chế biến 3397616 4027058 5047364 5941622 Sản xuất thực phẩm đồ uống 1069071 1264020 1407708 1659153 Công nghiệp dệt 144342 259941 370436 401759 Sản xuất trang phục 216513 232127 260445 290685 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 32945 38206 40206 41267 Chế biến gỗ, lâm sản 315420 369246 344264 358147 Sx giấy và sản phẩm bằng giấy 45617 46053 48051 49894 Công nghiệp in 12084 11767 13158 14325 Công nghiệp hoá chất 128359 111114 123725 12872 Công nghiệp cao su 9795 5649 11593 13981 CNSX sản phẩm bằng khoáng fi KL 346420 432524 551030 564230 Sản xuất kim loại 35862 901 643 658 Sản xuất sản phẩm từ kim loại 280646 294324 454390 45892 Sản xuất máy móc thiết bị khác 14388 73863 88914 90560 Sản xuất thiết bị điện 39378 48194 41220 44629 Sản xuất thiết bị truyền thống 54969 71092 84324 92586 Sản xuất xe có động cơ 46252 84646 3400 35623 Sản xuất phương tiện vận tải khác 4100 323 113764 152685 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế… 208825 263450 259049 250319 Tái chế 592 10236 18871 20108 3. CN sản xuất và phân phối điện nước 7740 8744 10265 12396 CN sản xuất và phân phối điện nước 7740 8744 10265 12396 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây) Giai đoạn 2001 – 2003 công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất - phân phối điện nước đều vượt kế hoạch đề ra, riêng chỉ có công nghiệp khai thác là không đạt kế hoạch. Bảng 8 Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp Giá năm 1994; Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Công nghiệp khai thác KH 52,903 57,135 61,706 66,642 71,973 TH 65,927 66,781 51,898 59,371 63,784 Công nghiệp chế biến KH 2297,837 2757,405 3308,886 3970,664 4764,196 TH 2504,650 3.005,572 3.617,676 4.235,191 4912,820 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước KH 6,529 7,508 8,634 9,929 11,419 TH 6,880 7,740 8,744 10,265 12,061 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) b. Cơ cấu thành phần sở hữu Cùng với sự đổi mới về cơ chế kinh tế của nước ta, cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũng có bước tiến triển phù hợp với sự thay đổi này. Với quan điểm phát huy mọi thành phần kinh tế, coi trọng kinh tế Nhà nước và các loại hình kinh tế khác trong việc phát triển những ngành công nghiệp có triển vọng ở địa phương và thúc đẩy quá trình CNH – HĐH của tỉnh cũng như thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. UBND tỉnh và các ngành các cấp có liên quan đã tiến hành sắp xếp cũng như cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế. Xét theo sự phân bố về thành phần sở hữu sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế, trên địa bàn tỉnh Hà Tây tồn tại các loại hình sở hữu: Quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Bảng 9 Cơ cấu thành phần sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây tính đến hết năm 2003 Loại hình Số lượng DN Tỷ lệ % Giá trị SXCN Tỷ lệ % Tổng 310 100 6.020 (tỷ) 100 Doanh nghiệp quốc doanh 36 11,61 768 12,76 NgoàI quốc doanh 254 81,93 3.191 53,00 Đầu tư nước ngoài 20 6,45 2.061 34,24 (Nguồn: Số KH & ĐT Hà Tây) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nổi bật lên là khối công nghiệp ngoài quốc doanh. Khối công nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Tây chiếm tỷ trọng lớn và cũng đạt giá trị sản xuất cao. Có được điều này là do khối công nghiệp ngoài quốc doanh ở 14/14 huyện thị đều có mức tăng trưởng cao; Điển hình như huyện: Quốc Oai tăng 37%, Hà Đông 32%, Phúc Thọ 31%, Đan Phượng 29%… trong năm 2003. Khối quốc doanh bao gồm quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương có tỷ lệ đóng góp thấp nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tây tuy có số lượng doanh nghiệp ít nhưng lại đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. * Khu vực quốc doanh: Qua quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, đến nay cơ cấu của khu vực này đã được tinh giảm, các doanh nghiệp đã dần thay đổi phương án kinh doanh. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Khu vực quốc doanh bao gồm hai loại hình: Doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương. Năm 2003, Ban chỉ đạo đổi mới và PTDN tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các nghị định 28CP, 44CP, 64CP và 41CP của Chính phủ cũng như các thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành TW về cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê DNNN tới lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã và Giám đốc, kế toán trưởng các DNNN. Đã xây dựng đề án tổng thể sắp xếp DNNN do tỉnh quản lý, tỉnh uỷ cho chủ trương và báo cáo Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh đã có chỉ thị số 07/2003/CT-UB ngày 3/4/2003 về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi DNNN, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hoá, giao bán, khoán, cho thuê DNNN cho các sở, ngành, huyện thị xã. Ban chỉ đạo tỉnh phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã tích cực triển khai. Kết quả, đã cổ phần hoá được 17 doanh nghiệp, giao bán, cho thuê 2 doanh nghiệp, sáp nhập 5 doanh nghiệp thành 2 doanh nghiệp, chuyển về các Công ty trung ương 4 doanh nghiệp Nhà nước. Xét trên góc độ tài sản cố định và vốn kinh doanh của hai loại hình này, ta có bảng: Bảng 10 Cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và vốn kinh doanh của các doanh nghiệp tính đến hết năm 2003 Đơn vị: Tỷ đồng Số lượng DN Tỷ lệ % Tài sản cố định Vốn kinh doanh Nguyên giá Giá trị còn lại Tổng số Trong đó VCĐ VLĐ Tổng số 36 100 11.217,7 7.597,3 6.639,8 4.338,4 2.301,4 DNTW 14 38,89 10.896,3 7.411,4 6.280,7 4.178 2.102,7 DNĐP 22 61,11 321,4 185,9 359,1 160,4 198,7 (Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây) * Khu vực ngoài quốc doanh: Công nghiệp ngoài quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp đã có chuyển biến về chất, ngày càng phát triển đa dạng sâu rộng khắp trong tỉnh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, thu hút hàng trăm lao động, điển hình như một số doanh nghiệp cơ khí, sản xuất sản phẩm da, giả da, sản xuất hàng dệt may… Tiểu thủ công nghiệp đã phát triển đa dạng rộng khắp 14 huyện, thị xã. Theo quy hoạch của Chính phủ và tỉnh Hà Tây đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 24 cụm công nghiệp và 200 điểm công nghiệp mở rộng làng nghề với tổng diện tích gần 7000 ha. Các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục, nhiều làng nghề mới xuất hiện… Mặc dù vốn kinh doanh của từng cơ sở trong khu vực ngoài quốc doanh còn hạn chế nhưng tổng vốn kinh doanh của khu vực này là rất lớn. Phát huy được hết tiềm năng này, sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với các cơ quan chức năng, đây là khu vực rất khó kiểm soát bởi không thể nắm vững được hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cơ sở. Khu vực ngoài quốc doanh gồm các loại hình: Tập thể, tư nhân, hỗn hợp, cá thể. Trong cơ cấu sở hữu của khu vực này các hộ gia đình cá thể vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất về vốn kinh doanh. * Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể cho đà tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ sau vài năm thực hiện chính sách mở cửa, đến nay, Hà Tây đã có 28 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, có số vốn đăng ký lên tới 600 triệu USD, 20 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất nhiều sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, trong đó có một số sản phẩm đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường như: Xe máy, đồ uống (bia Tiger, nước ngọt Cocacola), vật liệu xây dựng… 4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh công nghiệp a. Thu nộp ngân sách Năm 2001 đạt 215 tỷ đồng, chiếm 53,7%. Năm 2002 đạt 328 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng thu ngân sách tính; Năm 2003, ngành công nghiệp nộp ngân sách 354 tỷ đồng chiếm 51,9% trong tổng thu ngân sách của tỉnh, trong đó khối QDTW đạt 61 tỷ đồng tăng 16,8% so với cùng kỳ, khối QDĐP 33 tỷ đồng, đạt 100,4%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 190 tỷ đồng, tăng 2,8%, thuế công nghiệp ngoài quốc doanh 70 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Một số đơn vị có số nộp khá là các công ty Bia Hà Tây, Bao bì Crowr Vinalimex, chi nhánh VMEP, công ty cổ phần dược phẩm, công ty liên hợp thực phẩm, công ty Bia Kim Bài; các nhà máy xi măng và vật liệu xây dựng. Trong thời kỳ 2001-2003, thu nộp ngân sách từ công nghiệp của tỉnh năm sau cao hơn năm trước và đều vượt mức kế hoạch đề ra. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 11 Mức thu nộp ngân sách của khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây Giá năm 1994 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 KH 172 197 214 255 306 TH 198 205 215 328 354 (Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây) Xét trên góc độ thu nộp ngân sách, ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn đóng góp cao nhất, trên 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 12 Tỷ trọng thu ngân sách từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời kỳ 1999-2003 Giá năm 1994 Đơn vị tính: % Năm 1999 2000 2001 2002 2003 KH 51,8 52 50,7 53 59,2 TH 53 52,5 53,7 54,7 51,9 (Nguồn sở KH & ĐT Hà Tây) Bảng 13 Mức nộp ngân sách từ các khu vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây Giá năm 1994 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 198 205 215 328 354 DNTW 39 40 42 60 61 DNĐP 28 28 33 32 33 Khu vực NQD 34 37 40 66 70 Khu vực có VĐTNN 97 100 100 170 190 (Nguồn: Sở KH & ĐT Hà Tây) Bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước đang ngày một đi vào ổn định, tích cực đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất do đó đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao… thì vẫn còn những doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Những khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải chủ yếu do không tìm được thị trường tiêu thụ, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, đặc biệt có hợp doanh nghiệp còn bất cập trong công tác tổ chức quản lý… b. Sản phẩm hàng công nghiệp xuất khẩu Với số lượng sản phẩm sản xuất ngày một tăng, không những đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước đầu được xuất ra thị trường nước ngoài. Giá trị xuất khẩu các năm đều vượt mức kế hoạch mặc dù gặp không ít khó khăn về thị trường và mặt hàng chủ lực Bảng 14 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp Giă năm 1994 Đơn vị tính: triệu USD Năm 1999 2000 2001 2002 2003 KH 30,8 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0172.doc
Tài liệu liên quan