Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: ... Ebook Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

doc170 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 3.6 Phụ lục……………………………………………………………………… 143 Danh mục chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Giải thích 1 HTTT Hệ thống thông tin. 2 CSDL Cơ sở dữ liệu. 3 ATM Automated Trade machine – Máy giao dịch tự động 4 Agribank NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 5 IFD Information Flow Diagram – Sơ đồ luồng thông tin. 6 BFD Business Function Diagram – Sơ đồ chức năng kinh doanh. 7 DFD Data Flow Diagram – Sơ đồ luồng dữ liệu. 8 ERD Entity Relationship Diagram – sơ đồ quan hệ thực thể 9 DSD Document Structure Description – sơ đồ cấu trúc dữ liệu 10 NHTM Ngân hàng thương mại Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam 7 Hình 2.1: Sơ đồ truyền tin 40 Hình 2.2: Sơ đồ luồng thông tin giữa các cấp 41 Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin 43 Hình 2.4: Hệ thống thông tin phân chia theo chức năng quản lý 45 Hình 2.5: Ba mô hình của HTTT 46 Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn quy trình phát triển hệ thống theo phương pháp RAD 50 Hình 3.1: Sơ đồ IFD phát hành thẻ 62 Hình 3.2: Sơ đồ IFD gửi tiền vào tài khoản 63 Hình 3.3:Sơ đồ IFD rút tiền từ tài khoản 64 Hình 3.4: Sơ đồ IFD chuyển tiền qua tài khoản 65 Hình 3.6: Sơ đồ IFD đăng nhập hệ thống 66 Hình 3.7: Sơ đồ IFD tìm kiếm 67 Hình 3.8: Sơ đồ IFD lập báo cáo 68 Hình 3.8: Sơ đồ BFD 70 Hình 3.9: Sơ đồ DFD ngữ cảnh 71 Hình 3.10: Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống 72 Hình 3.11: Sơ đồ DFD mức 1 chức năng phát hành thẻ 73 Hình 3.12: Sơ đồ DFD mức 1 quản lý giao dịch thẻ 74 Hình 3.13: Sơ đồ DFD mức 1 quản lý dịch vụ thẻ 75 Hình 3.14: Sơ đồ DFD mức 1 quàn lý lập báo cáo 76 Hình 3.15: Sơ đồ ERD 80 Hình 3.16: Sơ đồ DSD 82 Hình 3.18: Sơ đồ DSD hoàn chỉnh 92 Hình 3.19: Mối quan hệ Relationship giữa các bảng 106 Hình 3.20: Giải thuật rút tiền mặt, chuyển tiền qua tài khoản 107 Hình 3.21: Thuật toán cập nhật dữ liệu 108 Hình 3.22: Thuật toán tạo và in báo cáo 109 Hình 3.24: Thuật toán tạo thẻ cho khách 110 Hình 3.25: Form đăng nhập hệ thống 111 Hình 3.26: Form main 112 Hình 3.27: Form hệ thống 113 Hình 3.28: Form danh mục 114 Hình 3.29: Form quản lý thẻ ATM 115 Hình 3.30: Form giao dịch 116 Hình 3.31: Form main báo cáo 117 Hình 3.32: Form trợ giúp 118 Hình 3.33: Form người dùng 119 Hình 3.34: Danh mục chi nhánh 120 Hình 3.35: Danh mục khách hàng 121 Hình 3.36:Danh mục loại thẻ 122 Hình 3.37: danh mục nhân viên 123 Hình 3.38: Danh mục sản phẩm thẻ 124 Hình 3.39: Hồ sơ tài khoản khách hàng 125 Hình 3.40: Danh mục thẻ ATM 126 Hình 3.41:Form phiếu nộp tiền 127 Hình 3.42: Phiếu nộp tiền 128 Hình 3.43: Form phiếu lĩnh tiền 129 Hình 3.44: Phiếu lĩnh tiền 130 Hình 3.45: Form phiếu chuyển tiền 131 Hình 3.46: Phiếu chuyển tiền 132 Hình 3.47: Danh sách thẻ bị mất 133 Hình 3.48: Danh sách thẻ đen 134 Hình 3.49: Danh sách thẻ đang sử dụng 135 Hình 3.50: Báo cáo tổng hợp phiếu nộp tiền theo thời gian 136 Hình 3.51: Báo cáo tổng hợp phiếu chuyển tiền theo thời gian 137 Hình 3.52: Báo cáo tổng hợp phiếu lĩnh tiền theo thời gian 138 LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin lên ngôi. Quá trình tin học hoá trong các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức đang diễn ra hết sức sôi động. Việc áp dụng tin học hoá vào công tác quản lý là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, nó cho thấy sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong vòng xoáy của kinh tế. Do đó, rất nhiều tổ chức đã đầu tư phát triển hệ thống thông tin với quy mô phù hợp để đạt được mức độ tự động hoá cáo nhất có thể, nâng cao năng suất lao động và mức độ hoàn thành công việc. Hiện nay các phần mềm, ứng dụng cơ bản đã trở nên phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới để theo kịp sự phát triển đó. Các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sao cho thu được hiệu quả tốt nhất, việc lựa chọn phần mềm phải phù hợp với trình độ nhân viên và tình hình hoạt động kinh doanh. Sau khi đi tìm hiểu cơ sở thực tập, cùng với vốn kiến thức đã thu được trong 4 năm học vừa qua tại Khoa Tin Học Kinh Tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Em quyết định thực hiện đề tài tốt nghiệp có tên: “ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam”. Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Tây Hà Nội. Trong phần này sẽ giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, giới thiệu về Chi nhánh Tây Hà Nội và tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Và giới thiệu về đề tài thực tập, lý do lựa chọn đề tài. Chương II: Cơ sở phương pháp luận xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM Trong phần này sẽ trình bày các nội dụng sau: khái quát về hệ thống thông tin, các phương pháp phát triển hệ thống thông tin, các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin, cơ sở phương pháp luận về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0. Chương III: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM Trong phần này sẽ trình bày về nghiệp vụ quản lý thẻ ATM và trình bày về các giai đoạn xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM. Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS.Trần Thị Song Minh, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên phòng Marketing của Chi nhánh Tây Hà Nội – Ngân hàng No& PTNT đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Hà Nội ngày 07/05/2009 Sinh viên Nguyễn Thị Hương. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank ) 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Tên ngân hàng: Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam. Tên viết tắt: NHNo & PTNT Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: (+84-4)-8313694 Fax : (+84-4)-8313717 E-mail: webmaster@agribank.com.vn Website: www. Agribank.com.vn Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng Thương Mại quốc doanh lớn trong hệ thống NHTM theo quyết định số 400/CP ngày 14/01/1990 NHN0 & PTNT Việt Nam được ra đời với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK  hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002. Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK  đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.  Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với trên 2.200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí trải đều từ Miền Bắc xuống Miền Nam, từ miền núi cao hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi. Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất - nhập khẩu của khách hàng. Hiện nay Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 931 ngân hàng tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.  1.1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Hội đồng quản trị gồm có một chủ tịch hội đồng quản trị và sáu uỷ viên. Hội đồng quản trị trực tiếp quản lý: Bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban trù bị uỷ ban quản lý rủi ro. Dưới quyền của Hội đồng quản trị là ban Tổng giám đốc Ban tổng giám đốc gồm một tổng giám đốc và năm phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc trực tiếp quản lý các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ. Các phó tổng giám đốc quản lý hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ. Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ gồm có: Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ - sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc Hội Đồng quản trị Bộ phận giúp việc cho HĐQT Ban kiểm soát Ban trù bị uỷ ban quản lý rủi ro Tổng giám đốc Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ Sở quản lý KD vốn & ngoại tệ, sở giao dịch Chi nhánh Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam 1.1.3 Định hướng phát triển Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện cổ phần hoá. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009. Năm 2008 là năm dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, một bước ngoặt trong chặng đường hướng tới một tập đoàn ngân hàng- tài chính hàng đầu Việt Nam. Hoạt động 20 năm qua của NHNo&PTNT Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm, đây cũng là thời gian tự vượt lên chính mình để khẳng định thương hiệu và tìm hướng đi mới. Năm 2008, sau một năm Việt Nam là thành viên của WTO, sức ép của lộ trình mở cửa nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính- ngân hàng ngày càng lớn, trước việc các NHTM Nhà nước lần lượt được cổ phần hóa, NHNo&PTNTVN cần có bước đột phá để tổn tại và tiếp tục phát triển. Đột phá trong quản trị điều hành là mục tiêu số một nhằm tạo lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu và hội nhập. Đó là quá trình cải cách đồng bộ bắt đầu từ cơ cấu bộ máy tổ chức của trụ sở chính, hệ thống mạng lưới chi nhánh theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa, hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quản lý theo mô hình tập đoàn. Đổi mới căn bản về tư duy và phương pháp quản trị điều hành, hoàn thiện cơ chế, quy chế điều hành kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và thông lệ quốc tế. Lĩnh vực công nghệ tin học cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm đẩy nhanh việc mở rộng, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thông tin quản lý và kiểm soát hoạt động.  Đồng thời Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp; đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.    Dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: 1. Nguồn vốn tăng tối thiểu 18-20% sơ với năm 2008 2. Dư nợ cho vay nền kinh tế ( không tính ủy thác đầu tư): tăng từ 16-18% so với năm 2008, tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm tối đa 80% tổng nguồn vốn. Trong đó dư nợ cho vay-trung dài hạn: Chiếm tối đa 50% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay phục vụ nông nghiệp- nông thôn từ 65%-70%. Nợ xấu  dưới 5%. 3. Lợi nhuận tăng: tối thiểu 10% so với năm 2008. 4. Thu ngoài tín dụng tăng 255 so với năm 2008. 5. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo quy định. 6 .Thu nhập người lao động tăng trên 10%. 1.2 Giới thiệu Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. Xuất phát từ sự phân cấp quản lý giữa NHN0 và NHTM đồng thời muốn mở rộng mạng lưới đa dạng hoá các nghiệp vụ của ngân hàng và thực hiện mục tiêu chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. Theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT – TCCB (Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam): Mở chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội – Chi nhánh cấp I phụ thuộc vào NHNo & PTNT Việt Nam có: Tên gọi: Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 115, phố Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Chi nhánh Tây Hà Nội được chính thức thành lập vào ngày 21/07/2003 cho tới nay mới gần 5 năm nhưng chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt và hiện nay chi nhánh có 4 chi nhánh cấp II (Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Trường Chinh, Chi nhánh Hàng Lược) và 6 phòng giao dịch (PGD Hoàng Văn Thái, PGD Hàng Trống, PGD Nhân Chính, PGD Hàng Lược, PGD Trường Chinh, PGD số 6, PGD số 8). Từ khi thành lập đến nay thời gian tuy chưa dài nhưng cùng nhiều nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó. Với phương châm “Đi vay để cho vay” chi nhánh đã có chiến lược, giải pháp hiệu quả và nhạy bén trong việc huy động vốn đến nay chi nhánh NHN0 & PTNT Tây Hà Nội đã tăng được nguồn vốn huy động đáng kể. Tên cơ quan Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội. Địa chỉ 115 Nguyễn Lương Bằng, Phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 04.5332243 Lãnh đạo cơ quan Giám đốc, bí thư chi bộ TS.Nguyễn Hữu Huấn. Chức năng Cũng như bất ký một NHTM nào khác, NHN0 & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội cũng thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM. - Chi nhánh thực hiện các chức năng về nghiệp vụ tín dụng Chi nhánh được phép kinh doanh tiền tệ - Chi nhánh ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ như: chuyển tiền điện tử, thanh toán quốc tế, bảo quản các giấy tờ có giá. Nhiệm vụ 1- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ với nhiều hình thức: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi Tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu..... 2- Đầu tư vốn Tín dụng bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. 3- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch...... 4- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ như: Chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán Quốc tế qua mạng SWIFTCODE: VBAAVNVX412. 5- Chi trả Kiều hối, mua bán Ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các chứng từ có giá. 6- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. 7- Thực hiện các dịch vụ khác. 1.2.2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại Chi nhánh Tây Hà Nội. Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng Phòng thanh toán quốc tế Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng dịch vụ marketing Phòng nguồn vốn & KHTH Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Tây Hà Nội. Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và phó giám đốc chị trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và chịu mọi trách nhiệm trước NHNo & PTNT Việt Nam. Giám đốc, bí thư chi bộ: Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huấn - Chịu trách nhiệm: + Chương trình, kế hoạch công tác chung. + Chiến lược kinh doanh. + Công tác tổ chức. + Kiểm tra Kiểm toán nội bộ. Phó giám đốc: Bà Nguyễn Thị Ngà - Chịu trách nhiệm: + Công tác mạng lưới. + Hoạt động của các Chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc. + Phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính – Nhân sự. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc uỷ quyền từng lần. Phó giám đốc: Thạc sĩ Nguyễn Viết Mạnh - Chịu trách nhiệm: + Công tác nguồn vốn. + Kế hoạch Kinh doanh và Phòng tín dụng. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc uỷ quyền từng lần. Phó giám đốc: Bà Nguyễn Thị Kim - Chịu trách nhiệm: + Thanh toán Quốc tế và Phòng thanh toán Quốc tế. + Thẻ, tổ thẻ và triển khai các sản phẩm mới. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc uỷ quyền từng lần. Phòng hành chính nhân sự: - Chức năng: + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch , bổ nhiệm cán bộ...     + Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh. - Nhiệm vụ:     + Tư vấn Pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết Hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của Chi nhánh theo sự uỷ quyền của Giám đốc.     + Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh.     + Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ, tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.     + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động.     + Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.     + Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cán bộ công nhân viên.     + Đề xuất bổ trợ nguồn nhân lực của Chi nhánh vào các Phòng hợp lý, có hiệu quả.     + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của Nhà nước và của ngành Ngân hàng.     + Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh.    + Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp - Chức năng:     + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược, Kế hoạch phát triển Kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh.     + Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về Kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng.   - Nhiệm vụ:     + Xây dựng Kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, 6 tháng, năm của Chi nhánh. Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quý, năm trình Giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc.     + Xây dựng chiến lược Khách hàng, Phân loại Khách hàng. Đề xuất các chính sách thu hút Khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.     + Nghiên cứu, đề xuất các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ cho từng thời kỳ cho phù hợp.     + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước.     + Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên đề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.     + Thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng kế toán ngân quỹ - Chức năng:     + Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh.    + Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân qũy để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn Chi nhánh. - Nhiệm vụ:     + Thực hiện chế độ hạch toán Kế toán, hạch toán Thống kê theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê và quy định về hạch toán Kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam.     + Xây dựng, quyết toán kế hoạch Tài chính, kế hoạch tiền lương của Chi nhánh trình NHN0&PTNT Việt Nam phê duyệt.     + Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại Chi nhánh.     + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.     + Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.     + Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng cụng nghệ tin học, công tác điện toán, phục vụ kinh doanh trong Chi nhánh.     + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Phòng thanh toán quốc tế - Chức năng:     + Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ : Kinh doanh Ngoại tệ, Thanh toán Quốc tế, cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu tại Chi nhánh. - Nhiệm vụ:     + Tổ chức kinh doanh Ngoại tệ, Thanh toán Quốc tế theo đúng qui đinh của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: Thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh....     + Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.....     + Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có, ký quỹ 100%.     + Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (Kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất. Báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ   - Chức năng:     + Tổ Kiểm tra Kiểm toán nội là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các Phòng nghiệp vụ khác, giúp Giám đốc điều hành đúng Pháp luật mọi nghiệp vụ Ngân hàng; Hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về Kiểm tra Kiểm toán. - Nhiệm vụ:     + Giám sát việc chấp hành Pháp luật, chấp hành các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Trực tiếp Kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội.    + Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Tây Hà Nội.     + Báo cáo kịp thời với Ban Giám đốc, Ban Kiểm tra Kiểm toán Nội bộ, kết quả Kiểm tra Kiểm toán toàn nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại.    + Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc Thanh tra, Kiểm tra Kiểm toán của các ngành, các cấp và của Thanh tra NHNN đối với NHNo&PTNT Tây Hà Nội.     + Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu lại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định Phòng dịch vụ Marketing - Chức Năng: Phòng Marketing thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn nghiệp vụ tại hội sở có chức năng: + Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển nghiệp vụ thẻ. + Tổ chức thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ. + Hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của ban giám đốc. - Nhiệm vụ + Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, phát triển hệ thống đại lý chấp nhận thẻ, cụ thể: 1. Nghiệp vụ phát hành thẻ: - Phòng Marketing tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ của khách hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, thẩm định hồ sơ, thực hiện đăng ký thông tin khách hàng vào hệ thống. Ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối phát hành thẻ gửi khách hàng. - Nhận thẻ từ Trung tâm thẻ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tiến hành giao thẻ cho khách hàng, khi có hồi báo từ khách hàng thực hiện kích hoạt thẻ. 2. Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ: - Phòng Marketing làm đầu mối triển khai mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. -Phòng Marketing tiếp nhận hồ sơ của đơn vị chấp nhận thẻ và thực hiện đăng ký vào hệ thống. 3. Nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng. - Đối với chủ thẻ: Lập sao kê các giao dịch phát sinh trong kỳ gửi đến chủ thẻ, đồng thời theo dõi dư nợ, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, phối hợp phòng Tín dụng xử lý tài sản đảm bảo. - Đối với đơn vị chấp nhận thẻ: Đối với các giao dịch dữ liệu hoặc hoá đơn gửi về trước thời hạn quy định thì thực hiện ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ ngay trong ngày. Đối với các giao dịch dữ liệu hoặc hoá đơn gửi về sau thời hạn quy định thì thực hiện ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ vào ngày làm việc kế tiếp. Lưu giữ chứng từ hoá đơn từ đơn vị chấp nhận thẻ gửi về theo quy định. 4. Thay đổi hạn mức thẻ tín dụng - Tiếp nhận hồ sơ thay đổi hạn mức thẻ của khách hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tiến hành thẩm định hồ sơ. Trong thời gian quy định phải ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối thay đổi hạn mức thẻ, để thông báo cho khách hàng. 5. Thay đổi hạng thẻ tín dụng. - Tiếp nhận hồ sơ thay đổi hạng thẻ của khách hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tiến hành thẩm định hồ sơ, ra quyết định thay đổi hạng thẻ. 6. Thẻ bị mất, bị đánh cắp, lộ Pin - Thực hiện kiểm tra, xác minh lại các thông tin do chủ thẻ cung cấp, và đăng ký khoá thẻ vào hệ thống, thực hiện ghi lại chính xác thời điểm nhận được thông báo của khách hàng để làm căn cứ xác định trách nhiệm khi phát sinh. - Căn cứ vào hồ sơ phát hành thẻ đã có, làm thủ tục phát hành thẻ mới cho khách hàng. 7. Khiếu nại giao dịch - Tiếp nhận đơn khiếu nại của sản phẩm, chiến lược khách hàng, kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới chủ thẻ, đại lý chấp nhận thẻ… phục vụ cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. - Đầu mối tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thẻ, bao gồm các chiến lược: + Hướng dẫn các phòng giao dịch thực hiện phát hành thẻ, mạng lưới đại lý và chủ thẻ theo chủ trương của ban giám đốc. + Đôn đốc việc quản lý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. + Hướng dẫn hỗ trợ giải quyết các phát sinh của phòng giao dịch. + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được ban giám đốc phân công. + Chấp nhận chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề. Hệ thống mạng lưới của Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: có 4 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Các chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh và phòng giao dịch : - Chức Năng:     + Là đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội, chịu sự điều hành của Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực được giao, được Giám đốc  uỷ quyền quản lý con người, mọi tài sản được giao tại Phòng, nhận và thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch khoán tài chính do Giám đốc giao, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, chấp hành đúng qui trình tác nghiệp về các chuyên đề chuyên môn nghiệp vụ.  - Nhiệm vụ:     + Thay mặt Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối Ngoại với các cơ quan, Chính quyền địa phương trên địa bàn Phòng phụ trách.     + Huy động nguồn vốn, đầu tư tín dụng theo đúng qui định của Ngành, Pháp luật của Nhà nước mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh.      + Thực hiện trung thực các báo cáo về Chi nhánh đúng thời gian qui định. 1.2.3 Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 1.2.3.1 Thực trạng, kết quả hoạt động của Chi nhánh 1. Hoạt động huy động vốn Nhờ đổi mới phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện đúng khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. NHNo & PTNT Tây Hà Nội nhận thức được vai trò của nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn là cơ sở, là tiền đề cho hoạt động chính của ngân hàng, vì thế mà chi nhánh đã tập trung khai thác mọi nguồn và coi công tác huy động vốn là của mọi thành viên trong chi nhánh. Để đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất, hộ nghèo, hộ kinh doanh … chi nhánh đã huy động bằng các hình thức như: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn 3, 6, 9,12 tháng, kỳ phiếu 13 tháng… Với biện pháp linh hoạt, đúng đắn và nỗ lực của toàn tập thể cán bộ chi nhánh qua các năm đầu hoạt động đã thu được một kết quả đáng khích lệ. Biểu 1: Bảng cơ cấu tình hình huy đông vốn tại chi nhánh ( vào ngày 31/12 năm 2005, 2006, 2007,2008 ) Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng huy động vốn 2.692.885 2.860.028 3.065.877 3.267.0285 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 936.719 252.850 932.769 360.613 2. Tiền gửi tiết kiệm 1.20._.0.185 1.854.593 2.135.280 2.245.214 3. Trái phiếu, kỳ phiếu 555.981 752.585 624.828 1.799.671 Nhận xét: Năm 2005, chi nhánh đã huy động được 2.692.885 triệu đồng, đến năm 2006 số vốn huy động đã đạt tới 2.860.028 triệu đồng tăng 167.143 triệu đồng ( tăng 9,87%) so với năm 2005. Năm 2007 huy động được 3.065.877 triệu đồng tăng 832.849 triệu đồng ( tăng 29,1%) so với năm 2006. Tổng nguồn vốn huy động đến 30/12/2008 đạt: 3.267.025 triệu đồng, đạt 107% so với năm 2007. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 là 3.267.0285 triệu đồng. Qua những con số trên ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm điều đó khẳng định hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển và nó còn đảm bảo cho chi nhánh luôn chủ động vận dụng linh hoạt, sáng tạo thực hiện đúng các thể lệ, chế độ và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của nghành . Về chỉ tiêu thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005 huy động được 1.200.185 triệu đồng, năm 2006 huy động được 1.854.593 triệu đồng tăng 654.408 triệu đồng ( tăng 54,5%) so với năm 2005. Năm 2007 huy động được 2.135.280 triệu đồng tăng 280.687 triệu đồng ( tăng 15%) so với năm 2006. Năm 2008 huy động tiền trong dân cư có giảm so với năm 2007 nhưng ko đáng kể. Ngoài việc huy động nguồn vốn trong dân cư, chi nhánh còn huy động vốn trong các tổ chức kinh tế. Nhưng giai đoạn từ 2005 đến 2006 nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm mạnh do thời gian này thị trường chừng khoán đang bắt đầu phát triển các tổ chức kinh tể đầu tư vốn vào cổ phiếu, trái phiếu. Nhưng dến 2007 nguồn huy động nay lại tăng do luc này thị trường chứng khoán đang bắt dầu có chiều hướng đi xuống . Năm 2005 số vốn huy động là 936.719 triệu đồng, năm 2006 con số này là 252.850 triệu đồng giảm 683.869 triệu đồng (giảm 270%) so với năm 2005. Năm 2007 huy động được 932.769 triệu đồng tăng 679.919 triệu đông ( tăng 269%) so với năm 2006. Năm 2008 huy động được 1.799.671 triệu đồng (tăng 168% ) so với năm 2007 Nguồn vốn được huy động từ kỳ phiếu, trái phiếu có chiều hướng đi ngược lại với nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, khi nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm thì nguồn huy động này tăng và ngược lại. Năm 2005 huy động được 555.981 triệu đồng, năm 2006 là 752.585 triệu đồng tăng 196.604 triệu đồng ( tăng 35,4%)so với năm 2005. Và đến 2007 huy động được 624.828 triệu đồng giảm 127.757 triệu đồng ( giảm 17%) so với năm 2006. Năm 2008 huy động giảm chỉ bằng 39% so với năm 2007. Để đạt được kết quả như vậy là do ban lãnh đạo đã đưa ra nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn phù hợp với những đặc thù riêng của từng ngành nghề, từng tổ chức, cá nhân nên đã thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do đó các chỉ tiêu hoạt động ngày càng tăng. 2. Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng là yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp. Đầu tư là công việc nghiệp vụ có tính chất sống còn của chi nhánh, do phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được đều dựa trên việc đầu tư, cho vay. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí do huy động vốn và thu được lợi nhuận, nếu không sẽ gây ra nguy hại tới vốn tự có của ngân hàng. Vì thế chi nhánh đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy động vốn vay của mọi thành phân kinh tế. Bên cạnh việc đảm bảo cho công tác tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng cũng cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Đồng thời với việc mở rộng tín dụng, chi nhánh ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc thu nợ, đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình đầu tư, đặc biệt phải thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ kịp thời khi đến hạn. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, nâng cao giá trị đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá ngoại tệ được thể hiện. Nhìn chung năm 2008 hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt đã hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Chi nhánh đã chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, các khoản vay được thu hồi cả gốc lẫn lãi, đầy đủ kịp thời, cơ cấu tín dụng được cải thiện tăng dần tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn giảm. NHN0 & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội với sự lãng đạo sáng suốt đã tìm mọi biện pháp thích hợp tạo lập tốt mối quan hệ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần xây dựng kinh tế đất nước và nền kinh tế khu vực. 3. Các hoạt động kế toán ngân quỹ Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, NHN0 & PTNT Tây Hà Nội luôn luôn không ngừng đổi mới, hoàn thiện các nghiệp vụ kế toán – thanh toán – ngân qũi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và tổ chức tín dụng ngày càng tốt hơn. Năm 2008 chi nhánh đã tham gia nhiều chương trình như thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, chuyển tiền điện tử, đẩy nhanh chế độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn. Đến 31/12/2008 chi nhánh đã quản lý 1437 tài khoản, số lượng tài khoản tăng so với năm 2007 là 450 tài khoản. Về tổng doanh số thanh toán năm sau luôn cao hơn năm trước, hoạt động chi thu tiền mặt luôn được đảm bảo chính xác, an toàn, từ khi thành lập đến nay chưa để xảy ra tổn thất mà còn trả lại tiền thừa cho khách hàng 260.370.000 đồng với 1126 món, góp phần củng cố niềm tin của khách hàng trong quan hệ giao dịch với chi nhánh. Nhìn chung công tác ngân quỹ của chi nhánh đã chấp hành tốt các quy định về an toàn kho quỹ, các sổ quỹ, sổ ra vào kho… đều được lập và ghi chép đúng quy chế, không xảy ra mất mát, thiếu hụt ngân quỹ, làm được điều đó còn có sự hỗ trợ của việc ứng đụng của công nghệ tin học vào công tác kế toán góp phần thanh toán nhanh chóng và chính xác. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Biểu 3. Tình hình tài chính của chi nhánh ( vào ngày 31/12 năm 2005, 2006, 2007,2008 ) Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng thu nhập 205.492 232.206 272.570 431.674 Tổng chi phí 164.677 199.261 250.200 392.111 Chênh lệch thu chi 40.815 32.945 22.370 39.536 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng dần, năm 2005 tổng thu nhập là 205.492 triệu đồng, năm 2006 là 232.206 triệu đồng tăng 26.714 triệu đồng ( tăng 13%) so với năm 2005. Năm 2007 tổng thu nhập 272.570 triệu đồng tăng 40.364 triệu đồng (tăng 17,4%) so vơi năm 2006. Tổng thu năm 2008 là 431.674 triệu đồng tăng 158% so với năm 2007. Tổng chi phí năm 2005 là 164.677 triệu đồng, năm 2006 là 199.261 triệu đồng tăng 34.584 triệu đồng ( tăng 21%) so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí là 250.200 triệu đồng tăng 50.939 triệu đồng ( tăng 25,6%) so với năm 2006. Năm 2008 tổng chi là 392.111 triệu đồng tăng 156% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ quá trình kinh doanh của chi nhánh đã luôn cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết và tích cực đôn đốc thu nợ và thu lãi. Vì vậy kết quả hàng năm luôn có lãi và hoàn thành tốt chỉ tiêu do Ngân hàng chính đề ra. Tuy nhiên, chênh lệch thu chi năm giảm dần qua các năm, năm 2006 tỷ lệ giảm là 56,5%, năm 2007 giảm 47,3% do tỷ lệ chi phí tăng nhiều hơn tỷ lệ thu nhập tăng. 1.2.3.2 Phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong năm 2009 Dự kiến kế hoạch kinh doanh trong tháng: - Nguồn vốn: 3000 tỷ đồng. - Dư nợ : 2.000 tỷ đồng. Phòng tín dụng: - Tăng cường sử dụng vốn vay, không để phát sinh nợ gốc và lãi đến hạn, quá hạn.. - Rà soát các khoản vay đến hạn, chọn lựa khách hàng trong cho vay mới, nâng cao chất lượng tín dụng. Phòng thanh toán quốc tế - Theo dõi diễn biến tỷ giá để thực hiện việc chuyển đổi nguồn ngoại tệ: kinh doanh ngoại tệ đảm bảo nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. - Tiếp tục đảy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị khách hàng nhằm huy động thêm nguồn vốn, tăng số lượng khách hàng giao dịch và tăng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế. Phòng kế toán ngân quỹ: - Thực hiện chi tiền lương cho cán bộ tín dụng theo kết quả khoán tài chính. - Tổ chức quyết toán tài chính năm 2008. Tổ kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: - Tổng kết công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh và các báo cáo năm 2007 về công tác tiếp dân, phòng chống tham nhũng. - Kiểm tra công tác thu nợ, thu lãi của cán bộ tín dụng theo chương trình mới. Phòng dịch vụ Marketing - Thu phí nghiệp vụ thẻ: 250 triệu đồng. - Tăng số lượng thẻ phát hành, hiện tại thì Chi nhánh Tây Hà Nội đang thực hiện không thu phí phát hành thẻ ATM. Tiếp tục tiếp thị các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh doanh trả lương qua tài khoản thẻ ATM. Tiếp tục triển khai phát triển thẻ cho các đối tượng hưu trí tại 11 phường đã tiếp cận. Các chi nhánh và phòng giao dịch - Tập trung huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, huy động tiết kiệm. - Không để nợ quá hạn phát sinh, nếu có nợ quá hạn phát sinh thì cán bộ tín dụng dừng cho vay để thu nợ. - Tăng cường thu dịch vụ chuyển tiền, thanh toán.. 1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Tây Hà Nội. Tài khoản: Tài khoản tiền gửi cá nhân - tổ chức. Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa Thanh toán bằng nhờ thu hoặc Uỷ nhiệm thu Thanh toán bằng Lệnh chi hoặc Uỷ nhiệm chi Tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm bậc thang Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm gửi góp Chứng từ có giá: Chứng từ tiền gửi dài hạn Kỳ phiếu Trái phiếu Giấy tờ ngắn hạn Dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt Thẻ ngân hàng: Thẻ ATM. Thẻ thanh toán ghi nợ nội địa. Thẻ ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế. Nghiệp vụ cho vay: Cho vay đời sống. Cho vay cầm cố chứng từ có giá. Chiết khấu chứng từ có giá. Cho vay Doanh nghiệp. Cho vay hộ gia đình, cá nhân. Nghiệp vụ bảo lãnh. Cho vay thấu chi. Chuyển tiền điện tử: Chuyển tiền từ nước ngoài về Chuyển tiền đi nước ngoài Thanh toán quốc tế: Thư tín dụng chứng từ nhập khẩu ( L/C nhập khẩu ) Thư tín dụng chứng từ xuất khẩu ( L/C xuất khẩu ) Nhờ thu hàng xuất khẩu Dịch vụ khác: Dịch vụ chi trả kiều hối Western Union Thanh toán Séc, thẻ tín dụng - Thanh toán biên mậu 1.2.5 Thực trạng ứng dụng tin học tại cơ sở thực tập. Chi nhánh đã sử dụng hệ thống IPCAS để quản lý khách hàng, thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, thực hiện nhiệp vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ sổ cái. Hệ thống IPCAS đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của Chinh nhánh. Phướng hướng phát triển tin học hoá ở chi nhánh: Chi nhánh đang thực hiện tiến hành triển khai sử dụng hệ thống IPCAS giai đoạn II nhằm thu được hiệu quả tối đa trong công tác quản lý và thực hiên nghiệp vụ ngân hàng. 1.2.6 Giới thiệu về dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Quy trình phát hành, quản lý, sử dụng thẻ ATM. 1.2.6.1 Các thuật ngữ về ATM Thẻ ATM: Là phương tiện dung để thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc ứng tiền mặt tại các Đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt. Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ: Là cán bộ của tổ nghiệp vụ thẻ, cán bộ phòng kế toán hoặc cán bộ của các phòng nghiệp vụ có liên quan của chi nhánh được giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần của nghiệp vụ thẻ. Chủ thẻ: Là cá nhân hoặc người được tổ chức, đơn vị uỷ quyền ( nếu là thẻ công ty) được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính: Là cá nhân, đơn vị, đứng đơn yêu cầu NHNo cấp thẻ. Chủ thẻ phụ: Là cá nhân được cấp thẻ theo yêu cầu của chủ thẻ chính. Thẻ ghi nợ nội địa NHNo: Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NHNo phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và ( hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trung tâm thẻ: Là đơn vị sự nghiệp phụ thuộc NHNo bao gồm các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật. Có nhiệm vụ quản lý, điều hành và kiểm tra giám sát hoạt động nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống NHNo. Ngân hàng phát hành thẻ: Là chi nhánh NHNo trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cấp thẻ cho chủ thẻ sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa. Ngân hàng thanh toán thẻ: Là chi nhánh NHNo thực hiện nghiệp vụ thanh toán chấp nhận thẻ. Hệ thống quản lý thẻ: Là hệ thống phần cứng, phần mềm quản lý và xử lý dữ liệu về phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ thuộc hệ thống NHNo. Đơn vị chấp nhận thẻ: Là tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thẻ do NHNo phát hành làm phương tiện thanh toán. Điểm ứng tiền mặt: Bao gồm hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, ngân hàng đại lý thanh toán thẻ mà tại đó chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để ứng tiền mặt hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác. Thấu chi: Là một phương thức cho vay theo đó NHNo cho phép khách hàng là cá nhân được rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại NHNo. Mã số xác định chủ thẻ: Là mã số mật cá nhân gồm 06 số do chủ thẻ tự xác định, quản lý và sử dụng để thực hiện các giao dịch bằng thẻ. Thời hạn hiệu lực của thẻ: Là thời gian chủ thẻ được phép sử dụng thẻ theo quy định của NHNo, thời gian hiệu lực được dập nổi hoặc in trên thẻ (tháng, năm). Hợp đồng đại lý: Là thoả thuận chấp nhận thanh toán thẻ giữa NHNo với đơn vị chấp nhận thẻ. Giao dịch thẻ: Là giao dịch trong đó chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ được cung ứng và/ hoặc để rút tiền mặt. Hoá đơn giao dịch: Là chứng từ xác nhận giao dịch do chủ thẻ thực hiện bằng thẻ ghi nợ nội địa. Danh sách thẻ đen: Là danh sách thẻ không được phép sử dụng, bao gồm: thẻ hết hạn sử dụng, thẻ bị cấm lưu hành, thẻ bị mất/bị đánh cắp, thẻ giả, v.v… Mã số ngân hàng: Là mã số riêng của từng ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong thanh toán khác hệ thống hoặc do Tổng giám đốc NHNo quy định trong nội bộ hệ thống NHNo. Thiết bị chấp nhận thẻ: Là phương tiện cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch bằng thẻ, bao gồm: ATM, EDC, v.v… 1.2.6.2 Các giao dịch trên ATM. Giao dịch tại máy ATM: Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ ATM. Giao dịch tra cứu số dư tài khoản thẻ. Đổi số Pin. Giao dịch chuyển tiền. Giao dịch gửi tiền. Các giao dịch khác mà hệ thống DAB cung cấp. Các giao dịch bị từ chối tại ATM: Thẻ hỏng. Thẻ hết thời gian hiệu lực. Thẻ nằm trong danh sách thẻ đen. Tài khoản thẻ đã tất toán hoặc đã bị phong tỏa. Tài khoản của chủ thẻ không đủ số dư để thực hiện giao dịch. 1.2.6.3 Các quy định chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Phạm vi và đối tượng áp dụng: Phạm vi: Qui định này áp dụng đối với nghiệp vụ phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đối tượng: Quy định này áp dụng cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa do NHNo phát hành. Đồng tiền thanh toán Mọi giao dịch thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt bằng thẻ ghi nợ nội địa do NHNo phát hành chỉ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Khách hàng cso thể thực hiện rút tiền VNĐ tại đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt của NHNo từ tài khoản tiền gửi nội tệ hoặc ngoại tệ không kỳ hạn của khách hàng mở tại NHNo theo tỷ giá mua chuyển khoản của NHNo tại thời điểm rút tiền. Các yếu tố trên thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa do NHNo phát hành gồm các yếu tố sau Kích thước của thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặt trước của thẻ gồm có: Tên ngân hàng phát hành (Agribank), logo cuả NHNo. Tên thẻ (Success). Họ tên chủ thẻ. Thời hạn hiệu lực của thẻ (tháng, năm có hiệu lực; tháng, năm hết hạn). Số thẻ ( gồm 16 chữ số); Các yếu tố bảo mật. Mặt sau của thẻ: Dải từ tính. Dải chữ ký của chủ thẻ (Trên có ghi nền chữ Agribank mờ, nối 2 màu xanh và boóc đô). Lời ghi chú sử dụng thẻ bằng tiến Việt và tiếng Anh. Số điện thoại dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Trung tâm thẻ NHNo. Các chức năng, tiện ích của thẻ. Thực hiện rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt. Giao dịch vấn tin số dư tài khoản tại máy ATM của NHNo. Đổi mật khẩu. Giao dịch chuyển tiền tại máy ATM của NHNo. Xử lý đa tệ. Thanh toán hoá đơn tại máy ATM của NHNo. Khai thác thông tin ngân hàng trên hệ thống ATM của NHNo. Thực hiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Các giao dịch khác mà hệ thống chấp nhận thẻ của NHNo cung cấp Đối tượng sử dụng thẻ. Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng thẻ do NHNo quy định. Cá nhân lao động thuộc các tổ chức, doanh nghiệp được uỷ quyền sử dụng thẻ ghi nợ nội địa: các doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật Dân sự, các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, và các tổ chức nước ngoài khác có trụ sở tại Việt Nam. Điều kiện sử dụng thẻ. Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam: Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại chi nhánh NHNo phát hành thẻ Chấp hành quy định về phát hành, quản lý, sử dụng, thanh toán thẻ ghi nợ của NHNo. Trường hợp có nhu cầu thấu chi, ngoài các điều kiện trên chủ thẻ là cá nhân phải: Có thu nhập ổn định đảm bảo trả nợ trong thời hạn thấu chi. Về bảo đảm tiền vay: NHNo thực hiện cho vay thấy chi không có bảo đảm bằng tài sản, song chủ thẻ phải được cơ quan thương binh xã hội có thẩm quyền xác nhận mức lương, trợ cấp xã hội hàng tháng. Phạm vi sử dụng. Chủ thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thực hiện giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt của NHNo. Các giao dịch của chủ thẻ được thực hiện trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của chủ thẻ tại NHNo và hạn mức thấu chi được NHNo cấp. Hạn mức rút tiền mặt, chuyển khoản. Hạn mức rút tiền mặt, chuyển khoản tại máy ATM do Tổng giám đóc NHNo quy định trong từng thời kỳ. Hiện tại, hạn mức rút tiền mặt tối đa tại ATM là 5.000.000VNĐ/01 giao dịch (01 lầ rút); hạn mức rút tiền tối thiểu một lần tại ATM là 50.000VNĐ/01 giao dịch; tổng sổ tiền mặt rút tối đa trong ngày là 25.000.000 VNĐ; tổng số tiền mặt chuyển khoản tối đa trong ngày là 30.000.000VNĐ. Trường hộp khách hàng muốn rút/chuyển khoản số tiền lớn hơn hạn mức quy định, chủ thẻ làm thủ tục rút tiền/chuyển khoản tại quầy giao dịch NHNo theo quy định hiện hành. Phí sử dụng thẻ. Phí sử dụng thẻ bao gồm: phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền, chuyển tiền, đổi PIN, v.v… Ngoài phí phát hành khách hàng phải thanh toán ngay khi đăng ký phát hành thẻ, các loại phí khác được NHNo hạch toán và thu trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của chủ thẻ khi thực hiện giao dịch. Việc thực hiện chính sách ưu đãi về phí, như: miễn, giảm phí đối với khách hàng thực hiện theo thông báo của Tổng giám đốc NHNo trong từng thời kỳ Lãi suất. Lãi suất tiền gửi: chủ thẻ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do NHNo trả trên số dư tài khoản tiền gửi theo quy định. Lãi suất cho vay thấu chi: Chủ thẻ phải trả lãi suất thấu chi trong trường hợp thấu chi Lãi suất quá hạn: Mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay thấu chi. Thấu chi. NHNo chỉ áp dụng thấu chi đối với khách hàng là cá nhân. Chủ thẻ có nhu cầu thấu chi, chi nhánh NHNo phát hành thẻ sẽ xem xét cấp hạn mức thấu chi cho chủ thẻ nhưng tối đa không quá 30.000.000VNĐ. Hạn mức thấu chi được tính vào hạn mức cho vay tối đa của NHNo đối với khách hàng. Thời hạn thấu chi tối đa là một tháng kể từ ngày giao dịch thấu chi phát sinh. Mức chiết khấu. Mức chiết khấu được áp dụng cho các đơn vị chấp nhận thẻ khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Mức chíêt khấu được tính bằng tỷ lệ % trên tổng số tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Mức chíêt khấu cụ thể do Tổng giám đốc NHNo quy định trong từng thời kỳ. Bảo quản thẻ. Tại trung tâm thẻ: Trung tâm thẻ có trách nhiệm quản lý, bảo quản, đảm bảo tuyệt đối an toàn số lượng thẻ trắng, thẻ hỏng, thẻ đã phát hành nhưng chưa gửi cho chi nhánh. Việc bảo quản thẻ được thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo đối với ấn chỉ quan trọng. Tại chi nhánh NHNo: Chi nhánh cso trách nhiệm quản lý, bảo quản đảm bảo tuyệt đối số lượng thẻ đã nhận từ trung tâm thẻ nhưng chưa giao cho khách hàng, thẻ hỏng, thẻ thu hồi, v.v…Việc quản lý thẻ thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo đối với ấn chỉ quan trọng. Đối với chủ thẻ: Chủ thẻ có trách nhiệm bảo quản thẻ của mình, bảo đảm thẻ được sử dụng tốt và tránh bị lợi dụng. Trường hợp để kẻ gian lợi dụng, chủ thẻ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh từ các giao dịch thẻ của mình. Quản lý PIN. Mã PIN mặc định do hệ thống thiết lập ngẫu nhiên cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt. Trường hợp chủ thẻ sử dụng mã PIN do hệ thống thiết lập lần đầu tại ATM sẽ không cso giá trị để thực hiện các giao dịch, chỉ có giá trị để đổi PIN. Chủ thẻ có trách nhiệm bảo mật mã PIN của mình. Trường hợp để lộ mã PIN và bị kẻ gian lợi dụng thì chủ thẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thiệt hại. Trường hợp nghi ngờ PIN bị lộ, chủ thẻ phải thực hiện ngay việc đổi PIN để tránh bị kẻ gian lợi dụng. ATM là dịch vụ Ngân hàng tự động của AGRIBANK Tây Hà Nội; Thẻ rút tiền tự động ATM thuộc quyền sở hữu cá nhân; Mọi cá nhân thuộc các tổ chức, đơn vị và cá nhân Người Việt nam, Người nước ngoài có nhu cầu đều được cung ứng dịch vụ ATM.  Các tiện ích khi sử dụng dịch vụ ATM:    - Rút tiền VND từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn VND hoặc ngoại tệ mở tại AGRIBANK Tây Hà Nội.    - Thông tin số dư tài khoản và in sao kê 05 giao dịch gần nhất.    - Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).    - Thanh toán hoá đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ ( Điện, Nước, Internet, Điện thoại ….)    - Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn .    - Bảo mật các thông tin về tài khoản .    - Chuyển tiền trong hệ thống AGRIBANK Tây Hà Nội.    - Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước.    - Rút tiền từ sổ tiền gửi (PASSBOOK)    - Có thể sử dụng dịch vụ ATM 24/24 tại bất cứ máy ATM nào của AGRIBANK Tây Hà Nội và mọi lúc, mọi nơi. Khi Công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt nam đi vào hoạt động, các dịch vụ ATM của AGRIBANK Tây Hà Nội sẽ thực hiện được ở bất kỳ máy ATM nào của các Ngân hàng khác và ngược lại thẻ của các Ngân hàng khác cũng thực hiện được trên ATM của AGRIBANK Tây Hà Nội.   Thủ tục phát hành thẻ ATM: Quý khách có thể mở tài khoản không kỳ hạn tại AGRIBANK Tây Hà Nội để phát hành thẻ với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, chỉ cần xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. Với tài khoản này Quý khách sẽ có ngay 01 thẻ ATM và được hưởng các sản phẩm dịch vụ ATM cung cấp. Việc cài đặt mã số mật để xác định chủ thẻ ( Persional Identify Number - PIN) do chủ thẻ tự lập, thay đổi, quản lý, sử dụng để thực hiện các quyền giao dịch. Thời hạn sử dụng ATM là 3 năm kể từ ngày phát hành; Trong thời hạn một năm liên tục, chủ thẻ không sử dụng thì bị khoá thẻ; Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng Chủ thẻ phải tới chi nhánh AGRIBANK Tây Hà Nội nơi mở tài khoản để làm thủ tục sử dụng lại thẻ.   Mức phí dịch vụ: AGRIBANK Tây Hà Nội đang thực hiện chính sách ưu đãi miễn, giảm trong giai đoạn phát triển thị trường một số phí dịch vụ như sau:    - Phí phát hành thẻ thông thường : 50.000 VND/thẻ     - Phí phát hành nhanh : 100.000 VND/thẻ    - Phí phát hành lại thẻ : 50.000 VND/thẻ    - Phí rút tiền mặt : Miễn phí    - Phí thông tin, xem sao kê tài khoản : Miễn phí    - Phí thông báo mất thẻ : Miễn phí    - Phí chuyển khoản :     + Chi nhánh trong cùng Tỉnh, Thành phố : 3.000 VND/ Món     + Khác Tỉnh, Thành phố : 0.1% / Món ( Tối thiểu 20.000VND/Món, Tối đa 1.000.000 VND/Món ) AGRIBANK Tây Hà Nội qui định phí sử dụng từng loại dịch vụ trong từng thời kỳ.   Các địa điểm giao dịch ATM: AGRIBANK Tây Hà Nội hiện có 03 máy ATM đặt tại 03 điểm thuộc các Phố: 115 Nguyễn Lương Bằng, Toà Nhà 18T1 Trung Hoà Nhân Chính, 63 Hàng Trống. Đến cuối năm 2005 AGRIBANK Tây Hà Nội sẽ đưa ra thị trường nhiều máy ATM mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy ATM, đưa dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng .   Dịch vụ tư vấn: AGRIBANK Tây Hà Nội sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết về dịch vụ ATM. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với: Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội: Địa chỉ : 115 Nguyễn Lương Bằng, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. ĐT : 84.4.5332249 * FAX : 84.4.5332242 Email : banksys@agribanktayhanoi.com.vn Hoặc tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc. 1.3 Giới thiệu đề tài thực tập. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 1.3.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay sử dụng thẻ ATM đang được thực hiện phổ biến ở nước ta, gần đây các tổ chức doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước đã thực hiện trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên bằng thẻ ATM. Thẻ ATM là loại thẻ thông minh, khác hẳn với các loại hàng hoá dịch vụ khác. Thẻ do ngân hàng phát hành nhưng lại do người sử dụng quản lý, các giao dịch được thực hiện 24/24 thông qua các giao tiếp đơn giản giữa người sử dụng và máy rút tiền tự động. Tại tổ thẻ ở chi nhánh Tây Hà Nội đã quản lý thẻ bằng hệ thống FIMI và đăng ký phát hành trên hệ thống IPCAS nhưng giao diện sử dụng bằng Tiếng Anh rất khó cho việc thực hiện nghiệp vụ của cán bộ quản lý thẻ. Khi sử dụng thẻ ATM sẽ đem lại nhiểu lợi ích: Khách hàng không phải mang theo một lượng tiền lớn. Lượng tiền trong lưu thông giảm. Chính phủ có thể kiểm soát được mức cung tiền. Khách hàng có tài khoản riêng được hưởng lãi không kỳ hạn. Tài khoản đa năng cho phép nộp tiền vào từ nhiều nguồn và từ các nơi khác nhau. Ngay sau khi gửi tiền vào tài khoản khách hàng có thể rút tiền tại các máy rút tiền tự động của NHNo & PTNT hoặc tại các máy rút tiền tự động của các máy rút tiền tự động của các ngân hàng khác mà chỉ phải trả lệ phí rất thấp. Khách hàng có thể thực hiện chuyển khoản từ tài khoản của mình sang tài khoản của người khác một cách dễ dàng. Từ những ưu điểm trên của thẻ ATM em thấy được triển vọng phát triển của thẻ ATM là rất lớn. Và việc quản lý thẻ sẽ ngày càng phức tạp. Được sự đồng ý của cơ quan thực tập và giảng viên hướng dẫn, dựa trên kiến thức đã học em lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam” 1.3.2 Mục tiêu của đề tài Hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM nhằm mục đích: Quản lý khách hàng sử dụng thẻ ATM cá nhân của ngân hàng. Quản lý, lưu trữ danh sách thẻ, lượng thẻ trong lưu thông. Thực hiện các giao dịch thẻ: nộp tiền vào và rút tiền ra khỏi tài khoản thẻ. Phục vụ các dịch vụ giao dịch thẻ: đổi password, tạm ngừng sử dụng thẻ, gia hạn cho thẻ, chuyển tiền… Giảm lượng tiền lưu thông, kiểm soát lượng cung tiền. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu để giải quyết đề tài. 1.3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn là công cụ đắc lực dùng cho hầu hết các dự án phát triển Hệ thống thông tin. Phỏng vấn cho phép thu được các xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu, gặp những người chịu trách nhiệm trong thực tế, số người này có thể không được ghi trên văn bản tổ chức, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Phương pháp quan sát Được dùng khi không muốn nhìn thấy những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc khi phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ củ các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ra. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức. 1.3.3.2 Công cụ sử dụng để viết phần mềm. - Ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual Basic 6.0. - Công cụ để thiết kế báo cáo Crytal Reports, - CSDL Microsoft Offices Access 2003. CHƯƠNG II CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ ATM 2.1 Khái quát về hệ thống thông tin quản lý 2.1.1 Tổ chức. Tổ chức là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể có chung mục đích cùng làm việc với nhau để đạt được mục đích đó bằng sự hợp tác và phân công lao động. Một tổ chức muốn hoạt động phải có dữ liệu, thông tin, nhân lực, máy móc và hệ thống tin học. 2.1.2 Thông tin Thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống thông tin quản lý. Thông tin cũng có thể được hiểu là dữ liệu đã được xử lý. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực. Các khái niệm liên quan đến thông tin: đối tượng truyền tin (Chủ thể phản ánh) và đối tượng nhận tin (Đối tượng nhận sự phản ánh). Vỏ vật chất chuyên chở thông tin là vật mang tin. Các vật mang tin thông dụng là ngôn ngữ, chữ số, các ký hiệu, v.v…Khối lượng tri thức mà một thông tin mang lại gọi là nội dung của thông tin đó. Sơ đồ truyền thông tin được biểu diễn như hình sau: Thông tin Chủ thể phản ánh Đối tượng nhận sự phản ánh Vật mang tin Hình 2.1: Sơ đồ truyền tin Vai trò của thông tin trong tổ chức Chủ thể quản lý thu nhận thông tin từ môi trường và từ chính đối tượng quản lý của mình mà xây dựng mục tiêu, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra sự hoạt động của tổ chức. Vì thế thông tin có vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định, nó là yếu tố ảnh hưởng tới sự đúng đắn, hợp lý cho quyết định của người quản lý. Lao động quản lý của nhà quản lý có thể được chia làm hai phần: Lao động ra quyết định và lao động thông tin. Lao động ra quyết định chỉ bao hàm phần lao động của nhà quản lý từ sau khi có thông tin cho tới khi ký ban hành quyết định, lao động này thường là lao động nghệ thuật ít mang tính quy trình và có nhiều yếu tố chủ quan, thời gian lao động chỉ chiếm 10% thời gian lao động củ._. ta click chuột vào một trường trong bảng dữ liệu rồi click vào nút Sửa, sau đó nhấn vào nút Lưu. Khi muốn xoá một trường dữ liệu tao click chuột vào trường muốn xoá rồi nhấn vào nút Xoá. Khi đang thực hiện một lệnh nào đó mà ta không muốn thực hiện nữa thì nhấn vào nút Huỷ để bỏ qua. Khi muốn tìm kiếm thông tin thì nhập thông tin muốn tìm kiếm vào phần tìm kiếm. Để thoát khỏi tình trạng tìm kiếm ta nhấn vào nút Quay lại. Để in phiếu ta chọn phiếu cần in rồi nhấn vào nút In. Phiếu nộp tiền Hình 3.42: Phiếu nộp tiền - Đối tượng thực hiện: Giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiển thị thông tin giao dịch của khách, là biên lai giao cho khách sau khi khách hàng hoàn thành giao dịch nộp tiền. - Tần suất sử dụng: Sau mỗi lần khách hàng thực hiện một giao dịch nộp tiền Phiếu lĩnh tiền Hình 3.43: Form phiếu lĩnh tiền Thời điểm sử dụng: Khi muốn Thêm, Sửa, Xoá một trường dữ liệu. Cách sử dụng: Khi muốn thêm một trường dữ liệu ta nhấn vào nút Thêm. Sau khi nhấn vào nút thêm thì nút thêm sẽ chuyển thành nút Lưu, rồi nhập đầy đủ các thông tin cần thiết. Sau đó ta nhấn vào nút Lưu. Sauk hi lưu xong dữ liệu thì nút Lưu lại chuyển thành nút Thêm. Khi muốn sửa một trường dữ liệu ta click chuột vào một trường trong bảng dữ liệu rồi click vào nút Sửa, sau đó nhấn vào nút Lưu. Khi muốn xoá một trường dữ liệu tao click chuột vào trường muốn xoá rồi nhấn vào nút Xoá. Khi đang thực hiện một lệnh nào đó mà ta không muốn thực hiện nữa thì nhấn vào nút Huỷ để bỏ qua. Khi muốn tìm kiếm thông tin thì nhập thông tin muốn tìm kiếm vào phần tìm kiếm. Để thoát khỏi tình trạng tìm kiếm ta nhấn vào nút Quay lại. Để in phiếu lĩnh tiền ta chọn phiếu cần in rồi ta nhấn vào nút In. Phiếu lĩnh tiền Hình 3.44: Phiếu lĩnh tiền - Đối tượng thực hiện: Giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiển thị thông tin giao dịch của khách, là biên lai giao cho khách sau khi khách hàng hoàn thành giao dịch lĩnh tiền. - Tần suất sử dụng: Sau mỗi lần khách hàng thực hiện một giao dịch lĩnh tiền Phiếu chuyển tiền Hình 3.45: Form phiếu chuyển tiền Thời điểm sử dụng: Khi muốn Thêm, Sửa, Xoá một trường dữ liệu. Cách sử dụng: Khi muốn thêm một trường dữ liệu ta nhấn vào nút Thêm. Sau khi nhấn vào nút thêm thì nút thêm sẽ chuyển thành nút Lưu, rồi nhập đầy đủ các thông tin cần thiết. Sau đó ta nhấn vào nút Lưu. Sauk hi lưu xong dữ liệu thì nút Lưu lại chuyển thành nút Thêm. Khi muốn sửa một trường dữ liệu ta click chuột vào một trường trong bảng dữ liệu rồi click vào nút Sửa, sau đó nhấn vào nút Lưu. Khi muốn xoá một trường dữ liệu tao click chuột vào trường muốn xoá rồi nhấn vào nút Xoá. Khi đang thực hiện một lệnh nào đó mà ta không muốn thực hiện nữa thì nhấn vào nút Huỷ để bỏ qua. Khi muốn tìm kiếm thông tin thì nhập thông tin muốn tìm kiếm vào phần tìm kiếm. Để thoát khỏi tình trạng tìm kiếm ta nhấn vào nút Quay lại. Để in phiếu chuyển tiền ta chọn phiếu cần in rồi nhấn vào nút In. Phiếu chuyển tiền Hình 3.46: Phiếu chuyển tiền - Đối tượng thực hiện: Giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiển thị thông tin giao dịch của khách, là biên lai giao cho khách sau khi khách hàng hoàn thành giao dịch lĩnh tiền. - Tần suất sử dụng: Sau mỗi lần khách hàng thực hiện một giao dịch lĩnh tiền Danh sách thẻ bị mất Hình 3.47: Danh sách thẻ bị mất - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về danh sách của thẻ bị mất - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần thông tin về thẻ bị mất ở thời điểm hiện tại của lãnh đạo. Danh sách thẻ đen Hình 3.48: Danh sách thẻ đen - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về danh sách của thẻ đen (thẻ giả, thẻ bị mất, thẻ hết hạn sử dụng,..) - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần thông tin về thẻ đen ở thời điểm hiện tại của lãnh đạo. Danh sách thẻ đang sử dụng Hình 3.49: Danh sách thẻ đang sử dụng - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về danh sách của thẻ đang sử dụng. - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần thông tin về thẻ đang sử dụng ở thời điểm hiện tại của lãnh đạo. Báo cáo tổng hợp phiếu nộp tiền trong khoảng thời gian xác định Hình 3.50: Báo cáo tổng hợp phiếu nộp tiền theo thời gian - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ, giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về các giao dịch nộp tiền của các khách hàng trong khoảng thời gian xác định theo khách hàng. - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần của lãnh đạo. Báo cáo tổng hợp phiếu chuyển tiền trong khoảng thời gian xác định Hình 3.51: Báo cáo tổng hợp phiếu chuyển tiền theo thời gian - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ, giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về các giao dịch chuyển tiền của các khách hàng trong khoảng thời gian xác định theo khách hàng. - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần của lãnh đạo. Báo cáo tổng hợp phiếu lĩnh tiền theo thời gian Hình 3.52: Báo cáo tổng hợp phiếu lĩnh tiền theo thời gian - Đối tượng thực hiện: Cán bộ quản lý thẻ, giao dịch viên. - Giái trị sử dụng của báo cáo: Hiện thông tin về các giao dịch lĩnh tiền của các khách hàng trong khoảng thời gian xác định theo khách hàng. - Tần suất sử dụng: Khi có yêu cầu cần của lãnh đạo. 3.5 Cài đặt và triển khai hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM 3.5.1 Cài đặt hệ thống. Có bốn kiểu cài đặt: Cài đặt trực tiếp, cài đặt song song, cài đặt thí điểm cục bộ, chuyển đổi theo giai đoạn. Ở đây chúng ta áp dụng cách cài đặt thứ 3: cài đặt thí điểm cục bộ. Vì hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM là hệ thống tương đối phức tạp, nếu ta chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới tại một hoặc một vài bộ phận thì rủi ro sẽ hạn chế tối đa chi phí và các sự cố vì giới hạn ảnh hưởng nhỏ. Khi ở một bộ phận nhận thấy quá trình chuyển đổi hệ thống đã thành công thì sẽ triển khai ở các bộ phận còn lại. Việc cài đặt này sẽ dễ dàng với người sử dụng tuy việc quản lý có phức tạp. Yêu cầu phần cứng: Bộ nhớ tối thiểu 512Mb của Ram. Chip tối thiểu 3.0 Bộ nhớ trong của máy còn trống tối thiểu 2Gb. Các bước cài đặt: Trước khi cài đặt chương trình bạn cần phải cài đặt các phần mềm sau: Cài Office 2003 (bắt buộc phải có Access 2003) hoặc là bộ cài Office cao hơn. Cài VietKey 2000 trở lên hoặc có thể cài Unikey. Cài đặt chương trình: Bước 1: mở đĩa chứa thư mục Setup của chương trình và chạy file SetUp Bước 2: Thực hiện lần lượt theo các bước cài đặt. Nếu không thành thạo về phần mềm thì cứ để chế độ mặc định rồi nhấn nút Next liên tục. Bước 3: Sau khi quá trình cài đặt kết thúc thì Reset lại máy để hoàn tất việc cài đặt phần mềm 3.5.2 Đào tạo người sử dụng. Việc đưa phần mềm vào sử dụng có thể sẽ bị sự ngăn cản của một số cán bộ công nhân viên do không muốn thay đổi phong thái làm việc. Điều này sẽ dẫn đến trì trệ và ảnh hưởng không tốt đến việc triển khai phần mềm. Do đó cần phải có cách thức tiếp cận phù hợp với cán bộ công nhân viên, khiến người sử dụng thấy tự tin và dễ dàng khi sử dụng phần mềm. Trước tiên là mở lớp đào tạo về cách sử dụng phần mềm cho cán bộ công nhân viên. Lớp đào tạo sẽ được bố trí như sau: Đối tượng đào tạo Thời gian đào tạo Cách đào tạo Giám đốc và những người lãnh đạo 1 ngày Tổng quan về phần mềm, công dụng của phần mềm. Nhân viên 3 ngày Cách thức sử dụng phần mềm, giao tác với phần mềm. Kết Luận Đối với những tổ chức, doanh nghiệp lớn, tầm hoạt động rộng thì việc quản lý tốt là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. Điều đó phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống thông tin mà tổ chức hay doanh nghiệp đó ứng dụng. Tuỳ vào tính chất đặc thù công việc mà mỗi tổ chức cần có những hệ thống thông tin khác nhau về quy mô cũng như sự phức tạp. Hiện nay việc sử dụng thẻ ATM là xu thế chung của xã hội. Bởi lợi ích mà thẻ ATM đem lại là rất lớn, thẻ ATM giúp mỗi cá nhân quản lý tốt hơn số tiền mình dùng, tránh những rủi ro, tiết kiệm thời gian,… Việc quản lý thẻ ATM của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Tây Hà Nội ngày càng trở nên phức tạp bởi số lượng thẻ ATM là rất lớn. Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Tây Hà Nội – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh Tây Hà Nội”. Chương trình quản lý thẻ ATM do em xây dựng bằng ngôn ngữ Visual Basic đã thực hiện được các chức năng sau: Quản lý thông tin về khách hàng, thông tin về nhân viên, thông tin về chi nhánh. Quản lý tài khoản cho khách. Lập thẻ ATM cho khách. Thực hiện các giao dịch của khách hàng: Nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền qua tài khoản. Lập các báo cáo về trạng thái thẻ, các báo cáo tổng hợp về giao dịch của thẻ. Tuy nhiên chương trình quản lý thẻ ATM vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề như: Chương trình chưa tự động huỷ được danh sách thẻ đã hết hạn sử dụng. Giao diện chưa chuyên nghiệp, còn một số lỗi chưa kiểm soát được. Cuối cùng em xin chân thảnh cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Trần Thị Song Minh và các anh chị phòng Marketing – Chi nhánh Tây Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, TS.Trương Văn Tú – TS.Trần Thị Song Minh, NXB Hà Nội 2000. 2. Tài liệu hội nghị tập huấn Nghiệp vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 3. Các tài liệu nội bộ và công khai của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Hà Nội. 4. Giáo trình Cơ sở dữ liệu, TS.Trần Công Uẩn. 5. Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, PGS.TS Hàn Viết Thuận, NXB Thống Kê. 6. Lập trình Visual Basic 6.0, Nguyễn Hữu Khang. Phụ lục: Code của chương trình 1. Form Lập thẻ ATM cho khách Option Explicit Dim dem As Integer Dim book As String Private Sub cmdin_Click() Dim rs3 As New adodb.Recordset Dim sql As String Dim cn As New adodb.connection Set cn = New adodb.connection cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source = " & App.Path & "\database\ATM.mdb" cn.Open sql = "select theatm.sothe,khachhang.tenkh,theatm.sotk,loaithe.tenloaithe,sanphamthe.tenspt,theatm.ngayhieuluc,theatm.tinhtrangthe from theatm,khachhang,loaithe,sanphamthe where theatm.makh=khachhang.makh and theatm.maloaithe=loaithe.maloaithe and theatm.maspt=sanphamthe.maspt" rs3.Open sql, cn cr.SetTablePrivateData 0, 3, rs3 cr.ReportFileName = App.Path & "\report\thephathanh.rpt" cr.PrintReport rs3.Close End Sub Private Sub cmdluu_Click() cmdthoat.Enabled = True Dim i As Integer Form_Load cmdthem.Caption = "&Thªm" cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True cmdluu.Enabled = False For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = True Next cmdtim.Enabled = True End Sub Private Sub cmdsua_Click() dem = 1 book = txtst.Text Dim i As Integer cmdxoa.Enabled = False cmdsua.Enabled = False cmdluu.Enabled = True For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = False Next cmdtim.Enabled = False un_lock_text txtst.SetFocus cmdthem.Caption = "&L­u" End Sub Private Sub set_null() txtth.Text = "" End Sub Private Sub cmdthem_Click() dem = 0 Dim i As Integer If cmdthem.Caption = "&Thªm" Then For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = False Next cmdtim.Enabled = False cmdthoat.Enabled = False cmdsua.Enabled = False cmdxoa.Enabled = False cmdluu.Enabled = True un_lock_text set_null txtst.SetFocus Adodc1.Recordset.AddNew cmdthem.Caption = "&L­u" Else If txtst.Text = "" Or Combo2.Text = "" Or DataCombo3.Text = "" Or txtnhl.Text = "" Or txtnh.Text = "" Or txtmk1 = "" Or txtmk2.Text = "" Or Combo5.Text = "" Then MsgBox "B¹n ch­a nhËp ®Çy ®ñ th«ng tin. §ª nghÞ nhËp ®ñ !", vbOKOnly + vbExclamation, " Th«ng b¸o !" txtst.SetFocus Else If txtmk1 txtmk2 Then MsgBox ("Cã lçi trong khi nhËp Password B¹n h·y nhËp l¹i Password") txtmk1 = "" txtmk2 = "" Else Adodc1.Recordset.Update txtst.Enabled = False DataCombo3.Enabled = False Combo2.Enabled = False txtmh.Enabled = False txtth.Enabled = False DataCombo1.Enabled = False DataCombo2.Enabled = False txtnhl.Enabled = False txtnh.Enabled = False txtmk1.Enabled = False txtmk2.Enabled = False Combo5.Enabled = False cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True cmdluu.Enabled = False cmdthem.Caption = "&Thªm" For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = True Next cmdtim.Enabled = True cmdthoat.Enabled = True End If End If End If End Sub Private Sub cmdthoat_Click() Unload Me End Sub Private Sub cmdtim_Click() Form_Load txt(0) = "" txt(1) = "" txt(2) = "" End Sub Private Sub cmdXoa_Click() dem = 0 If MsgBox("B¹n cã ch¾c r»ng muèn xãa ?", vbYesNo, "X¸c NhËn ") = vbYes Then If Adodc1.Recordset.RecordCount > 0 Then Adodc1.Recordset.Delete Adodc1.Recordset.MoveFirst Else MsgBox ("§· hÕt b¶n ghi cÇn xãa") End If End If End Sub Private Sub DataCombo1_LostFocus() Adodc3.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc3.RecordSource = "Select Maloaithe,MaSpt,TenSpt from sanphamthe where Maloaithe='" & DataCombo1.BoundText & "' " Adodc3.Refresh connection.OpenData ("TheATM") Do Until myrs.EOF If myrs.Fields("Sotk") = Combo2.Text Then If myrs.Fields("maloaithe") = DataCombo1.BoundText Then MsgBox " Kh¸ch hµng nµy ®· cã thÎ. §Ò nghÞ kiÓm tra l¹i", vbOKOnly + vbInformation, "Th«ng b¸o" Combo2.SetFocus End If End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End Sub Private Sub Form_Load() Adodc4.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc4.RecordSource = "chinhanh" Adodc4.Refresh Adodc2.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc2.RecordSource = "Loaithe" Adodc2.Refresh Adodc3.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc3.RecordSource = "SanPhamThe" Adodc3.Refresh Combo5.AddItem "ThÎ ®ang sö dông" Combo5.AddItem "ThÎ hÕt h¹n sö dông" Combo5.AddItem "ThÎ bÞ mÊt" Combo5.AddItem "ThÎ bÞ ®¸nh c¾p" Combo5.AddItem "ThÎ gi¶" Combo5.AddItem "ThÎ cÊm l­u hµnh" Combo5.AddItem "ThÎ nhËp sai PIN 3 lÇn" Adodc1.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc1.RecordSource = "theATM" Adodc1.Refresh Set DataGrid1.DataSource = Adodc1 DataGrid1.Columns(4).Caption = "M· CN" DataGrid1.Columns(4).Width = 2000 DataGrid1.Columns(2).Caption = "M· kh¸ch hµng" DataGrid1.Columns(2).Width = 3300 DataGrid1.Columns(1).Caption = "Sè tµi kho¶n" DataGrid1.Columns(1).Width = 2000 DataGrid1.Columns(3).Caption = "M· lo¹i thÎ" DataGrid1.Columns(3).Width = 2300 DataGrid1.Columns(0).Caption = "Sè thÎ" DataGrid1.Columns(0).Width = 2300 DataGrid1.Columns(6).Caption = "M· SPT" DataGrid1.Columns(6).Width = 2300 DataGrid1.Columns(6).Caption = "Mgµy hiÖu l­c " DataGrid1.Columns(6).Width = 3300 DataGrid1.Columns(7).Caption = "Ngµy huû thÎ" DataGrid1.Columns(7).Width = 3300 DataGrid1.Columns(8).Caption = "MËt khÈu" DataGrid1.Columns(8).Width = 3300 DataGrid1.Columns(9).Caption = "X¸ nhËn MK" DataGrid1.Columns(9).Width = 2000 DataGrid1.Columns(10).Caption = "TT ThÎ" DataGrid1.Columns(10).Width = 2000 Set DataCombo3.DataSource = Adodc1 DataCombo3.DataField = "MaCN" Set Combo2.DataSource = Adodc1 Combo2.DataField = "sotk" Set txtmh.DataSource = Adodc1 txtmh.DataField = "makh" Set DataCombo1.DataSource = Adodc1 DataCombo1.DataField = "Maloaithe" Set DataCombo2.DataSource = Adodc1 DataCombo2.DataField = "MaSPT" Set txtst.DataSource = Adodc1 txtst.DataField = "sothe" Set txtnhl.DataSource = Adodc1 txtnhl.DataField = "ngayhieuluc" Set txtnh.DataSource = Adodc1 txtnh.DataField = "ngayhuy" Set txtmk1.DataSource = Adodc1 txtmk1.DataField = "matkhau" Set txtmk2.DataSource = Adodc1 txtmk2.DataField = "xacnhanMK" Set Combo5.DataSource = Adodc1 Combo5.DataField = "tinhtrangthe" connection.OpenData ("select * from taikhoan ") Do Until myrs.EOF Combo2.AddItem (myrs.Fields("sotk")) myrs.MoveNext Loop connection.CloseData lock_text End Sub Private Sub Combo2_LostFocus() If Combo2.Text = "" Then Combo2.BackColor = vbYellow End If End Sub Private Sub txt_Change(Index As Integer) Dim st As String If Trim(txt(0).Text) = "" And Trim(txt(1).Text = "") And Trim(txt(2).Text = "") Then Adodc1.Refresh Set DataGrid1.DataSource = Adodc1 DataGrid1.Columns(4).Caption = "M· CN" DataGrid1.Columns(4).Width = 2000 DataGrid1.Columns(2).Caption = "M· kh¸ch hµng" DataGrid1.Columns(2).Width = 3300 DataGrid1.Columns(1).Caption = "Sè tµi kho¶n" DataGrid1.Columns(1).Width = 2000 DataGrid1.Columns(3).Caption = "M· lo¹i thÎ" DataGrid1.Columns(3).Width = 2300 DataGrid1.Columns(0).Caption = "Sè thÎ" DataGrid1.Columns(0).Width = 2300 DataGrid1.Columns(6).Caption = "M· SPT" DataGrid1.Columns(6).Width = 2300 DataGrid1.Columns(6).Caption = "Mgµy hiÖu l­c " DataGrid1.Columns(6).Width = 3300 DataGrid1.Columns(7).Caption = "Ngµy huû thÎ" DataGrid1.Columns(7).Width = 3300 DataGrid1.Columns(8).Caption = "MËt khÈu" DataGrid1.Columns(8).Width = 3300 DataGrid1.Columns(9).Caption = "X¸ nhËn MK" DataGrid1.Columns(9).Width = 2000 DataGrid1.Columns(10).Caption = "TT ThÎ" DataGrid1.Columns(10).Width = 2000 Else st = "" If Trim(Right(txt(0).Text, 1)) "" Then st = st + "Sotk like '" + Trim(txt(0).Text) + "*'" End If If Trim(txt(1).Text) "" Then If st "" Then st = st + " and " + "sothe like '" + Trim(txt(1).Text) + "*'" Else st = "sothe like '" + Trim(txt(1).Text) + "*'" End If End If If Trim(txt(2).Text) "" Then If st "" Then st = st + " and " + "makh like '" + Trim(txt(2).Text) + "*'" Else st = "makh like '" + Trim(txt(2).Text) + "*'" End If End If Adodc1.Recordset.Filter = st DataGrid1.Refresh End If End Sub Private Sub txtst_GotFocus() txtst.BackColor = vbWhite End Sub Private Sub txtst_LostFocus() txtst.Text = UCase(txtst.Text) If txtst.Text = "" Then txtst.BackColor = vbYellow End If connection.OpenData ("Select * From theATM") Do Until myrs.EOF If Trim(txtst.Text) = myrs!sothe And dem 1 Then MsgBox " Trïng m· ", vbOKOnly + vbExclamation, "th«ng b¸o" txtst.SetFocus End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData If dem = 1 Then If txtst.Text book Then connection.OpenData ("Select * From theATM") Do Until myrs.EOF If Trim(txtst.Text) = myrs!sotk Then MsgBox " Trïng m· ", vbOKOnly + vbExclamation, "Th«ng b¸o" txtst.SetFocus End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End If End If End Sub Private Sub Form_KeyPress(KeyAscii As Integer) If KeyAscii = 13 Then SendKeys "{TAB}" KeyAscii = 0 End If End Sub Private Sub txtst_KeyPress(KeyAscii As Integer) If KeyAscii Asc("9") Then KeyAscii = vbKeyBack End If End Sub Private Sub Combo2_Change() Dim s5 As String connection.OpenData ("select * from taikhoan") s5 = Combo2.Text Do Until myrs.EOF If myrs!sotk = s5 Then txtmh.Text = myrs.Fields("makh").Value txtth.Text = myrs.Fields("tenkh").Value End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End Sub Private Sub combo2_Click() Dim s5 As String connection.OpenData ("select * from taikhoan") s5 = Combo2.Text Do Until myrs.EOF If myrs!sotk = s5 Then txtmh.Text = myrs.Fields("makh").Value txtth.Text = myrs.Fields("tenkh").Value End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End Sub Private Sub Combo2_GotFocus() SendKeys "%{DOWN}" End Sub Private Sub Cmd_Click() txtst.Text = "" Dim maso As Integer, i As Integer Randomize For i = 1 To 10 maso = Int(9 * Rnd + 0) txtst.Text = txtst.Text & Trim(Str(maso)) Next i End Sub Private Sub txtnhl_Click() txtnhl.Text = Date txtnh.Text = Date + 1095 End Sub Private Sub lock_text() DataCombo3.Enabled = False Combo2.Enabled = False txtmh.Enabled = False txtth.Enabled = False txtth.Enabled = False DataCombo1.Enabled = False DataCombo2.Enabled = False txtst.Enabled = False txtnhl.Enabled = False txtnh.Enabled = False txtmk1.Enabled = False txtmk2.Enabled = False Combo5.Enabled = False cmdluu.Enabled = False cmdthem.Enabled = True cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True End Sub Private Sub un_lock_text() DataCombo3.Enabled = True Combo2.Enabled = True txtmh.Enabled = True DataCombo1.Enabled = True DataCombo2.Enabled = True txtth.Enabled = True txtst.Enabled = True txtnhl.Enabled = True txtnh.Enabled = True txtmk1.Enabled = True txtmk2.Enabled = True Combo5.Enabled = True txtst.SetFocus cmdluu.Enabled = True cmdxoa.Enabled = False cmdsua.Enabled = False End Sub 2. Phiếu Chuyển tiền Option Explicit Dim dem As Integer Dim book As String Private Sub cmdin_Click() Dim rs3 As New adodb.Recordset Dim sql As String Dim cn As New adodb.connection Set cn = New adodb.connection cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source = " & App.Path & "\database\ATM.mdb" cn.Open sql = " select sopl,manv,ngaylinh,tenkh,diachi,sotk,sotienGD,diengiai,sodu from phieulinh where sopl='" & Trim(txtsp.Text) & "'" rs3.Open sql, cn cr.SetTablePrivateData 0, 3, rs3 cr.ReportFileName = App.Path & "\report\rptPLT.rpt" cr.Formulas(1) = "sopl='" & rs3.Fields("sopl") & "'" cr.Formulas(2) = "manv='" & rs3.Fields("manv") & "'" cr.Formulas(3) = "ngaylinh='" & rs3.Fields("ngaylinh") & "'" cr.Formulas(4) = "tenkh='" & rs3.Fields("tenkh") & "'" cr.Formulas(5) = "diachi='" & rs3.Fields("diachi") & "'" cr.Formulas(6) = "sotk='" & rs3.Fields("sotk") & "'" cr.Formulas(7) = "sotiengd='" & rs3.Fields("sotiengd") & "'" cr.Formulas(8) = "sodu='" & rs3.Fields("sodu") & "'" cr.Formulas(9) = "diengiai='" & rs3.Fields("diengiai") & "'" cr.Formulas(10) = "TienChu='" & lbltien.Caption & "'" cr.PrintReport rs3.Close End Sub Private Sub cmdluu_Click() cmdthoat.Enabled = True Dim i As Integer Form_Load Adodc1.Refresh cmdthem.Caption = "&Thªm" cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True cmdluu.Enabled = False For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = True Next cmdtim.Enabled = True End Sub Private Sub cmdsua_Click() dem = 1 book = txtsp.Text Dim i As Integer cmdxoa.Enabled = False cmdsua.Enabled = False cmdluu.Enabled = True For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = False Next cmdtim.Enabled = False un_lock_text txtsp.SetFocus cmdthem.Caption = "&L­u" End Sub Private Sub set_null() txtmk.Text = "" txttk.Text = "" txtdc.Text = "" txtsd.Text = "" lbltien.Caption = "" End Sub Private Sub cmdthem_Click() dem = 0 Dim i As Integer If cmdthem.Caption = "&Thªm" Then For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = False Next cmdtim.Enabled = False cmdthoat.Enabled = False cmdsua.Enabled = False cmdxoa.Enabled = False cmdluu.Enabled = True un_lock_text set_null txtsp.SetFocus Adodc1.Recordset.AddNew txtn.Text = Date cmdthem.Caption = "&L­u" Else If txtsp.Text = "" Or Combo1.Text = "" Or txtn.Text = "" Or txtmk.Text = "" Or txtdc.Text = "" Or txtst.Text = "" Or txtdg.Text = "" Then MsgBox "B¹n ch­a nhËp ®Çy ®ñ th«ng tin. §ª nghÞ nhËp ®ñ !", vbOKOnly + vbExclamation, " Th«ng b¸o !" txtsp.SetFocus Else Adodc1.Recordset.Update tinhtien txtsp.Enabled = False Combo1.Enabled = False DataCombo1.Enabled = False txtn.Enabled = False txtmk.Enabled = False txttk.Enabled = False txtdc.Enabled = False txtst.Enabled = False txtsd.Enabled = False txtdg.Enabled = False cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True cmdluu.Enabled = False cmdthem.Caption = "&Thªm" For i = 0 To 2 txt(i).Enabled = True Next cmdtim.Enabled = True cmdthoat.Enabled = True End If End If End Sub Private Sub cmdthoat_Click() Unload Me End Sub Private Sub cmdtim_Click() Form_Load txt(0) = "" txt(1) = "" txt(2) = "" End Sub Private Sub cmdXoa_Click() dem = 0 If MsgBox("B¹n cã ch¾c r»ng muèn xãa ?", vbYesNo, "X¸c NhËn ") = vbYes Then If Adodc1.Recordset.RecordCount > 0 Then Adodc1.Recordset.Delete Adodc1.Recordset.MoveFirst Else MsgBox ("§· hÕt b¶n ghi cÇn xãa") End If End If End Sub Private Sub Combo1_Click() Dim s1 As String connection.OpenData ("select * from taikhoan") s1 = Combo1.Text Do Until myrs.EOF If myrs!sotk = s1 Then txtmk.Text = myrs.Fields("makh").Value txtsd.Text = myrs.Fields("sodu").Value End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End Sub Private Sub Form_Load() Adodc2.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc2.RecordSource = "nhanvien" Adodc2.Refresh Adodc1.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source=database\ATM.mdb;Persist Security Info=False" Adodc1.RecordSource = "phieulinhtien" 'Adodc1.Refresh veluoi connection.OpenData ("select * from taikhoan ") Do Until myrs.EOF Combo1.AddItem (myrs.Fields("sotk")) myrs.MoveNext Loop connection.CloseData lock_text End Sub Private Sub txt_Change(Index As Integer) Dim st As String If Trim(txt(0).Text) = "" And Trim(txt(1).Text = "") And Trim(txt(2).Text = "") Then Adodc1.Refresh veluoi Else st = "" If Trim(Right(txt(0).Text, 1)) "" Then st = st + "sopl like '" + Trim(txt(0).Text) + "*'" End If If Trim(txt(1).Text) "" Then If st "" Then st = st + " and " + "sotk like '" + Trim(txt(1).Text) + "*'" Else st = "sotk like '" + Trim(txt(1).Text) + "*'" End If End If If Trim(txt(2).Text) "" Then If st "" Then st = st + " and " + "manv like '" + Trim(txt(2).Text) + "*'" Else st = "manv like '" + Trim(txt(2).Text) + "*'" End If End If Adodc1.Recordset.Filter = st DataGrid1.Refresh End If End Sub Private Sub txtmk_Change() Dim s3 As String Module1.OpenData ("select * from khachhang") s3 = txtmk.Text Do Until rs.EOF If rs!makh = s3 Then txttk.Text = rs.Fields("tenkh").Value txtdc.Text = rs.Fields("diachi").Value End If rs.MoveNext Loop Module1.CloseData End Sub Private Sub txtmk_Click() Dim s3 As String Module1.OpenData ("select * from khachhang") s3 = txtmk.Text Do Until rs.EOF If rs!makh = s3 Then txttk.Text = rs.Fields("tenkh").Value txtdc.Text = rs.Fields("diachi").Value End If rs.MoveNext Loop Module1.CloseData End Sub Private Sub txtsp_GotFocus() txtsp.BackColor = vbWhite End Sub Private Sub txtsp_LostFocus() 'txtsp.Text = UCase(txtsp.Text) If txtsp.Text = "" Then txtsp.BackColor = vbYellow End If connection.OpenData ("Select * From phieulinhtien") Do Until myrs.EOF If Trim(txtsp.Text) = myrs!sopl And dem 1 Then MsgBox " Trïng m· ", vbOKOnly + vbExclamation, "th«ng b¸o" txtsp.SetFocus End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData If dem = 1 Then If txtsp.Text book Then connection.OpenData ("Select * From phieulinhtien") Do Until myrs.EOF If Trim(txtsp.Text) = myrs!sopl Then MsgBox " Trïng m· ", vbOKOnly + vbExclamation, "Th«ng b¸o" txtsp.SetFocus End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End If End If End Sub Private Sub Form_KeyPress(KeyAscii As Integer) If KeyAscii = 13 Then SendKeys "{TAB}" KeyAscii = 0 End If End Sub Private Sub txtst_Change() lbltien = TIENCHU(Val(txtst)) End Sub Private Sub txtst_Click() lbltien = TIENCHU(Val(txtst)) End Sub Private Sub txtst_KeyPress(KeyAscii As Integer) If KeyAscii Asc("9") Then KeyAscii = vbKeyBack End If End Sub Private Sub Combo1_change() Dim s1 As String connection.OpenData ("taikhoan") s1 = Combo1.Text Do Until myrs.EOF If myrs!sotk = s1 Then txtmk.Text = myrs.Fields("makh").Value txtsd.Text = myrs.Fields("sodu").Value End If myrs.MoveNext Loop connection.CloseData End Sub Private Sub Combo1_GotFocus() SendKeys "%{DOWN}" End Sub Private Sub lock_text() txtsp.Enabled = False Combo1.Enabled = False DataCombo1.Enabled = False txtn.Enabled = False txtmk.Enabled = False txttk.Enabled = False txtdc.Enabled = False txtst.Enabled = False txtsd.Enabled = False txtdg.Enabled = False cmdluu.Enabled = False cmdthem.Enabled = True cmdsua.Enabled = True cmdxoa.Enabled = True End Sub Private Sub un_lock_text() txtsp.Enabled = True Combo1.Enabled = True DataCombo1.Enabled = True txtn.Enabled = True txtmk.Enabled = True txttk.Enabled = True txtdc.Enabled = True txtst.Enabled = True txtsd.Enabled = True txtdg.Enabled = True txtsp.SetFocus cmdluu.Enabled = True cmdxoa.Enabled = False cmdsua.Enabled = False End Sub Private Sub veluoi() Set DataGrid1.DataSource = Adodc1 DataGrid1.Columns(0).Caption = "Sè phiÕu" DataGrid1.Columns(0).Width = 2000 DataGrid1.Columns(1).Caption = "Ngµy nép" DataGrid1.Columns(1).Width = 2300 DataGrid1.Columns(2).Caption = "Sè tµi kho¶n" DataGrid1.Columns(2).Width = 2000 DataGrid1.Columns(3).Caption = "Sè tiÒn giao dÞch" DataGrid1.Columns(3).Width = 2300 DataGrid1.Columns(5).Caption = "M· nh©n viªn " DataGrid1.Columns(5).Width = 2300 DataGrid1.Columns(4).Caption = "DiÔn gi¶i" DataGrid1.Columns(4).Width = 3300 Set Combo1.DataSource = Adodc1 Combo1.DataField = "sotk" Set DataCombo1.DataSource = Adodc1 DataCombo1.DataField = "manv" Set txtst.DataSource = Adodc1 txtst.DataField = "sotienGD" Set txtsp.DataSource = Adodc1 txtsp.DataField = "sopl" Set txtdg.DataSource = Adodc1 txtdg.DataField = "diengiai" Set txtn.DataSource = Adodc1 txtn.DataField = "Ngaylinh" End Sub Private Sub txtst_LostFocus() Module1.OpenData ("TaiKhoan") Do Until rs.EOF If rs.Fields("SoTK") = Combo1.Text Then If rs.Fields("sodu") - 100000 < Val(txtst.Text) Then MsgBox "Sè tiÒn trong tµi kho¶n cña quÝ kh¸ch kh«ng ®ñ ®Ó thùc hiÖn giao dÞch nµy. ", vbOKOnly + vbInformation, "Th«ng b¸o" txtst = "" 'txtst.SetFocus End If End If rs.MoveNext Loop Module1.CloseData lbltien = TIENCHU(Val(txtst)) End Sub Private Sub tinhtien() Dim sodumoi As Double sodumoi = Val(txtsd.Text) - Val(txtst.Text) Module1.OpenData ("TaiKhoan") Module1.cn.Execute ("update TaiKhoan set Sodu='" & sodumoi & "' where Sotk='" & Combo1.Text & "'") Module1.CloseData End Sub ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1920.doc
Tài liệu liên quan